You are on page 1of 2

1

CHÂU ÂU VÀ TÌNH TRẠNG KHỦNG HOẢNG KHÍ ĐỐT

Xét về nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng khí đốt ở Châu Âu, bao gồm 3
nguyên nhân chính:
● Vấn đề khí đốt và địa chính trị:
Khoảng 40% lượng khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) do Nga cung cấp, trong đó Đức
là nhà nhập khẩu lớn nhất. Kể từ khi có các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga, khí
đốt đã trở thành thứ có thể tạo sức ép lên các đối thủ địa chính trị của Nga.
● Đặc trưng khí hậu mùa hè nóng, mùa đông lạnh:
Mùa hè khiến cho kế hoạch tích trữ khí đốt cho mùa đông bị ảnh hưởng mạnh. Nhiều
quốc gia khắp châu Âu trải qua những đợt nắng nóng kỷ lục, từ đó dẫn đến gia tăng nhu
cầu dùng điều hòa không khí. Điều hòa không khí ở châu Âu thường chạy bằng điện
được sản xuất từ khí đốt.

● Thiếu giải pháp thay thế

Nguồn năng lượng thay thế khác như thủy điện hay điện mặt trời cũng đang bị đình trệ vì
nắng nóng quá khắc nghiệt.

Nguồn: Tin Tức - Thông tấn xã Việt Nam(2022).Nhìn lại ba yếu tố gây ra khủng hoảng
khí đốt nghiêm trọng ở châu Âu, 18/08/2022

=> Với ba nguyên nhân chính trên đã dẫn đến tình trạng khủng hoảng năng lượng đáng
báo động ở châu Âu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân khu vực này.

Mối liên hệ giữa cuộc chiến Nga - Ukraina và tình trạng khủng hoảng khí đốt ở
Châu Âu
Cuộc chiến Nga – Ukraine, thúc đẩy “cuộc khủng hoảng năng lượng” toàn cầu diễn ra.
Tình trạng khủng hoảng khí đốt ở châu Âu trở thành vấn đề đáng báo động, khiến cuộc
khủng hoảng này xảy ra nhanh và nghiêm trọng hơn.
Khi cuộc chiến mới bùng phát, phương Tây vẫn tránh nhắm trực tiếp vào lĩnh vực năng
lượng Nga bởi đây là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất.
2

=> Cuộc chiến giữa Nga và Ukraina bùng phát phần nào ảnh hưởng trực tiếp đẩy tình
trạng khủng hoảng này trở nên trầm trọng hơn.

Tình trạng và những con số đáng báo động của tình trạng khủng hoảng khí đốt diễn
ra ở Châu Âu
Theo các con số mới, giá mỗi MWh điện giao tại Anh và Pháp trong năm 2023 đều lên
tới khoảng 1.000 euro, tức cao gấp khoảng 10 lần cách đây 1 năm.
-Tại Anh, Cơ quan quản lý năng lượng của chính phủ cho biết kể từ 01/10 sẽ tăng giá
trần điện và khí đốt lên từ 80-100%, khiến mỗi hộ gia đình sẽ phải chi gần 4.200 USD
mỗi năm cho tiền năng lượng.
Trích nguồn: VOV.VN(2022). Khủng hoảng năng lượng châu Âu đáng sợ mức nào? ,
05/09/2022
- Ở Pháp, Chính phủ đặt ra một mục tiêu cho các công ty và thực thể trong khu vực nhà
nước cắt giảm 10% mức tiêu thụ năng lượng trong mùa đông năm nay so với năm ngoái
để tránh xảy ra tình trạng cúp điện.
Trích nguồn: An Huy (2022). Khủng hoảng đốt Châu Âu: Không chỉ là một mùa đông
lạnh (p.2),Tính cấp bách của cắt giảm nhu cầu, 04/10/2022.

=> Với những con số đáng báo động kể trên chính là “hồi chuông” để các giới chức cấp
cao của các quốc gia châu Âu có những biện pháp cấp bách để khắc phục tình trạng
khủng hoảng khí đốt này.

Kết luận
Châu Âu lâm vào cuộc khủng hoảng là do hàng loạt chính sách sai lầm của các nhà lập
pháp, những người đang kiểm soát hỗn hợp năng lượng.Việc tích trữ khí đốt trong năm
2023 sẽ khó hơn và vấn đề này chỉ có thể giải quyết khi có nguồn cung cấp khí đốt khác
thay thế. Tuy nhiên, bài toán khó này vẫn chưa tìm được lời giải.

You might also like