You are on page 1of 8

2.

4 Tác động của xung đột Nga - Ukraine đến xuất nhập khẩu Việt Nam
Cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế và hệ
thống tài chính toàn cầu. Việt Nam, đặc biệt trong hoạt động xuất - nhập khẩu, bị tổn
hại lâu dài do độ mở kinh tế cao. Sự khó khăn này đẩy giá hàng hóa lên, góp phần làm
tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI vào cuối năm 2022.

Nguồn: Nhóm tác giả tự thống kê từ số liệu của Tổng cục thống kê

2.4.1 Tác động đến nhập khẩu:

Việt Nam nhập khẩu từ Nga và Ukraine các mặt hàng quan trọng như phân bón,
nguyên liệu nông nghiệp, sản phẩm gỗ, dầu mỏ, chất bán dẫn và xăng dầu.

Trong năm 2021, kim ngạch nhập khẩu từ Nga đạt 2,3 tỷ USD (tăng 14,9% so
với 2020), và từ Ukraine đạt 375,8 triệu USD (tăng 94,2% so với 2020). Tuy nhiên,
năm 2022, kim ngạch nhập khẩu từ cả Nga và Ukraine đã giảm so với 2020 và 2021,
với 1994.9 triệu USD từ Nga (giảm 14,59% so với năm 2021 và 0,4% so với năm
2020) và 178,6 triệu USD từ Ukraine (giảm 51,64% so với năm 2021 và 7,7% so với
năm 2020).
Hình: Trị giá nhập khẩu hàng hoá từ Nga và Ukraine giai đoạn 2020 - 2022

USD/Tấn

2500

2000

1500

1000

500

0
2020 2021 2022
Năm
Liên Bang Nga Ukraine

Nguồn: Tổng cục thống kê

Với mặt hàng phân bón, Nga trước đây là nguồn cung cấp phân bón lớn nhất
thế giới, và phân bón NPK của họ phù hợp với cây trồng và khí hậu ở Việt Nam, là lựa
chọn ưa thích của nông dân để tăng năng suất và sản lượng cây trồng.

Hình: Thị phần các thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam
năm 2020 (nghìn tấn)

1135
Trung Quốc đại lục
1588
Nga
Israel
Belarus
Canada
156
Hàn Quốc
185
Các nước khác
194
190 385

Nguồn: Trang tin tức TTXVN

Năm 2022, phân bón nhập khẩu từ Nga chiếm 11,9% tổng kim ngạch của Việt
Nam cho nhóm hàng này. Tăng trưởng kim ngạch chủ yếu đến từ việc Nga tăng giá
phân bón, dù lượng nhập khẩu giảm từ 386,193 tấn và 143,57 triệu đô la Mỹ vào năm
2021 xuống còn 281,645 tấn và 196,54 triệu đô la Mỹ vào năm 2022.
Với loại hàng hoá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, Năm 2021,
Việt Nam nhập khẩu lúa mì và ngô từ Nga và Ukraine để sản xuất nông nghiệp, bao
gồm khoảng 1 triệu tấn lúa mì (chiếm 20% tổng nhập khẩu lúa mì) và ngô làm thức ăn
chăn nuôi (chiếm 3% tổng nhập khẩu ngô). Xung đột giữa hai nước đã làm tăng giá lúa
mì, và trong năm 2022, lượng lúa mì nhập khẩu từ Ukraine giảm đến 55,84% so với
năm 2021.

Với mặt hàng các sản phẩm gỗ, Việt Nam nhập khẩu loại gỗ đặc chủng từ Nga
trị giá 55 triệu USD, dùng cho sản phẩm đặc thù. Khi nguồn cung cấp bị cắt, Việt Nam
phải cạnh tranh với các công ty từ Mỹ và châu Âu để tìm nguồn cung thay thế.

Với loại hàng hoá chất bán dẫn, Nga và Ukraine đóng vai trò quan trọng trong
chuỗi giá trị công nghiệp, với Nga sản xuất chủ yếu palladium và rhodium, và Ukraine
cung cấp chất bán dẫn Neon. Ngắt quãng cung cấp các nguyên liệu này có thể gây hại
đến ngành sản xuất ô tô, đặc biệt khi ngành này đang phục hồi sau tình trạng thiếu hụt
chất bán dẫn.

Với mặt hàng dầu mỏ, Nga, là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ ba trên thế giới,
cuộc xung đột Nga - Ukraine và các biện pháp cấm vận đã làm tăng giá xăng dầu toàn
cầu, ảnh hưởng đến nền kinh tế của EU và Mỹ. EU và Mỹ là đối tác thương mại quan
trọng của Việt Nam, gây ảnh hưởng gián tiếp đến việc nhập khẩu của Việt Nam. Ngoài
ra, sự khan hiếm nguồn cung Ure tại châu Âu cũng đã gây tác động gián tiếp đến việc
nhập khẩu của Việt Nam do nhiều nhà máy ngừng hoặc giảm sản xuất vì giá khí đốt
tăng.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, giá nhập khẩu xăng dầu tăng 43,66%
theo giá xăng dầu trên thế giới; giá nhập khẩu phân bón tăng 33,27%; giá nhập khẩu
sắt, thép tăng 20,92%; giá nhập khẩu lúa mì tăng 27%; giá nhập khẩu thức ăn gia súc
và nguyên liệu tăng 25,02% do giá các nguyên liệu đầu vào như lúa mì, ngô, nhiên
liệu... tăng cao theo giá thế giới.
Hình: Giá nhập khẩu một số mặt hàng tiêu biểu trên thế giới năm 2022

USD/Tấn
1200

1000

800

600

400

200

0
Giá nhập khẩu Giá nhập khẩu Giá nhập khẩu sắt, Giá nhập khẩu lúa Giá nhập thức ăn
xăng dầu phân bón thép mỳ gia súc và nguyên
liệu

2020 2021 2022

Nguồn: Nhóm tác giả tự thống kê từ số liệu Tổng cục Thống kê

3.4.2 Tác động đến xuất khẩu:

Cùng với độ mở cửa lớn và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, Việt
Nam không tránh khỏi những hậu quả trực tiếp và gián tiếp từ cuộc xung đột giữa Nga
và Ukraine trong lĩnh vực xuất khẩu.

3.4.2.1 Tác động trực tiếp

Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã gây ra những ảnh hưởng cả trong ngắn và dài
hạn, dẫn đến đe dọa thiếu hụt, đứt gãy các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng của Việt
Nam.

Xung đột Nga - Ukraine có tác động đáng kể đến chuỗi sản xuất và cung ứng
của Việt Nam, gây ra nguy cơ thiếu hụt và đứt gãy trong cả ngắn hạn và dài hạn. Cuộc
xung đột này đã là một trong những nguyên nhân chính làm tăng giá nhiên liệu một số
mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng như khí đốt – dầu mỏ,
lúa mì, nhôm, nikel, ngô,… ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nga 3 nhóm hàng: điện thoại và
linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may, chiếm khoảng
57% kim ngạch xuất khẩu. Các sản phẩm nông sản và thủy sản chiếm 15,8% tổng kim
ngạch xuất khẩu, có thể bị ảnh hưởng dù Nga không phải thị trường quan trọng cho
mặt hàng này. Khủng hoảng Nga - Ukraine và cấm vận làm chậm quá trình giao nhận
hàng hóa, tăng chi phí vận chuyển và giá cả, và đồng Ruble giảm giá ảnh hưởng đến
thu nhập và ngoại hối của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga năm 2022 giảm đột ngột xuống
1,55 tỷ USD, giảm 51,4% so với năm 2021. Nguyên nhân chính là do Nga phải chịu
biện pháp trừng phạt từ tháng 2/2022, đặc biệt ảnh hưởng đến mặt hàng công nghệ
điện tử, máy tính giảm 77%, điện thoại giảm 74%, dệt may giảm 43%, giày dép giảm
57%,… so với năm 2021. Mặt hàng cà phê thậm chí tăng 44% so với năm trước,
nhưng trong tháng 12/2022 đã giảm 6,8%.

Sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ ngày 24/02/2022, kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam đến Nga giảm mạnh. Tháng 3 năm 2022, kim ngạch xuất khẩu
giảm 74% so với tháng 2 và 86% so với tháng 1, tổng thiệt hại gần 280 triệu đô la Mỹ.
Các mặt hàng như giày dép, chè, và điện thoại tiếp tục giảm.

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã tác động mạnh đến thị trường cá ngừ
toàn cầu, bao gồm Việt Nam. Nga và Ukraine trước đây là hai trong 20 thị trường hàng
đầu nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam. Tuy nhiên, xung đột đã làm đứt gãy chuỗi cung
ứng và đưa ra thách thức cho các doanh nghiệp phải tìm cách xử lý hàng tồn hoặc tìm
thị trường xuất khẩu khác.

Thị trường Nga (là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 13 của Việt Nam) đã
thấy sự tăng đáng kể trong giá trị xuất khẩu cá ngừ từ 364 nghìn USD năm 2012 lên
hơn 14 triệu USD năm 2021, tăng gấp hơn 39 lần. Tại thị trường Ukraine (là thị trường
nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 19 của Việt Nam), giá trị xuất khẩu cá ngừ tăng gấp 58 lần
trong 10 năm từ 115 nghìn USD năm 2012 lên 6,8 triệu USD năm 2021 và tăng 106%
trong năm 2021 so với năm 2020, chiếm tỷ trọng 1% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của
Việt Nam.

Hình: Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nga và Ukraine giai đoạn 2017 – 2021
(Triệu USD)

14.31

11.14
10.22
8.74 9.05

6.77

3.28
2.5
1.6
0.64

2017 2018 2019 2020 2021 Năm

Nga Ukraine
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Các mặt hàng xuất khẩu sang Nga có kim ngạch giảm mạnh trong 7 tháng đầu năm
2022 so với cùng kỳ 2021 được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng: Kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2022 so với năm 2021

7 tháng đầu 7 tháng đầu


Mặt hàng năm 2021 năm 2022
(USD) (USD)
Hàng thuỷ sản 102.474.575 77.601.374

Hàng rau quả 47.751.523 30.692.840

Hạt điều 31.062.263 15.951.925

Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù 15.579.919 5.634.373

Hàng dệt, may 227.586.250 130.483.393

Giày dép các loại 96.625.514 41.963.847

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 289.965.323 67.320.793

Điện thoại các loại và linh kiện 566.400.179 149.222.726

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 107.570.490 85.278.124

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận 10.177.812 7.034.827


Nguồn: Báo Công thương

Ukraine là thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn thứ 54 và nguồn nhập khẩu lớn thứ 43
của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu từ Việt Nam sang Ukraine bị ảnh
hưởng nghiêm trọng khi kim ngạch tháng 3/2022 giảm 89% so với tháng trước và 96%
so với tháng 1/2022 và tháng 3/2021, tương đương mất khoảng 30 triệu đô la Mỹ. Các
mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Ukraine bao gồm điện thoại, thuỷ sản, máy vi
tính. Nếu cuộc nội chiến kéo dài, thương mại giữa Việt Nam và Ukraine sẽ khó có thể
tăng trưởng trong vài năm tới.

Hình: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Ukraine năm 2021 - 2022
Triệu USD
40
33 34 33
35 32 31 31 32
29 28 28
30
24 23
25
19
20
15 13

10
5 1.36 1.15
0
Th1/ Th2/ Th3/ Th4/ Th5/ Th6/ Th7/ Th8/ Th9/ Th10 Th11 Th12 Th1/ Th2/ Th3/ Th4/
21 21 21 21 21 21 21 21 21 /21 /21 /21 22 22 22 22

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Chuyên gia dự đoán rằng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga cũng như
Ukraine sẽ gặp khó khăn trong tương lai, ngay cả khi cuộc xung đột kết thúc. Sự phục
hồi có thể mất thời gian do tác động của các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và sự
giảm sút trong nhu cầu tiêu dùng. Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam, Nga và Ukraine vẫn là những thị trường tiềm năng đáng quan
tâm.

3.4.2.2 Tác động gián tiếp:

Đối với ngành đánh bắt thuỷ hải sản, Nga chỉ chiếm 2% xuất khẩu thuỷ sản
của Việt Nam và Ukraine chiếm 0.3%. Sự sụt giảm doanh số ở hai thị trường này
không đáng kể. Tuy nhiên, cuộc xung đột đã tác động gián tiếp lên doanh nghiệp ở
Việt Nam bằng cách làm tăng giá dầu và xăng, làm tăng chi phí sản xuất và xuất khẩu.
Kết quả, nhiều ngư dân đã cập bờ, bán thuyền hoặc thậm chí bỏ nghề.

Đối với mặt hàng xăng dầu, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu từ Nga và Ukraine,
mặc dù quy mô không lớn nhưng xung đột đã gây mâu thuẫn và làm tăng giá xăng
dầu. Điều này đã dẫn đến việc tăng giá xăng RON 95 đầu tháng 3/2021 lên tiệm cận
mức 27.000 đồng/lít, cao nhất kể từ năm 2005 đến nay.
Hình: Giá xăng từ ngày 10/12/2021 đến 01/3/2022

30
25.532 26.077
23.595 24.571
25 22.551 23.159 26.287 26.834
22.082 25.322
23.876 24.361
22.801 23.295
20

15

10
ES RON 92 RON 95
5

0
10/12/21 25/12/21 11/01/22 21/01/22 11/02/22 21/02/22 01/03/22

Nguồn: Tạp chí ngân hàng

Việt Nam thâm hụt thương mại khoảng 6 tỷ USD với các sản phẩm xăng dầu
gần đây do sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột giữa Nga và Ukraine.
Tuy nhiên, giá dầu thô đã tăng mạnh sau xung đột, làm tăng thu nhập cho ngành dầu
khí Việt Nam và đóng góp vào ngân sách.

Điều đáng quan tâm tiếp theo là Nga và Ukraine cung cấp nguyên liệu quan
trọng cho sản xuất thiết bị điện tử. Mặc dù Việt Nam không nhập khẩu trực tiếp từ họ,
nhưng từ các đối tác chính như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Các quốc gia này có
thể chịu áp lực từ biện pháp trừng phạt với Nga, và điều này có thể ảnh hưởng đến
chuỗi cung ứng của Việt Nam trong ngành điện tử.

You might also like