You are on page 1of 45

NHÓM 3: USD – VŨ KHÍ MANG SỨC MẠNH THỜI ĐẠI CỦA MỸ

1. CASE STUDY
Câu chuyện: USD – Vũ khí mang sức mạnh thời đại của Mỹ

Case study

Mỹ có truyền thống sử dụng các biện pháp trừng phạt ở khắp nơi để phục vụ các mục đích chính trị của mình. Một trong những vũ khí tài chính lợi hại nhất
mà Mỹ ưa thích sử dụng đó chính là đồng USD – đồng tiền dự trữ chính của thế giới. Một vũ khí khá hữu hiệu của Mỹ để đối phó với Nga trong drama Ukraine hiện nay
là đồng USD. Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ vũ khí hóa USD, Cuba, Iran, Triều Tiên và Venezuela hẳn là những nước hiểu rõ nhất USD mạnh như thế nào. Cụ thể
thì USD mạnh như nào, và việc vũ khí hóa USD có khiến Mỹ phải trả cái giá nào hay không?
USD đang là “vua”
Theo hãng tin Bloomberg, bên cạnh vàng, USD và trái phiếu kho bạc Mỹ cũng là những “hầm trú ẩn” mà các nhà đầu tư tìm đến nhiều trong lúc xung đột vũ
trang Nga-Ukraine gây sóng gió trên thị trường tài chính toàn cầu.
Được coi là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, đồng USD đang được các nhà giao dịch gom mua ồ ạt. Nhu cầu được đẩy cao sau khi phương Tây vào cuối
tuần vừa rồi loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế SWIFT. Cổ phiếu đang bị bán trên khắp các thị trường từ Á sang Âu và Mỹ, các
đồng tiền từ Euro tới Rand Nam Phi đều mất giá.
“Đồng USD đang là ‘vua’, vì có tính thanh khoản cao vừa có địa vị kênh đầu tư an toàn”, chiến lược gia Rodrigo Catril của National Australia Bank Ltd. phát
biểu. “Khi thách thức xuất hiện, các nhà đầu tư đều muốn tìm một nơi trú ẩn”.
Lúc gần 13h chiều 28/2/2022, chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác tăng gần 0,8% so với đóng cửa cuối
tuần trước tại New York, đạt gần 97,4 điểm. Trong 5 phiên trở lại đây, chỉ số này đã tăng 1,3%, theo dữ liệu từ trang MarketWatch.

Nga thanh toán để tránh lỡ hạn, nhưng phải chờ Mỹ đồng ý


Nga cho biết đã yêu cầu thanh toán 117 triệu USD tiền lãi mà nước này nợ các nhà đầu tư để tránh vỡ nợ. Tuy nhiên, tình hình chưa hẳn đã được giải quyết.
Lý do là vì tiền mà Nga dùng để thanh toán nợ được lấy từ tài sản ngoại tệ bị phong toả từ sau chiến dịch quân sự ở Ukraine, vì thế không rõ các nhà đầu tư
có nhận được tiền hay không.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov vừa nói với đài RT rằng nước này đã thực hiện nghĩa vụ với các chủ nợ, nhưng “khả năng thực hiện nghĩa vụ bằng
ngoại tệ không phụ thuộc vào chúng ta”, RT dẫn lời ông Siluanov. Ông cảnh báo rằng các khoản tiền có thể không được chuyển đi nếu Mỹ không đồng ý.
“Chúng ta có tiền, chúng ta đã thanh toán, giờ bóng đang ở trên sân của Mỹ”, ông Siluanov nói.
Hai khoản nợ trái phiếu đã đáo hạn mà Nga phải thanh toán bằng đồng đô la Mỹ là phép thử đầu tiên đối với khả năng trả nợ của Nga trong khi kinh tế nước
này đang hứng hàng loạt lệnh trừng phạt.
Nếu Mỹ chặn không cho thanh toán, Nga có thể thử thanh toán bằng đồng rúp, nhưng điều đó sẽ được coi là vỡ nợ, Fitch Ratings khẳng định ngày 16/3.

Mỹ ngăn Nga trả nợ nước ngoài bằng USD


Hãng tin AFP dẫn lời Bộ Tài chính Mỹ xác nhận chặn việc trả nợ của Nga từ các tài khoản tại Mỹ có hiệu lực ngay từ ngày 5-4, hạn chót để Nga thanh toán
một đợt nợ.
"Nga phải lựa chọn giữa việc cạn kiệt nguồn dự trữ còn lại hoặc doanh thu mới, với sự vỡ nợ", người phát ngôn Bộ Tài chính Mỹ nói.
Trước đây, các biện pháp nhằm cô lập Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu không cản trở việc Nga trả nợ và Matxcơva thời gian qua cũng thanh toán một số
khoản nợ nước ngoài thông qua các ngân hàng lớn ở Mỹ. Nga cũng được phép nhận tiền bán dầu và khí đốt, mặc dù Mỹ đã cấm nhập khẩu từ Nga.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, biện pháp mới nhất sẽ làm cạn kiệt hơn nữa các nguồn lực của Nga và gây thêm bất ổn trong hệ thống tài chính nước này.

Đồng USD - "vũ khí" đe dọa ngành tài chính ngân hàng Trung Quốc
Ngày 7/8/2020, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 11 quan chức cấp cao của Khu hành chính đặc biệt Hong Kong và Trung Quốc. Cũng từ lúc
này, ngành tài chính ngân hàng Trung Quốc bắt đầu phải đối mặt với vũ khí mang tên “đồng USD”.
Một ngày sau khi Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt nêu trên, vào hôm 8/8, Lạc Huệ Ninh, Trưởng Văn phòng Liên lạc của Bắc Kinh tại Hong Kong, tuyên bố đây
là một "lệnh trừng phạt" vô ích vì ông không có bất kỳ tài sản nào ở nước ngoài. Lạc Huệ Ninh còn nói rằng bản thân có thể gửi 100 USD cho Tổng thống Mỹ Donald
Trump để ông ấy "đóng băng".
Tuy nhiên, khác với sự mỉa mai của các quan chức bị Mỹ trừng phạt, các tổ chức tài chính ngân hàng ở Hong Kong đã phải khởi động biện pháp phòng bị.
Một số ngân hàng như Citigroup đã hành động nhanh chóng để đóng các tài khoản liên quan đến các cá nhân bị trừng phạt ngay cả khi cơ quan quản lý tiền tệ Hong
Kong nói rằng các lệnh trừng phạt đơn phương không có giá trị pháp lý ở Hong Kong và các ngân hàng không có nghĩa vụ phải tuân thủ chúng.
Theo lệnh trừng phạt của Mỹ, toàn bộ tài sản và lợi ích liên quan tại Mỹ của các quan chức có tên trong danh sách hoặc tổ chức do họ sở hữu trực tiếp hoặc
gián tiếp từ 50% trở lên sẽ bị phong tỏa và phải được báo cáo cho Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ.
Các cá nhân và doanh nghiệp Mỹ cũng bị cấm giao dịch với những người trong danh sách hoặc tổ chức do họ sở hữu. Điều đó có nghĩa các cá nhân bị trừng
phạt có thể phản ứng với lệnh trừng phạt của Mỹ bằng cách chuyển hoạt động ngân hàng của họ sang các ngân hàng nội địa của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các ngân hàng nhà nước lớn nhất của Trung Quốc hoạt động tại Hong Kong cũng đang phải thực hiện các bước đi dự kiến để tuân thủ các biện
pháp trừng phạt của Mỹ.
Cụ thể, Ngân hàng Trung Quốc (BoC), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Ngoại thương Trung Quốc (CMB) đã thận trọng hơn đối với
hoạt động mở tài khoản của các quan chức bị trừng phạt, bao gồm cả Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam).
Và không chỉ các ngân hàng thương mại, các ngân hàng đầu tư cùng các công ty môi giới, bảo hiểm, quản lý quỹ hay quỹ đầu cơ… đều phải kiểm tra xem họ
có bất kỳ sự dính líu trực tiếp hay gián tiếp đối với các cá nhân bị trừng phạt để đảm bảo không bị ảnh hưởng một khi lệnh trừng phạt của Mỹ được mở rộng.
Một khi Mỹ mở rộng lệnh trừng phạt, điều xảy ra với các quan chức và tổ chức của Nga, Iran, Triều Tiên và Venezuela có thể lặp lại đối với Trung Quốc,
nghĩa là Trung Quốc và các tổ chức của Trung Quốc sẽ bị loại khỏi các giao dịch bằng đồng USD ở bất cứ đâu trên thế giới.

Mỹ có quyền xử phạt nhắm vào cá nhân, thực thể, tổ chức, chế độ hoặc toàn bộ quốc gia và đưa ra lệnh trừng phạt thứ cấp các tập đoàn, tổ chức tài chính và
cá nhân nước ngoài giao dịch với những đối tượng bị trừng phạt.
Theo Bloomberg, BNP Paribas, một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới có trụ sở tại Pháp, đã phải trả 9 tỉ USD tiền phạt và bị đình chỉ thanh toán bù trừ
bằng đồng USD trong một năm vì vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, Cuba và Sudan. Hàng loạt ngân hàng và hãng tài chính lớn khác, bao gồm HSBC,
Standard Chartered, Commerzbank AG và Clearstream Banking SA cũng đã phải trả tiền phạt cho những vi phạm tương tự.
Biện pháp trừng phạt thứ cấp đã khiến United Co. Rusal gặp khó khăn trong việc tái cấp vốn thông qua những khoản vay bằng đồng USD khi các doanh
nghiệp, ngân hàng và sàn giao dịch toàn cầu buộc phải ngừng giao thương với hãng nhôm lớn thứ hai thế giới về sản lượng có trụ sở tại Nga. Trái phiếu và cổ phiếu của
Rusal giảm mạnh, cho dù công ty chỉ bán khoảng 14% sản phẩm ở Mỹ, không sử dụng các ngân hàng Mỹ và được niêm yết tại Moscow, Hồng Kông.
ZTE cũng là trường hợp điển hình khác gặp họa từ lệnh trừng phạt thứ cấp của Washington vì giao dịch với Triều Tiên và Iran. Tháng 4.2018, Bộ Thương
mại Mỹ đã cấm tất cả công ty trong nước cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho ZTE. Lệnh cấm đã khiến hoạt động kinh doanh của hãng điện tử Trung Quốc gần như tê liệt
ngay sau đó.
2. CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
2.1. Tổng quan hệ thống tiền tệ thế giới
2.1.1. Tiền tệ là gì? Hệ thống tiền tệ quốc tế là gì?
Theo quan điểm của C.Mác, tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, tách ra khỏi thế giới hàng hóa, được dùng làm vật ngang giá chung để thể hiện và đo lường
giá trị của mọi hàng hóa. Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.
Các nhà kinh tế học đương đại lại cho rằng: Tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để lấy hàng hóa, dịch vụ hoặc trong việc hoàn
trả các món nợ. Như vậy, tiền tệ là tất cả những gì thỏa mãn những điều kiện sau: Được chấp nhận một cách rộng rãi để làm phương tiện tính toán, thanh toán, chi trả các
khoản nợ nần của cá nhân và công cộng.
Tiền tệ ra đời như là một tất yếu của hoạt động trao đổi. Đặc biệt, khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia, bên cạnh chức năng lưu thông, trao
đổi, buôn bán, tiền còn đóng vai trò là tiền tệ thế giới. Tuy nhiên, tiền quốc gia được từng quốc gia thừa nhận còn tiền quốc tế được nhiều quốc gia thừa nhận. Vậy để
tiền tệ quốc gia trở thành tiền tệ quốc tế dựa trên cơ sở là đồng tiền đó phải có khả năng chuyển đổi.
Hệ thống tiền tệ quốc tế là hệ thống bao gồm các chế độ tiền tệ, chế tài điều tiết quan hệ tài chính giữa các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế, được
thực hiện bằng những thỏa ước và quy định ràng buộc của các quốc gia, có hiệu lực trong phạm vi không gian và thời gian nhất định.
Hệ thống tiền tệ quốc tế tập trung vào hai vấn đề chính đó là đồng tiền định giá chung toàn cầu và tổ chức lưu thông tiền tệ quốc tế.
Đơn vị tiền tệ chung là đơn vị thanh toán, đo lường và dự trữ giá trị của một cộng đồng kinh tế. Thông thường các nước sử dụng một đồng tiền mạnh của một
quốc gia nào đó trong khối làm đồng tiền chung của khối. Các đồng tiền USD, GBP… đã từng là các đồng tiền quốc tế trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, sau này
do sự phát triển và hội nhập kinh tế, các liên minh kinh tế được hình thành hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện do vậy, không có một đồng tiền nào của quốc gia được chọn
làm đồng tiền chung, mà các nước trong liên minh tự định ra một đồng tiền chung của cả khối. Ví dụ, ngày 01/01/1999, Đồng tiền chung của châu Âu gọi là Euro đã ra
đời với tỷ giá ngay tại ngày ra đời là 1 Euro = 1,16675 USD.
Tổ chức lưu thông tiền tệ trong hệ thống tiền tệ quốc tế thường bao gồm những đặc trưng sau:
- Xác định tỷ giá giữa đồng tiền chung với các đồng tiền thành viên của khối. Có thể theo tỷ giá cố định hoặc tỷ giá thả nổi.
- Quy định về lưu thông tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt và lưu thông các giấy tờ có giá khác ghi bằng đồng tiền chung của cả khối.
- Quy định về tỷ lệ dự trữ ngoại hối: ấn định tỷ trọng giá trị của đồng tiền chung trong tổng dự trữ ngoại hối của các nước thành viên, của ngân hàng thuộc khối.
Mỗi hệ thống tiền tệ quốc tế được hình thành đều xuất phát từ những mục đích nhất định như mở mang giao lưu về kinh tế quốc tế, tạo sự liên kết kinh tế giữa
một số nước đã có quan hệ gắn bó hoặc phụ thuộc lẫn nhau với ý định cạnh tranh hoặc chống lại sự xâm nhập kinh tế – tài chính của các khối kinh tế khác. Hoặc có thể
tạo ra các mối liên minh về chính trị giữa các quốc gia một cách chặt chẽ hoặc ràng buộc lỏng lẻo giữa các nước dưới sự chỉ huy hoặc thao túng của một quốc gia mạnh.
Ngoài ra còn củng cố vai trò và vị trí kinh tế – tiền tệ của một số quốc gia nào đó trong khu vực.
2.1.2. Lịch sử hệ thống tiền tệ quốc tế?
Hệ thống tiền tệ quốc tế đã hình thành từ tự phát đến tự giác. Ban đầu là tự phát thể hiện một đồng tiền của quốc gia nào đó tự nó có đầy đủ các yếu tố trở
thành tiền tệ quốc tế. Dần dần hệ thống tiền tệ quốc tế được hình thành một cách tự giác trên cơ sở các quốc gia thỏa thuận, thống nhất với nhau thông qua đàm phán, ký
kết văn bản hoặc thừa nhận một đồng tiền của một quốc gia nào đó làm đơn vị tiền tệ quốc tế.
Các giai đoạn chính của quá trình phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế có thể được phân loại thành các giai đoạn sau:
● Chế độ bản vị hàng hóa - đồng hay song bản vị (trước 1870)
Trước năm 1870, hệ thống tiền tệ quốc tế bao gồm chủ nghĩa lưỡng kim, nơi cả đồng vàng và bạc được sử dụng làm phương thức thanh toán quốc tế. Tỷ giá
hối đoái giữa các loại tiền được xác định bởi hàm lượng vàng hoặc bạc của chúng. Mỗi quốc gia đều có những quy định khác nhau về tỷ lệ trao đổi giữa vàng và bạc.
● Chế độ bản vị vàng (1880 - 1914)
Khi sự gia tăng thương mại lớn hơn đã đặt ra yêu cầu cần phải có hệ thống chính thức trong cán cân thương mại quốc tế. Các quốc gia lần lượt thiết lập các
mệnh giá cho các loại tiền tệ của quốc gia mình theo giá trị của vàng và từ đó gắn với luật chơi đã đặt ra. Chế độ bản vị vàng được xem là hệ thống tiền tệ quốc tế được
Châu Âu thừa nhận từ những năm 1870. Mỹ là nước đi sau và chỉ thừa nhận hệ thống này đến năm 1879.
Chế độ bản vị vàng kết thúc vào năm 1914 khi trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước Anh, Pháp, Đức và nhiều quốc gia khác đã áp đặt các lệnh cấm
vận đối với xuất khẩu vàng và đình chỉ việc mua lại tiền giấy bằng vàng. Trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến (1915 - 1944), Hoa Kỳ thay thế Anh trở thành cường
quốc tài chính thống trị thế giới và mang chế độ bản vị vàng trở lại vào năm 1919.
● Hệ thống Bretton Woods (1944 - 1971)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hội nghị tiền tệ quốc tế bao gồm đại diện của 44 quốc gia đã gặp nhau tại Bretton Woods, New Hampshire với mục đích tạo
ra một trật tự tiền tệ quốc tế và hội nghị kết thúc với một thỏa ước quan trọng là hệ thống Bretton Woods. Hiệp định Bretton Woods thiết lập hệ thống tiền tệ quốc tế dựa
trên đồng Đô la Mỹ và thành lập hai định chế mới là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB).
IMF chuyên hỗ trợ các quốc gia thành viên trong cán cân thanh toán và vấn đề tỷ giá. Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) thuộc Ngân hàng Thế
giới (WB) hỗ trợ vốn tái thiết sau chiến tranh và tài trợ phát triển kinh tế các nước.
Theo Hiệp định Bretton Woods, Đô la Mỹ là đồng tiền chuẩn, được sử dụng làm phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế. Đồng Đô la Mỹ được đổi tương
ứng 35 USD cho 1 Ounce vàng và tất cả các quốc gia khác sẽ cố định giá trị đồng tiền theo vàng bằng cách chuyển đổi tỷ giá theo đồng Đô la Mỹ và sau đó tính toán
mệnh giá vàng của đồng tiền.
Khi thương mại quốc tế phát triển sẽ làm tăng dự trữ ngoại hối quốc tế, mà chủ yếu là USD. Dự trữ ngoại hối quốc tế tăng chỉ có thể xảy ra khi cán cân thanh
toán quốc tế của Mỹ thâm hụt và của các nước khác thặng dư, hơn nữa, do cán cân thanh toán thặng dư, nên để duy trì sức cạnh tranh thương mại quốc tế buộc các nước
khác phải mua vào đồng USD để ngăn ngừa đồng bản tệ lên giá. Điều dễ nhận thấy rằng, sau một thời gian nhất định thì số tài sản nợ của Mỹ với phần thế giới còn lại
tăng lên nhanh chóng, kết quả là tài sản nợ của Mỹ tăng nhanh hơn lượng vàng Mỹ khai thác bổ sung vào dự trữ, nói cách khác với mức giá $35/ounce thì tổng tài sản
nợ của nước Mỹ đã vượt tổng tài sản có bằng vàng. Từ những năm 1950 trở đi, Hoa Kỳ bắt đầu đối mặt với vấn đề thâm hụt thương mại. Với sự phát triển của thị trường
đồng Euro, một dòng vốn khổng lồ đồng Đô la Mỹ chảy ra khỏi nước Mỹ, tìm đến các thị trường khác có mức lãi suất hấp dẫn hơn. Chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện một
số biện pháp phòng vệ bằng đồng đô la, bao gồm việc áp đặt Thuế bình đẳng lãi suất (IET) đối với các giao dịch mua cổ phiếu nước ngoài của Hoa Kỳ để ngăn chặn
dòng chảy của đô la. Để giảm bớt áp lực lên đồng Đô la Mỹ, Quỹ tiền tệ quốc tế đã tạo ra một tài sản dự trữ mới gọi là quyền rút vốn đặc biệt (SDRs). Ban đầu, SDR
được lập mô hình là giá trị trung bình có trọng số của 16 loại tiền tệ của các quốc gia có tỷ trọng xuất khẩu trên thế giới hơn 1%.
Trong bối cảnh lạm phát gia tăng và mở rộng tiền tệ, cùng với việc Mỹ phải bỏ ra những khoản tiền rất lớn để duy trì căn cứ quân sự và chi phí cho cuộc chiến
tranh tại Việt Nam, USD phát hành ra nước ngoài ngày càng nhiều nên sức mua đồng USD giảm sút. Mỹ cố duy trì việc bán vàng với giá cố định nên USD mất giá, các
nước đồng minh không chấp nhận tỷ giá cố định nữa. Trước tình hình đó Mỹ tuyên bố phá giá đồng USD và Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Bretton Woods và xóa bỏ
cam kết 1 Ounce vàng bằng 35 USD. Hệ thống Bretton Woods cũng sụp đổ từ đây.
● Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt
Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt được các thành viên của IMF chính thức phê chuẩn vào năm 1976 thông qua hiệp định Jamaica. Thỏa thuận quy định rằng
các ngân hàng trung ương của các quốc gia có thể can thiệp vào thị trường hối đoái để đề phòng những biến động không chính đáng. Vàng cũng chính thức bị loại bỏ
khỏi hệ thống tài sản dự trữ quốc tế và công bố chính thức rằng SDR trở thành tài sản dự trữ quốc tế chính.
Năm 1981, SDR được tái cấu trúc để chỉ tạo thành năm loại tiền tệ chính: đô la Mỹ, đồng mark Đức, yên Nhật, bảng Anh và franc Pháp. SDR cũng được sử
dụng như một đơn vị tiền tệ cho các giao dịch quốc tế. Ngày 10/01/2016, đồng Nhân dân tệ được kết nạp vào rổ SDR, và trở thành đồng tiền có sức ảnh hưởng lớn thứ 3
trong rổ, với quyền số là 10,92%, đứng sau đôla Mỹ (41,73%) và euro (30,93%). Tỷ lệ tương ứng với yên Nhật và bảng Anh là 8,33% và 8,09%. Tỷ lệ phân bổ này sẽ
ảnh hưởng đến lãi suất mà các nước thành viên phải trả khi vay mượn các đồng tiền khác nhau từ IMF cũng như tác động đến dòng chảy vốn trên thế giới.
2.1.3. Các tổ chức tài chính quốc tế hiện nay?
● Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ
trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. IMF được mô tả như "Một tổ chức của 185 quốc gia", làm việc nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính
an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế cao, và giảm bớt đói nghèo.
Mục đích thành lập IMF là tạo một Quỹ tương trợ về Tiền bạc khi có khủng hoảng hay một nước có đồng tiền yếu đi do kinh tế đi xuống. Trong những lúc
ấy, IMF sẽ cho vay quỹ tương trợ để nâng đỡ. Trong suốt những năm qua, IMF luôn làm việc với những nước giàu khi gặp khủng hoảng. Quỹ IMF xuất phát từ một hội
nghị về tiền tệ, đặt mục đích chính là cứu giúp tiền tệ, chứ không đặt mục đích chính là cứu giúp những nước nghèo về xã hội hay về phát triển kinh tế.
● Ngân hàng thế giới (WB)
Ngân hàng Thế giới (World Bank) là một tổ chức tài chính quốc tế nơi cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông
qua các chương trình vay vốn. Ngân hàng Thế giới tuyên bố mục tiêu chính của mình là giảm thiểu đói nghèo.
Ngân hàng Thế giới bao gồm hai cơ quan: Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD) và Hội Phát triển Quốc tế (IDA)
2.2. Sức mạnh của đồng USD?
2.2.1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của đồng USD?
Đô la Mỹ bắt đầu hình thành từ khoảng những năm 1690, lúc nước Mỹ chưa ra đời mà chỉ gồm 13 vùng thuộc đại của Vương quốc Anh. Khi đó, một số vùng
thuộc địa đã sử dụng đồng giấy bạc để thanh toán chi phí quân đội. Về sau, Vương quốc Anh nhận thấy việc thuộc địa sử dụng đồng giấy bạc khiến cho nước Anh không
thể kiểm soát được dòng tiền lưu thông ở nước thuộc địa, Anh đã đặt ra nhiều luật về việc sử dụng tiền tệ của thuộc địa và sau đó cấm hẳn thứ tiền này. Sau đó, khi các
thuộc địa chuẩn bị khai chiến với Anh, Đại hội châu lục đã thành lập ngân hàng quốc gia đầu tiên - Ngân hàng Bắc Mỹ để hỗ trợ cho chính phủ và đồng USD được chọn
làm đơn vị tiền tệ của Mỹ vào năm 1785.
Vào năm 1861, giấy bạc xanh được tổng thống Abraham Lincoln đưa vào hệ thống tiền tệ để hỗ trợ tài chính cho cuộc nội chiến Nam – Bắc. Năm 1863, Quốc
hội Mỹ thống nhất hệ thống ngân hàng trong nước và cho phép Bộ Tài chính Mỹ giám sát việc phát hành giấy bạc của Ngân hàng Trung ương.
Năm 1913, Đạo luật Cục Dự trữ Liên bang đã cho ra đời Ngân hàng Trung ương Mỹ, giúp cho việc điều hành hoạt động ngân hàng trong nước đồng bộ. Cũng
năm 1913, FED cho ra đời một loại tiền tệ mới là tiền giấy dự trữ liên bang.
Hiện tại, việc in ấn tiền tại Mỹ do FED và Bộ Tài chính đảm nhận. Trong đó, FED đảm nhận việc phát hành tiền giấy, còn Bộ Tài chính phát hành tiền xu.
Mỗi hệ thống tiền tệ của mỗi quốc gia vận hành khác nhau trong từng thời kỳ, chịu sự ảnh hưởng nhất định từ kinh tế, chính trị và xã hội, quá trình phát triển
của đồng USD gắn với những mốc thời gian cụ thể như sau:
● Trước chiến tranh thế giới thứ nhất:
Cả thế giới sử dụng chế độ bản vị vàng, USD lúc bấy giờ chỉ đơn thuần là 1 đồng tiền quốc gia.
● Giữa hai cuộc đại chiến thế giới
USD từ đồng tiền quốc gia đã bắt đầu tiến dần đến việc trở thành đồng tiền có vị thế trong giao dịch quốc tế. Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế
Mỹ, hầu hết các quốc gia đều bán vàng mua Đô la Mỹ để tăng dự trữ ngoại tệ, đồng thời điều chỉnh cân bằng thương mại giữa các nước. Thời kỳ này, Đô la Mỹ mặc
nhiên được coi như một đồng tiền chung trong giao dịch thương mại quốc tế và trở thành đồng tiền chủ chốt của thế giới.
● Thời kỳ Bretton Woods sau chiến tranh thế giới II
Mỹ phát triển vượt bậc trong kinh tế, trở thành một cường quốc mạnh nhất thế giới về ngoại thương, về tín dụng quốc tế và có dự trữ vàng lớn nhất thế giới -
đưa đồng USD “lên ngôi” đồng tiền chủ chốt của thế giới.
● Giai đoạn 1973 đến những năm 1980
Thương mại quốc tế thời điểm này trì trệ cho cơn khủng hoảng dầu Trung Đông vào 1973-1974 và 1979-1980. Các giao dịch quốc tế dựa trên chế độ tỷ giá
thả nổi mới được hình thành, USD lại trở về vị trí đồng tiền quốc gia. Nhưng do tiềm lực kinh tế của Mỹ rất lớn, cho nên USD vẫn còn là một đồng tiền mạnh, đồng thời
nó vẫn chiếm 1 tỷ trọng đáng kể trong quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia của các nước.
Cũng trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần này, các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế tìm mọi cách để ứng phó với xu hướng suy yếu của đồng Đô la Mỹ khi
mất đi sự bảo trợ của vàng. Để đạt được mục đích này, họ quyết định lợi dụng vũ khí mạnh nhất là quyền khống chế nguồn cung ứng dầu mỏ toàn cầu. Họ đề ra một kế
hoạch táo bạo chính là cấm vận dầu mỏ toàn cầu, khiến cho giá dầu mỏ thế giới tăng vọt. Bắt đầu từ năm 1945, theo thông lệ quốc tế, dầu mỏ thế giới được định giá bằng
đồng Đô la Mỹ vì các công ty dầu mỏ của Mỹ đang khống chế thị trường này sau chiến tranh. Vì vậy, khi giá dầu thế giới đột ngột tăng lên cũng đồng nghĩa nhu cầu đổi
đồng Đô la Mỹ trên thế giới cũng sẽ tăng, từ đó ổn định được giá trị tiền tệ của đồng Đô la Mỹ.
● Giai đoạn 1980 – 1985
Đây được xem là giai đoạn đỉnh cao của đồng Đô la Mỹ. Trong khoảng thời gian từ tháng 1/1980 đến tháng 3/1985, đồng USD không ngừng tăng giá. Một
trong những nguyên nhân chính khiến cho đồng USD lên giá mạnh là vì Chính phủ Mỹ áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhưng nới lỏng chính sách tài khóa dẫn đến
thâm hụt ngân sách, tạo ra một lượng cầu đáng kể về vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó lại dẫn đến việc tỷ lệ lãi suất được đẩy lên cao và làm tăng giá trị đồng Đô la Mỹ.
● Sau sự kiện khủng bố 11/09 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho đến nay
Sau sự kiện khủng bố tại Mỹ và sự ra đời chính thức của đồng Euro, đồng USD liên tục mất giá so với các các ngoại tệ khác và vàng. Theo Quỹ Tiền tệ thế
giới (IMF), dự trữ ngoại tệ toàn cầu trong quý 1 -2006 xấp xỉ 4,34 ngàn tỷ USD. Trong số đó, đồng USD chiếm 66,3% và đồng euro 24,8%. Sử kiện này tác động xấu
đến cán cân thanh toán của Mỹ, mà đỉnh cao là đổ vỡ tín dụng tại Mỹ và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Hiện nay, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn trong điều kiện chính trị, kinh tế rối ren, Đô la Mỹ vẫn là đồng tiền khiến nhiều quốc gia khó có thể “quay lưng”
lại bởi dù sao nền kinh tế Mỹ vẫn là nền kinh tế hàng đầu. Đồng USD thường được sử dụng là loại tiền tệ xác lập hóa đơn cho các giao dịch xuất khẩu thế giới, nhiều gấp
ba lần tổng số các giao dịch xuất khẩu có nguồn gốc từ Mỹ. USD được coi là đồng tiền mạnh nhất với 80% các giao dịch trên thị trường ngoại hối có sử dụng đồng USD.
2.2.2. Các tiêu chí để đánh giá vị thế của một đồng tiền quốc tế?
Có 4 yếu tố chính để đánh giá vai trò, vị thế của một đồng tiền nói chung trong nền kinh tế thế giới:
● Dự trữ ngoại hối của quốc gia
Một đồng tiền có vị thế quốc tế lớn sẽ có tỷ trọng cao trong quỹ dự trữ ngoại hối của các quốc gia. Từ lâu nay, đồng USD luôn được sử dụng làm nguồn dự
trữ và thành toán quốc tế của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Theo dữ liệu từ IMF công bố ngày 31/3/2022 về quỹ dự trữ ngoại hối của các quốc gia quý I năm 2022, dự
trữ dưới dạng USD đạt trên 7.081 tỷ USD, chiếm 58,81%, cao hơn nhiều so với đồng EUR - đồng tiền dự trữ thứ hai - với tỷ trọng 20,64% trong tổng dự trữ ngoại hối
đã phân bổ.
● Tỉ trọng trong thanh toán và tín dụng quốc tế
Khi một đồng tiền xuất hiện trong các giao dịch quốc tế của nhiều quốc gia với tần suất và số lượng giao dịch lớn, thì đồng tiền đó được đánh giá là có vai trò
và vị thế quan trọng trong thương mại đa phương. Đồng USD trở nên phổ biến trong giao dịch trao đổi và thanh toán giữa các quốc gia. Hầu hêt các ngân hàng trung
ương trên thế giới giữ phần lớn lượng dự trữ ngoại tệ bằng USD. Bên cạnh đó, phần lớn các hàng hóa, dịch vụ giao dịch trên toàn cầu như dầu cũng được định giá bằng
USD.
● Yếu tố lòng tin vào giá trị đồng tiền
Lòng tin của người dân vào giá trị của một đồng tiền được thể hiện ở chỗ đồng tiền đó được nhiều người chấp nhận và sử dụng nhiều trong giao dịch quốc tế.
Đồng USD được xem là tài sản được người dân tin tưởng tích trữ với quan niệm “Đồng USD ổn định như vàng và thuận tiện hơn vàng”.
● Chỉ số USDX
Chỉ số USDX đo tương quan đồng USD với 6 loại tiền tệ lớn khác trên thế giới: đồng Euro (EUR), đồng Yên Nhật (JPY), đồng bảng Anh (GBP), đồng Đô la
Canada (CAD), đồng Franc Pháp (F) và đồng Sek Thụy Điển (SEK). USDX cho biết diễn biến về thay đổi giá trị của đồng USD đối với các loại tiền tệ khác. Hay nói
cách khác, USD là thước đo sức mạnh toàn cầu của đồng USD trên thị trường ngoại hối thế giới.
2.2.3. Vai trò của đồng USD trong nền kinh tế thế giới?
● Phương tiện trao đổi trong các giao dịch quốc tế và thị trường tài chính
Trong thương mại toàn cầu, Đồng Đô la Mỹ áp đảo là loại tiền tệ được sử dụng thường xuyên nhất trên thế giới. Trong giai đoạn 1999 – 2009, ước tính tỷ
trọng USD trong hóa đơn thương mại ở Châu Mỹ chiếm 96%, ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là 74% và 79% ở phần còn lại thế giới. Chỉ riêng khu vực Châu Âu
thì đồng Euro chiếm ưu thế hơn.
Trong hoạt động tài chính quốc tế, đặc biệt là hoạt động giao dịch trên thị trường ngoại hối, hơn 70% khối lượng giao dịch trung bình mỗi ngày được tạo ra
từ 7 cặp tiền tệ hàng đầu, và tất cả đều liên quan đến Đô la Mỹ. Ngoài ra, trong các ngân hàng quốc tế, khoảng 60% các khoản nợ quốc tế, ngoại tệ và các khoản cho vay
đều được tính bằng đồng Đô la Mỹ. Tỷ trọng này tương đối ổn định kể từ năm 2000 và cao hơn nhiều so với đồng Euro.
Cặp tiền tệ Thị phần giao dịch toàn cầu
EUR/USD 27%
USD/JPY 13%
GBP/USD 11%
AUD/USD 6%
USD/CAD 5%
USD/CHF 5%
NZD/USD 4%
EUR/JPY 4%
GBP/JPY 4%
Khác 21%
Bảng 1: Thị phần giao dịch trung bình hàng ngày giữa các cặp tiền tệ (năm 2020)

● Thước đo giá trị quốc tế


Chức năng thước đo giá trị quốc tế của đồng USD được thể hiện ở việc đồng tiền này được dùng làm đồng tiền xác định giá trị của những hoạt động kinh tế
quốc tế: thương mại, tín dụng, viện trợ, …
Trong hoạt động thương mại quốc tế, việc xác định giá trị hợp đồng thường được ưu tiên dùng đồng tiền của nước xuất khẩu với những nước phát triển và
đồng tiền của nước lớn với những nước đang phát triển. Do Mỹ vừa có phạm vi thương mại rộng lớn vừa là nền kinh tế hàng đầu thế giới nên đồng Đô la Mỹ thường
được sử dụng làm thước đo giá trị toàn cầu. Đồng Đô la Mỹ còn được dùng làm đơn vị tiêu chuẩn trong các thị trường quốc tế cho các mặt hàng như vàng, các nguyên
liệu thô, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt.
Trong các hoạt động tín dụng quốc tế và viện trợ quốc tế, giá trị các khoản tín dụng thương mại và tín dụng phi thương mại đều được tính bằng đồng USD và
được ngầm coi như một quốc ước của thế giới. Ngoài ra, USD còn được dùng để phản ánh giá trị nhiều chỉ số như GDP, GNP, thâm hụt cán cân thương mại, dự trữ ngoại
hối, …
● Phương tiện tích lũy quốc tế
Theo công bố chính thức của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF vào năm 2021, đồng USD chiếm 60% dự trữ ngoại hối chính thức toàn cầu. Mặc dù tỷ trọng này đã
giảm từ 71% dự trữ vào năm 2000, nhưng vẫn vượt xa tất cả các đồng tiền khác bao gồm đồng euro (21%), yên Nhật (6%), bảng Anh (5%) và đồng Nhân dân tệ của
Trung Quốc (2%).
Phần lớn dự trữ Đô la Mỹ được nắm giữ dưới dạng chứng khoán Kho bạc Hoa Kỳ do các nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân có nhu cầu cao. Tính đến cuối quý
đầu tiên của năm 2021, 7 nghìn tỷ đô la hoặc 33% số lượng chứng khoán kho bạc lưu hành trên thị trường được nắm giữ bởi các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi 42%
do các nhà đầu tư tư nhân trong nước nắm giữ và 25% của Hệ thống Dự trữ Liên bang.
Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nắm giữ một lượng đáng kể tiền giấy. Các nhân viên của Cục Dự trữ Liên bang ước tính rằng hơn 950 tỷ đô la Mỹ
tiền giấy đã được người nước ngoài nắm giữ vào cuối quý đầu tiên của năm 2021, khoảng một nửa tổng số tiền giấy đô la Mỹ đang lưu hành.
Ngoài ra, nhiều quốc gia khác tận dụng tính hiệu quả của đồng Đô la Mỹ như một kho lưu giữ giá trị bằng cách neo tỉ giá đồng tiền của họ theo đồng USD.
2.2.4. Những lợi ích nào mà Mỹ có được từ việc ban hành loại tiền tệ được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu?
Vị thế của đồng đô la với tư cách là đồng tiền dự trữ hàng đầu đã được gọi là “đặc quyền cắt cổ” của Hoa Kỳ, một cụm từ do cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp
Valery Giscard d’Estaing đặt ra vào những năm 1960. Vào thời điểm đó, các quan chức Pháp tin rằng nhu cầu sử dụng đô la của thế giới đã cung cấp nguồn tài chính rẻ
cho đầu tư của Hoa Kỳ ra nước ngoài. Theo thời gian, thương mại của Hoa Kỳ rơi vào tình trạng thâm hụt kéo dài, được hỗ trợ một phần bởi nhu cầu toàn cầu về dự trữ
đồng đô la. Nhu cầu như vậy giúp Hoa Kỳ phát hành trái phiếu với chi phí thấp hơn, vì nhu cầu cao hơn đối với trái phiếu của chính phủ có nghĩa là nó không phải trả
nhiều lãi suất để lôi kéo người mua và giúp giữ cho chi phí của Hoa Kỳ Giảm đáng kể nợ nước ngoài.
Vị trí trung tâm của đồng Đô la Mỹ đối với hệ thống thanh toán toàn cầu cũng làm tăng sức mạnh của các lệnh trừng phạt tài chính của Hoa Kỳ. Hầu hết tất
cả các giao dịch được thực hiện bằng đô la Mỹ, ngay cả giao dịch giữa các quốc gia khác, đều có thể chịu các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, vì chúng được xử lý bởi ngân
hàng đại lý có tài khoản tại Cục Dự trữ Liên bang. Bằng cách cắt bỏ khả năng giao dịch bằng đô la, Hoa Kỳ có thể gây khó khăn cho những người mà họ đưa vào danh
sách đen hoạt động kinh doanh. Vào năm 2015, ngân hàng BNP Paribas của Pháp đã bị phạt kỷ lục gần 9 tỷ đô la vì vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ bằng cách xử
lý các khoản thanh toán bằng đô la từ Cuba, Iran và Sudan.
Người đoạt giải Nobel Robert Mundell viết: “Các cường quốc có những đồng tiền tuyệt vời, và dường như không thể tranh cãi rằng ảnh hưởng toàn cầu và
tiền toàn cầu gắn liền với nhau. Thật vậy, nếu sức mạnh quân sự và sự giàu có về kinh tế của Hoa Kỳ củng cố vai trò trung tâm của đồng đô la, thì ảnh hưởng toàn cầu
của Hoa Kỳ sẽ được nâng cao vì đồng tiền của nước này thống trị thương mại, tài chính và dự trữ có chủ quyền. Ở khía cạnh cực đoan, Hoa Kỳ đã được biết đến là sử
dụng sức mạnh quân sự của mình thay mặt cho lợi ích kinh tế — và thực sự, chính đồng đô la. Vào những thời điểm khác nhau, chẳng hạn, Nhật Bản, Đức và Ả Rập Xê
Út đã được nhắc nhở rằng các bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ đảm bảo hỗ trợ tài chính cho họ khi đồng đô la bị căng thẳng. Ngoài ra, trong cuộc Khủng hoảng Suez, sự
thống trị của đồng đô la cho phép Hoa Kỳ buộc Anh rút quân dưới nguy cơ gây ra một cuộc tháo chạy đồng bảng Anh.
Sự đánh đổi kinh tế đối với Hoa Kỳ là rõ ràng. Việc phát hành đồng tiền dự trữ của thế giới mang lại triển vọng in tiền theo đúng nghĩa đen mà mọi người
chấp nhận mua súng mà không phải bỏ bơ. Sự thống trị của đồng đô la cũng cho phép Hoa Kỳ trì hoãn hoặc chuyển bất kỳ chi phí điều chỉnh toàn cầu nào sang các quốc
gia khác. Một lợi ích khác, Hoa Kỳ kiếm được thu nhập “seigniorage” từ những khoản cho vay không lãi suất hiệu quả từ những người nước ngoài nắm giữ hai phần ba
số tờ 100 đô la đang lưu hành. Trong số các chi phí, việc Mỹ dễ dàng tiếp cận tín dụng chi phí thấp có thể góp phần làm tăng tỷ giá hối đoái mạnh hơn gây ảnh hưởng
đến xuất khẩu và làm cho thâm hụt tài chính và thương mại lớn hơn. Washington cũng chịu trách nhiệm cung cấp đô la và tài sản an toàn trong khủng hoảng.
Đồng đô la Mỹ mạnh cũng có lợi cho người tiêu dùng Mỹ. Điều này là do nó làm giảm giá đô la nhập khẩu. Nói cách khác, một đồng đô la mạnh hơn làm cho
hàng hóa nước ngoài rẻ hơn để mua và giá cả phải chăng hơn đối với khách hàng trong nước. Một số ngành công nghiệp trong nước cạnh tranh với hàng nhập khẩu đó
có thể bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng cạnh tranh. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế mạnh mẽ với mức độ việc làm cao, điều này không phải là vấn đề quá đáng lo ngại.
2.2.5. Phương thức Mỹ sử dụng đồng USD để trừng phạt các quốc gia khác?
● Từ chối thông qua hoạt động thanh toán thương vụ bằng đồng đô la Mỹ:
Do có tính thanh khoản cao, được sử dụng làm đồng tiền dự trữ toàn cầu nên hầu hết các quốc gia đều sử dụng USD làm phương tiện thanh toán quốc tế. Về
nguyên tắc, các giao dịch quốc tế thanh toán bằng USD hoạt động như sau: ví dụ, khi một công ty Việt Nam bán hàng cho một công ty nước ngoài, tiền bán hàng được
sẽ không được chuyển trực tiếp về ngân hàng ở Việt Nam mà sẽ được chuyển qua một ngân hàng trung gian ở Mỹ, rồi sau đó mới được chuyển về tài khoản ngân hàng
ở Việt Nam
Chính vì tất cả thương vụ dùng Đô la Mỹ làm phương tiện thanh toán đều được phải được thông qua ngân hàng trung gian bên Mỹ trước, nên Mỹ có thể từ
chối thông qua, khiến tiền từ bên mua chưa thể chuyển qua cho bên bán. Tất nhiên hai bên mua bán trong thương vụ này có thể tìm ra con đường khác để chuyển tiền
qua lại, nhưng sẽ chậm chạp và đắt đỏ.
Từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng chính sách “Nước Mỹ trên hết” (American first) vào năm 2017, một số biện pháp trừng phạt thanh toán đã
được áp dụng đối với Iran, Triều Tiên, Syria, Venezuela và ở mức độ thấp hơn là Nga. Các cá nhân và tổ chức Trung Quốc cũng bị trừng phạt vì cáo buộc xử lý các
khoản thanh toán từ Iran và Triều Tiên. Trong đó có Ngân hàng Kunlun, Trung Quốc bị cắt khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu năm 2012 vì các giao dịch tài trợ với Iran.
Mỹ đã dùng USD áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran, ép quốc gia này ngưng chế tạo bom nguyên tử, khiến tiền thu từ việc bán dầu lửa giảm một nửa và tiền
thu nhập xuất cảng giảm 30%. Mỹ đã áp đặt trừng phạt đối với ngành năng lượng của Iran từ cuối năm 2018. Tuy nhiên từ đó đến nay, Mỹ nhiều lần miễn trừ trừng phạt
với Iran, cho phép Iraq tiếp tục nhập khẩu khí đốt và điện từ Iran nhằm phục vụ cho ngành điện nước này. Mặc dù cho phép Iraq nhập khẩu năng lượng từ Iran, nhưng
lệnh trừng phạt của Mỹ vẫn cấm Iraq dùng đồng USD để thanh toán cho Iran.
● Sử dụng cung tiền làm vũ khí tài chính gia tăng áp lực trừng phạt các nước:
Vì có tính thanh khoản cao, có vị thế là đồng tiền dự trữ toàn cầu nên hầu hết các nước coi việc tích trữ USD như là một phương thức dự trữ ngoại hối, dẫn
đến việc USD đã chiếm hơn 60% dự trữ ngoại hối toàn cầu. Chính vì vậy, nền kinh tế của các quốc gia càng phụ thuộc vào đồng tiền này hơn, dẫn đến việc có thể dễ
dàng cắt giảm cung tiền làm cô lập nền kinh tế của các nước và Mỹ càng dễ dàng vũ khí hóa thành công đồng USD trở thành một công cụ trừng phạt các quốc gia
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ được áp dụng thông qua hệ thống tài chính toàn cầu nhằm làm tê liệt một quốc gia hoặc các cá nhân, thực thể và hoạt động
cụ thể, như các quy định áp đặt đối với các cá nhân ở Hong Kong và đại lục nhằm hạn chế tác động kinh tế tổng thể. Danh sách các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng
đối với các ngân hàng bị xử phạt bao gồm: chặn bất kỳ giao dịch ngoại hối nào thuộc quyền tài phán của Mỹ; cấm trạng thái "đại lý chính" xử lý chứng khoán nợ của
chính phủ Mỹ của các ngân hàng; cấm thanh toán, chuyển tiền tín dụng hoặc cho vay từ các tổ chức tài chính thuộc thẩm quyền của Mỹ; và cấm các khoản đầu tư của
Mỹ vào vốn chủ sở hữu hoặc nợ của ngân hàng.
Và gần đây nhất Mỹ đã áp dụng lệnh trừng phạt này đối với Nga. Trong căng thẳng giữa Nga và Phương Tây liên quan đến Ukraine, chưa rõ Mỹ sẽ tấn công
Nga bằng những cách nào nhưng đòn trừng phạt hiệu quả nhất là dollar, vì nó sẽ làm tê liệt toàn bộ người Nga. Vào ngày 18/01/2022, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng
viện Bob Menendez (D-NJ) và 39 Thượng nghị sĩ khác đã đưa ra Đạo luật Bảo vệ Chủ quyền Ukraine (DUSA), tìm cách vũ khí hóa hệ thống tài chính toàn cầu bằng
USD để đối phó Nga nếu Nga động vào Ukraine. Nga kiếm sống chủ yếu nhờ việc xuất khẩu năng lượng ra nước ngoài, và vì hầu hết các các giao dịch xuyên biên giới
đều được thực hiện bằng USD nên Mỹ đã cấm các ngân hàng lớn và các công ty năng lượng ở Nga tiếp cận với USD, đóng băng hàng trăm tỷ USD ngoại hối và khiến
đồng ruble mất giá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga.
2.3. Sức mạnh của đồng USD trong tương lai?
2.3.1. Dự báo sức mạnh của đồng USD trong tương lai?
Hiện tại, trong những tháng đầu của năm 2022 cũng như vài tháng tới, đồng đô la Mỹ đang tăng cao hơn. Trong bối cảnh lạm phát gia tăng, thị trường lao
động mạnh và tăng trưởng mạnh mẽ, viễn cảnh Fed với chính sách diều hâu đã nâng giá trị đồng USD. Một tình hình địa chính trị đầy thách thức và nền kinh tế lạm phát
đã chứng kiến các nhà đầu tư chuyển đến nơi trú ẩn an toàn của đồng đô la, trong khi trạng thái của đồng euro (EUR/USD) đã bị loại bỏ do gần với cuộc xung đột trong
khi đồng yên (USD/JYP) đã giảm xuống. Vị thế của USD như một nơi trú ẩn an toàn đã được thúc đẩy bởi lạm phát cao hơn và Cục Dự trữ Liên bang (FED) diều hâu.
Trong tương lai, giá trị đồng USD cũng đang lạc quan. Các xu hướng đi ngược lại với USD đến từ hai đặc điểm liên kết với nhau, đó là, những bất ổn địa
chính trị đang diễn ra và những rủi ro giảm đối với tăng trưởng toàn cầu. Với đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ, thắt chặt tiền tệ để hạn chế các vấn đề lạm phát nghiêm trọng
và dữ liệu việc làm vững chắc, tâm lý tăng giá đối với đồng đô la có thể sẽ tiếp tục trong suốt những năm tới.
Tuy nhiên, với vai trò là đồng tiền dự trữ hàng đầu thế giới, các nhà phân tích cho rằng việc sử dụng nó như một vũ khí tài chính có khả năng thúc đẩy một
động thái đang được nhiều quốc gia thực hiện nhằm đa dạng hóa các khoản đầu tư sang các loại tiền tệ thay thế. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói tại hội nghị
thượng đỉnh các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) vào năm 2018 rằng Mỹ đang sử dụng hệ thống thanh toán vào các mục tiêu chính trị và việc
này đang làm xói mòn giá trị của đồng USD với vai trò đồng tiền toàn cầu. “Bằng việc áp đặt các giới hạn, các lệnh trừng phạt, họ (Mỹ) đang làm xói mòn niềm tin vào
dollar với tư cách một đồng tiền có giá trị dự trữ”, ông Putin nói. Ông Putin cũng nói Nga không có ý định từ bỏ đồng USD vì nó được sử dụng rộng rãi trong giao dịch
thương mại quốc tế. Tuy nhiên, tổng thống Nga nhấn mạnh sự cần thiết phải có các đồng tiền khác trong giao dịch thương mại quốc tế.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cho biết các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga có nguy cơ làm suy giảm vai trò của đồng USD với tư cách đồng tiền dự
trữ chính của thế giới. Ngoài ra, còn có các mối đe dọa đối với nợ công của Mỹ. Nếu Mỹ lạm dụng việc vũ khí hóa đồng USD, cấm cản các nước khác tiếp cận với USD,
thì có thể các nước sẽ dần chuyển sang thanh toán bằng các đồng tiền khác và điều đó ảnh hưởng đến vị trí độc tôn của USD với tư cách là đồng tiền dự trữ quốc tế.
Trong 2 thập kỷ qua, tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ quốc tế đã giảm từ 70% xuống 60%. Lý do chỉ có một, đó là sự tăng cường vai trò của các loại tiền tệ khác.
Ngoài ra, còn phải kể đến một khía cạnh khác. Washington thực sự đang sử dụng đồng USD như một vũ khí tài chính để gia tăng áp lực trừng phạt. Và đây là tín hiệu
cho phần còn lại của thế giới: Đồng USD của Mỹ không đáng tin cậy, cần phải đa dạng hóa các phương thức thanh toán.
USD không thể mất đi vị thế thống trị trong một sớm một chiều, nhưng về lâu dài không có gì đảm bảo điều đó không xảy ra. Rủi ro của Mỹ khi liên tục vũ
khí hóa USD có thể sẽ không đến trong nhiều năm, mà sẽ đến trong nhiều thập kỷ sau đó. Mặc dù đồng đô la khó có thể sớm bị thay thế làm đồng tiền dự trữ, nhưng bất
kỳ sự dịch chuyển ổn định nào khỏi đồng bạc xanh có thể dẫn đến nền kinh tế toàn cầu bị phân tán hơn, nơi các khoản thanh toán được phân chia đồng đều hơn giữa các
loại tiền tệ bao gồm đồng đô la, đồng Euro và Nhân dân tệ.
2.3.2. Khi vị thế đồng USD giảm sẽ ảnh hưởng thế nào đến hoạt động giao dịch thương mại, kinh tế đối ngoại và đầu tư của Việt Nam?
Chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam hiện nay theo nguyên tắc cố định, có thả nổi biên độ cộng trừ 2% nên khi đồng USD thay đổi, tỷ giá hối đoái cũng
sẽ bị thay đổi làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng.
USD giảm giá hoặc đồng USD đánh mất vị thế sẽ làm tỷ giá hối đoái giảm dẫn đến khả năng cạnh tranh về giá cả và tăng trưởng thu nhập của Việt Nam. Tỷ
lệ hối đoái giảm khiến cho hàng hoá xuất khẩu của một quốc gia rẻ hơn và nhập khẩu đắt đỏ hơn. Bằng cách giảm giá theo USD, các sản phẩm của Việt Nam có đơn vị
tiền tệ được cố định là đồng USD sẽ trở nên cạnh tranh hơn so với các nước thứ ba. Điều này có thể thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu của Việt Nam đối với thị
trường Hoa Kỳ.
Tuy nhiên sẽ có một vài yếu tố làm phức tạp mối quan hệ này. Thứ nhất, để tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến cán cân thương mại, nhu cầu xuất khẩu và nhập
khẩu phải đáp ứng với sự thay đổi của giá cả theo điều kiện của Marshall-Lerner. Điều kiện Marshall-Lerner phát biểu rằng, để cho việc phá giá tiền tệ có tác động tích
cực tới cán cân thanh toán, thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co dãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu phải lớn hơn 1. Thứ hai, sẽ có
độ trễ đáng kể khi có biến động tỷ giá và sự thay đổi trong cán cân thương mại, cán cân thương mại có thể thậm chí xấu đi sau khi nhừng sẽ dụng hàng nhập khẩu vì
chúng trẻ nên đắt hơn. Điều này chỉ được cải thiện khi khi sản lượng xuất khẩu tăng lên và nhập khẩu giảm đi. Việc điều chỉnh định lượng này thường mất rất nhiều thời
gian, do đó có thể mất rất nhiều thời gian để Việt Nam có thể cải thiện cán cân thương mại. Điều này cũng giải thích cho việc khó có thể thay đổi vị trí quan trọng của
USD trong rổ ngoại tể của Việt Nam, để làm được điều đó sẽ cần sự đồng bộ và thời gian rất lớn, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Thay đổi tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, do đó ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Tỷ giá hối đoái có thể dẫn đến việc tăng trưởng
kinh tế cao hơn bằng các kích thích xuất khẩu. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến tăng nhu cầu xuất khẩu và có lợi cho việc xuất khẩu của các đối tác thương mại. Tuy
nhiên, nhu cầu nhập khẩu tăng do tăng trưởng kinh tế cao hơn thường xuất hiện sau khi giảm nhập khẩu ban đầu sau khi đồng USD giảm giá. Các đối tác thương mại có
thể cảm thấy tác động của nhu cầu nhập khẩu giảm nhanh hơn. Vì lý do này, sự mất giá của USD sẽ trở thành mối quan tâm của các đối tác thương mại. Hơn nữa, do sự
khác biệt về sản phẩm được giao dịch, thương mại của một số quốc gia sẽ phản ứng nhanh hơn với những thay đổi về cạnh tranh giá, trong khi một số quốc gia lại nhạy
cảm với sự tăng trưởng kinh tế của các đối tác thương mại, cụ thể ở đây là Việt Nam.
Việc thay đổi tý giá hối đoái cũng có những tác động đến kinh tế vĩ mô khác. Một trong những điều quan trọng nhất là thay đổi tổng cầu. Khi tỷ giá hối đoái
có một quốc giá giảm, tổng cầu đối với sản phẩm của quốc gia đó trên thị trường quốc tế có thể tăng lên. Điều này xảy ra bởi vì nhu cẩu của cả trong nước và nước ngoài
đối với các sản phẩm đó có thể tăng lên khi chúng trở nên rẻ hơn. Điều này xảy ra vì chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam hiện nay theo nguyên tắc cố định, có thả
nổi biên độ cộng trừ 2%, điều này ít nhiều khiến VNĐ giảm giá theo USD. Khi USD làm tăng khả năng cạnh tranh, nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng
lên, trong khi nhu cầu nhập khẩu có thể giảm, dẫn đến tổng cầu tăng. Tích cực xuất khẩu và chi trả bằng USD có thể dẫn đến việc tăng cung ngoại tệ. Mặt trái của việc
này là nội tệ sẽ bị thiếu hụt. Điều này sẽ gây áp lực tăng giá đối với đồng nội tệ. Các cơ quan quản lý tiền tệ sẽ mở rộng cung tiền để trung hoà áp lực và duy trì tỷ giá hối
đoái cố định
Cung tiền tăng làm mức giá tăng, điều này cùng với thực tế là hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn sau khi USD mất giá, có thể dẫn đến mức giá cao hơn ở các
quốc gia nhập khẩu hàng hoá Việt Nam có sử dụng đồng USD. Theo thời gian, giả cả có khả năng tăng, tỷ giá hối đoái có thể không thay đổi, sản lượng có khả năng
tăng. Tóm lại, đồng USD giảm giá có thể làm tăng áp lực giá cả, cải thiện cán cân thương mại và tạo điều kiện tăng trưởng sản lượng cho nền kinh tế Việt Nam vì có cố
định tỷ giá khiến đồng tiền giảm giá theo đồng USD.

Q&A

Câu 1: Gần đây mình đọc được FED tăng lãi suất cơ bản và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay, điều này thì sẽ làm tỉ giá USD/VND tăng lên. Các
bạn mới chỉ phân tích ảnh hưởng khi đồng USD giảm vị thế, còn trong bối cảnh như gần đây thì tác động sẽ như thế nào?

Đầu tiên, đồng USD mạnh lên sẽ gây áp lực lên tỉ giá hối đoái của Việt Nam, tuy nhiên cũng như khi vị thế USD giảm, các yếu tố cơ bản để giữ cho VND ổn
định là thặng dư tài khoản và dự trữ ngoại hối cao vẫn đang được duy trì, nên ảnh hưởng sẽ không đáng kể.
Thứ hai, khi đồng USD quá mạnh, lãi suất USD sẽ tăng áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó huy động vốn
trên thị trường quốc tế và phải chịu lãi suất cao hơn.
Cuối cùng, khi tình hình tài chính bị Mỹ thắt chặt sẽ khiến cho triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới giảm sút, dẫn đến nhu cầu đối với hàng xuất
khẩu của Việt Nam thấp hơn.

Câu 2: Tại sao Mỹ chấp nhận thâm hụt thương mại và để hàng triệu việc làm sang Trung Quốc?

Việc USD được dùng làm đồng tiền dự trữ toàn cầu mang lại cho Mỹ nhiều lợi ích nhưng cũng khiến Mỹ trả giá đắt khi phải nhập siêu liên tục hàng thập kỷ,
việc làm rơi vào tay các nước có đồng tiền định giá thấp, đặc biệt là Trung Quốc.

Nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu tức là số USD Mỹ chi ra lớn hơn số USD Mỹ thu về. Một phần số chênh lệch này được ngân hàng trung ương các nước khác
giữ lại làm dự trữ ngoại hối.

Nếu Mỹ bất chấp tất cả, tìm mọi cách để đạt cân bằng thương mại, tức là nhập khẩu đúng bằng xuất khẩu và số USD chi ra đúng bằng số USD thu về, khi đó
các nước trên thế giới sẽ không giữ lại được đồng USD nào, tự nhiên USD sẽ không còn là đồng tiền dự trữ nữa. Để có thể bơm USD tràn ngập thế giới, Mỹ phải chấp
nhận thâm hụt thương mại.
Việc nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu cũng có nghĩa là Mỹ tiêu dùng nhiều hơn lượng hàng hóa và dịch vụ tự sản xuất ra. Theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson
(PIIE), Mỹ đang phải vay nợ nước ngoài để tài trợ cho thâm hụt thương mại.

Bên cạnh đó, cả thế giới muốn nắm giữ USD làm dự trữ ngoại hối khiến cho giá USD so với các loại tiền tệ khác tương đối cao, đồng nghĩa với việc giá các
loại hàng hóa của Mỹ cũng bị coi là đắt đỏ. Vì vậy, các nhà xuất khẩu Mỹ khó cạnh tranh với đối thủ quốc tế. Từ đó, các công ty, tập đoàn của Mỹ phải tìm cách để đưa
việc sản xuất của mình ra nước ngoài, để tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá.

Có thể thấy, vấn đề thâm hụt thương mại và để hàng triệu việc làm sang TQ là một hậu quả tất yếu của việc Đồng Đô la Mỹ là đồng tiền dự trữ quốc tế. Nếu
Fed cũng phá giá USD để kích thích xuất khẩu và tạo công ăn việc làm trong nước tương tự như ngân hàng trung ương Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, USD sẽ
không thể là đồng tiền dự trữ của thế giới.

Câu 3: Liệu Nhân dân tệ có đủ sức cạnh tranh với USD trong hệ thống tài chính toàn cầu?
Tỷ trọng của đồng USD đã giảm đáng kể 11% từ năm 2000; ngược lại, tỷ trọng của đồng Euro đã giảm từ năm 2007 (26,1%) còn 21% vào năm 2021. Đồng
CNY của Trung Quốc đã có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên thị trường tài chính toàn cầu sau năm 2010, khi Chính phủ Trung Quốc bắt đầu tự do hóa tài khoản
vốn và quốc tế hóa tiền tệ của nước này thông qua nhiều biện pháp chính sách. Vào năm 2016, đồng CNY đã được chấp thuận đưa vào SDR cùng USD, Euro, Yên Nhật
và Bảng Anh với quyền số 10,92%, đứng sau USD (41,73%) và Euro (30,93%) đã tạo thêm động lực cho quá trình quốc tế hóa đồng NDT. Trung Quốc có tầm ảnh hưởng
với tư cách là một đối tác thương mại lớn của nhiều quốc gia khác và vai trò đặc biệt lớn của nước này trong thương mại hàng hóa toàn cầu; cuộc khủng hoảng địa chính
trị trực tiếp giữa Nga và Ukraine và gián tiếp giữa Mỹ - NATO với Nga cùng với các lệnh cấm vận, đóng băng dự trữ ngoại hối, tài sản của Nga và các công dân Nga của
các nước phương Tây; việc Nga buộc các quốc gia không thân thiện thanh toán dầu mỏ và khí đốt bằng đồng Ruble, không phải là không hợp lý khi hình dung một thế
giới, trong đó, tỷ trọng áp đảo của đồng USD, Euro trong dự trữ ngoại hối, thanh toán quốc tế, đặc biệt đối với dầu mỏ, khí đốt không còn chỉ tính bằng USD, Euro, mà
thay vào đó, sẽ sử dụng nhiều đồng tiền khác hơn như CNY, Ruble, Rupee… và đồng CNY có khả năng tiến xa hơn nữa, sẽ trở thành một trong những đồng tiền quốc tế
chủ chốt.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, thì khả năng NDT thay thế USD là rất thấp. Để trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu, NDT cần phải tạo được lòng tin về sự ổn định
của mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay chế độ tỷ giá của Trung Quốc chưa ổn định, liên tục có những sự biến động bất thường, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào
đồng USD và có sự thao túng từ chính phủ Trung Quốc. Đồng thời, để trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế, Trung Quốc cần phải chấp nhận thâm hụt thương mại. Tuy
nhiên, chính phủ Trung Quốc luôn duy trì các chính sách và tìm mọi cách để tạo thặng dư thương mại. Có thể thấy, để đạt được tham vọng là trở thành đồng tiền dự trữ
quốc tế, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc cần xem xét lại định hướng của mình trong việc điều hành chế độ tỷ giá cũng như hoạt động thương mại toàn
cầu.

Câu 4: Giải thích thêm về việc gắn chặt USD và dầu mỏ?
Thứ nhất, giá dầu luôn được tính bằng đồng dollar Mỹ trên toàn thế giới. Khi đồng dollar Mỹ mạnh lên, sẽ chỉ cần trả ít dollar hơn cho một thùng dầu và
ngược lại.

Thứ hai, trong suốt lịch sử nhập khẩu dầu của Hoa Kỳ. Giá dầu tăng khiến thâm hụt cán cân thương mại của Hoa Kỳ cũng tăng lên vì cần trả nhiều dollar hơn
cho mỗi thùng dầu. Tuy nhiên, nhờ vào sự thành công của các công nghệ khoan và khai thác dầu mỏ, đặc biệt là công nghệ khai thác fracking (công nghệ nứt vỡ thủy
lực) đã làm tăng đáng kể năng lực sản xuất của Hoa Kỳ. Biến đất nước này trở thành đất nước xuất khẩu ròng dầu mỏ tinh chế, đồng thời là nhà sản xuất dầu thô top đầu
Thế giới.

Câu 5: Nếu liên tục trừng phạt bằng đồng đô la, Mỹ có gặp nguy cơ đánh mất niềm tin từ các quốc gia và đánh mất vị thế của mình không?
Thực tế thì các quốc gia lớn mạnh và các khu vực kinh tế trên thế giới từ lâu đã tìm cách để tạo ra thế cân bằng, giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD trong
hoạt động giao dịch, thanh toán, dự trữ quốc tế.

Đầu năm 2022, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang tăng nắm giữ vàng, nâng tổng số vàng trong kho dự trữ ngoại hối lên mức cao nhất trong
vòng 31 năm. Dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang bắt đầu thắt chặt tín dụng. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương vẫn tiếp tục chuyển sang dự trữ vàng. Điều này
cho thấy các quốc gia đang dần mất niềm tin vào đồng bạc xanh.
NHÓM 5: CENTRAL GROUP THU MUA LẠI BIG C – TÍN HIỆU BUỒN CHO NHÀ SẢN XUẤT, BÁN LẺ VIỆT NAM

TÓM TẮT
Đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện là hình thức kêu gọi vốn phổ biến nhất tại Việt Nam bởi những lợi ích mà hình thức đầu tư trên mang lại. Đặc biệt đối với
Việt Nam hiện là một quốc gia đang phát triển cần nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại để phát triển nền kinh tế. Điển hình cho sự quan trọng của doanh nghiệp FDI tại
Việt Nam chính là công ty TNHH SAMSUNG ELECTRONICS Việt Nam với doanh thu năm 2021 đạt 74,2 tỷ USD chiếm đến gần 20% tổng GDP Việt Nam
(Samsung, 2022). Những lợi ích mà FDI mang lại đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như đời sống xã hội của người dân Việt Nam là không thể phủ nhận, tuy nhiên
vẫn còn tồn tại một số vấn đề khi mà các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Thứ nhất: vấn đề môi trường là một mảng tối khi nói về các doanh
nghiệp FDI giai đoạn 2016-2017 tuy nhiên đến nay vấn đề trên đã được Nhà nước và chính các doanh nghiệp chung tay giải quyết và đã đạt được những thành quả nhất
định. Thứ hai: khi một quốc gia thu hút quá nhiều vốn FDI, thiếu chú trọng huy động nguồn vốn trong nước có thể dẫn đến nguy cơ mất cân đối trong cơ cấu đầu tư và
từ đó bị quá phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài. Thứ ba: là một vấn đề nan giải mà đến nay vẫn chưa có cách giải quyết triệt để. Khi các doanh nghiệp có 100% vốn
đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam và có mục tiêu cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước thì rất khó để cho các doanh nghiệp nội địa Việt Nam để cạnh
tranh lại, hoặc các doanh nghiệp nước ngoài có thể ưu tiên hơn cho các sản phẩm có nguồn gốc từ quốc gia gốc từ đó gây bất lợi cho hàng hóa nội địa. Câu chuyện dưới
đây nhóm kể chính là một minh chứng cho vấn đề thứ ba được đề cập đến. Câu chuyện kể về việc thương hiệu Big C đang là một thương hiệu gắn bó với người
Việt thì được thu mua lại bởi doanh nghiệp Thái Lan. Sau khi thu mua lại thì hàng hóa Thái Lan đã được ưu tiên hơn trong chuỗi bán hàng của Big C – được đổi tên
thành Go! Và Tops Market sau khi bị mua lại. Mặc dù, thương hiệu Big C vốn dĩ không phải do người Việt sáng tạo ra và được mua lại bởi chính công ty đã tạo ra
thương hiệu này, tuy nhiên việc thay đổi những thương hiệu quen thuộc với người dân và làm cho hàng hóa nội địa Việt Nam gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận đến
người tiêu dùng chính là một trong những hệ quả tất yếu của việc thu hút nguồn vốn FDI. Một số vụ việc thu mua lại những doanh nghiệp, thương hiệu nổi tiếng của
Việt Nam đó là: ThaiBev – một tập đoàn của Thái Lan thu mua lại Sabeco hay Mondelez thôn tính thương hiệu Kinh Đô.

Nội dung bản báo cáo gồm hai phần chính: phần câu chuyện chi tiết và phần trả lời câu hỏi thảo luận mà nhóm đã đặt ra. Nhóm đã nêu ra sáu câu hỏi chính về
các vấn đề liên quan trực tiếp đến case study bao gồm: thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện nay, xem xét tình hình đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại các nước trong khu vực và các nước cùng trình độ phát triển, suy đoán ảnh hưởng của việc các doanh nghiệp FDI ngày càng lấn sâu vào thị
trường bán lẻ Việt Nam, những tác động tích cực và tiêu cực của việc bán lại các thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam cho các công ty nước ngoài và
cuối cùng đó là đề xuất một số phương hướng phát triển và gìn giữ thương hiệu của người Việt.

1.1. CÂU CHUYỆN CHI TIẾT


1.1.1. Thương hiệu Big C
Thương hiệu Big C được tạo ra và giới thiệu lần đầu tiên bởi tập đoàn Central Group của Thái Lan với ý nghĩa cái tên ban đầu là “Big Central” vào ngày 15/1/1994. Sau
khủng hoảng tài chính tại Châu Á mà khởi nguồn là từ Thái Lan vào năm 1997, Big C được bán lại cho Tập đoàn Casino của Pháp cũng là một doanh nghiệp trong
ngành bán lẻ.

Cho đến năm 2020 Big C đã có chuỗi hệ thống 35 siêu thị và đại siêu thị trải dài từ Bắc vào Nam. Với triết lý kinh doanh là” Giá rẻ cho mọi nhà” Big C luôn
là siêu thị dẫn đầu về chính sách giá khi mà giá tất cả các mặt hàng tại siêu thị này đều rẻ hơn so với mặt bằng chung và các siêu thị khác. Sau khi về đến thị trường
Việt Nam chữ “C” trong Big C đã được hiểu thành “Customer” tức là khách hàng cho thấy sự gần gũi thân thiết với khách hàng của Big C.

Cho đến trước khi bị tập đoàn Central Group mua lại hay kể cả sau khi đã bị mua lại và đổi tên Big C luôn là cái tên quen thuộc với gần như toàn bộ người dân
Việt Nam bởi những lí do như sau: Thứ nhất, Big C luôn là nơi bán toàn bộ các loại mặt hàng thiết yếu cần thiết cho nhu cầu cuộc sống với giá cả phù hợp với túi tiền
của người Việt. Mục tiêu của Big C cũng là để phục vụ cho nhu cầu của những đối tượng thu nhập thấp và trung bình. Thứ hai, Big C có hệ thống chăm sóc khách hàng
tận tình và chu đáo hàng đầu so với những nhà bán lẻ khác tại Việt Nam từ những lúc mới thâm nhập thị trường cho đến hiện tại. Với những chính sách như: miễn phí
giao hàng khi khách hàng mua đủ hóa đơn tại siêu thị, có hệ thống xe bus đưa đón khách hàng mua hàng đến các địa điểm xung quanh tỉnh hay có chính sách đổi trả
đối với những hàng hóa nằm trong danh mục cho phép. Thứ ba, trong hệ thống siêu thị Big C gần như toàn bộ hàng hóa đều là hàng Việt Nam, chính bởi yếu tố này hệ
thống siêu thị trên đã nhận được tình yêu mến và sự ủng hộ của người tiêu dùng. Chính bởi những chiến lược kinh doanh phù hợp này Big C tại Việt Nam đã chiếm
trọn sự tin tưởng khi mua sắm của người Việt và đạt được rất nhiều thành tích như: năm 2012 nhận được giải thưởng “Thương hiệu Việt được yêu thích nhất”, giải
thưởng “Thương hiệu Vàng” được bình chọn liên tiếp 5 năm, năm 2014 Big C là một trong 5 doanh nghiệp Việt Nam lọt top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương. Mặc dù thương hiệu Big C đang hoạt động rất thành công ở thị trường Việt Nam như vậy, tập đoàn Central Group đã chính thức “khai tử” cho
thương hiệu này tại Việt Nam sau khi nắm quyền điều hành. Điều này đã gây ra sự hụt hẫng không nhỏ cho người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng lớn đến với hàng hóa
Việt Nam khi muốn được bán tại Big C.

1.1.2. Thương vụ mua lại Big C tại Việt Nam


Tập đoàn Casino rao bán Big C Việt Nam vào cuối năm 2015, thời điểm mà thị trường bán lẻ Việt Nam đang có những chuyển đổi mang tính lịch sử, như một
phần trong kế hoạch tái cơ cấu tài chính. Trong lúc hàng loạt tên tuổi đang muốn dồn sức mở bằng được chuỗi bán lẻ tại thị trường Việt Nam, thì Big C, một ông lớn có
vị thế rõ ràng tại đây lại đi theo chiều ngược lại. Tất nhiên, khi được bật đèn xanh thì hầu như các tập đoàn lớn mạnh đều muốn tham gia vào cuộc đua thâu tóm “đế
chế” này. Sau một thời gian “chạy đua” chào giá của nhiều công ty như Lotte Group của Hàn Quốc, Aeon của Nhật Bản, Central Group và TCC Holding của Thái Lan
và các nhà đầu tư trong nước như CTCP Thăng Long GTC (thành viên Hanoitourist), Saigon Co.op và Masan Group, cuối cùng chuỗi Big C Việt Nam đã về tay Tập
đoàn Central của gia đình tỷ phú Thái Chirathivat. Vào chiều 29/04/2016, tập đoàn Central Group đã chính thức đăng tải thông tin hoàn tất chuyển nhượng mà theo đó,
toàn bộ hệ thống siêu thị Big C của Việt Nam từ nay sẽ thuộc quyền sở hữu của họ thay vì của Tập đoàn Casino của Pháp như trước đây. Họ đã hoàn tất giao dịch mua
lại hệ thống siêu thị Big C với giá 920 triệu Euro tương đương 1,05 tỷ USD.

Được biết, Central Group đã tham gia đấu thầu nhằm mua lại Big C kể từ đầu tháng 3/2016, và điều này hoàn toàn nằm trong kế hoạch chiến lược của tập đoàn
nhằm mở rộng mạng lưới phát triển trong khu vực Asean. Central Group cùng với Nguyễn Kim Group (doanh nghiệp cũng là của Việt Nam mà Central Group nắm giữ
49% cổ phần) sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược của Big C Việt Nam, đặc biệt là liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng hàng hóa sản xuất tại Việt Nam cho các cửa hàng
Big C. Lý do chính khiến Central Group nhắm đến Big C chứ không phải một hệ thống siêu thị nào khác, đó là vì Big C Việt Nam đã xây dựng được một mối quan hệ
tốt không chỉ giữa các nhà cung cấp và các khách hàng, mà còn cả bao gồm cả nhân viên, chính quyền địa phương và cộng đồng trong và ngoài nước. Điều này giúp họ
dễ dàng hơn trong việc phát triển và mở rộng mạng lưới.
1.2. TRẢ LỜI CÂU HỎI THẢO LUẬN
1.2.1. Nhóm câu hỏi thứ nhất: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Câu 1: Khái niệm về đầu tư nước ngoài, các loại hình đầu tư nước ngoài và vai trò của đầu tư nước ngoài.
Khái niệm: Đầu tư nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân của một quốc gia đưa vốn dưới các hình thức khác nhau vào quốc gia khác để tiến hành các hoạt
động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận.

Các hình thức: Đầu tư nước ngoài được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.

Vai trò:

Đối với nhà đầu tư nước ngoài:

+ Mục tiêu căn bản nhất của nhà đầu tư nước ngoài là tối đa lợi nhuận và tránh các rủi ro phát sinh khi đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.

+ Mục đích kinh tế của cá nhân, doanh nghiệp cũng như của một quốc gia thường là lợi nhuận và lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Do đó, một khi thị trường
trong nước hay các thị trường quen thuộc bị tràn ngập những sản phẩm của họ và sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh thì họ buộc phải đầu tư sang nước khác để
tiêu thụ số sản phẩm đó nếu muốn tiếp tục phát triển hoặc không bị phá sản. Trong khi đầu tư ra nước ngoài, họ chắc chắn sẽ tìm thấy ở nước sở tại những lợi thế so
sánh so với thị trường cũ như giá lao động rẻ hay tài nguyên chưa bị khai thác nhiều. Hơn nữa, hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài có khả năng
táng uy tín và sức cạnh tranh. Ngoài ra, một trong những mục tiêu mà nhà đầu tư nước ngoài có thể hướng tới là bán máy móc và công nghệ cũ kỹ lạc hậu hay bị hao
mòn vô hình do thời gian với giá cao nhưng lại là mới đối với nước nhận đầu tư (khi nước đầu tư là nước đang hoặc chậm phát triển). Đối với quốc gia của nhà đầu tư:

+ Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là cách thức để một quốc gia có thể mỏ rộng và nâng cao quan hệ hợp tác về nhiều mặt đối với các quốc gia khác mà công
dân, doanh nghiệp của mình đến đầu tư kinh doanh. Việc này có thể mang lại một số lợi ích cho quốc gia của nhà đầu tư, như: Quan hệ kinh tế, chính trị với nước nhận
đầu tư được tăng cường; quan hệ thương mại với nước nhận đầu tư cũng có thể gia tăng và nhà đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, khi thị trường trong
nước của quốc gia có nhà đầu tư, sản phẩm đó đang thừa mà nước sở tại lại thiếu; khai thác được các nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ngoài, giải quyết công ăn việc
làm cho một số lao động vì khi đầu tư sang quốc gia khác thì nước đó phải cần đưa sang những người hướng dẫn kỹ thuật, người quản lý còn gọi là các chuyên gia
trong lĩnh vực đang thực hiện đầu tư; đồng thời, tránh được việc phải khai thác quá mức các nguồn lực trong nước, như tài nguyên thiên nhiên hay ô nhiễm môi trường;
có nguồn lợi nhuận của nhà đầu tư ở nước ngoài chuyển về nước.

Tuy nhiên, quốc gia mà nhà đầu tư có quốc tịch có thể gặp một số bất lợi như dòng vốn chuyển ra nước ngoài đáng lẽ có thể sử dụng hiệu quả hơn ở trong
nước, các tác động tiêu cực khi có ngành công nghiệp chuyển ra nước ngoài, nhà máy đóng cửa, nhân công bị mất việc làm, mất nguồn thu thuế từ các khoản đầu tư
chuyển ra nước ngoài. Quan hệ đầu tư đôi khi gây phức tạp thêm quan hệ ngoại giao khi có xung đột phát sinh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước nhận đầu tư.

Do đó, mỗi quốc gia có chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài khác nhau nhằm tối đa lợi ích và giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc đó. Ký kết các
điều ước quốc tế về đầu tư là một biện pháp nhằm khuyến khích và bảo đảm an toàn pháp lý cho hoạt động đầu tư kinh doanh của công dân, doanh nghiệp của một
nước ở nước khác.

Câu 2: Khái niệm về FDI? FDI có những đặc điểm gì và có những hình thức nào?
* Khái niệm:

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một
nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường
hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ"
và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".

Theo IMF: “FDI nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư,
mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự của doanh nghiệp”

Theo OECD: “Đầu tư trực tiếp được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biết là những khoản đầu tư mang lại
khả năng tạo ra ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách:

+ Thành lập hoặc mở rộng 1 doanh nghiệp, hoặc 1 chi nhánh thuộc quyền quản lý của chủ đầu tư”

+ Mua lại doanh nghiệp đã có

+ Tham gia vài một doanh nghiệp mới

+ Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm)”

→ Tóm lại, có thể hiểu FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần vốn đủ lớn đầu tư cho một dự án ở
nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiếm soát dự án đó.

* Đặc điểm:

Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu:

+ Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành
quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này. Luật pháp của Mỹ quy định tỉ lệ là
10%, Pháp và Anh là 20%, Việt Nam theo Luật Đầu tư năm 2014 không phân biệt đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp mà gọi chung là đầu tư kinh doanh, còn theo quy
định của OECD (1996) thì tỉ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp - mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham
gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp.

+ Tỉ lệ góp vốn của các chủ đầu tư sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỉ lệ này.
Chủ đầu tư giành quyền kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp đầu tư:

+ Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu hách nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao,
không có những ràng buộc về chính trị. Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập
kinh doanh mà không phải lợi tức.

+ FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kĩ
thuật, cán bộ quản lý... vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án.

Quyền quản lý và điều hành phụ thuộc tỷ lệ đóng góp vốn: Lỗ, lãi chia theo tỷ lệ góp vốn

* Các hình thức:

Đầu tư mới (Greenfield Investment): Đầu tư mới là việc một công ti đầu tư để xây dựng một cơ sở sản xuất, cơ sở marketing hay cơ sở hành chính mới, trái
ngược với việc mua lại những cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động. Như tên gọi đã thể hiện, hãng đầu tư thường mua một mảnh đất trống và xây dựng nhà máy
sản xuất, chi nhánh marketing, hoặc các cơ sở khác để phục vụ cho mục đích sử dụng của mình. Đây chính là những gì mà hãng Ford đã làm, ví dụ như thành lập một
nhà máy rất lớn ở bên ngoài Valencia, Tây Ban Nha.

Mua lại, sáp nhập (Merger & Accquisition):

+ Mua lại (acquisitions) là việc đầu tư hay mua trực tiếp một công ti đang hoạt động hay cơ sở sản xuất kinh doanh. Ví dụ, khi hãng Home Deport thâm nhập
vào thị trường Mexico, mua lại các cửa hàng và tài sản của một nhà bán lẻ các sản phẩm công trình kiến trúc, Home Mart. Nhà sản xuất máy tính cá nhân Lenovo của
Trung Quốc đã quốc tế hóa nhanh chóng nhờ một phương thức mua lại đầy tham vọng. Năm 2004, Lenovo mua lại việc kinh doanh PC của IBM, với giá trị vào khoảng
hai phần ba doanh thu của hãng năm 2005. Cuộc mua bán này đã mang đến cho Lenovo những tài sản phương thức giá trị, như là thương hiệu và mạng lưới phân phối.
Việc mua lại đã giúp Lenovo nhanh chóng mở rộng việc vươn tới các thị trường và trở thành công ti toàn cầu. + Sáp nhập (merge) là một dạng đặc biệt của mua lại
mà trong đó hai công ti sẽ cùng góp vốn chung để thành lập một công ti mới và lớn hơn. Sáp nhập là hình thức phổ biến hơn giữa các công ti có cùng quy mô bởi vì họ
có khả năng hợp nhất các hoạt động của mình trên cơ sở cân bằng tương đối. Một ví dụ điển hình đó là về việc sáp nhập giữa Lucent Technologies của Hoa Kỳ với
Alcatel của Pháp. Sự sáp nhập này đã tạo ra công ti chuyên về kinh doanh các thiết bị viễn thông toàn cầu lớn nhất thế giới (Alcatel - Lucent). Giống như liên doanh,
sáp nhập có thể tạo ra rất nhiều kết quả tích cực, bao gồm sự học hỏi và chia sẻ nguồn lực giữa các đối tác với nhau, tăng tính lại ích kinh tế của quy mô, giảm chi phí
bằng cách loại bỏ những hoạt động thừa, các chủng loại sản phẩm, dịch vụ bán hàng rộng hơn và sức mạnh thị trường lớn hơn. Sự sáp nhập qua biên giới cũng đối mặt
với nhiều thách thức do những khác biệt về văn hóa, chính sách cạnh tranh, giá trị doanh nghiệp và phương thức hoạt động giữa các quốc gia. Đổ thành công đòi hỏi
phải có sự nghiên cứu, lập kế hoạch và những cam kết trước chắc chắn.

Câu 3: Ưu và nhược điểm của FDI là gì?


* Ưu điểm:

FDI mang lại lợi ích cho cả nước chủ nhà tiếp nhận dòng vốn FDI và cả các nhà đầu tư nước ngoài.

Những lợi thế chính cho doanh nghiệp là:

+ Ưu đãi thuế quan.

+ Chi phí lao động tương đối thấp hơn.

+ Tỷ lệ trợ cấp.

+ Các ưu đãi thuế khác nhau.

+ Đa dạng hóa thị trường. Một số lợi ích cho nước sở tại

+ Nhiều cơ hội việc làm hơn dẫn đến tăng việc làm.

+ Một lượng lớn chuyên môn, kỹ năng, kiến thức và công nghệ của nhà quản lý.

+ Phát triển vốn con người.

+ Kích thích kinh tế.

Cung cấp công nghệ cho các nước đang phát triển: Các doanh nghiệp tiếp nhận nhận được hướng dẫn về quản lý, kế toán hoặc pháp lý "thực tiễn tốt nhất" từ
các nhà đầu tư của họ. Họ có thể kết hợp công nghệ mới nhất, thực tiễn hoạt động và các công cụ tài chính.

Bằng cách áp dụng những thực hành này, họ nâng cao lối sống của nhân viên. Điều đó nâng cao mức sống của nhiều người hơn.

Cung cấp tài chính cho các nước đang phát triển: Các nước tiếp nhận thấy mức sống của họ tăng lên. Khi công ty nhận đầu tư được hưởng lợi từ khoản đầu tư,
nó có thể trả thuế cao hơn. Thật không may, một số quốc gia đã bù đắp lợi ích này bằng cách đưa ra các ưu đãi thuế để thu hút FDI.

* Nhược điểm:

Mặc dù có nhiều ưu điểm, đầu tư trực tiếp nước ngoài có một số nhược điểm sau đây:

Sự gia nhập của các doanh nghiệp lớn có thể dẫn đến sự dịch chuyển do không thể cạnh tranh của các doanh nghiệp địa phương.

Thu hồi lợi nhuận nếu các công ty không tái đầu tư lợi nhuận trở lại nước sở tại. Điều này sẽ dẫn đến dòng vốn lớn từ nước sở tại..
Không phù hợp với các ngành quan trọng chiến lược: Các quốc gia không nên cho phép nước ngoài sở hữu các công ty trong các ngành quan trọng chiến lược.
Điều đó có thể làm giảm lợi thế so sánh của quốc gia.

1.1.1. Nhóm câu hỏi thứ hai: Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và một số nước trong khu vực.
Câu 1: Thực trạng 30 năm thu hút vốn FDI tại Việt Nam những thành tựu mà Việt Nam đạt được là gì?
Sau 30 năm đổi mới và thực hiện chính sách thu hút vốn FDI, Việt Nam đươc đánh giá là một trong những quốc gia thành công nhất trong khu vực. Khối kinh
tế FDI là một thành phần rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Thực tế đã chứng minh bằng những đóng góp to lớn của FDI vào nền kinh tế Việt Nam. Nguồn
vốn FDI đã giúp cho Việt Nam có thể sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu, mở
rộng thị trường, tạo việc làm, thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ cả về mặt máy móc, thiết bị, tri thức hay kinh nghiệm quản lý.

Tính đến đầu năm 2020, mặc dù chịu tác động của dịch Covid 19 trên toàn cầu, Việt Nam vẫn có đến 4028 dự án FDI được đăng ký mới với tổng số vốn đăng
ký lên đến 38.951,7 triệu USD và đã thực hiện được 20.380 triệu USD. Vốn FDI cũng đã được đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân.
Những ngành được đầu tư nhiều nhất đó chính là: công nghiệp chế biến chế tạo, kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú ăn uống và xây dựng. (Tổng cục thống
kê,2021). Việc đầu tư FDI cũng đã xuất hiện tại toàn bộ các tỉnh thành tại Việt Nam. Đầu tư nước ngoài hiện chiếm 25% tổng đầu tư tại Việt Nam. (Đỗ Thị Thu, 2021)

Vốn FDI đã nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, giúp hàng hóa “made in VietNam” xuất hiện tại nhiều thị trường, nhiều quốc gia, nhiều loại mặt
hàng. Những doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng đã giúp giải quyết vấn đề việc làm một cách rõ ràng. Điển hình đó chính là những khu công nghiệp tại Thái Nguyên,
Bắc Ninh, Bình Dương, là nơi tập trung của hàng triệu lao động mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân lao động cũng như người dân địa phương. Các doanh
nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam cũng đang mang theo những công nghệ mới hiện đại hơn so với công nghệ trong nước, hơn thế nữa họ cũng đầu tư cho hệ thống
cơ sở hạ tầng một cách bài bản hiện đại.

Câu 2: Những vấn đề bất cập còn tồn tại trong việc đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là gì?
Thứ nhất: Việc đầu tư FDI vào Việt Nam thường chỉ là đầu tư vốn chứ chưa đi kèm với chuyển giao các công nghệ hiện đại sánh ngang với các quốc gia phát
triển. Tỷ lể chuyển giao công nghệ còn thấp bởi những ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa phát triển. Mức độ hấp thụ công nghệ thấp mặc dù đội ngũ tri thức
ở Việt Nam được đánh giá là rất có tiềm năng là một vấn đề bất cập mà các doanh nghiệp trong nước đang phải đau đầu tìm cách giải quyết.

Thứ hai: Các dự án FDI ở Việt Nam hiện tại còn quá ít là dưới hình thức liên doanh, khoảng 80% số dự án đều là 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tỷ lệ
các doanh nghiệp trong nước cung cấp hàng hóa cho các doanh nghiệp FDI cũng còn rất thấp. Với tỷ lệ doanh nghiệp 100% vốn FDI lớn như vậy việc doanh nghiệp
Việt được chọn làm đối tác kinh doanh cũng sẽ giảm bởi họ sẽ ưu tiên hàng hoá do doanh nghiệp nước họ cung cấp hay đơn giản là do nền công nghiệp hỗ trợ Việt
Nam còn chưa phát triển đủ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Thứ ba: Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam
thường chỉ tận dụng nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi cho việc gia công lắp ráp, tức là khâu cuối cùng trong chuỗi giá trị. Vì thế, giá trị gia tăng được tạo ra
khi các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam là rất ít. Việt Nam dường như chỉ là điểm đến đề các doanh nghiệp chế biến, chế tạo tiết kiệm chi phí. Những công nghệ
được chuyển sang Việt Nam mặc dù là hiện đại so với trong nước tuy nhiên vẫn là những thứ lạc hậu so với thế giới. Trí tuệ và tri thức của người Việt chưa hề được
công hiến nhiều để tạo giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ tư: Đóng góp của các doanh nghiệp FDI cho ngân sách Việt Nam là chưa hề tương xứng, một số doanh nghiệp có hiện tưởng chuyển giá, trốn tránh nghĩa
vụ nộp thuế. Không chỉ vậy một số doanh nghiệp còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tại địa điểm hoạt động. Điển hình cho vấn
đề bất cập này đó chính là vụ việc xảy ra tại miền Trung giai đoạn 2016-2017 do công ty Formosa gây thiệt hại vô cùng lớn đến môi trường biển.

Thứ năm: Chính sách quản lý của Nhà nước còn chưa chặt chẽ khi mà để xuất hiện nhiều trường hợp các doanh nghiệp FDI làm ăn thua lỗ, chủ doanh nghiệp
bỏ về nước và để lại khoản nợ, ảnh hưởng lớn đến xã hội.

Câu 3: Xem xét các chính sách ưu đãi về FDI của các nước trong khu vực và cùng trình độ phát triển, so sánh với Việt Nam?
Thái Lan

Tại Thái Lan, thu hút FDI luôn được coi là một trong những nhân tố kích thích nnknknknknn. quan trọng đối với nền kinh tế. Mặc dù dòng vốn nước ngoài suy
giảm do ảnh hưởng của bất ổn chính trị, nhưng nhờ biết cách tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như thu hút thêm các dự án chế tạo có giá trị gia tăng cao cũng
như các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và sinh thái…, đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành chính, Thái Lan vẫn được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Hơn
thế nữa, Thái Lan có thị trường thu hút đầu tư rất cạnh tranh và hấp dẫn trong khu vực châu á. Trong các quốc gia, lãnh thổ đầu tư vào Thái Lan, Nhật Bản có lượng
vốn đầu tư lớn nhất với khoảng 7.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại quốc gia này. Hàn Quốc, Trung Quốc ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn
FDI vào Thái Lan. Lượng vốn FDI từ các nhà đầu tư Singapore chiếm khoảng 80-90% tổng vốn đầu tư của các nước ASEAN vào Thái Lan.

Ưu đãi đầu tư của Thái Lan cho nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các khuyến khích bằng thuế và các khuyến khích không bằng thuế như sau:

+ Các khuyến khích bằng thuế, bao gồm: miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu; miễn, giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp; khấu trừ hai lần chi phí vận chuyển, điện và nước; bổ sung 25% khấu trừ chi phí xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng của
doanh nghiệp; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và nguyên liệu thiết yếu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu.

+ Các khuyến khích không bằng thuế, bao gồm: cho phép công dân nước ngoài vào Thái Lan để nghiên cứu cơ hội đầu tư; cho phép đưa vào Thái Lan những
lao động kỹ năng cao và chuyên gia để thực hiện việc xúc tiến đầu tư; cho phép sở hữu đất đai; cho phép mang lợi nhuận ra nước ngoài bằng ngoại tệ.

Về địa bàn ưu đãi đầu tư (dựa trên chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người), Thái Lan chia thành 03 vùng để áp dụng chính sách ưu đãi khác nhau. Đồng thời,
ưu đãi đầu tư trong KCN và ngoài KCN cũng có sự phân biệt, cụ thể là:
Về loại hình doanh nghiệp: có 3 loại hình doanh nghiệp được áp dụng đối với đầu tư nước ngoài: doanh nghiệp tư nhân đơn nhất, công ty hợp danh và công ty
trách nhiệm hữu hạn (TNHH) tư nhân. Hình thức phổ biến nhất đối với đầu tư nước ngoài là công ty TNHH tư nhân.

Về thủ tục đầu tư, theo BOI có khoảng trên 20 cơ quan của Chính phủ Thái Lan tham gia vào quy trình thẩm định, thành lập doanh nghiệp để thực hiện đầu tư
của nhà đầu tư nước ngoài tại Thái Lan. Quá trình thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thái Lan trải qua 2 bước: đăng ký Giấy phép kinh doanh nước
ngoài và đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp.

Về cơ chế hành chính “một cửa tại chỗ”, trước đây, BOI được giao làm đầu mối thực hiện để hỗ trợ các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay, BOI chỉ đóng vai trò
là đầu mối cung cấp các thông tin liên quan và chỉ cấp Giấy chứng nhận ưu đãi cho nhà đầu tư. Việc xin cấp các loại giấy phép khác do nhà đầu tư tự thực hiện tại các
Bộ chuyên ngành. Cụ thể là: Bộ Thương mại cấp Giấy đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp; Bộ Công nghiệp cấp Giấy phép kinh doanh.

Malaysia

Những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, Malaysia khuyến khích thu hút FDI vào những ngành xuất khẩu bằng việc giảm thuế thu nhập tới 3 năm cho các doanh
nghiệp đầu tư vào những ngành được lựa chọn. Tuy nhiên, từ năm 1996, Malaysia đã khuyến khích đầu tư cho các dự án công nghệ cao, công nghệ sinh học, quang
điện tử, công nghệ không dây và vật liệu tiên tiến. Để thu hút các công ty công nghệ đẳng cấp thế giới (cả trong nước và ngoài nước) và khuyến khích phát triển ngành
công nghệ thông tin, công nghệ cao, Chính phủ Malaysia đề ra sáng kiến phát triển công nghệ thông tin quốc gia, gọi là khu công nghệ thông tin. Đây là một khu vực
có vị trí địa lý xác định, có môi trường kinh doanh thuận lợi với hệ thống sinh thái tốt để thu hút các nhà đầu tư và hỗ trợ phát triển cho các công ty trong nước trở
thành những công ty đẳng cấp quốc tế. Hiện tại Malaysia có 30 khu công nghệ thông tin và có gần 3000 công ty đã được công nhận đạt tiêu chuẩn kinh doanh trong
lĩnh vực công nghệ thông tin. Các Công ty này thuộc đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư như miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian
10 năm, tiếp cận nguồn vốn không hoàn lại về nghiên cứu và phát triển.

Khác với Thái Lan, Malaysia không có cơ quan quản lý nhà nước về KCN, các doanh nghiệp muốn đầu tư vào KCN có thể liên hệ trực tiếp với Trung tâm đầu
tư của Bang, các Sở: công trình công cộng, phòng cháy và cứu trợ, môi trường, đất đai, cơ quan phát triển đầu tư (MIDA) để đăng ký thành lập doanh nghiệp và xin
giấy phép đối với dự án thuộc lĩnh vực sản xuất.

Ngành, lĩnh vực và địa bàn được hưởng ưu đãi:

Ưu đãi đầu tư tại Malaysia được coi như là một công cụ nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo đúng mục tiêu đề ra. Nhằm tăng giá trị xuất khẩu, Malaysia
áp dụng các ưu đãi như giảm 10% thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu, giảm 5% giá nguyên liệu đầu vào nội địa để sản xuất hàng xuất khẩu, cũng như chi phí
quảng cáo, nghiên cứu thị trường. Với mục tiêu tạo việc làm và khuyến khích đầu tư mở rộng của doanh nghiệp FDI, Malaysia đã đưa ra điều kiện để được hưởng ưu
đãi là lao động thường xuyên từ 500 người trở lên hoặc vốn giải ngân đạt từ 25 triệu RM trở lên. Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nguồn
nhân lực, Malaysia đã cấp ưu đãi cho phép các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đào tạo hướng nghiệp cho người lao động hoặc xây dựng các trường đào tạo.

Từ năm 2006 đến nay, nhằm khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, các ưu đãi cơ bản về thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất được
thực hiện trên nền chính sách “nhà đầu tư tiên phong” và chính sách “trợ cấp thuế đầu tư”. Việc xác định tình trạng nhà đầu tư tiên phong hoặc đủ điều kiện được
hưởng chính sách trợ cấp thuế đầu tư dựa trên những tiêu chí như: mức độ giá trị gia tăng, công nghệ được sử dụng và các mối liên kết công nghiệp của dự án. Ngoài
ra, Malaysia cũng đưa ra các chương trình khuyến khích đầu tư cho các ngành công nghệ cao, dự án chiến lược, máy móc thiết bị công nghiệp, công nghiệp ô tô và
ngành sử dụng dầu cọ sinh khối.

Ở Malaysia, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và các ưu đãi được quản lý tập trung ở cấp liên bang. Các bang (chính quyền địa phương) không có
thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư hoặc đưa ra các ưu đãi tài chính ở cấp địa phương.

1.1.2. Nhóm câu hỏi thứ ba: Về câu chuyện bán lại thương hiệu Big C cho tập đoàn Central Group
Câu 1: Nguyên nhân tại sao Big C lại được bán cho tập đoàn Central Group? Tác động của sự đổi chủ này đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp như thế
nào?
* Nguyên nhân: Tập đoàn Casino của Pháp, chủ sở hữu của Big C Việt Nam vào thời điểm đang rao bán thương hiệu này vào năm 2016, tiết lộ rằng vào năm
2015, họ đang có một khoản nợ lên tới 2 tỷ Euro (xấp xỉ 2,17 tỷ USD) và có ý định trả hết khoản nợ này. Họ lên kế hoạch tái cơ cấu tài sản nhằm tăng trưởng tính linh
hoạt tài chính vào năm 2016, và việc bán Big C Việt Nam cũng nằm trong một phần của kế hoạch này. Phía đại diện của Tập đoàn Casino cho biết, họ có nhiều tài sản
ở nước ngoài nên bắt buộc phải luân chuyển hoạt động kinh doanh, muốn mua ở chỗ này thì phải bán ở chỗ khác. Quyết định của Casino về việc bán Big C ở Việt Nam
vì thế là rất bình thường và đã làm nhiều lần như thế trong quá khứ. Phía Casino còn nhấn mạnh rằng, đây không phải là cuộc thoái vốn tiêu cực mà chỉ là cơ cấu lại tài
sản của mình.
* Sự thay đổi: Thay đổi về tên thương hiệu: Sau khi mua lại Big C Việt Nam, Central Retail có quyền sử dụng tên thương hiệu này trong vòng 10 năm, nhưng
họ vẫn muốn đổi tên thương hiệu này nhằm đem lại làn gió mới cho thị trường bán lẻ. Sau 5 năm, Những ngày đầu tháng 3/2021, Big C, thương hiệu biểu tượng cho
ngành siêu thị bán lẻ ở Việt Nam sau 22 năm, đang chuyển mình sang các tên gọi khác nhau như: GO!, Tops Market!. Cụ thể, từ ngày 1/3/2021, 3 siêu thị Big C tại
Thành phố Hồ Chí Minh là: BigC An Phú, Big C Thảo Điền và Big C Âu Cơ đã được đổi tên thành Tops Market. 4 siêu thị Big C tại Hà Nội gồm: The Garden, Hà
Đông, Nguyễn Xiển, Lê Trọng Tấn, cũng đã hoàn tất việc chuyển đổi, nâng cấp thành Tops Market vào quý 3/2021.v.v

Sự thay đổi bên trong:

+ Đa dạng chủng loại sản phẩm hơn.

+ Không gian mua sắm hiện đại, thoải mái hơn với sự nâng cấp về chỗ đậu xe, chỗ ngồi nghỉ chân và các gian hàng tích hợp trong trung tâm thương mại.

+ Cơ sở vật chất được nâng cấp đến từng chi tiết nhỏ như xe đẩy, giỏ hàng, túi xách…

+ Phong cách phục vụ chuyên nghiệp hơn, chất lượng dịch vụ tốt hơn.

* Tác động: Đối với các doanh nghiệp trong nước: Các doanh nghiệp bán buôn vốn đã có chỗ đứng trong Big C giờ sẽ phải cạnh tranh rất gắt gao với hàng hóa
Thái Lan nhập khẩu vì khi Big C Việt Nam thuộc về người Thái, chắc chắn sẽ luôn có sự ưu ái dành cho hàng hóa của quốc gia họ, ví dụ như hàng hóa Thái Lan sẽ có
những vị trí đẹp trong cửa hàng, khách hàng dễ bắt gặp.

Đối với người tiêu dùng: được hưởng mức giá ưu đãi vì khi Big C thuộc về người Thái, nhập khẩu hàng Thái sẽ tăng, cạnh tranh với hàng Việt sẽ tăng, do đó
giá các mặt hàng sẽ giảm.

Câu 2: Nên hay không việc bán lại hay sáp nhập các thương hiệu lớn đã thành công của Việt Nam cho các doanh nghiệp nước ngoài?
Từ khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (29/12/1987), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã không ngừng phát triển, đóng góp
quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế và nâng cao vị thế
của Việt Nam trên thế giới. Trong năm 2021, vốn đăng ký FDI đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2%, vốn thực hiện đạt 19,74 tỷ USD, giảm nhẹ 1,2% so với năm 2020. Việt
Nam là nước tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn thứ 3 trong khu vực và là một trong số nước ASEAN vẫn duy trì được tăng trưởng dòng vốn FDI ổn định qua nhiều năm.

Tuy nhiên, thực tế chỉ ra hiện Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), khối này đang nắm 50% sản lượng
công nghiệp, 70% xuất khẩu. Để nước ngoài tham gia một tỉ lệ nhất định giúp doanh nghiệp được cổ phần hóa tiếp thu nguồn lực kinh doanh tiên tiến, tăng sức cạnh
tranh; nhưng nếu không có bước đi thích hợp, không có các công cụ chính sách khôn ngoan có thể dẫn đến bị doanh nghiệp nước ngoài có thể chi phối kinh tế hơn nữa.
Và điều này dẫn đến thực trạng các thương hiệu do người Việt sáng lập vừa lớn hoặc thậm chí chưa lớn đã bán mình cho nước ngoài và bị các thế lực nước ngoài thâu
tóm.

Gần đây, những thương vụ doanh nghiệp Việt "bán mình" cho nước ngoài lớn hơn nhiều về giá trị và xảy ra dồn dập. Với tổng giá trị ước hơn 16 tỷ USD cho 2
năm 2016, 2017, Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn của các thương vụ mua bán, sáp nhập. Một thương vụ M&A khủng tại thị trường Việt Nam đó là: tập đoàn bán
lẻ Central Group (Thái Lan) thâu tóm hệ thống bán lẻ điện máy Nguyễn Kim với việc mua lại 49% số cổ phần của doanh nghiệp này. Xâu chuỗi thương vụ này với các
phi vụ mua bán thương hiệu bánh kẹo Kinh Đô - Mondelez International (khoảng 8.000 tỉ đồng), Phở 24 - Jollibee (giá khoảng 20 triệu USD)… cho thấy, những
thương hiệu lớn của Việt Nam dần bị mua đứt bằng những khoản tiền rất “khủng”.

* Vì sao doanh nghiệp Việt Nam vừa thành công hoặc thậm chí chưa lớn đã bán cho nước ngoài?

Lý do đầu tiên khiến những thương hiệu Việt có nguy cơ bị thôn tính là khi doanh nghiệp Việt lâm vào thế yếu kém và khó có khả năng chống chọi với kinh tế
thị trường hoặc doanh nghiệp tuyên bố phá sản sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp cùng ngành mạnh vốn mua lại để khai thác tiếp những tiềm năng mà doanh nghiệp cũ
không có khả năng chạm tới. Hay mạnh tay hơn là triệt tiêu tên tuổi để bắt đầu cho một thương hiệu mới. Lý do thứ hai chính là sự tác động của cuộc khủng
hoảng kinh tế ở Mỹ cùng khu vực châu Âu khiến các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt tràn vào thị trường khu vực châu Á; trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh khủng
hoảng leo thang và chưa có dấu hiệu phục hồi, các nhà đầu tư thông minh sẽ "chuyển hướng" sang các nước khác nhằm tìm kiếm lợi nhuận.

Ngoài ra, Việt Nam so với nhiều nước khác trong khối ASEAN, rộng hơn là khu vực châu Á có tiềm năng kinh tế cao, chưa được khai thác. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp trong nước nhìn chung còn non yếu, chưa có nhiều kinh nghiệm trong thị trường hội nhập. Sau một thời gian không quá ngắn sau gia nhập WTO, hiện
cấu trúc hệ thống kinh doanh, các chính sách chiến lược phát triển công ty, định hướng tầm nhìn của doanh nghiệp Việt bắt đầu bước vào giai đoạn tiền khủng hoảng.

Cùng với đó, nền kinh tế Việt Nam đang khó khăn và bước vào giai đoạn tái cơ cấu để thoát khỏi khó khăn. Thế nhưng, rất nhiều các doanh nghiệp trong số
hơn 400.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp hàng tiêu dùng và các ngân hàng thương mại, đang có tỷ lệ nợ rất cao. Điều đó đồng
nghĩa các doanh nghiệp cần tiền không chỉ để thanh toán nợ mà còn cho cả khâu tái cơ cấu đầu tư trong bối cảnh nguồn vốn khá cao so với các nước khu vực khác.

Câu chuyện của Coca-Cola có thể coi là một minh chứng khá rõ nét. Khi mới vào Việt Nam, công ty này đã liên doanh với một số công ty trong nước, nhưng
sau một thời gian hoạt động, liên tục thua lỗ, khiến các đối tác Việt Nam phải lần lượt rút khỏi liên doanh. Coca-Cola trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Một số liên doanh khác như Lever-Viso, Lever-Haso hay P&G với bột giặt Phương Đông... cũng đều kết thúc theo hướng thôn tính và doanh nghiệp Việt Nam đều phải
chấp nhận sự thua thiệt. Ngoài ra, việc mua các công ty Việt của ông lớn ngoại là cách nhanh nhất để vượt qua các thủ tục đầu tư rắc rối, nhanh chóng hưởng
thụ hệ thống phân phối, tận dụng được cơ sở khách hàng, chuỗi cung ứng, nguồn nhân lực… để đưa sản phẩm vào kinh doanh trên thị trường Việt Nam. Thậm chí, họ
hưởng lợi ngay kết quả kinh doanh thông qua việc chia cổ tức.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn thời điểm thích hợp để mua bán, sáp nhập với công ty nước ngoài vì cho rằng đây là xu hướng không thể tránh khỏi
khi trong nước không có đủ điều kiện phát triển về tiềm lực vốn, công nghệ, kỹ năng quản trị, mở rộng thị trường. Đồng thời, có thể DN muốn dừng lại để thu lợi
nhuận, cũng có thể do thiếu niềm tin kinh doanh tiếp khi Nhà nước chưa đầu tư môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng giữa các thành phần doanh nghiệp.

Chẳng hạn, hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim đã bán cho Central Group của Thái Lan. Năm 2012, Nguyễn Kim đã phải đối mặt với khó khăn do thị
trường điện máy Việt Nam bất ngờ suy thoái ở mức âm 20%, và đến nay vẫn chưa hồi phục. Thị trường không có động lực tăng trưởng, nên để đạt được mục tiêu kinh
doanh đề ra, Nguyễn Kim đã hướng nguồn vốn tới những ngành kinh doanh khác ngoài điện máy là dược phẩm và lương thực. Tuy nhiên hai ngành này cũng nối dài
chuỗi kinh doanh ảm đạm của Nguyễn Kim.
* Cơ hội và thách thức khi doanh nghiệp Việt Nam bán mình cho nước ngoài Chuyện mua bán, sáp nhập doanh nghiệp gây ra lo ngại là Việt Nam sẽ dần
mất đi các thương hiệu tên tuổi của chính người Việt. Khi không có hệ thống doanh nghiệp nội địa mạnh, kinh tế khó có động lực tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, việc
các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn thông qua góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh không chỉ dẫn đến nguy cơ công ty Việt bị loại ra khỏi thị trường mà còn có thể ảnh
hưởng đến uy tín của hàng Việt trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, việc góp vốn, mua cổ phần tại công ty Việt là xu hướng khó tránh khỏi, không nên cấm hay dừng.
Song với những công ty hoạt động trong những lĩnh vực mang tính cốt lõi, chiến lược, có tác động xã hội lớn, nhạy cảm thì cần phải có sự kiểm soát, nhất là đối với các
trường hợp nghi ngờ có tình trạng đầu tư núp bóng.

Thương vụ Tập đoàn bán lẻ Thái Lan Central Group mua lại Big C Việt Nam đem lại tín hiệu buồn đối với nhà sản xuất, bán lẻ Việt Nam khi thị phần bán lẻ
của doanh nghiệp nội địa đang dần bị thu hẹp. Trên thực tế, Big C đã nâng mức chiết khấu lên 25% đối với một số hàng Việt. Như vậy, trên các kệ hàng của Big C thì
hàng Thái sẽ nhiều lên và hàng Việt phải rút đi. Đây là dạo đầu gay gắt và sẽ còn tiếp tục bằng các sự việc khác.

Nền kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng từ việc các thương hiệu Việt bị mua lại bởi các tập đoàn nước ngoài. Việc mua bán này chỉ giải quyết được bài toán
ngắn hạn về cân đối vốn, về lâu dài Nhà nước sẽ mất đi nguồn thu trực tiếp từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến ngân sách thụ hưởng sau này.

Ngoài ra, còn một hệ lụy nữa là việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp đó sẽ gặp khó khăn. Nhiều công ty nước ngoài tìm nhiều cách để trốn thuế, khi đã
mua lại các công ty Việt, họ được quyền làm các động tác về giấy tờ, sổ sách, khả năng thu được các nguồn thuế sẽ bị giảm đáng kể. Trong khi đó, khả năng quản lý
của các doanh nghiệp trong nước kém hơn so với nước ngoài.

Bên cạnh đó việc mua bán, sáp nhập này sẽ ảnh hưởng xấu đến nền sản xuất của Việt Nam. Ví dụ, các nguồn nguyên vật liệu đầu vào, trước đây, có thể lấy từ
các nhà cung cấp Việt Nam nhưng các nhà đầu tư nước ngoài có quyền thay đổi các nhà cung cấp, điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến cả một chuỗi cung ứng trong dài
hạn. Vì các công ty này thường đặt mục tiêu lợi nhuận của họ lên hàng đầu.

Tuy nhiên, việc bán thương hiệu Việt cho các tập đoàn quốc tế có thể được coi là một thành công của ông chủ Việt vì họ nhận ra rằng, cuộc chiến trong thị
trường này rất cam go, không thể tự mình gồng gánh được. Đây cũng chính là vấn đề đối với các doanh nghiệp Việt, đa phần đều thiếu tư duy chiến lược dài hạn.
Trong khi đó ở nước ngoài, một công ty sẽ được giữ gìn, chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác và tạo nên những thương hiệu mang chỉ dấu quốc gia rất rõ ràng.

Nhìn từ góc độ tích cực, những cuộc mua bán thương hiệu có thể thúc đẩy các công ty tư nhân khác chú tâm để xây dựng thương hiệu tốt hơn, để bán được với
giá tốt. Nhưng nếu nhìn theo một góc khác sẽ thấy, khi đã bán đi rồi thì không còn khai thác được gì nữa, mọi quyền lợi sau đó sẽ thuộc về nước ngoài, chúng ta sẽ mất
nhiều hơn được. Đặc biệt, khi đã bán đi thương hiệu mình đã dày công xây dựng thì sẽ rất khó để có thể xây dựng được một thương hiệu khác thành công tương tự.
Trước đây, thị trường còn rất mới nên có nhiều hơn cơ hội để vươn lên, nhưng thời điểm này khó khăn hơn rất nhiều nên cần gìn giữ những thương hiệu mà Việt Nam
đã xây dựng được.

Hiện tại, khi kinh tế đất nước đang tái cơ cấu, mô hình tăng trưởng được chuyển đổi, hội nhập quốc tế sâu rộng, việc xây dựng tinh thần dân tộc trong đội ngũ
doanh nhân đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới đã trở nên bức thiết. Mỗi doanh nghiệp muốn lớn mạnh phải đặt tinh thần dân tộc lên trên hết, lấy sức mạnh dân tộc làm cốt
lõi để xây dựng và phát triển.

Trong nước hiện có những tập đoàn tư nhân lớn, đang hoạt động và phát triển tốt như Vingroup, Vietjet Air, Thaco,… Những doanh nghiệp đã bứt phá lên hẳn
một tầm cao khác so với đại đa số doanh nghiệp tư nhân còn lại và sự lớn mạnh của khối doanh nghiệp này sẽ góp phần quan trọng làm tăng sự độc lập, tự chủ của nền
kinh tế.

Đặc biệt, việc Vingroup vươn lên thành thương hiệu nội địa được yêu thích nhất cũng như thương hiệu Vinfast đưa Việt Nam vươn ra thế giới đã chạm đến
lòng tự tôn dân tộc, là một trong những điều điều mà các doanh nghiệp nội địa khác nên hướng tới.

Câu 3: Việc càng ngày càng nhiều các thương hiệu lớn đã thành công của Việt Nam bị bán lại sẽ gây ra ảnh hưởng xấu gì đến thị trường? Trước làn sóng đầu tư
nước ngoài (FDI) liên tục “đổ” vào thị trường bán lẻ Việt Nam thì Việt Nam cần làm gì để nâng tầm doanh nghiệp nội địa?
Những hậu quả khôn lường

Việc doanh nghiệp FDI thâu tóm doanh nghiệp trong nước ở những ngành trọng điểm mang lại hậu quả nặng nề. Trước hết doanh nghiệp Việt bị loại khỏi
cuộc chơi trên thị trường và nền kinh tế mất đi một phần tự chủ khi chuỗi cung ứng nằm trong tay doanh nghiệp nước ngoài. Khi không có hệ thống doanh nghiệp trong
nước đủ mạnh, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt đủ mạnh, nền kinh tế khó có động lực tăng trưởng bền vững.

Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam tiên phong trong hội nhập, nhiều trường hợp đối tác FDI mua doanh nghiệp nội chỉ nhằm chuyển hàng từ công ty mẹ ở
nước họ sang, đóng gói bao bì tại Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất sang các thị trường có FTAs.

Hiện tượng này vừa đánh mất phần lợi ích của doanh nghiệp trong nước mà cơ quan quản lý mất nhiều công sức đàm phán mới giành được, vừa dẫn đến nguy
cơ các nước sẽ điều tra chống gian lận xuất xứ. Trên thực tế, cơ quan phòng vệ của Hoa Kỳ, EU đã từng điều tra mặt hàng gỗ, thép của nước ta về chuyện này.

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất việc bổ sung những cảnh báo về “nguy cơ doanh nghiệp bị thâu tóm”, và đề nghị cảnh giác, thận trọng trong giao
dịch M&A. Tuy nhiên, đơn vị tham mưu của các bộ, ngành sản xuất và kinh doanh là nơi nắm rõ nhất doanh nghiệp nào trọng yếu, phân ngành nào là trọng yếu, là
không thể để doanh nghiệp nước ngoài chi phối. Bởi lẽ, bên cạnh một số ngành kinh tế đặc thù đã có chính sách rõ ràng về tỷ lệ sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài;
như với ngành ngân hàng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ; tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần của tất cả
các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng trong nước không được vượt quá 30% (riêng tại Vietcombank, BIDV và VietinBank, room ngoại là 35%). Hoặc với
ngành xăng dầu, có quy định đơn lẻ, cho nhà đầu tư ngoại duy nhất là Công ty Xăng dầu Idemitsu Q8 của Nhật Bản tham gia thị trường Việt Nam và nắm 35% vốn tại
Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn; còn ở nhiều lĩnh vực khác vẫn chưa có quy định cụ thể. Vì vậy, các đơn vị liên quan thuộc các bộ, ngành sản xuất, kinh doanh
cần chủ động tham mưu một danh mục các phân ngành trọng điểm, doanh nghiệp trọng yếu của chuỗi cung ứng, cần giới hạn sự tiếp cận và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài. Các giao dịch M&A không chỉ liên quan đến doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, mà đến từng con người. M&A tác động trực tiếp đến tính tự chủ của
nền kinh tế, mà mỗi chúng ta là một thành viên. Do đó, M&A cũng cần được chúng ta lên tiếng theo từng vị trí của mình.

Thị trường bán lẻ cạnh tranh khốc liệt

Những năm qua, nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại khai thác thị trường bán lẻ Việt Nam thông qua các thương vụ mua bán - sáp nhập
và các mô hình hợp tác khác nhằm khai thác tối đa quy mô thị trường. Nổi bật là Tập đoàn Berli Jucker (BJC, Thái Lan) mua lại chuỗi siêu thị Metro Việt Nam; Tập
đoàn Central Group (Thái Lan) mua lại hệ thống siêu thị và Trung tâm Thương mại của Big C Việt Nam và mua lại 49% vốn cổ phần chuỗi điện máy Nguyễn Kim.
Điện máy Trần Anh, Citimart và Fivimart cũng chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư Nhật. Năm 2019, dòng vốn nước ngoài tiếp tục chảy vào thị trường bán lẻ Việt.
Điển hình chuỗi Family Mart của Nhật Bản đã có tới 130 cửa hàng tại Việt Nam và dự định mở thêm hàng trăm cửa hàng vào năm nay. Nhà bán lẻ Takashimaya (có
lịch sử 180 năm tại Nhật Bản) cũng mở cửa hàng 15.000 m2 tại Saigon Center ở Thành phố Hồ Chí Minh. Các nhà đầu tư Hàn Quốc, Thái Lan...cũng liên tục mở rộng
hoạt động bán lẻ tại thị trường Việt Nam và luôn chú trọng mô hình bách hóa tổng hợp, hiện đại, tiện ích và bài bản. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tổng
mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay chiếm khoảng 3,5 - 4%. Đáng lưu ý, hầu hết doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam chủ yếu ở phân khúc thị trường bán lẻ hiện đại và chiếm khoảng 25-30% thị phần. Khu vực thành thị sẽ là cạnh tranh giữa các siêu
thị, chuỗi bán lẻ hiện đại và thương mại điện tử. Trong đó, ở mảng siêu thị, doanh nghiệp ngoại hiện chiếm 17%, trong khi doanh nghiệp trong nước 83%. Với khu vực
nông thôn, cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ chủ yếu đến từ các cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống và chuỗi cửa hàng hiện đại.

Nâng tầm doanh nghiệp Việt

Giữa làn sóng vốn đầu tư nước ngoài đang ồ ạt chảy vào Việt Nam, một lần nữa, vấn đề nâng tầm doanh nghiệp trong nước lại được đặt ra. Nhiều ý kiến
chuyên gia khẳng định, nếu tự tin và chủ động tìm kiếm cơ hội, doanh nghiệp Việt hoàn toàn có đủ khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu rộng vào chuỗi
cung ứng toàn cầu. Cũng bên cạnh chiến lược mở rộng thị phần, khẳng định vị thế sân nhà, các doanh nghiệp bán lẻ cần có những đối sách phù hợp với sự chuyển mình
của xu hướng bán lẻ cũng như thay đổi của người tiêu dùng.

Bộ Công Thương cho biết, khu vực FDI vẫn đang chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Con số này cho thấy một thực tế, năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn rất hạn chế, sự liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn chưa bền chặt. Những doanh nghiệp nội
địa vẫn chưa cho thấy tiềm lực đủ mạnh để tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước đa phần quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế.
Những doanh nghiệp này cũng có nhiều hạn chế về năng lực tài chính, trình độ khoa học công nghệ và nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn của Việt
Nam (chiếm khoảng 2%) lại chưa thể hiện được vai trò đầu tàu, dẫn dắt.

TS Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright - phân tích, sự phụ thuộc ngày càng lớn của Việt Nam vào đầu tư nước ngoài
khiến nền kinh tế càng dễ tổn thương trước các cú sốc bên ngoài. Không những vậy, các ngành công nghiệp chế biến - chế tạo của Việt Nam còn lệ thuộc nặng nề vào
nguồn cung nguyên vật liệu bên ngoài do sự yếu kém của các ngành công nghiệp phụ trợ. Đặc thù ở Việt Nam là để xuất khẩu thì doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên
vật liệu rất nhiều. Bởi vậy, khi các chuỗi cung ứng toàn cầu bị ngưng trệ vì dịch bệnh, các doanh nghiệp chật vật sản xuất cầm chừng khi nguồn nguyên liệu đầu vào
dần cạn kiệt. Đón làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam cũng là thêm một lần, vấn đề tầm vóc của doanh nghiệp Việt được đặt ra. Việc kết nối giữa doanh nghiệp trong
nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn hết sức gian nan. Theo một khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ
15% doanh nghiệp trong nước được khảo sát là có quan hệ đối tác với doanh nghiệp FDI và chỉ 37% sản phẩm đầu vào của doanh nghiệp FDI được cung cấp từ thị
trường trong nước (bao gồm cả từ các doanh nghiệp FDI khác). Trong một hội thảo mới đây với chủ đề “Dọn tổ cho đại bàng nội”, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI -
đã chỉ ra một thực tế, các dự án FDI tại nhiều địa phương được đánh giá cao, còn doanh nghiệp nội lại rơi vào tình cảnh “bụt chùa nhà không thiêng”, dù doanh nghiệp
nội vẫn mang lại giá trị gia tăng cao, tạo công ăn việc làm và đóng góp lớn cho ngân sách. “Bên cạnh đó, cần có các cơ chế để doanh nghiệp FDI tăng cường kết nối
hơn với doanh nghiệp Việt Nam, hỗ trợ thiết thực về chuyên gia, giải pháp công nghệ, quản trị doanh nghiệp để nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh. Ông Nguyễn
Mại cũng đề xuất cần có chính sách khuyến khích mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước bằng cơ chế ưu đãi về thuế, tài chính… mặc dù đạt
nhiều kết quả nhưng phát triển thương mại vẫn còn tồn tại một số hạn chế.iệc tạo điều kiện, không gian cho doanh nghiệp trong nước, cho các doanh nhân phát triển là
rất quan trọng để doanh nghiệp trở thành yếu tố dẫn dắt nền kinh tế, bảo đảm sự tự chủ của kinh tế Việt Nam” - ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh. Và dù còn nhiều hạn chế
nhưng phía trước vẫn còn rất nhiều tiềm năng hứa hẹn để doanh nghiệp nội có thể bứt phá. Việt Nam đã hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, chỉ tính riêng trong năm
2020 đã có thêm 3 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) quan trọng gồm: Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu u (EVFTA), Hiệp định Đối tác
Kinh tế toàn diện khu vực

RCEP và FTA với Vương Quốc Anh, nâng tổng số FTA Việt Nam tham gia lên con số 14. Đó chính là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp nội tham gia những cuộc chơi
tầm cỡ, hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. PGS-TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam - nhận định, khu vực FDI chỉ chiếm
chừng 20-22% GDP mà chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp FDI đang được hưởng hầu hết lợi ích thương mại do nỗ lực hội
nhập của chúng ta mang lại. Ông Thiên cho rằng, cần thay đổi cách tiếp cận về phát triển doanh nghiệp nội, cần dựa vào năng lực nội địa, dựa vào lực lượng kinh tế
trong nước, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Thực tế, bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng luôn khao khát được khẳng
định thực lực, kết nối với doanh nghiệp nước ngoài để ngày một lớn mạnh hơn. Trong bối cảnh Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới từ nước ngoài, ông Mạc Quốc Anh -
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.Hà Nội - kỳ vọng vào những quyết sách của các cơ quan quản lý sẽ giúp Việt Nam chớp lấy cơ
hội và nâng tầm các doanh nghiệp nội địa. “Rất cần thiết về việc duy trì một cơ chế đối thoại chính sách với các doanh nghiệp. Đặc biệt, tôi mong muốn tiếp tục triển
khai hiệu quả các hoạt động kết nối doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI, xây dựng năng lực giúp doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng của
doanh nghiệp FDI. Từ đó, thực lực của doanh nghiệp Việt sẽ được nâng cao hơn nữa” - ông Mạc Quốc Anh nói. Ông Vũ Thanh Thắng - Phó Chủ tịch Tập đoàn BKAV
- cho hay, doanh nghiệp đã trăn trở về việc cần có chiến lược để xây dựng các tập đoàn, công ty hàng đầu, dẫn dắt nền kinh tế trong nước. “Làm sao để Việt Nam xây
dựng được các tập đoàn công nghệ trở thành những “đại bàng”, đóng vai trò dẫn dắt trong chuỗi giá trị? Để làm được điều đó, chúng ta cần đầu tư vào nguồn lực, khoa
học công nghệ, con người sáng tạo và tài năng lãnh đạo. Việt Nam phải xây dựng doanh nghiệp mũi nhọn” - ông Vũ Thanh Thắng nói. Đại diện BKAV cũng đưa ra
một số đề xuất xây dựng doanh nghiệp mũi nhọn như cần lựa chọn các doanh nghiệp vượt trội, có sức cạnh tranh về công nghệ; tạo các điều kiện về vốn, nhân lực, thị
trường, chính sách. Theo đó, khi doanh nghiệp đã có sản phẩm có tỉ lệ nội địa hoá cao, cơ quan quản lý cần tạo cơ chế để sản phẩm tiếp cận và được sử dụng phổ biến
ngay từ trong nước rồi ra thế giới. GS-TSKH Nguyễn Mại khẳng định, nếu tự tin kết nối với các tập đoàn, công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam, các doanh
nghiệp nội hoàn toàn có đủ điều kiện và năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Để làm được điều này, doanh nghiệp trong nước phải luôn coi đổi mới, sáng tạo là
định hướng lớn để đầu tư vào công nghệ, đào tạo nhân lực trình độ cao.

Bên cạnh đó, cần có các cơ chế để doanh nghiệp FDI tăng cường kết nối hơn với doanh nghiệp Việt Nam, hỗ trợ thiết thực về chuyên gia, giải pháp công nghệ,
quản trị doanh nghiệp để nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh. Ông Nguyễn Mại cũng đề xuất cần có chính sách khuyến khích mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI
với doanh nghiệp trong nước bằng cơ chế ưu đãi về thuế, tài chính… mặc dù đạt nhiều kết quả nhưng phát triển thương mại vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể,
thương mại hàng hóa trong nước và số người kinh doanh buôn bán, dịch vụ tăng nhanh nhưng mang tính chất tự phát, phân tán, quy mô nhỏ, mua bán qua nhiều tầng
nấc trung gian. Các biện pháp quản lý thị trường thông qua tiêu chuẩn, quy chuẩn, điều kiện kinh doanh chưa được thực hiện hiệu quả, gây bất lợi cho các chủ thể khác
tham gia thị trường và bất lợi cho người tiêu dùng. Ngoài ra, hạ tầng thương mại có phát triển nhưng ở một số khu vực vẫn còn yếu kém và lạc hậu. Hạ tầng thương mại
bán lẻ như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh... tăng nhanh nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu và phát triển mạnh ở các
thành phố, thị xã, thị trấn. Cùng với đó, cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử nhìn chung thiếu sự đồng bộ và thiếu tính kết nối, thiếu dịch vụ hỗ trợ cho thương mại
điện tử như hóa đơn và chứng từ điện tử, hạ tầng thanh toán, hạ tầng logistics. Để khắc phục những hạn chế trên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết Bộ Công Thương
sẽ đẩy mạnh các giải pháp như phát triển thương mại nội địa thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa và khuyến khích tiêu dùng nội địa như tập trung phát
triển thương mại nội địa. Ngoài ra, Bộ tiếp tục tập trung hỗ trợ hình thành các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phân phối (cả FDI và doanh nghiệp nội địa),
thực hiện chuyển dịch hệ thống phân phối sang các loại hình phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển
thương mại điện tử để khai thác có hiệu quả hơn sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng số hóa nền kinh tế từ thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với
sự phát triển mạnh mẽ của phương thức thanh toán điện tử và các công cụ thanh toán mới (tiền điện tử) hỗ trợ tích cực cho hoạt động thương mại điện tử. Đặc biệt, tới
đây Bộ tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế và pháp luật về quản lý hoạt động thương mại điện tử để quản lý hoạt động mua bán qua mạng, tăng cường hoạt động
kiểm soát của lực lượng quản lý thị trường; tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và đẩy nhanh lưu thông hàng hóa
của Việt Nam qua các hệ thống phân phối trong nước và nước ngoài.

1.2. KẾT LUẬN


Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hình thức đầu tư giúp Việt Nam phát triển kinh tế mạnh mẽ kể từ giai đoạn đổi mới cho đến nay. Những lợi ích
về nguồn vốn, sử dụng lao động, chuyển giao công nghệ của FDI là không thể phủ nhận, tuy nhiên chúng ta cũng cần phải có cái nhìn trực quan hơn về một số mặt
chưa được của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Bản báo cáo của nhóm chúng em tập trung nghiên cứu về những tác động mà FDI mang đến cho nền kinh tế
Việt Nam nói chúng và người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Mục tiêu của bản báo cáo là qua việc phân tích Case study, nhóm sẽ cung cấp hiểu
biết về thực trạng đầu tư FDI tại Việt Nam, những vấn đề còn tồn tại cần phải giải quyết và những cơ hội mà các doanh nghiệp nhận được khi có trường hợp như Case
study xảy ra. Thông qua việc trả lời câu hỏi nhóm cũng đã nêu được một số hiểu biết cũng như gíup người đọc có cái nhìn khách quan tầm quan trọng của việc phát
triển thương hiệu của Việt Nam trong nền kinh tế hiện nay.

1.3. Trả lời câu hỏi sau buổi thuyết trình


1.3.1.Về vấn đề FDI:
1. Nếu không có việc đầu tư của FDI thì liệu Việt Nam có ảnh hưởng gì không ?

Trả lời: Tác động sẽ làm giảm mức độ phát triển nền kinh tế

Việc gia tăng vốn FDI được giải ngân sẽ làm mở rộng quy mô sản xuất của các ngành kinh tế, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tác động của FDI đến thị trường lao động và vấn đề việc làm

Khu vực FDI góp phần không nhỏ trong việc tạo việc làm cho người lao động. Bên cạnh tạo việc làm trực tiếp, khu vực FDI cũng gián tiếp tạo việc làm cho rất
nhiều lao động trong các ngành công nghiệp phụ trợ hay các doanh nghiệp khác nằm trong chuỗi cung ứng hàng hoá cho các doanh nghiệp FDI.

Bên cạnh mức lương cao, khu vực FDI cũng góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam thông qua hệ thống đào tạo nội bộ trong
doanh nghiệp hoặc liên kết với các cơ sở đào tạo ngoài doanh nghiệp.

Tác động của FDI trong cải tiến khoa học - công nghệ

Khu vực FDI đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ, là kênh quan trọng giúp Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn cả về kinh tế - xã hội với các quốc
gia khác trong khu vực và trên thế giới. FDI được kỳ vọng là kênh quan trọng để tiếp thu công nghệ tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là trong một số ngành như: Điện
tử, công nghiệp phần mềm, công nghệ sinh học…

Tóm lại, nếu không có sự đầu tư FDI thì nền kinh tế Việt Nam sẽ bị kìm hãm với sự sụt giảm GDP, môi trường kinh tế trì trệ, giảm năng lực sản xuất các sản
phẩm chứa hàm lượng chất xám cao trong nền kinh tế, hạn chế sự đa dạng của các sản phẩm, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam tăng cao, cơ hội việc làm khan hiếm, thu
nhập thấp, chất lượng nhân sự thấp. Bên cạnh đó, không có sự đầu tư FDI thì Việt Nam sẽ khó bắt kịp với sự phát triển khoa học công nghệ của thế giới.

2. Trong những vấn đề bất cập nhóm có trình bày là "Việc đầu tư FDI vào Việt Nam ít đi kèm chuyển giao công nghệ", Vậy nguyên nhân là do đâu?

Trả lời: Các doanh nghiệp FDI cũng chủ yếu thực hiện thông qua việc mua công nghệ hơn là phát triển nâng cao và đổi mới công nghệ. Điều này làm hạn chế
khả năng chuyển giao và lan tỏa công nghệ của khu vực FDI. Số lượng DN FDI có năng lực công nghệ cao chỉ 5%, 80% công nghệ trung bình, còn lại là sử dụng công
nghệ thấp.

Những công nghệ được chuyển giao theo các dự án FDI thường là công nghệ được đưa vào theo lợi ích của nhà đầu tư, mà thường không phải theo nhu cầu
đổi mới công nghệ do phía Việt Nam chủ động đưa ra. Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp vẫn còn nặng về thành tích lấp đầy diện tích đất công nghiệp, chưa
chú trọng vào việc thu hút các dự án có công nghệ cao, công nghệ mới.

Thêm vào đó, công tác thẩm định công nghệ chưa được quan tâm đúng mức. Nhà đầu tư thường chú trọng, quan tâm hàng đầu đến lợi ích đầu tư, đầu tư
để sinh lợi, nhưng quy định pháp luật lại cho phép nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về nội dung công nghệ. Thực tế qua thẩm định các dự án FDI cho thấy, nội dung
giải trình công nghệ thường rất sơ sài, trong khi đó, công nghệ lại có đặc điểm quan trọng là hàng hóa vô hình.

3. Có ý kiến cho rằng, để thu được nhiều lợi ích nhất các doanh nghiệp nên lựa chọn thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hơn là hình thức
liên doanh. Các bạn nghĩ sao về vấn đề này?

Trả lời: Ý kiến trên không hoàn toàn đúng tuy nhiên có một số yếu tố công ty 100% vốn FDI vượt trội hơn doanh nghiệp liên doanh là:

Thứ nhất, công ty vốn nước ngoài chịu sự quản lý điều hành của nhà đầu tư nước ngoài, do đó cách thức quản lý sẽ có sự khác biệt so với các doanh nghiệp
trong nước, thường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thứ hai, có sẵn yếu tố công nghệ cao cũng như máy móc hiện đại.
Thứ ba, chính sách đãi ngộ ưu đãi hơn cho công nhân viên

Trong khi đó công ty liên doanh có những nhược điểm sau:

Có thể xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp quyền sở hữu giữa các bên tham gia do không thống nhất được các khoản đầu tư hoặc phần chia lợi nhuận.

Có thể xảy ra tình trạng “Cá lớn nuốt cá bé” do doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm và quy mô nhỏ.

Khả năng rủi ro lớn nếu như công ty liên doanh có trục tắc.

Rào cản ngôn ngữ, tư duy, văn hóa giữa các bên hợp tác

Gặp nhiều vấn đề về pháp lý khi liên doanh các dự án liên quan đến văn hóa.

1.3.1.1. Nhóm câu hỏi liên quan đến thực trạng FDI:
1. Nếu không có việc đầu tư của FDI thì liệu Việt Nam có ảnh hưởng gì không ?

2. Trong những vấn đề bất cập nhóm có trình bày là "Việc đầu tư FDI vào Việt Nam ít đi kèm chuyển giao công nghệ", Vậy nguyên nhân là do đâu? Có phải do
nguồn nhân lực của Việt Nam còn yếu kém không?

3. Có ý kiến cho rằng, để thu được nhiều lợi ích nhất các doanh nghiệp nên lựa chọn thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hơn là hình thức liên
doanh. Các bạn nghĩ sao về vấn đề này?

1.3.1.2. Nhóm câu hỏi liên quan đến cơ hội đầu tư FDI:
1. Việt Nam nên thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực nào để hạn chế các tác động tiêu cực tới kinh tế nước ta?

Trả lời: Việt Nam nên thu hút FDI vào những ngành mà nước ta chưa phát triển mạnh bởi nhờ FDI những ngành đó sẽ có khả năng phát triển hơn

+ Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

+ Hoạt động xử lý rác thải, nước thải

+ Công nghiệp chế tạo, lắp ráp

2. Trong bối cảnh hội nhập, việc Mỹ rút khỏi TPP có tác động như thế nào đối với Việc thu hút FDI vào Việt Nam?

Trả lời: Việc Mỹ rút khỏi TPP có ảnh hưởng nhất định đến FDI đăng ký vào Việt Nam. Dù Mỹ không phải là nhà đầu tư số 1 quyết định luồng vốn FDI vào Việt
Nam, nhưng do Mỹ là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam và quan hệ thương mại của Mỹ ảnh hưởng và điều phối quan hệ thương mại nhiều nước và nhà đầu tư
lớn trên thế giới. Cụ thể, tháng 11/2016, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt hơn 762 triệu USD, giảm hơn 300 triệu USD so với tháng trước. Tổng
vốn FDI trong 11 tháng qua đạt 18,1 tỷ USD, giảm hơn 2 tỷ USD so với cùng kỳ trong nước. Có thể thấy được FDI của Đài Loan đã giảm từ 119,8 triệu USD trong hai
tháng đầu năm 2016 xuống chỉ còn 26,1 triệu USD trong hai tháng đầu năm 2017. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thu hút FDI, trên thực tế, các nhà máy tại Việt Nam vẫn
chạy hết công suất dù Mỹ đã rút khỏi TPP. FDI của Việt Nam vào năm 2016 đã lập kỷ lục với mức tăng trưởng 9%, đạt 15,8 tỷ USD. Ngành chế tạo và chế biến chiếm
phần lớn lượng đầu tư nước ngoài đã cam kết, dẫn đầu bởi hai dự án từ Hàn Quốc: 1,5 tỷ USD của LG Display và 550 triệu USD của LG Innotek. Việc Tổng thống
Donald Trump kêu gọi áp thuế 45% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có ảnh hưởng lớn tới việc các công ty chuyển dịch nhà máy sang các quốc
gia khác đã khiến Việt Nam trở thành một đối thủ mạnh khi có nguồn nhân công lao động giá rẻ hoạt động như 1 chiếc nam châm thu hút vốn đầu tư. ít có quốc gia
nào thay thế cho thị trường Trung Quốc có thể sánh được với Việt Nam về lương nhân công vốn chỉ bằng một phần ba so với Trung Quốc, cùng với vị trí cảng biển
thuận lợi.

3. FDI có những ảnh hưởng xấu như thế thì Việt Nam có nên tạo điều kiện để thu hút các nguồn đầu tư khác như FPI không?

Trả lời: Về FPI cũng có những điểm tương tự với FDI:

Đều đơn thuần là hợp đồng đầu tư vốn ra nước ngoài, FDI và FPI xuất hiện do nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Đều nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Lợi nhuận của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tỷ lệ thuận với số vốn
đầu tư. Do đó, tình hình hoạt động của doanh nghiệp là mối quan tâm chung của cả hai hình thức đầu tư này.

Đều chịu sự điều chỉnh của nhiều luật lệ khác nhau. Mặc dù các hoạt động này chịu ảnh hưởng lớn từ luật pháp nước tiếp nhận đầu tư, nhưng trên thực tế
vẫn bị điều chỉnh bởi các điều ước, thông lệ quốc tế và luật của bên tham gia đầu tư.

Tuy nhiên, FPI mang tới mức rủi ro thấp hơn khi FDI có mức rủi ro theo tỷ lệ vốn đầu tư và các nhà đầu tư FPI không có quyền kiểm soát trực tiếp đối với các
doanh nghiệp và bên tiếp nhận đầu tư có toàn quyền chủ động trong kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó FPI chỉ đơn thuần là luân chuyển vốn từ trực tiếp sang nước
tiếp nhận đầu tư trong khi FDI có vốn đi kèm với hoạt động thương mại, chuyển giao công nghệ và di chuyển sức lao động quốc tế và có hình thức luân chuyển từ
nước phát triển sang nước đang phát triển, vô cùng thích hợp với tình hình phát triển hiện tại của nền kinh tế nước ta. FPI thường chỉ luân chuyển từ các nước phát
triển với nhau hoặc đang phát triển hơn là luân chuyển tới các nước kém phát triển. Vậy nên dù FDI còn có nhiều mặt hạn chế cũng như những ảnh hưởng xấu, ta
vẫn không thể phủ nhận những giá trị đi kèm những lợi ích mà nguồn vốn này đem tới cho nền kinh tế Việt Nam hiện tại.

1.3.1.3. Nhóm câu hỏi liên quan đến thách thức trong việc thu hút FDI:
1. Tỷ lệ các doanh nghiệp trong nước cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp FDI còn thấp. Đưa ra nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này.

Trả lời: Thực trạng thu hút vốn FDI cho thấy ở tỷ lệ các doanh nghiệp trong nước cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp FDI còn thấp. Nguyên nhân là do năng
lực doanh nghiệp nội địa còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường và các doanh nghiệp FDI. Nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt
Nam không đi kèm chuyển giao công nghệ nên tỷ lệ công nghệ từ các nước hiện đại khá thấp, dẫn đến sự liên kết giữa doanh nghiệp cung ứng nội địa với doanh nghiệp
FDI còn mờ nhạt.

Một số giải pháp cho vấn đề này:

Về phía Nhà nước

Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý thu hút các doanh nghiệp FDI, tăng cường tương tác giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa.

Có chiến lược phát triển các doanh nghiệp trong nước về năng lực, quy mô để hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp FDI.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời khuyến khích các FDI sử dụng nguồn lao động là người Việt Nam chất lượng cao

Về phía các doanh nghiệp trong nước

Cần đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, bảo đảm chất lượng và đáp ứng được yêu cầu đặt hàng của các doanh nghiệp FDI.

Doanh nghiệp trong nước cần ứng dụng khoa học, công nghệ mới, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản trị.

Chủ động tiếp cận, thu hút các đối tác đầu tư kinh doanh để tham gia sâu và hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

2. Vốn đầu tư FDI ồ ạt vào Việt Nam tiềm ẩn những rủi ro gì?

Trả lời: Việc gia tăng nhanh các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài gia tăng các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp dẫn
đến nguy cơ nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thâu tóm, thôn tính thông qua hoạt động mua bán cổ phần.

Việc tăng đầu tư FDI đi kèm chuyển giao công nghệ lạc hậu dẫn tới chuyển dịch của dòng vốn FDI chất lượng thấp, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Việc dịch chuyển đầu tư nước ngoài sang Việt Nam một cách ồ ạt tạo rất nhiều áp lực cho doanh nghiệp trong nước, khiến các doanh nghiệp nhỏ của Việt
Nam đuối sức, thậm chí từ bỏ thị trường.

3. Chính sách của Nhà nước chưa chặt chẽ khi nhiều trường hợp doanh nghiệp FDI làm ăn thua lỗ, chủ doanh nghiệp nợ... Phương án giải quyết hay chính
sách Nhà nước có thể áp dụng để khắc phục tình trạng này?

Trả lời: Trong khi thúc đẩy thu hút FDI cần chọn lọc các dự án có chất lượng; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo nhiều thuận lợi hơn cho nhà đầu tư để
thu hút dòng vốn FDI cũng như nhà đầu tư trong nước.

Các địa phương cần chú trọng đến các dự án quy mô vừa và nhỏ phù hợp với từng ngành kinh tế; khuyến khích và tăng cường sự liên kết giữa các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài với nhau và với các doanh nghiệp trong nước.

Đẩy mạnh thu hút các dự án FDI có quy mô vốn lớn, nắm giữ công nghệ cao từ các nước phát triển hàng đầu thế giới để phát triển mạnh hơn nữa ngành công
nghiệp có nhiều giá trị gia tăng và có khả năng xuất khẩu lớn.

Tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, ổn định, an ninh, an toàn, đồng thời, cũng nên có chính sách hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng chuyển giá. Bên cạnh
đó, Việt Nam cũng cần có chính sách hạn chế những dự án có công nghệ trung bình, sử dụng nhiều đất, điện và có nguy cơ ô nhiễm môi trường.

4. Một số công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có hiện tượng chuyển giá. Vậy làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này ?

Trả lời: Nhà nước cần phải có những biện pháp chặt hơn trong chính sách thuế, cần phải có các đoàn thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đặc biệt là các tập đoàn lớn. Có các biện pháp xử phạt mạnh tay, yêu cầu nộp toàn bộ khoản thuế đã trốn khi có phát hiện vi
phạm.

5. Việt Nam cần làm gì để giảm sự phụ thuộc vào khối FDI khi kinh tế đất nước ngày càng phát triển?

Trả lời:

+ Thứ nhất, cần phát triển một nền kinh tế xanh, bền vững với một số ngành chủ chốt để dựa vào đó phát triển kinh tế.

+ Thứ hai, đưa ra các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước phát triển mạnh nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.

+ Thứ ba, đẩy mạnh học tập, tiếp thu khoa học, tri thức, các ngành khoa học của tương lai từ đó phát triển cho nền kinh tế đất nước.

+ Thứ tư, tránh việc trì trệ trong thi công các dự án về kinh tế, cơ sở hạ tầng, ưu tiên chọn doanh nghiệp Việt Nam đủ tiềm năng cho các dự án.

+ Thứ năm, tăng cường hợp tác thông qua các hiệp định thương mại tự do. Thứ sáu tăng cường đầu tư trong nước.

+ Cuối cùng, thúc đẩy hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đẩy mạnh chiến lược thương hiệu Việt.

1.3.2.Về Case study:


1.3.2.1. Nhóm câu hỏi liên quan đến diễn biến vụ việc:
1. Được biết, trong thương vụ mua lại Big C Việt Nam, các nhà đầu tư trong nước như Công ty CP Thăng Long GTC (thành viên Hanoitourist), Saigon Co.op
và Masan Group (Việt Nam) cũng đã tham gia, sau đó Saigon Co.op đã lọt vào vòng đàm phán cuối cùng. Tuy nhiên, đã thất bại khi gặp phải khó khăn trong việc phải
xin được giấy phép đầu tư ra nước ngoài. Liệu các doanh nghiệp VN có đang gặp bất lợi trong việc tham gia vào hoạt động mua bán DN tại nước nhà hay không?
Trả lời: Chủ sở hữu của Big C là một tập đoàn của Pháp, có trụ sở ở châu Âu nên việc mua bán được thực hiện ở đó. Saigon Co.op gặp khó khăn về việc giấy
phép nên mới thất bại trong thương vụ này. Nếu chỉ thông qua một vụ việc nhỏ này mà nói doanh nghiệp Việt Nam đang gặp bất lợi trong hoạt động mua bán doanh
nghiệp nước nhà là chưa có đủ cơ sở, rất khó để kết luận.

2. Mục tiêu của Thái Lan khi mua thu mua lại Big C là gì?

Trả lời: Mục tiêu theo đuổi chủ yếu của Central Group cũng như các nhà bán lẻ khác đều là lợi nhuận. Ngoài ra, nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường bán
lẻ Việt Nam, họ đã nhanh chân nhảy vào thương vụ này, sẵn sàng bỏ ra số tiền khổng lồ để mua lại Big C nhằm phát triển mạng lưới của mình ở Đông Nam Á, đẩy
mạnh tiêu thụ hàng hóa Thái Lan.

3. Khi central Group mua lại Big C, họ không chỉ mua lại tất cả tài sản cố định mà còn có cả những giá trị tài sản vô hình bao gồm thương hiệu trong nước và
kiến thức về môi trường kinh doanh quốc gia. Những kiến thức này có thể giảm thiểu những rủi ro gì?

Trả lời: Những kiến thức này có thể giảm thiểu rủi ro khi đưa ra các quyết định kinh doanh. Bởi vì Big C là một thương hiệu bán lẻ đã có ở Việt Nam hơn 20
năm, do đó lượng thông tin, dữ liệu khổng lồ về khách hàng, phong tục, thói quen mua hàng của người tiêu dùng đã thu thập được trong suốt thời gian đó sẽ giúp
cho Central Retail có những đường đi, nước bước phù hợp nhất, sát với khách hàng, tránh những rủi ro. Ví dụ như khách hàng ưu chuộng thanh toán tiền mặt, hay sử
dụng thẻ tích điểm, hay đi siêu thị thường đi thành nhóm, đưa trẻ em đi cùng,… từ thông tin đó hãng có thể có thể có các điều chỉnh nhằm tạo sự thoải mái nhất cho
người tiêu dùng.

4. Nhóm có thể giúp mình giải thích lý do tại sao vào thời điểm rao bán Big C vào khoảng 2015 khi mà thị trường đang rộng mở chuỗi bán lẻ thì Big C lại bán
mình ạ?

Trả lời: Casino Group tiết lộ rằng vào năm 2015, họ đang có một khoản nợ lên tới 2 tỷ Euro (xấp xỉ 2,17 tỷ USD) và có ý định trả hết khoản nợ này. Họ lên kế
hoạch tái cơ cấu tài sản nhằm tăng trưởng tính linh hoạt tài chính vào năm 2016, và việc bán Big C Việt Nam cũng nằm trong một phần của kế hoạch này. Phía đại
diện của Tập đoàn Casino cho biết, họ có nhiều tài sản ở nước ngoài nên bắt buộc phải luân chuyển hoạt động kinh doanh, muốn mua ở chỗ này thì phải bán ở chỗ
khác. Không may rằng Big C thuộc diện tài sản phải bán. Đúng là vào giai đoạn 2015-2016, thị trường bán lẻ Việt Nam đang có bước phát triển mạnh mẽ và nhanh
chóng xuất hiện nhiều nhà bán lẻ mới gia nhập thị trường. Có thể vào lúc đó, phía Casino chưa nhìn ra được sự việc này nên họ xếp Big C vào diện tài sản phải bán.
Chỉ có người trong cuộc mới biết rõ nguyên nhân, còn từ phía người tìm hiểu thì không thể có kết luận cụ thể được.

1.3.2.2. Nhóm câu hỏi liên quan đến tác động và kinh nghiệm rút ra từ case study:
1. Central group thu mua lại Big C có tác động như thế nào tới doanh nghiệp nội và tới bức tranh tổng thể của thị trường bán lẻ Việt Nam?

Trả lời: Đối với các doanh nghiệp trong nước: Các doanh nghiệp bán buôn vốn đã có chỗ đứng trong Big C giờ sẽ phải cạnh tranh rất gắt gao với hàng hóa
Thái Lan nhập khẩu vì khi Big C Việt Nam thuộc về người Thái, chắc chắn sẽ luôn có sự ưu ái dành cho hàng hóa của quốc gia họ, ví dụ như hàng hóa Thái Lan sẽ có
những vị trí đẹp trong cửa hàng, khách hàng dễ bắt gặp.

Việc doanh nghiệp FDI thâu tóm doanh nghiệp trong nước ở những ngành trọng điểm mang lại hậu quả nặng nề. Trước hết doanh nghiệp Việt bị loại khỏi cuộc chơi
trên thị trường và nền kinh tế mất đi một phần tự chủ khi chuỗi cung ứng nằm trong tay doanh nghiệp nước ngoài. Khi không có hệ thống doanh nghiệp trong nước đủ
mạnh, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt đủ mạnh, nền kinh tế khó có động lực tăng trưởng bền vững.

Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam tiên phong trong hội nhập, nhiều trường hợp đối tác FDI mua doanh nghiệp nội chỉ nhằm chuyển hàng từ công ty mẹ ở nước họ
sang, đóng gói bao bì tại Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất sang các thị trường có FTAs.

2. Doanh nghiệp Việt Nam có động thái gì để chống lại việc bị thâu tóm hoặc mua lại bởi các nhà đầu tư nước ngoài.

Trả lời: Biện pháp phổ biến nhất và có thể làm ngay trong điều kiện khung pháp lý của Việt Nam chưa chặt chẽ để có các lựa chọn khác là mua cổ phiếu quỹ.
Việc mua cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm tỷ lệ cổ phiếu lưu hành trôi nổi trên thị trường, từ đó giảm tỷ lệ một nhóm nhà đầu tư nào đó có thể mua chi phối. Để thực hiện
thành công, tất nhiên giá mua cổ phiếu quỹ phải cạnh tranh với giá được chào mua thâu tóm; đồng thời công ty phải có lượng tiền mặt dồi dào. Ngoài ra, công ty cũng
cần duy trì được quan hệ cổ đông tốt như phân tích ở trên để thuyết phục một số nhà đầu tư lớn bán lại.

Việc thứ hai công ty có thể làm là xem xét phương án phát hành thêm cho các đối tượng cổ đông thân thiện hơn, kể cả cho cổ đông hiện hữu để pha loãng cổ phiếu.
Việc phát hành có thể ở dạng cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi để làm giảm khả năng mua được chi phối từ nhóm cổ đông đang thực hiện việc thâu tóm. Điểm mạnh
của kế hoạch này là có thể nhanh chóng pha loãng cổ phiếu nếu kế hoạch được thông qua, nhưng hạn chế lớn nhất là mất nhiều thời gian thực hiện hơn nên không đáp
ứng được nhu cầu xử lý ‘gấp’

Một sự lựa chọn khác đã được nhiều công ty trên thế giới thực hiện mặc dù không mang tính chất tích cực và có thể bị cổ đông phản đối là doanh nghiệp bán tẩu tán
các tài sản tốt, làm giảm sự hấp dẫn của mục tiêu bị thâu tóm, sau đó khi nguy cơ thâu tóm mất đi sẽ đưa lại các tài sản này về với doanh nghiệp. Kế hoạch này muốn
thành công cần một tỷ lệ đồng thuận lớn của cổ đông cũng như có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kịch bản, đặc biệt là pháp lý để không tạo ra rủi ro cho các cổ đông hiện hữu
và làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Đối với các thị trường phát triển, khung pháp lý tạo ra các công cụ đặc biệt khác cho việc chồng hay hậu thuẫn thâu tóm nhưng các công cụ này chưa tồn tại ở Việt
Nam nên vẫn xoay quanh các bộ luật hiện hành như Luật Chứng khoán, Luật Thương mại, … Tuy nhiên, dù là phòng hay chống, dù có chọn phương án nào thì luôn
cần sự chủ động của doanh nghiệp, cần các kịch bản được nghiên cứu sẵn như một công cụ quản lý rủi ro nghiêm túc. Nếu để nước đến chân mới chạy thì biện pháp
nào cũng không có hiệu quả cao. Đồng thời cũng nên nhìn nhận công bằng hơn đối với lợi ích của M&A – bị thâu tóm không có nghĩa là không có lợi cho doanh
nghiệp!

3. Những bằng chứng và thông tin mà nhóm thu thập được từ việc nghiên về vấn đề người Thái đang có ý định thâu tóm thị trường để tạo ra một kênh xuất
khẩu hàng Thái Lan vào Việt Nam và đối xử không công bằng với hàng Việt Nam tại hệ thống siêu thị Go.?

Trả lời:

Siêu thị ưu tiên chỗ đẹp nhất bày bán hàng Thái
Theo ghi nhận, tại các kệ hàng bên trong hệ thống siêu thị Metro, hầu hết vừa bày hàng Thái xen lẫn với hàng Việt. Nhiều thương hiệu trong ngành hàng mỹ
phẩm, dầu gội, sữa tắm, nước xả vải từ lâu đã quen với người dùng Việt Nam như Downy, Essence… vẫn cái tên đó nhưng nay thành xuất xứ từ Thái Lan. Không chỉ
hoá mỹ phẩm mà nhiều mặt hàng khác như bánh kẹo, gia dụng, giày dép, gạo, nước mắm… cũng “made in Thailand”. Dạo một vòng Metro tại quận 6, TP.HCM,
không mấy bất ngờ khi các sản phẩm xuất xứ Thái Lan độc chiếm nhiều quầy, kệ. Không chỉ được đặt ở ngay lối ra vào, các loại bia, nước ngọt, bánh kẹo... còn được
trưng bày trên những kệ hàng riêng biệt, sát quầy tính tiền, dễ thu hút khách hàng. Tại khu bán gạo, siêu thị này dành riêng một khu vực cho gạo Thái Lan với đủ chủng
loại, giá cả, "sát cánh" với khu bán rau củ quả, thực phẩm. Cạnh những kệ gạo luôn có nhân viên túc trực sẵn sàng hỗ trợ khách hàng. Các sản phẩm khác như gia vị, đồ
ăn đóng hộp, mì gói Thái Lan... được bày trí bắt mắt, với nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá nằm và bố trí ở khu vực dễ lọt vào tầm mắt của người mua hàng. Đồ
Thái ở siêu thị này mặt hàng nào cũng có. Hàng luôn được trưng ở đầu các kệ hoặc những vị trí dễ nhìn thấy. Vì hàng Thái là 'chủ nhà' nên vị trí đẹp nhất phải ưu tiên
trước. Tại Metro ở quận 2, TP.HCM, sản phẩm hàng Thái sẽ được chạy những chiến dịch quảng cáo theo thời gian không cố định, chủ yếu để giới thiệu sản phẩm.
Trong thời gian đó, những mặt hàng ưu tiên được trưng bày tại một khu riêng biệt ngay lối vào siêu thị. Giá các sản phẩm cũng rẻ hơn nhiều so với các mặt hàng khác
của Việt Nam. Không chỉ Metro, siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội) cũng đã đưa lên kệ nhiều mặt hàng nguồn gốc Thái Lan như nước xả vải, nước giặt quần áo.
Tương tự, Big C Thăng Long dành riêng quầy chuyên bán hàng Thái Lan tại các vị trí đẹp nhất, thu hút nhiều người tham quan, mua sắm. Hầu hết các mặt hàng Thái
đều được người Việt chào đón và tin dùng. Bởi hàng xuất xứ từ Thái Lan luôn đảm bảo về chất lượng, mẫu mã sản phẩm bền và đẹp và giá cũng cạnh tranh.

Tấn công bằng giá

Tuy chưa chiếm ưu thế về số lượng so với hàng Việt nhưng xét về giá cả thì đa số các mặt hàng xuất xứ từ Thái Lan luôn rẻ hơn. Mỗi một mặt hàng, bên cạnh
sản phẩm Việt Nam đều có hàng Thái xen vào. Những mặt hàng lượng mua lớn thì hàng Thái càng nhiều. "Ví dụ như sữa đặc của Thái Lan thường được khách lựa
chọn, vì giá rẻ hơn đến 6.000 đồng mỗi hộp so với các loại khác của Việt Nam. Ngay cả bột ngọt, sản phẩm đóng hộp đủ kích thước thì hàng Thái vẫn chiếm ưu thế",
nhân viên siêu thị cho hay. Tại Metro, duy chỉ có hàng may mặc của Thái Lan đang có giá đắt hơn so với cùng loại sản xuất trong nước. Như quần jeans Nam Thái Lan
tại Metro quận 6 đang bán đồng giá 860.000 đồng, quần jeans tại Việt Nam chỉ có khung giá 270.000-350.000 đồng một sản phẩm. Nhân viên hệ thống này cho biết
những chủ cơ sở buôn bán nhỏ lẻ thường mua số lượng lớn hàng tiêu dùng, gia vị về bán lẻ vì giá thành cạnh tranh nhưng chất lượng được đảm bảo cùng mác hàng
Thái.

Bằng chứng khác

Bằng chứng là Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi lãnh đạo Big C về việc siêu thị này có mức chiết khấu quá
cao khiến doanh nghiệp nội cầm chắc lỗ. Theo VASEP, ngoài chi phí chiết khấu trên doanh thu sản phẩm, nhà cung cấp còn phải chịu hàng loạt chi phí khác cho siêu
thị như mở điểm bán mới, kỷ niệm ngày thành lập, chi phí cho thương lượng chung, vận chuyển, chương trình khuyến mãi… Không những vậy, siêu thị còn khoán “tỷ
lệ hàng hư hỏng” thường là 1%, đôi khi hàng hỏng không phải do nhà cung cấp, nhân viên siêu thị cũng ép doanh nghiệp phải đổi hàng khác, nếu không thì không đặt
đơn hàng mới. Như vậy, nhà cung cấp vừa phải chiết khấu 1% mà vẫn phải chịu mọi hư hỏng. Không chỉ các siêu thị lớn như Metro, Big C mà hệ thống các cửa hàng
tiện lợi như B’smart sau khi vào tay người Thái cũng chê “ỏng eo” hàng Việt. Hàng Thái dần đẩy hàng Việt ra khỏi kệ. Giám đốc một DN nói: “Bây giờ chúng tôi
không thể đưa hàng vào được vì họ không nhập hàng Việt Nam vào nữa!”
NHÓM 7: CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG KIỂU MỚI - TRUNG QUỐC KIỂM SOÁT NGUYÊN LIỆU THÔ CỦA THẾ GIỚI

MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế hội nhập tự do thương mại hóa như hiện nay, chúng ta quen dần với việc trao đổi hàng hóa mang tính toàn cầu, hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Nhưng có một số quốc gia lại lợi dụng những khe hở đó để nhằm mục đích thâu tóm nguồn liêu liệu thô của thị trường bằng cách áp dụng những chính sách đặc biệt
là chủ nghĩa trọng thương kiểu mới vào thương mại quốc tế. Việc áp dụng chủ nghĩa trọng thương vào vấn đề này, nhằm tạo tiềm lực về vốn cho quá trình công
nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước, không hẳn là một điều xấu và đáng bị bác bỏ bởi nền kinh tế 4.0 hiện nay. Tuy nhiên, việc vận dụng tư tưởng kinh tế của chủ
nghĩa trọng thương phải được kết hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế của nhà nước và tuân thủ luật pháp thương mại quốc tế nhằm đảm bảo cho sự phát triển
ổn định của nền kinh tế đất nước và đảm bảo tính công bằng cho nền kinh tế thế giới. Để hiểu rõ hơn về những tác động của các chính sách đó đến nền kinh tế như
thế nào nhóm chúng em xin phép được nghiên cứu đề tài: “Chủ nghĩa trọng thương kiểu mới - Trung Quốc kiểm soát nguyên liệu thô của thế giới.” Giúp các bạn
sinh viên có cái nhìn rõ hơn về các mục tiêu hoạt động thương mại của Trung Quốc trong kinh doanh quốc tế. Có cái nhìn rõ hơn về các phương thức mà Trung Quốc
đã sử dụng để thâu tóm nguồn khoáng sản thế giới.
Do kiến thức chuyên môn cũng như thời gian tìm hiểu còn hạn chế nên báo cáo chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những lời
nhận xét, góp ý từ ThS. Vũ Hoàng Việt để bài báo cáo ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1.CÂU CHUYỆN THỰC TIỄN


Từ hai thập kỷ trước, Trung Quốc đã bắt đầu rà soát lỗ hổng trong chuỗi cung ứng và tích trữ các mặt hàng chiến lược như đồng, coban,... Đối với đất hiếm - loại hàng
hóa có thể định hình tương lai, Trung Quốc cũng dẫn đầu cuộc chơi, là nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới. Đất hiếm là vật liệu cần thiết để sản xuất các kim loại
quan trọng như lithium, coban, niken,... Các kim loại này lại là vật liệu chính để chế tạo các ứng dụng công nghệ cao như pin lithium, chip bán dẫn - những thứ đóng
vai trò nền tảng của cuộc cách mạng xe điện.
Đầu thập niên 2000, thời điểm gia nhập WTO, Trung Quốc đã nỗ lực nhập nguyên vật liệu thô trong khi sản lượng xuất khẩu tài nguyên lại giảm dần. Theo
thống kê của tờ The Wall Street Journal, tỷ lệ nhập khẩu nguyên vật liệu thô của Trung Quốc vào năm 2002 chiếm 11% tổng lượng nhập khẩu. Tuy nhiên, đến năm
2010, con số này tăng lên trên 26%. Cũng trong giai đoạn đó, sản lượng xuất khẩu nguyên liệu thô của Trung Quốc giảm từ 4,5% xuống còn 2%. Quan hệ mua bán
giữa Trung Quốc và các đối tác lớn mất cân bằng nghiêm trọng. Trong năm 2010, hơn 84% lượng hàng nhập khẩu từ Brazil là nguyên liệu thô trong khi mặt hàng này
chỉ chiếm 1,4% hàng Trung Quốc xuất sang Brazil. Với Ấn Độ, tỷ lệ nguyên liệu thô trong tổng lượng hàng xuất sang Trung Quốc tăng từ 30% vào năm 2002 lên gần
70% vào năm 2010.
Ngày 4/11/2009, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Mexico đã yêu cầu Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) dàn xếp cuộc tranh cãi giữa họ với Trung Quốc về
chính sách hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô của nước này. Các quốc gia đã cáo buộc Trung Quốc đã áp đặt thuế và hạn ngạch xuất khẩu đối với các tài nguyên
khoáng sản của mình. Cụ thể, Văn phòng đại diện thương mại Mỹ cho biết Trung Quốc hiện áp đặt hạn ngạch xuất khẩu đối với các khoáng sản như bôxit, than,
fluorite, carbon silic và kẽm cùng một số sản phẩm trung gian. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đánh thuế và áp đặt các hạn chế khác đối với các khoáng sản bao gồm kim
loại có silic, photpho vàng, các khoáng sản mangan và magie, những nguyên liệu đầu vào có vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp luyện kim và sản xuất
nhôm. Các quan chức Mỹ cho biết chính sách của Trung Quốc ảnh hưởng đến hàng tỷ USD thương mại toàn cầu, khiến giá cả của các nguyên vật liệu tăng trên thị
trường quốc tế, giúp các công ty Trung Quốc có lợi thế không công bằng so với những đối thủ nước ngoài.
Ngày 19/7/2016, Liên minh châu Âu (EU) lần thứ ba đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về mức thuế và hạn ngạch xuất khẩu mà quốc
gia này áp dụng đối với các nguyên liệu thô. EU từng thực hiện thành công những vụ kiện tương tự đối với Trung Quốc vào năm 2012 và 2014 liên quan tới các mặt
hàng thô khác như bô xít, kẽm và than cốc. Ủy viên Malmstroem khẳng định trong hai vụ kiện trước đó, các biện pháp hạn chế hàng xuất khẩu mà Trung Quốc đưa ra
đều bị kết luận là vi phạm luật thương mại quốc tế nhưng quốc gia này vẫn không gỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp nên EU tiếp tục kiện.

2. CÂU HỎI THẢO LUẬN


2.1. Chủ nghĩa trọng thương kiểu mới (hay còn gọi là chủ nghĩa dân tộc kinh tế) là gì? Xu thế của nó trong bối cảnh thế giới hiện nay
Ngày nay tuy rằng hòa bình đã lập trên toàn thế giới, xóa bỏ đô hộ thống trị, các nước được tự do hóa thương mại và hợp tác đảm tính công bằng giữa các quốc gia
nhưng chúng ta vẫn có thể thấy được Chủ nghĩa trọng thương vẫn tồn tại, được gọi là Chủ nghĩa Trọng thương kiểu mới ở một số quốc gia như Nhật Bản,
Singapore,… và nhất là ở Trung Quốc. Chủ nghĩa này được tồn tại và biến tướng một cách tinh vi thể hiện qua chính sách, mục tiêu của các quốc gia nhằm thâu tóm
thị trường nguyên liệu thế giới.
Chủ nghĩa trọng thương kiểu mới xuất hiện thay thế cho chủ nghĩa cũ nhưng cũng không có gì thay đổi quá nhiều chỉ khác là nó đang thay đổi theo hướng của nền
kinh tế thị trường tự do hóa thương mại. Khi mà chủ nghĩa trọng thương kiểu cũ áp dụng cho các nước tư bản lên các nước thuộc địa thì hiện nay lợi dụng sự tự do
hóa thương mại các nước lớn, quy mô kinh tế đồ sộ lại đang âm mưu cho mình một mục tiêu thâu tóm nguyên liệu thô trên toàn thế giới, bành trướng và có mặt
trên mọi quốc gia để thu mua, chèn ép đầu cơ tích trữ nguyên liệu thô cho quốc gia mình.
Ở thời hiện nay, áp dụng chủ nghĩa trọng thương là tốt hay xấu?
Chủ nghĩa trọng thương là một lý thuyết kinh tế cổ điển, coi tiền bạc là sự giàu có của một quốc gia, coi lợi nhuận là sự lừa gạt và chỉ quan tâm đến lợi ích của một
bên nhưng nó cũng có một vài ưu điểm mà chúng ta không thể phủ nhận như đề cao vai trò của thương mại, nhận thức được vai trò của nhà nước trong điều tiết
nền kinh tế và là công cụ chính sách điều tiết nền kinh tế, cũng như nhận thức được vai trò của việc tập trung công nghiệp hóa, khuyến khích xuất khẩu hơn nhập
khẩu tạo ổn định cho nền kinh tế trong nước. Việc áp dụng chủ nghĩa trọng thương hiện nay nếu như được kết hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế của nhà nước
và tuân thủ luật pháp thương mại quốc tế thì nó lại là một công cụ hữu hiệu để điều tiết nền kinh tế đất nước và đảm bảo tính công bằng giữ vững ổn định bằng cho
nền kinh tế thế giới.
Dưới góc nhìn của chủ nghĩa trọng thương, vì sao các quốc gia tham gia TMQT, các quốc gia thu đc lợi ích là gì, lợi ích đó đến từ đâu?
Thời nay dưới góc nhìn của chủ nghĩa ngoại thương khi các nước gia nhập thương mại quốc tế, cũng như vậy với mục đích làm tăng của cải vật chất bằng việc trao đổi
ngoại thương, các quốc gia sẽ trở nên giàu có hơn khi được tự do lưu thông, tự do thu mua nguyên liệu trên thị trường và thậm chí có nhiều cơ hội hơn để thâu tóm
thị trường đặc biệt là nguyên liệu thô.
Vậy thì lợi ích đó đến từ đâu? Rõ ràng, khi các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế, dù thời tư bản hay thời nay thì việc thâu tóm thị trường nguyên liệu thô giá
trị thấp của các nước khác và đem về nước mình sản xuất tạo thành sản phẩm có giá trị cao rất cao và đem bán trên thị trường quốc tế kết quả thu được rất nhiều
của cải ngoại tệ và nó tác động trực tiếp đến nền kinh tế quốc gia. Hay nói 1 cách tóm gọn lại là mua rẻ bán đắt. Đó là lợi ích mà chủ nghĩa trọng thương đem lại cho
quốc gia đang áp dụng chính sách này nhưng suy cho cùng cũng chỉ là lợi ích riêng lẻ của một quốc gia mà có thể dẫn đến nhiều tác động đến nền kinh tế thế giới nên
tổ chức thương mại thế giới cần có những động thái rõ ràng cụ thể để xử lý những hành động trục lợi gây ảnh hưởng đến nền kinh thế toàn cầu.
Trung Quốc có đang theo chủ nghĩa trọng thương?
Quốc tế có thể thấy rõ Chủ nghĩa Trọng thương mới ở Trung Quốc khi nhìn vào các chính sách khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, dự trữ ngoại hối quốc gia
và chính sách kiểm soát vốn của nước này.
Bảo hộ mậu dịch chặt chẽ
Trung Quốc là một quốc gia luôn đạt được thặng dư trong cán cân thương mại trong gần 1 thập kỷ gần đây. Năm 2006, thặng dư thương mại của Trung Quốc là
177,47 tỷ Đôla, đến năm 2016 là 530,28 tỷ dola, gấp gần 3 lần. Trung Quốc luôn nằm trong các quốc gia dẫn đầu trong việc đạt được thặng dư trong cán cân thương
mại giai đoạn 2006 – 2016. Điều này được thực hiện bởi các chính sách khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, bảo hộ mậu dịch chặt chẽ như đặt thuế cao, hạn
ngạch nhập khẩu để bảo vệ và kích thích sản xuất trong nước, giúp nền kinh tế phát triển. Một chính sách mà Trung Quốc thường hay áp dụng đó chính là Hạ giá
đồng Nhân dân tệ. Điều này khiến cho giá hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn tương đối và giá hàng nhập khẩu nước ngoài đắt lên tương đối, khuyến khích được xuất khẩu
và hạn chế nhập khẩu.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về dự trữ ngoại tệ: đạt gần 3 nghìn tỷ đôla vào tháng 1 năm 2017, vượt xa quốc gia đứng thứ 2 là Nhật Bản với 1,24 nghìn
tỷ USD. Về dự trữ vàng, Trung Quốc dự trữ 1.762,3 tấn vàng năm 2014, chiếm 1,8% tổng dự trữ ngoại hối quốc gia. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc nhiều đến mức
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của nước này đang trở thành một vấn đề gây đau đầu đối với chính phủ nước này bởi
có thể gây nên lạm phát trong dài hạn.
Chính sách kiểm soát dòng vốn của Trung Quốc
Điều này cũng là hệ quả của bộ ba bất khả thi: tỷ giá cố định, tự do lưu chuyển dòng vốn và chính sách tiền tệ độc lập. Việc dùng chính sách kiểm soát vốn đã thành
công ở nước này trong việc hạn chế hoặc khuyến khích dòng vốn chảy ra và dòng vốn chảy vào nền kinh tế. Chính sách này đã giúp nền kinh tế Trung Quốc tránh khỏi
tác động của những cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới trong hàng thập kỷ, ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước ASEAN năm 1990.
Có thể nói, Trung Quốc là một mẫu quốc gia điển hình của mô hình chủ nghĩa Trọng thương mới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trong giai đoạn gần
đây có dấu hiệu chững lại. Điều này khiến Trung Quốc phải có sự thay đổi trong kinh tế để có thể tiếp tục đạt được sự tăng trưởng như hiện nay.

2.2. Mục đích và những động thái của Trung Quốc xoanh quanh nguồn nguyên liệu thô là gì? Biểu hiện của CNTT kiểu mới (Chủ nghĩa dân tộc
kinh tế)
2.2.1. Mục đích
Với khát vọng vươn ra toàn cầu, Trung Quốc đối mặt với việc xem xét lại mô hình chuyên môn hoá các mặt hàng xuất khẩu của mình bằng cách lựa chọn hai đường
lối:
- Giảm bớt sự phụ thuộc vào các chuỗi sản xuất bên ngoài
- Chuyển đổi sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng thấp sang sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao
Theo một báo cáo của Natixis (Natixis, 2013), từ năm 1997 đến năm 2007, Trung Quốc đã vượt qua các khu vực tiên tiến nhất trên thế giới để chiếm thị phần lớn
nhất trong các ngành hàng công nghệ cao như hàng không vũ trụ, thiết bị y tế, thiết bị điện tử… Do đó có thể thấy rằng các sản phẩm công nghệ tiên tiến có giá trị gia
tăng cao sẽ được sản xuất tại chỗ. Từ đó giảm giá trị nhập khẩu của hàng xuất khẩu và chuyển một phần của quá trình sản xuất ra khỏi Trung Quốc đến các quốc gia
Châu Á khác nơi chi phí lao động rẻ hơn. Điều này dẫn đến một câu chuyện khi Trung Quốc sẽ cạnh tranh với những quốc gia mới nổi trong khi giảm sự phụ thuộc của
nó vào nước ngoài và việc tiến hành nâng cấp chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất.
Tuy nhiên, sản xuất đòi hỏi đầu vào. Do đó trong suốt hơn một thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã trong cuộc hành trình săn lùng toàn cầu để tìm kiếm nguồn nguyên
liệu thô mà họ cần để duy trì dây chuyền sản xuất trong nước của mình. Nhu cầu của Trung Quốc đối với các mặt hàng than, dầu, khí đốt,… đã gây ra sự thay đổi thế
tục trên thị trường hàng hoá toàn cầu. Hành động thâu tóm nguồn tài nguyên khoáng sản không chỉ để phục vụ mục tiêu xuất khẩu tài nguyên ngược về Trung Quốc,
giải quyết sự thiếu hụt đầu vào của nền công nghiệp nước này, mà còn nhằm mục đích tăng dự trữ quốc gia cho thế hệ sau.
2.2.2. Những hành động của Trung Quốc xoay quanh nguyên liệu thô
Hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thô
Ngày 4/11/2009, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Mexico đã yêu cầu Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) dàn xếp cuộc tranh cãi giữa họ với Trung Quốc về chính sách
hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô của nước này. Các quốc gia đã cáo buộc Trung Quốc đã áp đặt thuế và hạn ngạch xuất khẩu đối với các tài nguyên khoáng sản của
mình. Cụ thể:
- Trung Quốc áp đặt hạn ngạch xuất khẩu đối với bô-xít, than cốc, flourit, cacbua silic và kẽm.
- Trung Quốc áp thuế xuất khẩu từ 10% đến 15% đối với bô-xít (tùy thuộc sản phẩm), 40% đối với than cốc, 15% đối với flourit, 10% đối với magie, từ 15%
đến 20% đối với măng-gan (tùy thuộc sản phẩm), 15% đối với kim loại silic và từ 5% đến 30% đối với kẽm (tùy thuộc sản phẩm).
- Trung Quốc quy định thêm các yêu cầu và thủ tục liên quan đến việc xuất khẩu các nguyên liệu này, bao gồm, nhưng không hạn chế, những nội dung sau:
+ Hạn chế quyền xuất khẩu.
+ Đặt ra các tiêu chí mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thỏa mãn để có thể xuất khẩu khác với những tiêu chí áp dụng với doanh
nghiệp trong nước.
+ Yêu cầu các nhà xuất khẩu phải trả phí.
+ Trung Quốc duy trì hệ thống giá xuất khẩu tối thiểu đối với những nguyên liệu này và yêu cầu kiểm tra cũng như thủ tục phê duyệt hợp đồng và
giá xuất khẩu. Trung Quốc điều hành hệ thống này và những yêu cầu nói trên thông qua các Bộ cũng nhưng các phòng Thương mại.
Thâu tóm khoáng sản trên toàn thế giới
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế về nguồn cung tài nguyên thiên nhiên ổn định và chủ động, Trung Quốc tăng mạnh vốn đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài (FDI) vào các khu vực Châu Phi, Châu Á hay Mỹ Latinh. Nền tảng của những mối quan hệ đang lớn mạnh giữa Trung Quốc và các quốc gia cung cấp tài
nguyên là hợp tác kinh tế toàn cầu trong khu vực, tạo ra mối liên kết đa chiều, mạnh mẽ với các khu vực khác nhau trên thế giới trong chuỗi giá trị phức tạp được sắp
đặt.
Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với thế giới biến chuyển nhanh chóng. Kế hoạch 5 năm về Phát triển Kinh tế Xã hội Quốc gia lần thứ 10 (2001-2005) đã thiết lập một
chiến lược để Trung Quốc tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên ở các nước khác, thiết lập cơ sở cung cấp dầu mỏ và khí đốt từ bên ngoài, đa dạng hóa nguồn nhập
khẩu dầu mỏ, tạo nên nguồn dự trữ dầu mỏ chiến lược và duy trì an ninh năng lượng quốc gia. Từ năm 2004, Chiến lược “Vươn ra toàn cầu” của Trung Quốc được
tính toán cụ thể để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tài nguyên thiên nhiên cả ở quy mô khu vực và toàn cầu và khuyến khích đầu tư ra nước ngoài bằng cách trợ
cấp đầu tư cho các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực khai thác tài nguyên.
Chiến lược “Vươn ra toàn cầu” được các tổ chức quốc tế coi như là “bẫy nợ” đối với các quốc gia được đầu tư. “Bẫy nợ” này của Trung Quốc được tóm tắt như sau:
- Khuyến khích các nước nghèo vay nợ để đầu tư vào các dự án hạ tầng như cầu cống, đường cao tốc, bến cảng… với những ưu đãi lớn. Nhưng khi đến kỳ hạn
trả nợ sẽ siết chặt các điều khoản thanh toán hoặc tăng lãi suất hoặc cho vay thêm với lãi suất cao hơn.
- Chủ động và tích cực tư vấn về việc sử dụng vốn vay của Trung Quốc đầu tư vào những dự án có khả năng thất bại cao, sau đó sẽ phải nhượng quyền lại cho
Trung Quốc.
- Hối lộ tham nhũng quan chức địa phương.
- Khi các quốc gia này không trả được nợ thì sẽ phải tiếp tục phụ thuộc vào Trung Quốc hoặc phải nhượng cho Trung Quốc những vùng đất hay những vùng
cơ sở chiến lược.
- Tiếp đến, họ sẽ gây áp lực phải mở cửa thị trường của các quốc gia này cho các sản phẩm làm từ nguồn tài nguyên giá rẻ cưỡng đoạt được.
Theo tổ chức giám sát đất đai Land Matrix của châu Âu, doanh nghiệp Trung Quốc đã chiếm quyền kiểm soát đối với 6,48 triệu hecta đất nông nghiệp, lâm nghiệp và
mỏ trên toàn thế giới từ năm 2011 đến 2020. Con số trên vượt xa 1,56 triệu hecta do doanh nghiệp Anh kiểm soát, 860.000 hecta của doanh nghiệp Mỹ, và 420.000
hecta của doanh nghiệp Nhật Bản. Các công ty Trung Quốc đang nhanh chóng thâu tóm thêm đất ở nước ngoài để phục vụ nhu cầu nội địa, xuất phát từ quá trình
phát triển kinh tế mạnh mẽ của nước này. Mua đất ở nước khác giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung tài nguyên trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu trở nên eo
hẹp.

2.2.3. Phân tích biểu hiện CNTT kiểu mới (Chủ nghĩa dân tộc kinh tế) qua các hành động liên quan tới nguyên liệu thô của Trung Quốc
Sự can thiệp quá sâu và thô bạo của chính quyền
Qua các hoạt động trên của Trung Quốc xoay quanh nguồn nguyên liệu thô đã cho chúng ta thấy 1 sự can thiệp quá sâu và thô bạo của chính quyền vào nền kinh tế
và các hoạt động ngoại thương của nước này. Khi mà cả thế giới và các nước đang cố gắng thúc đẩy và duy trì nền kinh tế thị trường thì Trung Quốc đã và đang áp
đặt các chính sách hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, áp đặt thuế, các hạn ngạch xuất khẩu và ủng hộ sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế trong và
ngoài nước. Đây là 1 trong những biểu hiện tiêu biểu của Chủ nghĩa dân tộc kinh tế.
Đặt lợi ích dân tộc lên trên các nước khác
Các chính sách này trong mối quan hệ quốc tế, ngoại thương chỉ tập trung vào việc đạt được lợi ích cho các doanh nghiệp công ty Trung Quốc mà sẵn sàng làm tổn
hại đến lợi ích chính đáng của các quốc gia khác, lảng tránh nghĩa vụ quốc tế và những vấn đề toàn cầu. Bằng cách thiết lập các mối quan hệ khắp Châu Phi, Châu Á và
các nước Mỹ Latinh, Trung Quốc đang ngày càng lấy nhiều tài nguyên thiên nhiên của thế giới ra khỏi thị trường toàn cầu và giữ làm của riêng.
Chiến lược này giúp cho các doanh nghiệp Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh với Mỹ, EU và phần còn lại của thế giới khi có thể tiếp cận với nguồn tài nguyên thiên
nhiên với chi phí giá rẻ. Vì vậy, hàng hoá sản xuất tại Trung Quốc cũng sẽ có giá thành thấp hơn so với giá hàng nhập khẩu nước ngoài và giúp các doanh nghiệp nội
địa có lợi thế cạnh tranh không công bằng với các nước khác khi xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm ra thị trường thế giới. Đồng thời lợi thế về chi phí nguyên liệu đầu vào
này kéo theo việc các công ty, doanh nghiệp nước ngoài có các hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan tới nguyên liệu thô có xu hướng tìm cách dịch chuyển nhà
máy, khu sản xuất của mình tới Trung Quốc nhằm hạ thấp chi phí đầu vào. Điều này giúp tạo thêm công ăn việc làm và các dịch vụ đi kèm liên quan cho người dân
Trung Quốc. Nhưng đi cùng nó là sự mất việc hàng loạt của công nhân các nước khác khi các nhà máy này bị dời đi.
Tăng mạnh FDI và tạo sức ép tới các nước đang thiếu nợ
Đặc điểm cốt lõi của chủ nghĩa dân tộc kinh tế là chỉ coi trọng lợi ích kinh tế của quốc gia, những người dân tộc chủ nghĩa có thể ủng hộ hoặc chống lại các mối quan
hệ kinh tế chặt chẽ với các nền kinh tế nước ngoài (Toàn cầu hóa) tùy thuộc vào sức mạnh và vị trí quốc tế của một nền kinh tế quốc gia cụ thể. Tư tưởng dân tộc chủ
nghĩa về kinh tế không chỉ có ở những người quay lưng với toàn cầu hóa, mà những tư tưởng cổ vũ cho toàn cầu hóa và tự do thương mại nhằm đạt được những lợi
ích kinh tế và chính trị không công bằng, không minh bạch, không cùng thắng thông qua việc thực hiện cái mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là “chính sách đầu tư và mậu
dịch mang tính cướp đoạt”, “chủ nghĩa thực dân về kinh tế” hay “ngoại giao bẫy nợ”cũng có thể xem là một dạng biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc về kinh tế. Điều đó
cũng được thể hiện qua hoạt động tăng mạnh vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) vào các khu vực Châu Phi, Châu Á hay Mỹ Latinh của Trung Quốc đã nêu ở
trên.

2.3. Trung Quốc được và mất gì khi áp dụng chủ nghĩa trọng thương này?
2.3.1. Mặt lợi
Tạo lợi thế mở rộng thị phần toàn cầu
Việc Trung Quốc áp dụng chủ nghĩa trọng thương cho phép quốc gia này mở rộng thị phần toàn cầu, gây tổn hại cho các công ty đối thủ không có được các lợi thế
không công bằng mà Bắc Kinh dành cho các công ty của mình. Theo đó, một nguồn nguyên liệu lớn đang bị Trung Quốc găm giữ để tạo nên lợi thế cạnh tranh không
công bằng khi các nhà sản xuất nước ngoài phải mua nguyên liệu với giá đắt hơn trong khi ngành công nghiệp của Trung Quốc sẽ có lợi thế sản phẩm rẻ do chi phí
đầu vào thấp hơn. Ngoài ra, việc sử dụng rộng rãi các chính sách và tập tục bảo hộ do nhà nước chỉ đạo gây tổn hại cho các công ty và người lao động Hoa Kỳ, làm
méo mó thị trường toàn cầu.
Tạo việc làm cho hàng triệu nhân công và tận dụng khả năng tinh chế
Các hành động của Trung Quốc nhằm duy trì dây chuyền sản xuất của mình, tạo việc làm cho hàng triệu nhân công tham gia vào lực lượng lao động mỗi năm của
quốc gia này và tận dụng khả năng tinh chế hơn hẳn các quốc gia khác để tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Một số quốc gia giàu tài nguyên hoặc có trình độ
công nghiệp hóa thấp hơn Trung Quốc bị hấp dẫn bởi việc xuất khẩu tài nguyên, hàng hóa thô, sơ chế. Trong khi đó, Trung Quốc lại xuất khẩu thành phẩm có khả
năng cạnh tranh rất tốt sang quốc gia xuất khẩu tài nguyên.Hậu quả là sản xuất công nghiệp của quốc gia xuất khẩu tài nguyên bị thu hẹp, thậm chí không thể phát
triển được do bị gắn chặt vào việc xuất khẩu tài nguyên và các hàng hóa có hàm lượng kĩ thuật thấp. Về lâu dài, nền kinh tế sẽ mất khả năng cải thiện năng suất do
sản xuất công nghiệp bị thui chột và thiếu đổi mới, sáng tạo.
Tạo lợi thế cho mình với vị trí độc tôn đất hiếm - một lợi điểm để thương lượng
Trung Quốc cũng tạo lợi thế cho mình với vị trí độc tôn đất hiếm. Đây là nguyên liệu chủ chốt cho các ngành điện tử và công nghệ cao trên toàn cầu. Theo đó, 95%
đất hiếm trên thế giới do Trung Quốc khai thác trong khi lượng xuất khẩu ra thế giới lại rất ít và các loại hợp kim có chứa trên 10% hàm lượng đất hiếm sẽ chỉ được
xuất với số lượng nhất định.Mặt khác, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã coi việc cắt đứt nguồn cung cấp cho các quốc gia khác như một lợi điểm để thương lượng. Họ đã
làm vậy khi Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan, và một lần nữa khi Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng của một tàu đánh cá Trung Quốc, yêu cầu trao trả vị thuyền trưởng
này trước khi ông ta bị thẩm vấn. Trung Quốc thực sự đã cắt nguồn cung cấp của Nhật Bản vào năm 2010, trong bối cảnh tranh chấp liên quan đến Quần đảo
Senkaku. Luật kiểm soát xuất cảng mới của Trung Quốc sẽ áp dụng đối với kim loại đất hiếm, giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc có quyền quyết định nhiều hơn về việc
nước nào có thể sở hữu nguồn tài nguyên này và họ có thể nhận được bao nhiêu. Tất nhiên, trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Trung Quốc sẽ không bán đất hiếm
cho các địch thủ của họ.

2.3.2. Mặt hại


Phải nhận sự phê phán mạnh mẽ từ các nước trên thế giới
Quốc gia này đã phải nhận sự phê phán từ các nước trên thế giới khi áp dụng các biện pháp xuất khẩu. Ngày 23/6/2009, Mỹ và EU đã chính thức đệ đơn lên WTO
kiện Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đối với 9 mặt hàng nguyên vật liệu là quặng nhôm, than cốc, đá thạch anh, magie, mangan, silic dạng kim loại, oxit silic, phốt pho,
kẽm. Đơn kiện cho rằng việc hạn chế xuất khẩu này đã vi phạm những điều Trung Quốc cam kết khi gia nhập WTO năm 2001. Tiếp đó ngày 21/8/2009, Mexico cũng
đâm đơn kiện Trung Quốc về vấn đề này.Nếu thua kiện, Trung Quốc buộc phải hủy bỏ hạn ngạch hạn chế xuất khẩu, nếu không sẽ chịu các trừng phạt kinh tế từ các
quốc gia khác như thuế quan, hạn ngạch, cấm vận và hàng rào phi thuế quan.
Gánh nặng kinh tế từ việc phải nhập khẩu lượng lớn dầu
Việc phải nhập khẩu nhiều dầu mỏ hơn nữa cũng đặt kinh tế Trung Quốc trước nhiều khó khăn hơn. Trước hết, đó là việc phải chi tiêu cho nhập khẩu dầu nhiều hơn.
Số liệu về tỷ trọng chi tiêu để nhập khẩu dầu mỏ/GDP của Trung Quốc đã tăng mạnh từ 1,55% GDP (năm 2000) lên 2,72% GDP (năm 2011); với giá trị nhập khẩu tăng
từ 16,7 tỉ USD (2000) lên 196,6 tỉ USD (năm 2011) do (i) giá dầu biến động mạnh (tăng 65 USD) và (ii) lượng nhập khẩu tăng. Tiếp theo, việc tiêu thụ dầu mỏ nhiều
hơn cũng đồng nghĩa với việc tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ chịu tác động mạnh hơn khi giá dầu tăng cao. Tính toán của IMF (năm 2000) cho thấy, giá dầu thô
tăng 5 USD/thùng, sẽ làm GDP thực tế của nước đang phát triển và nhập siêu dầu thô suy giảm 0,3%. Phụ thuộc vào nguồn cung dầu từ Trung Đông đã làm gia tăng
các rủi ro. Năm 2011, Trung Quốc nhập khẩu từ Trung Đông 137,8 triệu tấn dầu (xấp xỉ 980 triệu thùng), chiếm 42% lượng dầu nhập khẩu từ bên ngoài. Số liệu thống
kê cho thấy, trong các năm trước gần 50% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đến từ các nước Trung Đông - nhiều thứ hai trên thế giới chỉ sau Nhật Bản, trong khi
tỷ trọng này của Mỹ chỉ có khoảng 12 - 15%. Điều này khiến việc đảm bảo an ninh năng lượng dầu mỏ của Trung Quốc gặp phải thách thức lớn nếu khu vực Trung
Đông xảy ra những bất ổn.
Vấn đề ô nhiễm môi trường
Ngoài ra, Trung Quốc không thực thi những hạn chế về môi trường giống như các nước khác trên thế giới, cùng với việc nhập khẩu nhiều đồng nghĩa với cần thực
hiện chiết tách và tinh chế đất hiếm thường xuyên dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường xung quanh các khu công nghiệp trở nên trầm trọng hơn nếu các khoáng chất
này thường xuyên xuất hiện các mỏ phóng xạ có thể rò rỉ vào các tầng nước ngầm.

2.4. Tác động của các chính sách chủ nghĩa trọng thương kiểu mới của Trung Quốc
2.4.1. Tác động của các chính sách trọng thương tới chuỗi cung ứng toàn cầu
Các chính sách trọng thương của Trung Quốc đã gây ra không ít trở ngại trong việc lưu thông hàng hóa, hay rộng hơn là sự phát triển kinh tế toàn cầu, trong đó có
chuỗi cung ứng. Phân tích ảnh hưởng của chính sách kiểm soát nguyên liệu thô đến chuỗi cung ứng toàn cầu này, có thể thấy rằng Trung Quốc đang gây áp lực lên
nguồn cung từ đó thao túng giá nguyên liệu. Bởi vì, khoáng sản chỉ thường được tìm thấy ở một hoặc một vài khu vực địa lý trên thế giới, việc khai thác và xuất khẩu
tiềm năng của chúng tập trung ở một vài quốc gia. Điều này dẫn đến sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của các quốc gia tiêu thụ những nguyên liệu này hoặc thành
phẩm được sản xuất từ chúng, trong đó Trung Quốc chiếm phần lớn nguồn cung của thế giới. Thuế xuất khẩu tạo ra sự chênh lệch giữa giá cả trên thị trường trong
nước và quốc tế. Nó làm tăng giá hàng xuất khẩu của Trung Quốc, do đó làm tăng giá toàn cầu. Hạn ngạch xuất khẩu làm giảm nguồn cung toàn cầu, điều này cũng
làm tăng giá đối với các nước nhập khẩu. Những tác động này đều lớn hơn do quy mô của nền kinh tế Trung Quốc. Chúng tạo ra những bất lợi nghiêm trọng cho các
nhà sản xuất hạ nguồn ở các nước nhập khẩu. Đối mặt với tình hình này trong một nền kinh tế cạnh tranh, các nhà nhập khẩu sẽ chuyển sang các nhà cung cấp thay
thế. Nhưng điều đó là không thể đối với đất hiếm, vì không có nhà cung cấp thay thế cho Trung Quốc và không có sản phẩm thay thế sẵn có trong ngắn hạn. Như vậy,
tác động chính là giá thế giới tăng mạnh. Nhu cầu tiếp tục cao, do nhu cầu của các ngành công nghiệp ở các nước nhập khẩu. Với quy mô nền kinh tế của mình, Trung
Quốc có thể đơn phương cải thiện các điều khoản thương mại vì khả năng ảnh hưởng đến giá thế giới. Các nước nhập khẩu phải chịu chi phí bằng cách trả giá cao
hơn trong khi nước xuất khẩu được hưởng phúc lợi. Trong trường hợp này, Trung Quốc thu được lợi nhuận kinh tế lớn. Tuy nhiên, có một khoản lỗ ròng cho thế giới.
Hạn ngạch xuất khẩu là một phương tiện hữu hiệu để chuyển hướng nguồn cung đất hiếm từ nước ngoài vào thị trường trong nước nhằm đạt được lợi thế cho
ngành sản xuất trong nước. Hạn ngạch xuất khẩu làm giảm giá nguyên liệu thô một cách hiệu quả cho các nhà sản xuất trong nước trong ngành công nghiệp thượng
nguồn - điều này tạo ra lợi thế cho các ngành công nghiệp hạ nguồn. Nó cho phép các nhà sản xuất hạ nguồn của Trung Quốc sản xuất các sản phẩm có giá thấp hơn
từ nguyên liệu thô và do đó tạo lợi thế cho các nhà sản xuất Trung Quốc khi cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài. Điều này tạo động lực cho các nhà sản xuất
nước ngoài chuyển hoạt động và công nghệ của họ sang Trung Quốc, điều này mang lại lợi thế bổ sung cho ngành công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, hạn ngạch xuất
khẩu trừng phạt các nhà sản xuất nguyên liệu thô trong nước, ngăn cản họ xuất khẩu tự do sang các thị trường quốc tế có giá cao hơn. Điều này có thể có tác động
tiêu cực trong dài hạn, vì doanh thu thấp hơn trong ngành khai khoáng sẽ làm giảm đầu tư và làm suy giảm khả năng khai thác lợi thế so sánh tự nhiên của Trung
Quốc. Trung Quốc hiện đang cấm đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp thượng nguồn chính. Tóm lại, các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc làm giảm
nguồn cung toàn cầu và gây ra giá tăng trên thị trường toàn cầu cho các nước nhập khẩu.

2.4.2.Tới quan hệ kinh tế giữa các nước


Thương mại quốc tế đã tăng trưởng rất mạnh trong những thập kỷ gần đây, nhờ nỗ lực không ngừng của mỗi quốc gia nhằm thúc đẩy thương mại tự do và dỡ bỏ các
rào cản kinh tế. Nhiều nước đang phát triển đã nắm bắt cơ hội này để tăng trưởng kinh tế, mở cửa để tăng cường thương mại và đạt được những kết quả có giá trị.
Nhưng ngược lại với xu hướng đang diễn ra này, Trung Quốc lại lựa chọn đi con đường của chủ nghĩa trọng thương kiểu mới, ảnh hưởng rất nhiều đến quan hệ kinh
tế. Ví dụ tiêu biểu nhất chính là trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
Cuộc chiến bắt đầu từ tháng 3/2018, tuy nhiên khi Mỹ có động thái tăng thuế quan hàng nhập khẩu từ Trung Quốc thì Trung Quốc mới có những động thái đáp trả rõ
rành liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, đó là: áp thuế 15 - 25% đối với 128 danh mục sản phẩm bao gồm trái cây, rượu vang, ống thép liền mạch, thịt lợn và
nhôm tái chế, cùng với mức thuế bán phá giá 178,6% đối với lúa miến nhập khẩu từ Hoa Kỳ và sau đó là nhiều chính sách thuế quan xuất nhập khẩu khác. Trong
trường hợp này, cả 2 phía đều theo đuổi chủ nghĩa dân tộc, cụ thể là dân tộc kinh tế nên cuộc đối đầu hết sức cực đoan và kết quả là gây ảnh hưởng nặng nề cho
tiềm lực của cả 2 bên. Quan hệ kinh tế của 2 nước tụt xuống mức thấp nhất từ trước đến giờ. Như vậy, có thể kết luận được rằng chủ nghĩa trọng thương kiểu mới
đã kéo tụt quan hệ kinh tế của 2 “ông lớn” kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, từ cuộc chiến thương mại đó và các chính sách bảo hộ mậu dịch được đưa ra lại có rất nhiều những nước nhỏ bị ảnh hưởng, quan hệ kinh tế giữa các
nước này và 2 nước Trung - Mỹ có bước tiến mới, giao thương ngày càng được mở rộng, trong đó có Việt Nam.
Trong trường hợp của Việt Nam, để tránh mức thuế cao, cả các công ty của Trung Quốc và Mỹ đã giảm nhập khẩu một số hàng hóa từ nước khác và bắt đầu tìm kiếm
nguồn cung từ Việt Nam, khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt Nam tăng lên và mở ra nhu cầu cao đối với hàng hóa, đặc biệt là hàng dệt may. Theo dữ
liệu của chính phủ Việt Nam, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư quan trọng tại Việt Nam. Năm 2018, đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam chiếm 6,8% vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Đầu tư của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, sản xuất năng lượng và quy mô đầu tư đã tăng từ 700 triệu
USD năm 2011 lên hơn 2,4 tỷ USD vào năm 2018.
Bên cạnh những tác động tích cực, Việt Nam cũng chịu tác động bất lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc. Lấy thực tế khi Hoa Kỳ áp dụng thuế quan đối với
Trung Quốc một cách rộng rãi đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc phải tập trung tiêu thụ hàng hóa nội địa. Theo thống
kê, xuất khẩu các sản phẩm điện tử, điện thoại di động, máy tính, thủy sản và nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy xu
hướng giảm. Trong số đó, giá trị xuất khẩu của điện thoại di động và thủy sản giảm lần lượt 62,3% và 31,5%
Ngoài Việt Nam là một nước nhỏ đang phát triển, Ấn Độ - một “ông lớn” trong lĩnh vực kinh tế cũng chịu tác động không nhỏ từ cuộc chiến tranh thuế quan của Mỹ -
Trung. Theo bài báo cáo “The US China Trade confrontation and implications for India” của tác giả Kantha, S. viết năm 2018, có thể thấy trong giai đoạn chiến tranh
thương mại xảy ra, sự quan tâm của Trung Quốc đối với các sản phẩm của Ấn Độ đã tăng lên ít hơn 12 tỷ USD. Tác giả còn dự đoán nếu hàng rào thuế quan do Mỹ và
Trung Quốc áp đặt diễn ra đúng như kế hoạch, thương mại toàn cầu có thể thu hẹp lại, tác động đến sự gia tăng xuất khẩu gần đây của Ấn Độ. Do dòng chảy thương
mại toàn cầu mạnh mẽ hơn, xuất khẩu của Ấn Độ mở rộng với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ 10%.
Theo một tạp chí của IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế, khối lượng thương mại toàn cầu tăng trưởng mạnh với tốc độ 5,1% trong năm 2018 và 4,7% trong 2019. Các biện
pháp bảo hộ được lên kế hoạch được coi là một yếu tố rủi ro đáng kể, đe dọa kiềm chế tốc độ này và ảnh hưởng đến niềm tin thương mại, điều này có thể hạn chế
sự mở rộng xuất khẩu của Ấn Độ. Có khả năng Mỹ và Trung Quốc sẽ xem xét các nhà sản xuất thứ ba để nhập khẩu của nhu yếu phẩm cho nước mình. Ấn Độ, với tư
cách là một quốc gia thương mại hàng đầu, có thể nằm trong danh sách các nguồn tiềm năng cho cả hai. Được biết, Ấn Độ đã đề nghị bán đậu nành và đường cho
Trung Quốc trong khoảng thời gian diễn ra sự kiện Đối thoại Kinh tế Chiến lược được tổ chức tại Bắc Kinh tháng 4/2018. Như vậy, cũng như Việt Nam, Ấn Độ cũng
phần nào được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh Mỹ - Trung nhưng ít gặp trở ngại hơn.
Từ những phân tích trên, có thể nhận định rằng việc Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa trọng thương không ảnh hưởng nhiều đến quan hệ kinh tế với các nước lớn
khác, trừ khi đối đầu trực diện, nhưng cũng mang đến tác động không nhỏ đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển.

2.4.3. Tới quá trình toàn cầu hóa hiện nay


Trong quá khứ, các quốc gia có phân chia biên giới rõ ràng, người dân có ý thức cao về truyền thống, thương mại chủ yếu là nội thương. Ngày nay, khi thế giới trở
nên “phẳng” hơn thì những rào cản về địa lý không còn là yếu tố gây khó khăn cho hoạt động thương mại. Tuy nhiên, Trung Quốc lại chọn theo đuổi chủ nghĩa trọng
thương kiểu mới và phần nào khiến người dân của họ bị hạn chế tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.
Theo Báo cáo của WTO, việc thiếu các quy định toàn cầu về hạn chế xuất khẩu đã dẫn đến sự ra đời của ít nhất 10 hàng rào mới, được Trung Quốc đưa ra trong giai
đoạn 10/2010 - 4/2011. Năm 2017 - 2021 được ghi nhận là giai đoạn trỗi dậy của làn sóng bảo hộ mậu dịch, với sự xuất hiện nhiều công cụ mới và được Trung Quốc
áp dụng rộng rãi với nhiều hình thức, bao gồm: Thuế và Các hàng rào phi thuế quan. Việc áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch để hạn chế nhập khẩu trên phương
diện nào đó đã làm chậm đi quá trình toàn cầu hóa, khiến các nước khác khó thực hiện tự do hóa thương mại với Trung Quốc và thương nhân Trung Quốc ít có cơ
hội tiếp xúc với thương mại quốc tế hơn so với các quốc gia khác. Bouet và Laborde (2010) đã sử dụng mô hình toàn cầu CGE MIRAGE để dự đoán tác động của một
kịch bản liên quan đến việc tăng thuế quan ở các nền kinh tế chủ chốt lên tới mức ràng buộc của WTO. Theo kinh nghiệm nghiên cứu, các tác giả chứng minh rằng sự
gia tăng chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu dẫn đến giảm 9,9% thương mại và sự sụt giảm trong phúc lợi toàn cầu, với sự sụt giảm sau này được thể hiện rõ ràng hơn ở nhiều
quốc gia nghèo.
Hệ thống tiếp thị quốc tế và truyền thông trong thời buổi toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại là hoàn toàn rộng mở, tạo ra nhiều kênh tự do cho việc xuất nhập khẩu
khối lượng lớn các văn hóa phẩm, thực phẩm, thuốc, quần áo, phim ảnh… Với Trung Quốc, khi nước này theo đuổi chủ nghĩa trọng thương đã xuất khẩu rất nhiều
hàng hóa tới các nước đang phát triển, có yêu cầu về chất lượng thấp. Lâu dần, các nước thường xuyên nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sẽ có khả năng bị ảnh
hưởng và thậm chí là bị đồng hóa về văn hóa, chính trị và phụ thuộc về thương mại, kinh tế. Ngược lại, tại Trung Quốc, khi các văn hóa phẩm, nhu yếu phẩm,... được
chú trọng tự cung tự cấp trong nước thì người dân ít có cơ hội được tiếp xúc với các nền văn hóa khác, ít có cơ hội trải nghiệm hơn.
Có thể nói, việc theo đuổi chủ nghĩa trọng thương của Trung Quốc đã kéo chậm quá trình toàn cầu hóa - tự do hóa thương mại, làm tăng trao đổi, liên kết 1 chiều
dưới góc độ văn hóa và kinh tế.

2.4.4. Tác động của chính sách trọng thương tới các tổ chức quốc tế như ASEAN
Trung quốc được cho rằng đang thực hiện các chính sách trọng thương nhằm gây sức ép với các nước thuộc khối ASEAN, buộc các nước này phải ủng hộ Trung Quốc
trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, dữ liệu thương mại hàng hóa và đầu tư của ASEAN từ Trung Quốc và các liên minh địa chính trị khác từ năm 2015
đến năm 2019 cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc đối với ASEAN không đủ lớn để thực hiện sức ép này.
Dữ liệu về thương mại và đầu tư của ASEAN cho thấy Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam là 5 quốc gia đóng góp nhiều nhất vào dòng chảy thương
mại và đầu tư của khối ASEAN, lên đến hơn 90% vào năm 2019. Liên minh Hoa Kỳ - Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Úc - dẫn đầu thương mại với các nước này với
741 tỷ USD vào năm 2019, trong khi đó, Trung Quốc chỉ đạt 543 tỷ USD.
Thương mại hàng hóa tính theo tỷ lệ phần trăm GDP phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Từ năm 2015 đến năm 2019, liên minh Hoa Kỳ và liên minh Đại Tây
Dương duy trì mức độ với ASEAN lần lượt là 29 và 20%. Trong khi đó, tỷ lệ của ASEAN với Trung Quốc giảm từ 20 xuống 18%. Chỉ có Việt Nam tăng đáng kể thương
mại hàng hóa với Trung Quốc, từ 38% lên 48%. Nhưng Việt Nam cũng tăng tỷ lệ tương tự với liên minh Hoa Kỳ, từ 63 lên 79%. Những con số trên đã chứng minh
ASEAN không bị phụ thuộc vào Trung Quốc trên phương diện kinh tế.
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Trung Quốc vẫn không phải một đối thủ lớn khi so sánh với Liên minh Hoa Kỳ và Đại Tây Dương - những kẻ thống trị bối cảnh
đầu tư của ASEAN. Từ năm 2015 đến năm 2019, Hoa Kỳ và các liên minh Đại Tây Dương đã đầu tư tích lũy 346 tỷ USD, gấp hơn ba lần so với 99 tỷ USD mà khối Trung
Quốc sử dụng trong ASEAN.
Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) mặc dù cam kết 739 tỷ USD cho ASEAN nhưng thực tế số vốn đóng góp vào dòng vốn FDI hằng năm chỉ ở mức trung bình 9 tỷ
USD trên tổng số 144 tỷ USD. Trái ngược với những gì báo chí đưa tin về việc Trung Quốc đạt được đòn bẩy ngoại giao thông qua sự tham gia đầu tư và thương mại
quá của mình, vai trò của Trung Quốc đối với nền kinh tế khối các nước Đông Nam Á không có sự biến động nhiều trong vòng 5 năm qua.
Sự tham gia của Trung Quốc vào sự phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á thực ra không nên được nhìn nhận theo hướng triển khai một hệ thống trọng
thương. Đòn bẩy thương mại của hai bên bị đình trệ do chính sách tập trung vào thị trường nội địa cũng như sự dè chừng ngày càng tăng của Trung Quốc khi đầu tư
vào thị trường ASEAN, đặc biệt là khi khối này đã duy trì một danh mục đầu tư thương mại đa dạng.
Tóm lại, mặc dù dữ liệu kinh tế đã phủ nhận mối đe dọa từ chính sách trọng thương của Trung Quốc đối với ASEAN, nhưng điều này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ
không gây ra những lo ngại về an ninh trong khu vực. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa sự can thiệp kinh tế của Trung Quốc và rủi ro an ninh là không đáng kể.

KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận về phân tích case study đã nghiên cứu trên, nhóm 7 chúng em mong muốn mỗi sinh viên có cái nhìn tổng quan về tình hình nguyên liệu thô trên thế
giới. Từ đó, mỗi sinh viên ý thức được rõ hơn về tầm quan trọng của nguyên liệu thô đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và 1 quốc gia nói riêng. Thấy rõ được mục
đích và các chính sách, phương thức Trung Quốc đã sử dụng trong hoạt động thâu tóm nguyên liệu thô.Từ đó giúp mỗi chúng ta có nhận thức rõ hơn về hoạt động
thương mại, những bài học kinh tế, những câu chuyện đáng suy ngẫm và có cái nhìn rộng hơn về cách áp dụng lý thuyết kinh tế vào thực tiễn sao cho phù hợp, hiệu
quả. Tuy rằng lý thuyết kinh tế này còn nhiều hạn chế và tồn đọng nhưng nếu biết cách áp dụng và kết hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế của nhà nước cũng
như luật pháp thương mại quốc tế thì nó lại là một công cụ để giúp điều chỉnh nền kinh tế quốc gia.Từ việc nhận thức được tầm quan trọng, mỗi sinh viên có thể chủ
động tìm kiếm thêm các thông tin về tình hình nguyên liệu thô trong nước và trên thế giới. Có thể có những nhận xét, đánh giá các mặt ưu, nhược trong các chính
sách, hoạt động khai thác, xuất nhập khẩu nguyên liệu thô.

CÂU HỎI THẢO LUẬN TRONG BUỔI THUYẾT TRÌNH


1. Biểu hiện xu thế chủ nghĩa trọng thương hiện nay:
Ngày nay tuy rằng hòa bình đã lập trên toàn thế giới, các nước được tự do hóa thương mại và chúng ta vẫn có thể thấy được Chủ nghĩa trọng thương vẫn tồn tại,
dưới hình thức biến tướng tinh vi hơn gọi là Chủ nghĩa Trọng thương kiểu mới ở một số quốc gia như Nhật Bản, Singapore, Indonesia...Tuy nhiên thì những quốc gia
này lại hành động một cách khéo léo hơn là Trung Quốc đang làm. Chủ nghĩa trọng thương kiểu mới lại thường xuất hiện ở các nước lớn do họ có nhiều thế mạnh để
có thể bành trướng, đầu cơ tích trữ, và thậm chí là chèn ép. Có thể thấy rõ biểu hiện của xu thế này thông qua việc Trung Quốc thâu tóm nguyên liệu thô thế giới hay
thông qua việc Indonesia cấm xuất khẩu nguyên liệu thô về dầu ăn khiến cho thị trường Mỹ tăng giá ở mức kỷ lục. Hay Nhật bản có sự hỗ trợ của chính phủ hỗ trợ các
doanh nghiệp trong các dự án khai thác tài nguyên nước ngoài, liên minh liên kết lại với nhau để mua lại mỏ quặng sắt lớn ở Brazil. Hay việc Anh,Australia đang thâu
tóm thị trường quặng sắt trên thế giới. Tất cả đều là mô hình của chủ nghĩa trọng thương. Những lợi ích kinh tế từ chủ nghĩa trọng thương đem lại cho đất nước
không hề nhỏ hiện nay các nước đều muốn áp dụng chủ nghĩa trọng thương vào kinh tế do lợi ích mà nó đem lại thực sự tạo ra được rất nhiều của cải nhưng không
phải nước nào có đủ mạnh về tiềm lực phù hợp để theo đuổi chính sách này.
2. Trung quốc ký kết bao nhiêu hiệp định về thương mại quốc tế và kế tên 1 số hiệp định
Trung Quốc đang có 24 FTA đang được đàm phán và 16 FTA đã ký kết và có hiệu lực. Có thể kế đến như: các hiệp định đã ký kết với các nước như ASEAN, Hiệp định
Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, Campuchia, Mauritius, Maldives, Georgia, Úc, Hàn Quốc, Thụy Điển, Ireland, Costa Rica, Peru, Singapo, New Zealand, Chile,
Pakistan,....
3. Việt Nam cần có những biện pháp gì để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ chủ nghĩa này?
- Đầu tiên, Việt Nam cần hạn chế xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và thay vào đó tìm kiếm các thị trường mới cũng như tăng xuất khẩu ở các thị trường không
chịu sự ảnh hưởng từ chủ nghĩa trọng thương này như Thái Lan,...
- Tìm kiếm nguồn cung từ các quốc gia khác Trung Quốc
- Hạn chế nhập khẩu quá nhiều hàng hoá Trung Quốc để tránh bị đồng hoá văn hoá, chính trị, và phụ thuộc về thương mại và kinh tế
4. Bài học kinh nghiệm cho các quốc gia muốn theo chủ nghĩa trọng thương?
Qua câu chuyện này các quốc gia cần nhận thức rõ hơn về hoạt động thương mại quốc tế. Tức là cần có sự am hiểu về luật quốc tế, hiểu rõ xem cách mà một quốc
gia đã thâu tóm thị trường và mặt lợi mặt hại của vấn đề này. Để từ đó có thể rút ra những kinh nghiêm, những bài học xương máu để áp dụng nó vào chính sách của
quốc ra mình. Nhận thức được rằng tuy rằng lý thuyết kinh tế cổ điển về chủ nghĩa trọng thương này còn nhiều hạn chế và tồn đọng nhưng nếu biết cách áp dụng và
kết hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế của nhà nước cũng như luật pháp thương mại quốc tế thì nó lại là một công cụ để giúp điều chỉnh nền kinh tế quốc gia.
Không nên áp dụng cứng ngắt các chính sách kinh mà cần tìm hiểu thật kĩ, kết hợp để có thể hoạch định cho quốc gia mk một chính sách vừa hiệu quả hợp lý mà vẫn
giúp thúc đẩy nền kinh tế quốc gia
5. Làm cách nào để các nước nghèo thoát khỏi "bẫy nợ" Trung Quốc như nhóm bạn đã trình bày?
Để thoát khỏi "bẫy nợ" Trung Quốc, trước hết các nước nghèo cần phải:
- Chấn chỉnh bộ máy nhà nước để chống tham nhũng - một trong những điểm yếu mà Trung Quốc sử dụng "bẫy nợ" để đánh vào.
- Xem xét chặt chẽ các điều khoản vay nợ khi nhận các khoản vay từ Trung Quốc tránh để tình trạng siết nợ
- Xem xét các dự án nhận đầu tư dựa trên những tiêu chí nhất định mới để đánh giá khả năng thành công của các dự án, bỏ các dự án thất bại, tránh để tình trạng
nhận đầu tư tràn lan các dự án mà không xem xét trước
6. Theo mình thấy các quốc gia xuất khẩu tài nguyên sang Trung Quốc nhưng cũng nhận được các sản phẩm đã được tinh chế tốt từ Trung Quốc thì việc này có
hại gì đối với các quốc gia này?
Mặc dù các quốc gia này có được các sản phẩm tinh chế tốt từ Trung Quốc nhưng sản xuất công nghiệp của quốc gia xuất khẩu tài nguyên bị thu hẹp, thậm chí không
thể phát triển được do bị gắn chặt vào việc xuất khẩu tài nguyên và các hàng hóa có hàm lượng kỹ thuật thấp. Về lâu dài, nền kinh tế sẽ mất khả năng cải thiện năng
suất do sản xuất công nghiệp bị thui chột và thiếu đổi mới, sáng tạo."
7. Một số quốc gia như Mỹ, Mexico hay EU đã đệ đơn kiện Trung Quốc, vậy kết quả những vụ kiện này như thế nào? Trung Quốc thua hay thắng và nếu thua
thì Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp để hủy bỏ hạn ngạch chưa ạ?
- 23/6/2009, Mỹ và EU kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về việc nước này hạn chế xuất khẩu một số nguyên liệu thô.
- 24/06/2009 Trung Quốc hôm nay bác bỏ những cáo buộc của Mỹ và Liên hiệp châu Âu (EU) nhưng cho biết sẽ thúc đẩy các cuộc tham vấn theo quy định
của luật lệ của WTO
- nếu sau 60 ngày mà các cuộc tham vấn không có kết quả, vụ kiện sẽ tiến sang bước thứ hai là đưa ra ủy ban phân xử tranh chấp của WTO xem xét.
- ngày 5/7/2011 Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra phán quyết khẳng định việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu một số nguyên vật liệu thô là không phù
hợp quy định quốc tế. Các trọng tài WTO tuyên bố Trung Quốc đã không tuân thủ các cam kết gia nhập tổ chức này khi áp dụng hạn ngạch và thuế quan đối
với các loại khoáng sản nói trên đồng thời bác bỏ lập luận của Trung Quốc về những quan ngại liên quan tới vấn đề môi trường, do Bắc Kinh không chứng
minh được các hạn chế xuất khẩu là đi đôi với hạn chế tiêu thụ các nguyên vật liệu này tại thị trường nội địa.
- “Trung Quốc sẽ áp dụng sự quản lý khoa học đối với các loại tài nguyên thiên nhiên theo quy định của WTO nhằm duy trì sự cạnh tranh bình đẳng và thúc
đẩy phát triển bền vững”, tuyên bố của phái đoàn Trung Quốc tại WTO có đoạn viết.
Bên cạnh đó, 26/3/2014 Trung Quốc còn thua kiện ở vụ kiện cáo buộc Trung Quốc siết chặt nguồn cung đất hiếm. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn ko có những động thái
mạnh mẽ và tích cực về việc hủy bỏ hạn ngạch, thuế quan,... Vì vậy, đến năm 13/10/2016, Mỹ lại 1 lần nữa đề nghị hội đồng trọng tài WTO đứng ra giải quyết tranh
chấp thương mại ngày càng leo thang giữa Mỹ-Trung về xuất khẩu nguyên vật liệu thô.
8. Việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô có vi phạm các quy tắc quốc tế không?
Trung quốc đã vi phạm các nguyên tắc sau trong GATT 1994:
- Điều VIII GATT 1994: Phí và các thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu
- Điều X GATT 1994: Công bố và quản lý các quy tắc thương mại
- Điều XI GATT 1994: Triệt tiêu chung các hạn chế định lượng
- Ngoài ra,Trung Quốc còn vi phạm giá trị cộng đồng được nêu trong điều XX quy định việc áp dụng các ngoại lệ chung không được tạo ra sự phân biệt đối xử
phi lý giữa các nước có điều kiện như nhau hay hạn chế, ngăn cản thương mại quốc tế"
9. Đây có phải là một cơ hội cho Việt Nam phát triển ngành khai thác và sơ chế nguyên liệu thô?
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên, năng lực sản xuất của công nghiệp vật liệu nước ta vẫn còn nhỏ,
năng suất và chất lượng còn nhiều hạn chế. Như tỷ lệ nội địa hóa sản xuất các loại vật liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế tạo còn thấp, như vật liệu gang chế tạo
(đạt dưới 30%); vật liệu nhôm, vật liệu đồng (khoảng 5%)... Trong bối cảnh Trung Quốc thực hiện chính sách hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô khiến các quốc gia
phải tăng cường tìm kiếm nguồn cung thay thế, Việt Nam đã tận dụng cơ hội này thúc đẩy ngành công nghiệp khai khoáng. Năm 2011, Chính phủ đã phê duyệt Chiến
lược khai thác khoáng sản với các nội dung chính như sau:
– Xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản với công nghệ hiện đại, phù hợp điều kiện của Việt Nam, nâng cao hệ số thu hồi khoáng sản và
mức độ chế biến sâu khoáng sản.
– Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, thăm dò khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động
khoáng sản, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ tài nguyên. Thí điểm việc đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản để tiến tới thực hiện rộng rãi phương pháp
quản lý trên.
– Không khuyến khích việc hợp tác đầu tư đối với khâu thăm dò và khai thác khoáng sản, trừ trường hợp đặc biệt (đối với dầu khí, than đồng bằng Sông Hồng, đất
hiếm v.v ) trong giai đoạn đầu cần thu hút kỹ thuật, vốn, thị trường. Hợp tác đầu tư tập trung vào các khâu chế biến sâu các loại khoáng sản bauxit, titan, đất hiếm
v.v.
– Tăng cường và siết chặt công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, sửa đổi và bổ sung Luật Khoáng sản để đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ và đầy đủ cho công tác
hoạt động khoáng sản.
10. Đất hiếm có vai trò như thế nào trong nền kinh tế?
Đất hiếm là yếu tố không thể thiếu trong công nghiệp công nghệ cao và quốc phòng, dùng cho sản xuất linh kiện điện tử, bán dẫn, máy móc, động cơ, nam châm, lọc
hóa dầu,…
Mặc dù giá trị thương mại toàn cầu năm 2019 của đất hiếm chỉ 1,5 tỷ USD, nhưng sự tham gia của loại vật liệu này mang lại giá trị kinh tế rất cao. Ví dụ, Apple chỉ
mua vài chục triệu USD đất hiếm nhưng sản xuất Iphone bán ra 124 tỷ USD.
Như vậy có thể thấy Đất hiếm đóng góp 1 giá trị kinh tế rất lớn cho quốc gia nào sử dụng nó vào sản xuất và tạo lợi thế thương lượng trên trong thương mại quốc tế
đối với những quốc gia nào sử hữu nhiều lượng nguyên liệu ""hiếm""này.

NHÓM 10 - CHỦ ĐỀ: Phát triển Khoa học - Công nghệ: Vấn đề thách thức toàn cầu
Sự bùng nổ của NFT và những thách thức - cơ hội cho nền kinh tế toàn cầu
1. Câu chuyện
Song song với những suy thoái của nền kinh tế toàn cầu do những tác động của đại dịch thì đến năm 2021, chúng ta lại được chứng kiến sự phát triển bùng nổ
của NFT (Non - fungible tokens) với những giao dịch có giá hàng chục triệu đô. Minh chứng rõ ràng nhất cho sự bùng nổ này là việc: Nghệ sĩ Mike Winkelmann, với
nghệ danh “Beeple”, đã bán được bức tranh NFT với giá kỷ lục 69,3 triệu USD. Nó giống như một ngọn đuốc châm ngòi cho sự bùng nổ của NFT. Từ sau sự kiện này,
các giao dịch NFT “mọc lên như nấm” tựa như một trào lưu mới nổi trên thị trường giao dịch trực tuyến. Hiểu một cách đơn giản thì NFT là tài sản kỹ thuật số đại diện
cho các vật phẩm hữu hình hoặc vô hình trong đời sống: các tác phẩm nghệ thuật, tranh, ảnh, bản nhạc, các đoạn video…hoặc những vật phẩm thật được “token hóa”.
Sự khác biệt chính giữa fungible và Non - fungible nằm ở nội dung mà chúng lưu trữ. Trong khi các fungible tokens như Bitcoin cùng những loại tiền điện tử khác có
thể thay thế và trao đổi lẫn nhau thì Non - fungible tokens lại lưu trữ dữ liệu như học vị hoặc tác phẩm nghệ thuật dựa trên mã thông báo không thể thay thế được.
Trước khi trở thành xu thế mới sau đại dịch Covid thì NFT đã có một ứng dụng quan trọng trong ngành công nghiệp game từ trước đó. Cryptokitties đã xuất hiện trong
chuỗi khối Ethereum vào đầu năm 2017. Trò chơi đại diện cho trường hợp sử dụng thực tế đầu tiên cho NFT trong không gian tiền điện tử và cuối cùng nó đã trở thành
ứng dụng phi tập trung nổi bật nhất trên giao thức Ethereum. Sự phát triển mạnh mẽ gần đây của NFT chứng kiến sự tham gia của không ít những “ông lớn” như
Internet và các công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ thời trang đến những ứng dụng giải trí như trò chơi điện tử,...đang ngày càng nở rộ. Các thương hiệu thời
trang và thể thao lớn như Adidas, Gucci, Louis Vuitton,…,cùng các nghệ sĩ nổi tiếng như Grimes, Paris Hilton và Snoop Dogg cũng đều đã đóng góp vào sự nổi tiếng
của NFT, bằng cách công khai sự tham gia của họ trong không gian này. Có thể nói, hiện tại NFT đang trở thành xu hướng dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain. Nó
đã mang đến cho những nghệ sĩ và người sáng tạo nội dung một cơ hội mới, tiềm năng hơn để kiếm tiền từ sản phẩm của họ. Bên cạnh đó, khoản doanh thu “khủng”
mà NFT đang mang lại cũng là “miếng mồi ngon” mà các nhà đầu tư nhắm tới bên cạnh các loại tiền ảo như Bitcoin. Chính vì vậy nhóm chúng em quyết định đi sâu
vào tìm hiểu đề tài để lý giải “cơn sốt NFT” cũng như muốn hiểu sâu hơn về quá trình hình thành, bản chất của các NFT đồng thời hiểu và nắm bắt được những ảnh
hưởng và tác động của nó tới nền kinh tế toàn cầu, hiểu được những lợi ích và hệ lụy từ đó rút ra được bài học cho các quốc gia trong quá trình gia nhập sử dụng, trao
đổi và mua bán loại tài sản này.
Thảo luận

1.1 Khái niệm NFT


1.1.1 Khái niệm và đặc điểm
NFT là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Non – Fungible Token” được hiểu là một đơn vị dữ liệu mã hóa được lưu trữ trên Blockchain nhằm đại diện cho một tài
sản độc nhất. Trong đó, mỗi NFT sẽ đại diện cho một tập tin độc nhất vô nhị, chúng không thể hoán đổi vị trí hay thay thế lẫn nhau. Có thể nói, NFT là một dạng tài
sản kỹ thuật số trên blockchain với mã nhận dạng duy nhất. Tài sản kỹ thuật số không giống như tiền điện tử, chúng không thể được mua bán hoặc trao đổi ở mức độ
ở mức độ tương đương, ngang bằng bởi giá trị của mỗi NFT không chỉ nằm ở bản thân sản phẩm mà còn là quyền sở hữu sản phẩm đó.
Hiện nay NFT trên các thị trường được giao dịch, mua bán thông qua tiền điện tử như Ether hoặc Bitcoin nhưng tiền điện tử chủ yếu được coi là tiền tệ trong
khi NFT được coi là tài sản thuần túy.
1.1.2 Tính chất

1.1.2.1 Tính không thể phân chia


Những loại tiền mã hóa đều có thể bị chia nhỏ và thực hiện trao đổi. Tuy nhiên, NFT là một tài sản nguyên vẹn, không thể phân chia dưới bất kỳ hình thức
nào. Đây chính là đặc điểm khác biệt nổi bật nhất giữa NFT với các đồng tiền mã hóa.

1.1.2.2 Tính độc nhất


Mỗi NFT có một tính chất riêng, một mã thông báo riêng không thể lẫn với những NFT khác. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của NFT. Với mỗi mã thông
báo không thể thay thế, người dùng hoàn toàn có thể điều tra nguồn thông tin chính xác của mỗi NFT nên không cần lo ngại về vấn đề giả mạo.

1.1.2.3 Tính khan hiếm


Mỗi NFT đại diện cho một tệp tin độc nhất vô nhị không thể thay. Tuy trong thị trường có rất nhiều nhà phát hành NFT nhưng thông thường, ở mỗi bộ sưu
tập nhà phát hành sẽ giới hạn số lượng mã thông báo không thể thay thế để gia tăng mức độ khan hiếm của chúng. Đây cũng là một trong những lý do khiến NFT
được định giá cao, tạo nên giá trị cho các NFT. Tính khan hiếm của chúng cũng tương tự các tác phẩm hội họa nổi tiếng như Mona Lisa của Leonardo da Vinci.

1.1.2.4 Tính không thể tách rời


Một NFT không thể chia thành nhiều “mảnh” dưới bất kỳ hình thức nào.
1.2 Tình hình thị trường giao dịch NFT trên thế giới
Với tổng giá trị các giao dịch đạt 22 tỷ USD, năm 2021 đánh dấu bước phát triển mới đáng chú ý của thị trường tài sản số NFT (non-fungible token). NFT đã
trở thành ứng dụng đầu tiên của công nghệ blockchain để đạt được sự nổi bật rõ ràng trước công chúng. Mặc dù xuất hiện từ năm 2014, nhưng đến năm 2021 thì
NFT chính thức bùng nổ mạnh mẽ không chỉ với những tác phẩm nghệ thuật. Nhưng Trong vòng chưa đầy nửa năm (đến ngày 16 tháng 5 năm 2021), hàng trăm
nghìn NFT có giá trị hơn 800 triệu đô la đã được giao dịch.
Nhiều NFT có giá trị rất lớn lên đến hàng triệu, hàng chục triệu USD. Điển hình, đầu năm 2021, Tổng giám đốc điều hành Công ty Twitter khi đó là ông Jack
Dorsey đã bán đấu giá dòng tweet đầu tiên của mình với giá 2,9 triệu đô la dưới dạng NFT với giá 2,9 triệu USD. Cũng vào năm ngoái, bức ảnh NFT được ghép từ
5.000 hình ảnh của nghệ sĩ Beeple đã được bán với giá 69,3 triệu USD bởi nhà tổ chức bán đấu giá Christie’s (Anh).
NFT được quan tâm nhiều hơn là bởi nó có mối liên hệ với Metaverse (tạm dịch: vũ trụ ảo) và những người nổi tiếng quan tâm tới lĩnh vực này. Câu lạc bộ
Du thuyền Bored Ape, The Sandbox và CryptoPunks là vài ví dụ điển hình trong số các dự án thành công ở lĩnh vực mới nổi này. Trong đó, CryptoPunks dẫn đầu
phong trào “nghệ thuật tiền điện tử” với khoảng 10.000 hình ảnh nghệ thuật được mã hóa và thu hút được một số nhà đầu tư nổi tiếng. Còn The Sandbox cho phép
người chơi tải lên, xuất bản và bán các tác phẩm NFT của họ được tạo bằng VoxEdit, cung cấp cho người sáng tạo quyền sở hữu và các công cụ để tạo nội dung trên
nền tảng. Tiềm năng và tiện ích vượt trội của NFT cùng với công nghệ blockchain và tiền điện tử sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong không gian Metaverse,
một cơ hội tiềm năng cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra, ngành công nghiệp NFT gắn liền với một số ngành công nghiệp lớn nhất và phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực kỹ thuật số như game, metaverse
và Web3. Thị trường NFT bùng nổ do lệnh giới nghiêm để phòng, chống COVID-19 khiến thời gian sử dụng internet trên toàn cầu tăng cao. Lúc này, NFT giống như
một chiếc khóa kết nối con người giữ kinh tế với công nghệ, một phương thức giao dịch mới trên thị trường giao dịch trực tuyến. Chính vì lý do ấy mà NFT nổ ra như
một “cơn sốt” toàn cầu.
1.3 Ưu và nhược điểm của NFT
1.3.1 Ưu điểm
Nhờ vào những tính chất cải tiến từ các hình thức tiền điện tử khác nhau đã tạo nên những đặc tính vượt trội của NFT:
Thứ nhất, các NFT đều được xây dựng trên một loại Blockchain nhưng không có NFT nào có tính chất giống nhau, mỗi một NFT là một loại mã hóa, các đoạn
mã này là riêng biệt và không thể bị thay thế nên NFT không thể bị giả mạo.
Thứ hai, bất cứ tài sản nào cũng có thể mã hóa dưới dạng một đoạn mã thông qua NFT vè có thể được lưu trữ một cách bảo mật.
Thứ ba, NFT sẽ cho phép người đầu tư cũng như người mua nắm rõ được nguồn gốc mỗi mã NFT và dễ dàng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm nhanh chóng
đồng thời giảm các loại phí như quảng cáo, phân phối,…cho người sáng tạo nội dung.
Thứ tư, tiền bản quyền NFT cung cấp cho bạn 5-10% giá bán tiêu chuẩn mỗi khi bạn bán tác phẩm NFT của mình trên thị trường. Mỗi lần bán thứ cấp xảy ra,
hợp đồng thông minh đảm bảo rằng các điều khoản của NFT được thực hiện.
1.3.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm được nêu trên, xong việc đầu tư NFT vẫn còn tồn tại một số nhược điểm.
Thứ nhất, NFT vẫn còn là một xu hướng tài chính “mới nổi” lên gần đây nên đang còn mới lạ và có cấu trúc công nghệ khá phức tạp với các nhà đầu tư khi
tiếp cận. Theo một nghiên cứu gần đây, có rất nhiều bộ sưu tập NFT được phát hành trong 3 tháng gần đây. Đa số các dự án không mang lại giá trị cho chủ sở hữu.
Thứ hai, NFT là một công nghệ xác nhận tính sở hữu duy nhất của một tài sản. Tuy nhiên, “lỗ hổng” đáng lo ngại vẫn xuất hiện đó là khi tài sản được số hóa
thành NFT thì chưa được cơ quan có thẩm quyền nào chứng nhận quyền sở hữu độc quyền của người mua hay chất lượng sản phẩm nên vẫn còn gặp những rủi ro giao
dịch giữa người mua và người bán.
Thứ ba, trên thị trường NFT vẫn xuất hiện các tài sản bị làm giả mạo, làm nhái và đưa lên các sàn NFT khác nhau, người mua có thể bỏ ra rất nhiều tiền nhưng
chỉ sở hữu các phiên bản thứ cấp hay thậm chí gặp khó khăn trong khả năng giành quyền sở hữu các tài sản hữu hình.
Thứ tư, Phí giao dịch Ethereum đang tăng cao ngất ngưởng và hầu hết các NFT đều được xây dựng trên ERC-20. Các giao dịch NFT được tạo và lưu trữ thông
qua các khu chợ ảo như Opensea hoặc Rarible và chưa có đơn vị đảm bảo lưu trữ tài sản, vì vậy nên khi các trường hợp xấu xảy ra hoặc các khu chợ ảo mua bán NFT
này đóng cửa, nhà đầu tư sẽ mất quyền truy cập vào các tác phẩm của mình, điều này đồng nghĩa với việc họ đầu tư vào NFT đã gặp rủi ro.
Hiện tại, giá trị NFT hoàn toàn gắn liền với giá trị thẩm mỹ và tình cảm. Không thể đánh giá giá trị của nó như một khoản đầu tư dài hạn, vì vậy ngay bây giờ,
không có gì khác ngoài đầu cơ.
1.4 Tác động của NFT đến kinh tế và thị trường giao dịch
1.4.1 Đối với nền kinh tế thế giới

1.4.1.1 Tác động tiêu cực

Tác động đến môi trường


Các NFT phần lớn được phát hành trên mạng PoW, lớn nhất trong số đó là Ethereum. Các mạng như vậy dựa vào hoạt động đào coin, cần sử dụng hệ thống
máy tính kỹ thuật tiên tiến và phần cứng khai thác chuyên dụng. Thiết bị này tiêu tốn năng lượng và tạo ra một lượng nhiệt đáng kể, tạo áp lực lớn trong ngành điện và
thải ra lượng carbon khổng lồ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến bầu khí quyển. Các NFT có thể không có tác động trực tiếp đến lượng khí thải carbon. Tuy nhiên, hiện nay
các NFT đang tận dụng các blockchain hiện có như Bitcoin và Ethereum, chạy trên các thuật toán đồng thuận PoW và đòi hỏi một lượng lớn năng lượng. Điện được sử
dụng để chạy phần cứng đào coin và làm mát nó. Hầu hết các cơ sở đào coin vẫn đặt tại Trung Quốc, quốc gia phụ thuộc nhiều vào than và các nhiên liệu hóa thạch
khác để sản xuất năng lượng.
Việc tính toán lượng khí thải CO2 chính xác được tạo ra từ các giao dịch NFT là không thể do thiếu dữ liệu thống kê và thực tế là các NFT chiếm một phần
nhỏ trong tất cả các trường hợp sử dụng blockchain. Nhưng bên cạnh đó, không thể phủ nhận những tác động tiêu cực ngày càng lớn của NFT gây ra với môi trường
sống của chúng ta.

Lỗ hổng bảo mật


Các NFT hoạt động dựa vào các hệ thống kỹ thuật trên máy tính, dựa trên các thuật toán của chúng. Chính vì vậy, vấn đề bảo mật thông tin luôn là mối quan
tâm hàng đầu. Kẻ xấu có thể lợi dụng những lỗ hổng bảo mật để lấy cắp thông tin trong không gian truyền sóng của các thiết bị mà rất khó để phát hiện. Qua đó, chúng
có thể dễ dàng trục lợi cá nhân, “móc túi” khách hàng bất cứ lúc nào mà không ai biết.

Công cụ rửa tiền


Các NFT có thể trở thành phương tiện hoàn hảo để mang đi bán quy đổi sang các loại tiền ảo rồi rửa tiền. Do đồng tiền này không phải là tiền pháp định,
không chịu sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức hay chính phủ nào nên NFT không bị các chính sách tiền tệ chi phối. Bằng cách này, lượng tiền trên thị trường có thể bị lưu
thông một cách mất kiểm soát, có thể đưa nền kinh tế của một quốc gia phát triển vượt bậc, nhưng nó cũng có thể đưa nền kinh tế ấy vào khủng hoảng một cách dễ
dàng.

1.4.1.2 Tác động tích cực

Giảm sự phụ thuộc vào tiền Fiat


Là một loại tiền tệ phi tập trung và hoạt động độc lập, NFT không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề kinh tế và chính trị nào như các loại tiền tệ truyền thống. Đây
được coi là một điểm đặc biệt trong thiết kế của NFT.
Ngày nay, chuyển khoản kỹ thuật số được ưa chuộng như một phương tiện tiện dụng để thanh toán cho các sản phẩm và dịch vụ nhờ tính thuận tiện của nó. Sử dụng
NFT làm phương thức thanh toán trong một số lĩnh vực có thể làm giảm sự phụ thuộc vào tiền truyền thống hoặc ủy quyền, giao dịch diễn ra nhanh chóng, thuận tiện
hơn.

Số hóa và đổi mới trong nghệ thuật


Mặc dù NFT là một hiện tượng tương đối mới đối với thế giới nghệ thuật, nhưng chúng có khả năng phá vỡ và hình dung lại quá trình sáng tạo, mua và thưởng
thức nghệ thuật theo những cách mà chúng ta chưa từng thấy trước đây.
Số hóa nghệ thuật giúp việc tiếp cận nghệ thuật trở nên dễ dàng hơn. Các tác phẩm nghệ thuật có thể được phân phối khắp nơi trên internet, mở ra phòng trưng bày ảo
cho tất cả mọi người; đồng thời mở ra khả năng thể hiện và đóng góp nhiều hơn cho giới nghệ thuật.
Nghệ thuật giờ đây không còn dành riêng cho một bức tranh vẽ trên tường hay một tác phẩm điêu khắc được trưng bày trong bảo tàng. Khi công nghệ mới liên
tục xuất hiện, chúng hỗ trợ các hình thức nghệ thuật mới và lạ mà chúng ta thậm chí chưa từng hình dung ra. Nghệ thuật số không chỉ là những trải nghiệm trên màn
hình điện thoại hoặc máy tính mà còn có thể được xem dưới dạng metaverse, hoặc các thiết bị đeo để trải nghiệm.
Xóa bỏ rào cản gia nhập và sáp nhập thị trường mới
NFT đã thiết lập một mạng lưới giao dịch phi tập trung toàn cầu, loại bỏ sự cần thiết của bất kỳ tổ chức tập trung nào để phát hành và thanh toán tiền tệ. Trong
trường hợp này, nó đã mở ra cánh cửa cho một loại thị trường mới và cơ hội mà không có cơ quan hay cá nhân nào kiểm soát được thị trường này. Vì vậy, các công ty
mới thành lập và các doanh nghiệp nhỏ trên khắp thế giới có thể tham gia thị trường này để huy động được dòng vốn và bắt đầu các dự án của mình.
1.4.2 Đối với Việt Nam
Hiện nay, Blockchain hay đặc biệt là NFT đã mở ra các mô hình kinh doanh mới và nguồn doanh thu mới cho nhiều lĩnh vực, nổi bật là ngành công nghiệp
game. Ứng dụng NFT vào game giúp các sản phẩm của Việt Nam có thể vươn ra toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành "thủ phủ" của game thế hệ mới. NFT là công nghệ
dựa trên blockchain biến các nhân vật, vật phẩm trong game trở thành duy nhất, không thể bị sao chép và tạo ra giá trị riêng. Ứng dụng công nghệ đó, game Việt tỉ đô
Axie Infinity đã được ra đời và đạt được nhiều thành công trên thị trường thế giới. Theo bà Lyn Hoàng, Giám đốc quốc gia Binance Việt Nam, thị trường game kết hợp
với Blockchain tại Việt Nam đã trở thành một hiện tượng công nghệ toàn cầu, thu hút hàng trăm nghìn game thủ từ khắp nơi trên thế giới. Có thời điểm, giá trị vốn hóa
đồng AXS của game này đã đạt hàng tỷ USD nhờ vào đồng tiền số tiện ích AXS của game tăng giá phi mã lên đến hơn 40 USD mỗi đồng AXS.
Khảo sát của Finder với hơn 28,000 người sử dụng Internet đã chỉ ra rằng có khoảng 17.4% người Việt Nam sử dụng Internet sở hữu NFT, cao hơn mức trung
bình của thế giới là 11.7%. Điều đó đã giúp Việt Nam đứng vị trí thứ 5 trong danh sách những quốc gia sở hữu nhiều NFT nhất theo báo cáo của Finder.

Nguồn: Finder
Các nền tảng NFT hoạt động hiện còn thiếu các khung pháp lý. Nhờ đặc tính của blockchain, NFT có giá trị vì nó có tính độc nhất, tất cả các thành viên trong
hệ thống đều có thể giám sát nên không thể bị làm giả. Theo Cổng Trời - nền tảng giao dịch tranh NFT đầu tiên của Việt Nam, phần lớn các sàn NFT trên thế giới tập
trung vào những tác phẩm được tạo ra bằng kỹ thuật số thì đơn vị này lại ứng dụng NFT để số hóa tác phẩm tranh thực tế. Qua 2 tháng, đã có gần 20 tác phẩm bán
thành công qua nền tảng này. Hầu hết sản phẩm NFT không chỉ tồn tại trên không gian số, mà được gắn liền với một sản phẩm thực như một chứng chỉ chống hàng giả
dù tính pháp lý vẫn chưa được đảm bảo. Tại Việt Nam chưa có khung pháp lý cho lĩnh vực này nên các sàn giao dịch NFT vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc
tổ chức trung tâm lưu ký cho các sản phẩm của mình.
1.5 Mối quan hệ cũng như sự liên kết giữa thị trường tiền điện tử và thị trường NFT?
Tương tự như các loại tiền điện tử và các mã thông báo khác, NFT cũng hoạt động dựa trên nền tảng Blockchain. Tuy nhiên, có có một vài đặc điểm rất khác
biệt so với các loại tiền điện tử như Bitcoin hay Ethereum, mỗi NFT là một tài sản kỹ thuật số duy nhất,là bất biến nên khi không thể trao đổi với các NFT khác theo
một định lượng hay tỷ lệ nhất định như các loại hàng hóa và tiền tệ thông thường. Chính vì vậy, thị trường giao dịch NFT sẽ xuất hiện một loại hàng hóa hoặc tiền tệ
trung gian để sự trao đổi giữa người mua và người bán có thể diễn ra một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Cụ thể, các thị trường NFT như OpenSea hay Rarible sẽ lựa
chọn tiền điện tử và phổ biến nhất là Ether (ETH) thuộc nền tảng Ethereum để làm phương thức giao dịch và thanh toán. Từ đây, chúng ta có thể thấy được mối quan
hệ khá chặt chẽ giữa thị trường tiền điện tử và thị trường NFT. Như vậy có thể thấy, những đối tượng tham gia vào trao đổi trên thị trường NFT thường sẽ giao thoa
mạnh với cả thị trường tiền điện tử.
Theo như kết quả nghiên cứu của Working Paper Series số 20 thuộc BRL thì chúng ta có thể nhận thấy mối quan hệ, sự tác động khá rõ ràng của giá tiền điện
tử lên thị trường tiền điện tử trong khi chiều ngược lại thì khá mơ hồ, thị trường NFT không có quá nhiều ảnh hưởng hay tác động lên giá của các loại tiền điện tử như
Bitcoin hay Ether. Có thể dễ dàng nhận thấy điều này vì tiền điện tử là phương thức chính dùng để giao dịch trên thị trường NFT, khi giá tiền điện tử giảm thì nghĩa là
sức mua trên thị trường trên NFT cũng sẽ giảm do kém hấp dẫn hơn, ngược lại nếu giá của các loại tiền điện tử này tăng mạnh thì những nhà đầu tư trên thị trường như
Bitcoin sẽ có xu hướng tham gia vào thị trường NFT mua các tài sản số này để có thể đầu tư rồi bán lại để nhận được lợi nhuận từ phần chênh lệch, lúc này thị trường
NFt cũng trở nên “béo bở” hơn với những nhà sáng tạo, họ có thể bán được tác phẩm, tài sản với giá cao. Thị trường NFT lúc này cũng trở nên sôi động hơn.
Có thể nói, thị trường tiền điện tử có tác động lên thị trường NFT một cách rõ ràng hơn so với chiều ngược lại. Những đối tượng thành thạo khi tham gia vào
thị trường tiền điện thế sẽ có nhiều lợi thế hơn tham gia trao đổi NFT. Dù vậy thì sự biến động về giá cả của các loại tiền điện tử là không thể lường trước được, gần
như rất khó dự đoán được. Hiện tại, NFT dường như vẫn phụ thuộc vào thị trường tiền điện tử, cụ thể là BTC nhưng hoàn toàn vẫn có thể phát triển theo thời gian, liên
kết với các thị trường truyền thống như eBay để có tính pháp định cao hơn,...
1.6 Tính “bong bóng” của NFT trong thời gian dài?
Đã có nhiều nhận định cho rằng, NFT là món hàng để đầu tư kiếm lời hơn là giá trị công nghệ mà nó mang lại. Thông thường hầu hết người mua NFT chỉ tập
trung vào giá trị của tài sản vào thời điểm mua với động cơ tài chính, thay vì đánh giá cao chất lượng hình ảnh của sản phẩm. Một khi sự nhiệt tình của thị trường suy
giảm và sức hút của các NFT nguội lạnh, giá trị của nhiều NFT kỳ lạ này sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, có nhiều tác phẩm nghệ thuật dưới dạng NFT được định giá quá
cao so với giá trị thật. Ngay cả Beeple, tác giả của tác phẩm nổi tiếng Everydays: The First 5000 Days, người đã thu về gần 70 triệu đô cũng nhận xét rằng NFT đang
trong trạng thái bong bóng kinh tế (chia sẻ với báo Business Inside)
Trong thời gian đầu phát hành, lợi nhuận cao mà NFT đem lại vô cùng hấp dẫn đối với những nhà đầu tư. Tổng giá trị NFT được giao dịch trong năm 2021 đạt
17,6 tỷ USD, tăng 21.350% so với mức 82,5 triệu USD của năm 2020. Tuy nhiên, bước sang năm 2022, lĩnh vực NFT đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Không nằm ngoài sự
sụt giảm của thị trường chứng khoán và tiền ảo trong thời gian gần đây (tháng 5/2022), giá bán của NFT đang lao dốc kể từ cuối năm 2021. Số lượng NFT giao dịch
trong quý đầu năm giảm gần 50% so với quý trước.
Đối với Game NFT - lĩnh vực thúc đẩy thị trường NFT phát triển - cũng có dấu hiệu chững lại. Sau khi cầu nối Ronin phía sau Axie Infinity bị tấn công và bị lấy
đi hơn 600 triệu USD, niềm tin về game NFT được cho đã giảm sút. Hai token liên quan đến game là AXS và SLP giảm giá, người chơi cũng không còn kiếm được nhiều
tiền như trước. Theo giới chuyên gia, hầu hết game NFT không bền vững, vì người chơi chủ yếu "cày" để kiếm và rút tiền hơn là đầu tư trở lại trong game. Dù các
công ty đang cố gắng đa dạng các loại hình để thu hút, một số chuyên gia vẫn tin chúng chỉ là trào lưu nhất thời, không thể tồn tại nhiều năm.
Cho dù NFT chỉ là một bong bóng thì chúng ta vẫn không thể phủ định công nghệ đằng sau phương tiện này vẫn có giá trị nhất định cho sự phát triển trong
tương lai.
1.7 Tương lai nào dành cho NFT? Xu hướng sử dụng NFT trong tương lai?
Tương lai
Trong tương lai, NFT sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các loại hình đầu tư mới. Thị trường NFT vẫn còn khá nhỏ và khó dự đoán hơn thị trường tiền
điện tử.
Việc NFT giúp định danh và không thay đổi đem lại giá trị cho những thông tin nó nắm giữ. Những thông tin mà NFT nắm giữ hoàn toàn có thể tăng giá trị
theo thời gian. Chẳng hạn như một bức tranh, tác phẩm nghệ thuật. Lúc này có thể nhìn nhận nó hoạt động như một chứng khoán trên thị trường giao dịch truyền
thống. Và giá trị gia tăng của NFT chính là nhờ vào giá trị nội tại của nó.
Trong thị trường mua bán NFT thứ cấp - mua bán tự do giữa người dùng trên sàn giao dịch thì NFT được đánh giá như một tiến hóa của Bitcoin. Giá trị của
đồng Bitcoin cao chủ yếu nhờ các nhà đầu cơ. Vào năm 2009, khi Bitcoin mới ra đời giá của nó chỉ khoảng 0,00076 USD. Năm 2021 đạt đỉnh hơn 67.000 USD, hiện tại
tuy đã giảm nhiệt nhưng vẫn giữa được mức 29.000 USD. Sau khi đạt đỉnh thì thị trường cần một đối tượng khác có thể tạo ra đột phá. Đối tượng mà có khả năng
cách mạng này chính là NFT. Tuy nhiên, có một định luật bất biến trong thị trường tài chính là "high risk high return". Phần thường cao luôn đi kèm với rủi ro cao.
1.7.1 Xu hướng sử dụng NFT trong tương lai
Về vấn đề bản quyền: Với việc ứng dụng NFT, 1 người có thể mua 1 bức tranh, đem nó lên thế giới ảo, gắn nó vào Blockchain để chứng minh quyền sở hữu
của mình. Thậm chí, người tạo ra tác phẩm đó còn có thể code để cứ mỗi lần tác phẩm đó được giao dịch, họ sẽ nhận được 1 phần phí.
Hướng đi mà nhiều công ty đang hướng đến khi khai thác NFT là khả năng liên kết tài sản ảo với thế giới thực, mang lại giá trị sử dụng cho NFT. Chẳng hạn,
NFT có thể sử dụng để làm thẻ hội viên, cho phép người sở hữu tham gia các câu lạc bộ cả thực và ảo. Ví dụ, nếu bên mua mua một thẻ thành viên NFT của Câu lạc
bộ du thuyền Bored Ape, họ cũng sở hữu vé vào cổng của câu lạc bộ này. Hãng nước giải khát Coca-Cola cũng phát hành bộ sưu tập NFT để bán đấu giá và quyên góp
số tiền bán được cho một sự kiện thể thao quốc tế dành cho người khiếm khuyết trí tuệ.
Thị trường lớn nhất của công nghệ này là quản lý, kiểm định như biển số ôtô. Một hệ thống như vậy sẽ cung cấp cho chủ sở hữu phương tiện, chính phủ và
công ty bảo hiểm quyền truy cập vào dữ liệu quãng đường đi, động cơ và lịch sử sửa chữa.
1.8 Bài học kinh nghiệm dành cho các quốc gia tham gia nền tảng này.
Một số doanh nghiệp công nghệ lớn của quốc gia tỷ dân như Ant Group, Alibaba, Tencent, JD.com, Baidu… đã tung ra NFT của riêng mình dưới tên “Bộ sưu
tập kỹ thuật số”. Hay đầu năm 2022, ông lớn về công nghệ Trung Quốc cũng phát hành mạng lưới dịch vụ chuỗi khối Blockchain Service Network (BSN) để hỗ trợ khởi
tạo, quản lý các NFT của nước này.
Đến nay vẫn chưa quy định cụ thể nào đối với các tài sản mã hóa nói chung và NFT nói riêng. NFT vẫn chưa được kiểm soát và chưa được phân loại là loại tài
sản nào theo quy định của Bộ luật Dân sự. Các giao dịch NFT hiện nay không được coi là giao dịch chuyển nhượng tài sản, cho nên chưa thể đánh thuế vào phần lợi
tức phát sinh của nhà đầu tư. Bất cứ ai cũng có thể tạo ra và bán tài sản NFT và không có gì đảm bảo cho giá trị của nó. Trong một thị trường có quá nhiều người
tham gia sử dụng biệt danh, nạn lừa đảo cũng là một nguy cơ lớn. Do vậy, loại hình này cần có sự quản lý của các cơ quan chức năng.
Việc sử dụng công nghệ NFT để chứng minh quyền sở hữu vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Trên thực tế, ai cũng có thể sáng tạo và đăng bán các tác phẩm của
mình trên thị trường. Các nền tảng đều được mã hóa nên việc sở hữu một tác phẩm chủ yếu dựa vào niềm tin là chủ yếu. Nhiều tác giả đang chịu ảnh hưởng nghiêm
trọng khi tác phẩm nghệ thuật bị biến thành NFT và bán trên các nền tảng trực tuyến. Việc luật pháp chưa có quy chế quản lý chính là lỗ hổng cũng như không có
biện pháp bảo vệ khi có gian lận xảy ra. Việc Luật Sở hữu trí tuệ chưa có quy định nào để áp dụng cho NFT trong tương lai có thể dẫn đến những hành vi gian lận, xâm
phạm. Điều cấp thiết bây giờ là cần có khuôn khổ pháp lý dành cho NFT. Cần phải bổ sung các điều khoản kiểm định quyền sở hữu của tác phẩm trước khi mã hóa
thành NFT.
Các cơ quan quản lý cần tiếp tục nghiên cứu, phối hợp đẩy nhanh hoàn thiện chính sách quản lý đối với thị trường blockchain, tiền ảo, tài sản kỹ thuật số để
theo kịp đà phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và các hình thức giao dịch, thanh toán bùng nổ trên không gian mạng. Luật pháp cần bổ sung về vốn đầu tư, ưu đãi;
Về chính sách phát triển sản phẩm, dịch vụ; Về kết cấu hạ tầng công nghệ số; Bảo vệ dữ liệu, quyền riêng tư người dùng; Xử lý tranh chấp cho các hoạt động kinh
doanh, thương mại, dân sự trên môi trường số… Nhà nước cần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ số; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ số. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của công nghệ
mới, đồng thời tăng cường cảnh báo những rủi ro của việc đầu tư, kinh doanh, giao dịch ở những lĩnh vực chưa được pháp luật quy định.
1.9 Điểm khác biệt giữa Fungible tokens (FT) và Non-fungible tokens (NFT) ?
Điểm khác biệt lớn nhất thể hiện thông qua mã thông báo không thể bị thay thế cũng như tính không thể phân chia của NFT so với các FT như Bitcoin thì có
thể bị chia nhỏ ra để trao đổi, giao dịch tương tự như tiền tệ có thể đổi tờ 1000 này với tờ 1000 khác. Trong khi đó, mỗi NFT là độc nhất và không thể trao đổi với
nhau một cách tương đương như vậy được.
1.10 Các NFT “token hóa” đồ vật thật có còn giá trị nếu đồ vật đó hỏng không?
Nếu như một đồ vật thật được “token hóa” bị hỏng thì NFT ban đầu được gán cho nó sẽ chỉ còn lại chức năng là xác minh chủ sở hữu ban đầu của nó và không
thể thực hiện được chức năng trao đổi trên thị trường nữa.
1.11 Tại sao lại phải mua NFT thay vì chỉ cần chụp màn hình lại tác phẩm đó?
Có thể chụp lại các tác phẩm nghệ thuật, in ra rồi dán nó lên tường nhà nhưng đó không phải bức tranh thật và không có giá trị.
1.12 Tại sao NFT vẫn thu hút nhà đầu tư mặc dù có tính thanh khoản kém?
Do có các thuộc tính duy nhất, chúng thường liên kết với một nội dung cụ thể, có thể được sử dụng để chứng minh quyền sở hữu các vật phẩm kỹ thuật số như
giao diện game thông qua quyền sở hữu tài sản vật chất.
Các mã token khác có thể thay thế được, giống như tiền xu hoặc tiền giấy. Các token Fungible giống hệt nhau, chúng có cùng thuộc tính và giá trị khi trao đổi.
1.13 Hiện nay đã có cơ chế nào về việc định giá các NFT hay chưa ?
Trên thực tế, vẫn chưa thực sự có cơ sở nào chính thức để có thể dựa vào đó làm căn cứ định giá các NFT, việc định giá cho một NFT vẫn còn phụ thuộc nhiều
vào trao đổi, thị hiếu của người mua, xu hướng của thị trường cũng như tính cách của người sáng tạo muốn đem bán tác phẩm của mình. Hình dung một cách đơn giản
hơn thì nó khá tương đồng với hình thức đấu giá khi một NFT trở nên “hot” hơn thì đồng nghĩa giá nó sẽ cao hơn sau mỗi lần được giao bán trên thị trường. Đến một
lúc nào đó, người mua không còn thấy thú vị với nó nữa thì giá sẽ “rớt”. Có thể nói, việc định giá cho các NFT khá khó khăn. Trong khi đó, giá của các đồng tiền điện
tử cũng sẽ tác động một phần đến giá NFT bởi nó được sử dụng như một trung gian giao dịch và quy đổi.
1.14 Ai làm ra NFT và NFT được làm ra như thế nào?
NFT đã có mặt từ những năm 2012 với các loại tiền mã hóa khác dựa trên Bitcoin, nhưng chúng mới chỉ bắt đầu được chú ý tới từ năm 2017 với sự xuất hiện
của CryptoPunk bởi studio game Larva Labs. Cùng năm đó, Dapper Labs đã phát hành game Crypto Kitties, một trò chơi trong đó người chơi có thể sưu tầm, lai tạo
và trao đổi những chú mèo ảo. Hơn 10 nghìn NFT ảnh đại diện khác đã được tạo ra và một trong số đó, một con mèo ảo có tên Dragon đã được bán với giá 1 triệu
USD.
Để tạo ra NFT, người dùng cần có một vật phẩm như đoạn âm thanh, phim hay ảnh. Người tạo cũng cần chuẩn bị ví tiền số, và một khoản phí nhỏ để đúc. Bên
cạnh đó, người dùng cần chọn chuỗi khối để tạo token không thể thay thế. Hiện có nhiều nền tảng giúp nhà sáng tạo có thể tạo NFT như Binance Smart Chain, Flow
bởi Dapper Labs, Tron, EOS, Polkadot, Tezos, Cosmos, WAX...
1.15 Việc NFT và các nền tảng NFT chưa có tính pháp lý sẽ ảnh hưởng như nào đến việc mua bán và sử dụng NFT?
Việc này trước hết ảnh hưởng đến chủ sở hữu tác phẩm thật. Thông thường khi một tác phẩm được bán ra trên thị trường thì bản quyền sẽ thuộc về người sở
hữu tác phẩm. Nhưng vì không có khung pháp lý quy định về NFT, nhiều tác giả đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng khi tác phẩm nghệ thuật bị biến thành NFT và bán
trên các nền tảng trực tuyến khi chưa xin phép.
1.16 Trào lưu NFT có giống như trào lưu ICO không?
NFT VÀ ICO là hai trào lưu khác nhau.
ICO là một hình thức huy động vốn để tài trợ cho các dự án công nghệ mới thông qua việc chào bán các loại mã kỹ thuật số (token) ra công chúng để thu về
các loại tiền mã hóa như Bitcoin hoặc Ether, thậm chí là tiền pháp định. Các token này được tạo bởi blockchain gắn liền với hệ sinh thái công nghệ của dự án được đề
cập trong sách trắng. Khi các nhà đầu tư ICO mua token, họ không mua bất kỳ quyền sở hữu nào trong công ty.
1.17 NFT có thực sự đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế?
Không vì thị trường NFT cực kỳ biến động, dựa trên các loại tiền kỹ thuật số mà không có gì để hỗ trợ chúng, không phải là một thị trường an toàn
Bên cạnh đó, hoạt động vận hành thị trường NFT thải ra lượng khí thải carbon khổng lồ, ô nhiễm môi trường. Vấn đề môi trường ngày càng trở nên nhạy cảm
và là mối quan tâm hàng đầu nên việc hoạt động của thị trường trên sẽ khó có thể bền vững trong tương lai.
1.18 Theo các bạn NFT liệu có phải là giải pháp tương lai cho bảo vệ sở hữu trí tuệ?
Một người hoàn toàn có thể tạo ra các NFT từ một tài sản kỹ thuật số và tiến hành thực hiện các giao dịch. Lịch sử các giao dịch này đều được ghi nhận lại trên
hệ thống chuỗi khối mang tính công khai và phi tập trung, có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc. Với đặc tính này, NFT đang trở thành một giải pháp rất được kỳ vọng
trong việc bảo vệ tài sản nói chung và quyền sở hữu trí tuệ nói riêng. Trên thực tế, NFT đang được ứng dụng để sáng tạo ra nhiều tài sản kỹ thuật số mang tính độc nhất
trong nhiều lĩnh vực như: nghệ thuật (hội họa, âm nhạc, tranh ảnh, video); trò chơi trực tuyến (vật phẩm, nhân vật, tài sản trong game…); vật phẩm trong vũ trụ song
song (metaverse) hay bất kỳ một tài sản nào đó có thể tồn tại dưới dạng kỹ thuật số, bao gồm phiên bản số hóa của các tài sản trong đời thực.
Các NFT từ góc độ bản quyền cũng là hoạt động độc quyền của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Ở thời điểm hiện tại, có hai cách tạo ra NFT mà chúng ta
có thể ghi nhận. Một là, tạo ra NFT từ một tác phẩm vật lý. Lúc này, chúng ta có đồng thời tác phẩm vật lý (như một bức tranh, một bản chép nhạc, một tấm
hình...phiên bản số hóa của tác phẩm (hình chụp, bản scan, bản tải lên của các tác phẩm vật lý nói trên) và NFT dẫn đến hiển thị NFT art trên một nền tảng. Trường hợp
thứ hai là tạo ra NFT từ một tác phẩm số hóa. Lúc này, tác phẩm số hóa (như một đoạn mp3, meme, tệp GIF, hình ảnh, tranh vẽ, video số hóa, một đoạn twitter hay một
nhân vật trong game và NFT dẫn đến hiển thị NFT art trên một nền tảng, cùng đồng thời tồn tại. Cần chỉ ra rằng, trong cả hai trường hợp, sự tồn tại và vận hành của
NFT và NFT art là độc lập với tác phẩm vật lý, cũng như phiên bản số hóa của tác phẩm.
1.19 Ví dụ như trường hợp của đồng coin LUNA, bị giảm 99,99% giá trị sau khủng hoảng, vậy có cách nào để hạn chế những cuộc khủng hoảng như
vậy đối với NFT?
Một số cách hạn chế khủng hoảng đối với NFT :
− Nhà nước cần có các chính sách nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
− Đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý tiền ảo
− Xử lý nghiêm các hành vi tổ chức đầu tư tiền ảo
1.20 NFT có đang làm biến đổi thế giới nghệ thuật và bản chất của nghệ thuật truyền thống theo hướng tiêu cực không?
Có thể, NFT là một công cụ tốt để những người sáng tạo nghệ thuật bảo vệ tác phẩm của họ. Nhưng nó dường như lại đi ngược với giá trị ban đầu của nghệ
thuật là trưng bày cho nhiều người xem. Nhiều người đặt ra nghi vấn, NFT là đại diện cho những sản phẩm văn hóa trong thời đại tiêu dùng kỹ thuật số, hay đây chỉ là
chiêu trò để kiếm tiền một cách phi lý.
Tác giả có thể trực tiếp bán tác phẩm của mình, thường là qua trang đấu giá chuyên nghiệp, mà không cần thông qua trung gian. Bất kỳ ai cũng có thể mua
NFT và giá cả của tác phẩm được công khai. Ngoài ra, ở thị trường truyền thống, khi tác phẩm được nhà sưu tập bán lại với giá cao hơn, tác giả gốc gần như không thu
được đồng nào. Còn NFT vẫn đem lại lợi nhuận cho tác giả sau mỗi lần được bán lại.
Một mô hình giao dịch và chia sẻ tác phẩm nghệ thuật được xây dựng dựa trên nguyên tắc minh bạch tài chính, hỗ trợ tiền bản quyền và dễ dàng tiếp cận như
thị trường NFT nghe có vẻ bình đẳng. Tuy nhiên, thực tế ngược lại hoàn toàn. Ngay khi mọi người nhận ra bất cứ thứ gì nằm dưới dạng kỹ thuật số đều có thể xem như
một "tác phẩm nghệ thuật", thị trường NFT bắt đầu trở nên hỗn loạn. Hơn nữa, mua bán tác phẩm nghệ thuật luôn là thú tiêu khiển của những người giàu có. Nhưng với
NFT, ranh giới giữa tác phẩm nghệ thuật và tài sản dường như đã biến mất. Thay cho buổi triển lãm được giám sát cẩn trọng là trang web đấu giá. Ý nghĩa đằng sau
không phải thứ chi phối tác phẩm, mà là giá cuộc mua bán.
=> Thị trường NFT là nơi béo bở cho những kẻ hám tiền, có những tác phẩm không xứng được xem là nghệ thuật. NFT đang dần khiến cho nghệ thuật đơn
thuần thành một công cụ để kiếm tiền với những tác phẩm được “thổi phồng” một cách vô lý.
1.21 Có thể sử dụng NFT để phân phối bản quyền phần mềm được không ạ?
Trong tương lai, chúng ta hoàn toàn có thể ứng dụng công nghệ NFT để chứng minh quyền sở hữu với mọi loại tài sản từ hữu hình đến vô hình. Quan trọng
nhất là, chúng ta cần phải có một cơ quan, tổ chức để kiểm định, xác thực quyền sở hữu trước khi mà tài sản đó được mã hóa thành NFT. Điều này để tránh các vấn đề
tiêu cực xảy ra như, một người lấy tài sản của người khác mã hóa thành NFT để chuộc lợi.
1.22 Vậy giá trị của NFT là gì?
Giá trị của mỗi NFT không chỉ ở những đoạn mã hóa mà nằm nội tại tác phẩm, sản phẩm được mã hóa thành NFT. Việc nhận định giá trị của các tác phẩm đó
tương tự như cách chúng ta đánh giá và công nhận giá trị của các tác phẩm nghệ thuật, điển hình như bức họa về nàng Mona Lisa. Một tác phẩm hay nói tắt là NFT đó
có thực sự là giá trị hay không còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận và cảm nhận của mỗi người. Trong mắt một số người chúng có thể là một kiệt tác, đáng để sở hữu
nhưng với số khác thì giá trị của nó lại không được đánh giá cao. Ngoài ra, người mua không cần trực tiếp đến ngắm nhìn mà có thể cảm thụ được các sản phẩm NFT
thông qua không gian mạng giúp tiết kiệm nhiều chi phí hơn. Điều này cũng có ý nghĩa và giá trị nhất định với cả người mua và người bán.
Trong thực tế, ai cũng hướng tới những mục đích nhất định để có thể cải thiện được cuộc sống của chính mình. Có những người sử dụng NFT với ý nghĩa
mang đúng giá trị của các sản phẩm đến với những người yêu thích và đam mê. Tuy nhiên, khi NFT dần trở thành xu hướng, thậm chí là “bong bóng” thì phần còn lại
sẽ tận dụng cơ hội thông qua mua bán để có được quyền sở hữu và dùng nó như một món đầu tư để kiếm lời. Đây có thể coi là giá trị sử dụng mà nhiều người trên thị
trường NFT đang hướng tới.

2. Kết luận
Thông qua bản thảo luận xoay quanh câu chuyện: “Sự bùng nổ của NFT và những thách thức - cơ hội cho nền kinh tế toàn cầu”, chúng em đã khái quát
những lý thuyết chung nhất về NFT, đồng thời cũng nêu lên được những đặc điểm, hình thái cũng như tính chất của loại “tài sản kỹ thuật số” này. Đặc biệt bài báo
cáo cũng chỉ ra được xu hướng phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ của NFT trong khoảng thời gian gần đây. Từ đó nhìn nhận một cách tổng quan nhất
những lợi ích và cơ hội mà nó mang lại cho các nhà sáng tạo nghệ thuật nói riêng, cho những người trao đổi, mua bán trên thị trường NFT và các nhà đầu tư nói
chung. NFT dường như mở ra một kỷ nguyên mới về sự kết nối giữa công nghệ và kinh tế thông qua việc số hóa các loại, hình thức tài sản khác nhau bằng những mã
hóa, mã thông báo riêng biệt. Đây chính là tính ưu việt mà NFT mang lại cho nền kinh tế toàn cầu với rất nhiều thuận tiện trong giao dịch,…Tuy nhiên, bên cạnh
những lợi ích thì còn rất nhiều thứ đáng lưu ý khi sử dụng NFT như một công cụ kiếm lời, rủi ro khi tham gia vào các thị trường như OpenSea. Tương tự như tiền ảo
(Bitcoin,..) tính pháp lý của NFT vẫn chưa thực sự được công nhận. Chính vì vậy việc xây dựng một khung pháp lý phù hợp với sự phát triển của khoa học và công
nghệ sẽ rất có lợi, các quốc gia có thể tận dụng NFT một cách lành mạnh hơn.
NHÓM 16: SO SÁNH CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ GIỮA VINFAST VÀ TESLA: MỸ TIẾN VÀ TRUNG TIẾN

I. Lời giới thiệu


Vinfast là một công ty sản xuất xe hơi đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam, có nguồn lực và danh tiếng rất lớn ở thị trường nội địa. Song, tầm nhìn của
VinFast là trở thành công ty sản xuất ô tô điện thông minh toàn cầu và Mỹ sẽ là một trong những thị trường đầu tiên mà Vinfast tập trung vào, bao gồm việc
mở các showroom, trung tâm dịch vụ, trung tâm nghiên cứu&phát triển và nhà máy sản xuất ô tô điện. Mặt khác, Tesla Motors là một công ty ô tô điện có tên
tuổi lớn đến từ Mỹ với siêu nhà máy đặt tại Fremont (California). Năm 2021, Tesla thâm nhập thành công vào thị trường Trung Quốc và xây dựng nhà máy tại
Thượng Hải. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung giải thích lý do đằng sau hai quyết định lớn này. Từ đó đưa ra một số so sánh để hiểu rõ hơn mục đích
của hai thương hiệu cũng như bài học cho các công ty về năng lượng tái tạo khác.

Bài viết sử dụng mô hình về môi trường đầu tư để đánh giá tính hiệu quả của từng chiến lược. Đây là một phương pháp phân tích định tính, thu thập dữ
liệu từ internet và các nghiên cứu trước đó. Có bốn yếu tố chính để đánh giá môi trường đầu tư của một quốc gia. Thứ nhất là môi trường pháp lý, gồm các
chính sách liên quan đến hỗ trợ chính phủ, thuế, hệ thống pháp luật. Thứ hai là môi trường lao động (gồm chi phí, năng suất, kỷ luật lao động). Thứ ba là môi
trường văn hóa-xã hội, bao gồm các yếu tố về văn hóa, con người, phong tục tập quán…Cuối cùng là môi trường kinh tế liên quan đến cơ sở hạ tầng, hệ thống
logistics, thị trường tiêu thụ,...

II. Bối cảnh chung


Tesla được thành lập vào năm 2003 với sứ mệnh thiết kế và sản xuất ô tô chạy hoàn toàn bằng điện. Sản phẩm ban đầu của Tesla Motors, Roadster và
Model S tạo nên sự nhiệt tình cho những người sử dụng xe điện thuần túy (Urban 2015). Tesla Motors khác với các nhà sản xuất ô tô khác, nó đang theo đuổi
công nghệ, các mô hình kinh doanh cấp tiến (Bohnsack et al. 2014, Hill và Rothaermel 2003) và cung cấp giải pháp đổi mới (Markides 2006).

Ngày 10/7/2018, Tesla đã công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất ở Thượng Hải, Trung Quốc. Đây là nhà máy sản xuất đầu tiên của Tesla ở
nước ngoài và là nhà máy do nước ngoài sở hữu 100% vốn đầu tư tại Trung Quốc.

Hiện nay, Tesla đang có kế hoạch tăng gấp đôi công suất sản xuất của Gigafactory Thượng Hải (siêu nhà máy Thượng Hải) bằng cách xây dựng một nhà
máy mới trên khu đất gần đó, với sức sản xuất 450.000 xe/năm, bao gồm cả Model Y và Model 3. Nhờ đó, Gigafactory Thượng Hải sẽ trở thành "trung tâm
xuất khẩu xe lớn nhất thế giới".

Xu hướng ô tô điện đã trở nên phổ biến sau khi công ty Tesla Motors ra mắt thị trường. Ban đầu ô tô điện được coi là dòng xe thể thao không có khí thải
(Mangram 2012). Nhưng bây giờ, ngành công nghiệp này đang phát triển, nhiều công ty tham gia vào thị trường hơn và một trong những công ty đó là Vinfast.

VinFast (hay VinFast LLC) là một nhà sản xuất ô tô và xe máy điện của Việt Nam được thành lập năm 2017, có trụ sở đặt tại thành phố Hải Phòng, do ông
James Benjamin DeLuca cùng Lê Thanh Hải làm Giám đốc điều hành. Công ty này là một thành viên của tập đoàn Vingroup, được ông Phạm Nhật Vượng sáng
lập.

Công ty đã giới thiệu các nguyên mẫu thiết kế đầu tiên được dành riêng cho thị trường Việt Nam tại Triển lãm xe hơi Paris năm 2018 ở Pháp, bao gồm
một chiếc xe thể thao đa dụng (SUV) và một chiếc sedan. Sau xe hơi, VinFast bắt đầu sản xuất, bán ra thị trường các dòng xe máy điện và ô tô điện. VinFast mở
đầu 2021 bằng việc công bố 2 dòng xe máy điện và 5 dòng ô tô, trong đó có 3 xe ô tô điện và 2 xe ô tô xăng với tên hiệu VF31, VF33 và VF33.

Ngày 12-7-2021, VinFast chính thức đưa các chi nhánh tại Mỹ vào hoạt động. Hiện nay, hãng xe đang gấp rút hoàn thiện bộ máy, thiết lập nền tảng kinh
doanh tại Mỹ. Đây là bước chuẩn bị quan trọng cho hành trình chinh phục thị trường Mỹ khó tính nhưng đầy tiềm năng của thương hiệu xe điện Việt. Các
chuyên gia ô tô tại Mỹ cũng đánh giá cao việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc thù thị trường Mỹ của VinFast. Theo đó, các mẫu xe được thiết
kế phù hợp với thị hiếu khách hàng cũng như điều kiện giao thông, khí hậu tại quốc gia này.

III. Thảo luận chi tiết


Câu hỏi 1: Tại sao Vinfast lựa chọn Mỹ là thị trường quốc tế đầu tiên?
Lý do thứ nhất: Môi trường đầu tư phù hợp
v Môi trường pháp lý và thể chế
● Chính sách của chính phủ
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA (Mỹ), hiện tại Mỹ (dưới sự lãnh đạo của Joe Biden) đang rất chú trọng tới việc giảm lượng khí thải ra môi trường và
có nhiều hành động quyết liệt thể hiện hướng đi đó. Tới năm 2030, ông Joe Biden đặt ra mục tiêu 50% số xe bán ra ở Mỹ sẽ là xe không phát thải. Hiện nay, Mỹ
là một điển hình tiêu biểu cho việc ưu ái xe điện, sự ưu ái này thậm chí còn hơn nhiều quốc gia lớn khác trên thế giới.

Ưu đãi đầu tư: Theo chương trình Hỗ trợ Đầu tư và Phát triển Việc làm Chuyển đổi của bang California, VinFast có thể nhận được khoản bồi hoàn lên tối
đa 316,1 triệu USD từ tiểu bang trong vòng 30 năm nếu công ty đạt được các mục tiêu tạo việc làm (Đây thực chất là khoản thuế thu nhập của nhân viên).
Ngoài ra, Vinfast còn nhận được một số ưu đãi khác như:

- Một khoản đầu tư của tiểu bang lên đến 450 triệu USD, để chi trả cho việc chuẩn bị mặt bằng, cải tạo đường và bổ sung cơ sở hạ tầng cấp thoát nước.
- Đào tạo cấp cao đẳng trị giá 38 triệu USD
- Khoản tài trợ từ Golden Leaf Foundation 50 triệu USD
- Và 400 triệu USD ưu đãi từ Hạt Chatham
Ưu đãi thuế: Để thực hiện chiến lược giảm lượng khí thải, Ông Joe Biden cũng ban hành nhiều chính sách ưu đãi về thuế cho các công ty sản xuất xe điện.
Gần đây, Dự luật mới Build Back Better đề xuất bởi tổng thống Joe Biden đã được thông qua. Dự luật bao gồm sự cải cách lớn đối với hệ thống tín dụng thuế
dành cho xe điện, hiện đang ở mức tín dụng không hoàn lại là 7.500 đô la không bao giờ rút lại tiền mặt vào túi của người mua xe EV. Tuy nhiên, phiên bản do
Hạ viện phê duyệt đã thay đổi từ tín dụng không hoàn lại thành thành tín dụng có thể hoàn lại. Các thay đổi được đề xuất bao gồm hoàn thuế tối đa 12.500$
cho người mua xe điện. Khoản giảm cơ bản 7.500 đô la có thể tăng thêm 4.500 đô la nếu mua xe điện sản xuất tại Mỹ bởi lao động Mỹ và thêm 500 đô la nếu
sử dụng pin sản xuất tại Mỹ.

Các ưu đãi khác: Ngoài ra, bang California còn có Ưu đãi giảm giá phương tiện không xả thải theo dự án hạ giá phương tiện sạch CVRP (Clean Vehicle
Rebate Project)

Battery Electric Vehicles (BEV) $4,500

Plug-in Hybrid Electric Vehicles $3,500

Fuel Cell Electric Vehicles $7000

Zero-emission motorcycles $750

Bảng 1: Khoản giảm giá tham khảo tương ứng với một số loại xe

Nguồn: CVRP Handbook

Bên cạnh đó, theo CNBC, Chính phủ Mỹ từ lâu đã trợ cấp cho các công ty sản xuất xe điện thông qua các khoản vay và giảm thuế để nghiên cứu và phát
triển các công nghệ trong ngành sản xuất xe không phát thải. Điển hình như vào năm 2010, Tesla đã vay 465 triệu USD theo chương trình Sản xuất Xe Công
nghệ Tiên tiến của Bộ Năng lượng (Mỹ). Việc mở rộng các chương trình như vậy sẽ hỗ trợ phát triển hơn nữa cho các công ty muốn sản xuất xe điện trong
tương lai.

Chính vì vậy, theo IEA, VinFast quyết định xây dựng nhà máy tại Mỹ khi có các chính sách ưu ái cho xe điện là một bước đi đúng đắn và có mang tính
đầu tư trong dài hạn.

v Môi trường kinh tế


● Cơ sở hạ tầng: Lý do tiếp theo mà VinFast lựa chọn xây dựng nhà máy tại Mỹ là cơ sở hạ tầng phát triển xe điện đã được hoàn thiện từ lâu và
vẫn còn đang được nâng cấp liên tục. Từ thông tin trên tờ báo The New York Time, chính quyền Mỹ đã đưa ra kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng trị giá 2.000 tỷ
USD để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bằng việc khuyến khích người Mỹ chuyển sang sử dụng xe điện. Trong đó, một phần của khoản tiền khổng lồ này sẽ
được sử dụng trong việc xây dựng hệ thống sạc xe điện.
Theo CNBC, mới đây, tổng thống Biden đã hứa đầu tư công 400 tỷ USD vào năng lượng sạch, bao gồm công nghệ pin và xe điện. Một phần của kế hoạch
đó bao gồm việc dành chi tiêu của chính phủ để hỗ trợ xe điện, với 500.000 cửa hàng sạc xe điện mới vào cuối năm 2030.

Không chỉ vậy, Chính phủ Mỹ còn tuyên bố sẽ chi 7,5 tỷ USD để xây dựng mạng lưới trạm sạc xe điện ngay trong năm 2022. Qua đó thấy được Mỹ đang
nỗ lực thực hiện chiến lược phát triển các dòng xe điện hướng tới giảm lượng phát thải nhiều nhất có thể.

Theo trang Electrek (Mỹ), VinFast mở nhà máy sản xuất xe điện sẽ được hưởng lợi rất lớn nhờ vào hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có ở Mỹ.

Mỹ là nơi không thể bỏ qua nếu theo đuổi lĩnh vực xe điện ngoài thị trường châu Âu. Về hạ tầng, Mỹ là đất nước có mạng lưới trạm sạc nhiều thứ hai
thế giới (tính theo quốc gia) chỉ sau Trung Quốc. Tới Mỹ là bớt được tiền đầu tư trạm sạc và là minh chứng về chất lượng sản phẩm cũng như dung lượng thị
trường đủ lớn để chen chân.

● Thị trường tiêu thụ


Trên thực tế, xe điện đang là xu thế của thế giới. Do đó, một trong những lý do VinFast chọn Mỹ trở thành nơi xây dựng nhà máy vì Mỹ đang là một một
trong những quốc gia đi đầu trong xu thế này. Mỹ luôn là một trong những quốc gia đầu trong các xu thế phục vụ phát triển bền vững, đặc biệt là về mặt công
nghệ. Thêm vào đó, người sở hữu xe ô tô điện rất trung thành. Hơn một nửa số chủ sở hữu xe ô tô điện sẽ mua một chiếc xe điện khác khi họ có nhu cầu đổi
xe hay mua thêm. Họ hài lòng với xe ô tô điện và không muốn quay trở lại với xe ô tô động cơ đốt trong.

Nhu cầu mua xe điện ở Mỹ có tốc độ tăng trưởng nhanh. Lượng tiêu thụ xe điện tăng khoảng 81% vào năm 2021 và dự báo sẽ tiếp tục tăng vào năm
2022. Theo dự báo từ IHS Markit, con số thị phần của xe ô tô điện sẽ vượt hơn 10% vào năm 2025 tại Mỹ.

Ngoài ra, Nếu ra mắt thành công tại Mỹ, VinFast có thể “một mũi tên trúng hai đích”: nhắm vào cả nhóm khách hàng quốc tế lẫn nhóm khách hàng trong
nước vốn nặng tư tưởng “sính ngoại”. Và kể cả nếu không may VinFast chưa đạt được thành công như mong muốn tại thị trường Mỹ, vẫn giúp thương hiệu
VinFast được biết đến nhiều hơn, làm tiền đề cho sự phát triển theo hướng toàn cầu hóa sau này, từ đó khai thác được các thị trường tiêu thụ khác để đáp
ứng năng lực sản xuất hiện tại của Vinfast với 250.000 xe/năm cho tới 500.000 xe/năm.

● Chuỗi cung ứng hiệu quả


Chuỗi cung ứng là một lý do đặc biệt quan trọng để Vinfast lựa chọn Mỹ làm nơi đặt nhà máy đầu tiên. Được coi là một trong những “cái nôi” của ngành
công nghiệp ô tô, chuỗi cung ứng ô tô ở thị trường Mỹ mang lại rất nhiều lợi thế việc sản xuất ô tô tại đất nước này. Quan trọng hơn, do đối tượng khách hàng
mục tiêu của Vinfast trước mắt nằm ở Mỹ (Do xu hướng sử dụng xe điện đã đề cập ở trên), việc sản xuất ô tô ngay tại Mỹ sẽ rút ngắn chuỗi cung ứng và thời
gian giao hàng đến tay khách hàng tại Mỹ, lược bớt các thủ tục phức tạp của quá trình xuất nhập khẩu.

v Môi trường lao động


Trình độ nhân công sản xuất xe điện tại Mỹ rất phát triển. Theo Trung tâm phát triển Hoa Kỳ (CAP), nền công nghiệp ô tô đang đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo ra nhiều việc làm cho lực lượng lao động ở Mỹ. Chính vì vậy, nhiều năm nay, Mỹ rất tích cực nâng cao tay nghề cho lao động trong ngành sản
xuất ô tô. Đối với trường hợp của Vinfast, tổng thống Mỹ Biden cũng bày tỏ sự đánh giá cao khi Vinfast tạo ra việc làm cho hơn 8000 lao động.

Theo CAP, Mỹ đã tổ chức đào tạo nhân lực trong lĩnh vực sản xuất ô tô điện, đào tạo thực hành để lắp đặt cả trạm sạc điện dân dụng và công cộng,...
Điển hình một trong số các chương trình đào tạo là chương trình đào tạo cơ sở hạ tầng xe điện tạo ra khoảng 3.000 thợ điện trên toàn quốc để lắp đặt và bảo
trì các trạm sạc.

Với lý do này, VinFast mở nhà máy sản xuất xe điện ở Mỹ sẽ tận dụng được nguồn nhân lực dồi dao và chất lượng cao hàng đầu thế giới. Theo trang
Electrek (Mỹ), việc VinFast mở nhà máy tại Mỹ sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân lực.

v Môi trường văn hóa - xã hội


Môi trường kinh doanh của Mỹ nổi tiếng với tính chất minh bạch, rõ ràng. Đây cũng là điều chưa thấy rõ ở các quốc gia như Trung Quốc.

Theo báo cáo Kinh doanh mới nhất của Ngân hàng Thế giới, Hoa Kỳ đứng thứ 6/190 quốc gia về chất lượng môi trường kinh doanh, tăng hai bậc so với
ấn bản trước. Đất nước này vẫn là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, trung tâm tài chính quốc tế lớn nhất và là quốc gia đứng thứ ba trên thế giới về dân
số. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có hiệu quả quản lý tốt nhất trong việc nộp thuế.

Country Comparison For the Protection of


United States OECD Germany
Investors

Index of Transaction Transparency 7.0 6.5 5.0

Index of Manager’s Responsibility 9.0 5.3 5.0

Index of Shareholders’ Power 9.0 7.3 5.0

Bảng 2: Bảng so sánh mức độ bảo vệ nhà đầu tư

Nguồn: Doing Business - Latest available data.

Người dân Mỹ có xu hướng đa dạng và cởi mở hơn so với các nước châu Á, dễ dàng chấp nhận một thương hiệu nước ngoài hơn

Nhìn chung, ngoài các đặc điểm nổi trội trong các môi trường kể trên thì các đặc điểm về môi trường đầu tư khác của Vinfast cũng tương đối thuận lợi.
Ví dụ: Nền kinh tế lớn nhất thế giới, chính trị tương đối ổn định, mức thu nhập bình quân đầu người cao,...

Lý do thứ hai: Vinfast định vị khả năng cạnh tranh của mình
v Tiềm lực của tập đoàn mẹ
Hiện tại Vingroup có vốn hóa vào khoảng 12 tỷ đô, tuy là con số khá khiêm tốn so với các công ty lớn khác trong ngành công nghiệp ô tô ( Ví dụ như
Tesla với khoảng 1000 tỷ đô), nhưng khả năng tài chính nhất định của Vingroup có sự hỗ trợ rất lớn trong chiến lược đầu tư của Vingroup trong ngành xe
điện.

Bản thân Vingroup cũng là một trong những tập đoàn có đóng góp lớn vào nền kinh tế Việt Nam. Do đó, VinGroup cũng được nhận các ưu tiên nhất định
từ chính phủ và hưởng lợi khi quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam được tăng cường.

v Nguồn nhân lực


Vinfast có một đội ngũ chuyên gia cao cấp và một phòng R&D chuyên biệt tại Mỹ. Viện R&D VinFast tại Mỹ là đơn vị đang phát triển trực tiếp các tính
năng tự hành cho các mẫu xe điện được bán ra tại thị trường Mỹ trong năm 2022. Năm 2021, Tổng giám đốc Vinfast toàn cầu là ông Michael Lohscheller,
đồng thời cũng là cựu chủ tịch của Volkswagen.

Dù chỉ giữ chức Tổng giám đốc VinFast toàn cầu trong thời gian tương đối ngắn, nhưng ông Lohscheller vẫn kịp để lại những ấn tượng nhất định trong
hành trình vươn ra thế giới của VinFast, chẳng hạn như xác nhận kế hoạch IPO tại Mỹ, kế hoạch mở showroom và nhà máy cũng như chính là người giới
thiệu về hai mẫu xe điện hoàn toàn mới của VinFast tại triển lãm Los Angeles Auto Show 2021.

v Chiến lược tập trung vào xe điện


Thay vì phân bổ nguồn lực cho cả hai loại xe là xe điện và xe xăng, Vinfast quyết định dồn toàn bộ nguồn lực vào xe điện, nâng cao hiệu quả nghiên cứu,
tập trung đầu tư để tạo ra những sản phẩm xe điện chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Nhờ vậy, Vinfast nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong mảng
xe điện, cải thiện vấn đề hạn chế về nguồn lực (Trừ Tesla, phần lớn các hãng xe lớn như BMW, Toyota , volkswagen,... đồng thời nghiên cứu và sản xuất cả xe
xăng và xe điện)

Lý do thứ ba: Chiến lược dài hạn của Vinfast


Vinfast đang theo đuổi con đường “High risk – High return”.

Tuy Mỹ là một thị trường cạnh tranh với chi phí nhân công cao, nhưng nếu đạt được thành công ở Mỹ, con đường xây dựng thương hiệu toàn cầu của
Vinfast sẽ trở nên dễ dàng hơn. Danh tiếng của Vinfast dễ dàng được lan rộng, ít nhất sẽ dành được lòng tin lớn tại thị trường bản địa. Thậm chí, có thể nói
rằng, hiện tại chỉ có Mỹ mới phù hợp nhất với tham vọng chinh phục thị trường toàn cầu của Vinfast.

Câu hỏi 2: Tại sao Tesla lựa chọn Trung Quốc để mở nhà máy sản xuất xe điện quốc tế đầu tiên?
v Môi trường kinh tế
Đầu tiên chúng ta không thể bỏ qua thị trường rộng lớn của đất nước Trung Quốc với 1,4 tỉ người. Kể từ năm 2015, Trung Quốc vẫn giữ được vị trí lớn
nhất trên thị trường xe điện thế giới. Đến năm 2016, Tesla đã ghi nhận doanh số bán hàng tại Trung Quốc đã tăng gấp ba lần, lên mức là 1 tỉ USD. Và một năm
sau đó, tức là năm 2017, doanh số của Tesla tiếp tục tăng gấp đôi, đạt mức 2 tỉ USD. Thị phần xe ô tô điện ở Trung Quốc so với những quốc gia cùng quy mô
cũng lớn hơn nhiều. Hiện tỉ lệ xe điện tại đất nước này chiếm khoảng 4,7% tổng số xe được bán. Trong khi đó ở Mỹ chỉ có 1,7%. Nhu cầu xe điện tại Mỹ sụt
giảm, còn ở Trung Quốc tăng. Chính quyền Bắc Kinh đã đặt ra mục tiêu tới năm 2025 là xe điện sẽ chiếm khoảng 25% tổng số xe được bán, và Tesla có khả
năng sẽ là người dẫn đầu. Cơ sở hạ tầng tốt cũng là một yếu tố không thể bỏ qua khi nói về môi trường kinh tế ở đất nước Trung Quốc. Cụ thể, đến cuối tháng
12/2021, Trung Quốc đã có 2671 triệu trạm sạc trên khắp cả nước, tăng 70,1% so với cùng kỳ năm trước đó (EVCIPA). Theo báo cáo của tờ Nhân Dân nhật báo,
dữ liệu từ Liên minh xúc tiến cơ sở hạ tầng sạc xe điện cho thấy Trung Quốc hiện là quốc gia có mạng lưới sạc xe điện lớn nhất thế giới.

Ngoài ra, cơ sở hạ tâng logistics Trung Quốc hiện nay được đánh giá vào hàng phát triển trên thế giới. Những công trình ghi dấu ấn chỉ Trung Quốc mới
có đã tạo nên hình ảnh cường quốc phát triển.

Hệ thống đường cao tốc: Toàn bộ các thành phố lớn, thành phố vệ tinh của Trung Quốc đã được kết nối bằng hệ thống đường cao tốc hiện đại. Trong
đó, những dự án trọng điểm như đường cao tốc kết nối các thành phố lớn Bắc Kinh, Hồng Kông và Macau. Tổng chiều dài cao tốc tại Trung Quốc lên đến
41.000 km, chỉ sau Mỹ về số km đường cao tốc. Và mục tiêu sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2020 trong kế hoạch 5 năm.

Đường sắt: Trung Quốc tập trung rất lớn cho xây dựng hệ thống đường sắt, hiện có khoảng gần 20.000 km đường sắt và ngân sách đầu tư cho phát triển
đường sắt rất lớn, lên đến 200 tỷ USD cho xây dựng và phát triển hệ thống loại hình vận chuyển này.

Cụ thể ở Thượng Hải nơi Tesla đặt nhà máy sản xuất có một trong những cảng nước sâu lớn nhất thế giới. Cảng Thượng Hải là một cảng hỗn hợp vừa là
cảng biển nước sâu vừa là một cảng sông. Nằm trên cửa sông Dương Tử thuộc thành phố Thượng Hải cảng có diện tích 3,619.6 km² là một trong những khu
vực kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới.

v Môi trường pháp lý và thể chế


Khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung trong giai đoạn gay gắt, Trung Quốc và Mỹ trả đũa lẫn nhau bằng cách liên tiếp áp thuế đối với hàng hóa
nhập khẩu của bên kia. Cụ thể, Trung Quốc đã áp 25% thuế lên 144 loại phụ tùng ô tô của Mỹ, và 5% đối với 67 mẫu ô tô. Lúc bấy giờ bị đánh thuế nhập khẩu
nặng, chiếc Model S của Tesla bán tại Trung Quốc có giá 140.000 USD trong khi đó tại Mỹ chỉ có giá 80.000 USD. Cách duy nhất để giải quyết được vấn đề này
đó chính là trực tiếp sản xuất xe điện tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, chi phí để sản xuất tại Trung Quốc trên thực tế không hề rẻ. Chính phủ của Trung Quốc đã đưa ra chính sách để bắt buộc những nhà sản xuất
ô tô nước ngoài hợp tác đối tác liên doanh tại đây và chia sẻ một nửa lợi nhuận. Đến năm 2018, Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng chính sách khắt khe này và đã
mở đường cho những doanh nghiệp nước ngoài có thể gia nhập được thị trường nội địa. Tận dụng thời cơ cùng lợi thế có sẵn, CEO Elon Musk vào tháng
7/2018 đã kí thỏa thuận xây dựng nhà máy thuộc sở hữu của Tesla tại Thượng Hải. Dự án siêu nhà máy của Tesla này đã thu hút được 1,6 tỉ USD tài trợ từ
những ngân hàng Trung Quốc và cũng đã nhận được sự đồng thuận từ phía chính phủ của Trung Quốc. Tháng 8/2019, nhà máy này đã bắt đầu chế tạo ra chiếc
ô tô điện đầu tiên. Trong số vốn vay nói trên, có một khoản 9 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 1,29 tỷ USD) là khoản vay có đảm bảo, và một khoản 2,25 tỷ Nhân
dân tệ (tương đương trên 300 triệu USD) là vốn vay không có đảm bảo. Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc tiếp tục ưu ái Tesla bằng cách miễn thuế bán hàng 10%
cho chiếc xe điện Model 3 sản xuất tại Trung Quốc của Tesla. Đây là một ưu đãi có khả năng giúp doanh số mẫu xe này tại thị trường xe lớn nhất thế giới “bùng
nổ”.

v Môi trường lao động


Là quốc gia đông dân cư nhất thế giới, Trung Quốc có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Tuy tay nghề lao động mặt bằng chung chưa được cao
khi so sánh với các nước phương Tây, song thông qua các hình thức giáo dục, đào tạo, Trung Quốc đã thực hiện cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn nghề nghiệp
nhằm xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ học vấn, tay nghề cao. Hiện nay, tại các thành phố của Trung Quốc, hơn 80% số người tìm được việc làm mới
đã tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên hoặc đã qua đào tạo dạy nghề, 45 triệu người được cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn nghề nghiệp. Hơn nữa, văn hóa
làm việc của người lao động Trung Quốc rất khắc nghiệt vì họ thường làm thêm giờ, nhất là với công nhân của các doanh nghiệp tư nhân, điển hình là văn hóa
làm việc “996” - làm việc 12 tiếng mỗi ngày từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần. Đây là tiêu chí được các nhà tuyển dụng lao động ưa chuộng bởi nhân
viên có thể làm việc liên tục sẽ nâng cao năng suất lao động. Bản thân CEO của Tesla, Elon Musk cũng là một người rất ủng hộ tư tưởng này. Ông tin rằng đất
nước tỷ dân Trung Quốc sẽ tạo ra “những tập đoàn và công ty siêu mạnh”, tương quan với lực lượng lao động của họ.

v Môi trường văn hóa - xã hội


Một nét đặc sắc trong tính cách của người tiêu dùng Trung Quốc là họ có niềm tin rất lớn đối với chính phủ, trái ngược với sự đa nghi của người tiêu
dùng phương Tây (đặc biệt là Mỹ). Chính phủ Trung Quốc có sự ủng hộ của nhân dân. Điều này có nghĩa là nếu chính phủ Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng,
công nghệ và phổ biến với người dân về các sản phẩm xe điện (và các doanh nghiệp kinh doanh xe điện) thì việc mua xe điện sẽ không phải là một thách thức,
khó khăn đối với người tiêu dùng.
Câu hỏi 3: Tại sao Vinfast không chọn Trung Quốc?
Trung Quốc hiện là thị trường ô tô số một thế giới, nhưng VinFast lại chọn Mỹ, thị trường ô tô số hai thế giới và có khoảng cách vị trí địa lý xa hơn để làm
nơi giới thiệu các mẫu sản phẩm xe điện mới.

VinFast đã giới thiệu hai mẫu xe mới là VF e35 và VF e36 tại triển lãm ô tô lâu đời Los Angeles Auto Show 2021 vào tháng 11. Việc đầu tư vào thị trường
Mỹ đi đúng với cam kết của công ty khi hãng xe Việt muốn tăng cường sự hiện diện trên toàn cầu. Thay vì tập trung vào việc tiếp cận Trung Quốc, thị trường ô
tô lớn nhất thế giới, Vingroup đã chuyển sang thị trường ô tô toàn cầu lớn thứ hai. Doanh nghiệp Việt Nam làm điều này trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Kinh
tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được triển khai sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các luồng hàng hóa và liên kết chuỗi cung ứng trên khắp châu Á Thái Bình
Dương.

Có thể có một số lý do để hãng xe Việt quyết định bỏ qua Trung Quốc và chọn Mỹ để làm nơi đặt chân tiếp theo, bao gồm những phức tạp trong quá
khứ đối với các công ty ô tô nước ngoài phụ thuộc vào các đối tác liên doanh Trung Quốc hay sự nhạy cảm của chính phủ Trung Quốc đối với lĩnh vực ô tô, một
trong những lĩnh vực chủ chốt nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền Bắc Kinh, theo Channel News Asia.

Trong một bài phát biểu trên kênh CNN, cựu CEO VinFast toàn cầu Michael Lohscheller giải thích: "Nếu bạn muốn trở thành một thương hiệu toàn cầu,
bạn phải đến Mỹ".

Thật vậy, tiêu chuẩn công nghệ và an toàn cao cho ô tô tại Mỹ đồng nghĩa với việc VinFast hy vọng việc tiếp nhận sản phẩm thành công ở đó sẽ tạo dựng
niềm tin cho thương hiệu, từ đó có thể tăng doanh số và sự công nhận ở những nơi khác trên thế giới. VinFast cũng đang xem xét việc thành lập một nhà máy
sản xuất tại Mỹ cũng như IPO trên sàn giao dịch chứng khoán ở New York. Bằng cách tập trung vào doanh số bán xe điện tại Mỹ, VinFast nhận thấy cơ hội tiến
bước vào một thị trường đang đổi mới, nơi những người dẫn đầu trong ngành không phải lúc nào cũng là các công ty lâu đời.

Được thực hiện một cách cẩn thận, VinFast có thể sớm thâm nhập vào danh sách những thương hiệu mới thời thượng, thu hút sự chú ý của người mua
trẻ trên toàn cầu và vượt qua những gã khổng lồ ô tô truyền thống như General Motor, Toyota và Volkswagen. Đánh cược lớn vào việc xây dựng thương hiệu
cho tương lai dường như là một chiến lược hợp lý dành cho một công ty ô tô chưa có lịch sử lâu đời. Việc không bị ràng buộc bởi những gốc rễ như vậy có lẽ sẽ
trở thành một trong những "tài sản" lớn nhất của VinFast.

Trả lời biên tập viên CNN về năng lực cạnh tranh của VinFast và lý do VinFast chọn ra mắt thời điểm này, và tại Mỹ chứ không phải Trung Quốc, đại diện
VinFast khẳng định: "Trước hết, Mỹ là một thị trường vô cùng quan trọng trên toàn cầu và chúng tôi muốn cạnh tranh ở đây. Tất nhiên, đây là thời điểm phù
hợp vì ngành công nghiệp ô tô đang thay đổi. Chúng tôi cảm thấy đây là thời điểm hoàn hảo để đem tới những chiếc xe điện và cạnh tranh. Và chúng tôi cũng
muốn đưa VinFast trở thành thương hiệu xe điện quốc tế nữa. Vì thế, hôm nay chúng tôi ở đây, Los Angeles, nhưng chúng tôi cũng sẽ đến châu Âu".

Câu hỏi 4: Những thành quả Vinfast đạt được cho đến thời điểm hiện tại là gì?
v Kế hoạch xây dựng nhà máy ô tô điện
Ngày 29/3/2022, VinFast và chính quyền bang Bắc Carolina, Mỹ ký kết bản ghi nhớ về việc xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện và pin đầu tiên của VinFast
tại thị trường Bắc Mỹ. Dự án có mức đầu tư lên tới 2 tỷ USD trong giai đoạn 1, sẽ được khởi công ngay trong năm 2022 sau khi nhận được giấy phép xây dựng
và dự kiến sẽ được vận hành vào tháng 7/2024 với công suất giai đoạn 1 dự kiến là 150.000 xe/năm. Theo Biên bản ghi nhớ (MOU) được ký với chính quyền
Bắc Carolina, VinFast sẽ tiếp tục đầu tư vào nhà máy trong các giai đoạn tới. Tổng vốn đầu tư sẵn sàng đạt 4 tỷ USD. Sau khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ sản
xuất 250.000 xe mỗi năm và sử dụng 7.500 lao động.

v Mục tiêu IPO tại Mỹ


Kể từ năm ngoái, VinFast, đơn vị sản xuất ô tô của tập đoàn lớn nhất Việt Nam, đã lên kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Mỹ để giúp
tăng doanh số bán xe điện ở Mỹ.

Công ty mẹ, Tập đoàn Vingroup đã chuẩn bị cho đợt IPO vào cuối năm 2022 bằng cách thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của Vinfast có trụ
sở tại Việt Nam cho VinFast Singapore, một công ty nước ngoài sẽ có quyền truy cập hợp pháp vào các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ, theo người phát
ngôn của Vingroup cho biết trong một thông cáo báo chí vào năm ngoái. Trong khi đó, theo Reuters, VinFast đang đặt mục tiêu huy động ít nhất 3 tỷ USD và
đạt mức định giá 60 tỷ USD.

Việc IPO sẽ đánh dấu “một bước quan trọng trong chiến lược trở thành một thương hiệu toàn cầu của công ty”, Vingroup cho biết trong một tuyên bố.
“Nếu niêm yết thành công, VinFast sẽ trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên có cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán lớn nhất thế giới”, thông cáo cho
biết thêm. “Điều này sẽ góp phần củng cố lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu và mở đường cho công ty tiếp thị và đưa sản phẩm của mình đến với thị
trường rộng lớn này”.

Câu hỏi 5: Những kết quả Tesla đạt được cho đến thời điểm hiện tại là gì?
v Ảnh hưởng từ chính sách Zero-Covid
Năm 2021 có thể nói là một năm đại thành công Tesla. Số lượng xe bán ra của Tesla Trung Quốc trong tháng 12/2021 đạt 70.847 xe, tăng 197,6% so với
cùng kỳ năm ngoái và tăng 34% so với tháng 11/2021. Trong đó, có 70.602 ô tô điện được bán trong nước và 245 chiếc được xuất khẩu ra nước ngoài.

Tuy nhiên vào tháng 4 2022, doanh số của hãng đã lao dốc vì phải chịu ảnh hưởng từ chính sách Zero-Covid. Theo Wall Street Journal, các biện pháp cứng
rắn để khống chế đại dịch COVID-19 của chính phủ Trung Quốc trong vòng 2 năm đã khiến cho cuộc sống của hàng triệu người dân (chủ yếu bên trong và xung
quanh khu vực công nghiệp Thượng Hải) chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Các biện pháp hạn chế đang giữ chân người lao động ở nhà, hạn chế sản xuất tại nhiều
nhà máy và đóng cửa nhiều nhà máy trong đó có nhà máy sản xuất xe điện của Tesla.

South China Morning Post dẫn số liệu từ Hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc (CPCA) cho biết, doanh số của Tesla trong tháng 4 tại thị trường này chỉ đạt 25.845
chiếc, giảm tới 27,2% so với con số 35.478 chiếc hồi tháng 3.
Trước khi có lệnh phong tỏa, vào đầu tháng 4, doanh số bán xe điện của Trung Quốc tăng mạnh, riêng doanh số của Tesla đã tăng tới 56% trong quý 1-
2022. Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế dịch COVID-19 lây lan đã gây ảnh hưởng tới việc giao hàng, các đại lý ô tô không thể quảng cáo các mẫu xe mới và
doanh số bán hàng sụt giảm.

v Scandal về lỗi hệ thống


Trải nghiệm của Tesla ở thị trường tỷ dân chính là “một phát súng cảnh báo rằng họ phải ngoan, và không được vênh váo với những thành công trước đó
[...] họ không được phép dẫn trước quá xa, tới mức được quyền triển khai những chiến lược kinh doanh một cách hung hăng.” theo lời của Bill Russo, một cựu
giám đốc của Chrysler, giờ là CEO của Automobility Ltd, một đơn vị tư vấn ở Thượng Hải.

Đỉnh điểm là vào tháng 4 tại hội chợ Shanghai Auto Show, một người phụ nữ cho biết chiếc Model 3 của cô bị hỏng phanh và đã đơn thân biểu tình phản
đối Tesla ở gian hàng trưng bày của hãng này tại hội chợ bằng cách mặc chiếc áo có dòng chữ “hỏng phanh” trèo lên nóc một chiếc Tesla trưng bày. Video clip
của sự cố này được chia sẻ tràn lan trên mạng xã hội, từ Weibo đến Twitter, từ Reddit đến Facebook… Điều lạ là ở một mạng xã hội kiểm duyệt nghiêm ngặt
như Weibo mà những hình ảnh cô gái phản đối Tesla vẫn được chia sẻ, dẫn tới thắc mắc phải chăng chính phủ Trung Quốc cũng âm thầm ủng hộ cô gái này
nên ngoảnh mặt làm ngơ?

Ban đầu Tesla đã quyết liệt trả đũa, giám đốc quan hệ công chúng Grace Tao cho rằng cô gái này đã bị người khác xúi giục, và cho biết dữ liệu vận hành xe
cho thấy lúc xảy ra tai nạn, xe vẫn hoạt động bình thường. Điều này khiến sự phẫn nộ trên mạng xã hội bùng phát, những kênh thông tin thuộc chính phủ
Trung Quốc yêu cầu Tesla phải xem xét lại cách họ phản ứng. Đến lúc ấy thì Tesla lại phải xin lỗi và cung cấp dữ liệu chi tiết về chiếc xe của cô gái ở trên cho
những người Trung Quốc phẫn nộ.

Cùng lúc, sự trỗi dậy của những cái tên như Nio, Xpeng hay những công ty ô tô Trung Quốc khác cũng chứng minh rõ ràng rằng vai trò của Tesla ở Trung
Quốc không lớn như họ từng tưởng tượng, và mối quan hệ Tesla - Trung Quốc về cơ bản cũng chỉ là cộng sinh, theo lời Tu Le, cựu giám đốc ở Ford Motor, giờ
là giám đốc điều hành Sino Auto Insights, một đơn vị tư vấn có trụ sở tại Bắc Kinh.

Trung Quốc cần sự hiện diện của Tesla để kích thích sự hào hứng của dân chúng trong bước chuyển từ xe xăng sang xe điện, từ đó đạt được mục tiêu
chuyển dịch hệ thống phương tiện chạy điện đầy tham vọng của nước này. Ngoài ra, sức ảnh hưởng của Tesla cũng cũng sẽ thúc đẩy môi trường kinh doanh xe
điện trong nước.

Sẽ mất thêm vài tháng để xác định xem liệu Tesla có thực sự gặp khó khăn tại thị trường xe hơi lớn nhất hành tinh, hay chỉ đơn giản là gặp vài chướng ngại
nho nhỏ trong quá trình phát triển. Nếu điều thứ hai là thật, thì Tesla sẽ phải cảm ơn chính cộng đồng fan xe điện của họ tại Trung Quốc, cái cộng đồng giống
hệt như những gì đã giúp Tesla có được thành công ở Mỹ và châu Âu.

Kết luận
Xu hướng đầu tư vào một thị trường khó cạnh tranh của Vinfast có thể được đánh giá là một hướng tiếp cận mới của các doanh nghiệp khi mà vốn được
chảy ngược từ nơi có chi phí vốn cao về nơi có chi phí vốn thấp. Chiến lược của Vinfast không đặt lợi nhuận làm ưu tiên trong ngắn hạn mà đề cao tầm quan
trọng của môi trường kinh doanh cũng như tầm nhìn dài hạn của thương hiệu.

Dựa trên các yếu tố đã phân tích, có thể thấy rằng Mỹ là một thị trường tương đối phù hợp cho chiến lược đầu tư quốc tế cho dòng xe điện của Vinfast. Sự
phù hợp này cũng không thể thấy được ở các quốc gia khác, kể cả Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc Mỹ là một thị trường lý tưởng và
Vinfast chắc chắn sẽ thành công trên thị trường này. Trên thực tế, đối với kinh nghiệm còn non trẻ trong lĩnh vực sản xuất ô tô và đầu tư quốc tế, Vinfast phải
đối mặt với rất nhiều rủi ro và thách thức khi tình hình cạnh tranh ở Mỹ vô cùng khốc liệt với rất nhiều đối thủ mạnh về nguồn lực và kinh nghiệm.

Mặt khác, hướng đi của Tesla Inc. mang tính truyền thống, họ muốn tập trung tối ưu hóa sản xuất bằng việc giảm chi phí và mở rộng nguồn cung và cầu để
có thể cung cấp ô tô điện giá cả phải chăng.

Bài học rút ra từ bài viết này hy vọng sẽ hữu ích cho quản lý của các công ty muốn phát triển kinh doanh trong lĩnh vực xe điện bằng cách phân tích các
chiến lược đầu tư quốc tế của cả hai công ty.

Hạn chế của nghiên cứu là dữ liệu sử dụng vẫn là dữ liệu thứ cấp từ internet. Để nghiên cứu thêm, cần sử dụng dữ liệu chính để đạt được thông tin
chuyên sâu hơn liên quan đến chiến lược kinh doanh toàn cầu, đặc biệt là thông tin không có sẵn trên internet.
PHẦN Q&A

Câu hỏi đề xuất giải pháp

1. Bài học nào cho Việt Nam về việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư?

Thứ nhất, để thu hút được đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia, nhất là từ những nước phát triển như: Mỹ và khối EU, ngoài những vấn đề liên quan đến môi trường
đầu tư nói chung, Việt Nam cần chú trọng quan tâm đến đòi hỏi của những nhà đầu tư về một số khía cạnh như: Tính công khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo về thể
chế, chính sách và luật pháp; thực thi pháp luật nghiêm minh, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; thủ tục hành chính đơn giản, bảo đảm thời
gian đã quy định. Thứ hai, đối với các địa phương đã phát triển đang cần thu hút dự án công nghệ cao, công nghệ tương lai, dịch vụ hiện đại cần chú trọng đến việc đáp
ứng yêu cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia về thời gian đàm phán, ký thỏa thuận và triển khai thực hiện. Thứ ba, các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực nâng cao
năng lực về tất cả các mặt, từ công nghệ đến năng lực, trình độ của đội ngũ người lao động, quản lý. Thứ tư, rà soát lại việc sử dụng FDI hiện tại để có kế hoạch điều
chỉnh, cơ cấu lại hợp lý; Ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược; tạo lập chuỗi sản xuất toàn cầu; ưu tiên doanh nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ cho doanh
nghiệp Việt Nam. Thứ năm, kiểm soát chặt chẽ những dự án đầu tư không phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam hoặc những lĩnh vực mà doanh nghiệp trong
nước đủ năng lực về công nghệ. Tuy nhiên, để tận dụng lợi thế này thì trước mắt Việt Nam cần giải quyết các vấn đề lớn còn tồn đọng, triển khai các biện pháp để tạo
môi trường kinh doanh lành mạnh; sở hữu trí tuệ được đảm bảo, bản quyền, thương quyền cải cách hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp châu Âu nói riêng và
các doanh nghiệp có vốn FDI nói chung được cấp phép đầu tư.

2. Khi thâm nhập vào thị trường Mỹ cần rất nhiều vốn vậy, Vingroup đã có những chính sách huy động vốn đầu tư như thế nào?

Tập đoàn Vingroup đã huy động thành công khoản vay hợp vốn xanh đầu tiên trị giá 400 triệu USD trên thị trường quốc tế nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của
VinFast. Ngoài ra, tập đoàn Vingroup chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của Vinfast có trụ sở tại Việt Nam cho VinFast Singapore, công ty nước ngoài sẽ có quyền truy
cập hợp pháp vào các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ. VinFast đang đặt mục tiêu huy động ít nhất 3 tỷ USD và đạt mức định giá 60 tỷ USD. Việc IPO sẽ đánh dấu
“một bước quan trọng trong chiến lược trở thành một thương hiệu toàn cầu của công ty”, trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên có cổ phiếu giao dịch trên sàn
chứng khoán lớn nhất thế giới.

3. Những chiến lược thông minh của VinFast có thể giúp cạnh tranh với Tesla tại Mỹ?

Hãng xe điện thông minh Vinfast có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới hiện nay là Tesla của tỉ phú Elon Musk. Với thông tin được tỉ phú Phạm Nhật Vượng đưa ra về
tính năng của xe điện VinFast, nhiều ý kiến cho rằng khả năng thương hiệu xe điện Việt này sẽ phải cạnh tranh với Tesla của Mỹ tại thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, lí giải vấn đề này tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của VinGroup mới đây, tỉ phú Vượng cho rằng tự tin đạt được mục tiêu doanh số vì đây là cuộc cạnh
tranh giữa xe điện với xe xăng chứ không phải giữa xe điện với xe điện.

Câu hỏi phân tích tác động

1. Xe điện VinFast sẽ thách thức Tesla ngay tại thị trường Mỹ thế nào?

Driving – trang tin ô tô nổi tiếng nhất Canada dẫn lời ông Michael Lohscheller (CEO VinFast toàn cầu) về sự tự tin đến Mỹ bằng “cơn bão” VinFast. Đáng chú ý,
Driving đề cập đến việc VinFast bắt tay với các đối tác lớn trên thế giới để nắm giữ công nghệ sạc siêu nhanh và pin thể rắn. Đây là những yếu tố được đánh giá có thể
giúp kỉ nguyên xe điện đến sớm hơn. Nói về tương lai của ô tô điện Việt Nam, trang tin của Canada khẳng định: “Có một điều chắc chắn, VinFast không thiếu tham
vọng”, “Tất cả có vẻ rất hứa hẹn”.

Trang tin của Pháp Caradisiac cũng bình luận về về hướng đi được đánh giá là khác biệt của VinFast. Liên hệ với thị trường Pháp, Caradisiac nhắc lại việc VinFast đặt
showroom đầu tiên ở khu vực Paris và cách đó không xa chính là một cửa hàng của Tesla. “Sẽ là sai lầm nếu khinh thường người mới đến”, tờ báo Pháp nhận định.

Với BusinessInsider, tờ báo điện tử hàng đầu thế giới về tài chính, doanh nghiệp, giật tiêu đề lớn về những mẫu xe điện Việt chính thức giới thiệu ở Mỹ và “thách thức”
Tesla ngay trên sân nhà.

2. Với sự lựa chọn Mỹ tiến của Vinfast thì có ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không?

Trong mối quan hệ đầu tư, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ, việc Vinfast Mỹ tiến sẽ có ảnh hưởng tích cực. VinFast (thuộc Tập đoàn Vingroup) và chính
quyền bang Bắc Carolina (Mỹ) ký kết ghi nhớ về việc xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên của VinFast tại thị trường Bắc Mỹ. Dự án có mức đầu tư lên tới 2 tỉ USD
trong giai đoạn 1 và sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm cho lao động địa phương.
3. Tesla có phải quá mạo hiểm không khi Trung Quốc đã có rất nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu ô tô?

Câu trả lời là không vì Tesla đã xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện ở Trung Quốc, cụ thể là vào tháng 7/2018 CEO Elon Musk đã ký thỏa thuận xây dựng nhà máy
thuộc sở hữu của Tesla tại Thượng Hải và vào tháng 8/2019 nhà máy này đã bắt đầu chế tạo ra chiếc ô tô điện đầu tiên. Cho nên những chiếc ô tô của Tesla được sản
xuất tại Trung Quốc thì sẽ không bị hạn chế nhập khẩu.

Câu hỏi àm rõ thông tin, giải thích

1. Khi tới Mỹ, Vinfast chọn hướng tiếp cận nào về định dạng thương hiệu và giá cả?

Vinfast hướng đến dòng xe cao cấp với mức giá không quá cao khi so sánh với cùng sản phẩm cùng phân khúc của các hãng xe điện khác. Cách định vị thương hiệu
này giúp Vinfast bước đầu cạnh tranh tốt hơn ở thị trường Mỹ và về lâu dài, hình ảnh của thương hiệu sẽ được định vị như một hãng xe chất lượng và uy tín. Tuy nhiên,
cách tiếp cận này tiềm ẩn rủi ro rất lớn về vốn và Vinfast phải chịu lỗ trong thời gian đầu. Do đó, để đạt được mục tiêu dài hạn thì buộc Vinfast phải có đầu tư thêm vào
các chương trình R&D để cân bằng giữa mức giá và định vị hiện tại.

2. Ngoài Trung Quốc thì Tesla còn có nhà máy sản xuất ở nơi nào khác không?

Ngoài Trung Quốc thì Tesla có 2 nhà máy tại Mỹ ( 1 là nhà máy đầu tiên của Tesla, 2 là siêu nhà máy đang trong giai đoạn khánh thánh). Ngoài ra, Tesla còn đặt nhà
máy tại Đức (tháng 3/2022) nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc.

3. Tại sao Trung Quốc lại giành nhiều ưu ái cho Tesla như vậy trong khi trước đây đã ra nhiều biện pháp hạn chế?

Năm 2018, Mỹ thắt chặt xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc vì những lo ngại về việc tụt hậu về công nghệ so với Trung Quốc, đặc biệt là trong các lĩnh vực công
nghệ tiên tiến. Còn Chủ tịch Tập Cận Bình lại đặt kỳ vọng đưa Trung Quốc trở thành trung tâm công nghiệp và đổi mới của tương lai. Yếu tố then chốt cho kế hoạch
này là Elon Musk, bởi ông Tập Cận Bình đánh giá Elon Musk cao qua hai yếu tố: am hiểu về công nghệ và trung lập về chính trị. Hãng xe điện Tesla mà Musk làm
CEO được cho có thể đưa Trung Quốc trở thành cường quốc sản xuất ô tô năng lượng mới. Để thực thi kế hoạch này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉnh sửa luật nhằm
mở đường cho Tesla xây dựng nhà máy sản xuất xe điện ở Thượng Hải. Giới chức tại đây đã bán cho công ty những mảnh đất giá rẻ, các khoản vay lãi suất thấp và ưu
đãi thuế. Ngược lại, Tesla sẽ thu hút các nhà cung ứng địa phương, thúc đẩy nền sản xuất xe điện đang tụt hậu của Trung Quốc. Đây là lý do tại sao Trung Quốc dành
cho Tesla nhiều sự ưu ái mặc dù từng đặt ra nhiều biện pháp hạn chế trong quá khứ.

4. Vinfast có kế hoạch nào khác không nếu thất bại trên thị trường Mỹ?

Lĩnh vực ô tô điện vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, mức độ cạnh tranh chưa quá gay gắt và vẫn còn dư địa để bứt phá cho các thương hiệu mới. VinFast đang
bước vào thị trường quốc tế với tiềm năng hơn một tỷ chiếc ô tô chạy bằng khí đốt sẽ được thay thế bằng ô tô điện trong tương lai gần.

Tuy nhiên nếu không thành công ở thị trường Mỹ, rất có thể Vinfast vẫn sẽ tìm ra cho mình một hướng đi an toàn hơn như các thị trường dễ tính. Nhưng một lãnh đạo
của Vingroup- ông Nguyễn Việt Quang cũng chia sẻ: “Đầu tư vào lĩnh vực ô tô có độ rủi ro cao nên việc các tổ chức đánh giá tín nhiệm hạ bậc là chuyện không tránh
khỏi. Các chuẩn mực xếp hạng tín dụng là như thế, nếu không muốn bị hạ bậc chỉ có cách duy nhất là không thực hiện dự án này. Tuy nhiên, với tâm huyết xây dựng
bằng được thương hiệu ô tô Việt, đẳng cấp quốc tế - chúng tôi sẵn sàng hy sinh lợi ích của mình, thậm chí là những lợi ích vật chất to lớn để tập trung mọi nguồn lực
cho VinFast.”

5. Tesla là một công ty lớn, liệu có hợp lí hơn khi lấy case của một công ty tương tự như Vinfast để so sánh với case Vinfast Mỹ tiến không? Mục đích các
bạn chọn so sánh giữa tesla và vinfast là gì?

Tesla và Vinfast có những đặc điểm khác biệt về nguồn lực (Đặc biệt là về khả năng tài chính). Việc so sánh giữa con đường đầu tư của Vinfast và Tesla không chỉ là
việc so sánh giữa hai đối thủ mà còn là so sánh giữa một doanh nghiệp lâu năm và một doanh nghiệp mới nổi, giữa một doanh nghiệp tài chính hùng mạnh và một
doanh nghiệp có khả năng tài chính thấp hơn hẳn. Từ đó, chúng mình sẽ làm rõ được khi các doanh nghiệp có nền tảng khác nhau, năng lực khác nhau thì họ sẽ có sự
khác biệt thế nào trong chiến lược để đảm bảo tối ưu hóa khả năng cạnh tranh và đem lại lợi nhuận lớn nhất cho mình. Đặc biệt là với một doanh nghiệp nhỏ như
Vinfast thì chiến lược nào mới phù hợp để cạnh tranh với một đối thủ mạnh như Tesla, và chiến lược đó cần có sự sáng tạo như thế nào để tìm ra những lợi thế phù hợp
với nội tại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cách chúng mình đưa Tesla vào cũng là một cách dẫn chiếu các đề xuất và gợi ý cho Vinfast khi mà Tesla có thể nói là một “tiền bối” trong ngành. Qua
các kết quả cũng như các khó khăn của Tesla, chúng ta cũng thấy được những bài học nhất định cho Vinfast.

6. Tại sao Mỹ lại đưa ra những chính sách ưu ái nêu trên cho các doanh nghiệp nước ngoài?
Các chính sách ưu ái nêu trong bài của nước Mỹ không dành cho tất cả các doanh nghiệp nước ngoài mà những chính sách này hướng đến các công ty sản xuất xe
điện, trong đó có VinFast - một doanh nghiệp nước ngoài. Việc ban hành các chính sách ưu đãi này đánh dấu sự quyết tâm trong việc chuyển dịch sang các phương
tiện giao thông chạy bằng điện của Mỹ. Sự chuyển dịch này sẽ làm giảm những tác động về mặt kinh tế, an ninh quốc gia và khí thải đến từ sự phụ thuộc vào dầu mỏ
của Mỹ. Hơn nữa, sự phổ biến của các phương tiện giao thông chạy bằng điện sẽ tạo ra nhiều việc làm mới, cải thiện chất lượng không khí và giảm thiểu khí thải nhà
kính.

7. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có khiến TQ dè chừng và gây khó khăn cho Tesla khi mở bán tại TQ?

Một trong những nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là vì Trung Quốc mang tham vọng vọng trở thành quốc gia có công nghệ dẫn đầu thế
giới, không phụ thuộc vào nhập khẩu các công nghệ tiên tiến từ quốc gia khác. Một trong những lĩnh vực Trung Quốc đặc biệt quan tâm đó là ô tô điện. Vì vậy, việc
Trung Quốc đã áp dụng rất nhiều chính sách ưu đãi cho Tesla cũng là để mang Tesla về củng cố thị trường xe điện trong nước. Trong vài năm đầu mở bán tại Trung
Quốc, Tesla đã có tỉ lệ tăng trưởng kỷ lục, trong đó không ít công lao là từ chính chính phủ Trung Quốc khi mà Trung Quốc ra nhiều biện pháp hỗ trợ nhằm kích thích
thị trường xe điện nói chung và giúp đỡ Tesla nói riêng.

Tuy nhiên về tầm nhìn dài hạn, một khi Trung Quốc đã đạt được mục tiêu cạnh tranh của mình thì Tesla có thể sẽ không còn được ưu ái như hiện tại. Như câu chuyện
về các hãng smartphone quốc tế như Nokia và Ericsson sau nhiều năm chiếm thị phần lớn tại Trung Quốc, giờ phải nhường cho cho ZTE và Huawei. Suy cho cùng, đây
là 1 positive sum game trong trung hạn. Nhưng với tham vọng lớn của mình, trong dài hạn Trung Quốc có thể học hỏi chính những bước tiến công nghệ của thế giới để
tự sản xuất và vươn lên để trở thành người nắm quyền.

Trong năm 2022, chính quyền ông Biden đang gấp rút đưa ra chính sách điều chỉnh các quy định thuế hiện hành với hàng hóa NK từ Trung Quốc nhằm đạt được mục
tiêu cuối cùng là chấm dứt chiến tranh thương mại, theo ông Alex Durante, chuyên gia kinh tế tại Tổ chức tư vấn thuế Mỹ Tax Foundation. Vì vậy cuộc chiến này khả
năng cao sẽ giảm nhiệt và doanh nghiệp hai nước có thể được hưởng lợi trực tiếp từ điều này.

8. Vinfast đối đầu với Tesla như thế nào để giành thị phần ở thị trường Mỹ ?

Ở Mỹ, người dân sinh sống ở các vùng nông thôn, trang trại chiếm tới 35% nên họ thường ưa chuộng xe bán tải, xe SUV cỡ lớn nhằm phục vụ nhu cầu của gia đình,
chở hàng hoá. Trong khi, điện khí hóa chiếc xe hạng nặng tiêu thụ nhiên liệu lớn mang tới lợi ích khí thải hơn mẫu xe nhỏ. Tại thị trường ở châu âu thì chương trình tín
dụng ZLEV trong tiêu chuẩn khí thải CO2 đã cung cấp khuyến khích cho việc bán mẫu xe điện SUV. Nhưng phân khúc đó ở thị trường Mỹ và châu âu không có chiếc
xe điện nào. Do đó, đây là lý do mẫu xe Vinfast khi mang sang thị trường châu âu và Mỹ có cơ hội để trở nên thành công.

9. Vin gần đây đã bỏ sx mảng ti vi, điện thoại, ô tô ở thị trường nội địa sau khi ra mắt các sản phẩm này không lâu ... việc này có ảnh hưởng uy tín của
Vinfast khi thâm nhập thị trường mới không?

Quyết định này có cả lợi thế và bất lợi. Thứ nhất, việc từ bỏ mảng sản xuất TV và smartphone giúp Vin tập trung nguồn lực chuyển sang phát triển các tính năng thông
minh trên phương tiện giao thông và nhà ở. Trong đó, trọng điểm là phát triển các tính năng thông tin - giải trí - dịch vụ (Infotainment) cho ô tô VinFast. Với gần 150
tính năng Infotainment sắp được trang bị, ô tô VinFast sẽ mang đến những tiện ích khác biệt, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường ô tô toàn cầu. Nhiệm vụ thứ hai là tập
trung vào việc nghiên cứu, thiết kế và sản xuất các linh kiện điện tử, các tế bào pin điện, các hệ thống pin điện hoàn chỉnh và động cơ điện các loại, nhằm tăng tỉ lệ nội
địa hóa và đảm bảo nguồn cung chất lượng cao cho VinFast.

Việc từ bỏ lĩnh vực mà Vin khó tìm được chỗ đứng và lợi thế cạnh tranh để chuyển sang ô tô điện - 1 công nghệ mới mang nhiều cơ hội là một trải nghiệm rất đáng để
đánh đổi. Tuy nhiên, điều này cũng phần nào ảnh hưởng tới hình ảnh tập đoàn khi họ phải từ bỏ một kế hoạch lớn đã gây dựng trong nhiều năm. Nhưng những điều mà
Vin làm được ở Vinsmart, các công ty công nghệ lớn của Việt Nam như FPT cũng có tiềm năng làm được. Việc chuyển sang mảng ô tô điện đầy thách thức và tiên
phong cũng góp phần đa dạng hóa nền kinh tế nước nhà, nhìn theo khía cạnh này thì hình ảnh tập đoàn đã được nâng tầm.

10. Có thể thấy Tesla đang mở rộng thị trường tại ĐNÁ, và Việt Nam chúng ta cũng là nơi có chi phí thấp, tại sao đến nay VN vẫn chưa là điểm đến của
thương hiệu này?

Thứ nhất, do quy mô thị trường tiêu thụ nhỏ: Các nước Đông Nam Á chủ yếu là các nước đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, nhu cầu đi lại bằng ô tô,
nhất là một loại ô tô kiểu mới như ô tô điện chưa cao.

Thứ hai, do hạn chế về cơ sở hạ tầng: sự phát triển của ngành ô tô điện tương đối đặc thù khi nó gắn liền với cơ sở hạ tầng mà cụ thể ở đây là hệ thống trạm sạc. Hiện
tại, hệ thống trạm sạc ở Đông Nam Á chưa phát triển, hoàn toàn không đáp ứng đủ nhu cầu. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất cũng chưa hoàn
thiện.

Thứ ba, môi trường lao động: Tuy nhân công ở các nước Đông Nam Á tương đối rẻ nhưng chủ yếu là lao động phổ thông trình độ chuyên môn thấp, trong khi ô tô điện
là một ngành có yêu cầu rất cao đối với nhân công.

Thứ tư, do môi trường pháp luật và thể chế: Hiện tại, các nước Đông Nam Á chưa có các chính sách ưu đãi đặc biệt cho các hãng xe điện. Do đó, dù giảm thiểu được
chi phí nhưng nếu xem xét kỹ hơn thì cũng không hề lợi hơn các quốc gia khác như Mỹ hay Trung Quốc

Thứ năm, do chuỗi cung ứng chưa hoàn thiện: Ngành công nghiệp ô tô ở các quốc gia Đông Nam Á còn khá non trẻ khi so sánh với các nước như Nhật, Hàn, Trung
hay các nước châu Âu, kéo theo các bất tiện về chuỗi cung ứng khi sản xuất ô tô.
Tóm lại, các đặc điểm về môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á chưa phù hợp ở thời điểm này, do đó các hãng lớn sẽ chưa đầu tư tại các quốc gia này.

Câu hỏi đánh giá

1. Có phải cứ sang Mỹ xây dựng nhà máy điện thì sẽ được nhận tất cả các ưu đãi từ chính phủ Mỹ hay không?

Không. Vì để đạt được các ưu đãi của chính phủ Mỹ thì Vinfast hay bất cứ nhà đầu tư nước ngoài khác phải mang lại những lợi ích nhất định cho đất nước Mỹ. Cụ thể,
Vinfast sẽ phải hoàn thành các mục tiêu và chỉ tiêu mà chính phủ Mỹ đề ra để nhận được khoản ưu đãi. Ví dụ, để nhận được khoản bồi hoàn 316 triệu USD của bang
California thì Vinfast phải tuyển dụng đủ mục tiêu nhân sự quốc tịch Mỹ tính đến năm 2030 (Bởi khoản bồi hoàn thực chất là trích từ thuế thu nhập của các nhân sự
này).

2. Môi trường đầu tư ở Trung Quốc có phải lý tưởng nhất không?

Rất khó để bàn luận liệu Trung Quốc có phải môi trường đầu tư lý tưởng nhất ở thời điểm hiện tại bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhà đầu tư đến từ quốc gia
nào (Có mối quan hệ ngoại giao như nào với Trung Quốc), hình thức kinh doanh, sản phẩm đầu tư là gì?,...

Trong trường hợp thị trường ô tô điện thì Trung Quốc vẫn còn tồn tại một số bất cập trong môi trường đầu tư như: Các nhà đầu tư phải liên doanh với doanh nghiệp nội
địa Trung

=> Bị ràng buộc nhiều phía, Các chính sách từ phía chính phủ,...

3. Cạnh tranh giữa Tesla và Vinfast sẽ đem lại lợi ích gì cho người tiêu dùng?

Không chỉ riêng gì Vinfast và Tesla, việc trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cùng cạnh tranh thì người được lợi nhất là khách hàng. Khi có cạnh tranh thì người tiêu
dùng không phải chịu một sức ép nào mà còn được hưởng những thành quả do cạnh tranh mang như: chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán thấp hơn, chất lượng phục
vụ cao hơn…

Đồng thời khách hàng cũng tác động trở lại đối với cạnh tranh bằng những yêu cầu về chất lượng hàng hoá, về giá cả, về chất lượng phục vụ… Khi đòi hỏi của người
tiêu dùng càng cao làm cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn để giành được nhiều khách hàng hơn.

4. Vinfast có lợi thế cạnh tranh gì khi đầu tư vào ông lớn về công nghệ như Mỹ?

Đầu tiên phải kể đến chất lượng dịch vụ bán hàng. Ông Michael Lohscheller, Giám đốc điều hành VinFast cho biết xe của VinFast sẽ được trưng bày ở một số cửa
hàng nhất định. Với những khách hàng có nhu cầu, đội ngũ VinFast sẽ đáp ứng họ ngay tại nhà, bao gồm mang xe đến tận nơi để khách thử và cử kỹ thuật viên đến tận
nơi để bảo dưỡng. Trong trường hợp cần phải bảo dưỡng tại xưởng, một chiếc xe thay thế sẽ được cung cấp cho khách hàng dùng tạm. Những dịch vụ chu đáo này,
theo ông Lohscheller, chỉ mới xuất hiện ở những thương hiệu xe hơi cao cấp như Maybach, Rolls-Royce.

Lợi thế thứ hai của VinFast nằm ở việc đây là một thương hiệu mới. Hiện tại, ngành công nghiệp ô tô đang thay đổi và VinFast có cơ hội bước vào thị trường này, nơi
các công ty lâu đời không luôn luôn là những kẻ dẫn đầu. Việc không có lịch sử lâu đời và một chiến lược xây dựng thương hiệu cho tương lai có thể giúp VinFast trở
thành một trong nhiều thương hiệu mới và thu hút những người mua trẻ, thậm chí là vượt qua những hãng ô tô lớn truyền thống như General Motor, Toyota hay
Volkswagen.

You might also like