You are on page 1of 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

------- -------

BÀI TẬP NHÓM


HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC XUNG ĐỘT NGA VÀ
UKRAINE ĐẾN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
CHO VIỆT NAM?

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGÔ THỊ TUYẾT MAI


THÀNH VIÊN THỰC HIỆN:
Nguyễn Thị Ngọc Khuyên 11217441
Trần Thị Thu Hà 11217432
Đặng Tuyết Nga 11217453
Thân Hoài Linh 11217436
Nguyễn Vân Anh 11217415
Bùi Vân Anh 11217510

Hà Nội, 2023
2
Catalog
NỘI DUNG......................................................................................................................... 4
I.Tổng quan ........................................................................................................................ 4
a, Bản chất....................................................................................................................... 4
b, Nguyên nhân ............................................................................................................... 4
 Về phía Nga.............................................................................................................. 4
 Về phía Mỹ và phương Tây......................................................................................4
 Về phía Trung Quốc.................................................................................................4
c. Diễn biến chính............................................................................................................4
II. Ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga................................................................................4
1. Ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.............................................................................4
1.1, Tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm.....................................................................5
1.2. Thâm hụt ngân sách, nợ công và lạm phát gia tăng.............................................14
1.3. Gián đoạn thương mại và chuỗi cung ứng sản xuất.............................................14
1.4. Khủng hoảng năng lượng và gia tăng biến đổi khí hậu........................................15
1.5. Cơ cấu tài chính, tiền tệ thế giới sẽ có những biến đổi mang tính bước ngoặt.....15
2. Ảnh hưởng của chiến tranh Nga-Ukraine tới Việt Nam.............................................16
2.1.Mối quan hệ quốc tế giữa Việt Nam và Nga - Ukraine.........................................16
2.2. Ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine đối với nền kinh tế Việt Nam........18
III. Giải pháp cho Việt Nam .............................................................................................20

3
NỘI DUNG

I.Tổng quan 
a, Bản chất: bắt nguồn từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh đến nay, gần hơn là năm 2014 khi
Nga sáp nhập bán đảo Crimea, tiếp theo là một số bất ổn ở khu vực Donbass, phía đông của
Ukraine - nơi có hai nước Cộng hòa tự xưng là Donetsk và Luhansk.
b, Nguyên nhân: 
 Về phía Nga: chính quyền của Tổng thống Nga V. Putin cho rằng nước Nga đã bị Mỹ
và các nước phương Tây đối xử không công bằng dưới nhiều hình thức, việc Ukraine
triển khai chính sách đối ngoại thân phương Tây và gia nhập NATO sẽ khiến không
gian sinh tồn của Nga ngày càng bị thu hẹp, thậm chí đe dọa sự tồn tại của Nga với tư
cách là một cường quốc. 
 Về phía Mỹ và phương Tây: Kể từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, NATO luôn xem Nga
là mối đe dọa an ninh số một; còn Mỹ coi Nga và Trung Quốc là những “đối thủ cạnh
tranh chiến lược” hàng đầu. Về tổng thể, Mỹ có mục tiêu chiến lược không đổi là duy
trì vai trò lãnh đạo toàn cầu và một trật tự quốc tế có lợi cho Mỹ, kiềm chế và không để
Nga nổi lên thách thức vị thế của Mỹ. Mỹ và phương Tây được cho là đã thực hiện
cuộc chiến tranh thông tin, đẩy thêm căng thẳng giữa Nga với Ukraine để lôi kéo các
nước có xu hướng thân Nga dựa hẳn vào Mỹ và phương Tây… Trong trường hợp trước
áp lực mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế gây thiệt hại sâu sắc, toàn diện đối với Nga,
Nga chủ động giảm căng thẳng, Mỹ có thể tạo dựng được uy tín trong vai trò hòa giải
xung đột và Nga phải nhượng bộ Mỹ trong giải quyết các vấn đề quốc tế khác, nhất là
vấn đề liên quan đến “chảo lửa” Trung Đông. Cuộc xung đột Nga - Ukraine đẩy Mỹ và
châu Âu xích lại gần nhau với lập trường thống nhất về vấn đề Ukraine, cùng áp dụng
các lệnh trừng phạt đối với Nga.
 Về phía Trung Quốc: Trung Quốc tuyên bố “ nguyên tắc trung lập”, ủng hộ chủ quyền
của Ukraine nhưng vẫn tiếp tục đẩy mối quan hệ kinh tế và thương mại với Nga. Bởi lẽ
2 nước này có chung mục tiêu là đối phó với Mỹ và điều chỉnh lại các quan hệ quốc tế. 
c. Diễn biến chính:  Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra theo 3 giai đoạn chính:

 Giai đoạn 1: Chiếm đóng Crimea (2014): khi lực lượng quân đội không định danh
của Nga bắt đầu chiếm đóng bán đảo Crimea của Ukraina.
 Giai đoạn 2: Xung đột ở miền đông Ukraine (2014 - hiện nay): từ sau khi Crimea bị
chiếm đóng, khi các lực lượng ly khai ủng hộ Nga bắt đầu tiến hành chiếm đóng các
vùng đất ở miền đông Ukraine. 
 Giai đoạn 3: Chiến dịch phản công Donbass: kéo dài 9 tháng, bắt đầu vào 7/ 2020, 
khi quân đội Ukraine tiến hành một chiến dịch phản công tại khu vực miền đông của
Donetsk và Luhansk để giành lại quyền kiểm soát các khu vực đã bị lực lượng ly khai
chiếm đóng.
II. Ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga.
1. Ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.

4
1.1, Tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm.
Hoạt động kinh tế toàn cầu đang trải qua một cuộc suy thoái trên diện rộng và mạnh hơn dự
kiến, với lạm phát cao hơn mức từng thấy trong vài thập kỷ.
Tăng trưởng toàn cầu từ 6,0% năm 2021 xuống 3,4% năm 2022 và 2,9% năm 2023 và dự đoán
tăng trở lại 3.1% năm 2024.

https://www.imf.org/en/Publications/WEO
https://www.weforum.org/agenda/2023/02/imf-global-growth-forecast-inflation-cools-
inflation/#:~:text=Global%20growth%20is%20now%20expected,longer%20anticipates%20a
%20global%20downturn.

1.1.1. Nga
Tổng quan: Năm 2021, Nga là nền kinh tế đứng thứ 11 trên thế giới về GDP

5
 
Tính đến cuối tháng 10-2021, tỷ lệ lạm phát của Nga là 7,5%.
https://oec.world/en/profile/country/rus
Khi chiến tranh diễn ra tới nay:
IIF dự đoán GDP của Nga sẽ giảm 15% vào năm 2022, nhu trên thực tế nền kinh tế Nga
chỉ giảm 2,2% trong năm 2022. Tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 3,7%. 
https://vov.gov.vn/sau-1-nam-trung-phat-nga-lieu-phuong-tay-co-dat-duoc-muc-dich-dtnew-
468982
Sản lượng khí đốt của Nga trong năm 2022 giảm 12% so với năm trước, còn xuất khẩu giảm
25%.
https://vtv.vn/kinh-te/gdp-nga-nam-2022-tang-truong-am-27-20230103090751774.htm
Số liệu tăng trưởng kinh tế Nga qua các năm:

6
7
8
https://vneconomy.vn/ba-bieu-do-cho-thay-kinh-te-nga-van-chong-choi-tot-giua-bao-trung-
phat.htm
Ngân hàng Trung ương Nga đã chặn đứng được một cuộc khủng hoảng tiền tệ bằng cách tung
những biện pháp kiểm soát vốn nghiêm ngặt và mạnh tay tăng lãi suất.
Tháng 1/2023, Chính phủ Nga công bố khoản thâm hụt ngân sách 1.761 tỷ Rúp. Chi tiêu tăng
59% so với cùng kỳ năm trước trong khi thu ngân sách giảm 35%.
Đồng Rúp Nga gần đây tụt giá xuống mức thấp nhất so với đồng USD kể từ tháng 4 năm
ngoái= khiến lạm phát ở Nga tăng cao.

9
Nguồn: statista. 
 1.1.2. Châu Âu

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của EU trong năm 2022 vẫn tăng trung bình 3,3% trên toàn EU,
3,2% đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) .
Tuy nhiên, vào nửa cuối 2022, Eurozone bước vào giai đoạn khó khăn hơn. Tác động từ cuộc
xung đột Nga - Ukraine, như giá năng lượng tăng cao, sức mua của các hộ gia đình bị giảm
sút, chi phí sinh hoạt tăng, thương mại toàn cầu chậm lại và các điều kiện tài chính thắt chặt
hơn đã khiến các quốc gia rơi vào suy thoái. EU bị ảnh hưởng nhiều nhất, do vị trí địa lý gần

10
khu vực xung đột và phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu khí đốt từ Nga. Do vậy, bước sang quý
III-2022, EU đã phải thắt chặt tài chính hơn trong bối cảnh biến động chính trị kéo dài, phức
tạp. Trong phân khúc trái phiếu chính phủ, lợi suất dài hạn tăng hơn khi các ngân hàng trung
ương tăng cường thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó với lạm phát gia tăng. Không chỉ vậy,
đồng euro tiếp tục trượt giá so với hầu hết các loại tiền tệ, đặc biệt là so với đồng USD. Nhìn
chung, đồng euro giảm giá làm tăng thêm áp lực lạm phát, đặc biệt là do giá nhập khẩu cao
hơn.

Mối quan tâm lớn nhất đối với nền kinh tế EU trong năm 2022 là khả năng tiếp cận nguồn
cung năng lượng từ Nga. Khi dòng vận chuyển khí đốt từ Nga ngừng chảy, các quốc gia
thành viên EU dễ bị tổn thương có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Đức sẽ mất khoảng
220 tỷ euro trong hai năm tới. Còn 12 quốc gia thành viên EU đã bị cắt hoàn toàn hoặc
một phần nguồn cung cấp khí đốt từ Nga (chưa bằng 1/3 so với 2021). Tỷ lệ lạm phát ở
các nước Trung và Đông Âu trong năm 2022 cao hơn đáng kể so với hầu hết các nước EU
khác bởi tình trạng thiếu nguyên liệu thô trên toàn cầu và sự gián đoạn trao đổi thương
mại với Nga. Giá năng lượng tăng cũng tác động mạnh đến các quốc gia này. 
1.1.3. Mỹ

11
12
13
https://etime.danviet.vn/nguy-co-suy-thoai-kinh-te-my-tang-len-theo-ty-le-lam-phat-
20220724081247834.htm
1.2. Thâm hụt ngân sách, nợ công và lạm phát gia tăng
Thâm hụt ngân sách sẽ tiếp tục trầm trọng do nhiều nguyên nhân, nhất là việc tăng chi
tiêu quốc phòng ở nhiều nước sẽ dẫn đến việc gia tăng nợ công ở những quốc gia này. Mỹ
và các nước phương Tây tăng cường viện trợ vũ khí, trang thiết bị quân sự cho Ukraine
khiến chi tiêu quốc phòng của các nước này tăng vọt. Thâm hụt ngân sách cùng sự gia
tăng nợ công dẫn đến nguy cơ lạm phát bùng nổ. 

https://www.cfr.org/article/how-much-aid-has-us-sent-ukraine-here-are-six-charts
1.3. Gián đoạn thương mại và chuỗi cung ứng sản xuất
       Gián đoạn thương mại
 

Vận tải biển và hàng không gián đoạn


Về hàng không: Nga phải chịu hàng chục lệnh trừng phạt từ Mỹ và EU về vận tải hàng
không và cũng đáp trả bằng các phản ứng tương tự.

14
Giá nhiên liệu tăng cộng với việc phải đi đường vòng đã khiến Ukraine và 36 nước khác
trên thế giới đẩy chi phí vận tải hàng không tăng đỉnh điểm.
Với vận tải biển, các nước Anh và Canada tuyên bố đóng cảng với tàu Nga và EU cũng
đang xem xét các biện pháp tương tự. 3 hãng tàu biển lớn nhất thế giới bao gồm MSC,
Maersk, CMA CGM thông báo tạm ngừng vận chuyển hàng hóa đến/đi từ Nga nhằm
tuân thủ các lệnh trừng phạt của phương Tây. 

 Chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy


Ngành sản xuất ô tô hạn chế sản xuất
Các nhà sản xuất ô tô chứng kiến tình trạng thiếu hụt trong một số nguyên vật liệu quan
trọng khác vì Ukraine và Nga đều là những nguồn cung cấp palladium và bạch kim cũng
như nhôm, thép và chrome, điển hình hãng xe Đức Volkswagen và BMW ở Đức, Áo
Anh.
Ngành sản xuất phụ tùng điện tử thiếu hụt nguyên liệu 
Sản xuất chip bán dẫn cũng bị đình trệ. Ngành sản xuất hệ thống dây điện cũng bị ảnh
hưởng không ít. Bởi dù Ukraine là nhà cung cấp hệ thống dây điện ô tô lớn trên thế giới. 

Đối với an ninh lương thực: Nga và Ukraine chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch nhập
khẩu lúa mì của 36 quốc gia. Giá lương thực thế giới nói chung vào tháng 3/2022 cao hơn
một phần ba so với một năm trước đó. Nga và Belarus chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất
khẩu phân bón khoáng chất và bất cứ sự gián đoạn nào về nguồn cung từ các nước này
chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp ở châu Phi, Trung Đông và thậm chí
là cả Mỹ Latinh.
Bên cạnh đó, là quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn trên thế giới, Ấn Độ lại ban hành lệnh cấm
xuất khẩu càng khiến nguồn cung hạn chế, giá cả leo thang. Vấn đề lương thực thế giới
đứng trước nguy cơ mất an ninh nghiêm trọng.

1.4. Khủng hoảng năng lượng và gia tăng biến đổi khí hậu

 Châu Âu phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga. Đòn trừng
phạt của phương Tây khiến nguồn cung dầu mỏ của thế giới bị suy giảm mạnh.
Bởi Nga là nhà cung cấp dầu mỏ lớn, chiếm đến 40% nguồn cung năng lượng cho
châu Âu. 
 Giá khí đốt tăng cao, một số quốc gia phải đốt nhiều than hơn, trong khi những
quốc gia khác phải chịu cảnh khan hiếm nhiên liệu và mất điện kéo dài.
 Thế giới đổ xô vào nhiên liệu hóa thạch cũ như than đá, sau đó là thúc đẩy đầu tư
vào năng lượng tái tạo - được coi là ít bị tổn thương hơn trước các cú sốc địa chính
trị trong tương lai.

Đối với các nền kinh tế, rủi ro là giá năng lượng - lạm phát - sẽ tăng cao hơn nếu không
đáp ứng được các khoản thiếu hụt
 
1.5. Cơ cấu tài chính, tiền tệ thế giới sẽ có những biến đổi mang tính bước ngoặt

15
Ngày 26.02.2022, các nước phương Tây đã đưa Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu
(SWIFT), bao gồm việc hạn chế khả năng hỗ trợ đồng Rouble của Ngân hàng Trung ương
Nga. 
Bên cạnh đó, Mỹ và phương Tây còn tiến hành đóng băng những tài sản hợp pháp và
nguồn tài chính của Nga. Khoảng 23 tỷ Euro tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga đã bị
Liên minh EU đóng băng, chiếm khoảng 1/10 trong tổng số tài sản của Nga trên toàn cầu.
Trong khi Mỹ được cho là đã đóng băng 100 tỷ USD của Ngân hàng Trung ương Nga.
2. Ảnh hưởng của chiến tranh Nga-Ukraine tới Việt Nam
2.1.Mối quan hệ quốc tế giữa Việt Nam và Nga - Ukraine.
 Với Ukraine:

 Với Nga:

16
17
2.2. Ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine đối với nền kinh tế Việt Nam.
 Thách thức.
Là nước có độ mở kinh tế cao và đang hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, Việt
Nam khó tránh khỏi những ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine. Mặc dù tác
động trực tiếp không lớn, song ảnh hưởng rủi ro gián tiếp.
a, Hoạt động thương mại và đầu tư bị ảnh hưởng.
Cả Nga và Ukraine đều là những đối tác thương mại truyền thống và quan trọng
của Việt Nam.
=> Sự đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ tác động đến cả những thị trường liên đới khác,
liên quan đến các giao dịch thanh toán với các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp
xuất khẩu của Việt Nam đã bị ngừng trệ đơn hàng, đứt gãy nguồn cung nguyên vật
liệu, chậm trễ trong các biện pháp thanh toán. Mỹ và phương Tây loại một số ngân
hàng Nga khỏi hệ thống SWIFT gây ảnh hưởng đến các dự án đầu tư của Nga vào
Việt Nam.
b, Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Nga là nhà sản xuất phân bón hàng đầu thế giới, là quốc gia sản xuất lớn về phân
urê và kali. Khi xung đột xảy ra, cổ phiếu phân bón trên sàn chứng khoán Việt Nam
tăng vọt => giá hàng hóa nông nghiệp tăng lên.
 Nhiều lô hàng xuất khẩu của Việt Nam không thể đưa vào Nga, Ukraine và một
số quốc gia Đông Âu. Do Nga là thị trường tiềm năng của nông sản Việt Nam cả về
xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Quan trọng hơn là sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga và
Ukraine làm tăng giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trên toàn cầu. Giá nguyên liệu
đầu vào đã tăng lên 10 - 20% (tháng 02/2022), ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp Việt
Nam.
c, Chuỗi cung ứng nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất bị đình trệ

18
 Nga và Ukraine là hai nhà cung cấp lớn về niken, neon, … để sản xuất các
nguyên phụ liệu cấu thành các thiết bị điện tử. Mặc dù, Việt Nam không nhập khẩu
những vật liệu này trực tiếp từ Nga và Ukraine, nhưng lại mua từ Hàn, Nhật và Đài
Loan, khoảng 59 tỷ USD nhập khẩu máy móc, điện thoại, thiết bị điện tử từ Đông Á
(chiếm 17,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2021). Việt Nam gặp
khó khăn về nguồn cung các nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Tăng giá nhiên
liệu kéo theo giá cả sản xuất hàng hóa và tiêu dùng tăng.
d, Giá dầu cao khiến chi phí hậu cần và vận chuyển tăng.
 Việt Nam nhập khẩu ròng các sản phẩm dầu gần 6 tỷ USD/ năm (2017 - 2021).
Xung đột là nguyên nhân làm tăng giá dầu mỏ, khí đốt:
 Giá trị nhập khẩu ròng cũng sẽ tăng theo khiến tăng chi phí vận chuyển, buộc các
doanh nghiệp nhập khẩu đầu vào của Việt Nam phải dừng giao dịch với Nga và
chuyển sang tìm các nhà cung ứng từ Úc, Nam Mỹ và châu Phi. 
 Nhiều hãng tàu đã từ chối nhận đơn vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi Nga. Giá
cước vận tải tiếp tục tăng cao cùng với sự chậm trễ trong vận chuyển sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến thương mại hàng hóa. Thêm nữa, việc cấm vận hàng không cũng
sẽ dẫn đến các hãng hàng không phải chọn đường bay dài hơn, chi phí tăng, áp lực
gia tăng chi phí hậu cần logistics lên hệ thống vận chuyển toàn cầu.
e, Giá cả tăng cao gây áp lực lạm phát.
 Nga và Ukraine chiếm 14% thị phần nguồn cung thép cho thế giới. Những rủi ro
về giá dầu, giá thép và nhiều nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí sản xuất hàng hóa sẽ
đắt đỏ hơn, gây áp lực đến lạm phát của Việt Nam. Lạm phát tăng 1,4% (02/2022) do
chi phí vận chuyển tăng hơn 15%.  Dưới tác động của xung đột, lạm phát của Việt
Nam phải chịu những áp lực sau:
 Nguồn cung xăng dầu trong nước đáp ứng được khoảng 70 - 80% nội địa. Khi giá
xăng dầu thế giới tăng cũng đồng nghĩa giá xăng dầu trong nước tăng.=> chi phí
kinh doanh và sinh hoạt bị đội lên.
 Nhiều quốc gia buộc điều chỉnh chính sách tiền tệ, trong đó có Việt Nam. Trong
khi Việt Nam đang triển khai gói kích thích, phục hồi kinh tế với quy mô lên tới
350.000 tỷ VND. Với áp lực mới, rủi ro lạm phát lại càng tăng.
 Cơ hội.
Việt Nam hiện đã tham gia ký kết 15 FTA, 2 FTA đang đàm phán. Việt Nam cần
tạo ra những cơ hội để phát triển, đẩy mạnh khai thác hiệu quả các FTA đã ký với các
quốc gia, đặc biệt là FTA với Liên minh kinh tế Á - Âu như EVFTA; CPTPP,
RCEP… Xung đột Nga - Ukraine tạo một số cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, đó
là:  
a, Cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
 Do lệnh cấm vận của Mỹ và các nước phương Tây  và người dân tự động tẩy
chay hàng hóa Nga, các nước EU đang cần có nguồn cung thay thế. 
=> Việt Nam có thể tăng cường tham gia thị trường EU ở một số lĩnh vực như nông
phẩm, lương thực. Việt Nam cần tận dụng sử dụng hết hạn ngạch xuất khẩu lúa gạo
80.000 tấn/năm sang EU với suất thuế quan 0% theo Hiệp định EVFTA. Năm 2021,
Việt Nam chỉ mới xuất 60.000 tấn lúa gạo sang thị trường EU. 
19
 Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội chuyển đổi, tìm kiếm các thị trường mới. Việt
Nam nhập khẩu nhiều từ Nga các mặt hàng như lúa mì, ngô, đây cũng là những mặt
hàng mà Mỹ sản xuất nhiều. Do đó, Việt Nam có thể chuyển hướng nhập khẩu các
mặt hàng này từ thị trường Mỹ.

b, Tạo điều kiện gia tăng quan hệ kinh tế với Nga.


 Xung đột Nga - Ukraine khiến cho EU dời hoạt động kinh doanh với Nga để
chuyển đến nơi có chính sách hợp lý và chính trị ổn định.
=> Nhiều nhà đầu tư sẽ đẩy nhanh hơn quá trình đa dạng hóa, chuyển dịch chuỗi cung
ứng, dòng vốn đầu tư và tìm nơi an toàn hơn. Việt Nam đang được đánh giá là điểm
đến tốt với tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khá, môi trường đầu tư -
kinh doanh ngày càng được cải thiện và quy mô thị trường rộng lớn. Đây là cơ hội để
Việt Nam đón nhận dòng vốn đầu tư từ Nga, thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Nga.
Nga giữ vị trí 25/140 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Nga đẩy mạnh hợp tác với châu Á cũng là cơ hội thúc đẩy hợp tác với Việt Nam
trong trung - dài hạn. Việt Nam có ưu thế thu hút du khách Nga khi Việt Nam đã chấp
nhận thẻ thanh toán MIR4 của Nga.
c, Giá dầu tăng giúp thu ngân sách của Việt Nam từ dầu thô tăng.
Doanh thu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vượt 34% kế hoạch, nộp ngân sách vượt
52% kế hoạch (tháng 02/2022). Kèm theo đó là các khoản tăng thu từ thuế, phí với
dầu mỏ, xăng dầu thành phẩm tiêu thụ trong nước. 

III. Giải pháp cho Việt Nam 

1. Đảm bảo an ninh và trật tự nội bộ: để phòng tránh những tình huống không
mong muốn, tăng cường quân sự để đối phó với bất kỳ tình huống xấu nào có thể
xảy ra.

0. Nâng cao khả năng chống chịu và tính tự chủ của nền kinh tế

 Đặc biệt  xây dựng Chiến lược an ninh năng lượng 

 Bổ sung Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 

 Tìm hiểu kỹ về luật cấm vận của Mỹ. 

 Chính phủ tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho

doanh nghiệp xuất khẩu.


20
0. Phòng ngừa rủi ro trong thanh toán

 Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hướng dẫn doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về

thanh toán do Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT.

 Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu hình thành các kênh chi trả thanh toán với

các ngân hàng và doanh nghiệp Nga, nghiên cứu khả năng kinh doanh bằng đồng

rub, hạn chế sử dụng ngoại tệ. 

0. Đảm bảo cung cầu cho thị trường trong nước, khai thác hiệu quả các FTA

1. Đa dạng hóa thị trường, nguồn cung và đồng tiền thanh toán: để giảm sự phụ

thuộc vào các nguồn năng lượng đến từ Nga, đồng tiền thanh toán; chủ động đàm

phán với các đối tác về phương án vận chuyển hàng hóa, phương tiện cuộc sống.

2. Thúc đẩy ngoại giao, tăng cường hợp tác với các quốc gia láng giềng.

1. https://dangcongsan.vn/doi-ngoai/quan-he-doi-tac-va-hop-tac-toan-dien-viet-
nam-ukraine-602802.html
2. http://tapchiqptd.vn/en/news/vns-military-equipment-sent-to-ukraine-for-
maintenance-fm/5964.html
3. https://baotintuc.vn/thoi-su/vun-dap-quan-he-doi-tac-toan-dien-viet-namukraine-
ngay-cang-ben-chat-20220123064007636.htm
4. https://web.archive.org/web/20130615003333/http://www.bbc.co.uk/vietnamese/
specials/170_viet_studies/page3.shtml
5. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/
2018/816347/bay-muoi-nam-quan-he-viet-nam---nga--mai-con-do-mot-tinh-huu-
nghi-than-thiet%2C-thuy-chung%2C-sau-sac.aspx
6. https://tapchinganhang.gov.vn/kinh-te-viet-nam-voi-anh-huong-xung-dot-nga-
ukraine.htm?
fbclid=IwAR3OSfh5F_Iq45bAluf9FY1_7kDKH0GHP4h7biUBL1GYRJ5MIkNGc
CbY-1M
0. https://baochinhphu.vn/khung-hoang-nga-ukraine-he-luy-co-hoi-va-huong-di-cho-
kinh-te-viet-nam-102220403172506087.htm#:~:text=Vi%E1%BB%87t%20Nam
%20c%C3%B3%20c%C6%A1%20h%E1%BB%99i,v%C3%A0%20ch%C3%ADnh
%20tr%E1%BB%8B%20%E1%BB%95n%20%C4%91%E1%BB%8Bnh.

21

You might also like