You are on page 1of 1

3/ Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam

Các nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ở một quốc gia gồm nhứng yếu tố ảnh hưởng như
chính sách, chi tiêu chính phủ, sự chênh lệch cung cầu, tiền tệ,...Những yếu tố đó ảnh hưởng
đến một nền kinh tế. Trong đó Việt Nam chịu sự tác động tổ hợp của 3 nguyên nhân: lạm
phát tiền tệ, lạm phát cầu kéo,lạm phát chi phí đẩy,
a. Lạm phát do cầu kéo
- Khi nhu cầu tiêu dùng và đầu tư tăng nhanh sẽ thể hiện sự tích cực của một nền
kinh tế. Tuy nhiên giá cả cũng sẽ tăng theo từ đó dẫn đến giá cả các hàng hóa khác
tăng theo. Bên cạch đó việc chính phủ chi tiêu quá mức dẫn đến thâm hụt và
không có hiệu quả cũng là nguy cơ khiến lạm phát xảy ra
- Trong thời điểm cuộc xung đột giữa hai nước Nga và Ukraina làm cho giá xăng ở
Việt Nam tăng lên gấp đôi từ 17000đ/lít tăng lên 32000đ/lít và cũng kéo theo giá
thịt lợn tăng, giá nông sản tăng, giá phân bón tăng…Hay biểu hiện rõ nhất của lạm
phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương thực trên thị trường thế giới tăng, làm
giá xuất khẩu tăng (giá xuất khẩu gạo bình quân của Việt Nam năm 2007 tăng trên
15% so với năm 2006) kéo theo cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng.
Trong khi đó, nguồn cung trong nước do tác động của thiên tai, dịch bệnh không
thể tăng kịp.
b. Lạm phát do chi phí đẩy
- Khi các doanh nghiệp phải chịu nhập khẩu hàng hóa với mức giá cao khi giá nhập
khẩu (giá mua hàng từ nước ngoài) tăng cao đồng nghĩa với giá nguyên vật liệu
đầu vào, sản phẩm trong nước tăng lên thì tổng chi phí của các doanh nghiệp cũng
tăng.
- Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina diễn ra,
khiến cho giá các loại nông sản như: lương thực, bông; thức ăn chăn nuôi; phân
bón; kim loại công nghiệp; sắt thép xây dựng tăng cao dẫn tới lạm phát. Trong
điều kiện kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu (nhập khẩu chiếm đến
90% GDP) giá nguyên liệu nhập tăng làm tăng giá thị trường.
c. Lạm phát do chính sách tiền tệ
- Khi cung tiền tăng(do Ngân hàng Nhà nước in thêm) dẫn đến lượng tiền lưu thông
tăng, dư thừa và có quy mô lớn hơn giá trị tổng sản phẩm Việt Nam thì đồng tiền
quốc gia sẽ bị mất giá do đó người mua cần có một lượng tiền lớn hơn để mua
cùng 1 lượng hàng hóa.
- Năm 2007, với việc tung một khối lượng lớn tiền đông để mua ngoại tệ từ các
nguồn đổ vào Việt Nam đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông với mức tăng trên
30%, hạn mức tín dụng cũng tăng cao, mức tăng 38%.
- Cuối năm 2009 đến đầu năm 2010 Việt Nam cung tiền ra thị trường tăng lên đến
30%-40%, trong khi đó GDP chỉ tăng mỗi năm từ 5-7%, từ đó khiến cho lạm phát
năm 2011 tăng phi mã với gần 20%.

You might also like