You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA VĂN HÓA HỌC
-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài: YẾU TỐ VĂN HÓA TRONG PHÁT


TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở CẦN GIỜ

                                                HVCH: Dư Thị Minh Phương


MÃ SỐ: 20822904019
KHÓA: K21B
GVHD: PGS. TS. Huỳnh Quốc Thắng
             

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC
-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ


Đề tài: YẾU TỐ VĂN HÓA TRONG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở CẦN GIỜ

                                                HVCH: Dư Thị Minh Phương


MÃ SỐ: 20822904019
KHÓA: K21B
GVHD: PGS. TS. Huỳnh Quốc Thắng
             

Xác nhận của GVHD

PGS. TS. HUỲNH QUỐC THẮNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2022


YẾU TỐ VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG Ở CẦN GIỜ
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Thời kỳ “toàn cầu hóa” đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với sự phát triển bền vững
của một quốc gia, không chỉ về mặt vật chất mà vấn đề tinh thần cũng rất quan trọng, đặc biệt là
khi Việt Nam bước vào giai đoạn “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” thì “phát triển
văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới”.

Thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển đô thị hướng biển về phía Nam, một trong những trọng
điểm hiện nay là vị trí huyện Cần Giờ, để giải quyết được các bài toán về bảo vệ môi trường sinh
thái, phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng biển, đã có các giải pháp trên cả 3 phương diện:
Cảng biển – Đô thị cảng biển; Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn – Du lịch sinh thái rừng và
Phát triển đô thị du lịch sinh thái biển hiện đại 3000ha vẫn đang trong quá trình định hình.

Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, thách thức về nhiều mặt như cơ sở hạ tầng, kỹ thuật hiện
đại, chính sách quản lý và đầu tư hiệu quả… của quá trình đô thị hoá, cụ thể là trong hoạt động
du lịch thì chúng ta sẽ lấy điều gì để vừa làm nền tảng, vừa là động lực cho sự phát triển sắp tới?
Đó chính là yếu tố văn hoá. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII định hướng về phát
triển miền núi có nêu “Khai thác thế mạnh về bản sắc văn hóa và điều kiện tự nhiên để đẩy mạnh
phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái”. Xét ở vùng nào cũng vậy, nếu sự phát triển tiến
tới quá trình đô thị hoá mà bỏ qua yếu tố văn hoá, cụ thể là trong ngành du lịch, có thể sẽ để lại
nhiều hậu quả tiêu cực đối với sự phát triển của Cần Giờ nói riêng và nhiều di sản của cả Việt
Nam và thế giới nói chung. Vì vậy nghiên cứu vai trò của yếu tố văn hoá đối với sự phát triển du
lịch bền vững của Cần Giờ trong thời gian tới là rất cấp thiết.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề phát triển du lịch bền vững

Vấn đề phát triển bền vững trong du lịch trên thế giới đã có từ lâu khoảng hai thập kỷ trước, thể
hiện qua “Nghiên cứu về du lịch bền vững trong hai mươi lăm năm của hành trình du lịch bền
vững” (Sustainable Tourism Research Towards Twentyfive Years Of The Journal Of Sustainable
Tourism) của nhóm tác giả Emilio Mauleon-Mendez, Juanabel Genovart-Balaguer, José M.
Merigo và Carles Mulet-Forteza (2018). Đối tượng nghiên cứu chính là Tạp chí Du lịch Bền
vững (JOST), một tạp chí xuất bản các nghiên cứu về mối quan hệ giữa du lịch và khái niệm về
tính bền vững, nội dung cụ thể xoay quanh ‘Địa lý, Quy hoạch và Phát triển’. Thể hiện tầm quan
trọng của du lịch bền vững đã gia tăng theo thời gian, tạp chí này đã được xuất bản trong 25 năm.
Mặc dù tạp chí có nguồn gốc từ Vương quốc Anh, nhưng độ phủ sóng của nó đã được thể hiện
trong nhiều nghiên cứu từ các quốc gia khác nhau, không chỉ Châu Âu mà còn cả Châu Á và
Châu Phi, nhiều nhất là Úc, New Zealand, Hoa Kỳ và Nam Phi. Điều này làm nổi bật tính chất
quốc tế của tạp chí và cả vấn đề du lịch bền vững.

Trong nghiên cứu “Du lịch bền vững: một tài liệu toàn diện đánh giá trên các khuôn khổ và ứng
dụng” (Sustainable tourism: a comprehensive literature review on frameworks and applications)
của nhóm tác giả Sarfaraz Hashemkhani Zolfani, Maedeh Sedaghat, Reza Maknoon và
Edmundas Kazimieras Zavadskas (2015) đã kiểm tra tổng cộng 132 bài báo trên 47 tạp chí du
lịch và bền vững, xuất bản từ năm 1993 đến 2013, từ các khu vực chính là Châu Âu, Châu Á,
Châu Phi, Bắc Mỹ, Châu Mỹ Latinh và Châu Đại Dương. Chủ đề của các bài báo thường là: Mô
hình, Phát triển du lịch bền vững, Nghiên cứu thị trường và Kinh tế, Hoạch định chính sách, Cơ
sở hạ tầng, Mô hình hóa và lập kế hoạch, Du lịch nông thôn, Quản lý môi trường và khủng
hoảng, Hệ sinh thái và du lịch sinh thái, Biến đổi khí hậu, Hệ sinh thái, Quản lý nguồn nhân
lực… Trong đó có cả “Văn hóa và di sản”.

Ngoài ra còn có các nghiên cứu về tác động của du lịch bền vững đến các vấn đề trực tiếp của
con người như sức khoẻ, kinh tế…: “Du lịch bền vững như một nguồn của du lịch lành mạnh”
(Sustainable Tourism as a Source of Healthy Tourism) của Luna Santos-Roldán, Ana M Castillo
Canalejo, Juan Manuel Berbel-Pineda và Beatriz Palacios-Florencio (2020), “Phát triển du lịch
bền vững và tăng trưởng kinh tế: Đánh giá và phân tích sinh trắc học” (Sustainable Tourism
Development and Economic Growth: Bibliometric Review and Analysis) của Ana León-Gómez,
Daniel Ruiz-Palomo, Manuel A. Fernández-Gámez và Mercedes Raquel García-Revilla (2021)…

Vấn đề phát triển du lịch bền vững hiện nay đang là xu hướng chung của thế giới. Ngày 21 tháng
12 năm 2016, Hội đồng Du lịch Bền vững Toàn cầu đã đưa ra phiên bản thứ ba của “Tiêu chuẩn
Du lịch Bền vững GSTC”, gồm kiến thức chung về “du lịch bền vững” và chuẩn mực tối thiểu
cho toàn bộ ngành công nghiệp du lịch. Trong đó có 1 trong 4 tiêu chí của du lịch bền vững là:
“Tối đa lợi ích cho di sản văn hóa và tối thiểu tác động có hại”, điều này đã chứng minh tầm
quan trọng của yếu tố văn hoá trong vấn đề phát triển du lịch bền vững.
Nhất là giai đoạn từ sau khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện, những vấn đề về bảo vệ môi trường
và nhu cầu đời sống, sức khoẻ con người cả về thể chất lẫn tinh thần ngày càng được đề cao.
Trong “Báo cáo Thường niên về Du lịch Bền vững” của Booking.com công bố ngày 10 tháng 6
năm 2021, tại Việt Nam cho thấy du khách Việt:

- 97% chọn du lịch bền vững là rất quan trọng, với 88% cho biết đại dịch đã khiến họ muốn
đi du lịch một cách bền vững hơn trong tương lai.
- 100% muốn tìm đến các điểm dịch vụ lưu trú cam kết du lịch bền vững trong năm tới, tuy
nhiên 41% du khách nhận thấy số lượng điểm dịch vụ lưu trú ấy vẫn còn hạn chế trong
năm 2021.
- 84% mong muốn những trải nghiệm chân thật, mang nét đặc trưng văn hóa của nơi mà họ
đến du lịch, 93% tin rằng việc nâng cao nhận thức về văn hóa cũng như việc bảo tồn di
sản là quan trọng.

Vấn đề phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam

Trong nghiên cứu “Phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng” của Nguyễn Thị Thúy (2011),
qua tìm hiểu các công bố của nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế, tác giả đã kết luận được
4 chỉ tiêu lớn để phát triển du lịch bền vững như sau:

- Du lịch phải được dựa trên cơ sở các nguồn tài nguyên được quản lý và gìn giữ tốt và
chúng phải mang tính văn hóa và môi trường.
- Phải bền vững về mặt tài chính và mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
- Phải luôn làm hài lòng khách du lịch vì nếu không sẽ mất đi sự phát triển kinh tế.
- Phải dựa trên cơ sở cộng đồng địa phương trợ giúp vì nếu thiếu sự thông qua và hài lòng
của địa phương thì không có mục tiêu nào khác về lâu dài.

Tuy nhiên trong nhiều nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay, kể cả trong thực tế, yếu tố văn hóa trong
du lịch, cũng như trong phát triển du lịch bền vững còn khá sơ sài, chưa được khai thác đúng
mức, đúng với yêu cầu, tiềm năng và chức năng của nó, và những nơi có đặc điểm sinh thái là
điểm mạnh như Cần Giờ lại càng cần có một yếu tố như văn hoá để làm nền tảng cho việc bảo vệ
và phát triển.

Như đề tài “Phát triển bền vững du lịch biển thành phố đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang” của
Nguyễn Danh Nam và Uông Thị Ngọc Lan (2021), đa số là nói về tài nguyên tự nhiên, chỉ có vài
dòng nêu lên các tài nguyên văn hoá. Tuy nhiên tác giả cũng đúc kết rằng tất cả những nguồn tài
nguyên đó đã “tạo nên nguồn tài nguyên nhân văn hấp dẫn và có chiều sâu phục vụ cho sự phát
triển của du lịch biển Phú Quốc”.

Nói đến nơi mà yếu tố văn hoá được chú trọng như một điểm mạnh của ngành du lịch, Hội An trở
thành địa phương đóng vai trò chính trong phát triển du lịch ở Quảng Nam, du lịch cộng đồng
góp phần bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị văn hóa, tự nhiên tại địa phương. Tuy nhiên,
theo nghiên cứu “Phát triển du lịch cộng đồng hướng tới sự phát triển bền vững ở Hội An” của
Trần Văn Anh (2021), việc tập trung khai thác các giá trị của khu phố Cổ cũng đã dẫn tới sự quá
tải cho di sản, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và các dịch vụ. Trong khi vùng ven còn nhiều tiềm
năng vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả.

Vấn đề phát triển du lịch bền vững tại Cần Giờ

Trong các nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại Cần Giờ, hiện tại đa số tập trung chú trọng
đến bảo vệ sinh thái và du lịch sinh thái như một điểm mạnh, cùng với việc đề ra các chiến lược
phát triển về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật hiện đại – đây là điều rất cần thiết vào thời điểm mà các tác
giả nghiên cứu, như “Chiến lược phát triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ, TP.HCM đến năm
2020” của Nguyễn Văn Chính… Tuy nhiên yếu tố văn hoá mới chỉ được quan tâm như một tài
nguyên, chưa được khai thác đúng mức và chưa thể hiện được văn hoá như một nền tảng và động
lực cho sự phát triển bền vững, cụ thể là trong du lịch.

3. Mục đích nghiên cứu

Trước mục tiêu đô thị hoá và phát triển du lịch sinh thái trong tương lai của Huyện Cần Giờ, sự
phát triển ồ ạt về con người, về cơ sở hạ tầng-kỹ thuật cần có một nền tảng vững chắc để xây
dựng các chiến lược, chính sách và quy định phù hợp với đặc điểm của địa phương, mà không
gây ra những hậu quả tiêu cực khó lường. Khi đã xác định văn hoá vừa là nền tảng, vừa là động
lực, đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững thì việc nghiên cứu yếu tố văn hoá trong phát triển
du lịch là điều cần thiết. Mục đích của nghiên cứu là rút ra được dấu ấn văn hoá của Cần Giờ, cái
để gây ấn tượng, thu hút khách du lịch và có thể mong muốn tiếp tục quay trở lại; thêm vào đó là
trước sự phát triển ồ ạt về con người, về cơ sở hạ tầng-kỹ thuật hiện đại có thể gây ra những rủi
ro gì; từ đó đưa ra những chiến lược phát triển du lịch bền vững có hiệu quả, dựa trên yếu tố văn
hoá.

4. Câu hỏi nghiên cứu – Giả thuyết nghiên cứu

Tác giả đặt ra 2 câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu:


- Câu hỏi nghiên cứu 1: Đặc trưng văn hoá của Cần Giờ là gì, thể hiện qua những yếu tố
nào?

Giả thuyết 1: Cần Giờ mang những dấu ấn lịch sử - văn hoá thế giới về văn hoá Đông Nam Á,
lịch sử - văn hoá Việt Nam về vùng văn hoá Nam Bộ mà sắp tới là phát triển đậm nét hơn về văn
hoá đô thị Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh; thể hiện qua đặc điểm sinh thái và các hoạt động
sinh kế gắn liền với những đặc điểm tự nhiên của vùng.

- Câu hỏi nghiên cứu 2: Làm sao để phát triển du lịch bền vững dựa trên yếu tố văn hoá
đó, đặc biệt là trong quá trình đô thị hoá du lịch biển hiện đại?

Giả thuyết 2: Thể hiện những dấu ấn văn hoá đó trong các hoạt động du lịch thực tiễn như
những đặc trưng của vùng, giúp thu hút du khách; dựa trên yếu tố văn hoá để xây dựng các chiến
lược, chính sách và quy định giúp bảo vệ những giá trị văn hoá và phát triển du lịch bền vững.

5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: yếu tố văn hoá và các hoạt động du lịch ở Cần Giờ. Chủ thể nghiên cứu:
nguồn nhân lực (các bên liên quan), khách du lịch…

Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian nghiên cứu: trên địa bàn Huyện Cần Giờ; trên tư liệu văn bản là các tài liệu
về văn hoá – xã hội, các báo cáo, số liệu thống kê, chiến lược và chính sách liên quan đến
hoạt động du lịch tại Cần Giờ và một số nơi khác…
- Thời gian nghiên cứu: giai đoạn hiện tại Việt Nam bước vào “kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa”, “phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự nghiệp đổi mới”; giai đoạn tương lai Thành phố Hồ Chí Minh phát triển
đô thị hướng biển về phía huyện Cần Giờ.

6. Lý thuyết dự kiến

Bài nghiên cứu dự kiến kết hợp một số lý thuyết được sử dụng trong ngành Du lịch và Văn hoá,
đó là: du lịch bền vững, du lịch văn hoá và văn hoá du lịch, sinh thái học văn hoá và hậu hiện đại.

Lý thuyết về “du lịch bền vững” giúp xác định thế nào là phát triển bền vững trong du lịch và các
yếu tố cần để xây dựng và phát triển du lịch bền vững.
Lý thuyết về “du lịch văn hoá” giúp xác định các thành tố của văn hoá có trong du lịch, trong khi
đó lý thuyết về “văn hoá du lịch” sẽ giải quyết các vấn đề về tổ chức, xây dựng và quản lý.

Lý thuyết “sinh thái học văn hoá” được dùng để giải thích những đặc trưng văn hoá của Cần Giờ,
thể hiện sự liên kết, mối quan hệ giữa môi trường sinh thái và văn hoá.

Lý thuyết về “hậu hiện đại” giúp dự đoán những nguy cơ có thể xảy ra sau quá trình đô thị hoá và
phát triển du lịch, từ đó đưa ra những giải pháp gợi mở cơ bản để phòng ngừa, ngăn chặn và giải
quyết các vấn đề đó.

7. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng cả phương pháp định tính & phương pháp định lượng. Phương pháp định tính
là chủ đạo, gồm thu thập tài liệu, quan sát tham dự và phỏng vấn sâu, sau đó so sánh, phân tích và
hệ thống lại để đưa ra được những đặc trưng văn hoá của Cần Giờ. Phương pháp định lượng bao
gồm quan sát thực nghiệm, bảng hỏi và thống kê số liệu giúp nắm bắt thực trạng du lịch hiện nay.
Sau đó, đề xuất phương hướng phát triển du lịch bền vững phù hợp với tình hình địa phương và
nhu cầu của khách du lịch. Hướng tiếp cận liên ngành: văn hoá học với các ngành lịch sử, nhân
học, xã hội học, kinh tế, môi trường và du lịch…

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Luận văn có thể đem lại nguồn tư liệu về du lịch phát triển bền vững dựa trên
yếu tố văn hoá, thể hiện vai trò của văn hoá trong nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội, mà cụ
thể là ngành du lịch.

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể đóng góp được những ý tưởng mới trong việc kết hợp văn
hoá với các hoạt động du lịch thực tiễn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách
bền vững.

9. Cấu trúc Luận văn

NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận và Cơ sở thực tiễn

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Tổng quan về “du lịch bền vững”

1.1.2. “Du lịch văn hoá” và “văn hoá du lịch”


1.1.3. Lý thuyết “sinh thái học văn hoá”

1.1.4. Lý thuyết “hậu hiện đại”

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cần Giờ

1.2.2. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của Cần Giờ

Chương 2: Yếu tố văn hoá trong thực trạng du lịch ở Cần Giờ

2.1. Tài nguyên du lịch

2.1.1. Tài nguyên tự nhiên

2.1.2. Tài nguyên nhân văn

2.2. Đặc trưng văn hoá của Cần Giờ

2.3. Tình hình khai thác yếu tố văn hoá trong hoạt động du lịch hiện nay

2.3.1. Chiến lược, chính sách, quy định

2.3.1.1. Nhà nước

2.3.1.2. Các nhà đầu tư

2.3.1.3. Các công ty tour du lịch

2.3.2. Cơ sở hạ tầng

2.3.3. Nguồn nhân lực

2.3.4. Khách du lịch

Chương 3: Những vấn đề “hậu hiện đại” và phương hướng phát triển du lịch bền vững dựa
trên yếu tố văn hoá

3.1. Những rủi ro trong quá trình đô thị hoá du lịch sinh thái biển hiện đại

3.2. Kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững dựa trên yếu tố văn hoá ở những nơi khác

3.2. Đề xuất chiến lược phát triển du lịch bền vững tại Cần Giờ dựa trên yếu tố văn hoá

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ NHỮNG CHUẨN BỊ CỦA HỌC VIÊN

STT Thời gian Công việc Nhận xét Ghi chú

1 Tháng 4/2022 Hoàn chỉnh đề cương

2 Tháng 5/2022 Hoàn chỉnh chương 1, nộp


cho giảng viên hướng dẫn
xem xét và góp ý.

3 Tháng 5/2022 Khảo sát thực địa, các hoạt


đến tháng động sinh kế và du lịch diễn
10/2022 ra trong năm tại Cần Giờ
(các ngày lễ hội, các tour du
lịch…); các địa điểm thể hiện
đặc trưng tự nhiên và văn
hoá có thể khai thác du lịch
như: khu du lịch sinh thái, di
tích lịch sử - văn hoá; các
làng nghề, cơ sở sản xuất, cơ
sở lưu trú…

Khảo sát ý kiến của khách du


lịch và mức độ quan tâm,
hiểu biết của họ về đặc trưng
văn hoá Cần Giờ…

Hoàn chỉnh chương 2, nộp


cho giảng viên hướng dẫn
xem xét và góp ý.

4 Tháng 11/2022 Hoàn chỉnh chương 3 và toàn


bộ luận văn, nộp cho giảng
viên hướng dẫn xem xét và
góp ý.

5 Tháng 12/2022 Dự kiến hoàn thành luận văn


và bảo vệ luận văn trước Hội
đồng.

THÔNG TIN CỦA HỌC VIÊN:


Họ và tên: DƯ THỊ MINH PHƯƠNG
MS HVCH: 20822904019 – Khoá: K21B
Ngành: Văn hóa học
Trường: ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM
Điện thoại: 0903802908
Email cá nhân: dtmp@gmail.com. Email trường: 20822904019@hcmussh.edu.vn.

You might also like