You are on page 1of 1

 Chính quyền Mỹ quyết định đánh giá lại mối quan hệ với Ả rập Saudi

Bối cảnh: Ngược lại với lời kêu gọi tăng cường khai thác dầu của Mỹ để hỗ trợ kinh tế toàn cầu sau
khi Nga cắt đứt đường dầu khí sang các nước Châu Âu, Ả rập Sauđi đã cắt giảm sản lượng dầu ( 2
triệu thùng/ ngày) trong tháng 11. Mỹ nghi ngờ Ả Rập thông đồng với Nga.

Ảnh hưởng: Chi phí sẽ tăng, đặc biệt là ở Mỹ. Khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ sẽ diễn ra trước
vài tuần giá dầu tăng => Các cử tri sẽ phải khởi động các chiến dịch liên quan tới cuộc bầu cử.

Về phía Ả Rập: Đất nước này cho rằng muốn ổn định thị trường dầu mỏ trong bối cảnh các ngân
hàng trung ương tăng lãi suất & nguy cơ suy thoái toàn cầu.

Đánh giá: Trong hoàn cảnh Nga cắt đứt đường dầu khí sang các nước Châu Âu, việc Ả rập cắt đứt sản
lượng dầu khá đáng nghi mặc dù đất nước này muốn giảm ổn định thị trường. Nhưng thị trường
đang có giá dầu tăng rất cao nhưng Ả rập lại muốn giảm lại sản lượng thì sẽ làm cầu dịch chuyển và
giá càng cao hơn nữa. Nếu như muốn chứng minh mình trong sạch và cũng đảm bảo việc hợp tác lâu
dài, thì quyết định để Mỹ sang đánh giá lại mối quan hệ là đúng.

Dự đoán: Ảnh hưởng đến mối quan hệ của Ả Rập và Mỹ khi 2 nước này có mối quan hệ chiến lược
( Ả rập cung cấp dầu khí – Mỹ đảm bảo an ninh ). Cụ thể một bên chứng tỏ mình trong sạch còn một
bên nghi ngờ nước đối tác của mình.

 Fed ( Cục dữ trữ liên bang Hoa Kỳ ) ra quyết định bắt đầu chu kỳ thắt chặt chính sách vào tháng
3

Bối cảnh: Fed muốn ổn định giá, không muốn rơi vào vòng xoáy lạm phát.

Ảnh hưởng: Đồng tiền USD tăng giá mạnh ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu và tài chính quốc tế, cụ
thể:

- Đối với các nước khác: Bảng Anh, Euro, NDT, Yên và đồng tiền khác bị giảm mạnh => Các nước
này phải nhập khẩu hàng hóa thiết yếu, lương thực & nhiên liệu với giá đắt đỏ hơn => Giải pháp
của các nước này: Các NH trung ương sẽ tăng lãi suất và có biện pháp mạnh tay để cứu đồng nội
tệ
- Đối với Mỹ: Vừa có lợi vừa bất lợi, cụ thể lạ:
 Lợi: Đồng tiền của rất có giá trị trên thị trường thế giới
 Bất lợi: Trong nước: Giá hàng hóa tăng nhưng mức lương không tăng kịp => tiêu dùng giảm
( Cpi tháng 3 là 8,5% và hiện tại mới nhất vào tháng 9 đã giảm xuống còn 8,2% ). Hoạt động
DN Mỹ ( Phố Wall ) bị chững lại. Chứng khoáng Mỹ rơi sâu.

Đánh giá: Fed dựa vào vũ khí mạnh của mình là lãi suất để lập lại sự ổn định của giá. Đây là một phương
pháp cục súc để giải quyết bài toán kinh doanh mỏng manh. Fed đã có một quyết định khá mạo hiểm là
thà đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, thậm chí là kéo theo cả kinh tế toàn cầu, thay vì chấp nhận một
vòng xoáy lạm phát.

Dự đoán: Để ổn định giá cần một quá trình dài. Nếu như Fed vẫn tiếp tục và không có biện quán triệt
giúp đỡ người dân Mỹ thì họ phải gánh chịu cả lãi suất cao và giá cả tăng cao. Chẳng mấy chốc, “nỗi đau”
này có thể trở nên trầm trọng hơn bởi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

You might also like