You are on page 1of 2

Đêm qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu và năng

lượng khác của Nga, một động thái mà ông thừa nhận sẽ làm tăng giá năng lượng của Mỹ.

"Chúng tôi đang cấm mọi hoạt động nhập khẩu năng lượng dầu khí của Nga", ông Biden nói với
các phóng viên tại Nhà Trắng.

"Điều đó có nghĩa dầu của Nga sẽ không còn được chấp nhận tại các cảng của Mỹ và người Mỹ
sẽ giáng một đòn mạnh khác vào cỗ máy chiến tranh của Nga", ông Biden nhấn mạnh.

Giá dầu ngay lập tức đã phản ứng mạnh sau tin này, với việc dầu Brent tăng 5,4% lên mức
129,91 USD/thùng.

Nga là nước xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu hàng đầu thế giới, với kim ngạch xuất khẩu
khoảng 7 triệu thùng/ngày, chiếm 7% nguồn cung toàn cầu. Lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga là
lệnh cấm chưa từng có, làm giá dầu vốn đã cao ngất ngưởng sẽ còn tiếp tục tăng và nguy cơ gây
ra cú sốc lạm phát.

Dưới đây là một số hậu quả có thể xảy ra khi lệnh cấm được thực thi.

Giá cao kỷ lục

Mặc dù các nước phương Tây vẫn chưa áp lệnh trừng phạt trực tiếp đối với lĩnh vực năng lượng
Nga song một số khách hàng đã ngừng nhập khẩu dầu từ Nga để tránh vướng vào các rắc rối về
pháp lý sau này.

Cũng như hầu hết các nhà phân tích được Reuters thăm dò, JPMorgan dự đoán giá dầu có thể
đạt kỷ lục 185 USD/thùng vào cuối năm nay nếu gián đoạn xuất khẩu dầu của Nga kéo dài. Mặc
dù vậy, ngân hàng này cho rằng mức giá trung bình trong năm nay sẽ dưới 100 USD/thùng.

Giá dầu có thể đạt kỷ lục 185 USD/thùng vào cuối năm nay nếu gián đoạn xuất khẩu dầu của
Nga kéo dài.

Lần cuối giá dầu đạt mức trên 100 USD/thùng là vào năm 2014 và mức hơn 139 USD/thùng đạt
được hôm đầu tuần không xa so với mức đỉnh 147 USD/thùng vào tháng 7/2008. Điều đáng nói,
giá dầu đã từng bước leo thang từ mức âm cách đây 2 năm khi đại dịch Covid-19 lan rộng trên
toàn cầu. Thời điểm đó, giá dầu WTI xuống dưới 0 USD/thùng, nghĩa là người bán phải bỏ tiền
ra để đẩy dầu đi.

Ông Giovanni Staunovo, nhà phân tích hàng hóa tại UBS, cho biết: "Một cuộc chiến kéo dài gây
gián đoạn nguồn cung hàng hóa trên diện rộng có thể khiến dầu Brent vượt mốc 150
USD/thùng".

Cú sốc lạm phát


Với giá khí đốt tự nhiên cao nhất mọi thời đại, chi phí năng lượng tăng cao sẽ khiến lạm phát ở
cả hai bên bờ Đại Tây Dương bị đẩy lên trên 7% trong những tháng tới. Điều này sẽ ăn sâu vào
sức mua của các hộ gia đình.

Theo quy luật, giá dầu cứ tăng 10%, theo đồng euro, thì lạm phát của khu vực sử dụng đồng tiền
chung euro sẽ tăng thêm 0,1 - 0,2 điểm phần trăm. Kể từ ngày 1/1, giá dầu Brent đã tăng khoảng
80%, tính theo đồng euro. Còn tại Mỹ, cứ mỗi thùng dầu tăng 10 USD thì lạm phát sẽ tăng 0,2
điểm phần trăm.

Ngoài nhà cung cấp dầu và khí đốt lớn, Nga còn là nhà xuất khẩu ngũ cốc và phân bón lớn nhất
thế giới. Nga cũng là nhà sản xuất hàng đầu về palladium, nickel, than và thép. Nỗ lực tách nền
kinh tế này ra khỏi hệ thống giao dịch toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến một loạt ngành công nghiệp
khác và làm gia tăng lo ngại về an ninh lương thực toàn cầu.

Tác động tới tăng trưởng

Lệnh cấm dầu của Nga sẽ tiếp tục làm chậm quá trình hồi phục kinh tế toàn cầu từ đại dịch.
Theo tính toán sơ bộ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cuộc chiến tại Ukraine sẽ
khiến tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung châu Âu giảm từ 0,3 - 0,4 điểm phần trăm trong
năm nay nếu theo kịch bản cơ bản. Còn trong trường hợp xảy ra cú sốc nghiêm trọng, mức giảm
sẽ là 1 điểm phần trăm.

Trong những tháng tới, có nhiều rủi ro lạm phát đình trệ hơn hay nói cách khác là tăng trưởng ở
mức tối thiểu cùng với đó là lạm phát cao hơn. Tuy nhiên, về lâu dài, khu vực đồng euro có thể
vẫn mạnh mẽ, thậm chí ngay cả khi giá hàng hóa tăng vọt.

Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ước tính cứ mỗi thùng dầu tăng 10 USD thì tăng
trưởng sẽ giảm 0,1 điểm phần trăm, dù các nhà dự báo tư nhân cho rằng tác động này không
đáng kể.

Ở Nga, thiệt hại có thể lớn và ngay lập tức. JPMorgan ước tính nền kinh tế nước này sẽ giảm
12,5%, từ đỉnh xuống đáy.

Nhật Linh, ( 09/03/2022), Mỹ cấm vận dầu Nga tác động ra sao đến kinh tế thế giới?,
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/my-cam-van-dau-nga-tac-dong-ra-sao-den-kinh-te-the-
gioi-20220309070110409.htm

You might also like