You are on page 1of 4

Những bước chuyển mình của Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Bắt đầu từ những năm 2000, giá trị xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu có sự gia tăng nhanh.
Cho đến năm 2010, Việt Nam đã vượt qua Philippines và trở thành quốc gia xếp hạng 5 trong
bảng xếp hạng giá trị xuất khẩu. Điều này được thể hiện rõ nét qua kim ngạch xuất khẩu và thị
trường xuất khẩu của Việt Nam.
1. Kim ngạch:
Kim ngạch xuất khẩu đều tăng lên cả về tốc độ và giá trị tuyệt đối. Tổng kim ngạch năm
2000 đạt 14.45 tỷ USD tăng 24% so với năm 1999, tức tăng 3.76 tỷ USD và gấp 1.8 lần tổng
kim ngạch đầu năm 1991 – năm đầu tiên thực hiện chiến lượt kinh tế 1991-2000; và bằng
51.83% tổng kim ngạch năm 1996 – năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000. Qua
những dữ liệu trên ta thấy ngành thương mại đạt kim ngạch xuất khẩu 14.45 tỷ USD là một
thành tựu đáng tự hào, góp phần đưa tốc độ tăng GDP năm 2000 lên 6.7%.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 15,1 tỷ USD, bằng 90.1% kế hoạch, tăng 4.5% so với
năm 2000, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra từ đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu là do tình
hình kinh tế thương mại thế giới có những biến động không thuận lợi nhất là những tháng
cuối năm giá giảm quá mạnh trên thị trường thế giới, đặt biệt là giá dầu thô.
Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu đạt 16.706 tỷ USD, tăng 11.2% so với năm 2001. Khác với
năm 2001, tốc độ tăng trưởng lũy kế trong năm 2002 có diễn biến tăng dần ( sau 3 tháng –
12%, 6 tháng -4.9%, 9 tháng +3.2%, 12 tháng +11.2%).
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2002 đạt khoảng 16.55 tỷ USD, bằng
93% kế hoạch cả năm và tăng 22.7% so với cùng kỳ năm 2002.
Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng tuy có tốc độ tăng thấp hơn so với kết quả của các tháng
đầu năm nhưng đã vượt khá xa so với mục tiêu bằng 7-8% đề ra cho cả năm 2003. Xuất khẩu
tăng một phần là nhờ được lợi về giá và quan trọng hơn là do tăng nhanh khối lượng xuất
khẩu. Số liệu thống kế cho thấy giá cả hàng hóa xuất khẩu tăng góp phần làm cho kim ngạch
xuất khẩu chung tăng hơn 700 triệu USD. Đồng thời, khối lượng hàng hóa tăng cũng giúp cho
kim ngạch chung tăng 2.3 tỷ USD.
Kết luận, kim ngạch xuất khẩu từ năm 2000 tới nay liên tục tăng trưởng với tốc độ cao,
một trong những yếu tố nồng cốt góp phần trong việc tăng trưởng trên chính là thị trường.
2. Thị trường:

( Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam số 166 – thứ 6 – 17/10/2003 – trang 6 – tác giả
Dương Ngọc)
Từ năm 2000 đến nay, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam có những bước tăng trưởng vượt
trội do thực hiện phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường xuất khẩu và đã có
quan hệ buôn bán với 200 nước và vùng lãnh thổ.
Trong các châu lục, Châu Á – một thị trường gắn với nhiều điểm tương đồng về thị hiếu,
nhu cầu, về chất lượng, chủng loại, mẫu mã – chiếm tỉ trọng cao nhất; Châu Âu vẫn duy trì được
tốc độ tăng trưởng tỉ trọng khá; Châu Mỹ đã vượt lên chiếm vị trí lớn thứ 2; Châu Đại Dương
vẫn là một thị trường lớn và Châu Phi bước đầu được mở mang, được coi là thị trường tiềm
năng.
Trong các nước và vùng lãnh thổ có 10 thị trường lớn nhất. Nhật Bản liên tục dẫn đầu,
chỉ nhường vị trí này cho Mỹ từ năm 2003; Mỹ vươn lên đứng đầu, khả năng năm 2003 sẽ đạt
trên dưới 4 tỷ USD; Trung Quốc – một thị trường rất gần, rất rộng lớn – duy trì ở vị trí thứ 3;
Australia đứng thứ 4; Singapo đứng thứ 5; Đài Loan đứng thứ 6; Đức đứng thứ 7; Anh đứng thứ
8; Hàn Quốc đứng thứ 9; Pháp đứng thứ 10.
Diễn biến thị trường trong một vài năm qua:
- Năm 2000: Việt Nam vẫn duy trì thị trường cũ đồng thời mở thêm nhiều thị trường
mới như Đông Á và Đông Nam Á tăng trưởng mạnh. Thị trường Châu Á chiếm trên
dưới 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó thị trường Nhật Bản và ASEAN
chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng hàng xuất khẩu sang Châu Âu tới nay đã đạt 23% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu. Đối với khu vực Bắc Mỹ mà chủ yếu là Mỹ, kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam cũng có bước tăng trưởng khá, chiếm trên 5% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu.
Hoạt động thương mại năm 2000 đã góp phần nâng tầm Việt Nam trên thế giới. Việc
kí hiệp định thương mại Việt – Mỹ tháng 7/2000 mở ra thời kì trong quan hệ buôn
bán với một cường quốc kinh tế mạnh. Hiệp đinh thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực
từ ngày 10/12/2001 vì vậy quan hệ thương mại giữa Việt và Mỹ bắt đầu phát triển.

Đồ thị thương mại song phương với Mỹ của Việt Nam tăng trưởng theo GDP bình
quân đầu người của Việt Nam. Ảnh: A.E
- Năm 2002: nổi bật là xuất khẩu vào Hoa Kỳ tăng mạnh, cả năm ước đạt 2.42 tỷ USD,
bằng hơn 2 lần so với năm 2001.
Xuất khẩu vào Hoa Kỳ tăng nhanh nhưng xuất khẩu sang Nhật Bản và ASEAN lại
giảm, xuất khẩu vào EU và Trung Quốc tăng chậm. Xuất khẩu vào Nhật Bản giảm 3%,
chủ yếu do giảm kim nghạch linh kiện vi tính và sự chuyển hướng xuất khẩu khác.
Xuất khẩu vào EU tăng 4.5% nhưng trong đó xuất khẩu hàng dệt may giảm 9% do
sức mua năm nay yếu, Trung Quốc lại được EU bãi bỏ hạn ngạch đối với một số Cat
hàng dệt may mà ta có hạn ngạch nên cạnh tranh gay gắt hơn.
- 10 tháng đầu năm 2003: kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng gấp đôi so với năm
2002, trong khi đó các thị trường khác cũng có chuyển biến tích cực. 20/40 thị
trường xuất khẩu chủ lực có tăng trưởng cao, thị trường đang dẫn đầu tốc độ tăng
trưởng là Bồ Đào Nha (105%), các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất là (43,5%),
Myanma (78,7%), Campuchia (52,8%), Thái Lan (41%). Tuy nhiên vẫn có 6/40 thị
trường giảm là Nga (25%), Ailen(20%), Đài Loan (13%), Lào (9%), Irac (59%).
Trong khi tập trung xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng mạnh thì ở các thị trường
truyền thống khác lại sụt giảm như Hàn Quốc, Đài Loan... đặt biệt là thị trường EU
giảm 31% so với cùng kỳ năm 2002, riêng mặt hàng dệt may 10 tháng đầu năm đạt
khoảng 2 tỷ USD chủ yếu do tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU khoảng trên 200
triệu USD và Nhật Bản khoảng 270 triệu USD, từ nay đến cuối năm 2003 có thể khó
thay đổi tình thế này.
Qua những thống kê trên, ta thấy yếu tố thị trường có nguyên nhân khác quan và chủ
quan, một mặt nếu không có thị trường Mỹ với kim ngạch xuất khẩu tăng thêm con số hơn 1 tỷ
USD so với năm 2002 thì cũng khó có tỷ lệ tăng trưởng xuất cao trong năm 2003; mặt khác nếu
không có sự chuẩn bị tốt thực hiện hiệp định thương mại Việt – Mỹ sẽ bỏ qua thời cơ khách
quan đem lại.

You might also like