You are on page 1of 12

Đào Lê Đức Thọ - 20107200397 – DHTM14A6HN

THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ KINH DOANH XNK

Nội dung 1: Thực hành nghiên cứu, đánh giá, tìm kiếm thị trường XNK
I. Thị trường xuất khẩu “Điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng
không dây khác” (mã HS: 851712)

1. Đánh giá tổng quát về thị trường 5 năm trở lại đây
1.1 Tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu:

2
Thống kê các chỉ số thương mại của sản phẩm

- Việt Nam chiếm 11,2% kim ngạch xuất khẩu của thế giới đối với sản phẩm
này, xếp hạng thứ 2 trên thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này của
Việt Nam trong năm 2021 là 33,620,821,000USD. Trong đó Mỹ, Ả Rập Xê Út,
Úc là những đối tác nhập của Việt Nam nhiều nhất với kim ngạch lần lượt là
9,1; 3,2 và 2,3 (tỷ USD)

3
- Khoảng cách trung bình của việc xuất khẩu (average distance of importing
countries) là 9553km. Đây là khoảng cách rất lớn, chỉ số này thể hiện sản phẩm
có thể xuất đến các thị trường có khoảng cách xa như Mỹ, Úc, Ả Rập Xê Út,….
- Mức độ tập trung xuất khẩu (the Export concentration) là 0,1. Chỉ số này thể
hiện thị trường xuất khẩu của Việt Nam rất đa dạng, không phụ thuộc vào 1 thị
trường.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2017-2021

- Do ảnh hưởng của dịch bệnh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tuy tăng
trưởng không ổn định nhưng luôn giữ ở mức cao trên 30 (tỷ USD) từ năm
2018-2021.

4
- Có thể thấy năm 2017 Ả Rập Xê Út là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam nhưng đã tụt lại vị trí thứ 2 vì tốc độ tăng trưởng không ổn định. Mỹ là
quốc gia có sản lượng nhập khẩu lớn nhất từ năm 2018 đến năm 2021 với tốc
độ tăng trưởng nhanh và ổn định

1.2 Đánh giá thị trường Hoa Kỳ

5
- Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện tại của Việt Nam là Hoa Kỳ với giá trị xuất
khẩu năm 2021 là 9,1(tỷ USD) chiếm 27,1% thị phần xuất khẩu sản phẩm của
Việt Nam. Mức tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu tại thị trường Hoa
Kỳ của Việt Nam trong 5 năm gần đây là 7%, riêng năm 2020-2021 là 8%. Hoa
Kỳ hiện là quốc gia nhập khẩu sản phẩm này nhiều nhất thế giới chiếm 19,1%
thị phần toàn cầu với mức tăng trưởng bình quân là 1%

6
- Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản là 5 quốc gia xuất khẩu
sản phẩm này nhiều nhất vào Hoa Kỳ với kim ngạch xuất khẩu lần lượt là :
48,8; 9,9; 2,1; 0,3; 0,16 (tỷ USD)
- Có thể thấy Việt Nam đứng thứ 2 về thị phần nhập khẩu tại Hoa Kỳ với 11,2%
thị phần, dẫn đầu là Trung Quốc với 49,2% thị phần. Nếu muốn xuất khẩu sản
phẩm sang Hoa Kỳ sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc.
2. Xác định mức thuế Hoa Kỳ đang áp dụng cho sản phẩm

- Đối với sản phẩm mã HS 851712 - Other telephones for cellular networks or for
other wireless of networks, other than smartphones của Việt Nam, Hoa Kỳ áp
dụng thuế MFN theo WTO là 0%.

- Có thể thấy mức thuế 0% được Hoa Kỳ áp dụng cho tất cả quốc gia xuất khẩu
mặt hàng này.

7
3. Xác định các rào cản thương mại và quy định nhập khẩu Hoa Kỳ đang áp
dụng

- Hiện tại Hoa Kỳ không áp dụng bất kỳ biện pháp phòng vệ thương mại nào đối
với sản phẩm này của Việt Nam

- Hiện tại chưa có thông tin về các thủ tục để Việt Nam cần đáp ứng khi nhập
khẩu mặt hàng này vào thị trường Hy Lạp.

II. Thị trường nhập khẩu ‘‘dầu nhẹ và các chế phẩm’’ (mã HS: 271012)
1. Đánh giá thị trường Việt Nam 5 năm trở lại đây

8
- Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm dầu nhẹ của Việt Nam chiếm 0,2% tổng kim
ngạch nhập khẩu của thế giới, xếp hạng thứ 58. Tổng kim ngạch nhập khẩu của
Việt Nam năm 2021 là 614,236,000 (USD).

- Khoảng cách trung bình từ nước xuất khẩu là 2328km, chỉ số này thể hiện
khoảng cách nhập khẩu của Việt Nam là khá xa. Mức độ tập trung thị trường là
9
0,38 chỉ số này thể hiện thị trường nhập khẩu của Việt Nam là đa dạng, không
phụ thuộc vào 1 thị trường.

Giá trị nhập khẩu của Việt Nam 2017-2021


- Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei là 5 quốc gia có thị phần
nhập khẩu vào Việt Nam lớn nhất với sản lượng năm 2021 lần lượt là 614 ;
319 ; 200 ; 42 ; 20 (triệu USD)

2. Xác định thuế xuất cho các quốc gia xuất khẩu dầu nhẹ sang Việt Nam

- Đối với Hàn Quốc Việt Nam áp dụng mức thuế quan ưu đãi là 8%

- Đối với Singapore được hưởng mức thuế quan ưu đãi là 8%

- Malaysia được hưởng mức thuế quan ưu đãi là 8% vì là thành viên ASEAN

10
- Thái Lan và Brunei được hưởng mức thuế quan tương tự vì là thành viên
ASEAN.
3. Rào cản thương mại và quy định nhập khẩu

- Hiện tại Việt Nam chưa áp dụng dụng bất kỳ rào cản thương mại nào cho mặt
hàng dầu nhẹ với cả 5 quốc gia trên.

11
- Để xuất khẩu được sang Việt Nam các quốc gia cần đáp ứng 22 thủ tục trong
đó có 4 thủ tục chung và 18 thủ tục riêng cho sản phẩm dầu nhẹ

12

You might also like