You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN


THANH TOÁN QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI
SỰ KIỆN NGA YÊU CẦU THANH TOÁN KHÍ ĐỐT BẰNG
ĐỒNG RÚP ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐÃ ÁP ĐẶT CÁC BIỆN PHÁP
TRỪNG PHẠT LÊN NGA

Sinh viên thực hiện : Tưởng Thị Như Quỳnh

Lớp : 45k13.2

Giáo viên hướng dẫn : T.s Hồ Thị Hải Ly

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2022

Mục lục
Danh mục từ viết tắt....................................................................................................................2
Danh mục bảng...........................................................................................................................3
Chương 1 Giới thiệu sự kiện.......................................................................................................1
Chương 2 Phân tích sự kiện........................................................................................................2
2.1. Cơ chế thực hiện thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp đối với các quốc gia “không thân
thiện” của Nga.........................................................................................................................2
2.2. Nguyên nhân Nga muốn thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp...........................................2
2.3. Tác động của sự kiện Nga yêu cầu các nước “không thân thiện” thanh toán khí đốt
bằng đồng Rúp........................................................................................................................3
2.3.1. Tác động tích cực......................................................................................................3
2.3.2. Tác động tiêu cực......................................................................................................6
Chương 3 Bình luận về sự kiện...................................................................................................8
3.1. "Quân bài khí đốt" khí đốt của Nga................................................................................8
3.2. Việc thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp của Nga dưới góc độ pháp lý.........................9
3.3. Việc thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp của Nga dưới góc độ chính trị.....................10
Danh mục tài liệu tham khảo....................................................................................................12

Danh mục từ viết tắt


STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 Covid 19

2 EU

3 SWIFT

4 USD

5 RUB

6 ICIS

7 NHTW

8 PMI Chỉ số đo lường tình trạng hoạt động kinh tế của ngành sản
xuất

9 G7

10 BRICS

Danh mục bảng


Chương 1 Giới thiệu sự kiện
Đầu năm 2022, khủng hoảng từ đại dịch covid 19 chưa kết thúc thì thế giới đã
tiếp tục đón nhận tác động từ cuộc xung đột giữa Nga – Ukraina kéo dài cho đến nay
(tháng 11 năm 2022). Cuộc xung đột dẫn đến những đối đầu quân sự giữa Nga và
phương Tây trong khi những rạn nứt của mối quan hệ này sẽ tác động sâu sắc đến sự ổn
định toàn cầu. Sự ổn định được đề cập không chỉ về chính trị mà còn gây ra nhiều vấn đề
kinh tế sâu rộng. Có thể nói, từ Âu sang Á, từ các thị trấn nhỏ của Mỹ đến khu vực châu
Phi, đều cảm nhận được sự ảnh hưởng. Cao điểm nhất là sau khi Nga mở chiến dịch
quân sự đặc biệt tại Ukraina vào 24 tháng 2 năm 2022, quan hệ giữa Nga và phương Tây
vốn đã căng thẳng nay lại càng xấu đi. Các nước EU và đồng minh ngay lập tức thực hiện
nhiều biện pháp trừng phạt nhắm vào nga. Các "lệnh trừng phạt lớn" cho đến nay chủ
yếu nhắm vào hệ thống tài chính như quyết định loại bỏ một số ngân hàng Nga khỏi hệ
thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu SWIFT, lệnh giới hạn khả năng của NHTW
Nga trong việc thực hiện giao dịch với các ngân hàng phương Tây... Những biện pháp
chưa từng có tiền lệ này đã khiến Nga gánh chịu nhiều hậu quả chưa từng thấy, nhất là việc
đồng Rúp mất giá. Về phần mình, nga cũng có những biện pháp đáp trả lại, đó là
nguyên nhân dẫn đến sự kiện ngày 31/03/2022 Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh yêu
cầu các quốc gia “không thân thiện” trả tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng Rúp.

Đây là dấu hiệu cho thấy thế giới đang bước vào một cuộc chiến tranh tiền tệ vô
cùng nguy hiểm với những hậu quả khôn lường.

1
Chương 2 Phân tích sự kiện
2.1. Cơ chế thực hiện thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp đối với các quốc gia “không
thân thiện” của Nga
Trước khi yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp, Nga dường như đang cung
cấp cho châu Âu tài nguyên một cách miễn phí. Bởi vì trước đó trong khi Eu thanh toán
khí đốt bằng đồng Euro và sau đó chính họ lại đóng băng tài khoản của Nga. Điều này
buộc Nga phải thiết lập quy tắc kinh doanh mới. Nội dung quy tắc ban hành trong sắc
lệnh ngày 31/03/2022. Cụ thể, khách hàng ở các nước bị đưa vào danh sách không thân
thiện với Nga bao gồm Mỹ, các nước thành viên EU, Anh, Nhật Bản, Canada, Na Uy,
Singapore, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Ukraine sẽ được yêu cầu mở tài khoản bằng cả đồng
ruble và ngoại tệ tại Gazprombank1 - ngân hàng đang chịu sự trừng phạt của Anh
nhưng vẫn nằm ngoài danh sách của Mỹ và EU do có vai trò lớn trong thương mại khí
đốt. Họ sẽ thực hiện thanh toán bằng USD hoặc Euro, sau đó sẽ được chuyển đổi thành
Rúp. Đồng thời, ông Putin cảnh báo: “Việc không tuân thủ quy tắc chuyển đổi tiền tệ có
nghĩa là các nước liên quan có nguy cơ mất nguồn cung cấp khí đốt của Nga”. Phương
án này chưa được các nước châu Âu đồng thuận. Thực tế, Ba Lan, Bulgaria không đồng
ý với hình thức thanh toán mới này đã bị Nga ngừng cung cấp khí đốt từ ngày
27/04/2022. Sau đó một số công ty và quốc gia như Đức, Ý… buộc phải tuân thủ theo để
tiếp tục được cung cấp khí đốt.

2.2. Nguyên nhân Nga muốn thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp
Giữa hàng loạt biện pháp trừng phạt từ phương Tây và đồng minh, Nga trả đũa
bằng việc yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp bắt nguồn từ hai nguyên nhân
chính sau:

Thứ nhất, khí đốt chịu tác động nhỏ từ các lệnh trừng phạt. Nga là cường quốc có
sức mạnh kinh tế phần lớn là nhờ khí đốt. Hơn hữa, nền kinh tế châu Âu vẫn phụ thuộc
nhiều vào Nga với 40% lượng khí đốt nhập khẩu và 25% lượng dầu 2 của nước này. Vì
vậy trong khi những anh cả như Mỹ và Anh kiên quyết ngừng mua dầu của Nga nhưng
một số nhà lãnh đạo châu Âu né tránh việc tẩy chay hoàn toàn dầu và khí đốt của Nga.
Cho nên các lệnh cấm đối với năng lượng của Nga chưa thực sự hiệu quả về mặt thực tế.
Nga đã dựa vào sự phụ thuộc vào xuất khẩu này để vũ khí hóa và tăng nhu cầu về tiền tệ

1
Gazprombank (tiếng Nga: Газпромбанк), hay GPB (CTCP), là một ngân hàng quốc doanh Nga, ngân hàng lớn
thứ ba trong cả nước bằng tài sản.
2
Số liệu từ nguồn: Mai Trang (2022), Mức độ sẵn sàng của các nước EU trong việc cắt đứt nhập khẩu dầu và
khí đốt Nga, VOV.VN, https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/muc-do-san-sang-cua-cac-nuoc-eu-trong-viec-cat-dut-
nhap-khau-dau-va-khi-dot-nga-post938135.vov, truy cập ngày 25/11/2022.

2
của mình. Ngược lại, EU lại đang loay hoay chống đỡ và lo sợ mua đông nững năm sắp
tới sẽ lạnh hơn.

Thứ hai, các nước phương Tây phải vi phạm lệnh trừng phạt do chính mình đặt
ra. Việc Nga muốn thanh toán khí đốt bằng đòng Rúp chủ yếu mang ý nghĩa về mặt
chính trị. Bởi lẽ, doanh số bán khí đốt của Nga sang châu Âu - ước tính ở mức 350 triệu
USD/ngày3 (theo công ty tư vấn năng lượng ICIS) nên cho dù việc mua bán khí đốt được
thực hiện ở bất cứ hình thức nào thì Nga vẫn thu được một lượng ngoại tệ tích trữ để
phục vụ cho việc mua hàng nhập khẩu hoặc để nâng cao giá trị của đồng ruble. Cho nên
yêu cầu các nước “không thân thiện” thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp của Nga là
nước đi nhằm ‘trả lại’ sự khó chịu mà ngân hàng trung ương Nga phải hứng chịu và phá
vỡ các hạn chế từ lệnh trừng phạt. Các nước phương Tây phải thực hiện thanh toán
thông qua NHTW Nga vốn đã bị các nước phương Tây trừng phạt. Điều này đồng nghĩa
buộc phương Tây sẽ phải xóa bỏ lệnh trừng phạt mà chính họ đã áp đặt hoặc phải đặt
dấu chấm hết cho nguồn cung khí đốt từ Nga sang châu Âu.

2.3. Tác động của sự kiện Nga yêu cầu các nước “không thân thiện” thanh toán khí đốt
bằng đồng Rúp
2.3.1. Tác động tích cực
Việc Nga yêu cầu thanh toán khí đốt và một số mặt hàng xuất khẩu trọng điểm
bằng đồng Rúp dường như chỉ đem lại tác động tích cực cho sự phục hồi tiền tệ của
chính quốc gia này trong bối cảnh bị trừng phạt trên mọi mặt trận. Để làm rõ sự tác
động của sự kiện đối với giá trị đồng Rúp tác giả sẽ phân tích vị thế đồng Rúp trước và
sau khi xảy ra sự kiện Nga yêu cầu các nước "không thân thiện" với Nga phải trả tiền
mua khí đốt bằng đồng Rúp.

Trước khi Nga đáp trả bằng việc yêu cầu các nước "không thân thiện" thanh
toán khí đốt bằng đồng Rúp, với các lệnh trừng phạt ban đầu đã khiến đồng Rúp “rơi tự
do” ở mức kỷ lục. Cụ thể, kể từ khi quân đội Nga tấn công Ukraine ngày 24/02/2022,
đồng Rúp giảm gần 30%4 so với đồng USD so với mức năm 2014. Đỉnh điểm vào thứ Hai
28/02/2022, khi các nước phương Tây và Mỹ tiếp tục siết chặt các biện pháp trừng phạt
trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính đối với Moskva, làm cho tỷ giá USD/RUB tăng

3
Số liệu tại nguồn: Theo Dân trí (2022), Tại sao ông Putin muốn châu Âu phải thanh toán khí đốt bằng đồng
Rúp?, Truyền hình Thanh Hóa, https://truyenhinhthanhhoa.vn/tai-sao-ong-putin-muon-chau-au-phai-thanh-toan-
khi-dot-bang-dong-rup-1808385760.htm, truy cập ngày 25/11/2022.

44,7,8
Số liệu từ nguồn: Hồng Vân (2022), Bị phương Tây trừng phạt, Ngân hàng Trung ương Nga nâng lãi
suất lên 20%, Tuổi trẻ.vn, https://tuoitre.vn/bi-phuong-tay-trung-phat-ngan-hang-trung-uong-nga-nang-lai-suat-
len-20-20220228163042481.htm, truy cập ngày 28/11/2022.
3
41,50% ở mức kỷ lục 119,00 mỗi đô la 5, trong phiên giao dịch châu Á6. Ngay lập tức,
NHTW Nga đã can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách tăng hơn gấp đôi lãi suất,
từ 9,5% lên 20%7 nhằm kiềm chế rủi ro lạm phát. Bên cạnh đó, Chính phủ Nga cũng đã
ra sắc lệnh cho các nhà xuất khẩu lớn của Nga chuyển 80% 8 doanh thu ngoại hối của họ
thành đồng Rúp và lệnh cấm người nước ngoài sở hữu cổ phiếu và trái phiếu của Nga
nhận trả cổ tức ở bên ngoài Nga. Điều này đã hạn chế dòng tiền chảy ra khỏi Nga, tạo ra
nhu cầu đáng kể cho đồng tiền Nga và giúp đồng tiền này tăng giá. Tuy nhiên, không thể
ngăn cản mọi người xếp hàng tại các ngân hàng để mua đồng USD khi giá đồng Rúp
giảm. Lúc bây giờ, NHTW Nga chưa thực sự có cơ chế rõ ràng để ổn định kinh tế lẫn
tiền tệ.

Sau khi Nga yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp kể từ cuối tháng 3, nhiều
người mua nước ngoài đã tuân theo yêu cầu thanh toán năng lượng bằng đồng Rúp.
Điều này không chỉ buộc các nước châu Âu nhập khẩu Euro và USD vào Nga một cách "tự
nguyện" mà còn khiến châu Âu vi phạm chính các lệnh trừng phạt do họ đặt ra khi phải làm
việc với hệ thống ngân hàng Nga. Không những thế, các quốc gia trên toàn cầu phải dự trữ
đồng Rúp trong nước nếu họ muốn thuận lợi cho việc thanh toán khi tiếp tục mua khí đốt của
Nga. Từ đó, đồng Rúp đã phục hồi một cách ngoạn mục. Dưới đây là biểu đồ biến động tỷ giá
RUB/USD từ tháng 12/2021 đến 04/2022 cho thấy sự vực dậy mạnh mẽ của đồng Rúp.

5
Số liệu từ nguồn: : Đông Nghi (2022), Đồng Rúp Nga giảm xuống mức thấp kỷ lục, Investing.com,
https://vn.investing.com/news/forex-news/dong-rup-nga-giam-xuong-muc-thap-ky-luc-1973182, truy cập ngày
28/11/2022.
6
Phiên giao dịch châu Á: thị trường tài chính mở cửa giao dịch 24 giờ, chia làm 3 phiên giao dịch: được
gọi chung là: phiên châu Á, phiên châu Âu và phiên Mỹ hoặc phiên Tokyo, London và New York.

4
.

Biểu đồ tỷ giá RUB/USD từ tháng 12/2021 đến 04/2022

(Nguồn: https://tradingeconomics.com)

Như vậy, mọi thứ dường như không diễn ra theo kịch bản mà phương Tây mong muốn,
đồng Rúp đã phục hồi về mức 75-76 RUB/USD 9
vào tuần thứ 2 của tháng 4. NHTW
Nga ngay lập tức hạ lãi suất về mức 9,5% 10 vào ngày 10/6. Thậm chí, theo dữ liệu do
Bloomberg11 cung cấp, đồng ruble là đồng tiền tăng giá lớn nhất trong số 31 loại tiền tệ
trong năm 2022.

Ngoài ra, khi Nga lấy lại quyền kiểm soát đồng nội tệ trước tiên đã giúp Nga bảo
vệ hệ thống tài chính và nền kinh tế khỏi viễn cảnh GDP giảm trầm trọng và lạm phát
tăng cao nhanh chóng, thậm chí có thể xóa bỏ những thành tựu kinh tế mà Nga đạt được
trong 15 năm qua. Điểm tích cực thứ hai là sự gia tăng mức độ thanh khoản của khu vực
ngân hàng Nga, bởi vì doanh thu từ xuất khẩu sẽ không còn ở các ngân hàng nước ngoài
nữa mà là các ngân hàng Nga. Và cuối cùng, đồng rúp có giá trị cao là một vấn đề đáng
tự hào khi các quốc gia giao dịch sẵn sàng thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu của Nga
bằng nội tệ nước này. Tăng cường sử dụng đồng Rúp sẽ cho phép Nga thách thức sự
thống trị của Mỹ bằng đồng USD trên thị trường tiền tệ toàn cầu. Có thể nói, Moskva
thật sự đã thành công trong việc khai thác kẽ hở của các lệnh trừng phạt đối với NHTW
nhờ việc đưa các nước phương Tây và đồng minh vào thế buộc phải miễn trừ trừng phạt
trong lĩnh vực năng lượng.

2.3.2. Tác động tiêu cực


2.3.2.1. Đối với nền kinh tế Nga
Việc yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp đã giúp Nga giải quyết được các
vấn đề trước mắt về kinh tế và chính trị, đồng thời cũng mở ra những khó khăn mới đối
với quốc gia này. Đặc biệt là vấn đề đồng Rúp khó hãm đà tăng giá sẽ làm giảm sức hấp
dẫn đối với hàng xuất khẩu của Nga và là một đòn giáng mạnh vào nguồn thu ngân
sách. Hơn nữa, mặc dù lạm phát giảm, nhưng một số mặt hàng vẫn tăng giá mạnh, bao
gồm thiết bị, thuốc, và các sản phẩm khác nhau như đường và chuối. Sự tăng giá này do
nhu cầu lúc cao điểm khi đa số người dân mua hàng hóa trong cơn hoảng loạn và lý do
9, 10
Số liệu từ nguồn: Hoàng Phạm (2022), Lý do các đòn trừng phạt của phương Tây không thể khiến Nga
sụp đổ, VOV.VN, https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/ly-do-cac-don-trung-phat-cua-phuong-tay-khong-the-khien-
nga-sup-do-post952989.vov, truy cập ngày 25/11/2022.
10

11
Bloomberg: là là tập đoàn cung cấp tin tức, thông tin tài chính toàn cầu, gồm dữ liệu giá, thời gian hay
dữ liệu tài chính, giao dịch, phân tích.
5
cho sự tăng trưởng này khó có thể dễ dàng bị loại bỏ. Điều này làm trầm trọng thêm
cuộc khủng hoảng về kinh tế. NHTW Nga phải cắt giảm tỷ giá để kìm hãm đà tăng của
đồng ruble. Nhưng phương pháp này chưa có hiệu quả, đồng ruble vẫn tiếp tục tăng ổn
định. Trạng thái này là hậu quả tiêu cực phát sinh từ việc giá trị tiền tệ của một đất
nước tăng đột biến do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của một ngành chiếm ưu
thế. Ban đầu, dòng ngoại tệ đổ vào làm giảm lạm phát trong nước, nhưng đồng thời nó
cũng làm chậm lại sự phát triển của các ngành khác, làm cho nên kinh tế bị trì trệ. Vì
vậy giá trị đồng Rúp đã không còn là thước đo đánh giá sức khỏe của nền kinh tế.

2.3.2.2. Đối với nền kinh tế các nước phương Tây và đồng minh
Sự đối phó khôn ngoan của Nga để thoát khỏi vòng trừng phạt đã khiến các nước
Phương Tây và đồng minh phải suy nghĩ về vấn đề có nên tiếp tục theo đuổi cấm vận
năng lượng hay không? Bởi lẽ họ đã và đang chịu tác động ngược từ đòn trừng trị của
chính mình. Đặc biệt là EU sẽ là khách hàng mua khí đốt chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
trong đòn đáp trả của Nga.

Đầu tiên, Phương Tây và đồng minh đứng trước việc lựa chọn tuân thủ phương
án thanh toán Nga đưa ra hoặc là mất nguồn cung cấp khí đốt từ Nga. Một số nước như
châu Âu đã phải kích hoạt kế hoạch khẩn cấp về khí đốt do lo ngại thiếu hụt năng lượng
- Chính phủ phải ngừng cung cấp khí đốt cho nhiều ngành công nghiệp để bảo vệ các hộ
gia đình. Điều này làm cho giá nhiên liệu tăng chóng mặt, kéo theo đó là chi phí sinh
hoạt của người dân tăng cao, tạo nên làn sóng biểu tình lan rộng khắp EU. Hàng loạt hệ
lụy các nước EU phải gánh chịu là áp lực về khủng hoảng năng lượng, lãi suất tăng, lạm
phát đột biến, phân hóa mạnh giữa giàu nghèo làm cho nền kinh tế không ngừng lao
dốc. Đối với Hoa Kỳ, mặt dù ở bờ bên kia Đại Tây Dương xa xôi nhưng nước này đã và
đang xuất hiện những tín hiệu của khả năng xảy ra suy thoái kinh tế. Không chỉ về vấn
đề giá nhiên liệu tăng cao, việc Hoa Kỳ thường xuyên sử dụng các biện pháp trừng phạt
tài chính làm công cụ chính sách đối ngoại đang thúc đẩy các nước thứ 3 đa dạng hóa và
thoát khỏi sự phụ thuộc vào thương mại bằng đồng USD như nhân dân tệ góp phần làm
giảm vai trò của đồng đô la trong thương mại toàn cầu, gây tác động lâu dài đối với chi
phí vay và tài chính của Hoa Kỳ.

Có lẽ EU và đồng minh đã nhận được bài học đắt giá sau những thiệt hại nặng nề
về nền kinh tế khi áp đặt trừng phạt với nước mà bản thân còn nhiều phụ thuộc vào nó.

2.3.2.3. Đối với kinh tế các nước khác trên thế giới
Mặc dù không liên quan đến cuộc xung đột Nga – Ukraina, nhưng từng động thái
chính trị mà các bên xung đột đưa ra lại tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của các
6
nước trên thế giới. Xét trong đề xuất thanh toán bằng đồng Rúp của Nga thì các nước
trên thế giới đã phải chịu tình trạng giá nguyên liệu lên cao đột biến, đặt biệt là nhưng
nước đang phát triển tại khu vực châu Á.

Phần lớn nước châu Á bị chậm lại trong bối cảnh chi phí nguyên liệu thô gia
tăng, làm cho các doanh nghiệp đang chịu tác động của tình trạng gián đoạn chuỗi cung
ứng năng lượng. Chưa kể khi thực phẩm và nhiên liệu tăng giá thì mọi thứ khác cũng tăng
vọt gây. Hơn nữa, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm tồi tệ nhất kể
từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19, và các nhà phân tích cho rằng sự suy giảm này là một dấu
hiệu xấu đối với châu Á, nơi nhiều quốc gia coi Bắc Kinh là đối tác thương mại quan trọng
nhất của mình. Theo phân tích chỉ số PMI công bố vào ngày 01/04/2022, chỉ số PMI của
Trung Quốc trong tháng 3 là 48,1 so với tháng trước giảm 50,4. Tương tự như Trung Quốc,
hoạt động sản xuất của Malaysia cũng bị thu hẹp trong tháng trước do giá nguyên liệu thô
tăng cao. Hoạt động sản xuất tại Hàn Quốc cũng chậm lại, các đơn đặt hàng xuất khẩu mới
giảm mạnh nhất kể từ tháng 7 năm 2020. Cụ thể, chỉ số PMI tháng 3 giảm xuống 51,2 (từ
mức 53,8 của tháng 2). Bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm với tình trạng lạm phát không bỏ
xót một quốc gia nào, chỉ số PMI của Nhật Bản tăng mạnh lên 54,1 trong tháng 3 do nhu
cầu trong nước tăng và tác động của dịch bệnh không còn nặng nề như trước. Tuy nhiên,
xuất khẩu của Nhật Bản giảm do chuỗi cung ứng bị gián đoạn do các biện pháp chống dịch
của Trung Quốc và xung đột giữa Nga và Ukraine.

Nhìn chung, bức tranh kinh tế thế giới vô cùng ảm đạm với tình trạng lạm phát
không bỏ xót một quốc gia nào. Kết luận, không có một quốc gia nào không bị ảnh hưởng
xấu từ việc trừng phạt của phương Tây và đáp trả của Nga.

Chương 3 Bình luận về sự kiện


3.1. "Quân bài khí đốt" khí đốt của Nga
Như đã phân tích, Châu Âu phụ thuộc vô cùng lớn vào khí đốt của Nga để sưởi
ấm và sản xuất điện. Nga đã nắm bắt điều này và sử dụng khí đốt một cách khôn khéo
trong cuộc chiến khốc liệt về tiền tệ. Thế thống trị của Nga đối với nguồn cung khí đốt
sang EU là vũ khí kinh tế lớn nhất của quốc gia này. Sử dụng con át chủ bài đem lại cho
Nga ngoài tác động kinh tế và thương mại mà còn là tác động tâm lý to lớn và quan
trọng đối với Nga trong cuộc đối đầu với EU.

Về tác động kinh tế, Nga không chỉ thu hàng trăm triệu Euro cung cấp cho
nguồn dự trữ quốc tế thông qua xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu. Điều này
không thay đổi khi Nga thay đổi bất kỳ hình thức thanh toán khí đốt nào. Nguyên
7
nhân là do châu Âu không thể từ bỏ nguồn cung khí đốt từ Nga ngay lập tức, họ phải
đối mặt với các thách thức lớn về tìm nhà cung cấp khác và đẩy mạnh việc phát triển
năng lượng tái sinh hoặc phải chịu nhiều mùa đông “lạnh giá” hơn bình thường, vì
mất nguồn cung khí đốt đồng nghĩa với cắt điện, giảm lượng nhiệt sưởi. Đưa các nước
phương Tây vào thế phải tuân thủ luật chơi về năng lượng mà moskva đưa ra. Nga đã
vận dụng tốt điều này để khôi phục giá trị đồng Rúp khi thị trường tài chính bị chèn
ép bởi các lệnh trừng phạt từ phương Tây và đồng minh.

Về tác động tâm lý, Nga đã khoét sâu sự chia rẽ nội bộ khối EU về việc liệu họ
có thể trừng phạt lĩnh vực năng lượng của Nga hay không? Bởi lẽ, Uỷ ban châu Âu đã
đưa ra chủ trương ép buộc tất cả các thành viên giảm ngay 15% 12 mức độ sử dụng khí
đốt để tăng cường dự trữ khí đốt vào mùa đông và giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga.
Tuy nhiên chủ trương này khó có thể thực hiện được vì mỗi thành viên có cơ cấu sử
dụng khí đốt khác nhau và mức độ lệ thuộc khác nhau vào cung ứng khí đốt từ Nga,
nên đã gây ra bất đồng quan điểm giữa các thành viên EU. Hiện tại, theo BRUEGEL -
một tổ chức tư vấn kinh tế chuyên nghiệp của châu Âu đã dựa vào theo tỷ lệ khí đốt tự
nhiên của Nga trong tổng mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên của nước này vào năm 2021 để
một bảng so sánh sự phụ thuộc khí đốt của các quốc gia châu Âu vào Nga, như sau:
Dẫn đầu là Estonia, Phần Lan, Moldova, Đông Âu như Bulgaria, Latvia, Serbia,
Slovakia, Ba Lan, Áo và Hungary chiếm từ 80% đến 99% tổng lượng tiêu thụ của họ.
Đức, quốc gia vừa đình chỉ dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2, cũng không kém
cạnh với hơn 53% lượng khí đốt tiêu thụ đến từ Nga. Bỉ đứng thứ 26 trong bảng xếp
hạng 30 quốc gia, chiếm 3,49% tổng lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên, với phần lớn nhập
khẩu đến từ Na Uy (64,83%). Tiếp theo là Luxembourg (53,69%), Thụy Sĩ (44,40%), Ý
(33,39%), Pháp (7,61%) và Hà Lan (5,17%). Chỉ có Tây Ban Nha (0,46%), Anh
(0,12%), Ireland (0,09%) và Bồ Đào Nha (0%) là ít phụ thuộc nhất vào khí đốt của
Nga ở châu Âu. Vì thế, nếu EU vẫn còn mơ hồ trong chủ đích cuối cùng của Nga về
cung ứng khí đốt cho EU thì EU nói chung và các thành viên EU nói riêng càng khó xử
và càng thêm bị động trong việc đối phó, thậm chí khó đoàn kết, thống nhất nội bộ để
cùng đối địch Nga.

12
Số liệu từ nguồn: H.Hà (2022, EU bắt đầu cắt giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt, báo điện tử ĐCSVN,
https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/eu-bat-dau-cat-giam-15-luong-tieu-thu-khi-dot-616987.html, truy cập
ngày 30/11/2022.

8
Nhìn chung, vũ khí hoá khí đốt đã giúp Nga chiếm ưu thế hơn so với châu Âu
hơn nửa năm qua. Trong thời gian sắp tới, có lẽ còn khá lâu nữa thì EU mới có thể
ngừng phụ thuộc vào năng lượng Nga.

3.2. Việc thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp của Nga dưới góc độ pháp lý
Về phía phương Tây, châu Âu và đồng minh bày tỏ quan điểm phản đối yêu cầu
của Nga. Chính phủ Châu Âu cho rằng các hợp đồng nhập khẩu khí đốt đã xác định
đơn vị tiền tệ như một tiền lệ từ trước đến này, một bên không thể thay đổi nó trong một
sớm một chiều. Họ kiên quyết sẽ tiếp tục thanh toán bằng Euro và USD. Nói rộng hơn,
nhóm G7 đã từ chối yêu cầu của Moskva, thông phát ngôn của Phó Thủ tướng Đức
Robert Habeck nói với các phóng viên hôm 28/3 rằng "tất cả các bộ trưởng G7 đã hoàn
toàn đồng ý" rằng bước đi như vậy sẽ là "sự vi phạm một phía và rõ ràng đối với các
hợp đồng hiện có".

Về phía Nga, Tổng thống Vladimir Putin cũng khẳng định rằng:”Nga sẽ xem việc
từ chối trả tiền mua khí đốt bằng đồng Rúp của các quốc gia là vi phạm hợp đồng”. Họ
cũng đã thực hiện hàng loạt hành động chứng minh việc “nói được làm được” như việc
Nga đã khóa van đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) tới Đức
vô thời hạn, với lý do bảo dưỡng, nhưng thực chất có thể nhằm tìm kiếm sự nhượng bộ
từ EU trong các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Thậm chí khi giá khí đốt tăng cao, Nga
đã cho đốt khí đốt thay vì bán nó cho EU thông qua các đường ống dẫn khí của châu
Âu. Chẳng hạn, một nhà máy khí đốt của Nga gần biên giới Phần Lan đã đốt ước tính
10 triệu USD 13
tiền khí tự nhiên mỗi ngày kể từ ngày 27/8. Cho thấy Nga đã chuẩn bị
cho mọi tình huống phản pháo của phương Tây. Họ sẽ không nhượng bộ và sẵn đóng
van khí đốt bất cứ lúc nào.

Vậy việc thanh toán bằng đồng Rúp có vi phạm các hợp đồng hiện tại? Xuất hiện
nhiều quan điểm trái chiều từ hai phe. Một số chuyên gia pháp lý cho biết Nga không
quyền đơn phương thay đổi các điều khoản của hợp đồng đã tồn tại. Tim Harcourt, nhà
kinh tế cấp cao tại Viện Chính sách Công và Quản trị tại Đại học Công nghệ Sydney,
phát biểu: “Hợp đồng được thực hiện giữa hai bên và nó thường được tính bằng đồng
USD hoặc Euro. Vì vậy, nếu một bên đơn phương thay đổi điều khoản, điều đó có nghĩa
là chẳng còn hợp đồng ràng buộc nữa”. Một số ý kiến khác lại cho rằng Sắc lệnh Tổng
thống Putin đưa ra không đặt vấn đề thay đổi đơn vị tiền tệ thanh toán vĩnh viễn mà chỉ

13
Số liệu từ nguồn: Nguyễn Tiến (2022), Nga có thể đốt 10 triệu USD khí tự nhiên mỗi ngày, VNEXPRESS,
https://vnexpress.net/nga-co-the-dot-10-trieu-usd-khi-tu-nhien-moi-ngay-4504393.html, truy cập ngày
01/12/2022.
9
đưa ra một thủ tục thanh toán mới để khoản tiền có thể đến tay các nhà cung cấp Nga.
Điều này, không vi phạm các hợp đồng hiện có vì bên mua sẽ tiếp tục thanh toán bằng
đơn vị tiền tệ mà họ lựa chọn. Thực tế, phương thức thanh toán của Nga đã làm thay đổi
đồng tiền thanh toán sang đồng Rúp, nhưng việc chuyển đổi sẽ do ngân hàng Nga thực
hiện. Điều này giúp Moskva hạn chế lệnh trừng phạt từ châu Âu và đồng minh, mà còn
giúp Nga không vi phạm hình thức thanh toán bằng USD hay Euro đã có từ trước. Tuy
biết rõ điều này nhưng sự từ chối của phương Tây và đồng minh không có ý nghĩa ở
hiện tại, luật chơi thuộc về Nga. Phương Tây có thể lựa chọn thực hiện hoặc không có
khí đốt.

Như vây, tác giả kết luận rằng việc vi phạm hợp đồng hay không, phụ thuộc vào
sự quyết định của nước nắm thế thượng phong mà ở đây là Nga. Nên hiện nay rất nhiều
quốc gia đã đồng ý hình thức thanh toán bằng Rúp của Nga.

3.3. Việc thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp của Nga dưới góc độ chính trị
Hệ thống trật tự thế giới đa cực đang ở giai đoạn tích cực. Việc thanh toán khí
đốt bằng đồng Rúp của Nga dưới góc độ pháp lýHiện nay, giao dịch thương mại toàn
cầu không còn bị chi phối bởi một mình Mỹ và các đồng minh, một trật tự quốc tế mới
hình thành từ một thập kỷ trở lại đây đã trở thành đối trọng đáng gờm, làm lu mờ sức
ảnh hưởng của Mỹ cũng như và G7 hay EU đó là nhóm BRICS bao gồm 5 ngành kinh tế
mới nổi mà nổi bật nhất là Nga, Ấn Độ, Trung Quốc. Vì vậy, trong xung đột Nga –
Ukraina nói chung và trong sự kiện Nga yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp nói
riêng, nhóm BRICS đã phát huy vai trò của mình đối với Nga, đặc biệt là Ấn độ và
Trung Quốc.

Cụ thể, khi Nga yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp, không chỉ gây thách
thức cho EU trong việc tìm mọi biện pháp để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của
Nga, Moskva cũng phải tìm cách đa dạng hóa khách hàng bằng việc tích cực chuyển
hướng xuất khẩu sang Trung Quốc và Ấn Độ. Bằng việc sử dụng chiến lược giảm giá
cho hai nước này để đáp trả hiệu quả lệnh trừng phạt của phương Tây, kết quả là vào
tháng 05 năm 2022, Nga đã vượt qua Saudi Arabia để trở thành nhà cung cấp dầu thô
hàng đầu cho Trung Quốc và nhà cung cấp lớn thứ hai của Ấn Độ sau Iraq. Các nước
BRICS đang vô cùng cởi mở với Nga, trao cho nước này cơ hội vượt qua các tác động
của lệnh trừng phạt.

Hơn nữa, mới đây chủ tịch diễn đàn quốc tế BRICS cho biết: “Ấn Độ Và Nga đã
thiết lập cơ chế thanh toán bằng đồng Rúp và Rupee và từ bỏ sử dụng đồng đô la. Ngoài
ra, một cơ chế thanh toán bằng Rúp và nhân dân tệ cũng đang được Trung Quốc phát
10
triển. Đây là điều mà Mỹ sợ nhất từ trước đến nay, chính là khi đồng USD đánh mất vị
thế bá chủ của mình sau 80 năm thống trị trị. Đồng USD đang đứng trước nguy cơ đánh
mất vị thế là đồng tiền dự trữ toàn cầu, tuy nhiên không ai có thể phủ nhận vị thế của
đồng đô và sẽ rất khó khăn nếu chuyển sang một cơ chế thành toán khác mang không sử
dụng USD. Nhưng cuộc chiến đã và đang xảy ra thì các nước đều nhận ra nếu họ đi
ngược lại với lợi ích của phương tây thì sẽ dễ dàng bị cô lập như thế nào. Và trên hết,
các nước thuộc nhóm ngành kinh tế mới nổi BRICS đang chiếm một nửa dân số thế giới
như Nga, Ấn Độ, Trung Quốc nếu không dùng USD thì vị thế của nó sẽ yếu đi rất nhiều.

Trong bối cảnh lệnh cấm vận của Mỹ và đồng minh khiến việc thanh toán của
nga bằng đồng USD khó khăn. Tuy nhiên Nga lại là nước rộng nhất, giàu tài nguyên
nhất thế giới. Trung Quốc nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới và có dân số đông nhất thế
giới. Ấn Độ sở hữu dân số đứng thứ 2. Ba nước cùng hợp tác thì vấn đề loại bỏ đồng
USD ra khỏi xuất nhập khẩu sẽ càng có nhiều nước tham gia. Họ sẽ tự tạo luật chơi cho
riêng mình mà không cần phải tuân theo luật chơi của Mỹ và đồng minh.

11
Danh mục tài liệu tham khảo
[1] Hoàng Phạm (2022), Lý do các đòn trừng phạt của phương Tây không thể khiến Nga
sụp đổ, VOV.VN, https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/ly-do-cac-don-trung-phat-cua-phuong-tay-
khong-the-khien-nga-sup-do-post952989.vov, truy cập ngày 25/11/2022;

[2] Khánh Minh (2022), Đồng Rúp Nga lội ngược dòng, lấy lại đà tăng giá, Báo Lao Động,
https://laodong.vn/tu-lieu/dong-rup-nga-loi-nguoc-dong-lay-lai-da-tang-gia-1051047.ldo, truy
cập ngày 25/11/2022;

[3] Phiên An (2022), Đòn trừng phạt tài chính của phương Tây với Nga mạnh ra sao?,
VNXPRESS,

https://vnexpress.net/don-trung-phat-tai-chinh-cua-phuong-tay-voi-nga-manh-ra-sao-
4436281.html, truy cập ngày 25/11/2022;

[4] Kiều Anh (2022), Phương Tây đang trả giá vì kế hoạch trừng phạt nhằm “nhấn chìm”
nền kinh tế Nga, VOV.VN, https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/phuong-tay-dang-tra-gia-vi-ke-
hoach-trung-phat-nham-nhan-chim-nen-kinh-te-nga-post934477.vov, truy cập ngày
25/11/2022;

[5] Theo Reuters (2022), Điều gì xảy ra khi Nga yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp?,
Dân trí, https://dantri.com.vn/kinh-doanh/dieu-gi-xay-ra-khi-nga-yeu-cau-thanh-toan-khi-dot-
bang-dong-rup-20220324133222532.htm, truy cập ngày 25/11/2022;

[6] Ngọc Phương Linh (2022), Vì sao Nga yêu cầu thanh toán bằng đồng RUB?,
zingnews.vn, https://zingnews.vn/vi-sao-nga-muon-thanh-toan-khi-dot-bang-rub-
post1306651.html, truy cập ngày 25/11/2022;

[7] Lê Mộng Thúy (2022), Tác động của các các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với
Nga, RMIT Việt Nam, https://www.rmit.edu.vn/vi/tin-tuc/tat-ca-tin-tuc/2022/may/tac-dong-
cua-cac-cac-lenh-trung-phat-cua-phuong-tay-doi-voi-nga, truy cập ngày 25/11/2022;

[8] Trang (2022), Mức độ sẵn sàng của các nước EU trong việc cắt đứt nhập khẩu dầu và khí
đốt Nga, VOV.VN, https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/muc-do-san-sang-cua-cac-nuoc-eu-trong-
viec-cat-dut-nhap-khau-dau-va-khi-dot-nga-post938135.vov, truy cập ngày 25/11/2022;

[9] Theo Dân trí (2022), Tại sao ông Putin muốn châu Âu phải thanh toán khí đốt bằng đồng
Rúp?, Truyền hình Thanh Hóa, https://truyenhinhthanhhoa.vn/tai-sao-ong-putin-muon-chau-
au-phai-thanh-toan-khi-dot-bang-dong-rup-1808385760.htm, truy cập ngày 25/11/2022;

12
[10] Hồng Vân (2022), Bị phương Tây trừng phạt, Ngân hàng Trung ương Nga nâng lãi
suất lên 20%, Tuổi trẻ.vn, https://tuoitre.vn/bi-phuong-tay-trung-phat-ngan-hang-trung-
uong-nga-nang-lai-suat-len-20-20220228163042481.htm, truy cập ngày 28/11/2022;

[11] Đông Nghi (2022), Đồng Rúp Nga giảm xuống mức thấp kỷ lục, Investing.com,
https://vn.investing.com/news/forex-news/dong-rup-nga-giam-xuong-muc-thap-ky-luc-
1973182, truy cập ngày 28/11/2022;

[12] H.Hà (2022, EU bắt đầu cắt giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt, báo điện tử ĐCSVN,
https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/eu-bat-dau-cat-giam-15-luong-tieu-thu-khi-dot-
616987.html, truy cập ngày 30/11/2022;

[13] Nguyễn Tiến (2022), Nga có thể đốt 10 triệu USD khí tự nhiên mỗi ngày, VNEXPRESS,
https://vnexpress.net/nga-co-the-dot-10-trieu-usd-khi-tu-nhien-moi-ngay-4504393.html, truy
cập ngày 01/12/2022.

13
14

You might also like