You are on page 1of 434

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

Câu hỏi trên lớp:


A1:
1) Brazil là chủ thế kinh tế quốc tế vì là nền kinh tế lớn trong top 20 thế giới S
(Chỉ cần là các nền kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ là được)
2) Nền kinh tế Hong Kong không là chủ thể KTQT vì Hong Kong phụ thuộc chính trị
S (Hong Kong là chủ thể KTQT)
(Hong Kong có đồng tiền riêng HKD; chính sách thương mại, tài khóa riêng; di
chuyển vốn, di chuyển lao động)
3) Hà Nội là chủ thể KTQT vì Hà Nội là thủ đô của Việt Nam S
(Hà Nội không phải 1 quốc gia độc lập mà đồng tiền, các chính sách KTĐN, thương
mại,... theo Việt Nam)
4) Sinh viên Đại học kinh tế - luật là chủ thể KTQT Đ
(Vì là các cá nhân, thể nhân)
A2:
1) TP. Hồ Chí Minh là chủ thể KTQT vì là thành phố lớn nhất Việt Nam S
(TP. Hồ Chí Minh không phải 1 quốc gia độc lập mà đồng tiền, các chính sách KTĐN,
thương mại,... theo Việt Nam)
2) Nước cộng hòa Dagestan (thuộc LB Nga) không là chủ thể KTQT vì không độc lập
trong chính sách kinh tế đối ngoại Đ
3) Nền kinh tế Đài Loan không là chủ thể KTQT vì Đài Loan chưa được công nhận là
quốc gia độc lập S (Đài Loan là chủ thể KTQT)
4) Tổ chức hải quan thế giới (WCO) không là chủ thể KTQT S
(Các tổ chức quốc tế chuyên ngành: Tổ chức thương mại thế giới WTO, Tổ chức du
lịch quốc tế, Tổ chức hải quan thế giới WCO, các hiệp hội ngành nghề…. là chủ thể
KTQT)
A3:
1) Nền kinh tế Lào là chủ thể KTQT vì Lào độc lập trong chính sách kinh tế đối ngoại
Đ
2) Hà Lan không là chủ thể KTQT vì là thành viên của EU (phụ thuộc chính sách
thương mại chung EU) và sử dụng đồng tiền chung EUR S
(Hà Lan là thành viên của EU và sử dụng EUR thì Đúng nhưng Hà Lan vẫn là chủ thể
KTQT)
3) Chi nhánh của Tập đoàn Hoa Sen tại Tiền Giang là chủ thể KTQT S
(Chi nhánh của doanh nghiệp không là chủ thể KTQT vì tuân theo các chính sách của
doanh nghiệp đó)
4) Tập đoàn Hòa Phát là chủ thể KTQT Đ
(Vì là pháp nhân)
A4:
1) Công ty con của Tập đoàn Hoa Sen không là chủ thể KTQT S
(Công ty con là pháp nhân độc lập)
2) Cty vệ sinh môi trường TP.HCM không là chủ thể KTQT vì là công ty 100% vốn
nhà nước S
3) Bang Texas không là chủ thể KTQT vì không có quyền tự quyết trong chính sách
kinh tế đối ngoại Đ
4) Công ty Sam Sung Việt Nam không là chủ thể KTQT vì phụ thuộc vào công ty mẹ
ở nước ngoài S
A5:
1) Công ty con của Viettel tại Lào là chủ thể KTQT Đ
(Công ty con là pháp nhân độc lập)
2) Trường đại học kinh tế TP.HCM là chủ thể KTQT Đ
3) Công ty Honda Việt Nam là chủ thể KTQT Đ
4) EU không là chủ thể KTQT vì là Liên kết KTQT chưa sử dụng đồng tiền chung
Euro cho tất cả các nước thành viên S
(Các liên kết kinh tế khu vực: một số LKKT khu vực có thể xem là chủ thể KTQT:
Liên minh Châu Âu - EU, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Thị trường
chung Nam Mỹ MERCOSUR, Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU)…)
B1:
1) Doanh nghiệp tư nhân không là chủ thể KTQT S
2) Công dân Lào là chủ thể KTQT Đ
3) Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (Công ty TNHH 1 thành viên
vốn nhà nước) là chủ thể KTQT Đ
4) ASEAN và IMF là chủ thể KTQT Đ
5) FTA ASEAN-Ấn Độ là chủ thể kinh tế quốc tế S
(FTA ASEAN-Ấn Độ không được xem là chủ thể KTQT)
B2:
1) Việt Nam có thể ký kết hiệp định tự do thương mại song phương với Anh Đ
(Vì Anh không còn là thành viên của EU)
2) ASEAN không thể ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương với các
quốc gia S
(Ký kết được)
3) Chính phủ Pháp có thể tăng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước S
(Pháp phải theo CSTM của EU)
4) Việt Nam có thể đàm phán hiệp định tự do thương mại song phương với Ấn Độ Đ
5) Chính phủ Hàn Quốc có thể tăng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước Đ
B3:
1) Chính quyền bang New York có thể ký kết hiệp định tự do thương mại với Canada
S (Phụ thuộc vào Mỹ)
2) Chính quyền thành phố Hà Nội có thể ký cam kết hỗ trợ xúc tiến đầu tư FDI với
Chính phủ Hàn Quốc Đ (cam kết hỗ trợ xúc tiến đầu tư FDI thì được).
3) Hong Kong có thể tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế Đ
4) Đà Nẵng, thành phố trực thuộc trung ương, có thể dành ưu đãi thuế quan nhập khẩu
cho doanh nghiệp đầu tư FDI vào các ngành công nghệ cao S
B4:
1) Dai-ichi Life Việt Nam (100% vốn FDI) mua trái phiếu Chính phủ Việt Nam, là
QHKTQT S
(QHKTQT là giữa 2 quốc gia khác nhau, DN FDI tại VN là pháp nhân VN)
2) VinFast mua lại hoạt động sản xuất và phân phối của GM (General Motors) tại Việt
Nam, là quan hệ kinh tế quốc tế (QHKTQT) Đ
3) Ngân hàng HSBC (100% vốn nước ngoài) tại Việt Nam cho Hoàng Anh Gia Lai
vay, là QHKTQT S
(HSBC tại VN là pháp nhân VN, đó là DN trong nước)
4) Vietcombank cung cấp dịch vụ thanh toán cho Honda Việt Nam, là QHKTQT S
(Vietcombank và Honda Việt Nam là các DN trong nước)
B5:
1) Doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản tại Việt Nam cung cấp linh kiện cho Samsung
Việt Nam, là QHKTQT S
(Đó là các DN trong nước)
2) Petrolimex tái xuất xăng tạm nhập sang Lào, là QHKTQT Đ
3) Viettel đầu tư sang Lào, là QHKTQT Đ
4) Vietcombank bán cổ phần cho ngân hàng Mizuho (Nhật Bản), là QHKTQT Đ
5) Tập đoàn Ford Motor và Toyota Motor hợp tác cùng nhau trong việc phát triển
động cơ hybrid mới, là quan hệ kinh tế quốc tế Đ
(Ford của Mỹ, Toyota của Nhật)
C1:
1) Công ty Gemadept nhập khẩu xe nâng từ Cty tại Nhật Bản là QHKTQT, có thể
thanh toán bằng USD. Đ
(Gemadept là DN VN nhập khẩu xe nâng từ NB)
2) Bridgestone Việt Nam bán vỏ xe cho Toyota Việt Nam không là QHKTQT, có thể
thanh toán bằng USD. S
(vế đấu đúng, vế sau sai)
3) Casumina bán vỏ xe cho Honda Malaysia là QHKTQT, có thể thanh toán bằng
USD Đ
(Casumina: Cao su miền Nam là 1 DN VN)
4) Tập đoàn Hòa Phát xuất khẩu bàn ghế cho doanh nghiệp Singapore là QHKTQT Đ
C2:
1) Cty tại Mỹ tư vấn cho doanh nghiệp FDI 100% vốn của Mỹ tại Việt Nam là
QHKTQT Đ
(doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là doanh nghiệp VN)
2) Doanh nghiệp FDI 100% vốn Nhật Bản tại Việt Nam tư vấn cho doanh nghiệp Việt
Nam về chiến lược kinh doanh trên thị trường Việt Nam, là QHKTQT S
(QHKTQT là giữa 2 quốc gia khác nhau, DN FDI tại VN là pháp nhân VN)
3) Khách du lịch Hàn Quốc tới Việt Nam là QHKTQT Đ
(Xuất khẩu DV du lịch quốc tế)
4) Tập đoàn Kido thành lập công ty liên doanh với công ty từ Mỹ, là QHKTQT Đ
(Kido là DN VN)
C3:
1) Thương mại điện tử dưới dạng “chuyên gia tư vấn trực tuyến” chịu ảnh hưởng đáng
kể từ khoảng cách xa S
2) Xuất khẩu hàng điện thoại di động từ Việt Nam sang Mỹ chịu tác động không đáng
kể từ khoảng cách địa lý (bối cảnh bình thường) Đ
(điện thoại di động không bị hư hỏng khi vận chuyển quãng đường xa trong bối cảnh
bình thường)
3) Xuất khẩu phần mềm của Việt Nam chịu tác động đáng kể từ khoảng cách địa lý S
4) Xuất khẩu trái cây thanh long của Việt Nam sang Mỹ chịu tác động không đáng kể
từ khoảng cách địa lý (bối cảnh bình thường) S
(thanh long là trái cây, dễ hỏng khi vận chuyển đi xa)
C4:
1) Trên thực tế Mỹ không thể trừng phạt kinh tế một nước thành viên WTO do mâu
thuẫn chính trị S (có thể).
2) Quan hệ kinh tế phát triển thúc đẩy quan hệ chính trị giữa 2 quốc gia Đ
3) Mâu thuẫn chính trị thường không ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế giữa 2 quốc gia S
(có ảnh hưởng).
4) Xuất nhập khẩu của Việt Nam với Iran có thể chịu tác động trực tiếp từ chính sách
của Mỹ với Iran Đ
C5:
1) Các nước kinh tế phi thị trường gặp ít khó khăn trong hội nhập kinh tế quốc tế S
(nhiều khó khăn)
2) Xuất khẩu tôn mạ của Việt Nam sang EU chịu tác động không đáng kể từ khoảng
cách địa lý Đ
(do VN xuất khẩu sang Úc, Mỹ, EU nhiều)
3) Các nước có nền kinh tế hướng ngoại hội nhập kinh tế quốc tế tốt hơn Đ
4) Toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ tới tất cả các quốc gia trên thế giới Đ
D1:
1) Giao dịch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ không chịu điều tiết của các luật, quy
định của Việt Nam S (có chịu điều tiết)
2) Giao dịch xuất khẩu của Malaysia sang Singapore chịu điều tiết của các điều ước,
thông lệ, luật quốc tế Đ
3) Giao dịch nhập khẩu của Ấn Độ từ Nhật Bản có chịu điều tiết của các luật, quy
định của Ấn Độ Đ
4) Giao dịch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Indonesia có thể điều tiết bởi các quy
định luật pháp của Singapore Đ
(có thể chuyển tải tại Singapore)
5) Khi ký kết hợp đồng phải tìm hiểu kỹ tất cả các quy định của các nước liên quan Đ
D2:
1) Một quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP), không bắt buộc phải ký kết và tham gia khi đàm phán kết
thúc Đ (nguyên tắc tự nguyện)
2) Xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam sang EU chịu tác động không đáng kể từ
khoảng cách địa lý Đ (có container đông lạnh)
3) Bình đẳng trong QHKTQT trên thực tế luôn được tuân thủ tốt S
4) Không can thiệp vào công việc nội bộ luôn được tuân thủ trên thực tế S
D3:
1) Hàn Quốc tuân thủ nguyên tắc ngang bằng dân tộc khi không áp dụng các loại
thuế VAT thấp hơn cho thép nội địa so với thép nhập khẩu S
(Nguyên tắc ĐỐI XỬ QUỐC GIA)
2) Bao bì hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải được phun khử trùng là vi phạm nguyên
tắc đối xử quốc gia (NT) S
(không vi phạm)
3) Canada tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia khi áp dụng các quy định như nhau
về nhãn mác, đóng gói, chất lượng… với quần áo nhập từ Ấn Độ, Lào và tất cả các
nước S
Nguyên tắc đối xử quốc gia: “Không phân biệt đối xử”
+ Thương mại: giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu (đã thông quan)
+ Đầu tư, dịch vụ: các nhà đầu tư, cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngoài
+ Bảo hộ sở hữu trí tuệ: tài sản sở hữu trí tuệ trong nước và nước ngoài
(Canada tuân thủ nguyên tắc MFN)
4) Lào không thể áp dụng thuế TTĐB xe hơi ưu đãi hơn cho các thành viên ASEAN Đ
5) Việt Nam có thể áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt xe hơi ưu đãi hơn cho các thành viên
ASEAN S (không thể)
6) Việt Nam có thể áp dụng thuế nhập khẩu xe hơi ưu đãi hơn cho các thành viên
ASEAN Đ
⇒ Giới hạn đối với hàng NK: thuế NK, Hạn ngạch NK (hạn chế SL), Các biện pháp
với hàng NK,... KHÔNG LIÊN QUAN đến NT
D4:
1) Là quốc gia phát triển, Nhật Bản bắt buộc phải dành ưu đãi GSP cho các nước
đang phát triển S
2) Việt Nam có thể dành ưu đãi thuế quan đặc biệt cho các nước nghèo Đ
3) Đề xuất của Bộ Công Thương không đánh thuế TTĐB đối với phần giá trị tạo ra
trong nước của ô tô là vi phạm nguyên tắc NT. (Nguyên tắc đối xử quốc gia) Đ
4) Một quốc gia nghèo chắc chắn sẽ nhận được ưu đãi GSP của EU dành cho giày
dép S
5) Mỹ có thể dừng ưu đãi GSP với tất cả các quốc gia Đ
D5:
1) Nếu quy định tiền thuê khách sạn với người nước ngoài cao hơn so với người Việt
Nam thì vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia S
(nguyên tắc NGANG BẰNG DÂN TỘC)
2) Mỹ và Hàn Quốc cắt giảm thuế quan trong hiệp định tự do thương mại song
phương, là thể hiện nguyên tắc đãi ngộ quốc gia S
(nguyên tắc TƯƠNG HỖ, tức là có đi có lại)
3) Điều kiện xuất xử hàng hóa khi hưởng GSP dễ dàng hơn so với khi hưởng thuế
thông thường (MFN) S (khắt khe hơn)
4) Chỉ số CGI nhằm đo lường xu hướng của thể chế, chính sách, những nhân tố tạo
thành năng lực sản xuất của nền kinh tế Đ
E1:
1) Lào tăng thuế nhập khẩu thuốc lá là vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc S
(không có sự PBĐX).
2) Việt Nam áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe máy từ 125cm3 tại Việt Nam là vi
phạm nguyên tắc đối xử quốc gia S
3) Trung Quốc tăng lệ phí tất cả thủ tục hải quan là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc
gia S
(không có sự PBĐX).
4) Ấn Độ tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia khi không áp dụng các quy định kỹ
thuật khắt khe hơn cho thép nhập khẩu so với thép nội địa Đ
E2:
1) Hàn Quốc tăng thuế VAT với rượu nhập khẩu từ Mỹ là vi phạm nguyên tắc đối xử
tối huệ quốc và đối xử quốc gia Đ
2) Lào tăng thuế TTĐB với xe máy phân khối lớn nhập khẩu từ Mỹ là vi phạm
nguyên tắc đối xử quốc gia Đ
3) Lào tăng thuế TTĐB với xe máy phân khối lớn nhập khẩu từ Mỹ là vi phạm
nguyên tắc tối huệ quốc Đ
4) Việt Nam không thu thuế VAT với hàng hóa xuất khẩu, thu thuế VAT với hàng hóa
nhập khẩu là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia S
(không có sự PBĐX đối với hàng hóa nhập khẩu giữa các quốc gia)
E3:
1) Việt Nam không thu thuế VAT với hàng hóa xuất khẩu, thu thuế VAT với hàng nhập
khẩu là vi phạm nguyên tắc MFN S
(không vi phạm)
2) Trái cây nhập khẩu cần có giấy phép nhập khẩu là vi phạm nguyên tắc NT S
(không vi phạm)
3) Việt Nam áp dụng hạn ngạch nhập khẩu một số hàng hóa từ Trung Quốc nhằm hạn
chế nhập siêu là vi phạm nguyên tắc NT S
(NT thì không vi phạm, MFN thì vi phạm)
4) Nhật Bản tăng thuế nhập khẩu một số hàng hóa nhằm hạn chế nhập siêu là vi phạm
nguyên tắc đối xử quốc gia S
5) Thịt gà nhập khẩu cần có giấy phép nhập khẩu là vi phạm nguyên tắc MFN S
E4:
1) Theo nguyên tắc MFN Lào sẽ nhận được tất cả ưu đãi GSP mà Nhật Bản dành cho
Cam pu chia S
(có thể Cam pu chia đủ điều kiện hưởng ưu đãi GSP từ Nhật Bản nhưng Lào thì
không)
2) Theo nguyên tắc MFN thì Indonesia được hưởng các ưu đãi mà các thành viên EU
dành cho nhau S
3) Theo nguyên tắc MFN thì ưu đãi mà Việt Nam dành cho các nước thành viên
ASEAN cũng phải dành cho các quốc gia khác S
4) Đề xuất của Bộ Công Thương không đánh thuế TTĐB đối với phần giá trị tạo ra
trong nước của ô tô là không vi phạm nguyên tắc MFN Đ
E5:
1) Một quốc gia có GNI bình quân đầu người khoảng 9500 USD có thể nhận ưu đãi
GSP Đ
2) Một quốc gia có GNI bình quân đầu người khoảng 39000 USD có thể nhận ưu đãi
GSP Đ
3) Chính sách GSP của Nhật Bản và Canada (các nước phát triển) là giống nhau S
(mỗi quốc gia có chính sách GSP khác nhau)
4) Việt Nam được hưởng GSP của Mỹ S
(Việt Nam không đáp ứng được các điều kiện về tình hình lao động nên không được
hưởng GSP của Mỹ)
F1:
1) Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong tổng số lao động có việc làm của Việt Nam còn
thấp nhưng có xu hướng cải thiện Đ
2) Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động Việt Nam bắt đầu xu hướng già hóa Đ
3) Tỷ lệ lao động/dân số của Việt Nam có xu hướng giảm Đ
4) Số lượng dân cư trong độ tuổi lao động của Việt Nam bắt đầu giảm Đ
E - Learning:
1.1
1. Sinh viên từ chối khi bạn hỏi bài bạn trong thi, kiểm tra, đề nghị bạn cung cấp bài
tập nhóm để sao chép... là tự rèn luyện, trau dồi phẩm chất Chính trực, trung thực,
trung thành, kỷ luật của bản thân mình, đồng thời giúp bạn của mình rèn luyện phẩm
chất Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật, đồng nghĩa mang lại lợi ích cho bản
thân mình và bạn mình Đ
2. Công ty Thoát nước đô thị TP. Hồ Chí Minh (100% vốn nhà nước) là chủ thể kinh
tế quốc tế Đ
3. Nếu trong trường đại học sinh viên luôn rèn luyện, trau dồi phẩm chất Chính trực,
trung thực, trung thành, kỷ luật mọi lúc, mọi nơi, trong mọi trường hợp, mọi hoàn
cảnh thì chắc chắn những phẩm chất này sẽ giúp họ thành công trong học tập, thành
công trong cuộc sống và công việc trong tương lai. Đ
4. Đài Loan (Vùng lãnh thổ) không là chủ thể KTQT S
(Đài Loan là chủ thể KTQT)
5. Viettel đầu tư sang Lào, là quan hệ kinh tế quốc tế Đ
(Viettel là Doanh nghiệp VN)
6. Tập đoàn Hòa Phát bán bàn ghế cho doanh nghiệp Malaysia là quan hệ kinh tế quốc
tế Đ (Hòa Phát là doanh nghiệp VN)
7. Công ty Yamaha Việt Nam không là chủ thể KTQT S
(công ty Yamaha Việt Nam là chủ thể KTQT)
8. Khách du lịch Việt Nam tới Thụy Sỹ trượt tuyết là quan hệ kinh tế quốc tế Đ
9. Ca sỹ Rihanna biểu diễn tại Việt Nam trong chương trình ca nhạc do Công ty biểu
diễn của Việt Nam tổ chức, là Quan hệ kinh tế quốc tế Đ
10. Sinh viên Việt Nam học tại Đại học Kinh tế TP. HCM là chủ thể kinh tế quốc tế
Đ
11. Thổ Nhĩ Kỳ có thể đàm phán hiệp định tự do thương mại với Việt Nam Đ
(Thổ Nhĩ Kỳ không là thành viên EU)
12. Sinh viên vì nể nang mà nhắc bài bạn trong thi, kiểm tra, cung cấp bài tập nhóm
cho bạn để sao chép... là hành động hủy hoại nhân cách của bạn mình, tự biến mình
thành người vô kỷ luật, gian dối, thỏa hiệp, tiếp tay cho điều vô đạo đức, hành vi vi
phạm pháp luật và cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đ
13. Tập đoàn Ford Motor và Toyota Motor hợp tác cùng nhau trong việc phát triển
động cơ hybrid mới, là quan hệ kinh tế quốc tế Đ
(Ford Motor của Mỹ, Toyota Motor của Nhật)
14. Ngân hàng HSBC Hong Kong cho Hoàng Anh Gia Lai vay, là quan hệ kinh tế
quốc tế Đ
(HSBC Hong Kong là DN của Hong Kong, HAGL là DN của Việt Nam)
15. Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) là chủ thể kinh tế quốc tế Đ
(Một số LKKT khu vực có thể xem là chủ thể KTQT: Liên minh Châu Âu - EU, Khu
vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Thị trường chung Nam Mỹ MERCOSUR, Liên
minh kinh tế Á - Âu (EAEU)…)
16. Ucraine, Ethiopia là chủ thể kinh tế quốc tế Đ
17. Việt Nam có thể đàm phán hiệp định tự do thương mại song phương với Ba Lan S
(Ba Lan là thành viên EU nên chính sách thương mại theo EU)
18. Nước cộng hòa Tatarstan (thuộc LB Nga) là chủ thể kinh tế quốc tế S
(Các chính sách thương mại phụ thuộc vào Nga)
19. Dai-ichi Life Việt Nam (100% vốn FDI) mua trái phiếu Chính Phủ Việt Nam, là
QHKTQT S
20. Môi trường đại học có thể xem là cơ hội cuối cùng để sinh viên rèn luyện phẩm
chất Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật vì nếu khi ở trường sinh viên không
thể rèn luyện, thể hiện các phẩm chất Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật, thì
trong môi trường công việc kinh doanh với áp lực lớn rất khó có thể rèn luyện, thể
hiện các phẩm chất trên và rất dễ dẫn tới vi phạm quy định của tổ chức, pháp luật, đạo
đức nghề nghiệp..., có thể dẫn tới tổn thất, thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, nhà nước,
xã hội. Đ
21. Petrolimex tái xuất xăng tạm nhập sang Lào, là Quan hệ kinh tế quốc tế Đ
(Petrolimex là DN của VN, tái xuất xăng tạm nhập sang Lào)
22. Casumina bán vỏ xe cho Honda Thailand là quan hệ kinh tế quốc tế, có thể thanh
toán bằng USD Đ
(Casumina - Công Ty Cổ Phần Công nghiệp Cao Su Miền Nam là DN của VN, Honda
Thailand là DN của Thái Lan)
23. Văn phòng đại diện Boeing tại Lào là chủ thể kinh tế quốc tế S
(Văn phòng đại diện Boeing phải tuân theo các chính sách của Boeing)
24. Nước cộng hòa Turkmenistan (tách ra từ Liên Xô cũ), Bang New York là chủ thể
kinh tế quốc tế S
(Nước cộng hòa Turkmenistan (tách ra từ Liên Xô cũ) LÀ chủ thể KTQT nhưng Bang
New York KHÔNG LÀ chủ thể KTQT)
25. Ma cao (thuộc Trung Quốc) không là chủ thể KTQT S
(Ma cao là chủ thể KTQT)
26. Ford (Mỹ) chia sẻ khung sườn một số chủng loại xe hơi với Mazda (Nhật Bản), là
quan hệ kinh tế quốc tế Đ
(Ford là DN Mỹ, Mazda là DN Nhật Bản)
27. ASEAN không thể ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương với Nepal
S
(ASEAN là chủ thể KTQT nên có thể ký kết các hiệp định tự do thương mại song
phương với Nepal)
28. Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (Công ty TNHH 1 thành viên
vốn nhà nước) là chủ thể KTQT Đ
29. Khu tự trị dân tộc Choang (Trung Quốc) là chủ thể kinh tế quốc tế S
(Khu tự trị dân tộc Choang (Trung Quốc) không là chủ thể KTQT)
30. Các nước kinh tế phi thị trường thường gặp nhiều khó khăn trong hội nhập kinh
tế quốc tế Đ
31. Bridgestone Việt Nam bán vỏ xe cho Toyota Việt Nam không là QHKTQT, có thể
thanh toán bằng USD S (Vế đầu đúng, vế sau sai)
32. Đà Nẵng, thành phố trực thuộc trung ương, có thể dành ưu đãi thuế quan nhập
khẩu cho doanh nghiệp đầu tư FDI vào các ngành công nghệ cao S
(Đà Nẵng phụ thuộc vào chính sách thương mại của VN)
33. FTA EU-Hàn Quốc là chủ thể kinh tế quốc tế S
34. Công ty TNHH 1 thành viên do sinh viên UEL thành lập, không là chủ thể kinh tế
quốc tế S
(Công ty đó là chủ thể kinh tế quốc tế)
35. Hong Kong có thể tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế Đ
(Hong Kong là 1 chủ thể KTQT)
36. Hải Phòng có thể đàm phán hiệp định tự do thương mại song phương với Angola
S
(Hải Phòng phụ thuộc vào chính sách thương mại của VN)
37. Các ca sỹ Hàn Quốc biểu diễn từ thiện tại Việt Nam, là quan hệ kinh tế quốc tế S
38. Doanh nghiệp tư nhân trong dịch vụ ăn uống là chủ thể kinh tế quốc tế Đ
39. Công ty Mỹ tư vấn cho doanh nghiệp Việt Nam về chiến lược kinh doanh trên thị
trường Việt Nam, là quan hệ kinh tế quốc tế Đ
40. Bao bì nhiều hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải được hun khử trùng, là không vi
phạm nguyên tắc NT Đ
41. Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật là những phẩm chất cần thiết, không
thể thiếu chỉ đối với nhân sự quản lý S
(không thể thiếu đối với tất cả mọi người)
42. Khi làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức nếu một nhân viên không có bản
lĩnh, phẩm chất Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật thì rất dễ nghe theo các chỉ
đạo, mệnh lệnh sai, vi phạm nội quy, pháp luật, có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng
cho tổ chức, cho xã hội... và nhân viên có thể phải chịu trách nhiệm nhiệm bồi thường
thiệt hại, có thể phải chịu trách nhiệm hình sự… Đ
43. Chính phủ Hàn Quốc có thể tăng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước Đ
(Hàn Quốc là chủ thể KTQT; có đồng tiền riêng, có thể tự đưa ra các chính sách
thương mại, tài khóa,...; tự do di chuyển vốn và lao động)
44. Đài Loan (vùng lãnh thổ) có thể tăng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong
nước Đ
(Đài Loan là chủ thể KTQT; có đồng tiền riêng, có thể tự đưa ra các chính sách
thương mại, tài khóa,...; tự do di chuyển vốn và lao động)
45. Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật có được thông qua rèn luyện, trau dồi
mọi lúc, mọi nơi, nhưng chỉ cần tập trung trong các hoạt động, sự kiện quan trọng, có
thể không tuân thủ trong các tình huống không quan trọng. S
(Cần tuân thủ mọi lúc, mọi nơi)
46. Ấn Độ và ASEAN đang thực hiện hiệp định tự do thương mại ASEAN-Ấn Độ,
Việt Nam và Ấn Độ có thể đàm phán và ký kết hiệp định tự do thương mại Việt
Nam-Ấn Độ Đ
(Việt Nam và Ấn Độ là các chủ thể KTQT; có đồng tiền riêng, có thể tự đưa ra các
chính sách thương mại, tài khóa,...; tự do di chuyển vốn và lao động)
47. Sinh viên nghiêm túc, không quay cóp trong thi, kiểm tra là thể hiện và rèn luyện
Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật Đ
48. Tập đoàn Kido thành lập công ty liên doanh với Ajinomoto từ Nhật Bản, là quan
hệ kinh tế quốc tế Đ
(Tập đoàn Kido là DN của VN, Ajinomoto là DN của Nhật Bản)
49. Ngân hàng Citibank Việt Nam cung cấp dịch vụ thanh toán cho Honda Việt Nam,
là quan hệ kinh tế quốc tế S
50. Công ty liên doanh của SamSung Việt Nam tại Việt Nam không là chủ thể kinh tế
quốc tế S
(CÔNG TY LIÊN DOANH là chủ thể kinh tế quốc tế)
51. Sinh viên khi hỏi bài bạn trong thi, kiểm tra, đề nghị bạn cung cấp bài tập nhóm để
sao chép... là tự hủy hoại phẩm chất Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật của
bản thân mình, đồng thời tạo sức ép, ngăn cản bạn của mình rèn luyện phẩm chất
Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật, đồng nghĩa là làm hại bản thân mình và
bạn mình Đ
52. Công ty Toyota (Nhật Bản) là chủ thể KTQT Đ
53. Sinh viên nghiêm túc, không nhắc bài, trao đổi... trong thi, kiểm tra; không đưa bài
tập nhóm... cho nhóm khác sao chép là thể hiện và rèn luyện Chính trực, trung thực,
trung thành, kỷ luật Đ
54. Chi nhánh của Tập đoàn Hòa Phát là chủ thể KTQT S
(Chi nhánh của doanh nghiệp không là chủ thể KTQT vì tuân theo các chính sách của
doanh nghiệp đó)
55. Phần Lan, thành viên EU và sử dụng đồng tiền chung euro, không là là chủ thể
KTQT S
(Phần Lan dù là thành viên EU và sử dụng đồng tiền chung euro nhưng vẫn là chủ thể
KTQT)
56. Phòng kinh doanh của Tập đoàn Phú Tài là chủ thể kinh tế quốc tế S
(Phòng/Ban trong một doanh nghiệp không là chủ thể KTQT vì tuân theo các chính
sách của doanh nghiệp đó)
57. Vinamilk mua 65% cổ phần Đường Khánh Hòa là QHKTQT S
(Cả 2 DN đều là DN của VN)
58. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là chủ thể kinh tế quốc tế Đ
59. Công ty con của Tập đoàn Hoa Sen tại Lào là chủ thể kinh tế quốc tế Đ
(Công ty con là chủ thể KTQT)
60. ASEAN không thể ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương với EU S
(ASEAN và EU đều được xem là chủ thể KTQT)

1.2
Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness Index
4.0, 2019 edition)

Việt Nam:

Chỉ số cạnh tranh quốc gia GCI (Global Competitiveness Index) 2019: 67th

Institutions (Thể chế) 89th

Infrastructure (Cơ sở hạ tầng)77th

ICT adoption (Ứng dụng công nghệ thông tin) 41st

Market size (Quy mô thị trường) 26th

1. Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness
Index 4.0, 2019 edition) trụ cột cơ sở hạ tầng Việt Nam xếp hạng thấp hơn
Philippines S (VN 89th, PHI 96th)

2. Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness
Index 4.0, 2019 edition) Global Competitiveness Index 4.0 của Việt Nam thấp hơn so
với Thổ Nhĩ Kỳ Đ (VN 67th, TURKEY 61st)

3. Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness
Index 4.0, 2019 edition) trụ cột thể chế Việt Nam xếp hạng thấp Philippines Đ (VN
89th, PHI 87th)

4. Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness
Index 4.0, 2019 edition) trụ cột ứng dụng công nghệ thông tin Việt Nam xếp hạng cao
hơn Philippines Đ (VN 41st, PHI 88th)

5. Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness
Index 4.0, 2019 edition) Global Competitiveness Index 4.0 của Việt Nam thấp hơn so
với Kazakhstan Đ (VN 67th, Kazakhstan 55th)

6. Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness
Index 4.0, 2019 edition) Global Competitiveness Index 4.0 của Việt Nam cao hơn so
với Philippines S (VN 67th, Philippines 64th)
7. Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness
Index 4.0, 2019 edition) Global Competitiveness Index 4.0 của Việt Nam thấp hơn so
với Albania S (VN 67th, Albania 81st)
8. Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness
Index 4.0, 2019 edition) trụ cột quy mô thị trường Việt Nam xếp hạng thấp hơn
Philippines S (vn 26th, PHI 31st)

9. Trung Quốc tăng phí hải quan với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ là vi phạm nguyên
tắc tối huệ quốc Đ

10. Chính quyền thành phố Hà Nội có thể ký cam kết hỗ trợ xúc tiến đầu tư FDI với
Chính phủ Hàn Quốc Đ

11. Số lượng dân cư trong độ tuổi lao động của Việt Nam bắt đầu giảm Đ

12. Việt Nam tăng thuế TTĐB với xe máy phân khối lớn nhập khẩu từ Mỹ là không
vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia, nhưng vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc S (VP
CẢ HAI)

13. Việt Nam tăng thuế TTĐB với xe máy phân khối lớn nhập khẩu từ Mỹ là vi
phạm nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc tối huệ quốc Đ

14. Một số quốc gia thành viên ASEAN đã tham gia hiệp định Đối tác toàn diện và
tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các quốc gia thành viên ASEAN còn lại
phải tham gia hiệp định CPTPP trong vòng 15 năm từ ngày hiệp định có hiệu lực S

15. Không phân biệt đối xử giữa các quốc gia trong quan hệ thương mại là tuân thủ
nguyên tắc đối xử quốc gia S (nguyên tắc tối huệ quốc MFN)

16. Tỷ lệ lao động/dân số của Việt Nam có xu hướng tăng S (xu hướng giảm)

17. Một quốc gia nghèo chắc chắn sẽ nhận được ưu đãi GSP của EU dành cho quần
áo S (có thể QG đó không đủ điều kiện được ưu đãi GSP của EU)

18. Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động Việt Nam tiếp tục xu hướng trẻ hóa S
(già hóa)

19. Hoa Kỳ đã tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia khi không áp dụng các loại thuế
nội địa thấp hơn và biện pháp kỹ thuật ưu đãi hơn cho thịt gà chế biến trong nội địa
Hoa Kỳ so với thịt gà nhập khẩu Đ

20. Chính quyền bang New York có thể ký kết hiệp định tự do thương mại song
phương với Lào S (New York phụ thuộc vào CSTM của Mỹ)
21. Một quốc gia có GNI bình quân đầu người 9500 USD và một quốc gia khác có
GNI 39600 USD có thể nhận ưu đãi GSP Đ (thỏa điều kiện nhận là được)

22. Nhật Bản tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe máy phân khối lớn nhập khẩu từ Mỹ
là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia Đ

23. Việt Nam giảm thuế VAT cho thép sản xuất trong nước là vi phạm nguyên tắc
đối xử quốc gia Đ

24. Nguyên tắc ngang bằng dân tộc đòi hỏi công dân của các bên tham gia trong quan
hệ kinh tế quốc tế được hưởng tất cả mọi quyền lợi và nghĩa vụ như nhau S (trừ
quyền bầu cử, ứng cử, NVQS)

25. Lào tăng lệ phí tất cả thủ tục hải quan là vi phạm nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
S

26. Lào không thu thuế VAT với hàng hóa xuất khẩu, thu thuế VAT với hàng nhập khẩu, là
vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia S

27. Việt Nam có thể áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt xe hơi ưu đãi hơn cho các thành
viên ASEAN S

28. Việt Nam tăng lệ phí tất cả thủ tục hải quan là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc
gia S

29. Hoa Kỳ đã tuân thủ nguyên tắc MFN khi áp dụng cùng một mức thuế nhập khẩu
và các quy định về nhãn mác, đóng gói, yêu cầu về chất lượng,… cho thịt gà nhập từ
Việt Nam và Thái Lan và tất cả các nước Đ

30. Lào áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe máy trên 150 cm3 tại thị trường Lào là
vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc S

31. Việt Nam tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu tại thị trường Việt Nam là vi phạm
nguyên tắc đối xử quốc gia S

32. Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu một số hàng hóa nhằm hạn chế tiêu dùng là vi
phạm nguyên tắc tối huệ quốc S

33. Giao dịch xuất khẩu của Singapore sang Malaysia chịu điều tiết của các điều ước,
thông lệ, luật quốc tế Đ
34. Là quốc gia phát triển, Mỹ bắt buộc phải dành ưu đãi GSP cho các nước đang
phát triển S

35. Bình đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế trên thực tế luôn luôn được tuân thủ tốt S

36. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong tổng số lao động có việc làm của Việt Nam
còn thấp, có xu hướng cải thiện. Đ

37. Không can thiệp vào công việc nội bộ luôn luôn được tuân thủ tốt trên thực tế S

38. Giao dịch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Indonesia có thể điều tiết bởi các
quy định luật pháp của Singapore. Đ (có thể chuyển tải tại Singapore)

39. Giao dịch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ không chịu điều tiết của các luật, quy
định của Việt Nam S

40. Campuchia tăng thuế nhập khẩu thuốc lá để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng là vi
phạm nguyên tắc đối xử quốc gia S

41. Việt Nam tăng thuế nhập khẩu một số hàng hóa từ Trung Quốc nhằm hạn chế nhập
siêu là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia S

42. Số lượng dân cư trong độ tuổi lao động của Việt Nam bắt đầu giảm Đ

43. Ấn Độ có thể dành ưu đãi thuế quan đặc biệt cho các nước nghèo Đ

44. Trung Quốc tăng thuế VAT với thuốc lá nhập khẩu từ Brazil là vi phạm nguyên tắc
tối huệ quốc Đ

45. Theo nguyên tắc MFN, Việt Nam sẽ nhận được ưu đãi GSP mà Nhật Bản dành
cho Campuchia S
(Có thể VN không đủ điều kiện để nhận được ưu đãi GSP từ Nhật Bản như
Campuchia)

46. Trên thực tế Mỹ có thể trừng phạt kinh tế một nước thành viên WTO do mâu
thuẫn chính trị Đ

47. Nguyên tắc tương hỗ đòi hỏi các bên trong quan hệ kinh tế quốc tế dành cho nhau
những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng nhau, tức là quốc gia lớn, tiềm lực lớn sẽ
nhân nhượng nhiều hơn S
48. Theo nguyên tắc MFN, Việt Nam được hưởng các ưu đãi mà các thành viên EU
dành cho nhau S

49. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) nghĩa là dành cho quốc gia đối tác chế độ đối xử
ưu đãi hơn so với các quốc gia không được hưởng quy chế này S

50. Trong hiệp định tự do thương mại Việt Nam-Chi Lê 2 bên cắt giảm thuế quan
trong thương mại song phương. Điều này thể hiện nguyên tắc ngang bằng dân tộc. S

(nguyên tắc TƯƠNG HỖ, tức là “có đi có lại”)

51. Giao dịch nhập khẩu của của Ấn Độ từ Nhật Bản có chịu điều tiết của các luật,
quy định của Ấn Độ Đ

52. Nếu áp dụng tiền thuê khách sạn với người nước ngoài cao hơn so với người Việt
Nam thì vi phạm nguyên tắc tương hỗ S
(nguyên tắc NGANG BẰNG DÂN TỘC)

53. Xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang EU chịu tác động đáng kể từ khoảng cách
địa lý (điều kiện thông thường). Đ

54. Không phân biệt đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa trong nước là
tuân thủ nguyên tắc tối huệ quốc. S

(nguyên tắc ĐỐI XỬ QUỐC GIA - NT)

55. Việt Nam tăng thuế VAT với xe máy nhập khẩu từ Mỹ là vi phạm nguyên tắc đối
xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia Đ

56. Nhật Bản không thu thuế VAT với hàng hóa xuất khẩu, thu thuế VAT với hàng
nhập khẩu, là vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc. S

57. Xuất khẩu phần mềm của Việt Nam sang Mỹ chịu ảnh hưởng đáng kể từ khoảng
cách xa (trong hoàn cảnh thông thường). S

58. Không phân biệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngoài là tuân
thủ nguyên tắc đối xử quốc gia. Đ

59. Bao bì hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải được phun khử trùng là vi phạm nguyên
tắc NT. S
60. GSP của các nước là không giống nhau Đ

61. Không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là
tuân thủ nguyên tắc đối xử tối huệ quốc S (Nguyên tắc ĐỐI XỬ QUỐC GIA - NT)

CHƯƠNG 2: CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ


Câu hỏi trên lớp:
A01:
1) Các nước thuộc khu vực đồng euro (Eurozone) có thể sử dụng đồng tiền riêng của
mình S (chỉ sử dụng đồng Euro)
2) Các liên kết kinh tế quốc tế trên thực tế có trình độ phát triển liên kết nhìn chung
đồng đều S (không đồng đều)
3) Thực hiện chính sách tiền tệ chung là đặc tính của Liên minh kinh tế và Liên minh
tiền tệ S (Liên minh kinh tế KHÔNG THỰC HIỆN chính sách tiền tệ chung)
4) Tự do di chuyển lao động là đặc tính của Liên minh kinh tế và Thị trường chung Đ
(TTchung CÓ di chuyển vốn và lao động, Liên minh kinh tế cao hơn TT chung)
A02:
1) ASEAN có mức độ liên kết trong thương mại nội khối cao hơn Andean Community
Đ
2) Tự do di chuyển vốn là đặc tính của liên minh thuế quan và thị trường chung S
(Liên minh thuế quan KHÔNG CÓ)
3) Thực hiện chính sách thương mại chung là đặc tính của thị trường chung và liên
hiệp thuế quan Đ (cả 2 đều có)
4) Tự do thương mại nội bộ là đặc tính của liên hiệp thuế quan, khu vực mậu dịch tự
do, hiệp ước mậu dịch ưu đãi S
(Hiệp ước mậu dịch ưu đãi KHÔNG CÓ)
A03:
1) Thị trường chung là hình thức liên kết phổ biến nhất trên thực tế S
(Khu vực mậu dịch tự do - FTA phổ biến nhất)
2) Liên kết trong ASEAN bao gồm cả lĩnh vực thương mại dịch vụ Đ
3) Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) (NAFTA cũ) có mức độ phát
triển liên kết thấp S (tương đối cao)
4) Thành viên có quyền tự do lựa chọn chính sách thương mại với bên ngoài là đặc
tính của Liên hiệp thuế quan và Khu vực mậu dịch tự do S
(Khu vực mậu dịch tự do: Tự do chính sách thương mại với bên ngoài;
Liên hiệp thuế quan: Chính sách thương mại chung)
A04:
1) MERCOSUR (Southern Common Market) có mức độ liên kết trong thương mại nội
khối cao hơn Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCE) (NAFTA cũ) S
(thấp hơn)
2) Trên thực tế Hiệp định tự do thương mại (FTA) chỉ bao gồm tự do thương mại hàng
hóa và các nội dung liên quan trực tiếp tới thương mại hàng hóa S
(Có thể bắt đầu xúc tiến cả tự do hóa thương mại dịch vụ, đầu tư…)
3) Thực hiện chính sách tài khóa chung là đặc tính của liên minh tiền tệ S
(Không có hình thức LKQT nào có chính sách tài khóa chung cả)
4) Tỷ trọng xuất khẩu nội khối càng thấp thì liên kết càng phát triển S
(càng kém phát triển)
A1:
1) Các thành viên WTO bắt buộc phải phân biệt đối xử bất lợi đối với các quốc gia
không là thành viên WTO S (không bắt buộc)
2) Theo quy định WTO, Việt Nam có thể đặt ra các thủ tục nhập khẩu rườm rà để hạn
chế nhập khẩu S (không thể)
3) Các thành viên WTO phải hạn chế tác động quá mức cần thiết của các rào cản phi
thuế quan trong thương mại giữa các nước thành viên Đ
4) Các thành viên WTO bắt buộc mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ cho các
thành viên WTO và các nước bên ngoài WTO S (không bắt buộc)
A2:
1) Các thành viên WTO phải xóa bỏ hoàn toàn thuế quan trong thương mại giữa các
thành viên S
(Chỉ cần GIẢM thuế quan trong thương mại quốc tế)
2) Một quốc gia thành viên WTO có thể đối xử bất lợi hơn đối với các quốc gia không
là thành viên WTO Đ
3) Một quốc gia thành viên WTO có thể dành cho một quốc gia ngoài WTO chế độ
đối xử giống như dành cho thành viên WTO Đ
(ví dụ: Một nước phát triển dành các ưu đãi cho các nước nghèo)
4) Tuân thủ nguyên tắc MFN, NT, không sử dụng các công cụ cạnh tranh không lành
mạnh là thể hiện nguyên tắc mở cửa thị trường S
(Nguyên tắc Cạnh tranh công bằng (Fair Competition))
A3:
1) Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất ràng buộc với sản phẩm chỉ có thuế suất
ràng buộc S (không thể)
2) Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất trần trong WTO S (không thể)
3) Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất ràng buộc trong WTO Đ
(thuế suất ràng buộc còn gọi là thuế cam kết)
4) Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất ràng buộc với sản phẩm có thuế suất trần
Đ
A4:
1) Tất cả các sản phẩm đều có thuế suất trần S
2) Việt Nam và Trung Quốc có thể dành ưu đãi thuế quan cho nhau trong thương mại
biên mậu Đ
(Thương mại biên mậu là 1 ngoại lệ của nguyên tắc tối huệ quốc - MFN)
(Kinh doanh biên mậu chính là hoạt động trao đổi thương mại qua biên giới của hai
quốc gia lân cận với nhau, ưu đãi thuế quan trong TMBM thường áp dụng với nông
sản/chế biến, cho xe tải đi qua giữa 2 nước,...)
3) Có thể áp dụng thuế nhập khẩu thấp hơn thuế ràng buộc Đ
(các liên kết khu vực, các hiệp định thương mại song phương/đa phương)
4) Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO yêu cầu các nước tiếp tục cắt
giảm thuế quan S
(Hiệp định này đã có hiệu lực và bây giờ nhắm vào các rào cản PHI thuế quan và kỹ
thuật => sai ở chữ “yêu cầu”)
A5:
1) Thuế cam kết (thuế ràng buộc) trong WTO đối với gạo của Indonesia và Ấn Độ và
như nhau S
(mỗi nước có biểu thuế cam kết KHÁC NHAU)
2) EU bắt buộc phải dành ưu đãi GSP cho các thành viên đang phát triển của WTO S
3) EU có ưu đãi trong thương mại dịch vụ cho các nước kém phát triển Đ
4) Thuế GSP trên thực tế thấp hơn hoặc bằng thuế quan tối huệ quốc S
(thấp hơn)
B1:
1) WTO có quy tắc xuất xứ ưu đãi dành cho các nước kém phát triển Đ
2) Sắp tới Việt Nam có thể được hưởng ưu đãi GSP của Mỹ Đ
3) Nếu Việt Nam được hưởng GSP của Nhật Bản dành cho giày dép thì cũng sẽ được
hưởng GSP của Canada dành cho giày dép S
(có thể VN không đủ điều kiện để được hưởng GSP của Canada dành cho giày dép)
4) Thuế nhập khẩu cam kết trong WTO (thuế MFN) của Pakistan và Hàn Quốc phải
bằng nhau S (không nhất thiết phải bằng nhau)
B2:
1) Hàn Quốc có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với các sản phẩm xa xỉ S
(không thể)
2) Ấn Độ có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu trong một số tình huống đặc biệt Đ
3) Là thành viên WTO, Malaysia bắt buộc phải dành cho EU những ưu đãi thuế quan
mà Malaysia dành cho các nước thành viên AEC S
(AEC - Cộng đồng Kinh tế ASEAN là liên kết khu vực, nằm trong ngoại lệ của MFN)
4) Ấn Độ có thể dành cho các nước nghèo ưu đãi thuế quan đặc biệt Đ
B3:
1) Là thành viên WTO, Việt Nam phải dành cho các nhà cung cấp dịch vụ từ WTO
toàn bộ chế độ đối xử mà Việt Nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ trong nước S
2) Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch khi tự vệ thương mại Đ
3) Nhật Bản có thể áp dụng hạn ngạch xuất khẩu với mục tiêu chính đáng Đ
4) Cơ chế rà soát chính sách thương mại chủ yếu nhằm phát hiện sai sót trong thực
hiện biểu thuế cam kết của các thành viên WTO S (đảm bảo cạnh tranh công bằng)
B4:
1) Vòng đàm phán Uruguay đã kết thúc nhưng kết quả chưa có hiệu lực S
(Vòng đàm phán Uruguay đã kết thúc và kết quả là thành lập WTO)
2) Nguyên tắc đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ còn nhiều miễn trừ Đ
3) Indonesia có thể áp dụng thuế quan xuất khẩu với cà phê nhân Đ
(thuế quan xuất khẩu để hạn chế xuất khẩu)
4) Trung Quốc chỉ cấm nhập khẩu sữa bột từ New Zealand do sữa nhiễm khuẩn là vi
phạm nguyên tắc MFN S
(“Hạn chế thương mại liên quan tới vấn đề an ninh quốc gia, bảo vệ sức khoẻ con
người…” là 1 ngoại lệ của MFN)
5) Hạn ngạch nhập khẩu là công cụ không được khuyến khích sử dụng trong WTO Đ
B5:
1) Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch với xe hơi đắt tiền (giá từ $ 200.000) S
(không thể)
2) Theo kết quả vòng đàm phán Doha WTO quy định các nước thành viên phải xóa bỏ
trợ cấp xuất khẩu với phần lớn sản phẩm nông sản Đ
3) Một quốc gia nghèo có thể không được hưởng ưu đãi GSP của Mỹ Đ
(Có thể quốc gia đó không đủ điều kiện để được hưởng)
4) Cắt giảm thuế quan, các rào cản phi thuế quan, mở cửa thương mại dịch vụ là thể
hiện nguyên tắc cạnh tranh công bằng của WTO S
(nguyên tắc MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG)
5) Trên thực tế Việt Nam có thể áp dụng thuế TTĐB 500% với xe hơi đắt tiền (giá từ $
200.000) S
(không thể)
C1:
1) Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO đã có hiệu lực Đ
2) Vòng đàm phán Doha đã kết thúc Đ (kết thúc năm 2015)
3) WTO có cơ chế tự vệ đặc biệt cho các nước đang phát triển đối với hàng nông sản
Đ
4) Mỹ điều tra và áp thuế đối kháng (chống trợ cấp) chỉ đối với đá tấm thạch anh nhập
khẩu từ Trung Quốc là vi phạm nguyên tắc MFN S
(WTO cho phép áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng…)
C2:
Giải quyết tranh chấp theo quy định WTO đảm bảo:
1) Thời gian giải quyết tranh chấp diễn ra theo đúng thời gian quy định Đ
2) Hạn chế xảy ra chiến tranh thương mại Đ
3) Giải quyết tranh chấp diễn ra theo trình tự hợp lý Đ
4) Các nước bắt buộc phải thực hiện phán quyết, nếu không phải nộp phạt bằng tiền
cho các thành viên thắng kiện S
C3:
1) EU có thể áp dụng quy định vệ sinh dịch tễ khắt khe hơn với thịt gà Hàn Quốc khi
Hàn Quốc có dịch bệnh cúm gia cầm Đ (để bảo vệ sức khỏe người dân EU)
2) Việt Nam cấm nhập khẩu thịt heo từ Ba Lan, Hungary do dịch bệnh là vi phạm
MFN S
(“Hạn chế thương mại liên quan tới vấn đề an ninh quốc gia, bảo vệ sức khoẻ con
người…” là 1 ngoại lệ của MFN)
3) Mỹ tăng thuế nhập khẩu lên 25% với thép nhập khẩu vì lý do an ninh quốc gia là vi
phạm nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO S
(An ninh quốc gia… là 1 ngoại lệ của nguyên tắc NT)
4) LB Nga cấm nhập khẩu nông sản từ EU và 1 số QG khác để trả đũa các biện pháp
trừng phạt kinh tế là vi phạm nguyên tắc của WTO Đ
(Nga đơn phương trả đũa là vi phạm nguyên tắc WTO. Đầu tiên phải giải quyết tranh
chấp)
5) Nguyên tắc chính sách thương mại minh bạch, ổn định và có thể dự đoán giúp
doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển hiệu quả Đ
C4:
1) Theo WTO Việt Nam có thể dừng nhập khẩu lạc nhân (đậu phộng) từ Ấn Độ do
nhiễm mọt Đ
2) Theo WTO Indonesia có thể tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bao bì nhựa nhập khẩu
để bảo vệ môi trường S
(vi phạm quy tắc NT)
3) Theo WTO Mỹ có thể tăng thuế nhập khẩu với thép nếu nhập khẩu thép đe dọa an
ninh quốc gia Đ
(An ninh quốc gia… là 1 ngoại lệ của nguyên tắc NT)
4) Trên thực tế nguyên tắc đối xử quốc gia thực hiện có tính triệt để rất cao trong
thương mại hàng hóa Đ
C5:
D1:
1) EU thực hiện chính sách thương mại chung với bên ngoài Đ
2) EU thực hiện tự do thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên Đ
3) Một quốc gia đang phát triển có thể được hưởng GSP của Anh, Na Uy, Thụy Điển
S (Anh và Na Uy không thuộc EU nên có GSP riêng, còn Thụy Điển thuộc EU nên
chịu GSP chung của EU)
4) Hungary sử dụng euro là đồng tiền chính thức S
(Hungary không nằm trong Eurozone. Forint là đơn vị tiền tệ của Hungary, có ký hiệu
là Ft, và có mã ISO 4217 là HUF)
5) Một quốc gia đang phát triển có thể được hưởng GSP của Anh, Na Uy, Thụy Sỹ Đ
(Anh, Na Uy, Thụy Sỹ không thuộc EU nên có GSP riêng)
D2:
1) Slovenia, Croatia, Hà Lan sử dụng euro là đồng tiền chính thức S
(Slovenia và Hà Lan nằm trong Eurozone; Croatia không nằm trong Eurozone, Đồng
kuna là đơn vị tiền tệ của Croatia, mã ISO là HRK; Từ 01/01/2023 Croatia gia nhập)
2) Thuế nhập khẩu của EU và Anh đối với hàng dệt may Trung Quốc có thể khác nhau
Đ
3) Tất cả các thành viên EU thực hiện chính sách tiền tệ chung S
(Liên minh tiền tệ (euro) gồm 19 quốc gia. Từ 01/01/2023 Croatia gia nhập)
4) Anh có thể điều tra và áp thuế chống bán phá giá với hàng hóa nhập khẩu từ Nhật
Bản Đ
(Anh không thuộc EU nên có thể điều tra và áp thuế chống bán phá giá)
5) Thuế nhập khẩu của EU và Anh đối với hàng dệt may Việt Nam có thể khác nhau Đ
D2’’’:
1) EU thực hiện tự do thương mại nội bộ giữa các thành viên Đ
2) Hệ thống đa số kép để thông qua 1 văn bản pháp luật của EU yêu cầu ít nhất 55%
số nước thành viên, đại diện cho ít nhất 65% dân số EU biểu quyết thông qua Đ
3) Các nước khu vực đồng euro thực hiện chính sách tài khóa chung S
(không có liên kết quốc tế nào thực hiện chính sách tài khóa chung)
4) Trong EU thực hiện tự do di chuyển vốn, không thực hiện tự do di chuyển lao động
giữa các nước thành viên S
(Tự do di chuyển vốn lẫn lao động)
5) Hệ thống đa số kép để thông qua 1 văn bản pháp luật của EU yêu cầu ít nhất 55%
số nước thành viên, đại diện cho ít nhất 75% dân số EU biểu quyết thông qua S
(65% dân số EU)
D3:
1) Anh có thể thực hiện chính sách đồng nội tệ yếu để khuyến khích xuất khẩu Đ
(Anh không thuộc EU, có đồng tiền riêng là Bảng Anh)
2) Để hỗ trợ sản xuất trong nước, Slovakia có thể tăng thuế nhập khẩu từ bên ngoài,
nhưng không được tăng thuế nhập khẩu từ các nước thành viên EU S
(Slovakia là thành viên EU, tuân theo chính sách thương mại của EU)
3) Tất cả các quyết định trong EU được thông qua theo nguyên tắc đa số S
(Theo “Hệ thống đa số kép”)
4) Phần Lan có thể dành cho Việt Nam ưu đãi GSP nếu Việt Nam có đủ điều kiện S
(Phần Lan là thành viên EU, tuân theo chính sách thương mại của EU)
5) Hà Lan có thể dành cho Việt Nam ưu đãi GSP nếu Việt Nam có đủ điều kiện S
(Hà Lan là thành viên EU, tuân theo chính sách thương mại của EU)
6) Để hỗ trợ sản xuất trong nước, Pháp có thể tăng thuế nhập khẩu từ bên ngoài,
nhưng không được tăng thuế nhập khẩu từ các nước thành viên EU S
(Pháp là thành viên EU, tuân theo chính sách thương mại của EU)
D4:
1) Iceland có thể trợ cấp cho nông dân Iceland để gia tăng xuất khẩu sữa Đ
(Iceland độc lập trong CSTM)
2) Thổ Nhĩ Kỳ có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá từ Ấn Độ khi có đủ điều
kiện Đ
(Thổ Nhĩ Kỳ không thuộc EU)
3) Thụy Điển có thể cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSP nếu có đủ điều kiện S
(Thụy Điển thuộc EU)
4) Các nước khu vực đồng euro thực hiện chính sách thương mại chung Đ
5) Đan Mạch có thể cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSP nếu có đủ điều kiện S
(Đan Mạch thuộc EU)
D5:
1) Anh có thể ký kết hiệp định thương mại tự do với LB Nga S
(Anh ký kết được vì không thuộc EU, Nga không ký kết được vì tham gia Liên minh
kinh tế Á-Âu (EAEC))
2) Các nước khu vực đồng euro thực hiện chính sách tiền tệ chung Đ
3) Hy Lạp có thể áp dụng thuế đối kháng (chống trợ cấp) thịt gia cầm nhập khẩu nếu
đủ điều kiện S
(Hy Lạp thuộc EU)
4) Các nước EU thực hiện chung hoạt động giám sát, điều tiết hệ thống ngân hàng
thương mại Đ
E1:
1) Các quyết định của ASEAN luôn đòi hỏi tất cả các nước thành viên thực hiện đồng
thời S
2) Việt Nam phải thực hiện hiệp định FTA ASEAN-Hàn Quốc Đ
3) Hiện nay các nước thành viên ASEAN không thể tự do lựa chọn chính sách thuế
quan đối với các quốc gia bên ngoài ASEAN S
4) ASEAN và Mỹ có thực hiện FTA S (không thực hiện)
E2:
Tác động tới Việt Nam khi hội nhập kinh tế ASEAN là:
1) Gia tăng xuất khẩu dầu cọ của Việt Nam sang ASEAN S
(VN không mạnh về cọ dầu)
2) Gia tăng nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN và giảm xuất khẩu của Việt Nam sang
ASEAN S
(gia tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu)
3) Mua bán sát nhập (M&A) tại Việt Nam giảm S (tăng)
4) Năng lực cạnh tranh của Việt Nam giảm S (tăng)
E3:
1) ASEAN và Ấn Độ có thực hiện FTA Đ
(FTA ASEAN - Ấn Độ)
2) ASEAN hiện nay tích cực xóa bỏ các rào cản phi thuế quan nhằm thuận lợi hóa
thương mại giữa các nước thành viên Đ
3) ASEAN hoàn thành cắt giảm thuế quan với phần lớn các sản phẩm trong thương
mại nội bộ năm 2018 Đ
4) Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community) áp dụng biểu thuế
quan chung S
E4:
1) ASEAN thực hiện tự do hoàn toàn di chuyển lao động giữa các thành viên S
(Lao động có tay nghề thì được tự do di chuyển)
2) ASEAN không thực hiện chính sách tỷ giá phối hợp (ràng buộc biên độ dao động tỷ
giá của các thành viên) Đ
3) Hiện nay trong ASEAN đã hoàn thành tự do di chuyển vốn giữa các thành viên S
4) ASEAN và Hàn Quốc có thực hiện FTA Đ
(FTA ASEAN – Hàn Quốc)
E5:
1) Các nước ASEAN phải xóa bỏ hạn ngạch thuế quan trong thương mại nội bộ khi
hoàn thành Hiệp định thương mại hàng hóa Đ
2) Hiện nay trong ASEAN đã hoàn thành tự do hóa thương mại dịch vụ S
3) ASEAN và EU có thực hiện FTA S
4) ASEAN và Canada có thực hiện FTA S
Các FTA của ASEAN:
+ ASEAN – Trung Quốc (có FTA)
+ ASEAN – Nhật Bản (có FTA)
+ ASEAN - Ấn Độ (có FTA)
+ ASEAN – Hàn Quốc (có FTA)
+ ASEAN – Australia và New Zealand (có FTA)
+ FTA ASEAN – Hong Kong
E5’’’:
1) Liên kết nội khối ASEAN trong thương mại hàng hóa ở mức độ cao trên 30% S
(năm 2022 là 22,6%; các năm trước đó đều dưới 30%)
2) Mức độ mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam trong ASEAN cao hơn so với mở
cửa trong WTO và phần lớn các FTA của Việt Nam Đ
(RCEP mở cửa dịch vụ cao hơn ASEAN. Hiệp định RCEP (Hiệp định đối tác kinh tế
toàn diện khu vực) gồm 16 nước (10 nước ASEAN và 6 nước đối tác) mặc dù "sinh
sau đẻ muộn" so với CPTPP và EVFTA nhưng căn cứ theo nội hàm của nó thì cũng
chưa được coi là FTA “thế hệ mới"
3) Các cam kết đầu tư của Việt Nam trong ASEAN toàn diện hơn trong WTO và các
FTA của Việt Nam Đ
4) ASEAN có yêu cầu mở cửa trong mua sắm chính phủ S
F1:
1) APEC hiện nay đã hoàn thành xóa bỏ thuế quan giữa các nước thành viên S
2) Hiện nay APEC thực hiện chính sách thuế quan thống nhất với bên ngoài S
3) APEC thực hiện tự do hoàn toàn thương mại dịch vụ S
4) APEC thực hiện tự do hoàn toàn di chuyển vốn giữa các nước thành viên S
F2:
1) FTA EU – Nhật Bản (EU-Japan Economic Partnership Agreement) đã có hiệu lực
Đ
2) Tuyên bố của các cuộc họp thượng đỉnh APEC là bắt buộc với các thành viên S
(không bắt buộc)
3) APEC đạt được nhiều tiến bộ trong thuận lợi hóa thương mại và đầu tư Đ
4) APEC đã đạt được các mục tiêu cơ bản đề ra S
F2A:
1) FTA EU – Nhật Bản (EU-Japan Economic Partnership Agreement) tổng thể có tác
động tích cực tới lợi ích của Việt Nam từ hiệp định EVFTA Đ
2) EVFTA yêu cầu Việt Nam cải cách thị trường lao động theo hướng bảo vệ tốt hơn
quyền lợi của người lao động, có thể làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp dệt
may Việt Nam khi xuất khẩu sang EU Đ
(Luật Lao động 2021 ra đời để đáp ứng EVFTA và CPTPP)
3) Khác biệt lớn trong trình độ phát triển của các thành viên APEC là yếu tố thuận lợi
cho phát triển liên kết S
4) Hiệp định CPTPP hiện nay đã có hiệu lực Đ
F3:
1) Việt Nam đối mặt nhiều thách thức khi thực hiện các cam kết trong APEC S
(các cam kết đó không bắt buộc)
2) Hiệp định CPTPP có quy định về cưỡng chế giải quyết tranh chấp để đảm bảo thực
thi phán quyết Đ
3) FTA EU – Hàn Quốc (The EU-Korea Free Trade Agreement) tổng thể có tác động
tiêu cực tới lợi ích của Việt Nam từ hiệp định EVFTA S
(tác động tích cực)
4) Hiệp định CPTPP có cam kết chính sách về cạnh tranh, doanh nghiệp độc quyền Đ
F4:
1) Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) đã có
hiệu lực Đ
2) Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan, Uzbekistan là thành
viên Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) S
3) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU EVFTA đã có hiệu lực Đ
4) Thổ Nhĩ Kỳ và EU có thỏa thuận liên minh thuế quan Đ
F5:
1) Hiệp định CPTPP mở cửa sâu rộng hơn trong thương mại hàng hóa, thương mại
dịch vụ nhưng không bao gồm đầu tư S
2) Hiệp định CPTPP có quy định xuất xứ hàng hóa khắt khe nhằm thúc đẩy thương
mại giữa các nước thành viên Đ
3) Nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU EVFTA xuất khẩu của Việt Nam
sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng do ưu đãi thuế quan Đ
4) Xuất khẩu nhiều mặt hàng dệt may Việt Nam vào Liên minh Kinh tế Á Âu được ưu
đãi thuế quan với số lượng xuất khẩu không hạn chế S
(với số lượng trong hạn ngạch)
G1:
1) Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc tham gia ký kết hiệp định RCEP S
(Ấn Độ không ký kết hiệp định RCEP)
2) Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP – Regional Comprehensive
Economic Partnership) đã có hiệu lực Đ
3) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU EVFTA có tác động làm tăng xuất khẩu
của Thổ Nhĩ Kỳ sang Việt Nam do ưu đãi thuế mà Thổ Nhĩ Kỳ nhận được S
(1 bên thôi, VN mới được TNK ưu đãi còn bên kia thì không)
4) Hiệp định CPTPP cam kết sâu rộng hơn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và mở cửa thị
trường trong mua sắm công Đ
5) Việt Nam nên ký kết FTA với Thổ Nhĩ Kỳ S
(Thổ Nhĩ Kỳ và EU có thỏa thuận liên minh thuế quan. Khi EU ký FTA với các đối
tác (ASEAN,...) thì Thổ Nhĩ Kỳ phải giảm thuế quan, trừ hàng nông sản phải loại trừ)
G2:
1) Hiệp định RCEP quy định về lao động, môi trường cao hơn so với WTO S
(RCEP quy định thấp hơn WTO, cao hơn ASEAN)
2) Indonesia, Ấn Độ, Australia, Thái Lan, Trung Quốc là thành viên của hiệp định
RCEP S
(Ấn Độ không ký kết hiệp định RCEP)
3) Hiệp định RCEP yêu cầu mở cửa lĩnh vực mua sắm chính phủ ở mức tương tự
hiệp định EVFTA S
4) Cam kết thương mại dịch vụ trong RCEP cao hơn đáng kể so với trong WTO Đ
5) Hiệp định RCEP loại bỏ thuế quan nhập khẩu với khoảng 96% danh mục hàng hóa
trong thương mại giữa các nước thành viên S
(khoảng 92%)
G3:
1) Hiệp định RCEP cho phép doanh nghiệp Việt Nam cộng giá trị thép nhập khẩu từ
Trung Quốc để xác định xuất xứ hàng hóa của tôn mạ hưởng thuế ưu đãi RCEP khi
xuất khẩu sang Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, New Zealand, Mexico S
(được quyền cộng gộp từ các thành viên RCEP; Mexico không phải thành viên RCEP)
2) Hiệp định RCEP tổng thể có quy định xuất xứ hàng hóa khắt khe hơn với hiệp
định EVFTA S
(EVFTA quy định xuất xứ hàng hóa khắt khe hơn)
3) Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia RCEP dễ dàng đáp ứng hơn yêu
cầu xuất xứ hàng hoá để hưởng thuế quan ưu đãi so với trong khuôn khổ các FTA
của ASEAN với các đối tác Đ
(RCEP quy định xuất xứ hàng hóa dễ dàng hơn so với các FTA của ASEAN với các
đối tác)
4) Các biện pháp thuận lợi hóa thương mại trong hiệp định RCEP góp phần thúc đẩy
gia tăng thương mại giữa các nước thành viên Đ
G4:
1) Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Peru, Mexico, Việt Nam là thành viên CPTPP S
2) CPTPP làm tăng nhập khẩu linh kiện, phụ tùng của Việt Nam từ Malaysia cho sản
xuất hàng xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP Đ
3) Hiệp định CPTPP có quy định liên quan tới môi trường và thể chế chính trị S
(“môi trường” thì có, “thể chế chính trị” thì không)
4) Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU được hưởng thuế quan bằng 0 với số lượng
xuất khẩu không hạn chế S
(trong hạn ngạch thuế quan)
5) Xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam sang các nước CPTPP gặp khó khăn
trong hưởng ưu đãi thuế quan do điều kiện xuất xứ hàng hóa khắt khe Đ
(vd: quần áo, da giày,... thì VN phải xây dựng chuỗi cung ứng từ vải đến dệt may vì
các quốc gia khác không có khả năng)
E - Learning:
2.1
1. Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất ràng buộc với sản phẩm có thuế suất
trần Đ
2. Nếu các quốc gia EU đơn phương áp đặt các biện pháp hạn chế nhập khẩu từ
LB Nga để trả đũa hạn chế nhập khẩu của LB Nga thì vi phạm nguyên tắc của
WTO Đ
3. Thực hiện chính sách tài khóa chung là đặc tính của liên minh tiền tệ S
4. Nếu Việt Nam được hưởng GSP của Nhật Bản dành cho giày dép thì cũng sẽ
được hưởng GSP của Canada dành cho giày dép S
5. Là thành viên WTO, Việt Nam phải dành cho các nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài toàn bộ chế độ đối xử mà Việt Nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ
trong nước S
6. Nguyên tắc đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ trên thực tế còn nhiều
miễn trừ Đ
7. Là thành viên WTO, Việt Nam bắt buộc phải dành cho Mỹ những ưu đãi thuế
quan mà Việt Nam dành cho các thành viên AFTA S
8. Cơ chế rà soát chính sách thương mại nhằm phát hiện sai sót trong thực hiện
biểu thuế cam kết của các thành viên WTO S
9. Thuế cam kết (thuế ràng buộc) trong WTO đối với gạo của Hàn Quốc và Nhật
Bản phải như nhau S
10. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO yêu cầu các nước tiếp tục
cắt giảm thuế quan S
11. Tự do lựa chọn chính sách thương mại với bên ngoài là đặc tính của thị trường
chung S
12. Việt Nam điều tra và áp thuế đối kháng (chống trợ cấp) chỉ đối với thép xây
dựng nhập khẩu từ Trung Quốc là vi phạm nguyên tắc MFN S
13. Tự do thương mại nội bộ, tự do di chuyển lao động giữa các nước thành viên là
đặc tính của thị trường chung Đ
14. Các thành viên WTO bắt buộc mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ cho các
thành viên WTO và các nước bên ngoài WTO S
15. LB Nga cấm nhập khẩu nông sản từ EU và 1 số quốc gia khác để trả đũa là vi
phạm nguyên tắc của WTO Đ
16. Cắt giảm thuế quan, các rào cản phi thuế quan, mở cửa thương mại dịch vụ là
thể hiện nguyên tắc cạnh tranh công bằng trong WTO S
17. Các thành viên WTO cần mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ cho các thành
viên WTO và các nước bên ngoài WTO S
18. Giải quyết tranh chấp theo qui định WTO đảm bảo các nước thành viên thua
kiện bắt buộc phải thực hiện phán quyết, nếu không phải nộp phạt bằng tiền
cho các nước thành viên thắng kiện S
19. Nhật Bản có thể áp dụng hạn ngạch khi tự vệ thương mại Đ
20. Trung Quốc chỉ cấm nhập khẩu sữa bột từ New Zealand do sữa nhiễm khuẩn là
vi phạm nguyên tắc MFN S
21. Việt Nam có thể áp dụng quy định kỹ thuật thấp hơn đối với phôi thép nhập
khẩu từ các nước đang phát triển có thu nhập thấp S
22. Tự do di chuyển nguồn lực sản xuất giữa các thành viên, thực hiện chính sách
tiền tệ chung là đặc tính của Liên minh kinh tế S
23. Theo quy định của WTO Việt Nam có thể đặt ra các thủ nhập khẩu tục rườm rà
để hạn chế nhập khẩu S
24. Trên thực tế nguyên tắc đối xử quốc gia thực hiện có tính triệt để rất cao trong
thương mại hàng hóa Đ
25. Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch xuất khẩu với mục tiêu chính đáng Đ
26. Giải quyết tranh chấp theo qui định WTO đảm bảo các nước bắt buộc phải thực
hiện phán quyết S
27. Thuế nhập khẩu cam kết với ống thép trong WTO (thuế MNF) của Ấn Độ và
Trung Quốc phải bằng nhau S
28. Theo kết quả vòng đàm phán Doha WTO quy định các nước thành viên phải
xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu với phần lớn sản phẩm nông sản Đ
29. MERCOSUR (Southern Common Market) có mức độ liên kết trong thương
mại nội khối cao hơn NAFTA (North American Free Trade Agreement) S
30. Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất ràng buộc trong WTO Đ
31. Có thể áp dụng thuế nhập khẩu thấp hơn thuế ràng buộc Đ
32. Tất cả các sản phẩm đều có thuế suất trần S
33. Nguyên tắc chính sách thương mại minh bạch, ổn định và có thể dự đoán giúp
doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển hiệu quả Đ
34. Thuế GSP trên thực tế bằng hoặc thấp hơn thuế quan tối huệ quốc S
35. Theo kết quả vòng đàm phán Doha WTO có quy tắc xuất xứ ưu đãi dành cho
các nước kém phát triển trong xuất khẩu Đ
36. Một quốc gia nghèo, không có mâu thuẫn chính trị với Mỹ, có thể không được
hưởng ưu đãi GSP của Mỹ Đ
37. Mỹ bắt buộc phải dành ưu đãi GSP cho các thành viên đang phát triển của
WTO S
38. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO đã có hiệu lực Đ
39. Trên thực tế nguyên tắc đối xử quốc gia thực hiện có tính triệt để rất cao trong
thương mại hàng hóa Đ
40. Một quốc gia thành viên WTO có thể đối xử bất lợi hơn đối với các quốc gia
không là thành viên WTO Đ
41. Tuân thủ nguyên tắc MFN, NT, không sử dụng các công công cụ cạnh tranh
không lành mạnh là thể hiện nguyên tắc mở cửa thị trường S
42. Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) (NAFTA cũ) có mức độ
liên kết phát triển cao hơn so với EU S
43. Theo kết quả vòng đàm phán Doha WTO quy định các nước thành viên phải
xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu với phần lớn sản phẩm nông sản Đ
44. Ấn Độ có thể dành cho các nước nghèo ưu đãi thuế quan đặc biệt Đ
45. ASEAN có mức độ liên kết trong thương mại nội khối thấp hơn Andean
Community S
46. Vòng đàm phán Doha đã kết thúc và kết quả đàm phán đang được thực thi Đ
47. Các thành viên WTO phải xóa bỏ hoàn toàn thuế quan trong thương mại giữa
các thành viên S
48. Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất trần trong WTO S
49. Thực hiện chính sách thương mại chung, tự do di chuyển vốn giữa các nước
thành viên là đặc tính của liên hiệp thuế quan S
50. Một quốc gia thành viên WTO có thể dành cho một quốc gia ngoài WTO chế
độ đối xử giống như dành cho thành viên WTO Đ
51. Trên thực tế Hiệp định tự do thương mại (FTA) chỉ bao gồm tự do thương mại
hàng hóa và các nội dung liên quan trực tiếp tới thương mại hàng hóa S
52. Các thành viên WTO phải hạn chế các tác động quá mức cần thiết của các rào
cản phi thuế quan trong thương mại giữa các nước thành viên Đ
53. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ có mức độ phát triển liên kết thấp S
54. WTO có ưu đãi trong thương mại dịch vụ cho các nước kém phát triển Đ
55. Cơ chế rà soát chính sách thương mại chủ yếu nhằm phát hiện sai sót trong
thực hiện biểu thuế cam kết của các thành viên WTO S
56. Theo kết quả vòng đàm phán Doha WTO có cơ chế tự vệ đặc biệt cho các nước
đang phát triển đối với hàng nông sản Đ
57. Các thành viên WTO bắt buộc phải phân biệt đối xử bất lợi đối với các quốc
gia không là thành viên WTO S
58. Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch thuế quan với xe hơi đắt tiền (giá từ $
90.000) S
59. Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu trong một số tình huống đặc biệt
Đ
60. Một thành viên WTO có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với một số sản
phẩm Đ
2.2
1. ASEAN không thực hiện chính sách tỷ giá phối hợp (có ràng buộc biên độ dao
động tỷ giá của các thành viên) Đ
2. Hiệp định RCEP cho phép doanh nghiệp Việt Nam cộng giá trị thép nhập khẩu
từ Trung Quốc để xác định xuất xứ hàng hóa của tôn mạ hưởng thuế ưu đãi
RCEP khi xuất khẩu sang Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc Đ
3. FTA EU – Hàn Quốc (The EU-Korea Free Trade Agreement) tổng thể có tác
động tiêu cực tới lợi ích của Việt Nam từ hiệp định EVFTA S
4. Hiệp định RCEP tổng thể có quy định xuất xứ hàng hóa khắt khe hơn với hiệp
định EVFTA. S
5. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) đã
có hiệu lực, tạo điều kiện gia tăng xuất khẩu hàng dệt may của Việt sang
EAEU, gia tăng nhập khẩu nông sản từ EAEU của Việt Nam Đ
6. APEC hiện nay đã hoàn thành xóa bỏ thuế quan giữa các nước thành viên S
7. Thuế nhập khẩu của EU và Anh đối với hàng dệt may Việt Nam có thể khác
nhau Đ
8. Để hỗ trợ sản xuất trong nước, Hà Lan có thể tăng thuế nhập khẩu từ bên ngoài,
nhưng không được tăng thuế nhập khẩu từ các nước thành viên EU S
9. Trình độ phát triển của các thành viên APEC khác biệt lớn là trở ngại cho phát
triển liên kết Đ
10. APEC đạt được nhiều tiến bộ trong thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, và đã
đạt được các mục tiêu cơ bản đề ra S (chưa đạt được các mục tiêu cơ bản)
11. Liên kết nội khối ASEAN trong thương mại hàng hóa với tỷ lệ xuất khẩu nội
khối trên 30% S
12. Việt Nam đối mặt nhiều thách thức khi thực hiện các cam kết trong APEC S
13. Hiệp định CPTPP có cam kết chính sách về cạnh tranh, doanh nghiệp độc
quyền Đ
14. Các cam kết đầu tư của Việt Nam trong ASEAN toàn diện hơn trong WTO và
các FTA của Việt Nam Đ
15. Hiệp định RCEP yêu cầu mở cửa lĩnh vực mua sắm chính phủ ở mức tương tự
hiệp định EVFTA S
16. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia RCEP dễ dàng đáp ứng hơn
yêu cầu xuất xứ hàng hóa để hưởng thuế quan ưu đãi so với trong khuôn khổ
các FTA của ASEAN với các đối tác Đ
17. EVFTA yêu cầu Việt Nam cải cách thị trường lao động theo hướng bảo vệ tốt
hơn quyền lợi của người lao động, có thể làm tăng chi phí sản xuất của doanh
nghiệp đồ gỗ Việt Nam khi xuất khẩu sang EU Đ
18. ASEAN có thực hiện FTA với Ấn Độ, FTA với Nhật Bản, FTA với Hong Kong
Đ
19. Các nước ASEAN phải xóa bỏ hạn ngạch thuế quan trong thương mại nội bộ
khi hoàn thành Hiệp định thương mại hàng hóa Đ
20. Ba Lan có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu thép từ LB Nga khi tự vệ thương
mại S (PHẢI DO EU QUYẾT, Balan thuộc EU)
21. EU thực hiện tự do thương mại nội bộ giữa các thành viên, tự do di chuyển vốn
giữa các thành viên Đ
22. Hiện nay APEC thực hiện chính sách thuế quan thống nhất với bên ngoài S
23. Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP – Regional
Comprehensive Economic Partnership) đã có hiệu lực Đ
24. Anh có thể thực hiện chính sách đồng nội tệ yếu để khuyến khích xuất khẩu Đ
25. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU EVFTA có tác động làm tăng xuất
khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ Đ
26. Nhật Bản, Brunei, Peru, Mexico, Việt Nam, New Zealand là thành viên CPTPP
Đ
27. Thổ Nhĩ Kỳ và EU không có thỏa thuận liên minh thuế quan S (có LMTQ)
28. CPTPP làm tăng nhập khẩu linh kiện, phụ tùng của Việt Nam từ Malaysia cho
sản xuất hàng xuất khẩu sang các nước thành viên CPTTP Đ
29. Các biện pháp thuận lợi hóa thương mại trong hiệp định RCEP góp phần thúc
đẩy gia tăng thương mại giữa các nước thành viên Đ
30. Phần Lan, Estonia, Hy Lạp, Latvia, Thụy Điển, Slovakia sử dụng euro là đồng
tiền chính thức S (Thụy Điển không nằm trong Eurozone)
31. Brunei, Lào phải thực hiện hiệp định FTA ASEAN-Hàn Quốc Đ
32. Chính phủ Pháp có thể trợ cấp cho nông dân Pháp để gia tăng xuất khẩu sữa S
33. Hiệp định RCEP quy định về lao động, môi trường cao hơn so với WTO S
34. Hiệp định CPTPP mở cửa sâu rộng hơn trong thương mại hàng hóa, thương
mại dịch vụ nhưng không bao gồm đầu tư S
35. Xuất khẩu nhiều mặt hàng dệt may Việt Nam vào Liên minh kinh tế Á Âu được
ưu đãi thuế quan với số lượng xuất khẩu không hạn chế S
36. Các nước khu vực đồng euro thực hiện chung hoạt động giám sát, điều tiết hệ
thống ngân hàng thương mại Đ
37. FTA EU-Việt Nam làm tăng xuất khẩu dệt may, thịt bò đông lạnh, thủy sản chế
biến của Việt Nam sang EU S (không có thịt bò đông lạnh)
38. Hiệp định CPTPP quy định về cưỡng chế giải quyết tranh chấp để đảm bảo
thực thi phán quyết Đ
39. Hiệp định RCEP loại bỏ thuế quan nhập khẩu với khoảng 96% danh mục hàng
hóa trong thương mại giữa các nước thành viên S
40. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU được hưởng thuế quan bằng 0 với số
lượng xuất khẩu hạn chế Đ
41. FTA EU – Nhật Bản (EU-Japan Economic Partnership Agreement) đã có hiệu
lực và có tác động tích cực tới lợi ích Việt Nam từ hiệp định EVFTA Đ
42. Indonesia, Australia, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, New
Zealand là thành viên của hiệp định RCEP Đ
43. Thụy Điển có thể cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSP nếu có đủ điều kiện S
(Thụy Điển thuộc EU)
44. Các quyết định của ASEAN luôn đòi hỏi tất cả các nước thành viên thực hiện
đồng thời S
45. Hiệp định CPTPP có cam kết trong mua sắm công và môi trường, cam kết sâu
rộng hơn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Đ
46. Các nước khu vực đồng euro thực hiện chính sách tài khóa chung S
(không có liên kết quốc tế nào thực hiện chính sách tài khóa chung)
47. ASEAN thực hiện tự do hoàn toàn di chuyển lao động giữa các thành viên S
(Lao động có tay nghề thì được tự do di chuyển)
48. Hiện nay trong ASEAN đã hoàn thành tự do di chuyển vốn giữa các thành viên
S
49. Khi EVFTA có hiệu lực thì Việt Nam ngay lập tức được hưởng thuế suất ưu đãi
cam kết theo hiệp định với tất cả các sản phẩm S (KHÔNG PHẢI TẤT CẢ SP)
50. ASEAN có yêu cầu mở cửa trong mua sắm chính phủ S
51. Hiệp định CPTPP có quy định xuất xứ hàng hóa ít khắt khe nhằm thúc đẩy
thương mại giữa các nước thành viên S
52. ASEAN hoàn thành cắt giảm thuế quan với phần lớn các sản phẩm trong
thương mại nội bộ năm 2018 Đ
53. Na Uy có thể dành cho Việt Nam ưu đãi GSP nếu Việt Nam có đủ điều kiện Đ
54. APEC thực hiện tự do di chuyển vốn giữa các nước thành viên S
55. Tuyên bố của các cuộc họp thượng đỉnh APEC là bắt buộc với các thành viên S
56. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực từ 8/2020 tạo điều kiện
gia tăng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU, và gia tăng xuất khẩu nông
sản của EU sang Việt Nam. Đ
57. ASEAN trở thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic
Community) năm 2015 và hiện nay các thành viên ASEAN áp dụng biểu thuế
quan chung với bên ngoài S (mỗi nước biểu thuế khác nhau)
58. Cam kết thương mại dịch vụ trong RCEP cao hơn đáng kể so với trong WTO
Đ
59. Trong EU thực hiện tự do di chuyển lao động giữa các thành viên, chính sách
tiền tệ chung S (chỉ có Eurozone mới thực hiện chính sách tiền tệ chung)
60. Italy có thể áp dụng thuế đối kháng (chống trợ cấp) với hàng nhập khẩu nếu đủ
điều kiện S (Italy nằm trong EU)
61. APEC thực hiện tự do thương mại dịch vụ S
62. ASEAN thực hiện FTA ASEAN - Trung Quốc và FTA ASEAN - Hoa Kỳ S
(Hoa Kỳ không có FTA với ASEAN)
63. Mức độ mở cửa thị trường dịch vụ của của Việt Nam trong ASEAN cao hơn so
với mở cửa trong WTO và các FTA của Việt Nam Đ
64. Xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam sang các nước CPTTP gặp khó khăn
trong hưởng ưu đãi thuế quan do điều kiện xuất xứ hàng hóa khắt khe Đ
65. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU EVFTA có tác động làm tăng xuất
khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Việt Nam do ưu đãi thuế mà Thổ Nhĩ Kỳ nhận được
S
66. Việt Nam khi gia nhập ASEAN làm gia tăng nhập khẩu từ ASEAN và gia tăng
xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN Đ
67. EU thực hiện tự do thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên, tự do lựa
chọn chính sách thương mại với bên ngoài S (chính sách thương mại chung)
68. Việt Nam gia nhập ASEAN làm tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam Đ
69. Hiện nay trong ASEAN đã hoàn thành tự do hóa thương mại dịch vụ S
70. Hiện nay các nước thành viên ASEAN không thể tự do lựa chọn chính sách
thuế quan đối với các quốc gia bên ngoài S
2.3
1. Trong WTO trợ cấp xuất khẩu với hàng công nghiệp bị cấm sử dụng Đ
2. Hiệp định về mua sắm chính phủ của WTO là bắt buộc S
3. Biện pháp chống bán phá giá thường áp dụng cho hàng nhập khẩu từ tất cả các
quốc gia S
4. Bản ghi nhớ về Giải quyết tranh chấp (DSU) có giải quyết tranh chấp giữa
doanh nghiệp của 1 nước thành viên với chính phủ một nước thành viên khác S
5. Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan thương mại quy định xóa bỏ tất cả
các biện pháp đầu tư gây ảnh hưởng tới thương mại Đ
6. Hiệp định chống bán phá giá của WTO cho phép áp dụng các biện pháp nhằm
triệt tiêu tác động tiêu cực của bán phá giá - hành động cạnh tranh không lành
mạnh Đ
7. Hiệp định chống bán phá giá của WTO có điều tiết bán phá giá của doanh
nghiệp trong nước trên thị trường nội địa S
8. Biện pháp tự vệ áp dụng trong trường hợp cạnh tranh không lành mạnh từ phía
hàng nhập khẩu S
9. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
(TRIPS) quy định những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu đối với các quyền sở hữu
trí tuệ và đưa ra các biện pháp thực hiện Đ
10. Hiệp định về kiểm định hàng hoá trước khi xếp hàng của WTO là bắt buộc Đ
11. Hiệp định GATS quy định những nghĩa vụ và nguyên tắc cơ bản trong thương
mại dịch vụ Đ
12. Việt Nam hiện nay áp dụng quy định nội địa hóa tối thiểu với sản xuất xe hơi S
13. Hiệp định kiểm định trước khi xếp hàng (PSI) áp dụng cho kiểm định do chính
phủ nước nhập khẩu thuê hoặc bắt buộc phải thực hiện Đ
14. Hiệp định GATT 1994 quy định chung về thương mại hàng hoá và dịch vụ S
15. Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu của WTO quy định những thủ tục mà
các thành viên phải tuân thủ nhằm hạn chế tác động hạn chế thương mại khi
cấp phép nhập khẩu Đ
16. Hiệp định mua bán máy bay dân dụng của WTO là bắt buộc S
17. Hiệp định nông nghiệp quy định về thuế quan nhập khẩu, trợ cấp với hàng
nông sản Đ
18. Hiệp định xuất xứ hàng hóa (ROO) quy định quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa
để giảm tác động hạn chế thương mại Đ
19. Hiệp định về công nghệ thông tin của WTO là bắt buộc S
20. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật (TBT) nhằm đảm bảo các nước không áp dụng
các quy định, biện pháp kỹ thuật gây trở ngại không cần thiết đối với thương
mại Đ
21. Hài hoà các quy định vệ sinh dịch tễ giữa các nước để chúng không trở thành
rào cản đối với thương mại là mục đích của hiệp định về vệ sinh dịch tễ (SPS)
Đ
22. Việt Nam có thể áp dụng biện pháp tự vệ chỉ với phôi thép dài từ Hàn Quốc S
23. Hiệp định giá trị hải quan của WTO là bắt buộc Đ
24. Việt Nam có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá với tôn mạ chỉ từ Đài
Loan Đ
25. Hiệp định kiểm định trước khi xếp hàng (PSI) có áp dụng cho kiểm định theo
yêu cầu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu S
26. Hiệp định xuất xứ hàng hóa của WTO là bắt buộc Đ
27. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) quy định về trợ cấp và
các biện pháp chống bán phá giá S
28. Hiệp định trị giá hải quan (ACV) quy định quy tắc xác định trị giá tính thuế
nhằm giảm tác động hạn chế thương mại Đ
29. Hiệp định tự vệ quy định biện pháp tự vệ áp dụng khi nhập khẩu tăng đột biến
và gây tổn hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước Đ
30. Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu của WTO là bắt buộc Đ
CHƯƠNG 3: CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
Câu hỏi trên lớp:
A1:
1) IMF có cung cấp số liệu thống kê về kinh tế, xã hội, phát triển con người của các
quốc gia S => [ko có ptr con người, WB mới có]
2) IMF có thực hiện giám sát ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu Đ
3) IMF cung cấp số liệu thống kê và ấn phẩm phân tích về kinh tế vĩ mô trên phạm vi
toàn cầu và các thành viên Đ
4) IMF có chế tài xử lý các quốc gia không tuân thủ nghiêm túc chế độ tỷ giá của
mình S => [chỉ theo dõi, giám sát]
A2:
1) IMF có hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên, IMF phát hành và in ấn SDR S
=> [không in ấn, chỉ chuyển khoản]
2) Báo cáo “Ổn định tài chính toàn cầu” (Global Financial Stability Report) đánh giá
hệ thống tài chính và thị trường tài chính toàn cầu, và giải quyết vấn đề tài trợ cho thị
trường mới nổi và đang phát triển Đ
3) IMF có cung cấp tín dụng cho các thành viên để tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng S
(không có)
4) Công cụ tín dụng khẩn cấp (The Rapid Credit Facility – RCF) của IMF thường xử
lý các vấn đề khó khăn dài hạn S => [khẩn cấp thì giải ngân ngay, ko xem xét]
A3:
1) Báo cáo “Giám sát tài khóa” (Fiscal Monitor) phân tích tình hình tài chính công, tác
động tài khóa từ khủng hoảng, dự báo tài khóa trung hạn, đánh giá các chính sách phát
triển bền vững tài chính công Đ
2) Những khuyến cáo trong báo cáo hàng năm của IMF đối với các chính phủ các
nước thành viên có tính bắt buộc S (không bắt buộc)
3) IMF đóng vai trò không quan trọng trong giải quyết nợ nước ngoài S (quan trọng)
4) Thỏa thuận tín dụng dự phòng (SBA – Stand-By Arrangements) của IMF thường
để xử lý các vấn đề trung hạn S => [ngắn hạn]
A3’’’:
1) Báo cáo “Tổng quan kinh tế thế giới” (World Economic Outlook) phân tích thực
trạng kinh tế thế giới và dự báo viễn cảnh tăng trưởng của kinh tế thế giới và từng
quốc gia Đ
2) IMF có chức năng giám sát chính sách tỷ giá và các chính sách vĩ mô liên quan
Đ
3) Những khuyến cáo trong báo cáo hàng năm của IMF có ý nghĩa quan trọng với
các nhà đầu tư Đ
4) Tổng giám đốc IMF thường là công dân Mỹ S (Tổng giám đốc IMF thường là
người châu Âu)
A4:
1) IMF phát hành SDR và phân bổ cho các thành viên theo số lượng tỷ lệ với vốn góp
vào IMF của các thành viên Đ
2) IMF có thể vay từ các chính phủ, tổ chức quốc tế Đ (chủ yếu là từ CP)
3) IMF có thể phát hành cổ phiếu S
4) IMF không thể huy động vốn bằng phát hành trái phiếu S
5) Khả năng cho vay của IMF vào khoảng USD 1000 tỷ USD Đ
A5:
1) Các nước đang phát triển là đối tượng đi vay chủ yếu từ IMF Đ
2) Các nước phát triển có vay từ IMF Đ
3) Việt Nam thường xuyên vay ưu đãi từ IMF S
4) Các quốc gia nghèo có thể vay tín dụng của IMF Đ
B1:
1) IMF có thể cho doanh nghiệp tư nhân vay khi có chính phủ bảo lãnh S
2) Mỗi thành viên IMF có số lượng phiếu bầu như nhau S
(5% chia cho các nước, 95% chia theo tỷ lệ góp vốn)
3) Công cụ quỹ mở rộng (Extended Fund Facility-EFF) thường để xử lý các vấn đề
trung hạn Đ
4) IMF cung cấp tín dụng cho chính phủ Đ
B2:
1) IMF có thể cho doanh nghiệp nhà nước vay khi có chính phủ bảo lãnh S
2) Số phiếu bầu của quốc gia thành viên IMF có phụ thuộc trực tiếp vào dân số S
3) Trung Quốc có thể phủ quyết các quyết định quan trọng nhất của IMF S (chỉ có
Mỹ)
4) Tín dụng linh hoạt (Flexible Credit Line - FCL) của IMF thường xử lý vấn đề
trung hạn S
B3:
1) Nhật Bản có thể phủ quyết các quyết định quan trọng nhất của IMF S
2) Số phiếu bầu của các thành viên IMF phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ góp vốn Đ
3) Thỏa thuận tín dụng dự phòng (SBA – Stand-By Arrangements) của IMF có lãi
suất trên cơ sở lãi suất thị trường Đ
4) Tín dụng linh hoạt (Flexible Credit Line - FCL) của IMF có lãi suất ưu đãi S
=> [lãi suất thị trường (SDR)]
B4:
1) Mỹ có thể phủ quyết các quyết định quan trọng nhất của IMF Đ
2) Một số quốc gia có thể bổ nhiệm giám đốc điều hành Đ
3) Công cụ quỹ mở rộng (Extended Fund Facility-EFF) là tín dụng ưu đãi S
=> [tín dụng thông thường]
4) Công cụ tài trợ khẩn cấp (Rapid Financing Instrument - RFI) là tín dụng ưu đãi S
=> [tín dụng thông thường.
Tín dụng khẩn cấp mới là tín dụng ưu đãi]
B5:
1) Các nước nghèo có thể vay tín dụng linh hoạt từ IMF S
=> [Tín dụng linh hoạt chỉ dành cho nước có nền kinh tế tốt]
2) Các nước đang phát triển có thu nhập trung bình không thể vay ưu đãi từ IMF Đ
(Tín dụng ưu đãi chỉ cho các nước nghèo)
3) Công cụ tín dụng khẩn cấp (The Rapid Credit Facility – RCF) của IMF có lãi suất
trên cơ sở lãi suất thị trường S
=> [Tín dụng ưu đãi (hiện là 0%)]
4) Công cụ tín dụng mở rộng (The Extended Credit Facility – ECF) của IMF có lãi
suất trên cơ sở lãi suất thị trường S
=> [lãi suất ưu đãi (hiện là 0%)]
E - Learning:
3.1
1. IMF có thể cho doanh nghiệp tư nhân vay khi có chính phủ bảo lãnh S
2. IMF có thể cho doanh nghiệp nhà nước vay khi có chính phủ bảo lãnh S
3. Lãi suất của SDR là lãi suất cố định trong tháng S
4. Số phiếu bầu của các thành viên IMF phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ góp vốn Đ
5. Công cụ quỹ mở rộng (Extended Fund Facility-EFF) là tín dụng ưu đãi S
6. Lãi suất SDR phụ thuộc trực tiếp lãi suất CAD và CNY S
7. Một quốc gia có thể nhận toàn bộ khoản vay từ IMF, sau đó không thực thi
chính sách kinh tế đã cam kết S
8. IMF có thực hiện giám sát ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu Đ
9. Khi một quốc gia đạt được thỏa thuận vay với IMF, đồng nghĩa có đủ điều kiện
đàm phán tái cấu trúc nợ với các chủ nợ Đ
10. Theo số liệu của IMF tăng trưởng GDP năm 2019 của Singapore cao hơn Tây
Ban Nha S
11. Những khuyến cáo của IMF đối với các chính phủ các nước thành viên có tính
bắt buộc S
12. Theo số liệu của IMF, năm 2019 tỷ lệ thất nghiệp của Anh thấp hơn của Đức S
13. Những khuyến cáo của IMF có ý nghĩa quan trọng với các nhà đầu tư Đ
14. Các nước nghèo có thể vay ưu đãi và tín dụng linh hoạt từ IMF S
15. Công cụ tín dụng khẩn cấp (The Rapid Credit Facility – RCF) của IMF có lãi
suất trên cơ sở lãi suất thị trường S
16. Giá trị của SDR ổn định hơn so với từng đồng tiền riêng biệt trong giỏ SDR Đ
17. Thành phần SDR bao gồm 5 đồng tiền USD, CNY, EUR, JPY, AUD S
18. Lãi suất của SDR là lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường Đ
19. IMF xem xét giảm, xóa nợ cho các nước đang phát triển có thu nhập trung bình
S
20. Báo cáo “Ổn định tài chính toàn cầu” (Global Financial Stability Report) đánh
giá hệ thống tài chính và thị trường tài chính toàn cầu, và giải quyết vấn đề tài
trợ cho thị trường mới nổi và đang phát triển Đ
21. IMF có chế tài xử lý các quốc gia không tuân thủ nghiêm túc chế độ tỷ giá của
mình S
22. Khi vay của IMF các quốc gia không cần điều chỉnh chính sách kinh tế của
mình S
23. SDR được doanh nghiệp sử dụng trong thanh toán quốc tế S
24. IMF từ chối cho một quốc gia vay đồng nghĩa quốc gia đó không thể tiếp cận
thị trường vốn quốc tế Đ
25. SDR có thể được sử dụng làm đơn vị tiền tệ tính toán trong hợp đồng Đ
26. IMF đóng vai trò không quan trọng trong giải quyết nợ nước ngoài S
27. Tổng giám đốc IMF thường là người châu Âu Đ
28. Mỹ, Nhật Bản đều có thể phủ quyết các quyết định quan trọng nhất của IMF S
29. IMF cung cấp tín dụng cho các quốc gia gặp khủng hoảng hoặc giúp các quốc
gia ngăn ngừa khủng hoảng Đ
30. Theo số liệu của IMF, năm 2019 ngân sách của Việt Nam, Hà Lan, Phần Lan
thâm hụt S
31. IMF cung cấp tín dụng cho chính phủ Đ
32. Công cụ tài trợ khẩn cấp (Rapid Financing Instrument - RFI) là tín dụng ưu đãi
S
33. IMF phát hành SDR và phân bổ cho các thành viên theo số lượng tỷ lệ với vốn
góp vào IMF của các thành viên Đ
34. IMF xem xét, giảm xóa nợ cho các nước nghèo Đ
35. Tín dụng linh hoạt (Flexible Credit Line - FCL) của IMF thường xử lý vấn đề
trung hạn S
36. Theo số liệu của IMF, năm 2019 cán cân vãng lai của Việt Nam, Slovenia, Hàn
Quốc thặng dư Đ
37. SDR chiếm tỷ trọng đáng kể trong dự trữ ngoại hối của các quốc gia S
38. Công cụ quỹ mở rộng (Extended Fund Facility-EFF) thường để xử lý các vấn
đề trung hạn Đ
39. Thỏa thuận tín dụng dự phòng (SBA – Stand-By Arrangements) của IMF có lãi
suất trên cơ sở lãi suất thị trường Đ
40. Khi một quốc gia không thể đạt được thỏa thuận vay với IMF thì đối mặt với
nguy cơ rất lớn bị vỡ nợ Đ
41. IMF có hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên, phát hành và in ấn SDR S
42. Các nước phát triển có vay từ IMF Đ
43. Tất cả các loại tín dụng của IMF có lãi suất cơ sở là lãi suất SDR S
44. Báo cáo “Giám sát tài khóa” (Fiscal Monitor) phân tích tình hình tài chính
công, tác động tài khóa từ khủng hoảng, dự báo tài khóa trung hạn, đánh giá
các chính sách phát triển bền vững tài chính công Đ
45. Công cụ tín dụng mở rộng (The Extended Credit Facility – ECF) của IMF có
lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường S
46. Lãi suất cơ sở các khoản vay thông thường của IMF là lãi suất LIBOR S
47. IMF có thể huy động vốn bằng phát hành trái phiếu và cổ phiếu S
48. Theo số liệu của IMF tăng trưởng GDP năm 2019 của Indonesia cao hơn Ấn
Độ Đ
49. IMF có chức năng giám sát chính sách tỷ giá và các chính sách vĩ mô liên quan
Đ
50. Thỏa thuận tín dụng dự phòng (SBA – Stand-By Arrangements) của IMF
thường để xử lý các vấn đề trung hạn S
51. Các nước đang phát triển có thu nhập trung bình không thể vay ưu đãi từ IMF
Đ
52. Tỷ giá SDR là không thay đổi trong tuần S
53. IMF có cung số liệu thống kê về phát triển xã hội, con người của các quốc gia
S
54. Một số quốc gia có thể bổ nhiệm giám đốc điều hành của IMF Đ
55. Việt Nam thường vay từ IMF S
56. Các nước đang phát triển có thu nhập trung bình vay tín dụng thông thường của
IMF Đ
57. Vay tín dụng dự phòng (The Standby Credit Facility – SCF) của IMF là tín
dụng ưu đãi Đ
58. IMF cung cấp số liệu thống kê và ấn phẩm phân tích về kinh tế vĩ mô trên
phạm vi toàn cầu và các thành viên Đ
59. Việt Nam có thể vay tín dụng ưu đãi từ IMF để giải quyết nợ xấu S
60. Tỷ trọng của EUR trong giỏ SDR là lớn nhất S
61. Tín dụng phòng ngừa và thanh khoản (The Precautionary and Liquidity Line –
PLL) của IMF có lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường Đ
62. Công cụ tín dụng khẩn cấp (The Rapid Credit Facility – RCF) của IMF thường
xử lý các vấn đề khó khăn dài hạn S
63. IMF có thể vay từ các chính phủ, tổ chức quốc tế Đ
64. Báo cáo “Tổng quan kinh tế thế giới” (World Economic Outlook) phân tích
thực trạng kinh tế thế giới và dự báo viễn cảnh tăng trưởng của kinh tế thế giới
và từng quốc gia Đ
65. SDR của ngân hàng TW là dự trữ ngoại hối Đ
66. Tín dụng linh hoạt (Flexible Credit Line - FCL) của IMF có lãi suất ưu đãi S
67. IMF có cung cấp tín dụng cho các thành viên để tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng
S
68. Một quốc gia sử dụng SDR để tài trợ cán cân thanh toán không cần trả lãi suất
S
69. Khối lượng vay tối đa từ IMF phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của các thành viên Đ
70. Tất cả các loại tín dụng của IMF có lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường S
3.2
1. Các ngân hàng phát triển khu vực có cơ cấu tổ chức, nguyên tắc, nội dung hoạt
động tương tự Ngân hàng thế giới Đ
2. Quỹ tín thác và tài trợ (Trust funds and grants - Trust funds and the
partnerships) của IBRD sử dụng nguồn vốn huy động từ các ngân hàng thương
mại S
3. IFC đầu tư cần có bảo lãnh của chính phủ S
4. IBRD cung cấp tín dụng trên cơ sở lãi suất thị trường Đ
5. Các công ước của ILO là không bắt buộc, nhưng việc thực thi nhiều công ước
trên thực tế phải tuân thủ khi xuất khẩu Đ
6. IBRD không cho cơ quan chính phủ vay S
7. Cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID – International Center for
settlement of investment dispute) giải quyết tranh chấp đầu tư giữa Chính phủ
và các nhà đầu tư nước ngoài, giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài S
8. Lãi suất cho vay tài trợ dự án của IBRD phụ thuộc vào tình hình thị trường vốn
quốc tế Đ
9. Việt Nam có thể vay IBRD để giải quyết nợ xấu ngân hàng Đ
10. ODA song phương ít bị ràng buộc hơn ODA đa phương S [Song phương chặt
chẽ hơn]
11. Hoạt động của IFC tại Việt Nam có tác động tích cực trong thúc đẩy đầu tư tư
nhân vào kinh tế Việt Nam Đ
12. IBRD không cho doanh nghiệp tư nhân vay tín dụng khi có chính phủ bảo lãnh
S (có thể cho)
13. Lãi suất cho vay tài trợ dự án của IBRD phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng của
quốc gia đi vay S (không phụ thuộc)
14. IFC có mua trái phiếu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước S
15. Việt Nam là thành viên MIGA và ICSID S (thành viên MIGA thì ĐÚNG,
nhưng ICISD thì SAI)
16. IFC có hỗ trợ tư vấn cho các cơ quan chính phủ và IFC có mua trái phiếu chính
phủ S (hỗ trợ tư vấn cho các cơ quan chính phủ thì ĐÚNG, mua trái phiếu
chính phủ thì SAI)
17. Mục tiêu của IFC là hỗ trợ đầu tư tư nhân vào các nước đang phát triển, giảm
nghèo đói và nâng cao sự thịnh vượng tại các nước đang phát triển Đ
18. IBRD có thể mua trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước S
19. Nguồn vốn của IDA chủ yếu do các quốc gia-nhà tài trợ đóng góp Đ
20. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) GDP bình quân đầu người tính
bằng USD theo giá hiện hành (GDP per capita, current US$) năm 2019 của Na
Uy (Norway) cao hơn Mỹ và Đan mạch (Denmark) Đ
21. Dựa trên số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới, Canada xếp hạng cao hơn
Hàn Quốc, và thấp hơn Italy theo chỉ tiêu GDP năm 2019 tính theo giá hiện
hành, bằng USD - GDP (current US$) Đ
22. IFC chuyển lợi nhuận cho IDA và IFC có cung cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi
S (“IFC chuyển lợi nhuận cho IDA” là ĐÚNG, “IFC có cung cấp tín dụng với
lãi suất ưu đãi” là SAI => [Không cung cấp])
23. IDA có vay vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế S (IDA là
làm từ thiện, [Nó không đi vay hay huy động vốn để làm từ thiện])
24. IFC và IBRD đều có xếp hạng tín dụng AAA Đ
25. Lãi suất cho vay của IBRD không phụ thuộc trực tiếp vào kỳ hạn tín dụng, thời
gian trả nợ S
26. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) GDP bình quân đầu người tính
bằng USD theo giá hiện hành (GDP per capita, current US$) năm 2019 của
Phần Lan cao hơn Đức và Anh Đ
27. IBRD có xem xét giảm nợ, giãn nợ đối với các khoản cho vay S
28. Lãi luất cơ sở các khoản vay của IBRD là lãi suất SDR của IMF S
29. Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước của Việt Nam có thể vay từ IBRD mà
không cần bảo lãnh của Chính phủ S (Cần Chính phủ bảo lãnh)
30. Nguồn vốn hoạt động của IBRD chủ yếu là vốn vay bằng phát hành trái phiếu
trên thị trường vốn quốc tế Đ
31. Nguyên tắc tổ chức, bỏ phiếu, thông qua quyết định trong IBRD tương tự của
IMF Đ
32. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) GDP tính bằng USD theo giá hiện
hành (GDP, current US$) năm 2019 của LB Nga cao hơn Hàn Quốc và
Australia Đ
33. IDA có cung cấp tín dụng trên cơ sở lãi suất LIBOR Đ
34. Doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam có thể vay từ ADB khi không có chính
phủ bảo lãnh S
35. IFC cung cấp các dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp với mức phí ưu đãi S
(IFC hoạt động trên cơ sở thương mại nên không có ưu đãi)
36. Vốn hoạt động của IFC chủ yếu là vốn góp của các nước thành viên S (Phần
lớn là vốn vay)
37. Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) bảo hiểm đầu tư trước các rủi ro
phi thương mại và rủi ro thương mại S (rủi ro PHI thương mại thì ĐÚNG, rủi
ro thương mại thì SAI)
38. Quỹ tín thác và tài trợ trong IBRD hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận Đ
39. IFC phát hành cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế S (IFC không
phát hành cổ phiếu)
40. IDA cung cấp tín dụng ưu đãi chủ yếu cho các nước nước nghèo Đ
41. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) GDP tính bằng USD theo giá hiện
hành (GDP, current US$) năm 2019 của Indonesia cao hơn Hà Lan và Saudi
Arabia Đ
42. Một quốc gia không thể vay đồng thời từ IDA và IBRD S (có thể vay đồng thời
từ IDA và IBRD)
43. Chủ tịch Ngân hàng thế giới thường là công dân Mỹ, Chủ tịch Ngân hàng phát
triển Châu Á (ADB) là thường là công dân Trung Quốc S (Chủ tịch ADB
thường là công dân Nhật Bản)
44. IBRD đóng vai trò trung gian giúp các nước đang phát triển tiếp cận thị trường
vốn quốc tế Đ
45. “Chương trình gắn với kết quả” (Program-for-Results) của IBRD cung cấp tín
dụng cho chính phủ Đ
46. ADB cung cấp tín dụng ưu đãi và tín dụng trên cơ sở lãi suất thị trường Đ
47. Doanh nghiệp Việt Nam có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu cho IFC Đ
48. Lãi suất cho vay của IBRD không phụ thuộc đồng tiền cho vay S (có phụ
thuộc)
49. IFC không đầu tư vào doanh nghiệp mạo hiểm S (IFC có đầu tư vào doanh
nghiệp mạo hiểm ở mức độ vừa phải)
50. IFC hoạt động chủ yếu tại các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi Đ
51. MIGA cung cấp dịch vụ bảo hiểm miễn phí cho doanh nghiệp các nước thành
viên S (không miễn phí)
52. Nguồn vốn hoạt động của IBRD chủ yếu là vốn thực góp của các thành viên S
[vốn tự góp ít, vốn điều động mới nhiều]
53. IDA có cung cấp tín dụng cho các nước nghèo với lãi xuất trên cơ sở lãi xuất
LIBOR S
54. Lãi suất cho vay của IBRD không phụ thuộc thu nhập bình quân đầu người của
quốc gia đi vay S (có phụ thuộc; Chia thành 4 nhóm A, B, C, D thì những nước
nào có thu nhập cao hơn thì phí cao hơn)
55. IFC hoạt động cả tại các quốc gia đang phát triển có rủi ro cao Đ
56. IBRD có thể cung cấp tín dụng bằng nội tệ của quốc gia vay tín dụng Đ
57. IFC có mua cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa (tư nhân hóa) Đ
58. Dựa trên số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới, Canada xếp hạng cao hơn
Hàn Quốc, và thấp hơn Italy theo chỉ tiêu GDP bình quân đầu người năm 2019
tính theo giá hiện hành, bằng USD - GDP per capita (current US$) S
59. IDA có vay vốn từ chính phủ các nước S (IDA làm từ thiện nên không đi vay.
Nguồn tài trợ và lợi nhuận ròng của IBRD)
60. Quản lý tài sản của IFC là hoạt động mang tính thương mại Đ (Mang tính
thương mại, giống công ty tài chính tư nhân)
61. Việt Nam đã tốt nghiệp IDA Đ
62. “Tài trợ chính sách phát triển” (Development Policy Financing) của IBRD
cung cấp tín dụng cho khu vực doanh nghiệp S ([Cung cấp tín dụng cho Chính
phủ để cải thiện vĩ mô])
63. IBRD không mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước Đ
64. Lãi suất tín dụng của IBRD là ưu đãi hơn so với tín dụng của các ngân hàng
thương mại Đ (lãi suất tín dụng của IBRD ưu đãi hơn vì là phi lợi nhuận)
65. IFC đầu tư vào khu vực ngân hàng thương mại và lĩnh vực nông nghiệp của
Việt Nam Đ
66. IFC chuyển lợi nhuận cho IDA và IFC có cung cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi
S
KIỂM TRA CHƯƠNG 2
Câu 1: Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch xuất khẩu với mục tiêu chính đáng
=> True

Câu 2: Hiệp định CPTPP mở cửa sâu rộng hơn trong thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ nhưng
không bao gồm đầu tư
=> False

Câu 3: Trên thực tế nguyên tắc đối xử quốc gia thực hiện có tính triệt để rất cao trong thương mại hàng
hóa
=> True

Câu 4: Mức độ mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam trong ASEAN cao hơn so với mở cửa trong WTO
và các FTA của Việt Nam
=> True

Tỷttiêu cơ bản đề ra
=> False

Câu 6: LB Nga cấm nhập khẩu nông sản từ EU và 1 số quốc gia khác để trả đữa là vi phạm nguyên tắc của
WTO
=> True

Câu 7: Na Uy có thể dành cho Việt Nam ưu đãi GSP nếu Việt Nam có đủ điều kiện
=> True

Câu 8: Hiện nay trong ASEAN đã hoàn thành tự do hóa thương mại dịch vụ
=> False

Câu 9: Vòng đàm phán Doha đã kết thúc và kết quả đàm phán đang được thực thi
=> True

Câu 10: Năm 2015 ASEAN trở thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community) thì các
thành viên sẽ áp dụng biểu thuế quan chung
=> False

Câu 11: APEC thực hiện tự do thương mại dịch vụ


=> False

Câu 12: Tự do thương mại nội bộ, tự do di chuyển lao động giữa các nước thành viên là đặc tính của thị
trường chung
=> True

Câu 13: MERCOSUR (Southern Common Market) có mức độ liên kết trong thương mại nội khối cao hơn
NAFTA (North American Free Trade Agreement)
=> False

Câu 14: ASEAN thực hiện tự do hoàn toàn di chuyển lao động giữa các thành viên
=> False
Câu 15: FTA EU – Hàn Quốc (The EU-Korea Free Trade Agreement) tổng thể có tác động tiêu cực tới lợi
ích của Việt Nam từ hiệp định EVFTA
=> False

Câu 16: FTA EU – Nhật Bản (EU-Japan Econimic Partnership Agreement) đã có hiệu lực và có tác động
tích cực tới lợi ích Việt Nam từ hiệp định EVFTA
=> True

Câu 17: Tự do lựa chọn chính sách thương mại với bên ngoài là đặc tính của thị trường chung
=> False

Câu 18: FTA EU-Việt Nam làm tăng xuất khẩu dệt may, thịt bò đông lạnh, thủy sản chế biến của Việt Nam
sang EU
=>

Câu 19: Trình độ phát triển của các thành viên APEC khác biệt lớn là trở ngại cho phát triển liên kết
=> True

Câu 20: Các cam kết đầu tư của Việt Nam trong ASEAN toàn diện hơn trong WTO và các FTA của Việt
Nam
=> True

Câu 21: ASEAN thực hiện FTA ASEAN – Trung Quốc và FTA ASEAN – Hoa Kỳ
=> False

Câu 22: Ba Lan có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu thép từ LB Nga khi tự vệ thương mại
=> False

Câu 23: EVFTA yêu cầu Việt Nam cải cách thị trường lao động theo hướng bảo vệ tốt hơn quyền lợi của
người lao động, có thể làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam khi xuất khẩu sang
EU
=>

Câu 24: Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất trần trong WTO
=> False

Câu 25: Hiện nay trong ASEAN đã hoàn thành tự do di chuyển vốn giữa các thành viên
=> False

Câu 26: Nguyên tác chính sách thương mại minh bạch, ổn định và có thể dự đoán giúp doanh nghiệp
hoạch định chiến lược phát triển hiệu quả
=> True

Câu 27: Mỹ bắt buộc phải dành ưu đãi GSP cho các thành viên đang phát triển của WTO
=> False

Câu 28: ASEAN có thực hiện FTA với Ấn Độ, FTA với Nhật Bản, FTA với Hong Kong
=> True

Câu 29: Chính phủ Pháp có thể trợ cấp cho nông dân Pháp để gia tăng xuất khẩu sữa
=> False
Câu 30: ASEAN hoàn thành cắt giảm thuế quan với phần lớn các sản phẩm trong thương mại nội bộ năm
2018
=> False

1. Theo kết quả vòng đàm phán Doha WTO quy định các nước thành viên phải xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu
với phần lớn sản phẩm nông sản
=> True

2. Thuế GSP trên thực tế bằng hoặc thấp hơn thuế quan tối huệ quốc
=> False

3. Việt Nam đối mặt nhiều thách thức khi thực hiện các cam kết trong APEC
=> False

4. Việt Nam khi gia nhập ASEAN làm gia tăng nhập khẩu từ ASEAN và gia tăng xuất khẩu của Việt Nam
sang ASEAN
=> True

5. Việt Nam hiện nay xuất khẩu các sản phẩm dệt may sang Anh sẽ chịu mức thuế khác biệt so với khi
xuất khẩu sang EU
=> False

6. Các thành viên WTO phải hạn chế các tác động quá mức cần thiết của các rào cản phi thuế quan trong
thương mại giữa các nước thành viên
=> True

7. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO yêu cầu các nước tiếp tục cắt giảm thuế quan
=> False

8. Giải quyết tranh chấp theo qui định WTO đảm bảo các nước thành viên thua kiện bắt buộc phải thực
hiện phán quyết, nếu không phải nộp phạt bằng tiền cho các nước thành viên thắng kiện
=> False

9. Hiệp định CPTPP có cam kết trong mua sắm công và môi trường, cam kết sâu rộng hơn trong lĩnh vực
sở hữu trí tuệ
=> True

10. ASEAN có yêu cầu mở cửa trong mua sắm chính phủ
=> False

11. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) đã có hiệu lực, tạo điều kiện
gia tăng xuất khẩu hàng dệt may của Việt sang EAEU, gia tăng nhập khẩu nông sản từ EAEU của Việt Nam
=> True

12. Hiệp định CPTPP quy định về cưỡng chế giải quyết tranh chấp để đảm bảo thực thi phán quyết
=> True

13. Italy có thể áp dụng thuế đối kháng (chống trợ cấp) với hàng nhập khẩu nếu đủ điều kiện
=> False
14. Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch thuế quan với xe hơi đắt tiền (giá từ $ 80.000)
=> False

15. Trong EU thực hiện tự do di chuyển lao động giữa các thành viên, chính sách tiền tệ chung
=> False

16. Một thành viên WTO có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với một số sản phẩm
=> True

17. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO đã có hiệu lực
=> True

18. ASEAN không thực hiện chính sách tỷ giá phối hợp (có ràng buộc biên độ dao động tỷ giá giữa các
thành viên)
=> True

19. Các nước ASEAN phải xóa bỏ hạn ngạch thuế quan trong thương mại nội bộ khi hoàn thành Hiệp
định thương mại hàng hóa
=> True

20. Hiện nay APEC thực hiện chính sách thuế quan thống nhất với bên ngoài
=> False

21. Nhật Bản, Brunei, Peru, Mexico, Việt Nam, New Zealand là thành viên CPTPP
=> True

22. EU thực hiện tự do thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên, tự do lựa chọn chính sách thương
mại với bên ngoài
=> False

23. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU có hiệu lực từ 8/2020 tạo điều kiện gia tăng xuất khẩu
nông sản của Việt Nam sang EU, và gia tăng xuất khẩu nông sản của EU sang Việt Nam
=> True

24. Thuế cam kết (thuế ràng buộc) trong WTO đối với gạo của Hàn Quốc và Nhật Bản phải như nhau
=> False

25. Tuyên bố của các cuộc họp thượng định APEC là bắt buộc với các thành viên
=> False

26. Áo có thể cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSP nếu có đủ điều kiện
=> False

27. Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất ràng buộc trong WTO
=> True

28. Hiệp định CPTPP có quy định xuất xứ hàng hóa ít khắt khe nhằm thúc đẩy thương mại giữa các nước
thành viên
=> False
29. Các quyết định của ASEAN luôn đòi hỏi tất cả các nước thành viên thực hiện đồng thời
=> False

30. Anh có thể thực hiện chính sách đồng nội tế yếu để khuyến khích xuất khẩu
=> True

KIỂM TRA CHƯƠNG 3


1. Tín dụng linh hoạt (Flexible Credit Line – FCL) của ÌM có lãi suất ưu đãi
=> False

2. Nguyên tắc tổ chức, bỏ phiếu, thông qua quyết định trong IBRD tương tự của IMF
=> True

3. IMF có chức năng giám sát chính sách tỷ giá và các chính sách vĩ mô liên quan
=> True

4. Tất cả các loại tín dụng của IMF có lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường
=> False

5. Một quốc gia có thể neo (cố định) tỷ giá với SDR
=> True

6. IMF có thể vay từ các chính phủ, tổ chức quốc tế


=> True

7. Một số quốc gia có thể bổ nhiệm giám đốc điều hành của IMF
=> True

8. Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) bảo hiểm đầu tư trước các rủi ro thương mại
=> False

9. IBRD không cho cơ quan chính phủ vay


=> False

10. Thỏa thuận tín dự phòng (SBA – Stand-By Arrangements) của IMF có lãi suất trên cơ sở lãi suất thị
trường
=> True

11. Một quốc gia có thể vay đồng thời từ IDA và IBRD
=> True

12. IBRD cung cấp tín dụng trên cơ sở lãi suất thị trường
=> True

13. Dựa trên số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới, Canada xếp hạng cao hơn Hàn Quốc, và thấp hơn
Italy theo chỉ tiêu GDP bình quân đầu người năm 2019 tính theo giá hiện hành, bằng USD – GDP per
capita (current US$)
=> False
14. Một quốc gia có thể nhận toàn bộ khoản vay từ IMF, sau đó không thực thi chính sách kinh tế đã
cam kết
=> False

15. Một quốc gia sử dụng SDR để tài trợ cán cân thanh toán không cần trả lãi suất
=> False

16. IMF đóng vai trò không quan trọng trong giải quyết nợ nước ngoài
=> False

17. Quản lý tài sản của IFC là hoạt động không mang tính thương mại
=> False

18. IMF cung cấp tín dụng cho chính phủ


=> True

19. Tín dụng phòng ngừa và thanh khoản (The Precautionary and Liquidity Line – PLL) của IMF có lãi suất
trên cơ sở lãi suất thị trường
=> True

20. Giá trị của SDR ổn định hơn so với từng đồng tiền riêng biệt trong giả SDR
=> True

21. Số phiều bầu của quốc gia thành viên IMF có phụ thuộc vào dân số
=> False

22. Chủ tịch Ngân hàng thế giới thường là công dân Mỹ
=> True

23. IMF từ chối cho một quốc gia vay đồng nghĩa quốc gia đó không thể tiếp cận thị trường vốn quốc tế
=> True

24. IMF không thể huy động vốn bằng phát hành trái phiếu
=> False

25. IMF có thể cho doanh nghiệp tư nhân vay khi có chính phủ bảo lãnh
=> False

26. Tín dụng linh hoạt (Flexible Credit Line – FCL) của IMF thường xử lý vấn đề trung hạn
=> False

27. IMF có cung cấp tín dụng cho các thành viên để tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng
=> False

28. Lãi suất cho vay tài trợ dự án của IBRD phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng của quốc gia đi vay
=> False

29. Vay tín dụng dự phòng (The Standby Credit Facility – SCF) của IMF là tín dụng ưu đãi
=> True
30. Việt Nam đã tốt nghiệp IDA
=> True

1. Khối lượng vay tối đa từ IMF phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của các thành viên
=> True

2. Các nước nghèo có thể vay tín dụng linh hoạt từ IMF
=> False

3. Mỹ có thể phủ quyết các quyết định quan trọng nhất của IMF
=> True

4. IMF có cung số liệu thống kê về phát triển xã hội, con người của các quốc gia
=> False

5. SDR chiếm tỷ trọng lớn trong dự trữ của các quốc gia
=> False

6. Lãi suất tín dụng của IBRD là ưu đãi hơn so với tín dụng của các ngân hàng thương mại
=> True

7. Các quốc gia phát triển có thể vay tín dụng của IMF
=> True

8. SDR của ngân hàng TW là dự trữ ngoại hối


=> True

9. Công cụ tín dụng khẩn cấp (The Rapid Credit Facility – RCF) của IMF thường xử lý các vấn đề khó khăn
dài hạn
=> False

10. IMF có chế tài xử lý các quốc gia không tuân thủ nghiêm túc chế độ tỷ giá của mình
=> False

11. MIGA cung cấp dịch vụ bảo hiểm miễn phí cho doanh nghiệp các nước thành viên
=> False

12. Các nước đang phát triển có thu nhập trung bình vay tín dụng thông thường của IMF
=> True

13. IBRD đóng vai trò trung gian giúp các nước đang phát triển tiếp cận thị trường vốn quốc tế
=> True

14. Tỷ trọng của EUR trong giỏ SDR là lớn nhất


=> False

15. IFC phát hành cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế
=> False

16. IBRD có thể mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước
=> False
17. IFC cung cấp các dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp với mức phí ưu đãi
=> False

18. Việt Nam không thể vay tín dụng ưu đãi của IMF
=> True

19. Số phiếu bầu của các thành viên IMF phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ góp vốn
=> True

20. IMF xem xét, giảm xóa nợ cho các nước nghèo
=> True

21. Doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam có thể vay từ ADB khi không có chính phủ bảo lãnh
=> False

22. Những khuyến cáo của IMF đối với các chính phủ các nước thành viên có tính bắt buộc
=> False

23. IMF có thực hiện giám sát ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu
=> True

24. Việt Nam có thể vay IMF để giải quyết nợ xấu


=> True

25. ODA song phương ít bị ràng buộc hơn ODA đa phương


=> False

26. Tổng giám đốc IMF thường là người châu Á


=> False

27. Chủ tịch Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là thường là công dân Nhật Bản
=> True

28. Tất cả các loại tín dụng của IMF có lãi suất cơ sở là lãi suất SDR
=> False

29. IFC đầu tư vào khu vực ngân hàng thương mại và lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam
=> True

30. Các nước phát triển có vay từ IMF


=> True

KIỂM TRA CHƯƠNG 4, 5, 6


Đầu tư quốc tế nhằm chia sẻ ưu thế của doanh nghiệp về công nghệ, quản lý với đối tác nước ngoài

Select one:

False

Câu hỏi 2

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Việt Nam có thể quy định về công nghệ cao hơn với FDI so với đầu tư trong nước

Select one:

False

Câu hỏi 3

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Theo IMF, Slovenia, Hàn Quốc, Hy Lạp là nền kinh tế phát triển

Select one:

True

Câu hỏi 4

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Hoạt động mua bán sát nhập quốc tế trong cùng một ngành phát triển làm gia tăng cạnh tranh trên
phạm vi thế giới

Select one:

False

Câu hỏi 5
Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng hơn 50% nhập khẩu của nhóm quốc gia phát triển

Select one:

True

Câu hỏi 6

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển nhìn chung còn lạc hậu

Select one:

True

Câu hỏi 7

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Chính sách của Mỹ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế hồi hương lợi nhuận từ nước ngoài sẽ
kích thích đầu tư của doanh nghiệp Mỹ ra nước ngoài

Select one:

False

Câu hỏi 8

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi


Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy thương mại phát triển

Select one:

True

Câu hỏi 9

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Trợ cấp với hàng nông sản là mâu thuẫn gay gắt giữa các nước phát triển và đang phát triển

Select one:

True

Câu hỏi 10

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Đầu tư quốc tế nhằm mục đích: tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro, bảo toàn tài sản, định cư ở nước
ngoài

Select one:

True

Câu hỏi 11

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại của Mỹ tác động tiêu cực tới thương mại quốc tế

Select one:

True

Câu hỏi 12
Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhu cầu với sản phẩm chế biến tăng nhanh hơn so với hàng nông sản, khoáng sản, nhiên liệu

Select one:

True

Câu hỏi 13

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Lợi nhận tái đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể xem là FDI

Select one:

True

Câu hỏi 14

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Lãi suất thấp tại Nhật Bản làm giảm đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam

Select one:

False

Câu hỏi 15

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi


Lạm phát thấp tại Việt Nam có tác động hỗ trợ hàng hóa Việt Nam duy trì cạnh tranh về giá

Select one:

True

Câu hỏi 16

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nợ cao của các hộ gia đình trên thế giới ảnh hưởng tích cực tới kinh tế toàn cầu

Select one:

False

Câu hỏi 17

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 8% vốn ngân hàng ACB, mua thêm 3% vốn ACB. Giao dịch mua 3% vốn
này là FDI

Select one:

True

Câu hỏi 18

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Trung Quốc là quốc gia cung cấp ODA lớn, là quốc gia đầu tư FDI lớn ra nước ngoài

Select one:

True

Câu hỏi 19
Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Mua bán sát nhập giữa các doanh nghiệp trong nước thường được khuyến khích về mặt pháp lý so với
sát nhập giữa doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Select one:

False

Câu hỏi 20

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất, nông sản thô chiếm tỷ trọng cao thứ 4 trong
thương mại quốc tế

Select one:

False

Câu hỏi 21

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Vai trò của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) gia tăng

Select one:

False

Câu hỏi 22

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ
Đoạn văn câu hỏi

Tình trạng dư thừa công suất trong một số ngành sản xuất trên thế giới dẫn tới gia tăng bảo hộ của các
quốc gia

Select one:

True

Câu hỏi 23

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Mua bán sát nhập xuyên biên giới (cross-border M&As) chiếm tỷ trọng không đáng kể trong dòng vốn
FDI quốc tế

Select one:

False

Câu hỏi 24

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Giới thiệu chiến thắng chống giặc ngoại xâm là hình thức hiệu quả quảng bá hình ảnh quốc gia của Việt
Nam

Select one:

False

Câu hỏi 25

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Trong thương mại quốc tế nhóm hàng chế biến tăng trưởng trung bình cao nhất theo khối lượng giao
dịch trong dài hạn từ 1980 tới nay
Select one:

True

Câu hỏi 26

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Các quốc gia xuất khẩu lớn chủ yếu là các nước phát triển

Select one:

True

Câu hỏi 27

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ

Select one:

True

Câu hỏi 28

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh đầu tư trồng cao su tại Campuchia nhằm tận dụng chi phí thuê đất rẻ
và nguồn nhân lực tay nghề cao tại Campuchia

Select one:

False
Câu hỏi 29

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia đang phát triển
Tây Á

Select one:

False

Câu hỏi 30

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Đầu tư FDI nhằm vượt qua hàng rào thuế quan do các nước thường áp dụng chính sách thuế nhập khẩu
với nguyên liệu, linh kiện cao hơn so với thuế quan nhập khẩu với sản phẩm cuối cùng

Select one:

False

Câu hỏi 31

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia đang phát triển
châu Á

Select one:

True

Câu hỏi 32

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00


Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Sự phát triển của các hiệp định tự do thương mại song phương thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế

Select one:

True

Câu hỏi 33

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

FDI trên thế giới tập trung nhiều nhất vào công nghiệp chế biến

Select one:

False

Câu hỏi 34

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Các liên kết kinh tế khu vực, FTA ngày càng phát triển mạnh mẽ so với trong phạm vi toàn cầu (WTO) do
phạm vi nhỏ

Select one:

True

Câu hỏi 35

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nội bộ EU tồn tại nhiều mâu thuẫn kinh tế, và nền Kinh tế EU phụ thuộc lớn vào Trung Quốc
Select one:

True

Câu hỏi 36

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các nước phát triển là các nước đang phát triển

Select one:

False

Câu hỏi 37

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Người Việt Nam mở nhà hàng tại Mỹ là đầu tư FDI

Select one:

True

Câu hỏi 38

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Mỹ có tỷ lệ nợ công/GDP cao và có xu hướng giảm

Select one:

False

Câu hỏi 39

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00


Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề trợ cấp với hàng nông sản hầu như không đáng kể

Select one:

False

Câu hỏi 40

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

IFC đang nắm giữ 12% vốn Vietinbank, và mua thêm 2% vốn Vietinbank. Giao dịch này là FDI

Select one:

True

Câu hỏi 41

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhật Bản là một trong những quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới

Select one:

False

Câu hỏi 42

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Tập đoàn Masan phát hành trái phiếu quốc tế làm tăng nợ nước ngoài của Việt Nam

Select one:
True

Câu hỏi 43

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Yamaha Nhật Bản cho Yamaha Việt Nam vay 5 triệu USD là FDI

Select one:

True

Câu hỏi 44

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Đầu tư quốc tế nhằm giảm chi phí vận tải từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng

Select one:

True

Câu hỏi 45

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Các nước phát triển chiếm tỷ trọng lớn hơn trong dòng vốn FDI đầu tư ra nước ngoài

Select one:

True

Câu hỏi 46

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ
Đoạn văn câu hỏi

Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng trên 60% trong xuất khẩu của nhóm các nước đang phát triển
Châu Mỹ

Select one:

False

Câu hỏi 47

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá hiện nay có xu hướng chững lại

Select one:

True

Câu hỏi 48

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh chuyển sản xuất ra nước ngoài do chiến tranh thương mại Mỹ -
Trung

Select one:

True

Câu hỏi 49

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Mua bán sát nhập quốc tế tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh hơn cho các bên tham gia

Select one:
True

Câu hỏi 50

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nichirei Foods mua 19% số cổ phiếu đã phát hành của Cholimex là đầu tư trực tiếp

Select one:

True

Câu hỏi 51

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Mua bán sáp nhập là hình thức phổ biến của FDI vào các nước phát triển

Select one:

True

Câu hỏi 52

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề vệ sinh dịch tễ là không đáng kể

Select one:

False

Câu hỏi 53

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ
Đoạn văn câu hỏi

Gia tăng làn sóng bảo hộ thông qua các rào cản phi thuế quan

Select one:

True

Câu hỏi 54

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhà đầu tư Nhật Bản lần đầu mua 8% cổ phiếu thông thường của Tập Đoàn Hòa Phát là FDI

Select one:

False

Câu hỏi 55

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Trong dài hạn đầu tư FDI ra nước ngoài cải thiện cán cân thanh toán của quốc gia đầu tư

Select one:

True

Câu hỏi 56

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

BTH tăng giá có tác động tăng xuất khẩu của Thái Lan sang Việt Nam

Select one:

False
Câu hỏi 57

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Trung Quốc có cán cân dịch vụ thặng dư, cán cân vãng lai thặng dư

Select one:

False

Câu hỏi 58

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Mỹ là một trong những quốc gia đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều nhất thế giới

Select one:

True

Câu hỏi 59

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Công dân Hà lan mua căn hộ condotel tại Phú Quốc là FDI

Select one:

True

Câu hỏi 60

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ
Đoạn văn câu hỏi

Đầu tư quốc tế nhằm chuyển các ngành sản xuất ô nhiễm ra nước ngoài do ở nước ngoài yêu cầu, thực
thi quy định môi trường nghiêm ngặt

Select one:

False

Câu hỏi 61

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào trồng cao su tại Campuchia làm giảm xuất khẩu phân bón sang
Campuchia

Select one:

False

Câu hỏi 62

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Cắt giảm các loại trợ cấp trong nước, trợ cấp xuất khẩu làm giảm giá nông sản trên thị trường thế giới

Select one:

False

Câu hỏi 63

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Rào cản kỹ thuật là mâu thuẫn lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển

Select one:
True

Câu hỏi 64

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Vị thế đồng USD ngày càng được củng cố, vị thế đồng CNY có xu hướng gia tăng

Select one:

False

Câu hỏi 65

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Tự do hóa thương mại làm gia tăng cạnh tranh

Select one:

True

Câu hỏi 66

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Lợi nhuận tái đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể xem không phải là FDI

Select one:

True

Câu hỏi 67

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ
Đoạn văn câu hỏi

Nhóm các nước phát triển xuất khẩu nông sản thô nhiều hơn tổng xuất khẩu của nhóm các nước đang
phát triển và kinh tế chuyển đổi

Select one:

True

Câu hỏi 68

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Hoạt động mua bán, sát nhập quốc tế tiếp tục phát triển

Select one:

True

Câu hỏi 69

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nền kinh tế Mỹ phụ thuộc lớn vào Trung Quốc trong nguồn cung ứng các sản phẩm thâm dụng lao động,
nhiều sản phẩm công nghệ cao...

Select one:

True

Câu hỏi 70

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Đầu tư FDI quốc tế thời gian gần đây có xu hướng chững lại
Select one:

True

Câu hỏi 71

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Lễ hội chọi trâu là nét văn hóa độc đáo để Việt Nam thu hút khách du lịch nước ngoài

Select one:

False

Câu hỏi 72

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Kinh tế Trung Quốc trở thành động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới

Select one:

True

Câu hỏi 73

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhật Bản tích cực tham gia liên kết kinh tế quốc tế

Select one:

True

Câu hỏi 74

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00


Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhật Bản tập trung phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), chế tạo robots

Select one:

True

Câu hỏi 75

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể nhằm mục đích thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển
(R&D)

Select one:

True

Câu hỏi 76

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Khoáng sản (không tính nhiên liệu) chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong thương mại quốc tế

Select one:

False

Câu hỏi 77

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi


Nhóm các nước phát triển nhập khẩu hàng công nghiệp chế biến ít hơn tổng nhập khẩu của nhóm các
nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi

Select one:

False

Câu hỏi 78

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhóm các nước phát triển có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với nhóm các nước đang phát triển

Select one:

True

Câu hỏi 79

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Thực tế hiện nay không phân biệt Công ty đa quốc gia và Công ty xuyên quốc gia

Select one:

True

Câu hỏi 80

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Tất cả các nền kinh tế phát triển có tình hình nợ công lành mạnh

Select one:

False
Câu hỏi 81

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Sự phát triển của công nghệ thông tin thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển

Select one:

True

Câu hỏi 82

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Xóa cờ

Đoạn văn câu hỏi

Thương mại dịch vụ quốc tế thời gian gần đây tăng trưởng cao hơn so với GDP thế giới

Select one:

True

Câu hỏi 83

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề trợ cấp xuất khẩu với hàng nông sản hầu như không
đáng kể

Select one:

True

Câu hỏi 84

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ
Đoạn văn câu hỏi

Trung Quốc là một trong những quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới

Select one:

True

Câu hỏi 85

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Mỹ xuất khẩu vốn ròng và có ngân sách thường xuyên thâm hụt cao

Select one:

False

Câu hỏi 86

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Phát triển kinh tế thị trường mở là xu thế chung trên thế giới hiện nay

Select one:

True

Câu hỏi 87

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia đang phát triển
châu Phi

Select one:
False

Câu hỏi 88

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề rào cản kỹ thuật hầu như không đáng kể

Select one:

False

Câu hỏi 89

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Mỹ là quốc gia sản xuất dầu thô lớn, xuất khẩu dầu thô và khí đốt

Select one:

True

Câu hỏi 90

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Vai trò của các nước châu Á trong thương mại quốc tế có xu hướng tăng

Select one:

True

Câu hỏi 91

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ
Đoạn văn câu hỏi

Phát triển võ vovinam ra thế giới là hình thức quảng bá hiệu quả hình ảnh Việt Nam trong toàn cầu hóa

Select one:

True

Câu hỏi 92

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tư FDI ra nước ngoài lớn trên thế giới

Select one:

True

Câu hỏi 93

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Thâm hụt thương mại là mâu thuẫn thường xuyên trong thương mại quốc tế

Select one:

True

Câu hỏi 94

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Xu hướng xây dựng khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò quan trọng

Select one:

False

Câu hỏi 95
Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giảm lãi suất EUR làm tăng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam

Select one:

True

Câu hỏi 96

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khi tham gia CPTPP sẽ giảm vì thuế quan nhập khẩu giảm

Select one:

False

Câu hỏi 97

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Thị trường nhập khẩu chủ yếu của các nước phát triển là các nước phát triển

Select one:

True

Câu hỏi 98

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi


Nhóm hàng nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao thứ 2, thực phẩm chiếm tỷ trọng cao thứ 3 trong thương mại
quốc tế

Select one:

True

Câu hỏi 99

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Giới thiệu văn hóa ẩm thực dân tộc là hình thức quảng bá hiệu quả hình ảnh quốc gia

Select one:

True

Câu hỏi 100

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Intel đầu tư tại TP.HCM nhằm sử dụng lao động phổ thông giá rẻ tại Việt Nam

Select one:

False

Thực tế hiện nay không phân biệt Công ty đa quốc gia và Công ty xuyên quốc gia

Select one:

True

False

Câu hỏi 2

Hoàn thành
Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Khoản vay trị giá 10 triệu USD của IFC cho Viettinbank sau khi IFC sở hữu 10% cổ phần Vietinbank, là FDI

Select one:

True

Câu hỏi 3

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhóm các nước phát triển có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với nhóm các nước đang phát triển

Select one:

True

Câu hỏi 4

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Kinh tế Trung Quốc trở thành động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới

Select one:

True

Câu hỏi 5

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhóm các nước phát triển nhập khẩu hàng công nghiệp chế biến ít hơn tổng nhập khẩu của nhóm các
nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi
Select one:

False

Câu hỏi 6

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Sự phát triển của liên kết kinh tế khu vực hạn chế phát triển thương mại quốc tế

Select one:

False

Câu hỏi 7

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Vai trò của các FTA trong thương mại quốc tế ngày càng gia tăng

Select one:

True

Câu hỏi 8

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới

Select one:

False

Câu hỏi 9

Hoàn thành
Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển là các nước phát triển

Select one:

False

Câu hỏi 10

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trồng cao su sang Lào có thể làm giảm việc làm trong ngành trồng cao su
Việt Nam

Select one:

True

Câu hỏi 11

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Phát triển võ vovinam ra thế giới là hình thức quảng bá hiệu quả hình ảnh Việt Nam trong toàn cầu hóa

Select one:

True

Câu hỏi 12

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Quan hệ kinh tế Bắc Nam là chỉ quan hệ giữa các nước Bắc bán cầu và Nam bán cầu
Select one:

False

Câu hỏi 13

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Sự phát triển của các hiệp định tự do thương mại song phương thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế

Select one:

True

Câu hỏi 14

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nền kinh tế Mỹ phụ thuộc lớn vào Trung Quốc trong nguồn cung ứng các sản phẩm thâm dụng lao động,
nhiều sản phẩm công nghệ cao...

Select one:

True

Câu hỏi 15

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Mỹ là quốc gia sản xuất dầu thô lớn, xuất khẩu dầu thô và khí đốt

Select one:

True

Câu hỏi 16
Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Tăng trưởng thương mại là động lực tăng trưởng kinh tế

Select one:

True

Câu hỏi 17

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ

Select one:

True

Câu hỏi 18

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

FDI vào Việt Nam làm gia tăng nợ nước ngoài của Việt Nam

Select one:

False

Câu hỏi 19

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ
Đoạn văn câu hỏi

Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan mua lại chuỗi siêu thị Metro Cash & Carry Việt Nam là đầu tư
quốc tế, và là FDI

Select one:

True

Câu hỏi 20

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Thương mại quốc tế hàng hóa thời gian gần đây tăng trưởng ở mức tương tự GDP thế giới

Select one:

True

Câu hỏi 21

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Thị trường nhập khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển là các nước phát triển

Select one:

False

Câu hỏi 22

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Mua bán sát nhập quốc tế tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh hơn cho các bên tham gia

Select one:

True
Câu hỏi 23

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Viettel đầu tư sang Campuchia nhằm mục đích chính là vượt qua rào cản thuế quan

Select one:

False

Câu hỏi 24

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Công dân Hà lan mua căn hộ condotel tại Phú Quốc là FDI

Select one:

True

Câu hỏi 25

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nợ cao của các hộ gia đình trên thế giới ảnh hưởng tích cực tới kinh tế toàn cầu

Select one:

False

Câu hỏi 26

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi


Nền kinh tế Mỹ đối mặt với tình trạng thâm hụt kép: thâm hụt cán cân vãng lai và thâm hụt cán cân tổng
thể

Select one:

False

Câu hỏi 27

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Mỹ có tỷ lệ nợ công/GDP cao và có xu hướng giảm

Select one:

False

Câu hỏi 28

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Hoạt động mua bán, sát nhập quốc tế tiếp tục phát triển

Select one:

True

Câu hỏi 29

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Xu hướng phát triển của công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu, thân thiện môi trường làm tăng
nhu cầu với nhiên liệu, khoáng sản

Select one:

False
Câu hỏi 30

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Các hiệp định tự do thương mại song phương có tác động tích cực tới sự phát triển của WTO

Select one:

True

Câu hỏi 31

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khi tham gia CPTPP sẽ giảm vì thuế quan nhập khẩu giảm

Select one:

False

Câu hỏi 32

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Gia tăng làn sóng bảo hộ thông qua các rào cản phi thuế quan

Select one:

True

Câu hỏi 33

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi


Mỹ là một trong những quốc gia đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều nhất thế giới

Select one:

True

Câu hỏi 34

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia đang phát triển

Select one:

True

Câu hỏi 35

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào trồng cao su tại Campuchia làm giảm xuất khẩu phân bón sang
Campuchia

Select one:

False

Câu hỏi 36

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Công dân Hàn Quốc xây dựng nhà máy may tại Việt Nam là đầu tư quốc tế

Select one:

True
Câu hỏi 37

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Tỷ lệ nợ công/GDP của Mỹ sẽ tăng cao hơn do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Select one:

True

Câu hỏi 38

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tác động tiêu cực tới kinh tế Trung Quốc và tác động tích cực tới kinh
tế thế giới

Select one:

False

Câu hỏi 39

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Việt Nam có thể đưa ra yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường cao hơn với FDI so với đầu tư trong nước

Select one:

False

Câu hỏi 40

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ
Đoạn văn câu hỏi

Việt Nam có thể miễn thuế thu nhập doanh nghiệp để thu hút đầu tư (đầu tư trong nước và FDI) vào
vùng sâu, vùng xa

Select one:

True

Câu hỏi 41

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Thương mại điện tử và ngành bán lẻ truyền thống tại Mỹ phát triển mạnh mẽ

Select one:

False

Câu hỏi 42

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Mỹ là một trong những quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới

Select one:

True

Câu hỏi 43

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

CNY giảm giá có tác động tăng xuất khẩu của Việt Nam sang EU

Select one:
False

Câu hỏi 44

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Bất đồng giữa các nước phát triển và đang phát triển trong vấn đề trợ cấp xuất khẩu với hàng nông sản
hầu như không đáng kể

Select one:

True

Câu hỏi 45

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Lễ hội chọi trâu là nét văn hóa độc đáo để Việt Nam thu hút khách du lịch nước ngoài

Select one:

False

Câu hỏi 46

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong ngành may mặc tại Lào nhằm sử dụng lao động phổ thông giá rẻ

Select one:

True

Câu hỏi 47

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00


Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhu cầu với sản phẩm chế biến tăng nhanh hơn so với hàng nông sản, khoáng sản, nhiên liệu

Select one:

True

Câu hỏi 48

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Cán cân dịch vụ và cán cân thương mại của Mỹ thặng dư

Select one:

False

Câu hỏi 49

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhà đầu tư Mỹ mua trái phiếu Chính phủ Anh là đầu tư quốc tế và là FDI

Select one:

False

Câu hỏi 50

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Cạnh tranh gay gắt làm gia tăng mua bán sáp nhập

Select one:

True
Câu hỏi 51

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Xóa cờ

Đoạn văn câu hỏi

Doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam được lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Select one:

True

Câu hỏi 52

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia đang phát triển
Đông Á và Đông Nam Á

Select one:

True

Câu hỏi 53

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Vị thế đồng USD ngày càng được củng cố, vị thế đồng CNY có xu hướng gia tăng

Select one:

False

Câu hỏi 54

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ
Đoạn văn câu hỏi

Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 8% vốn ngân hàng ACB, mua thêm 3% vốn ACB. Giao dịch mua 3% vốn
này là FDI

Select one:

True

Câu hỏi 55

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhóm hàng nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao thứ 2, thực phẩm chiếm tỷ trọng cao thứ 3 trong thương mại
quốc tế

Select one:

True

Câu hỏi 56

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều nhất thế giới

Select one:

True

Câu hỏi 57

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến cao hơn tổng tỷ trọng các nhóm hàng hóa còn lại trong xuất
khẩu của nhóm quốc gia kinh tế chuyển đổi
Select one:

False

Câu hỏi 58

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Tỷ trọng thương mại giữa các nước phát triển với nhau là cao nhất trong thương mại quốc tế

Select one:

False

Câu hỏi 59

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy thương mại phát triển

Select one:

True

Câu hỏi 60

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Thúc đẩy cải cách WTO của Mỹ theo hướng đảm bảo quyền lợi cho Mỹ… có tác động tiêu cực tới Việt
Nam

Select one:

True
Câu hỏi 61

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Lợi nhuận tái đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể xem không phải là FDI

Select one:

True

Câu hỏi 62

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Đầu tư FDI quốc tế thời gian gần đây có xu hướng chững lại

Select one:

True

Câu hỏi 63

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

FDI trên thế giới tập trung nhiều nhất vào công nghiệp chế biến

Select one:

False

Câu hỏi 64

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ
Đoạn văn câu hỏi

Các quốc gia xuất khẩu lớn chủ yếu là các nước phát triển

Select one:

True

Câu hỏi 65

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Khi quốc gia thực hiện đầu tư FDI ra nước ngoài thì người lao động trong nước được hưởng lợi lớn

Select one:

False

Câu hỏi 66

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Ngân hàng Kexim (Hàn Quốc) cung cấp cho PetroVietnam khoản vay trị giá 330 triệu USD là FDI

Select one:

False

Câu hỏi 67

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng hơn 50% nhập khẩu của nhóm quốc gia phát triển

Select one:

True

Câu hỏi 68
Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Vingroup vay tín dụng từ các ngân hàng quốc tế làm tăng nợ nước ngoài của Việt Nam

Select one:

True

Câu hỏi 69

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Mỹ xuất khẩu vốn ròng và có ngân sách thường xuyên thâm hụt cao

Select one:

False

Câu hỏi 70

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Giới thiệu văn hóa ẩm thực dân tộc là hình thức quảng bá hiệu quả hình ảnh quốc gia

Select one:

True

Câu hỏi 71

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Thương mại dịch vụ quốc tế thời gian gần đây tăng trưởng cao hơn so với GDP thế giới
Select one:

True

Câu hỏi 72

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Liên kết trong FTA phát triển hiệu quả do các bên thường là đối tác lớn trong thương mại song phương

Select one:

True

Câu hỏi 73

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhà đầu tư nước ngoài mua 20% trái phiếu quốc tế do Hoàng Anh Gia Lai phát hành là đầu tư FDI

Select one:

False

Câu hỏi 74

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Mua bán sáp nhập là hình thức phổ biến của FDI vào các nước phát triển

Select one:

True

Câu hỏi 75

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00


Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

GM xây dựng liên doanh sản xuất xe với Toyota tại Mỹ là đầu tư quốc tế và là FDI

Select one:

True

Câu hỏi 76

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể nhằm mục đích thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển
(R&D)

Select one:

True

Câu hỏi 77

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh chuyển sản xuất ra nước ngoài do chiến tranh thương mại Mỹ -
Trung

Select one:

True

Câu hỏi 78

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi


Mỹ là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới

Select one:

False

Câu hỏi 79

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Chính sách của Mỹ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế hồi hương lợi nhuận từ nước ngoài sẽ
kích thích đầu tư của doanh nghiệp Mỹ ra nước ngoài

Select one:

False

Câu hỏi 80

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Sự phát triển của công nghệ thông tin thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển

Select one:

True

Câu hỏi 81

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá hiện nay có xu hướng chững lại

Select one:

True

Câu hỏi 82
Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giảm lãi suất EUR làm tăng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam

Select one:

True

Câu hỏi 83

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Ngành dịch vụ tại các nước đang phát triển có năng lực cạnh tranh cao

Select one:

False

Câu hỏi 84

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Khoảng cách trong thu hút FDI giữa khối các nước phát triển và khối các nước đang phát triển và kinh tế
chuyển đổi có xu hướng thu hẹp

Select one:

True

Câu hỏi 85

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi


Trung Quốc có cán cân dịch vụ thặng dư, cán cân vãng lai thặng dư

Select one:

False

Câu hỏi 86

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Các quốc gia cạnh tranh quyết liệt trong thu hút vốn FDI

Select one:

True

Câu hỏi 87

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhóm các nước phát triển xuất khẩu nông sản thô nhiều hơn tổng xuất khẩu của nhóm các nước đang
phát triển và kinh tế chuyển đổi

Select one:

True

Câu hỏi 88

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Honda Việt Nam cho Honda Indonesia vay là FDI

Select one:

True
Câu hỏi 89

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Các hiệp định tự do thương mại song phương có tác động tiêu cực tới sự phát triển của WTO

Select one:

True

Câu hỏi 90

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhật Bản tập trung phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), chế tạo robots

Select one:

True

Câu hỏi 91

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Tự do hoá thương mại trong WTO thúc đẩy thương mại quốc tế

Select one:

True

Câu hỏi 92

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi


Nhà đầu tư Nhật Bản lần đầu mua 8% cổ phiếu thông thường của Tập Đoàn Hòa Phát là FDI

Select one:

False

Câu hỏi 93

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Tỷ trọng các nước đang phát triển thương mại quốc tế tăng

Select one:

True

Câu hỏi 94

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu với trái cây nhập khẩu từ Mỹ có tác động tăng xuất khẩu trái cây của
Mỹ sang Việt Nam, và tác động tăng xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Trung Quốc

Select one:

True

Câu hỏi 95

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Tất cả các nền kinh tế phát triển có tình hình nợ công lành mạnh

Select one:

False

Câu hỏi 96
Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Phần lớn các nước đang phát triển có cán cân vãng lai thâm hụt

Select one:

True

Câu hỏi 97

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Khủng hoảng kinh tế diễn ra thường xuyên hơn, các chính phủ can thiệp ngày càng ít hơn vào hoạt động
kinh tế của các quốc gia

Select one:

False

Câu hỏi 98

Không trả lời

Đạt điểm 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Vai trò của nhóm các nước đang phát triển ngày càng tăng, nhóm nước đang phát triển có sự phân hóa
sâu sắc

Select one:

True

False

Câu hỏi 99

Không trả lời


Đạt điểm 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển nhìn chung còn lạc hậu

Select one:

True

False

Câu hỏi 100

Không trả lời

Đạt điểm 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

EU, Mỹ, Nhật Bản là ba nhà nhập khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới

Select one:

True

False

Câu hỏi 1

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tập trung nhiều nhất vào công nghiệp chế biến

Select one:

False

Câu hỏi 2
Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Các nước đang phát triển châu Á có vai trò gia tăng mạnh mẽ và có thu nhập bình quân đầu người cao
nhất so với các nước đang phát triển khác

Select one:

False

Câu hỏi 3

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Xóa cờ

Đoạn văn câu hỏi

Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu dao động mạnh do giá dầu mỏ thế giới biến động mạnh

Select one:

True

Câu hỏi 4

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Xóa cờ

Đoạn văn câu hỏi

Chính sách tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu của Mỹ và 1 số quốc gia mở ra cơ hội phát triển cho Việt
Nam

Select one:

True

Câu hỏi 5

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ
Đoạn văn câu hỏi

Công nghiệp chế biến là ngành thu hút FDI nhiều nhất tại Việt Nam

Select one:

True

Câu hỏi 6

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

FED giảm lãi suất USD làm tăng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam

Select one:

True

Câu hỏi 7

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Dệt may là nhóm sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Select one:

False

Câu hỏi 8

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Có sự dịch chuyển địa điểm sản xuất (gia công) của các Công ty đa quốc gia ra khỏi Trung Quốc và có xu
hướng tăng lên

Select one:
True

Câu hỏi 9

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

COVID-19 đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu theo hướng đa dạng hóa

Select one:

True

Câu hỏi 10

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Xu hướng gia tăng trao đổi thương mại các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm trong lĩnh vực
năng lượng tái tạo

Select one:

True

Câu hỏi 11

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA do ngân sách thặng dư

Select one:

False

Câu hỏi 12

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00


Xóa cờ

Đoạn văn câu hỏi

LB Nga, Turkey, Poland, Ukraine là thị trường tiềm năng, hấp dẫn trong nhóm các nước mới nổi và đang
phát triển Châu Âu

Select one:

True

Câu hỏi 13

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Hình thức đầu tư FDI phổ biến nhất tại Việt Nam là doanh nghiệp liên doanh vì mang lại nhiều lợi ích cho
các bên tham gia

Select one:

False

Câu hỏi 14

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Xóa cờ

Đoạn văn câu hỏi

Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu vốn ròng, có cán cân thương mại thặng dư

Select one:

True

Câu hỏi 15

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Trung Đông và Trung Á là nhóm quốc gia đang phát triển xuất khẩu dầu mỏ, là khu vực bất ổn về kinh tế,
chính trị
Select one:

True

Câu hỏi 16

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Dân số già là nhân tố tích cực cho phát triển kinh tế của Nhật Bản

Select one:

False

Câu hỏi 17

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

LB Nga, Poland, Ukraine, Turkey là các quốc gia có tiềm lực mạnh về xuất khẩu nông sản

Select one:

True

Câu hỏi 18

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

FTA EU-Việt Nam tác động làm tăng nhập khẩu xe hơi từ Thái Lan

Select one:

False

Câu hỏi 19

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00


Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

EU, Mỹ, ASEAN là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Select one:

False

Câu hỏi 20

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Tỷ trọng khu vực kinh tế trong nước trong xuất khẩu của Việt Nam cao hơn khu vực có vốn FDI

Select one:

False

Câu hỏi 21

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Xóa cờ

Đoạn văn câu hỏi

FDI thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng quốc tế

Select one:

True

Câu hỏi 22

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tăng vốn

Select one:
True

Câu hỏi 23

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Tình trạng hàng nhập khẩu kém chất lượng, gian lận, chiếm đoạt thuế nhập khẩu, thuế VAT trong hoạt
động xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn tồn tại

Select one:

True

Câu hỏi 24

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Lãnh vực nông nghiệp của EU chịu thiệt hại lớn do trừng phạt kinh tế Nga

Select one:

True

Câu hỏi 25

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Xóa cờ

Đoạn văn câu hỏi

Các nước đang phát triển Châu Á đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều nhất trong nhóm quốc gia đang phát
triển

Select one:

True

Câu hỏi 26
Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Trung Quốc là nhà xuất khẩu hàng đầu thiết bị điện tử di động và thép

Select one:

True

Câu hỏi 27

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

Select one:

True

Câu hỏi 28

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nông nghiệp của Nhật Bản tụt hậu so với EU

Select one:

True

Câu hỏi 29

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi


Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu với trái cây từ Mỹ có tác động giảm xuất khẩu trái cây của Mỹ sang
Trung Quốc, và tác động tăng xuất khẩu trái cây Trung Quốc sang Việt Nam

Select one:

False

Câu hỏi 30

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

FED giảm lãi suất USD, tác động đáng kể tới xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản

Select one:

True

Câu hỏi 31

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng áp đảo trong xuất khẩu của nhóm các nước phát triển

Select one:

True

Câu hỏi 32

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Hiện tượng gian lận xuất xứ hàng hóa còn tồn tại trong xuất nhập khẩu của Việt Nam

Select one:

True

Câu hỏi 33
Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

FDI trên thế giới tập trung nhiều nhất vào dịch vụ

Select one:

True

Câu hỏi 34

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Xu hướng hình thành thế giới đa cực về kinh tế

Select one:

True

Câu hỏi 35

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Xóa cờ

Đoạn văn câu hỏi

Việt Nam nhập siêu từ Đài Loan và ASEAN

Select one:

True

Câu hỏi 36

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi


Nhà đầu tư nước ngoài không thể đầu tư tại Việt Nam theo hợp đồng BT

Select one:

False

Câu hỏi 37

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Kinh tế LB Nga phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nhiên liệu, các sản phẩm kim loại

Select one:

True

Câu hỏi 38

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc và Hàn Quốc

Select one:

True

Câu hỏi 39

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Suzuki Thái Lan cho Suzuki Nhật Bản vay là FDI

Select one:

True

Câu hỏi 40
Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc tác động có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ

Select one:

True

Câu hỏi 41

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Tất cả các thành viên EU có tình hình nợ công lành mạnh

Select one:

False

Câu hỏi 42

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Phân bổ vốn FDI tương đối đồng đều trên lãnh thổ Việt Nam

Select one:

False

Câu hỏi 43

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Tỷ lệ lạm phát tại các nước đang phát triển và mới nổi tổng thể thấp hơn so với các nước phát triển
Select one:

False

Câu hỏi 44

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Tỷ lệ giải ngân vốn FDI của Việt Nam có xu hướng cải thiện; và chuyển giao công nghệ trong FDI tại Việt
Nam còn hạn chế

Select one:

True

Câu hỏi 45

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là các sản phẩm thâm dụng lao động phổ thông

Select one:

True

Câu hỏi 46

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Chi phí sản xuất tăng thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài

Select one:

True

Câu hỏi 47

Hoàn thành
Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng dưới 50% nhập khẩu của nhóm quốc gia đang phát triể

Select one:

False

Câu hỏi 48

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Xu hướng sử dụng năng lượng sạch phát triển mạnh mẽ

Select one:

True

Câu hỏi 49

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Xóa cờ

Đoạn văn câu hỏi

Khu vực FDI chiếm tỷ trọng cao nhất trong xuất khẩu của Việt Nam

Select one:

True

Câu hỏi 50

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Khủng hoảng nợ công tại các nước EU gây tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế EU

Select one:
True

Câu hỏi 51

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Mỹ là nhà xuất khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới

Select one:

False

Câu hỏi 52

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Các quốc gia đầu tư FDI lớn tại Việt Nam chủ yếu là từ EU

Select one:

False

Câu hỏi 53

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Thị trường tiêu thụ hạn chế là một nguyên nhân Việt Nam nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị trình độ
công nghệ nhìn chung chưa cao

Select one:

True

Câu hỏi 54

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00


Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhà đầu tư nước ngoài không thể tham gia các dự án hợp tác công tư (PPP)

Select one:

False

Câu hỏi 55

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Các nước đang phát triển Châu Á là địa điểm hấp dẫn thu hút FDI

Select one:

True

Câu hỏi 56

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Việt Nam xuất siêu sang EU và xuất siêu sang Mỹ

Select one:

True

Câu hỏi 57

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc thành lập liên doanh tại Việt Nam trong một số ngành

Select one:
True

Câu hỏi 58

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

FDI đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp Việt Nam

Select one:

False

Câu hỏi 59

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Các nước đang phát triển Châu Á tổng thể có tốc độ tăng trưởng cao nhất

Select one:

True

Câu hỏi 60

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Giảm phát là thực trạng phổ biến của Nhật Bản, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Nhật Bản

Select one:

False

Câu hỏi 61

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00


Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Việt Nam nhập siêu từ hầu hết các nước phát triển

Select one:

False

Câu hỏi 62

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Khu vực FDI có biểu hiện lách thuế trong hoạt động tại Việt Nam

Select one:

True

Câu hỏi 63

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Các nước phát triển là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam

Select one:

True

Câu hỏi 64

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA nhằm giảm nợ công của Nhật Bản

Select one:

False
Câu hỏi 65

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Có sự dịch chuyển địa điểm sản xuất (gia công) của các Công ty đa quốc gia từ Trung Quốc sang các nước
đang phát triển khác

Select one:

True

Câu hỏi 66

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Việt Nam đứng trong top 10 các nước xuất khẩu thiết bị văn phòng và viễn thông

Select one:

True

Câu hỏi 67

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giảm lãi suất EUR, tác động đáng kể tới xuất khẩu, nhập khẩu của
Việt Nam với EU

Select one:

True

Câu hỏi 68

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00


Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Thặng dư cán cân vãng lai của Nhật Bản là yếu tố làm JPY lên giá

Select one:

True

Câu hỏi 69

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc là không gây tác động lớn tới tăng trưởng kinh tế

Select one:

False

Câu hỏi 70

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn áp đảo trong nhập khẩu của Việt Nam

Select one:

True

Câu hỏi 71

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung làm giảm giá nông sản tại Trung Quốc

Select one:

False
Câu hỏi 72

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

FED giảm lãi suất USD làm giảm lãi suất người Việt Nam gửi USD trong VCB

Select one:

False

Câu hỏi 73

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam có xu hướng tăng trong dài hạn

Select one:

True

Câu hỏi 74

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Khu vực FDI chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP của Việt Nam

Select one:

False

Câu hỏi 75

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi


Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào bất cứ lãnh vực nào họ muốn tại Việt Nam

Select one:

False

Câu hỏi 76

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhập khẩu của nhóm quốc gia phát triển

Select one:

True

Câu hỏi 77

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Hà Nội là địa phương thu hút FDI lớn nhất theo vốn đăng kí

Select one:

False

Câu hỏi 78

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Thực phẩm, nông sản, nhiên liệu và khoáng sản chiếm tổng tỷ trọng lớn hơn hàng công nghiệp chế biến
trong nhập khẩu của nhóm các nước phát triển

Select one:

False

Câu hỏi 79
Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Xóa cờ

Đoạn văn câu hỏi

Khu vực FDI chiếm trên 25% tổng thu ngân sách của Việt Nam

Select one:

False

Câu hỏi 80

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Các nước Mỹ La tinh và Caribe chịu gánh nặng nợ nước ngoài không lớn

Select one:

False

Câu hỏi 81

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Một số quốc gia Trung Đông phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, vận tải… và lĩnh vực công nghệ 4.0

Select one:

True

Câu hỏi 82

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Việt Nam có cơ hội thu lợi từ trừng phạt kinh tế Nga của Mỹ, EU và đồng minh
Select one:

True

Câu hỏi 83

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Mỹ chịu tổn thất lớn hơn so với EU do trừng phạt kinh tế Nga

Select one:

False

Câu hỏi 84

Hoàn thành

Đạt điểm 0,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Mỹ là quốc gia sản xuất dầu thô lớn với chi phí sản xuất cạnh tranh (chi phí thấp)

Select one:

False

Câu hỏi 85

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

UBND thành phố Biên Hòa có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư FDI

Select one:

False

Câu hỏi 86
Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong tất cả
các ngành

Select one:

False

Câu hỏi 87

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

ASEAN là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

Select one:

False

Câu hỏi 88

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Doanh nghiệp trong nước Việt Nam tuân thủ quy định môi trường nghiêm túc hơn đáng kể so với khu
vực FDI

Select one:

False

Câu hỏi 89

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ
Đoạn văn câu hỏi

Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung có giá trị gia tăng thấp

Select one:

True

Câu hỏi 90

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Khu vực FDI đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Select one:

True

Câu hỏi 91

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Xóa cờ

Đoạn văn câu hỏi

Việt Nam có độ mở cao, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, ít phụ thuộc vào nhập khẩu

Select one:

False

Câu hỏi 92

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Châu Phi hạ Sahara (Sub-Saharan Africa) là khu vực có trình độ phát triển thấp nhất trong các nhóm
quốc gia đang phát triển

Select one:

True
Câu hỏi 93

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

FDI đóng vai trò quan trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng Việt Nam

Select one:

False

Câu hỏi 94

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Giữa các quốc gia trong nhóm Trung Đông và Trung Á có sự phân biệt lớn về thu nhập bình quân đầu
người

Select one:

True

Câu hỏi 95

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Trung Quốc đối mặt vấn đề già hóa dân nhanh, ô nhiễm môi trường, dư thừa công suất, bong bóng bất
động sản và chứng khoán...

Select one:

True

Câu hỏi 96

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00


Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Việt Nam là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 trong ASEAN

Select one:

False

Câu hỏi 97

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Kinh tế các nước xuất khẩu dầu mỏ tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây

Select one:

False

Câu hỏi 98

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

FED giảm lãi suất USD, tác động đáng kể tới xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với EU

Select one:

True

Câu hỏi 99

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư tại Việt Nam theo hợp đồng BT

Select one:
True

Câu hỏi 100

Hoàn thành

Đạt điểm 1,00 trên 1,00

Đặt cờ

Đoạn văn câu hỏi

Một số ngành công nghệ cao (điện, điện tử) thu hút nhiều vốn FDI vào Việt Nam

Select one:

True

*Quy ước:
Đỏ: Đúng – Đen: Sai

***
Elearning 1.1
(Đúng hết rồi ^^)
FTA EU-Hàn Quốc là chủ thể kinh tế quốc tế SAI
1. Chính phủ Hàn Quốc có thể tăng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước
ĐÚNG
2. Hải Phòng có thể đàm phán hiệp định tự do thương mại song phương với Angola
SAI
3. Ngân hàng HSBC Hong Kong cho Hoàng Anh Gia Lai vay, là quan hệ kinh tế
quốc tế ĐÚNG
4. Nước cộng hòa Turkmenistan (tách ra từ Liên Xô cũ), Bang New York là chủ thể
kinh tế quốc tế SAI
5. Sinh viên từ chối khi bạn hỏi bài bạn trong thi, kiểm tra, đề nghị bạn cung cấp bài
tập nhóm để sao chép... là tự rèn luyện, trau dồi phẩm chất Chính trực, trung thực,
trung thành, kỷ luật của bản thân mình, đồng thời giúp bạn của mình rèn luyện
phẩm chất Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật, đồng nghĩa mang lại lợi ích
cho bản thân mình và bạn mình ĐÚNG
6. Tập đoàn Kido thành lập công ty liên doanh với Ajinomoto từ Nhật Bản, là quan
hệ kinh tế quốc tế ĐÚNG
7. Khách du lịch Việt Nam tới Thụy Sỹ trượt tuyết là quan hệ kinh tế quốc tế ĐÚNG
8. Hong Kong có thể tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế ĐÚNG
9. Ca sỹ Rihanna biểu diễn tại Việt Nam trong chương trình ca nhạc do Công ty biểu
diễn của Việt Nam tổ chức, là Quan hệ kinh tế quốc tế ĐÚNG
10. Văn phòng đại diện Boeing tại Lào là chủ thể kinh tế quốc tế SAI
11. Sinh viên khi hỏi bài bạn trong thi, kiểm tra, đề nghị bạn cung cấp bài tập nhóm để
sao chép... là tự hủy hoại phẩm chất Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật
của bản thân mình, đồng thời tạo sức ép, ngăn cản bạn của mình rèn luyện phẩm
chất Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật, đồng nghĩa là làm hại bản thân
mình và bạn mình ĐÚNG
12. Casumina bán vỏ xe cho Honda Thailand là quan hệ kinh tế quốc tế, có thể thanh
toán bằng USD ĐÚNG
13. Nếu trong trường đại học sinh viên luôn rèn luyện, trau dồi phẩm chất Chính trực,
trung thực, trung thành, kỷ luật mọi lúc, mọi nơi, trong mọi trường hợp, mọi hoàn
cảnh thì chắc chắn những phẩm chất này sẽ giúp họ thành công trong học tập,
thành công trong cuộc sống và công việc trong tương lai. ĐÚNG
14. Dai-ichi Life Việt Nam (100% vốn FDI) mua trái phiếu Chính Phủ Việt Nam, là
QHKTQT SAI
15. Ấn Độ và ASEAN đang thực hiện hiệp định tự do thương mại ASEAN-Ấn Độ,
Việt Nam và Ấn Độ có thể đàm phán và ký kết hiệp tự do thương mại Việt Nam-
Ấn Độ ĐÚNG
16. Chi nhánh của Tập đoàn Hòa Phát là chủ thể KTQT SAI
17. Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (Công ty TNHH 1 thành viên
vốn nhà nước) là chủ thể KTQT ĐÚNG
18. Doanh nghiệp tư nhân trong dịch vụ ăn uống là chủ thể kinh tế quốc tế ĐÚNG
19. Thổ Nhĩ Kỳ có thể đàm phán hiệp định tự do thương mại với Việt Nam ĐÚNG
20. Khu tự trị dân tộc Choang (Trung Quốc) là chủ thể kinh tế quốc tế SAI
21. Ford (Mỹ) chia sẻ khung sườn một số chủng loại xe hơi với Mazda (Nhật Bản), là
quan hệ kinh tế quốc tế ĐÚNG
22. Công ty con của Tập đoàn Hoa Sen tại Lào là chủ thể kinh tế quốc tế ĐÚNG
23. Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật là những phẩm chất cần thiết, không
thể thiếu chỉ đối với nhân sự quản lý SAI
24. Đài Loan (Vùng lãnh thổ) không là chủ thể KTQT SAI
25. Bridgestone Việt Nam bán vỏ xe cho Toyota Việt Nam không là QHKTQT, có thể
thanh toán bằng USD. SAI
26. Petrolimex tái xuất xăng tạm nhập sang Lào, là Quan hệ kinh tế quốc tế ĐÚNG
27. Công ty Thoát nước đô thị TP. Hồ Chí Minh (100% vốn nhà nước) là chủ thể kinh
tế quốc tế ĐÚNG
28. Công ty Yamaha Việt Nam không là chủ thể KTQT SAI
29. Công ty TNHH 1 thành viên do sinh viên UEL thành lập, không là chủ thể kinh tế
quốc tế SAI
30. Đà Nẵng, thành phố trực thuộc trung ương, có thể dành ưu đãi thuế quan nhập
khẩu cho doanh nghiệp đầu tư FDI vào các ngành công nghệ cao SAI
31. Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) là chủ thể kinh tế quốc tế ĐÚNG
32. Ucraine, Ethiopia là chủ thể kinh tế quốc tế ĐÚNG
33. Sinh viên nghiêm túc, không quay cóp trong thi, kiểm tra là thể hiện và rèn luyện
Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật ĐÚNG
34. Đài Loan (vùng lãnh thổ) có thể tăng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong
nước ĐÚNG
35. ASEAN không thể ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương với EU
SAI
36. Nước cộng hòa Tatarstan (thuộc LB Nga) là chủ thể kinh tế quốc tế SAI
37. Phần Lan, thành viên EU và sử dụng đồng tiền chung euro, không là là chủ thể
KTQT SAI
38. Công ty Toyota (Nhật Bản) là chủ thể KTQT ĐÚNG
39. Sinh viên nghiêm túc, không nhắc bài, trao đổi... trong thi, kiểm tra; không đưa bài
tập nhóm... cho nhóm khác sao chép là thể hiện và rèn luyện Chính trực, trung
thực, trung thành, kỷ luật ĐÚNG
40. Ma cao (thuộc Trung Quốc) không là chủ thể KTQT SAI
41. Phòng kinh doanh của Tập đoàn Phú Tài là chủ thể kinh tế quốc tế SAI
42. Môi trường đại học có thể xem là cơ hội cuối cùng để sinh viên rèn luyện phẩm
chất Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật vì nếu khi ở trường sinh viên
không thể rèn luyện, thể hiện các phẩm chất Chính trực, trung thực, trung thành,
kỷ luật, thì trong môi trường công việc kinh doanh với áp lực lớn rất khó có thể
rèn luyện, thể hiện các phẩm chất trên và rất dễ dẫn tới vi phạm quy định của tổ
chức, pháp luật, đạo đức nghề nghiệp..., có thể dẫn tới tổn thất, thiệt hại lớn cho
doanh nghiệp, nhà nước, xã hội. ĐÚNG
43. Công ty Mỹ tư vấn cho doanh nghiệp Việt Nam về chiến lược kinh doanh trên thị
trường Việt Nam, là quan hệ kinh tế quốc tế ĐÚNG
44. Sinh viên Việt Nam học tại Đại học Kinh tế TP. HCM là chủ thể kinh tế quốc tế
ĐÚNG
45. Sinh viên vì nể nang mà nhắc bài bạn trong thi, kiểm tra, cung cấp bài tập nhóm
cho bạn để sao chép... là hành động hủy hoại nhân cách của bạn mình, tự biến
mình thành người vô kỷ luật, gian dối, thỏa hiệp, tiếp tay cho điều vô đạo đức,
hành vi vi phạm pháp luật và cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. ĐÚNG
46. Ngân hàng Citibank Việt Nam cung cấp dịch vụ thanh toán cho Honda Việt Nam,
là quan hệ kinh tế quốc tế SAI
47. Khi làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức nếu một nhân viên không có bản
lĩnh, phẩm chất Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật thì rất dễ nghe theo
các chỉ đạo, mệnh lệnh sai, vi phạm nội quy, pháp luật, có thể dẫn tới hậu quả
nghiêm trọng cho tổ chức, cho xã hội... và nhân viên có thể phải chịu trách nhiệm
nhiệm bồi thường thiệt hại, có thể phải chịu trách nhiệm hình sự… ĐÚNG
48. Công ty liên doanh của SamSung Việt Nam tại Việt Nam không là chủ thể kinh tế
quốc tế SAI
49. Các ca sỹ Hàn Quốc biểu diễn từ thiện tại Việt Nam, là quan hệ kinh tế quốc tế
SAI
50. Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật có được thông qua rèn luyện, trau dồi
mọi lúc, mọi nơi, nhưng chỉ cần tập trung trong các hoạt động, sự kiện quan trọng,
có thể không tuân thủ trong các tình huống không quan trọng. SAI
51. Tập đoàn Hòa Phát bán bàn ghế cho doanh nghiệp Malaysia là quan hệ kinh tế
quốc tế ĐÚNG
52. Viettel đầu tư sang Lào, là quan hệ kinh tế quốc tế ĐÚNG
53. Bao bì nhiều hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải được hun khử trùng, là không vi
phạm nguyên tắc NT ĐÚNG
54. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là chủ thể kinh tế quốc tế ĐÚNG
Elearning 1.2
(Đúng hết rồi ^^)

1. Việt Nam tăng phí hải quan với hàng nhập khẩu từ Brazil là vi phạm nguyên tắc tối
huệ quốc (CHECKED)
2. Việt Nam tăng thuế nhập khẩu một số hàng hóa từ Trung Quốc nhằm hạn chế
nhập siêu là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia (CHECKED)
3. Theo nguyên tắc MFN, Việt Nam được hưởng các ưu đãi mà các thành viên EU dành
cho nhau
4. Xuất khẩu phần mềm của Việt Nam sang Mỹ chịu ảnh hưởng đáng kể từ khoảng cách
xa
5. Nếu áp dụng tiền thuê khách sạn với người nước ngoài cao hơn so với người Việt Nam
thì vi phạm nguyên tắc tương hỗ
6. Lào không thu thuế VAT với hàng hóa xuất khẩu vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia
7. Một quốc gia nghèo chắc chắn sẽ nhận được ưu đãi GSP của EU dành cho giày dép
8. Việt Nam tăng thuế VAT với xe máy nhập khẩu từ Mỹ là vi phạm nguyên tắc đối xử
tối huệ quốc và đối xử quốc gia
9. Bình đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế trên thực tế luôn luôn được tuân thủ tốt
10. Xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang EU chịu tác động đáng kể từ khoảng cách địa lý
11. Không phân biệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngoài là tuân thủ
nguyên tắc đối xử quốc gia
12. Petrolimex tái xuất xăng tạm nhập sang Lào, là Quan hệ kinh tế quốc tế
(CHECKED)
13. Lào áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe máy trên 150 cm3 tại thị trường Lào là vi
phạm nguyên tắc tối huệ quốc
14. Việt Nam có thể áp dụng thuế VAT xe hơi ưu đãi hơn cho các thành viên ASEAN
(CHECKED)
15. ASEAN không thể ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương với Nga
16. Không can thiệp vào công việc nội bộ luôn luôn được tuân thủ tốt trên thực tế
17. Hoa Kỳ đã tuân thủ nguyên tắc MFN khi áp dụng cùng một mức thuế nhập khẩu và các
quy định về nhãn mác, đóng gói, yêu cầu về chất lượng,… cho thịt gà nhập từ Việt Nam và
Thái Lan và tất cả các nước
18. Các ca sỹ Việt Nam biểu diễn từ thiện tại Mỹ, là Quan hệ kinh tế quốc tế
19. Campuchia tăng thuế nhập khẩu thuốc lá để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng là vi phạm
nguyên tắc đối xử quốc gia
20. Giao dịch nhập khẩu của của Ấn Độ từ Nhật Bản có chịu điều tiết của các luật, quy định
của Ấn Độ
21. Các nước kinh tế phi thị trường thường gặp nhiều khó khăn trong hội nhập kinh tế quốc
tế
22. Đà Nẵng, thành phố trực thuộc trung ương, có thể dành ưu đãi thuế quan nhập khẩu cho
danh nghiệp đầu tư FDI vào các ngành công nghệ cao
23. Không phân biệt đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa trong nước là tuân thủ
nguyên tắc tối huệ quốc
24. Việt Nam có thể đàm phán hiệp định tự do thương mại song phương với Anh
25. Một quốc gia có GNI bình quân đầu người 39.500 USD có thể nhận ưu đãi GSP
26. Nguyên tắc tương hỗ đòi hỏi các bên trong quan hệ kinh tế quốc tế dành cho nhau
những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng nhau, tức là quốc gia lớn, tiềm lực lớn sẽ nhân
nhượng nhiều hơn
27. Nguyên tắc ngang bằng dân tộc đòi hỏi công dân của các bên tham gia trong quan hệ
kinh tế quốc tế được hưởng tất cả mọi quyền lợi và nghĩa vụ như nhau (nghĩa vụ quân sự,
bầu cử, ứng cử thì không như nhau được)
28. Là quốc gia phát triển, Mỹ bắt buộc phải dành ưu đãi GSP cho các nước đang phát
triển
29. Hoa Kỳ đã tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia khi không áp dụng các loại thuế nội địa
thấp hơn và biện pháp kỹ thuật ưu đãi hơn cho thịt gà chế biến trong nội địa Hoa Kỳ so với
thịt gà nhập khẩu
30. Không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là tuân
thủ nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
31. Nhật Bản không thu thuế VAT với hàng hóa xuất khẩu vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc
32. Việt Nam có thể đàm phán hiệp định tự do thương mại song phương với Brasil
33. Việt Nam tăng thuế TTĐB với xe máy phân khối lớn nhập khẩu từ Mỹ là không vi
phạm nguyên tắc đối xử quốc gia, nhưng vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc
34. Giao dịch xuất khẩu của Singapore sang Malaysia chịu điều tiết của các điều ước, thông
lệ, luật quốc tế
35. Nhật Bản tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe máy phân khối lớn nhập khẩu từ Mỹ là vi
phạm nguyên tắc đối xử quốc giá
36. LB Nga tăng thuế nhập khẩu một số hàng hóa nhằm hạn chế tiêu dùng là vi phạm
nguyên tắc tối huệ quốc
37. Trong hiệp định tự do thương mại Việt Nam-Chi Lê 2 bên cắt giảm thuế quan trong
thương mại song phương. Điều này thể hiện nguyên tắc ngang bằng dân tộc
38. Hong Kong có thể tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế
39. Việt Nam tăng lệ phí tất cả thủ tục hải quan là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia
40. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) nghĩa là dành cho quốc gia đối tác chế độ đối xử
ưu đãi hơn so với các quốc gia không được hưởng quy chế này (CHECKED)
41. Việt Nam giảm thuế VAT cho thép sản xuất trong nước là vi phạm nguyên tắc đối xử
quốc gia
42. Trên thực tế Mỹ có thể trừng phạt kinh tế một nước thành viên WTO do mâu thuẫn
chính trị
43. Lào tăng lệ phí tất cả thủ tục hải quan là vi phạm nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
44. Tập đoàn Kinh Đô thành lập công ty liên doanh với công ty từ Mỹ, là Quan hệ kinh tế
quốc tế
45. Trung Quốc tăng thuế VAT với thuốc lá nhập khẩu từ Brazil là vi phạm nguyên tắc tối
huệ quốc
46. GSP của các nước là không giống nhau
47. Chính phủ Hàn Quốc có thể tăng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước
(CHECKED)
48. Toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ tới tất cả các quốc gia trên thế giới
49. Chính quyền thành phố Hà Nội có thể ký cam kết hỗ trợ xúc tiến đầu tư FDI với Chính
phủ Hàn Quốc
50. Không phân biệt đối xử giữa các quốc gia trong quan hệ thương mại là tuân thủ nguyên
tắc đối xử quốc gia
51. Việt Nam có thể dành ưu đãi thuế quan đặc biệt cho các nước nghèo
52. Giao dịch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ không chịu điều tiết của các luật, quy định
của Việt Nam
53. Một quốc gia nghèo chắc chắn sẽ nhận được ưu đãi GSP của EU dành cho giày dép
54. Một quốc gia có GNI bình quân đầu người hơn 9000 USD có thể nhận ưu đãi GSP
55. Các thành viên ASEAN bắt buộc phải đàm phán gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP) trong thời gian 2 năm sau khi hiệp định ký kết
56. Chính quyền bang New York có thể ký kết hiệp định tự do thương mại song phương
với Lào
57. GM Motor chia sẻ khung sườn một số chủng loại xe hơi với Peugeot Citroen, là Quan
hệ kinh tế quốc tế
58. Ca sỹ Rihanna biểu diễn tại Việt Nam trong chương trình ca nhạc do Công ty biểu diễn
của Việt Nam tổ chức, là Quan hệ kinh tế quốc tế
59. Việt Nam tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu tại thị trường Việt Nam là vi phạm
nguyên tắc đối xử quốc gia
60. Theo nguyên tắc MFN, Việt Nam sẽ nhận được ưu đãi GSP mà Nhật Bản dành cho
Campuchia

Việt Nam có thể áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt xe hơi ưu đãi hơn cho các thành viên ASEAN -> đúng

Bao bì hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải được hun khử trùng là vi phạm nguyên tắc NT -> Sai

Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness Index 4.0, 2019 edition) Global
Competitiveness Index 4.0 của Việt Nam thấp hơn so với Kazakhstan => đúng

Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness Index 4.0, 2019 edition) trụ cột thể
chế Việt Nam xếp hạng thấp Philippines => đúng
Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness Index 4.0, 2019 edition) Global
Competitiveness Index 4.0 của Việt Nam thấp hơn so với Thổ Nhĩ Kỳ => đúng

Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness Index 4.0, 2019 edition) trụ cột quy mô
thị trường Việt Nam xếp hạng thấp hơn Philippines => sai

Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness Index 4.0, 2019 edition) Global
Competitiveness Index 4.0 của Việt Nam thấp hơn so với Albania =>sai

Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness Index 4.0, 2019 edition) trụ cột ứng
dụng công nghệ thông Việt Nam xếp hạng cao hơn Philippines=>sai

Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness Index 4.0, 2019 edition) trụ cột cơ sở hạ
tầng Việt Nam xếp hạng thấp Philippines=>SAI

Xuất khẩu phần mềm của Việt Nam sang Mỹ chịu ảnh hưởng đáng kể từ khoảng cách xa (trong hoàn cảnh thông thường)
-> sai

Ấn Độ có thể dành ưu đãi thuế quan đặc biệt cho các nước nghèo -> đúng

Tập đoàn Ford Motor và Toyota Motor hợp tác cùng nhau trong việc phát triển động cơ hybrid mới, là quan hệ kinh tế
quốc tế -> đúng

Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness Index 4.0, 2019 edition) Global
Competitiveness Index 4.0 của Việt Nam cao hơn so với Philippines -> sai
ELEARNING 2.1
(Đúng hết rồi ^^)

1. Hiệp định nông nghiệp quy định về thuế quan nhập khẩu, trợ cấp với hàng nông sản
2. Có thể áp dụng thuế nhập khẩu thấp hơn thuế ràng buộc
3. Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch thuế quan với xe hơi đắt tiền (giá từ $ 80.000)
4. Nếu Việt Nam được hưởng GSP của Nhật Bản dành cho giày dép thì cũng sẽ được
hưởng GSP của Canada dành cho giày dép
5. Tự do di chuyển vốn giữa các nước thành viên là đặc tính của liên hiệp thuế quan
6. Là thành viên WTO, Việt Nam phải dành cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài
toàn bộ chế độ đối xử mà Việt Nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ trong nước
7. Tất cả các sản phẩm đều có thuế suất trần
8. Việt Nam có thể đặt ra các thủ nhập khẩu tục rườm rà để hạn chế nhập khẩu
9. Các thành viên WTO phải hạn chế các tác động quá mức cần thiết của các rào cản phi
thuế quan trong thương mại giữa các nước thành viên
10. Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất ràng buộc trong WTO
11. Hiệp định xuất xứ hàng hóa (ROO) quy định quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa để
giảm tác động hạn chế thương mại
12. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có quan hệ liên kết phát triển cao nhất
13. Là thành viên WTO, Việt Nam bắt buộc phải dành cho Mỹ những ưu đãi thuế quan mà
Việt Nam dành cho các thành viên AFTA
14. Mỹ bắt buộc phải dành ưu đãi GSP cho các thành viên đang phát triển của WTO
15. Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với các sản phẩm xa xỉ nếu muốn
16. Việt Nam có thể áp dụng thuế quan xuất khẩu với cà phê
17. Hiệp định trị giá hải quan (ACV) quy định quy tắc xác định trị giá tính thuế nhằm giảm
tác động hạn chế thương mại
18. Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch xuất khẩu với mục tiêu chính đáng
19. Bản ghi nhớ về Giải quyết tranh chấp (DSU) điều tiết giải quyết tranh chấp giữa doanh
nghiệp của 1 nước thành viên với chính phủ một nước thành viên khác
20. Hiệp định tự vệ quy định biện pháp tự vệ áp dụng khi hàng nhập khẩu có hành vi cạnh
tranh không lành mạnh và gây tổn hại nghiêm trong cho sản xuất trong nước
21. Thực hiện chính sách tài chính-tiền tệ chung là đặc tính của Liên minh kinh tế
22. Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất ràng buộc với sản phẩm có thuế suất trần
23. Một quốc gia thành viên WTO có thể đối xử bất lợi hơn đối với các quốc gia không là
thành viên WTO
24. Hiệp định kiểm định trước khi xếp hàng (PSI) áp dụng cho kiểm định do chính phủ
nước nhập khẩu thuê hoặc bắt buộc phải thực hiện và kiểm định theo yêu cầu của doanh
nghiệp xuất nhập khẩu
25. Các thành viên WTO bắt buộc phải phân biệt đối xử bất lợi đối với các quốc gia không
là thành viên WTO
26. Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan thương mại quy định xóa bỏ tất cả các biện
pháp đầu tư gây ảnh hưởng tới thương mại
27. Một quốc gia thành viên WTO có thể dành cho một quốc gia ngoài WTO chế độ đối xử
giống như dành cho thành viên WTO
28. Tự do lựa chọn chính sách thương mại với bên ngoài là đặc tính của thị trường chung
29. GATS quy định những nghĩa vụ và nguyên tắc chính trong thương mại dịch vụ
30. Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu trong một số tình huống đặc biệt
31. WTO có ưu đãi trong thương mại dịch vụ cho các nước kém phát triển
32. Cam pu chia (thành viên WTO) có thể không được nhận ưu đãi thuế quan mà Việt
Nam dành riêng cho Lào
33. Thực hiện chính sách tài khóa chung là đặc tính của liên minh tiền tệ
34. Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu của WTO quy định những thủ tục mà các
thành viên phải tuân thủ nhằm hạn chế tác động hạn chế thương mại
35. Thực hiện chính sách thương mại chung với bên ngoài là đặc tính của thị trường chung
36. Hiệp định GATT 1994 quy định chung về thương mại hàng hoá và dịch vụ
37. Hiệp định chống bán phá giá của WTO có điều tiết bán phá giá của doanh nghiệp trong
nước trên thị trường nội địa
38. Xóa bỏ hoàn toàn các rào cản thuế quan là đặc tính của Hiệp ước mậu dịch ưu đãi
39. Trung Quốc chỉ cấm nhập khẩu sữa bột từ New Zealand do sữa nhiễm khuẩn là vi
phạm nguyên tắc MFN
40. Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất trần trong WTO
41. Các thành viên WTO phải xóa bỏ hoàn toàn thuế quan trong thương mại giữa các
thành viên
42. Trung Quốc bắt buộc phải dành ưu đãi GSP cho các thành viên đang phát triển của
WTO
43. Việt Nam có thể chỉ dành cho Lào một số ưu đãi thuế quan đặc biệt
44. Việt Nam điều tra và áp thuế đối kháng (chống trợ cấp) chỉ đối với thép xây dựng nhập
khẩu từ Trung Quốc là vi phạm nguyên tắc MFN
45. Thuế GSP trên thực tế bằng hoặc thấp hơn thuế quan tối huệ quốc
46. Một thành viên WTO có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với một số sản phẩm
47. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
quy định những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu đối với các quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra các
biện pháp thực hiện
48. Tự do di chuyển lao động giữa các nước thành viên là đặc tính của thị trường chung
49. Tự do thương mại nội bộ là đặc tính của Thị trường chung
50. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) quy định về trợ cấp và biện
pháp đối kháng với hàng công nghiệp và nông sản
51. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật (TBT) nhằm đảm bảo các nước không áp dụng các quy
định, biện pháp kỹ thuật gây trở ngại không cần thiết đối với thương mại
52. Mục đích của hiệp dịnh về vệ sinh dịch tễ (SPS) là hài hoà các quy định về vệ sinh
dịch tễ giữa các nước để chúng không trở thành rào cản đối với thương mại
53. Nhật Bản có thể áp dụng hạn ngạch khi tự vệ thương mại
54. Hiện nay Việt Nam được hưởng ưu đãi GSP của EU
55. Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất ràng buộc với sản phẩm chỉ có thuế suất
ràng buộc

Thuế cam kết (thuế ràng buộc) trong WTO đối với gạo của Hàn Quốc và Nhật Bản phải như nhau -> sai

Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) (NAFTA cũ) có mức độ liên kết phát triển cao hơn so với EU => sai

Vòng đàm phán Doha đã kết thúc và kết quả đàm phán đang được thực thi => đúng

Thuế nhập khẩu cam kết với ống thép trong WTO (thuế MNF) của Ấn Độ và Trung Quốc Quốc phải bằng nhau -> sai

Việt Nam có thể áp dụng quy định kỹ thuật thấp hơn đối với phôi thép nhập khẩu từ các nước đang phát triển có thu
nhập thấp -> sai

LB Nga cấm nhập khẩu nông sản từ EU và 1 số quốc gia khác để trả đũa là vi phạm nguyên tắc của WTO -> đúng

Nguyên tắc đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ trên thực tế còn nhiều miễn trừ -> đúng

Thực hiện chính sách thương mại chung, tự do di chuyển vốn giữa các nước thành viên là đặc tính của liên hiệp thuế
quan -> sai

Các thành viên WTO bắt buộc mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ cho các thành viên WTO và các nước bên ngoài
WTO -> sai

MERCOSUR (Southern Common Market) có mức độ liên kết trong thương mại nội khối cao hơn NAFTA (North American
Free Trade Agreement) -> sai
Tuân thủ nguyên tắc MFN, NT, không sử dụng các công công cụ cạnh tranh không lành mạnh là thể hiện nguyên tắc mở
cửa thị trường -> sai

Cơ chế rà soát chính sách thương mại chủ yếu nhằm phát hiện sai sót trong thực hiện biểu thuế cam kết của các thành
viên WTO -> sai

Trên thực tế nguyên tắc đối xử quốc gia thực hiện có tính triệt để rất cao trong thương mại hàng hóa -> đúng

ASEAN có mức độ liên kết trong thương mại nội khối thấp hơn Andean Community -> sai

Theo quy định của WTO Việt Nam có thể đặt ra các thủ nhập khẩu tục rườm rà để hạn chế nhập khẩu -> đúng
ELEARNING 2.2
(Đúng hết nha ^^)

1. ASEAN không thực hiện chính sách tỷ giá phối hợp (có ràng buộc biên độ dao
động tỷ giá của các thành viên)
2. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) đã
có hiệu lực
3. ASEAN hoàn thành cắt giảm thuế quan với phần lớn các sản phẩm trong
thương mại nội bộ năm 2018
4. Tất cả thành viên APEC tham gia đàm phán TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương – Trans Pacific Partnership)
5. APEC đã đạt được các mục tiêu cơ bản đề ra
6. EU thực hiện chính sách thương mại chung với bên ngoài
7. Trong EU không thực hiện tự do di chuyển lao động giữa các thành viên
8. Các quyết định của ASEAN luôn đòi hỏi tất cả các nước thành viên thực hiện
đồng thời
9. Tất cả các thành viên EU thực hiện chính sách tiền tệ chung
10. Na Uy có thể dành cho Việt Nam ưu đãi GSP nếu Việt Nam có đủ điều kiện
11. Hiện nay các nước thành viên ASEAN không thể tự do lựa chọn chính sách thuế
quan đối với các quốc gia bên ngoài
12. Mexico đàm phán TPP
13. Tuyên bố của các cuộc họp thượng đỉnh APEC là bắt buộc với các thành viên
14. Năm 2015 khi ASEAN trở thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic
Community) thì các thành viên sẽ áp dụng biểu thuế quan chung(checked)
15. Uzbekistan có tham gia Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh
tế Á Âu (EAEU)
16. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) đã
được ký kết
17. Áo có thể cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSP nếu có đủ điều kiện
18. Hiệp định TPP hiện nay đã có hiệu lực
19. ASEAN và Mỹ có thực hiện FTA
20. Theo kết quả vòng đàm phán Doha WTO quy định các nước thành viên phải xóa
bỏ trợ cấp xuất khẩu với phần lớn sản phẩm nông sản
21. EU không thực hiện tự do thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên
22. Chính phủ Pháp có thể trợ cấp cho nông dân Pháp để gia tăng xuất khẩu sữa
23. Vòng đàm phán Doha đã kết thúc
24. Kết quả vòng đàm phán Uruguay đã có hiệu lực
25. Theo kết quả vòng đàm phán Doha WTO có cơ chế tự vệ đặc biệt cho các nước
đang phát triển đối với hàng nông sản
26. ASEAN thực hiện tự do hoàn toàn di chuyển lao động giữa các thành viên
27. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đã có hiệu lực
28. Việt Nam khi gia nhập ASEAN làm gia tăng nhập khẩu từ ASEAN
29. Hiện nay trong ASEAN đã hoàn thành tự do di chuyển vốn giữa các thành viên
30. LB Nga cấm nhập khẩu nông sản từ EU và 1 số quốc gia khác là vi phạm nguyên
tắc của WTO
31. APEC thực hiện tự do thương mại dịch vụ
32. Việt Nam đối mặt nhiều thách thức khi thực hiện các cam kết trong APEC
33. ASEAN và Ấn Độ có thực hiện FTA
34. Theo kết quả vòng đàm phán Doha WTO có quy tắc xuất xứ ưu đãi dành cho các
nước kém phát triển trong xuất khẩu
35. Tính ràng buộc trong APEC lỏng lẻo
36. APEC thực hiện tự do di chuyển vốn giữa các nước thành viên
37. Hiện nay APEC thực hiện chính sách thuế quan thống nhất với bên ngoài
38. ASEAN và Trung Quốc có thực hiện FTA
39. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đã được ký kết
40. Để hỗ trợ sản xuất trong nước, Hà Lan có thể tăng thuế nhập khẩu từ bên
ngoài, nhưng không được tăng thuế nhập khẩu từ các nước thành viên EU
(CHECKED)
41. APEC hiện nay đã hoàn thành xóa bỏ thuế quan giữa các nước thành viên
42. Việt Nam gia nhập ASEAN làm tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam
43. APEC đạt được nhiều tiến bộ trong thuận lợi hóa thương mại và đầu tư
44. Ba Lan có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu thép từ LB Nga khi tự vệ thương
mại
45. Nếu các quốc gia EU đơn phương áp đặt các biện pháp hạn chế nhập khẩu từ LB
Nga để trả đũa hạn chế nhập khẩu của LB Nga thì vi phạm nguyên tắc của WTO
(CHECKED)
46. Các nước khu vực đồng euro thực hiện chính sách tài khóa chung
47. Việt Nam phải thực hiện hiệp định FTA ASEAN-Hàn Quốc
48. Trong EU thực hiện tự do di chuyển vốn giữa các thành viên
49. EU thực hiện tự do thương mại nội bộ giữa các thành viên
50. Italy có thể áp dụng thuế đối kháng (chống trợ cấp) với hàng nhập khẩu nếu đủ
điều kiện
51. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO yêu cầu các nước tiếp tục
cắt giảm thuế quan (Checked)
52. Thụy Sỹ sử dụng euro là đồng tiền chính thức
53. Hiện nay trong ASEAN đã hoàn thành tự do hóa thương mại dịch vụ
54. Trình độ phát triển của các thành viên APEC khác biệt lớn là trở ngại cho phát
triển liên kết
55. Hiệp định hàng hóa môi trường là hiệp định bắt buộc của WTO
56. Các nước khu vực đồng euro thực hiện chung hoạt động giám sát, điều tiết hệ
thống ngân hàng thương mại
57. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO đã có hiệu lực
58. Giải quyết tranh chấp theo qui định WTO đảm bảo các nước bắt buộc phải thực
hiện phán quyết
59. Các nước ASEAN phải xóa bỏ hạn ngạch thuế quan trong thương mại nội bộ khi
hoàn thành Hiệp định thương mại hàng hóa(checked)
60. Năm 2015 ASEAN trở thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic
Community) thì các thành viên sẽ áp dụng biểu thuế quan chung

Liên kết nội khối ASEAN trong thương mại hàng hóa với tỷ lệ xuất khẩu nội khối trên 30% -> sai

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU EVFTA có tác động làm tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ -> đúng

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực từ 8/2020 tạo điều kiện gia tăng xuất khẩu nông sản của Việt Nam
sang EU, và gia tăng xuất khẩu nông sản của EU sang Việt Nam -> đúng

EVFTA yêu cầu Việt Nam cải cách thị trường lao động theo hướng bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động, có thể
làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam khi xuất khẩu sang EU -> đúng

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU được hưởng thuế quan bằng 0 với số lượng xuất khẩu hạn chế -> đúng

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU EVFTA có tác động làm tăng xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Việt Nam do ưu đãi
thuế mà Thổ Nhĩ Kỳ nhận được -> sai

Mức độ mở cửa thị trường dịch vụ của của Việt Nam trong ASEAN cao hơn so với mở cửa trong WTO và các FTA của Việt
Nam -> đúng

FTA EU – Nhật Bản (EU-Japan Economic Partnership Agreement) đã có hiệu lực và có tác động tích cực tới lợi
ích Việt Nam từ hiệp định EVFTA -> đúng

ASEAN trở thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community) năm 2015 và hiện nay các thành
viên ASEAN áp dụng biểu thuế quan chung với bên ngoài -> sai

Anh có thể thực hiện chính sách đồng nội tệ yếu để khuyến khích xuất khẩu -> đúng
Thuế nhập khẩu của EU và Anh đối với hàng dệt may Việt Nam có thể khác nhau -> đúng

Xuất khẩu nhiều mặt hàng dệt may Việt Nam vào Liên minh kinh tế Á Âu được ưu đãi thuế quan với số lượng xuất khẩu
không hạn chế -> sai

Xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam sang các nước CPTTP gặp khó khăn trong hưởng ưu đãi thuế quan do điều kiện
xuất xứ hàng hóa khắt khe -> sai

Hiệp định CPTPP mở cửa sâu rộng hơn trong thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ nhưng không bao gồm đầu tư ->
sai

Việt Nam khi gia nhập ASEAN làm gia tăng nhập khẩu từ ASEAN và gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP – Regional Comprehensive Economic Partnership) đã được ký kết ->
đúng

FTA EU – Hàn Quốc (The EU-Korea Free Trade Agreement) tổng thể có tác động tiêu cực tới lợi ích của Việt Nam từ hiệp
định EVFTA -> sai

Thổ Nhĩ Kỳ và EU không có thỏa thuận liên minh thuế quan -> sai
ELEARNING 3.1
(ĐÚNG HẾT RỒI ^^)

1. Một số nước phát triển có vay từ IMF


2. VND chiếm tỷ trọng dưới 0,3% trong giỏ SDR
3. IMF xem xét giảm, xóa nợ cho các nước đang phát triển có thu nhập trung bình
4. Việt Nam có thể vay IMF để giải quyết nợ xấu (CHECKED)
5. Việt Nam thường vay từ IMF
6. IMF cung cấp số liệu thống kê và ấn phẩm phân tích về kinh tế vĩ mô trên phạm vi
toàn cầu và các thành viên
7. Tỷ trọng của EUR trong giỏ SDR là lớn nhất
8. IMF có thể cho doanh nghiệp tư nhân vay khi có chính phủ bảo lãnh
9. Công cụ tín dụng mở rộng (The Extended Credit Facility – ECF) của IMF có lãi suất
trên cơ sở lãi suất thị trường
10. SDR của ngân hàng TW là dự trữ ngoại hối
11. SDR được doanh nghiệp sử dụng trong thanh toán quốc tế
12. IMF đóng vai trò không quan trọng trong giải quyết nợ nước ngoài
13. Giá trị của SDR ổn định hơn so với từng đồng tiền riêng biệt trong giỏ SDR
14. Lãi suất của SDR là lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường
15. Những khuyến cáo của IMF có ý nghĩa quan trọng với các nhà đầu tư
16. Các quốc gia phát triển có thể vay tín dụng của IMF
17. Một quốc gia sử dụng SDR để tài trợ cán cân thanh toán không cần trả lãi suất
18. Tất cả các loại tín dụng của IMF có lãi suất cơ sở là lãi suất SDR
19. Thỏa thuận tín dụng dự phòng (SBA – Stand-By Arrangements) của IMF có lãi suất
trên cơ sở lãi suất thị trường (CHECKED)
20. Công cụ tín dụng khẩn cấp (The Rapid Credit Facility – RCF) của IMF có lãi suất trên
cơ sở lãi suất thị trường
21. Một số quốc gia có thể bổ nhiệm giám đốc điều hành của IMF
22. Tỷ giá SDR phụ thuộc trực tiếp vào tỷ giá EUR, USD, GBP, CAD, JPY
23. Tín dụng linh hoạt (Flexible Credit Line - FCL) của IMF có lãi suất ưu đãi
24. Việt Nam không thể vay tín dụng ưu đãi của IMF (CHECKED)
25. IMF xem xét, giảm xóa nợ cho các nước nghèo
26. Nhật Bản có thể phủ quyết các quyết định quan trọng nhất của IMF
27. Công cụ tài trợ khẩn cấp (Rapid Financing Instrument - RFI) là tín dụng ưu đãi
28. Số phiếu bầu của quốc gia thành viên IMF có phụ thuộc vào dân số
29. IMF có thể vay từ các chính phủ, tổ chức quốc tế
30. SDR có thể được sử dụng làm đơn vị tiền tệ tính toán trong hợp đồng
(CHECKED)
31. IMF có cung số liệu thống kê về phát triển xã hội, con người của các quốc gia
32. Các nước đang phát triển có thu nhập trung bình vay tín dụng thông thường của IMF
33. Những khuyến cáo của IMF đối với các chính phủ các nước thành viên có tính bắt buộc
34. Đức có thể phủ quyết các quyết định quan trọng nhất của IBRD
35. Một quốc gia có thể neo (cố định) tỷ giá với SDR
36. Tín dụng phòng ngừa và thanh khoản (The Precautionary and Liquidity Line – PLL)
của IMF có lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường (CHECKED)
37. IMF có chức năng giám sát chính sách tỷ giá và các chính sách vĩ mô liên quan
(CHECKED)
38. Một quốc gia có thể nhận toàn bộ khoản vay từ IMF, sau đó không thực thi chính sách
kinh tế đã cam kết
39. Tất cả các loại tín dụng của IMF có lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường
40. Tỷ trọng vàng trong giỏ SDR là lớn nhất
41. IMF có thể cho doanh nghiệp nhà nước vay khi có chính phủ bảo lãnh
42. Mỗi thành viên IMF có 250 phiếu bầu
43. Các nước nghèo có thể vay ưu đãi từ IMF
44. IMF cung cấp tín dụng cho chính phủ
45. Lãi suất cơ sở các khoản vay thông thường của IMF là lãi suất LIBOR
46. Tổng giám đốc IMF thường là người châu Á
47. Các nước đang phát triển có thu nhập trung bình không thể vay ưu đãi từ IMF
48. IMF có chế tài xử lý các quốc gia không tuân thủ nghiêm túc chế độ tỷ giá của mình
49. IMF có thực hiện giám sát ở quy cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu
50. Khối lượng vay tối đa từ IMF phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của các thành viên
51. Khi vay của IMF các quốc gia không cần điều chỉnh chính sách kinh tế của mình
52. IMF có thể phát hành cổ phiếu
53. Vay tín dụng dự phòng (The Standby Credit Facility – SCF) của IMF là tín dụng ưu đãi
54. Số phiếu bầu của các thành viên IMF phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ góp vốn
55. Các nước nghèo có thể vay tín dụng linh hoạt từ IMF (CHECKED)
56. Mỹ có thể phủ quyết các quyết định quan trọng nhất của IMF
57. IMF có cung cấp tín dụng cho các thành viên để tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng
(CHECKED)
58. IMF không thể huy động vốn bằng phát hành trái phiếu
59. Công cụ quỹ mở rộng (Extended Fund Facility-EFF) là tín dụng ưu đãi
60. IMF có hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên, phát hành và in ấn SDR

Theo số liệu của IMF, năm 2019 ngân sách của Việt Nam, Hà Lan, Phần Lan thâm hụt
Elearning 3.2
(Đúng hết rồi ^^)

1. IFC có mua trái phiếu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
2. IDA cung cấp tín dụng ưu đãi chủ yếu cho các nước nước nghèo BRD
3. Lãi suất cho vay tài trợ dự án của IBRD không phụ thuộc vào tình hình thị trường vốn
quốc tế
4. “Chương trình gắn với kết quả” (Program-for-Results) của IBRD cung cấp tín dụng
cho chính phủ
5. IBRD có thể cung cấp tín dụng bằng nội tệ của quốc gia vay tín dụng
6. MIGA cung cấp dịch vụ bảo hiểm miễn phí cho doanh nghiệp các nước thành viên
7. Các ngân hàng phát triển khu vực có cơ cấu tổ chức, nguyên tắc, nội dung hoạt động
tương tự Ngân hàng thế giới
8. IDA có cung cấp tín dụng cho các nước nghèo với lãi suất trên cơ sở lãi xuất LIBOR
9. IFC cung cấp các dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp với mức phí ưu đãi
10. IFC hoạt động cả tại các quốc gia đang phát triển có rủi ro cao
11. IFC có đầu tư vào doanh nghiệp mạo hiểm
12. IDA có vay vốn từ chính phủ các nước
13. Chủ tịch Ngân hàng thế giới thường là công dân Mỹ
14. Hoạt động của IFC tại Việt Nam có tác động tích cực trong thúc đẩy đầu tư tư nhân vào
kinh tế Việt Nam
15. Doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu cho IFC (CHECKED)
16. Quỹ tín thác và tài trợ (Trust funds and grants - Trust funds and the partnerships) của
IBRD sử dụng nguồn vốn huy động từ các ngân hàng thương mại
17. ODA song phương ít bị ràng buộc hơn ODA đa phương
18. IDA có vay vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế
19. IBRD có thể mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước
20. Lãi luất cơ sở các khoản vay của IBRD là lãi suất SDR của IMF
21. Việt Nam vay chủ yếu từ IBRD trong khuôn khổ Ngân hàng Thế giới
22. ADB có cung cấp tín dụng ưu đãi
23. IFC có hỗ trợ tư vấn cho các cơ quan chính phủ
24. Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước của Việt Nam có thể vay từ IBRD mà không cần
bảo lãnh của Chính phủ
25. Quản lý tài sản của IFC là hoạt động không mang tính thương mại
26. IBRD cung cấp tín dụng trên cơ sở lãi suất thị trường
27. Nguồn vốn của IDA chủ yếu do các quốc gia-nhà tài trợ đóng góp
28. Mục tiêu của IFC là hỗ trợ đầu tư tư nhân vào các nước đang phát triển, giảm nghèo đói
và nâng cao sự thịnh vượng tại các nước đang phát triển
29. IDA có cung cấp tín dụng trên cơ sở lãi suất LIBOR
30. IFC không huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế
31. Nguồn vốn hoạt động của IBRD chủ yếu là vốn thực góp của các thành viên
32. IFC và IBRD đều có xếp hạng tín dụng AAA (3A) (CHECKED)
33. IFC đầu tư tích cực vào khu vực ngân hàng thương mại của Việt Nam
34. IBRD không cho cơ quan chính phủ vay
35. Việt Nam là thành viên ICSID
36. Nguyên tắc tổ chức, bỏ phiếu, thông qua quyết định trong IBRD tương tự của IMF
37. IFC phát hành cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế (CHECKED)
38. IFC có cung cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi
39. Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) bảo hiểm đầu tư trước các rủi ro thương
mại
40. Quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình có thể vay từ IDA
41. Doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam có thể vay từ ADB khi không có chính phủ bảo
lãnh
42. “Tài trợ chính sách phát triển” (Development Policy Financing) của IBRD cung
cấp tín dụng cho khu vực doanh nghiệp (CHECKED) ( =>Cung cấp tín dụng cho
Chính phủ để cải thiện vĩ mô)
43. Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) bảo hiểm đầu tư trước các rủi ro phi
thương mại
44. Chủ tịch Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là thường là công dân Nhật Bản
45. Nguồn vốn hoạt động của IBRD chủ yếu là vốn vay bằng phát hành trái phiếu trên thị
trường vốn quốc tế
46. Việt Nam đã tốt nghiệp IDA
47. Lợi nhuận của IFC có chuyển cho IDA
48. IBRD đóng vai trò trung gian giúp các nước đang phát triển tiếp cận thị trường vốn
quốc tế
49. Một quốc gia có thể vay đồng thời từ IDA và IBRD
50. IBRD có thể cho doanh nghiệp tư nhân vay tín dụng khi có chính phủ bảo lãnh
51. Vốn hoạt động của IFC chủ yếu là vốn góp của các nước thành viên
52. IBRD có thể mua trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước (CHECKED)
53. Quỹ tín thác và tài trợ trong IBRD hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận
54. Lãi suất cho vay tài trợ dự án của IBRD phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng của quốc gia
đi vay
55. Doanh nghiệp có thể vay tín dụng của IFC
56. Việt Nam có thể vay IBRD để giải quyết nợ xấu (CHECKED)
57. IFC hoạt động chủ yếu tại các nước phát triển và kinh tế chuyển đổi
58. IFC đầu tư cần có bảo lãnh của chính phủ
59. IFC có mua trái phiếu chính phủ Việt Nam
60. IBRD có xem xét giảm nợ, giãn nợ đối với các khoản cho vay
61. Cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID) giải quyết tranh chấp đầu tư giữa
Chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài
62. Cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID – International Center for
settlement of investment dispute) giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các nhà đầu tư trong
nước và nước ngoài
63. IFC không mua cổ phần doanh nghiệp tư nhân nếu không có chính phủ bảo lãnh
64. IFC có mua cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa (tư nhân hóa)
65. Lãi suất tín dụng của IBRD là ưu đãi hơn so với tín dụng của các ngân hàng thương mại
Việt Nam là thành viên MIGA và ICSID => sai
ELEARNING 4.1
(Đúng hết rồi ^^)
1. Nền kinh tế Mỹ đối mặt với tình trạng thâm hụt kép: thâm hụt cán cân vãng lai
và thâm hụt cán cân tổng thể (CHECKED)
2. Phát triển kinh tế thị trường mở là xu thế chung trên thế giới hiện nay
3. Thặng dư cán cân thương mại của Nhật Bản giảm làm đồng JPY lên giá
(CHECKED)
4. Mỹ xuất khẩu dầu thô và khí đốt
5. Phần lớn các nước đang phát triển có cán cân vãng lai thặng dư
6. Kinh tế EU đã phục hồi sau khủng hoảng 2007-08
7. Liên kết trong FTA phát triển hiệu quả do các bên thường là đối tác lớn trong thương
mại song phương
8. Mỹ có tỷ lệ nợ công/GDP cao và có xu hướng giảm
9. Thương mại điện tử tại Mỹ phát triển mạnh mẽ
10. Mua bán sát nhập quốc tế tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh hơn cho các bên tham gia
11. Quan hệ kinh tế Bắc Nam là chỉ quan hệ giữa các nước Bắc bán cầu và Nam bán
cầu
12. Liên kết kinh tế khu vực phát triển mạnh mẽ
13. Nội bộ EU tồn tại nhiều mâu thuẫn kinh tế
14. Hoạt động mua bán, sát nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ
15. Theo IMF, Slovenia là nền kinh tế đang phát triển và mới nổi
16. Giao dịch mua bán 15% vốn của doanh nghiệp là mua bán sát nhập (CHECKED)
17. Giới thiệu chiến thắng chống giặc ngoại xâm là hình thức hiệu quả quảng bá hình
ảnh quốc gia của Việt Nam
18. Ngân sách Mỹ thường xuyên thâm hụt cao
19. Mua bán sát nhập quốc tế là FDI
20. Cạnh tranh gay gắt làm gia tăng mua bán sáp nhập
21. Nhóm nước đang phát triển có sự phân hóa sâu sắc
22. Mua bán sát nhập giữa các doanh nghiệp trong nước thường được khuyến khích
về mặt pháp lý so với sát nhập giữa doanh nghiệp trong nước và quốc tế
23. Giới thiệu văn hóa ẩm thực dân tộc là hình thức quảng bá hiệu quả hình ảnh quốc gia
24. Ngành bán lẻ truyền thống tại Mỹ phát triển mạnh mẽ (CHECKED)
25. Xu hướng xây dựng khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò quan trọng
26. Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ
27. Lễ hội chọi trâu là nét văn hóa độc đáo để Việt Nam thu hút khách du lịch nước
ngoài
28. Phát triển võ vovinam ra thế giới là hình thức quảng bá hiệu quả hình ảnh Việt Nam
trong toàn cầu hóa
29. Mỹ xuất khẩu vốn ròng
30. Vai trò của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) gia tăng
31. Cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển nhìn chung còn lạc hậu
32. Vai trò các nước đang phát triển trong nền kinh tế thế giới ngày càng giảm
33. Cán cân dịch vụ và cán cân thương mại của Mỹ thặng dư
34. Thực tế hiện nay không phân biệt Công ty đa quốc gia và Công ty xuyên quốc gia
35. Tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển diễn ra đồng đều
36. Kinh tế Trung Quốc trở thành động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới
37. Vị thế đồng USD ngày càng được củng cố
38. Thất nghiệp tại các nước đang phát triển nhìn chung là cao
39. Nợ công của Nhật Bản trên 200% GDP và Nợ công của Mỹ dưới 100% GDP
40. Khủng hoảng kinh tế diễn ra thường xuyên hơn
41. Các chính phủ can thiệp ngày càng nhiều hơn vào hoạt động kinh tế của các quốc gia
42. Giao dịch mua bán 7,5% vốn của doanh nghiệp là mua bán sát nhập
43. Tự do hóa thương mại làm gia tăng cạnh tranh
44. Ngành dịch vụ tại các nước đang phát triển có năng lực cạnh tranh cao
45. Hoạt động mua bán sát nhập quốc tế trong cùng một ngành phát triển mạnh mẽ
làm gia tăng cạnh tranh trên phạm vi thế giới
46. Tất cả các nền kinh tế phát triển có tình hình nợ công lành mạnh
47. Vai trò của các nước phát triển ngày càng giảm
48. Nhóm các nước phát triển có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với nhóm các nước đang
phát triển
49. Các liên kết kinh tế khu vực, FTA ngày càng phát triển mạnh mẽ so với ở phạm vi toàn
cầu (WTO) do phạm vi nhỏ
50. Lãi suất thấp tại Nhật Bản làm giảm đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam

ELEARNING 4.2
(Đúng hết rồi nè ^^)

1. Có sự dịch chuyển địa điểm sản xuất (gia công) của các Công ty đa quốc gia từ Trung
Quốc về Bắc Mỹ
2. Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu vốn ròng
3. Nông nghiệp của Nhật Bản tụt hậu so với EU
4. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc có tác động làm tăng giá các sản phẩm cơ bản
(khoáng sản, nhiên liệu nguyên liệu thô) (CHECKED)
5. Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản
trong đầu tư tại Nhật Bản
6. Liên kết kinh tế thông qua FTA có xu hướng tăng
7. Dân số già là nhân tố tích cực cho phát triển kinh tế của Nhật Bản
8. Các nước mới nổi và đang phát triển châu Âu có tốc độ tăng trưởng cao nhất
trong các nhóm quốc gia đang phát triển
9. Kinh tế các nước xuất khẩu dầu mỏ tăng trưởng ổn định trong những năm gần
đây
10. Thặng dư cán cân vãng lai của Nhật Bản là yếu tố làm JPY lên giá (CHECKED)
11. Châu Phi hạ Sahara (Sub-Saharan Africa) là khu vực có trình độ phát triển thấp nhất
trong các nhóm quốc gia đang phát triển
12. Trình độ phát triển của các thành viên EU có sự chênh lệch đáng kể
13. Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu
tư FDI ra nước ngoài
14. Xu hướng sử dụng năng lượng sạch phát triển mạnh mẽ
15. Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA do ngân sách thặng dư
16. Giảm phát là thực trạng phổ biến của Nhật Bản, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế Nhật Bản
17. Tỷ trọng nhiên liệu, sản phẩm kim loại trong xuất khẩu của cộng đồng các quốc
gia độc lập rất thấp
18. Khu vực dịch vụ của Nhật Bản phát triển hơn so với Mỹ
19. Nhật Bản là quốc gia xuất khẩu vốn ròng và có tỷ lệ nợ công/GDP thấp
20. Các quốc gia thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập phát triển không đồng đều
21. Tất cả các thành viên EU có tình hình nợ công lành mạnh
22. Tỷ lệ lạm phát tại các nước đang phát triển và mới nổi tổng thể thấp hơn so với
các nước phát triển
23. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc là không gây tác động lớn tới tăng
trưởng kinh tế
24. Các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn trong thâm nhập vào thị trường các nước
phát triển
25. Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA nhằm giảm nợ công của Nhật Bản
26. Ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản vẫn cạnh tranh tốt với Hàn Quốc và
Trung Quốc
27. Khủng hoảng nợ công tại các nước EU tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế
Mỹ
28. Lãnh vực nông nghiệp của EU chịu thiệt hại lớn do trừng phạt kinh tế Nga
29. Tiền lương cao tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế Nhật Bản
30. Các quốc gia mới nổi và đang phát triển châu Âu hội nhập hướng về EU
31. Khủng hoảng nợ công tại các nước EU gây tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế
EU
32. Trung Đông, Bắc Phi là nhóm quốc gia đang phát triển xuất khẩu dầu mỏ
33. Mức độ thặng dư cán cân thương mại của Nhật Bản có xu hướng giảm
34. Nhóm các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi nhìn chung có tình hình nợ nước
ngoài khó khăn
35. Trung Quốc là Quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn nhất nhiều nhóm sản phẩm công
nghiệp chế biến (CHECKED)
36. Sự mất giá của JPY tạo tạo thuận lợi cho xuất khẩu của Nhật Bản
37. Trung Quốc là nhà xuất khẩu hàng đầu thiết bị điện tử di động và thép (CHECKED)
38. Các nước đang phát triển Châu Á tổng thể có tốc độ tăng trưởng cao nhất
39. Kinh tế Nhật Bản trì trệ, gặp nhiều khó khăn
40. Giữa các quốc gia trong nhóm Trung Đông, Bắc Phi có sự phân biệt lớn về thu nhập
bình quân đầu người
41. Xu hướng hình thành thế giới đa cực về kinh tế
42. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách hàng năm của Nhật Bản cao
43. Các nước mới nổi và đang phát triển châu Âu có GDP bình quân đầu người cao nhất
trong các nhóm quốc gia đang phát triển và mới nổi
44. Có sự dịch chuyển địa điểm sản xuất (gia công) của các Công ty đa quốc gia từ Trung
Quốc sang các nước đang phát triển khác
45. Các nước đang phát triển châu Á có vai trò gia tăng mạnh mẽ và có thu nhập
bình quân đầu người cao nhất so với các nước đang phát triển khác
46. Vị trí địa lý và thể chế là điểm thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam (CHECKED)
47. Nhóm các nước phát triển có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với nhóm các nước đang
phát triển
48. Tài nguyên khoáng sản và môi trường chính trị là điểm thuận lợi trong hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam (CHECKED)
49. Mỹ chịu tổn thất lớn hơn so với EU do trừng phạt kinh tế Nga
50. Việt Nam có cơ hội thu lợi từ trừng phạt kinh tế Nga của Mỹ, EU và đồng minh
ELEARNING 5.1
(Đúng hết rồi ^^)

1. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển là các nước phát triển.

2. Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề rào cản kỹ thuật hầu như không đáng
kể

3. Nhóm các nước phát triển nhập khẩu hàng công nghiệp chế biến ít hơn tổng nhập khẩu
của nhóm các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi

4. Các quốc gia xuất khẩu lớn chủ yếu là các nước phát triển

5. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc
gia đang phát triển Đông Á và Đông Nam Á

6. Tỷ trọng thương mại giữa các nước phát triển với nhau là cao nhất trong thương mại
quốc tế

7. Tăng trưởng thương mại là động lực tăng trưởng kinh tế

8. Sự phụ thuộc của các quốc gia vào thương mại quốc tế ngày càng tăng

9. Tự do hoá thương mại trong WTO thúc đẩy thương mại quốc tế

10. Nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất trong thương mại quốc tế

11. Xu hướng phát triển của công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu, thân thiện môi
trường

12. Nhóm hàng nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao thứ 3 trong thương mại quốc tế

13. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia
đang phát triển Tây Á
14. Nhu cầu với máy móc, thiết bị tăng nhanh

15. Hiện nay điều kiện mậu dịch của các nước đang phát triển sau một thời gian thay đổi
thuận lợi có chiều hướng thay đổi bất lợi

16. Gia tăng làn sóng bảo hộ thông qua các rào cản phi thuế quan

17. Tỷ trọng các nước đang phát triển thương mại quốc tế tăng

18. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các nước phát triển là các nước đang phát triển

19. Mỹ là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới

20. Cắt giảm trợ cấp làm giảm giá nông sản trên thị trường thế giới

21. Khoáng sản (không tính nhiên liệu) chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong thương mại quốc tế

22. Qui mô của sản xuất hàng hoá gia tăng nhanh, vượt trội so với tăng trưởng thương mại
quốc tế

23. Sự phát triển của công nghệ thông tin thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển

24. Nhu cầu với sản phẩm chế biến tăng nhanh hơn so với hàng nông sản, khoáng sản, nhiên
liệu

25. Vai trò của các FTA trong thương mại quốc tế ngày càng gia tăng

26. Nhóm các nước phát triển xuất khẩu nông sản thô nhiều hơn tổng xuất khẩu của nhóm
các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi

27. Trong thương mại quốc tế nhóm hàng chế biến có tốc độ tăng trưởng cao nhất theo khối
lượng giao dịch

28. Vai trò của các nước châu Á trong thương mại quốc tế có xu hướng tăng

29. Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy thương mại phát triển
30. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia
đang phát triển châu Phi

31. Các hiệp định tự do thương mại song phương có tác động tiêu cực tới sự phát triển của
WTO

32. Nông sản chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong thương mại quốc tế

33. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng hơn 50% nhập khẩu của nhóm quốc gia phát
triển

34. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia
đang phát triển

35. Sự phát triển của liên kết kinh tế khu vực hạn chế phát triển thương mại quốc tế

36. Trợ cấp với hàng nông sản là mâu thuẫn gay gắt giữa các nước phát triển và đang phát
triển

37. Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề vệ sinh dịch tễ là không đáng kể

38. Vai trò của thương mại quốc tế ngày càng gia tăng đối với kinh tế thế giới

39. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia
đang phát triển Trung Đông

40. Nông sản, nhiên liệu và khoáng sản chiếm tổng tỷ trọng lớn hơn hàng công nghiệp chế
biến trong xuất khẩu của nhóm các nước đang phát triển Châu Mỹ

41. Thâm hụt thương mại là mâu thuẫn thường xuyên trong thương mại quốc tế

42. Các hiệp định tự do thương mại song phương có tác động tích cực tới sự phát triển của
WTO
43. Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề trợ cấp với hàng nông sản hầu như
không đáng kể

44. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển là các nước phát triển

45. Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến cao hơn tổng tỷ trọng các nhóm hàng hóa còn
lại trong xuất khẩu của nhóm quốc gia kinh tế chuyển đổi

46. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia
đang phát triển châu Á

47. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của các nước phát triển là các nước phát triển

48. Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới

49. Rào cản kỹ thuật là mâu thuẫn lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển

50. Sự phát triển của các hiệp định tự do thương mại song phương thúc đẩy phát triển
thương mại quốc tế

ELEARNING 5.2
(Đúng hết rồi ^^)

1. Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc.

2. Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung có giá trị gia tăng thấp.
3. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhập khẩu của nhóm quốc gia
đang phát triển.

4. Máy vi tinh, sản phẩm điện tử và linh kiện là một sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam.

5. Tỷ trọng thương mại giữa các nước đang phát triển với nhau là cao thứ 3 trong trong
thương mại quốc tế.

6. Thực phẩm, nông sản, nhiên liệu và khoáng sản chiếm tổng tỷ trọng lớn hơn hàng công
nghiệp chế biến trong nhập khẩu của nhóm các nước phát triển

7. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

8. Một số nước đang phát triển thặng dư cán cân thương mại.

9. Sản phẩm điện thoại và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

10. Dệt may là nhóm sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

11. Hàng dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

12. Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến cao hơn tổng tỷ trọng các nhóm hàng hóa còn
lại trong nhập khẩu của Việt Nam. (CHECKED)

13. Việt Nam xuất siêu sang ASEAN

14. Việt Nam nhập siêu từ hầu hết các nước phát triển

15. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng dưới 50% nhập khẩu của nhóm quốc gia đang
phát triển

16. Việt Nam xuất siêu sang EU.

17. Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu dao động mạnh là do hoạt động đầu cơ trên thị trường dầu
mỏ thế giới.
18. Máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn áp đảo trong nhập khẩu của
Việt Nam. (CHECKED)

19. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng áp đảo trong xuất khẩu của nhóm các nước
phát triển.

20. Tỷ trọng các nước đang phát triển chiếm trên 50% thị trường xuất khẩu của Việt Nam

21. Việt Nam xuất siêu sang Đài Loan

22. Máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu chiếm tỷ trọng áp đảo trong nhập khẩu Việt
Nam. (CHECKED)

23. Việt Nam nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị trình độ công nghệ nhìn chung chưa cao là
do lao động phổ thông dồi dào.

24. Tỷ trọng khu vực kinh tế trong nước trong xuất khẩu của Việt Nam cao hơn khu vực có
vốn FDI

25. EU, Mỹ, ASEAN là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

26. ASEAN là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

27. Việt Nam xuất siêu sang Mỹ.

28. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là các sản phẩm thâm dụng lao động phổ
thông. (CHECKED)

29. Việt Nam xuất siêu sang ASEAN

30. Một số nước phát triển thâm hụt cán cân thương mại.

31. Tất cả các nước phát triển thặng dư cán cân thương mại

32. Năng lực tài chính còn hạn chế là một nguyên nhân Việt Nam nhập khẩu nhiều máy móc,
thiết bị trình độ công nghệ nhìn chung chưa cao.
33. Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu dao động mạnh là do nhu cầu sử dụng nhiên liệu thế giới
hàng năm hay có thay đổi thất thường.

34. Tình hình nhập siêu của Việt Nam gần đầy giảm.

35. Tỷ trọng thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển là cao thứ 2 trong trong
thương mại quốc tế

36. Sử dụng nông sản để sản xuất nhiên liệu sinh học làm giảm giá nông sản

37. Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến cao hơn tổng tỷ trọng các nhóm hàng hóa còn
lại trong xuất khẩu của Việt Nam.

38. Các nước phát triển là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.

39. Nông sản, khoáng sản, nhiên liệu chiếm tổng tỷ trọng áp đảo trong xuất khẩu Việt Nam

40. Việt Nam xuất siêu sang Hàn Quốc

41. Trình độ công nghệ của Việt Nam còn thấp là một nguyên nhân Việt Nam nhập khẩu
nhiều máy móc, thiết bị trình độ công nghệ nhìn chung chưa cao.

42. Tỷ trọng thương mại giữa các nước phát triển với nhau là cao nhất trong thương mại quốc
tế

43. Các nước đang phát triển chiếm tỷ trọng áp đảo trong nhập khẩu của Việt Nam

44. Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc.

45. Giá thế giới các hàng hóa cơ bản giảm tác động mạnh tới kim ngạch xuất khẩu Việt Nam
(CHECKED)

46. Tỷ trọng các nước đang phát triển chiếm trên 50% thị trường xuất khẩu của Việt Nam

47. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhập khẩu của nhóm quốc gia
phát triển.
48. Các nước đang phát triển Đông Á và Đông Nam Á là thị trường xuất khẩu quan trọng của
Việt Nam.

49. Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu dao động mạnh là do cung nhiên liệu thế giới hay có diễn
biến bất thường.

50. Thị trường tiêu thụ hạn chế là một nguyên nhân Việt Nam nhập khẩu nhiều máy móc,
thiết bị trình độ công nghệ nhìn chung chưa cao. (CHECKED)
ELEARNING 6.1

(Đúng hết rồi ^^)


1. Nhật Bản là một trong những quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới (CHECKED)

2. Ngân hàng Kexim (Hàn Quốc) cung cấp cho PetroVietnam khoản vay trị giá 330 triệu
USD là FDI

3. Khi quốc gia thực hiện đầu tư FDI ra nước ngoài thì người lao động trong nước được
hưởng lợi lớn

4. Đầu tư FDI nhằm vượt qua hàng rào thuế quan do các nước thường áp dụng chính sách
thuế nhập khẩu với nguyên liệu, linh kiện cao hơn so với thuế quan nhập khẩu với sản phẩm
cuối cùng

5. Khoảng cách trong thu hút FDI giữa khối các nước phát triển và khối các nước đang phát
triển và kinh tế chuyển đổi có xu hướng thu hẹp.

6. Vingroup vay tín dụng từ các ngân hàng quốc tế làm tăng nợ nước ngoài của Việt Nam.

7. Đầu tư quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro.

8. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khi tham gia TPP sẽ giảm vì thuế quan nhập khẩu giảm

9. Việt Nam có thể đưa ra yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường cao hơn với FDI so với đầu tư
trong nước

10. Nichirei Foods mua 19% số cổ phiếu đã phát hành của Cholimex là đầu tư trực tiếp.

11. Trong dài hạn đầu tư FDI ra nước ngoài cải thiện cán cân thanh toán của quốc gia đầu
tư.

12. Các quốc gia cạnh tranh quyết liệt trong thu hút vốn FDI.
13. FDI trên thế giới tập trung nhiều nhất vào công nghiệp chế biến

14. Yamaha Nhật Bản cho Yamaha Việt Nam vay 5 triệu USD là FDI .

15. Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong ngành may mặc tại Lào nhằm sử dụng lao động
phổ thông giá rẻ.

16. Nhà đầu tư nước ngoài mua 20% trái phiếu quốc tế do Hoàng Anh Gia Lai phát hành là
đầu tư FDI

17. Intel đầu tư tại TP.HCM nhằm sử dụng lao động phổ thông giá rẻ tại Việt Nam

18. Các nước phát triển chiếm tỷ trọng lớn hơn trong dòng vốn FDI đầu tư ra nước ngoài.

19. Đầu tư quốc tế nhằm với mục đích khác: bảo toàn tài sản, định cư ở nước ngoài.

20. Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan mua lại chuỗi siêu thị Metro Cash & Carry
Việt Nam là đầu tư quốc tế, và là FDI.

21. Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào trồng cao su tại Campuchia làm giảm xuất khẩu
phân bón sang Campuchia

22. Tập đoàn Masan phát hành trái phiếu quốc tế làm tăng nợ nước ngoài của Việt Nam.

23. Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều nhất thế giới.

24. Viettel đầu tư sang Campuchia nhằm mục đích chính là vượt qua rào cản thuế quan

25. Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều nhất thế giới.

26. Mua bán sáp nhập là hình thức phổ biến của FDI vào các nước phát triển.

27. IFC đang nắm giữ 12% vốn Vietinbank, và mua thêm 2% vốn Vietinbank. Giao dịch này
là FDI.

28. Việt Nam có thể đưa ra yêu cầu về công nghệ cao hơn với FDI so với đầu tư trong nước
29. Lợi nhuận tái đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể xem không phải là FDI.
(là FDI chứ nhỉ, lợi nhuận tái đầu tư mà mn)

30. PetroVietnam thành lập liên doanh khai thác dầu mỏ tại Nga nhằm mục đích chính là
học hỏi kinh nghiệm

31. Đầu tư quốc tế nhằm chia sẻ ưu thế của doanh nghiệp về công nghệ, quản lý với đối
tác nước ngoài.

32. Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh đầu tư trồng cao su tại Campuchia nhằm tận dụng chi
phí thuê đất rẻ và nguồn nhân lực tay nghề cao tại Campuchia

33. Mỹ là một trong những quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới.

34. Việt Nam có thể miễn thuế thu nhập doanh nghiệp để thu hút đầu tư FDI vào vùng sâu,
vùng xa.

35. Lợi nhận tái đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể xem là FDI.

36. FDI vào Việt Nam làm gia tăng nợ nước ngoài của Việt Nam

37. Công dân Hàn Quốc xây dựng nhà máy may tại Việt Nam là đầu tư quốc tế.

38. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể nhằm mục đích thực hiện hoạt động nghiên cứu và
phát triển (R&D).

39. Đầu tư quốc tế nhằm giảm chi phí vận tải từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng.

40. Nhà đầu tư Mỹ mua trái phiếu Chính phủ Anh là đầu tư quốc tế và là FDI

41. Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trồng cao su sang Lào có thể làm giảm việc làm trong
ngành trồng cao su Việt Nam.

42. Đầu tư quốc tế nhằm chuyển các ngành sản xuất ô nhiễm ra nước ngoài do ở nước ngoài
yêu cầu, thực thi quy định môi trường nghiêm ngặt
43. Khoản vay trị giá 10 triệu USD của IFC cho Viettinbank sau khi IFC sở hữu 10% cổ
phần Vietinbank, là FDI.

44. Người Việt Nam mở nhà hàng tại Mỹ là đầu tư FDI.

45. Mỹ là một trong những quốc gia đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều nhất thế giới.

46. Nhà đầu tư Nhật Bản lần đầu mua 8% cổ phiếu thông thường của Tập Đoàn Hòa Phát là
FDI

47. GM xây dựng liên doanh sản xuất xe với Toyota tại Mỹ là đầu tư quốc tế và là FDI.

48. Đầu tư quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

49. Trung Quốc là một trong những quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới.

50. Công dân Ba Lan mua nhà tại Mỹ là FDI.


ELEARNING 6.2

(SAI 1 CÂU)

1. Ban quản lý khu kinh tế có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư FDI. (Checked)

2. Phân bổ vốn FDI tương đối đồng đều trên lãnh thổ Việt Nam

3. Công nghiệp chế biến là ngành thu hút FDI nhiều nhất tại Việt Nam.

4. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tập trung nhiều nhất vào công nghiệp chế
biến

5. Tăng vốn dự án đầu tư là một hình thức đầu tư FDI. (CHECKED)

6. Nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc thành lập liên doanh tại Việt Nam trong một số ngành.
(CHECKED)

7. Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thông qua mua bán sát nhập.
(Checked)

8. LB Nga là đối tác lớn trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam.

9. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư không là hình thức FDI
tại Việt Nam (CHECKED)

10. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam có xu hướng tăng trong dài hạn.
(CHECKED)

11. Đầu tư gián tiếp nước ngoài nhằm vượt qua hàng rào thuế quan (CHECKED)

12. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam.

13. Nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tăng vốn. (checked)
14. Tỷ lệ giải ngân vốn FDI của Việt Nam chưa cao.

15. Nhà đầu tư nước ngoài không thể tham gia các dự án hợp tác công tư (PPP) (CHECKED)

16. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

17. Hình thức đầu tư FDI phổ biến nhất tại Việt Nam là doanh nghiệp liên doanh vì mang
lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia

18. Khu vực FDI đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

19. Các nước đang phát triển Châu Á đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều nhất trong nhóm quốc
gia đang phát triển. (checked)

20. FDI đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp Việt Nam (Checked)

21. Khu vực FDI có biểu hiện lách thuế trong hoạt động tại Việt Nam.

22. FDI trên thế giới tập trung nhiều nhất vào dịch vụ.

23. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng cao nhất trong xuất khẩu của Việt Nam (không tính xuất
khẩu dầu khí). (Checked)

24. Lợi nhuận tái đầu tư đóng vai trò không đáng kể trong FDI trên thế giới

25. Chuyển giao công nghệ trong FDI tại Việt Nam còn hạn chế.

26. Một số ngành công nghệ cao (điện, điện tử) thu hút nhiều vốn FDI vào Việt Nam.

27. Khu vực FDI chiếm trên 20% tổng thu ngân sách của Việt Nam

28. UBND thành phố Biên Hòa có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư FDI (CHECKED)

29. Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài trong tất cả các ngành

30. Hà Nội là địa phương thu hút FDI lớn nhất theo vốn đăng kí
31. Tăng vốn dự án đầu tư là hình thức đầu tư FDI tại Việt Nam. (CHECKED)

32. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tập trung chủ yếu vào các nước phát triển

33. Tỷ trọng khu vực FDI trong cơ cấu việc làm của Việt Nam là thấp nhất.

34. Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư tại Việt Nam theo hợp đồng BT. (CHECKED)

35. Khu vực Tây Nguyên thu hút được lượng vốn FDI đáng kể

36. Đồng bằng sông Hồng là vùng thu hút FDI lớn nhất theo vốn đăng kí

37. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tập trung nhiều nhất vào Châu Âu

38. Các quốc gia đứng đầu trong đầu tư FDI ra nước ngoài chủ yếu là các nước phát triển.

39. Trung Quốc là đối tác lớn trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam (checked)

40. Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào bất cứ lãnh vực nào họ muốn tại Việt Nam
(CHECKED)

41. Nhà đầu tư nước ngoài không thể đầu tư tại Việt Nam theo hợp đồng BT

42. Các nước đang phát triển Châu Á là địa điểm hấp dẫn thu hút FDI.

43. FDI đóng vai trò quan trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng Việt Nam (CHECKED)

44. Trong cùng một ngành thì doanh nghiệp FDI có trình độ công nghệ cao hơn doanh nghiệp
Việt Nam. (checked)

45. Tập đoàn FPT mua Công ty RWE IT Slovakia là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt
Nam và với mục đích chính là sử dụng nguồn nhân công giá rẻ

46. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư không là hình thức
FDI tại Việt Nam

47. Các quốc gia đầu tư FDI lớn tại Việt Nam chủ yếu là từ EU (Checked)
48. Doanh nghiệp trong nước Việt Nam tuân thủ quy định môi trường nghiêm túc hơn đáng
kể so với khu vực FDI (CHECKED)

49. Khu vực FDI đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

50. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP của Việt Nam (checked)

Câu nào sau đây đúng? 1) GM (General Motors) xây dựng liên doanh sản xuất xe với Toyota tại Mỹ là đầu tư quốc tế và là FDI 2)
Nhà đầu tư Mỹ mua trái phiếu Chính phủ Anh là đầu tư quốc tế và không là FDI 3) Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan mua
lại chuỗi siêu thị Metro Cash & Carry Việt Nam là đầu tư quốc tế, không là FDI 4) Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn tại Việt
Nam bằng máy móc thiết bị

Đđsđ

Câu nào sau đây đúng? 1) Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh đầu tư trồng cao su tại Campuchia nhằm tận dụng chi phí thuê đất rẻ
và nguồn nhân lực tay nghề cao tại Campuchia 2) Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư trong ngành da giày tại Việt Nam nhằm sử dụng
lao động phổ thông giá rẻ 3) Intel đầu tư TP. Hồ Chí Minh nhằm sử dụng lao động phổ thông giá rẻ tại Việt Nam 4) Nhà đầu tư
nước ngoài có thể góp vốn tại Việt Nam bằng quyền sử dụng thương hiệu

Sđsđ

Câu nào sau đây đúng? 1) Đầu tư quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro, đa dạng hóa chuỗi cung ứng 2) Đầu tư quốc tế nhằm với mục
đích khác: bảo toàn tài sản, định cư ở nước ngoài, làm từ thiện ở nước ngoài 3) Đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhằm mục đích
chuyển sản xuất ô nhiễm ra nước ngoài 4) Đầu tư FDI nhằm vượt qua hàng rào thuế quan do các nước thường áp dụng chính sách
thuế nhập khẩu với nguyên liệu, linh kiện cao hơn so với sản phẩm cuối cùng

Đsđs
Câu nào sau đây đúng? 1) Đầu tư gián tiếp nước ngoài nhằm vượt qua hàng rào thuế quan 2) Đầu tư quốc tế nhằm tối ưu hóa lợi
nhuận 3) Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm giảm chi phí vận tải hàng hóa tới người tiêu dùng 4) Formosa đầu tư dự án luyện kim
tại Việt Nam nhằm mục đích chính là tận dụng nhân công giá rẻ

Sđđs
1) Đầu tư quốc tế nhằm chia sẻ ưu thế của mình về công nghệ, quản trị doanh nghiệp với đối tác nước ngoài 2) Đầu tư trực tiếp
nước ngoài nhằm chuyển các ngành sản xuất ô nhiễm ra nước ngoài do ở nước ngoài yêu cầu, thực thi quy định môi trường nghiêm
ngặt 3) Đầu tư FDI vào Việt Nam khi tham gia CPTPP giảm vì thuế quan nhập khẩu giảm 4) Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp
vốn tại Việt Nam bằng trái phiếu chính phủ Việt Nam

Câu nào sau đây đúng? 1) Viettel đầu tư sang Mozambique nhằm mục đích chính là vượt qua rào cản thuế quan 2) Chiến tranh
thương mại Mỹ Trung không ảnh hưởng tới dòng vốn FDI trên thế giới 3) Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trồng cao su sang Lào
có thể làm giảm việc làm trong ngành trồng cao su Việt Nam 4) Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào trồng cao su tại Campuchia
làm giảm xuất khẩu phân bón sang Campuchia

Ssđs
Câu nào sau đây đúng? 1) Gần đây Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tư FDI lớn vào Việt Nam 2) Honda Nhật Bản cho
Honda Việt Nam vay 5 triệu USD là FDI 3) IFC đang nắm giữ 10% vốn Vietinbank, và mua thêm 2% vốn Vietinbank. Giao dịch
mua 2% vốn này là FDI 4) Người Việt Nam mở nhà hàng tại Mỹ là đầu tư FDI

Dddd
Câu nào sau đây đúng? 1) Honda Việt Nam tăng vốn đầu tư tại Việt Nam từ lợi nhuận chưa phân phối. Hoạt động tăng vốn này là
đầu tư FDI 2) Lợi nhuận tái đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số quốc gia có thể xem không phải là FDI 3) Lợi
nhận tái đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể xem là FDI. 4) Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 8% vốn ngân hàng ACB,
mua thêm 3% vốn ACB. Giao dịch mua 3% vốn này là FDI

Nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất, nông sản thô chiếm tỷ trọng cao thứ 4 trong thương mại quốc tế

Mua bán sát nhập xuyên biên giới (cross-border M&As) chiếm tỷ trọng không đáng kể trong dòng vốn FDI quốc tế

Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia đang phát triển Tây Á

Đầu tư FDI nhằm vượt qua hàng rào thuế quan do các nước thường áp dụng chính sách thuế nhập khẩu với nguyên liệu, linh kiện cao hơn so
với thuế quan nhập khẩu với sản phẩm cuối cùng

Nội bộ EU tồn tại nhiều mâu thuẫn kinh tế, và nền Kinh tế EU phụ thuộc lớn vào Trung Quốc

Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng trên 60% trong xuất khẩu của nhóm các nước đang phát triển Châu Mỹ

Đầu tư quốc tế nhằm chuyển các ngành sản xuất ô nhiễm ra nước ngoài do ở nước ngoài yêu cầu, thực thi quy định môi trường nghiêm ngặt

Lễ hội chọi trâu là nét văn hóa độc đáo để Việt Nam thu hút khách du lịch nước ngoài

Thương mại dịch vụ quốc tế thời gian gần đây tăng trưởng cao hơn so với GDP thế giới

Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề trợ cấp xuất khẩu với hàng nông sản hầu như không đáng kể

Mỹ xuất khẩu vốn ròng và có ngân sách thường xuyên thâm hụt cao

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khi tham gia CPTPP sẽ giảm vì thuế quan nhập khẩu giảm

Nhóm hàng nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao thứ 2, thực phẩm chiếm tỷ trọng cao thứ 3 trong thương mại quốc tế

Intel đầu tư tại TP.HCM nhằm sử dụng lao động phổ thông giá rẻ tại Việt Nam

ĐÁP ÁN CÂU HỎI ĐÚNG SAI MÔN KTĐN THẦY ĐỨC

Câu màu đỏ: ĐÚNG Câu màu đen: SAI

CHƯƠNG 1
1. Brazil là chủ thể kinh tế quốc tế vì là nền kinh tế lớn trong top 20 thế giới.
2. Nền kinh tế Hong Kong không là chủ thể KTQT vì Hong Kong phụ thuộc chính trị
3. Hà Nội là chủ thể KTQT vì Hà Nội là thủ đô của Việt Nam
=> Hà Nội không có quyền tự quyết các chính sách kinh tế (thương mại, tiền tệ,…)
4. Sinh viên Đại học Kinh tế - Luật là chủ thể KTQT
5. TP. Hồ Chí Minh là chủ thể KTQT vì là thành phố lớn nhất Việt Nam
6. Nước cộng hòa Dagestan (thuộc LB Nga) không là chủ thể KTQT vì không độc lập trong chính
sách kinh tế đối ngoại
7. Nền kinh tế Đài Loan không là chủ thể KTQT vì Đài Loan chưa được công nhận là quốc gia độc
lập
=> Đài Loan có chính sách chính trị riêng nên Đài Loan là chủ thể KTQT
8. Tổ chức hải quan thế giới (WCO) không là chủ thể KTQT
9. Nền kinh tế Lào là chủ thể KTQT vì Lào độc lập trong chính sách kinh tế đối ngoại
10. Hà Lan Không là chủ thể KTQT vì là thành viên của EU (phụ thuộc chính sách thương mại chung
EU) và sử dụng đồng tiền chung EUR
=> Hà Lan có ngân sách (chính sách tài khóa) riêng nên là chủ thể KTQT
11. Chi nhánh của Tập đoàn Hoa Sen tại Tiền Giang là chủ thể KTQT
=> Chi nhánh không phải là pháp nhân nên không là chủ thể KTQT
12. Tập đoàn Hòa Phát là chủ thể KTQT
13. Công ty con của Tập đoàn Hoa Sen không là chủ thể KTQT
14. Cty vệ sinh môi trường Tp.HCM không là chủ thể KTQT vì là công ty 100% vốn nhà nước.
15. Bang Texas không là chủ thể KTQT vì không có quyền tự quyết trong chính sách kinh tế đối
ngoại
16. Công ty Sam sung Việt Nam không là chủ thể KTQT vì phụ thuộc vào công ty mẹ ở nước ngoài.
17. Công ty con của Viettel tại Lào là chủ thể KTQT
18. Trường Đại học kinh tế Tp. HCM là chủ thể KTQT
19. Công ty Honda Việt Nam là chủ thể KTQT
20. EU không là chủ thể KTQT vì liên kết KTQT chưa sử dụng đồng tiền chung Euro cho tất cả các
nước thành viên
21. Doanh nghiệp tư nhân không là chủ thể KTQT
22. Công dân Lào là chủ thể KTQT
23. Trong công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (công ty TNHH 1 thành viên vốn nhà nước)
là chủ thể KTQT
24. Asean và IMF là chủ thể KTQT
25. FTA ASEAN Ấn độ là chủ thể kinh tế quốc tế
=> Hiệp định không là chủ thể KTQT
26. Việt Nam có thể ký kết hiệp định tự do thương mại song phương với Anh
27. ASEAN không thể ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương với các quốc gia
28. Việt Nam có thể đàm phán hiệp định tự do thương mại song phương với Ấn Độ
29. Chính phủ Hàn Quốc có thể tăng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước
30. Chính quyền bang New York có thể ký kết hiệp định tự do thương mại với Canada.
31. Chính quyền thành phố Hà Nội có thể ký cam kết hỗ trợ xúc tiến đầu tư FDI với Chính phủ
Hàn Quốc
32. Hong Kong có thể tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế
33. Đà Nẵng, thành phố trực thuộc trung ương có thể dành ưu đãi thuế quan nhập khẩu cho
doanh nghiệp đầu tư FDI vào các ngành công nghệ cao.
34. Dai-ichi Life Việt Nam (100% vốn FDI) mua trái phiếu chính phủ Việt Nam, là QHKTQT
35. Vinfast mua lại hoạt động sản xuất và phân phối của GM (General Motors) tại Việt Nam, là
quan hệ kinh tế quốc tế (QHKTQT)
36. Ngân hàng HSBC (100% vốn nước ngoài) tại Việt Nam cho Hoàng Anh Gia Lai vay, là QHKTQT.
37. Agribank cung cấp dịch vụ thanh toán … Việt Nam, là QHKTQT
38. Doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản tại Việt Nam cung cấp linh kiện cho Samsung Việt Nam là
QHKTQT
39 Petrolimex tái xuất xăng tạm nhập sang Lào, là QHKTQT
40. Viettel đầu tư sang Lào, là QHKTQT
41. Vietcombank bán cổ phần cho ngân hàng Mizuho (Nhật Bản), là QHKTQT
42. Tập đoàn Ford Motor và Toyota Motor hợp tác cùng nhau trong việc phát triển động cơ hybrid
mới, là QHKTQT
43. Công ty Gemadept nhập khẩu xe nâng từ công ty Nhật Bản là QHKTQT, có thể thanh toán
bằng USD
44. Bridgestone Việt Nam bán vỏ xe cho Toyota Việt Nam không là QHKTQT, có thể thanh toán
bằng USD.
=> Không là QHKTQT thì không được dùng USD.
45. Casumina bán vỏ xe cho Honda Malaysia là QHKTQT, có thể thanh toán bằng USD.
46. Tập đoàn Hòa Phát xuất khẩu bàn ghế cho doanh nghiệp Singapore là QHKTQT
47. Cty tại Mỹ tư vấn cho doanh nghiệp FDI 100% vốn của Mỹ tại Việt Nam là QHKTQT
48. Doanh nghiệp FDI 100% vốn Nhật Bản tại Việt Nam tư vấn cho doanh Việt Nam về chiến lược
kinh doanh trên thị trường Việt Nam, là QHKTQT
49. Khách du lịch Hàn Quốc tới Việt Nam là QHKTQT
50. Tập đoàn Kinh Đô thành lập công ty liên doanh với công ty từ Mỹ, là QHKTQT
51. Thương mại điện tử dưới dạng "chuyên gia tư vấn trực tuyến" chịu ảnh hưởng đáng kể từ
khoảng cách xa
52. Xuất khẩu trái cây thanh long của Việt Nam sang Mỹ chịu tác động không đáng kể từ khoảng
cách địa lý
53. Xuất khẩu hàng điện thoại di động từ Việt Nam sang Mỹ chịu tác động không đáng kể từ
khoảng cách địa lý
54. Xuất khẩu phần mềm của Việt Nam chịu tác động đáng kể từ khoảng cách địa lý
55. Trên thực tế Mỹ không thể trừng phạt kinh tế một nước thành viên WTO do mâu thuẫn chính
trị
56. Quan hệ kinh tế phát triển thúc đẩy quan hệ chính trị giữa 2 quốc gia
57. Mâu thuẫn chính trị thường không ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế giữa 2 quốc gia
58. Xuất nhập khẩu của Việt Nam với Iran có thể chịu tác động trực tiếp từ chính sách của Mỹ với
Iran
59. Các nước kinh tế phi thị trường gặp ít khó khăn trong hội nhập kinh tế quốc tế
60. Xuất khẩu tôn mạ của Việt Nam sang EU chịu tác động không đáng kể từ khoảng cách địa lý
61. Các nước có nền kinh tế hướng ngoại hội nhập kinh tế quốc tế tốt hơn
62. Toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ tới tất cả các quốc gia trên thế giới
59’. Giao dịch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ không chịu điều tiết của các luật, quy định của
Việt Nam.
60’. Giao dịch xuất khẩu của Malaysia sang Singapore chịu điều tiết của các điều ước thông lệ,
luật quốc tế
61’. Giao dịch nhập khẩu của Ấn Độ từ Nhật Bản có chịu điều tiết của các luật, quy định của Ấn
Độ.
62’. Giao dịch xuất nhập khẩu của Việt nam sang Indonesia có thể điều tiết bởi các quy định luật
pháp của Singapore
63. Khi ký kết hợp đồng phải tìm hiểu kỹ tất cả các quy định của các nước liên quan
64. Một quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP), không bắt buộc phải ký kết và tham gia khi đàm phán kết thúc.
65. Xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam sang EU chịu tác động không đáng kể từ khoảng cách
địa lý.
66. Bình đẳng trong QHKTQT trên thực tế luôn được tuân thủ tốt.
67. Không can thiệp vào công việc nội bộ luôn luôn được tuân thủ tốt trên thực tế
68. Bao bì nhiều hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải được hun khử trùng là vi phạm nguyên tắc NT
69. Hàn Quốc tuân thủ nguyên tắc ngang bằng dân tộc khi không áp dụng các loại thuế VAT thấp
hơn cho thép nội địa so với thép nhập khẩu.
70. Lào có thể áp dụng thuế TTĐB xe hơi ưu đãi hơn cho các thành viên ASEAN
71. Canada tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia khi áp dụng các quy định như nhau về nhãn mác,
đóng gói, chất lượng,… với quần áo nhập từ Ấn Độ, Lào và tất cả các nước.
72. Việt Nam có thể dành ưu đãi thuế quan đặc biệt cho các nước nghèo
73. Đề xuất của Bộ Công thương không đánh thuế TTĐB đối với phần giá trị tạo ra trong nước của
ô tô là vi phạm nguyên tắc NT
74. Là quốc gia phát triển Nhật Bản bắt buộc phải dành ưu đãi GSP cho các nước ĐPT
75. Một quốc gia nghèo chắc chắn sẽ nhận được ưu đãi GSP của EU dành cho giày dép.
76. Mỹ và Hàn Quốc cắt giảm thuế quan trong hiệp định tự do thương mại song phương, là thể
hiện nguyên tắc đãi ngộ quốc gia.
77. Điều kiện xuất xứ hàng hóa khi hưởng GSP dễ dàng hơn so với khi hưởng thuế thông thường
(MFN)
78. Nếu quy định tiền thuê khách sạn với người nước ngoài cao hơn so với người Việt Nam thì vi
phạm nguyên tắc đối xử quốc gia.
79. Chỉ số GCI nhằm đo lường khuynh hướng của thế chế, chính sách, những nhân tố tạo thành
năng lực sản xuất của nền kinh tế
80. Lào tăng thuế nhập khẩu thuốc lá là vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc
81. Việt Nam áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe máy từ 125cm3 tại Việt Nam là vi phạm nguyên
tắc đối xử quốc gia.
82. Trung Quốc tăng lệ phí tất cả thủ tục hải quan là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia
83. Ấn độ tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia khi không áp dụng các quy định kỹ thuật chặt chẽ
hơn cho thép nhập khẩu so với thép nội địa
84. Lào tăng thuế TTĐB với xe máy phân khối lớn nhập khẩu từ Mỹ là không vi phạm nguyên tắc
đối xử quốc gia, nhưng vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc
85. Hàn Quốc tăng thuế VAT với rượu nhập khẩu từ Mỹ là vi phạm nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
và đối xử quốc gia
86. Việt Nam áp dụng hạn ngạch nhập khẩu một số hàng hóa từ Trung Quốc nhằm hạn chế nhập
siêu là vi phạm nguyên tắc NT
=> hạn ngạch, thủ tục nhập khẩu không ảnh hưởng đến nguyên tắc đối xử quốc gia.
87. Nhật Bản tăng thuế nhập khẩu một số hàng hóa nhằm hạn chế nhập siêu là vi phạm nguyên
tắc đối xử quốc gia.
88. Việt Nam không thu thuế VAT với hàng hóa xuất khẩu, thu thuế VAT với hành nhập khẩu là vi
phạm nguyên tắc MFN
89. Việt Nam không thu thuế VAT với hàng hóa xuất khẩu, thu thuế VAT với hàng nhập khẩu là vi
phạm nguyên tắc đối xử quốc gia.
90. Theo nguyên tắc MFN Lào sẽ nhận được tất cả ưu đãi GSP mà Nhật Bản dành cho Campuchia
91. Theo nguyên tắc MFN thì ưu đãi Việt Nam dành cho các nước thành viên ASEAN cũng phải
dành cho các quốc gia khác
92. Đề xuất của Bộ Công Thương không đánh thuế TTĐB đối với phần giá trị tạo ra trong nước
của ô tô là vi phạm nguyên tắc MFN
93. Theo nguyên tắc MFN thì Indonesia được hưởng ưu đãi mà các nước thành viên EU dành cho
nhau
94. Một quốc gia có GNI bình quân đầu người 39000USD có thể nhận ưu đãi GSP
95. Chính sách GSP của Nhật Bản và Canada (các nước phát triển) là giống nhau
96. Một quốc gia có GNI bình quân đầu người khoảng 8000USD có thể nhận ưu đãi GSP
97. Việt Nam được hưởng GSP của Mỹ
98. Công ty liên doanh của SamSung Việt Nam tại Việt Nam không là chủ thể kinh tế quốc tế
99. Sinh viên Lào học tại Đại học Kinh tế TP. HCM là chủ thể kinh tế quốc tế
100. Vietcombank cung cấp dịch vụ thanh toán cho Honda Việt Nam, là quan hệ kinh tế quốc tế
101. Công ty Thoát nước đô thị là chủ thể kinh tế quốc tế
102. Công ty Mỹ tư vấn cho doanh nghiệp Việt Nam về chiến lược kinh doanh trên thị trường Việt
Nam, là quan hệ kinh tế quốc tế
103. Nước cộng hòa Turkmenistan, tách ra từ Liên Xô cũ, là chủ thể kinh tế quốc tế
104. Nước cộng hòa Dagestan (thuộc LB Nga) là chủ thể KTQT
105. Bang New York là chủ thể kinh tế quốc tế
106. Phòng kinh doanh của Hòa Phát là chủ thể kinh tế quốc tế
107. Văn phòng đại diện Boeing tại Lào là chủ thể kinh tế quốc
108. ASEAN không thể ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương với EU
109. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là chủ thể kinh tế quốc tế
110. Đài Loan (Vùng lãnh thổ) không là chủ thể KTQT
111. Công ty CP nhựa Bình Minh là chủ thể KTQT
112. Hải Phòng có thể đàm phán hiệp định tự do thương mại song phương với Angola
113. Công ty Toyota (Nhật Bản) là chủ thể KTQT
114. Viettel cung cấp dịch vụ viễn thông cho lãnh sự quán Mỹ tại TP. HCM, là quan hệ kinh tế quốc
tế
115. Các ca sĩ Hàn Quốc biểu diễn từ thiện tại Việt Nam, là quan hệ kinh tế quốc tế
116. Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) là chủ thể kinh tế quốc tế
117. FTA EU-Hàn Quốc là chủ thể kinh tế quốc tế
118. Ucraine là chủ thể kinh tế quốc tế
119. Tập đoàn Kinh Đô thành lập công ty liên doanh với Ajinomoto Vietnam, là quan hệ kinh tế quốc
tế
120. Khách du lịch Việt Nam tới Thụy Sỹ trượt tuyết là quan hệ kinh tế quốc tế
121. Doanh nghiệp tư nhân trong dịch vụ ăn uống là chủ thể kinh tế quốc tế
122. Cty Yamaha Việt Nam không là chủ thể KTQT
123. Nước cộng hòa Tatarstan (thuộc LB Nga) là chủ thể kinh tế quốc tế
124. Renault (Pháp) chia sẻ khung sườn một số chủng loại xe hơi với Nissan (Nhật Bản), là quan
hệ kinh tế quốc tế
125. Phần Lan là chủ thể KTQT
126. Tập đoàn Hòa Phát là chủ thể KTQT
127. Ma cao không là chủ thể KTQT
128. Việt Nam tăng phí hải quan với hàng nhập khẩu từ Brazil là vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc
129. Việt Nam tăng thuế nhập khẩu một số hàng hóa từ Trung Quốc nhằm hạn chế nhập siêu là vi
phạm nguyên tắc đối xử quốc gia
130. Theo nguyên tắc MFN, Việt Nam được hưởng các ưu đãi mà các thành viên EU dành cho nhau
131. Nếu áp dụng tiền thuê khách sạn với người nước ngoài cao hơn so với người Việt Nam thì vi
phạm nguyên tắc tương hỗ
132. Lào không thu thuế VAT với hàng hóa xuất khẩu là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia
133. Một quốc gia nghèo chắc chắn sẽ nhận được ưu đãi GSP của EU dành cho giày dép
134. Việt Nam tăng thuế VAT với xe máy nhập khẩu từ Mỹ là vi phạm nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
và đối xử quốc gia
135. Bình đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế trên thực tế luôn luôn được tuân thủ tốt
136. Xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang EU chịu tác động đáng kể từ khoảng cách địa lý
137. Không phân biệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngoài là tuân thủ nguyên
tắc đối xử quốc gia
138. Petrolimex tái xuất xăng tạm nhập sang Lào, là Quan hệ kinh tế quốc
139. Lào áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe máy trên 150 cm3 tại thị trường Lào là vi phạm
nguyên tắc tối huệ quốc
140. Việt Nam có thể áp dụng thuế VAT xe hơi ưu đãi hơn cho các thành viên ASEAN
141. ASEAN không thể ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương với Nga
142. Không can thiệp vào công việc nội bộ luôn luôn được tuân thủ tốt trên thực tế
143. Hoa Kỳ đã tuân thủ nguyên tắc MFN khi áp dụng cùng một mức thuế nhập khẩu và các quy
định về nhãn mác, đóng gói, yêu cầu về chất lượng,… cho thịt gà nhập từ Việt Nam và Thái Lan
và tất cả các nước
143. Các ca sỹ Việt Nam biểu diễn từ thiện tại Mỹ, là Quan hệ kinh tế quốc tế
144. Campuchia tăng thuế nhập khẩu thuốc lá để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng là vi phạm
nguyên tắc đối xử quốc gia
145. Giao dịch nhập khẩu của của Ấn Độ từ Nhật Bản có chịu điều tiết của các luật, quy định của
Ấn Độ
146. Các nước kinh tế phi thị trường thường gặp nhiều khó khăn trong hội nhập kinh tế quốc tế
147. Đà Nẵng, thành phố trực thuộc trung ương, có thể dành ưu đãi thuế quan nhập khẩu cho
doanh nghiệp đầu tư FDI vào các ngành công nghệ cao
148. Không phân biệt đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa trong nước là tuân thủ nguyên
tắc tối huệ quốc
149. Việt Nam có thể đàm phán hiệp định tự do thương mại song phương với Anh
150. Một quốc gia có GNI bình quân đầu người 39.500 USD có thể nhận ưu đãi GSP
151. Nguyên tắc tương hỗ đòi hỏi các bên trong quan hệ kinh tế quốc tế dành cho nhau những
ưu đãi và nhân nhượng tương xứng nhau, tức là quốc gia lớn, tiềm lực lớn sẽ nhân nhượng nhiều
hơn
152. Nguyên tắc ngang bằng dân tộc đòi hỏi công dân của các bên tham gia trong quan hệ kinh
tế quốc tế được hưởng tất cả mọi quyền lợi và nghĩa vụ như nhau
153. Là quốc gia phát triển, Mỹ bắt buộc phải dành ưu đãi GSP cho các nước đang phát triển
154. Hoa Kỳ đã tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia khi không áp dụng các loại thuế nội địa thấp
hơn và biện pháp kỹ thuật ưu đãi hơn cho thịt gà chế biến trong nội địa Hoa Kỳ so với thịt gà nhập
khẩu
155. Không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là tuân thủ
nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
156. Nhật Bản không thu thuế VAT với hàng hóa xuất khẩu là vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc
157. Việt Nam có thể đàm phán hiệp định tự do thương mại song phương với Brasil
158. Việt Nam tăng thuế TTĐB với xe máy phân khối lớn nhập khẩu từ Mỹ là không vi phạm
nguyên tắc đối xử quốc gia, nhưng vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc
159. Giao dịch xuất khẩu của Singapore sang Malaysia chịu điều tiết của các điều ước, thông lệ,
luật quốc tế
160. Nhật Bản tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe máy phân khối lớn nhập khẩu từ Mỹ là vi phạm
nguyên tắc đối xử quốc gia
161. LB Nga tăng thuế nhập khẩu một số hàng hóa nhằm hạn chế tiêu dùng là vi phạm nguyên
tắc tối huệ quốc
162. Trong hiệp định tự do thương mại Việt Nam-Chi Lê 2 bên cắt giảm thuế quan trong thương
mại song phương. Điều này thể hiện nguyên tắc ngang bằng dân tộc
163. Hong Kong có thể tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế
164. Việt Nam tăng lệ phí tất cả thủ tục hải quan là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia
165. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) nghĩa là dành cho quốc gia đối tác chế độ đối xử ưu đãi hơn
so với các quốc gia không được hưởng quy chế này
166. Việt Nam giảm thuế VAT cho thép sản xuất trong nước là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc
gia
167. Trên thực tế Mỹ có thể trừng phạt kinh tế một nước thành viên WTO do mâu thuẫn chính
trị
168. Lào tăng lệ phí tất cả thủ tục hải quan là vi phạm nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
169. Tập đoàn Kinh Đô thành lập công ty liên doanh với công ty từ Mỹ, là Quan hệ kinh tế quốc tế
170. Trung Quốc tăng thuế VAT với thuốc lá nhập khẩu từ Brazil là vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc
171. GSP của các nước là không giống nhau
172. Chính phủ Hàn Quốc có thể tăng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước
173. Toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ tới tất cả các quốc gia trên thế giới
174. Chính quyền thành phố Hà Nội có thể ký cam kết hỗ trợ xúc tiến đầu tư FDI với Chính phủ Hàn
Quốc
175. Không phân biệt đối xử giữa các quốc gia trong quan hệ thương mại là tuân thủ nguyên tắc đối
xử quốc gia
176. Việt Nam có thể dành ưu đãi thuế quan đặc biệt cho các nước nghèo
177. Giao dịch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ không chịu điều tiết của các luật, quy định của Việt
Nam
178. Một quốc gia nghèo chắc chắn sẽ nhận được ưu đãi GSP của EU dành cho giày dép
179. Một quốc gia có GNI bình quân đầu người hơn 9000 USD có thể nhận ưu đãi GSP
180. Các thành viên ASEAN bắt buộc phải đàm phán gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) trong thời gian 2 năm sau khi hiệp định ký kết
181. Chính quyền bang New York có thể ký kết hiệp định tự do thương mại song phương với Lào
182. GM Motor chia sẻ khung sườn một số chủng loại xe hơi với Peugeot Citroen, là Quan hệ kinh tế
quốc tế
183. Ca sỹ Rihanna biểu diễn tại Việt Nam trong chương trình ca nhạc do Công ty biểu diễn của Việt
Nam tổ chức, là Quan hệ kinh tế quốc tế
184. Việt Nam tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu tại thị trường Việt Nam là vi phạm nguyên tắc
đối xử quốc gia
185. Theo nguyên tắc MFN, Việt Nam sẽ nhận được ưu đãi GSP mà Nhật Bản dành cho Campuchia
186. Ngân hàng Citibank Việt Nam cung cấp dịch vụ thanh toán cho Honda Việt Nam, là quan hệ kinh
tế quốc tế
187. Công ty con của Tập đoàn Hoa Sen tại Lào là chủ thể kinh tế quốc tế
188. Chi nhánh của Tập đoàn Hòa Phát là chủ thể KTQT
189. Phần Lan, thành viên EU và sử dụng đồng tiền chung euro, không là là chủ thể KTQT
190. Đài Loan (Vùng lãnh thổ) không là chủ thể KTQT
191. Bao bì nhiều hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải được hun khử trùng, là không vi phạm nguyên
tắc NT
192. Ấn Độ và ASEAN đang thực hiện hiệp định tự do thương mại ASEAN-Ấn Độ, Việt Nam và Ấn Độ
có thể đàm phán và ký kết hiệp tự do thương mại Việt Nam-Ấn Độ
193. Công ty TNHH 1 thành viên do sinh viên UEL thành lập, không là chủ thể kinh tế quốc tế
194. Ford (Mỹ) chia sẻ khung sườn một số chủng loại xe hơi với Mazda (Nhật Bản), là quan hệ kinh
tế quốc tế
195. Sinh viên Việt Nam học tại Đại học Kinh tế TP. HCM là chủ thể kinh tế quốc tế
196. Công ty Thoát nước đô thị TP. Hồ Chí Minh (100% vốn nhà nước) là chủ thể kinh tế quốc tế
197. Doanh nghiệp tư nhân trong dịch vụ ăn uống là chủ thể kinh tế quốc tế
198. Khách du lịch Việt Nam tới Thụy Sỹ trượt tuyết là quan hệ kinh tế quốc tế
199. Thổ Nhĩ Kỳ có thể đàm phán hiệp định tự do thương mại với Việt Nam
200. Ngân hàng HSBC Hong Kong cho Hoàng Anh Gia Lai vay, là quan hệ kinh tế quốc tế
201. Các ca sỹ Hàn Quốc biểu diễn từ thiện tại Việt Nam, là quan hệ kinh tế quốc tế
202. Khu tự trị dân tộc Choang (Trung Quốc) là chủ thể kinh tế quốc tế
203. Công ty Yamaha Việt Nam không là chủ thể KTQT
204. Hải Phòng có thể đàm phán hiệp định tự do thương mại song phương với Angola
205. Đài Loan (vùng lãnh thổ) có thể tăng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước
206. Casumina bán vỏ xe cho Honda Thailand là quan hệ kinh tế quốc tế, có thể thanh toán bằng
USD
207. Văn phòng đại diện Boeing tại Lào là chủ thể kinh tế quốc tế
208. Công ty Mỹ tư vấn cho doanh nghiệp Việt Nam về chiến lược kinh doanh trên thị trường Việt
Nam, là quan hệ kinh tế quốc tế
209. Nước cộng hòa Turkmenistan (tách ra từ Liên Xô cũ), Bang New York là chủ thể kinh tế quốc tế
210. Phòng kinh doanh của Tập đoàn Phú Tài là chủ thể kinh tế quốc tế
211. Hong Kong có thể tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế
212. Tập đoàn Hòa Phát bán bàn ghế cho doanh nghiệp Malaysia là quan hệ kinh tế quốc tế
213. Ucraine, Ethiopia là chủ thể kinh tế quốc tế
214. Bridgestone Việt Nam bán vỏ xe cho Toyota Việt Nam không là QHKTQT, có thể thanh toán
bằng USD.
215. Trung Quốc tăng phí hải quan với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ là vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc
216. Việt Nam có thể đàm phán hiệp định tự do thương mại song phương với Sri Lanka
217. Vinamilk mua 65% cổ phần Đường Khánh Hòa là QHKTQT
218. Một quốc gia nghèo chắc chắn sẽ nhận được ưu đãi GSP của EU dành cho quần áo
219. Một số quốc gia thành viên ASEAN đã tham gia hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP), các quốc gia thành viên ASEAN còn lại phải tham gia hiệp định CPTPP
trong vòng 15 năm từ ngày hiệp định có hiệu lực
220. Việt Nam có thể đàm phán hiệp định tự do thương mại song phương với Ba Lan
Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness Index 4.0, 2019
edition) câu nào sau đây đúng?
221. Global Competitiveness Index 4.0 của Việt Nam cao hơn so với Philippines
222. Global Competitiveness Index 4.0 của Việt Nam cao hơn so với Thổ Nhĩ Kỳ
223. Global Competitiveness Index 4.0 của Việt Nam cao hơn so với Albania
224. Global Competitiveness Index 4.0 của Việt Nam cao hơn so với Kazakhstan
Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness Index 4.0, 2019
edition) câu nào sau đây đúng?
225. Theo trụ cột cơ sở hạ tầng Việt Nam xếp hạng thấp Philippines
=> VN: 77; Philip: 96
226. Theo trụ cột quy mô thị trường Việt Nam xếp hạng thấp hơn Philippines
=> VN: 26; Philip: 31
227. Theo trụ cột ứng dụng công nghệ thông Việt Nam xếp hạng thấp hơn Philippines
=> VN: 41; Philip: 88
228. Theo trụ cột thể chế Việt Nam xếp hạng thấp hơn Philippines
=> VN: 89; Philip: 87
229. Một quốc gia có GNI bình quân đầu người 9500 USD và một quốc gia khác có GNI 39600 USD
có thể nhận ưu đãi GSP
230. Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu một số hàng hóa nhằm hạn chế tiêu dùng là vi phạm nguyên
tắc tối huệ quốc
231. Lào không thu thuế VAT với hàng hóa xuất khẩu, thu thuế VAT với hàng nhập khẩu, là vi
phạm nguyên tắc đối xử quốc gia
232. Nhật Bản không thu thuế VAT với hàng hóa xuất khẩu, thu thuế VAT với hàng nhập khẩu, là
vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc
233. ASEAN không thể ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương với Nepal

CHƯƠNG 2
1. Các liên kết kinh tế quốc tế trên thực tế có trình độ phát triển liên kết nhìn chung đồng đều.
2. Thực hiện chính sách tiền tệ ching là đặc tính của Liên minh kinh tế và Liên minh tiền tệ
3. Các nước thuộc khu vực đồng euro có thể sử dụng đồng tiền riêng của mình
4. Tự do di chuyển lao động là đặc tính của liên minh kinh tế và thị trường chung
5. ASEAN có mức độ liên kết trong thương mại nội khối cao hơn Andean Community.
6. Thực hiện chính sách thương mại chung là đặc tính của thị trường chung và liên hiệp thuế quan
7. Tự do thương mại nội bộ là đặc tính của liên hiệp thuế quan, khu vực mậu dịch tự do, hiệp ước
mậu dịch ưu đãi.
8. Tự do di chuyển vốn là đặc tính của liên minh thuế quan và thị trường chung
9. Thị trường chung là hình thức liên kết phổ biến nhất trên thực tế
10. USMCA (NAFTA – khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ có mức độ phát triển liên kết thấp
11. Tự do lựa chọn chính sách thương mại với bên ngoài là đặc tính của liên hiệp thuế quan và
khu vực mậu dịch tự do
12. Liên kết trong ASEAN bao gồm cả lĩnh vực thương mại dịch vụ
13. Trên thực tế Hiệp định tự do thương mại (FTA) chỉ bao gồm tự do thương mại hàng hóa và
các nội dung liên quan trực tiếp tới thương mại hàng hóa.
14. Thực hiện chính sách tài khóa chung là đặc tính của liên minh kinh tế và liên minh tiền tệ.
15. MERCOSUR (Southern Common Market) có mức độ liên kế trong thương mại nội khối cao
hơn FTA USMCA (NAFTA - …)
16. Tỷ trọng xuất khẩu nội khối càng thấp thì liên kết càng phát triển
17. Các thành viên WTO bắt buộc phải phân biệt đối xử bất lợi đối với các quốc gia không là thành
viên WTO
18. Các thành viên WTO phải hạn chế tác động quá mức cần thiết của các rào cản phi thuế quan
trong thương mại giữa các nước thành viên
19. Theo quy định WTO, Việt Nam có thể đặt ra các thủ tục nhập khẩu rườm rà để hạn chế nhập
khẩu
20. Các thành viên WTO cần mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ cho các thành viên WTO và
các nước bên ngoài WTO
21. Một quốc gia thành viên WTO có thể đối xử bất lợi đối với các quốc gia không là thành viên
WTO
22. Một quốc gia thành viên WTO có thể dành cho một quốc gia ngoài WTO chế độ đối xử giống
như dành cho thành viên WTO
23. Các thành viên WTO phải xóa bỏ hoàn toàn thuế quan trong thương mại giữa các thành viên
24. Tuân thủ nguyên tắc MFN, NT, không sử dụng các công cụ cạnh tranh không lành mạnh là thể
hiện nguyên tắc mở cửa thị trường.
25. Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất trong WTO
26. Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế ràng buộc trong WTO
27. Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất ràng buộc với sản phẩm có thuế suất trần
28. Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất ràng buộc với sản phẩm chỉ có thuế suất ràng
buộc
29. Tất cả các sản phẩm đều có thuế suất trần
30. Có thể áp dụng thuế nhập khẩu thấp hơn thuế ràng buộc
31. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO yêu cầu các nước tiếp tục cắt giảm thuế
quan
32. Việt Nam và Trung Quốc có thể dành ưu đãi thuế quan cho nhau trong thương mại biên mậu
mà không vi phạm nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc
33. EU bắt buộc phải dành ưu đãi GSP cho các thành viên đang phát triển của WTO
34. WTO có ưu đãi trong thương mại dịch vụ cho các nước kém phát triển
35. Thuế cam kết (thuế ràng buộc) trong WTO đối với gạo của Indonesia và Ấn độ phải như nhau.
37. Thuế GSP trên thực tế thấp hơn hoặc bằng thuế quan tối huệ quốc.
38. WTO có quy tắc xuất xứ ưu đãi dành cho các nước kém phát triển.
39. Sắp tới Việt Nam có thể được hưởng ưu đãi GSP của Mỹ
40. Nếu Việt nam được hưởng GSP của Nhật Bản dành cho giày dép thì cũng sẽ được hưởng GSP
của Canada dành cho giày dép
41. Thuế nhập khẩu cam kết trong WTO (thuế MFN) của Pakistan và Hàn Quốc phải bằng nhau.
42. Hàn Quốc có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với các sản phẩm xa xỉ.
43. Ấn Độ có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu trong một số tình huống đặc biệt
44. Là thành viên WTO, Malaysia bắt buộc phải dành cho EU những ưu đãi thuế quan mà Việt
Nam dành cho các thành viên AEC
45. Ấn Độ có thể dành cho các nước nghèo ưu đãi thuế quan đặc biệt
46. Là thành viên WTO, Việt Nam phải dành cho các nhà cung cấp dịch vụ từ WTO toàn bộ chế
độ đối xử mà Việt nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ trong nước
47. Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch khi tự vệ thương mại
48. Nhật Bản có thể áp dụng hạn ngạch xuất khẩu với mục tiêu chính đáng
49. Cơ chế rà soát chính sách thương mại nhằm phát hiện sai sót trong thực hiện biểu thuế cam
kết của các thành viên WTO
50. Vòng đàm phán Uruguay đã kết thúc nhưng kết quả chưa có hiệu lực
51. Indonesia có thể áp dụng thuế quan xuất khẩu với cà phê nhân
52. Trung Quốc chỉ cấm nhập khẩu sữa bột từ New Zealand do sữa nhiểm khuẩn là vi phạm
nguyên tắc MFN.
53. Hạn ngạch nhập khẩu là công cụ không được khuyến khích sử dụng trong WTO
54. Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch với xe hơi đắt tiền (giá từ $200.000)
55. Theo kết quả vòng đàm phán Doha WTO quy định các nước thành viên phải xóa bỏ trợ cấp
xuất khẩu với phần lớn sản phẩm nông sản
56. Một quốc gia nghèo có thể không được hưởng ưu đãi GSP của Mỹ
57. Cắt giảm thuế quan, các rào cản phi thuế quan, mở cửa thương mại dịch vụ là thể hiện nguyên
tắc cạnh tranh công bằng trong WTO
58. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO đã có hiệu lực
59. Vòng đàm phán Doha đã kết thúc
60. WTO có cơ chế tự vệ đặc biệt cho các nước đang phát triển đối với hàng nông sản
61. Mỹ điều tra và áp thuế đối kháng (chống trợ cấp) chỉ đối với đá tẩm thạch anh nhập khẩu từ
Trung Quốc là vi phạm nguyên tắc MFN
Giải quyết tranh chấp theo quy định WTO đảm bảo: (62-65)
62. Thời gian giải quyết tranh chấp diễn ra theo đúng thời gian quy định
63. Hạn chế xảy ra chiến tranh thương mại
64. Giải quyết tranh chấp diễn ra theo trình tự hợp lý
65. Các nước bắt buộc phải thực hiện phán quyết, nếu không phải nộp phạt bằng tiền cho các
thành viên thắng kiện
66. EU có thể áp dụng quy định vệ sinh dịch tệ khắt khe hơn với thịt gà Hàn Quốc khi Hàn Quốc
có dịch bệnh cúm gia cầm.
67. Mỹ tăng thuế nhập khẩu lên 25% với thép nhập khẩu vì lý do an ninh quốc gia là vi phạm
nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO
68. LB Nga cấm nhập khẩu nông sản từ EU và một số quốc gia khác để trả đũa các biện pháp trừng
phạt kinh tế là vi phạm nguyên tắc của WTO
69. Việt Nam cấm nhập khẩu thịt heo từ Ba Lan, Hungary do dịch bệnh là vi phạm MFN.
70. Nguyên tắc chính sách thương mại minh bạch, ổn định và có thể dự đoán giúp doanh nghiệp
hoạch định chiến lược phát triển hiệu quả.
71. Theo WTO Mỹ có thể tăng thuế nhập khẩu với thép nếu nhập khẩu thép đe dọa an ninh quốc
gia
72. Theo WTO Việt nam có thể dừng nhập khẩu lạc nhân (đậu phộng) từ Ấn Độ do nhiểm mọt.
73. Theo WTO Indonesia có thể tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bao bì nhựa nhập khẩu để bảo vệ
môi trường
74. Trên thực tế nguyên tắc đối xử quốc gia thực hiện có tính để rất cao trong thương mại hàng
hóa
Hiếp định dưới đây của WTO là bắt buộc: (75 - 79)
75. Hiệp định về công nghệ thông tin và Hiệp định mua bán máy bay dân dụng
76. Hiệp định về kiểm định hàng hóa trước khi xếp hàng và Hiệp định về mua sắm chính phủ
77. Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu và Hiệp định hàng hóa môi trường
78. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
79. Bản ghi nhớ về Giải quyết tranh chấp (DSU) có giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp
của 1 nước thành viên với chính phủ một nước thành viên khác
80. GATS quy định những nghĩa vụ và nguyên tắc cơ bản trong thương mại dịch vụ
81. Hiệp định kiểm định trước khi xếp hàng (PSI) áp dụng cho kiểm định do chính phủ nước nhập
khẩu thuê hoặc bắt buộc phải thực hiện
82. Hiệp định kiểm trước khi xếp hàng (PSI) có áp dụng kiểm định theo yêu cầu của doanh nghiệp
xuất nhập khẩu
83. EU không thực hiện tự do thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên
84. Thụy Điển sử dụng euro là đồng tiền chính thức
85. EU thực hiện chính sách thương mại chung với bên ngoài
86. EU thực hiện tự do thương mại nội bộ giữa các thành viên
87. Tất cả các thành viên EU thực hiện chính sách tiền tệ chung
88. Slovenia, Ba Lan, Hà Lan sử dụng euro là đồng tiền chính thức
89. Trong EU thực hiện tự do di chuyển vốn, không thực hiện tự do di chuyển lao động giữa các
thành viên
90. Việt Nam hiện nay xuất khẩu các sản phẩm dệt may sang Anh sẽ chịu thuế khác biệt so với
khi xuất khẩu sang EU
91. Để hỗ trợ sản xuất trong nước, Pháp có thể tăng thuế nhập khẩu từ bên ngoài nhưng không
được tăng thuế nhập khẩu từ các nước thành viên EU
92. Hà Lan có thể dành cho Việt Nam ưu đãi GSP nếu Việt Nam có đủ điều kiện
93. Các nước khu vực đồng euro thực hiện chính sách tài khóa chung
94. Anh có thể thực hiện chính sách đồng nội địa yếu để khuyến khích xuất khẩu.
95. Thổ Nhĩ Kỳ có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá từ Ấn Độ khi có đủ điều kiện
96. Thụy Sỹ có thể cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSP nếu có đủ điều kiện
97. Iceland có thể trợ cấp cho nông dân Iceland để gia tăng xuất khẩu sữa
98. Các nước khu vực đồng euro thực hiện chính sách thương mại chung
99’. Các nước khu vực đồng Euro thực hiện chính sách tiền tệ chung
100’. Hy Lạp có thể áp dụng thuế đối kháng (chống trợ cấp) thịt gia cầm nhập khẩu nếu đủ điều
kiện
101’. Các nước EU thực hiện chung hoạt động giám sát, điều tiết hệ thống ngân hàng thương mại
102’. Anh có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá với thép nhập khẩu từ Trung Quốc
99. Các quyết định của ASEAN luôn đòi hỏi tất cả các nước thành viên thực hiện đồng thời
100. Hiện nay các nước thành viên ASEAN không thể tự do lựa chọn chính sách thuế quan đối với
các quốc gia bên ngoài ASEAN
101. ASEAN và Mỹ có thực hiện FTA
102. Việt Nam phải thực hiện hiệp định FTA ASEAN – Hàn Quốc
Tác động tới Việt Nam khi hội nhập kinh tế ASEAN là: (103 – 106)
103. Gia tăng nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN và giảm xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN
104. Mua bán sát nhập (M&A) tại Việt nam giảm
105. Gia tăng xuất khẩu dầu cọ của Việt Nam sang ASEAN
106. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam giảm
107. ASEAN và Ấn Độ có thực hiện FTA
108. ASEAN hoàn thành cắt giảm thuế quan với phần lớn các sản phẩm trong thương mại nội bộ
năm 2018
109. Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community) áp dụng biểu thuế quan chung
110. ASEAN hiện nay tích cực xóa bỏ các rào cản phi thuế quan nhằm thuận lợi hóa thương mại
giữa các nước thành viên
111’. ASEAN không thực hiện chính sách tỷ giá phối hợp (ràng buộc biên độ dao động tỷ giá của
các thành viên)
112’. Hiện nay trong ASEAN đã hoàn thành tự do di chuyển vốn giữa các thành viên
113’. ASEAN thực hiện tự do hoàn toàn di chuyển lao động giữa các thành viên
114’. ASEAN và Hàn Quốc có thực hiện FTA
111. Hiện nay trong ASEAN đã hoàn thành tự do hóa thương mại dịch vụ
112. ASEAN và EU có thực hiện FTA
113. Các nước ASEAN phải xóa bỏ hạn ngạch thuế quan trong thương mại nội bộ khi hoàn thành
Hiệp định thương mại hàng hóa
114. ASEAN và Canada có thực hiện FTA
115. Mức độ mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam trong ASEAN cao hơn so với mở cửa trong
WTO và các FTA của Việt Nam
116. Các cam kết đầu tư của Việt nam trong ASEAN toàn diện hơn trong WTO và các FTA của Việt
Nam
117. Liên kết nội khối ASEAN trong thương mại hàng hóa ỏ mức độ cao
118. ASEAN có yêu cầu mở cửa trong mua sắm chính phủ
119. APEC hiện nay đã hoàn thành xóa bỏ thuế quan giữa các nước thành viên
120. Hiện nay APEC thực hiện chính sách thuế quan thống nhất với bên ngoài
121. APEC thực hiện tự do hoàn toàn thương mại dịch vụ
122. APEC thực hiện tự do hoàn toàn di chuyển vốn giữa các nước thành viên
123. FTA EU – Nhật Bản đã có hiệu lực
124. Tuyên bố của các cuộc họp thượng đỉnh APEC là bắt buộc với các thành viên.
125. APEC đạt được nhiều tiến bộ trong thuận lợi hóa thương mại và đầu tư
126. APEC đã đạt được các mục tiêu cơ bản đề ra
127. FTA EU – Nhật Bản tổng thể có tác động tích cực tới lợi ích của Việt Nam từ hiệp định EVFTA
128. FTA EU – Hàn Quốc tổng thể có tác động tiêu cực tới lợi ích của Việt nam từ hiệp định EVFTA
129. EVFTA yêu cầu Việt Nam cải cách thị trường lao động theo hướng bảo vệ tốt hơn quyền lợi
của người lao động, có thể làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi xuất
khẩu sang EU
130. Hiệp định CPTPP hiện nay đã có hiệu lực
131. Việt Nam đối mặt nhiều thách thức khi thực hiện các cam kết trong APEC
132. Khác biệt lớn trong trình độ phát triển của các thành viên APEC là yếu tố thuận lợi cho phát
triển liên kết
133. Hiệp định CPTPP quy định về cưỡng chế giải quyết tranh chấp để đảm bảo thực thi phán
quyết
134. Hiệp định CPTPP có cam kết chính sách về cạnh tranh, doanh nghiệp độc quyền
135. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên mình kinh tế Á Âu (EAEU) đã được ký kết
136. Liên Bang Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan, Uzbekistan là thành viên Liên minh
Kinh tế Á Âu (EAEU)
137. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đã được ký kết
138. Nhật Bản, Hàn Quốc, Peru, Mexico, Việt Nam là thành viên CPTPP.
139. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đã có hiệu lực
140. Hiệp định CPTPP có cam kết trong mua sắm công
141. Hiệp định CPTPP có quy định xuất xứ hàng hóa khắt khe nhằm thúc đẩy thương mại giữa các
nước.
142. Chile, Malaysia, Australia, Philippines ký kết CPTPP
143. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU) đã có hiệu lực
144. Hiệp định CPTPP mở cửa sâu rộng hơn trong thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ
nhưng không bao gồm thương mại đầu tư
145. Hiệp định CPTPP cam kết sâu rộng hơn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
146. Hiệp định CPTPP có quy định liên quan tới môi trường và thể chế chính trị
147. Hiệp định nông nghiệp quy định về thuế quan nhập khẩu, trợ cấp với hàng nông sản
148. Có thể áp dụng thuế nhập khẩu thấp hơn thuế ràng buộc
149. Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch thuế quan với xe hơi đắt tiền (giá từ $ 80.000)
150. Nếu Việt Nam được hưởng GSP của Nhật Bản dành cho giày dép thì cũng sẽ được hưởng GSP
của Canada dành cho giày dép
151. Tự do di chuyển vốn giữa các nước thành viên là đặc tính của liên hiệp thuế quan
152. Là thành viên WTO, Việt Nam phải dành cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài toàn bộ chế
độ đối xử mà Việt Nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ trong nước
153. Tất cả các sản phẩm đều có thuế suất trần
154. Việt Nam có thể đặt ra các thủ nhập khẩu tục rườm rà để hạn chế nhập khẩu
155. Các thành viên WTO phải hạn chế các tác động quá mức cần thiết của các rào cản phi thuế
quan trong thương mại giữa các nước thành viên
156. Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất ràng buộc trong WTO
157. Hiệp định xuất xứ hàng hóa (ROO) quy định quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa để giảm tác
động hạn chế thương mại
158. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có quan hệ liên kết phát triển cao nhất
159. Là thành viên WTO, Việt Nam bắt buộc phải dành cho Mỹ những ưu đãi thuế quan mà Việt Nam
dành cho các thành viên AFTA
160. Mỹ bắt buộc phải dành ưu đãi GSP cho các thành viên đang phát triển của WTO
161. Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với các sản phẩm xa xỉ nếu muốn
162. Việt Nam có thể áp dụng thuế quan xuất khẩu với cà phê
163. Hiệp định trị giá hải quan (ACV) quy định quy tắc xác định trị giá tính thuế nhằm giảm tác động
hạn chế thương mại
164. Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch xuất khẩu với mục tiêu chính đáng
165. Bản ghi nhớ về Giải quyết tranh chấp (DSU) điều tiết giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp
của 1 nước thành viên với chính phủ một nước thành viên khác
166. Hiệp định tự vệ quy định biện pháp tự vệ áp dụng khi hàng nhập khẩu có hành vi cạnh tranh
không lành mạnh và gây tổn hại nghiêm trong cho sản xuất trong nước
167. Thực hiện chính sách tài chính-tiền tệ chung là đặc tính của Liên minh kinh tế
168. Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất ràng buộc với sản phẩm có thuế suất trần
169. Một quốc gia thành viên WTO có thể đối xử bất lợi hơn đối với các quốc gia không là thành viên
WTO
170. Hiệp định kiểm định trước khi xếp hàng (PSI) áp dụng cho kiểm định do chính phủ nước nhập
khẩu thuê hoặc bắt buộc phải thực hiện và kiểm định theo yêu cầu của doanh nghiệp xuất nhập
khẩu
171. Các thành viên WTO bắt buộc phải phân biệt đối xử bất lợi đối với các quốc gia không là thành
viên WTO
172. Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan thương mại quy định xóa bỏ tất cả các biện pháp đầu
tư gây ảnh hưởng tới thương mại
173. Một quốc gia thành viên WTO có thể dành cho một quốc gia ngoài WTO chế độ đối xử giống
như dành cho thành viên WTO
174. Tự do lựa chọn chính sách thương mại với bên ngoài là đặc tính của thị trường chung
175. GATS quy định những nghĩa vụ và nguyên tắc chính trong thương mại dịch vụ
176. Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu trong một số tình huống đặc biệt
177. WTO có ưu đãi trong thương mại dịch vụ cho các nước kém phát triển
178. Cam pu chia (thành viên WTO) có thể không được nhận ưu đãi thuế quan mà Việt Nam dành
riêng cho Lào
179. Thực hiện chính sách tài khóa chung là đặc tính của liên minh tiền tệ
180. Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu của WTO quy định những thủ tục mà các thành viên
phải tuân thủ nhằm hạn chế tác động hạn chế thương mại
181. Thực hiện chính sách thương mại chung với bên ngoài là đặc tính của thị trường chung
182. Hiệp định GATT 1994 quy định chung về thương mại hàng hoá và dịch vụ
183. Hiệp định chống bán phá giá của WTO có điều tiết bán phá giá của doanh nghiệp trong nước
trên thị trường nội địa
184. Xóa bỏ hoàn toàn các rào cản thuế quan là đặc tính của Hiệp ước mậu dịch ưu đãi
185. Trung Quốc chỉ cấm nhập khẩu sữa bột từ New Zealand do sữa nhiễm khuẩn là vi phạm nguyên
tắc MFN
186. Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất trần trong WTO
187. Các thành viên WTO phải xóa bỏ hoàn toàn thuế quan trong thương mại giữa các thành viên
188. Trung Quốc bắt buộc phải dành ưu đãi GSP cho các thành viên đang phát triển của WTO
189. Việt Nam có thể chỉ dành cho Lào một số ưu đãi thuế quan đặc biệt
190. Việt Nam điều tra và áp thuế đối kháng (chống trợ cấp) chỉ đối với thép xây dựng nhập khẩu từ
Trung Quốc là vi phạm nguyên tắc MFN
191. Thuế GSP trên thực tế bằng hoặc thấp hơn thuế quan tối huệ quốc
192. Một thành viên WTO có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với một số sản phẩm
193. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) quy định
những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu đối với các quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra các biện pháp thực
hiện
194. Tự do di chuyển lao động giữa các nước thành viên là đặc tính của thị trường chung
195. Tự do thương mại nội bộ là đặc tính của Thị trường chung
196. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) quy định về trợ cấp và biện pháp đối
kháng với hàng công nghiệp và nông sản
197. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật (TBT) nhằm đảm bảo các nước không áp dụng các quy định,
biện pháp kỹ thuật gây trở ngại không cần thiết đối với thương mại
198. Mục đích của hiệp dịnh về vệ sinh dịch tễ (SPS) là hài hoà các quy định về vệ sinh dịch tễ giữa
các nước để chúng không trở thành rào cản đối với thương mại
199. Nhật Bản có thể áp dụng hạn ngạch khi tự vệ thương mại
200. Hiện nay Việt Nam được hưởng ưu đãi GSP của EU
201. Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất ràng buộc với sản phẩm chỉ có thuế suất ràng buộc
202. ASEAN không thực hiện chính sách tỷ giá phối hợp (có ràng buộc biên độ dao động tỷ giá của
các thành viên)
203. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) đã có hiệu lực
204. ASEAN hoàn thành cắt giảm thuế quan với phần lớn các sản phẩm trong thương mại nội bộ
năm 2018
204. Tất cả thành viên APEC tham gia đàm phán TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương –
Trans Pacific Partnership)
205. APEC đã đạt được các mục tiêu cơ bản đề ra
206. EU thực hiện chính sách thương mại chung với bên ngoài
207. Trong EU không thực hiện tự do di chuyển lao động giữa các thành viên
208. Các quyết định của ASEAN luôn đòi hỏi tất cả các nước thành viên thực hiện đồng thời
209. Tất cả các thành viên EU thực hiện chính sách tiền tệ chung
210. Na Uy có thể dành cho Việt Nam ưu đãi GSP nếu Việt Nam có đủ điều kiện
211. Hiện nay các nước thành viên ASEAN không thể tự do lựa chọn chính sách thuế quan đối với
các quốc gia bên ngoài
212. Mexico đàm phán TPP
213. Tuyên bố của các cuộc họp thượng đỉnh APEC là bắt buộc với các thành viên
214. Năm 2015 khi ASEAN trở thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community) thì các
thành viên sẽ áp dụng biểu thuế quan chung
215. Uzbekistan có tham gia Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU)
216. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) đã được ký kết
217. Áo có thể cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSP nếu có đủ điều kiện
218. Hiệp định TPP hiện nay đã có hiệu lực
219. ASEAN và Mỹ có thực hiện FTA
220. Theo kết quả vòng đàm phán Doha WTO quy định các nước thành viên phải xóa bỏ trợ cấp xuất
khẩu với phần lớn sản phẩm nông sản
221. EU không thực hiện tự do thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên
222. Chính phủ Pháp có thể trợ cấp cho nông dân Pháp để gia tăng xuất khẩu sữa
223. Vòng đàm phán Doha đã kết thúc
224. Kết quả vòng đàm phán Uruguay đã có hiệu lực
225. Theo kết quả vòng đàm phán Doha WTO có cơ chế tự vệ đặc biệt cho các nước đang phát triển
đối với hàng nông sản
226. ASEAN thực hiện tự do hoàn toàn di chuyển lao động giữa các thành viên
227. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đã có hiệu lực
228. Việt Nam khi gia nhập ASEAN làm gia tăng nhập khẩu từ ASEAN
229. Hiện nay trong ASEAN đã hoàn thành tự do di chuyển vốn giữa các thành viên
230. LB Nga cấm nhập khẩu nông sản từ EU và 1 số quốc gia khác là vi phạm nguyên tắc của WTO
231. APEC thực hiện tự do thương mại dịch vụ
232. Việt Nam đối mặt nhiều thách thức khi thực hiện các cam kết trong APEC
233. ASEAN và Ấn Độ có thực hiện FTA
234. Theo kết quả vòng đàm phán Doha WTO có quy tắc xuất xứ ưu đãi dành cho các nước kém
phát triển trong xuất khẩu
235. Tính ràng buộc trong APEC lỏng lẻo
236. APEC thực hiện tự do di chuyển vốn giữa các nước thành viên
237. Hiện nay APEC thực hiện chính sách thuế quan thống nhất với bên ngoài
238. ASEAN và Trung Quốc có thực hiện FTA
239. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đã được ký kết
240. Để hỗ trợ sản xuất trong nước, Hà Lan có thể tăng thuế nhập khẩu từ bên ngoài, nhưng không
được tăng thuế nhập khẩu từ các nước thành viên EU
241. APEC hiện nay đã hoàn thành xóa bỏ thuế quan giữa các nước thành viên
242. Việt Nam gia nhập ASEAN làm tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam
243. APEC đạt được nhiều tiến bộ trong thuận lợi hóa thương mại và đầu tư
244. Ba Lan có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu thép từ LB Nga khi tự vệ thương mại
245. Nếu các quốc gia EU đơn phương áp đặt các biện pháp hạn chế nhập khẩu từ LB Nga để trả đũa
hạn chế nhập khẩu của LB Nga thì vi phạm nguyên tắc của WTO
246. Các nước khu vực đồng euro thực hiện chính sách tài khóa chung
247. Việt Nam phải thực hiện hiệp định FTA ASEAN-Hàn Quốc
248. Trong EU thực hiện tự do di chuyển vốn giữa các thành viên
249. EU thực hiện tự do thương mại nội bộ giữa các thành viên
250. Italy có thể áp dụng thuế đối kháng (chống trợ cấp) với hàng nhập khẩu nếu đủ điều kiện
251. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO yêu cầu các nước tiếp tục cắt giảm thuế
quan
252. Thụy Sĩ sử dụng euro là đồng tiền chính thức
253. Hiện nay trong ASEAN đã hoàn thành tự do hóa thương mại dịch vụ
254. Trình độ phát triển của các thành viên APEC khác biệt lớn là trở ngại cho phát triển liên kết
255. Hiệp định hàng hóa môi trường là hiệp định bắt buộc của WTO
256. Các nước khu vực đồng euro thực hiện chung hoạt động giám sát, điều tiết hệ thống ngân hàng
thương mại
257. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO đã có hiệu lực
258. Giải quyết tranh chấp theo qui định WTO đảm bảo các nước bắt buộc phải thực hiện phán
quyết
259. Các nước ASEAN phải xóa bỏ hạn ngạch thuế quan trong thương mại nội bộ khi hoàn thành
Hiệp định thương mại hàng hóa
260. Năm 2015 ASEAN trở thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community) thì các
thành viên sẽ áp dụng biểu thuế quan chung
261. Một quốc gia nghèo, không có mâu thuẫn chính trị với Mỹ, có thể không được hưởng ưu đãi
GSP của Mỹ.
262. Khi EVFTA có hiệu lực thì Việt Nam ngay lập tức được hưởng thuế suất ưu đãi cam kết theo
hiệp định với tất cả các sản phẩm
263. Giải quyết tranh chấp theo qui định WTO đảm bảo các nước thành viên thua kiện bắt buộc
phải thực hiện phán quyết, nếu không phải nộp phạt bằng tiền cho các nước thành viên thắng
kiện
264. Tự do di chuyển nguồn lực sản xuất giữa các thành viên, thực hiện chính sách tiền tệ chung
là đặc tính của Liên minh kinh tế
265. Tự do thương mại nội bộ, tự do di chuyển lao động giữa các nước thành viên là đặc tính của
thị trường chung
266. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có mức độ liên kết phát triển cao hơn so với EU
267. Trong EU thực hiện tự do di chuyển lao động giữa các thành viên, chính sách tiền tệ chung
268. ASEAN thực hiện FTA ASEAN - Trung Quốc và FTA ASEAN - Hoa Kỳ
269. APEC đạt được nhiều tiến bộ trong thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, và đã đạt được các
mục tiêu cơ bản đề ra
270. Nhật Bản, Brunei, Peru, Mexico, Việt Nam, New Zealand là thành viên CPTPP
271. Phần Lan, Estonia, Hy Lạp, Latvia, Thụy Điển, Slovakia sử dụng euro là đồng tiền chính thức
272. FTA EU-Việt Nam làm tăng xuất khẩu dệt may, thịt bò đông lạnh, thủy sản chế biến của Việt
Nam sang EU
=> không có thịt bò đông lạnh
273. Brunei, Lào phải thực hiện hiệp định FTA ASEAN-Hàn Quốc
274. ASEAN có thực hiện FTA với Ấn Độ, FTA với Nhật Bản, FTA với Hong Kong
275. Hiệp định CPTPP có quy định xuất xứ hàng hóa ít khắt khe nhằm thúc đẩy thương mại giữa
các nước thành viên
276. EU thực hiện tự do thương mại nội bộ giữa các thành viên, tự do di chuyển vốn giữa các
thành viên
277. EU thực hiện tự do thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên, tự do lựa chọn chính sách
thương mại với bên ngoài
278. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) đã có hiệu lực, tạo
điều kiện gia tăng xuất khẩu hàng dệt may của Việt sang EAEU, gia tăng nhập khẩu nông sản từ
EAEU của Việt Nam
280. Hiệp định xuất xứ hàng hóa của WTO là bắt buộc
279. Hiệp định CPTPP có cam kết trong mua sắm công và môi trường, cam kết sâu rộng hơn trong
lĩnh vực sở hữu trí tuệ
281. Biện pháp tự vệ áp dụng trong trường hợp cạnh tranh không lành mạnh từ phía hàng nhập
khẩu
282. Hài hoà các quy định vệ sinh dịch tễ giữa các nước để chúng không trở thành rào cản đối với
thương mại là mục đích của hiệp định về vệ sinh dịch tễ (SPS)
283. Việt Nam có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá với tôn mạ chỉ từ Đài Loan
284. Việt Nam hiện nay áp dụng quy định nội địa hóa tối thiểu với sản xuất xe hơi
285. Hiệp định tự vệ quy định biện pháp tự vệ áp dụng khi nhập khẩu tăng đột biến và gây tổn
hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước
286. Biện pháp chống bán phá giá thường áp dụng cho hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia
287. Hiệp định chống bán phá giá của WTO cho phép áp dụng các biện pháp nhằm triệt tiêu tác
động tiêu cực của bán phá giá - hành động cạnh tranh không lành mạnh
288. Hiệp định giá trị hải quan của WTO là bắt buộc
289. Trong WTO trợ cấp xuất khẩu với hàng công nghiệp bị cấm sử dụng
290. Hiệp định về công nghệ thông tin của WTO là bắt buộc
291. Hiệp định về kiểm định hàng hoá trước khi xếp hàng của WTO là bắt buộc
292. Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu của WTO quy định những thủ tục mà các thành
viên phải tuân thủ nhằm hạn chế tác động hạn chế thương mại khi cấp phép nhập khẩu
293. Hiệp định kiểm định trước khi xếp hàng (PSI) có áp dụng cho kiểm định theo yêu cầu của
doanh nghiệp xuất nhập khẩu
294. Hiệp định GATS quy định những nghĩa vụ và nguyên tắc cơ bản trong thương mại dịch vụ
295. Việt Nam có thể áp dụng biện pháp tự vệ chỉ với phôi thép dài từ Hàn Quốc
296. Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu của WTO là bắt buộc
297. Hiệp định về mua sắm chính phủ của WTO là bắt buộc
298. Hiệp định mua bán máy bay dân dụng của WTO là bắt buộc
299. Bản ghi nhớ về Giải quyết tranh chấp (DSU) có giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp của
1 nước thành viên với chính phủ một nước thành viên khác

CHƯƠNG 3
1’. IMF có cung cấp số liệu thống kê kinh tế, xã hội phát triển con người của các quốc gia
2’. IMF có thực hiện giám sát ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu
3’. IMF cung cấp số liệu thống kê và ấn phẩm phân tích về kinh tế vĩ mô trên phạm vi toàn cầu và
các thành viên
4’. IMF có chế tài xử lý các quốc gia không tuân thủ nghiêm túc chế độ tỷ giá của mình
5’. IMF có hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên, IMF phát hành và in ấn SDR
6’. IMF có chức năng giám sát chính sách tỷ giá và các chính sách vĩ mô liên quan
7’. IMF có cung cấp tín dụng cho các thành viên để tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng
8’. Các công cụ tín dụng khẩn cấp (the rapid credit facility – RCF) của IMF thường xử lý các vấn đề
khó khăn dài hạn
9’. Những khuyến cáo trong báo cáo hàng năm của IMF có ý nghĩa quan trọng với các nhà đầu tư
10’. Những khuyến cáo trong báo cáo hàng năm của IMF đối với các chính phủ các nước thành
viên có tính bắt buộc
11’. IMF đóng vai trò không quan trọng trong giải quyết nợ nước ngoài
12’. Thỏa thuận tín dụng dự phòng (SBA – Stand by arangements) của IMF thường … các vấn đề
trung hạn
Báo cáo “Giám sát tài khóa” (Fiscal Monitor) phân tích tình hình tài chính công, tác động tài khóa từ
khủng hoảng, dự báo tài khóa trung hạn, đánh giá các chính sách phát triển bền vững tài chính công
-> đúng

13’. IMF có thể vay từ các chính phủ, tổ chức quốc tế


14’. IMF có thể phát hành cổ phiếu
15’. Tổng giám đốc IMF thường là người Nhật Bản
16’. IMF không thể huy động vốn bằng phát hành trái phiếu
17’. Khả năng cho vay của IMF vào khoảng USD 1000 tỷ USD
……. THIẾU A5
18’.
19’.
20’.
21’.
22’.
23’. IMF có thể cho doanh nghiệp tư nhân vay khi có chính phủ bảo lãnh
24’. Mỗi thành viên IMF có số lượng phiếu bầu như nhau
25’ IMF cung cấp tín dụng cho chính phủ
26’. Công cụ quỹ mở rộng (extended fund facility – EFF) thường để xử lý các vấn đề trung hạn
27’. Nhật Bản có thể phủ quyết các quyết định quan trọng nhất của IMF
28’. Số phiếu bầu của các thành viên IMF phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ góp vốn
29’. Thỏa thuận tín dụng dự phòng (SBA – Stand bt Arrangements) của IMF có lãi suất trên cơ sở
lãi suất thị trường
30’. Tín dụng linh hoạt (flexible credit line – FCL) của IMF có lãi suất ưu đãi.
31’.
1. Lãi suất của SDR là lãi suất cố định trong tháng
=> cố định trong tuần
2. Một quốc gia sử dụng SDR để tài trợ cán cân thanh toán không cần trả lãi suất
=> phải trả lãi suất. SDR có thể chuyển ra bất kì đồng tiền nào. Muốn sử dụng phải trả lãi suất cho
IMF.
3. Lãi suất của SDR là lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường
4. SDR …
5. SDR được doanh nghiệp sử dụng trong thanh toán quốc tế
6. SDR có thể được sử dụng làm đơn vị tiền tệ tính toán trong hợp đồng
=> vẫn sử dụng làm đơn vị tính toán được nhưng khi thanh toán thì sử dụng đồng tiền thanh toán
đã quy định trong hợp đồng.
7. SDR chiếm tỷ trọng lớn trong dự trữ của các quốc gia
8. Một quốc gia có thể neo (cố định) tỷ giá với SDR
=> có thể neo với bất kì (theo euro, rổ tiền tệ,..) trừ vàng.
9. Nguyên tắc tổ chức, bỏ phiếu, thông qua quyết định trong IBRD tương tự của IMF, mỗi quốc
gia có 1 phiếu bầu
=> mỗi quốc gia có 1 phiếu bầu là sai.
10. Nguồn vốn hoạt động của IBRD chủ yếu là vốn thực góp của các thành viên
=> vốn tự góp ít, vốn điều động mới nhiều
11. Nguồn vốn hoạt động của IRBD chủ yếu là vốn vay trên thị trường vốn quốc tế
12. Quỹ tín thác và tài trợ trong IRBD hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận
13. IBRD đóng vai trò trung gian giúp các nước đang phát triển tiếp cận thị trường vốn quốc tế
14. Lãi suất cơ sở các khoản tín dụng của IBRD là lãi suất LIBOR
15. IBRD cung cấp tín dụng trên cơ sở lãi suất thị trường
16. IBRD có thể cung cấp tín dụng bằng nội tệ của quốc gia vay tín dụng
17. IRBD phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế
18. Lãi suất cho vay của IBRD phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng của quốc gia đi vay
=> không phụ thuộc quốc gia đi vay
19. Lãi suất tín dụng của IBRD là ưu đãi hơn so với tín dụng của các ngân hàng thương mại
=> Ưu đãi hơn vì nó phi lợi nhuận.
20. Lãi suất cho vay của IBRD không phụ thuộc vào tình hình thị trường vốn quốc tế.
21. Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu cho IFC
22. Doanh nghiệp có thể vay tín dụng của IFC
23. IFC có hỗ trợ tư vấn cho các cơ quan chính phủ
24. Doanh nghiệp có thể bán cổ phần cho IFC
25. IFC cung cấp các dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp với mức phí ưu đãi
26. Lợi nhuận của IFC có chuyển cho IDA
27. IFC có cung cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi
=> không cung cấp
28. IFC cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư
29. Lãi suất cho vay của IBRD có phụ thuộc đồng tiền cho vay
30. IFC có mua trái phiếu chính phủ Việt Nam
=> chỉ làm việc với khu vực tư nhân.
31. Hoạt động của IFC tại Việt Nam có tác động tích cực trong thúc đẩy đầu tư tư nhân vào kinh
tế Việt Nam
32. IFC mua cổ phiếu ngân hàng ACB cần có bảo lãnh của chính phủ Việt Nam
=> không cần bảo lãnh
33.IFC cung cấp dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp
34. Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước của Việt Nam có thể vay từ IBRD mà không cần bảo lãnh
của chính phủ
=> có chính phủ bảo lãnh thì có thể vay
35. IFC có thể mua trái phiếu chuyển đổi do VCB phát hành khi không có chính phủ bảo lãnh
36. IBRD có thể cho doanh nghiệp tư nhân vay tín dụng khi có chính phủ bảo lãnh
37. IFC phát hành cổ phiếu trên thị trường vốn quốc tế và có mức xếp hạng tín dụng cao
38. IBRD có mua trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước khi có chính phủ bảo lãnh
=> chỉ cho vay, không cho mua trái phiếu
39. IBRD có xem xét giãn nợ đối với các khoản cho vay
=> không giãn
40. IBRD có mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước khi có chính phủ bảo lãnh
=> không mua cổ phần
41. IBRD xem xét xóa một phần nợ đối với các khoản cho vay.
42. IDA có vay vốn từ chính phủ các nước
43. IDA có vay vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế có xếp hạng tín dụng
cao
44. IFC không mua…
45….
46. IFC không huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế
47. IFC hoạt động tại các nước đang phát triển
48. Mục tiêu của IFC là hỗ trợ đầu tư tư nhân vào các nước đang phát triển, giảm nghèo đói và
nâng cao sự thịnh vượng tại các nước đang phát triển.
49. Vốn hoạt động của IFC chủ yếu là vốn góp của các nước thành viên
=> chủ yếu là vốn vay
50. IFC có mua cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa (tư nhân hóa)
51. IFC có mua trái phiếu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
52. Nguồn vốn của IDA chủ yếu do các quốc gia – nhà tài trợ đóng góp
53. IFC phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế
54. IFC có tài trợ lĩnh vực nông nghiệp
55. IDA cung cấp tín dụng ưu đãi chủ yếu cho các nước nghèo
56. Quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình có thể vay từ IDA
57. Một quốc gia có thể vay đồng thời từ IDA và IBRD
58. IDA không mua trái phiếu chính phủ của các nước nghèo
59. Việt Nam đã tốt nghiệp IDA
60. IDA có cung cấp tín dụng trên cơ sở lãi suất LIBOR
61. ODA song phương ít bị ràng buộc hơn ODA đa phương
=> song phương chặt chẽ hơn
62. Việt Nam vay chủ yếu chủ yếu từ IBRD trong khuôn khổ Ngân hàng thế giới trong giai đoạn
tới 2017
=> Mình là nước nghèo nên vay chủ yếu từ IDA. Hiện tại đã tốt nghiệp IDA nên mới vay từ IBRD
nhiều.
63. Việt Nam chuyển sang vay nhiều từ IBRD trong WB.
64. Cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID) giải quyết tranh chấp giữa chính phủ và
các nhà đầu tư trong nước
65. Việt Nam không là thành viên ICSID
66. Cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID - …) giải quyết tranh chấp giữa các nhà
đầu tư trong nước và nước ngoài
67. Cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID) giải quyết tranh chấp giữa chính phủ và
các nhà đầu tư nước ngoài
68. Vay ODA song phương dễ dàng hơn vay ODA đa phương
=> Vay Ngân hàng thế giới phải đấu thầu cạnh tranh nên song phương dễ hơn
69. Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước của Việt Nam có thể vay từ ADB khi không có chính phủ
bảo lãnh
70. AIIB hoạt động tương tự các ngân hàng phát triển khác
=> theo WB
71. Các ngân hàng phát triển khu vực có cơ cấu tổ chức, nguyên tắc, nội dung hoạt động tương
tự Ngân hàng thế giới
72. ADB có cung cấp tín dụng ưu đãi
73. MIGA cung cấp dịch vụ bảo hiểm miễn phí cho doanh nghiệp các nước thành viên
74. Việt Nam là thành viên MIGA
75. Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) bảo hiểm đầu tư trước các rủi ro thương mại
76 Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) bảo hiểm đầu tư trước các rủi ro phi thương mại và
rủi ro thương mại -> sai

77. Lãi xuất cho vay của IBRD phụ thuộc trực tiếp vào kỳ hạn tín dụng, thời gian trả nợ
78. “Tài trợ chính sách phát triển” của IBRD cung cấp tín dụng cho khu vực doanh nghiệp
79. “Chương trình gắn với kết quả” của IBRD cung cấp tín dụng cho chính phủ
80. Quỹ tín thác và tài trợ của IBRD sử dụng nguồn vốn huy động từ các ngân hàng thương mại.
81. Quản lý tài sản của IFC là hoạt động không mang tính thương mại
=> tất cả các sản phẩm, dịch vụ của IFC đều dựa trên cơ sở thương mại
82. IFC có đầu tư vào doanh nghiệp mạo hiểm
83. IFC hoạt động cả tại các quốc gia đang phát triển có rủi ro cao
84. Lãi suất cho vay của IBRD có phụ thuộc thu nhập bình quân đầu người của quốc gia đi vay
85. ITC có cung cấp các khóa học online có thu phí trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, kinh doanh
quốc tế.
=> miễn phí
86. Các công ước của ILO về lao động và điều kiện lao động là bắt buộc đối với tất cả các quốc gia
87. Nhiều công ước của ILO về lao động và điều kiện lao động là bắt buộc khi xuất khẩu vào một
số thị trường hoặc tham gia vào các FTA
88. Một số nước phát triển có vay từ IMF
89. VND chiếm tỷ trọng dưới 0,3% trong giỏ SDR
40. IMF xem xét giảm, xóa nợ cho các nước đang phát triển có thu nhập trung bình
41. Việt Nam có thể vay IMF để giải quyết nợ xấu
42. Việt Nam thường vay từ IMF
43. IMF cung cấp số liệu thống kê và ấn phẩm phân tích về kinh tế vĩ mô trên phạm vi toàn cầu và
các thành viên
44. Tỷ trọng của EUR trong giỏ SDR là lớn nhất
45. IMF có thể cho doanh nghiệp tư nhân vay khi có chính phủ bảo lãnh
46. Công cụ tín dụng mở rộng (The Extended Credit Facility – ECF) của IMF có lãi suất trên cơ sở lãi
suất thị trường
=> lãi suất ưu đãi (hiện là 0%)
47. SDR của ngân hàng TW là dự trữ ngoại hối
48. SDR được doanh nghiệp sử dụng trong thanh toán quốc tế
49. IMF đóng vai trò không quan trọng trong giải quyết nợ nước ngoài
50. Giá trị của SDR ổn định hơn so với từng đồng tiền riêng biệt trong giỏ SDR
51. Lãi suất của SDR là lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường
52. Những khuyến cáo của IMF có ý nghĩa quan trọng với các nhà đầu tư
53. Các quốc gia phát triển có thể vay tín dụng của IMF
54. Một quốc gia sử dụng SDR để tài trợ cán cân thanh toán không cần trả lãi suất
55. Tất cả các loại tín dụng của IMF có lãi suất cơ sở là lãi suất SDR
56. Thỏa thuận tín dụng dự phòng (SBA – Stand-By Arrangements) của IMF có lãi suất trên cơ sở lãi
suất thị trường
57. Công cụ tín dụng khẩn cấp (The Rapid Credit Facility – RCF) của IMF có lãi suất trên cơ sở lãi suất
thị trường
=> lãi suất ưu đãi (hiện 0%)
58. Một số quốc gia có thể bổ nhiệm giám đốc điều hành của IMF
59. Tỷ giá SDR phụ thuộc trực tiếp vào tỷ giá EUR, USD, GBP, CAD, JPY
=> không có CAD
Thỏa thuận tín dụng dự phòng (SBA – Stand-By Arrangements) của IMF thường để xử lý các vấn đề
trung hạn -> sai

Tín dụng phòng ngừa và thanh khoản (The Precautionary and Liquidity Line – PLL) của IMF có lãi suất
trên cơ sở lãi suất thị trường -> đsung

60. Tín dụng linh hoạt (Flexible Credit Line - FCL) của IMF có lãi suất ưu đãi
=> lãi suất thị trường (SDR)
61. Việt Nam không thể vay tín dụng ưu đãi của IMF
62. IMF xem xét, giảm xóa nợ cho các nước nghèo
63. Nhật Bản có thể phủ quyết các quyết định quan trọng nhất của IMF
64. Công cụ tài trợ khẩn cấp (Rapid Financing Instrument - RFI) là tín dụng ưu đãi
=> tín dụng thông thường. Tín dụng khẩn cấp mới là tín dụng ưu đãi
65. Số phiếu bầu của quốc gia thành viên IMF có phụ thuộc vào dân số
66. IMF có thể vay từ các chính phủ, tổ chức quốc tế
67. SDR có thể được sử dụng làm đơn vị tiền tệ tính toán trong hợp đồng
68. IMF có cung số liệu thống kê về phát triển xã hội, con người của các quốc gia
69. Các nước đang phát triển có thu nhập trung bình vay tín dụng thông thường của IMF
70. Những khuyến cáo của IMF đối với các chính phủ các nước thành viên có tính bắt buộc
71. Đức có thể phủ quyết các quyết định quan trọng nhất của IBRD
72. Một quốc gia có thể neo (cố định) tỷ giá với SDR
73. Tín dụng phòng ngừa và thanh khoản (The Precautionary and Liquidity Line – PLL) của IMF dựa
trên lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường
74. IMF có chức năng giám sát chính sách tỷ giá và các chính sách vĩ mô liên quan
75. Một quốc gia có thể nhận toàn bộ khoản vay từ IMF, sau đó không thực thi chính sách kinh tế đã
cam kết
76. Tất cả các loại tín dụng của IMF có lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường
77. Tỷ trọng vàng trong giỏ SDR là lớn nhất
78. IMF có thể cho doanh nghiệp nhà nước vay khi có chính phủ bảo lãnh
79. Mỗi thành viên IMF có 250 phiếu bầu
80. Các nước nghèo có thể vay ưu đãi từ IMF
81. IMF cung cấp tín dụng cho chính phủ
82. Lãi suất cơ sở các khoản vay thông thường của IMF là lãi suất LIBOR
=> lãi suất SDR, lãi suất thị trường
82’. Việt Nam thường xuyên vay ưu đãi từ IMF
83. Tổng giám đốc IMF thường là người châu Á
=> châu Âu
Báo cáo “Ổn định tài chính toàn cầu” (Global Financial Stability Report) đánh giá hệ thống tài chính và thị trường
tài chính toàn cầu, và giải quyết vấn đề tài trợ cho thị trường mới nổi và đang phát triển

84. Các nước đang phát triển có thu nhập trung bình không thể vay ưu đãi từ IMF
85. IMF có chế tài xử lý các quốc gia không tuân thủ nghiêm túc chế độ tỷ giá của mình
86. IMF có thực hiện giám sát ở quy cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu
87. Khối lượng vay tối đa từ IMF phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của các thành viên
88. Khi vay của IMF các quốc gia không cần điều chỉnh chính sách kinh tế của mình
89. IMF có thể phát hành cổ phiếu
=> phát hành trái phiếu
90. Vay tín dụng dự phòng (The Standby Credit Facility – SCF) của IMF là tín dụng ưu đãi
91. Số phiếu bầu của các thành viên IMF phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ góp vốn
92. Các nước nghèo có thể vay tín dụng linh hoạt từ IMF
93. Mỹ có thể phủ quyết các quyết định quan trọng nhất của IMF
94. IMF có cung cấp tín dụng cho các thành viên để tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng
95. IMF không thể huy động vốn bằng phát hành trái phiếu
96. Công cụ quỹ mở rộng (Extended Fund Facility-EFF) là tín dụng ưu đãi
=> tín dụng thông thường
97. IMF có hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên, phát hành và in ấn SDR
98. IFC có mua trái phiếu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
99. IDA cung cấp tín dụng ưu đãi chủ yếu cho các nước nước nghèo IBRD
100. Lãi suất cho vay tài trợ dự án của IBRD không phụ thuộc vào tình hình thị trường vốn quốc tế
101. “Chương trình gắn với kết quả” (Program-for-Results) của IBRD cung cấp tín dụng cho chính
phủ
102. IBRD có thể cung cấp tín dụng bằng nội tệ của quốc gia vay tín dụng
103. MIGA cung cấp dịch vụ bảo hiểm miễn phí cho doanh nghiệp các nước thành viên
=> không miễn phí
104. Các ngân hàng phát triển khu vực có cơ cấu tổ chức, nguyên tắc, nội dung hoạt động tương tự
Ngân hàng thế giới
105. IDA có cung cấp tín dụng cho các nước nghèo với lãi suất trên cơ sở lãi xuất LIBOR
106. IFC cung cấp các dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp với mức phí ưu đãi
107. IFC hoạt động cả tại các quốc gia đang phát triển có rủi ro cao
108. IFC có đầu tư vào doanh nghiệp mạo hiểm
109. IDA có vay vốn từ chính phủ các nước
=> nguồn tài trợ và lợi nhuận ròng của IBRD
110. Chủ tịch Ngân hàng thế giới thường là công dân Mỹ
111. Hoạt động của IFC tại Việt Nam có tác động tích cực trong thúc đẩy đầu tư tư nhân vào kinh tế
Việt Nam
ADB có cung cấp tín dụng ưu đãi và tín dụng trên cơ sở lãi suất thị trường -> đúng

112. Doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu cho IFC
113. Quỹ tín thác và tài trợ (Trust funds and grants - Trust funds and the partnerships) của IBRD sử
dụng nguồn vốn huy động từ các ngân hàng thương mại
114. ODA song phương ít bị ràng buộc hơn ODA đa phương
115. IDA có vay vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế
116. IBRD có thể mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước
117. Lãi suất cơ sở các khoản vay của IBRD là lãi suất SDR của IMF
118. Việt Nam vay chủ yếu từ IBRD trong khuôn khổ Ngân hàng Thế giới
119. ADB có cung cấp tín dụng ưu đãi
120. IFC có hỗ trợ tư vấn cho các cơ quan chính phủ
121. Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước của Việt Nam có thể vay từ IBRD mà không cần bảo lãnh của
Chính phủ
122. Quản lý tài sản của IFC là hoạt động không mang tính thương mại
123. IBRD cung cấp tín dụng trên cơ sở lãi suất thị trường
124. Nguồn vốn của IDA chủ yếu do các quốc gia-nhà tài trợ đóng góp
125. Mục tiêu của IFC là hỗ trợ đầu tư tư nhân vào các nước đang phát triển, giảm nghèo đói và
nâng cao sự thịnh vượng tại các nước đang phát triển
126. IDA có cung cấp tín dụng trên cơ sở lãi suất LIBOR
127. IFC không huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế
128. Nguồn vốn hoạt động của IBRD chủ yếu là vốn thực góp của các thành viên
129. IFC và IBRD đều có xếp hạng tín dụng AAA (3A)
130. IFC đầu tư tích cực vào khu vực ngân hàng thương mại của Việt Nam
131. IBRD không cho cơ quan chính phủ vay
132. Việt Nam là thành viên ICSID
133. Nguyên tắc tổ chức, bỏ phiếu, thông qua quyết định trong IBRD tương tự của IMF
134. IFC phát hành cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế
135. IFC có cung cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi
136. Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) bảo hiểm đầu tư trước các rủi ro thương mại
137. Quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình có thể vay từ IDA
138. Doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam có thể vay từ ADB khi không có chính phủ bảo lãnh
139. “Tài trợ chính sách phát triển” (Development Policy Financing) của IBRD cung cấp tín dụng cho
khu vực doanh nghiệp
=> Cung cấp tín dụng cho Chính phủ để cải thiện vĩ mô
Chủ tịch Ngân hàng thế giới thường là công dân Mỹ, Chủ tịch Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là
thường là công dân Trung Quốc

140. Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) bảo hiểm đầu tư trước các rủi ro phi thương mại
141. Chủ tịch Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là thường là công dân Nhật Bản
142. Nguồn vốn hoạt động của IBRD chủ yếu là vốn vay bằng phát hành trái phiếu trên thị trường
vốn quốc tế
143. Việt Nam đã tốt nghiệp IDA
144. Lợi nhuận của IFC có chuyển cho IDA
145. IBRD đóng vai trò trung gian giúp các nước đang phát triển tiếp cận thị trường vốn quốc tế
146. Một quốc gia có thể vay đồng thời từ IDA và IBRD
147. IBRD có thể cho doanh nghiệp tư nhân vay tín dụng khi có chính phủ bảo lãnh
148. Vốn hoạt động của IFC chủ yếu là vốn góp của các nước thành viên
149. IBRD có thể mua trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước
150. Quỹ tín thác và tài trợ trong IBRD hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận
151. Lãi suất cho vay tài trợ dự án của IBRD phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng của quốc gia đi vay
152. Doanh nghiệp có thể vay tín dụng của IFC
153. Việt Nam có thể vay IBRD để giải quyết nợ xấu
154. IFC hoạt động chủ yếu tại các nước phát triển và kinh tế chuyển đổi
155. IFC đầu tư cần có bảo lãnh của chính phủ
156. IFC có mua trái phiếu chính phủ Việt Nam
157. IBRD có xem xét giảm nợ, giãn nợ đối với các khoản cho vay
158. Cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID) giải quyết tranh chấp đầu tư giữa Chính
phủ và các nhà đầu tư nước ngoài
159. Cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID – International Center for settlement of
investment dispute) giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài
160. IFC không mua cổ phần doanh nghiệp tư nhân nếu không có chính phủ bảo lãnh
161. IFC có mua cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa (tư nhân hóa)
162. Lãi suất tín dụng của IBRD là ưu đãi hơn so với tín dụng của các ngân hàng thương mại
163. Khi vay của IMF các quốc gia không cần điều chỉnh chính sách kinh tế của mình
164. Khi một quốc gia đạt được thỏa thuận vay với IMF, đồng nghĩa có đủ điều kiện đàm phán tái
cấu trúc nợ với các chủ nợ
Báo cáo “Tổng quan kinh tế thế giới” (World Economic Outlook) phân tích thực trạng kinh tế thế giới và
dự báo viễn cảnh tăng trưởng của kinh tế thế giới và từng quốc gia -> đúng

165. Thành phần SDR bao gồm 5 đồng tiền USD, CNY, EUR, JPY, AUD
=> không có AUD
166. Các nước phát triển có vay từ IMF
167. IMF từ chối cho một quốc gia vay đồng nghĩa quốc gia đó không thể tiếp cận thị trường vốn
quốc tế
168. Khi một quốc gia không thể đạt được thỏa thuận vay với IMF thì đối mặt với nguy cơ rất lớn bị
vỡ nợ
169. IMF có thể huy động vốn bằng phát hành trái phiếu và cổ phiếu
170. Tín dụng linh hoạt (Flexible Credit Line - FCL) của IMF thường xử lý vấn đề trung hạn
171. Lãi suất SDR không phụ thuộc trực tiếp lãi suất CAD và CNY
172. Các công ước của ILO là không bắt buộc, nhưng việc thực thi nhiều công ước trên thực tế
phải tuân thủ khi xuất khẩu
173. Lãi suất cho vay của IBRD phụ thuộc trực tiếp vào kỳ hạn tín dụng, thời gian trả nợ
174. IFC đầu tư vào khu vực ngân hàng thương mại và lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam
175. Dựa trên số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới, Canada xếp hạng cao hơn Hàn Quốc, và
thấp hơn Italy theo chỉ tiêu GDP năm 2019 tính theo giá hiện hành, bằng USD - GDP (current US$)
176. Dựa trên số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới, Canada xếp hạng cao hơn Hàn Quốc, và
thấp hơn Italy theo chỉ tiêu GDP bình quân đầu người năm 2019 tính theo giá hiện hành, bằng
USD - GDP per capita (current US$)
177. IFC chuyển lợi nhuận cho IDA và IFC có cung cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi
178. IFC có hỗ trợ tư vấn cho các cơ quan chính phủ và IFC có mua trái phiếu chính phủ
IDA có cung cấp tín dụng cho các nước nghèo với lãi xuất trên cơ sở lãi xuất LIBOR -> sai
179. Việt Nam có thể vay tín dụng ưu đãi từ IMF để giải quyết nợ xấu -> sai
180. Các nước nghèo có thể vay ưu đãi và tín dụng linh hoạt từ IMF -> đúng
181. IMF phát hành SDR và phân bổ cho các thành viên theo số lượng tỷ lệ với vốn góp vào IMF
của các thành viên -> đúng
Theo số liệu của IMF tăng trưởng GDP năm 2019 của Indonesia cao hơn Ấn Độ -> đúng
Theo số liệu của IMF, năm 2019 cán cân vãng lai của Việt Nam, Slovenia, Hàn Quốc thặng dư ->
đúng
Theo số liệu của IMF, năm 2019 ngân sách của Việt Nam, Hà Lan, Phần Lan thâm hụt (chưa checked)
Theo số liệu của IMF, năm 2019 tỷ lệ thất nghiệp của Anh thấp hơn của Đức -> sai

Theo số liệu của IMF tăng trưởng GDP năm 2019 của Singapore cao hơn Tây Ban Nha -> sai
CHƯƠNG 4
1. Thương mại quốc tế hàng hóa thời gian gần đây tăng trưởng ở mức tương tự GDP thế giới
2. Vai trò các nước đang phát triển trong nền kinh tế thế giới ngày càng tăng
3. Vị thế các công ty xuyên quốc gia từ các nước đang phát triển ngày càng lớn mạnh
4. Vị thế đồng USD ngày càng được củng cố trong nền kinh tế thế giới
5. Các chính phủ can thiệp ngày càng ít hơn vào hoạt động kinh tế các quốc gia
5’ Khủng hoảng kinh tế diễn ra thường xuyên hơn, các chính phủ can thiệp ngày càng ít hơn vào
hoạt động kinh tế của các quốc gia
6. Thương mại dịch vụ quốc tế thời gian gần đây tăng trưởng cao hơn so với GDP thế giới
7. Tất cả các nền kinh tế phát triển có tình hình nợ công lành mạnh
8. Kinh tế các nước xuất khẩu dầu mỏ tăng trưởng ổn định
9. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc tác động làm tăng giá thế giới khoáng sản, nguyên liệu thô
10. Nhóm nước đang phát triển có sự phân hóa sâu sắc về trình độ phát triển
11. Đầu tư FDI quốc tế thời gian gần đây có xu hướng chững lại
12. Hiện nay một số thành viên EU đối mặt với áp lực nợ công cao dù tình hình nợ được cải thiện
13. Liên kết kinh tế khu vực và song phương phát triển mạnh mẽ
14. Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa hiện nay có xu hướng chững lại
15. Thặng dư cán cân vãng lai là đặc trung cho các nước đang phát triển
16. Quan hệ kinh tế Bắc Nam là chỉ quan hệ giữa các nước Bắc bán cầu và Nam bán cầu, vẫn tồn
tại mâu thuẫn, đối lập
=> Các nước phát triên rở bắc bán cầu và đang phát triển ở nam bán cầu.
17. Tỷ trọng các nước phát triển trong GDP thế giới (giá thực tế) có xu hướng giảm
Thực tế hiện nay không phân biệt công ty: (từ 18-21)
18. Vốn sở hữu đều là của các nước phát triển
19. Vốn sở hữu ở phạm vi toàn cầu
20. Phạm vi hoạt động là giống nhau tại nhiều quốc gia
21. Có chi nhánh và cơ sở sản xuất tại nhiều quốc gia
22. Mỹ là quốc gia sản xuất dầu thô lớn với chi phí sản xuất cạnh tranh (chi phí thấp)
23. Nền kinh tế Mỹ phụ thuộc lớn vào Trung Quốc trong nguồn cung ứng các sản phẩm thâm
dụng lao động, và nhiều sản phẩm công nghệ cao
24. Thúc đẩy cải cách WTO của Mỹ theo hướng đảm bảo quyền lợi cho Mỹ… có tác động tiêu cực
đến Việt Nam
24’ Theo IMF, Slovenia, Hàn Quốc, Hy Lạp là nền kinh tế phát triển
25. Chiến tranh công nghệ Mỹ Trung tạo cơ hội lớn cho các công ty từ các nước đang phát triển
Theo phân loại của IMF, câu nào đúng: (từ 26-30)
26. Hungary và Brasil là nước đang phát triển
27. Denmark và Republic Korea là nước phát triển
28. Hong Kong và South Africa là nước đang phát triển
29. Ba Lan và Russia là nước đang phát triển
30. Israel, Slovenia, Taiwan (Đài Loan) là nước phát triển
31. Nợ cao của các hộ gia đình trên thế giới ảnh hưởng tích cực tới kinh tế toàn cầu
32. Nhóm các nước phát triển có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với nhóm các nước đang phát
triển
33. Tăng trưởng kinh tế của các nước đang diễn ra đồng đều
34. Trung Quốc là nhà xuất khẩu hàng đầu thiết bị điện tử di động và máy bay dân dụng
35. Cán cân dịch vụ của Mỹ thặng dư
36. Cán cân thương mại của Mỹ thặng dư
37. Mỹ là quốc gia sản xuất dầu thô lớn, xuất khẩu dầu thô và khí đốt
38. Mỹ có tỷ lệ nợ công/GDP cao
39. Covid-19 đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu theo hướng đa dạng hóa
40. Chính sách tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu của Mỹ và một số quốc gia mở ra cơ hội phát
triển cho Việt Nam
41. Tỷ lệ nợ công/GDP của Mỹ sẽ tăng cao hơn do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ -
Trung
42. Vị thế đồng CNY có xu hướng gia tăng
43. Cơ cấu kinh tế của nhóm các nước đang phát triển nhìn chung còn lạc hậu
44. Ngành dịch vụ tại các nước đang phát triển có năng lực cạnh tranh cao
45. Thất nghiệp tại các nước đang phát triển nhìn chung là cao
46. Tăng trưởng kinh tế của nhóm các nước đang phát triển châu Âu là cao nhất
47. Thúc đẩy cải cách WTO của Mỹ theo hướng đảm bảo quyền lợi cho Mỹ… có tác động tiêu cực
đến Việt Nam
48. Kinh tế Mỹ gần đây tăng trưởng ấn tượng
49. Chính sách của Mỹ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế hồi hương lợi nhuận từ nước
ngoài kích thích đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Mỹ
50. Mỹ hiện có mâu thuẫn thương mại chỉ với Trung Quốc
51. Chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ có tác động tích cực và tiêu cực với Mỹ
52. LB Nga, Poland, Ukraine, Turkey là các quốc gia có tiềm lực mạnh mẽ về xuất khẩu nông sản
53. Các nước Mỹ Latin và Caribe chịu gánh nặng nợ nước ngoài rất lớn
54. Châu Phi hạ Sahara có công nghiệp chế biến khá phát triển
55. Một số quốc gia Trung Đông phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, vận tải,… và lĩnh vực công
nghệ 4.0.
56. Phát triển kinh tế thị trường mở là xu thế chung trên thế giới hiện nay
57. Nội bộ EU tồn tại nhiều mâu thuẫn kinh tế
58. Euro là đồng tiền chính thức của Ba Lan
59. Mỹ thâm hụt cán cân vãng lai và thâm hụt cán cân tổng thể
60. Số tiền nợ công của Mỹ tăng, nhưng tỷ lệ nợ công/GDP của Mỹ có xu hướng giảm
61. Ngành bán lẻ truyền thống tại Mỹ phát triển mạnh mẽ
62. Mỹ xuất khẩu vốn ròng
63. Ngân sách Mỹ thường xuyên thâm hụt cao
Các chính phủ can thiệp ngày càng nhiều hơn vào hoạt động kinh tế vì: (từ 64-67)
64. Xu hướng xây dựng khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò quan trọng
65. Tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến khó lường
66. Cạnh tranh quốc tế gay gắt do toàn cầu hóa
67. Khủng hoảng kinh tế diễn ra thường xuyên hơn
68. Giới thiệu chiến thắng chống giặc ngoại xâm là hình thức hiệu quả quảng bá hình ảnh quốc
gia của Việt Nam
69. Lễ hội (đấu vật, chọi trâu,…) là nét văn hóa độc đáo thu hút khách du lịch nước ngoài
70. Giới thiệu văn hóa ẩm thực dân tộc độc đáo (món từ chuột đồng…) là hình thức quảng bá
hiệu quả hình ảnh quốc gia
71. Giới thiệu đờn ca tài tử, hát bài chòi, ca trù giúp quảng bá du lịch Việt Nam
72. Phát triển võ cổ truyền ra thế giới là hình thức quảng bá hiệu quả hình ảnh Việt Nam tỏng
toàn cầu hóa
73’. Vai trò của các nước đang phát triển châu Á gia tăng mạnh mẽ
74’. Thu nhập bình quân đầu người các nước đang phát triển châu Á tổng thể là cao so với các
nhóm nước đang phát triển khác
75’. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc không gây tác động lớn tới tăng trưởng kinh
tế
=> Trung Quốc nợ xấu rất cao, tổng nợ của toàn bộ nền kinh tế trên 300% GDP. Nợ xấu nhiều,
ảnh hưởng mạnh vì nó như máu đông làm tắt nghẽn lưu thông, doanh nghiệp có xấu thì hạn chế
hoặc mất đi khả năng tiếp cận thị trường vốn (không cho vay nhiều), khi ngân hàng có nhiều nợ
xấu thì hạn chế khả năng cung cấp tín dụng. Phần lớn các nền kinh tế đều có nợ xấu, VN cũng
không ngoại lệ.
76’. Các nước đang phát triển Châu Phi tổng thể có tốc độ tăng trưởng cao nhất
73. Tất cả các thành viên khu vực đồng Euro có tình hình nợ công lành mạnh
74. Hiện nay NHTW Nhật Bản áp dụng lãi suất thấp
75. Nhật Bản là quốc gia xuất khẩu vốn ròng và có tỷ lệ nợ công/GDP thấp
=> tỷ lệ nợ công/GDP thấp là sai
76. Liên kết kinh tế thông quan hiệp định thương mại tự do (FTAs) có xu hướng tăng
77. Cán cân thương mại của Nhật Bản thời gian gần đây có trạng thái tương đối cân bằng
78. Giảm phát là thực trạng phổ biến của Nhật Bản, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Nhật
Bản
79. Dân số già là nhân tố tích cực cho phát triển kinh tế Nhật Bản
80. Kinh tế Trung Quốc trở thành động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới
81. Các liên kết kinh tế khu vực, FTA phát triển nhanh hơn so với ở phạm vi toàn cầu (WTO) do
phạm vi nhỏ
82. Trung Quốc là quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn nhất nhiều nhóm sản phẩm công nghệ chế
biến
83. Liên kết trong FTA phát triển hiệu quả do các bên tham gia thường là đối tác thương mại lớn
của nhau
84. Trung Quốc là quốc gia cung cấp ODA lớn, là quốc gia đầu tư FDI lớn ra nước ngoài
Khủng hoảng nợ công (Nợ công cao) tại các nước EU gây tác động: (từ 85-88)
85. Tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế Mỹ do doanh nghiệp EU khó khăn và doanh nghiệp
Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu sang EU
86. Ảnh hưởng mạnh tới người lao động thu nhập thấp, công chức và người về hưu
=> khả năng chi tiêu ngân sách nhà nước thu hẹp, chính phủ giảm trợ cấp xã hội.
87. Tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế EU
88. Tác động tiêu cực tới hệ thống ngân hàng EU và Mỹ
=> EU chắc chắn bị ảnh hưởng do nắm nhiều trái phiếu, hệ thống ngân hàng Mỹ cũng bị ảnh
hưởng nhưng thấp hơn do tác động gián tiếp.
89. Tỷ lệ lạm phát tại các nước đang phát triển và mới nổi tổng thể cao hơn so với các nước phát
triển
=> mức lạm phát ở các nước phát triển khoảng 2% thì ổn định
90. Các quốc gia xuất khẩu dầu tại Trung Đông và Trung Á chịu ảnh hưởng nặng nề từ giá dầu
giảm và covid 19
91. Kinh tế LB Nga phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nhiên liệu, các sản phẩm kim loại
=> xuất khẩu khoáng sản lớn nhất
92. LB Nga, Turkey, Poland, Ukraine là thị trường tiềm năng, hấp dẫn trong nhóm các nước mới
nổi và đang phát triển châu Âu
93. Xu hướng sử dụng năng lượng sạch phát triển mạnh mẽ
94. Nhóm các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi nhìn chung có tình hình nợ nước ngoài
khó khăn
95. Nhóm các nước phát triển có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với nhóm các nước đang phát
triển
95’. Hoạt động mua bán, sát nhập quốc tế tiếp tục phát triển
96. Nợ công của Nhật Bản trên 200% GDP
=> 240%
97. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách hàng năm của Nhật Bản cao
98. Cán cân dịch vụ và cán cân vãng lai của Nhật Bản thặng dư
=> Cán cân dịch vụ thâm hụt rất mạnh, chính phủ Nhật chi rất nhiều tiền vì dân số NB là dân số
già, tiêu dùng thấp.
98’ Thương mại điện tử và ngành bán lẻ truyền thống tại Mỹ phát triển mạnh mẽ
99. Nợ công của Mỹ trên 100% GDP
100. Cạnh tranh gay gắt
101. Mua bán sát nhập giữa các doanh nghiệp trong nước thường không được khuyến khích về
mặt pháp lý so với sát nhập giữa doanh nghiệp trong nước và quốc tế
102. Khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ phát triển mạnh mẽ
103. Mua bán sát nhập quốc tế (trong cùng ngành) tạo ra nhiều lợi thế hơn cho các bên tham gia
so với mua bán sát nhập giữa các doanh nghiệp trong nước
104. Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ
105. Nhật Bản cung cấp vốn ODA nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư FDI ra nước
ngoài
106. Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA nhằm giảm nợ công của Nhật Bản
=> ODA làm tăng nợ công
107. Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA cho các nước đang phát triển do ngân sách Nhật Bản
thường xuyên thặng dư
108. Các quốc gia mới nổi và đang phát triển Đông Âu, Trung Âu hội nhập hướng về EU 109. Các
công ty xuyên quốc gia ngày càng đóng vai trò quan trọng
110. Các nước đang phát triển châu Âu có GDP bình quân đầu người cao nhất trong các nhóm
quốc gia đang phát triển
111. Các nước mới nổi và đang phát triển châu Âu có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nhóm
quốc gia đang phát triển.
=> châu Á cao nhất
112. Lãi suất thấp tại Nhật Bản làm giảm đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam
113. Nhật Bản tập trung phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), chế tạo robots và ngành luyện kim
=> trí tuệ nhân tạo và robot là đúng
114. JPY giảm giá tạo thuận lợi cho xuất khẩu của Nhật Bản
114’ Nhật Bản tập trung phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), chế tạo robots
115’ Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá hiện nay có xu hướng chững lại
115. Kinh tế Nhật Bản hiện gặp nhiều khó khăn trong tăng trưởng
1) Nhật Bản tích cực tham gia liên kết kinh tế quốc tế
2) Khu vực dịch vụ của Nhật Bản phát triển hơn so với Mỹ
=> khu vực dịch vụ NB tụt hậu so với các nước phát triển
3) Nhìn chung Nông nghiệp của Nhật Bản tụt hậu so với EU
=> NB không có điều kiện tự nhiên phát triển nông nghiệp, diện tích nhỏ và dân số đông
4) Các tập đoàn điện, điện tử của Nhật Bản chịu áp lực cạnh tranh mạnh từ phía các tập đoàn
Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh
Cạnh tranh kinh tế trên phạm vi thế giới gay gắt và khốc liệt là do:
1) Chính sách bảo hộ mậu dịch bằng các biện pháp phi thuế quan
=> giảm tính cạnh tranh
2) Hoạt động mua bán sát nhập quốc tế trong cùng một ngành phát triển mạnh mẽ
=> giảm tính cạnh tranh
3) Tình trạng dư thừa công suất trong nhiều ngành sản phẩm
4) Tự do hóa thương mại phát triển mạnh mẽ
5) Cách mạng công nghiệp 4.0
Các yếu tố khác không đổi, yếu tố làm đồng JPY lên giá là:
1) Thặng dư cán cân vãng lai của Nhật Bản
2) Hoạt động cung cấp vốn ODA của chính phủ Nhật Bản cho các nước đang phát triển
3) Gia tăng thâm hụt cán cân thương mại
4) Các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhiều
1) Vai trò của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) gia tăng
2) Trung Đông và Trung Á là nhóm quốc gia đang phát triển xuất khẩu dầu mỏ, là khu vực ổn định
về kinh tế, chính trị
=> Trung Á có một vài quốc gia không XK dầu mỏ
2’ Nhóm các nước phát triển và nhóm các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi có tỷ trọng
tương đối cân bằng trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
3) Chuyển giao công nghệ quốc tế đóng vai trò quan trọng
=> kênh lớn nhất là mua bán máy móc thiết bị
4) Giữa các quốc gia trong nhóm Trung Đông và Trung Á có sự phân biệt lớn về thu nhập bình
quân đầu người
4’ Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu dao động mạnh do giá dầu mỏ thế giới biến động mạnh
5. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung làm giảm giá nông sản tại Trung Quốc
6. Một số lượng lớn các nước đang phát triển thâm hụt cán cân thương mại, tất cả các nước phát
triển thặng dư cán cân thương mại
=> thâm hụt
Việt Nam có độ mở cao, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, ít phụ thuộc vào nhập khẩu -> sai

1) Trung Quốc có cán cân thương mại và cán cân vãng lai thặng dư
2) Xu hướng hình thành thế giới đa cực về kinh tế
3) Hiện nay diễn ra sự dịch chuyển địa điểm sản xuất của các công ty đa quốc gia ra khỏi Trung
Quốc và có xu hướng tăng mạnh
4) Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu vốn ròng
5. Trung Quốc có cán cân dịch vụ thặng dư, cán cân vãng lai thặng dư
1) Mỹ chịu tổn thất lớn hơn so với EU do trừng phạt kinh tế Nga
=> Khối lượng XK từ Mỹ sang Nga thấp
2) Lạm phát thấp tại Việt Nam có tác động hỗ trợ hàng hóa Việt Nam duy trì cạnh tranh về giá
=> duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để tăng trưởng kinh tế, trong đó lạm phát vừa phải lãi suất thấp,
tỷ giá ổn định.
3) Lãnh vực nông nghiệp của EU chịu thiệt hại lớn do trừng phạt kinh tế Nga
=> Tại sao khi trừng phát các nước hay nhắm vào nông sản? Vì dễ bị tổn thương, đặc biệt rau quả
nông sản là sản phẩm khó bảo quản, thay đổi thị trường tiêu thụ mới cho ngành nông sản khó,
dễ bị hạn chế XK.
4) Việt Nam có cơ hội thu lợi từ trừng phạt kinh tế Nga của Mỹ, EU và đồng minh
5) Quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế phát triển mạnh mẽ làm giảm tác động kinh tế qua lại trên
thế giới
1) Ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp thiết cần xử lý của Trung Quốc
2) Cán cân dịch vụ của Trung Quốc thặng dư
3) Già hóa dân số là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
4) Hiện nay có sự dịch chuyển địa điểm sản xuất (gia công) của các Công ty đa quốc gia từ Trung
Quốc về lại Bắc Mỹ (Mỹ, Canada và Mexico), EU
1) Chi phí sản xuất tăng thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài
2) Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tác động tiêu cực tới kinh tế Trung Quốc và tác động tích
cực tới kinh tế thế giới
3) Doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh chuyển sản xuất ra nước ngoài do chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung
4) Bong bóng thị trường bất động sản, chứng khoán là nguy cơ với kinh tế Trung Quốc
5) Dư thừa công suất một số ngành công nghiệp Trung Quốc thường dẫn tới bán phá giá
1) FED giảm lãi suất USD trên thực tế làm tăng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam
2) FED giảm lãi suất USD, trên thực tế tác động đáng kể tới xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam
với Mỹ
=> không đáng kể.
3) FED giảm lãi suất USD, trên thực tế tác động đáng kể tới xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam
với Nhật Bản
=> Vì đồng $ giảm so với Yên Nhật, nên VND giảm so với Yên Nhật. Do đó ảnh hưởng đáng kế.
4. Việt Nam luôn cố định tỷ giá với $.
5. FED giảm lãi suất USD, tác động đáng kể tới xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với EU
6. Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu vốn ròng, có cán cân thương mại thặng dư
7. Doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam được lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-
Trung
4) FED giảm lãi suất USD trên thực tế làm giảm lãi suất người Việt Nam gửi USD trong
Vietcombank
Câu nào sau đây đúng? Các yếu tố khác không đổi
1) ECB giảm lãi suất EUR làm tăng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam
2) CNY giảm giá có tác động tăng xuất khẩu của Việt Nam sang EU
3) BTH tăng giá có tác động tăng xuất khẩu của Thái Lan sang Việt Nam
4) Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giảm lãi suất EUR, tác động đáng kể tới xuất khẩu, nhập
khẩu của Việt Nam với EU
=> Euro giảm giá so với $ hay $ lên giá so với euro nên VND lên giá tương ứng so với euro
5. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giảm lãi suất EUR làm tăng dòng vốn đầu tư vào Việt
Nam
1. Nền kinh tế Mỹ đối mặt với tình trạng thâm hụt kép: thâm hụt cán cân vãng lai và thâm hụt cán
cân tổng thể
=> ngân sách và CCVL
2. Phát triển kinh tế thị trường mở là xu thế chung trên thế giới hiện nay
3. Thặng dư cán cân thương mại của Nhật Bản giảm làm đồng JPY lên giá
=> Thặng dư CCVL
Thương mại điện tử mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận thị trường nước ngoài -
> đúng

4. Mỹ xuất khẩu dầu thô và khí đốt


5. Phần lớn các nước đang phát triển có cán cân vãng lai thặng dư
6. Kinh tế EU đã phục hồi sau khủng hoảng 2007-08
6’ Phần lớn các nước đang phát triển có cán cân vãng lai thâm hụt
7. Liên kết trong FTA phát triển hiệu quả do các bên thường là đối tác lớn trong thương mại
song phương
8. Mỹ có tỷ lệ nợ công/GDP cao và có xu hướng giảm
9. Thương mại điện tử tại Mỹ phát triển mạnh mẽ
10. Mua bán sát nhập quốc tế tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh hơn cho các bên tham gia
11. Quan hệ kinh tế Bắc Nam là chỉ quan hệ giữa các nước Bắc bán cầu và Nam bán cầu
12. Liên kết kinh tế khu vực phát triển mạnh mẽ
13. Nội bộ EU tồn tại nhiều mâu thuẫn kinh tế
14. Hoạt động mua bán, sát nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ
15. Theo IMF, Slovenia là nền kinh tế đang phát triển và mới nổi
=> phát triển
16. Giao dịch mua bán 15% vốn của doanh nghiệp là mua bán sát nhập
17. Giới thiệu chiến thắng chống giặc ngoại xâm là hình thức hiệu quả quảng bá hình ảnh quốc
gia của Việt Nam
18. Ngân sách Mỹ thường xuyên thâm hụt cao
19. Mua bán sát nhập quốc tế là FDI
20. Cạnh tranh gay gắt làm gia tăng mua bán sáp nhập
21. Nhóm nước đang phát triển có sự phân hóa sâu sắc
22. Mua bán sát nhập giữa các doanh nghiệp trong nước thường được khuyến khích về mặt
pháp lý so với sát nhập giữa doanh nghiệp trong nước và quốc tế
23. Giới thiệu văn hóa ẩm thực dân tộc là hình thức quảng bá hiệu quả hình ảnh quốc gia
24. Ngành bán lẻ truyền thống tại Mỹ phát triển mạnh mẽ
25. Xu hướng xây dựng khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò quan trọng
26. Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ
26’ Vai trò của nhóm các nước đang phát triển ngày càng tăng, nhóm nước đang phát triển có sự
phân hóa sâu sắc
27. Lễ hội chọi trâu là nét văn hóa độc đáo để Việt Nam thu hút khách du lịch nước ngoài
28. Phát triển võ vovinam ra thế giới là hình thức quảng bá hiệu quả hình ảnh Việt Nam trong
toàn cầu hóa
29. Mỹ xuất khẩu vốn ròng
=> nhập khẩu vốn ròng
30. Vai trò của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) gia tăng
31. Cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển nhìn chung còn lạc hậu
32. Vai trò các nước đang phát triển trong nền kinh tế thế giới ngày càng giảm
33. Cán cân dịch vụ và cán cân thương mại của Mỹ thặng dư
34. Thực tế hiện nay không phân biệt Công ty đa quốc gia và Công ty xuyên quốc gia
35. Tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển diễn ra đồng đều
36. Kinh tế Trung Quốc trở thành động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới
37. Vị thế đồng USD ngày càng được củng cố
37’ Vị thế đồng USD ngày càng được củng cố, vị thế đồng CNY có xu hướng gia tăng
38. Thất nghiệp tại các nước đang phát triển nhìn chung là cao
39. Nợ công của Nhật Bản trên 200% GDP và Nợ công của Mỹ dưới 100% GDP
=> Mỹ trên 100%
40. Khủng hoảng kinh tế diễn ra thường xuyên hơn
41. Các chính phủ can thiệp ngày càng nhiều hơn vào hoạt động kinh tế của các quốc gia
42. Giao dịch mua bán 7,5% vốn của doanh nghiệp là mua bán sát nhập
43. Tự do hóa thương mại làm gia tăng cạnh tranh
44. Ngành dịch vụ tại các nước đang phát triển có năng lực cạnh tranh cao
45. Hoạt động mua bán sát nhập quốc tế trong cùng một ngành phát triển mạnh mẽ làm gia tăng
cạnh tranh trên phạm vi thế giới
46. Tất cả các nền kinh tế phát triển có tình hình nợ công lành mạnh
47. Vai trò của các nước phát triển ngày càng giảm
48. Nhóm các nước phát triển có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với nhóm các nước đang phát
triển
49. Các liên kết kinh tế khu vực, FTA ngày càng phát triển mạnh mẽ so với ở phạm vi toàn cầu
(WTO) do phạm vi nhỏ
50. Lãi suất thấp tại Nhật Bản làm giảm đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam
1. Có sự dịch chuyển địa điểm sản xuất (gia công) của các Công ty đa quốc gia từ Trung Quốc về Bắc
Mỹ
2. Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu vốn ròng
3. Nông nghiệp của Nhật Bản tụt hậu so với EU
4. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc có tác động làm tăng giá các sản phẩm cơ bản (khoáng sản,
nhiên liệu nguyên liệu thô)
5. Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản trong đầu tư
tại Nhật Bản
=> đầu tư ra nước ngoài
6. Liên kết kinh tế thông qua FTA có xu hướng tăng
7. Dân số già là nhân tố tích cực cho phát triển kinh tế của Nhật Bản
8. Các nước mới nổi và đang phát triển châu Âu có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nhóm
quốc gia đang phát triển
9. Kinh tế các nước xuất khẩu dầu mỏ tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây
10. Thặng dư cán cân vãng lai của Nhật Bản là yếu tố làm JPY lên giá
11. Châu Phi hạ Sahara (Sub-Saharan Africa) là khu vực có trình độ phát triển thấp nhất trong các
nhóm quốc gia đang phát triển
12. Trình độ phát triển của các thành viên EU có sự chênh lệch đáng kể
13. Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư FDI ra
nước ngoài
14. Xu hướng sử dụng năng lượng sạch phát triển mạnh mẽ
15. Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA do ngân sách thặng dư
=> ngân sách thâm hụt
16. Giảm phát là thực trạng phổ biến của Nhật Bản, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Nhật
Bản
17. Tỷ trọng nhiên liệu, sản phẩm kim loại trong xuất khẩu của cộng đồng các quốc gia độc lập
rất thấp
18. Khu vực dịch vụ của Nhật Bản phát triển hơn so với Mỹ
19. Nhật Bản là quốc gia xuất khẩu vốn ròng và có tỷ lệ nợ công/GDP thấp
=> nợ công cao (trên 200%)
20. Các quốc gia thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập phát triển không đồng đều
21. Tất cả các thành viên EU có tình hình nợ công lành mạnh
22. Tỷ lệ lạm phát tại các nước đang phát triển và mới nổi tổng thể thấp hơn so với các nước
phát triển
23. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc là không gây tác động lớn tới tăng trưởng kinh
tế
24. Các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn trong thâm nhập vào thị trường các nước phát
triển
25. Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA nhằm giảm nợ công của Nhật Bản
26. Ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản vẫn cạnh tranh tốt với Hàn Quốc và Trung Quốc
27. Khủng hoảng nợ công tại các nước EU tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế Mỹ
28. Lãnh vực nông nghiệp của EU chịu thiệt hại lớn do trừng phạt kinh tế Nga
29. Tiền lương cao tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế Nhật Bản
30. Các quốc gia mới nổi và đang phát triển châu Âu hội nhập hướng về EU
31. Khủng hoảng nợ công tại các nước EU gây tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế EU
32. Trung Đông, Bắc Phi là nhóm quốc gia đang phát triển xuất khẩu dầu mỏ
33. Mức độ thặng dư cán cân thương mại của Nhật Bản có xu hướng giảm
=> ở trạng thái cân bằng
34. Nhóm các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi nhìn chung có tình hình nợ nước ngoài
khó khăn
35. Trung Quốc là Quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn nhất nhiều nhóm sản phẩm công nghiệp
chế biến.
35’ Nhóm các nước đang phát triển và mới nổi nhìn chung có tình hình nợ nước ngoài khó khăn
35’’ FED giảm lãi suất USD làm tăng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam
36’ Các nước Mỹ La tinh và Caribe chịu gánh nặng nợ nước ngoài không lớn
36’’ Trung Quốc đối mặt vấn đề già hóa dân nhanh, ô nhiễm môi trường, dư thừa công suất, bong
bóng bất động sản và chứng khoán...
36. Sự mất giá của JPY tạo tạo thuận lợi cho xuất khẩu của Nhật Bản
37. Trung Quốc là nhà xuất khẩu hàng đầu thiết bị điện tử di động và thép
38. Các nước đang phát triển Châu Á tổng thể có tốc độ tăng trưởng cao nhất
39. Kinh tế Nhật Bản trì trệ, gặp nhiều khó khăn
40. Giữa các quốc gia trong nhóm Trung Đông, Bắc Phi có sự phân biệt lớn về thu nhập bình
quân đầu người
41. Xu hướng hình thành thế giới đa cực về kinh tế
42. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách hàng năm của Nhật Bản cao
43. Các nước mới nổi và đang phát triển châu Âu có GDP bình quân đầu người cao nhất trong
các nhóm quốc gia đang phát triển và mới nổi
44. Có sự dịch chuyển địa điểm sản xuất (gia công) của các Công ty đa quốc gia từ Trung Quốc
sang các nước đang phát triển khác
45. Các nước đang phát triển châu Á có vai trò gia tăng mạnh mẽ và có thu nhập bình quân đầu
người cao nhất so với các nước đang phát triển khác
46. Vị trí địa lý và thể chế là điểm thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
47. Nhóm các nước phát triển có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với nhóm các nước đang phát
triển
48. Tài nguyên khoáng sản và môi trường chính trị là điểm thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam
49. Mỹ chịu tổn thất lớn hơn so với EU do trừng phạt kinh tế Nga
50. Việt Nam có cơ hội thu lợi từ trừng phạt kinh tế Nga của Mỹ, EU và đồng minh

CHƯƠNG 5
1) Tự do hoá thương mại trong WTO thúc đẩy thương mại quốc tế
2) Sự phát triển của liên kết kinh tế khu vực, hiệp định tự do thương mại song phương hạn chế
phát triển thương mại quốc tế
3) Chi phí vận tải giảm xuống mức thấp thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển
4) Sự phát triển của công nghệ thông tin thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển
5) Thương mại nội bộ ngành nghĩa là một quốc gia chỉ xuất khẩu sản phẩm của một ngành hàng
và không nhập khẩu sản phẩm ngành hàng đó
=> đồng thời xuất khẩu và nhập khẩu trong cùng 1 nhóm ngành
1) Rào cản kỹ thuật là mâu thuẫn lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển
2) Thâm hụt thương mại là mâu thuẫn thường xuyên trong thương mại quốc tế
=> Thâm hụt lâu dài nhất là Mỹ. Từ Eu, NB, Hàn Quốc, ASEAN,… (các nhóm phát triển)… các nước
ĐNA
3) Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề vệ sinh dịch tễ là không đáng kể
=> đáng kể vì các nước áp dụng nhiều phương pháp khác nhau và tiếp cận cũng khác nhau.
Thường lợi dụng để bảo hộ sản xuất trong nước (nhất là nông sản, thực phẩm)
4) Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung làm chậm thương mại quốc tế
1) Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề rào cản kỹ thuật hầu như không đáng kể
=> dùng để làm khó nhau nên ảnh hưởng rất đáng kể
2) Hiện nay tăng trưởng thương mại quốc tế trên thế giới tiếp tục duy trì vượt trội so với tăng
trưởng GDP thế giới
3) Thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế thế giới, sự phụ thuộc của phần
lớn các quốc gia vào thương mại quốc tế ở mức cao, có ý nghĩa sống còn
4) Sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu gia tăng mạnh mẽ, nằm trong top 5
các nước tăng trưởng mạnh nhất
1) Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng trên 60% trong xuất khẩu của nhóm các nước đang
phát triển Châu Mỹ
=> khoảng 50%
2) Việt Nam là một trong những quốc gia có tăng trưởng thương mại quốc tế cao nhất
3) Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia kinh tế
chuyển đổi
=> nhóm QG chuyển đổi là những quốc gia XHCN cũ (Đông Âu, Liên Xô,…). Hàng nhiên liệu và
khoáng sản mới chiểm tỷ trọng lớn
4) Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia đang
phát triển Châu Á
1) Máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong nhập khẩu của Việt Nam
2) Dệt may là nhóm sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
=> Lớn nhất là điện thoại di động (chủ yếu là sam sung)
3) Sản phẩm thâm dụng lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của Việt Nam
4) Tỷ trọng các nước phát triển chiếm khoảng 50% thị trường xuất khẩu của Việt Nam
1) Tăng trưởng thương mại là động lực tăng trưởng kinh tế
2) Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy thương mại phát triển
=> Thương mại và kinh tế có tác động qua lại với nhau
3) Nhóm các nước phát triển xuất khẩu thực phẩm nhiều hơn tổng xuất khẩu của nhóm các nước
đang phát triển và kinh tế chuyển đổi
=> các nước phát triển thì xuất khẩu nhiều hơn. Thực phẩm và nông sản có rào cản lớn nên để
xuất khẩu được phải được quản lý tốt, tiêu chuẩn cao, do đó mà các nước phát triển có ưu thế,
các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn
4) Thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng với kinh tế thế giới
1) Tổng tỷ trọng thực phẩm, nông sản thô, nhiên liệu và khoáng sản lớn hơn hàng công nghiệp
chế biến trong xuất khẩu của nhóm các nước phát triển
2) Nhóm các nước phát triển nhập khẩu thực phẩm ít hơn tổng nhập khẩu của nhóm các nước
đang phát triển và kinh tế chuyển đổi
3) Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề trợ cấp xuất khẩu với hàng nông sản hầu như
không đáng kể
4) FTA EU-Việt Nam tác động làm tăng nhập khẩu xe hơi của Việt Nam từ Thái Lan
1) Vai trò của các FTA trong thương mại quốc tế ngày càng gia tăng
2) Nhóm các nước phát triển xuất khẩu nông sản thô nhiều hơn tổng xuất khẩu của nhóm các
nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi
=> những loại như đậu nành, ngô, bắp,…
3) Trong thương mại quốc tế nhóm hàng chế biến tăng trưởng trung bình cao nhất theo khối
lượng giao dịch trong dài hạn từ 1980 tới nay. Thời gian gần đây nhóm khoáng sản và nhiên liệu
tăng trưởng trung bình cao nhất
=> gồm tăng trưởng kim ngạch (đô la) và tăng trưởng khối lượng.
4) Gia tăng bảo hộ thông qua các rào cản phi thuế quan
1) Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc tác động có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ
2) Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc tác động có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam sang EU
3) Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia đang
phát triển châu Phi
4) Bất đồng giữa các nước phát triển và đang phát triển trong vấn đề trợ cấp xuất khẩu với hàng
nông sản hầu như không đáng kể
=> Vì thông qua và bắt đầu thực hiện, tất cả các nước phải xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản
1) Nhóm hàng nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao thứ 3 trong thương mại quốc tế
2) Nông sản thô chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong thương mại quốc tế
3) Nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất trong thương mại quốc tế
=> chế biến – nhiên liệu – thực phẩm – khoáng sản – nông sản thô
4) Khoáng sản (không tính nhiên liệu) chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong thương mại quốc tế
1) Các hiệp định tự do thương mại song phương có tác động tiêu cực tới sự phát triển của WTO
2) ASEAN là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
3) Nhóm các nước phát triển xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến nhỏ hơn tổng xuất khẩu của
nhóm các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi
4) Các hiệp định tự do thương mại song phương có tác động tích cực tới sự phát triển của WTO
=> tự do hóa thương mại, thúc đẩy thương mại
1) Mỹ là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới
=> Trung Quốc
2) Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới
=> Mỹ
3) Xu hướng gia tăng trao đổi thương mại các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm trong
lĩnh vực năng lượng tái tạo
4) Việt Nam là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ 2 trong ASEAN
=> sau Singapore. Năm 2019 vượt qua Thái Lan để đứng thứ 2
5) Trình độ công nghệ máy móc, thiết bị nhập khẩu của Việt Nam còn thấp, nhưng có cải thiện
1) Tỷ trọng các nước đang phát triển trong thương mại quốc tế tăng
2) Mức độ phát triển liên kết trong thương mại của các khu vực có sự khác biệt đáng kể
3) Việt Nam là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 trong ASEAN
=> đứng t2
4) Thị trường nhập khẩu chủ yếu của các nước phát triển là các nước phát triển
1) Các quốc gia xuất khẩu lớn chủ yếu là các nước phát triển
2) Nhóm các nước phát triển nhập khẩu hàng công nghiệp chế biến ít hơn tổng nhập khẩu hàng
chế biến của nhóm các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi
3) Mỹ là nhà xuất khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới
4) Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các nước phát triển là các nước đang phát triển
1) Nông sản thô, thực phẩm, khoáng sản, nhiên liệu chiếm tổng tỷ trọng áp đảo trong xuất khẩu
Việt Nam
2) Doanh nghiệp sản xuất nước tương Việt Nam được lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
3) EU, Mỹ, Nhật Bản là ba nhà nhập khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới
4) Cán cân thương mại của Việt Nam gần đây cải thiện và thặng dư
1) Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng trên 50% xuất khẩu của nhóm quốc gia đang phát
triển
2) Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng trên 50% xuất khẩu của nhóm các nước phát triển
3) Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng dưới 50% xuất khẩu của nhóm quốc gia đang phát
triển Châu Phi
4) Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng trên 50% xuất khẩu của nhóm quốc gia đang phát
triển Trung Đông – Bắc Phi
1) Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu dao động mạnh chủ yếu là do biến động giá thế giới
2) Mỹ đánh thuế chống bán phá giá với tôm nhập khẩu từ Ấn Độ làm tăng nhập khẩu tôm của
Việt Nam từ Ấn Độ
=> tăng xuất sang Mỹ
3) Sử dụng nông sản để sản xuất nhiên liệu sinh học làm giảm giá nông sản
=> tăng giá
4) Chính sách xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu trong WTO làm giảm giá nông sản thế giới
1) Thị trường nhập khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển là các nước đang phát triển
2) Vai trò của các nước châu Á trong thương mại quốc tế có xu hướng tăng
3) Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển là các nước phát triển
4) Biến động giá thế giới các hàng hóa cơ bản (nông sản, khoáng sản, nhiên liệu, thực phẩm…)
tác động mạnh tới kim ngạch xuất khẩu Việt Nam
=> Có tác động nhưng không mạnh
1) Các nước đang phát triển chiếm tỷ trọng áp đảo trong nhập khẩu của Việt Nam
=> nhập từ TQ nhiều, ASEAN, Ấn Độ (nhiều NVL, linh kiện phụ từng)
2) Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng chậm dần
3) Sắt thép là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (top 10)
4) Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc và Malaysia
4’ Cán cân thương mại của Việt Nam gần đây cải thiện và thặng dư; tăng trưởng xuất khẩu của
Việt Nam có xu hướng chậm dần
5) Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến cao hơn tổng tỷ trọng các nhóm hàng hóa còn lại
trong xuất khẩu của Việt Nam
1) Các nước đang phát triển Đông Á và Đông Nam Á là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt
Nam
2) Các nước phát triển đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu của Việt Nam
3) Rau quả là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (top 10)
4) Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến cao hơn tổng tỷ trọng các nhóm hàng hóa còn lại
trong nhập khẩu của Việt Nam
1) Việt Nam đứng trong top 10 các nước xuất khẩu thiết bị văn phòng và viễn thông
2) Cao su là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (top 10)
=> giá cao su giảm
3) Hiện tượng gian lận xuất xứ hàng hóa còn tồn tại trong xuất nhập khẩu của Việt Nam
4) Việt Nam xuất siêu sang EU và Đài Loan
=> nhập siêu từ Đài Loan
5) Quản lý xuất nhập khẩu được cải thiện, nhưng còn nhiều bất cập làm tăng chi phí kinh doanh
của doanh nghiệp
1) Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến cao hơn tổng tỷ trọng các nhóm hàng hóa còn lại
trong xuất khẩu của nhóm quốc gia kinh tế chuyển đổi
=> lớn nhất là nhiên liêu
2) Việt Nam nhập siêu từ hầu hết các nước phát triển
=> phần lớn VN xuất siêu sang các nước phát triển
3) Gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại của Mỹ tác động tiêu cực tới thương mại quốc tế
4) Tình trạng dư thừa công suất trong một số ngành sản xuất trên thế giới dẫn tới gia tăng bảo
hộ của các quốc gia
=> thường là ở TQ
1) Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc, Thái Lan, Canada
=> xuất siêu sang canada
2) Hàng thủy sản là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (top 10)
3) Việt Nam xuất siêu sang Mỹ và ASEAN
=> nhập siêu ASEAN
4) Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu với trái cây từ Mỹ có tác động tăng xuất khẩu trái cây của Mỹ
sang Việt Nam
1) Tỷ trọng khu vực kinh tế trong nước trong xuất khẩu của Việt Nam cao hơn khu vực có vốn FDI
Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu với trái cây từ Mỹ có tác động giảm xuất khẩu trái cây của Mỹ sang
Trung Quốc, và tác động tăng xuất khẩu trái cây Trung Quốc sang Việt Nam -> đúng

=> FDI trên 70%


2) Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung có giá trị gia tăng thấp
=> gia công dệt may, sơ chế,…
3) Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu với trái cây từ Mỹ có tác động giảm xuất khẩu trái cây Việt
Nam sang Trung Quốc
4) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, là nhóm sản phẩm
có kim ngạch cao nhất của Việt Nam
=> điện thoại di động mới cao nhất
1) Việt Nam có độ mở thương mại cao, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, ít phụ thuộc vào nhập
khẩu
2) Xuất khẩu sản phẩm thâm dụng kỹ năng và công nghệ cao của Việt Nam gia tăng mạnh
3) Mỹ áp thuế chống bán phá giá cao với ống thép Trung Quốc làm tăng xuất khẩu ống thép của
Việt Nam sang Mỹ
4) Tình trạng hàng nhập khẩu kém chất lượng, gian lận, chiếm đoạt thuế nhập khẩu, thuế VAT
trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn tồn tại
1) Mỹ áp thuế chống bán phá giá cao với ống thép Trung Quốc làm tăng nhập khẩu ống thép của
Việt Nam từ Trung Quốc
2) EU, Mỹ, ASEAN là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
=> Thứ 3 là TQ, ASEAN là thứ 4
3) Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung làm tăng giá nông sản tại Trung Quốc
4) Trung Quốc siết chặt quy định với nhập khẩu nông sản Việt Nam làm giảm giá nông sản tại thị
trường Trung Quốc
1. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển là các nước phát triển.
2. Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề rào cản kỹ thuật hầu như không đáng kể
3. Nhóm các nước phát triển nhập khẩu hàng công nghiệp chế biến ít hơn tổng nhập khẩu của
nhóm các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi
4. Các quốc gia xuất khẩu lớn chủ yếu là các nước phát triển
5. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia đang
phát triển Đông Á và Đông Nam Á
Trung Quốc siết chặt quy định với nhập khẩu nông sản trong thời gian chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
làm giảm giá nông sản tại thị trường Trung Quốc -> đúng

6. Tỷ trọng thương mại giữa các nước phát triển với nhau là cao nhất trong thương mại quốc tế
7. Tăng trưởng thương mại là động lực tăng trưởng kinh tế
8. Sự phụ thuộc của các quốc gia vào thương mại quốc tế ngày càng tăng
9. Tự do hoá thương mại trong WTO thúc đẩy thương mại quốc tế
10. Nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất trong thương mại quốc tế
11. Xu hướng phát triển của công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu, thân thiện môi trường
11’ Xu hướng phát triển của công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu, thân thiện môi trường làm
tăng nhu cầu với nhiên liệu, khoáng sản
12. Nhóm hàng nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao thứ 3 trong thương mại quốc tế
13. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia đang
phát triển Tây Á
14. Nhu cầu với máy móc, thiết bị tăng nhanh
15. Hiện nay điều kiện mậu dịch của các nước đang phát triển sau một thời gian thay đổi thuận lợi
có chiều hướng thay đổi bất lợi
16. Gia tăng làn sóng bảo hộ thông qua các rào cản phi thuế quan
17. Tỷ trọng các nước đang phát triển thương mại quốc tế tăng
18. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các nước phát triển là các nước đang phát triển
19. Mỹ là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới
Tăng trưởng thương mại là động lực tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế thúc đẩy thương mại
phát triển -> đúng

20. Cắt giảm trợ cấp làm giảm giá nông sản trên thị trường thế giới
21. Khoáng sản (không tính nhiên liệu) chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong thương mại quốc tế
22. Qui mô của sản xuất hàng hoá gia tăng nhanh, vượt trội so với tăng trưởng thương mại quốc tế
23. Sự phát triển của công nghệ thông tin thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển
24. Nhu cầu với sản phẩm chế biến tăng nhanh hơn so với hàng nông sản, khoáng sản, nhiên liệu
25. Vai trò của các FTA trong thương mại quốc tế ngày càng gia tăng
26. Nhóm các nước phát triển xuất khẩu nông sản thô nhiều hơn tổng xuất khẩu của nhóm các nước
đang phát triển và kinh tế chuyển đổi
27. Trong thương mại quốc tế nhóm hàng chế biến có tốc độ tăng trưởng cao nhất theo khối lượng
giao dịch
Thương mại nội bộ ngành là xu hướng phổ biến trong thương mại quốc tế. Thương mại nội bộ ngành
nghĩa là một quốc gia xuất khẩu sản phẩm của một ngành hàng và đồng thời nhập khẩu sản phẩm của
ngành hàng đó. -> đúng

28. Vai trò của các nước châu Á trong thương mại quốc tế có xu hướng tăng
29. Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy thương mại phát triển
30. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia đang
phát triển châu Phi
31. Các hiệp định tự do thương mại song phương có tác động tiêu cực tới sự phát triển của WTO
32. Nông sản chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong thương mại quốc tế
33. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng hơn 50% nhập khẩu của nhóm quốc gia phát triển
34. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia đang
phát triển
34’ Cắt giảm các loại trợ cấp trong nước, trợ cấp xuất khẩu làm giảm giá nông sản trên thị trường
thế giới
35. Sự phát triển của liên kết kinh tế khu vực hạn chế phát triển thương mại quốc tế
36. Trợ cấp với hàng nông sản là mâu thuẫn gay gắt giữa các nước phát triển và đang phát triển
36’ Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu với trái cây nhập khẩu từ Mỹ có tác động tăng xuất khẩu trái
cây của Mỹ sang Việt Nam, và tác động tăng xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Trung Quốc
37. Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề vệ sinh dịch tễ là không đáng kể
38. Vai trò của thương mại quốc tế ngày càng gia tăng đối với kinh tế thế giới
39. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia đang
phát triển Trung Đông
40. Nông sản, nhiên liệu và khoáng sản chiếm tổng tỷ trọng lớn hơn hàng công nghiệp chế biến
trong xuất khẩu của nhóm các nước đang phát triển Châu Mỹ
41. Thâm hụt thương mại là mâu thuẫn thường xuyên trong thương mại quốc tế
42. Các hiệp định tự do thương mại song phương có tác động tích cực tới sự phát triển của WTO
43. Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề trợ cấp với hàng nông sản hầu như không đáng
kể
44. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển là các nước phát triển
45. Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến cao hơn tổng tỷ trọng các nhóm hàng hóa còn lại trong
xuất khẩu của nhóm quốc gia kinh tế chuyển đổi
46. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia đang
phát triển châu Á
47. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của các nước phát triển là các nước phát triển
48. Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới
49. Rào cản kỹ thuật là mâu thuẫn lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển
50. Sự phát triển của các hiệp định tự do thương mại song phương thúc đẩy phát triển thương mại
quốc tế
1. Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc.
2. Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung có giá trị gia tăng thấp.
3. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhập khẩu của nhóm quốc gia đang
phát triển.
4. Máy vi tinh, sản phẩm điện tử và linh kiện là một sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
4’ Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc và Hàn Quốc
5. Tỷ trọng thương mại giữa các nước đang phát triển với nhau là cao thứ 3 trong trong thương
mại quốc tế.
6. Thực phẩm, nông sản, nhiên liệu và khoáng sản chiếm tổng tỷ trọng lớn hơn hàng công nghiệp
chế biến trong nhập khẩu của nhóm các nước phát triển
6’ Hiện nay tăng trưởng thương mại quốc tế tiếp tục duy trì vượt trội so với tăng trưởng GDP thế giới
7. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
8. Một số nước đang phát triển thặng dư cán cân thương mại.
9. Sản phẩm điện thoại và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
10. Dệt may là nhóm sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
11. Hàng dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
12. Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến cao hơn tổng tỷ trọng các nhóm hàng hóa còn lại trong
nhập khẩu của Việt Nam.
13. Việt Nam xuất siêu sang ASEAN
14. Việt Nam nhập siêu từ hầu hết các nước phát triển
15. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng dưới 50% nhập khẩu của nhóm quốc gia đang phát triển
16. Việt Nam xuất siêu sang EU.
17. Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu dao động mạnh là do hoạt động đầu cơ trên thị trường dầu mỏ thế
giới.
17’ Việt Nam nhập siêu từ Đài Loan và ASEAN
18. Máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn áp đảo trong nhập khẩu của Việt Nam.
19. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng áp đảo trong xuất khẩu của nhóm các nước phát triển.
20. Tỷ trọng các nước đang phát triển chiếm trên 50% thị trường xuất khẩu của Việt Nam
21. Việt Nam xuất siêu sang Đài Loan
22. Máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu chiếm tỷ trọng áp đảo trong nhập khẩu Việt Nam.
23. Việt Nam nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị trình độ công nghệ nhìn chung chưa cao là do lao
động phổ thông dồi dào.
24. Tỷ trọng khu vực kinh tế trong nước trong xuất khẩu của Việt Nam cao hơn khu vực có vốn FDI
25. EU, Mỹ, ASEAN là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
26. ASEAN là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
27. Việt Nam xuất siêu sang Mỹ.
28. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là các sản phẩm thâm dụng lao động phổ thông.
28’ Việt Nam xuất siêu sang EU và xuất siêu sang Mỹ
29. Việt Nam xuất siêu sang ASEAN
30. Một số nước phát triển thâm hụt cán cân thương mại.
31. Tất cả các nước phát triển thặng dư cán cân thương mại
32. Năng lực tài chính còn hạn chế là một nguyên nhân Việt Nam nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị
trình độ công nghệ nhìn chung chưa cao.
33. Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu dao động mạnh là do nhu cầu sử dụng nhiên liệu thế giới hàng năm
hay có thay đổi thất thường.
34. Tình hình nhập siêu của Việt Nam gần đầy giảm.
35. Tỷ trọng thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển là cao thứ 2 trong trong thương
mại quốc tế
36. Sử dụng nông sản để sản xuất nhiên liệu sinh học làm giảm giá nông sản
37. Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến cao hơn tổng tỷ trọng các nhóm hàng hóa còn lại trong
xuất khẩu của Việt Nam.
38. Các nước phát triển là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
39. Nông sản, khoáng sản, nhiên liệu chiếm tổng tỷ trọng áp đảo trong xuất khẩu Việt Nam
40. Việt Nam xuất siêu sang Hàn Quốc
41. Trình độ công nghệ của Việt Nam còn thấp là một nguyên nhân Việt Nam nhập khẩu nhiều máy
móc, thiết bị trình độ công nghệ nhìn chung chưa cao.
42. Tỷ trọng thương mại giữa các nước phát triển với nhau là cao nhất trong thương mại quốc tế
43. Các nước đang phát triển chiếm tỷ trọng áp đảo trong nhập khẩu của Việt Nam
44. Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc.
45. Giá thế giới các hàng hóa cơ bản giảm tác động mạnh tới kim ngạch xuất khẩu Việt Nam
46. Tỷ trọng các nước đang phát triển chiếm trên 50% thị trường xuất khẩu của Việt Nam
47. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhập khẩu của nhóm quốc gia phát triển.
48. Các nước đang phát triển Đông Á và Đông Nam Á là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
49. Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu dao động mạnh là do cung nhiên liệu thế giới hay có diễn biến bất
thường.
50. Thị trường tiêu thụ hạn chế là một nguyên nhân Việt Nam nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị trình
độ công nghệ nhìn chung chưa cao.

CHƯƠNG 6
Câu nào sau đây đúng?
1) Khu vực FDI chiếm trên 20% tổng thu ngân sách của Việt Nam
→ thu ngân sách từ khu vực FDI ít vì khu này xuất khẩu nhiều thuế VAT k có, thuế NK với nhiên liệu
cũng được miễn chỉ còn lại thuế thu nhập doanh nghiệp
2) Khu vực FDI đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
3) Trong cùng một ngành thì doanh nghiệp FDI nhìn chung có trình độ công nghệ cao hơn doanh
nghiệp Việt Nam

4) Doanh nghiệp FDI xuất khẩu điện thoại di động ít hơn doanh nghiệp Việt Nam
→ đây là ngành xuất khẩu lớn của vn phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài
1) Hiện nay FDI tại Việt Nam đang hướng vào hạ tầng công nghiệp (sản xuất điện), thường theo
hình thức BOT
2) Khu vực FDI đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam
3) Tỷ trọng khu vực FDI trong cơ cấu việc làm của Việt Nam là thấp nhất
4) Hiện nay khu vực FDI chiếm khoảng 70% xuất khẩu Việt Nam
1) Khu vực FDI chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP của Việt Nam
→ THẤP NHẤT KHOẢNG HƠN 20%
2) Hà Nội là địa phương thu hút FDI lớn nhất theo vốn đăng kí
→ tp.hcm
3) Khu vực FDI chiếm tỷ trọng cao nhất trong xuất khẩu của Việt Nam
4) Các ngân hàng thương mại do nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong
hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam
1) Kinh doanh bất động sản thu hút lượng vốn FDI không đáng kể
→ đáng kể khoảng 17%
2) Công nghiệp chế biến là ngành thu hút FDI nhiều nhất tại Việt Nam
→ khoảng 52%
3) Đồng bằng sông Hồng là vùng thu hút FDI lớn nhất theo vốn đăng kí
4) Các quốc gia đầu tư FDI lớn tại Việt Nam chủ yếu là từ EU
1) Ban quản lý khu kinh tế có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư FDI
2) Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thông qua mua bán sát nhập
3) UBND thành phố Đà Nẵng có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư FDI
4) Ban quản lý khu chế xuất có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư FDI
1) Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư tại Việt Nam theo hợp đồng BOT
2) Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
3) Hình thức đầu tư FDI phổ biến nhất tại Việt Nam là doanh nghiệp liên doanh vì mang lại nhiều
lợi ích cho các bên tham gia
4) Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn FDI chiếm tỷ trọng lớn trong bảo hiểm y tế bắt buộc
1) Nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tăng vốn
2) Một số ngành công nghệ cao (điện, điện tử) thu hút nhiều vốn FDI vào Việt Nam.
3) Chuyển giao công nghệ trong FDI tại Việt Nam còn hạn chế
4) Singapore là quốc gia có FDI lũy kế lớn nhất tại Việt Nam
1) Khu vực FDI có biểu hiện lách thuế trong hoạt động tại Việt Nam
2) Phân bổ vốn FDI tương đối đồng đều trên lãnh thổ Việt Nam
3) Doanh nghiệp trong nước Việt Nam tuân thủ quy định môi trường nghiêm túc hơn đáng kể so
với khu vực FDI
→ NHƯ NHAU
4) Hàn Quốc là quốc gia có vốn FDI lũy kế lớn nhất tại Việt Nam
Tỷ lệ giải ngân vốn FDI của Việt Nam có xu hướng cải thiện; và chuyển giao công nghệ trong FDI tại
Việt Nam còn hạn chế
Câu nào sau đây đúng?
1) Việt Nam tích cực đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông
2) Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam có xu hướng tăng trong dài hạn
3) Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tập trung nhiều nhất vào công nghiệp chế biến
4) Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tập trung chủ yếu vào các nước phát triển
Câu nào sau đây đúng?
1) Nhà đầu tư nước ngoài không thể tham gia các dự án hợp tác công tư (PPP)
2) Khu vực Tây Nguyên thu hút được lượng vốn FDI đáng kể
3) Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư tại Việt Nam theo hợp đồng BOO
4) Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là hình thức FDI tại Việt Nam
1) Nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc thành lập liên doanh tại Việt Nam trong một số ngành
2) Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
trong tất cả các ngành
3) Nhà đầu tư nước ngoài không thể đầu tư vào bất cứ lãnh vực nào họ muốn tại Việt Nam
4) Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư tại Việt Nam theo hợp đồng BOT3
1) Trung Quốc là một trong các đối tác lớn trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
2) Lào là một trong các đối tác lớn trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
3) Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tập trung nhiều nhất vào Châu Âu
4) Tập đoàn FPT mua Công ty RWE IT Slovakia là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Việt Nam và với mục đích chính là sử dụng nguồn nhân công giá rẻ
1. Nhật Bản là một trong những quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới
2. Ngân hàng Kexim (Hàn Quốc) cung cấp cho PetroVietnam khoản vay trị giá 330 triệu USD là FDI
3. Khi quốc gia thực hiện đầu tư FDI ra nước ngoài thì người lao động trong nước được hưởng lợi
lớn
4. Đầu tư FDI nhằm vượt qua hàng rào thuế quan do các nước thường áp dụng chính sách thuế nhập
khẩu với nguyên liệu, linh kiện cao hơn so với thuế quan nhập khẩu với sản phẩm cuối cùng
5. Khoảng cách trong thu hút FDI giữa khối các nước phát triển và khối các nước đang phát triển và
kinh tế chuyển đổi có xu hướng thu hẹp.
7. Đầu tư quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro.
8. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khi tham gia TPP sẽ giảm vì thuế quan nhập khẩu giảm
9. Việt Nam có thể đưa ra yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường cao hơn với FDI so với đầu tư trong
nước
10. Nichirei Foods mua 19% số cổ phiếu đã phát hành của Cholimex là đầu tư trực tiếp.
11. Trong dài hạn đầu tư FDI ra nước ngoài cải thiện cán cân thanh toán của quốc gia đầu tư.
12. Các quốc gia cạnh tranh quyết liệt trong thu hút vốn FDI.
13. FDI trên thế giới tập trung nhiều nhất vào công nghiệp chế biến
14. Yamaha Nhật Bản cho Yamaha Việt Nam vay 5 triệu USD là FDI .
15. Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong ngành may mặc tại Lào nhằm sử dụng lao động phổ
thông giá rẻ.
16. Nhà đầu tư nước ngoài mua 20% trái phiếu quốc tế do Hoàng Anh Gia Lai phát hành là đầu tư
FDI
17. Intel đầu tư tại TP.HCM nhằm sử dụng lao động phổ thông giá rẻ tại Việt Nam
18. Các nước phát triển chiếm tỷ trọng lớn hơn trong dòng vốn FDI đầu tư ra nước ngoài.
19. Đầu tư quốc tế nhằm với mục đích khác: bảo toàn tài sản, định cư ở nước ngoài.
20. Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan mua lại chuỗi siêu thị Metro Cash & Carry Việt Nam là
đầu tư quốc tế, và là FDI.
21. Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào trồng cao su tại Campuchia làm giảm xuất khẩu phân bón
sang Campuchia
22. Tập đoàn Masan phát hành trái phiếu quốc tế làm tăng nợ nước ngoài của Việt Nam.
23. Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều nhất thế giới.
24. Viettel đầu tư sang Campuchia nhằm mục đích chính là vượt qua rào cản thuế quan
25. Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều nhất thế giới.
26. Mua bán sáp nhập là hình thức phổ biến của FDI vào các nước phát triển.
27. IFC đang nắm giữ 12% vốn Vietinbank, và mua thêm 2% vốn Vietinbank. Giao dịch này là FDI.
28. Việt Nam có thể đưa ra yêu cầu về công nghệ cao hơn với FDI so với đầu tư trong nước
29. Lợi nhuận tái đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể xem không phải là FDI.
30. PetroVietnam thành lập liên doanh khai thác dầu mỏ tại Nga nhằm mục đích chính là học hỏi
kinh nghiệm
31. Đầu tư quốc tế nhằm chia sẻ ưu thế của doanh nghiệp về công nghệ, quản lý với đối tác
nước ngoài.
32. Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh đầu tư trồng cao su tại Campuchia nhằm tận dụng chi phí
thuê đất rẻ và nguồn nhân lực tay nghề cao tại Campuchia
33. Mỹ là một trong những quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới.
34. Việt Nam có thể miễn thuế thu nhập doanh nghiệp để thu hút đầu tư FDI vào vùng sâu, vùng
xa.
35. Lợi nhận tái đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể xem là FDI.
36. FDI vào Việt Nam làm gia tăng nợ nước ngoài của Việt Nam
37. Công dân Hàn Quốc xây dựng nhà máy may tại Việt Nam là đầu tư quốc tế.
38. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể nhằm mục đích thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát
triển (R&D).
39. Đầu tư quốc tế nhằm giảm chi phí vận tải từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng.
40. Nhà đầu tư Mỹ mua trái phiếu Chính phủ Anh là đầu tư quốc tế và là FDI
41. Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trồng cao su sang Lào có thể làm giảm việc làm trong ngành
trồng cao su Việt Nam.
42. Đầu tư quốc tế nhằm chuyển các ngành sản xuất ô nhiễm ra nước ngoài do ở nước ngoài yêu
cầu, thực thi quy định môi trường nghiêm ngặt
43. Khoản vay trị giá 10 triệu USD của IFC cho Viettinbank sau khi IFC sở hữu 10% cổ phần
Vietinbank, là FDI.
44. Người Việt Nam mở nhà hàng tại Mỹ là đầu tư FDI.
45. Mỹ là một trong những quốc gia đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều nhất thế giới.
46. Nhà đầu tư Nhật Bản lần đầu mua 8% cổ phiếu thông thường của Tập Đoàn Hòa Phát là FDI
47. GM xây dựng liên doanh sản xuất xe với Toyota tại Mỹ là đầu tư quốc tế và là FDI.
48. Đầu tư quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
49. Trung Quốc là một trong những quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới.
50. Công dân Ba Lan mua nhà tại Mỹ là FDI.
1. Ban quản lý khu kinh tế có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư FDI.
2. Phân bổ vốn FDI tương đối đồng đều trên lãnh thổ Việt Nam
3. Công nghiệp chế biến là ngành thu hút FDI nhiều nhất tại Việt Nam.
4. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tập trung nhiều nhất vào công nghiệp chế biến
5. Tăng vốn dự án đầu tư là một hình thức đầu tư FDI.
6. Nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc thành lập liên doanh tại Việt Nam trong một số ngành.
7. Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thông qua mua bán sát nhập.
8. LB Nga là đối tác lớn trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam.
9. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư không là hình thức FDI tại Việt
Nam
10. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam có xu hướng tăng trong dài hạn.
11. Đầu tư gián tiếp nước ngoài nhằm vượt qua hàng rào
12. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam.
13. Nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tăng vốn.
14. Tỷ lệ giải ngân vốn FDI của Việt Nam chưa cao.
15. Nhà đầu tư nước ngoài không thể tham gia các dự án hợp tác công tư (PPP)
6. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
17. Hình thức đầu tư FDI phổ biến nhất tại Việt Nam là doanh nghiệp liên doanh vì mang lại nhiều
lợi ích cho các bên tham gia
18. Khu vực FDI đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam.
19. Các nước đang phát triển Châu Á đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều nhất trong nhóm quốc gia
đang phát triển. (checked)
20. FDI đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp Việt Nam (Checked)
21. Khu vực FDI có biểu hiện lách thuế trong hoạt động tại Việt Nam.
22. FDI trên thế giới tập trung nhiều nhất vào dịch vụ.
23. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng cao nhất trong xuất khẩu của Việt Nam (không tính xuất khẩu dầu
khí).
24. Lợi nhuận tái đầu tư đóng vai trò không đáng kể trong FDI trên thế giới
25. Chuyển giao công nghệ trong FDI tại Việt Nam còn hạn chế.
26. Một số ngành công nghệ cao (điện, điện tử) thu hút nhiều vốn FDI vào Việt Nam.
27. Khu vực FDI chiếm trên 20% tổng thu ngân sách của Việt Nam
28. UBND thành phố Biên Hòa có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư FDI
29. Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong
tất cả các ngành
30. Hà Nội là địa phương thu hút FDI lớn nhất theo vốn đăng kí
31. Tăng vốn dự án đầu tư là hình thức đầu tư FDI tại Việt Nam. (CHECKED)
32. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tập trung chủ yếu vào các nước phát triển
33. Tỷ trọng khu vực FDI trong cơ cấu việc làm của Việt Nam là thấp nhất.
34. Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư tại Việt Nam theo hợp đồng BT. (CHECKED)
35. Khu vực Tây Nguyên thu hút được lượng vốn FDI đáng kể
Lợi nhuận tái đầu tư đóng vai trò không đáng kể trong FDI trên thế giới
36. Đồng bằng sông Hồng là vùng thu hút FDI lớn nhất theo vốn đăng kí
37. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tập trung nhiều nhất vào Châu Âu
38. Các quốc gia đứng đầu trong đầu tư FDI ra nước ngoài chủ yếu là các nước phát triển.
39. Trung Quốc là đối tác lớn trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam (checked)
40. Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào bất cứ lãnh vực nào họ muốn tại Việt Nam
41. Nhà đầu tư nước ngoài không thể đầu tư tại Việt Nam theo hợp đồng BT
42. Các nước đang phát triển Châu Á là địa điểm hấp dẫn thu hút FDI.
43. FDI đóng vai trò quan trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng Việt Nam
44. Trong cùng một ngành thì doanh nghiệp FDI có trình độ công nghệ cao hơn doanh nghiệp Việt
Nam.
45.Tập đoàn FPT mua Công ty RWE IT Slovakia là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam và với
mục đích chính là sử dụng nguồn nhân công giá rẻ
46.Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư không là hình thức FDI tại Việt
Nam
47.Các quốc gia đầu tư FDI lớn tại Việt Nam chủ yếu là từ EU
48.Doanh nghiệp trong nước Việt Nam tuân thủ quy định môi trường nghiêm túc hơn đáng kể so với
khu vực
49. Khu vực FDI đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
50.Khu vực FDI chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP của Việt Nam (checked)
1) GM (General Motors) xây dựng liên doanh sản xuất xe với Toyota tại Mỹ là đầu tư quốc tế và là FDI
Đầu tư quốc tế nhằm giảm chi phí vận tải từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng, đa dạng hóa chuỗi cung ứng
-> đúng

2) Nhà đầu tư Mỹ mua trái phiếu Chính phủ Anh là đầu tư quốc tế và không là FDI
3) Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan mua lại chuỗi siêu thị Metro Cash & Carry Việt Nam là đầu
tư quốc tế, không là FDI
4) Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn tại Việt Nam bằng máy móc thiết bị
1) Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh đầu tư trồng cao su tại Campuchia nhằm tận dụng chi phí thuê
đất rẻ và nguồn nhân lực tay nghề cao tại Campuchia
2) Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư trong ngành da giày tại Việt Nam nhằm sử dụng lao động phổ thông
giá rẻ
3) Intel đầu tư TP. Hồ Chí Minh nhằm sử dụng lao động phổ thông giá rẻ tại Việt Nam
4) Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn tại Việt Nam bằng quyền sử dụng thương hiệu
1) Đầu tư quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro, đa dạng hóa chuỗi cung ứng
2) Đầu tư quốc tế nhằm với mục đích khác: bảo toàn tài sản, định cư ở nước ngoài, làm từ thiện ở
nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn tại Việt Nam bằng trái phiếu chính phủ Việt Nam, nhà xưởng, quyền
sử dụng đất -> chưa checked (lần 1: sai
Doanh nghiệp cơ khí (trong đó Suzuki Việt Nam góp 30% vốn, Honda Việt Nam góp 30% vốn), được xem
là nhà đầu tư nước ngoài. -> chưa check (lần 1- sai
Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) được xem là nhà đầu tư nước ngoài
-> chưa check (lần 1- sai)
Nhà đầu tư Hàn Quốc góp 25% vốn cùng với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam (60% vốn Nhật Bản) góp 30%
vốn để thành lập doanh nghiệp mới. Doanh nghiệp mới không được xem như nhà đầu tư nước ngoài
(chưa check) (lần 1- sai)

Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tư FDI ra nước ngoài lớn trên thế giới -> đúng
Công ty con của Yamaha Việt Nam (Yamaha Việt Nam sở hữu 60% vốn), được xem là nhà đầu tư nước
ngoài -> sai
Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn tại Việt Nam bằng máy móc thiết bị, quyền sử dụng thương hiệu -
> đúng
Toyota xây dựng liên doanh sản xuất xe với General Motors tại Mỹ là đầu tư quốc tế và là FDI -> đúng

Lợi nhận tái đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là FDI -> đúng

3) Đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhằm mục đích chuyển sản xuất ô nhiễm ra nước ngoài
4) Đầu tư FDI nhằm vượt qua hàng rào thuế quan do các nước thường áp dụng chính sách thuế nhập
khẩu với nguyên liệu, linh kiện cao hơn so với sản phẩm cuối cùng
1) Đầu tư gián tiếp nước ngoài nhằm vượt qua hàng rào thuế quan
2) Đầu tư quốc tế nhằm tối ưu hóa lợi nhuận
3) Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm giảm chi phí vận tải hàng hóa tới người tiêu dùng
4) Formosa đầu tư dự án luyện kim tại Việt Nam nhằm mục đích chính là tận dụng nhân công giá rẻ
1) Đầu tư quốc tế nhằm chia sẻ ưu thế của mình về công nghệ, quản trị doanh nghiệp với đối tác nước
ngoài
2) Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm chuyển các ngành sản xuất ô nhiễm ra nước ngoài do ở nước
ngoài yêu cầu, thực thi quy định môi trường nghiêm ngặt
3) Đầu tư FDI vào Việt Nam khi tham gia CPTPP giảm vì thuế quan nhập khẩu giảm
4) Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn tại Việt Nam bằng trái phiếu chính phủ Việt Nam
1) Viettel đầu tư sang Mozambique nhằm mục đích chính là vượt qua rào cản thuế quan
2) Chiến tranh thương mại Mỹ Trung không ảnh hưởng tới dòng vốn FDI trên thế giới
3) Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trồng cao su sang Lào có thể làm giảm việc làm trong ngành trồng
cao su Việt Nam
4) Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào trồng cao su tại Campuchia làm giảm xuất khẩu phân bón sang
Campuchia
1) Trung Quốc là quốc gia đầu tư FDI ra nước ngoài lớn
2) Công dân Hà lan mua căn hộ khách sạn (condotel) tại Phú Quốc là FDI → TRONG ĐẦU TƯ RA
NƯỚC NGOÀI FDI CÓ MUA BẤT ĐỘNG SẢN ĐƯỢC GỌI LÀ ĐẦU TƯ FDI
3) Nhà đầu tư nước ngoài mua 20% trái phiếu quốc tế do Hoàng Anh Gia Lai phát hành là đầu tư
FDI → TRÁI PHIẾU HAY MUA TRÁI PHIẾU K PHẢI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP, TRÁI PHIẾU K CÓ QUYỀN BIỂU
QUYẾT
4) Nichirei Foods mua 19% cổ phiếu của Cholimex là đầu tư trực tiếp
Công dân Hà lan mua căn hộ condotel tại Phú Quốc là FDI
Câu nào sau đây đúng?
1) Nhà đầu tư Nhật Bản lần đầu mua 9% cổ phiếu của Tập Đoàn Hòa Phát là FDI
2) Yamaha Việt Nam cho Honda Indonesia vay 4 triệu USD là FDI → SAI VÌ ĐÂY LÀ HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI THÔNG THƯỜNG VÌ ĐÂY K PHẢI QUA HỆ CÔNG TY CON CÙNG CÔNG TY MẸ
3) Ngân hàng Kexim (Hàn Quốc) cung cấp cho PetroVietnam khoản vay trị giá 330 triệu USD là
FDI
4) Khoản vay trị giá 10 triệu USD của IFC cho Vietinbank sau khi IFC sở hữu 10% cổ phần
Vietinbank, là FDI → MUA LẦN ĐẦU MÀ THẤP HƠN 10% THÌ K LÀ NHÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
Câu nào sau đây đúng?
1) Tập đoàn Masan phát hành trái phiếu quốc tế làm tăng tổng nợ nước ngoài của Việt Nam →
PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU LÀ NỢ → TĂNG ĐÚNG
2) Các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua 49,9% ngân hàng ACB → SAI ĐỐI VỚI CÁC NHÀ ĐẦU
TƯ NƯỚC NGOÀI CHỈ CÓ THỂ NẮM GIỮ TỔNG THỂ TỐI ĐA 30% (ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ĐÃ
TỒN TẠI)
3) Vingroup vay tín dụng từ các ngân hàng quốc tế làm tăng tổng nợ nước ngoài của Việt Nam
4) Vietinbank phát hành cổ phiếu (20% vốn điều lệ) cho đối tác nước ngoài. Giao dịch này làm
tăng tổng nợ nước ngoài của Việt Nam → CỔ PHIẾU K PHẢI LÀM TĂNG NỢ, K CÓ TRÁCH NHIỆM PHẢI
THANH TOÁN CHO CỔ PHIẾU
Câu nào sau đây đúng?
1) FDI vào Việt Nam làm gia tăng tổng nợ nước ngoài của Việt Nam
2) Việt Nam có thể quy định về công nghệ cao hơn với FDI so với đầu tư trong nước
3) Việt Nam có thể miễn thuế thu nhập doanh nghiệp để thu hút đầu tư (đầu tư trong nước và
FDI) vào vùng sâu, vùng xa
4) Việt Nam có thể quy định tiêu chuẩn môi trường cao hơn với FDI so với đầu tư trong nước
Câu nào sau đây đúng?
1) Suzuki Thái Lan (Công ty con) cho Suzuki Nhật Bản vay là FDI
2) Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể với mục đích thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát
triển (R&D)
3) Trong dài hạn đầu tư FDI ra nước ngoài cải thiện cán cân thanh toán của quốc gia đầu tư
4) FDI thường được các công ty đa quốc gia sử dụng để chuyển lợi nhuận → chuyển lợi nhuận
theo pp thông thường là đánh thuế, quốc gia công ty mẹ chuyển đến công ty con cũng đánh thuế.
Người ta sẽ k mua trực diện để chịu thuế mà dưới nhiều dạng khác nhau
Câu nào sau đây đúng?
1) Lợi nhuận tái đầu tư đóng vai trò không đáng kể trong FDI trên thế giới
2) Các quốc gia cạnh tranh quyết liệt trong thu hút vốn FDI
3) Khoảng cách trong thu hút FDI giữa khối các nước phát triển và khối các nước đang phát triển
và kinh tế chuyển đổi có xu hướng thu hẹp.
4) Tại các nước đang phát triển mua bán sáp nhập quốc tế là hình thức FDI phổ biến hơn tại các
nước phát triển
Câu nào sau đây đúng?
1) Trung Quốc là một trong những quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới
2) Các nước đang phát triển Châu Á là địa điểm hấp dẫn thu hút FDI
3) Các nước đang phát triển Châu Á đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều nhất trong nhóm quốc gia
đang phát triển
4) Các quốc gia đứng đầu trong đầu tư FDI ra nước ngoài chủ yếu là các nước phát triển
Câu nào sau đây đúng?
1) Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều nhất
2) FDI trên thế giới tập trung nhiều nhất vào dịch vụ
3) Mỹ thường là quốc gia tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới
4) Các nước phát triển chiếm tỷ trọng lớn hơn trong dòng vốn FDI đầu tư ra nước ngoài so với
các nước đang phát triển
Câu nào sau đây đúng?
1) M&A quốc tế là FDI
2) Xu hướng FDI trên thế giới trong dài hạn tăng trưởng, nhưng không ổn định trong ngắn hạn
3) Mua bán sát nhập xuyên biên giới (cross-border M&As) chiếm tỷ trọng không đáng kể trong
dòng vốn FDI quốc tế
4) Nhật Bản là một trong những quốc gia thu hút vốn FDI lớn trên thế giới---> lớn trong đầu tư
ra nước ngoài
Câu nào sau đây đúng?
1) FDI đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp Việt Nam
2) FDI đóng vai trò quan trọng trong cơ sở hạ tầng Việt Nam
3) Tỷ lệ giải ngân vốn FDI của Việt Nam có xu hướng được cải thiện → tỷ lệ giải ngân thương k
cao nhưng thời gian gần đây được cải thiện hơn
4) FDI thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng quốc tế → -
Câu nào sau đây đúng?
1) Khu vực FDI chiếm trên 20% tổng thu ngân sách của Việt Nam → thu ngân sách từ khu vực
FDI ít vì khu này xuất khẩu nhiều thuế VAT k có, thuế NK với nhiên liệu cũng được miễn chỉ còn lại
thuế thu nhập doanh nghiệp
Khu vực FDI chiếm trên 25% tổng thu ngân sách của Việt Nam
Khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên là các khu vực hấp dẫn trong thu hút vốn FDI
2) Khu vực FDI đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
3) Trong cùng một ngành thì doanh nghiệp FDI nhìn chung có trình độ công nghệ cao hơn doanh
nghiệp Việt Nam
4) Doanh nghiệp FDI xuất khẩu điện thoại di động ít hơn doanh nghiệp Việt Nam → đây là ngành
xuất khẩu lớn của vn phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài
1) Gần đây Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tư FDI lớn vào Việt Nam
2) Honda Nhật Bản cho Honda Việt Nam vay 5 triệu USD là FDI
3) IFC đang nắm giữ 10% vốn Vietinbank, và mua thêm 2% vốn Vietinbank. Giao dịch mua 2% vốn này
là FDI
4) Người Việt Nam mở nhà hàng tại Mỹ là đầu tư FDI
1) Honda Việt Nam tăng vốn đầu tư tại Việt Nam từ lợi nhuận chưa phân phối. Hoạt động tăng vốn
này là đầu tư FDI
2) Lợi nhuận tái đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số quốc gia có thể xem không
phải là FDI
3) Lợi nhận tái đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể xem là FDI.
4) Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 8% vốn ngân hàng ACB, mua thêm 3% vốn ACB. Giao dịch mua 3%
vốn này là FDI
Nhiều dự án đầu tư FDI tại Việt Nam tăng vốn đầu tư
Honda Việt Nam cho Honda Indonesia vay là FDI
Suzuki Thái Lan cho Suzuki Nhật Bản vay là FDI
Nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất, nông sản thô chiếm tỷ trọng cao thứ 4
trong thương mại quốc tế
Mua bán sát nhập xuyên biên giới (cross-border M&As) chiếm tỷ trọng không đáng kể trong dòng vốn
FDI quốc tế
Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc gia đang phát
triển Tây Á
Đầu tư FDI nhằm vượt qua hàng rào thuế quan do các nước thường áp dụng chính sách thuế nhập
khẩu với nguyên liệu, linh kiện cao hơn so với thuế quan nhập khẩu với sản phẩm cuối cùng
Nội bộ EU tồn tại nhiều mâu thuẫn kinh tế, và nền Kinh tế EU phụ thuộc lớn vào Trung Quốc
Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng trên 60% trong xuất khẩu của nhóm các nước đang phát
triển Châu Mỹ
Đầu tư quốc tế nhằm chuyển các ngành sản xuất ô nhiễm ra nước ngoài do ở nước ngoài yêu cầu,
thực thi quy định môi trường nghiêm ngặt
Lễ hội chọi trâu là nét văn hóa độc đáo để Việt Nam thu hút khách du lịch nước ngoài
Thương mại dịch vụ quốc tế thời gian gần đây tăng trưởng cao hơn so với GDP thế giới
Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề trợ cấp xuất khẩu với hàng nông sản hầu như không
đáng kể
Mỹ xuất khẩu vốn ròng và có ngân sách thường xuyên thâm hụt cao
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khi tham gia CPTPP sẽ giảm vì thuế quan nhập khẩu giảm
Nhóm hàng nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao thứ 2, thực phẩm chiếm tỷ trọng cao thứ 3 trong thương
mại quốc tế
Intel đầu tư tại TP.HCM nhằm sử dụng lao động phổ thông giá rẻ tại Việt Nam
1. Đầu tư quốc tế nhằm chia sẻ ưu thế của doanh nghiệp về công nghệ quản lý với đối tác nước
ngoài
2. Việt Nam có thể quy định về công nghệ cao hơn với FDI so với đầu tư trong nước
3. Theo IMF, Slovenia, Hà Quốc, Hy Lạp là nền kinh tế phát triển
4. Hoạt động mua bán sát nhập quốc tế trong cùng một ngành phát triển làm gia tăng cạnh tranh
trên phạm vi thế giới
5. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng hơn 50% nhập khẩu của nhóm quốc gia phát triển
6. Cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển nhìn chung còn lạc hậu
7. Chính sách của mỸ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế hồi hương lợi nhuận từ nước
ngoài sẽ kích thích đầu tư của doanh nghiệp Mỹ ra nước ngoài
8. Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy thương mại phát triển
9. Trợ cấp với hàng nông sản là mẫu thuẫn gay gắt giữa các nước phát triển và đang phát triển.
10. Đầu tư quốc tế nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro, bảo toàn tài sản, định
cư ở nước ngoài
11. Gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại của Mỹ tác động tiêu cực tới thương mại quốc
tế

Câu nào sau đây đúng?


1) Chính sách bảo hộ cao sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu
2) Việt Nam đánh thuế xuất khẩu quặng sắt làm tăng giá thành phôi thép
3) Một quốc gia thực hiện bảo hộ cao thì các quốc gia đối tác cũng sẽ áp dụng chính sách
bảo hộ cao với hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó
4) Miễn thuế nhập khẩu vải để sản xuất quần áo xuất khẩu giúp hạ giá thành hàng xuất khẩu

Câu nào sau đây đúng?


1) Hong Kong có chính sách thương mại với mức độ bảo hộ cao (các nước nhỏ, các chính
sách thương mại gần như hoàn toàn tự do -> không thể bảo hộ được gì)
2) Chính sách thương mại của Hoa Kỳ có thể xem như hoàn toàn tự do (nước lớn, mix bảo
hộ mậu dịch và chính sách thương mại)
3) Chính sách thương mại của Singapore có thể xem như hoàn toàn tự do
4) Chính sách thương mại của Nhật Bản có thể xem như hoàn toàn tự do

Câu nào sau đây đúng?


1) Việt Nam không nên thực hiện khắt khe quy định về chất lượng sản phẩm vì chất lượng
hàng Việt Nam chưa tốt
2) Quốc gia có cán cân thương mại thặng dư thì cán cân vãng lãi sẽ thặng dư (vãng lai = dịch
vụ, thương mại, thu nhập)
3) Quốc gia có cán cân vãng lai thặng dư thì nợ nước ngoài sẽ giảm
4) Thực tế Việt Nam muốn thặng dư cán cân vãng lai thì cần thặng dư cán cân thương mại
(đúng cho 99% nước đang phát triển)

Câu nào sau đây đúng?


1) Trợ cấp (hỗ trợ nghiên cứu giống cây) cho ngành trồng cao su có tác động giảm giá thành
sản phẩm cao su chế biến
2) Thực thi nghiêm túc quy định về nhãn mác hàng hóa có tác động đáng kể trong bảo vệ
các nhà sản xuất trong nước
3) Việt Nam có thể cấm nhập khẩu các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
4) Áp dụng thuế xuất khẩu mủ cao su có tác dụng hỗ trợ các nhà sản xuất vỏ xe
Để cải thiện cán cân thanh toán trong trường hợp khẩn cấp, một quốc gia thành viên WTO có thể
hạn chế nhập khẩu hàng xa xỉ bằng biện pháp:
1) Hạn chế ngoại hối khi nhập khẩu hàng xa xỉ
2) Áp dụng hạn ngạch
3) Tăng thuế nhập khẩu
4) Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, phí sử dụng

NHỮNG CÂU HỎI KHÔNG BIẾT CÓ PHẢI LÀ CÂU HỎI HAY KHÔNG :)
1. Sinh viên vì nể nang mà nhắc bài bạn trong thi, kiểm tra, cung cấp bài tập nhóm cho bạn để
sao chép... là hành động hủy hoại nhân cách của bạn mình, tự biến mình thành người vô kỷ luật,
gian dối, thỏa hiệp, tiếp tay cho điều vô đạo đức, hành vi vi phạm pháp luật và cũng phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật.
2. Sinh viên nghiêm túc, không nhắc bài, trao đổi... trong thi, kiểm tra; không đưa bài tập nhóm...
cho nhóm khác sao chép là thể hiện và rèn luyện Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật
3. Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật là những phẩm chất cần thiết, không thể thiếu chỉ
đối với nhân sự quản lý
4. Sinh viên nghiêm túc, không quay cóp trong thi, kiểm tra là thể hiện và rèn luyện Chính trực,
trung thực, trung thành, kỷ luật
5. Sinh viên từ chối khi bạn hỏi bài bạn trong thi, kiểm tra, đề nghị bạn cung cấp bài tập nhóm để
sao chép... là tự rèn luyện, trau dồi phẩm chất Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật của
bản thân mình, đồng thời giúp bạn của mình rèn luyện phẩm chất Chính trực, trung thực, trung
thành, kỷ luật, đồng nghĩa mang lại lợi ích cho bản thân mình và bạn mình
6. Môi trường đại học có thể xem là cơ hội cuối cùng để sinh viên rèn luyện phẩm chất Chính
trực, trung thực, trung thành, kỷ luật vì nếu khi ở trường sinh viên không thể rèn luyện, thể hiện
các phẩm chất Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật, thì trong môi trường công việc kinh
doanh với áp lực lớn rất khó có thể rèn luyện, thể hiện các phẩm chất trên và rất dễ dẫn tới vi
phạm quy định của tổ chức, pháp luật, đạo đức nghề nghiệp..., có thể dẫn tới tổn thất, thiệt hại
lớn cho doanh nghiệp, nhà nước, xã hội.
7. Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật có được thông qua rèn luyện, trau dồi mọi lúc, mọi
nơi, nhưng chỉ cần tập trung trong các hoạt động, sự kiện quan trọng, có thể không tuân thủ
trong các tình huống không quan trọng.
8. Nếu trong trường đại học sinh viên luôn rèn luyện, trau dồi phầm chất Chính trực, trung thực,
trung thành, kỷ luật mọi lúc, mọi nơi, trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh thì chắc chắn những
phẩm chất này sẽ giúp họ thành công trong học tập, thành công trong cuộc sống và công việc
trong tương lai.
9. Khi làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức nếu một nhân viên không có bản lĩnh, phẩm chất
Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật thì rất dễ nghe theo các chỉ đạo, mệnh lệnh sai, vi
phạm nội quy, pháp luật, có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng cho tổ chức, cho xã hội... và nhân
viên có thể phải chịu trách nhiệm nhiệm bồi thường thiệt hại, có thể phải chịu trách nhiệm hình
sự...
10. Sinh viên khi hỏi bài bạn trong thi, kiểm tra, đề nghị bạn cung cấp bài tập nhóm để sao chép...
là tự hủy hoại phẩm chất Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật của bản thân mình, đồng
thời tạo sức ép, ngăn cản bạn của mình rèn luyện phẩm chất Chính trực, trung thực, trung thành,
kỷ luật, đồng nghĩa là làm hại bản thân mình và bạn mình

CÂU HỎI THI GIỮA KỲ TRÊN E LEARNING


1. IFC mua trái phiếu chính phủ
2. IFC mua cổ phiếu của doanh nghiệp
3. (không chắc) Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam không thể tiếp cận đầu tư trực tiếp từ IFC
4. (không chắc) Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận đầu tư trực tiếp từ IFC
5. Tín dụng do IDA cung cấp chủ yếu là tín dụng ưu đãi
6. Tín dụng do IDA cung cấp chủ yếu là tín dụng trên cơ sở lãi suất thị trường
7. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO không yêu cầu các nước cắt giảm thuế
quan
8. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO yêu cầu các nước cắt giảm thuế quan
9. Bình Dương không thể dành ưu đãi trong xúc tiến đầu tư cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ
10. Bình Dương có thể dành ưu đãi trong xúc tiến đầu tư cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ
11. ASEAN không yêu cầu mở cửa trong mua sắm chính phủ
12. ASEAN đã hoàn thành tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên
13. IFC có cung cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi
14. Tín dụng của IBRD có lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường
15. Tỷ giá SDR là thay đổi trong tuần
16. Tỷ giá SDR là không thay đổi trong tuần
17. Xuất khẩu tôm đông lạnh từ Việt Nam sang mỹ chịu tác động đáng kể từ khoảng cách địa lý
18. Xuất khẩu tôm đông lạnh từ Việt nam sang Mỹ chịu tác động không đáng kể từ khoảng cách
địa lý
19. Các nước EU thực hiện tự do di chuyển vốn và lao động giữa các thành viên
20. Các nước EU không thực hiện tự do di chuyển vốn và lao động giữa các thành viên
21. Philippines không thể vay tín dụng ưu đãi của IMF
22. Việt nam có thể vay tín dụng ưu đãi của IMF
23. Trong WTO trợ cấp xuất khẩu hàng công nghiệp được phép sử dụng
24. Trong WTO trợ cấp xuất khẩu hàng công nghiệp bị cấm sử dụng
25. Hungary có thể điều tra chống bán phá giá với lúa mì nhập khẩu từ LB Nga
26. ODA đa phương bị ràng buộc nhiều hơn ODA song phương
27. EVFTA yêu cầu cải cách thị trường lao động Việt Nam
28. Gabon (thành viên WTO) được hưởng ưu đãi thuế quan mà Việt Nam dành cho các thành
viên ASEAN
29. Lazada Việt Nam mua hàng từ Honda Indonesia không thể thanh toán bằng JPY
30. Tiki Việt Nam mua hàng từ Suzuki Thailand có thể thanh toán bằng EUR
31. FTA EU-Việt Nam làm giảm đầu tư của EU vào lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam
32. FTA EU-Việt Nam làm tăng đầu tư của EU vào lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam
33. Cắt giảm thuế quan, các rào cản phi thuế quan, mở cửa thương mại dịch vụ thể hiện nguyên
tắc cạnh tranh công bằng của WTO
34. Cắt giảm thuế quan, các rào cản phi thuế quan, mở cửa thương mại dịch vụ thể hiện nguyên
tắc tiếp cận thị trường của WTO
35. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu làm tăng xuất khẩu nông sản
của Việt Nam sang LB Nga
36. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu làm giảm xuất khẩu nông sản
của LB Nga sang Việt Nam
37. SDR là phương tiện dự trữ của ngân hàng trung ương có thể sử dụng mà không phải trả lãi
suất
38. SDR là phương tiện dự trữ của ngân hàng trung ương có thể sử dụng và trả lãi suất
39. CPTPP làm tăng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam
40. IMF đóng vai trò quan trọng giải quyết nợ nước ngoài
41. ASEAN chưa hoàn thành tự do hóa thương mại dịch vụ
42. Một doanh nghiệp Việt Nam chỉ cung cấp dịch vụ trên thị trường nội địa Việt Nam, tất cả đầu
vào sản xuất do các doanh nghiệp trong nước Việt Nam cung cấp, không chịu tác động từ thị
trường thế giới
43. Quỹ tín thác và tài trợ trong IBRD hoạt động trên cơ sở phi thương mại
44. Lao động phổ thông có thể tự do di chuyển giữa các thành viên ASEAN
45. Congo quy định thuế thu nhập cá nhân với người nước ngoài cao hơn so với công dân của
mình thì sẽ vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia
46. Congo quy định thuế thu nhập cá nhân với người nước ngoài cao hơn so với công dân của
mình thì sẽ vi phạm nguyên tắc ngang bằng dân tộc
47. Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trong lĩnh cực công ích của Chile là chủ thể kinh tế quốc tế
48. Lào tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu nhập khẩu là vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc
49. Lào tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu nhập khẩu là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia
50. Theo WTO Việt Nam không thể cấm nhập khẩu sản phẩm có hình lưỡi bò vì lý do an ninh quốc
gia
51. Nguồn vốn hoạt động của IFC chủ yếu là vốn góp từ các thành viên
52. Nguồn vốn hoạt động cuat IFC chủ yếu là vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu
53. Chile và Việt nam kí kết FTA, danh cho nhau ưu đãi thuế quan là thể hiện nguyên tắc ngang
bằng dân tộc
54. Chile và Việt nam kí kết FTA, danh cho nhau ưu đãi thuế quan là thể hiện nguyên tắc tương
hỗ
55. FTA EU – Nhật Bản tổng thể tác động tích cực tới lợi ích của Việt Nam từ hiệp định EVFTA
56. FTA EU – Nhật Bản tổng thể tác động tiêu cực tới lợi ích của Việt Nam từ hiệp định EVFTA
57. Hiệp định thương mại tự do (FTA) EU – Việt Nam đã có hiệu lực
58. Hà Nội có thể dành ưu đãi thuế nhập khẩu với thiết bị công nghệ cao
59. ASEAN thực hiện chính sách tỷ giá phối hợp ràng buộc trên độ dao động tỷ giá của các thành
viên
60. ASEAN và EU có thực hiện FTA
61. Theo WTO LB Nga có thể tăng thuế nhập khẩu với nhôm vì lý do an ninh quốc gia
62. Bang Alaska (Hoa Kỳ) là chủ thể kinh tế quốc tế
63. Hong Kong (Trung Quốc) là chủ thể kinh tế quốc tế

Doanh nghiệp FDI 100% vốn Nhật Bản tại Việt Nam tư vấn cho doanh nghiệp Việt Nam về chiến
lược kinh doanh trên thị trường Việt Nam, là QHKTQT - S
Dai-ichi Life Việt Nam (100% vốn FDI) mua trái phiếu Chính Phủ Việt Nam, là QHKTQT - S
Ngân hàng HSBC (100% vốn nước ngoài) tại Việt Nam cho Hoàng Anh Gia Lai vay, là QHKTQT - S
Chính phủ Pháp có thể tăng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước - S

32Đ-28S
60/60

1. Quốc gia có cán cân vãng lai thặng dư thì nợ nước ngoài sẽ giảm
2. Trợ cấp (hỗ trợ nghiên cứu giống cây) cho ngành trồng cao su có tác động giảm
giá thành sản phẩm cao su chế biến
3. Trợ cấp xanh là trợ cấp được phép sử dụng nhưng có thể bị kiện
4. Theo WTO phần lớn trợ cấp xuất khẩu nông sản không được phép sử dụng
5. Chính sách tiền tệ có tác động tới xuất nhập khẩu
6. Đánh thuế xuất khẩu quặng sắt làm tăng giá thành phôi thép
7. Khi áp dụng hạn ngạch có thể nhập khẩu nhiều hơn hạn ngạch
8. Hạn ngạch minh bạch hơn thuế quan
9. Khi đàm phán FTA với một quốc gia thì Việt Nam cần tham khảo các FTA mà quốc
gia đó đã ký kết với các quốc gia khác
10. Các yếu tố khác không đổi, nếu lạm phát của Việt Nam tăng thì xuất khẩu bất lợi
và nhập khẩu được lợi
11. Chính sách thương mại chỉ nên tập trung bảo hộ, hỗ trợ các ngành sản xuất có ý
nghĩa kinh tế xã hội quan trọng, các ngành công nghiệp tiềm năng
12. Các yếu tố khác không đổi, nếu Việt Nam thâm hụt thương mại thì gây áp lực tăng
giá VND
13. Doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm tới chính sách thương mại của các quốc
gia nước ngoài khi mở rộng xuất khẩu
14. Ưu đãi đầu tư tại vùng khó khăn là trợ cấp vàng
15. Chính sách bảo hộ cao sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu
16. Thuế suất trong hạn ngạch thấp hơn thuế suất ngoài hạnh ngạch
17. Chính sách thương mại phải hội nhập, có mức độ bảo hộ vừa phải để tạo điều
kiện thuận lợi cho khai thác lợi thế của nền kinh tế
18. Một quốc gia thực hiện bảo hộ cao thì các quốc gia đối tác cũng sẽ áp dụng chính
sách bảo hộ cao với hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó
19. Trợ cấp xuất khẩu đường làm giảm chi phí sản xuất bánh kẹo của Kinh Đô
20. Các qui định quốc tế về lao động không có tác động hạn chế nhập khẩu
21. Biện pháp tự vệ áp dụng theo nguyên tắc không phụ thuộc xuất xứ nhập khẩu
22. Trong chính sách hướng nội tăng trưởng kinh tế thường thấp hơn so với hướng
về xuất khẩu
23. Thuế xuất khẩu có chức năng bảo hộ sản xuất trong nước với sản phẩm bị đánh
thuế
24. Để bảo vệ thị trường nội địa, có thể sử dụng trợ cấp trong nước (trợ cấp cho doanh
nghiệp cạnh tranh nhập khẩu)
25. Để bảo vệ thị trường nội địa, có thể sử dụng các rào cản kỹ thuật\
26. Quốc gia nhập khẩu bị thiệt hại kinh tế nhiều hơn khi chấp nhận hạn chế xuất khẩu
tự nguyện từ phía quốc gia xuất khẩu so với trường hợp quốc gia nhập khẩu áp
dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu tương đương
27. Áp dụng thuế xuất khẩu mủ cao su có tác dụng hỗ trợ các nhà sản xuất vỏ xe
28. Khi áp dụng hạn ngạch thuế quan thì mức tăng giá có thể cao hơn mức thuế quan
ngoài hạn ngạch
29. Thuế quan hỗn hợp áp dụng với sản phẩm khó xác định chính xác số lượng
30. Theo WTO trợ cấp hộp xanh lam với nông sản không cần cắt giảm
31. Trong chính sách hướng về xuất khẩu vốn FDI thường đóng vai trò quan trọng
32. Nhật Bản có chính sách thương mại có thể xem như hoàn toàn tự do
33. Theo WTO trợ cấp hộp xanh lục với nông sản cần cắt giảm
34. Thuế quan tính theo số lượng (thuế tuyệt đối) dễ bị lợi dụng giá trị khai thuế để
trốn thế
35. Chính sách thương mại của Việt Nam chỉ quan trọng với các doanh nghiệp nhập
khẩu, chứ không có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp xuất khẩu
36. Theo WTO thu mua nông sản của Chính Phủ cho dự trữ quốc gia trên cơ sở đấu
thầu là trợ cấp cần cắt giảm
37. Hong Kong có chính sách thương mại với mức độ bảo hộ cao
38. Miễn thuế nhập khẩu vải để sản xuất quần áo xuất khẩu giúp hạ giá thành hàng
xuất khẩu
39. Thuế xuất khẩu có thể điều tiết tiêu dùng
40. Thuế xuất khẩu thường dùng khi điều tiết cán cân thanh toán
41. Để bảo vệ thị trường nội địa, có thể sử dụng biện pháp tự vệ, chống bán phá giá,
biện pháp đối kháng
42. Hạn ngạch bảo hộ chặt chẽ hơn thuế quan tương đương
43. Trợ cấp vàng được phép sử dụng và không thể bị kiện
44. Khi áp dụng hạn ngạch thuế quan thì mức tăng giá trong nước có thể thấp hơn
thuế trong hạn ngạch
45. Các nước thường thay thế nhập khẩu theo thứ tự: các sản phẩm trung gian; hàng
tiêu dùng; phương tiện sản xuất
46. Quy định về nhãn mác hàng hóa có thể có tác động hạn chế nhập khẩu
47. Hạn ngạch thuế quan bảo hộ chặt chẽ hơn hạn ngạch
48. Singapore có chính sách thương mại có thể xem như hoàn toàn tự do
49. Các biện pháp đối kháng áp dụng trong trường hợp hàng nhập khẩu bán phá giá
và gây tổn thất cho các nhà sản xuất trong nước
50. Chính sách thương mại của Hoa Kỳ có thể xem như hoàn toàn tự do
51. Trong chính sách hướng nội thâm hụt thương mại thường cao hơn trong chính
sách hướng về xuất khẩu
52. Trong chính sách hướng nội thì vốn FDI thường đóng vai trò quan trọng
53. Quốc gia có cán cân thương mại thặng dư thì nợ nước ngoài sẽ giảm
54. Các quốc gia thường xuyên sử dụng các biện pháp chống bán phá giá trong
thương mại quốc tế
55. FTA là công cụ hữu hiệu thúc đẩy xuất khẩu và nhập khẩu
56. Chính sách đầu tư nước ngoài không có tác động tới xuất nhập khẩu
57. Tỷ giá hối đoái của Việt Nam tăng có tác động hạn chế nhập khẩu
58. Theo WTO thu mua nông sản theo mức giá sàn là trợ cấp cần cắt giảm
59. Chính sách thương mại cần rõ ràng, minh bạch, có thể dự đoán
60. Khi áp dụng hạn ngạch thuế quan thì không thể nhập khẩu quá số lượng hạn
ngạch

6.2
1. Việt Nam không nên thực hiện khắt khe quy định về chất lượng sản phẩm vì chất lượng
hàng Việt Nam chưa tốt => Sai

2. Việt Nam muốn thặng dư cán cân vãng lai thì cần thặng dư cán cân thương mại => Đúng
3. Việt Nam có thể áp dụng yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu để phát triển ngành công nghiệp
ô tô => Sai

4. Các yếu tố khác không đổi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng tỷ giá hối đoái thì xuất
khẩu bất lợi và nhập khẩu được lợi => Sai

5. Việt Nam có thể cho các nhà cung cấp nước ngoài tham gia mua sắm chính phủ => Đúng

6. Việt Nam có thể cho các nhà cung cấp Nhật Bản tham gia, và không cho các nhà cung
cấp Trung Quốc tham gia mua sắm chính phủ => Đúng

7. Việt Nam có thể không cho các nhà cung cấp nước ngoài tham gia mua sắm chính phủ
=> Đúng

8. Việt Nam có thể sử dụng các biện pháp tự vệ chỉ với thép xây dựng nhập khẩu từ Trung
Quốc => Sai

9. Việt Nam không cần đa dạng hóa thị trường nhập khẩu => Sai

10. Việt Nam tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia có tác động giảm nhập khẩu bia => Đúng

11. Việt Nam cần tích cực và chủ động tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn
cầu => Đúng

12. Việt Nam cần xây dựng và phát triển hàng hóa có giá trị gia tăng cao => Đúng

13. Việt Nam cần tăng tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản => Sai

14. Việt Nam cần tập trung nâng nhanh tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng
cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm thân thiện môi trường =>
Đúng

15. Việt Nam cần giảm dần tỷ trọng xuất khẩu khoáng sản thô => Đúng

16. Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản chế biến sâu => Đúng

17. Việt Nam cần tăng tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến => Đúng

18. Việt Nam cần khuyến khích phát triển các mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng cao, tạo
đột phá trong xuất khẩu => Đúng

19. Việt Nam cần phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thương mại tại các thị trường lớn và
tiềm năng => Đúng

20. Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu thông qua các hiệp định thương mại tự do => Đúng

21. Việt Nam cần phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại thị trường nước ngoài =>
Đúng

22. Việt Nam cần kiểm soát chặt nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu
=> Đúng

23. Việt Nam có thể trợ cấp cho doanh nghiệp trong nghiên cứu phát triển => Đúng
24. Việt Nam sử dụng hiệu quả các biện pháp vệ sinh dịch tễ để bảo vệ các nhà sản xuất
trong nước => Sai

25. Trong điều kiện thông thường Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch để hạn chế nhập khẩu
các sản phẩm xa xỉ (xe máy phân khối lớn, mỹ phẩm,...) => Sai

26. Việt Nam phải mở cửa mua sắm chính phủ cho các nước thành viên CPTPP, EVFTA,
ASEAN => Sai

27. Đa phương hóa thị trường xuất khẩu giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu => Đúng

28. Để hạn chế hàng xa xỉ Việt Nam có thể tăng phí sử dụng => Đúng

29. Việt Nam cần phát triển thương hiệu hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước =>
Đúng

30. Việt Nam cần củng cố thị trường xuất khẩu truyền thống và mở rộng các thị trường mới
tiềm năng => Đúng

31. Nếu Việt Nam thực thi tốt quy định về nhãn mác hàng hóa thì sẽ có tác động bảo vệ các
nhà sản xuất trong nước => Đúng

32. Việt Nam cần tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường
nước ngoài => Đúng

33. Để cải thiện cán cân thanh toán trong trường hợp khẩn cấp, một quốc gia thành viên
WTO có thể hạn chế nhập khẩu hàng xa xỉ bằng hạn ngạch, hạn chế ngoại hối... => Đúng

34. Việt Nam có thể hạn chế nhập khẩu các sản phẩm chất lượng không đảm bảo bằng cách
tăng thuế tiêu thụ đặc biệt => Sai

35. Việt Nam có thể yêu cầu ngân hàng thương mại hạn chế bán ngoại tệ với mục đích nhập
khẩu hàng hóa xa xỉ => Sai

36. Đa phương hóa thị trường xuất khẩu giúp giảm rủi ro khi kinh tế thế giới biến động =>
Đúng

37. Việt Nam có thể thưởng cho doanh nghiệp phụ thuộc vào doanh thu xuất khẩu => Sai

38. Việt Nam có khả năng buộc các đối tác thương mại lớn hạn chế xuất khẩu tự nguyện
vào Việt Nam => Sai

39. Việt Nam có thể cấm nhập khẩu các sản phẩm không đảm bảo chất lượng từ Trung Quốc
=> Đúng

40. Việt Nam cần duy trì tăng trưởng xuất khẩu cao và thấp hơn tăng trưởng nhập khẩu =>
Sai

41. Việt Nam có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực => Đúng

42. Việt Nam có thể miễn thuế nhập khẩu da để sản xuất giày xuất khẩu => Đúng
43. Việt Nam sử dụng hiệu quả các quy định kỹ thuật để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước
=> Sai

44. Việt Nam có thể tăng cường kiểm tra, giám sát nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc chặt
chẽ hơn so với nhập khẩu từ Mỹ do yếu tố dịch bệnh => Đúng

45. Đa phương hóa thị trường xuất khẩu làm tăng rủi ro của Việt Nam khi các nước nhập
khẩu sử dụng các biện pháp chống bán phá giá => Sai

46. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường hiện nay tại Việt Nam có cấp cho doanh nghiệp
sản xuất đường nhập khẩu đường thô để tinh chế => Đúng

47. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường hiện nay tại Việt Nam có cấp cho doanh nghiệp
nhập khẩu bán buôn => Sai

48. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường hiện nay tại Việt Nam có cấp cho doanh nghiệp
sử dụng đường là nguyên liệu sản xuất => Đúng

49. Khi quốc gia nhập khẩu điều tra bán phá giá thì Việt Nam có thể đề xuất hạn chế xuất
khẩu tự nguyện để hạn chế tổn thất => Đúng

50. Việt Nam có thể áp dụng yêu cầu phát triển vùng nguyên liệu mía khi đầu tư nhà máy
đường => Sai

51. Việt Nam có thể tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng xa xỉ => Đúng

52. Theo WTO Một quốc gia có thể thực hiện chính sách giá điện thấp để hỗ trợ sản xuất
kinh doanh => Đúng

53. Việt Nam có thể áp dụng hạn chế sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu không vượt quá kim
ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp => Sai

54. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh các ngành
xuất khẩu chủ lực => Đúng

55. Việt Nam có khả năng buộc các đối tác thương mại hạn chế xuất khẩu vào Việt Nam =>
Sai

ĐỀ GIỮA KỲ

1. Lãi suất tín dụng của IBRD không phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng của quốc gia đi
vay Đ câu này đúng mà, trong slide ghi không phụ thuộc xếp hạng tín dụng
2. Đông Timo (Timor Leste) không phải thực hiện các cam kết trong FTA ASEAN-ng Đ
3. CPTPP làm tăng xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Australia sang Việt Nam S
4. Tín dụng thông thường của IMF có lãi suất cơ sở là LIBOR S lãi suất SDR mới
đúng
5. Có thể tăng thuế nhập khẩu với nhôm vì lý do an ninh quốc gia Đ
6. SDR là phương tiện dự trữ của ngân hàng trung ương, có thể sử dụng và phải trả
lãi suất Đ
7. Khu vực đồng euro không thực hiện chính sách tiền tệ chung S có thực hiện tiền
tệ chung
8. Trong WTO trợ cấp xuất khẩu hàng công nghiệp được phép sử dụng S (không có
công nghiệp)
9. Khi có đủ điều kiện, Thụy Sỹ có thể điều tra thép nhập khẩu từ Thái Lan Đúng
(Thụy Sỹ không thuộc EU)
10. Các nước thành viên CPTPP có thể tự do lựa chọn chính sách thuế quan đối với
bên ngoài Đ (vì mới là FTA)
11. EVFTA làm giảm NK ô tô từ Indonesia về VN -Đ Đúng tại sao vậy nè? Chắc là giảm
thuế nhập từ EU về nên rẻ hơn
12. Lãi suất của SDR là cố định trong tháng S (thay đổi hàng tuần)
13. Tỷ giá SDR không thay đổi trong tuần S (thay đổi hằng ngày)
14. IMF đóng vai trò không quan trọng trong giải quyết nợ nước ngoài của các nước
Sai vai trò rất quan trọng
15. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật (TBT) của WTO nhằm đảm bảo các nước không áp
dụng các quy định, biện pháp kỹ thuật gây trở ngại không cần thiết đối với
thương mại Đ
16. Việt Nam có vay từ IMF Đ (đúng á, trc có vay h hết rồi) - SAI, trước vay IDA mà,
giờ vay IBRD.

Trong giai đoạn 1993-2004, IMF đã cung cấp cho Việt Nam 3 khoản vay với tổng vốn 473
triệu SDR (tương đương với 653,3 triệu USD). => có vay nha
17. Hàng xuất khẩu tôm đông lạnh từ Việt Nam sang châu Âu ít bị ảnh hưởng bởi
khoảng cách địa lý (trong đk bình thường) Đ
18. EVFTA yêu cầu cải cách thị trường lao động Việt Nam Đ
19. Hiệp định GATT 1994 của WTO quy định chung về thương mại hàng hoá và dịch
vụ S GATT qđ về thương mại hàng hoá thôi

20. Các nước EU tự do di chuyển lao động và vốn Đ


21. Hiệp định công nghệ thông tin và Hiệp định mua sắm chính phủ của WTO là
không bắt buộc Đ

22. Lãi suất IBRD là trên cơ sở thương mại S? Slide có


23. Nguồn vốn hoạt động của IFC chủ yếu là vốn huy động thông qua phát hành trái
phiếu Đ
24. APEC đã hoàn thành tự do hóa thương mại hàng hóa giữa các nước thành viên S
25. FTA EU-Việt Nam làm giảm xuất khẩu xe hơi của Indonesia sang Việt Nam Đ

- t nghĩ là SAI, t thấy không liên quan gì - t thì nghĩ đúng vì FTA sẽ làm cho thuế nhập từ
EU rẻ hơn mà hàng lại chất lượng nên mình NK từ Indo ít hơn tương đương bên kia xk ít
hơn.

26. Theo WTO Việt Nam không thể cấm nhập khẩu sản phẩm có hình lưỡi bò vì lý do
an ninh quốc gia S có thể mà phải không? - Có thể cấm á
27. ASEAN thực hiện FTA với Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc S ( k có FTA với EU)
28. Hạn ngạch nhập khẩu có thể sử dụng trong thương mại giữa các nước thành viên
WTO Đ
29. Hiệp định CPTPP làm tăng xuất khẩu thịt heo từ Mỹ vào Việt Nam - SAI, Mỹ không
nằm trong CPTPP nên không liên quan :v
30. ODA song phương ràng buộc nhiều hơn đa phương Đ
31. Các nước thuộc khu vực đồng EURO có thể sử dụng đồng tiền riêng của mình S
32. Lao động có tay nghề và lao động phổ thông có thể tự do di chuyển giữa các
thành viên ASEAN S
33. IDA có cung cấp vốn vay với lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường S so với câu
43 có khác gì k

Câu này cũng sai nè IDA theo IBRD là lãi suất trên cơ sở libor

34. ASEAN chưa hoàn thành tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên
Đ
35. Congo quy định thuế thu nhập cá nhân với người nước ngoài cao hơn so với công
dân của mình thì sẽ vi phạm nguyên tắc ngang bằng dân tộc Đ
36. ASEAN hoàn thành cắt giảm thuế quan - SAI - theo t phần lớn thì mới đúng, hoàn
thành thì chưa
37. Các nước khu vực đồng tiền chung Euro có cùng chính sách tài khoá S
38. Áp dụng ưu đãi GSP là trách nhiệm bắt buộc của Canada-quốc gia phát triển S
39. IMF có đầu tư những dự án có rủi ro cao S chứ IMF chỉ cung cấp tín dụng không
đầu tư.SAI
40. Hiệp định CPTPP làm giảm đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam Đ hả không chắc
??? không chắc nha. Không thấy liên quan, chọn SAI
41. IMF có đầu tư không chịu bảo hộ bởi chính phủ S (IMF chỉ đầu tư cho CP)
42. FTA EU-Việt Nam làm tăng đầu tư của EU vào lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam Đ
43. Tín dụng do IDA cung cấp chủ yếu là tín dụng trên cơ sở lãi suất thị trường - Sai
44. Cộng đồng Kinh tế ASEAN thực hiện biểu thuế quan chung với bên ngoài S
45. IFC có mua trái phiếu chính phủ S
46. Hiệp định FTA EU – Việt Nam, Hiệp định FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu
chưa có hiệu lực S (EVFTA có hiệu lực rồi)
47. Gabon (thành viên WTO) không được hưởng ưu đãi thuế quan mà Việt Nam dành
cho các thành viên ASEAN - ĐÚNG
48. Lao động phổ thông có thể tự do di chuyển giữa các thành viên ASEAN S
49. Mexico có thể ký kết FTA với ng Đ, Mexico k thuc EU nè. ĐÚNG
50. Mexico có thể ký kết FTA với ng và FTA với Indonesia Đ
51. Thuế nhập khẩu của EU và Anh Với các sản phẩm dệt may Việt Nam là giống nhau
S
52. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU EVFTA có tác động làm tăng xuất khẩu
của Thổ Nhĩ Kỳ sang Việt Nam do ưu đãi thuế mà Thổ Nhĩ Kỳ nhận được S (1 bên
thôi, VN mới được TNK ưu đãi còn bên kia thì không)
53. ASEAN không thực hiện chính sách tỷ giá phối hợp Đ
54. Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận đầu tư trực tiếp từ IFC Đ IFC
có đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
55. SDR ổn định hơn các đồng tiền trong rổ Đ
56. IFC đầu tư vào doanh nghiệp mạo hiểm và không cần bảo lãnh của chính phủ Đ
57. Ký kết EVFTA của VN với nước EU làm tăng XK nông sản từ VN sang EU Đ
58. Na uy có thể điều tra chống bán phá giá Thái Lan Đ
59. Bulgaria có thể điều tra bán phá giá S (thuộc EU)
60. CPTPP làm tăng xuất khẩu thịt bò từ Mỹ sang Việt Nam S (Mỹ ko có trong CPTPP)
61. Các quốc gia khu vực đồng Euro có sử dụng chung Chính sách tài khoá S
62. VN có thể điều tra bán phá giá của thành viên ASEAN Đ
63. ADB cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước vay khi có bảo lãnh chính phủ Đ
64. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO không yêu cầu các nước cắt
giảm thuế quan Đ
65. Xuất khẩu linh kiện máy tính có chịu ảnh hưởng về khoảng cách địa lý S
66. Tiki Việt Nam mua hàng từ Suzuki Thailand có thể thanh toán bằng EUR Đ
67. tiền euro từ việc mua bán quốc tế xong đem đi trả tiền trong nước S
68. Hải Phòng có thể xúc tiến thương mại với nước nào đó Đ
69. Các cam kết đầu tư của Việt Nam trong ASEAN toàn diện hơn trong WTO và các
FTA của Việt Nam Đ
70. ASEAN không yêu cầu mở cửa trong mua sắm chính phủ Đ
71. Trong WTO trợ cấp xuất khẩu hàng công nghiệp được phép sử dụng S
72. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU được hưởng thuế quan bằng 0 với số lượng
xuất khẩu hạn chế Đ
73. Xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam sang các nước CPTPP gặp khó khăn trong
hưởng ưu đãi thuế quan do điều kiện xuất xứ hàng hóa khắt khe Đ
74. Theo nguyên tắc đối xử quốc gia, Malaysia (thành viên WTO) phải cam kết dành
cho các nhà cung cấp dịch vụ từ các thành viên wto toàn bộ chế độ đối xử mà
Nambia dành cho các nhà cung cấp trong nước S

Hàng hóa phải bằng nhau, dịch vụ thì có thể phân biệt đo chưa hoàn thiện

75. Panama tăng thuế nhập khẩu rượu không phụ thuộc xuất xứ, là không vi phạm
nguyên tắc đối xử quốc gia(NT) S - ? - có vi phạm NT vì có làm cho hàng NK khó
cạnh tranh hơn so với hàng nội địa chứ?Câu này em nghĩ Sai, tại nó k vi phạm
nguyên tắc MFN, coǹ NT vẫn vi phạm mà ta

Thuế NK chỉ xét cái MFN có vi phạm không thôi, nên kh vi phạm NT t nghĩ đúng, T cũng
nghĩ đúng em cũng nghĩ đúng

76. các nước tham gia CPTPP có thể tự do áp dụng thuế quan với bên ngoài Đ mới là
FTA
77. trợ cấp xuất khẩu hàng công nghiệp được phép sử dụng s
78. Hiệp định CPTPP làm tăng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đ không chắc
kiểu đầu tư vào vn thì sẽ được hưởng lợi từ các nước khác dành cho vn

Trung quốc không có trong cptpp nên không chắc.


T nghĩ sai

79. Hiệp định CPTPP làm giảm đầu tư của Mỹ vào Việt Nam s không chắc
80. Hiệp định CPTPP làm tăng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đ không chắc t nghĩ là sai
tại không liên quan

Hiệp định CPTPP mở cửa sâu rộng hơn trong thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ
và đầu tư nên t nghĩ câu này làm đúng

81. Theo nguyên tắc MFN, Malawi (thành viên WTO) sẽ nhận được những ưu đãi GSP
mà Mỹ dành cho Togo S
82. Philippines không thể điều tra chống bán phá giá với đồ gỗ nhập khẩu từ Thái
Lan (Thành viên ASEAN) S

1. Theo nguyên tắc đối xử quốc gia, Maldives (thành viên WTO), phải cam kết dành
cho các nhà cung cấp dịch vụ từ các thành viên WTO toàn bộ chế độ đối xử mà
Namibia dành cho các nhà cung cấp dịch vụ trong nước S
2. Đông Timo (Timor Leste) không phải thực hiện các cam kết trong FTA ASEAN-ng Đ
3. Hài hoà các quy định vệ sinh dịch tễ giữa các nước để chúng không trở thành rào
cản đối với thương mại là mục đích của hiệp định về vệ sinh dịch tễ (SPS) của
WTO Đ
4. ASEAN không thực hiện chính sách tỷ giá phối hợp (ràng buộc biên độ dao động
tỷ giá của các thành viên) - Đ
5. IFC mua trái phiếu chính phủ S
6. Bulgaria có thể điều tra chống bán phá giá với lúa mì nhập khẩu từ LB Nga S
Bulgaria thuộc EU
7. FTA EU – Hàn Quốc tổng thể có tác động tiêu cực tới lợi ích của Việt Nam từ hiệp
định EVFTA S
8. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu làm tăng xuất
khẩu nông sản của Việt Nam sang LB Nga Đ
9. Chile và Việt Nam ký kết FTA, dành cho nhau ưu đãi thuế quan, là thể hiện
nguyên tắc ngang bằng dân tộc S
10. Hạn ngạch nhập khẩu có thể sử dụng trong thương mại giữa các nước thành viên
WTO đ
11. Việt Nam có thể vay tín dụng ưu đãi của IMF
12. Bulgary có thể điều tra chống bán phá giá với lúa mì nhập khẩu từ LB Nga

Chile và Việt Nam kí kết FTA, dành cho nhau ưu đãi thuế quan, là thể hiện nguyên tắc
ngang bằng dân tộc

(TỪ ĐÂY TRỞ ĐI LÀ T NHỚ LẠI VỚI COI LỊCH SỬ DUYỆT WEB THÔI CHỨ K CHÍNH XÁC
NHA)

13. NAFTA cũ có mức độ phát triển liên kết cao hơn EU S


14. Hiệp định FTA EU – Việt Nam, Hiệp định FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu
chưa có hiệu lực S
15. 3. (không chắc) Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam không thể tiếp cận đầu tư
trực tiếp từ IFC S
16. 4. (không chắc) Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận đầu tư trực
tiếp từ IFC Đ
17. Na Uy có thể dành cho Việt Nam ưu đãi GSP nếu Việt Nam có đủ điều kiện Đ Na
Uy không nằm trong EU

Việt Nam không thể điều tra chống bán phá giá với Thái Lan S có thể

Hiệp định CPTPP làm tăng xuất khẩu thịt heo từ Mỹ vào Việt Nam S không chắc nữa
Xuất khẩu máy tính từ Việt Nam sang EU chịu tác động đáng kể từ khoảng cách địa lý S

FTA EU-Việt Nam làm tăng xuất khẩu quần áo của EU sang Việt Nam Đ T tra thì cam kết
của VN với một số hàng hóa EU có nguyên phụ liệu dệt may, da giày ấy ỦA SAO THẤY K
LIÊN QUAN, NÀY EU XUẤT QUẦN ÁO SANG VN MÀ

T thấy câu này tăng xk hàng từ việt nam sang eu nhiều hơn á

T nghĩ câu này sai Sai

T bỏ :))

1. Lãi suất tín dụng của IBRD không phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng của quốc gia đi
vay Đ câu này đúng mà, trong slide ghi không phụ thuộc xếp hạng tín dụng
2. Đông Timo (Timor Leste) không phải thực hiện các cam kết trong FTA ASEAN-ng Đ
3. CPTPP làm tăng xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Australia sang Việt Nam S
4. Tín dụng thông thường của IMF có lãi suất cơ sở là LIBOR S lãi suất SDR mới
đúng
5. Có thể tăng thuế nhập khẩu với nhôm vì lý do an ninh quốc gia Đ
6. SDR là phương tiện dự trữ của ngân hàng trung ương, có thể sử dụng và phải trả
lãi suất Đ
7. Khu vực đồng euro không thực hiện chính sách tiền tệ chung S có thực hiện tiền
tệ chung
8. Trong WTO trợ cấp xuất khẩu hàng công nghiệp được phép sử dụng S (không có
công nghiệp)
9. Khi có đủ điều kiện, Thụy Sỹ có thể điều tra thép nhập khẩu từ Thái Lan Đúng
(Thụy Sỹ không thuộc EU)
10. Các nước thành viên CPTPP có thể tự do lựa chọn chính sách thuế quan đối với
bên ngoài Đ (vì mới là FTA)
11. EVFTA làm giảm NK ô tô từ Indonesia về VN -Đ Đúng tại sao vậy nè? Chắc là giảm
thuế nhập từ EU về nên rẻ hơn
12. Lãi suất của SDR là cố định trong tháng S (thay đổi hàng tuần)
13. Tỷ giá SDR không thay đổi trong tuần S (thay đổi hằng ngày)
14. IMF đóng vai trò không quan trọng trong giải quyết nợ nước ngoài của các nước
Sai vai trò rất quan trọng
15. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật (TBT) của WTO nhằm đảm bảo các nước không áp
dụng các quy định, biện pháp kỹ thuật gây trở ngại không cần thiết đối với thương
mại Đ
16. Việt Nam có vay từ IMF Đ (đúng á, trc có vay h hết rồi) - SAI, trước vay IDA mà,
giờ vay IBRD.

Trong giai đoạn 1993-2004, IMF đã cung cấp cho Việt Nam 3 khoản vay với tổng
vốn 473 triệu SDR (tương đương với 653,3 triệu USD). => có vay nha

17. Hàng xuất khẩu tôm đông lạnh từ Việt Nam sang châu Âu ít bị ảnh hưởng bởi
khoảng cách địa lý (trong đk bình thường) Đ
18. EVFTA yêu cầu cải cách thị trường lao động Việt Nam Đ
19. Hiệp định GATT 1994 của WTO quy định chung về thương mại hàng hoá và dịch
vụ S GATT qđ về thương mại hàng hoá thôi

20. Các nước EU tự do di chuyển lao động và vốn Đ


21. Hiệp định công nghệ thông tin và Hiệp định mua sắm chính phủ của WTO là
không bắt buộc Đ

22. Lãi suất IBRD là trên cơ sở thương mại S? Slide có


23. Nguồn vốn hoạt động của IFC chủ yếu là vốn huy động thông qua phát hành trái
phiếu Đ
24. APEC đã hoàn thành tự do hóa thương mại hàng hóa giữa các nước thành viên S
25. FTA EU-Việt Nam làm giảm xuất khẩu xe hơi của Indonesia sang Việt Nam Đ

- t nghĩ là SAI, t thấy không liên quan gì - t thì nghĩ đúng vì FTA sẽ làm cho thuế
nhập từ EU rẻ hơn mà hàng lại chất lượng nên mình NK từ Indo ít hơn tương
đương bên kia xk ít hơn.

26. Theo WTO Việt Nam không thể cấm nhập khẩu sản phẩm có hình lưỡi bò vì lý do
an ninh quốc gia S có thể mà phải không? - Có thể cấm á
27. ASEAN thực hiện FTA với Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc S ( k có FTA với EU)
28. Hạn ngạch nhập khẩu có thể sử dụng trong thương mại giữa các nước thành viên
WTO Đ
29. Hiệp định CPTPP làm tăng xuất khẩu thịt heo từ Mỹ vào Việt Nam - SAI, Mỹ không
nằm trong CPTPP nên không liên quan :v
30. ODA song phương ràng buộc nhiều hơn đa phương Đ
31. Các nước thuộc khu vực đồng EURO có thể sử dụng đồng tiền riêng của mình S
32. Lao động có tay nghề và lao động phổ thông có thể tự do di chuyển giữa các
thành viên ASEAN S
33. IDA có cung cấp vốn vay với lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường S so với câu
43 có khác gì k

Câu này cũng sai nè IDA theo IBRD là lãi suất trên cơ sở libor

34. ASEAN chưa hoàn thành tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên
Đ
35. Congo quy định thuế thu nhập cá nhân với người nước ngoài cao hơn so với công
dân của mình thì sẽ vi phạm nguyên tắc ngang bằng dân tộc Đ
36. ASEAN hoàn thành cắt giảm thuế quan - SAI - theo t phần lớn thì mới đúng, hoàn
thành thì chưa
37. Các nước khu vực đồng tiền chung Euro có cùng chính sách tài khoá S
38. Áp dụng ưu đãi GSP là trách nhiệm bắt buộc của Canada-quốc gia phát triển S
39. IMF có đầu tư những dự án có rủi ro cao S chứ IMF chỉ cung cấp tín dụng không
đầu tư.SAI
40. Hiệp định CPTPP làm giảm đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam Đ hả không chắc
??? không chắc nha. Không thấy liên quan, chọn SAI
41. IMF có đầu tư không chịu bảo hộ bởi chính phủ S (IMF chỉ đầu tư cho CP)
42. FTA EU-Việt Nam làm tăng đầu tư của EU vào lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam Đ
43. Tín dụng do IDA cung cấp chủ yếu là tín dụng trên cơ sở lãi suất thị trường - Sai
44. Cộng đồng Kinh tế ASEAN thực hiện biểu thuế quan chung với bên ngoài S
45. IFC có mua trái phiếu chính phủ S
46. Hiệp định FTA EU – Việt Nam, Hiệp định FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu
chưa có hiệu lực S (EVFTA có hiệu lực rồi)
47. Gabon (thành viên WTO) không được hưởng ưu đãi thuế quan mà Việt Nam dành
cho các thành viên ASEAN - ĐÚNG
48. Lao động phổ thông có thể tự do di chuyển giữa các thành viên ASEAN S
49. Mexico có thể ký kết FTA với ng Đ, Mexico k thuc EU nè. ĐÚNG
50. Mexico có thể ký kết FTA với ng và FTA với Indonesia Đ
51. Thuế nhập khẩu của EU và Anh Với các sản phẩm dệt may Việt Nam là giống nhau
S
52. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU EVFTA có tác động làm tăng xuất khẩu
của Thổ Nhĩ Kỳ sang Việt Nam do ưu đãi thuế mà Thổ Nhĩ Kỳ nhận được S (1 bên
thôi, VN mới được TNK ưu đãi còn bên kia thì không)
53. ASEAN không thực hiện chính sách tỷ giá phối hợp Đ
54. Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận đầu tư trực tiếp từ IFC Đ IFC
có đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
55. SDR ổn định hơn các đồng tiền trong rổ Đ
56. IFC đầu tư vào doanh nghiệp mạo hiểm và không cần bảo lãnh của chính phủ Đ
57. Ký kết EVFTA của VN với nước EU làm tăng XK nông sản từ VN sang EU Đ
58. Na uy có thể điều tra chống bán phá giá Thái Lan Đ
59. Bulgaria có thể điều tra bán phá giá S (thuộc EU)
60. CPTPP làm tăng xuất khẩu thịt bò từ Mỹ sang Việt Nam S (Mỹ ko có trong CPTPP)
61. Các quốc gia khu vực đồng Euro có sử dụng chung Chính sách tài khoá S
62. VN có thể điều tra bán phá giá của thành viên ASEAN Đ
63. ADB cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước vay khi có bảo lãnh chính phủ Đ
64. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO không yêu cầu các nước cắt
giảm thuế quan Đ
65. Xuất khẩu linh kiện máy tính có chịu ảnh hưởng về khoảng cách địa lý S
66. Tiki Việt Nam mua hàng từ Suzuki Thailand có thể thanh toán bằng EUR Đ
67. tiền euro từ việc mua bán quốc tế xong đem đi trả tiền trong nước S
68. Hải Phòng có thể xúc tiến thương mại với nước nào đó Đ
69. Các cam kết đầu tư của Việt Nam trong ASEAN toàn diện hơn trong WTO và các
FTA của Việt Nam Đ
70. ASEAN không yêu cầu mở cửa trong mua sắm chính phủ Đ
71. Trong WTO trợ cấp xuất khẩu hàng công nghiệp được phép sử dụng S
72. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU được hưởng thuế quan bằng 0 với số lượng
xuất khẩu hạn chế Đ
73. Xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam sang các nước CPTPP gặp khó khăn trong
hưởng ưu đãi thuế quan do điều kiện xuất xứ hàng hóa khắt khe Đ
74. Theo nguyên tắc đối xử quốc gia, Malaysia (thành viên WTO) phải cam kết dành
cho các nhà cung cấp dịch vụ từ các thành viên wto toàn bộ chế độ đối xử mà
Nambia dành cho các nhà cung cấp trong nước S

Hàng hóa phải bằng nhau, dịch vụ thì có thể phân biệt đo chưa hoàn thiện

75. Panama tăng thuế nhập khẩu rượu không phụ thuộc xuất xứ, là không vi phạm
nguyên tắc đối xử quốc gia(NT) S - ? - có vi phạm NT vì có làm cho hàng NK khó
cạnh tranh hơn so với hàng nội địa chứ?Câu này em nghĩ Sai, tại nó k vi phạm
nguyên tắc MFN, coǹ NT vẫn vi phạm mà ta

Thuế NK chỉ xét cái MFN có vi phạm không thôi, nên kh vi phạm NT t nghĩ đúng, T
cũng nghĩ đúng em cũng nghĩ đúng

76. các nước tham gia CPTPP có thể tự do áp dụng thuế quan với bên ngoài Đ mới là
FTA
77. trợ cấp xuất khẩu hàng công nghiệp được phép sử dụng s
78. Hiệp định CPTPP làm tăng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đ không chắc
kiểu đầu tư vào vn thì sẽ được hưởng lợi từ các nước khác dành cho vn

Trung quốc không có trong cptpp nên không chắc.

T nghĩ sai

79. Hiệp định CPTPP làm giảm đầu tư của Mỹ vào Việt Nam s không chắc
80. Hiệp định CPTPP làm tăng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đ không chắc t nghĩ là sai
tại không liên quan

Hiệp định CPTPP mở cửa sâu rộng hơn trong thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ
và đầu tư nên t nghĩ câu này làm đúng

81. Theo nguyên tắc MFN, Malawi (thành viên WTO) sẽ nhận được những ưu đãi GSP mà
Mỹ dành cho Togo S
82. Philippines không thể điều tra chống bán phá giá với đồ gỗ nhập khẩu từ Thái Lan (Thành
viên ASEAN) S

1. Theo nguyên tắc đối xử quốc gia, Maldives (thành viên WTO), phải cam kết dành cho
các nhà cung cấp dịch vụ từ các thành viên WTO toàn bộ chế độ đối xử mà Namibia
dành cho các nhà cung cấp dịch vụ trong nước S
2. Đông Timo (Timor Leste) không phải thực hiện các cam kết trong FTA ASEAN-ng Đ
3. Hài hoà các quy định vệ sinh dịch tễ giữa các nước để chúng không trở thành rào cản
đối với thương mại là mục đích của hiệp định về vệ sinh dịch tễ (SPS) của WTO Đ
4. ASEAN không thực hiện chính sách tỷ giá phối hợp (ràng buộc biên độ dao động tỷ giá
của các thành viên) - Đ
5. IFC mua trái phiếu chính phủ S
6. Bulgaria có thể điều tra chống bán phá giá với lúa mì nhập khẩu từ LB Nga S Bulgaria
thuộc EU
7. FTA EU – Hàn Quốc tổng thể có tác động tiêu cực tới lợi ích của Việt Nam từ hiệp định
EVFTA S
8. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu làm tăng xuất khẩu
nông sản của Việt Nam sang LB Nga Đ
9. Chile và Việt Nam ký kết FTA, dành cho nhau ưu đãi thuế quan, là thể hiện nguyên tắc
ngang bằng dân tộc S
10. Hạn ngạch nhập khẩu có thể sử dụng trong thương mại giữa các nước thành viên WTO
đ
11. Việt Nam có thể vay tín dụng ưu đãi của IMF
12. Bulgary có thể điều tra chống bán phá giá với lúa mì nhập khẩu từ LB Nga
Chile và Việt Nam kí kết FTA, dành cho nhau ưu đãi thuế quan, là thể hiện nguyên tắc
ngang bằng dân tộc

(TỪ ĐÂY TRỞ ĐI LÀ T NHỚ LẠI VỚI COI LỊCH SỬ DUYỆT WEB THÔI CHỨ K CHÍNH XÁC
NHA)

13. NAFTA cũ có mức độ phát triển liên kết cao hơn EU S


14. Hiệp định FTA EU – Việt Nam, Hiệp định FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu chưa
có hiệu lực S
15. 3. (không chắc) Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam không thể tiếp cận đầu tư
trực tiếp từ IFC S

16. 4. (không chắc) Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận đầu tư trực
tiếp từ IFC Đ

17. Na Uy có thể dành cho Việt Nam ưu đãi GSP nếu Việt Nam có đủ điều kiện Đ Na Uy
không nằm trong EU

Việt Nam không thể điều tra chống bán phá giá với Thái Lan S có thể

Hiệp định CPTPP làm tăng xuất khẩu thịt heo từ Mỹ vào Việt Nam S không chắc nữa

Xuất khẩu máy tính từ Việt Nam sang EU chịu tác động đáng kể từ khoảng cách địa lý S

FTA EU-Việt Nam làm tăng xuất khẩu quần áo của EU sang Việt Nam Đ T tra thì cam kết
của VN với một số hàng hóa EU có nguyên phụ liệu dệt may, da giày ấy ỦA SAO THẤY K
LIÊN QUAN, NÀY EU XUẤT QUẦN ÁO SANG VN MÀ

T thấy câu này tăng xk hàng từ việt nam sang eu nhiều hơn á

T nghĩ câu này sai Sai

T bỏ :))
TEST 1.1
1. Nếu trong trường đại học sinh viên luôn rèn luyện, trau dồi phẩm chất chính trực,
trung thực, trung thành kỷ luật mọi lúc, mọi nơi, trong mọi trường hợp, mọi hoàn
cảnh thì chắc chắn những phẩm chất này sẽ giúp họ thành công trong học tập,
thành công trong cuộc sống và công việc trong tương lai. Đ
2. Đài Loan (vùng lãnh thổ) có thể tăng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong
nước.Đ
3. Văn phòng đại diện Boeing tại Lào là chủ thể kinh tế quốc tế. S
4. Hong Kong có thể tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế Đ
5. Ucraine, Ethiopia là chủ thể kinh tế quốc tế Đ
6. Petrolimex tái xuất xăng tạm nhập sang Lào là Quan hệ kinh tế quốc tế.Đ
7. Khách du lịch Việt Nam tới Thụy Sỹ trượt tuyết là quan hệ kinh tế quốc tế Đ
8. Bao bì nhiều hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải được hun khử trùng, là không vi
phạm nguyên tắc NT Đ
9. Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) là chủ thể kinh tế quốc tế Đ\
10. Nước cộng hòa Tatarstan (thuộc LB Nga) là chủ thể kinh tế quốc tế S
11. Công ty Mỹ tư vấn cho doanh nghiệp Việt Nam về chiến lược kinh doanh trên thị
trường Việt Nam, là quan hệ kinh tế quốc tế. Đ
12. Ngân hàng HSBC ng cho Hoàng Anh Gia Lai vay, là quan hệ kinh tế quốc tế Đ (nếu
hsbc vn thì sai, còn hongkong là đúng)
13. Thổ Nhĩ Kỳ có thể đàm phán hiệp định tự do thương mại với Việt Nam Đ
14. Ca sĩ Rihanna biểu diễn tại Việt nam trong chương trình ca nhạc do Công ty biểu
diễn của Việt Nam tổ chức, là quan hệ kinh tế quốc tế Đ
15. Casumina bán vỏ xe cho Honda Thailand là quan hệ kinh tế quốc tế, có thể thanh
toán bằng USD Đ
16. Phòng kinh doanh của tập đoàn Phú Tài là chủ thể kinh tế quốc tế S
17. Công ty TNHH 1 thành viên do sinh viên UEL thành lập, không là chủ thể kinh tế
quốc tế S
18. Tập đoàn Hòa Phát bán bàn ghế cho doanh nghiệp Malaysia là quan hệ kinh tế
quốc tế Đ
19. Công ty Thoát nước đô thị TP. Hồ Chí Minh (100% vốn nhà nước) là chủ thể kinh
tế quốc tế Đ
20. Chi nhánh của tập đoàn Hòa Phát là chủ thể KTQT S
21. ASEAN không thể ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương với EU S
22. Viettel đầu tư sang Lào, là quan hệ kinh tế quốc tế Đ
23. Sinh viên nghiêm túc, không nhắc bài, trao đổi,... trong thi, kiểm tra, không đưa
bài tập nhóm,.. Cho nhóm khác sao chép là thể hiện và rèn luyện Chính trực,
trung thực, trung thành, kỷ luật. Đ
24. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là chủ thể kinh tế quốc tế Đ
25. Ca sĩ Hàn Quốc biểu diễn từ thiện tại Việt Nam, là quan hệ kinh tế quốc tế S
26. Sinh viên Việt Nam học tại Đại học Kinh tế TP. HCM là chủ thể kinh tế quốc tế Đ
27. Công ty Yamaha Việt Nam không là chủ thể KTQT S
28. Công ty con của tập đoàn Hoa Sen tại Lào là chủ thể kinh tế quốc tế Đ
29. Công ty Toyota (Nhật Bản) là chủ thể KTQT Đ
30. FTA-EU-Hàn Quốc là chủ thể kinh tế quốc tế S
31. Chính trực, trung thực,trung thành, kỷ luật là những phẩm chất cần thiết, không
thể thiếu chỉ đối với nhân sự quản lý S
32. Công ty liên doanh của Samsung Việt Nam tại Việt Nam không là chủ thể kinh tế
quốc tế S
33. Nước cộng hòa Turkmenistan (tách ra từ Liên Xô cũ), Bang New York là chủ thể
kinh tế quốc tế S
34. Sinh viên nghiêm túc, không quay cóp trong thi, kiểm tra là thể hiện và rèn luyện
chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật Đ
35. Đà Nẵng, thành phố trực thuộc trung ương, có thể dành ưu đãi thuế quan nhập
khẩu cho doanh nghiệp đầu tư FDI vào các ngành công nghệ cao S
36. Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật có được thông qua rèn luyện, trau dồi
mọi lúc, mọi nơi nhưng chỉ cần tập trung trong các hoạt động, sự kiện quan trọng,
có thể không tuân thủ trong các tình huống không quan trọng S
37. Đài Loan (Vùng lãnh thổ) không là chủ thể KTQT S
38. Chính phủ Hàn Quốc có thể tăng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước
Đ
39. Hải Phòng có thể đàm phán hiệp định tự do thương mại song phương với Angola
S
40. Sinh viên vì nể nang mà nhắc bài bạn trong thi, kiểm tra, cung cấp bài tập nhóm
cho bạn để sao chép… là hành động hủy hoại nhân cách của bạn mình, tự biến
mình thành người vô kỷ luật, gian dối, thỏa hiệp, tiếp tay cho điều vô đạo đức,
hành vi vi phạm pháp luật và cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Đ
41. Ma Cao (thuộc Trung Quốc) không là chủ thể KTQT S
42. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (Công ty TNHH 1 thành viên vốn
nhà nước) là chủ thể KTQT Đ
43. Doanh nghiệp tư nhân trong dịch vụ ăn uống là chủ thể kinh tế quốc tế Đ
44. Tập đoàn Kido thành lập công ty liên doanh với Ajinomoto từ Nhật Bản, là quan
hệ kinh tế quốc tế Đ
45. Bridgestone Việt Nam bán vỏ xe cho Toyota Việt Nam không là QHKTQT, có thể
thanh toán bằng USD. S

46. Ngân hàng Citibank Việt Nam cung cấp dịch vụ thanh toán cho Honda Việt Nam,
là quan hệ kinh tế quốc tế S
47. Khu tự trị dân tộc Choang (Trung Quốc) là chủ thể kinh tế quốc tế S
48. Ấn Độ và ASEAN đang thực hiện hiệp định tự do thương mại ASEAN-Ấn Độ, Việt
Nam và Ấn Độ có thể đàm phán và ký kết hiệp tự do thương mại Việt Nam-Ấn Độ
Đ
49. Phần Lan, thành viên EU và sử dụng đồng tiền chung euro, không là là chủ thể
KTQT S
50. Dai-ichi Life Việt Nam (100% vốn FDI) mua trái phiếu Chính Phủ Việt Nam, là
QHKTQT S
51. Ford (Mỹ) chia sẻ khung sườn một số chủng loại xe hơi với Mazda (Nhật Bản), là
quan hệ kinh tế quốc tế Đ
52. Môi trường đại học có thể xem là cơ hội cuối cùng để sinh viên rèn luyện phẩm
chất Chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật vì nếu khi ở trường sinh viên
không thể rèn luyện, thể hiện các phẩm chất Chính trực, trung thực, trung thành,
kỷ luật, thì trong môi trường công việc kinh doanh với áp lực lớn rất khó có thể
rèn luyện, thể hiện các phẩm chất trên và rất dễ dẫn tới vi phạm quy định của tổ
chức, pháp luật, đạo đức nghề nghiệp..., có thể dẫn tới tổn thất, thiệt hại lớn cho
doanh nghiệp, nhà nước, xã hội.
53. Sinh viên khi hỏi bài bạn trong thi, kiểm tra, đề nghị bạn cung cấp bài tập nhóm
để sao chép.. Là tự hủy hoại phẩm chất chính trực, trung thực, trung thành, kỷ
luật của bản thân mình, đồng thời tạo sức ép ngăn cản bạn của mình rèn luyện
phẩm chất chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật, đồng nghĩa làm hại bản
thân mình và bạn mình Đ
54. Sinh viên từ chối khi bạn hỏi bài bạn trong thi, kiểm tra, đề nghị bạn cung cấp bài
tập nhóm để sao chép.. Là tự rèn luyện phẩm chất chính trực, trung thực, trung
thành, kỷ luật của bản thân mình, đồng thời giúp bạn của mình rèn luyện phẩm
chất chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật, đồng nghĩa mang lại lợi ích cho
bản thân mình và bạn mình Đ
55. Khi làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức, nếu một nhân viên không có bản
lĩnh, phẩm chất chính trực, trung thực, trung thành, kỷ luật thì rất dễ nghe theo
các chỉ đạo, mệnh lệnh sai, vi phạm nội quy, pháp luật, có thể dẫn tới hậu quả
nghiêm trọng cho tổ chức, cho xã hội… và nhân viên có thể phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại, có thể phải chịu trách nhiệm hình sự...Đ

TEST 1.2 => Đúng hết rồi nhé

1. Giao dịch nhập khẩu của của Ấn Độ từ Nhật Bản có chịu điều tiết của các luật, quy
định của Ấn Độ Đ
2. Lào không thu thuế VAT với hàng hóa xuất khẩu, thu thuế VAT với hàng nhập
khẩu, là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia S (không liên quan)
3. Nhật Bản tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe máy phân khối lớn nhập khẩu từ Mỹ
là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia Đ phân biệt hàng mỹ với hàng nhập từ
nước khác
4. Chính quyền thành phố Hà Nội có thể ký cam kết hỗ trợ xúc tiến đầu tư FDI với
Chính phủ Hàn Quốc Đ (cam kết hỗ trợ thì ok, nhưng dành ưu đãi thì không được)
5. Việt Nam tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu tại thị trường Việt Nam là vi phạm
nguyên tắc đối xử quốc gia S (với tất cả loại rượu không phân biệt nhập khẩu hay
nội địa )
6. Bình đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế trên thực tế luôn luôn được tuân thủ tốt
S
7. Theo nguyên tắc MFN, Việt Nam được hưởng các ưu đãi mà các thành viên EU
dành cho nhau S (EU là một nhóm riêng rùi)
8. Một quốc gia có GNI bình quân đầu người 9500 USD và một quốc gia khác có GNI
39600 USD có thể nhận ưu đãi GSP Đ (có thể)
9. Xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang EU chịu tác động đáng kể từ khoảng cách
địa lý (trong hoàn cảnh thông thường) Đ (trái cây chịu ảnh hưởng)
10. Không can thiệp vào công việc nội bộ luôn luôn được tuân thủ tốt trên thực tế S
11. Không phân biệt đối xử giữa các quốc gia trong quan hệ thương mại là tuân thủ
nguyên tắc đối xử quốc gia S (NT là phân biệt hàng nhập và hàng nội địa) (này là
MFN)
12. Hoa Kỳ đã tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia khi không áp dụng các loại thuế
nội địa thấp hơn và biện pháp kỹ thuật ưu đãi hơn cho thịt gà chế biến trong nội
địa Hoa Kỳ so với thịt gà nhập khẩu - Đ
13. Ấn Độ có thể dành ưu đãi thuế quan đặc biệt cho các nước nghèo Đ (có thể)
14. Các nước kinh tế phi thị trường thường gặp nhiều khó khăn trong hội nhập kinh
tế quốc tế Đ
15. Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness
Index 4.0, 2019 edition) trụ cột ứng dụng công nghệ thông tin Việt Nam xếp hạng
cao hơn Philippines Đ (Việt Nam 41th, Philippines 88th)
16. Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness
Index 4.0, 2019 edition) Global Competitiveness Index 4.0 của Việt Nam cao hơn
so với Philippines S (VN 61,5 ; Philippines 61,9)
17. Nhật Bản không thu thuế VAT với hàng hóa xuất khẩu, thu thuế VAT với hàng
nhập khẩu, là vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc S (không liên quan)
18. Lào áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe máy trên 150 cm3 tại thị trường Lào là
vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc S thuế xe máy cho tất cả
19. Tập đoàn Ford Motor và Toyota Motor hợp tác cùng nhau trong việc phát triển
động cơ hybrid mới, là quan hệ kinh tế quốc tế Đ
20. Việt Nam giảm thuế VAT cho thép sản xuất trong nước là vi phạm nguyên tắc đối
xử quốc gia Đ
21. Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu một số hàng hóa nhằm hạn chế tiêu dùng là vi
phạm nguyên tắc tối huệ quốc S (này vi phạm quốc gia mới đúng)
22. Nếu áp dụng tiền thuê khách sạn với người nước ngoài cao hơn so với người Việt
Nam thì vi phạm nguyên tắc tương hỗ S (vi phạm nguyên tắc NP - ngang bằng dân
tộc)
23. Không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là
tuân thủ nguyên tắc đối xử tối huệ quốc S (này là về tuân thủ nguyên tắc NT à, t
nghĩ là NP, nhà đầu tư thì xét đến cá nhân rồi)
24. Việt Nam tăng lệ phí tất cả thủ tục hải quan (cả xuất khẩu và nhập khẩu) là vi
phạm nguyên tắc đối xử quốc gia S ( do tăng phí của hàng nhập khẩu) câu này sai
mấy ông thần ơi

T đang si nghĩ :)) , NT là phân biệt đối xử giữa hàng nhập với hàng nội, này tăng
phí hải quan là cả xuất hay nhập gì cũng bị tăng, nên kh có liên quan tới NT lắm,
kiểu

chỉ là 1 biện pháp hải quan. Đúng rồi, này phí thủ tục nói chung mà, thằng nào
nhập cũng bị tăng, riêng gì nước ngoài đâu

Không vi phạm cả NT lẫn MFN

25. Trung Quốc tăng thuế VAT với thuốc lá nhập khẩu từ Brazil là vi phạm nguyên tắc
tối huệ quốc Đ
26. Trên thực tế Mỹ có thể trừng phạt kinh tế một nước thành viên WTO do mâu
thuẫn chính trị Đ
27. Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness
Index 4.0, 2019 edition) Global Competitiveness Index 4.0 của Việt Nam thấp hơn
so với Albania Albania rank 81, Vietnam rank 67) S
28. Là quốc gia phát triển, Mỹ bắt buộc phải dành ưu đãi GSP cho các nước đang
phát triển S Không bắt buộc
29. Vinamilk mua 65% cổ phần Đường Khánh Hòa là QHKTQT S Vì cả hai đều nội địa
30. Xuất khẩu phần mềm của Việt Nam sang Mỹ chịu ảnh hưởng đáng kể từ khoảng
cách xa (trong hoàn cảnh thông thường) S phần mềm không chịu ảnh hưởng của
khoảng cách
31. Việt Nam có thể đàm phán hiệp định tự do thương mại song phương với Ba Lan S

CÂU NÀY SAI : MỚI TRA BALAN THUỘC EU NHA CÁC ANH CHỊ

Thuộc EU thì không thể có chính sách ngoại thương độc lập, còn chính trị có thể
độc lập nên vẫn là chủ thể đó, nhưng muốn kí hiệp định với chủ thể khác phải
thông qua EU do bị ràng buộc đó ok t hỉu rồi okk

32. Giao dịch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ không chịu điều tiết của các luật, quy
định của Việt Nam S
33. Không phân biệt đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa trong nước là tuân
thủ nguyên tắc tối huệ quốc S tuân thủ NT
34. Nguyên tắc tương hỗ đòi hỏi các bên trong quan hệ kinh tế quốc tế dành cho
nhau những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng nhau, tức là quốc gia lớn, tiềm
lực lớn sẽ nhân nhượng nhiều hơn S
35. Việt Nam tăng thuế nhập khẩu một số hàng hóa từ Trung Quốc nhằm hạn chế
nhập siêu là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia S (không liên quan)
36. GSP của các nước là không giống nhau Đ
37. Việt Nam có thể áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt xe hơi ưu đãi hơn cho các thành
viên ASEAN S tại sao dạ? Mình vô ASEAN thì cho ưu đãi hơn không được hả? ƯU
ĐÃI THUẾ XNK, HẠN NGẠCH … THÔI Á à okie okie
38. Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness
Index 4.0, 2019 edition) trụ cột thể chế Việt Nam xếp hạng thấp Philippines Đ

Vietnam 89th, Philippines 87th)


39. Một quốc gia nghèo chắc chắn sẽ nhận được ưu đãi GSP của EU dành cho quần
áo S
40. Trong hiệp định tự do thương mại Việt Nam-Chi Lê 2 bên cắt giảm thuế quan
trong thương mại song phương. Điều này thể hiện nguyên tắc ngang bằng dân
tộc S
41. Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness
Index 4.0, 2019 edition) trụ cột quy mô thị trường Việt Nam xếp hạng thấp hơn
Philippines

Philippines 52th, Vietnam 79th) ; CÂU NÀY S : search chỗ MARKET SIZE (VN : 26,
Philippines : 31) chứ k phải product market

42. Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness
Index 4.0, 2019 edition) Global Competitiveness Index 4.0 của Việt Nam thấp hơn
so với Kazakhstan

Vietnam 67th, Kazakhstan 55th) Đ

43. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) nghĩa là dành cho quốc gia đối tác chế độ đối xử
ưu đãi hơn so với các quốc gia không được hưởng quy chế này S
44. Campuchia tăng thuế nhập khẩu thuốc lá để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng là
vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia S
45. Hoa Kỳ đã tuân thủ nguyên tắc MFN khi áp dụng cùng một mức thuế nhập khẩu
và các quy định về nhãn mác, đóng gói, yêu cầu về chất lượng,… cho thịt gà nhập
từ Việt Nam và Thái Lan và tất cả các nước Đ
46. ASEAN không thể ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương với Nepal S
47. Theo nguyên tắc MFN, Việt Nam sẽ nhận được ưu đãi GSP mà Nhật Bản dành cho
Campuchia CÂU NÀY SAI : TÙY ĐIỀU KIỆN MỖI QG
48. Giao dịch xuất khẩu của Singapore sang Malaysia chịu điều tiết của các điều ước,
thông lệ, luật quốc tế Đ
49. Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness
Index 4.0, 2019 edition) trụ cột cơ sở hạ tầng Việt Nam xếp hạng thấp Philippines

Vietnam 77th, Philippines 96th S

50. Không phân biệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngoài là tuân
thủ nguyên tắc đối xử quốc gia Đ
51. Việt Nam tăng thuế TTĐB với xe máy phân khối lớn nhập khẩu từ Mỹ là không vi
phạm nguyên tắc đối xử quốc gia, nhưng vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc S (vi
phạm NT)
52. Nguyên tắc ngang bằng dân tộc đòi hỏi công dân của các bên tham gia trong quan
hệ kinh tế quốc tế được hưởng tất cả mọi quyền lợi và nghĩa vụ như nhau

CÂU NÀY SAI : TRỪ QUYỀN BẦU CỬ, ỨNG CỬ, NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

53. Trung Quốc tăng phí hải quan với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ là vi phạm nguyên
tắc tối huệ quốc

ĐÚNG này vi phạm cả hai luôn phải không, Đúng rồi bưa ổng có ví dụ cái Hàn
Quốc vs Mỹ á VAT mới có phân biệt nội địa, này phí hải quan thôi mà nếu hải
quan thôi thì ở đây chỉ vi phạm MFN thôi pk ok ok đúng rồi á

54. Chính quyền bang New York có thể ký kết hiệp định tự do thương mại song
phương với Lào S
55. Một số quốc gia thành viên ASEAN đã tham gia hiệp định Đối tác toàn diện và
tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các quốc gia thành viên ASEAN còn lại
phải tham gia hiệp định CPTPP trong vòng 15 năm từ ngày hiệp định có hiệu lực S
56. Giao dịch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Indonesia có thể điều tiết bởi các
quy định luật pháp của Singapore

CÂU NÀY ĐÚNG : trong trường hợp hàng có quá cảnh, chuyển tải, chọn trọng tài
giải quyết tranh chấp,.. cũng phải tuân theo quy định của Sing

57. Lào tăng lệ phí tất cả thủ tục hải quan là vi phạm nguyên tắc đối xử tối huệ quốc S
58. Bao bì hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải được hun khử trùng là vi phạm nguyên
tắc NT S
59. Việt Nam tăng thuế VAT với xe máy nhập khẩu từ Mỹ là vi phạm nguyên tắc đối
xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia Đ
60. Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF (Global Competitiveness
Index 4.0, 2019 edition) Global Competitiveness Index 4.0 của Việt Nam thấp hơn
so với Thổ Nhĩ Kỳ

(Vietnam 67th, Thổ nhĩ kỳ 61th) Đ

TEST 2.1 (ĐÁP ÁN ĐÚNG 60/60 câu)

1.Vòng đàm phán Doha đã kết thúc và kết quả đàm phán đang được thực thi Đ

2. Các thành viên WTO bắt buộc phải phân biệt đối xử bất lợi đối với các quốc gia không
là thành viên WTO S thích thì làm không thì thôi

3. MERCOSUR (Southern Common Market) có mức độ liên kết trong thương mại nội
khối cao hơn NAFTA (North American Free Trade Agreement) S NAFTA cao hơn
MERCOSUR

4. WTO có ưu đãi trong thương mại dịch vụ cho các nước kém phát triển Đ
5. LB Nga cấm nhập khẩu nông sản từ EU và 1 số quốc gia khác để trả đũa là vi phạm
nguyên tắc của WTO Đ

6. Một quốc gia thành viên WTO có thể đối xử bất lợi hơn đối với các quốc gia không là
thành viên WTO Đ

7. Thuế GSP trên thực tế bằng hoặc thấp hơn thuế quan tối huệ quốc S thấp hơn rất
nhiều không có chuyện bằng

8. Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch thuế quan với xe hơi đắt tiền (giá từ $ 80.000) S
không có lý do chính đáng như tự vệ

9. Các thành viên WTO bắt buộc mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ cho các thành
viên WTO và các nước bên ngoài WTO S không bắt buộc(?) sure không vậy :<, này k bắt
buộc với các nước bên ngoài WTO nè

Sai á, k bắt buộc đối với các nước bên ngoài WTO.

10. Tự do di chuyển nguồn lực sản xuất giữa các thành viên, thực hiện chính sách tiền tệ
chung là đặc tính của Liên minh kinh tế S LMKT không dùng chính sách tiền tệ chung

11. Thực hiện chính sách thương mại chung, tự do di chuyển vốn giữa các nước thành
viên là đặc tính của liên hiệp thuế quan S, thì liên hiệp thuế quan á bà không có tự do di
chuyển lao động đc chỉ có chung 9 sách với bên ngoài thôi á, tới thị trường chung mới tự
do di chuyển các yếu tố sản xuất đc

12. Theo kết quả vòng đàm phán Doha WTO có cơ chế tự vệ đặc biệt cho các nước đang
phát triển đối với hàng nông sản Đ

13. Trên thực tế nguyên tắc đối xử quốc gia thực hiện có tính triệt để rất cao trong
thương mại hàng hóa - Đ

14. Một quốc gia nghèo, không có mâu thuẫn chính trị với Mỹ, có thể không được
hưởng ưu đãi GSP của Mỹ Đ đủ điều kiện của mỹ thì hưởng gsp không thì thôi
15. Theo kết quả vòng đàm phán Doha WTO quy định các nước thành viên phải xóa bỏ
trợ cấp xuất khẩu với phần lớn sản phẩm nông sản Đ

16. Giải quyết tranh chấp theo quy định WTO đảm bảo các nước bắt buộc phải thực
hiện phán quyết S không bắt buộc

17. Tuân thủ nguyên tắc MFN, NT, không sử dụng các công công cụ cạnh tranh không
lành mạnh là thể hiện nguyên tắc mở cửa thị trường S này là cạnh tranh công bằng

18. Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch xuất khẩu với mục tiêu chính đáng Đ

19. Cơ chế rà soát chính sách thương mại nhằm phát hiện sai sót trong thực hiện biểu
thuế cam kết của các thành viên WTO S cơ chế này không có mục đích như trên

20. Trên thực tế Hiệp định tự do thương mại (FTA) chỉ bao gồm tự do thương mại hàng
hóa và các nội dung liên quan trực tiếp tới thương mại hàng hóa S còn bao gồm dịch vụ
nữa

21. Một thành viên WTO có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với một số sản phẩm Đ có
thể dùng cho tự vệ

22. Cơ chế rà soát chính sách thương mại chủ yếu nhằm phát hiện sai sót trong thực
hiện biểu thuế cam kết của các thành viên WTO - S link tới câu 19 sao hai câu na ná nhau
vậy

23. Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu trong một số tình huống đặc biệt Đ

24. Trên thực tế nguyên tắc đối xử quốc gia thực hiện có tính triệt để rất cao trong
thương mại hàng hóa Đ trùng câu 13

25. Cắt giảm thuế quan, các rào cản phi thuế quan, mở cửa thương mại dịch vụ là thể
hiện nguyên tắc cạnh tranh công bằng trong WTO SAI, LÀ NT MỞ CỬA TT
26. Nguyên tắc đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ trên thực tế còn nhiều miễn
trừ Đ

27. Theo quy định của WTO Việt Nam có thể đặt ra các thủ nhập khẩu tục rườm rà để
hạn chế nhập khẩu S

28. Các thành viên WTO cần mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ cho các thành viên
WTO và các nước bên ngoài WTO S cái này tui nghĩ là các ưu đãi về thuế về HH và Dvu ý
thì các nước trong WTO sẽ đc đối xử khác nhau với các nước k phải là thành viên WTO

29. Việt Nam có thể áp dụng quy định kỹ thuật thấp hơn đối với phôi thép nhập khẩu từ
các nước đang phát triển có thu nhập thấp SAI ai giải thích hộ ik :< Cái này cũng thắc
mắc nè tại bữa đọc TBT Nó có căn chỉnh cho những nước kém phát triển hơn về chất
lượng kỹ thuật hàng hoá á.

30. Theo kết quả vòng đàm phán Doha WTO có quy tắc xuất xứ ưu đãi dành cho các
nước kém phát triển trong xuất khẩu Đ

31. Giải quyết tranh chấp theo quy định WTO đảm bảo các nước thành viên thua kiện
bắt buộc phải thực hiện phán quyết, nếu phải nộp phạt bằng tiền cho các nước thành
viên thắng kiện S

32. Khu vực mậu dịch tự do không Bắc Mỹ có mức độ phát triển liên kết thấp S

33. Thuế cam kết (thuế ràng buộc) trong WTO đối với gạo của Hàn Quốc và Nhật Bản
phải như nhau S mỗi nước có biểu thuế khác nhau

34. Các thành viên WTO phải hạn chế các tác động quá mức cần thiết của các rào cản
phi thuế quan trong thương mại giữa các nước thành viên Đ

35. ASEAN có mức độ liên kết trong thương mại nội khối thấp hơn Andean Community S

36. Các thành viên WTO phải xóa bỏ hoàn toàn thuế quan trong thương mại giữa các
thành viên S
37. Nếu các quốc gia EU đơn phương áp đặt các biện pháp hạn chế nhập khẩu từ LB Nga
để trả đũa hạn chế nhập khẩu của LB Nga thì vi phạm nguyên tắc của WTO Đ

38. Một quốc gia thành viên WTO có thể dành cho một quốc gia ngoài WTO chế độ đối
xử giống như dành cho thành viên WTO Đ

39. Việt Nam điều tra và áp thuế đối kháng (chống trợ cấp) chỉ đối với thép xây dựng
nhập khẩu từ Trung Quốc là vi phạm nguyên tắc MFN S tại sao vậy mn :< này t nghĩ
không được tự ý áp thuế khi chưa được giải quyết qua WTO. Có trường hợp sẽ được áp
thuế tự vệ TMai nếu như nghi ngờ sản phẩm bên nước đó là Nhập Siêu, thì mình áp
thuế để bảo vệ hàng mình trước sau này điều tra nếu k có vi phạm thì mình phải bồi
thường lại cho người ta. Nó ở trong phần cuối cùng của môn luật TMQT luôn á uki uki

39 Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO đã có hiệu lực Đ

40. Thuế nhập khẩu cam kết với ống thép trong WTO (thuế MNF) của Ấn Độ và Trung
Quốc Quốc phải bằng nhau S mỗi nước có biểu thuế khác nhau

41. Nhật Bản có thể áp dụng hạn ngạch khi tự vệ thương mại Đ

42. Theo kết quả vòng đàm phán Doha WTO quy định các nước thành viên phải xóa bỏ
trợ cấp xuất khẩu với phần lớn sản phẩm nông sản Đ

43. Nếu Việt Nam được hưởng GSP của Nhật Bản dành cho giày dép thì cũng sẽ được
hưởng GSP của Canada dành cho giày dép S chưa chắc được cả hai

44. Ấn Độ có thể dành cho các nước nghèo ưu đãi thuế quan đặc biệt Đ

45. Tự do lựa chọn chính sách thương mại với bên ngoài là đặc tính của thị trường
chung S

46. Thực hiện chính sách tài khóa chung là đặc tính của liên minh tiền tệ S Bữa thầy có
nói á là liên minh tiền tệ chủ có đồng tiền chung thôi. Còn chính sách tài khoá là chung
ba cái cổ phiếu chứng khoán gì đó là không có ấy
47. Tự do thương mại nội bộ, tự do di chuyển lao động giữa các nước thành viên là đặc
tính của thị trường chung Đ

48. Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất ràng buộc trong WTO Đ

49. Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) (NAFTA cũ) có mức độ liên kết
phát triển cao hơn so với EU S

50. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO yêu cầu các nước tiếp tục cắt
giảm thuế quan S

51. Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất ràng buộc với sản phẩm có thuế suất
trần Đ miễn sao trong khoán ràng buộc và trần là ok

52. Là thành viên WTO, Việt Nam phải dành cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài
toàn bộ chế độ đối xử mà Việt Nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ trong nước s

53. Có thể áp dụng thuế nhập khẩu thấp hơn thuế ràng buộc Đ

54. Là thành viên WTO, Việt Nam bắt buộc phải dành cho Mỹ những ưu đãi thuế quan
mà Việt Nam dành cho các thành viên AFTA S

55. Nguyên tắc chính sách thương mại minh bạch, ổn định và có thể dự đoán giúp
doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển hiệu quả Đ

56. Giải quyết tranh chấp theo quy định WTO đảm bảo các nước bắt buộc phải thực
hiện phán quyết SAI

57. Mỹ bắt buộc phải dành ưu đãi GSP cho các thành viên đang phát triển của WTO S

58. Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất trần trong WTO S

59. Tất cả các sản phẩm đều có thuế suất trần S

60. Trung Quốc chỉ cấm nhập khẩu sữa bột từ New Zealand do sữa nhiễm khuẩn là vi
phạm nguyên tắc MFN S
dTEST 2.2 (30/30) đã đủ 30 câu
Eyyo mấy bạn. Mình sai 1 câu trong khi mình sửa đáp án trong doc 3 CÂU là:
hàn quốc mình chọn SAI; WTO không lành mạnh mình chọn ĐÚNG; biện pháp
tự vệ cạnh tranh không lành mạnh mình chọn SAI. Chúc các bạn may mắn!
Tui được 30/30 - t chỉnh lại 1 câu này nữa: 18. Trong WTO trợ cấp xuất khẩu với hàng
công nghiệp bị cấm sử dụng - câu này ĐÚNG nha - Good Luck to all you guys!

1.Hiệp định nông nghiệp quy định về thuế quan nhập khẩu, trợ cấp với hàng nông sản Đ

2. Hài hoà các quy định vệ sinh dịch tễ giữa các nước để chúng không trở thành rào cản
đối với thương mại là mục đích của hiệp định về vệ sinh dịch tễ (SPS) Đ

3.Việt Nam hiện nay áp dụng quy định nội địa hóa tối thiểu với sản xuất xe hơi S

4. Hiệp định GATS quy định những nghĩa vụ và nguyên tắc cơ bản trong thương mại dịch
vụ Đ

5. Việt Nam có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá với tôn mạ chỉ từ Đài Loan Đ
CÂU NÀY T NGHĨ ĐÚNG Á TẠI NÀY LÀ BP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Á!=> chắc chắn

6.Việt Nam có thể áp dụng biện pháp tự vệ chỉ với phôi thép dài từ Hàn Quốc S câu này
S nha, tại tự vệ này khi nhập siu thui chứ tự nhiên áp dô là sống md á

7. Hiệp định chống bán phá giá của WTO cho phép áp dụng các biện pháp nhằm triệt
tiêu tác động tiêu cực của bán phá giá - hành động cạnh tranh không lành mạnh Đ
Trong khi biện pháp chống bán phá giá là để đối phó với hành vi bán sản phẩm với giá
thấp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh thì biện
pháp chống trợ cấp được áp dụng để loại bỏ tác động tiêu cực gây ra cho ngành sản
xuất hàng hóa trong nước xuất phát từ các chính sách trợ cấp của chính phủ nước xuất
khẩu.

8.Hiệp định về hàng rào kỹ thuật (TBT) nhằm đảm bảo các nước không áp dụng các quy
định, biện pháp kỹ thuật gây trở ngại không cần thiết đối với thương mại Đ

9.Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan thương mại quy định xóa bỏ tất cả các biện
pháp đầu tư gây ảnh hưởng tới thương mại Đ - chắc chắn
Hiệp định TRIMs có một điều khoản quy định cho phép nước thành viên trong giai đoạn
chuyển đổi được áp dụng những biện pháp đầu tư đối với các doanh nghiệp mới thành
lập nếu...

10 Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu của WTO là bắt buộc Đ

11 Hiệp định về kiểm định hàng hoá trước khi xếp hàng của WTO là bắt buộc Đ

12 Hiệp định tự vệ quy định biện pháp tự vệ áp dụng khi nhập khẩu tăng đột biến và gây
tổn hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước Đ

13 Hiệp định chống bán phá giá của WTO có điều tiết bán phá giá của doanh nghiệp
trong nước trên thị trường nội địa S

14.Hiệp định mua bán máy bay dân dụng của WTO là bắt buộc S

15.Hiệp định kiểm định trước khi xếp hàng (PSI) có áp dụng cho kiểm định theo yêu cầu
của doanh nghiệp xuất nhập khẩu S
Search ra vậy: Hiệp định PSI có nội dung đưa ra những quy định về việc giám định hàng
hóa trước khi xếp hàng, theo đó nước nhập khẩu yêu cầu các cơ quan độc lập kiểm định
hàng hóa được nước nhập khẩu đặt hàng, chủ yếu vào giá cả, chất lượng và số lượng
trước khi xuất hàng. (Theo QIMA)

16.Hiệp định xuất xứ hàng hóa (ROO) quy định quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa để
giảm tác động hạn chế thương mại Đ - chắc chắn

Search ra vầy: Hiệp định về quy tắc xuất xứ hay còn gọi là hiệp định ROO, là thỏa thuận
của các nước thành viên WTO về các quy định tiêu chí xuất xứ của hàng hóa, nhằm mục
đích hưởng những ưu đãi từ những cam kết cắt giảm thuế mang lại trong WTO.

17.Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) quy định về trợ cấp và biện
pháp đối kháng với hàng công nghiệp và nông sản SAI

18.Trong WTO trợ cấp xuất khẩu với hàng công nghiệp bị cấm sử dụng ĐÚNG
https://trungtamwto.vn/upload/files/wto/4-cac-hiep-dinh-co-ban/1-4_trocap.pdf

Đối với hàng công nghiệp: Các loại trợ cấp, các quy tắc và điều kiện cho từng loại cùng
với các biện pháp xử lý nếu có vi phạm hoặc trợ cấp gây thiệt hại được quy định trong
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Agreement on Subsidies and
Countervailing Measures - Hiệp định SCM);

19.Hiệp định về mua sắm chính phủ của WTO là bắt buộc S
20.Hiệp định giá trị hải quan của WTO là bắt buộc ĐÚNG
21.Biện pháp chống bán phá giá thường áp dụng cho hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc
gia S
Không phải sản phẩm nào cũng bán phá giá, những hàng cạnh tranh trực tiếp hàng nội
địa thì nó ép,còn mấy hàng nguyên liệu hoặc hàng nó ko có lợi thế thì sẽ ko ép, tại nó
mua đc rẻ
22. Hiệp định kiểm định trước khi xếp hàng (PSI) áp dụng cho kiểm định do chính phủ
nước nhập khẩu thuê hoặc bắt buộc phải thực hiện Đ

23.Hiệp định xuất xứ hàng hóa của WTO là bắt buộc ĐÚNG

24.Hiệp định GATT 1994 quy định chung về thương mại hàng hoá và dịch vụ SAI

GATT 1994 nghĩa là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994

25.Hiệp định trị giá hải quan (ACV) quy định quy tắc xác định trị giá tính thuế nhằm giảm
tác động hạn chế thương mại ĐÚNG

Hiệp định quy định những nguyên tắc chung về cách thức và phương pháp tính trị giá
tính

thuế một cách công bằng mà hải quan tất cả các nước thành viên phải tuân thủ;
https://wtocenter.vn/file/15546/1-8_thuehaiquan.pdf

26.Bản ghi nhớ về Giải quyết tranh chấp (DSU) có giải quyết tranh chấp giữa dyoanh
nghiệp của 1 nước thành viên với chính phủ một nước thành viên khác SAI
27.Biện pháp tự vệ áp dụng trong trường hợp cạnh tranh không lành mạnh từ phía hàng
nhập khẩu S S nha ạ, vì tự vệ thương mại là do nhập siêu ảnh hưởng nội địa chứ k ph do
unhealthy

Unhealthy là chống bán phá giá nha mn


28.Hiệp định về công nghệ thông tin của WTO là bắt buộc S

29.Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
(TRIPS) quy định những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu đối với các quyền sở hữu trí tuệ và
đưa ra các biện pháp thực hiện ĐÚNG

30.Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu của WTO quy định những thủ tục mà các
thành viên phải tuân thủ nhằm hạn chế tác động hạn chế thương mại khi cấp phép nhập
khẩu ĐÚNG

Hiệp định về Thủ tục Cấp phép nhập khẩu (Hiệp định ILP) quy định những thủ tục mà
chính phủ các nước thành viên WTO phải tuân thủ nhằm giảm tối đa những công đoạn
hành chính phiền phức gây cản trở đến thương mại.

Test 2.3 60/60


Eyyo mấy bạn, câu 4 mình sửa đáp án đúng rồi. Giờ là 10d r nha. Gudluk2u!

1.EU thực hiện tự do thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên, tự do lựa chọn chính
sách thương mại với bên ngoài S không tự do mà phải là chính sách thương mại chung
2.Các nước ASEAN phải xóa bỏ hạn ngạch thuế quan trong thương mại nội bộ khi hoàn
thành Hiệp định thương mại hàng hóa Đ

3.Hiệp định CPTPP có cam kết chính sách về cạnh tranh, doanh nghiệp độc quyền Đ

4.Để hỗ trợ sản xuất trong nước, Hà Lan có thể tăng thuế nhập khẩu từ bên ngoài,
nhưng không được tăng thuế nhập khẩu từ các nước thành viên EU S

5.Hiện nay trong ASEAN đã hoàn thành tự do di chuyển vốn giữa các thành viên S còn
hạn chế

6.EVFTA yêu cầu Việt Nam cải cách thị trường lao động theo hướng bảo vệ tốt hơn
quyền lợi của người lao động, có thể làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp đồ gỗ
Việt Nam khi xuất khẩu sang EU Đ

7.Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực từ 8/2020 tạo điều kiện gia tăng
xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU, và gia tăng xuất khẩu nông sản của EU sang
Việt Nam. Đ

8.Chính phủ Pháp có thể trợ cấp cho nông dân Pháp để gia tăng xuất khẩu sữa S Do
Pháp thuộc EU không được tự ý trợ cấp

9.Hiện nay các nước thành viên ASEAN không thể tự do lựa chọn chính sách thuế quan
đối với các quốc gia bên ngoài S giải thích , ủa kỳ vậy ta ASEAN nó có cho các QGia tự do
vs bê ngoài mà nhỉ ừ t cũng thấy vậy, S ha
10.Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) đã có hiệu
lực, tạo điều kiện gia tăng xuất khẩu hàng dệt may của Việt sang EAEU, gia tăng nhập
khẩu nông sản từ EAEU của Việt Nam Đ

11.Liên kết nội khối ASEAN trong thương mại hàng hóa với tỷ lệ xuất khẩu nội khối trên
30% S giải thích trong bảng tỷ lệ thương mại nội khối trong slide chương 2 á, hông có
năm nào trên 30% hết

12.ASEAN hoàn thành cắt giảm thuế quan với phần lớn các sản phẩm trong thương mại
nội bộ năm 2018 Đ

13.Trình độ phát triển của các thành viên APEC khác biệt lớn là trở ngại cho phát triển
liên kết Đ

14.Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU EVFTA có tác động làm tăng xuất khẩu của
Thổ Nhĩ Kỳ sang Việt Nam do ưu đãi thuế mà Thổ Nhĩ Kỳ nhận được S này do chỉ một
chiều việt nam thổ nhĩ kỳ thôi không có ngược lại

15.ASEAN trở thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community) năm 2015
và hiện nay các thành viên ASEAN áp dụng biểu thuế quan chung với bên ngoài S do
không chung thuế

16.Việt Nam đối mặt nhiều thách thức khi thực hiện các cam kết trong APEC S

17.Thuế nhập khẩu của EU và Anh đối với hàng dệt may Việt Nam có thể khác nhau Đ

18.ASEAN thực hiện FTA ASEAN - Trung Quốc và FTA ASEAN - Hoa Kỳ S mỹ không có

19.Xuất khẩu nhiều mặt hàng dệt may Việt Nam vào Liên minh kinh tế Á Âu được ưu đãi
thuế quan với số lượng xuất khẩu không hạn chế S hạn chế
20. Hiệp định CPTPP quy định về cưỡng chế giải quyết tranh chấp để đảm bảo thực thi
phán quyết Đ

21.EU thực hiện tự do thương mại nội bộ giữa các thành viên, tự do di chuyển vốn giữa
các thành viên Đ

22.Italy có thể áp dụng thuế đối kháng (chống trợ cấp) với hàng nhập khẩu nếu đủ điều
kiện S Vì Italy nằm trong EU, phải do EU quyết định

23.FTA EU – Nhật Bản (EU-Japan Economic Partnership Agreement) đã có hiệu lực và có


tác động tích cực tới lợi ích Việt Nam từ hiệp định EVFTA Đ này sao đúng vậy không liên
quan gì mình mà. Kiểu hưởng lợi EU đối xử với NB sao thì VN vậy. Lợi ích liên quan đến
việc đáp ứng xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi, theo quy tắc cộng gộp, VN có thể NK
nvl từ NB để hưởng lợi trong đáp ứng xxhh

24.Các nước khu vực đồng euro thực hiện chung hoạt động giám sát, điều tiết hệ thống
ngân hàng thương mại Đ

25.Hiệp định CPTPP mở cửa sâu rộng hơn trong thương mại hàng hóa, thương mại dịch
vụ nhưng không bao gồm đầu tư S có đầu tư

26.Hiện nay APEC thực hiện chính sách thuế quan thống nhất với bên ngoài S

27.Các nước khu vực đồng euro thực hiện chính sách tài khóa chung S

28.FTA EU-Việt Nam làm tăng xuất khẩu dệt may, thịt bò đông lạnh, thủy sản chế biến
của Việt Nam sang EU S giải thích. Không có thịt bò

29.FTA EU – Hàn Quốc (The EU-Korea Free Trade Agreement) tổng thể có tác động tiêu
cực tới lợi ích của Việt Nam từ hiệp định EVFTA S giải thích. PHẢI LÀ TÁC ĐỘNG TÍCH
CỰC ý là tích cực ntn á; từ hiệp định EVFTA VN thu nhập rất nhiều linh kiện phụ tùng

30.ASEAN thực hiện tự do hoàn toàn di chuyển lao động giữa các thành viên S
31.Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU được hưởng thuế quan bằng 0 với số lượng
xuất khẩu hạn chế Đ

32.Khi EVFTA có hiệu lực thì Việt Nam ngay lập tức được hưởng thuế suất ưu đãi cam
kết theo hiệp định với tất cả các sản phẩm S KHÔNG PHẢI TẤT CẢ SP

33.APEC thực hiện tự do di chuyển vốn giữa các nước thành viên S

34.Thổ Nhĩ Kỳ và EU không có thỏa thuận liên minh thuế quan S có liên minh thuế quan

35.Ba Lan có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu thép từ LB Nga khi tự vệ thương mại S
PHẢI DO EU QUYẾT, Balan thuộc eu

36.Anh có thể thực hiện chính sách đồng nội tệ yếu để khuyến khích xuất khẩu Đ

37.Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP – Regional Comprehensive
Economic Partnership) đã được ký kết Đ

38.ASEAN có yêu cầu mở cửa trong mua sắm chính phủ S không yêu cầu

39.APEC đạt được nhiều tiến bộ trong thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, và đã đạt
được các mục tiêu cơ bản đề ra SP có cam kết trong mua sắm công và môi trường, cam
kết sâu rộng hơn thành viên S

41.Hiệp định CPTPP có cam kết trong mua sắm công và môi trường, cam kết sâu rộng
hơn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Đ

42.Hiện nay trong ASEAN đã hoàn thành tự do hóa thương mại dịch vụ S chưa hoàn
toàn xong

43.Các quyết định của ASEAN luôn đòi hỏi tất cả các nước thành viên thực hiện đồng
thời S

44.Nhật Bản, Brunei, Peru, Mexico, Việt Nam, New Zealand là thành viên CPTPP Đ
45.Na Uy có thể dành cho Việt Nam ưu đãi GSP nếu Việt Nam có đủ điều kiện Đ Tại sao
vậy?NA UY KO THUỘC EU

46.Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU EVFTA có tác động làm tăng xuất khẩu của
Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ Đ

47.Phần Lan, Estonia, Hy Lạp, Latvia, Thụy Điển, Slovakia sử dụng euro là đồng tiền chính
thức S, Thụy điển k phải nằm Trong EU

48.Việt Nam khi gia nhập ASEAN làm gia tăng nhập khẩu từ ASEAN và gia tăng xuất khẩu
của Việt Nam sang ASEAN Đ

49.ASEAN không thực hiện chính sách tỷ giá phối hợp (có ràng buộc biên độ dao động tỷ
giá của các thành viên) Đ

50. Việt Nam ký với các FTA - Ấn Độ, FTA - Nhật Bản và FTA- Trung Quốc Đ

51. Mức độ mở cửa thị trường dịch vụ của của Việt Nam trong ASEAN cao hơn so với
mở cửa trong WTO và các FTA của Việt Nam Đ

52. ASEAN có thực hiện FTA với Ấn Độ, FTA với Nhật Bản, FTA với ng Đ

53. Brunei, Lào phải thực hiện hiệp định FTA ASEAN-Hàn Quốc Đ WHY của asean nên
phải thực hiện chung á

54. Trong EU thực hiện tự do di chuyển lao động giữa các thành viên, chính sách tiền tệ
chung S có 19 nước thực hiện tiền tệ chung thôi

55. APEC thực hiện tự do thương mại dịch vụ S

56. Hiệp định CPTPP có quy định xuất xứ hàng hóa ít khắt khe nhằm thúc đẩy thương
mại giữa các nước thành viên S , quy định của CPTPP về HH là khắc khe

57. Việt Nam gia nhập ASEAN làm tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam Đ
58. Xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam sang các nước CPTTP gặp khó khăn trong
hưởng ưu đãi thuế quan do điều kiện xuất xứ hàng hóa khắt khe Đ

59. Các cam kết đầu tư của Việt Nam trong ASEAN toàn diện hơn trong WTO và các FTA
của Việt Nam Đ, này bữa ông đức có nói

60. Áo có thể cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSP nếu có đủ điều kiện S, Áo trong EU, phải
do EU quyết hay sao á

62. APEC hiện nay đã hoàn thành xóa bỏ thuế quan giữa các nước thành viên S

63. Tuyên bố của các cuộc họp thượng đỉnh APEC là bắt buộc với các thành viên S

TEST 3.1 ĐỦ 70 (10/10) 70/70


1. IMF có thể cho doanh nghiệp nhà nước vay khi có chính phủ bảo lãnh S chỉ có
chính phủ vay thôi, đây là bình ổn vĩ mô nên không cho tư nhân
2. IMF có hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên, phát hành và in ấn SDR S , không in ấn
3. Một quốc gia có thể neo (cố định) tỷ giá với SDR Đ
4. IMF phát hành SDR và phân bổ cho các thành viên theo số lượng tỷ lệ với vốn góp
vào IMF của các thành viên Đ
5. SDR có thể được sử dụng làm đơn vị tiền tệ tính toán trong hợp đồng Đ tỷ giá
tương đối ổn định có thể làm đơn vị tính toán
6. Mỹ, Nhật Bản đều có thể phủ quyết các quyết định quan trọng nhất của IMF S,
Mỹ EU
7. Công cụ quỹ mở rộng (Extended Fund Facility-EFF) thường để xử lý các vấn đề
trung hạn Đ
8. IMF xem xét giảm, xóa nợ cho các nước đang phát triển có thu nhập trung bình S
chỉ xem xét xóa cho nước nghèo, trung bình thì không có vụ giảm
9. Theo số liệu của IMF, năm 2019 tỷ lệ thất nghiệp của Anh thấp hơn của Đức Sai
Sai nha
T check anh 3,74 đức 3,14 mà??? 7,7 đâu ra v???
10. SDR được doanh nghiệp sử dụng trong thanh toán quốc tế S
11. Thỏa thuận tín dụng dự phòng (SBA – Stand-By Arrangements) của IMF có lãi suất
trên cơ sở lãi suất thị trường Đ
12. Khi một quốc gia không thể đạt được thỏa thuận vay với IMF thì đối mặt với nguy
cơ rất lớn bị vỡ nợ Đ
13. Lãi suất của SDR là lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường Đ
14. Công cụ quỹ mở rộng (Extended Fund Facility-EFF) là tín dụng ưu đãi S chỉ là tín
dụng thông thường
15. IMF cung cấp tín dụng cho chính phủ Đ
16. Lãi suất cơ sở các khoản vay thông thường của IMF là lãi suất LIBOR S
17. Tín dụng linh hoạt (Flexible Credit Line - FCL) của IMF có lãi suất ưu đãi S lãi suất
trung bình có trọng số trên cơ sở thị trường
18. Các nước phát triển có vay từ IMF Đ
19. IMF có thể huy động vốn bằng phát hành trái phiếu và cổ phiếu S huy động bằng
trái phiếu được, cổ phiếu thì không
20. Các nước đang phát triển có thu nhập trung bình vay tín dụng thông thường của
IMF Đ
21. Tín dụng linh hoạt (Flexible Credit Line - FCL) của IMF thường xử lý vấn đề trung
hạn S ngắn hạn
22. Tỷ giá SDR là không thay đổi trong tuần S hằng ngày
23. Tất cả các loại tín dụng của IMF có lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường S
24. Tổng giám đốc IMF thường là người châu Âu Đ
25. Công cụ tín dụng khẩn cấp (The Rapid Credit Facility – RCF) của IMF thường xử lý
các vấn đề khó khăn dài hạn S ngắn hạn
26. IMF cung cấp số liệu thống kê và ấn phẩm phân tích về kinh tế vĩ mô trên phạm vi
toàn cầu và các thành viên Đ
27. IMF có chế tài xử lý các quốc gia không tuân thủ nghiêm túc chế độ tỷ giá của
mình S
28. Việt Nam thường vay từ IMF S
29. Những khuyến cáo của IMF có ý nghĩa quan trọng với các nhà đầu tư Đ
30. IMF có thực hiện giám sát ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu Đ
31. Theo số liệu của IMF tăng trưởng GDP năm 2019 của Indonesia cao hơn Ấn Độ Đ
32. SDR của ngân hàng TW là dự trữ ngoại hối Đ
33. IMF đóng vai trò không quan trọng trong giải quyết nợ nước ngoài S
34. Số phiếu bầu của các thành viên IMF phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ góp vốn Đ
35. Theo số liệu của IMF tăng trưởng GDP năm 2019 của Singapore cao hơn Tây Ban
Nha S
36. IMF có thể vay từ các chính phủ, tổ chức quốc tế Đ
37. Công cụ tín dụng khẩn cấp (The Rapid Credit Facility – RCF) của IMF có lãi suất
trên cơ sở lãi suất thị trường S
38. Báo cáo “Ổn định tài chính toàn cầu” (Global Financial Stability Report) đánh giá
hệ thống tài chính và thị trường tài chính toàn cầu, và giải quyết vấn đề tài trợ
cho thị trường mới nổi và đang phát triển Đ
39. Tín dụng phòng ngừa và thanh khoản (The Precautionary and Liquidity Line – PLL)
của IMF có lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường Đ
40. Báo cáo “Tổng quan kinh tế thế giới” (World Economic Outlook) phân tích thực
trạng kinh tế thế giới và dự báo viễn cảnh tăng trưởng của kinh tế thế giới và
từng quốc gia Đ
41. Những khuyến cáo của IMF đối với các chính phủ các nước thành viên có tính bắt
buộc S
42. Khi vay của IMF các quốc gia không cần điều chỉnh chính sách kinh tế của mình S
43. IMF xem xét, giảm xóa nợ cho các nước nghèo Đ
44. Các nước nghèo có thể vay ưu đãi và tín dụng linh hoạt từ IMF S vay ưu đãi được,
linh hoạt không
45. Công cụ tín dụng mở rộng (The Extended Credit Facility – ECF) của IMF có lãi suất
trên cơ sở lãi suất thị trường S
46. Một quốc gia có thể nhận toàn bộ khoản vay từ IMF, sau đó không thực thi chính
sách kinh tế đã cam kết S
47. Tỷ trọng của EUR trong giỏ SDR là lớn nhất S
48. Thành phần SDR bao gồm 5 đồng tiền USD, CNY, EUR, JPY, AUD S
49. IMF từ chối cho một quốc gia vay đồng nghĩa quốc gia đó không thể tiếp cận thị
trường vốn quốc tế Đ
50. Việt Nam có thể vay tín dụng ưu đãi từ IMF để giải quyết nợ xấu Sai (CHECK)
Câu này t nghĩ SAI do tín dụng ưu đãi chỉ dành cho nước nghèo
51. IMF có cung cấp tín dụng cho các thành viên để tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng S
52. Lãi suất của SDR là lãi suất cố định trong tháng S cồ định trong tuần
53. IMF có cung số liệu thống kê về phát triển xã hội, con người của các quốc gia S
không có phát triển con người
54. Khi một quốc gia đạt được thỏa thuận vay với IMF, đồng nghĩa có đủ điều kiện
đàm phán tái cấu trúc nợ với các chủ nợ Đ (đã check)
55. Khối lượng vay tối đa từ IMF phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của các thành viên Đ
56. SDR chiếm tỷ trọng lớn trong dự trữ của các quốc gia S
57. Công cụ tài trợ khẩn cấp (Rapid Financing Instrument - RFI) là tín dụng ưu đãi S
58. Tất cả các loại tín dụng của IMF có lãi suất cơ sở là lãi suất SDR S
59. Giá trị của SDR ổn định hơn so với từng đồng tiền riêng biệt trong giỏ SDR Đ
60. Một quốc gia sử dụng SDR để tài trợ cán cân thanh toán không cần trả lãi suất S
61. IMF có chức năng giám sát chính sách tỷ giá và các chính sách vĩ mô liên quan Đ
62. Các nước đang phát triển có thu nhập trung bình không thể vay ưu đãi từ IMF Đ
63. Theo số liệu của IMF, năm 2019 ngân sách của Việt Nam, Hà Lan, Phần Lan thâm
hụt S đã check
64. Theo số liệu của IMF, năm 2019 cán cân vãng lai của Việt Nam, Slovenia, Hàn
Quốc thặng dư Đ (đã check)
65. Lãi suất SDR không phụ thuộc trực tiếp lãi suất CAD và CNY S phụ thuộc tất cả
trong rổ
66. Một số quốc gia có thể bổ nhiệm giám đốc điều hành của IMF Đ
67. Báo cáo “Giám sát tài khóa” (Fiscal Monitor) phân tích tình hình tài chính công,
tác động tài khóa từ khủng hoảng, dự báo tài khóa trung hạn, đánh giá các chính
sách phát triển bền vững tài chính công Đ
68. Thỏa thuận tín dụng dự phòng (SBA – Stand-By Arrangements) của IMF thường
để xử lý các vấn đề trung hạn S - ngắn hạn
69. IMF có thể cho doanh nghiệp tư nhân vay khi có chính phủ bảo lãnh S
70. Vay tín dụng dự phòng (The Standby Credit Facility – SCF) của IMF là tín dụng ưu
đãi Đ
Thành phần SDR bao gồm 5 đồng tiền USD, CNY, EUR, JPY, AUD => S (có 4
thôi:Mỹ, Euro, Yên Nhật, và bảng Anh)
● Việt Nam thường vay từ IMF -S
● Các nước đang phát triển có thu nhập trung bình không thể vay ưu đãi từ IMF -Đ

TEST 3.2 ĐỦ 65 (65/65 CÂU) Đúng hết rồi


1. Lãi suất cho vay của IBRD phụ thuộc trực tiếp vào kỳ hạn tín dụng, thời
gian trả nỢ Đ
2. IDA có cung cấp tín dụng trên cơ sở lãi suất LIBOR Đ
3. Việt Nam có thể vay IBRD để giải quyết nợ xấu ngân hàng Đ
4. IFC hoạt động cả tại các quốc gia đang phát triển có rủi ro cao Đ
5. IFC đầu tư cần có bảo lãnh của chính phủ S
6. Lãi suất cho vay tài trợ dự án của IBRD phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng
của quốc gia đi vay S
7. Vốn hoạt động của IFC chủ yếu là vốn góp của các nước thành viên S trên
thị trường vốn
8. IFC có mua trái phiếu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước S
9. Lãi suất cho vay của IBRD có phụ thuộc đồng tiền cho vay Đ
10. Lãi suất cho vay tài trợ dự án của IBRD không phụ thuộc vào tình hình thị
trường vốn quốc tế S
11. IFC chuyển lợi nhuận cho IDA và IFC có cung cấp tín dụng với lãi suất ưu
đãi S
12. Các công ước của ILO là không bắt buộc, nhưng việc thực thi nhiều công
ước trên thực tế phải tuân thủ khi xuất khẩu Đ
13. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) GDP bình quân đầu người tính
bằng USD theo giá hiện hành (GDP per capita, current US$) năm 2019 của
Phần Lan cao hơn Đức và Anh câu này ĐÚNG nha :)))
14. Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) bảo hiểm đầu tư trước các rủi
ro phi thương mại và rủi ro thương mại S
15. Các ngân hàng phát triển khu vực có cơ cấu tổ chức, nguyên tắc, nội dung
hoạt động tương tự Ngân hàng thế giới Đ
16. IBRD không cho cơ quan chính phủ vay S checked
17. “Chương trình gắn với kết quả” (Program-for-Results) của IBRD cung cấp
tín dụng cho chính phủ Đ
18. IDA có vay vốn từ chính phủ các nước S
19. Hoạt động của IFC tại Việt Nam có tác động tích cực trong thúc đẩy đầu tư
tư nhân vào kinh tế Việt Nam Đ
20. IBRD có xem xét giảm nợ, giãn nợ đối với các khoản cho vay S checked
21. Quỹ tín thác và tài trợ (Trust funds and grants - Trust funds and the
partnerships) của IBRD sử dụng nguồn vốn huy động từ các ngân hàng
thương mại S checked
22. IDA có vay vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế S
23. Nguồn vốn hoạt động của IBRD chủ yếu là vốn vay bằng phát hành trái
phiếu trên thị trường vốn quốc tế Đ
24. ODA song phương ít bị ràng buộc hơn ODA đa phương S checked
25. IBRD đóng vai trò trung gian giúp các nước đang phát triển tiếp cận thị
trường vốn quốc tế Đ checked
26. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) GDP bình quân đầu người tính
bằng USD theo giá hiện hành (GDP per capita, current US$) năm 2019 của
Na Uy (Norway) cao hơn Mỹ và Đan mạch (Denmark) câu này ĐÚNG :)) vcl
27. Quản lý tài sản của IFC là hoạt động không mang tính thương mại S
28. Nguồn vốn hoạt động của IBRD chủ yếu là vốn thực góp của các thành viên
S checked
29. IBRD có thể mua trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước S
30. Mục tiêu của IFC là hỗ trợ đầu tư tư nhân vào các nước đang phát triển,
giảm nghèo đói và nâng cao sự thịnh vượng tại các nước đang phát triển Đ
checked
31. Nguyên tắc tổ chức, bỏ phiếu, thông qua quyết định trong IBRD tương tự
của IMF Đ checked
32. IBRD cung cấp tín dụng trên cơ sở lãi suất thị trường Đ
33. Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước của Việt Nam có thể vay từ IBRD mà
không cần bảo lãnh của Chính phủ S
34. IBRD có thể cung cấp tín dụng bằng nội tệ của quốc gia vay tín dụng Đ
35. Lãi suất cho vay của IBRD có phụ thuộc thu nhập bình quân đầu người của
quốc gia đi vay Đ
36. Quỹ tín thác và tài trợ trong IBRD hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận Đ
checke
37. IBRD có thể cho doanh nghiệp tư nhân vay tín dụng khi có chính phủ bảo
lãnh Đ checked
38. Dựa trên số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới, Canada xếp hạng cao
hơn Hàn Quốc, và thấp hơn Italy theo chỉ tiêu GDP năm 2019 tính theo giá
hiện hành, bằng USD - GDP (current US$) Đ
39. Lãi luất cơ sở các khoản vay của IBRD là lãi suất SDR của IMF S
40. Một quốc gia có thể vay đồng thời từ IDA và IBRD Đ
41. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) GDP tính bằng USD theo giá hiện
hành (GDP, current US$) năm 2019 của Indonesia cao hơn Hà Lan và Saudi
Arabia Đ
42. Chủ tịch Ngân hàng thế giới thường là công dân Mỹ, Chủ tịch Ngân hàng
phát triển Châu Á (ADB) là thường là công dân Trung Quốc S người Nhật
Bản k phải TQ
43. Dựa trên số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới, Canada xếp hạng cao
hơn Hàn Quốc, và thấp hơn Italy theo chỉ tiêu GDP bình quân đầu người
năm 2019 tính theo giá hiện hành, bằng USD - GDP per capita (current
US$)câu này SAI dm:)))
44. IDA có cung cấp tín dụng cho các nước nghèo với lãi suất trên cơ sở lãi
suất LIBOR Sai nha mới check lại
45. “Tài trợ chính sách phát triển” (Development Policy Financing) của IBRD
cung cấp tín dụng cho khu vực doanh nghiệp S
46. IFC và IBRD đều có xếp hạng tín dụng AAA (3A) Đ
47. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) GDP tính bằng USD theo giá hiện
hành (GDP, current US$) năm 2019 của LB Nga cao hơn Hàn Quốc và
Australia Đ
48. Việt Nam là thành viên MIGA và ICSID S
49. Lãi suất tín dụng của IBRD là ưu đãi hơn so với tín dụng của các ngân hàng
thương mại Đ
50. IBRD có thể mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước S
51. Doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam có thể vay từ ADB khi không có
chính phủ bảo lãnh S
52. Doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu cho IFC Đ
53. Việt Nam đã tốt nghiệp IDA Đ
54. Cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID – International Center
for settlement of investment dispute) giải quyết tranh chấp đầu tư giữa
Chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài, giữa các nhà đầu tư trong nước
và nước ngoài S
55. IFC có mua cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa (tư nhân
hóa) Đ
56. Nguồn vốn của IDA chủ yếu do các quốc gia-nhà tài trợ đóng góp Đ
57. IFC có đầu tư vào doanh nghiệp mạo hiểm Đ
58. MIGA cung cấp dịch vụ bảo hiểm miễn phí cho doanh nghiệp các nước
thành viên S
59. IFC đầu tư vào khu vực ngân hàng thương mại và lĩnh vực nông nghiệp của
Việt Nam Đ
60. ADB có cung cấp tín dụng ưu đãi và tín dụng trên cơ sở lãi suất thị trường
Đ
61. IDA cung cấp tín dụng ưu đãi chủ yếu cho các nước nước nghèo Đ checked
62. IFC có hỗ trợ tư vấn cho các cơ quan chính phủ và IFC có mua trái phiếu
chính phủ S checked
63. IFC hoạt động chủ yếu tại các nước phát triển và kinh tế chuyển đổi S
checked
64. IFC phát hành cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế S checked
65. IFC cung cấp các dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp với mức phí ưu đãi S
66. IDA có cung cấp tín dụng cho các nước nghèo với lãi suất trên cơ sở lãi
suất LIBOR Đ nghiệp nhà nước của Việt Nam có thể vay từ ADB khi khôn
67. Dựa trên số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới, Canada xếp hạng cao
hơn Hàn Quốc, và thấp hơn Italy theo chỉ tiêu GDP bình quân đầu người
năm 2019 tính theo giá hiện hành, bằng USD - GDP per capita (current
US$) S
68. IDA có cung cấp tín dụng cho các nước nghèo với lãi suất trên cơ sở lãi
suất LIBOR

TEST 4.1 60/60

Những câu không chắc bôi vàng


1. Thực tế hiện nay không phân biệt Công ty đa quốc gia và Công ty xuyên quốc gia
Đ
2. Đầu tư FDI quốc tế thời gian gần đây có xu hướng chững lại Đ
3. Lạm phát thấp tại Việt Nam có tác động hỗ trợ hàng hóa Việt Nam duy trì cạnh
tranh về giá Đ
4. Thúc đẩy cải cách WTO của Mỹ theo hướng đảm bảo quyền lợi cho Mỹ… có tác
động tiêu cực tới Việt Nam Đ
5. Cán cân dịch vụ và cán cân thương mại của Mỹ thâm hụt S dịch vụ thặng dư,
thương mại thâm hụt nặng
6. CNY giảm giá có tác động tăng xuất khẩu của Việt Nam sang EU S

7. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tác động tiêu cực tới kinh tế Trung Quốc và tác
động tích cực tới kinh tế thế giới S tác động tiêu cực tới kinh tế thế giới
8. Các liên kết kinh tế khu vực, FTA ngày càng phát triển mạnh hơn so với trong
phạm vi toàn cầu (WTO) do phạm vi nhỏ Đ
9. Thương mại dịch vụ quốc tế thời gian gần đây tăng trưởng cao hơn so với GDP
thế giới Đ
10. Nhật Bản tập trung phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), chế tạo robots Đ
11. Phát triển kinh tế thị trường mở là xu thế chung trên thế giới hiện nay Đ
12. Mua bán sát nhập giữa các doanh nghiệp trong nước thường được khuyến khích
về mặt pháp lý so với sát nhập giữa doanh nghiệp trong nước và quốc tế S không
được khuyến khích
13. Hoạt động mua bán, sát nhập quốc tế tiếp tục phát triển Đ
14. BTH tăng giá có tác động tăng xuất khẩu của Thái Lan sang Việt Nam S chứ nhỉ
việt nam sang thái lan có nhưng ngược lại chưa chắc - SAI ĐÃ CHECK
15. Mỹ chịu tổn thất lớn hơn so với EU do trừng phạt kinh tế Nga S
16. Mỹ xuất khẩu vốn ròng và có ngân sách thường xuyên thâm hụt cao S Mỹ NK vốn
ròng, mỹ không xuất khẩu vốn ròng, ngânfCơ cấu kinh tế của các nước đang phát
triển nhìn chung còn lạc hậu sách thâm hụt đúng
17. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giảm lãi suất EUR làm tăng dòng vốn đầu tư
vào Việt Nam Đ
18. Vai trò của nhóm các nước đang phát triển ngày càng tăng, nhóm nước đang
phát triển có sự phân hóa sâu sắc Đ
19. Vai trò của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) gia tăng S các nước đang
hạn chế dùng dầu mỏ
20. Nhóm các nước phát triển có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với nhóm các nước
đang phát triển Đ
21. Lãi suất thấp tại Nhật Bản làm giảm đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam S tăng đầu

22. Mua bán sát nhập quốc tế tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh hơn cho các bên tham
gia Đ
23. Đồng ý thỏa thuận về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu (đề xuất 15%) sẽ giúp
cải thiện thu ngân sách của Mỹ, Việt Nam Đ
24. Lễ hội chọi trâu là nét văn hóa độc đáo để Việt Nam thu hút khách du lịch nước
ngoài S
25. Mỹ là quốc gia sản xuất dầu thô lớn, xuất khẩu dầu thô và khí đốt Đ
26. Chính sách của Mỹ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế hồi hương lợi
nhuận từ nước ngoài sẽ kích thích đầu tư của doanh nghiệp Mỹ ra nước ngoài S
Giảm thuế dn thì dn trong nước đc lợi, kích thích đầu tư. Còn thuế hồi hương thì
dn mỹ đầu tư ra nước ngoài khi chuyển lợi nhuận về mỹ lại thì bị đánh thuế cao
hơn => hạn chế đầu tư nước ngoài

Iem ghi là giảm hồi hương thì kích thích đầu tư ra ngoài nhưng giảm thuế doanh
nghiệp thì để thu hút đầu tư vào nên SAI =)))

27. Nội bộ EU tồn tại nhiều mâu thuẫn kinh tế, và nền Kinh tế EU phụ thuộc lớn vào
Trung Quốc Đ
28. Nền kinh tế Mỹ đối mặt với tình trạng thâm hụt kép: thâm hụt cán cân vãng lai và
thâm hụt cán cân tổng thể S tổng thể cân bằng
29. Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Đ
30. Quan hệ kinh tế Bắc Nam là chỉ quan hệ giữa các nước Bắc bán cầu và Nam bán
cầu S
31. Dịch bệnh covid 19 kìm hãm sự phát triển của chuyển đổi số S
32. Vị thế đồng USD ngày càng được củng cố, vị thế đồng CNY có xu hướng gia tăng S
vế trc sai, vế sau đúng
33. Tất cả các nền kinh tế phát triển có tình hình nợ công lành mạnh S
34. Cạnh tranh gay gắt làm gia tăng mua bán sáp nhập Đ
35. Theo IMF, Slovenia, Hàn Quốc, Hy Lạp là nền kinh tế phát triển Đ
36. Nợ cao của các hộ gia đình trên thế giới ảnh hưởng tích cực tới kinh tế toàn cầu
S
37. Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá hiện nay có xu hướng chững lại Đ
38. Thương mại điện tử và ngành bán lẻ truyền thống tại Mỹ phát triển mạnh mẽ S
bản lẻ nát
39. Doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh chuyển sản xuất ra nước ngoài do chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung Đ
40. Thương mại quốc tế hàng hóa thời gian gần đây tăng trưởng ở mức tương tự
GDP thế giới Đ
41. Phần lớn các nước đang phát triển có cán cân vãng lai thâm hụt Đ
42. Ngành dịch vụ tại các nước đang phát triển có năng lực cạnh tranh cao S
43. Dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc còn do các nguyên nhân khác: tối ưu chi
phí sản xuất, thay đổi công nghệ… Đ
44. Phát triển võ vovinam ra thế giới là hình thức quảng bá hiệu quả hình ảnh Việt
Nam trong toàn cầu hóa Đ
45. Cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển nhìn chung còn lạc hậu Đ
46. Liên kết trong FTA phát triển hiệu quả do các bên thường là đối tác lớn trong
thương mại song phương Đ
47. Khủng hoảng kinh tế diễn ra thường xuyên hơn, các chính phủ can thiệp ngày
càng ít hơn vào hoạt động kinh tế của các quốc gia S vế dầu đúng vế sau sai
48. Sự dịch chuyển địa điểm sản xuất từ Trung theo nhiều hướng khác nhau: các
nước Nam Á, Đông Nam Á, Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ… Đ
49. Hoạt động mua bán sát nhập quốc tế trong cùng một ngành phát triển làm gia
tăng cạnh tranh trên phạm vi thế giới S giảm cạnh tranh
50. Mỹ có tỷ lệ nợ công/GDP cao và có xu hướng giảm S nợ công cao đúng, xu hướng
giảm sai
51. Giới thiệu văn hóa ẩm thực dân tộc và chiến thắng chống giặc ngoại xâm là hình
thức hiệu quả quảng bá hình ảnh quốc gia của Việt Nam SAI
52. Trung Quốc là quốc gia cung cấp ODA lớn, là quốc gia đầu tư FDI lớn ra nước
ngoài Đ
53. Nền kinh tế Mỹ phụ thuộc lớn vào Trung Quốc trong nguồn cung ứng các sản
phẩm thâm dụng lao động, dược phẩm, dụng cụ, thiết bị y tế, nhiều sản phẩm
công nghệ cao Đ
54. Tự do hóa thương mại làm gia tăng cạnh tranh Đ
55. Tỷ lệ nợ công/GDP của Mỹ tăng mạnh do ảnh hưởng của đại dịch covid 19 Đ
56. Trung Quốc phụ thuộc công nghệ các nước phát triển trong nhiều lĩnh vực quan
trọng Đ
57. Nhật Bản tích cực tham gia liên kết kinh tế quốc tế Đ
58. Mỹ là quốc gia sản xuất dầu thô lớn với chi phí sản xuất cạnh tranh (chi phí thấp)
S chi phí rất cao
59. Chính sách tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu mở ra cơ hội phát triển cho Việt
Nam Đ
60. Xu hướng hình thành thế giới đa cực về kinh tế Đ
61. Tất cả các thành viên EU có tình hình nợ công lành mạnh S
62. Các nước Mỹ La tinh và Caribe chịu gánh nặng nợ nước ngoài không lớn S lớn
63. Trung Quốc là nhà xuất khẩu hàng đầu thiết bị điện tử di động và thép Đ
64. Xu hướng xây dựng khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò quan trọng S
65. Trung Quốc có cán cân dịch vụ thặng dư, cán cân vãng lai thặng dư S dịch vụ
thâm hụt

TEST 4.2 ĐỦ CÂU 10 điểm =))


66. Mỹ, Trung Quốc tham gia tích cực cuộc chiến chống biến đổi khí hậu Đ
67. Nhật Bản là quốc gia xuất khẩu vốn ròng và có tỷ lệ nợ công/GDP thấp S
68. Kinh tế Nhật Bản trì trệ, gặp nhiều khó khăn Đ
69. Các nước đang phát triển châu Á có vai trò gia tăng mạnh mẽ và có thu nhập bình
quân đầu người co với các nước đang phát triển khác S vế sau sai
70. COVID-19 đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu theo hướng
đa dạng hóa Đ
71. FED giảm lãi suất USD, tác động đáng kể tới xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam
với EU Đ
72. LB Nga, Turkey, Poland là thị trường tiềm năng, hấp dẫn trong nhóm các nước
mới nổi và đang phát triển Châu Âu Đ
73. Kinh tế LB Nga phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nhiên liệu, các sản phẩm kim loại Đ
74. Các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn trong thâm nhập vào thị trường các
nước phát triển Đ
75. Một số quốc gia Trung Đông phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, vận tải… và lĩnh
vực công nghệ 4.0 Đ
76. Trình độ phát triển của các thành viên EU có sự chênh lệch đáng kể Đ
77. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc là không gây tác động lớn tới tăng
trưởng kinh tế S
78. Chi phí sản xuất tăng thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài Đ
79. FED giảm lãi suất USD làm giảm lãi suất người Việt Nam gửi USD trong VCB S quy
định lãi suất tiền gửi bằng dollar và euro là lãi suất bằng 0% có thể gửi tiền ở đó,
ngân hàng lấy lãi ở các chỗ khác
80. Các nước đang phát triển Châu Á tổng thể có tốc độ tăng trưởng cao nhất Đ
81. Các quốc gia xuất khẩu dầu tại Trung Đông và Trung Á chịu ảnh hưởng tiêu cực
nặng nề do giá dầu giảm và covid-19 Đ
82. Các tập đoàn điện, điện tử của Nhật Bản chịu áp lực cạnh tranh mạnh từ phía các
tập đoàn Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc...và gặp nhiều khó khăn trong kinh
doanh Đ
83. Kinh tế các nước xuất khẩu dầu mỏ tăng trưởng ổn định trong những năm gần
đây S
84. Việt Nam có cơ hội thu lợi từ trừng phạt kinh tế Nga của Mỹ, EU và đồng minh Đ
85. Vị thế các công ty xuyên quốc gia từ các nước đang phát triển ngày càng lớn
mạnh, cả trong các ngành công nghệ cao Đ
86. Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA do ngân sách thặng dư S
87. Nông nghiệp của Nhật Bản tụt hậu so với EU Đ
88. Châu Phi hạ Sahara (Sub-Saharan Africa) là khu vực có trình độ phát triển thấp
nhất trong các nhóm quốc gia đang phát triển Đ
89. Nhóm các nước đang phát triển và mới nổi nhìn chung có tình hình nợ nước
ngoài khó khăn Đ
90. Thâm hụt ngân sách của Trung Quốc ở mức thấp không đáng kể S
91. GDP bình quân đầu người của Nhật Bản trong nhiều năm gần đây không có thay
đổi đáng kể Đ
92. FED giảm lãi suất USD làm tăng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam Đ
93. Các nước mới nổi và đang phát triển châu Âu có tốc độ tăng trưởng cao nhất
trong các nhóm quốc gia đang phát triển S
94. Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản
đầu tư FDI ra nước ngoài Đ
95. Sự mất giá của JPY tạo tạo thuận lợi cho xuất khẩu của Nhật Bản Đ
96. FED giảm lãi suất USD, tác động đáng kể tới xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam
với Nhật Bản Đ
97. Giảm phát là thực trạng phổ biến của Nhật Bản, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế Nhật Bản S
98. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giảm lãi suất EUR, tác động đáng kể tới
xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với EU Đ
99. Dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc được đẩy mạnh do chiến tranh thương
mại Mỹ Trung và covid 19 Đ
100. Toàn cầu hoá hiện nay có xu hướng chững lại Đ
101. Tỷ lệ lạm phát tại các nước đang phát triển và mới nổi tổng thể thấp hơn
so với các nước phát triển S cao hơn
102. Giữa các quốc gia trong nhóm Trung Đông và Trung Á có sự phân biệt lớn
về thu nhập bình quân đầu người Đ
103. Cán cân vãng lai của EU thặng dư Đ
104. Kinh tế Trung Quốc trở thành động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới;
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có xu hướng chậm lại Đ
105. Hiện nay diễn ra sự dịch chuyển địa điểm sản xuất của các công ty đa quốc
gia ra khỏi Trung Quốc và có xu hướng gia tăng mạnh Đ
106. Có sự dịch chuyển địa điểm sản xuất (gia công) của các Công ty đa quốc gia
ra khỏi Trung Quốc và có xu hướng tăng lên Đ
107. Lĩnh vực nông nghiệp của EU chịu thiệt hại lớn do trừng phạt kinh tế Nga
Đ
108. Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu vốn ròng, có cán cân thương mại thặng
dư Đ
109. Dư thừa công suất nhiều ngành công nghiệp trên thế giới, đặc biệt tại
Trung Quốc, thường dẫn tới bán phá giá trên thị trường thế giới Đ
110. Cán cân thương mại hàng hóa của Nhật Bản thời gian gần đây có trạng thái
tương đối cân bằng Đ
111. Khủng hoảng nợ công tại các nước EU gây tác động tiêu cực tới tăng
trưởng kinh tế EU Đ
112. LB Nga, Poland, Ukraine, Turkey là các quốc gia có tiềm lực mạnh về xuất
khẩu nông sản Đ
113. Khủng hoảng nợ công tại các nước EU tác động tích cực tới tăng trưởng
kinh tế Mỹ S
114. Khu vực dịch vụ của Nhật Bản phát triển hơn so với Mỹ S
115. Dân số già là nhân tố tích cực cho phát triển kinh tế của Nhật Bản S
116. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc có tác động làm tăng giá các sản phẩm cơ bản
(khoáng sản, nhiên liệu nguyên liệu thô) S
117. Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA nhằm giảm nợ công của Nhật Bản S
118. Trung Quốc là Quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn nhất nhiều nhóm sản
phẩm công nghiệp chế biến Đ
119. Trung Quốc đối mặt vấn đề già hóa dân nhanh, ô nhiễm môi trường, dư
thừa công suất, bong bóng bất động sản và chứng khoán... Đ
120. Chính sách nới lỏng với lao động nhập cư của Nhật Bản có tác động tíêu
cực tới tăng trưởng kinh tế Nhật Bản S tích cực
121. Trung Đông và Trung Á là nhóm quốc gia đang phát triển xuất khẩu dầu
mỏ, là khu vực bất ổn về kinh tế, chính trị Đ
122. Thặng dư cán cân vãng lai của Nhật Bản là yếu tố làm JPY lên giá Đ
123. Trung Quốc vẫn giữ vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu nói
chung và của nhiều công ty đa quốc gia Đ
124. Xu hướng sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo phát triển mạnh
mẽ Đ
125. Các nước mới nổi và đang phát triển châu Âu có GDP bình quân đầu người
cao nhất trong các nhóm quốc gia đang phát triển và mới nổi Đ

TEST 5.1
1. Nước đang phát triển là các nước phát triển Sai
2. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm
quốc gia đang phát triển Đ
3. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm
quốc gia đang phát triển châu Á Đ
4. Tình trạng dư thừa công suất trong một số ngành sản xuất trên thế giới dẫn tới
gia tăng bảo hộ của các quốc gia Đ
5. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng trên 60% trong xuất khẩu của nhóm
các nước đang phát triển Châu Mỹ S đã check
6. Nhóm hàng nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao thứ 2, thực phẩm chiếm tỷ trọng cao
thứ 3 trong thương mại quốc tế Đ
7. Tỷ trọng các nước đang phát triển thương mại quốc tế tăng Đ
8. Nhóm các nước phát triển xuất khẩu nông sản thô nhiều hơn tổng xuất khẩu của
nhóm các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi Đ
9. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của các nước phát triển là các nước phát triển Đ
10. Vai trò của các FTA trong thương mại quốc tế ngày càng gia tăng Đ
11. Bất đồng giữa các nước phát triển và đang phát triển trong vấn đề trợ cấp xuất
khẩu với hàng nông sản hầu như không đáng kể Đ
12. Sự phát triển của liên kết kinh tế khu vực hạn chế phát triển thương mại quốc tế
S
13. Các quốc gia xuất khẩu lớn chủ yếu là các nước phát triển Đ
14. Doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam được lợi từ chiến tranh
thương mại Mỹ-Trung Đ ok
15. EU, Mỹ, Nhật Bản là ba nhà nhập khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới S đã check
16. Gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại của Mỹ tác động tiêu cực tới
thương mại quốc tế Đ
17. Thâm hụt thương mại là mâu thuẫn thường xuyên trong thương mại quốc tế Đ
18. Nhóm các nước phát triển nhập khẩu hàng công nghiệp chế biến ít hơn tổng
nhập khẩu của nhóm các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi S
19. Tăng trưởng thương mại là động lực tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế
thúc đẩy thương mại phát triển Đ
20. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các nước phát triển là các nước đang phát triển
S
21. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển là các nước phát
triển S
22. Nhu cầu với sản phẩm chế biến tăng nhanh hơn so với hàng nông sản, khoáng
sản, nhiên liệu Đ
23. Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến cao hơn tổng tỷ trọng các nhóm hàng
hóa còn lại trong xuất khẩu của nhóm quốc gia kinh tế chuyển đổi S
24. Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới S
25. Rào cản kỹ thuật là mâu thuẫn lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển Đ
26. Sự phát triển của các hiệp định tự do thương mại song phương thúc đẩy phát
triển thương mại quốc tế Đ
27. Thương mại nội bộ ngành là xu hướng phổ biến trong thương mại quốc tế.
Thương mại nội bộ ngành nghĩa là một quốc gia xuất khẩu sản phẩm của một
ngành hàng và đồng thời nhập khẩu sản phẩm của ngành hàng đó. Đ
28. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng hơn 50% nhập khẩu của nhóm quốc
gia phát triển Đ
29. Tự do hoá thương mại trong WTO thúc đẩy thương mại quốc tế Đ
30. Vai trò của các nước châu Á trong thương mại quốc tế có xu hướng tăng Đ
31. Gia tăng làn sóng bảo hộ thông qua các rào cản phi thuế quan Đ
32. Thương mại điện tử mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận
thị trường nước ngoài Đ
33. Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề rào cản kỹ thuật hầu như không
đáng kể S
34. Tỷ trọng thương mại giữa các nước phát triển với nhau là cao nhất trong thương
mại quốc tế S
35. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm
quốc gia đang phát triển Đông Á và Đông Nam Á Đ
36. Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề vệ sinh dịch tễ là không đáng kể S
37. Trợ cấp với hàng nông sản là mâu thuẫn gay gắt giữa các nước phát triển và đang
phát triển Đ câu này phải đúng
38. Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề trợ cấp với hàng nông sản hầu
như không đáng kể S
39. Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề trợ cấp xuất khẩu với hàng nông
sản hầu như không đáng kể Đ
40. Các hiệp định tự do thương mại song phương có tác động tiêu cực tới sự phát
triển của WTO Đ
41. Các hiệp định tự do thương mại song phương có tác động tích cực tới sự phát
triển của WTO Đ
42. Nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất, nông sản thô chiếm tỷ
trọng cao thứ 4 trong thương mại quốc tế S đã check
43. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm
quốc gia đang phát triển Tây Á S
44. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng trên 60% trong xuất khẩu của nhóm
các nước đang phát triển Châu Mỹ S
45. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển là các nước phát
triển S
46. Mỹ là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới S
47. Cắt giảm các loại trợ cấp trong nước, trợ cấp xuất khẩu làm giảm giá nông sản
trên thị trường thế giới Đ
48. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm
quốc gia đang phát triển châu Phi S
49. Sự phát triển của công nghệ thông tin thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển
Đ
50. Xu hướng phát triển của công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu, thân thiện
môi trường làm tăng nhu cầu với nhiên liệu, khoáng sản S
51. Khoáng sản (không tính nhiên liệu) chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong thương mại
quốc tế S
52. Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu với trái cây nhập khẩu từ Mỹ có tác động tăng
xuất khẩu trái cây của Mỹ sang Việt Nam, và tác động tăng xuất khẩu trái cây
Việt Nam sang Trung Quốc Đ

Cách dò câu bị thiếu sẽ ra như sau:


Sô câu mà bạn sẽ kiểm tra = số lần còn lại đã làm
- 2 lần trừ hao để làm 10 điểm
Đáp án sẽ khoanh như trong doc để kiểm tra.
Khi quyết định được câu nghi vấn, bôi màu, đề
tên kế bên, vào elearning, kiểm tra và CHỈ CHỌN
ĐÁP ÁN CỦA CÂU MÌNH ĐƯỢC PHÂN, MỖI LƯỢT
1 CÂU. Còn lại không chọn. Sau khi đã tìm thấy và
hoàn thành câu thì nhấn submit, check điểm và
kiểm tra lại.
Vd: thấy câu 1-5 đáng nghi thì vào elearning,
nhấn skip tới câu đó, chọn đáp án như trong doc
để kiểm tra, xong rồi nhấn vào nút làm xong. Tức
là cả bài chỉ làm một câu cần kiểm, sau đó xem
điểm.

Vào kiểm tra kiếm nội dung câu 1 bằng cách nhấn
next đến khi thấy, không chọn những câu trước
đó, sau khi khoanh vào MỘT CÂU ĐÓ thì nhấn
vào nút làm xong để nộp bài. Check điểm và báo
cáo lại trên doc.

TEST 5.2 (ĐỦ) 10 đĩm rùi

1. Trung Quốc siết chặt quy định với nhập khẩu nông sản trong thời gian chiến tranh
thương mại Mỹ-Trung làm giảm giá nông sản tại thị trường Trung Quốc S
2. Việt Nam nhập siêu từ Đài Loan và ASEAN Đ- checked
3. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc tác động có lợi cho xuất khẩu của Việt
Nam sang Mỹ Đ
4. Dệt may là nhóm sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam S
5. Hiện nay tăng trưởng thương mại quốc tế tiếp tục duy trì vượt trội so với tăng
trưởng GDP thế giới S
6. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng dưới 50% nhập khẩu của nhóm quốc
gia đang phát triển S
7. Tỷ trọng khu vực kinh tế trong nước trong xuất khẩu của Việt Nam cao hơn khu
vực có vốn FDI S
8. Cán cân thương mại của Việt Nam gần đây cải thiện và thặng dư; tăng trưởng
xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng chậm dần Đ câu này đúng
9. Các nước đang phát triển Đông Á và Đông Nam Á là thị trường xuất khẩu quan
trọng của Việt Nam Đ
10. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng áp đảo trong xuất khẩu của nhóm các
nước phát triển Đ
11. Xuất khẩu sản phẩm thâm dụng kỹ năng và công nghệ cao của Việt Nam gia tăng
mạnh Đ
12. Thị trường tiêu thụ hạn chế là một nguyên nhân Việt Nam nhập khẩu nhiều máy
móc, thiết bị trình độ công nghệ nhìn chung chưa cao Đ
13. Mỹ áp thuế chống bán phá giá cao với ống thép Trung Quốc làm tăng nhập khẩu
ống thép của Thái Lan từ Trung Quốc Đ
14. Biến động giá thế giới các hàng hóa cơ bản (nông sản, khoáng sản, nhiên liệu) tác
động mạnh tới kim ngạch xuất khẩu Việt Nam S
15. Thực phẩm, nông sản, nhiên liệu và khoáng sản chiếm tổng tỷ trọng lớn hơn hàng
công nghiệp chế biến trong nhập khẩu của nhóm các nước phát triển S checked
16. FTA EU-Việt Nam tác động làm tăng nhập khẩu xe hơi từ Thái Lan S
17. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhập khẩu của nhóm
quốc gia đang phát triển Đ
18. Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến cao hơn tổng tỷ trọng các nhóm hàng
hóa còn lại trong xuất khẩu của Việt Nam Đ
19. Tình trạng hàng nhập khẩu kém chất lượng, gian lận, chiếm đoạt thuế nhập khẩu,
thuế VAT trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn tồn tại Đ
20. Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu với trái cây từ Mỹ có tác động giảm xuất khẩu
trái cây của Mỹ sang Trung Quốc, và tác động tăng xuất khẩu trái cây Trung Quốc
sang Việt Nam S- Thanh Ngân checked rùi ạ
21. EU, Mỹ, ASEAN là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam S
22. Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung có giá trị gia tăng thấp Đ
23. Hiện tượng gian lận xuất xứ hàng hóa còn tồn tại trong xuất nhập khẩu của Việt
Nam Đ
24. Các nước phát triển là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam Đ
25. Một số lượng lớn các nước đang phát triển thâm hụt cán cân thương mại, tất cả
các nước phát triển thặng dư cán cân thương mại S
26. Mỹ là nhà xuất khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới S EU mới là cao nhất thế giới
27. Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến cao hơn tổng tỷ trọng các nhóm hàng
hóa còn lại trong nhập khẩu của Việt Nam Đ CHECKED
28. Nhóm các nước phát triển và nhóm các nước đang phát triển và kinh tế chuyển
đổi có tỷ trọng tương đối cân bằng trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt
Nam Đ câu này đúng nhe trong slide có “ thị trường xuất khẩu khá cân bằng theo
khối quốc gia phát triển và đang phát triển, còn cục kinh tế chuyển đổi thì unsure
29. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhập khẩu của nhóm
quốc gia phát triển Đ
30. Việt Nam là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ 3 trong ASEAN S
31. Xu hướng gia tăng trao đổi thương mại các sản phẩm thân thiện môi trường, sản
phẩm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo Đ
32. Trình độ công nghệ của Việt Nam còn thấp là một nguyên nhân Việt Nam nhập
khẩu nhiều máy móc, thiết bị trình độ công nghệ nhìn chung chưa cao Đ
33. Tỷ trọng các nước phát triển chiếm khoảng 50% thị trường xuất khẩu của Việt
Nam Đ checked
34. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung làm giảm giá nông sản tại Trung Quốc S
35. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam Đ YẾN MY CHECKED
36. Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu dao động mạnh do giá dầu mỏ thế giới biến động
mạnh Đ
37. Máy vi tinh, sản phẩm điện tử và linh kiện là một sản phẩm xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam Đ
38. Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc và Hàn Quốc Đ- checked
39. Nông sản thô, thực phẩm, khoáng sản, nhiên liệu chiếm tổng tỷ trọng áp đảo
trong xuất khẩu Việt Nam S
40. Máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn áp đảo trong nhập
khẩu của Việt Nam Đ
41. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là các sản phẩm thâm dụng lao động
phổ thông Đ
42. Sản phẩm điện thoại và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Đ
43. ASEAN là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam S
44. Việt Nam là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 trong ASEAN S
45. Việt Nam có độ mở cao, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, ít phụ thuộc vào nhập
khẩu S
46. Sử dụng nông sản để sản xuất nhiên liệu sinh học làm giảm giá nông sản S
47. Năng lực tài chính còn hạn chế là một nguyên nhân Việt Nam nhập khẩu nhiều
máy móc, thiết bị trình độ công nghệ nhìn chung chưa cao Đ- checked MỸ
LINH
48. Việt Nam xuất siêu sang EU và xuất siêu sang Mỹ Đ-checked
49. Việt Nam đứng trong top 10 các nước xuất khẩu thiết bị văn phòng và viễn thông
Đ - checked (T.D)
50. Việt Nam nhập siêu từ hầu hết các nước phát triển S - checked (TD)
51. Việt Nam nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị trình độ công nghệ nhìn chung chưa
cao là do lao động phổ thông dồi dào Đ - checked (TD)

TEST 6.1 60 CÂU 60/60 - 10d


1. Quy định về nhãn mác hàng hóa có thể có tác động hạn chế nhập khẩu Đ
2. ưu đãi đầu tư tại vùng khó khăn là trợ cấp vàng SAI, đó là trợ cấp xanh lam - SAI -
checked
3. Các quốc gia thường xuyên sử dụng các biện pháp chống bán phá giá trong
thương mại quốc tế Đ
4. Chính sách tiền tệ có tác động tới xuất nhập khẩu Đ
5. Singapore có chính sách thương mại có thể xem như hoàn toàn tự do Đ
6. Chính sách thương mại cần rõ ràng, minh bạch, có thể dự đoán Đ
7. Hong Kong có chính sách thương mại với mức độ bảo hộ cao S
8. Trợ cấp (hỗ trợ nghiên cứu giống cây) cho ngành trồng cao su có tác động giảm
giá thành sản phẩm cao su chế biến Đ
9. Các yếu tố khác không đổi, nếu Việt Nam thâm hụt thương mại thì gây áp lực
tăng giá VND S
10. Các biện pháp đối kháng áp dụng trong trường hợp hàng nhập khẩu bán phá giá
và gây tổn thất cho các nhà sản xuất trong nước S
11. Theo WTO thu mua nông sản của Chính Phủ cho dự trữ quốc gia trên cơ sở đấu
thầu là trợ cấp cần cắt giảm S
12. Khi áp dụng hạn ngạch thuế quan thì mức tăng giá trong nước có thể thấp hơn
thuế trong hạn ngạch S - checked
13. Tỷ giá hối đoái của Việt Nam tăng có tác động hạn chế nhập khẩu Đ
14. Để bảo vệ thị trường nội địa, có thể sử dụng biện pháp tự vệ, chống bán phá giá,
biện pháp đối kháng Đ đã check
15. Hạn ngạch bảo hộ chặt chẽ hơn thuế quan tương đương Đ
16. Khi áp dụng hạn ngạch thuế quan thì mức tăng giá có thể cao hơn mức thuế quan
ngoài hạn ngạch S
17. Chính sách thương mại của Hoa Kỳ có thể xem như hoàn toàn tự do S
18. Áp dụng thuế xuất khẩu mủ cao su có tác dụng hỗ trợ các nhà sản xuất vỏ xe Đ
19. Hạn ngạch minh bạch hơn thuế quan S
20. Khi áp dụng hạn ngạch có thể nhập khẩu nhiều hơn hạn ngạch S
21. Trong chính sách hướng nội thì vốn FDI thường đóng vai trò quan trọng S
22. Biện pháp tự vệ áp dụng theo nguyên tắc không phụ thuộc xuất xứ nhập khẩu Đ
23. Quốc gia nhập khẩu bị thiệt hại kinh tế nhiều hơn khi chấp nhận hạn chế xuất
khẩu tự nguyện từ phía quốc gia xuất khẩu so với trường hợp quốc gia nhập khẩu
áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu tương đương ĐÚNG - CHECKED
24. Thuế quan tính theo số lượng (thuế tuyệt đối) dễ bị lợi dụng giá trị khai thuế để
trốn thế S
25. Hạn ngạch thuế quan bảo hộ chặt chẽ hơn hạn ngạch S
26. Đánh thuế xuất khẩu quặng sắt làm tăng giá thành phôi thép S (làm giảm giá
thành phôi thép)
27. Các yếu tố khác không đổi, nếu lạm phát của Việt Nam tăng thì xuất khẩu bất lợi
và nhập khẩu được lợi Đ
28. Để bảo vệ thị trường nội địa, có thể sử dụng các rào cản kỹ thuật Đ đã check
29. Theo WTO trợ cấp hộp xanh lam với nông sản không cần cắt giảm Đ
30. Thuế xuất khẩu có thể điều tiết tiêu dùng Đ
31. Chính sách đầu tư nước ngoài không có tác động tới xuất nhập khẩu S
32. Miễn thuế nhập khẩu vải để sản xuất quần áo xuất khẩu giúp hạ giá thành hàng
xuất khẩu Đ
33. Trong chính sách hướng nội thâm hụt thương mại thường cao hơn trong chính
sách hướng về xuất khẩu Đ
34. Theo WTO thu mua nông sản theo mức giá sàn là trợ cấp cần cắt giảm Đ
35. Theo WTO trợ cấp hộp xanh lục với nông sản cần cắt giảm S
36. Trong chính sách hướng nội tăng trưởng kinh tế thường thấp hơn so với hướng
về xuất khẩu Đ
37. Một quốc gia thực hiện bảo hộ cao thì các quốc gia đối tác cũng sẽ áp dụng chính
sách bảo hộ cao với hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó Đ
38. Thuế suất trong hạn ngạch thấp hơn thuế suất ngoài hạnh ngạch Đ đã check
39. Các qui định quốc tế về lao động không có tác động hạn chế nhập khẩu S
40. Chính sách thương mại chỉ nên tập trung bảo hộ, hỗ trợ các ngành sản xuất có ý
nghĩa kinh tế xã hội quan trọng, các ngành công nghiệp tiềm năng Đ
41. Thuế xuất khẩu có chức năng bảo hộ sản xuất trong nước với sản phẩm bị đánh
thuế S
42. Quốc gia có cán cân vãng lai thặng dư thì nợ nước ngoài sẽ giảm Đ
43. Để bảo vệ thị trường nội địa, có thể sử dụng trợ cấp trong nước (trợ cấp cho
doanh nghiệp cạnh tranh nhập khẩu) Đ
44. Khi đàm phán FTA với một quốc gia thì Việt Nam cần tham khảo các FTA mà quốc
gia đó đã ký kết với các quốc gia khác Đ
45. Trợ cấp xuất khẩu đường làm giảm chi phí sản xuất bánh kẹo của Kinh Đô SAI -
SAI - CHECKED
46. Trong chính sách hướng về xuất khẩu vốn FDI thường đóng vai trò quan trọng Đ
47. Quốc gia có cán cân thương mại thặng dư thì nợ nước ngoài sẽ giảm S
48. Trợ cấp vàng được phép sử dụng và không thể bị kiện S
49. Chính sách bảo hộ cao sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Đ
50. Chính sách thương mại của Việt Nam chỉ quan trọng với các doanh nghiệp nhập
khẩu, chứ không có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp xuất khẩu S
51. Các nước thường thay thế nhập khẩu theo thứ tự: các sản phẩm trung gian; hàng
tiêu dùng; phương tiện sản xuất S hàng tiêu dùng; các sản phẩm trung gian;
phương tiện sản xuất - câu này SAI - thứ tự là: hàng tiêu dùng; các sản phẩm
trung gian; phương tiện sản xuất hàng tiêu dùng; các sản phẩm trung gian;
phương tiện sản xuất
52. Trợ cấp xanh là trợ cấp được phép sử dụng nhưng có thể bị kiện S
53. FTA là công cụ hữu hiệu thúc đẩy xuất khẩu và nhập khẩu Đ
54. Nhật Bản có chính sách thương mại có thể xem như hoàn toàn tự do S
55. Theo WTO phần lớn trợ cấp xuất khẩu nông sản không được phép sử dụng Đ
56. Chính sách thương mại phải hội nhập, có mức độ bảo hộ vừa phải để tạo điều
kiện thuận lợi cho khai thác lợi thế của nền kinh tế Đ
57. Doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm tới chính sách thương mại của các quốc gia
nước ngoài khi mở rộng xuất khẩu Đ
58. Thuế quan hỗn hợp áp dụng với sản phẩm khó xác định chính xác số lượng S, áp
dụng khi khó xác định giá trị
59. Thuế xuất khẩu thường dùng khi điều tiết cán cân thanh toán S đã check, nhập
khẩu mới đúng
60. Khi áp dụng hạn ngạch thuế quan thì không thể nhập khẩu quá số lượng hạn
ngạch S
TEST 6.2 55 CÂU (Đúng 55/55)
1. Việt Nam cần giảm dần tỷ trọng xuất khẩu khoáng sản thô Đ checked
2. Việt Nam sử dụng hiệu quả các quy định kỹ thuật để bảo vệ các nhà sản xuất
trong nước S checked
3. Việt Nam không nên thực hiện khắt khe quy định về chất lượng sản phẩm vì chất
lượng hàng Việt Nam chưa tốt S
4. Để cải thiện cán cân thanh toán trong trường hợp khẩn cấp, một quốc gia thành
viên WTO có thể hạn chế nhập khẩu hàng xa xỉ bằng hạn ngạch, hạn chế ngoại
hối... Đ checked
5. Việt Nam có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực Đ đã check
6. Việt Nam có thể áp dụng yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu để phát triển ngành
công nghiệp ô tô S
7. Việt Nam có khả năng buộc các đối tác thương mại hạn chế xuất khẩu vào Việt
Nam S đã check
8. Theo WTO Một quốc gia có thể thực hiện chính sách giá điện thấp để hỗ trợ sản
xuất kinh doanh Đ checked
9. Việt Nam có khả năng buộc các đối tác thương mại lớn hạn chế xuất khẩu tự
nguyện vào Việt Nam S
10. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường hiện nay tại Việt Nam có cấp cho doanh
nghiệp nhập khẩu bán buôn S đã check
11. Việt Nam cần phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại thị trường nước
ngoài Đ
12. Nếu Việt Nam thực thi tốt quy định về nhãn mác hàng hóa thì sẽ có tác động bảo
vệ các nhà sản xuất trong nước Đ checked
13. Việt Nam có thể không cho các nhà cung cấp nước ngoài tham gia mua sắm chính
phủ Đ
14. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh các
ngành xuất khẩu chủ lực Đ
15. Việt Nam có thể sử dụng các biện pháp tự vệ chỉ với thép xây dựng nhập khẩu từ
Trung Quốc S
16. Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản chế biến sâu Đ
17. Việt Nam cần phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thương mại tại các thị trường
lớn và tiềm năng Đ
18. Việt Nam cần củng cố thị trường xuất khẩu truyền thống và mở rộng các thị
trường mới tiềm năng Đ
19. Đa phương hóa thị trường xuất khẩu giúp giảm rủi ro khi kinh tế thế giới biến
động Đ
20. Việt Nam có thể cho các nhà cung cấp Nhật Bản tham gia, và không cho các nhà
cung cấp Trung Quốc tham gia mua sắm chính phủ Đ
21. Việt Nam có thể tăng cường kiểm tra, giám sát nông sản nhập khẩu từ Trung
Quốc chặt chẽ hơn so với nhập khẩu từ Mỹ do yếu tố dịch bệnh Đ
22. Việt Nam cần tăng tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản S
23. Việt Nam có thể trợ cấp cho doanh nghiệp trong nghiên cứu phát triển Đ
24. Việt Nam muốn thặng dư cán cân vãng lai thì cần thặng dư cán cân thương mại Đ
trên thực tế là vậy
25. Việt Nam cần tập trung nâng nhanh tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia
tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm thân thiện
môi trường Đ
26. Việt Nam có thể tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng xa xỉ Đ
27. Việt Nam cần phát triển thương hiệu hàng hóa trên thị trường trong và ngoài
nước Đ
28. Việt Nam có thể yêu cầu ngân hàng thương mại hạn chế bán ngoại tệ với mục
đích nhập khẩu hàng hóa xa xỉ S
29. Việt Nam có thể cấm nhập khẩu các sản phẩm không đảm bảo chất lượng từ
Trung Quốc Đ
30. Việt Nam có thể miễn thuế nhập khẩu da để sản xuất giày xuất khẩu Đ
31. Việt Nam cần tích cực và chủ động tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá
trị toàn cầu Đ
32. Việt Nam có thể cho các nhà cung cấp nước ngoài tham gia mua sắm chính phủ Đ
33. Các yếu tố khác không đổi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng tỷ giá hối đoái thì
xuất khẩu bất lợi và nhập khẩu được lợi S tăng tỷ giá hối đoái tức là giảm giá nội
tệ, tăng đô, nên XK lợi
34. Trong điều kiện thông thường Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch để hạn chế
nhập khẩu các sản phẩm xa xỉ (xe máy phân khối lớn, mỹ phẩm,...)trong trường
hợp khẩn cấp nên S đã check Đ=>S
35. Việt Nam có thể thưởng cho doanh nghiệp phụ thuộc vào doanh thu xuất khẩu S
36. Việt Nam có thể áp dụng hạn chế sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu không vượt quá
kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp S đã check Đ=> S
37. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường hiện nay tại Việt Nam có cấp cho doanh
nghiệp sản xuất đường nhập khẩu đường thô để tinh chế Đ đã check
38. Việt Nam có thể áp dụng yêu cầu phát triển vùng nguyên liệu mía khi đầu tư nhà
máy đường S
39. Việt Nam cần khuyến khích phát triển các mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng
cao, tạo đột phá trong xuất khẩu Đ
40. Đa phương hóa thị trường xuất khẩu làm tăng rủi ro của Việt Nam khi các nước
nhập khẩu sử dụng các biện pháp chống bán phá giá S
41. Việt Nam cần tăng tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến Đ
42. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường hiện nay tại Việt Nam có cấp cho doanh
nghiệp sử dụng đường là nguyên liệu sản xuất Đ đã check
43. Việt Nam không cần đa dạng hóa thị trường nhập khẩu S
44. Việt Nam tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia có tác động giảm nhập khẩu bia Đ
45. Việt Nam cần tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị
trường nước ngoài Đ
46. Để hạn chế hàng xa xỉ Việt Nam có thể tăng phí sử dụng Đ
47. Khi quốc gia nhập khẩu điều tra bán phá giá thì Việt Nam có thể đề xuất hạn chế
xuất khẩu tự nguyện để hạn chế tổn thất Đ
48. Việt Nam sử dụng hiệu quả các biện pháp vệ sinh dịch tễ để bảo vệ các nhà sản
xuất trong nước S
49. Việt Nam cần xây dựng và phát triển hàng hóa có giá trị gia tăng cao Đ
50. Việt Nam có thể hạn chế nhập khẩu các sản phẩm chất lượng không đảm bảo
bằng cách tăng thuế tiêu thụ đặc biệt S
51. Việt Nam cần kiểm soát chặt nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập
khẩu Đ
52. Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu thông qua các hiệp định thương mại tự do Đ
53. Việt Nam cần duy trì tăng trưởng xuất khẩu cao và thấp hơn tăng trưởng nhập
khẩu S??? Cao và thấp hơn ( đã check)
54. Việt Nam phải mở cửa mua sắm chính phủ cho các nước thành viên CPTPP,
EVFTA, ASEAN S ( đã check)
55. Đa phương hóa thị trường xuất khẩu giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu Đ đã
check

Ê tui sai 3 câu á mn, dị chắc phải làm như trên quá

TEST 7.1 (60/60) 10 đĩm


1.Đầu tư quốc tế nhằm chia sẻ ưu thế của doanh nghiệp về công nghệ, quản lý với đối
tác nước ngoài S
2. Các nước phát triển chiếm tỷ trọng lớn hơn trong dòng vốn FDI đầu tư ra nước ngoài
Đ

3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể nhằm mục đích thực hiện hoạt động nghiên cứu
và phát triển (R&D) Đ

4. Nhà đầu tư Hàn Quốc góp 25% vốn cùng với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam (60% vốn
Nhật Bản) góp 30% vốn để thành lập doanh nghiệp mới. Doanh nghiệp mới không được
xem như nhà đầu tư nước ngoài S

5. Việt Nam có thể đưa ra yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường cao hơn với FDI so với đầu
tư trong nước S

6. Việt Nam có thể miễn thuế thu nhập doanh nghiệp để thu hút đầu tư (đầu tư trong
nước và FDI) vào vùng sâu, vùng xa Đ

7. Các nước đang phát triển Châu Á đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều nhất trong nhóm
quốc gia đang phát triển Đ

8. Nichirei Foods mua 19% số cổ phiếu đã phát hành của Cholimex là đầu tư trực tiếp Đ

9. Khi quốc gia thực hiện đầu tư FDI ra nước ngoài thì người lao động trong nước được
hưởng lợi lớn S (đã check)

10.FDI trên thế giới tập trung nhiều nhất vào công nghiệp chế biến S => (dịch vụ)

11. Người Việt Nam mở nhà hàng tại Mỹ là đầu tư FDI Đ

12. IFC đang nắm giữ 12% vốn Vietinbank, và mua thêm 2% vốn Vietinbank. Giao dịch
này là FDI Đ
13. Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) được xem là nhà
đầu tư nước ngoài Đ

14. Mua bán sát nhập xuyên biên giới (cross-border M&As) chiếm tỷ trọng không đáng
kể trong dòng vốn FDI quốc tế S

15. Trung Quốc là một trong những quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới Đ

16. Ngân hàng Kexim (Hàn Quốc) cung cấp cho PetroVietnam khoản vay trị giá 330 triệu
USD là FDI S

17. Các quốc gia cạnh tranh quyết liệt trong thu hút vốn FDI Đ

18. Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào trồng cao su tại Campuchia làm giảm xuất khẩu
phân bón sang Campuchia S

19. Nhà đầu tư nước ngoài mua 20% trái phiếu quốc tế do Hoàng Anh Gia Lai phát hành
là đầu tư FDI S (trái phiếu là đầu tư gián tiếp)

20. Khoản vay trị giá 10 triệu USD của IFC cho Viettinbank sau khi IFC sở hữu 10% cổ
phần Vietinbank, là FDI Đ

21. Đầu tư quốc tế nhằm mục đích: tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro, bảo toàn tài
sản, định cư ở nước ngoài Đ

22. Tập đoàn Masan phát hành trái phiếu quốc tế làm tăng nợ nước ngoài của Việt Nam
Đ

23. FDI trên thế giới tập trung nhiều nhất vào dịch vụ Đ
24. Vingroup vay tín dụng từ các ngân hàng quốc tế làm tăng nợ nước ngoài của Việt
Nam Đ

25. Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 8% vốn ngân hàng ACB, mua thêm 3% vốn ACB.
Giao dịch mua 3% vốn này là FDI Đ

26. Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong ngành may mặc tại Lào nhằm sử dụng lao động
phổ thông giá rẻ Đ

27. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khi tham gia CPTPP sẽ giảm vì thuế quan nhập khẩu
giảm S (tăng để tận dụng ưu đãi từ CPTPP)

28. Toyota xây dựng liên doanh sản xuất xe với General Motors tại Mỹ là đầu tư quốc tế
và là FDI Đ

29. Nhà đầu tư Nhật Bản lần đầu mua 8% cổ phiếu thông thường của Tập Đoàn Hòa
Phát là FDI S (nhỏ hơn 10% thì ko là FDI)

30. Mua bán sáp nhập là hình thức phổ biến của FDI vào các nước phát triển Đ

31. Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn tại Việt Nam bằng máy móc thiết bị, quyền sử
dụng thương hiệu Đ

32. Đầu tư quốc tế nhằm chuyển các ngành sản xuất ô nhiễm ra nước ngoài do ở nước
ngoài yêu cầu, thực thi quy định môi trường nghiêm ngặt S

33. Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan mua lại chuỗi siêu thị Metro Cash & Carry
Việt Nam là đầu tư quốc tế, và là FDI Đ

34. Các nước đang phát triển Châu Á là địa điểm hấp dẫn thu hút FDI Đ
35. Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn tại Việt Nam bằng trái phiếu chính phủ Việt
Nam, nhà xưởng, quyền sử dụng đất Đ trái phiếu ok đã check

36. Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều nhất thế
giới , Đ (checked) câu này đúng, một trong những (TQ t4)

37. Công dân Hà lan mua căn hộ condotel tại Phú Quốc là FDI Đ

38. Việt Nam có thể quy định về công nghệ cao hơn với FDI so với đầu tư trong nước S

39. Lợi nhuận tái đầu tư đóng vai trò không đáng kể trong FDI trên thế giới S

40. Viettel đầu tư sang Campuchia nhằm mục đích chính là vượt qua rào cản thuế quan
S

41. Yamaha Nhật Bản cho Yamaha Việt Nam vay 5 triệu USD là FDI Đ

42. Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trồng cao su sang Lào có thể làm giảm việc làm trong
ngành trồng cao su Việt Nam Đ

43. Đầu tư FDI nhằm vượt qua hàng rào thuế quan do các nước thường áp dụng chính
sách thuế nhập khẩu với nguyên liệu, linh kiện cao hơn so với thuế quan nhập khẩu với
sản phẩm cuối cùng S

44. Mỹ là một trong những quốc gia đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều nhất thế giới Đ

45. Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh đầu tư trồng cao su tại Campuchia nhằm tận
dụng chi phí thuê đất rẻ và nguồn nhân lực tay nghề cao tại Campuchia S

46. Công ty con của Yamaha Việt Nam (Yamaha Việt Nam sở hữu 60% vốn), được xem là
nhà đầu tư nước ngoài Đ (CHECKED)

47. Doanh nghiệp cơ khí (trong đó Suzuki Việt Nam góp 30% vốn, Honda Việt Nam góp
30% vốn), được xem là nhà đầu tư nước ngoài. Đ

48. Mỹ là một trong những quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới Đ

49. Các quốc gia đứng đầu trong đầu tư FDI ra nước ngoài chủ yếu là các nước phát
triển Đ

50. Nhật Bản là một trong những quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới S

51. Công dân Hàn Quốc xây dựng nhà máy may tại Việt Nam là đầu tư quốc tế Đ
checked

52. Lợi nhuận tái đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là FDI Đ.

53. Honda Việt Nam cho Honda Indonesia vay là FDI do có quan hệ sở hữu là fdi => Đ
(checked)

54. FDI vào Việt Nam làm gia tăng nợ nước ngoài của Việt Nam S

55. Nhà đầu tư Mỹ mua trái phiếu Chính phủ Anh là đầu tư quốc tế và là FDI S không là
fdi

56. Khoảng cách trong thu hút FDI giữa khối các nước phát triển và khối các nước đang
phát triển và kinh tế chuyển đổi có xu hướng thu hẹp Đ

57. Đầu tư quốc tế nhằm giảm chi phí vận tải từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng, đa
dạng hóa chuỗi cung ứng Đ
58. Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tư FDI ra nước ngoài lớn trên thế giới Đ

59. Intel đầu tư tại TP.HCM nhằm sử dụng lao động phổ thông giá rẻ tại Việt Nam S

60. Trong dài hạn đầu tư FDI ra nước ngoài cải thiện cán cân thanh toán của quốc gia
đầu tư Đ

Công nghiệp chế biến là ngành thu hút FDI nhiều nhất tại Việt Nam

TEST 7.2
1. UBND thành phố Biên Hòa có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư FDI S (checked)
2. Suzuki Thái Lan cho Suzuki Nhật Bản vay là FDI Đ
3. Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào bất cứ lãnh vực nào họ muốn tại Việt
NaM S
4. Đồng bằng sông Hồng là vùng thu hút FDI lớn nhất theo vốn đăng kí S
5. Khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên là các khu vực hấp dẫn trong thu
hút vốn FDI S
6. Nhiều dự án đầu tư FDI tại Việt Nam tăng vốn đầu tư Đ
7. Doanh nghiệp từ Ấn Độ góp 45% vốn với doanh nghiệp trong nước của Việt Nam
để thành lập doanh nghiệp liên doanh sản xuất đồ nhựa "IVP". Doanh nghiệp
"IVP" đầu tư xây dựng nhà máy mới tại Việt Nam thì khoản đầu tư này không
phải là đầu tư FDI. Đ
8. Formosa đầu tư dự án luyện kim tại Việt Nam nhằm tận dụng nhân công giá rẻ S
9. Thông tin và truyền thông nằm trong top 5 ngành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Việt Nam Đ
10. Một số ngành công nghệ cao (điện, điện tử) thu hút nhiều vốn FDI vào Việt Nam
Đ
11. Tỷ lệ giải ngân vốn FDI của Việt Nam có xu hướng cải thiện; và chuyển giao công
nghệ trong FDI tại Việt Nam còn hạn chế Đ
12. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc còn khiêm tốn thu hút vốn FDI nhưng có xu
hướng cải thiện Đ
13. Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài trong tất cả các ngành S
14. Khu vực FDI đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt
Nam Đ
15. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam có xu hướng tăng trong dài hạn Đ
16. Khu vực FDI có biểu hiện lách thuế trong hoạt động tại Việt Nam Đ
17. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tập trung chủ yếu vào các nước phát
triển S
18. Hà Nội là địa phương thu hút FDI lớn nhất theo vốn đăng kí S
19. Khu vực FDI chiếm trên 25% tổng thu ngân sách của Việt Nam S
20. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản nằm trong top 5 ngành đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Việt Nam Đ
21. Tỷ trọng khu vực FDI trong GDP của Việt Nam có xu hướng tăng và giữ vị trí cao
nhất S (cao nhất sai)
22. Tỷ trọng khu vực FDI trong cơ cấu việc làm của Việt Nam có xu hướng gia tăng,
nhưng chiếm tỷ trọng thấp nhất Stư
23. Nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc thành lập liên doanh tại Việt Nam trong một số
ngành Đ
24. Hình thức hợp đồng hợp tác công tư thường sử dụng trong lĩnh vực hạ tầng Đ
25. Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thông qua mua bán
sát nhập Đ
26. Doanh nghiệp trong nước Việt Nam tuân thủ quy định môi trường nghiêm túc
hơn đáng kể so với khu vực FDI S
27. Cam pu chia nằm trong top 3 đối tác trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Việt Nam Đ
28. FDI thường được các công ty đa quốc gia sử dụng để chuyển lợi nhuận Đ
29. Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là hình thức FDI tại Việt
Nam Đ
30. Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam không ảnh hưởng trực tiếp tới
thu hút FDI S
31. LB Nga và Trung Quốc nằm trong top 5 đối tác lớn trong đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của Việt Nam S
32. Nhà đầu tư nước ngoài không thể đầu tư tại Việt Nam theo hợp đồng BOO S
33. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng cao nhất trong xuất khẩu của Việt Nam Đ
34. Trong cùng một ngành thì doanh nghiệp FDI có trình độ công nghệ cao hơn
doanh nghiệp Việt Nam Đ
35. Hiện nay FDI tại Việt Nam đang hướng vào hạ tầng công nghiệp (sản xuất điện,
khí, nước...) Đ
36. Hợp đồng hợp tác kinh doanh thường sử dụng trong trường hợp đầu tư dài hạn S
37. Nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tăng vốn Đ
38. Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư tại Việt Nam theo hợp đồng BOT, BTO Đ
39. FDI thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng quốc
tế Đ
40. Tỷ trọng công nghiệp chế biến trong dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Việt Nam còn khiêm tốn, có xu hướng cải thiện Đ
41. Nhà đầu tư nước ngoài không thể tham gia các dự án hợp tác công tư
(PPP) SAI đã check
42. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tập trung nhiều nhất vào Châu Âu S
43. Phân bổ vốn FDI tương đối đồng đều trên lãnh thổ Việt Nam S
44. Công nghiệp chế biến là ngành thu hút FDI nhiều nhất tại Việt Nam Đ
45. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đứng vị trí thứ ba giữa các vùng của Việt Nam
trong thu hút FDI
46. Ban quản lý khu kinh tế có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư Đ
47. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đứng vị trí thứ ba giữa các vùng của Việt Nam
trong thu hút FDI cấp giấy phép đầu tư FDI Đ (checked)=> câu này sai, đb.SCL
đứng thứ tư
48. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tập trung nhiều nhất vào công
nghiệp chế biến S
49. Đầu tư gián tiếp nước ngoài nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, vượt qua hàng
rào thuế quan S
50. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh
doanh Đ
51. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đóng vai trò
quan trọng trong thu hút FDI Đ
52. Các ngân hàng thương mại do nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát đóng vai trò
quan trọng trong hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam S
53. Các yếu tố khác không thay đổi, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam có
tác động làm VND lên giá S
54. Tỷ trọng khu vực FDI trong GDP của Việt Nam có xu hướng tăng Đ
55. FDI đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp Việt Nam S (Có thể là câu này sai)
đã check
56. Hình thức đầu tư FDI phổ biến nhất tại Việt Nam là doanh nghiệp liên doanh vì
mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia S
57. Tập đoàn FPT mua Công ty RWE IT Slovakia là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Việt Nam và với mục đích chính là sử dụng nguồn nhân công giá rẻ S
58. Các quốc gia đầu tư FDI lớn tại Việt Nam chủ yếu là từ EU S
59. Khu vực FDI đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam Đ
60. Tỷ trọng khu vực FDI trong cơ cấu việc làm của Việt Nam có xu hướng giảm S
61. Khai khoáng nằm trong top 5 ngành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Đ

TEST 8.1 (50/50)_ theo như đáp án dưới đây tui làm thì kiểm lại sai 1 câu
nha mn (50/50)

1. Công ty vận tải Nhật Bản chở hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật
Bản, nghĩa là Nhật Bản xuất khẩu dịch vụ vận tải S
2. Doanh nghiệp Việt Nam mua bảo hiểm của Công ty bảo hiểm Bảo Minh tại
Việt Nam cho hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc, có nghĩa là Việt Nam
nhập khẩu dịch vụ bảo hiểm S (XUAT KHAU)
3. Doanh nghiệp Việt Nam bơm xăng dầu của Công ty thương mại Việt Nam
tạm nhập tái xuất khẩu sang Lào qua đường ống từ cảng Việt Nam sang
Lào, phí bơm do Công ty thương mại Việt Nam trả. Đây không là thương
mại dịch vụ quốc tế S - đã check
4. Công ty vận tải Lào chở hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Pháp, nghĩa là
Lào xuất khẩu dịch vụ vận tải Đ
5. Doanh nghiệp Việt Nam nhận sửa chữa xe tải của doanh nghiệp Lào. Đây là
thương mại dịch vụ và Việt Nam xuất khẩu dịch vụ Đ
6. Công ty vận tải Hàn Quốc chở hàng xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt
Nam, nghĩa là Hàn Quốc xuất khẩu dịch vụ vận tải Đ
7. Công ty vận tải Thái Lan chở hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc
(Việt Nam thuê tàu theo thỏa thuận trong hợp đồng), nghĩa là Việt Nam
nhập khẩu dịch vụ vận tải S
8. Doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam mua bảo hiểm của Công ty bảo hiểm
tại Mỹ cho hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản, có nghĩa là Việt Nam nhập
khẩu dịch vụ bảo hiểm Đ
9. Từ góc độ thống kê kinh tế, khách du lịch Anh xem xiếc tại TP. Hồ Chí Minh
có nghĩa là Việt Nam xuất khẩu dịch vụ giải trí S du lịch
10. Doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam mua bảo hiểm của Công ty bảo
hiểm tại Mỹ cho hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản, có nghĩa là Nhật Bản
nhập khẩu dịch vụ bảo hiểm S
11. Doanh nghiệp Nhật Bản mua bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu từ Việt
Nam. Bảo hiểm mua của Cty TNHH bảo hiểm AIG Việt Nam tại Việt Nam
(100% vốn FDI). Điều này có nghĩa là Việt Nam nhập khẩu dịch vụ bảo
hiểm. S
12. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mua bảo hiểm của Công ty bảo
hiểm tại Anh cho hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ, có nghĩa là Anh xuất khẩu
dịch vụ bảo hiểm Đ
13. Từ góc độ thống kê kinh tế, khách du lịch Anh xem xiếc tại TP. Hồ
Chí Minh có nghĩa là Việt Nam xuất khẩu dịch vụ du lịch Đ
14. Doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam mua bảo hiểm của Công ty bảo
hiểm tại Mỹ cho hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản, có nghĩa là Mỹ xuất
khẩu dịch vụ bảo hiểm Đ
15. Ngân hàng HSBC mở công ty con tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ là
hình thức “hiện diện thương mại” Đ
16. Doanh nhân Mỹ sang Việt Nam kí hợp đồng xuất khẩu hàng hóa là
hình thức “tiêu thụ ở nước ngoài” Đ
17. Từ góc độ thống kê kinh tế, khách du lịch Nhật Bản đi taxi từ TP. Hồ
Chí Minh ra Vũng Tàu có nghĩa là Việt Nam xuất khẩu dịch vụ vận tải S
18. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mua bảo hiểm của Công ty bảo
hiểm tại Anh cho hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ, có nghĩa là Việt Nam nhập
khẩu dịch vụ bảo hiểm S
19. Doanh nghiệp Chile xuất khẩu rượu vang sang Việt Nam, thuê
doanh nghiệp Việt Nam gia công vỏ hộp gỗ và đóng gói chai rượu vô hộp
gỗ. Giao dịch này là thương mại dịch vụ quốc tế và Việt Nam xuất khẩu
dịch vụ. Đ
20. Doanh nghiệp Việt Nam mua bản quyền truyền hình giải ngoại hạng
Anh là hình thức tiêu thụ ở nước ngoài S => đây là hình thức cung cấp
qua biên giới
21. Công ty vận tải Hàn Quốc chở hàng xuất khẩu của Hàn Quốc sang
Việt Nam, nghĩa là Việt Nam nhập khẩu dịch vụ vận tải Đ
22. Chuyên gia người Lào sang Việt Nam tư vấn trong 3 tháng cho
doanh nghiệp Việt Nam là hình thức “Cung cấp qua biên giới” S => hiện
diện thể nhân
23. Doanh nghiệp Nhật Bản mua bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu từ Việt
Nam. Bảo hiểm mua của Cty TNHH bảo hiểm AIG Việt Nam tại Việt Nam
(100% vốn FDI). Điều này có nghĩa là Việt Nam xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm.
Đ
24. Doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu máy xúc đã qua sử dụng từ
doanh nghiệp Lào, sau đó xuất khẩu lại cho chính doanh nghiệp Lào này.
Đây là thương mại dịch vụ và Việt Nam xuất khẩu dịch vụ S=> XK HH
25. Doanh nghiệp tại Mỹ cung cấp sợi và thuê doanh nghiệp Việt Nam
gia công áo len. Giao dịch này là thương mại dịch vụ quốc tế và Việt Nam
xuất khẩu S hàng hóa
26. Công ty vận tải Thái Lan chở hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn
Quốc (Việt Nam thuê tàu theo thỏa thuận trong hợp đồng), nghĩa là Hàn
Quốc nhập khẩu dịch vụ vận tải Đ
27. Sinh viên Lào du học ở Malaysia là hình thức “hiện diện thể nhân” S
=> tiêu thụ ở nước ngoài
28. Công ty vận tải Lào chở hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Pháp,
nghĩa là Pháp nhập khẩu dịch vụ vận tải S
29. Từ góc độ thống kê kinh tế, khách du lịch Hàn Quốc mua vàng trang
sức PNJ, nghĩa là Việt Nam xuất khẩu hàng hóa S => đã check
30. Doanh nghiệp Việt Nam mua bảo hiểm của Công ty bảo hiểm Bảo
Minh tại Việt Nam cho hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc, có nghĩa là Việt
Nam xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm Đ
31. Công ty vận tải Việt Nam chở hàng nhập khẩu của Việt Nam từ
Pháp, nghĩa là Việt Nam xuất khẩu dịch vụ vận tải S
32. Doanh nghiệp Việt Nam sửa chữa tàu biển cho Singapore, sử dụng
hết 500 tấn thép. Thanh toán gồm giá trị thép. Đây là thương mại dịch vụ
và Việt Nam xuất khẩu dịch vụ Đ
33. Khách du lịch Việt Nam về nước từ Pháp bằng máy bay Vietnam Airlines có
nghĩa là Việt Nam nhập khẩu dịch vụ vận tải S
34. Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê hạt sang Singapore, thuê
doanh nghiệp Singapore phân loại và đánh bóng. Đây là thương mại dịch
vụ và Việt Nam xuất khẩu dịch vụ S đã check
35. Vietjet Air thuê máy bay không có tổ lái của một công ty cho thuê
của Anh, có nghĩa là Việt Nam nhập khẩu dịch vụ vận tải S
36. Nếu Công ty An Phước mua lại thương hiệu Pierre Cardin thì đây là
thương mại dịch vụ quốc tế S
37. Công ty vận tải Thái Lan chở hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn
Quốc (Việt Nam thuê tàu theo thỏa thuận trong hợp đồng), nghĩa là Thái
Lan xuất khẩu dịch vụ vận tải Đ
38. Công ty vận tải Việt Nam chở hàng nhập khẩu của Việt Nam từ
Pháp, nghĩa là Pháp nhập khẩu dịch vụ vận tải S
39. Khách du lịch Việt Nam về nước từ Pháp bằng máy bay Vietnam Airlines có
nghĩa là Việt Nam xuất khẩu dịch vụ vận tải S
40. Khách du lịch Việt Nam về nước từ Pháp bằng máy bay Vietnam Airlines có
nghĩa là Pháp xuất khẩu dịch vụ vận tải S
41. Công ty vận tải Lào chở hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Pháp,
nghĩa là Việt Nam nhập khẩu dịch vụ vận tải Đ
42. Từ góc độ thống kê kinh tế, khách du lịch Nhật Bản đi taxi từ TP. Hồ
Chí Minh ra Vũng Tàu có nghĩa là Việt Nam xuất khẩu dịch vụ du lịch Đ
43. Nhượng quyền thương hiệu Pierre Cardin cho Cty An Phước là
thương mại dịch vụ quốc tế Đ đã check
44. Doanh nghiệp Việt Nam mua bản quyền truyền hình giải ngoại hạng
Anh là thương mại dịch vụ quốc tế Đ
45. Công ty du lịch Việt Nam thuê bao máy bay của American Airlines
(tại Mỹ) nghĩa là Việt Nam nhập khẩu dịch vụ vận tải Đ
46. Giáo sư người Anh thỉnh giảng 3 tháng tại Đại học FPT là hình thức
“hiện diện thể nhân” Đ
47. Du khách Anh sang Việt Nam du lịch là hình thức “Cung cấp qua
biên giới” S (Tiêu thụ ở nước ngoài)
48. Công ty vận tải Nhật Bản chở hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang
Nhật Bản, nghĩa là Trung Quốc nhập khẩu dịch vụ vận tải S
49. Chuyên gia Mỹ tư vấn qua mạng cho khách hàng Việt Nam là hình
thức “tiêu thụ ở nước ngoài” S => cung cấp qua biên giới
50. Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê hạt sang Singapore, thuê
doanh nghiệp Singapore phân loại và đánh bóng. Đây là thương mại dịch
vụ và Việt Nam xuất khẩu dịch vụ S đã check

TEST 8.2 (44/44) 10 điểm


1. Doanh thu từ hình thức cung cấp dịch vụ thông qua hiện diện thương mại được
thống kê vào thương mại dịch vụ quốc tế S
2. Quy định nhà cung cấp dịch vụ có vốn FDI phải chịu phí cao hơn khi kết nối với
mạng điện thoại cố định là hạn chế đối xử quốc gia Đ
3. Hạn chế tiếp cận thị trường là dạng công cụ được sử dụng trong thương mại dịch
vụ quốc tế Đ
4. Các ngân hàng nước ngoài không thâu tóm các ngân hàng thương mại Việt Nam
bằng cách mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán vì các nhà đầu tư trong
nước không muốn bán S
5. Các quốc gia áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu trong thương mại
dịch vụ quốc tế S
6. Các nước có thể sử dụng trợ cấp trong dịch vụ Đ đã check
7. Kiểm tra nhu cầu kinh tế (Economic Need Test – ENT) khi thành lập cơ sở cung cấp
dịch vụ là biện pháp hạn chế đối xử quốc gia S
8. Kim ngạch thương mại dịch vụ quốc tế không bao gồm dịch vụ cung cấp bởi các cơ
quan nhà nước Đ
9. Trong mua sắm dịch vụ của chính phủ (không với mục đích thương mại) thì không
cần tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia Đ
10. Viettel cung cấp dịch vụ viễn thông cho Công ty tại Mỹ là hình thức “cung cấp qua
biên giới” Đ
11. Du lịch là nhóm dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thương mại dịch vụ quốc tế
(trước khi chịu ảnh hưởng của covid 19) Đ
12. Các nước nhập khẩu dịch vụ lớn chủ yếu là các nước đang phát triển S
13. Giá trị thống kê thương mại dịch vụ quốc tế thống kê không đầy đủ do dịch vụ
thường trao đổi đồng thời, trọn gói với hàng hoá Đ
14. Các quốc gia áp dụng thuế VAT, thuế xuất khẩu đối với thương mại dịch vụ quốc tế
S
15. Mỹ là quốc gia xuất khẩu dịch vụ lớn nhất trên thế giới Đ
16. Giá trị thống kê thương mại dịch vụ quốc tế không tính chính xác và bị hạ thấp
trong 1 số dạng dịch vụ Đ
17. Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải trả phí bốc dỡ cao hơn là hạn chế đối xử tối
huệ quốc S
18. Quy định các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được thành lập công ty liên
doanh là hạn chế tiếp cận thị trường Đ
19. Châu Âu là khu vực xuất khẩu dịch vụ lớn nhất trên thế giới Đ
20. Quy định ngân hàng 100% vốn FDI không được huy động tiền từ người dân bằng
VND là hạn chế tiếp cận thị trường Đ
21. Thương mại dịch vụ quốc tế sau thời gian dài tăng trưởng tương đồng với thương
mại hàng hóa quốc tế, thời gian gần đây (từ 2013) thương mại dịch vụ tăng trưởng
trung bình cao hơn so với thương mại hàng hóa Đ
22. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không được tham gia bảo hiểm ô tô, xe máy là
hạn chế tiếp cận thị trường Đ
23. Các tiêu chí chính để kiểm tra nhu cầu kinh tế là số lượng các nhà cung cấp dịch vụ
đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa
lý Đ
24. Tỷ trọng dịch vụ vận tải có xu hướng giảm trong thương mại dịch vụ quốc tế Đ
25. Các nước đang phát triển đóng vai trò chủ đạo trong nhập khẩu dịch vụ của thế
giới S
26. Các nước phát triển có ưu thế cạnh tranh lớn so với các nước đang phát triển
trong thương mại dịch vụ Đ
27. Dịch vụ máy tính, công nghệ thông tin; các dịch vụ kinh doanh có xu hướng tăng tỷ
trọng trong thương mại dịch vụ quốc tế Đ
28. Hạn chế đối với hình thức “hiện diện thương mại” là hạn chế đầu tư trực tiếp Đ
đã check
29. Theo WTO, trong lĩnh vực dịch vụ chưa cam kết, nếu mở cửa thì cần tuân thủ
nguyên tắc MFN Đ
30. Hạn chế đối xử tối huệ quốc là dạng công cụ được sử dụng trong thương mại dịch
vụ quốc tế Đ
31. Trên thực tế bảo hiểm hàng hóa trong vận tải quốc tế có thể không phải chịu thuế
nhập khẩu áp dụng với hàng hóa Đ đã check
32. Các thành viên của FTA có thể tự do hóa thương mại dịch vụ ở mức cao hơn cam
kết trong WTO Đ
33. Các quốc gia có thể cấm xuất khẩu, nhập khẩu một số dạng dịch vụ Đ
34. Trong mua sắm dịch vụ của chính phủ (không với mục đích thương mại) thì không
cần tuân thủ nguyên tắc đối xử tối huệ quốc Đ
35. Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) được xem xét trên cơ sở
kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) là biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường Đ
36. Hiệp định GATS của WTO không điều chỉnh những dịch vụ quan trọng trong vận tải
hàng không: quyền chuyên chở và phần lớn các dịch vụ trực tiếp liên quan tới thực
hiện quyền chuyên chở Đ
37. Các nước phát triển đóng vai trò chủ đạo trong xuất khẩu dịch vụ của thế giới Đ
38. Trên thực tế vận tải quốc tế có thể phải chịu thuế nhập khẩu áp dụng với hàng hóa
Đ
39. Doanh nghiệp Việt Nam mua bản quyền phim Spectre là thương mại dịch vụ hình
thức “cung cấp qua biên giới” Đ
40. Nhà cung cấp dịch vụ từ một số quốc gia không được tham gia cung cấp dịch vụ
khảo sát địa hình, địa chất tại một số khu vực là hạn chế đối xử quốc gia S
41. Hạn chế đối xử quốc gia là dạng công cụ được sử dụng trong thương mại dịch vụ
quốc tế Đ
42. Giáo sư người Mỹ giảng dạy tại Đại học FPT quốc tế theo hợp đồng lao động 3
năm là hình thức “hiện diện thể nhân” S
43. Khu vực Châu Á có tăng trưởng thương mại dịch vụ nổi trội trong nhóm các nước
đang phát triển Đ
44. Các nước xuất khẩu dịch vụ lớn chủ yếu là các nước phát triển Đ

CHƯƠNG 1
1) Hà Nội là chủ thể KTQT vì Hà Nội là thủ đô của Việt Nam => [Hà Nội không có quyền
tự quyết các chính sách kinh tế (thương mại, tiền tệ,…)]
2) Brazil là Chủ thể kinh tế quốc tế vì là nền kinh tế lớn trong top 20 thế giới => [Brazil
là chủ thể là đúng nhưng không nằm trong G20]
3) Nền kinh tế Hong Kong không là chủ thể KTQT vì Hong Kong phụ thuộc chính trị
4) Sinh viên Đại học kinh tế-luật là chủ thể KTQT
1S 2S 3S 4D

1) TP. Hồ Chí Minh là chủ thể KTQT vì là thành phố lớn nhất Việt Nam
2) Nước cộng hòa Dagestan (thuộc LB Nga) không là chủ thể KTQT vì không độc lập
trong chính sách kinh tế đối ngoại
3) Nền kinh tế Đài Loan không là chủ thể KTQT vì Đài Loan chưa được công nhận là
quốc gia độc lập => [Đài Loan có chính sách chính trị riêng nên Đài Loan là chủ thể
KTQT]
4) Tổ chức hải quan thế giới (WCO) không là chủ thể KTQT
1S 2D 3S 4S

1) Tập đoàn Hòa Phát là chủ thể KTQT


2) Nền kinh tế Lào là chủ thể KTQT vì Lào độc lập trong chính sách kinh tế đối ngoại
3) Hà Lan không là chủ thể KTQT vì là thành viên của EU (phụ thuộc chính sách thương
mại chung EU) và sử dụng đồng tiền chung EUR => [Hà Lan có ngân sách (Chính
sách tài khóa) riêng nên là chủ thể KTQT]
4) Chi nhánh của Tập đoàn Hoa Sen tại Tiền Giang là chủ thể KTQT => [Chi nhánh
không phải là pháp nhân nên không là chủ thể KTQT]
1D 2D 3S 4S

1) Bang Texas không là chủ thể KTQT vì không có quyền tự quyết trong chính sách kinh
tế đối ngoại
2) Công ty con của Tập đoàn Hoa Sen không là chủ thể KTQT
3) Cty vệ sinh môi trường TP.HCM không là chủ thể KTQT vì là công ty 100% vốn nhà
nước
4) Công ty Sam Sung Việt Nam không là chủ thể KTQT vì phụ thuộc vào công ty mẹ ở
nước ngoài
1D 2S 3S 4S

1) ASEAN và IMF là chủ thể KTQT


2) Doanh nghiệp tư nhân không là chủ thể KTQT
3) Công dân Lào là chủ thể KTQT
4) Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (Công ty TNHH 1 thành viên vốn
nhà nước) là chủ thể KTQT
5) FTA ASEAN-Ấn Độ là chủ thể kinh tế quốc tế => [Hiệp định không là chủ thể KTQT]
1D 2S 3D 4D 5S
---------------------------------------------------------------------
1) Chính phủ Hàn Quốc có thể tăng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước
2) Việt Nam có thể ký kết hiệp định tự do thương mại song phương với Anh
3) ASEAN không thể ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương với các quốc
gia
4) Chính phủ Pháp có thể tăng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước
5) Việt Nam có thể đàm phán hiệp định tự do thương mại song phương với Ấn Độ
1D 2D 3S 4S 5D

1) Chính quyền bang New York có thể ký kết hiệp định tự do thương mại với Canada
2) Hong Kong có thể tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế
3) Chính quyền thành phố Hà Nội có thể ký cam kết hỗ trợ xúc tiến đầu tư FDI với Chính
phủ Hàn Quốc
4) Đà Nẵng, thành phố trực thuộc trung ương, có thể dành ưu đãi thuế quan nhập khẩu
cho doanh nghiệp đầu tư FDI vào các ngành công nghệ cao
1S 2D 3D 4S

1) Dai-ichi Life Việt Nam (100% vốn FDI) mua trái phiếu Chính Phủ Việt Nam, là
QHKTQT
2) Vietcombank cung cấp dịch vụ thanh toán cho Honda Việt Nam, là QHKTQT
3) VinFast mua lại hoạt động sản xuất và phân phối của GM (General Motors) tại Việt
Nam, là quan hệ kinh tế quốc tế (QHKTQT)
4) Ngân hàng HSBC (100% vốn nước ngoài) tại Việt Nam cho Hoàng Anh Gia Lai vay,
là QHKTQT
1S 2S 3D 4S
1) Doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản tại Việt Nam cung cấp linh kiện cho Samsung Việt
Nam, là QHKTQT
2) Petrolimex tái xuất xăng tạm nhập sang Lào, là QHKTQT
3) Viettel đầu tư sang Lào, là QHKTQT
4) Vietcombank bán cổ phần cho ngân hàng Mizuho (Nhật Bản), là QHKTQT
5) Tập đoàn Ford Motor và Toyota Motor hợp tác cùng nhau trong việc phát triển động
cơ hybrid mới, là QHKTQT
1S 2D 3D 4D 5D

1) Công ty Gemadept nhập khẩu xe nâng từ Cty tại Nhật Bản là QHKTQT, có thể thanh
toán bằng USD.
2) Tập đoàn Hòa Phát xuất khẩu bàn ghế cho doanh nghiệp Singapore là QHKTQT
3) Bridgestone Việt Nam bán vỏ xe cho Toyota Việt Nam không là QHKTQT, có thể thanh
toán bằng USD. => [Không là QHKTQT thì không được dùng USD]
4) Casumina bán vỏ xe cho Honda Malaysia là QHKTQT, có thể thanh toán bằng USD.
1D 2D 3S 4D

1) Cty tại Mỹ tư vấn cho doanh nghiệp FDI 100% vốn của Mỹ tại Việt Nam là QHKTQT
2) Khách du lịch Hàn Quốc tới Việt Nam là QHKTQT
3) Doanh nghiệp FDI 100% vốn Nhật Bản tại Việt Nam tư vấn cho doanh nghiệp Việt
Nam về chiến lược kinh doanh trên thị trường Việt Nam, là QHKTQT
4) Tập đoàn Kinh Đô thành lập công ty liên doanh với công ty từ Mỹ, là QHKTQT
1D 2D 3S 4D

1) Thương mại điện tử dưới dạng “chuyên gia tư vấn trực tuyến” chịu ảnh hưởng đáng
kể từ khoảng cách xa
2) Xuất khẩu phần mềm của Việt Nam chịu tác động đáng kể từ khoảng cách địa lý
3) Xuất khẩu trái cây thanh long của Việt Nam sang Mỹ chịu tác động không đáng kể từ
khoảng cách địa lý (bối cảnh bình thường)
4) Xuất khẩu hàng điện thoại di động từ Việt Nam sang Mỹ chịu tác động không đáng kể
từ khoảng cách địa lý (bối cảnh bình thường)
1S 2S 3S 4D

1) Mâu thuẫn chính trị thường không ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế giữa 2 quốc gia
2) Trên thực tế Mỹ không thể trừng phạt kinh tế một nước thành viên WTO do mâu thuẫn
chính trị
3) Quan hệ kinh tế phát triển thúc đẩy quan hệ chính trị giữa 2 quốc gia
4) Xuất nhập khẩu của Việt Nam với Iran có thể chịu tác động trực tiếp từ chính sách của
Mỹ với Iran
1S 2S 3D 4D
1) Toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ tới tất cả các quốc gia trên thế giới
2) Các nước có nền kinh tế hướng ngoại hội nhập kinh tế quốc tế tốt hơn
3) Các nước kinh tế phi thị trường gặp ít khó khăn trong hội nhập kinh tế quốc tế
4) Xuất khẩu tôn mạ của Việt Nam sang EU chịu tác động không đáng kể từ khoảng cách
địa lý (bối cảnh bình thường)
1D 2D 3S 4D

1) Giao dịch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Indonesia có thể điều tiết bởi các quy
định luật pháp của Singapore
2) Giao dịch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ không chịu điều tiết của các luật, quy định
của Việt Nam
3) Giao dịch xuất khẩu của Malaysia sang Sigapore chịu điều tiết của các điều ước, thông
lệ, luật quốc tế
4) Giao dịch nhập khẩu của Ấn Độ từ Nhật Bản có chịu điều tiết của các luật, quy định
của Ấn Độ
5) Khi ký kết hợp đồng phải tìm hiểu kỹ tất cả các quy định của các nước liên quan
1D 2S 3D 4D 5D

1) Bình đẳng trong QHKTQT trên thực tế luôn luôn được tuân thủ tốt
2) Không can thiệp vào công việc nội bộ luôn luôn được tuân thủ tốt trên thực tế
3) Một quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP), không bắt buộc phải ký kết và tham gia khi đàm phán kết thúc
4) Xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam sang EU chịu tác động không đáng kể từ
khoảng cách địa lý (bối cảnh bình thường)
1S 2S 3D 4D

1) Bao bì nhiều hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải được hun khử trùng là vi phạm nguyên
tắc đối xử quốc gia
2) Hàn Quốc tuân thủ nguyên tắc ngang bằng dân tộc khi không áp dụng các loại thuế
VAT thấp hơn cho thép nội địa so với thép nhập khẩu
3) Lào có thể áp dụng thuế TTĐB xe hơi ưu đãi hơn cho các thành viên ASEAN
4) Canada tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia khi áp dụng các quy định như nhau về
nhãn mác, đóng gói, chất lượng…với quần áo nhập từ Ấn độ, Lào và tất cả các
1S 2S 3S 4S

1) Một quốc gia nghèo chắc chắn sẽ nhận được ưu đãi GSP của EU dành cho giày dép
2) Việt Nam có thể dành ưu đãi thuế quan đặc biệt cho các nước nghèo
3) Đề xuất của Bộ Công Thương không đánh thuế TTĐB đối với phần giá trị tạo ra trong
nước của ô tô là vi phạm nguyên tắc NT
4) Là quốc gia phát triển, Nhật Bản bắt buộc phải dành ưu đãi GSP cho các nước ĐPT
1S 2D 3D 4S

1) Mỹ và Hàn Quốc cắt giảm thuế quan trong hiệp định tự do thương mại song phương,
là thể hiện nguyên tắc đãi ngộ quốc gia => [Nguyên tắc tương hỗ]
2) Nếu quy định tiền thuê khách sạn với người nước ngoài cao hơn so với người Việt
Nam thì vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia => [Công dân nên vi phạm NT ngang
bằng dân tộc]
3) Điều kiện xuất xứ hàng hóa khi hưởng GSP dễ dàng hơn so với khi hưởng thuế thông
thường (MFN)
4) Chỉ số GCI nhằm đo lường xu hướng của thế chế, chính sách, những nhân tố tạo
thành năng lực sản xuất của nền kinh tế
1S 2S 3S 4D
-------------------------------------------------------
1) Ấn Độ tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia khi không áp dụng các quy định kỹ thuật
khắt khe hơn cho thép nhập khẩu so với thép nội địa
2) Lào tăng thuế nhập khẩu thuốc lá là vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc
3) Việt Nam áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe máy từ 125 cm3 tại Việt Nam là vi phạm
nguyên tắc đối xử quốc gia => [Từ 125 trở lên thì có thuế, dưới thì k tính]
4) Trung Quốc tăng lệ phí tất cả thủ tục hải quan là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia
=> [K liên quan đến NT. Nếu có thì vi phạm về lệ phí của tổ chức thương mại thế
giới, các dịch vụ công được phép thu phí nhưng k được vượt quá chi phí]
1D 2S 3S 4S

1) Hàn Quốc tăng thuế VAT với rượu nhập khẩu từ Mỹ là vi phạm nguyên tắc đối xử tối
huệ quốc và đối xử quốc gia
2) Lào tăng thuế TTĐB với xe máy phân khối lớn nhập khẩu từ Mỹ là vi phạm nguyên tắc
đối xử quốc gia
3) Lào tăng thuế TTĐB với xe máy phân khối lớn nhập khẩu từ Mỹ là vi phạm nguyên tắc
tối huệ quốc
4) Việt Nam không thu thuế VAT với hàng hóa xuất khẩu, thu thuế VAT với hàng nhập
khẩu là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia.
1D 2D 3D 4S

1) Việt Nam không thu thuế VAT với hàng hóa xuất khẩu, thu thuế VAT với hàng nhập
khẩu là vi phạm nguyên tắc MFN.
2) Trái cây nhập khẩu cần có giấy phép nhập khẩu là vi phạm nguyên tắc NT
3) Việt Nam áp dụng hạn ngạch nhập khẩu một số hàng hóa từ Trung Quốc nhằm hạn
chế nhập siêu là vi phạm nguyên tắc NT => [hạn ngạch, thủ tục nhập khẩu không ảnh
hưởng đến nguyên tắc đối xử quốc gia] [là nguyên tắc mở cửa thị trường]
4) Nhật Bản tăng thuế nhập khẩu một số hàng hóa nhằm hạn chế nhập siêu là vi phạm
nguyên tắc đối xử quốc gia
5) Thịt gà nhập khẩu cần có giấy phép nhập khẩu là vi phạm nguyên tắc MFN
1S 2S 3S 4S 5S

1) Theo nguyên tắc MFN Lào sẽ nhận được tất cả ưu đãi GSP mà Nhật Bản dành cho
Cam pu chia
2) Theo nguyên tắc MFN thì ưu đãi mà Việt Nam dành cho các nước thành viên ASEAN
cũng phải dành cho các quốc gia khác
3) Đề xuất của Bộ Công Thương không đánh thuế TTĐB đối với phần giá trị tạo ra trong
nước của ô tô là vi phạm nguyên tắc MFN
4) Theo nguyên tắc MFN thì Indonesia được hưởng các ưu đãi mà các thành viên EU
dành cho nhau
1S 2S 3S 4S
-----------------------------------------
1) Một quốc gia có GNI bình quân đầu người 39000 USD có thể nhận ưu đãi GSP
2) Chính sách GSP của Nhật Bản và Canada (các nước phát triển) là giống nhau
3) Một quốc gia có GNI bình quân đầu người khoảng 8000 USD có thể nhận ưu đãi GSP
4) Việt Nam được hưởng GSP của Mỹ
1D 2S 3D 4S

1) Theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) GDP bình quân đầu người của Việt Nam
khoảng 3500 USD (theo giá hiện hành)
2) Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong tổng số lao động có việc làm của Việt Nam còn
thấp nhưng có xu hướng cải thiện
3) Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động Việt Nam bắt đầu xu hướng già hóa
4) Tỷ lệ lao động/dân số của Việt Nam có xu hướng giảm
5) Số lượng dân cư trong độ tuổi lao động của Việt Nam bắt đầu giảm
1D 2D 3D 4D 5D
CHƯƠNG 2
1) Các liên kết kinh tế quốc tế trên thực tế có trình độ phát triển liên kết nhìn chung đồng
đều
2) Thực hiện chính sách tiền tệ chung là đặc tính của Liên minh kinh tế và Liên minh tiền
tệ
3) Các nước thuộc khu vực đồng euro (Eurozone) có thể sử dụng đồng tiền riêng của
mình
4) Tự do di chuyển lao động là đặc tính của liên minh kinh tế và thị trường chung
1S 2S 3S 4D

1) Thị trường chung là hình thức liên kết phổ biến nhất trên thực tế => [phổ biến nhất
là FTA]
2) Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) (NAFTA cũ) có mức độ phát triển
liên kết thấp) => [cao, tỷ lệ thương mại nội khối xấp xỉ 50%]
3) Thành viên có quyền tự do lựa chọn chính sách thương mại với bên ngoài là đặc tính
của Liên hiệp thuế quan và Khu vực mậu dịch tự do => [Liên hiệp thuế quan là thực
hiện chính sách chung]
4) Liên kết trong ASEAN bao gồm cả lĩnh vực thương mại dịch vụ => [có cả đầu tư nữa]
1S 2S 3S 4D

1) ASEAN có mức độ liên kết trong thương mại nội khối cao hơn Andean Community =>
[sử dụng chỉ số XK nội trên tổng nội khối để so sánh]
2) Thực hiện chính sách thương mại chung là đặc tính của thị trường chung và liên hiệp
thuế quan
3) Tự do thương mại nội bộ là đặc tính của liên hiệp thuế quan, khu vực mậu dịch tự do,
hiệp ước mậu dịch ưu đãi
4) Tự do di chuyển vốn là đặc tính của liên minh thuế quan và thị trường chung
1D 2D 3S 4S
1) Trên thực tế Hiệp định tự do thương mại (FTA) chỉ bao gồm tự do thương mại hàng
hóa và các nội dung liên quan trực tiếp tới thương mại hàng hóa
2) Thực hiện chính sách tài khóa chung là đặc tính của liên minh kinh tế và liên minh tiền
tệ => [chỉ có liên minh tiền tệ]
3) MERCOSUR (Southern Common Market) có mức độ liên kết trong thương mại nội
khối cao hơn Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) (NAFTA cũ) => [Trên
thực tế thì thấp, chỉ hơn 10%]
4) Tỷ trọng xuất khẩu nội khối càng thấp thì liên kết càng phát triển
1S 2S 3S 4S

1) Các thành viên WTO bắt buộc phải phân biệt đối xử bất lợi đối với các quốc gia không
là thành viên WTO
2) Các thành viên WTO phải hạn chế tác động quá mức cần thiết của các rào cản phi
thuế quan trong thương mại giữa các nước thành viên
3) Theo quy định WTO, Việt Nam có thể đặt ra các thủ tục nhập khẩu rườm rà để hạn
chế nhập khẩu
4) Các thành viên WTO bắt buộc mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ cho các thành
viên WTO và các nước bên ngoài WTO
1S 2D 3S 4S

1) Một quốc gia thành viên WTO có thể đối xử bất lợi hơn đối với các quốc gia không là
thành viên WTO
2) Một quốc gia thành viên WTO có thể dành cho một quốc gia ngoài WTO chế độ đối xử
giống như dành cho thành viên WTO
3) Các thành viên WTO phải xóa bỏ hoàn toàn thuế quan trong thương mại giữa các
thành viên
4) Tuân thủ nguyên tắc MFN, NT, không sử dụng các công công cụ cạnh tranh không
lành mạnh là thể hiện nguyên tắc mở cửa thị trường => [vì là nt cạnh tranh công bằng]
1D 2D 3S 4S

1) Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất trần trong WTO
2) Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất ràng buộc trong WTO => [còn gọi là thuế
cam kết]
3) Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất ràng buộc với sản phẩm có thuế suất trần
4) Có thể tăng thuế nhập khẩu vượt thuế suất ràng buộc với sản phẩm chỉ có thuế suất
ràng buộc
1S 2D 3D 4S
1) Tất cả các sản phẩm đều có thuế suất trần
2) Có thể áp dụng thuế nhập khẩu thấp hơn thuế ràng buộc
3) Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO yêu cầu các nước tiếp tục cắt
giảm thuế quan => [đã có hiệu lực và bây giờ nhắm vào rào cản PHI thuế quan & kỹ
thuật, sai do chữ “yêu cầu”]
=> [liên quan đến giảm thủ tục thông quan, chi phí thương mại, đẩy mạnh TMQT]
4) Việt Nam và Trung Quốc có thể dành ưu đãi thuế quan cho nhau trong thương mại
biên mậu mà không vi phạm nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc => [thường lquan tới nông
sản/ chế biến, cho xe tải qua làm gì đó] [TM biên mậu có quy định 1 ngày công dan
nước bên kia mua HH, có quy định số lượng giá trị nhằm giúp cuộc sống 2 bên
thuận lợi hơn ]
1S 2D 3S 4D

1) EU bắt buộc phải dành ưu đãi GSP cho các thành viên đang phát triển của WTO
2) WTO có ưu đãi trong thương mại dịch vụ cho các nước kém phát triển
3) Thuế cam kết (thuế ràng buộc) trong WTO đối với gạo của Indonesia và Ấn Độ phải
như nhau => [mỗi nước có biểu thuế khác nhau]
4) Thuế GSP trên thực tế thấp hơn hoặc bằng thuế quan tối huệ quốc => [Thực tế thấp
hơn rất nhiều hoặc là bằng 0]
1S 2D 3S 4S

1) WTO có quy tắc xuất xứ ưu đãi dành cho các nước kém phát triển
2) Sắp tới Việt Nam có thể được hưởng ưu đãi GSP của Mỹ
3) Nếu Việt Nam được hưởng GSP của Nhật Bản dành cho giày dép thì cũng sẽ được
hưởng GSP của Canada dành cho giày dép => [mỗi nước có quy định khác nhau]
4) Thuế nhập khẩu cam kết trong WTO (thuế MFN) của Pakistan và Hàn Quốc phải bằng
nhau
1D 2D 3S 4S

1) Hàn Quốc có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với các sản phẩm xa xỉ => [vì phải
bảo hộ bằng công cụ minh bạch như thuế quan, chứ hạn ngạch thì không khuyến
cáo/cấm]
2) Ấn Độ có thể áp dụng hạn ngạch nhập khẩu trong một số tình huống đặc biệt
3) Là thành viên WTO, Malaysia bắt buộc phải dành cho EU những ưu đãi thuế quan mà
Malaysia dành cho các thành viên AEC => [Note: AEC: liên kết kte (cộng đồng asean)]
4) Ấn Độ có thể dành cho các nước nghèo ưu đãi thuế quan đặc biệt
1S 2D 3S 4D

1) Là thành viên WTO, Việt Nam phải dành cho các nhà cung cấp dịch vụ từ WTO toàn
bộ chế độ đối xử mà Việt Nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ trong nước => [trong
TMHH thì triệt để nhưng dịch vụ còn rất nhiều ngoại lệ miễn trừ, đặc biệt là vận tải
air/đường bộ, viễn thông, bhiem... => vì FDI bị hạn chế tỷ lệ góp vốn - muốn thì ph
liên doanh]
2) Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch khi tự vệ thương mại => [VN thường áp HN thuế
quan]
3) Nhật Bản có thể áp dụng hạn ngạch xuất khẩu với mục tiêu chính đáng => [thường k
ràng buộc hạn chế XK]
4) Cơ chế rà soát chính sách thương mại chủ yếu nhằm phát hiện sai sót trong thực hiện
biểu thuế cam kết của các thành viên WTO => [thực thi các quy định của WTO, cam
kết chính sách và có biểu thuế rõ ràng r nên sai là biết liền nên k cần tới cơ chế
này]
1S 2D 3D 4S

1) Vòng đàm phán Uruguay đã kết thúc nhưng kết quả chưa có hiệu lực
2) Nguyên tắc đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ còn nhiều miễn trừ
3) Indonesia có thể áp dụng thuế quan xuất khẩu với cà phê nhân
4) Trung Quốc chỉ cấm nhập khẩu sữa bột từ New Zealand do sữa nhiễm khuẩn là vi
phạm nguyên tắc MFN.
5) Hạn ngạch nhập khẩu là công cụ không được khuyến khích sử dụng trong WTO
1S 2D 3D 4S 5D

1) Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch với xe hơi đắt tiền (giá từ $ 200.000) => [Trong
trường hợp khẩn cấp nhưng không tốt, hạn chế]
2) Theo kết quả vòng đàm phán Doha WTO quy định các nước thành viên phải xóa bỏ
trợ cấp xuất khẩu với phần lớn sản phẩm nông sản
3) Một quốc gia nghèo có thể không được hưởng ưu đãi GSP của Mỹ.
4) Cắt giảm thuế quan, các rào cản phi thuế quan, mở cửa thương mại dịch vụ là thể
hiện nguyên tắc cạnh tranh công bằng của WTO
5) Trên thực tế Việt Nam có thể áp dụng thuế TTĐB 500% với xe hơi đắt tiền => [Lý
thuyết là được nhưng trên thực tế thì không thể. Nếu áp 500% thì mức thuế này
không nên, thường trong thương mại đàm phán thì người ta muốn giảm]
1S 2D 3D 4S 5D

1) Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO đã có hiệu lực
2) Vòng đàm phán Doha đã kết thúc
3) WTO có cơ chế tự vệ đặc biệt cho các nước đang phát triển đối với hàng nông sản
4) Mỹ điều tra và áp thuế đối kháng (chống trợ cấp) chỉ đối với đá tấm thạch anh nhập
khẩu từ Trung Quốc là vi phạm nguyên tắc MFN
1D 2D 3D 4S
Giải quyết tranh chấp theo quy định WTO đảm bảo:
1) Thời gian giải quyết tranh chấp diễn ra theo đúng thời gian quy định
2) Hạn chế xảy ra chiến tranh thương mại
3) Giải quyết tranh chấp diễn ra theo trình tự hợp lý
4) Các nước bắt buộc phải thực hiện phán quyết, nếu không phải nộp phạt bằng tiền cho
các thành viên thắng kiện
1D 2D 3D 4S

1) EU có thể áp dụng quy định vệ sinh dịch tễ khắt khe hơn với thịt gà Hàn Quốc khi Hàn
Quốc có dịch bệnh cúm gia cầm
2) Mỹ tăng thuế nhập khẩu lên 25% với thép nhập khẩu vì lý do an ninh quốc gia là vi
phạm nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO => [Thuế NK không liên quan đến nguyên
tắc đối xử quốc gia]
3) LB Nga cấm nhập khẩu nông sản từ EU và 1 số QG khác để trả đũa các biện pháp
trừng phạt kinh tế là vi phạm nguyên tắc của WTO
4) Việt Nam cấm nhập khẩu thịt heo từ Ba Lan, Hungary do dịch bệnh là vi phạm MFN
5) Nguyên tắc chính sách t/mại minh bạch, ổn định và có thể dự đoán giúp doanh nghiệp
hoạch định chiến lược phát triển hiệu quả
1D 2S 3D 4S 5D

1) Theo WTO Mỹ có thể tăng thuế nhập khẩu với thép nếu nhập khẩu thép đe dọa an
ninh quốc gia
2) Theo WTO Việt Nam có thể dừng nhập khẩu lạc nhân (đậu phộng) từ Ấn Độ do nhiễm
mọt
3) Theo WTO Indonesia có thể tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bao bì nhựa nhập khẩu để
bảo vệ môi trường => [vi phạm NT vì chỉ nhằm vào bao bì nhựa NK)]
4) Trên thực tế nguyên tắc đối xử quốc gia thực hiện có tính triệt để rất cao trong thương
mại hàng hóa
1D 2D 3S 4D

Hiệp định dưới đây của WTO là bắt buộc


1) Hiệp định về công nghệ thông tin và Hiệp định mua bán máy bay dân dụng
2) Hiệp định về kiểm định hàng hoá trước khi xếp hàng và Hiệp định về mua sắm chính
phủ
3) Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu và Hiệp định hàng hóa môi trường => [Hiệp
định hàng hóa môi trường đang đàm phán]
4) Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
[tự nguyện: cntt, mua bán máy bay dân dụng, hđ mua sắm cp]
1S 2S 3S 4D
1) EU thực hiện tự do thương mại nội bộ giữa các thành viên
2) EU không thực hiện tự do thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên
3) Thụy Điển sử dụng euro là đồng tiền chính thức
4) EU thực hiện chính sách thương mại chung với bên ngoài
1D 2S 3S 4D

1) Thuế nhập khẩu của EU và Anh đối với hàng dệt may Việt Nam có thể khác nhau
2) Tất cả các thành viên EU thực hiện chính sách tiền tệ chung
3) Slovenia, Ba Lan, Hà Lan sử dụng euro là đồng tiền chính thức
4) Trong EU thực hiện tự do di chuyển vốn, không thực hiện tự do di chuyển lao động
giữa các thành viên
1D 2S 3S 4S

1) Anh có thể thực hiện chính sách đồng nội tệ yếu để khuyến khích xuất khẩu
2) Để hỗ trợ sản xuất trong nước, Pháp có thể tăng thuế nhập khẩu từ bên ngoài, nhưng
không được tăng thuế nhập khẩu từ các nước thành viên EU
3) Hà Lan có thể dành cho Việt Nam ưu đãi GSP nếu Việt Nam có đủ điều kiện => [Hà
Lan thuộc EU, chỉ có EU mới có quyền, thành viên không có quyền]
4) Các nước khu vực đồng euro thực hiện chính sách tài khóa chung
1D 2S 3S 4S

1) Các nước khu vực đồng euro thực hiện chính sách thương mại chung
2) Thổ Nhĩ Kỳ có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá từ Ấn Độ khi có đủ điều kiện
3) Thụy Sỹ có thể cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSP nếu có đủ điều kiện => [Không
thuộc EU nên được]
4) Iceland có thể trợ cấp cho nông dân Iceland để gia tăng xuất khẩu sữa => [Không
thuộc EU nên được]
1D 2D 3D 3D

1) Anh có thể áp dụng áp dụng các biện pháp chống bán phá giá với thép nhập khẩu từ
Trung Quốc
2) Các nước khu vực đồng euro thực hiện chính sách tiền tệ chung
3) Hy Lạp có thể áp dụng thuế đối kháng (chống trợ cấp) thịt gia cầm nhập khẩu nếu đủ
điều kiện => [Hy Lạp không được do thuộc EU]
4) Các nước EU thực hiện chung hoạt động giám sát, điều tiết hệ thống ngân hàng
thương mại
5) Anh có thể ký kết hiệp định thương mại tự do với Lào
6) Anh có thể ký kết hiệp định thương mại tự do với LB Nga => [LB Nga không được
do LB Nga là thành viên của Liên minh KT Á Âu nên phải thực hiện chính sách
thương mại chung]
1D 2D 3S 4D 5D 6S

1) ASEAN và Mỹ có thực hiện FTA


2) Việt Nam phải thực hiện hiệp định FTA ASEAN-Hàn Quốc
3) Các quyết định của ASEAN luôn đòi hỏi tất cả các nước thành viên thực hiện đồng
thời => [Thực hiện lộ trình khác nhau do các nước có trinhg độ phát triển khác
nhau]
4) Hiện nay các nước thành viên ASEAN không thể tự do lựa chọn chính sách thuế quan
đối với các quốc gia bên ngoài ASEAN
1S 2D 3S 4S

Tác động tới Việt Nam khi hội nhập kinh tế ASEAN là:
1) Năng lực cạnh tranh của Việt Nam giảm
2) Gia tăng nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN và giảm xuất khẩu của Việt Nam sang
ASEAN
3) Mua bán sát nhập (M&A) tại Việt Nam giảm
4) Gia tăng xuất khẩu dầu cọ của Việt Nam sang ASEAN => [VN không có dầu cọ, chỉ
NK]
1S 2S 3S 4S

1) Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community) áp dụng biểu thuế quan
chung
2) ASEAN hiện nay tích cực xóa bỏ các rào cản phi thuế quan nhằm thuận lợi hóa thương
mại giữa các nước thành viên
3) ASEAN và Ấn Độ có thực hiện FTA
4) ASEAN hoàn thành cắt giảm thuế quan với phần lớn các sản phẩm trong thương mại
nội bộ năm 2018
1S 2D 3D 4D

1) Hiện nay trong ASEAN đã hoàn thành tự do di chuyển vốn giữa các thành viên
2) ASEAN không thực hiện chính sách tỷ giá phối hợp (ràng buộc biên độ dao động tỷ
giá của các thành viên)
3) ASEAN thực hiện tự do hoàn toàn di chuyển lao động giữa các thành viên
4) ASEAN và Hàn Quốc có thực hiện FTA
1S 2D 3S 4D

1) Các nước ASEAN phải xóa bỏ hạn ngạch thuế quan trong thương mại nội bộ khi hoàn
thành Hiệp định thương mại hàng hóa
2) ASEAN và Canada có thực hiện FTA
3) Hiện nay trong ASEAN đã hoàn thành tự do hóa thương mại dịch vụ => [Đang trong
tiến trình]
4) ASEAN và EU có thực hiện FTA
1D 2S 3S 4S

1) Liên kết nội khối ASEAN trong thương mại hàng hóa ở mức độ cao trên 30% => [Chưa
đến 25%]
2) ASEAN có yêu cầu mở cửa trong mua sắm chính phủ
3) Mức độ mở cửa thị trường dịch vụ của của Việt Nam trong ASEAN cao hơn so với mở
cửa trong WTO và các FTA của Việt Nam
4) Các cam kết đầu tư của Việt Nam trong ASEAN toàn diện hơn trong WTO và các FTA
của Việt Nam
1S 2S 3D 4D

1) APEC thực hiện tự do hoàn toàn thương mại dịch vụ


2) APEC thực hiện tự do hoàn toàn di chuyển vốn giữa các nước thành viên
3) APEC hiện nay đã hoàn thành xóa bỏ thuế quan giữa các nước thành viên
4) Hiện nay APEC thực hiện chính sách thuế quan thống nhất với bên ngoài
1S 2S 3S 4S

1) APEC đã đạt được các mục tiêu cơ bản đề ra => [Chưa đạt được gì cả ]
2) FTA EU – Nhật Bản (EU-Japan Economic Partnership Agreement) đã có hiệu lực
3) Tuyên bố của các cuộc họp thượng đỉnh APEC là bắt buộc với các thành viên =>
[Nguyên thủ quốc gia tham dự đầy đủ là được]
4) APEC đạt được nhiều tiến bộ trong thuận lợi hóa thương mại và đầu tư => [Chỉ tập
trung đến thuận lợi hóa, giảm thủ tục chứ không có giảm thuế quan, mở cửa,… các
nước tự đưa ra chính sách của mình]
1S 2D 3S 4D

1) Khác biệt lớn trong trình độ phát triển của các thành viên APEC là yếu tố thuận lợi cho
phát triển liên kết
2) Hiệp định CPTPP hiện nay đã có hiệu lực
3) FTA EU – Nhật Bản (EU-Japan Economic Partnership Agreement) tổng thể có tác
động tích cực tới lợi ích của Việt Nam từ hiệp định EVFTA
4) EVFTA yêu cầu Việt Nam cải cách thị trường lao động theo hướng bảo vệ tốt hơn
quyền lợi của người lao động, có thể làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp dệt
may Việt Nam khi xuất khẩu sang EU => [Nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thuật, tập
trung cách quản trị tốt]
1S 2D 3D 4D
1) FTA EU-Hàn Quốc (The EU-Korea Free Trade Agreement) tổng thể có tác động tiêu
cực tới lợi ích của Việt Nam từ hiệp định EVFTA
2) Việt Nam đối mặt nhiều thách thức khi thực hiện các cam kết trong APEC
3) Hiệp định CPTPP quy định về cưỡng chế giải quyết tranh chấp để đảm bảo thực thi
phán quyết
4) Hiệp định CPTPP có cam kết chính sách về cạnh tranh, doanh nghiệp độc quyền
1S 2S 3D 4D

1) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU EVFTA đã có hiệu lực


2) Thổ Nhĩ Kỳ và EU có thỏa thuận liên minh thuế quan
3) Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) đã có hiệu
lực
4) Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan, Uzbekistan là thành viên
Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) => [Không có Uzbekistan, LB Nga là chủ chốt]
1D 2D 3D 4S

1) Hiệp định CPTPP mở cửa sâu rộng hơn trong thương mại hàng hóa, thương mại dịch
vụ nhưng không bao gồm đầu tư => [Bảo gồm cả đầu tư]
2) Xuất khẩu nhiều mặt hàng dệt may Việt Nam vào Liên minh kinh tế Á Âu được ưu đãi
thuế quan với số lượng xuất khẩu không hạn chế => [Số lượng hạn chế, giống hạn
ngạch thuế quan – thuế ưu đãi và thuế bằng 0]
3) Hiệp định CPTPP có quy định xuất xứ hàng hóa khắt khe nhằm thúc đẩy thương mại
giữa các nước thành viên
4) Nhờ hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU EVFTA xuất khẩu của Việt Nam sang
Thổ Nhĩ Kỳ tăng => [Thổ Nhĩ Kỳ và EU có thỏa thuận thuế quan nên phải giảm thuế
cho VN trừ nông sản chế biến]
1S 2S 3D 4D

1) Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc tham gia ký kết hiệp định RCEP => [Tham gia đàm
phán nhưng Ấn Độ rút vào phút cuối]
2) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU EVFTA có tác động làm tăng xuất khẩu của
Thổ Nhĩ Kỳ sang Việt Nam do ưu đãi thuế mà Thổ Nhĩ Kỳ nhận được
3) Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP – Regional Comprehensive
Economic Partnership) đã có hiệu lực
4) Hiệp định CPTPP cam kết sâu rộng hơn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và mở cửa thị
trường trong mua sắm công
1S 2S 3S 4D

1) Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU được hưởng thuế quan bằng 0 với số lượng
xuất khẩu không hạn chế
2) Xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam sang các nước CPTPP gặp khó khăn trong
hưởng ưu đãi thuế quan do điều kiện xuất xứ hàng hóa khắt khe
3) Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Peru, Mexico, Việt Nam là thành viên CPTPP
4) Hiệp định CPTPP có quy định liên quan tới môi trường và thể chế chính trị
5) Việt Nam nên ký kết FTA với Thổ Nhĩ Kỳ
1S 2D 3S 4S 5S
CHƯƠNG 3
1) IMF có chế tài xử lý các quốc gia không tuân thủ nghiêm túc chế độ tỷ giá của mình
=> [chỉ theo dõi, giám sát]
2) IMF có cung cấp số liệu thống kê về kinh tế, xã hội, phát triển con người của các quốc
gia => [ko có ptr con người]
3) IMF có thực hiện giám sát ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu
4) IMF cung cấp số liệu thống kê và ấn phẩm phân tích về kinh tế vĩ mô trên phạm vi toàn
cầu và các thành viên
1S 2S 3D 4D

1) IMF có hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên, IMF phát hành và in ấn SDR => [không in
ấn, chỉ ck]
2) Công cụ tín dụng khẩn cấp (The Rapid Credit Facility – RCF) của IMF thường xử lý
các vấn đề khó khăn dài hạn => [khẩn cấp thì giải ngân ngay, ko xem xét]
3) Báo cáo “Ổn định tài chính toàn cầu” (Global Financial Stability Report) đánh giá hệ
thống tài chính và thị trường tài chính toàn cầu, và giải quyết vấn đề tài trợ cho thị trường
mới nổi và đang phát triển
4) IMF có cung cấp tín dụng cho các thành viên để tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng =>
[ko có]
1S 2S 3D 4S

1) IMF đóng vai trò không quan trọng trong giải quyết nợ nước ngoài
2) Báo cáo “Giám sát tài khóa” (Fiscal Monitor) phân tích tình hình tài chính công, tác
động tài khóa từ khủng hoảng, dự báo tài khóa trung hạn, đánh giá các chính sách phát
triển bền vững tài chính công
3) Những khuyến cáo trong báo cáo hàng năm của IMF đối với các chính phủ các nước
thành viên có tính bắt buộc
4) Thỏa thuận tín dụng dự phòng (SBA – Stand-By Arrangements) của IMF thường để
xử lý các vấn đề trung hạn => [ngắn hạn]
1S 2D 3S 4S

1) Báo cáo “Tổng quan kinh tế thế giới” (World Economic Outlook) phân tích thực trạng
kinh tế thế giới và dự báo viễn cảnh tăng trưởng của kinh tế thế giới và từng quốc gia
2) Tổng giám đốc IMF thường là công dân Mỹ
3) IMF có chức năng giám sát chính sách tỷ giá và các chính sách vĩ mô liên quan
4) Những khuyến cáo trong báo cáo hàng năm của IMF có ý nghĩa quan trọng với các
nhà đầu tư
1D 2S 3D 4D
1) IMF phát hành SDR và phân bổ cho các thành viên theo số lượng tỷ lệ với vốn góp
vào IMF của các thành viên
2) Khả năng cho vay của IMF vào khoảng USD 1000 tỷ USD
3) IMF có thể vay từ các chính phủ, tổ chức quốc tế
4) IMF có thể phát hành cổ phiếu
5) IMF không thể huy động vốn bằng phát hành trái phiếu
1D 2D 3D 4S 5S

1) Các nước đang phát triển là đối tượng đi vay chủ yếu từ IMF
2) Các quốc gia nghèo có thể vay tín dụng của IMF
3) Các nước phát triển có vay từ IMF
4) Việt Nam thường xuyên vay ưu đãi từ IMF
1D 2D 3D 4S

1) IMF cung cấp tín dụng cho chính phủ


2) IMF có thể cho doanh nghiệp tư nhân vay khi có chính phủ bảo lãnh
3) Mỗi thành viên IMF có số lượng phiếu bầu như nhau
4) Công cụ quỹ mở rộng (Extended Fund Facility-EFF) thường để xử lý các vấn đề trung
hạn
1D 2S 3S 4D

1) Trung Quốc có thể phủ quyết các quyết định quan trọng nhất của IMF
2) IMF có thể cho doanh nghiệp nhà nước vay khi có chính phủ bảo lãnh
3) Số phiếu bầu của quốc gia thành viên IMF có phụ thuộc trực tiếp vào dân số
4) Tín dụng linh hoạt (Flexible Credit Line - FCL) của IMF thường xử lý vấn đề trung hạn
1S 2S 3S 4S

1) Số phiếu bầu của các thành viên IMF phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ góp vốn
2) Nhật Bản có thể phủ quyết các quyết định quan trọng nhất của IMF
3) Thỏa thuận tín dụng dự phòng (SBA – Stand-By Arrangements) của IMF có lãi suất
trên cơ sở lãi suất thị trường
4) Tín dụng linh hoạt (Flexible Credit Line - FCL) của IMF có lãi suất ưu đãi => [lãi suất
thị trường (SDR)]
1D 2S 3D 4S

1) Một số quốc gia có thể bổ nhiệm giám đốc điều hành


2) Mỹ có thể phủ quyết các quyết định quan trọng nhất của IMF
3) Công cụ quỹ mở rộng (Extended Fund Facility-EFF) là tín dụng ưu đãi => [tín dụng
thông thường]
4) Công cụ tài trợ khẩn cấp (Rapid Financing Instrument - RFI) là tín dụng ưu đãi => [tín
dụng thông thường. Tín dụng khẩn cấp mới là tín dụng ưu đãi]
1D 2D 3S 4S

1) Các nước đang phát triển có thu nhập trung bình không thể vay ưu đãi từ IMF
2) Các nước nghèo có thể vay tín dụng linh hoạt từ IMF => [Không đạt tiêu chuẩn, chỉ
dành cho nước có nền kinh tế tốt]
3) Công cụ tín dụng khẩn cấp (The Rapid Credit Facility – RCF) của IMF có lãi suất trên
cơ sở lãi suất thị trường => [Tín dụng ưu đãi (hiện là 0%)]
4) Công cụ tín dụng mở rộng (The Extended Credit Facility – ECF) của IMF có lãi suất
trên cơ sở lãi suất thị trường => [lãi suất ưu đãi (hiện là 0%)]
1D 2S 3S 4S

1) Khi vay của IMF các quốc gia không cần điều chỉnh chính sách kinh tế của mình
2) Tín dụng phòng ngừa và thanh khoản (The Precautionary and Liquidity Line – PLL)
của IMF có lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường
3) Vay tín dụng dự phòng (The Standby Credit Facility – SCF) của IMF có lãi suất trên
cơ sở lãi suất thị trường => [Tín dụng ưu đãi]
4) Các nước đang phát triển có thu nhập trung bình vay tín dụng thông thường và tín
dụng ưu đãi của IMF => [Không được vay tín dụng ưu đãi]
1S 2D 3S 4S

1) Tất cả các loại tín dụng của IMF có lãi suất cơ sở là lãi suất SDR => [Chỉ có lãi suất
thông thường]
2) Tất cả các loại tín dụng của IMF có lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường
3) Lãi suất cơ sở các khoản vay thông thường của IMF là lãi suất LIBOR => [lãi suất
SDR, lãi suất thị trường]
4) Lãi suất cơ sở các khoản vay thông thường của IMF là lãi suất SIBOR => [Chỉ có lãi
suất thông thường là của LIBOR]
1S 2S 3S 4S

1) Khối lượng vay tối đa từ IMF phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của các thành viên
2) IMF xem xét giảm, xóa nợ cho các nước đang phát triển có thu nhập trung bình
3) IMF xem xét, giảm xóa nợ cho các nước nghèo
4) Một quốc gia có thể nhận toàn bộ khoản vay từ IMF, sau đó không thực thi chính sách
kinh tế đã cam kết
1D 2S 3D 4S

1) IMF từ chối cho một quốc gia vay, đồng nghĩa quốc gia đó không thể tiếp cận thị trường
vốn quốc tế
2) Thành phần SDR bao gồm 5 đồng tiền EUR, USD, GBP, JPY, AUD => [Không có
AUD]
3) Thành phần SDR bao gồm 5 đồng tiền USD, CNY, EUR, JPY, CAD => [Không có
CAD]
4) Giá trị của SDR ổn định hơn so với từng đồng tiền riêng biệt trong rổ SDR => [Là
thành phần hỗn hợp của 5 đồng tiền nên giá trị ổn định hơn]
1D 2S 3S 4D

1) Lãi suất SDR không phụ thuộc trực tiếp lãi suất CNY => [SDR tính theo 5 đồng tiền
nên có phụ thuộc]
2) Tỷ giá SDR là không thay đổi trong tuần => [Trong tuần có thay đổi, có tính hằng
ngày]
3) Tỷ trọng của USD trong giỏ SDR là lớn nhất
4) Tỷ trọng của EUR trong giỏ SDR là lớn nhất => [EUR thấp hơn USD]
1S 2S 3D 4S

1) SDR của ngân hàng TW là dự trữ ngoại hối


2) Lãi suất của SDR là lãi suất cố định trong tuần => [Tính hàng tuần]
3) Một quốc gia sử dụng SDR để tài trợ cán cân thanh toán không cần trả lãi suất =>
[phải trả lãi suất. SDR có thể chuyển ra bất kì đồng tiền nào. Muốn sử dụng phải
trả lãi suất cho IMF]
4) Lãi suất của SDR là lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường
1D 2D 3S 4D

1) SDR được doanh nghiệp sử dụng trong thanh toán quốc tế


2) SDR có thể được sử dụng làm đơn vị tiền tệ tính toán trong hợp đồng => [Dự án thực
thi lâu dài sử dụng tỷ giá SDR để thanh toán giảm rủi ro ngoại hối. SDR giao dịch
không nhiều, các giao dịch XNK không dùng SDR)
3) SDR chiếm tỷ trọng lớn trong dự trữ của các quốc gia => [Phát hành ít, chia cho mỗi
quốc gia nên càng ít]
4) Một quốc gia có thể neo (cố định) tỷ giá với SDR => [có thể neo với bất kì (theo euro,
rổ tiền tệ,..) trừ vàng]
1S 2D 3S 4D

1) Nguyên tắc tổ chức, bỏ phiếu, thông qua quyết định trong IBRD tương tự của IMF, mỗi
quốc gia có 1 phiếu bầu. => [mỗi quốc gia có 1 phiếu bầu là sai]
2) Nguồn vốn hoạt động của IBRD chủ yếu là vốn thực góp của các thành viên => [vốn
tự góp ít, vốn điều động mới nhiều]
3) Nguồn vốn hoạt động của IBRD chủ yếu là vốn vay trên thị trường vốn quốc tế
4) Quỹ tín thác và tài trợ trong IBRD hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận
1S 2S 3D 4D

1) IBRD đóng vai trò trung gian giúp các nước đang phát triển tiếp cận thị trường vốn
quốc tế
2) IBRD có thể cung cấp tín dụng bằng nội tệ của quốc gia vay tín dụng
3) Lãi suất cơ sở các khoản tín dụng của IBRD là lãi suất LIBOR
4) IBRD cung cấp tín dụng trên cơ sở lãi suất thị trường
1D 2D 3D 4D

1) IBRD phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế
2) Lãi suất cho vay của IBRD không phụ thuộc vào tình hình thị trường vốn quốc tế
3) Lãi suất cho vay của IBRD phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng của quốc gia đi vay =>
[Không phụ thuộc, điểm mấu chốt làm cho tín dụng IBRD có ưu đãi hơn]
4) Lãi suất tín dụng của IBRD là ưu đãi hơn so với tín dụng của các ngân hàng thương
mại => [Ưu đãi hơn vì nó phi lợi nhuận]

1D 2S 3S 4D

1) Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu cho IFC => [Nguyên tắc hoạt động giống
công ty tài chính tư nhân, đây là hình thức vay vốn doanh nghiệp]
2) Doanh nghiệp có thể bán cổ phần cho IFC
3) Doanh nghiệp có thể vay tín dụng của IFC
4) IFC có hỗ trợ tư vấn cho các cơ quan chính phủ
1D 2D 3D 4D

1) Lãi suất cho vay của IBRD có phụ thuộc đồng tiền cho vay
2) IFC cung cấp các dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp với mức phí ưu đãi => [Hoạt
động trên cơ sở thương mại nên không có ưu đãi]
3) Lợi nhuận của IFC có chuyển cho IDA
4) IFC có cung cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi => [Không cung cấp]
5) IFC cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư
1D 2S 3D 4S 5D

1) IFC có mua trái phiếu chính phủ Việt Nam => [Chỉ làm việc với khu vực tư nhân]
2) IFC cung cấp dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp
3) Hoạt động của IFC tại Việt Nam có tác động tích cực trong thúc đẩy đầu tư tư nhân
vào kinh tế Việt Nam
4) IFC mua cổ phiếu ngân hàng ACB cần có bảo lãnh của chính phủ Việt Nam => [Không
cần bảo lãnh]
1S 2D 3D 4S
1) Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước của Việt Nam có thể vay từ IBRD mà không cần
bảo lãnh của Chính phủ => [Cần Chính phủ bảo lãnh]
2) IFC phát hành cổ phiếu trên thị trường vốn quốc tế và có mức xếp hạng tín dụng cao
=> [Xếp hạng tín dụng cao là đúng nhưng không phát hành cổ phiếu]
3) IFC có thể mua trái phiếu chuyển đổi do VCB phát hành khi không có chính phủ bảo
lãnh
4) IBRD có thể cho doanh nghiệp tư nhân vay tín dụng khi có chính phủ bảo lãnh
1S 2S 3D 4D

1) IBRD xem xét xóa một phần nợ đối với các khoản cho vay => [Không trả được nợ
thì đình chỉ hoạt động]
2) IBRD có mua trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước khi có chính phủ bảo lãnh => [Chỉ
cung cấp tín dụng, không cho mua trái phiếu]
3) IBRD có xem xét giãn nợ đối với các khoản cho vay => [Không trả được nợ thì đình
chỉ hoạt động]
4) IBRD có mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước khi có chính phủ bảo lãnh =>
[Không mua]
1S 2S 3S 4S

1) IDA có vay vốn từ chính phủ các nước => [IDA làm từ thiện nên không đi vay.
Nguồn tài trợ và lợi nhuận ròng của IBRD]
2) IDA có cung cấp tín dụng bằng SDR, giải ngân bằng 1 trong các đồng tiền trong rổ
SDR.
3) IDA có vay vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế và có xếp hạng
tín dụng cao => [Nó không đi vay hay huy động vốn để làm từ thiện]
4) IFC không mua cổ phần doanh nghiệp tư nhân nếu không có chính phủ bảo lãnh =>
[Mua bình thường]
1S 2D 3S 4S

1) Vốn hoạt động của IFC chủ yếu là vốn góp của các nước thành viên => [Phần lớn là
vốn vay]
2) IFC không huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế => [Phần lớn là huy động vốn]
3) IFC hoạt động tại các nước đang phát triển
4) Mục tiêu của IFC là hỗ trợ đầu tư tư nhân vào các nước đang phát triển, giảm nghèo
đói và nâng cao sự thịnh vượng tại các nước đang phát triển
1S 2S 3D 4D

1) IFC có tài trợ trong lĩnh vực nông nghiệp => [Mục tiêu xóa đói giảm nghèo nên tích
cực]
2) IFC có mua cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa (tư nhân hóa)
3) IFC có mua trái phiếu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
4) Nguồn vốn của IDA chủ yếu do các quốc gia-nhà tài trợ đóng góp
1D 2D 3S 4D

1) IDA không mua trái phiếu chính phủ của các nước nghèo
2) IDA cung cấp tín dụng ưu đãi chủ yếu cho các nước nước nghèo
3) Quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình có thể vay từ IDA
4) Một quốc gia có thể vay đồng thời từ IDA và IBRD
1D 2D 3D 4D

1) Việt Nam đã tốt nghiệp IDA


2) IDA có cung cấp tín dụng trên cơ sở lãi suất LIBOR
3) Việt Nam chuyển sang vay nhiều từ IBRD trong WB
4) ODA song phương ít bị ràng buộc hơn ODA đa phương => [Song phương chặt chẽ
hơn]
5) Việt Nam vay chủ yếu từ IBRD trong khuôn khổ Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn
tới 2017 => [VN là nước nghèo nên vay chủ yếu từ IDA. Hiện tại đã tốt nghiệp IDA
nên mới vay từ IBRD nhiều]
1D 2D 3D 4S 5S

1) Quỹ tín thác và tài trợ (Trust funds and grants - Trust funds and the partnerships) của
IBRD sử dụng nguồn vốn huy động từ các ngân hàng thương mại
2) Lãi suất cho vay của IBRD phụ thuộc trực tiếp vào kỳ hạn tín dụng, thời gian trả nợ
3) “Tài trợ chính sách phát triển” (Development Policy Financing) của IBRD cung cấp tín
dụng cho khu vực doanh nghiệp => [Cung cấp tín dụng cho Chính phủ để cải thiện vĩ
mô]
4) “Chương trình gắn với kết quả” (Program-for-Results) của IBRD cung cấp tín dụng cho
chính phủ
1S 2D 3S 4D

1) Lãi suất cho vay của IBRD có phụ thuộc thu nhập bình quân đầu người của quốc gia
đi vay => [Chia thành 4 nhóm A, B, C, D thì những nước nào có thu nhập cao hơn
thì phí cao hơn]
2) Quản lý tài sản của IFC là hoạt động không mang tính thương mại => [Mang tính
thương mại, giống công ty tài chính tư nhân]
3) IFC có đầu tư vào doanh nghiệp mạo hiểm => [Mức độ vừa phải]
4) IFC hoạt động cả tại các quốc gia đang phát triển có rủi ro cao
1D 2S 3D 4D
1) Cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID) giải quyết tranh chấp giữa Chính
phủ và các nhà đầu tư nước ngoài => [Doanh nghiệp bị lép vế nên có ICSID]
2) Cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID) giải quyết tranh chấp giữa Chính
phủ và các nhà đầu tư trong nước
3) Việt Nam không là thành viên ICSID
4) Cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID – International Center for
settlement of investment dispute) giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước
và nước ngoài
1D 2S 3D 4S

1) Vay ODA song phương dễ dàng hơn vay ODA đa phương => [Vay Ngân hàng thế
giới phải đấu thầu cạnh tranh nên song phương dễ hơn]
2) ADB có cung cấp tín dụng ưu đãi
3) Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước của Việt Nam có thể vay từ ADB khi không có
chính phủ bảo lãnh
4) AIIB hoạt động tương tự các ngân hàng phát triển khác => [theo WB]
5) Các ngân hàng phát triển khu vực có cơ cấu tổ chức, nguyên tắc, nội dung hoạt động
tương tự Ngân hàng thế giới
1D 2D 3S 4D 5D

1) Các công ước của ILO là không bắt buộc, nhưng việc thực thi nhiều công ước trên
thực tế phải tuân thủ khi xuất khẩu
2) MIGA cung cấp dịch vụ bảo hiểm miễn phí cho doanh nghiệp các nước thành viên =>
[Không miễn phí]
3) Việt Nam là thành viên MIGA
4) Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) bảo hiểm đầu tư trước các rủi ro thương
mại và các rủi ro phi thương mại
1D 2S 3D 4S

1) IFC hoạt động tích cực tại Việt Nam => [Rất tích cực]
2) ITC có cung cấp các khóa học online có thu phí trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, kinh
doanh quốc tế… => [Miễn phí]
3) Các công ước của ILO về lao động và điều kiện lao động là bắt buộc đối với tất cả các
quốc gia => [Không bắt buộc nhưng các nước rất tuân theo]
4) Nhiều công ước của ILO về lao động và điều kiện lao động là bắt buộc khi xuất khẩu
vào một số thị trường hoặc tham gia vào các FTA
1D 2S 3S 4D
CHƯƠNG 4
1) Thương mại quốc tế hàng hóa thời gian gần đây tăng trưởng ở mức tương tự GDP
thế giới => [Nhấn mạnh từ những năm 50-đầu thế kỷ 21, TMHH tăng trưởng vượt
trội so với tăng trưởng kinh tế]
2) Vị thế đồng USD ngày càng được củng cố trong nền kinh tế thế giới => [Vẫn đóng vai
trò chủ đạo nhưng không được củng cố vì các đồng tiền khác cũng đang nổi lên,
ví dụ như EUR]
3) Vai trò các nước đang phát triển trong nền kinh tế thế giới ngày càng tăng
4) Vị thế các công ty xuyên quốc gia từ các nước đang phát triển ngày càng lớn mạnh,
cả trong các ngành công nghệ cao
5) Các chính phủ can thiệp ngày càng ít hơn vào hoạt động kinh tế của các quốc gia
1D 2S 3D 4D 5S

1) Thúc đẩy cải cách WTO của Mỹ theo hướng đảm bảo quyền lợi cho Mỹ… có tác động
tiêu cực tới Việt Nam
2) Chiến tranh công nghệ Mỹ-Trung tạo cơ hội lớn cho các công ty từ các nước đang
phát triển
3) Mỹ là quốc gia sản xuất dầu thô lớn với chi phí sản xuất cạnh tranh (chi phí thấp) =>
[Chi phí cao]
4) Nền kinh tế Mỹ phụ thuộc lớn vào Trung Quốc trong nguồn cung ứng các sản phẩm
thâm dụng lao động, dược phẩm, dụng cụ, thiết bị y tế, nhiều sản phẩm công nghệ cao
1D 2D 3S 4D

1) Kinh tế Trung Quốc giảm tốc tác động làm tăng giá thế giới khoáng sản, nguyên liệu
thô => [Thay đổi theo mùa, như mùa đông thì giá khí đốt cao,..]
2) Thương mại dịch vụ quốc tế thời gian gần đây tăng trưởng cao hơn so với GDP thế
giới
3) Tất cả các nền kinh tế phát triển có tình hình nợ công lành mạnh => [Tình hình nợ
công căng thẳng]
4) Dịch bệnh covid 19 kìm hãm sự phát triển của chuyển đổi số
5) Kinh tế các nước xuất khẩu dầu mỏ tăng trưởng ổn định
1S 2D 3S 4S 5S

1) Hiện nay một số thành viên EU đối mặt với áp lực nợ công cao dù tình hình nợ được
cải thiện
2) Nhóm nước đang phát triển có sự phân hóa sâu sắc về trình độ phát triển
3) Đầu tư FDI quốc tế thời gian gần đây có xu hướng chững lại
4) Liên kết kinh tế khu vực và song phương phát triển mạnh mẽ
1D 2D 3D 4D
1) Thặng dư cán cân vãng lai là đặc trưng cho các nước đang phát triển
2) Quan hệ kinh tế Bắc Nam là chỉ quan hệ giữa các nước Bắc bán cầu và Nam bán cầu,
vẫn tồn tại mâu thuẫn, đối lập => [Giữa nước phát triển ở bắc bán cầu và đang phát
triển ở nam bán cầu]
3) Tỷ trọng các nước phát triển trong GDP thế giới (giá thực tế, USD) có xu hướng giảm
4) Toàn cầu hoá hiện nay có xu hướng chững lại
1S 2S 3D 4D

Thực tế hiện nay không phân biệt Công ty đa quốc gia và Công ty xuyên quốc gia vì:
1) Có chi nhánh và cơ sở sản xuất tại nhiều quốc gia
2) Phạm vi hoạt động là giống nhau tại nhiều quốc gia
3) Vốn sở hữu đều là của các nước phát triển
4) Vốn sở hữu ở phạm vi toàn cầu
1D 2D 3S 4D

1) Israel, Slovenia, South Africa, Taiwan (Đài Loan) là nước phát triển
2) Ba Lan và Russia là nước đang phát triển
3) Hungary và Brasil là nước đang phát triển
4) Denmark, Hong Kong và Republic Korea là nước phát triển
1S 2D 3D 4D

1) Tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển diễn ra đồng đều
2) Trung Quốc là nhà xuất khẩu hàng đầu thiết bị điện tử di động và máy bay dân
dụng => [Máy bay dân dụng là sai]
3) Nợ cao của các hộ gia đình trên thế giới ảnh hưởng tích cực tới kinh tế toàn cầu
4) Nhóm các nước phát triển có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với nhóm các nước đang
phát triển
1S 2S 3S 4S

1) Mỹ có cán cân dịch vụ thặng dư và Mỹ xuất khẩu vốn ròng => [Nhập khẩu vốn ròng]
2) Mỹ có tỷ lệ nợ công/GDP cao
3) Cán cân thương mại của Mỹ thặng dư
4) Mỹ là quốc gia sản xuất dầu thô lớn, xuất khẩu dầu thô và khí đốt
1S 2D 3S 4D

1) Chính sách tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu mở ra cơ hội phát triển cho Việt Nam
2) Tỷ lệ nợ công/GDP của Mỹ tăng mạnh do ảnh hưởng của đại dịch covid 19
3) Covid-19 đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu theo hướng đa
dạng hóa
4) Vị thế đồng CNY có xu hướng gia tăng
1D 2D 3D 4D

1) Thất nghiệp tại các nước đang phát triển nhìn chung là cao
2) Thúc đẩy cải cách WTO của Mỹ theo hướng đảm bảo quyền lợi cho Mỹ… có tác động
tích cực tới Việt Nam
3) Cơ cấu kinh tế của nhóm các nước đang phát triển nhìn chung còn lạc hậu
4) Ngành dịch vụ tại các nước đang phát triển có năng lực cạnh tranh cao
1D 2D 3D 4S

1) Chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ có tác động tích cực và tiêu cực với kinh tế Mỹ
2) Mỹ hiện có mâu thuẫn thương mại chỉ với Trung Quốc
3) Tăng trưởng kinh tế của nhóm các nước đang phát triển châu Âu là cao nhất => [Chấu
Á]
4) Chính sách của Mỹ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế hồi hương lợi nhuận
từ nước ngoài kích thích đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Mỹ
1D 2S 3S 4S

1) Một số quốc gia Trung Đông phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, vận tải… và lĩnh
vực công nghệ 4.0
2) Châu Phi hạ Sahara (Sub-Saharan Africa): có công nghiệp chế biến khá phát triển
3) LB Nga, Poland, Ukraine, Turkey là các quốc gia có tiềm lực mạnh về xuất khẩu nông
sản
4) Các nước đang phát triển Mỹ Latinh và Caribe chịu gánh nặng nợ nước ngoài nặng
nề
1D 2S 3D 4D

1) Mỹ thâm hụt cán cân vãng lai và thâm hụt cán cân tổng thể
2) Phát triển kinh tế thị trường mở là xu thế chung trên thế giới hiện nay
3) Nội bộ EU tồn tại nhiều mâu thuẫn kinh tế
4) Euro là đồng tiền chính thức của Ba Lan
1S 2D 3D 4S

1) Số tiền nợ công của Mỹ tăng, nhưng tỷ lệ nợ công/GDP của Mỹ có xu hướng giảm =>
[tăng]
2) Ngân sách Mỹ thường xuyên thâm hụt cao
3) Cán cân vãng lai của EU thặng dư
4) Ngành bán lẻ truyền thống tại Mỹ phát triển mạnh mẽ
1S 2D 3D 4S
Các chính phủ can thiệp ngày càng nhiều hơn vào hoạt động kinh tế vì:
1) Khủng hoảng kinh tế diễn ra thường xuyên hơn
2) Xu hướng xây dựng khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò quan trọng
3) Tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến khó lường
4) Cạnh tranh quốc tế gay gắt do toàn cầu hóa
1D 2S 3D 4D

1) Giới thiệu chiến thắng chống giặc ngoại xâm là hình thức hiệu quả quảng bá hình ảnh
quốc gia của Việt Nam
2) Giới thiệu đờn ca tài tử, hát bài chòi, ca trù giúp quảng bá du lịch Việt Nam
3) Lễ hội (đấu vật, chọi trâu…) là nét văn hóa độc đáo thu hút khách du lịch nước ngoài
4) Giới thiệu văn hóa ẩm thực dân tộc độc đáo (món từ chuột đồng, dơi…) là hình thức
quảng bá hiệu quả hình ảnh quốc gia
5) Phát triển võ cổ truyền ra thế giới là hình thức quảng bá hiệu quả hình ảnh Việt Nam
trong toàn cầu hóa
1S 2D 3S 4S 5D

1) Vai trò của các nước đang phát triển châu Á gia tăng mạnh mẽ
2) Các nước đang phát triển Châu Phi tổng thể có tốc độ tăng trưởng cao nhất => [Châu
Á]
3) Thu nhập bình quân đầu người các nước đang phát triển châu Á tổng thể là cao so
với các nhóm nước đang phát triển khác => [Tốc độ cao nhung thu nhập bình quân
còn thấp]
4) Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc không gây tác động lớn tới tăng trưởng
kinh tế => [Người vay có nợ xấu thì khả năng tiếp cận vốn giảm, cụt vốn, giảm khả
năng cung cấp tín dụng] [Trung Quốc nợ xấu rất cao, tổng nợ trên 300% GDP. Nợ
xấu nhiều, ảnh hưởng mạnh vì nó như máu đông làm tắc nghẽn lưu thông, doanh
nghiệp có nợ xấu thì hạn chế hoặc mất đi khả năng tiếp cận thị trường vốn (không
cho vay nhiều), khi ngân hàng có nhiều nợ xấu thì hạn chế cung cấp tín dụng. Phần
lớn các nền kinh tế đều có nợ xấu, VN cũng không ngoại lệ]
1D 2S 3S 4S

1) Tất cả các thành viên khu vực đồng Euro có tình hình nợ công lành mạnh
2) Hiện nay NHTW Nhật Bản áp dụng lãi suất thấp
3) Nhật Bản là quốc gia xuất khẩu vốn ròng và có tỷ lệ nợ công/GDP thấp => [tỷ lệ nợ
công/GDP thấp là sai]
4) Liên kết kinh tế thông qua hiệp định thương mại tự do (FTAs) có xu hướng tăng
1S 2D 3S 4D

1) Cán cân thương mại của Nhật Bản thời gian gần đây có trạng thái tương đối cân bằng
2) Giảm phát là thực trạng phổ biến của Nhật Bản, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
Nhật Bản
3) Dân số già là nhân tố tích cực cho phát triển kinh tế của Nhật Bản
4) Kinh tế Trung Quốc trở thành động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới
1D 2S 3S 4D

1) Các liên kết kinh tế khu vực, FTA phát triển nhanh hơn so với ở phạm vi toàn cầu
(WTO) do phạm vi nhỏ
2) Trung Quốc là Quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn nhất nhiều nhóm sản phẩm công
nghiệp chế biến
3) Liên kết trong FTA phát triển hiệu quả do các bên tham gia thường là đối tác thương
mại lớn của nhau
4) Trung Quốc là quốc gia cung cấp ODA lớn, là quốc gia đầu tư FDI lớn ra nước ngoài
1D 2D 3D 4D

Khủng hoảng nợ công (Nợ công cao) tại các nước EU gây tác động:
1) Tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế Mỹ do doanh nghiệp EU khó khăn và doanh
nghiệp Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu sang EU => [Doanh nghiệp tìm các giữ thị phần là chủ
yếu]
2) Ảnh hưởng mạnh tới người lao động thu nhập thấp, công chức và người về hưu… =>
[khả năng chi tiêu ngân sách nhà nước thu hẹp, chính phủ giảm trợ cấp xã hội]
3) Tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế EU
4) Tác động tiêu cực tới hệ thống ngân hàng EU và Mỹ => [Ngân hàng cho vay nhiều
nên có tác động với nhau, trái phiếu đến ngày đáo hạn bị tụt xuống] [EU bị ảnh
hưởng do nắm nhiều trái phiếu, hệ thống ngân hàng Mỹ cũng bị ảnh hưởng nhưng
thấp hơn do tác động gián tiếp]
1S 2D 3D 4D

1) LB Nga, Turkey, Poland là thị trường tiềm năng, hấp dẫn trong nhóm các nước mới
nổi và đang phát triển Châu Âu => [Dân số đông,…]
2) Tỷ lệ lạm phát tại các nước đang phát triển và mới nổi tổng thể cao hơn so với các
nước phát triển => [mức lạm phát ở các nước phát triển khoảng 2% thì ổn định]
3) Các quốc gia xuất khẩu dầu tại Trung Đông và Trung Á chịu ảnh hưởng tiêu cực nặng
nề do giá dầu giảm và covid-19.
4) Kinh tế LB Nga phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nhiên liệu, các sản phẩm kim loại =>
[xuất khẩu khoáng sản lớn nhất]
1D 2D 3D 4D

1) Hoạt động mua bán, sát nhập quốc tế tiếp tục phát triển
2) Nhóm các nước phát triển có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với nhóm các nước đang
phát triển
3) Xu hướng sử dụng năng lượng sạch phát triển mạnh mẽ => [Còn có BVMT, xử lý rác
thải,…]
4) Nhóm các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi nhìn chung có tình hình nợ nước
ngoài khó khăn
1D 2D 3D 4D

1) Cán cân dịch vụ của Nhật Bản ở trạng thái tương đối cân bằng
2) Tỷ lệ thâm hụt ngân sách hàng năm của Nhật Bản cao
3) Nhật Bản có cán cân vãng lai thặng dư và nợ công trên 200% GDP => [240%]
4) Nợ công của Mỹ trên 100% GDP
1D 2D 3D 4D

Hoạt động mua bán, sát nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ là do nguyên nhân:
1) Cạnh tranh gay gắt
2) Khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ phát triển mạnh mẽ
3) Khủng hoảng kinh tế thường xuyên hơn
4) Mua bán sát nhập quốc tế (trong cùng ngành) tạo ra nhiều lợi thế hơn cho các bên
tham gia so với mua bán sát nhập giữa các doanh nghiệp trong nước
5) Mua bán sát nhập giữa các doanh nghiệp trong nước thường không được khuyến
khích về mặt pháp lý so với sát nhập giữa doanh nghiệp trong nước và quốc tế => [Không
khuyến khích trong nước sát nhập, các nước có luật chống độc quyền, luật cạnh
tranh]
1D 2D 3D 4D 5S

1) Nhật Bản cung cấp vốn ODA nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư FDI ra
nước ngoài
2) Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ
3) Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA nhằm giảm nợ công của Nhật Bản => [ODA từ
ngân sách ra nên làm tăng nợ công, còn nợ ròng cũng không thay đổi vì nợ của
CP NB tăng lên]
4) Nhật Bản cung cấp nhiều vốn ODA cho các nước đang phát triển do ngân sách Nhật
Bản thường xuyên thặng dư
1D 2D 3S 4S

1) Các công ty xuyên quốc gia ngày càng đóng vai trò quan trọng
2) Các nước đang phát triển châu Âu có GDP bình quân đầu người cao nhất trong các
nhóm quốc gia đang phát triển => [Phần lớn là nước XHCN cũ tách ra nên trình độ
phát triển cao]
3) Các quốc gia mới nổi và đang phát triển Đông Âu, Trung Âu hội nhập hướng về EU =>
[trừ Nga]
4) Các nước mới nổi và đang phát triển châu Âu có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong
các nhóm quốc gia đang phát triển. => [châu Á cao nhất]
1D 2D 3D 4S

1) JPY giảm giá tạo thuận lợi cho xuất khẩu của Nhật Bản => [Đồng nội tệ giảm thì
tăng XK]
2) Kinh tế Nhật Bản hiện gặp nhiều khó khăn trong tăng trưởng
3) Nhật Bản tập trung phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), chế tạo robots và ngành luyện
kim => [Không có ngành luyện kim, còn AI và ROBOTS là dùng để khắc phục dân
số già]
4) Lãi suất thấp tại Nhật Bản làm giảm đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam
1D 2D 3S 4S

1) Nhìn chung Nông nghiệp của Nhật Bản tụt hậu so với EU => [Điều kiện tự nhiên và
dân số già, trong đàm phán về nông sản với NB khó khăn]
2) Khu vực dịch vụ của Nhật Bản phát triển hơn so với Mỹ => [Thua]
3) Nhật Bản tích cực tham gia liên kết kinh tế quốc tế
4) Các tập đoàn điện, điện tử của Nhật Bản chịu áp lực cạnh tranh mạnh từ phía các tập
đoàn Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh
1D 2S 3D 4D

Cạnh tranh kinh tế trên phạm vi thế giới gay gắt và khốc liệt là do:
1) Tình trạng dư thừa công suất trong nhiều ngành sản phẩm
2) Cách mạng công nghiệp 4.0
3) Hoạt động mua bán sát nhập quốc tế trong cùng một ngành phát triển mạnh mẽ =>
[giảm tính cạnh tranh]
4) Tự do hóa thương mại phát triển mạnh mẽ
5) Chính sách bảo hộ mậu dịch bằng các biện pháp phi thuế quan => [giảm tính cạnh
tranh]
1D 2D 3S 4D 5S

Các yếu tố khác không đổi, yếu tố làm đồng JPY lên giá là:
1) Thặng dư cán cân vãng lai của Nhật Bản
2) Các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhiều => [Đồng Yên giảm
giá]
3) Hoạt động cung cấp vốn ODA của chính phủ Nhật Bản cho các nước đang phát
triển => [Vốn chảy rá nước ngoài làm đồng Yên giảm giá]
4) Gia tăng thâm hụt cán cân thương mại => [Đồng Yên giảm giá]
1D 2S 3S 4S

1) Vai trò của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) gia tăng => [Khối lượng
sản xuất đứng thứ 2 sau Mỹ]
2) Trung Đông và Trung Á là nhóm quốc gia đang phát triển xuất khẩu dầu mỏ, là khu
vực ổn định về kinh tế, chính trị => [không ổn định KTCT]
3) Chuyển giao công nghệ chủ yếu thực hiện qua mua bán sáng chế => [chủ yếu mua
sắm máy móc thiết bị]
4) Chuyển giao công nghệ quốc tế đóng vai trò quan trọng => [kênh lớn nhất là mua
bán máy móc thiết bị]
5) Giữa các quốc gia trong nhóm Trung Đông và Trung Á có sự phân biệt lớn về thu nhập
bình quân đầu người
1S 2S 3S 4D 5D

1) Chi phí sản xuất tăng thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài
2) Mỹ chịu tổn thất lớn hơn so với EU do trừng phạt kinh tế Nga => [EU ảnh hưởng,
còn Mỹ thì ít do khối lượng XK từ Mỹ sang Nga thấp]
3) Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có xu hướng chậm lại
4) Già hóa dân số là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
1D 2S 3D 4S

1) Hiện nay diễn ra sự dịch chuyển địa điểm sản xuất của các công ty đa quốc gia ra khỏi
Trung Quốc và có xu hướng tăng mạnh
2) Xu hướng hình thành thế giới đa cực về kinh tế
3) Trung Quốc có cán cân thương mại và cán cân vãng lai thặng dư
4) Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu vốn ròng
1D 2D 3D 4D

1) Quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế phát triển làm giảm tác động kinh tế qua lại trên
thế giới => [Tăng, vốn ngắn hạn đến các quốc gia rút đi làm mất giá đồng tiền]
2) Lạm phát thấp tại Việt Nam có tác động hỗ trợ hàng hóa Việt Nam duy trì cạnh tranh
về giá => [duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để tăng trưởng kinh tế, trong đó lạm phát
vừa phải lãi suất thấp, tỷ giá ổn định]
3) Lãnh vực nông nghiệp của EU chịu thiệt hại lớn do trừng phạt kinh tế Nga => [Nga
đáp trả bằng cấm nhập khẩu nông sản] [Tại sao khi trừng phát các nước hay nhắm
vào nông sản? Vì dễ bị tổn thương, đặc biệt rau quả nông sản là sản phẩm khó bảo
quản, thay đổi thị trường tiêu thụ mới cho ngành nông sản khó, dễ bị hạn chế XK]
4) Việt Nam có cơ hội thu lợi từ trừng phạt kinh tế Nga của Mỹ, EU và đồng minh => [Tận
dụng được lợi thế để cạnh tranh]
1S 2D 3D 4D

1) Trung Quốc phụ thuộc công nghệ các nước phát triển trong nhiều lĩnh vực quan trọng
2) Sự dịch chuyển địa điểm sản xuất từ Trung theo nhiều hướng khác nhau: các nước
Nam Á, Đông Nam Á, Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ…
3) Cán cân dịch vụ của Trung Quốc thặng dư
4) Ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp thiết cần xử lý của Trung Quốc
1D 2D 3S 4D

1) Dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc còn do các nguyên nhân khác: tối ưu chi phí
sản xuất, thay đổi công nghệ…
2) Doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh chuyển sản xuất ra nước ngoài do chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung
3) Bong bóng thị trường bất động sản, chứng khoán là nguy cơ với kinh tế Trung Quốc
4) Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tác động tiêu cực tới kinh tế Trung Quốc và tác
động tích cực tới kinh tế thế giới
1D 2D 3D 4S

Các yếu tố khác không đổi


1) Thâm hụt ngân sách của Trung Quốc ở mức cao => [Thâm hụt ngân sách và nợ
công nhiều]
2) FED giảm lãi suất USD, trên thực tế tác động đáng kể tới xuất khẩu, nhập khẩu của
Việt Nam với Mỹ => [Tỷ giá phụ thuộc Nhà nước là chính, còn việc tăng giảm lãi suất
thì không biến động nhiều]
3) Chính sách nới lỏng với lao động nhập cư của Nhật Bản có tác động tích cực tới tăng
trưởng kinh tế Nhật Bản
4) FED giảm lãi suất USD, trên thực tế tác động đáng kể tới xuất khẩu, nhập khẩu của
Việt Nam với Nhật Bản => [Đồng USD giảm giá, tỷ giá với Yên thả nổi, tỷ giá với USD
là neo cố định. Giá USD giảm thì tỷ giá VND so với Yên giảm]
1D 2S 3D 4D

Các yếu tố khác không đổi


1) Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giảm lãi suất EUR, tác động đáng kể tới xuất
khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với EU => [Đồng EUR giảm, vì tỷ giá EUR/VND thả nổi
nên VND lên giá, khác với USD; do đó tỷ giá EUR/VND có tác động đến XNK]
2) ECB giảm lãi suất EUR làm tăng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam
3) Dư thừa công suất nhiều ngành công nghiệp trên thế giới, đặc biệt tại Trung Quốc
thường dẫn tới bán phá giá trên thị trường thế giới => [Đầu tư vào cơ sở sản xuất nên
giá thành thấp, công suất gia tăng nhanh nên giá trên TT thì mặc dù sp mới nhưng
lại dư thừa dẫn đến bán phá giá]
4) Mỹ, Trung Quốc tham gia tích cực cuộc chiến chống biến đổi khí hậu => [Cam kết
không đồng nghĩa với thực hiện, có thể rút ra khỏi thỏa thuận, trên thực tế thấy có
đang chống biến đổi khí hậu]
1D 2D 3D 4D

1) CNY giảm giá có tác động tăng xuất khẩu của Việt Nam sang EU => [CNY giảm thì
hàng Trung Quốc cạnh tranh hơn do giá rẻ]
2) Trung Quốc vẫn giữ vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung và của
nhiều công ty đa quốc gia
3) Dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc được đẩy mạnh do chiến tranh thương mại
Mỹ Trung và covid 19
4) BTH tăng giá có tác động tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan => [Năng lực
cạnh trang của Thái Lan giảm nên tăng XK sang Thái Lan]
1S 2D 3D 4D

1) Đồng ý thỏa thuận về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu (đề xuất 15%) sẽ giúp cải
thiện thu ngân sách của Mỹ, Việt Nam
2) FED giảm lãi suất USD trên thực tế làm giảm lãi suất người Việt Nam gửi USD trong
Vietcombank => [lãi suất tiền gửi USD hay EUR =0, Nhà nước cấm trả lãi suất cho
đồng ngoại tệ, Nhà nước cấm Đô la hóa]
3) FED giảm lãi suất USD trên thực tế làm tăng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam
4) GDP bình quân đầu người của Nhật Bản trong nhiều năm gần đây không có thay đổi
đáng kể => [Đã 30 năm, GDP bình quân đi ngang, đồng Yên lên giá mạnh]
1D 2S 3D 4D

3) Trong thương mại quốc tế nhóm hàng chế biến tăng trưởng trung bình cao nhất theo
khối lượng giao dịch trong dài hạn từ 1980 tới nay. Thời gian gần đây nhóm khoáng sản
và nhiên liệu tăng trưởng trung bình cao nhất => [gồm tăng trưởng kim ngạch (đô la)
và tăng trưởng khối lượng]
CHƯƠNG 5
1) Tự do hoá thương mại trong WTO thúc đẩy thương mại quốc tế
2) Sự phát triển của liên kết kinh tế khu vực, hiệp định tự do thương mại song phương
hạn chế phát triển thương mại quốc tế => [Thúc đẩy mới đúng]
3) Chi phí vận tải giảm xuống mức thấp thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển
4) Sự phát triển của công nghệ thông tin thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển
1D 2S 3D 4D

1) Năm 2020 thương mại quốc tế suy giảm nặng nề do tác động của Covid 19
2) Rào cản kỹ thuật là mâu thuẫn lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển
3) Thâm hụt thương mại là mâu thuẫn thường xuyên trong thương mại quốc tế => [Thâm
hụt lâu dài nhất là Mỹ. Từ Eu, NB, Hàn Quốc, ASEAN,… (các nhóm phát triển)… các
nước ĐNA]
4) Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề vệ sinh dịch tễ là không đáng kể =>
[đáng kể vì các nước áp dụng nhiều phương pháp khác nhau và tiếp cận cũng khác
nhau. Thường lợi dụng để bảo hộ sản xuất trong nước (nhất là nông sản, thực
phẩm)]
5) Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung làm chậm thương mại quốc tế
1D 2D 3D 4S 5D

1) Sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu gia tăng mạnh mẽ, nằm trong
top 5 các nước tăng trưởng mạnh nhất => [vị trí thứ 5, tốc độ tăng trưởng vượt trội]
2) Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề rào cản kỹ thuật hầu như không đáng
kể => [đáng kể, dùng để làm khó nhau]
3) Hiện nay tăng trưởng thương mại quốc tế trên thế giới tiếp tục duy trì vượt trội so với
tăng trưởng GDP thế giới => [10 năm gần đây tăng trưởng thương mại và GDP tương
đối đồng đều, trước đây là vượt trội]
4) Thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế thế giới, sự phụ thuộc của
phần lớn các quốc gia vào thương mại quốc tế ở mức cao, có ý nghĩa sống còn
1D 2S 3S 4D

1) Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng trên 60% trong xuất khẩu của nhóm các
nước đang phát triển Châu Mỹ => [gần 50%]
2) Việt Nam là một trong những quốc gia có tăng trưởng thương mại quốc tế cao nhất
3) Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc
gia kinh tế chuyển đổi => [Kinh tế chuyển đổi là nhóm nước XHCN cũ (Đông Âu, Liên
Xô,…), chiếm tỷ trọng lớn nhất là nhiên liệu]
4) Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc
gia đang phát triển Châu Á
1S 2D 3S 4D

1) Tỷ trọng các nước phát triển chiếm khoảng 50% thị trường xuất khẩu của Việt Nam =>
[tương đôi cân bằng]
2) Máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong nhập khẩu của Việt
Nam
3) Dệt may là nhóm sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam => [Lớn nhất là điện
thoại di động (chủ yếu là sam sung)]
4) Sản phẩm thâm dụng lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của Việt
Nam => [như nhóm giày da, dệt may, đồ gỗ, nông sản chế biến, thủy sản chế biến]
1D 2D 3S 4D

1) Thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng với kinh tế thế giới
2) Tăng trưởng thương mại là động lực tăng trưởng kinh tế
3) Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy thương mại phát triển => [Thương mại và kinh tế có
tác động qua lại với nhau]
4) Nhóm các nước phát triển xuất khẩu thực phẩm nhiều hơn tổng xuất khẩu của nhóm
các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi => [các nước phát triển thì xuất khẩu
nhiều hơn. Thực phẩm và nông sản có rào cản lớn nên để xuất khẩu được phải
được quản lý tốt, tiêu chuẩn cao, do đó mà các nước phát triển có ưu thế, các nước
đang phát triển gặp nhiều khó khăn]
1D 2D 3D 4D

Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu với trái cây từ Mỹ có tác động giảm xuất khẩu trái cây
của Mỹ sang Trung Quốc, và tác động tăng xuất khẩu trái cây Trung Quốc sang Việt Nam
sai

Thương mại điện tử mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận thị
trường nước ngoài
đúng

1) FTA EU-Việt Nam tác động làm tăng nhập khẩu xe hơi của Việt Nam từ Thái Lan
2) Bất đồng giữa các nước phát triển trong vấn đề trợ cấp xuất khẩu với hàng nông sản
hầu như không đáng kể => [WTO đã đi đến thỏa thuận gần xong, tất cả thành viên
xóa bỏ phần lớn trợ cấp đối với nông sản]
3) Tổng tỷ trọng thực phẩm, nông sản thô, nhiên liệu và khoáng sản lớn hơn hàng công
nghiệp chế biến trong xuất khẩu của nhóm các nước phát triển => [công nghiệp chế
biến chiếm 60%]
4) Nhóm các nước phát triển nhập khẩu thực phẩm ít hơn tổng nhập khẩu của nhóm các
nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi => [nhiều hơn]
1S 2D 3S 4S

1) Vai trò của các FTA trong thương mại quốc tế ngày càng gia tăng
2) Thương mại nội bộ ngành là xu hướng phổ biến trong thương mại quốc tế
3) Nhóm các nước phát triển xuất khẩu nông sản thô nhiều hơn tổng xuất khẩu của nhóm
các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi => [những loại như đậu nành, ngô,
bắp,…]
4) Gia tăng bảo hộ thông qua các rào cản phi thuế quan và phòng vệ thương mại
5) Thương mại nội bộ ngành nghĩa là một quốc gia xuất khẩu sản phẩm của một ngành
hàng và đồng thời nhập khẩu sản phẩm của ngành hàng đó
1D 2D 3D 4D 5D

1) Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc tác động có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam
sang EU => [tiêu cực]
2) Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của nhóm quốc
gia đang phát triển châu Phi
3) Bất đồng giữa các nước phát triển và đang phát triển trong vấn đề trợ cấp xuất khẩu
với hàng nông sản hầu như không đáng kể => [Vì thông qua và bắt đầu thực hiện, tất
cả các nước phải xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản]
4) Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc tác động có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam
sang Mỹ
1S 2S 3D 4D

1) Nhóm hàng nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao thứ 3 trong thương mại quốc tế
2) Nông sản thô chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong thương mại quốc tế
3) Nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất trong thương mại quốc tế
4) Khoáng sản (không tính nhiên liệu) chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong thương mại quốc tế
=> [công nghiệp chế biến  nhiên liệu  thực phẩm  khoáng sản  nông sản
thô]
1S 2S 3D 4S

1) Nhóm các nước phát triển xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến nhỏ hơn tổng xuất
khẩu của nhóm các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi => [nhiều hơn]
2) ASEAN là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
3) Các hiệp định tự do thương mại song phương có tác động tiêu cực tới sự phát triển
của WTO
4) Các hiệp định tự do thương mại song phương có tác động tích cực tới sự phát triển
của WTO => [tự do hóa thương mại, thúc đẩy thương mại]
1S 2S 3D 4D
1) Xu hướng gia tăng trao đổi thương mại các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm
trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
2) Trình độ công nghệ máy móc, thiết bị nhập khẩu của Việt Nam còn thấp, nhưng có cải
thiện
3) Mỹ là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới => [Trung Quốc]
4) Việt Nam là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ 2 trong ASEAN => [sau
Singapore. Năm 2019 vượt qua Thái Lan để đứng thứ 2]
5) Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới => [Mỹ]
1D 2D 3S 4D 5S

1) Mức độ phát triển liên kết trong thương mại của các khu vực có sự khác biệt đáng kể
2) Tỷ trọng các nước đang phát triển trong thương mại quốc tế tăng
3) Việt Nam là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 trong ASEAN => [thứ 2, về
bản chất là thứ 1 nhưng Singapore tạm nhập tái xuất nhiều]
4) Thị trường nhập khẩu chủ yếu của các nước phát triển là các nước phát triển
1D 2D 3S 4D

1) Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các nước phát triển là các nước đang phát triển =>
[nước phát triển qua nước phát triển]
2) Nhóm các nước phát triển nhập khẩu hàng công nghiệp chế biến ít hơn tổng nhập
khẩu hàng chế biến của nhóm các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi => [nhiều
hơn]
3) Mỹ đứng trong top 5 thế giới các nhà xuất khẩu khoáng sản và nhiên liệu
4) Các quốc gia xuất khẩu lớn chủ yếu là các nước phát triển
1S 2S 3D 4D

1) Cán cân thương mại của Việt Nam gần đây cải thiện và thặng dư => [cán cân vãng
lai cũng thặng dư]
2) Doanh nghiệp sản xuất nước tương Việt Nam được lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-
Trung
3) EU, Mỹ, Nhật Bản là ba nhà nhập khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới
4) Nông sản thô, thực phẩm, khoáng sản, nhiên liệu chiếm tổng tỷ trọng áp đảo trong
xuất khẩu Việt Nam
1D 2D 3S 4S

1) Trung Quốc là nhà xuất khẩu hàng chế biến lớn nhất thế giới (chỉ tính theo xuất khẩu
ra bên ngoài EU – Extra-EU Export)
2) Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng trên 50% xuất khẩu của nhóm quốc gia
đang phát triển Trung Đông – Bắc Phi => [Nhóm lớn nhất là nhiên liệu]
3) Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng dưới 50% xuất khẩu của nhóm quốc gia
đang phát triển Châu Phi => [dưới 25%, chưa tói 25%]
4) Mỹ xuất khẩu thực phẩm lớn hơn EU (chỉ tính theo xuất khẩu ra bên ngoài EU – Extra-
EU Export) => [EU lớn hơn]
1D 2S 3D 4S

1) Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng trên 50% xuất khẩu của nhóm quốc gia
đang phát triển
2) Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng trên 50% xuất khẩu của nhóm các nước
phát triển
3) Mỹ là nhà nhập khẩu hàng chế biến lớn nhất thế giới (chỉ tính theo nhập khẩu từ bên
ngoài)
4) EU là nhà xuất khẩu khoáng sản và nhiên liệu lớn nhất thế giới theo xuất khẩu ra bên
ngoài EU (Extra-EU Export)
1D 2D 3D 4S

D2 1) Mỹ đánh thuế chống bán phá giá với tôm nhập khẩu từ Ấn Độ làm tăng nhập khẩu tôm
của Việt Nam từ Ấn Độ => [tăng xuất sang Mỹ]
2) Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu dao động mạnh chủ yếu là do biến động giá thế giới =>
[do giá thế giới biến động mạnh]
3) Trung Quốc nhập khẩu khoáng sản và nhiên liệu lớn hơn EU theo nhập khẩu từ bên
ngoài EU (Extra-EU Imports) => [Trung quốc là công xưởng của thế giới]
4) Sử dụng nông sản để sản xuất nhiên liệu sinh học làm giảm giá nông sản => [tăng]
5) Chính sách xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu trong WTO làm giảm giá nông sản thế giới
1D 2D 3D 4S 5S

1) Thị trường nhập khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển là các nước đang phát
triển
2) Biến động giá thế giới các hàng hóa cơ bản (nông sản, khoáng sản, nhiên liệu, thực
phẩm…) tác động mạnh tới kim ngạch xuất khẩu Việt Nam => [có tác động nhưng
không lớn]
3) Vai trò của các nước châu Á trong thương mại quốc tế có xu hướng tăng
4) Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển là các nước phát triển
1D 2S 3D 4S

1) Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến cao hơn tổng tỷ trọng các nhóm hàng hóa
còn lại trong xuất khẩu của Việt Nam => [hơn 80%]
2) Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng chậm dần
3) Các nước đang phát triển chiếm tỷ trọng áp đảo trong nhập khẩu của Việt Nam =>
[nhập từ TQ nhiều, ASEAN, Ấn Độ (nhiều NVL, linh kiện phụ tùng)]
4) Sắt thép là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (top 10)
5) Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc và Malaysia
1D 2D 3D 4D 5D

1) Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến cao hơn tổng tỷ trọng các nhóm hàng hóa
còn lại trong nhập khẩu của Việt Nam
2) Rau quả là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (top 10) => [đang dần dần chứ
chưa trong top, mặt hàng rau qua là XK tiềm năng của VN]
3) Các nước phát triển đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu của Việt Nam
4) Các nước đang phát triển Đông Á và Đông Nam Á là thị trường xuất khẩu quan trọng
của Việt Nam
1D 2S 3D 4D

1) Cao su là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (top 10) => [giảm cả về diện
tích và giá, chuyển mục đích sử dụng đất]
2) Việt Nam xuất siêu sang EU và Đài Loan => [EU xuất siêu, Đài Loan nhập siêu]
3) Việt Nam đứng trong top 10 các nước xuất khẩu thiết bị văn phòng và viễn thông
4) Hiện tượng gian lận xuất xứ hàng hóa còn tồn tại trong xuất nhập khẩu của Việt Nam
5) Quản lý xuất nhập khẩu được cải thiện, nhưng còn nhiều bất cập làm tăng chi phí kinh
doanh của doanh nghiệp
1S 2S 3D 4D 5D

1) Việt Nam nhập siêu từ hầu hết các nước phát triển => [phần lớn là xuất siêu sang
các nước pt]
2) Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến cao hơn tổng tỷ trọng các nhóm hàng hóa
còn lại trong xuất khẩu của nhóm quốc gia kinh tế chuyển đổi (CN Đông Âu cũ, Liên Xo
cũ) => [lớn nhất là nhiên liêu]
3) Gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại của Mỹ tác động tiêu cực tới thương mại
quốc tế
4) Tình trạng dư thừa công suất trong một số ngành sản xuất trên thế giới dẫn tới gia
tăng bảo hộ của các quốc gia => [thường là ở TQ]
1S 2S 3D 4D

1) Hàng thủy sản là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (top 10)
2) Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu với trái cây từ Mỹ có tác động tăng xuất khẩu trái cây
của Mỹ sang Việt Nam
3) Việt Nam xuất siêu sang Mỹ và ASEAN => [nhập siêu ASEAN]
4) Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc, Thái Lan, Canada => [phần lớn là xuất siêu.
Xuất siêu sang Canada]
1D 2D 3S 4S
1) Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung có giá trị gia tăng thấp => [gia công
dệt may, sơ chế,…]
2) Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu với trái cây từ Mỹ có tác động giảm xuất khẩu trái
cây Việt Nam sang Trung Quốc
3) Tỷ trọng khu vực kinh tế trong nước trong xuất khẩu của Việt Nam cao hơn khu vực
có vốn FDI => => [FDI trên 70%]
4) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, là nhóm sản
phẩm có kim ngạch cao nhất của Việt Nam => [điện thoại di động mới cao nhất]
1D 2S 3S 4S

1) Mỹ áp thuế chống bán phá giá cao với ống thép Trung Quốc làm tăng xuất khẩu ống
thép của Việt Nam sang Mỹ
2) Tình trạng hàng nhập khẩu kém chất lượng, gian lận, chiếm đoạt thuế nhập khẩu, thuế
VAT trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn tồn tại
3) Việt Nam có độ mở thương mại cao, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, ít phụ thuộc vào
nhập khẩu
4) Xuất khẩu sản phẩm thâm dụng kỹ năng và công nghệ cao của Việt Nam gia tăng
mạnh
1D 2D 3S 4D

1) EU, Mỹ, ASEAN là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam => [Mỹ, EU, Trung
Quốc, ASEAN]
2) Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung làm tăng giá nông sản tại Trung Quốc
3) Trung Quốc siết chặt quy định với nhập khẩu nông sản Việt Nam làm giảm giá nông
sản tại thị trường Trung Quốc => [tăng]
4) Mỹ áp thuế chống bán phá giá cao với ống thép Trung Quốc làm tăng nhập khẩu ống
thép của Việt Nam từ Trung Quốc
1S 2D 3S 4D
CHƯƠNG 6
1) Chính sách bảo hộ cao sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu
2) Việt Nam đánh thuế xuất khẩu quặng sắt làm tăng giá thành phôi thép
3) Một quốc gia thực hiện bảo hộ cao thì các quốc gia đối tác cũng sẽ áp dụng chính
sách bảo hộ cao với hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó
4) Miễn thuế nhập khẩu vải để sản xuất quần áo xuất khẩu giúp hạ giá thành hàng xuất
khẩu
1D 2S 3D 4D

1) Hong Kong có chính sách thương mại với mức độ bảo hộ cao
2) Chính sách thương mại của Hoa Kỳ có thể xem như hoàn toàn tự do
3) Chính sách thương mại của Singapore có thể xem như hoàn toàn tự do
4) Chính sách thương mại của Nhật Bản có thể xem như hoàn toàn tự do
1S 2S 3D 4S

1) Việt Nam không nên thực hiện khắt khe quy định về chất lượng sản phẩm vì chất
lượng hàng Việt Nam chưa tốt
2) Quốc gia có cán cân thương mại thặng dư thì cán cân vãng lãi sẽ thặng dư => [chưa
chắc]
3) Quốc gia có cán cân vãng lai thặng dư thì nợ nước ngoài sẽ giảm => [thường vì cán
cân vãng lai như thu nhập chi tiêu của hộ gia đình]
4) Thực tế Việt Nam muốn thặng dư cán cân vãng lai thì cần thặng dư cán cân thương
mại => [cán cân vãng lai gồm thương mại, dịch vụ và thu nhập, cán cân thu nhập
thì thường thâm hụt, cán cân thu nhập thì cần có đầu tư chuyển về nước và cũng
thâm hụt]
1S 2S 3D 4D

1) Trợ cấp (hỗ trợ nghiên cứu giống cây) cho ngành trồng cao su có tác động giảm giá
thành sản phẩm cao su chế biến
2) Thực thi nghiêm túc quy định về nhãn mác hàng hóa có tác động đáng kể trong bảo
vệ các nhà sản xuất trong nước
3) Việt Nam có thể cấm nhập khẩu các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm => [tùy mức độ vi phạm, nếu mới thì giám sát và kiểm tra]
4) Áp dụng thuế xuất khẩu mủ cao su có tác dụng hỗ trợ các nhà sản xuất vỏ xe
1D 2D 3D 4D

Để cải thiện cán cân thanh toán trong trường hợp khẩn cấp, một quốc gia thành viên
WTO có thể hạn chế nhập khẩu hàng xa xỉ bằng biện pháp: => [cả hàng nhập và xuất,
khẩn cấp thì dùng được hết các công cụ]
1) Hạn chế ngoại hối khi nhập khẩu hàng xa xỉ
2) Áp dụng hạn ngạch
3) Tăng thuế nhập khẩu
4) Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, phí sử dụng
1D 2D 3D 4D

Trong chính sách hướng nội tăng trưởng kinh tế thường thấp hơn so với hướng về xuất
khẩu, là do:
1) Năng lực cạnh tranh không cao => [thường bảo hộ cao]
2) Thị trường nội địa thường không lớn => [mặc dù công nghiệp hóa nhưng thị trường
nhỏ, quy mô nhỏ, giá thành cao]
3) Khả năng xuất khẩu hạn chế
4) Hàng hóa xuất khẩu khó tiếp cận thị trường nước ngoài do ít được hưởng thuế ưu đãi
=> [hướng nội thì hội nhập ít và bị đánh thuế cao hơn]
1D 2D 3D 4D

1) Trên thực tế thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu thường dùng khi điều tiết cán cân
thương mại => [thuế XK chỉ để hạn chế HH ko muốn XK chứ ko hẳn là điều tiết] [khi
thâm hụt mới điều tiết => tăng XK, giảm NK => tăng thuế NK chứ ko tăng thuế XK]
2) Thuế xuất khẩu có chức năng bảo hộ sản xuất trong nước với sản phẩm bị đánh
thuế. => [giá giảm không bảo hộ]
3) Thuế nhập khẩu có thể điều tiết tiêu dùng
4) Thuế xuất khẩu có thể điều tiết tiêu dùng
1S 2S 3D 4D

1) Khi quốc gia nhập khẩu điều tra bán phá giá thì Việt Nam có thể đề xuất hạn chế xuất
khẩu tự nguyện để giảm tổn thất
2) Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là thỏa thuận giữa các cơ quan quản lý nhà nước =>
[Nhà nước có cảnh báo]
3) Việt Nam có khả năng buộc các đối tác lớn tự nguyện hạn chế xuất khẩu vào Việt
Nam
4) Quốc gia nhập khẩu bị thiệt hại kinh tế nhiều hơn khi chấp nhận hạn chế xuất khẩu tự
nguyện so với trường hợp quốc gia nhập khẩu áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu
tương đương => [Tự nguyện hạn chế thì cần hạn chế được thiệt hại]
1D 2S 3S 4S

Để hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc, có thể sử dụng công cụ nào?
1) Cấm nhập khẩu các sản phẩm không đảm bảo chất lượng từ Trung Quốc
2) Hạn chế nhập khẩu bằng các công cụ: tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp
3) Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
4) Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với các sản phẩm kém chất lượng
1D 2D 3D 4S

1) Chính sách đầu tư nước ngoài không có tác động tới xuất nhập khẩu
2) Tỷ giá hối đoái của Việt Nam tăng có tác động hạn chế nhập khẩu
3) Chính sách tiền tệ có tác động tới xuất nhập khẩu
4) Ưu đãi đầu tư tại vùng khó khăn là trợ cấp vàng, có thể bị điều tra và áp thuế đối kháng
=> [là trợ cấp xanh nên ko bị điều tra]
1S 2D 3D 4S

Các nước thường thay thế nhập khẩu theo thứ tự: hàng tiêu dùng; các sản phẩm trung
gian; phương tiện sản xuất là do:
1) Mức độ phức tạp về công nghệ thường giảm dần từ hàng tiêu dùng, rồi tới sản phẩm
trung gian, phương tiện sản xuất => [mức độ tăng dần]
2) Vốn đầu tư thường lớn nhất với hàng tiêu dùng, rồi tới sản phẩm trung gian… => [nhỏ
nhất]
3) Hàng tiêu dùng có thị trường tiêu thụ nội địa được đảm bảo
1S 2S 3D

1) Thuế quan tính theo giá trị là phổ biến nhất trên thực tế
2) Thuế quan tính theo số lượng (thuế tuyệt đối) dễ bị lợi dụng giá trị khai thuế để trốn
thế => [tính bằng tiền/số lượng vật chất chứ không theo giá trị hàng hóa]
3) Trợ cấp xuất khẩu đường làm tăng chi phí sản xuất bánh kẹo của Kinh Đô
4) Thuế quan hỗn hợp áp dụng với sản phẩm khó xác định chính xác số lượng => [khó
xác định chính xác giá trị, ví dụ xe hơi đã qua sd
1D 2S 3D 4S

1) Trợ cấp trong nước (trợ cấp cho doanh nghiệp cạnh tranh nhập khẩu) có tác động bảo
vệ sản xuất trong nước => [Tác động giống thuế NK, gây ra ít tổn thất ròng cho quốc
gia hơn]
2) Trợ cấp vàng được phép sử dụng và không thể bị kiện => [có thể bị áp thuế dối
kháng, có thể sử dụng với mức độ hợp lý nhưng sẽ bị điều tra chống trợ cấp và
đối kháng]
3) Các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp có tác động bảo vệ sản xuất
trong nước
4) Trên thực tế các rào cản kỹ thuật (quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định vệ sinh an
toàn thực phẩm…) không có tác động bảo vệ sản xuất trong nước vì được áp dụng như
nhau cho hàng trong nước và nhập khẩu => [quy định khắt khe đảm bảo người tiêu
dùng, người sản xuất khỏi cạnh tranh HH kém chất lượng. Các nước, cơ quan quản
lý khi áp dụng hàng rào kỹ thuật sẽ có những cách sao cho ảnh hưởng ít, tác động
ít tới HH nhập khẩu]
1D 2S 3D 4S

1) Trợ cấp xanh là trợ cấp được phép sử dụng nhưng có thể bị kiện => [phần lớn trợ
cấp xanh không bị ràng buộc, không vượt quá 75% cho doanh nghiệp]
2) Việt Nam có thể áp dụng yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu để phát triển ngành công
nghiệp ô tô khi cấp phép đầu tư => [ảnh hưởng đến thương mại]
3) Việt Nam không thể áp dụng yêu cầu hạn chế sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu không
vượt quá kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp khi cấp phép đầu tư => [giống biện
pháp hạn chế số lượng, ảnh hưởng đến thương mại và không thể áp dụng]
4) Việt Nam có thể áp dụng yêu cầu phát triển vùng nguyên liệu mía khi cấp phép đầu tư
nhà máy đường => [trước đây có nhưng giờ không còn, ảnh hưởng thương mại
nên không sử dụng, liên quan đến hàng nhập khẩu]
1S 2S 3D 4S

1) Các yếu tố khác không đổi, nếu lạm phát của Việt Nam tăng thì xuất khẩu bất lợi và
nhập khẩu được lợi => [giá trong nước tăng, chi phí sản xuất tăng nên giá HH tăng]
2) Các yếu tố khác không đổi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng tỷ giá hối đoái thì
xuất khẩu bất lợi và nhập khẩu được lợi => [xuất khẩu lợi, nhập khẩu bất lợi]
3) Các yếu tố khác không đổi, nếu Việt Nam thâm hụt thương mại thì gây áp lực tăng giá
VND => [gấy áp lực giảm giá VND]
4) Hạn ngạch thuế quan bảo hộ chặt chẽ hơn hạn ngạch => [hạn ngạch bảo hộ chặt
hơn]
1D 2S 3S 4S

Trong chính sách hướng nội, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thường đóng vai trò không
quan trọng do:
1) Nhiều ngành khó xuất khẩu do năng lực cạnh tranh thấp, không hấp dẫn FDI
2) Thị trường nội địa nhỏ, Chính phủ thường không khuyến khích FDI vào nhiều ngành
thay thế nhập khẩu => [thị trường nhỏ mà FDI vào thì không phát triển được]
3) Chính phủ thường khuyến khích FDI trong trong một số ngành xuất khẩu mà doanh
nghiệp trong nước không có khả năng phát triển và không hấp dẫn với FDI => [không
hấp dẫn FDI vì năng lực cạnh tranh không cao nên không khuyến khích]
1D 2D 3S

1) Khi áp dụng hạn ngạch thuế quan có thể nhập khẩu nhiều hơn số lượng hạn ngạch
2) Hạn ngạch thuế quan minh bạch hơn thuế quan
3) Hạn ngạch bảo hộ chặt chẽ hơn thuế quan tương đương
4) Khi áp dụng hạn ngạch có thể nhập khẩu nhiều hơn số lượng hạn ngạch
1D 2S 3D 4S

Để sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ cho phát triển kinh tế (ưu tiên nhập khẩu máy móc
thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu…) Việt Nam có thể:
1) Giảm thuế giá trị gia tăng cho hàng sản xuất trong nước, qua đó giảm nhập khẩu =>
[vi phạm nguyên tắc NT đối xử quóc gia, cấm sử dụng]
2) Yêu cầu ngân hàng thương mại hạn chế bán ngoại tệ cho nhập khẩu hàng hóa xa
xỉ => [không được phép]
3) Áp dụng giá bán ngoại tệ cao hơn cho nhập khẩu hàng xa xỉ => [không được phép]
4) Áp dụng (tăng) thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng xa xỉ
1S 2S 3S 4D

1) Việt Nam có thể cho các nhà cung cấp nước ngoài tham gia mua sắm chính phủ =>
[Việt Nam không tham gia nên không cần tuân thủ, nên có thể là đúng]
2) Việt Nam có thể cho các nhà cung cấp Nhật Bản tham gia, và không cho các nhà cung
cấp Trung Quốc tham gia mua sắm chính phủ => [Không phải tuân thủ MFN nên có
thể PBĐX]
3) Việt Nam có thể không cho các nhà cung cấp nước ngoài tham gia mua sắm chính
phủ => [Không cần tuân thủ nên có thể không cho]
4) Việt Nam phải mở cửa mua sắm chính phủ cho các nước thành viên CPTPP, EVFTA
=> [mở cửa một phần thôi]
1D 2D 3D 4D

1) Chính sách thương mại phải hội nhập, có mức độ bảo hộ vừa phải tạo điều kiện thuận
lợi khai thác lợi thế của nền kinh tế => [bảo hộ vừa phải vì hội nhập cần cắt giảm
thuế quan]
2) Theo WTO phần lớn trợ cấp xuất khẩu nông sản không được phép sử dụng => [thống
nhất thành viên xóa bỏ]
3) Chính sách thương mại chỉ nên tập trung bảo hộ, hỗ trợ các ngành sản xuất có ý nghĩa
kinh tế xã hội quan trọng, các ngành công nghiệp non trẻ tiềm năng
4) Chính sách thương mại cần rõ ràng, minh bạch, có thể dự đoán => [ít nhất là trong
trung hạn, cho doanh nghiệp hoạch định chính sách]
1D 2D 3D 4D

Trong chính sách hướng về xuất khẩu vốn FDI thường đóng vai trò quan trọng hơn trong
chính sách hướng nội là do:
1) Tiếp cận thị trường nước ngoài dễ dàng hơn
2) Chính sách thông thoáng thu hút FDI của chính phủ để phát triển các ngành xuất khẩu
và nhiều ngành thay thế nhập khẩu
3) Nền kinh tế cạnh tranh hơn nên hấp dẫn FDI hơn => [chính sách thương mại, phát
triển cạnh tranh hơn nên hấp dẫn hơn]
1D 2D 3D

Việt Nam mở rộng, đa phương hóa thị trường xuất khẩu thì:
1) Gia tăng xuất khẩu của Việt Nam
2) Giảm rủi ro xuất khẩu khi kinh tế thế giới biến động
3) Tăng rủi ro khi các nước nhập khẩu sử dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá,
chống trợ cấp… => [giảm rủi ro, thị phần riêng biệt ở quốc gia thấp, rủi ro bị điều tra
bị giảm]
1D 2D 3S

1) Việt Nam có thể thưởng cho doanh nghiệp phụ thuộc vào doanh thu xuất khẩu => [trợ
cấp đỏ, bị cấm, phụ thuộc vào doanh thu xk]
2) Việt Nam có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nghiên cứu phát triển sản phẩm mới =>
[trợ cấp xanh, được sử dụng rộng rãi. Hỗ trợ chi phí đào tạo, trong nghiên cứu thì
bị giới hạn không quá 75%]
3) Theo WTO Một quốc gia có thể thực hiện chính sách giá điện thấp để hỗ trợ sản xuất
kinh doanh => [trợ cấp xanh, trợ cấp thành đỏ nếu kim ngạch xuất khẩu cao - gắn
với tiêu chí xuất khẩu]
4) Việt Nam không thể miễn thuế nhập khẩu vải để sản xuất quần tây xuất khẩu vì là trợ
cấp đỏ (trợ cấp xuất khẩu) => [đây không phải là trợ cấp, miễn thuế không tác động
vào nhà sản xuất vì nếu được miễn thì mua với giá thế giới]
1S 2D 3D 4S

1) Chính sách thương mại của Việt Nam chỉ quan trọng với các doanh nghiệp nhập khẩu,
chứ không có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp xuất khẩu => [rất quan trọng vì liên
quan đến đầu vào nguyên vật liệu, máy móc,....]
2) Khi áp dụng hạn ngạch thuế quan thì không thể nhập khẩu quá số lượng hạn ngạch
=> [trả được thuế ngoài hạn ngạch thì được nhập tùy ý]
3) Khi đàm phán FTA với một quốc gia thì Việt Nam cần tham khảo các FTA mà quốc gia
đó đã ký kết với các quốc gia khác
4) Doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm tới chính sách thương mại của các quốc gia
nước ngoài khi mở rộng xuất khẩu
1S 2S 3D 4D

Trong chính sách hướng nội thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai thường cao hơn
trong chính sách hướng về xuất khẩu, là do:
1) Năng lực xuất khẩu kém hơn
2) Vẫn phải nhập khẩu hầu hết máy móc thiết bị, đầu vào cho sản xuất
3) Khó khăn trong tiếp cận thị trường nước ngoài
1D 2D 3D

Khi áp dụng hạn ngạch thuế quan thì:


1) Nhập khẩu có thể cao hơn khối lượng hạn ngạch thuế quan
2) Mức tăng giá có thể cao hơn mức thuế quan ngoài hạn ngạch => [tối đa là ngoài hạn
ngạch]
3) Mức tăng giá trong nước có thể cao hơn thuế trong hạn ngạch, thấp hơn hoặc bằng
thuế ngoài hạn ngạch.
4) Trên thực tế mức tăng giá trong nước có thể thấp hơn thuế trong hạn ngạch => [hạn
ngạch thuế quan vẫn phải trả thuế trong hạn ngạch nên giá ít nhất là bằng]
1D 2S 3D 4S

1) Việt Nam không cần phối hợp đồng bộ chính sách nhập khẩu và xuất khẩu vì các sản
phẩm xuất khẩu và nhập khẩu ít liên quan và tác động qua lại
2) Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các
ngành xuất khẩu chủ lực
3) Việt Nam không cần đa dạng hóa thị trường nhập khẩu
4) Việt Nam sử dụng hiệu quả các quy định kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh dịch tễ để
bảo vệ các nhà sản xuất trong nước => [có tương đối đầy đủ nhưng còn thiếu sót
khiếm khuyết]
1S 2D 3S 4S

1) Việt Nam có thể sử dụng các biện pháp tự vệ chỉ với thép xây dựng nhập khẩu từ
Trung Quốc => [tự vệ k được phân biệt xuất xứ]
2) Việt Nam có thể điều tra chống bán phá giá chỉ với tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc
=> [ai bán phá giá, hay có hiện tượng sẽ điều tra, bth sẽ k điều tra]
3) Việt Nam tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia có tác động giảm nhập khẩu bia
4) Việt Nam có thể tăng cường kiểm tra, giám sát nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc
chặt chẽ hơn so với nhập khẩu từ Mỹ do yếu tố dịch bệnh
1S 2D 3D 4D

1) Các quốc gia thường xuyên sử dụng các biện pháp chống bán phá giá trong thương
mại quốc tế => [nhiều nước sử dụng nên hay có điều tra thuế đối kháng và thuế
chống bán phá giá, các nước có thể lạm dụng trong quá trình điều tra]
2) Quy định về nhãn mác hàng hóa có thể có tác động hạn chế nhập khẩu
3) Theo WTO thu mua nông sản của Chính Phủ cho dự trữ quốc gia trên cơ sở đấu thầu
là trợ cấp cần cắt giảm => [đấu thầu không ảnh hưởng thương mại, cs thu mua thì
được phép tuy nhiên với số lượng hợp lí]
4) Các biện pháp đối kháng áp dụng trong trường hợp hàng nhập khẩu bán phá giá và
gây tổn thất cho các nhà sản xuất trong nước => [thuế đối khác áp dụng cho trợ cấp]
5) Biện pháp tự vệ áp dụng theo nguyên tắc không phụ thuộc xuất xứ nhập khẩu
1D 2D 3S 4S 5D

1) Trợ cấp hộp xanh lam với nông sản cần cắt giảm theo hiệp định nông nghiệp của WTO
2) Các qui định quốc tế về lao động không có tác động hạn chế nhập khẩu
3) Theo WTO thu mua nông sản theo mức giá sàn là trợ cấp cần cắt giảm
4) Trợ cấp hộp xanh lục với nông sản cần cắt giảm theo hiệp định nông nghiệp của WTO
1S 2S 3D 4S

1) Việt Nam cần tích cực và chủ động tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị
toàn cầu
2) FTA là công cụ hữu hiệu thúc đẩy xuất khẩu và nhập khẩu
3) Việt Nam cần xây dựng và phát triển hàng hóa có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu
trên thị trường trong và ngoài nước
4) Việt Nam cần duy trì tăng trưởng xuất khẩu cao hơn tăng trưởng nhập khẩu => [cải
thiện cán cân vãng lai, cán cân thương mại mới dư nên trả nợ nhanh hơn]
1D 2D 3D 4D

1) Việt Nam cần tăng tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản => [tăng khối
lượng, giảm tỷ trọng]
2) Việt Nam cần tập trung nâng nhanh tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng
cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm thân thiện môi trường
3) Việt Nam cần giảm dần tỷ trọng xuất khẩu khoáng sản thô
1S 2D 3D

1) Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản chế biến sâu
2) Việt Nam cần tăng tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến
3) Việt Nam cần khuyến khích phát triển các mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng cao, tạo
đột phá trong xuất khẩu
4) Việt Nam cần củng cố thị trường xuất khẩu truyền thống và mở rộng các thị trường
mới tiềm năng
1D 2D 3D 4D

1) Việt Nam cần phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thương mại tại các thị trường lớn
và tiềm năng
2) Việt Nam cần tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường
nước ngoài
3) Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu thông qua các hiệp định thương mại tự do
4) Việt Nam cần phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại thị trường nước ngoài
5) Việt Nam cần kiểm soát chặt nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu
1D 2D 3D 4D 5D
CHƯƠNG 7
1) Nhà đầu tư Hàn Quốc mua trái phiếu Chính phủ Mỹ là đầu tư quốc tế và không là FDI
2) Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn tại Việt Nam bằng máy móc thiết bị
3) Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan mua lại chuỗi siêu thị Metro Cash & Carry
Việt Nam là đầu tư quốc tế, không là FDI
4) Toyota xây dựng liên doanh sản xuất xe với General Motors tại Mỹ là đầu tư quốc tế
và là FDI
1D 2D 3S 4D

1) Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa đầu tư trồng cao su tại Campuchia nhằm tận
dụng chi phí thuê đất rẻ và nguồn nhân lực tay nghề cao tại Campuchia => [tay nghề
cao là sai]
2) Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư trong ngành da giày tại Việt Nam nhằm sử dụng lao
động phổ thông giá rẻ
3) Intel đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh nhằm sử dụng lao động phổ thông giá rẻ tại Việt
Nam => [Intel sử dụng lao động tay nghề cao, nên đúng là phải là giá hợp lý]
4) Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn tại Việt Nam bằng quyền sử dụng thương hiệu
1S 2D 3S 4D

1) Đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhằm mục đích chuyển sản xuất ô nhiễm ra nước
ngoài
2) Đầu tư quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro, đa dạng hóa chuỗi cung ứng
3) Đầu tư quốc tế nhằm với mục đích khác: bảo toàn tài sản, định cư ở nước ngoài, làm
từ thiện ở nước ngoài Không có làm từ thiện
4) Đầu tư FDI nhằm vượt qua hàng rào thuế quan do các nước thường áp dụng chính
sách thuế nhập khẩu với nguyên liệu, linh kiện cao hơn so với sản phẩm cuối cùng
1D 2D 3S 4S Thấp hơn mới ĐÚNG
Leo thang thuế quan: thuế NK với sp cuối cùng cao hơn so nguyên liệu, linh kiện
1) Đầu tư quốc tế nhằm tối ưu hóa lợi nhuận
2) Formosa đầu tư dự án luyện kim tại Việt Nam nhằm mục đích chính là tận dụng nhân
công giá rẻ => [luyện kim không phải ngành thâm dụng lao động phổ thông mà là
thâm dụng vốn (giá thuê đất ở VN rẻ)]
3) Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm giảm chi phí vận tải hàng hóa tới người tiêu dùng
4) Đầu tư gián tiếp nước ngoài nhằm vượt qua hàng rào thuế quan
1D 2S 3D 4S

1) Đầu tư FDI nhằm vượt qua hàng rào thuế quan do các nước thường áp dụng chính
sách thuế nhập khẩu với nguyên liệu, linh kiện cao hơn so với sản phẩm cuối cùng
2) Đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhằm mục đích chuyển sản xuất ô nhiễm ra nước
ngoài
3) Đầu tư quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro, đa dạng hóa chuỗi cung ứng
4) Đầu tư quốc tế nhằm mục đích khác: bảo toàn tài sản, định cư ở nước ngoài, làm từ
thiện ở nước ngoài => [làm từ thiện ở nước ngoài]
1S 2D 3D 4S

1) Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn tại Việt Nam bằng trái phiếu chính phủ Việt
Nam
2) Đầu tư quốc tế nhằm chia sẻ công nghệ, quản trị doanh nghiệp với đối tác nước
ngoài => [Không ai muốn chia sẻ]
3) Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm chuyển các ngành sản xuất ô nhiễm ra nước ngoài
do ở nước ngoài yêu cầu, thực thi quy định môi trường nghiêm ngặt => [sai vì thực thi
quy định môi trường nghiêm ngặt]
4) Đầu tư FDI vào Việt Nam khi tham gia CPTPP giảm vì thuế quan nhập khẩu giảm =>
[tăng cường đầu tư vào VN để hướng CPTPP]
1D 2S 3S 4S

1) Chiến tranh thương mại Mỹ Trung không ảnh hưởng tới dòng vốn FDI trên thế
giới => [ảnh hưởng mạnh, như những khoản đầu tư mới không biết đầu tư vào
đâu thì thường né]
2) Viettel đầu tư sang Mozambique nhằm mục đích chính là vượt qua rào cản thuế
quan => [Viettel trong lĩnh vực dịch vụ]
3) Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trồng cao su sang Lào có thể làm giảm việc làm trong
ngành trồng cao su Việt Nam
4) Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào trồng cao su tại Campuchia làm giảm xuất khẩu
phân bón sang Campuchia => [tăng, vì đầu tư sang nước ngoài sẽ làm tăng các
ngành phụ trợ]
1S 2S 3D 4S
Công ty mẹ cho công ty con vay, công ty con cho công ty mẹ vay, công ty con cho công ty con vay (cùng 1 mẹ)
=> đều là ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
1) Honda Nhật Bản cho Honda Việt Nam vay 5 triệu USD là FDI
2) Gần đây Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tư FDI lớn vào Việt Nam
3) IFC đang nắm giữ 7% vốn Vietinbank, và mua thêm 2% vốn Vietinbank. Giao dịch mua
2% vốn này là FDI => [Vẫn chỉ là đầu tư gián tiếp, 10% mới là đầu tư trực tiếp FDI]
4) Người Ấn Độ mở nhà hàng tại Mỹ là đầu tư FDI
1D 2D 3S 4D

1) Nichirei Foods mua 19% cổ phiếu của Cholimex là đầu tư trực tiếp (trên 10% là FDI)
2) Doanh nghiệp cơ khí (trong đó Suzuki Việt Nam góp 30% vốn, Honda Việt Nam góp
25% vốn), là nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
3) Honda Việt Nam tăng vốn đầu tư tại Việt Nam từ lợi nhuận chưa phân phối. Hoạt động
tăng vốn này là đầu tư FDI
4) Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 8% vốn ngân hàng ACB, mua thêm 3% vốn ACB.
Giao dịch mua 3% vốn này là FDI
1D 2D 3D 4D

1) Công dân Hà lan mua căn hộ khách sạn (condotel) tại Phú Quốc là FDI => [mua BĐS
với mục đích kinh doanh là FDI]
2) Trung Quốc là quốc gia đầu tư FDI ra nước ngoài lớn
3) Nhà đầu tư nước ngoài góp 40% vốn với doanh nghiệp trong nước để thành lập doanh
nghiệp. Doanh nghiệp mới thành lập được xem như nhà đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam => [mới 40% thì chưa được]
4) Nhà đầu tư nước ngoài mua 20% trái phiếu quốc tế do Hoàng Anh Gia Lai phát hành
là đầu tư FDI (trái phiếu ko có quyền biểu quyết) => [sai vì trái phiếu không có quyền
biểu quyết]
1D 2D 3S 4S

1) Nhà đầu tư Hàn Quốc góp 24% vốn cùng với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam (60% vốn
Nhật Bản) góp 29% vốn để thành lập doanh nghiệp mới. Doanh nghiệp mới được xem
như nhà đầu tư nước ngoài
2) Yamaha Việt Nam cho Honda Indonesia vay 4 triệu USD là FDI => [sai vì đây là hoạt
động thương mại thông thường vì đây k phải qua hệ công ty con cùng công ty mẹ]
3) Nhà đầu tư Nhật Bản lần đầu mua 9% cổ phiếu của Tập Đoàn Hòa Phát là FDI
4) Khoản vay trị giá 10 triệu USD của IFC cho Viettinbank sau khi IFC sở hữu 10% cổ
phần Vietinbank, là FDI => [mua lần đầu mà thấp hơn 10% thì không là nhà đầu tư
trực tiếp]
1D 2S 3S 4D

1) Tập đoàn Masan phát hành trái phiếu quốc tế làm tăng tổng nợ nước ngoài của Việt
Nam => [Phát hành trái phiếu là nợ, tăng là đúng]
Đúng 2) Công ty con của Honda Việt Nam (Honda Việt Nam sở hữu 55% vốn) đầu tư xây dựng
nhà máy sản xuất vỏ xe, là đầu tư FDI => [công ty con của công ty việt nam k được
xem là đầu tư nước ngoài, nên k được xem là FDI] 51% trở lên được xem là NĐT nước ngoài
3) Lợi nhuận tái đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là FDI.
4) Ngân hàng Kexim (Hàn Quốc) cung cấp cho PetroVietnam khoản vay trị giá 330 triệu
USD là FDI => [chỉ là đối tác vay]
1D 2S 3D 4S

1) Hợp đồng hợp tác kinh doanh thường sử dụng trong trường hợp đầu tư dài hạn =>
[ngắn hạn để thăm dò, thường trong lĩnh vực dầu khí
2) Vietinbank phát hành cổ phiếu (20% vốn điều lệ) cho đối tác nước ngoài. Giao dịch
này làm tăng tổng nợ nước ngoài của Việt Nam => [cổ phiếu không làm phát sinh vay
nợ]
3) Các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua 49,9% vốn cổ phần ngân hàng ACB => [VN
các nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm 30%, không được quá. Vốn cổ phần
ngân hàng VN đã tồn tại, mặc dù có quy định là ngân hàng được thành lập với
100% vốn nước ngoài]
4) Vingroup vay tín dụng từ các ngân hàng quốc tế làm tăng tổng nợ nước ngoài của Việt
Nam
1S 2S 3S 4D

1) FDI vào Việt Nam làm gia tăng tổng nợ nước ngoài của Việt Nam => [Không phải cơ
sở vay nợ]
2) Việt Nam có thể quy định về công nghệ cao hơn với FDI so với đầu tư trong nước =>
[thực tế được nhưng không thể quy định, sẽ vi phạm nguyên tắc NT]
3) Việt Nam có thể miễn thuế thu nhập doanh nghiệp để thu hút đầu tư (đầu tư trong
nước và FDI) vào vùng sâu, vùng xa
4) Việt Nam có thể quy định tiêu chuẩn môi trường cao hơn với FDI so với đầu tư trong
nước => [Vi phạm nguyên tắc NT]
1S 2S 3D 4S

1) Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể với mục đích thực hiện hoạt động nghiên cứu
và phát triển (R&D)
2) FDI thường được các công ty đa quốc gia sử dụng để chuyển lợi nhuận
3) Trong dài hạn đầu tư FDI ra nước ngoài cải thiện cán cân thanh toán của quốc gia đầu
tư => [khi có lãi chuyển cổ tức về nước góp phần cải thiện cán cân thanh toán]
4) Suzuki Thái Lan (Công ty con) cho Suzuki Nhật Bản vay là FDI
1D 2D 3D 4D

1) Lợi nhuận tái đầu tư đóng vai trò không đáng kể trong FDI trên thế giới => [đáng kể]
2) Các quốc gia cạnh tranh quyết liệt trong thu hút vốn FDI
3) Khoảng cách trong thu hút FDI giữa khối các nước phát triển và khối các nước đang
phát triển và kinh tế chuyển đổi có xu hướng thu hẹp.
4) Tại các nước đang phát triển mua bán sáp nhập quốc tế là hình thức FDI phổ biến
hơn tại các nước phát triển => [ngược lại, các nước phát triển phổ biến hơn về sát
nhập]
1S 2D 3D 4S

1) Các nước đang phát triển Châu Á là địa điểm hấp dẫn thu hút FDI
2) Trung Quốc là một trong những quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới
3) Các nước đang phát triển Châu Á đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều nhất trong nhóm
quốc gia đang phát triển
4) Các quốc gia đứng đầu trong đầu tư FDI ra nước ngoài chủ yếu là các nước phát triển
1D 2D 3D 4D

1) Các nước phát triển chiếm tỷ trọng lớn hơn trong dòng vốn FDI đầu tư ra nước ngoài
so với các nước đang phát triển
2) FDI trên thế giới tập trung nhiều nhất vào dịch vụ
3) Mỹ thường là quốc gia tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới => [số 1 hoặc số 2]
4) Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều nhất
1D 2D 3D 4D

1) Nhật Bản là một trong những quốc gia thu hút vốn FDI lớn trên thế giới
2) Xu hướng FDI trên thế giới trong dài hạn tăng trưởng, nhưng không ổn định trong
ngắn hạn => [phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh]
3) Mua bán sát nhập xuyên biên giới (cross-border M&As) chiếm tỷ trọng không đáng kể
trong dòng vốn FDI quốc tế => [đáng kể]
4) Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đầu tư xây dựng
nhà máy mới tại miền Tây là đầu tư FDI => [SABECO là do thái lan nắm giữ trên 51%
nên được xem là nhà đầu tư nước ngoài]
1S 2D 3S 4D

1) FDI đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp Việt Nam => [ít thu hút, đầu tư vào
nn rủi ro khá lớn, cạnh tranh nhiều]
2) Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới
thu hút FDI
3) Tỷ lệ giải ngân vốn FDI của Việt Nam có xu hướng được cải thiện gần đây
4) FDI thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng quốc tế
1S 2D 3D 4D

1) Doanh nghiệp FDI xuất khẩu điện thoại di động nhiều hơn doanh nghiệp Việt Nam
2) Khu vực FDI đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
3) Tỷ trọng khu vực FDI trong GDP của Việt Nam có xu hướng tăng
4) Khu vực FDI chiếm trên 20% tổng thu ngân sách của Việt Nam => [XK nhiều, CS
miễn thuế XK đối với làm hàng xuất khẩu, CS giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, >20%]
1D 2D 3D 4S

1) Tỷ trọng khu vực FDI trong cơ cấu việc làm của Việt Nam là thấp nhất => [thấp nhất
là khu vực KT nhà nước]
2) Hiện nay khu vực FDI chiếm khoảng 70% xuất khẩu Việt Nam
3) Hiện nay FDI tại Việt Nam đang hướng vào hạ tầng công nghiệp (sản xuất điện, khí,
nước…)
4) Khu vực FDI đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam
1S 2D 3D 4D

1) Khu vực FDI chiếm tỷ trọng cao nhất trong xuất khẩu của Việt Nam
2) Khu vực FDI chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP của Việt Nam => [thấp nhất chiếm
20%, ngoài quốc doanh]
3) Hà Nội là địa phương thu hút FDI lớn nhất theo vốn đăng kí => [TP. HCM]
4) Các ngân hàng thương mại do nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát đóng vai trò quan
trọng trong hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam => [có nhiều ngân hàng do
nhà đầu tư nước ngoài nhưng hạn chế nhiều hoạt động, quy định dưới 30%, NN
bảo vệ ngân hàng nhiều, liên quan đến an ninh quốc gia]
1D 2S 3S 4S

1) Các quốc gia đầu tư FDI lớn tại Việt Nam chủ yếu là từ EU => [Châu Á]
2) Kinh doanh bất động sản thu hút lượng vốn FDI không đáng kể => [tương đối đáng
kể, 17%]
3) Công nghiệp chế biến là ngành thu hút FDI nhiều nhất tại Việt Nam => [khoảng 52%]
4) Đồng bằng sông Hồng là vùng thu hút FDI lớn nhất theo vốn đăng kí
1S 2S 3D 4S

1) Ban quản lý khu chế xuất có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư FDI
2) Ban quản lý khu kinh tế có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư FDI
3) Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thông qua mua bán sát
nhập
4) UBND thành phố Đà Nẵng có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư FDI
1D 2D 3D 4D

1) Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn FDI chiếm tỷ trọng lớn trong bảo hiểm y tế bắt buộc =>
[DN vốn NN là bắt buộc, còn DN có vốn FDI thì chưa]
2) Hình thức đầu tư FDI phổ biến nhất tại Việt Nam là doanh nghiệp liên doanh vì mang
lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia => [Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài phổ
biến nhất, sau đó là hình thức Liên doanh]
3) Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư tại Việt Nam theo hợp đồng BOT
4) Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
(BCC)
1S 2S 3D 4D
1) Singapore là quốc gia có FDI lũy kế lớn nhất tại Việt Nam => [Hàn Quốc mới lớn
nhất, Nhật Bản thứ 2]
2) Hình thức hợp đồng hợp tác công tư thường sử dụng trong lĩnh vực hạ tầng
3) Nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tăng vốn
4 Chuyển giao công nghệ trong FDI tại Việt Nam còn hạn chế
1S 2D 3D 4D

1) Vi phạm trong quan hệ lao động còn tồn tại chủ yếu trong khu vực FDI
2) M&A quốc tế là FDI theo thông lệ quốc tế
3) Một số ngành công nghệ cao (điện, điện tử) thu hút nhiều vốn FDI vào Việt Nam.
4) Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đóng vai trò quan
trọng trong thu hút FDI => [thu hút vốn nói chung và FDI nói riêng]
1D 2D 3D 4D

1) Hàn Quốc là quốc gia có vốn FDI lũy kế lớn nhất tại Việt Nam
2) Tình trạng lách thuế, trốn thuế còn tồn tại chủ yếu trong khu vực FDI => [Ở VN là trốn
thuế]
3) Phân bổ vốn FDI tương đối đồng đều trên lãnh thổ Việt Nam
4) Doanh nghiệp trong nước Việt Nam tuân thủ quy định môi trường nghiêm túc hơn
đáng kể so với khu vực FDI => [như nhau]
1D 2S 3S 4S

1) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản nằm trong top 5 ngành đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của Việt Nam
2) Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam có xu hướng tăng trong dài hạn
3) Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tập trung nhiều nhất vào công nghiệp
chế biến
4) Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tập trung chủ yếu vào các nước phát
triển
1D 2D 3S 4S

1) Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là hình thức FDI tại Việt
Nam
2) Khu vực Tây Nguyên thu hút được lượng vốn FDI đáng kể
3) Nhà đầu tư nước ngoài không thể tham gia các dự án hợp tác công tư (PPP)
4) Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư tại Việt Nam theo hợp đồng BOO
1D 2S 3S 4D

1) Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư tại Việt Nam theo hợp đồng BOT
2) Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài trong tất cả các ngành
3) Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào bất cứ lãnh vực nào họ muốn tại Việt Nam
4) Nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc thành lập liên doanh tại Việt Nam trong một số ngành
1D 2S 3S 4D

1) Trung Quốc nằm trong top 5 đối tác trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt
Nam => [Lào, LB Nga, Campuchia, Venezuela, Myanmar]
2) Thông tin và truyền thông nằm trong top 5 ngành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Việt Nam => [khai khoáng, N-L-N nghiệp, thông tin và truyền thông, sản xuất và
phân phối điện khí đốt, CN chế biến chế tạo]
3) Lào là đối tác lớn nhất trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
4) Các yếu tố khác không thay đổi, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam có tác
động làm VND lên giá
1S 2D 3D 4S

1) Tỷ trọng công nghiệp chế biến trong dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt
Nam còn khiêm tốn, có xu hướng cải thiện
2) Khai khoáng nằm trong top 5 ngành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
3) Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tập trung nhiều nhất vào Châu Âu
4) Tập đoàn FPT mua Công ty RWE IT Slovakia là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Việt Nam và với mục đích chính là sử dụng nguồn nhân công giá rẻ => [Slovakia thành
viên EU nên không có nhân công giá rẻ, mục đích chính là mở rộng thị trường]
5) Cam pu chia nằm trong top 3 đối tác trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
1D 2D 3S 4S 5D

1) Trong cùng một ngành thì doanh nghiệp FDI nhìn chung có trình độ công nghệ cao
hơn doanh nghiệp Việt Nam
2) Vùng Trung du và miền núi phía Bắc còn khiêm tốn thu hút vốn FDI nhưng có xu hướng
cải thiện
3) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đứng vị trí thứ 3 giữa các vùng của Việt Nam trong
thu hút FDI => [Đông Nam Bộ đứng thứ 1; Đồng bằng sông Hồng thứ 2; Bắc Trung
Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ thứ 3…] [Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Vùng
Trung du và miền núi phía Bắc còn khiêm tốn nhưng có xu hướng cải thiện trong
thu hút FDI]
4) Tỷ trọng khu vực FDI trong cơ cấu việc làm của Việt Nam có xu hướng gia tăng, nhưng
chiếm tỷ trọng thấp nhất => [chiếm tỷ trọng thấp nhất là sai]
1D 2D 3S 4S
1) Doanh nghiệp vận tải Thái Lan cung cấp dịch vụ vận tải cho doanh nghiệp Việt Nam
là thương mại dịch vụ quốc tế
2) Công dân Nga tới Việt Nam du lịch nghĩa là Việt Nam nhập khẩu dịch vụ du lịch
3) FPT cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho Intel Việt Nam là thương mại dịch vụ
quốc tế
4) Doanh nghiệp Việt Nam sửa chữa tàu biển nước ngoài là thương mại dịch vụ quốc tế
1D 2S 3S 4D
CHƯƠNG 8
1) Doanh nghiệp vận tải Thái Lan cung cấp dịch vụ vận tải cho doanh nghiệp Việt Nam
là thương mại dịch vụ quốc tế
2) Công dân Nga tới Việt Nam du lịch nghĩa là Việt Nam nhập khẩu dịch vụ du lịch =>
[Xuất khẩu]
3) FPT cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho Intel Việt Nam là thương mại dịch vụ
quốc tế => [đều là người cư trú VN nên là giao dịch nội địa]
4) Doanh nghiệp Việt Nam sửa chữa tàu biển nước ngoài là thương mại dịch vụ quốc tế
1D 2S 3S 4D

Công ty vận tải Thái Lan chở hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc (Việt Nam
thuê tàu theo thỏa thuận trong hợp đồng), câu nào sau đây đúng?
1) Thái Lan xuất khẩu dịch vụ vận tải
2) Việt Nam nhập khẩu dịch vụ vận tải => [Trong TMQT, doanh nghiệp VN bán gạo
chào hàng kèm điều kiện giao hàng,… Mặc dù thuê tàu + trả tiền thuê tàu nhưng
HQ thuê vì tiền cước vận tải được tính vào tiền hàng]
3) Hàn Quốc nhập khẩu dịch vụ vận tải
1D 2S 3D

Công ty vận tải Lào chở hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Pháp, trong đó Việt Nam thuê
tàu, câu nào sau đây đúng?
1) Lào xuất khẩu dịch vụ vận tải
2) Việt Nam nhập khẩu dịch vụ vận tải
3) Pháp nhập khẩu dịch vụ vận tải
1D 2D 3S

Công ty vận tải Hàn Quốc chở hàng xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam, cty xuất
khẩu Hàn Quốc thuê tàu, câu nào sau đây đúng?
1) Việt Nam nhập khẩu dịch vụ vận tải
2) Hàn Quốc nhập khẩu dịch vụ vận tải
3) Hàn Quốc xuất khẩu dịch vụ vận tải
1D 2S 3D

Công ty vận tải Việt Nam chở hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Pháp, trong đó cty Pháp
thuê tàu, câu nào sau đây đúng?
1) Pháp xuất khẩu dịch vụ vận tải
2) Pháp nhập khẩu dịch vụ vận tải
3) Việt Nam xuất khẩu dịch vụ vận tải => [công ty vận tải VN, người NK là VN nên là
giao dịch trong nước]
1S 2S 3S

Công ty vận tải Nhật Bản chở hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản, trong đó
Nhật Bản thuê tàu, câu nào sau đây đúng?
1) Nhật Bản nhập khẩu dịch vụ vận tải
2) Nhật Bản xuất khẩu dịch vụ vận tải (NB sử dụng dvvt của chính NB thì k là NK hay
XK)
3) Trung Quốc nhập khẩu dịch vụ vận tải (TQ bán thì k thể là nhà nhập khẩu dv vận tải)
1S 2S 3S

Công ty vận tải Nhật Bản chở hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản, trong đó
Trung Quốc thuê tàu, câu nào sau đây đúng?
1) Trung Quốc nhập khẩu dịch vụ vận tải
2) Nhật Bản nhập khẩu dịch vụ vận tải
3) Nhật Bản xuất khẩu dịch vụ vận tải
1S 2S 3S

1) Doanh nghiệp Việt Nam sửa chữa tàu biển cho Singapore, sử dụng hết 500 tấn thép.
Thanh toán gồm giá trị thép. Đây là thương mại dịch vụ và Việt Nam xuất khẩu dịch vụ
2) Doanh nghiệp Việt Nam nhận sửa chữa xe tải của doanh nghiệp Lào. Đây là thương
mại dịch vụ và Việt Nam xuất khẩu dịch vụ
3) Doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu máy xúc đã qua sử dụng từ doanh nghiệp Lào, tân
trang sau đó xuất khẩu lại cho chính doanh nghiệp Lào này. Đây là thương mại dịch vụ
và Việt Nam xuất khẩu dịch vụ => [là XNK hàng hóa thông thường]
1D 2D 3S

1) Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê hạt sang Singapore, thuê doanh nghiệp
Singapore phân loại và đánh bóng. Đây là thương mại dịch vụ và Việt Nam nhập khẩu
dịch vụ
2) Doanh nghiệp Chile xuất khẩu rượu vang sang Singapore, thuê doanh nghiệp
Singapore gia công vỏ hộp gỗ và đóng gói chai rượu vô hộp gỗ. Giao dịch này là thương
mại dịch vụ quốc tế và Singapore xuất khẩu dịch vụ.
3) Doanh nghiệp tại Mỹ cung cấp sợi và thuê doanh nghiệp Việt Nam gia công áo len.
Giao dịch này là thương mại dịch vụ quốc tế và Việt Nam xuất khẩu
=> [1, 2: ko thay đổi tính chất cơ bản của HH → dịch vụ]
=> [3: sợi thành áo → thay đổi tính chất → ko phải dịch vụ → sản xuất, trên thực
tế là XNK]
1D 2D 3S
Doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam mua bảo hiểm của Công ty bảo hiểm tại Mỹ cho hàng
hóa nhập khẩu từ Nhật Bản, câu nào sau đây đúng?
1) Mỹ xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm
2) Việt Nam nhập khẩu dịch vụ bảo hiểm
3) Nhật Bản nhập khẩu dịch vụ bảo hiểm
1D 2D 3S

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mua bảo hiểm của Công ty bảo hiểm tại Anh cho hàng
hóa xuất khẩu sang Mỹ, câu nào sau đây đúng?
1) Mỹ nhập khẩu dịch vụ bảo hiểm
2) Việt Nam nhập khẩu dịch vụ bảo hiểm
3) Anh xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm
1D 2S 3D

Doanh nghiệp Việt Nam mua bảo hiểm của Công ty bảo hiểm Bảo Minh tại Việt Nam cho
hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc, câu nào sau đây đúng?
1) Việt Nam nhập khẩu dịch vụ bảo hiểm
2) Việt Nam xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm
3) Hàn Quốc nhập khẩu dịch vụ bảo hiểm
1S 2D 3D

Doanh nghiệp Nhật Bản mua bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Bảo hiểm mua
của Cty TNHH bảo hiểm Dai-ichi Việt Nam tại Việt Nam (100% vốn FDI Nhật Bản), câu
nào sau đây đúng?
1) Nhật Bản xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm
2) Việt Nam xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm
3) Việt Nam nhập khẩu dịch vụ bảo hiểm
=> [DAI-ICHI cư trú ở Việt Nam]
1S 2D 3S

1) Doanh nghiệp Việt Nam bơm xăng dầu của Lào nhập khẩu từ Singapore, qua đường
ống của Việt Nam từ cảng Việt Nam sang Lào. Đây là thương mại dịch vụ quốc tế
2) Công ty du lịch Việt Nam thuê bao máy bay của American Airlines (tại Mỹ), nghĩa là
Việt Nam nhập khẩu dịch vụ vận tải => [thuê phương tiện vận tải + tổ bay]
3) Vietjet Air thuê máy bay không có tổ lái của một công ty cho thuê của Anh, nghĩa là
Việt Nam nhập khẩu dịch vụ vận tải => [thuê tài chính]
4) Khách du lịch Pháp về nước từ Việt Nam bằng máy bay Vietnam Airlines thhì Việt Nam
xuất khẩu dịch vụ vận tải
1D 2D 3S 4D
Xét từ góc độ thống kê kinh tế thì :
1) Khách du lịch Hàn Quốc mua vàng trang sức PNJ, nghĩa là Việt Nam xuất khẩu hàng
hóa => [dịch vụ du lịch]
2) Khách du lịch Nhật Bản đi taxi từ TP. Hồ Chí Minh ra Vũng Tàu, nghĩa là Việt Nam
xuất khẩu dịch vụ vận tải => [dịch vụ du lịch]
3) Khách du lịch Anh xem xiếc tại TP. Hồ Chí Minh, nghĩa là Việt Nam xuất khẩu dịch vụ
du lịch => [mọi chi tiêu cho HH dịch vụ đều tính là doanh thu dịch vụ]
1S 2S 3D

1) Doanh nghiệp Việt Nam bơm xăng dầu của Công ty thương mại Việt Nam tạm nhập
tái xuất khẩu sang Lào qua đường ống từ cảng Việt Nam sang Lào, phí bơm do Công ty
thương mại Việt Nam trả. Đây là thương mại dịch vụ quốc tế
2) Kaspersky phân phối phần mềm tại Việt Nam thông qua Công ty Thái Sơn là hình thức
thương mại dịch vụ theo hình thức “hiện diện thương mại”
3) Doanh nghiệp Việt Nam mua bản quyền phim nước ngoài là thương mại dịch vụ hình
thức “cung cấp qua biên giới”
4) Du khách Anh sang Việt Nam du lịch là hình thức “Cung cấp qua biên giới” => [tiêu
thụ ở nước ngoài]
1D 2D 3D 4S

1) Nhượng quyền thương hiệu Pierre Cardin cho Cty An Phước là thương mại dịch vụ
quốc tế
2) Nếu Công ty An Phước mua lại thương hiệu Pierre Cardin thì đây là thương mại dịch
vụ quốc tế => [mua nguyên tài sản thì không phải]
3) Doanh nghiệp Việt Nam mua bản quyền truyền hình giải ngoại hạng Anh là thương
mại dịch vụ theo hình thức tiêu thụ ở nước ngoài (cung cấp qua biên giới)
4) Phí bản quyền sử dụng sáng chế của Cty Việt Nam trả cho nước ngoài là thương mại
dịch vụ quốc tế
1D 2S 3S 4D

1) Chuyên gia người Lào sang Việt Nam tư vấn trong 3 tháng cho doanh nghiệp Việt
Nam là hình thức “Cung cấp qua biên giới” => [hiện diện thể nhân]
2) Sinh viên Lào du học ở Malaysia là hình thức “hiện diện thể nhân” => [tiêu thụ ở nước
ngoài]
3) Ngân hàng HSBC mở công ty con tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ là hình thức “hiện
diện thương mại”
4) Chuyên gia Mỹ tư vấn qua mạng cho khách hàng Việt Nam là hình thức “tiêu thụ ở
nước ngoài” => [cung cấp qua biên giới]
1S 2S 3D 4S
1) Giáo sư người Anh thỉnh giảng 3 tháng tại Đại học FPT là hình thức “hiện diện thể
nhân”
2) Doanh nhân Mỹ sang Việt Nam kí hợp đồng kinh doanh là hình thức thương mại dịch
vụ “tiêu thụ ở nước ngoài”
3) Viettel cung cấp dịch vụ viễn thông cho Công ty tại Mỹ là hình thức “cung cấp qua biên
giới”
4) Giáo sư người Mỹ giảng dạy tại Đại học FPT theo hợp đồng lao động 3 năm là hình
thức “hiện diện thể nhân” => [có hợp đồng 3 năm → trở thành chủ thể cư trú ở VN →
giao dịch trong nước, giống di chuyển lao động]
1D 2D 3D 4S

1) Big C cung cấp dịch vụ bán lẻ cho người dân Việt Nam là giao dịch quốc tế => [BIG C
cư trú ở VN nên là giao dịch trong nước]
2) Doanh thu từ hình thức cung cấp dịch vụ thông qua hiện diện thương mại được thống
kê vào thương mại dịch vụ quốc tế => [hiện diện thương mại không được thống kê
vào giao dịch quốc tế]
3) Doanh thu từ hình thức cung cấp dịch vụ thông qua hiện diện thể nhân được thống kê
vào thương mại dịch vụ quốc tế
4) Kim ngạch thương mại dịch vụ quốc tế không bao gồm dịch vụ cung cấp bởi các cơ
quan nhà nước
1S 2S 3D 4D

Giá trị thống kê thương mại dịch vụ quốc tế được cho là thấp hơn so với thực tế là do:
1) Mỹ là quốc gia xuất khẩu dịch vụ lớn nhất trên thế giới
2) Không tính chính xác và bị hạ thấp trong 1 số dạng dịch vụ
3) Thống kê không đầy đủ do dịch vụ thường trao đổi đồng thời, trọn gói với hàng hoá
4) Doanh thu từ hình thức cung cấp dịch vụ thông qua hiện diện thương mại không thống
kê vào thương mại dịch vụ quốc tế
1D 2D 3D 4D

1S 2S 3D 4D

Câu nào sau đây đúng?


1) Vận tải đường biển có tỷ trọng lớn hơn vận tải hàng không
2) Trên thực tế vận tải quốc tế có thể phải chịu thuế nhập khẩu áp dụng với hàng hóa
3) Trên thực tế vận tải quốc tế có thể không phải chịu thuế nhập khẩu áp dụng với hàng
hóa
4) Trên thực tế bảo hiểm hàng hóa trong vận tải quốc tế có thể phải chịu thuế nhập khẩu
áp dụng với hàng hóa
1D 2D 3D 4D

Câu nào sau đây đúng?


1) Dịch vụ du lịch có tỷ trọng lớn hơn dịch vụ vận tải (trước khi bị ảnh hưởng bởi covid
19)
2) Các nước phát triển có ưu thế cạnh tranh lớn so với các nước đang phát triển trong
thương mại dịch vụ
3) Năng lực cạnh tranh trong thương mại dịch vụ giữa các nước phát triển và đang phát
triển khác biệt không lớn
4) Khu vực Châu Á có tăng trưởng thương mại dịch vụ nổi trội trong nhóm các nước
đang phát triển
1D 2D 3S 4D

Câu nào sau đây đúng?


1) Thương mại dịch vụ quốc tế sau thời gian tăng dài trưởng tương đồng với thương mại
hàng hóa quốc tế, thời gian gần đây (từ 2013) thương mại dịch vụ tăng trưởng trung bình
cao hơn so với thương mại hàng hóa
2) Tỷ trọng dịch vụ vận tải có xu hướng giảm
3) Các nhóm ngành có xu hướng tăng tỷ trọng trong thương mại dịch vụ quốc tế: dịch vụ
máy tính, CNTT; các dịch vụ kinh doanh
4) Các nước xuất khẩu dịch vụ lớn chủ yếu là các nước phát triển
5) Các nước nhập khẩu dịch vụ lớn chủ yếu là các nước đang phát triển => [nước phát
triển]
1D 2D 3D 4D 5S

Các dạng công cụ nào sử dụng trong thương mại dịch vụ quốc tế?
1) Cấm xuất khẩu, nhập khẩu một số dạng dịch vụ
2) Hạn chế tiếp cận thị trường
3) Hạn chế đối xử quốc gia
4) Hạn chế đối xử tối huệ quốc
5) Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu
1D 2D 3D 4D 5S

1) Quy định nhà cung cấp dịch vụ có vốn FDI phải chịu phí cao hơn khi kết nối với mạng
điện thoại cố định là hạn chế tiếp cận thị trường => [hạn chế đối xử quốc gia]
2) Quy định các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được thành lập công ty liên doanh
là hạn chế tiếp cận thị trường
3) Quy định ngân hàng 100% vốn FDI không được huy động tiền từ người dân bằng VND
là hạn chế tiếp cận thị trường
4) Quy định các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được thành lập công ty liên doanh
là hạn chế tiếp cận đối xử quốc gia => [hạn chế tiếp cận thị trường]
1S 2D 3D 4S

1) Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải trả phí bốc dỡ cao hơn là hạn chế đối xử tối
huệ quốc => [đối xử quốc gia]
2) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không được tham gia bảo hiểm ô tô, xe máy là
hạn chế tiếp cận thị trường
3) Nhà cung cấp dịch vụ từ một số quốc gia không được tham gia cung cấp dịch vụ khảo
sát địa hình, địa chất tại một số khu vực là hạn chế đối xử quốc gia => [tối huệ quốc]
1S 2D 3S

1) Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài không thâu tóm các ngân hàng thương mại Việt
Nam bằng cách mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán vì các nhà đầu tư trong nước
không muốn bán => [Ngân hàng đã tồn tại thì không thâu tóm được, nhà đầu tư
nước ngoài chỉ được phép nắm 30% cổ phần mặc dù hiện tại ngân hàng 100% vốn
nước ngoài vẫn được mở nhưng vẫn bị nhà nước hạn chế nhiều]
2) Các tiêu chí chính để kiểm tra nhu cầu kinh tế là số lượng các nhà cung cấp dịch vụ
đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý
3) Kiểm tra nhu cầu kinh tế (Economic Need Test – ENT) khi thành lập cơ sở cung cấp
dịch vụ là biện pháp hạn chế đối xử quốc gia => [tiếp cận thị trường]
1S 2D 3S

1) Hiệp định GATS của WTO không điều chỉnh những dịch vụ quan trọng trong vận tải
hàng không: quyền chuyên chở và phần lớn các dịch vụ trực tiếp liên quan tới thực hiện
quyền chuyên chở
2) Theo WTO, trong lĩnh vực dịch vụ chưa cam kết, nếu mở cửa thì cần tuân thủ nguyên
tắc MFN
3) Các thành viên của FTA có thể tự do hóa thương mại dịch vụ ở mức cao hơn cam kết
trong WTO
1D 2D 3D

1) Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) được xem xét trên cơ sở kiểm
tra nhu cầu kinh tế (ENT) là biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường
2) Du lịch là nhóm dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thương mại dịch vụ quốc tế
3) Các nước phát triển đóng vai trò chủ đạo trong xuất khẩu dịch vụ của thế giới
4) Các nước đang phát triển đóng vai trò chủ đạo trong nhập khẩu dịch vụ của thế giới
1D 2D 3D 4S
1) Trong mua sắm dịch vụ của chính phủ (không với mục đích thương mại) thì không cần
tuân thủ nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
2) Các nước có thể sử dụng trợ cấp trong lĩnh vực dịch vụ
3) Trong mua sắm dịch vụ của chính phủ (không với mục đích thương mại) thì không cần
tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia
1D 2D 3D

You might also like