You are on page 1of 3

Phân tích tác động của Covid 19 đến các thị trường nhập khẩu Việt Nam

Mô tả những thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam trong 5 năm qua
Từ khi đại dịch Covid 19 bắt đầu bùng phát ở nước ta, nền kinh tế của nước nhà đã bị ảnh
hưởng đáng kể, đặc biệt nhất là hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có những biến động
không ngừng.
Năm 2021, dịch Covid 19 tiếp tục diễn biến phức tạp , biến chủng Delta với tốc độ lây lan
nhanh đã tác động nặng nề đến các trung tâm sản xuất hàng hóa lớn của cả nước khiến các doanh
nghiệp phải dừng sản xuất hoặc tổ chức sản xuất tại chỗ làm ảnh hưởng đến nguồn hàng xuất
khẩu. Chi phí vận tải kho bãi tiếp tục ở mức cao, tình trạng thiếu hụt vỏ container vẫn chưa đáp
ứng nhu cầu. Giá cả nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới ở mức cao (như xăng dầu, sắt
thép, nhựa, phân bón, thức ăn chăn nuôi...) đã ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và xuất khẩu.
Tuy nhiên tại thời điểm này, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có sự tăng trưởng
ngoạn mục, trở thành điểm sáng của nền kinh tế, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng
đầu về thương mại quốc tế. Tiêu biểu tổng giá trị nhập khẩu tăng 26,5% so với kì năm trước.
Trong vòng 5 năm vừa qua gắn liền với đại dịch Covid các thị trường nhập khẩu chủ yếu của
Việt Nam dường như không có sự thay đổi nhiều. Chủ yếu vẫn là các “gương mặt” thân quen
như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ lần lượt đạt vị trí top đầu
+) Trung Quốc luôn là vị trí dẫn đầu về các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu.
+) Thứ hai là Hàn Quốc.
+) dẫn vị trí thứ ba và thứ tư là Nhật Bản và Mỹ
Ngoài ra top 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất ở Việt Nam còn có Thái Lan, Úc, Indonesia,
Malaysia và Ấn Độ. Đây đều là quốc gia có thị trường xuất nhập khẩu nổi tiếng, chiếm ưu thế
trên thị trường toàn cầu. Những thị trường tiêu biểu này đều có vị trí thuận lợi, dễ dàng di chuyển
hàng hóa, đồng thời bên cạnh đó có thể nói những mặt hàng nhập khẩu xuất phát từ các quốc gia
nêu trên xét về mặt chất lượng luôn chiếm vị trí hàng đầu so với các quốc gia khác trên thế giới.
Vì những lí do đó, Việt Nam đã hợp tác rất chặt chẽ với các quốc gia này trên thị trường nhập
khẩu xuyên suốt bề dày lịch sử kể cả khi đại dịch Covid 19 bùng phát, nền kinh tế nước nhà phải
chịu ảnh hưởng không ít.
Để chỉ ra cụ thể và chi tiết hơn, nhằm khẳng định mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch toàn
cầu này, song thị trường nhập khẩu tại Việt Nam cho đến nay vẫn có những bước nhảy phát triển
lớn mạnh, ta sẽ đến với tình hình nhập khẩu của nước ta năm 2022.
Nhập khẩu hàng hóa trong tháng 5/2022 là 32,62 tỷ USD, tăng nhẹ 0,5% về số tương đối và
tăng 148 triệu USD về số tuyệt đối so với tháng trước. Trong đó có một số nhóm hàng tăng như:
sắt thép các loại tăng 367 triệu USD, ngô tăng 211 triệu USD, thức ăn gia súc & nguyên liệu tăng
211 triệu USD…
Bên cạnh đó có một số nhóm hàng giảm như: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện
giảm 593 triệu USD; dầu thô giảm 449 triệu USD; điện thoại các loại & linh kiện giảm 378 triệu
USD... so với tháng trước.
Tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 5 tháng/2022 đạt 152,86 tỷ USD, tăng
15,3%, tương ứng tăng 20,26 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tăng mạnh nhất ở các
nhóm hàng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 8,25 tỷ USD; xăng dầu các loại
tăng 2,32 tỷ USD; than đá tăng 1,68 tỷ USD; điện thoại các loại & linh kiện tăng 1,24 tỷ USD…
***Một số nhóm hàng nhập khẩu chính
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trị giá nhập khẩu trong tháng là 6,95 tỷ USD, giảm
7,9% so với tháng trước. Tính chung, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng/2022 đạt
36,25 tỷ USD, tăng 29,5%, tương ứng tăng 8,25 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
 Trong  5 tháng/2022, nhập khẩu nhóm hàng này từ thị trường Hàn Quốc là 10,53 tỷ USD, tăng
mạnh 44%; từ Trung Quốc là 10,36 tỷ USD, tăng 29,2%; từ Đài Loan với 4,98 tỷ USD, tăng
35,5%; từ Nhật Bản với 2,89 tỷ USD, tăng 39,8%… so với cùng kỳ năm 2021.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: trị giá nhập khẩu trong tháng đạt 3,98 tỷ USD, tăng
4,6% so với tháng trước. Qua đó, đưa trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này trong 5 tháng/2022
lên 18,35 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 5
tháng/2022 với trị giá là 9,56 tỷ USD, giảm 1,5%; tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc với 2,87
tỷ USD, bằng với cùng kỳ năm trước%; Nhật Bản với 1,72 tỷ USD, giảm 6,9%… so với cùng kỳ
năm trước.
Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải
các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy): Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng
5/2022 là 2,86 tỷ USD, tăng 8,8% (tương ứng tăng 231 triệu USD) so với tháng trước.
Tính chung, lũy kế trong 5 tháng/2022, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt
may da giày đạt 12,31 tỷ USD, tăng 11,3% (tương ứng tăng 1,25 tỷ USD) so với cùng kỳ năm
trước. Trong đó, vải các loại đạt 6,65 tỷ USD, tăng 9,9%; nguyên phụ liệu dệt may da giày đạt
2,94 tỷ USD, tăng 6,8%; bông các loại đạt 1,56 tỷ USD, tăng 19,9%; xơ sợi dệt các loại đạt 1,16
tỷ USD, tăng 5,7%.
Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may da giày nhập khẩu vào Việt Nam trong
5 tháng/2022 chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm tỷ trọng tới 52%, với 6,43 tỷ USD, tăng
14,1% so với cùng kỳ năm trước.
Điện thoại các loại và linh kiện: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,47 tỷ USD, giảm
20,5% so với tháng trước. Tính trong 5 tháng/2022, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 8,85 tỷ
USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2021.
          Trong 5 tháng/2022, Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện
thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 8,06 tỷ USD, chiếm 91% tổng trị giá
nhập khẩu của nhóm hàng này. Trong đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 4,36 tỷ USD, tăng mạnh
35,7%; nhập khẩu từ Trung Quốc là gần 3,7 tỷ USD, tăng nhẹ 0,9%… so với cùng kỳ năm trước.
Ô tô nguyên chiếc các loại: Trong tháng, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam đạt
13.905 chiếc, chỉ tăng 5% so với tháng trước. Tuy nhiên, trong 5 tháng/2022, Việt Nam nhập
khẩu 50.836 ô tô nguyên chiếc các loại, giảm mạnh 22,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,
lượng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu về Việt Nam đạt 39.369 chiếc, chiếm tới 77% tổng
lượng ô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam và giảm 9,9% so với cùng kỳ năm trước.
Ô tô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam trong 5 tháng/2022 chủ yếu có xuất xứ từ Thái
Lan, Inđônêxia và Trung Quốc. Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan là 22.614 chiếc, giảm 31,9%;
Inđônêxia với 15.008 chiếc, giảm 18,2%; Trung Quốc với 8.698 chiếc, giảm 6,9% so với cùng
kỳ năm trước.
Xăng dầu các loại: trong tháng 5/2022, lượng nhập khẩu xăng dầu là 767 nghìn tấn với trị giá là
890 triệu USD, giảm 2,9% về lượng và tăng 3,5% về trị giá so với tháng trước.
Lũy kế 5 tháng/2022, Việt Nam đã nhập khẩu 4,19 triệu tấn xăng dầu các loại, với trị giá là 4,2 tỷ
USD, tăng 17,8% về lượng và tăng 123,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước

You might also like