You are on page 1of 10

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Theo lý thuyết của nhà kinh tế học Hoa Kỳ Harry Markowitz – người đã đạt giải Nobel
Kinh tế năm 1990, ông cho rằng các danh mục đầu tư nên được đa dạng hóa và tối ưu sẽ
giúp tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro được giảm thiểu xuống mức thấp nhất.  Thay vì
chỉ tập trung vào một loại tài sản, nên xây dựng một danh mục đầu tư với các loại tài sản
khác nhau, có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau về mức độ rủi ro và lợi nhuận , một
trong số đó thì có thể lựa chọn vàng cũng là một danh mục điển hình để phục vụ cho
việc đầu tư.
Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây cũng đánh dấu những bước
đổi thay của đời sống người dân khi nhu cầu sử dụng trang sức vàng bạc này một tăng cao.
Chúng trở nên phổ biến, bất kì ai có nhu cầu và đủ khả năng tài chính cũng có thể sở hữu. Gắn
liền với nhu cầu này của người tiêu dùng thì ngày càng xuất hiện nhiều hơn các công ty chế tác
và cung cấp các sản phẩm trang sức bằng vàng bạc hoặc các hợp kim của vàng. Với loại trang
sức này, người ta có thể thay đổi mẫu mã, kiểu dáng hay giá cả và sự kết hợp của chất liệu với
nhau để cho ra đời các sản phẩm khác nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú và phát triển không
ngừng của thị trường này.
Với tình hình dịch bệnh vẫn diễn ra phức tạp ở Việt Nam và trên thế giới, gây ảnh hưởng đến
nền kinh tế toàn cầu, và trực tiếp liên quan tới đời sống của từng con người, gia đình trong xã
hội. Nhu cầu về tiền bạc, tích luỹ sinh lời cũng vì thế mà thay đổi. Trong bối cảnh hiện tại khi
nền kinh tế, chính trị thế giới đang rơi vào tình trạng bất ổn thì việc mua vàng để đầu tư và tích
trữ lại trở nên tăng lên một một cách nhanh chóng. Vàng được xem như là kênh trú ẩn an toàn
mà các Ngân hàng trung ương và giới đầu tư hướng đến, đồng thời xuất hiện xu hướng tích trữ
vàng ở nhều quốc gia trên thế giới, mang lại nhiều lợi nhuận cho các nước và làm giảm sự phụ
thuộc vào đồng USD và nền kinh tế của Mĩ. Thị trường vàng và tình hình kinh tế, chính trị trên
thế giới có mối liên hệ tác động mật thiết đến nhau. Vì vậy khi nghiên cứu, phân tích thị trường
vàng, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến vàng và các xu hướng vận động của nó trong tương lai
sẽ góp phần ổn định nền kinh tế, cũng chính vì vấn đề đó mà chúng tôi quyết định lựa chọ đề
tài: “Phân tích mối quan hệ cung cầu thị trường vàng, trên cở đó khẳng định tiềm năng phát
triển thị trường”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu chung, nắm rõ các khái niệm cơ bản liên bản đến cung – cầu và thị trường, từ đó
làm rõ diễn biến thị trường vàng thế giới hiện tại, các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng rồi từ đó
có những dự báo cho xu hướng vận động của vàng trong tương lai
- Hiểu rõ các khái niệm cơ bản, tình hình, diễn biến, thực trạng của thị trường vàng hiện nay ở
cả trong và ngoài nước. Đặc biệt, tìm hiểu về các nhân tố đã tác động làm ảnh hưởng thị trường
vàng trong thời gian qua và dự báo sự vận động của vàng trong thời gian tới. Từ đó nhằm nâng
cao sự hiểu biết, kiến thức trong việc dự báo sự biến động của các xu hướng vận động của thị
trường vàng trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của thị trường vàng bao gồm: Phân tích thị trường vàng thế giới, những
nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng và dự báo xu hướng vận động của giá vàng trong tương
lai.
Về phạm vi nghiên cứu, việc nghiên cứu đề tài này được xác định trong phạm vi thị trường
vàng ở Việt Nam và thế giới từ năm 2017 đến nay và dự báo xu hướng trong các năm tiếp theo.
Qua đó chúng ta có thể thấy được tính quan trọng, cấp thiết của việc nghiên cứu thị trường
vàng trong đời sống xã hội và thực tiễn để áp dụng điều này trong quá trình dự đoán sự biến
động của thị trường vàng trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh
giá.
- Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng
hợp, tìm hiểu, và nghiên cứu thị trường.
5. Bố cục đề tài
Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 2 chương, bao gồm:
Chương 1: Phân tích sự thay đổi của cung.
Chương 2: Phân tích sự thay đổi của cầu.
Chương 3: Ảnh hưởng của cung – cầu đến thị trường vàng.
Chương 4: Tiềm năng phát triển của thị trường vàng hiện nay.
CHƯƠNG 1:
PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI CỦA CUNG
1. Tìm hiểu chung về cung hàng hóa
Trong thời đại công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển không ngừng thì
tầm mục đích của con người không chỉ bó hẹp trong phạm vi Trái Đất mà đã vượt ngoài vũ trụ
cùng những khám phá mới. Đặc biệt, con người ngày càng có nhu cầu về đời sống vật chất
hàng hóa nhiều hơn. Để đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của con người thì các
dịch vụ cung cấp, mua bán hàng hóa cũng sẽ phải có những bước phát triển vượt bậc mới. thị
trường kinh tế ngày càng phát triển mở rộng và đa dạng hơn.
Không những vậy, do thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao nên sản phẩm làm ra muốn
tiêu thụ được trên thị trường thì điều cốt yếu là phải đảm bảo được cả về mẫu mã và chất lượng
trong mỗi sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn phát triển thì phải tạo được uy tín cho
thương hiệu của mình, nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng để tạo ra lượng cung phù hợp
cho thị trường. Đây là vấn đề rất quan trọng vì không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại nếu
như nhu cầu đối với sản phẩm của nó quá nhỏ không đủ. Để hiểu thêm về điều này, trước tiên
chúng ta sẽ đi sâu vào để tìm hiểu, nghiên cứu về cung hàng hóa trên thị trường trong phần nội
dung dưới đây. 
1.1. Khái niệm cung và các cơ sở lý thuyết liên quan đến cung
Khái niệm cung: Cung về một loại hàng hoá cho ta biết số lượng hàng hoá mà người sản xuất
sẵn sàng cung ứng và bán ra tương ứng với các mức giá khác nhau.
Điều kiện xuất hiện cung: Khả năng bán + Mong muốn bán.
Cách biểu thị cung: Cũng như cầu, người ta có thể biểu thị cung bằng một biểu cung, một hàm
số (phương trình đại số) cung hay một đường cung trên một hệ trục tọa độ.
Lượng cung là khối lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng
bán ở các mức giá đã cho trong một thời điểm nhất định.
Cung là tập hợp của các lượng cung.
Quy luật cung: Nếu các điều kiện khác được giữ nguyên, lượng cung về một loại hàng hoá
điển hình sẽ tăng lên khi mức giá của chính hàng hoá đó tăng lên và ngược lại. Thể hiện mối
quan hệ thuận giữa giá và lượng cung.
Cung thị trường của một sản phẩm chỉ đến tổng tất cả các cung cá nhân về sản phẩm đó.
1.2. Phân biệt cung và lượng cung:
Cung: Cũng như cầu cung không phải một lượng cụ thể mà là một sự mô tả toàn diện về số
lượng mà người bán muốn bán ở mỗi và tất cả mức giá chấp nhận được.
Lượng cung: Là lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán ở mức giá đã
cho trong một thời gian nhất định với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Ví dụ:
Cung một thị trường gạo: Qs= 5P - 2 thì lượng cung ở mức giá P = 4
=> Qs = 5.4 – 2 = 18
1.3. Yếu tố xác định cung
Yếu tố xác định cung là những yếu tố làm cung thay đổi, bao gồm:
Giá đầu vào: Là chi phí cho yếu tố sản xuất. Đây là yếu tố có khả năng ảnh hưởng trực
tiếp đến khả năng cung ứng của một doanh nghiệp bởi doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự
khan hiếm về vốn.
Công nghệ: Đây là yếu tố quan trọng bởi nó sẽ quyết định đến năng suất lao động và chi
phí trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Thuế và trợ cấp: Để có thể can thiệp vào hành vi của người bán, Chính phủ đã sử dụng
các công cụ, đó là: Thuế, Trợ cấp và các quy định. Thông qua các công cụ này, Chính phủ sẽ
điều tiết được lượng cung trên thị trường.
Kỳ vọng: Kỳ vọng ở đây được hiểu là kỳ vọng của người bán hay kỳ vọng của những
nhà sản xuất về các yếu tố như: chi phí sản xuất sản phẩm, trình độ khoa học công nghệ, thuế
và trợ cấp,... Các ảnh hưởng này tuy không tác động một cách trực tiếp đến lượng cung nhưng
nó cũng tạo ra sự ảnh hưởng gián tiếp đến lượng cung của các doanh nghiệp.
Số lượng người bán: Phụ thuộc vào số lượng người bán ít hay nhiều mà lượng cung thị
trường cũng sẽ bị ảnh hưởng theo chiều giảm hoặc tăng.
Ngoài các yếu tố trên ảnh hưởng đến cung, làm cho cung thay đổi, còn một số các yếu tố
khác cũng tạo ra sự thay đổi cho cung như: Thời tiết, giá của hàng hóa khác được cung ứng bởi
cùng nhà sản xuất,...
2. Nguồn cung vàng
Vàng được xem là một công cụ vừa đảm bảo được sự an toàn vừa rất hữu hiệu để bảo
toàn giá trị tài sản của người nắm giữ trước những yếu tố biến động của thị trường. Trải
qua quá trình hàng nghìn năm lịch sử, bất kể trong thời kì kinh tế nào, từ suy thoái, lạm
phát kinh tế cho đến việc đồng tiền mất giá hay xung đột về chính trị thì vàng vẫn luôn
duy trì được sức mua lớn mà không hình thức đầu tư nào có thể thay thế được.
Sự lôi cuốn và các tính năng của vàng ngày càng được biết đến rộng rãi, phổ biến trong thị
trường đầu tư. Tính đặc trưng của nó được truyền bá như một kênh đầu tư hữu ích, chính nền
móng này tạo ra động lực cung - cầu trong thị trường vàng. Xét về nguồn cung của vàng hiện
nay, ta biết được rằng nó được cung cấp chủ yếu bởi các quốc gia có lượng dự trữ vàng và sản
lượng khai thác vàng lớn trên thế giới như: Trung Quốc, Úc, Nga, Mỹ, Nam Phi, Canada,...
Lượng xuất khẩu vàng ở những quốc gia này có tác động lớn và mạnh mẽ đến đến sự biến động
của thị trường.

Hình 1. Top 10 quốc gia có dự trữ vàng lớn nhất thế giới tính đến tháng 12/2021
2.1. Mỏ sản xuất vàng
Vàng được cung cấp từ các nước có trữ lượng vàng lớn và lượng xuất khẩu có tầm ảnh hưởng
trên thế giới bởi vậy nên nó được khai thác từ các mỏ rải rác ở hầu hết các châu lục, ngoại trừ
Đại Tây Dương - nơi mà việc khai thác mỏ bị cấm. Hàng trăm mỏ vàng hoạt động toàn cầu với
quy mô đa dạng. Phạm vi khai thác bao gồm từ những mỏ nhỏ xíu cho tới các mỏ khổng lồ có
trữ lượng vàng lớn. Theo nguồn tổng hợp số liệu gần đây, có khoảng trên 400 mỏ vàng trên
toàn thế giới được phát hiện và khai thác.
Nhìn chung khai thác vàng từ các mỏ khá ổn định. Nguồn cung từ các mỏ trung bình xấp xỉ
2.602,2 tấn vàng mỗi năm tính trong quãng thời gian 5 năm trở lại đây. Những mỏ mới đang
trong quá trình triển khai để đảm bảo sản lượng hiện tại thay vì mở rộng phạm vi khai thác. Các
mỏ mới đang được thăm dò để mở rộng, phát triển nhằm thay thế các mỏ hiện tại. Tuy nhiên,
cũng không có dấu hiệu nào cho thấy tổng sản lượng toàn cầu sẽ tăng lên nhiều.

Hình 2. Danh sách đầy đủ 10 mỏ vàng lớn nhất thế giới trong quý I năm 2021
Thời gian để sản xuất vàng là tương đối lâu, với những mỏ vàng mới, thời gian khai thác có thể
lên tới 10 năm. Điều này có nghĩa sản lượng khai thác có tác động rất chậm và tỉ lệ tương đối
thấp đến sự thay đổi nhanh chóng của giá vàng. Những lời hứa này chỉ mang tính khích lệ đưa
ra để nhằm giữ vững giá vàng khiến nó nhanh chóng gia tăng trở lại. Kinh nghiệm đã xuất phát
từ sự biến động chóng mặt của nó trong nửa thập kỷ qua. Do vậy, thật không dễ hay sẽ nhanh
chóng gia nguồn cung tăng của sản lượng vàng.
2.2. Chu kỳ quay vòng - Tái sinh
Bởi vì sự thay đổi tương đối nhỏ, chậm trễ các mỏ sản xuất vàng, do vậy chu kỳ vàng quay
vòng chắc chắn dễ dàng giao dịch tăng nguồn cung cho các nhu cầu cần thiết nhằm trợ giúp ổn
định giá vàng. Giá trị của vàng tái chế còn có ý nghĩa về mặt kinh tế vì có khả năng phục hồi,
khôi phục lại từ những hình thức sử dụng khác bằng việc tinh chế và tái chế, từ năm 2016 tới
2021 vàng tái chế đóng góp khoảng 23% nguồn cung hàng năm.
2.3. Các ngân hàng trung ương
Năm 2020, Ngân hàng trung ương và các tổ chức bình ổn quốc tế đã nắm giữ khoảng 33,000
tấn, chiếm 15% tổng số vàng dự trữ trên mặt đất. Tính trung bình, các chính phủ nắm giữ
khoảng 10% lượng vàng dự trữ chính thức, tỷ lệ tương ứng theo từng quốc gia. Mặc dù đã có
một số ngân hàng trung ương đã tăng lượng dự trữ vàng trong một thập kỷ qua.
2.4. Sản xuất vàng
Các nhà máy tinh luyện vàng được đặt chủ yếu gần các trung tâm khai thác lớn hoặc ở các
trung tâm chế biến kim loại quý trên khắp thế giới. Tính theo công suất, trung tâm tinh luyện
lớn nhất là Rand Refinery ở Germiston, Nam Phi. Tính theo sản lượng, thì trung tâm lớn nhất là
Johnson Matthey ở thành phố Salt Lake, Mỹ.
Thay vì mua vàng sau đó lại bán ra thị trường, các nhà sản xuất chủ yếu thu phí từ các nhà khai
thác mỏ. Sau khi được tinh chế, vàng thỏi (mức độ tinh chế khoảng 99,5 %) được bán cho các
nhà kinh doanh vàng, sau đó tiếp tục bán lại cho các nhà sản xuất trang sức, điện tử hoặc đầu
tư. Vai trò của thị trường vàng thỏi chính là trung tâm của chu kỳ cung cầu. Đây chính là người
trung gian đóng vai trò hai mặt hợp đồng giữa chủ mỏ và những nhà sản xuất, tạo dòng chảy dễ
dàng kết nối tự do giữa kim loại này với cơ cấu nòng cốt của thị trường tự do.
Theo dữ liệu của Bộ Công nghiệp, Khoa học, Năng lượng và Tài nguyên của Chính phủ
Australia (DISER), vào năm 2021, nguồn cung vàng thế giới được dự báo sẽ tăng 2,7% lên
4.840 tấn, do sản lượng khai thác vàng cao hơn ở Australia, Mỹ và Canada. Tuy nhiên, tốc độ
tăng trưởng nguồn cung này sẽ chậm lại với tốc độ trung bình hàng năm là 1,1% từ năm 2022
đến năm 2023.
Hơn nữa, vàng là một loại hàng hóa vô cùng đặc biệt nên sức thu hút, hấp dẫn của vàng là điều
không thể tránh khỏi. Ai cũng muốn sở hữu để biến nó thành một loại tài sản dùng cho việc
tích lũy. Ngoài việc dùng để cất trữ, tích lũy thì vàng cũng có các công dụng khác: Sử dụng làm
trang sức, đầu tư, thanh toán,… Và trong một hệ thống kinh tế đang gặp nhiều tác động do đại
dịch như hiện nay, thì vàng đang tỏ ra hết sức mạnh mẽ và đầy hấp dẫn để thu hút người dùng.

Hình 3. Biểu đồ cung của thị trường vàng từ năm 2010 đến 2019
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung
Vàng không chỉ là vật trang sứ quý giá, một loại hàng hóa đặc biệt mà còn được xem là chuẩn
mực giá trị cho các loại tiền tệ trên thế giới. Mặc dù giá trị của vàng trường tồn cùng thời gian
nhưng với bản chất cố hữu là tính biến động nên giá vàng lại dễ dàng biến động và chịu ảnh
hưởng từ nhiều yếu tố tác động bên ngoài. Trong số đó có thể kể các yếu tố: Tình trạng lạm
phát, sự biến động của giá dầu, giá ngoại tệ, tình hình kinh tế - chính trị, dự trữ của các Ngân
hàng trung ương, tâm lí khách hàng, nhu cầu sử dụng của khách hàng,... Tuy nhiên, có hai
nguyên nhân chính ảnh hưởng đến nguồn cung của thị trường vàng, đó vàng khai thác và tái sử
dụng vàng.
3.1. Vàng khai thác
Trung Quốc đã là quốc gia sản xuất vàng lớn thứ hai thế giới, vượt cả Nam Phi trong khi lượng
vàng dự trữ chính thức của Trung Quốc chỉ còn kém Mỹ, Đức, Pháp, Italia và Thụy Sĩ. Việc
tích lũy vàng của Trung Quốc đã góp phần làm vàng lên giá. Theo báo cáo của GFMS Gold
Survey 2018, trong năm 2017 sản lượng vàng khai thác trên toàn Thế giới là 3,247 tấn, giảm đi
5 tấn so với năm 2016. Đây là sự sụt giảm sản lượng đầu tiên kể từ năm 2008.
Để tránh đà giảm bất tận trong nguồn cung vàng, ngành khai thác phải thấy số lượng dự án khai
thác tăng. Tổ chức nghiên cứu thị trường Wood Mackenzie ước tính ngành cần có thêm tối
thiểu 44 dự án khai thác mới tới năm 2025 để duy trì mức sản xuất trong năm 2019.
Trong những năm trước đó con người đã khai thác rất nhiều vàng nhưng chỉ chiến khoảng 20%
vàng trên Trái đất. Tuy nhiên, 80% vàng còn lại nằm rất sâu trong lòng đất rất khó để khai thác.
Việc vàng trở nên khó khai thác hơn đã gây ra thêm một số vấn đề mới: Các thợ mỏ đối diện
với nhiều nguy hiểm hơn, và việc khai thác vàng tác động nhiều hơn đến môi trường. Nói tóm
lại, chúng ta đang tốn nhiều tiền hơn để có được ít vàng hơn. Điều này làm tăng chi phí sản
xuất vàng, dẫn đến giá vàng tăng.
Bên cạnh đó là vấn đề về môi trường cũng rất đáng được quan tâm vì khi khai thác mỏ sẽ gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường như xói mòn, sụt lở đất, ô nhiễm đất và nước ngầm cùng với đó
là mất đa dạng sinh học,… Khai thác vàng trái phép trong những năm gần đây cũng được giải
quyết và thắt chặt quản lí hơn. Từ những nguyên nhân trên có thể thấy so với trước đây để khai
thác một đơn vị vàng sẽ khó khăn hơn cần đầu tư và tốn nhiều chi phí do đó giá vàng cũng sẽ
tăng lên.
3.2. Tái sử dụng vàng
Theo báo cáo, hoạt động tái chế vàng dự kiến sẽ tiếp tục giảm vào năm 2021, vì nhiều nơi trên
thế giới dự kiến sẽ thực hiện các biện pháp đóng cửa để ngăn chặn các đợt dịch Covid-19 mới.
Việc đóng cửa các cửa hàng trang sức trong thời gian chống dịch làm giảm sự trao đổi vật chất
của vàng lấy tiền mặt. Do đó, nguồn cung tái chế vàng trên thế giới được dự báo sẽ giảm 5,2%
xuống 1.211 tấn vào năm 2021.
Do nguồn vàng từ các mỏ được sử dụng để khai khác đang dần khan hiếm, giảm đi nhanh
chóng. Vì vậy, việc tái sử dụng vàng đang trở thành một vấn đề ngày càng quan trọng, cần
thiết. Hiện nay, vàng tái sử dụng đang chiếm tỉ lệ khá cao so với vàng khai thác. Vậy nên, việc
tái sử dụng vàng giúp cho nguồn cung vàng được ổn định nhằm bình ổn giá của thị trường
vàng.
KẾT LUẬN
Vàng là trang sức, là hàng hóa, là phương tiện thanh toán trong các giao dịch, thậm chí vàng
còn được giới đầu tư dùng để đầu cơ “lướt sóng”. Hiện tại thị trường vàng trên thế giới là một
trong những thị trường sôi động, nhận được sự quan tâm rất lớn của giới đầu tư. Sự tăng giá
mạnh mẽ của vàng trong những năm gần đây và đặc biệt là lần đạt đỉnh cao nhất thời đại giữa
tâm điểm của đại dịch COVID-19 là kết quả của tổng hòa các yếu tố ảnh hưởng ngắn hạn hay
dài hạn như đồng USD yếu, lãi suất thực thấp, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các chính sách
nới lỏng định lượng của ngân hàng trung ương hay động thái tăng cường dự trữ vàng của các
ngân hàng trung ương. Nhìn chung, vàng luôn là kênh đầu tư mà nhiều người tin tưởng và lựa
chọn. Bởi vậy, nên tìm hiểu, nghiên cứu rõ ràng về thị trường vàng để bảo vệ tài sản an toàn
trước những biến động mới của thế giới là điều vô cùng quan trọng ở thời điểm hiện nay. Thực
ra, vàng là hình thức đầu tư lâu dài, an toàn, với các yếu tố chi phối người đầu tư có thể học hỏi
để nắm bắt được đồ thị biến đổi của nó. Vàng là một kim loại quý nên sự săn đón của nó với
giới có tiền chưa bao giờ bị nguội lạnh bất cứ giây phút nào. Vậy nên, việc nghiên cứu, phân
tích thi trường vàng, các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng và có những dự báo về xu thế vận
động của nó trong tương lai không chỉ đơn thuần là tìm hiểu về kinh doanh, đầu tư mà còn thấy
được bao quát ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị của thế giới lên thị trường vàng. Từ đó
có những nhìn nhận khách quan hơn trong kinh doanh giúp những người đầu tư có thêm kiến
thức để nhận thức về các rủi ro có thể xảy ra, đồng thời bên cạnh đó cũng giúp các quốc gia có
chính sách hiệu quả, phù hợp với xu thế nền kinh tế và thị trường hiện nay.

You might also like