You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

BÀI TẬP NHÓM 4.1

MÔN HỌC: LÝ THUYẾT VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI

LỚP KINH TẾ QUỐC TẾ - NHÓM 3


BÀI TẬP 4.1
1. Nội dung và mục đích của hạn ngạch xuất khẩu và các điều kiện kinh doanh
xuất khẩu gạo của Việt Nam cập nhật tại thời điểm hiện tại (tháng 5 năm 2022).

Hạn ngạch còn gọi là hạn chế số lượng là quy định của một nước về số lượng cao nhất
của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong
một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép (Quota xuất – nhập khẩu).
Trong đó, theo quy định tại Điều 17 Luật quản lý ngoại thương, hạn ngạch xuất khẩu
được hiểu là: “Hạn ngạch xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh
thổ Việt Nam”.
Từ quy định này, chúng ta hiểu rằng đây là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền áp dụng nhằm mục đích để hạn chế số lượng, khối lượng, giá trị của hàng hóa ra khỏi
hoặc vào lãnh thổ Việt Nam. Có rất nhiều mặt hàng khi xuất khẩu phải tuân theo quy định
hạn ngạch này và gạo là 1 trong rất nhiều sản phẩm đó. Cụ thể: năm 2022, tổng hạn ngạch
thực tế
Tính tới thời điểm hiện tại (tháng 5 năm 2022), Việt Nam đã tham gia ký kết với nhiều tổ
chức trên thế giới như:
- EVFTA (viết tắt của từ tiếng Anh: European-Vietnam Free Trade Agreement) là Hiệp
định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam. Hiệp định EVFTA là một thỏa thuận
thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU. Việc thực thi quy định mới về
hạn ngạch nhập khẩu gạo Việt Nam trong Hiệp định thương mại tự do EU-VN (EVFTA) sẽ
có hiệu lực từ đầu năm 2022. Theo đó, mỗi năm EU sẽ nhập khẩu 80.000 tấn gạo của Việt
Nam. Bao gồm: 30.000 tấn gạo xát, 20.000 tấn gạo chưa xát và 30.000 tấn gạo thơm... và
không hạn chế với số lượng gạo tấm xuất khẩu.
- Theo Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương), Tổng Công ty thương mại
nông thủy sản và lương thực Hàn Quốc (aT) vừa thông báo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
mặt hàng gạo và kế hoạch các đợt đấu thầu nhập khẩu gạo trong năm 2022. Theo thông báo,
55.112 tấn gạo của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 5%.
Các quốc gia sử dụng công cụ này nhằm mục đích bảo hộ thị trường trong nước, ngăn
ngừa sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu với các sản phẩm nội địa. Vì là một nước lớn

1
trong xuất khẩu lúa gạo nói chung, sản lượng hàng năm lên đến hàng triệu tấn, nếu để xuất
khẩu ồ ạt sẽ kéo đến giá thế giới giảm sâu vì lượng cung dồi dào làm giảm vị thế cạnh tranh.
Ngoài ra, vì gạo là mặt hàng lương thực phẩm đặc biệt quan trong đối với việc đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia, nên việc đảm bảo nguồn cung gạo trong nước và kho lương thực
quốc gia phòng ngừa dịch bệnh, thiên tai là vô cùng quan trọng.
Ví dụ điển hình là năm 2020 và 2021 là hai năm nước ta phải chịu ảnh hưởng nặng nề
của dịch bệnh, nhưng giá gạo trong nước hầu như không tăng, và nguồn cung luôn dồi dào
dù trong tình cảnh dịch bệnh khó khăn và không gia tăng sản xuất.
2. Hạn ngạch xuất khẩu phân bổ như thế nào? Phân tích tác động của hạn ngạch
xuất khẩu gạo tới: Nông dân trồng lúa, người tiêu dùng gạo, các công ty xuất khẩu gạo
(so với tư do thương mại).

Hạn ngạch xuất khẩu tại Việt Nam thường được phân bố qua các hình thức:
- Đăng ký trước, xuất trước
- Đấu thầu
- Đăng ký tự do

Trong đó, hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng gạo nói riêng được phân bổ theo cách:
Đăng ký trước xuất trước. Tức bộ công thương sẽ công bố hạn ngạch xuất khẩu và cục hải
quan sẽ công bố thời gian mở công đăng ký tờ khai xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ vào để
đăng ký hạn ngạch xuất khẩu, và sẽ được xét ưu tiên theo thứ tự “ai đến trước, xuất trước”.
Là 1 nước lấy nông nghiệp làm gốc, xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 3 trên thế giới, việc áp
dụng hạn ngạch xuất khẩu tác động dến nhiều đối tượng trên thị trường. Để phân tích những
tác động đó ta có thể xét thời điểm trước và sau khi áp dụng hạn ngạch xuất khẩu dành cho
mặt hàng gạo tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung bằng đồ thị bên dưới:

2
Xét thời điểm tự do thương mại, trên thị trường tự do thương mại với mặt hàng gạo thì
Việt Nam được xem là một nước lớn vì tính đến tháng 4 năm 2022 thì chúng ta đang đứng
thứ 6 trên thế giới về sản xuất lúa gạo, đứng thứ 3 về xuất khẩu gạo. Khi đó, tại thời điểm tự
do thương mại thì:
- Pw (Giá thế giới) = Pd (Giá trong nước ở thời điểm tự do thương mại).
- Tiêu thụ trong nước = Q1 và Xuất khẩu là = Q4 – Q1

Sau khi chính phủ dùng hạn ngạch xuất khẩu, hạn chế lượng xuất khẩu = q (hạn ngạch). Khi
đó ta có:
- P’w (giá thế giới sau khi có hạn ngạch) sẽ tăng vì: sản lượng cung trên thế giới bị
giảm, điều đó dẫn đến P’w sẽ tăng so với khi tự do thương mại.
- P’d (giá trong nước sau khi có hạn ngạch) sẽ giảm vì: sản lượng gạo cho tiêu dùng
trong nước tăng.

2.1. Tác động đến với người trồng lúa.

Người nông dân từ bao đời nay luôn là người chịu thiệt thòi vì làm việc trong ngành
nông sản với nghịch cảnh: Được mùa mất giá mà được giá thì mất mùa. Trong trường hợp
này, khi nhà nước áp dụng hạn ngạch xuất khẩu, ngoài việc giá trong nước giảm vì thương
buông ép giá vì số lượng xuất khẩu hạn chế mà số lượng người cung cấp quá nhiều. Ngoài
ra, họ còn bị ảnh hưởng vì giá gạo trong nước cũng giảm với lý do tương tự. Điều này làm
cho lợi nhuận thu được của người trồng lúa sẽ giảm. Tất cả những điều này sẽ dẫn đến việc
họ sẽ hạn chế sản xuất.

3
Tính đến trường hợp thực tế tại Việt Nam, vì gạo được bảo hộ nên giá gạo trong nước sẽ
ít ảnh hưởng, đa phần sẽ không tăng hay giảm quá nhiều. Nên chủ yếu người nông dân sẽ bị
ảnh hưởng bởi thương buôn ép giá gạo xuất khẩu, và họ sẽ gánh khoản lỗ đó cho thương
buôn.
2.2. Tác động đến người tiêu dùng gạo.

Ngoài ngân sách nhà nước có thể sẽ có lợi từ việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nếu áp
dụng biện pháp đấu thầu, thì người tiêu dùng cũng nhận được thặng dư tiêu dùng từ chính
sách này. Việc có thặng dư này là do giá trong nước giảm vì tăng nguồn cung, tức giảm từ
Pd xuống còn P’d. Nên người tiêu dùng sẽ mua hàng trong nước nhiều hơn, tăng tiêu dùng
từ sản lượng Q1 lên sản lượng Q2. Xét ví dụ cụ thể trên đồ thị, thì thặng dư mà người tiêu
dùng nhận được là: hình a.
2.3. Tác động đến công ty xuất khẩu gạo.

Công ty xuất khẩu gạo không được xem là người sản xuất, vì họ chỉ mua lại gao của
người trồng lúa, và chế biến lại thành gạo (nếu có). Trong trường hợp chính phủ thực hiện
chính sách hạn ngạch xuất khẩu cho sản phẩm gạo, thì các công ty xuất khẩu gạo có thể bị
ảnh hưởng tốt hoặc xấu và có thể cũng không ảnh hưởng.
Ta có thể tính đến yếu tố vĩ mô là ảnh hưởng đến tất cả các công ty xuất khẩu trên thị
trường, nếu áp dụng hạn ngạch xuất khẩu gạo thì họ có thể có lợi hơn, thiệt hại hoặc có thể
không thiệt hại. Vì các lí do sau:
- Khi áp dụng hạn ngạch giá thế giới tăng, trong khi đó chi phí đầu vào giảm do nguồn
cung trong nước tăng, họ sẽ được lợi từ việc chênh lệch giá.
- Nhưng để xét đến thu lợi hay thiệt hại thì phải xét đến việc số lượng hạn ngạch là bao
nhiêu và khoản chênh lệch giá có thể bù được thiệt hại hay không?

Nếu xét riêng từng doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không đăng ký được hạn ngạch thì
chắc chắn họ sẽ bị thiệt hại: không có doanh thu, lỗ chi phí cố định hoặc tệ hơn là không
xuất được hàng khi đã mua nguyên liệu đầu vào.
3. Phân tích tác động của các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo hiện tại tới các
đối tượng liên quan.

4
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), trong 4 tháng đầu năm 2022,
Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 2,05 triệu tấn gạo, mang về tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu
1 tỉ USD, tăng 4,4% về khối lượng nhưng giảm 6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Tuy
giảm về giá trị, nhưng giá gạo của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao hơn so một số nước xuất
khẩu gạo truyền thống như Ấn Độ, Pakistan, Myanma….
Theo giá gạo do Hiệp hội Lương thực Việt Nam niêm yết, ngày 9.5.2022, giá gạo xuất
khẩu của Việt Nam chào bán trên thị trường thế giới ở mức 418 USD/tấn (gạo 5% tấm), 398
USD/tấn (gạo 25% tấm) và 360 USD/tấn (gạo 100% tấm). 
Như vậy, giá gạo Việt Nam thấp hơn giá gạo Thái Lan khoảng 29 USD/tấn (gạo 5%
tấm), 36 USD/tấn (gạo 25% tấm) và 42 USD/tấn (gạo 100% tấm), nhưng cao hơn giá gạo
xuất khẩu của Ấn Độ từ 65 USD/tấn (gạo 5% tấm), cao hơn 75 USD/tấn (gạo 25% tấm) và
cao hơn 42 USD/tấn (gạo 100% tấm). 
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng cao hơn gạo Pakistan 75 USD/tấn (gạo 5% tấm),
cao hơn 70 USD/tấn (gạo 25% tấm) và cao hơn 22 USD/tấn (gạo 100% tấm). 
Trong 4 tháng đầu năm 2022, Philippines tiếp tục là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của
Việt Nam với 42,6% thị phần. Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Bờ Biển Ngà tăng
đột biến tới 76% so với cùng kỳ năm trước. 
Các thương nhân cũng dự báo, xuất khẩu gạo tiếp tục lạc quan trong thời gian tới, khi
nhu cầu lương thực trên thế giới và khu vực Châu Á vẫn tăng bởi ảnh hưởng của dịch
COVID-19, xung đột Nga – Ukraina và biến đổi khí hậu đang tác động xấu lên mùa màng. 
Điều đó có tác động rất tốt đến các đối tượng liên quan khi trong thời điểm hiện tại, vụ
lúa hè thu sắp đến, sản lượng lúa sản xuất ra là lớn, trong khi đó giá gạo trong trên thị trường
thế giới hiện đang rất lạc quan.
4. Có hay không hiện tượng người nông dân bị ép giá?
Như đã trình bày ở trên, trên thực tế từ bao đời nay nguời nông dân luôn là người bị thiệt
thòi vì nghịch cảnh: “Được mùa mất giá, được giá mất mùa” và cả việc bị ép giá từ thương
buôn vì các chính sách của nhà nước, và áp dụng hạn ngạch xuất khẩu là một ví dụ điển
hình.
Lúa hàng hóa phần lớn được nông dân bán cho các lái thu gom tại địa phương hoặc bán trực
tiếp cho nhà máy xay xát tư nhân, bán trực tiếp cho các doanh nghiệp rất ít (chỉ có 0,9% số

5
hộ bán trực tiếp cho các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh xuất khẩu gạo) (Theo thống kê
năm 2008).
Người trồng lúa thường không có khả năng dự trữ và khả năng mặc cả nên thường bị
thua thiệt. Chẳng hạn khi giá lúa xuất khẩu là 1000 USD/tấn thì giá lúa thu mua tối thiểu
cũng phải là 8000 đồng/kg nhưng thực tế giá tại thị trường trả cho người nông dân cũng chỉ
là 5400 đồng/kg.
Phần lợi nhuận này chủ yếu nằm trong tay tư thương chủ vựa lúa, có năng lực tích trữ và
hưởng lợi từ thị trường. 
5. Đề xuất về chính sách quản lý xuất khẩu gạo hiện nay (đảm bảo hài hoà lợi ích
các bên).

Từ thực trạng việc người nông dân vị ép giá, vấn đề nằm ở chổ việc phân chia lợi nhuận
không công bằng trong ngành hàng. Điều này sẽ làm cho nông dân không có động lực để
tiếp tục tiếp tục sản xuất lâu dài được. Chính sách quy định giá sàn thu mua thóc gạo của nhà
nước mang tính hành chính như hiện nay chỉ mang tính hình thức vì nhà nước không có khả
năng kiểm soát.  Ngoài ra, để nông dân có thể yên tâm sản xuất cần có biện pháp chính sách
cấp bách để ổn định giá vật tư đầu vào, nếu không thu nhập thực tế của hộ sản xuất có xu
hướng giảm đi. 
Vì vậy, chúng ta có thể đề ra giải pháp là: Tăng cường năng lực cho tổ chức nông dân để
có khả năng mặc cả và ổn định giá đầu vào là giải pháp hữu hiệu lâu dài của nông dân sản
xuất lúa chuyên nghiệp.
Ngoài lợi ích của người sản xuất, chúng ta cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của
gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, Việt Nam cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp,
trong đó quan trọng nhất là cần chú ý tới việc nâng cao chất lượng gạo. Thực tế cho thấy,
các nước nhập khẩu luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đối với các mặt
hàng nông sản như gạo. Các nước xuất khẩu gạo lớn khác đều chú trọng đến chất lượng gạo
và xây dựng các thương hiệu gạo của mình. Thái Lan nổi tiếng với gạo thơm gạo tám, gạo
lài thơm (jasmine). Ấn Độ và Pakistan nổi tiếng với gạo Basmati. Nhiều nước nhập khẩu
gạo, nhất là các nước châu Âu, rất thích gạo thơm và gạo Phka Romdoul của Campuchia.
Chính vì vậy, nâng cao chất lượng gạo sẽ giúp Việt Nam nâng cao được khả năng cạnh tranh
trên thị trường thế giới. Để làm được việc đó, Việt Nam cần phát triển các loại gạo mới có

6
chất lượng, có giá trị gia tăng cao, xây dựng và đăng ký bảo hộ các thương hiệu gạo có chất
lượng. Việc này đòi hỏi việc đẩy mạnh hơn nữa liên kết “4 nhà” (Nhà khoa học - Doanh
nghiệp - Người nông dân - Nhà nước) trong ngành lúa gạo.
Các doanh nghiệp cần phát huy vai trò trong việc đầu tư cho các dự án nghiên cứu của
các nhà khoa học, xây dựng vùng nguyên liệu, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong
khâu chế biến, bảo quản lúa gạo. Sự hỗ trợ của các doanh nghiệp về vốn và chính sách bao
tiêu gạo đầu ra hấp dẫn dựa trên nền tảng chia sẻ lợi ích sẽ giúp cho người nông dân yên tâm
sản xuất.
Người nông dân Việt Nam cần thay đổi tập quán sản xuất truyền thống của mình, tuân thủ
theo quy trình sản xuất được các nhà khoa học hướng dẫn từ khâu làm đất, chọn giống, gieo
hạt, chăm sóc đến thu hoạch và chế biến, bảo quản để có thể cung ứng cho các doanh nghiệp
xuất khẩu gạo những sản phẩm có chất lượng, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn như dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật…  
Nhà nước cần phát huy vai trò chủ đạo trong phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo của
Việt Nam. Nhà nước cần ban hành những chính sách khuyến khích sản xuất lúa gạo gắn với
tín hiệu của thị trường, nâng cao chất lượng gạo theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn ngày
càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu. Chính phủ cần có chiến lược quy hoạch các
vùng nguyên liệu tiềm năng, những chính sách hỗ trợ vốn thuận lợi cho người nông dân và
các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo cũng như những chính sách khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư vào ngành lúa gạo.
Do đó, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế điều hành xuất khẩu và quản lý hoạt động kinh
doanh xuất khẩu gạo, tạo thuận lợi cho thương nhân tham gia xuất khẩu gạo. Ngoài việc Nhà
nước đàm phán mở cửa và phát triển thị trường thông qua các hiệp định thương mại tự do
với các nước và khu vực trên thế giới, các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hiểu những
quy định trong các hiệp định đó để có thể tận dụng được tối đa các ưu đãi theo hiệp định;
nghiên cứu thị trường nhập khẩu để nắm rõ yêu cầu của nước nhập khẩu đối với sản phẩm
gạo. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần tích cực trong các hoạt động
xúc tiến thương mại thông qua việc tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm trên website của
doanh nghiệp, tham gia các hội chợ, triển lãm, thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài,

7
tham gia các sàn giao dịch nông sản… để người tiêu dùng nước ngoài có nhiều cơ hội biết
đến gạo Việt Nam hơn.
Việc áp dụng hạn ngạch có thể làm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nhưng chúng
ta có thể áp dụng chính sách: Hạn ngạch thuế quan xuất khẩu gạo. Điều này vừa đảm báo
được số lượng gạo xuất khẩu không thể vượt quá mức cho phép để đảm bảo an ninh quốc
gia, vừa giúp chính phủ thu được một nguồn thu.

You might also like