You are on page 1of 9

BẢNG MIÊU TẢ CÔNG VIỆC

STT HỌ VÀ TÊN MSSV TỈ LỆ ĐÓNG GÓP

1 Phạm Thị Hoàng Ly 9474

2 Huỳnh Nhật Bảo 3187

3 Phạm Thị Nhung 4044

4 Huỳnh Nguyễn Hoàng Vũ 9740

5 Võ Thị Bích Nga 0589

6 Nguyễn Phương Anh 1082

7 Lê Tấn Huy 0939

8 Trần Duy Nhật Huy 1228

9 Hoàng Thị Khánh Linh 9706

10 Trần Thảo Quyên 6710

MỤC LỤC
ĐỀ TÀI SỐ 8:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ MÁY
ĐƯỜNG VIỆT NAM VỀ NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO, QUY MÔ, CÔNG
NGHỆ NHÀ MÁY, THỊ TRƯỜNG ĐẦU RA CỦA DOANH NGHIỆP. NẾU
NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA THỊ TRƯỜNG NGÀNH
MÍA ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM.

CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU

Trong ngành mía đường Việt Nam, mâu thuẫn giữa các chủ thể đã tồn tại từ lâu. Với sự
phát triển của nền kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các chủ thể trong ngành
mía đường đều đang tìm cách tăng cường hiệu quả sản xuất và tiếp cận thị trường.

Một mâu thuẫn nổi bật trong ngành là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp nhà nước và
doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp nhà nước, với quy mô lớn và nguồn vốn ổn
định, thường có ưu thế về quy trình sản xuất và tiếp cận nguồn lực. Tuy nhiên, doanh
nghiệp tư nhân, mặc dù có sự linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh chóng, thường gặp
khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước.

Mâu thuẫn tiếp theo xảy ra trong ngành mía đường là giữa các nhà sản xuất và người
nông dân. Những người nông dân là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho ngành, nhưng
thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn và công nghệ. Đồng thời, các nhà sản xuất
đôi khi gặp phải vấn đề về chất lượng và sự ổn định về nguồn cung.
Mâu thuẫn cuối cùng là giữa ngành mía đường và bảo vệ môi trường. Việc khai thác mía
đường có thể gây ra ô nhiễm nước và đất, ảnh hưởng đến sinh thái và sức khỏe con
người. Mặc dù đã có những nỗ lực để giảm thiểu tác động tiêu cực này, song mâu thuẫn
giữa việc tăng cường sản xuất và bảo vệ môi trường vẫn còn tồn tại.

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG

1. Khái niệm:
- Đường là loại thực phẩm thiết yếu cho cuộc sống. Dưới góc độ nào đó ,
mức tiêu thụ đường còn là biểu hiện của mức sống, trình độ phát triển của
quốc gia thông qua mức tiêu dùng bình quân đầu người. Công nghiệp sản
xuất mía đường phù hợp với các nước đang phát triển nằm ở giai đoạn
đầu của thời kỳ công nghiệp hoá ( nguồn tài lực còn yếu kém nhưng có
nguồn lao động dồi dào ).
- Mía là tên gọi chung của một số loài trong chi phí mía, bên cạnh các loài
rau, lách. Chúng là loại cỏ sống lâu năm, bản địa khu vực nhiệt đới và ôn
đới ấn. Chúng có thân to mập, chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2-6m.
Tất cả dạng mía đường được trồng ngày nay đều là dạng lai ghép nội chi
phức tạp. Chúng được trồng để thu hoạch nhằm sản xuất đường.

2. Nêu rõ lực lượng cung cầu:


- Cung cầu đường mía: Việt Nam sản xuất mía đường và đường mía là một
sản phẩm quan trọng trong ngành nông nghiệp của nước. Sự cung cấp của
mía đường phụ thuộc vào mùa và điều kiện thời tiết, với mức độ thay đổi
hàng năm.
- Cầu tiêu dùng: Lượng cầu đường mía thường dao động dựa trên yêu cầu
tiêu dùng và thị trường xuất khẩu. Cầu đường mía có thể tăng trong một số
dịp như Tết Nguyên Đán hoặc giảm trong các thời kỳ khác
- Để góp phần giải quyết bài toán cung – cầu trong nước, theo Hiệp hội Mía
đường Việt Nam, với thực tế này, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong
nước xuất khẩu đường. Để làm được điều này, đòi hỏi cơ chế xuất khẩu cần
linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu dễ dàng hơn. Loại
đường nào thừa nên cho xuất khẩu, loại đường nào thiếu thì cho nhập khẩu,
có như vậy mới giảm lượng đường tồn kho trong nước. Tránh tình trạng khi
đường tồn kho trong nước lớn, giá thế giới tăng cao, doanh nghiệp xin xuất
khẩu nhưng không được cho phép, đến khi được cấp phép thì giá đường đã
hạ xuống quá thấp.
- Lực lượng cung cấp trong ngành doanh nghiệp mía đường ở Việt Nam
bao gồm nhiều doanh nghiệp sản xuất mía đường và nhà máy chế biến
đường. Dưới đây là một số công ty sản xuất và chế biến mía đường hàng
đầu tại Việt Nam:
• Tập đoàn TTC (Thành Thành Công)
• Công ty CP Mía Đường Khánh Hoà
• Công ty Cổ phần Đường Kon Tum
• Công ty Cổ phần Mía Đường Cao Bằng
• Công ty CP Mía Đường Biên Hoà (BBC)
• Các tập đoàn và doanh nghiệp khác

3. Số liệu về giá bán sản phẩm trong 3 năm gần đây (2020, 2021, 2022) của
ngành mía đường Việt Nam:
3.1. Năm 2020
- Trong những năm gần đây, giá cả của mía đường Việt Nam đã có sự biến
động do nhiều yếu tố tác động như thời tiết, sản lượng, nhu cầu thị trường
và các yếu tố kinh tế toàn cầu Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam, giá cả mía đường Việt Nam trong những năm gần
đây có xu hướng tăng. Trong năm 2020, giá mía đường tiếp tục tăng lên
khoảng 13.000 – 14.000 đồng/kg vào đầu năm và duy trì ở mức này trong
suốt năm.
- Năm 2020, tổng lượng đường nhập khẩu của Việt Nam tăng đột biến, đạt
1.589 triệu tấn, tăng gần 4,4 lần so với lượng nhập năm 2029 (362,6 ngàn
tấn) và gấp hơn 2 lần sản lượng đường sản xuất trong nước niên vụ
2019/2020 (767.954 tấn). Lượng nhập tăng đột biến là bởi năm 2020 là năm
đầu tiên Việt Nam xoá bỏ hạn ngạch nhập khẩu và giảm thuế về 5% đối với
các mặt hàng đường có xuất xứ từ các nước tham gia Hiệp định Thương
mại và Hàng hoá ASEAN – ATIGA.

3.2. Năm 2021


- Giá đường trong nước đã liên tục tăng và đạt cao nhất là gần 20.000
đồng/kg vào tháng 9/2021, tăng khá mạnh so với mức 13.000 – 14.000
đồng/kg so với thời điểm đầu năm cũng như mức 12.000 – 13.000 đồng/kg
của năm 2020.

3.3. Năm 2022


- Sau 3 năm gặp khó khăn, đến vụ 2021-2022, ngành mía đường thế giới
bước sang giai đoạn hồi phục, thể hiện bằng việc giá đường tăng mạnh trên
cả thị trường thế giới lẫn nội địa. Nếu so với năm trước, khi ngành đường
xuống chạm đáy, vụ 2021-2022 năm nay, khung giá thu mua mía của SBT
đã tăng lên đáng kể với mức tăng trung bình khoảng 120.000 đồng/tấn,
tương đương 20% so với vụ thu hoạch 2020-2021.

4. Vẽ đồ thị diễn biến giá, cho biết những nguyên nhân làm tăng hay giảm giá:
 Năm 2020: 13.000 – 14.000 đồng/kg
 Năm 2021: cao nhất gần 20.000 đồng/kg
 Năm 2022: 26.000 – 27.000 nghìn đồng/kg
 Năm 2023: tăng mạnh lên 22.000 – 23.000 đồng/kg
- Đồ thị diễn biến giá:

Diễn biến giá qua các năm

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023


- Nguyên nhân:
 Cung và cầu: Nếu cầu cao hơn cung, giá sẽ tăng do sự khan
hiếm của sản phẩm hoặc dịch vụ. Ngược lại, nếu cung cao
hơn cầu, giá sẽ giảm do sự dư thừa.
 Tình hình kinh tế: Khi nền kinh tế phát triển và thu nhập gia
tăng, người tiêu dùng có khả năng chi tiêu cao hơn, gây áp
lực lên các sản phẩm và dịch vụ. Điều này có thể làm gia tăng
giá.
 Chi phí sản xuất: Nếu chi phí sản xuất (ví dụ: nguyên liệu,
lao động) tăng lên, các công ty có thể chuyển chi phí này lên
giá bán sản phẩm, dẫn đến tăng giá.
 Sự biến động của thị trường: Các yếu tố như sự biến động
của thị trường chứng khoán, tỷ giá hối đoái, lạm phát và các
yếu tố chính trị có thể ảnh hưởng đến giá cả.
 Thay đổi trong luật pháp và quy định: Sự thay đổi trong luật
pháp và quy định có thể ảnh hưởng lớn tới một ngành công
nghiệp cụ thể hoặc một loại sản phẩm, gây ra sự biến động về
giá.
 Năm 2020 tăng đột biến là do năm đầu tiên tiên Việt Nam xoá
bỏ hạn ngạch nhập khẩu và giảm thuế về 5% đối với các mặt
hàng đường có xuất xứ từ các nước tham gia Hiệp định
Thương mại và Hàng hoá ASEAN – ATIGA.
• Năm 2021: giá đường tiếp tục tăng bởi nguồng cung suy
giảm, nhất là động thái hạn chế xuất khẩu của một số nước
cung cấp đường thuộc Top đầu, giúp các doanh nghiệp sản
xuất mía đường Việt Nam vững vàng bước qua giai đoạn khó
khăn trước đó.
• Năm 2022: bước sang niên vụ 2022/2023 đã ghi nhận một
số diễn biến tích cực cho ngành mía đường. Theo đó, kể từ
mức giá thấp nhất được thiết lập vào vụ 2019/20 thì đến vụ
2022/23 mức giá đường thế giới đã tăng 160% làm giảm số
lượng đường giá rẻ nhập khẩu vào Việt Nam từ đó cải thiện
giá đường trong nước.
• Năm 2023: tăng do sự phát triển mạnh mẽ của ngành chế
biến, giải khát, dự báo 5 năm tới nhu cầu sử dụng đường sẽ
tăng 5-7%/năm.

5. Phản ứng của các chủ thể khi giá thay đổi:
5.1. Đối với nông dân trồng mía:
- Nếu giá mía đường tăng, nông dân sẽ có lợi vì thu nhập từ việc bán
mía sẽ tăng. Ngược lại, nếu giá giảm, họ có thể gặp khó khăn trong
việc tiếp tục sản xuất và có thu nhập hợp lý.

5.2. Đối với doanh nghiệp:


- Giá mía cao sẽ làm tăng chi phí nguyên liệu cho công ty, điều này có
thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, nếu giá mía
rẻ, công ty có thể tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận.

5.3. Đố i vớ i ngườ i tiêu dù ng:


- Nếu giá mía đường tăng, người tiêu dùng sẽ phải trả nhiều hơn cho
các sản phẩm chứa đường như kẹo, soda hoặc bánh ngọt. Điều này
có thể làm gia tăng chi tiêu hàng ngày của họ. Trong khi đó, khi giá
mía rớt, người tiêu dùng có thể mua được các sản phẩm chứa đường
với giá rẻ hơn.

5.4. Đối với chính phủ:


- Chính phủ có thể quan tâm đến việc điều chỉnh giá mía để ổn định
thị trường và bảo vệ lợi ích của các chủ thể khác nhau. Họ có thể áp
dụng các biện pháp như thuế nhập khẩu, hỗ trợ nông dân hoặc kiểm
soát xuất khẩu để ảnh hưởng đến giá mía.

6. Giải pháp:
- Đối với nguyên liệu đầu vào:
 Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, tăng diện tích trồng mía nguyên liệu ở các tỉnh
phía Bắc.
 Đầu tư nghiên cứu, phát triển các giống mía có năng suất,
chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng
trồng.
 Hỗ trợ nông dân ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến
vào sản xuất mía nguyên liệu.

- Đối với quy mô:


 Khuyến khích các nhà máy đường đầu tư mở rộng quy mô,
nâng cao công suất.
 Quy hoạch lại các nhà máy đường, đảm bảo hiệu quả sản
xuất.

- Đối với công nghệ:


 Hỗ trợ các nhà máy đường ứng dụng công nghệ hiện đại vào
sản xuất, nâng cao hiệu suất sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.

- Đối với thị trường đầu ra:


 Tăng cường xuất khẩu đường, mở rộng thị trường tiêu thụ ở
nước ngoài.
 Tăng cường cạnh tranh với đường nhập khẩu, nâng cao chất
lượng sản phẩm.

- Việc giải quyết các vấn đề trên sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành mía đường Việt Nam, phát triển bền vững ngành
mía đường, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN


Dựa trên phân tích thực trạng hoạt động của các nhà máy đường Việt
Nam về nguyên liệu đầu vào, quy mô, công nghệ nhà máy và thị
trường đầu ra của doanh nghiệp, có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Nguyên liệu đầu vào: Các nhà máy đường Việt Nam sử dụng chủ
yếu là mía đường làm nguyên liệu chính để sản xuất. Mía được thu
hoạch từ các vùng trồng mía ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.

2. Quy mô: Các nhà máy đường ở Việt Nam có quy mô khác nhau,
từ các nhà máy lớn với công suất sản xuất hàng ngàn tấn/ngày cho
tới các nhà máy nhỏ hơn.

3. Công nghệ: Công nghệ sản xuất đường trong các nhà máy đã được
cải tiến và áp dụng theo tiêu chuẩn hiện đại. Điều này giúp tăng hiệu
suất sản xuất và chất lượng sản phẩm cuối cùng.

4. Thị trường đầu ra: Đường là một ngành công nghiệp quan trọng ở
Việt Nam và có thị trường tiêu thụ rộng khắp trong và ngoài nước.
Sản phẩm được bán không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu sang
các thị trường quốc tế.

5. Thuận lợi: Một số thuận lợi của thị trường ngành mía đường ở
Việt Nam bao gồm: nguồn cung mía đáng tin cậy, chi phí lao động
thấp, tiềm năng xuất khẩu cao và sự hỗ trợ từ chính phủ.

6. Khó khăn: Tuy nhiên, ngành mía đường ở Việt Nam cũng gặp
phải một số khó khăn như biến đổi khí hậu, giá thành sản xuất cao
do chi phí vận hành và công nghệ sản xuất không hiệu quả hoặc lạc
hậu.

Tóm lại, ngành công nghiệp mía đường ở Việt Nam có tiềm năng và
thuận lợi để phát triển nhờ vào nguồn cung ổn định và thị trường tiêu
thụ rộng lớn. Tuy nhiên, để vượt qua các khó khăn hiện tại và tạo ra
sự bền vững cho ngành này, việc áp dụng công nghệ hiện đại và tìm
kiếm giải pháp cho các vấn đề liên quan là rất quan trọng.

You might also like