You are on page 1of 3

1) Nguồn cung phân bón

Chiến tranh Nga-Ukraine tác động đến thị trường phân bón toàn cầu, bởi vì Nga cũng là nhà
cung cấp phân bón lớn chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu phân bón trên toàn thế giới. Liên
hợp quốc cho biết Nga là nhà xuất khẩu số 1 thế giới về phân đạm, số 2 về phân lân và kali.

Riêng Việt Nam hàng năm nhập khẩu từ Nga khoảng 130.000 - 380.000 tấn phân bón,
chiếm khoảng 3-9,5% tổng khối lượng nhập khẩu, tương ứng 5 -11,9% về giá trị. Tính riêng
năm 2021, lượng phân bón nhập khẩu từ Nga 320.045 tấn (chiếm 6,27% so với tổng lượng
phân bón nhập khẩu), trị giá 123.565.465 USD (chiếm 7,74 % so với tổng giá trị phân bón
nhập khẩu).
Trên thế giới, sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine xảy ra ngày 24/2/2022, giá phân bón lập
tức tăng 8-12% so với thời điểm trước đó (ngày 23/2/2022).
Ở Việt Nam, nguồn cung hạn chế, trong khi đó nhu cầu sử dụng phân bón của người dân
cao, dẫn đến việc các loại phân bón tăng giá mạnh, hầu hết tăng 40-100% so với cùng kỳ
năm ngoái. Trong đó, MAP hiện đắt hơn 44%, DAP cao hơn 46%, 10-34-0 đắt hơn 60%,
Urê cao hơn 95%, kali đắt hơn 102%.
Việc phân bón tăng giá dựng đứng khiến nông dân rơi vào khủng hoảng, đẩy giá thành sản
xuất lên cao. Thực tế, nhiều nông dân có tâm lý bỏ vườn, không chăm sóc cây trồng bởi chi
phí sản xuất tăng cao, trong khi giá bán nông sản lại rất thấp, cho nên tiền lời của nông dân
bị thấp.

2) Khủng hoảng năng lượng


Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất trên toàn thế giới, là nhà cung cấp dầu thô
lớn thứ 2 và là nước xuất khẩu than lớn thứ ba.
Cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã làm gián đoạn nguồn cung xăng, dầu thô từ Nga. Trong
khi đó, hoạt động sản xuất đang dần phục hồi trở lại sau đại dịch dẫn đến việc nhu cầu mua
dầu thô tăng cao. Việc này dẫn đến giá dầu thô trên thế giới tăng cao chóng mặt, đến giữa
năm 2022, giá nhiên liệu dầu thô diesel đã tăng 56% so với tháng 1 cùng năm.
Trong khi các nước châu Âu có đủ năng lực kinh tế cùng với trang thiết bị hiện đại để tối đa
hóa lượng xăng dự trữ thông qua các phương án khác như nhập khí tự nhiên hóa lỏng từ
Mỹ,..., tránh nguy cơ khủng hoảng an ninh năng lượng thì Việt Nam chịu tác động trực tiếp
việc giá xăng dầu tăng cao, bất chấp các nỗ lực bình ổn giá.
Tháng 6/2022, giá xăng lập đỉnh kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, trong đó xăng E5 RON
92 có giá 31.000đ/lít, xăng RON 95 III có giá gần 33.000đ.
Chi phí giá xăng dầu tăng cao buộc các hoạt động vận tải logistics cũng tăng giá, khiến giá

nguyên liệu đầu vào doanh nghiệp tăng cao, buộc các doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm
để kiếm doanh thu. Tuy nhiên, việc này lại khiến giá sản phẩm tăng cao, doanh nghiệp khó
cạnh tranh trong khi nền kinh tế chưa ổn định, gây ra việc giảm nguồn cầu từ khách hàng.

3) Đứt đoạn nguồn cung máy móc, chips, thiết bị


Nga và Ukraine là hai nhà cung cấp lớn về niken, neon, krypton, nhôm và palladium - những
vật liệu quan trọng để sản xuất các nguyên phụ liệu cấu thành các thiết bị điện tử.

Vì vậy, bất kỳ sự hạn chế hoặc


đình trệ về nguồn cung hàng hóa từ Nga có thể gây gián đoạn chuỗi sản xuất thiết bị điện
tử. Mặc dù, Việt Nam không nhập khẩu những vật liệu này trực tiếp từ Nga và Ukraine,
nhưng lại mua từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, khoảng 59 tỷ USD nhập khẩu máy móc,
điện thoại, thiết bị điện tử từ các thị trường Đông Á (chiếm 17,6% tổng kim ngạch nhập khẩu
của Việt Nam năm 2021). Vì vậy, khi Nga bị hạn chế kinh tế gây ảnh hưởng gián tiếp tới
Việt Nam. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đặc biệt đối với hoạt động xuất khẩu các
mặt hàng điện, điện tử. Việt Nam gặp khó khăn về nguồn cung các nguyên, nhiên liệu phục
vụ cho sản xuất. Tăng giá nhiên liệu kéo theo giá cả sản xuất hàng hóa và tiêu dùng tăng.
 Tóm lại, xung đột Nga - Ukraine đã gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cả trong ngắn và
dài hạn, đe dọa thiếu hụt, đứt gãy các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng của Việt Nam.

You might also like