You are on page 1of 20

lOMoARcPSD|22070627

Tieu luan KTL - kinh te luong

kinh tế lượng (Trường Đại học Ngoại thương)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Qu?nh Trang V? (trangvu19102004@gmail.com)
lOMoARcPSD|22070627

TRƯỜNG ĐẠI NGOẠI THƯƠNG


VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***--------

BÀI GIỮA KỲ
HỌC PHẦN KINH TẾ LƯỢNG
Đề tài:
Ảnh hưởng của giá dầu, lãi suất, lạm phát, cung tiền tới giá vàng

Downloaded by Qu?nh Trang V? (trangvu19102004@gmail.com)


lOMoARcPSD|22070627

MỤC LỤC
1. Lời mở đầu............................................................................................................1
2. Cơ sở lý thuyết......................................................................................................2
2.1. Sự ảnh hưởng của giá dầu tới giá vàng..........................................................2
2.2. Sự ảnh hưởng của lãi suất đến giá vàng........................................................3
2.3. Sự ảnh hưởng của lạm phát đến giá vàng.....................................................3
2.4. Sự ảnh hưởng của cung tiền M1 tới giá vàng................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3
3.1. Mô hình nghiên cứu........................................................................................3
3.2. Số liệu nghiên cứu...........................................................................................5
4. Kết quả ước lượng và thảo luận..........................................................................6
4.1. Mô tả tương quan và thống kê.......................................................................6
4.1.1. Mô tả thống kê........................................................................................6
4.1.2. Mô tả tương quan...................................................................................6
4.2. Ước lượng mô hình, kiểm định và thảo luận.................................................8
4.2.1. Kết quả ước lượng mô hình ban đầu.......................................................8
4.2.2. Kiểm định mô hình................................................................................10
4.2.3. Khắc phục khuyết tật mô hình...............................................................11
4.2.4. Thuyết minh kết quả..............................................................................12
4.2.5. Khuyến nghị, giải pháp.........................................................................13
5. Kết luận...............................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................16

Downloaded by Qu?nh Trang V? (trangvu19102004@gmail.com)


lOMoARcPSD|22070627

PHỤ LỤC

Bảng 1: Ý nghĩa các biến và hệ số trong mô hình......................................................5


Bảng 2: Nguồn thông tin của các số liệu.....................................................................5
Bảng 3: Mô tả thống kê các biến số.............................................................................6
Bảng 4: Mô tả tương quan giữa các biến số trong mô hình.......................................7
Bảng 5: Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình....................................................9

Downloaded by Qu?nh Trang V? (trangvu19102004@gmail.com)


lOMoARcPSD|22070627

1. Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa đã gây ra nhiều xung đột tôn giáo
phức tạp không có hồi kết, vàng được coi là nơi ẩn náu an toàn của nhiều Ngân hàng
Trung ương và nhà đầu tư, giá vàng cũng vì thế mà có nhiều biến động mạnh.
Tại Việt Nam, thị trường vàng cũng phát triển không ngừng và có sức hút mạnh mẽ
đối với các nguồn lực của xã hội. Từ năm 2001 đến nay, giá vàng thế giới và giá vàng
Việt Nam liên tục biến động và xác lập những kỷ lục mới. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc
khủng hoảng kép kinh tế - y tế COVID-19, vàng ngày càng trở nên có giá trị bởi đây là
tài sản duy nhất trên thế giới không có rủi ro về tiền tệ. Bên cạnh đó, vàng có thể tạo
lực ổn định cho hệ thống tài chính bằng cách làm giảm các khoản thua lỗ khi thị trường
chứng khoán đối diện với những cú sốc. Đồng thời, vàng còn giúp đa dạng hóa danh
mục đầu tư, danh mục đầu tư có chứa vàng sẽ ổn định hơn các danh mục đầu tư khác.
Những điều này đã cho thấy tầm quan trọng của vàng trong nền kinh tế thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng.
Chính vì vậy, nhằm tìm hiểu và làm rõ các yếu tố tác động đến giá vàng Việt Nam
giai đoạn 2010 – 2019, từ đó đưa ra một mô hình đề xuất và dự báo giá vàng trong
nước thời gian sắp tới, nhóm 9 lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của giá dầu, lãi suất, lạm
phát, cung tiền tới giá vàng”.
Đề tài nghiên cứu được xây dựng trên phương pháp định lượng. Trước hết là xây
dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng tại Việt Nam dựa trên cơ sở lý thuyết
đã có từ nghiên cứu trước đây, tiến hành thực hiện mô hình và phân tích kết quả, từ đó
đưa ra các khuyến nghị.
Nhóm 9 xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Chu Thị Mai Phương – giảng
viên bộ môn Kinh tế lượng đã nhiệt tình truyền dạy kiến thức cũng như định hướng
cách triển khai cấu trúc bài nghiên cứu một cách khoa học. Do hạn chế về thời gian và
kinh nghiệm nên bài tiểu luận không tránh được những thiếu sót, nhóm chúng em rất
mong nhận được những góp ý từ cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn nữa.
Nhóm 9 xin chân thành cảm ơn cô!

Downloaded by Qu?nh Trang V? (trangvu19102004@gmail.com)


lOMoARcPSD|22070627

2. Cơ sở lý thuyết
Theo Lý thuyết về biến động giá vàng của Kelechi Adibe và Fan Fei, lạm phát
và lãi suất là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết với giá vàng và có thể sử dụng như
một chỉ báo quan trọng để dự đoán giá vàng. Đồng thời, lý thuyết này cũng chỉ ra
rằng “một cú sốc tích cực về chính sách tiền tệ như nới lỏng cung tiền sẽ làm giảm lợi
nhuận của vàng”, khi đó, giá vàng cũng sẽ bị điều chỉnh. Như vậy, lạm phát, lãi suất
và cung tiền là những yếu tố tác động không nhỏ đến sự biến động của giá vàng. Mặt
khác, Nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu, tỉ lệ hối đoái và lợi nhuận
thị trường chứng khoán của K. S. Sujit và B. Rajesh Kumar cũng cho thấy ảnh hưởng
của những yếu tố này tới sự biến động của giá vàng. Trong phạm vi nghiên cứu của
bài báo cáo này, nhóm 9 đề cập đến bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến giá vàng là: giá
dầu, lãi suất, lạm phát và cung tiền M1.
2.1. Sự ảnh hưởng của giá dầu tới giá vàng
Sự tương quan trong biến động giá cả giữa các loại hàng hóa trên thị trường là
điều không tránh khỏi, nhất là các loại hàng hóa cùng được định giá bằng một loại
tiền tệ, trong đó vàng và dầu là 2 loại hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ về giá. Dầu là
nguồn đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Bất cứ sự biến động của giá dầu mỏ
cũng tác động dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế thế giới. Vì thế để giữ vững nền
kinh tế phát triển ổn định, các nước có nền kinh tế lớn như Nga, Mỹ... có xu hướng
xây dựng các kho dự trữ dầu mỏ và tăng cường dự trữ vàng. Bởi lẽ đây là hai loại
hàng hóa không bị mất giá trị. Tuy nhiên, dầu mỏ dưới vai trò lớn hơn hàng hóa tích
trữ, khi giá dầu mỏ tăng tất yếu dẫn đến hệ quả tiền USD giảm giá trị, và các nước
càng có xu hướng nhập vàng về tích trữ, do đó nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tăng và
kéo theo sự tăng giá của vàng.
Tuy nhiên vàng và dầu là hai loại hàng hóa khác nhau, do vậy biến động của
chúng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa, nên sẽ không đảm bảo được là
vàng và dầu sẽ luôn biến động cùng chiều. Do vậy để bù đắp thiếu sót của phần lý
thuyết, thì phần định lượng dựa trên số liệu giá 2 loại hàng hóa này do thu thập được
sẽ bổ sung cho việc nhận định xu hướng tác động của giá 2 loại mặt hàng này với
nhau.

Downloaded by Qu?nh Trang V? (trangvu19102004@gmail.com)


lOMoARcPSD|22070627

2.2. Sự ảnh hưởng của lãi suất đến giá vàng


Vàng không trả lãi như trái phiếu kho bạc hoặc tài khoản tiết kiệm, nhưng giá vàng
lại chính là tấm gương phản ánh sự tăng và giảm lãi suất. Khi lãi suất tăng, giá vàng
có thể giảm đi vì nhiều người bán vàng để tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác. Khi lãi
suất giảm, giá vàng có thể tăng trở lại do chi phí cơ hội để nắm giữ vàng thấp hơn so
với các khoản đầu tư khác. Lãi suất thấp đồng nghĩa vàng trở nên hấp dẫn hơn.
2.3. Sự ảnh hưởng của lạm phát đến giá vàng
Giá vàng trong nước tăng còn có nguyên do xuất phát từ tâm lý người dân Việt Nam
vẫn thích dự trữ vàng, đặc biệt là trong điều kiện có lạm phát (lạm phát càng cao thì
mức độ dự trữ vàng càng lớn), nhu cầu mua vàng để dự trữ càng nhiều. Bên cạnh đó,
người dân vẫn quen sử dụng vàng trong việc đầu tư mua bán bất động sản và những
tài sản có giá trị cao. Điều đó cũng làm cho giá vàng tăng
2.4. Sự ảnh hưởng của cung tiền M1 tới giá vàng
Cung tiền M1(tiền mặt và tiền gửi không kì hạn) tăng thì lượng tiền sẽ lớn hơn
lượng hàng hóa dịch vụ. Do vậy giá hàng hóa dịch vụ có xu hướng tăng lên, từ đó gây
ra hiện tượng lạm phát, hơn thế nữa nếu người dân lo ngại về việc lạm phát sẽ còn
tiếp tục diễn ra trong tương lai thì họ tìm đến những kênh đầu tư an toàn hơn như
vàng và đất đai, từ đó giá vàng có thể tăng lên.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Mô hình nghiên cứu
Từ cơ sở lý thuyết đã nêu ở trên, nhóm em đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
- Mô hình hồi quy tổng thể
lnGiavang = β0 + β1.lnGiadaui + β2.lnLamphati + β3.lnLaisuati + β4.lnM1i + ui
- Mô hình hồi quy mẫu
lnGiavangi = 0+ 1.lnGiadaui + 2.lnLamphati + 3.lnLaisuati + 4.lnM1i +i

STT Ký hiệu Loại biến/ Hệ số Giải thích Đơn vị đo

Logarit tự nhiên của $/ounce


1 lnGiavang Biến phụ thuộc
Giá vàng

Downloaded by Qu?nh Trang V? (trangvu19102004@gmail.com)


lOMoARcPSD|22070627

Hệ số chặn trong mô
2 β0
hình hồi quy tổng thể

Hệ số chặn trong mô
3 0 Ước lượng cho β0
hình hồi quy mẫu

Logarit tự nhiên của $/thùng


4 lnGiadau Biến độc lập
Giá dầu

Cho biết khi giá dầu


thay đổi 1% với các
Hệ số góc trong mô
5 β1 yếu tố giữ nguyên thì
hình hồi quy tổng thể
giá vàng trung bình
thay đổi β1 %

Hệ số góc trong mô
6 1 Ước lượng cho β1
hình hồi quy mẫu

Logarit tự nhiên của %


7 lnLamphat Biến độc lập
lạm phát

Cho biết khi lạm phát


thay đổi 1% với các
Hệ số góc trong mô
8 β2 yếu tố khác giữ nguyên
hình hồi quy tổng thể
thì giá vàng trung bình
thay đổi β2 %

Hệ số góc trong mô
9 2 Ước lượng cho β2
hình hồi quy mẫu

Logarit tự nhiên của %/tháng


10 lnLaisuat Biến độc lập
Lãi suất

Cho biết khi lãi suất


thay đổi 1% với các
Hệ số góc trong mô
11 β3 yếu khác giữ nguyên
hình hồi quy tổng thể
thì giá vàng thay đổi β3
%

Hệ số góc trong mô
12 3 Ước lượng cho β3
hình hồi quy mẫu

Logarit tự nhiên của Nghìn đô


13 lnM1 Biến độc lập
Cung tiền M1

Downloaded by Qu?nh Trang V? (trangvu19102004@gmail.com)


lOMoARcPSD|22070627

Cho biết khi cung tiền


M1 thay đổi 1% với
Hệ số góc trong mô
14 β4 các yếu tố khác giữ
hình hồi quy tổng thể
nguyên thì giá vàng
thay đổi β4 %

Hệ số góc trong mô
15 4 Ước lượng cho β4
hình hồi quy mẫu

Đại diện cho những


Sai số ngẫu nhiên
nhân tố không được kể
16 ui trong mô hình hồi quy
đến trong mô hình tác
tổng thể
động đến giá vàng

Sai số ngẫu nhiên


17 i trong mô hình hồi quy Ước lượng cho ui
mẫu

Bảng 1: Ý nghĩa các biến và hệ số trong mô hình


3.2. Số liệu nghiên cứu
Số liệu được sử dụng để nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, được thu thập qua các
nguồn có sẵn trên Internet. Dạng dữ liệu là dữ liệu chuỗi thời gian từ tháng 1 năm 2010
đến tháng 12 năm 2019. Thông tin về các biến trong mô hình được mô tả dưới đây:

STT Tên biến Ký hiệu Tên nguồn số liệu Đơn vị đo

1 Giá vàng Giavang “Vietnam Gold Prices” $/ounce

2 Giá dầu Giadau “Crude Oil Prices” $/thùng

%
3 Lạm phát Lamphat “Vietnam Inflation Rate”

“Vietnam Short Term Interest Rate


4 Lãi suất Laisuat %/tháng
(2004-2020)’’

“Vietnam Money Supply M1


5 Cung tiền M1 Nghìn đô
(2000-2019)”

Bảng 2: Nguồn thông tin của các số liệu

Downloaded by Qu?nh Trang V? (trangvu19102004@gmail.com)


lOMoARcPSD|22070627

4. Kết quả ước lượng và thảo luận


4.1. Mô tả tương quan và thống kê
4.1.1. Mô tả thống kê
Kết quả mô tả thống kê giữa các biến số được thể hiện trong bảng sau:

Giá trị Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn


STT Biến
trung bình chuẩn nhất nhất

1 Giavang 1472.687 226.716 1157.47 2084.15

2 lnGiavang 7.283 0.145 7.053 7.642

3 Giadau 80.116 26.264 36.71 131.02

4 lnGiadau 4.326 0.343 3.603 4.875

5 Laisuat 6.686 3.448 2.52 15.45

6 lnLaisuat 1.785 0.465 0.924 2.737

7 Lamphat 6.105 5.347 0 23.02

8 lnLamphat 1.481 0.881 -1.078 3.136

9 M1 57461.78 24074.32 27964.61 104984.4

10 lnM1 10.867 0.434 10.238 11.561

Bảng 3: Mô tả thống kê các biến số


Nhận xét:
Sau khi lấy logarit tự nhiên, các biến lnGiavang, lnGiadau, lnLamphat,
lnLaisuat, lnM1 có độ lệch chuẩn, chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất là nhỏ
hơn so với các biến Giavang, Giadau, Lamphat, Laisuat, M1. Chứng tỏ các quan sát ít
biến động, càng tập trung xung quanh giá trị trung bình.
4.1.2. Mô tả tương quan

Downloaded by Qu?nh Trang V? (trangvu19102004@gmail.com)


lOMoARcPSD|22070627

lnGiavang lnGiadau lnLaisuat lnLamphat lnM1

lnGiavang 1

lnGiadau 0.6495 1

lnLaisuat 0.7021 0.6375 1

lnLamphat 0.7036 0.7729 0.7202 1

lnM1 - 0.6477 - 0.7840 - 0.8419 - 0.6609 1

Bảng 4: Mô tả tương quan giữa các biến số trong mô hình


Nhận xét:
⮚ Phân tích tương quan giữa biến độc lập và các biến phụ thuộc:
° Về chiều của tương quan
▪ Các biến lnGiadau, lnLaisuat, lnLamphat có tương quan dương với
lnGiavang tức là tương quan cùng chiều (Cùng tăng, cùng giảm). Khi
Giadau, Laisuat, Lamphat tăng thì Giavang sẽ có xu hướng tăng.
▪ Biến lnM1 có tương quan âm với lnGiavang tức là tương quan ngược
chiều. Khi M1 tăng thì Giavang sẽ có xu hướng giảm và ngược lại.
° Về độ lớn: Nhìn chung hệ số tương quan của biến phụ thuộc và các biến độc
lập là không cao (< 0.8).
Trong đó:
- Mối quan hệ tương quan giữa lnLamphat và lnGiavang là mạnh nhất. Điều đó
chứng tỏ mối quan hệ giữa chúng là chặt chẽ nhất, tức lạm phát có ảnh hưởng
lớn nhất đến giá vàng.
- Mối quan hệ tương quan giữa lnM1 và lnGiavang là lỏng lẻo nhất. Điều đó
chứng tỏ mối quan hệ giữa chúng là không chặt chẽ nhất, tức cung tiền M1 có
ảnh hưởng ít nhất đến giá vàng
⮚ Phân tích tương quan giữa các biến độc lập:
° Về chiều của tương quan:

Downloaded by Qu?nh Trang V? (trangvu19102004@gmail.com)


lOMoARcPSD|22070627

● Nhìn chung các biến lnGiadau, lnLamphat, lnLaisuat có tương quan


cùng chiều với nhau.
● Biến lnM1 có tương quan ngược chiều với các biến còn lại.
° Về độ lớn:
● Nhìn tổng quát, các hệ số tương quan giữa các biến độc lập là không
cao (< 0.8)
Hệ số tương quan giữa lnM1 và lnLaisuat tương đối cao (|⮚| = 0.8419 > 0.8) . Tức
là sự thay đổi của cung tiền M1 đi kèm với sự thay đổi của lãi suất. Nhưng đây chỉ là
quan hệ một chiều bởi thực tế cung tiền là một số cố định không phụ thuộc vào lãi
suất do NHTW là hệ thống cung tiền ra thị trường.
4.2. Ước lượng mô hình, kiểm định và thảo luận
4.2.1. Kết quả ước lượng mô hình ban đầu
Kết quả ước lượng mô hình được thể hiện trong bảng sau:

(1) (2)

VARIABLES lnGiavang lnGiavang

lnGiadau 0.0865 0.0865*

(0.0530) (0.0477)

lnLaisuat 0.122*** 0.122***

(0.0408) (0.0347)

lnLamphat 0.0462** 0.0462***

(0.0186) (0.0149)

lnM1 0.0106 0.0106

(0.0484) (0.0497)

Constant 6.510*** 6.510***

Downloaded by Qu?nh Trang V? (trangvu19102004@gmail.com)


lOMoARcPSD|22070627

(0.735) (0.739)

F(3,110) = 1.89
Kiểm định bỏ sót biến
Prob > F = 0.136

vif lnGiadau = 4.31


vif lnLaisuat = 4.78
Kiểm định đa cộng tuyến
vif lnLamphat = 3.51
vif lnM1 = 5.89

chi2 = 13.31
Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Prob > chi2 = 0.000

Chi2 = 80.791
Kiểm định tự tương quan
Prob > chi2 = 0.000

chi2 = 0.39
Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu
Prob > chi2 = 0.822

Observations 118 118

R-squared 0.588 0.588

Standard errors in parentheses

*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Bảng 5: Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình


Trong bảng 5, Cột (1) là kết quả ước lượng mô hình ban đầu. Thông qua kết quả này, ta
có những nhận xét sau:
 Số quan sát: 118
 Ta thấy, hệ số hồi quy của các biến lnLaisuat, lnLamphat, hệ số chặn là có ** trở
lên. Như vậy, tại mức ý nghĩa = 0.05, hệ số hồi quy của biến lnLaisuat,
lnLamphat và hệ số chặn là có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy của biến lnGiadau
và lnM1 không có ý nghĩa thống kê.
 Về sự phù hợp của mô hình, vì hệ số hồi quy của biến lnLaisuat, lnLamphat có ý
nghĩa thống kê (, 0). Vậy mô hình có phù hợp

Downloaded by Qu?nh Trang V? (trangvu19102004@gmail.com)


lOMoARcPSD|22070627

10

 Hệ số xác định R2 là 0.5882 cho biết mức độ phù hợp của mô hình là 58.82% hay
là các biến độc lập trong mô hình giải thích được 58.82% cho sự biến động của
biến phụ thuộc.
4.2.2. Kiểm định mô hình
4.2.2.1. Kiểm định bỏ sót biến
Cặp giả thuyết:
 H0: mô hình không bỏ sót biến
 H1: mô hình bỏ sót biến
Chạy kiểm định RESET của Ramsey trên phần mềm Stata, ta thu được kết quả như
trong cột (1) bảng 5.
Qua kết quả cột (1) bảng 5, ta thấy: Với mức ý nghĩa = 0.05, p – value > 0.05
Không bác bỏ H0

Như vậy, mô hình không bỏ sót biến.


4.2.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến

 Sử dụng lệnh vif, ta thu được kết quả như cột (1) bảng 5.
 Qua kết quả cột (1) bảng 5, ta thấy tất cả các biến độc lập trong mô hình
đều có VIF < 10. Như vậy, không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô
hình.
4.2.2.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Cặp giả thuyết:
 H0: Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
 H1: Có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định Breusch – Pagan với lệnh estat hettest và
thu được kết quả như cột (1) bảng 5.
Qua kết quả cột (1) bảng 5, ta thấy: Với mức ý nghĩa = 0.05, p-value < 0.05.
Bác bỏ H0.

Như vậy, mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Downloaded by Qu?nh Trang V? (trangvu19102004@gmail.com)


lOMoARcPSD|22070627

11

4.2.2.4. Kiểm định tự tương quan


Cặp giả thuyết:
 H0: Không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình
 H1: Có hiện tượng tự tương quan trong mô hình
Nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định Breusch – Godfrey với lệnh estat
bgodfrey và thu được kết quả như cột (1) bảng 5.
Qua kết quả cột (1) bảng 5, ta thấy: Với mức ý nghĩa = 0.05, p-value < 0.05.
Bác bỏ H0.

Như vậy, mô hình có hiện tượng tự tương quan.


4.2.2.5. Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu
Cặp giả thuyết:
 H0: Nhiễu có phân phối chuẩn
 H1: Nhiễu có phân phối không chuẩn
Chạy kiểm định trên phần mềm Stata với 2 lệnh:
 predict e, res
 sktest e
Ta thu được kết quả như cốt (1) bảng 5.
Qua kết quả cột (1) bảng 5, ta thấy: Với mức ý nghĩa = 0.05, p-value > 0.05.
Không bác bỏ H0.

Như vậy, mô hình có nhiễu phân phối chuẩn.


4.2.3. Khắc phục khuyết tật mô hình
Như vậy, qua các kiểm định trên, ta xác định được mô hình bị mắc 2 khuyết tật
là: Tự tương quan và phương sai sai số thay đổi.
Và để khắc phục khuyết tật, ta dùng phương pháp ước lượng sai số chuẩn mạnh
(Robust standard error) với lệnh:
reg lnGiavang lnGiadau lnLaisuat lnLamphat lnM1, robust
Kết quả thu được thể hiện ở cột (2), bảng 5. Từ đó, ta có một số nhận xét sau:

Downloaded by Qu?nh Trang V? (trangvu19102004@gmail.com)


lOMoARcPSD|22070627

12

- Sau khi dùng phương pháp ước lượng sai số chuẩn mạnh, các hệ số hồi quy và
hệ số xác định R2 không thay đổi nhưng sai số tiêu chuẩn đã có sự thay đổi so
với mô hình hồi quy đầu tiên.
- Ta thấy, hệ số hồi quy của các biến lnLaisuat, lnLamphat, hệ số chặn là có ** trở
lên. Như vậy, tại mức ý nghĩa = 0.05, hệ số hồi quy của biến lnLaisuat,
lnLamphat và hệ số chặn là có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy của biến
lnGiadau và lnM1 không có ý nghĩa thống kê.
Như vậy, mô hình hồi quy với các hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê thu được là:
LnGiavang = 6.510 + 0.1222lnLaisuat + 0.0462lnLamphat +
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
- = 6.510: khi giá trị các biến độc lập bằng 0 thì giá trị của biến phụ thuộc là
lnGiavang là 6.510.
- = 0.1222: khi mà lãi suất thay đổi 1% thì kỳ vọng của giá vàng thay đổi
0.1222%
- = 0.0462: khi mà lạm phát thay đổi 1% thì kỳ vọng của giá vàng thay đổi
0.0462%
4.2.4. Thuyết minh kết quả
Trong phạm vi nghiên cứu của bộ số liệu, kết quả hồi quy cho thấy lãi suất có
tác động mạnh mẽ nhất đến giá vàng, sau đó là yếu tố về lạm phát tuy nhiên tác động
đều không cao. Các yếu tố này đều tác động dương đến giá vàng, nhưng việc lãi suất
có tác động dương đến giá vàng lại đi ngược lại với phần cơ sở lý thuyết đã nêu. Điều
này có thể được lý giải bởi năm 2010 là năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế tại Mỹ.
Đồng tiền của Mỹ lúc bấy giờ mất giá và chưa có dấu hiệu khôi phục trong ngắn hạn.
Vì vậy, mặc dù lãi suất đã được tăng lên để ngăn chặn lạm phát nhưng do chỉ số sức
mạnh của đồng USD chưa được phục hồi nên giá vàng vẫn tăng.
Kết quả hồi quy cũng chỉ ra, yếu tố giá dầu và lượng cung tiền M1 không có tác
động tới giá vàng tại mức ý nghĩa 5%. Việc M1 tác động tới giá vàng thì ta có thể
hiểu được do lượng cung tiền có liên quan đến lãi suất và lạm phát. Hai biến này tác
động mạnh mẽ lên lượng cung tiền M1, phần nào lý giải cho mức ý nghĩa của biến
M1 rất cao. Một điều nữa cũng lý giải cho điều này là vì giá vàng thì chịu phần lớn
ảnh hưởng của đồng Đô-la Mỹ và Việt Nam là nước nhập khẩu vàng là chính lên đến

Downloaded by Qu?nh Trang V? (trangvu19102004@gmail.com)


lOMoARcPSD|22070627

13

95% lượng vàng tiêu thụ. Vì vậy, việc cung tiền của nhà nước Việt Nam gần như
không ảnh hưởng đến giá vàng.
4.2.5. Khuyến nghị, giải pháp
Từ những kết quả, phân tích ở trên, nhóm em xin đề xuất một số giải pháp kiến
nghị như sau:
 Giải pháp nhằm kiểm soát lãi suất
Đối với mối quan hệ giữa lãi suất và giá vàng mô hình nghiên cứu cho thấy tác
động của lãi suất đến giá vàng là không cao (lãi suất tăng 1% thì giá vàng tăng
0,122%), cùng chiều. Cần theo dõi biến động của giá vàng để đánh giá kết quả của
chính sách về lãi suất khi cần. Đồng thời kiểm soát lãi suất cũng có vai trò quan trọng
giúp ổn định giá vàng. Nhóm giải pháp nhằm kiểm soát lãi suất bao gồm:
 Điều hành cung ứng tiền, từ nay tới cuối năm, tùy theo diễn biến thị trường,
đặc biệt là tình hình cung cầu ngoại tệ Ngân hàng nhà nước tiếp tục điều hành
linh hoạt qua các kênh, bảo đảm hài hòa về mức tăng và lượng cung ứng tiền
qua các tháng, bảo đảm mục tiêu chính sách tiền tệ. Ðể góp phần kiểm soát
tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ, ngân hàng nhà nước sửa đổi cơ chế cho
vay bằng ngoại tệ theo hướng quy định điều kiện chặt chẽ hơn; tăng tỷ lệ và
mở rộng phạm vi áp dụng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức
tín dụng...
 Tập trung vào việc bảo đảm thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng. Các
công cụ tái cấp vốn và thị trường mở sẽ được áp dụng một cách linh hoạt hơn,
nhất là với các ngân hàng nhỏ. Các giải pháp này bảo đảm các ngân hàng
thương mại không phải huy động vốn bằng mọi giá từ thị trường dân cư và tổ
chức kinh tế nhằm bảo đảm thanh khoản. Tập trung vào việc tăng lượng tín
dụng ra thị trường mà biện pháp chủ yếu hướng vào việc xem xét lại các tỷ lệ
an toàn vốn của Thông tư 13 và Thông tư 19. Ngoài ra, ngân hàng nhà nước
kỳ vọng việc điều chỉnh lại các tỷ lệ an toàn vốn sẽ khiến cho vốn không bị ứ
đọng trên thị trường liên ngân hàng.
 Chính sách về lãi suất ban hành không nên đột ngột mà phải linh hoạt từng
bước để tránh dẫn đến phản ứng mạnh của thị trường vì theo kết quả mô hình
thì biến động của lãi suất có tác dụng tức thì đến giá vàng.

Downloaded by Qu?nh Trang V? (trangvu19102004@gmail.com)


lOMoARcPSD|22070627

14

 Giải pháp kiểm soát lạm phát


Tác động của lạm phát đến giá vàng trong nước từ kết quả của mô hình nghiên
cứu là rất yếu gần như là bằng 0 (lạm phát tăng 1% giá vàng tăng 0,046%). Tuy nhiên
trong điều kiện cả nước đang thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu như hiện nay
việc kiểm soát lạm phát không chỉ có ý nghĩa đối với sự ổn định của giá vàng và cả
thị trường vàng mà qua đó còn góp phần giúp cho sự phát triển ổn định của cả nền
kinh tế, giữ vững thành quả tăng trưởng của đất nước. Nhóm giải pháp nhằm kiềm
chế lạm phát bao gồm:
 Kiểm soát chi tiêu của ngân sách nhà nước từ trung ương đến địa phương
nhằm đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu ngân sách: rà soát lại cơ
cấu chi tiêu, cắt giảm các khoản đầu tư không có tính khả thi và các khoản chi
phúc lợi vượt quá khả năng của nền kinh tế, cải tiến lại bộ máy quản lý nhà
nước vốn cồng kềnh, không hiệu quả, gây lãng phí ngân sách. Khai thác các
nguồn thu, đặc biệt là thu thuế nhằm giảm mức bội chi, cổ phần hóa các
doanh nghiệp nhà nước. Hạn chế phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân
sách.
 Thực hiện chính sách khuyến khích tiết kiệm, giảm tiêu dùng. Lãi suất danh
nghĩa được đưa lên cao hơn tỷ lệ lạm phát để hấp dẫn người gửi tiền. Biện
pháp này thường được sử dụng trong trường hợp lạm phát cao và có tác động
tức thời. Tuy nhiên, trong thời gian áp dụng chính sách lãi suất cao, cần có sự
điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với mức độ biến động của lạm phát và hạn
chế hậu quả tiềm tàng cho các tổ chức nhận tiền gửi.
 Các giải pháp tác động vào chi phí ngoài lương nhằm sử dụng tiết kiệm và
hiệu quả như: Xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu và kỷ luật lao động
nhằm tôn trọng định mức đó; Hợp lý hoá nguồn khai thác, vận chuyển và sử
dụng nguyên liệu; Hạn chế tối đa các chi phí trung gian làm tăng giá nguyên
liệu.
 Đẩy mạnh xuất khẩu giảm nhập siêu, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, lương
thực, thực phẩm ổn định cung cầu hàng hóa cho nền kinh tế, để ổn định giá cả
tiến tới ổn định lạm phát.

Downloaded by Qu?nh Trang V? (trangvu19102004@gmail.com)


lOMoARcPSD|22070627

15

5. Kết luận
Những kết quả nghiên cứu ở trên đã giúp chúng ta có một cách nhìn rõ ràng và
tương đối về những tác động của giá dầu thế giới, lạm phát, lãi suất và cung tiền M1
đến giá vàng của Việt Nam giai đoạn 2010-2019. Nhờ việc chạy mô hình và đưa ra
các kiểm định, chúng em có những nhận xét đầy đủ về sự ảnh hưởng của từng biến
được đưa vào mô hình và từ đó đề xuất một số kiến nghị phù hợp giúp làm tác động
tích cực đến giá vàng trong nước.
Bằng phương pháp kiểm định đối với mô hình kinh tế lượng, kết quả phân tích
hồi quy với sự trợ giúp của phần mềm Stata cho thấy có 2 yếu tố tác động đến giá
vàng của Việt Nam là lãi suất và lạm phát tuy nhiên sự ảnh hưởng không lớn. Kết quả
cũng cho thấy giá dầu và lượng cung tiền M1 không có ảnh hưởng đến giá vàng trong
nước. Điều này đặt ra cho chính phủ, những nhà hoạch định chính sách có những
chính sách hợp lý về tài khóa, tiền tệ,... để có thể ổn định giá vàng trong nước. Từ đó
giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh dự đoán được biến động của giá vàng.
Lời cuối cùng, nhóm 9 xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Chu Thị
Mai Phương - người đã giúp chúng em có được những kiến thức nền tảng và hiểu hơn
về cách thức tiếp cận đề tài cũng như phương pháp thực hiện. Sự hướng dẫn của cô có
vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng bài nghiên cứu của chúng em. Dù
đã rất cố gắng, nhưng với sự thiếu hụt về cả kiến thức lẫn kinh nghiệm, cũng như trở
ngại về thời gian và nguồn tài liệu, phương pháp nên chắc chắn nghiên cứu còn nhiều
hạn chế và thiếu sót, chúng em mong nhận được sự nhận xét của cô để hoàn thiện
hơn.

Downloaded by Qu?nh Trang V? (trangvu19102004@gmail.com)


lOMoARcPSD|22070627

16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


- https://www.businessinsider.com/ - Why gold is so expensive -
https://www.businessinsider.com/why-gold-is-so-expensive-2019-10
- https://vnrebates.net/ - Tại sao vàng lại quý - https://vnrebates.net/tai-sao-vang-lai-
quy.html
- https://www.investopedia.com/ - What Drives the Price of Gold? -
https://www.investopedia.com/financial-edge/0311/what-drives-the-price-of-
gold.aspx
- https://kienthucforex.com/ - 11 yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới -
https://kienthucforex.com/11-yeu-to-anh-huong-den-gia-vang-the-gioi/#5Lai_suat
- https://vietnamnet.vn/ - Giá vàng hôm nay 9/6: Tiếp tục giảm, chờ thời tăng lên -
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/gia-vang-hom-nay-09-06-2021-xu-huong-tang-
van-con-744096.html
- https://laodong.vn/ - Giá vàng hôm nay 18.6: Chênh lệch kỷ lục khiến nhà đầu tư bối
rối - https://laodong.vn/tien-te-dau-tu/gia-vang-hom-nay-186-chenh-lech-ky-luc-
khien-nha-dau-tu-boi-roi-921695.ldo
- www.researchgate.net - Study on dynamic relationship among gold price, oil price,
exchange rate and stock market returns - https://www.researchgate.net/profile/Sujit-
Ks/publication/287429206_Study_on_dynamic_relationship_among_gold_price_oil_
price_exchange_rate_and_stock_market_returns/links/571481f308ae39beb87cf5af/St
udy-on-dynamic-relationship-among-gold-price-oil-price-exchange-rate-and-stock-
market-returns.pdf
- http://goldpricez.com/vn
- https://oilprice.com/
- tradingeconomics.com – Vietnam Inflation Rate -
https://tradingeconomics.com/vietnam/inflation-cpi
- https://www.ceicdata.com/ - Vietnam short term interest rate -
https://www.ceicdata.com/en/indicator/vietnam/short-term-interest-rate
- https://tradingeconomics.com/ - Vietnam money supply m1 -
https://tradingeconomics.com/vietnam/money-supply-m1

Downloaded by Qu?nh Trang V? (trangvu19102004@gmail.com)

You might also like