You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


---------***---------

BÁO CÁO GIỮA KỲ


ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC XUNG ĐỘT ĐỊA
CHÍNH TRỊ NGA – UKRAINE ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI VIỆT NAM
LỚP: KTE303(HKI – 2324)1.1

NHÓM SỐ: 2

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thị Thanh Bình

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Họ và tên Mã số sinh viên Đóng góp (%)


Nguyễn Quý Dương 2114410046
Mai Thúy Hằng 2114410053
Đặng Kim Ngân 2114410127
Nguyễn Cẩm Nhung 2114410141
Chu Thúy Quỳnh 2114410157
Phạm Phương Thảo 2114410173

Hà Nội, tháng…năm…
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***---------

BÁO CÁO GIỮA KỲ


ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC XUNG ĐỘT ĐỊA
CHÍNH TRỊ NGA – UKRAINE ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI VIỆT NAM
LỚP: KTE303(HKI – 2324)1.1

NHÓM SỐ: 2

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Đinh Thị Thanh Bình

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Họ và tên Mã số sinh viên Đóng góp (%)


Nguyễn Quý Dương 2114410046
Mai Thúy Hằng 2114410053
Đặng Kim Ngân 2114410127
Nguyễn Cẩm Nhung 2114410141
Chu Thúy Quỳnh 2114410157
Phạm Phương Thảo 2114410173

Hà Nội, tháng…năm…
Contents
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CUỘC XUNG ĐỘT ĐỊA CHÍNH TRỊ..........................6
1.1 Khái niệm xung đột địa chính trị...........................................................................6
1.2 Bản chất và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng..................................................6
1.2.1 Bản chất của cuộc khủng hoảng......................................................................6
1.2.2 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng..............................................................6
1.3 Tác động của cuộc xung đột địa chính trị Nga - Ukraine đến kinh tế chung thế
giới ............................................................................................................................... 8
1.3.1 Tác động đến thương mại và dịch vụ toàn cầu................................................8
1.3.2 Tác động đến thị trường hàng hóa................................................................10
1.3.3 Tác động đến giá cả lương thực:...................................................................11
1.3.4 Tác động đến thâm hụt ngân sách và lạm phát:.............................................12
1.4 Tác động của cuộc xung đột địa chính trị Nga – Ukraine đến kinh tế Việt Nam. 13
1.4.1 Tác động đến thương mại.............................................................................13
1.4.2 Tác động đến thị trường nhiên liệu và nông sản...........................................15
1.4.3 Tác động tới thị trường nông sản:.................................................................15
1.4.4 Tác động lên thâm hụt ngân sách, nợ công và lạm phát của Việt Nam.........16
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE TỚI XUẤT NHẬP
KHẨU CỦA VIỆT NAM.................................................................................................17
2.1 Khái niệm về xuất nhập khẩu..............................................................................17
2.1.1 Nhập khẩu.....................................................................................................17
1. Đa dạng hóa thị trường, nguồn cung quốc tế.............................................................32
3. Tận dụng cơ hội đầu tư quốc tế, FDI.........................................................................33
4. Đảm bảo thị trường, nguồn cung trong nước............................................................34
5. Áp dụng giải pháp ngăn ngừa rủi ro thanh toán........................................................34
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam vốn là một nước có độ mở kinh tế cao. Đặt trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xuất nhập khẩu là một công cụ để giúp nước ta
ngày càng hội nhập sâu rộng hơn và trong đó Nga, Ukraine là thị trường tiềm năng
của Việt Nam cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Tuy nhiên, cuộc xung đột địa chính
trị giữa hai nước này khiến cho thị trường xuất nhập khẩu ở nước ta cũng bị ảnh
hưởng. Do đó, sự đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ tác động đến những thị trường liên
đới khác, liên quan đến các giao dịch thanh toán giữa các doanh nghiệp. Nhiều
doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam đã bị ngừng trệ đơn hàng, đứt gãy
nguồn cung nguyên vật liệu, chậm trễ trong các biện pháp thanh toán. Cuộc xung
đột giữa Nga - Ukraine gây ra sự sụt giảm đột ngột và kéo dài trong hoạt động xuất
khẩu Việt Nam, tiếp tục gây áp lực lên nguồn cung và giá tiêu dùng trong nước.
Vì những lý do trên, đề tài “Ảnh hưởng của cuộc xung đột địa chính trị
giữa Nga - Ukraine đến xuất nhập khẩu tại Việt Nam” được nghiên cứu với hy
vọng đưa ra vấn đề khó khăn mà thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam cần tháo dỡ,
đồng thời đưa ra những hướng đi và hành động của chính phủ cụ thể nhằm khắc
phục tình trạng đó, đưa xuất nhập khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trở lại.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và sự tác động của cuộc xung
đột đến nền kinh tế chung của thế giới.
2. Xác định và phân tích các tác động của cuộc xung đột tới thị trường xuất
nhập khẩu của Việt Nam.
3. Đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề khó khăn trong thị trường Việt
Nam xuất nhập khẩu.
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đến các ngành hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt
Nam với nước Nga và Ukraine.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này thực hiện thông qua phương pháp định tính dùng các thông
tin và số liệu về sản lượng xuất nhập khẩu, kim ngạch được lấy từ nhiều nguồn
khác nhau, tiến hành chắt lọc thông tin và xử lý để đánh giá quy mô, bản chất của
đối tượng nghiên cứu theo thời gian và không gian giai đoạn 2020 - 2022
Cấu trúc bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu và danh mục tài liệu
tham
khảo, bài tiểu luận được cấu trúc hóa thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về cuộc xung đột địa chính trị Nga – Ukraine.
Chương 2: Ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam.
Chương 3: Những giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh
xung đột.
Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Đinh Thị Thanh Bình,
giảng viên bộ môn Kinh tế chính trị quốc tế đã hướng dẫn, góp ý giúp nhóm tác giả
hoàn thành tốt nhất bài tiểu luận này. Mặc dù có nhiều cố gắng và nỗ lực song do
hạn chế về thời gian, tài liệu và kinh nghiệm nên bài nghiên cứu của nhóm không
tránh khỏi sai sót. Vì vậy, chúng em rất mong nhận được nhận xét và góp ý của cô
để nghiên cứu của nhóm được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CUỘC XUNG ĐỘT ĐỊA CHÍNH TRỊ
1.1 Khái niệm xung đột địa chính trị
Xung đột địa chính trị xuất hiện trong bối cảnh của cuộc tranh cãi về quyền lực, tài
nguyên, lãnh thổ, ý kiến chính trị. Chúng có thể gây ra căng thẳng và mất lòng tin trong
cộng đồng và có khả năng dẫn tới hậu quả nghiêm trọng như chiến tranh hay bạo lực.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine được gọi là xung đột địa chính trị vì nó bắt
nguồn từ tranh cãi liên quan đến lãnh thổ và vị trí địa lý. Có sự khác biệt văn hóa, ngôn
ngữ và tôn giáo giữa miền Tây Ukraine (ủng hộ phương Tây) và miền Đông Ukraine (gần
với Nga). Sự đối lập chính trị đã tạo ra căng thẳng và góp phần vào xung đột địa chính
giữa Nga và Ukraine. Có bằng chứng cho thấy rằng Nga đã hỗ trợ quân sự, cung cấp vũ
khí và đào tạo binh sĩ cho các phe ly khai ở miền Đông Ukraine. Sự can thiệp này đã
khiến cuộc xung đột trở nên phức tạp và gia tăng thêm căng thẳng giữa hai bên.
1.2 Bản chất và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
2.2.1 Bản chất của cuộc khủng hoảng
Bản chất của cuộc xung đột là mâu thuẫn giữa việc Nga muốn khôi phục địa vị “siêu
cường” thế giới trước hết tại khu vực châu Âu, với nhu cầu bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của Ukraine. Bên cạnh đó là tham vọng của Mỹ cùng đồng minh muốn duy trì
một trật tự do Mỹ - Liên minh châu Âu (EU) - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
(NATO) đã thiết lập tại khu vực. Ukraine nằm trên lục địa Âu - Á, với vị trí hết sức quan
trọng là “vùng đệm tự nhiên” giữa Đông và Tây, Ukraine trở thành chiến trường giữa một
bên là Nga cùng một số nước, với một bên là Mỹ và đồng minh trong một cuộc “chiến
tranh ủy nhiệm”. Ý chí và quyết tâm của cả hai bên khiến “chiến dịch quân sự đặc biệt”
của Nga tại Ukraine trở thành một cuộc chiến tranh truyền thống tàn khốc mà đến nay
chưa tìm được lối thoát.

2.2.2 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng


Nguyên nhân sâu xa.
Thứ nhất, mâu thuẫn giữa việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea và kiểm soát, khống
chế các hoạt động quân sự và dân sự của Ukraine ở Biển Đen với việc Mỹ cùng đồng
minh muốn ủng hộ Ukraine lấy lại bán đảo này, đẩy hạm đội Biển Đen của Nga ra khỏi
Biển Đen.
Thứ hai, mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ cùng đồng minh NATO. Cụ thể, Nga muốn
giành lại vị trí quan trọng trên vũ đài quốc tế, vươn lên tầm cường quốc toàn cầu, khiến
thế giới phải thay đổi cách nhìn về vị thế quốc tế mới của Nga sau khi Liên Xô sụp đổ.
Trong khi đó, Mỹ và NATO muốn đưa Ukraine vào quỹ đạo kiểm soát của họ và việc
“phương Tây hóa Ukraine” sẽ có tác dụng giúp thúc đẩy “cách mạng màu” xảy ra bên
trong chính nước Nga, góp phần làm suy giảm sức mạnh tổng hợp của Nga.
Nguyên nhân trực tiếp.
Thứ nhất, cuộc xung đột giữa chính quyền Ukraine và lực lượng ly khai Donbass
do Nga hậu thuẫn gia tăng, nhất là sau tháng 10/2021, khiến tiến trình đàm phán hòa bình
theo Thỏa thuận Minsk 2 - giải pháp duy nhất đối với cuộc khủng hoảng chính trị Ukraine
- khó đạt được kết quả.
Thứ hai, Mỹ và NATO không chỉ chuyển giao vũ khí cho Ukraine, nhất là sau giai
đoạn Mỹ rút quân khỏi Afghanistan (tháng 9/2021), mà còn triển khai tên lửa tầm trung
và lực lượng quân sự trên lãnh thổ NATO - Đông Âu hướng tới Nga.
Thứ ba, đáp lại những động thái đó, Nga đã triển khai trên 100.000 quân dọc biên
giới trên bộ giáp với Ukraine, khu vực bán đảo Crimea, đồng thời tập trung quân đội ở
nước láng giềng Ukraine là Belarus với danh nghĩa tập trận chung, cũng như phái 6 tàu
chiến hiện đại tiến vào Biển Đen.
Thứ tư, Mỹ và đồng minh NATO không đáp ứng bản đề nghị an ninh gồm 8 điểm
của Nga gửi tới Mỹ và NATO vào giữa tháng 12/2021.
Những điều này được cho là đã đẩy căng thẳng giữa Nga và Mỹ cùng đồng minh
NATO lên đỉnh điểm thành cuộc xung đột quân sự mà chiến trường là Ukraine.
1.3 Tác động của cuộc xung đột địa chính trị Nga - Ukraine đến kinh tế chung thế
giới
2.3.1 Tác động đến thương mại và dịch vụ toàn cầu
Cuộc xung đột địa chính trị giữa Nga và Ukraine gây ra tác động mạnh mẽ vào
chuỗi cung ứng toàn cầu. Chiến tranh và các lệnh trừng phạt kéo theo đã cắt đứt các tuyến
giao thông quan trọng giữa Nga, Ukraine và phần còn lại của thế giới, làm gián đoạn
thương mại trên diện rộng. Các cảng Biển Đen của Ukraine đã bị phong tỏa hoặc chiếm
đóng, khiến nước này có rất ít tuyến đường xuất khẩu hàng hóa.

Hình: Bản đồ các khu vực biển mà Nga kiểm soát trên khu vực biển Đen và biển Azov

Nguồn: Argumentua

Số lượng hàng hóa của Ukraine có đến 70% được xuất khẩu qua đường biển, việc
Nga kiểm soát gần như mọi lối ra vào biển Đen và biển Azov khiến cho xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ của Ukraine sụt giảm nghiêm trọng. Kể từ khi cuộc chiến có dấu hiệu căng
thẳng vào đầu năm 2021, xuất khẩu của Ukraine đã giảm mạnh từ 81,281 tỉ USD xuống
chỉ còn 56,11 tỉ USD.
100
81.281
80
60.101 56.11
60
Tỉ USD

40
20
0
2020 2021 2022
Năm

Hình: Biểu đồ giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Ukraine trong giai đoạn 2020 –
2022

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ số liệu của World Bank

Quá trình vận chuyển đường sắt qua Nga đang chậm lại do việc kiểm tra việc tuân
thủ các biện pháp trừng phạt và các đợt trừng phạt tiếp theo có thể có nguy cơ khiến hoạt
động vận chuyển đường sắt bị dừng hoàn toàn.

Hình : Máy bay trên thế giới tránh không phận Nga và Ukraine

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam


Hơn 30 quốc gia đã đóng cửa không phận với Nga và Nga đã đáp trả bằng cách cấm
bay qua không phận với 37 quốc gia trên toàn cầu. Do đó, vận tải hàng không giữa châu
Âu và châu Á hiện phải được định tuyến lại để tránh không phận Nga. Cụ thể, các chuyến
bay đi/đến châu Âu phải thay đổi đường bay tránh Nga qua Trung Quốc, Kazakhstan hoặc
qua Bắc Phi. Với việc cấm các hãng hàng không khai thác các đường bay không lưu qua
Nga đã khiến chi phí khai thác “đội” lên rất lớn, tạo nên áp lực lên hệ thống vận chuyển
logistics toàn cầu và giá cả hàng hóa. Theo Hiệp hội hàng không quốc tế, cước phí vận
chuuyển qua đường hàng không đã tăng lên 150% so với thời điểm trước cuộc chiến.
Điều này gây ra sức ép lên nhiều lĩnh vực và nhiều nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu.

Du lịch cũng sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Georgia và
Montenegro phụ thuộc nhiều vào du khách Nga và Ukraina. Sự sụt giảm trong du lịch
toàn cầu ít nhất sẽ tạm thời cản trở sự phục hồi sau đại dịch của ngành.

2.3.2 Tác động đến thị trường hàng hóa


 Về giá cả nhiên liệu: Giá năng lượng bị ảnh hưởng trực tiếp nhất
Hình: Biểu đồ giá dầu thô Brent từ giai đoạn 2020 đến 2022

140.00
120.00
100.00
80.00
USD/ thùng

60.00
40.00
20.00
0.00
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
1-0 3-0 5-0 7-0 9-0 1-0 1-0 3-0 5-0 7-0 9-0 1-0 1-0 3-0 5-0 7-0
-0 -0 -0 -0 -0 -1 -0 -0 -0 -0 -0 -1 -0 -0 -0 -0
020 020 020 020 020 020 021 021 021 021 021 021 022 022 022 022
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ số liệu của FRED

Chiến tranh giữa Nga – Ukraine làm cho giá các mặt hàng nhiên liệu như dầu mỏ,
khí đốt tăng cao đột biến trên phạm vi toàn cầu. Nga là một trong những nhà cung cấp
năng lượng lớn nhất thế giới, cung cấp 14% lượng dầu thô và 9% lượng khí đốt tự nhiên
trên toàn cầu. Điều này gây ra sự đe dọa lớn đến an ninh năng lượng. Theo số liệu mà
nhóm tác giả thu thập từ Ngân hàng Liên Bang Hoa Kỳ, giá dầu thô có xu hướng tăng liên
tục từ tháng 3/2021 đến tháng 7/2021 từ 18,38 USD/thùng lên đến 122,71 USD/thùng.
Giá khí đốt cũng chứng kiến mức tăng phi mã kể từ khi dòng chảy khí đốt từ Nga sang
Châu Âu bị gián đoạn, theo đó, giá khí đốt đầu năm 2023 đã tăng 62%, cao nhất kể từ
năm 2005, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành sản xuất và tiêu dùng năng lượng trên
toàn thế giới.

2.3.3 Tác động đến giá cả lương thực:


Giá khí đốt tự nhiên, thành phần chính của phân bón amoniac, tăng cao sẽ đẩy chi
phí của nông dân lên cao và giảm năng suất cây trồng, làm trầm trọng thêm tình trạng
tăng giá và thiếu lương thực
Hình: Biểu đồ giá lúa mì thế giới giai đoạn 2020 - 2022
500.000
450.000
400.000
350.000
300.000
250.000
USD/ tấn

200.000
150.000
100.000
50.000
0.000
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
1 -0 3-0 5-0 7-0 9-0 1-0 1-0 3-0 5-0 7-0 9-0 1-0 1-0 3-0 5-0 7-0
-0 -0 -0 -0 -0 -1 -0 -0 -0 -0 -0 -1 -0 -0 -0 -0
0 20 020 020 020 020 020 021 021 021 021 021 021 022 022 022 022
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ số liệu của FRED

Những mặt hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc xung đột chủ yếu là lúa mì, ở
một mức độ nào đó là ngô, dầu ăn. Trên thực tế lúa mì là mặt hàng chính bị ảnh hưởng
bởi chiến tranh. Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, gần 20% xuất khẩu toàn
cầu vào năm 2021, Ukraine chiếm thêm 10%. Bây giờ cả hai đều không phải là nhà sản
xuất lúa mì lớn nhất, đó là Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng họ là nhà xuất khẩu lớn nhất. Và
vì vậy, khoảng 35% dân số thế giới dựa vào lúa mì làm lương thực chính. Điều này gây ra
cú sốc rất đáng kể. Giá lúa mì có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn hai nước xảy ra
xung đột, đầu năm 2020 giá lúa mì đang còn ở ngưỡng 172,24 USD/tấn, chỉ sau đó một
năm, giá cả đã tăng lên đến 237 USD/tấn. Vào giữa năm 2022, mức giá lúa mì đã tăng
gần 2,5 lần, chạm mốc 444,157 USD/tấn. Điều đó có thể được lí giải từ việc lực lượng
Nga phong tỏa các cảng Biển Đen của Ukraine, tạm dừng vận chuyển ngũ cốc qua tuyến
đường này. Nhiều quốc gia phản ứng bằng cách hạn chế hoặc ngừng xuất khẩu lương thực
hoặc phân bón trong nỗ lực bảo vệ nguồn cung lương thực trong nước. Nhưng những biện
pháp đó phản tác dụng và chỉ đẩy giá lên cao hơn, đe dọa các quốc gia phụ thuộc vào
nhập khẩu lương thực. Nga và Belarus chiếm 20% lượng xuất khẩu phân bón toàn cầu, và
một lần nữa, giá phân bón trước chiến tranh đã rất cao do giá dầu cao và giá urê, thực tế
đã tăng gấp ba lần vào năm 2022, tác động tiêu cưc lên xuất khẩu lúa mì.

Những quốc gia có tỷ trọng nhập khẩu lúa mì cao từ Ukraine và Nga là những
quốc gia có nguy cơ trước mắt cao nhất, đặc biệt là những quốc gia vẫn đang chờ giao
hàng trong nửa cuối năm, chẳng hạn như Ai Cập, họ đang vẫn chờ 6,6 triệu tấn. Thổ Nhĩ
Kỳ là nước nhập khẩu lúa mì lớn, 4 triệu tấn. Bangladesh gần 4 triệu tấn. Và Iran là 1,7
triệu tấn. Ngoài ra còn có Lebanon, Tunisia, Yemen, Libya và Pakistan. Các quốc gia
trong khu vực, các nước Trung Đông và Bắc Phi phụ thuộc vào lúa mì từ khu vực Biển
Đen. Vì vậy, cú sốc phức tạp về cuộc chiến ở Ukraine có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng
cho những người nghèo, người dễ bị tổn thương ở một số quốc gia Trung Đông, Bắc Phi
nếu các quyết định nhân đạo và phát triển không được mở rộng.

2.3.4 Tác động đến thâm hụt ngân sách và lạm phát:
Một trong những biện pháp mà các ngân hàng trung ương ban hành để kiềm chế lạm
phát do chiến tranh Nga – Ukraine gây tăng giá lương thực, thực phẩm và năng lượng đó
là tăng lãi suất. Trong buối cảnh các chính phủ tăng mạnh chi tiêu ngân sách do dại dịch
Covid-19 trước đó, dẫn đến tổng vay nợ trên toàn cầu của chính phủ gia tăng chóng mặt
lên mức 256% GDP trong năm 2020. Điều này tạo sức ép lên các nước đang phát triển khi
họ không có khả năng thanh toán nợ, khoảng 60% trong số các nước thu nhập thấp đối
mặt với nguy cơ rủi ro cao xảy ra nguy hiểm về nợ, hoặc đã ở trong tình trạng nguy hiểm
nợ. Điều này có tác động lên nền kinh tế chung thế giới.

Xu hướng tăng chi tiêu cho quốc phòng trong bối cảnh chiến tranh cũng là điều gia
tăng nợ công ở nhiều quốc gia, làm cho kinh tế thế giới có xu hướng khủng hoảng. Mặt
khác, việc cam kết viện trợ quân sự cho chiến tranh ngày càng leo thang ở Ukraine làm
trầm trọng thêm tác động của nợ công lên kinh tế thế giới. Chỉ riêng Hoa Kỳ đã cam kết
viện trợ cho Ukraine, chủ yếu ở viện trợ vũ khí và các khí tài quân sự.

Thâm hụt ngân sách, nợ công cao có thể dẫn đến hệ quả đó là lạm phát trên phạm vu
toàn cầu, tác động đến nhiều quốc gia và khu vực. Các chuyên gia kinh tế dự báo lạm phát
toàn cầu có thể tăng thêm trong năm 2023 từ 1,5% đến 2%.
1.4 Tác động của cuộc xung đột địa chính trị Nga – Ukraine đến kinh tế Việt Nam
2.4.1 Tác động đến thương mại
Hình: Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nga và Ukraine đầu năm 2022

350 325.3
300 276.2
250
triệu USD

200
150
100
50 32.5
5.4
0
Nga Ukraine

Nhập khẩu Xuất khẩu

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Nga và Ukraine đóng vai trò là hai đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại
Châu Âu. Tháng 1/2022, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga đạt 325,3 triệu
USD. Đối với thị trường Ukraine, xuất khẩu trong tháng 1 đạt 32,5 triệu USD. Do đó,
xung đột địa chính trị giữa Nga và Ukraine có thể khiến cho thương mại của Việt Nam
chịu ảnh hưởng.

Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do chiến tranh Nga-Ukraine gây ảnh hưởng đến
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhất là đối với các mặt hàng điện, điện tử vì cả Nga
và Ukraine là 2 nhà cung cấp lớn những vật liệu quan trọng để sản xuất các thiết bị điện
tử như nickel, palladium nên bất kỳ hạn chế nào đều có thể gây gián đoạn chuỗi sản xuất
thiết bị điện tử.

Bên cạnh đó, các tuyến đường vận tải biển, hàng không bị gián đoạn có thể gây ra sự
đội giá của chi phí giao dịch, vận chuyển. Đồng rube bị mất giá có thể ảnh hưởng đến thu
ngoại tệ của hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam

Hình: Biểu đồ cơ cấu thương mại giữa Việt Nam và một số quốc gia
1.10%

28.60%
41.70%

16.70%

11.90%

Mỹ Trung Quốc EU
Khác Nga 1%, Ukraine 0,1%

Nguồn: Cục xuất nhập khẩu

Tuy vậy, về tổng thể, tác động trực tiếp của cuộc xung đột Nga-Ukraine tới Việt
Nam được đánh giá không quá lớn, bởi kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Nga
và cả Việt Nam – Ukraine đều chiếm chưa tới 1% tổng thương mại hàng hóa mỗi nước.

2.4.2 Tác động đến thị trường nhiên liệu và nông sản
 Tác động tới thị trường nguyên nhiên liệu:

Nga và Ukraine cũng chiếm tới 14% thị phần nguồn cung thép cho thế giới. Giá
thép Việt Nam cũng điều chỉnh tăng ba lần chỉ trong tháng 02/2022. Những rủi ro về giá
dầu, giá thép và nhiều nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí sản xuất hàng hóa sẽ đắt đỏ hơn,
do thị phần sản xuất và xuất khẩu của Nga và Ukraine rất lớn. Việt Nam nhập khẩu ròng
giá trị dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu với gần 6 tỷ USD trung bình mỗi năm trong giai
đoạn 2017 - 2021. Khi giá dầu tăng cao buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải dừng giao
dịch với Nga và chuyển sang tìm các nhà cung ứng đầu vào từ Úc, Nam Mỹ và châu Phi.

Ở một chiều hướng ngược lại, xung đột Nga - Ukraine khiến giá dầu thế giới tăng
cũng có lợi cho ngành Dầu khí Việt Nam. Theo Bộ Tài chính, giá dầu tăng đã giúp thu
ngân sách của Việt Nam từ dầu thô tăng hơn 57% (tháng 02/2022), đóng góp gần 29%
vào dự toán thu ngân sách của Nhà nước.

2.4.3 Tác động tới thị trường nông sản:


Giá phân bón, vật tư hàng hóa nông nghiệp luôn là "nỗi ám ảnh" với nông dân Việt
Nam. Năm 2021, giá phân bón sản xuất trong nước và giá nhập khẩu đã tăng khoảng 60 -
80% và tiếp tục ăng lên 20% nữa (tháng 02/2022). Giá thức ăn chăn nuôi cũng tăng, trong
khi giá các sản phẩm đầu ra bấp bênh tạo thêm khó khăn kép cho nông dân. Giá nguyên
liệu đầu vào như lúa mỳ, ngô… đã tăng lên 10 - 20%. Khi xung đột nổ ra, nhiều lô hàng
xuất khẩu của Việt Nam không thể đưa vào Nga, Ukraine và một số quốc gia Đông Âu,
điều này gây ảnh hưởng xấu đến ngành chăn nuôi và trồng trọt của Việt Nam.

Tuy nhiên, xung đột giữa 2 nước này có thể tạo cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất
nhập khẩu sang thị trường châu Âu, châu Á, châu Phi và Trung Đông nhờ việc nông sản
Việt Nam trở thành hàng hoá thay thế cho nông sản Nga và Ukraine khi mà các nước
nhập khẩu ở gặp khó khăn khi nguồn cung gián đoạn.

2.4.4 Tác động lên thâm hụt ngân sách, nợ công và lạm phát của Việt Nam
 Tác động tới thâm hụt ngân sách, nợ công:

Rủi ro trên thị trường tài chính toàn cầu tăng lên là điều không thể tránh khỏi khi
xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, điều này có thể gây hoang mang cho các nhà
đầu tư dẫn đến việc rút vốn khỏi thị trường. Hệ quả là sự mất giá tiền tệ và chứng khoán,
gây ảnh hưởng nợ công và ngân sách. Bên cạnh đó, chiến tranh có thể tác động tiêu cực
đến xuất khẩu, do đó làm tăng thâm hụt ngân sách của Việt Nam.

 Tác động tới lạm phát:

Xung đột tạo nên sức ép đến lạm phát tại Việt Nam. Chi phí sản xuất - kinh doanh,
hay chi phí sinh hoạt của người dân bị đội lên nhiều do giá nguyên vật liệu và nhiên liệu
đầu vào của quá trình sản xuất tăng. Thêm vào đó, Việt Nam là nước có độ mở cửa lớn
nên vô cùng nhạy cảm với biến động giá cả toàn cầu, do đó một khi giá dầu, giá phân bón
hay giá điện tăng thì Việt Nam khó tránh khỏi nhiều hệ lụy. Bởi vậy, có thể nhận thấy áp
lực lạm phát đang rất nặng
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE TỚI XUẤT
NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
2.1 Khái niệm về xuất nhập khẩu
2.1.1 Nhập khẩu
Tại Khoản 2, Điều 28 của Luật Thương mại 2005 do Quốc hội ban hành ngày
14/06/2005 đã đưa ra khái niệm như sau: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa
vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt
Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

3.1.2. Xuất khẩu

Theo Khoản 1, Điều 28 của Luật thương mại 2005 do Quốc hội quy định ngày
14/06/2005 thì khái niệm xuất khẩu mang tính vĩ mô hơn. Cụ thể là: “Xuất khẩu hàng hóa
là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm
trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

3.2. Vai trò của xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế

3.2.1. Vai trò của nhập khẩu

Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành ngoại thương chính vì thế nhập
khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với thương mại quốc tế, được thể hiện qua 5 vai
trò chủ yếu sau:

● Tạo cơ hội cho các nước chuyển giao công nghệ, từ đó thúc đẩy sự phát triển vượt
bậc của hoạt động sản xuất, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng đều về
trình độ phát triển trong xã hội.
● Gia tăng sức cạnh tranh giữa hàng nội địa và hàng ngoại nhập, khuyến khích các
doanh nghiệp trong nước phải không ngừng vươn lên.
● Xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ hoàn toàn nền kinh tế đóng.
● Giải quyết một số nhu cầu đặc biệt (hàng khan hiếm hoặc quá hiện đại mà trong
nước không thể sản xuất được).
● Là cầu nối thông suốt nền kinh tế, thị trường trong và ngoài nước khác nhau.
3.2.2 Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu cũng đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và sự
phát triển của một quốc gia nói riêng, bao gồm 6 vai trò chính dưới đây:
 Tạo nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho nhập khẩu và hoạt động tái đầu tư vào các
lĩnh vực khác.
 Quảng bá thương hiệu không chỉ là thương hiệu của doanh nghiệp mà còn là
thương hiệu của quốc gia trên thị trường quốc tế.
 Gia tăng dự trữ ngoại tệ cho một quốc gia. Đây là cơ sở để tăng tích lũy ngoại tệ,
cân bằng cán cân thanh toán là điều kiện tốt góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc
gia phát triển.
 Tăng quy mô nền kinh tế thế giới, là động lực để mở rộng quy mô sản xuất của
từng quốc gia. Càng nhiều quốc gia đẩy mạnh sản xuất để xuất khẩu, nền kinh tế
thế giới cũng sẽ tăng trưởng tốt.
 Giải quyết vấn đề việc làm. Sự gia tăng đầu tư trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá
xuất khẩu đã tạo điều kiện cho sản xuất trong nước đi lên cả về chất lượng và tốc
độ tăng trưởng, sự phân công lao động mới đòi hỏi lao động được sử dụng nhiều
hơn.
 Mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia, làm cho nền
kinh tế của mỗi quốc gia gắn chặt với phân công lao động quốc tế.
3.3. Thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam trước xung đột
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa các nước lớn trên thế giới, xung đột
chính trị và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 giai đoạn 2020–2021, xuất nhập khẩu
hàng hóa của Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc về mặt quy mô và tốc độ.

Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
chính thức đạt 543,9 tỷ USD trong năm 2020. Kim ngạch thương mại của Việt Nam năm
2021 mặc dù chịu sự tác động của đại dịch COVID-19 vẫn tăng trưởng ấn tượng, đạt mức
kỷ lục 668,5 tỷ USD. Xuất khẩu ghi nhận sự tăng trưởng mạnh về quy mô, từ 281,5 tỷ
USD năm 2020 lên 336,3 tỷ USD năm 2021 (tăng 19% so với năm 2020) và nhập khẩu
đạt 332,2 tỷ USD năm 2021 (tăng 26,5% so với năm 2020). Có thể thấy, trong năm vừa
qua các doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện tốt mục tiêu vừa chống dịch, vừa tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với đó là nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại ở cả thị
trường trong nước và các mặt hàng xuất khẩu, giúp gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu
của Việt Nam so với năm trước đó.

Hình: Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2020-2021
336.3 332.2
281.5 262.4
350
300
Tỷ USD 250
200
150
100
50
0
2020 2021
Xuất khẩu Nhập khẩu

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Quá trình hội nhập cũng được khai thác hiệu quả, kết hợp tăng trưởng xuất khẩu
với quản lý có hiệu quả hoạt động nhập khẩu giúp cán cân thương mại chuyển từ nhập
siêu sang xuất siêu. Cán cân thương mại luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu cao và ghi
nhận xuất siêu kỷ lục trên 19 tỷ USD năm 2020. Cũng theo Tổng cục thống kê, tính chung
năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4 tỷ USD.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2020 nước ta có 31 mặt hàng đạt kim
ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 24 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ
USD, 9 mặt hàng có tổng kim ngạch trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng có tổng kim ngạch trên
10 tỷ USD.

Hình 3.2. Các mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD của Việt Nam năm 2020
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong năm 2021 có 47 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ
trọng 94,1% tổng kim ngạch nhập khẩu và có 35 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1
tỷ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu trong đó có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10
tỷ USD, chiếm 69,7%. Về nhập khẩu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy
móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác vẫn là hai nhóm mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của
Việt Nam với mức tăng trưởng tương ứng là 17,9% và 24,3%. Những mặt hàng nhập
khẩu chủ lực khác cũng đều có mức tăng trưởng trên 9%. Trong đó, một số nhóm sản
phẩm có tăng trưởng nhập khẩu cao bao gồm: hóa chất (52,1%); thép các loại (42,8%);
kim loại thường khác (42,3%).

Bảng 3.1. Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2021

STT Nhóm/Mặt hàng chủ yếu Kim ngạch năm 2021 So với năm
(tỷ USD) 2020 (%)

1 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh 75,4 17,9


kiện

2 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 46,3 24,3


khác

3 Điện thoại và linh kiện 21,4 28,8

4 Vải các loại 14,3 20,6

5 Chất dẻo nguyên liệu 11,7 39,2

6 Thép các loại 11,5 42,8

7 Kim loại thường khác 8,6 42,3

8 Sản phẩm từ chất dẻo 8,0 9,4


STT Nhóm/Mặt hàng chủ yếu Kim ngạch năm 2021 So với năm
(tỷ USD) 2020 (%)

9 Sản phẩm hóa chất 7,7 34,7

10 Hóa chất 7,6 52,1

Nguồn: Tổng cục hải quan

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam
và Nga trong năm 2021 đạt 5,5 tỷ USD tăng 13,8% so với năm 2020. Trong đó, kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga đạt 3,2 tỷ USD tăng 13,2%; kim ngạch
nhập khẩu từ Nga đạt 2,3 tỷ USD tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2020. So với tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu trong năm qua gần 670 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hơn 336 tỷ
USD, xuất khẩu sang Nga chỉ chiếm gần 1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam. Đối với Ukraine, thương mại hai chiều Việt Nam - Ukraine mới đạt trên 720 triệu
USD (tăng 50,6% so với năm 2020), trong đó xuất khẩu từ Việt Nam đạt 344,6 triệu USD
(tăng 21%), nhập khẩu từ Ukraine đạt 375,8 triệu USD (tăng 94,2%), nhưng chỉ chiếm
0,1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Trong năm 2019, dưới ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, chuỗi cung ứng tại Việt
Nam bị tác động tương đối nghiêm trọng với hàng loạt các chính sách đóng cửa đối ngoại,
hạn chế xuất nhập khẩu được đưa ra. Thế nhưng, sang năm 2021, mặc dù tình hình dịch
bệnh phức tạp vẫn diễn ra ở nhiều quốc gia, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã
có đà tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hóa ước tính tăng gần 30% so với cùng kỳ – mức tăng trưởng cao nhất 10 năm vừa
qua. Theo đánh giá của Bộ Công thương, hiện nay, hầu hết các mặt hàng đã dần lấy lại
được đà tăng trưởng so với trước đại dịch.

3.4 Tác động của xung đột Nga - Ukraine đến xuất nhập khẩu Việt Nam

Cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine vừa qua đã gây ra những tác động tiêu cực đến
nền kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu và Việt Nam không phải là ngoại lệ, đặc biệt là
hoạt động xuất - nhập khẩu, sẽ bị tổn hại về lâu dài do độ mở kinh tế cao.

Hoạt động xuất nhập khẩu khó khăn khiến giá cả hàng hóa bị đẩy giá và đây là
nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng CPI trong những tháng cuối năm 2022 tăng
đáng kể với cùng kỳ các năm trước.
Hình: Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022

6.43%
5.40%
4.90%
4.30% 4.37% 4.55%
3.94%
3.17% 3.39%
3.37% 3.14% 3.18%
2.90%
2.70% 2.90%
2.64% 2.86% 2.82% 2.98%
2.89%
2.41% 2.40% 2.41% 2.64% 2.47%
1.94% 2.06% 2.10%
1.77% 1.81%
1.42% 1.16% 1.48%
0.70%
0.19%
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
-0.97%
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

2020 2021 2022

Nguồn: Nhóm tác giả tự thống kê từ số liệu của Tổng cục thống kê

3.4.1 Tác động đến nhập khẩu:

Việt Nam nhập khẩu từ Nga và Ukraine tuy ít nhưng lại thuộc các mặt hàng quan
trọng và chiến lược của Việt Nam như: phân bón, các hàng hoá nguyên liệu đầu vào cho
sản xuất nông nghiệp, sản phẩm gỗ, dầu mỏ, chất bán dẫn, xăng dầu,…

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại nhập khẩu giữa Việt
Nam và Nga năm 2021 đạt 2,3 tỷ đô la Mỹ (tăng 14,9% so với năm 2020). Đối với thị
trường Ukraine, năm 2021, kim ngạch nhập khẩu từ Ukraine đạt 375,8 triệu đô la Mỹ
(tăng 94,2% so với năm 2020). Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu từ cả Nga và Ukraine
năm 2022 đều giảm so với các năm 2020 và 2021. Năm 2022, kim ngạch nhập khẩu từ
Nga đạt 1994.9 triệu đô la Mỹ, giảm 14,59% và 0.4% so với năm 2021 và năm 2020;
nhập khẩu từ Ukraine đạt 178,6 triệu đô la Mỹ, giảm 51,64% và 7,70% so với năm 2021
và năm 2020.
Hình: Trị giá nhập khẩu hàng hoá từ Nga và Ukraine giai đoạn 2020 - 2022

USD/Tấn

2500
2000
1500
1000
500
0
2020 2021 2022

m
Liên Bang Nga Ukraine

Nguồn: Tổng cục thống kê

Với mặt hàng phân bón, trước khi xung đột xảy ra, Nga là nước xuất khẩu phân
bón lớn nhất thế giới. Mặc dù lượng phân bón nhập khẩu từ Nga ít so với lượng phân bón
nhập khẩu chung trên toàn cầu, nhưng phân bón NPK của Nga là loại phân bón rất phù
hợp với các loại cây trồng và khí hậu của Việt Nam. Do đó, nó từ lâu đã trở thành một
trong những lựa chọn hàng đầu của nông dân để tăng năng suất và sản lượng cây trồng.

Hình: Biểu đồ thị phần các thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam

năm 2020 (nghìn tấn)

1135
Trung Quốc đại lục
1588
Nga
Israel
Belarus
156 Canada
Hàn Quốc
185 Các nước khác
190 385
194

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam


Thông tin từ Thông tấn xã Việt Nam (2022), phân bón các loại nhập khẩu từ Nga
vào Việt Nam chiếm 11,9% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này. Vì vậy, việc Nga
tăng giá phân bón sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu phân
bón từ Nga năm 2022 tăng 36,9% so với năm 2021 và 78.38% so với năm 2020. Tuy
nhiên, sự gia tăng kim ngạch chủ yếu đến từ việc Nga tăng giá phân bón. Năm 2021, nước
ta nhập khẩu 386,193 tấn với 143,57 triệu đô la Mỹ trong khi năm 2022 chúng ta nhập
khẩu ít hơn là 281,645 tấn với số tiền cao hơn là 196.54 triệu đô la Mỹ.

Với loại hàng hoá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, năm 2021 Việt
Nam còn nhập khẩu nhiều nguyên liệu đầu vào từ Nga và Ukraine cho sản xuất nông
nghiệp như: lúa mì khoảng 1 triệu tấn, chiếm 20% tổng nhập khẩu lúa mì; ngô làm thức
ăn chăn nuôi, chiếm 3% tổng nhập khẩu ngô. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine gây
mất đi hàng rào an ninh lương thực và làm giá lúa mì tăng cao khi Nga và Ukraine chiếm
đến 30% lượng lúa mì xuất khẩu trên thế giới. Lượng lúa mì chúng ta nhập khẩu từ
Ukraine năm 2022 giảm đến 55.84% so với năm 2021.

Với mặt hàng các sản phẩm gỗ, loại hàng hoá này từ Nga được nhập khẩu vào Việt
Nam với trị giá 55 triệu USD. Dù chiếm tỷ lệ thấp trong tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ,
nhưng đây lại là các loại gỗ đặc chủng để làm các sản phẩm đặc thù theo các đơn hàng
đặc biệt. Khi nguồn cung của Nga bị cắt, Việt Nam buộc phải cạnh tranh với các công ty
từ các quốc gia khác đang tìm kiếm nguồn cung thay thế ở Mỹ và châu Âu.

Với loại hàng hoá chất bán dẫn, theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Nga
và Ukraine là những nhà cung cấp đầu vào chính cho chuỗi giá trị công nghiệp. Nga là
nhà sản xuất chính của palladium và rhodium, trong khi đó, sản xuất chất bán dẫn Neon
do Ukraine cung cấp. Các nhà sản xuất ô tô có thể bị tổn hại nếu việc cung cấp những
nguyên liệu này bị ngắt quãng vào chính thời điểm mà lĩnh vực này đang phục hồi sau
tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn.

Với mặt hàng dầu mỏ, Nga là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ ba trên thế giới sau
Ả Rập Saudi và Hoa Kỳ, cuộc xung đột Nga – Ukraine và các biện pháp cấm vận mà
phương Tây áp đặt cho Nga làm tăng giá xăng dầu trên toàn thế giới. Cuộc xung đột gây
nhiều tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế EU và Mỹ vì khoảng một nửa xuất khẩu dầu mỏ
tới châu Âu là từ Nga. Trong khi đó, EU và Mỹ là một trong những đối tác thương mại
hàng đầu của Việt Nam. Chính điều này gây nên nhiều ảnh hưởng gián tiếp lên việc nhập
khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, nguồn cung Ure tại châu Âu khan hiếm khi nhiều nhà
máy ngừng hoặc cắt giảm sản xuất do giá khí đốt tăng.
Áp lực lạm phát ở nước ta năm 2022 phần lớn chịu ảnh hưởng của lạm phát nhập
khẩu và lạm phát chi phí đẩy do cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine đã làm tăng chi phí
nhập khẩu của nhiều loại nguyên liệu và vật liệu đầu vào cho sản xuất trong nước. Theo
báo cáo của Tổng cục Thống kê, giá nhập khẩu xăng dầu tăng 43,66% theo giá xăng dầu
trên thế giới; giá nhập khẩu phân bón tăng 33,27%; giá nhập khẩu sắt, thép tăng 20,92%;
giá nhập khẩu lúa mì tăng 27%; giá nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng
25,02% do giá các nguyên liệu đầu vào như lúa mì, ngô, nhiên liệu... tăng cao theo giá thế
giới.

Hình: Giá nhập khẩu một số mặt hàng tiêu biểu trên thế giới năm 2022

USD/Tấn
1200
1000
800
600
400
200
0
Giá nhập khẩu Giá nhập khẩu Giá nhập khẩu Giá nhập khẩu Giá nhập thức
xăng dầu phân bón sắt, thép lúa mỳ ăn gia súc và
nguyên liệu

2020 2021 2022 Nguồn:


Nguồn: Nhóm tác giả tự thống kê từ số liệu Tổng cục Thống kê

3.4.2 Tác động đến xuất khẩu:

3.4.2.1 Tác động trực tiếp

Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã tác động đến chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng của
Việt Nam cả trong ngắn và dài hạn, dẫn đến đe dọa thiếu hụt, đứt gãy các, gây khó khăn
về nguồn cung các nguyên, nhiên liệu ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của nước ta.

Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nga 3 nhóm hàng: điện thoại và linh
kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may, chiếm khoảng 57% kim
ngạch xuất khẩu sang Nga. Đây sẽ là các nhóm hàng bị tác động nhiều nhất trong thời
gian tới. Các mặt hàng nông sản và thủy sản chiếm khoảng 15,8% tổng kim ngạch xuất
khẩu, là nhóm sản phẩm có thể bị ảnh hưởng, mặc dù thực tế rằng Nga không phải là thị
trường quan trọng đối với những mặt hàng này.Việt Nam xuất khẩu một số lượng hạn chế
hàng hóa sang Nga và Ukraine, nhưng đã có sự lan tỏa sang Liên minh Á-Âu mà Việt
Nam đã ký FTA. Vì vậy, gián đoạn trong hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tác động đến cả
những thị trường liên quan khác. Khủng hoảng Nga – Ukraine kèm theo lệnh cấm vận
khiến việc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Nga bị chậm lại, kéo
theo những chi phí vận chuyển gia tăng và tăng giá hàng hóa. Bên cạnh đó, khi đồng
Ruble mất giá sẽ gây ảnh hưởng đến thu nhập và ngoại hối của các doanh nghiệp xuất
khẩu Việt Nam.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang Nga năm 2022 đạt 1,55 tỷ USD giảm 51,4% so với năm 2021. Nguyên nhân là
do việc Nga phải chịu các biện pháp trừng phạt từ cuối tháng 2/2022 đã khiến kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đã giảm đột ngột và gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là
các mặt hàng công nghệ, điện tử, máy tính giảm 77%, điện thoại giảm 74%, dệt may giảm
43%, giày dép giảm 57%,… so với năm 2021. Trong tháng 12/2022, mặt hàng cà phê dẫn
đầu kim ngạch xuất khẩu với 23,9 triệu đô la Mỹ, giảm 6,8% so với tháng trước, tính
chung năm 2022, kim ngạch của mặt hàng này đạt 29,4 triệu đô la Mỹ, tăng 44% so với
cùng kỳ năm trước.

Kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ ngày
24/02/2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với 2 thị trường này đã sụt giảm rất
mạnh. Đối với Nga, riêng trong tháng 3 năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam đã giảm sâu 74% so với tháng 2 và giảm 86% so với tháng 1 (tương đương thiệt
hại gần 280 triệu đô la Mỹ). Điều này cho thấy tác động tức thì của cuộc xung đột đến
Việt Nam là không hề nhỏ. Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga như: giày
dép, chè, điện thoại,… tiếp tục giảm.

Hình: Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nga và Ukraine giai đoạn 2017 – 2021 (Triệu
USD)
14.31

11.14
10.22
8.74 9.05

6.77

3.28
2.5
1.6
0.64

2017 2018 2019 2020 2021 Năm


Nga Ukraine

Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Ngoài ra, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine còn có tác động rộng lớn đến thị
trường cá ngừ toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Nga
và Ukraine sẽ là 2 trong số 20 thị trường nhập khẩu hàng đầu cho cá ngừ Việt Nam vào
cuối năm 2021. Đối với Việt Nam, Nga là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 13 và
Ukraine là thị trường nhập khẩu lớn thứ 19. Tuy nhiên, từ sau khi cuộc xung đột giữa Nga
và Ukraine, giao dịch xuất khẩu cá ngừ sang 2 nước trên đều gặp khó khăn khiến chuỗi
cung ứng cho sản xuất và xuất nhập khẩu bị đứt gãy. Các doanh nghiệp đang phải theo
dõi tình hình để tìm cách xử lý hàng tồn hoặc xuất khẩu sang thị trường khác.(Nguyễn
Hà, 2022)

Đối với thị trường Nga, thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 13 của Việt Nam, giá trị xuất
khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này trong 10 năm qua đã tăng từ 364 nghìn
USD năm 2012 lên hơn 14 triệu USD năm 2021, tăng gấp hơn 39 lần. Giá trị xuất khẩu cá
ngừ sang Nga năm 2021 chiếm 2% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của cả nước, tăng 58%
so với năm 2020, thời điểm trước khi bùng phát đại dịch Covid-19. Và riêng trong tháng
1/2022, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này tăng 427% so với cùng kỳ. Tại thị trường
Ukraine, thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 19 của Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá ngừ
đã tăng gấp 58 lần trong 10 năm, từ mức 115 nghìn USD năm 2012 lên 6,8 triệu USD
năm 2021. Và trong 5 năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu cá ngừ tăng liên tục. Riêng năm
2021, giá trị xuất khẩu tăng 106% so với năm 2020, chiếm tỷ trọng 1% tổng giá trị xuất
khẩu cá ngừ của cả nước. (Châu Anh, 2022)
Các mặt hàng xuất khẩu sang Nga có kim ngạch giảm mạnh trong 7 tháng đầu năm
2022 so với cùng kỳ 2021 được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng: Kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2022 so với năm 2021

7 tháng đầu 7 tháng đầu


Mặt hàng năm 2021 năm 2022
(USD) (USD)
Hàng thuỷ sản 102.474.575 77.601.374

Hàng rau quả 47.751.523 30.692.840

Hạt điều 31.062.263 15.951.925

Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù 15.579.919 5.634.373

Hàng dệt, may 227.586.250 130.483.393

Giày dép các loại 96.625.514 41.963.847

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 289.965.323 67.320.793

Điện thoại các loại và linh kiện 566.400.179 149.222.726

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 107.570.490 85.278.124

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận 10.177.812 7.034.827


Nguồn: Báo Công thương

Trong khi đó, Ukraine là thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn thứ 54 và là nguồn nhập khẩu
lớn thứ 43 của Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Ukraine bị ảnh hưởng
nghiêm trọng khi kim ngạch tháng 3/2022 giảm tới 89% so với tháng trước đó và 96% so
với tháng 1/2022 và tháng 3/2021 (tương đương mất khoảng 30 triệu đô la Mỹ). (Nhật Hạ,
2022). Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Ukraine trong thời gian qua là điện
thoại các loại, thuỷ sản, máy vi tính… Tuy nhiên, nếu cuộc nội chiến nếu kéo dài sẽ tác
động đến thương mại giữa Việt Nam và Ukraine khó có thể tăng trưởng trong vài năm tới.

Hình: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Ukraine năm 2021 - 2022
Triệu USD
40
33 34 33
35 32 31 31 32
29 28 28
30
24 23
25
19
20
15 13

10
5 1.36 1.15
0
Th1/ Th2/ Th3/ Th4/ Th5/ Th6/ Th7/ Th8/ Th9/ Th10 Th11 Th12 Th1/ Th2/ Th3/ Th4/
21 21 21 21 21 21 21 21 21 /21 /21 /21 22 22 22 22

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trước tình hình xung đột chính trị đang diễn ra giữa Nga và Ukraine, các chuyên
gia nhận định tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và hai thị trường này sẽ gặp rất
nhiều khó khăn trong thời gian tới ngay cả khi cuộc xung đột kết thúc, xuất khẩu sang hai
thị trường này có thể mất nhiều thời gian để phục hồi do tác động của lệnh trừng phạt
chống lại Nga và nhu cầu tiêu dùng thấp hơn. Mặc dù, Nga và Ukraine là 2 thị trường
chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta nhưng đều là những thị
trường tiềm năng mà các doanh nghiệp đã để mắt đến trong thời gian vừa qua.

3.4.2.2 Tác động gián tiếp:

Đối với ngành đánh bắt thuỷ hải sản, mới đây Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ
hải sản Việt Nam (VASEP) có báo cáo cho biết: “Nga chỉ chiếm 2% thuỷ sản xuất khẩu
của nước ta và Ukraine với 0.3%. Do đó, sự sụt giảm doanh số tại 2 thị trường này là
không đáng kể. Tuy nhiên tác động gián tiếp của cuộc xung đột đến các doanh nghiệp ở
Việt Nam là không hề nhỏ. Cuộc xung đột đã đẩy giá dầu và giá xăng lên cao hơn, tác
động đến chi phí sản xuất và xuất khẩu. Nhiều ngư dân đã cập bờ, bán thuyền hay thậm
chí bỏ nghề”

Đối với mặt hàng xăng dầu, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với 2 thị
trường này chưa đáng kể nhưng mâu thuẫn đã làm tăng giá xăng dầu, điều này cũng làm
tăng nhập siêu của Việt Nam. Đầu tháng 3/2021, Liên bộ Tài chính - Công thương đã phải
điều chỉnh giá xăng RON 95 lên tiệm cận mức 27.000 đồng/lít, cao nhất kể từ năm 2005
đến nay.
Hình: Giá xăng từ ngày 10/12/2021 đến 01/3/2022

30
25.532 26.077
23.595 24.571
25 22.082 22.551 23.159 26.287 26.834
24.361 25.322
22.801 23.295 23.876
20
15
10
ES RON 92
5
0
10/12/21 25/12/21 11/01/22 21/01/22 11/02/22 21/02/22 01/03/22

Nguồn: Tạp chí ngân hàng

Theo Bộ Tài chính, Việt Nam đã thâm hụt thương mại khoảng 6 tỷ USD đối với
các sản phẩm xăng dầu trong những năm gần đây. Trong khi sự gián đoạn chuỗi cung ứng
toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra vẫn chưa được giải quyết, xung đột giữa Nga và
Ukraine và các biện pháp trừng phạt liên quan càng làm trầm trọng thêm tình trạng này.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tiêu cực do cuộc xung đột gây ra, Các doanh
nghiệp có thể hưởng lợi khi giá dầu thô tăng. Dầu thô đã tăng giá hơn 30% kể từ khi Nga
mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, khiến phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt chưa
từng có tiền lệ. Ngưỡng giá trên 100 USD một thùng được duy trì nửa tháng qua, theo
đánh giá của PVN, giúp ngành dầu khí Việt Nam hưởng lợi về giá, nguồn thu từ hoạt
động xuất khẩu dầu thô tăng. Kèm theo đó là các khoản tăng thu từ thuế, phí với dầu mỏ,
xăng dầu thành phẩm tiêu thụ trong nước... cũng tăng. Điều này phần nào được minh
chứng qua dữ liệu thu ngân sách hai tháng đầu năm 2022, khoản thu từ dầu thô tăng hơn
57%, đóng góp gần 29% vào dự toán thu ngân sách.

Điều đáng quan tâm tiếp theo là cả Nga và Ukraine đều là những nhà cung cấp lớn
các nguyên liệu quan trọng để sản xuất các vật liệu cấu thành thiết bị điện tử như Niken,
neon, krypton, nhôm, palladium… Vì vậy, những hạn chế do cuộc xung đột gây ra có thể
làm gián đoạn chuỗi sản xuất thiết bị điện tử. Mặc dù, Việt Nam không nhập khẩu những
vật liệu này trực tiếp từ Nga và Ukraine, nhưng lại mua từ Hàn Quốc, Nhật Bản, và Đài
Loan, 3/4 đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Các quốc gia Đông Á này đã lên tiếng
ủng hộ các biện pháp trừng phạt của các nước phương Tây và có thể sẽ áp dụng một số
hạn chế giao thương với Nga. Vì vậy, việc Nga bị hạn chế kinh tế do tác động của các đòn
trừng phạt có thể ảnh hưởng gián tiếp tới Việt Nam.
1. Đa dạng hóa thị trường, nguồn cung quốc tế
Trong bối cảnh ứng phó với cuộc khủng hoảng giữa Nga - Ukraine, cộng đồng
doanh nghiệp cần thực hiện đa dạng hóa thị trường, nguồn cung và đồng tiền khi giao
dịch quốc tế. Để thực hiện điều này, chúng ta cần phải thay đổi rà soát cả về mặt tổ chức
liên kết và cả về hướng mở rộng thị trường.
Về khía cạnh tổ chức, doanh nghiệp cần chủ động đàm phán với các đối tác về
phương án vận chuyển hàng hóa, phương thức kinh doanh hợp lý cho các bên liên quan.
Đảm bảo việc lưu thông, trao đổi và mua hán hàng hóa sẽ có thể diễn ra thông thường và
thuận lợi. Tiếp theo, các doanh nghiệp cần rà soát lại hợp đồng và hồ sơ pháp lý bảo đảm
chủ động trong trường hợp có thể xảy ra tranh chấp. Về vấn đề mở rộng thị trường, các
doanh nghiệp nên nghiên cứu chuyển hướng thị trường, đầu tư sang các nước mới. Vì để
có thể thâm nhập vào các thị trường khó tính như EU và Mỹ, thì Việt Nam đòi hỏi cần
phải tập trung nâng cấp tiêu chuẩn công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt đối
với thị trường Mỹ, cả chính phủ, hiệp hội doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp đều
cần tìm hiểu kỹ về luật cấm vận của nước này, đồng thời tiến hành thảo luận với đối tác
Mỹ để tránh bị chế tài khi vi phạm các biện pháp cấm vận đối với Nga.
Phân tích một ví dụ cụ thể, vo các nước châu Âu (EU) đang có nhu cầu lớn về ngũ
cốc và nông phẩm, để thay thế cho nông sản từ Nga đã bị tẩy chay. Trong khi, EU đã và
đang là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của việt nam (chiếm 40% sản lượng 2022), do
đó chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng
nông sản khác tại thị trường này. Mục tiêu đa dạng hóa cả mặt hàng, nguồn cung và thị
trường xuất khẩu. Còn theo nhà quan sát Jean-Philippe Eglinger, vấn đề mở rộng thị
trường và đối tác thương mại đã được Việt Nam tích cực tiến hành trong những năm gần
đây cũng giúp hạn chế tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine : “Hiện tại, độ mở của
nền kinh tế Việt Nam là hơn 200%, được các chuyên gia kinh tế đánh giá đây là độ mở rất
lớn, chứng tỏ Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tình hình
chính trị, kinh tế thế giới diễn biến mau lẹ, khó lường, các biện pháp trừng phạt và trả đũa
khốc liệt chưa từng có, vì vậy những chính sách, giải pháp phải nhanh và điều chỉnh khi
có vấn đề phát sinh”. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức doanh nghiệp và lựa
chọn hướng đi là vô cùng quan trọng cho doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay.

2. Khai thác hiệu quả các FTA


Cuộc xung đột giữa 2 nước tạo ra nhiều áp lực và ảnh hưởng đến cả nền kinh tế
thế giới nói chung. Một giải pháp quan trọng trước vấn đề này là Việt Nam cần sử dụng
triệt để các hiệp định, quyền lợi giao thương mà chúng ta đang có qua các FTA.
Đến năm 2022, Việt Nam đã tham gia ký kết 15 Hiệp định Thương mại Tự do
FTA với hơn 53 quốc gia , đang đàm phán 2 FTA khác và có quan hệ với rất nhiều nước.
Đồng nghĩa với việc, chúng ta đã và đang nỗ lực tạo ra những cơ hội để phát triển, tuy
nhiên vẫn còn những khía cạnh hiệp định mà chúng ta chưa khai thác hết. Các FTA lớn đã
được ký kết như: FTA với Liên minh kinh tế Á - Âu: Việt Nam - EU (EVFTA); FTA với
các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
(RCEP).
Đối mặt với những tác động của cuộc xung đột lên chuỗi cung ứng tại Việt Nam,
chúng ta cần đẩy mạnh khai thác hiệu quả các FTA đã ký với các quốc gia. Trong mặt
hàng nông sản, cần tận dụng hết hạn ngạch xuất khẩu lúa gạo 80.000 tấn/năm sang EU
với suất thuế quan 0% theo Hiệp định EVFTA. Trong khi năm 2021, Việt Nam chỉ mới
xuất 60.000 tấn lúa gạo sang thị trường EU. Tương tự như vậy, nên xem xét và đẩy mạnh
hiệu quả thực hiện trong các hiệp định khác. Vì hơn hết, đây là thời điểm tốt để Việt Nam
tăng cường đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu, đảm bảo luồng hàng hoá xuất nhập
khẩu được thông suốt, đẩy mạnh hợp tác, kết nối giữa các nền kinh tế và tham gia sâu hơn
vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mặt khác, việc đa dạng hóa các đối tác nước ngoài là quan trọng nhưng không nên
quên việc phát triển thị trường nội địa với sản phẩm chất lượng cao tương đương với sản
phẩm xuất khẩu. Nâng tầm thương hiệu cả trong nước và quốc tế.

3. Tận dụng cơ hội đầu tư quốc tế, FDI.


Để duy trì nền kinh tế phát triển trong thời điểm nhiều biến động như hiện nay,
dòng vốn FDI đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các nước đang phát
triển - nơi phụ thuộc rất nhiều vào FDI để tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và tạo
việc làm. Tuy nhiên, sự sụt giảm FDI mạnh mẽ trong thời gian đại dịch và xung đột địa
chính trị đã đẩy các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi vào một giai đoạn
cạnh tranh khốc liệt mới để thu hút FDI, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất ở khu vực
châu Á, trong đó có Việt Nam.
Căng thẳng Nga và Ukraine nổ ra, thị trường tại các nước này tiềm ẩn rủi ro, nhiều
nhà đầu tư sẽ đẩy nhanh hơn quá trình đa dạng hóa, chuyển dịch chuỗi cung ứng, dòng
vốn đầu tư, tìm kiếm địa chỉ an toàn hơn. Trong khi đó, Việt Nam đang được đánh giá là
quốc gia có tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khá, môi trường đầu tư, kinh
doanh ngày càng được cải thiện. Vậy nên, có thể nhận thấy rằng Việt Nam sẽ là một điểm
đến tốt cho các nhà đầu tư. Vấn đề là ta phải làm thế nào để có đủ khả năng đón nhận hiệu
quả sự chuyển dịch vốn này.
Xem như một lựa chọn thay thế, để thu hút được vốn Việt Nam cần có những
chính sách hợp lý về khoa học - công nghệ, cải cách thủ tục hành chính, thu hút các công
ty có trình độ công nghệ cao đầu tư vào Việt Nam, cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt
tiếp cận công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Bởi đang có thách thức không nhỏ cho
Việt Nam là cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chưa đủ để hấp thụ hết vốn đầu tư cũng như
hấp thụ công nghệ cao của thế giới. Bên cạnh đó, về phía các doanh nghiệp nên chủ động
trong việc chứng minh về ưu thế và khả năng cạnh tranh của mình, cam kết sẽ mang lại
một môi trường đầu tư hiệu quả, an toàn và lành mạnh.

4. Đảm bảo thị trường, nguồn cung trong nước


Với bối cảnh đứt gãy nguồn cung, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chính
sách của nhà nước cùng với cộng đồng doanh nghiệp để đưa để đưa ra giải pháp ổn định
giá đầu vào trong nước.
Bộ Công Thương cần theo dõi nắm bắt, cập nhật thường xuyên tình hình căng
thẳng về chính trị, ngoại giao, các chính sách kinh tế của các nước lân cận để kịp thời
thông tin cho các Bộ, ban ngành liên quan. Đồng thời, Bộ Công Thương theo dõi sát biến
động cung cầu các mặt hàng chiến lược nhạy cảm, kịp thời có giải pháp điều hành phù
hợp, tận dụng cơ hội về giá để sản xuất, xuất khẩu và đảm bảo cung cầu cho thị trường
sản xuất trong nước, cũng như tránh được tình trạng phụ thuộc vào một số thị trường
nước ngoài nhất định.
Ngoài ra, với thị trường xăng dầu, Bộ Công Thương cùng các cơ quan liên quan
cần có giải pháp tổng thể đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước; điều tiết hệ thống
phân phối, tránh đứt đoạn nguồn cung, ảnh hưởng tới đời sống người dân và hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Về lâu dài, cần có chiến lược tăng tính tự cường,
nhất là phát triển năng lượng tái tạo, nâng cao năng lực dự trữ xăng dầu đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tế, giảm bớt lệ thuộc và tác động của giá xăng dầu thế giới tăng cao đến sự
ổn định và phát triển kinh tế trong nước.
5. Áp dụng giải pháp ngăn ngừa rủi ro thanh toán
Trước tình hình phương Tây loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế
SWIFT, Ngân hàng Nhà nước khẩn trương phối hợp với cơ quan liên quan có đánh giá tác
động của việc Nga bị tách khỏi hệ thống SWIFT, để đưa ra các chính sách, giải pháp hỗ
trợ các định chế tài chính, doanh nghiệp xuất nhập khẩu VN, tháo gỡ khó khăn về thanh
toán, ký kết hợp đồng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu hình thành các kênh chi trả
thanh toán với các ngân hàng và doanh nghiệp Nga, cũng như qua các phương tiện chưa
bị cấm vận để giúp doanh nghiệp trong nước có thể tiếp tục giao dịch với đối tác Nga một
cách hợp pháp. Theo Bộ Công thương, với đơn hàng trị giá nhỏ, doanh nghiệp có thể
thanh toán qua kênh thanh toán KFT do Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB) xây dựng.
Qua 5 năm triển khai, hệ thống KFT đã hoạt động ổn định, có khả năng phục vụ tốt hoạt
động thanh toán song phương giữa hai nước.
Về phía các doanh nghiệp, cần đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa ngoại tệ thanh
toán và chủ động biện pháp kiểm soát rủi ro kịp thời, phù hợp. Đơn cử, cần sử dụng các
phương thức an toàn như thư tín dụng không hủy ngang, xem xét thấu đáo về khả năng
thanh toán của các ngân hàng trước khi giao kết hợp đồng… Với các doanh nghiệp đang
làm ăn tại Nga và Ukraine, nếu gặp khó khăn thì cần chủ động liên hệ với các cơ quan
chức năng như Thương vụ thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại hai nước để tìm hướng tháo
gỡ.
KẾT LUẬN:
Cuộc xung đột địa chính trị giữa Nga và Ukraine đã tác động mạnh mẽ đến nền
kinh tế Việt Nam, đặc biệt là xuất nhập khẩu trong các giai đoạn của năm 2022.
Hoạt động xuất nhập khẩu khó khăn khiến các mặt hàng thiết yếu cho ngành sản
xuất thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng, điển hình là phân bón, vật tư nông nghiệp và dầu
mỏ. Giá phân bón, vật tư hàng hóa nông nghiệp cùng giá thức ăn chăn nuôi tăng, trong
khi giá các sản phẩm đầu ra bấp bênh tạo thêm khó khăn kép cho nông dân. Sự đứt gãy
trong cung ứng do cuộc xung đột khiến hoạt động nhập khẩu của nước ta sụt giảm Điều
này khiến gia tăng lạm phát tại nước ta trong những tháng cuối năm 2022.
Như vậy, trong bối cảnh khó khăn đó, Việt Nam cần đảm bảo thị trường nhập
khẩu, nguồn cung trong nước đảm bảo đời sống người dân và hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, nước ta cần đa dạng hóa thị trường, nguồn cung
quốc tế bằng cách khai thác triệt để và hiệu quả các hiệp định thương mại tự do FTA. Bên
cạnh đó, nâng cao năng lực, tận dụng các cơ hội đầu tư quốc tế. Cùng với đó là áp dụng
các giải pháp ngăn ngừa rủi ro thanh toán: đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa ngoại tệ
thanh toán và chủ động biện pháp kiểm soát rủi ro kịp thời, phù hợp.

You might also like