You are on page 1of 43

NHÓM 3: PHÂN TÍCH XU HƯỚNG DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM CỦA

GIỚI TRẺ HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM

ĐỀ CƯƠNG
A. MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
2.Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu nghiên cứu chung
2.2.Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Thời gian
3.2. Không gian
3.3. Nôi dung nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận
1.1. Du lịch có trách nhiệm
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Nguồn gốc du lịch có trách nhiệm
1.1.3. Các loại hình tiêu biểu và khái niệm
1.1.4. Đặc điểm du lịch có trách nhiệm
1.2. Những lợi ích của du lịch có trách nhiệm
1.2.1. Lợi ích cho doanh nghiệp
1.2.2. Lợi ích cho khách hàng
1.2.3. Lợi ích cho môi trường, cộng đồng địa phương
1.3. Các nhân tố tác động đến hành vi du lịch có trách nhiệm đến du khách
1.3.1. Yếu tố kinh tế 
1.3.2. Yếu tố văn hóa-xã hô ̣i
1.3.3. Yếu tố môi trường
1.4. Điều kiện phát triển du lịch có trách nhiệm
1.4.1. Công tác quản lý
1.4.2. Cơ sở hạ tầng 
1.4.3. Nguồn nhân lực
1.4.4. Nhận thức của khách du lịch
CHƯƠNG 2: Thực trạng xu hướng du lịch có trách nhiệm trong giới trẻ
2.1. Thực trạng xu hướng du lịch có trách nhiệm trong giới trẻ tại Việt Nam
2.1.1.Các dự án phát triển du lịch có trách nhiệm hiện có tại Việt Nam.
2.1.2. Các nhà cung ứng sản phẩm du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam.
2.1.3. Nguồn lực
2.1.4. Đối tượng
2.1.5. Xu hướng du lịch có trách nhiệm của giới trẻ Việt Nam
2.1.6. Ý thức và sự quan tâm của giới trẻ về du lịch có trách nhiệm
2.2. Những hạn chế trong việc đẩy mạnh du lịch có trách nhiệm trong giới trẻ
Việt Nam
                       2.2.1.Khả năng thực hiện du lịch có trách nhiệm
                       2.2.2.Tinh thần trách nhiệm
                       2.2.3.Hạn chế về cơ sở hạ tầng liên quan đến du lịch
2.2.4.Hạn chế về nguồn nhân lực
CHƯƠNG 3: Những giải pháp nhằm thúc đẩy hành vi du lịch có trách nhiệm
trong giới trẻ Việt Nam
3.1. Những giải pháp đối với cơ quan quản lý, nhà nước
3.1.1. Xây dựng bộ quy tắc du lịch có trách nhiệm
3.1.2. Giám sát việc thực hiện du lịch có trách nhiệm
3.1.3. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch có
trách nhiệm
3.2.Những giải pháp đối với khu du lịch, địa điểm du lịch
3.2.1.Xây dựng điểm đến có trách nhiệm
3.2.2.Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
3.2.3.Cải thiện công tác quản lý du lịch tại các điểm du lịch
3.2.4.Quản lý tốt các tác động tiêu cực của du lịch đến xã hội và môi
trường
3.3. Những giải pháp đối với các công ty du lịch
3.3.1.Xây dưng, phát triển và tiếp thị sản phẩm du lịch có trách nhiệm
3.3.2.Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có trách nhiệm
3.3.3.Tập trung xây dựng chính sách, chiến lược phù hợp có trách nhiệm
3.3.4.Hướng dẫn du khách thực hiện du lịch có trách nhiệm
3.4. Những giải pháp đối với giới trẻ
3.4.1.Thay đổi nhận thức 
3.4.2.Đào tạo và trang bị kiến thức về du lịch có trách nhiệm
C.KẾT LUẬN
1.Kết luận
2.Tài liệu tham khảo
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi trọng phát triển du lịch. Ở
Việt Nam, du lịch được coi là xu hướng tất yếu và là đầu tàu trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế. Ngành “công nghiệp không khói” mang về một nguồn thu không nhỏ
cho nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, chặng đường phát triển của ngành du lịch nước
ta vẫn còn đối diện nhiều thách thức cần phải vượt qua.
Thế hệ trẻ Việt Nam chung tay vì du lịch bền vững” là Đề tài của nhóm 3 muốn
gởi tới cô và các bạn. Đề tài được thực hiện với sự hỗ trợ  của cô giáo Lý Thị Thương,
nhóm 3 chúng em làm nên đề tài này và muốn lan tỏa về du lịch có trách nhiệm tới
các bạn trẻ đầy năng động và nhiệt huyết nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của
những mầm non hiện nay.
Nhiệm vụ của đề tài nhằm truyền đi thông điệp về trách nhiệm của từng cá nhân,
đặc biệt là các bạn trẻ trong việc phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam bằng cách trở
thành những du khách có trách nhiệm. Du lịch bền vững là đề tài rộng, nên đề tài sẽ
tập trung vào mảng du lịch có trách nhiệm, nhất là những giải pháp nhằm thúc đẩy
hành vi du lịch có trách nhiệm trong giới trẻ Việt Nam.
Đối tượng chính đề tài hướng tới là các bạn trẻ từ 18 - 30 tuổi, là độ tuổi mê du
lịch và có khả năng tạo ra những thay đổi tích cực. Họ sử dụng công nghệ thông tin,
mạng xã hội thành thạo, sẽ có lợi cho việc quảng bá hình ảnh du lịch rộng lớn…
Facebook cũng  là mạng xã hội được dùng để quảng bá, mở rộng tầm ảnh hưởng của
đề tài trong giới trẻ. 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Nghiên cứu này phân tích thực trạng và xu hướng của du lịch có trách nhiệm tại
Việt Nam và kết quả sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình phát triển du lịch có
trách nhiệm hiện nay.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích xu hướng du lịch có trách nhiệm
của giới trẻ hiện nay tại Việt Nam,  nhằm đánh giá và hiểu rõ thực trạng để đưa ra
những biện pháp phù hợp để phát triển du lịch có trách nhiệm trong thời gian tới và
sau đại dịch covid-19.
3. Phạm vi nghiên cứu 
 Phạm vi không gian nghiên cứu: Việt Nam
 Phạm vi thời gian: Từ năm 2018 đến năm 2021
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thực địa: Nhằm làm tăng độ chính xác, cụ thể và thuyết phục của kết
quả nghiên cứu, đồng thời khảo sát kiểm tra lại sự chính xác của tư liệu nghiên cứu
nhằm làm tăng độ chính xác cho đề tài. Đến thành phố để trực tiếp tham quan, tìm
hiểu và nắm bắt được các thông tin, tài liệu có liên quan một cách rõ ràng và chính xác
về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu: Tiến hành thu thập các thông tin,
dữ liệu từ các nguồn như tham luận, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu, các trang
báo mạng về chuyên ngành uy tín, sách báo, tạp chí chuyên ngành và các ngành liên
quan, các dự án, các đề án, các quy hoạch du lịch, các thông tư, nghị quyết, báo cáo
của các cơ quan quản lý cấp Trung Ương và địa phương. Thu thập những tài liệu có
liên quan ở những nguồn tin cậy, sắp xếp và xử lý tài liệu một cách có hệ thống, phân
tích những nội dung đưa ra những kết luận đúng đắn nhất. Căn cứ vào mục đích và
nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài tiến hành thu thập tài liệu, số liệu có liên quan từ sách
báo, các báo cáo của các cơ quan chuyên ngành, các công trình nghiên cứu của các tác
giả đi trước để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
A. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận
1.1. Du lịch có trách nhiệm
1.1.1. Khái niệm
Du lịch có trách nhiệm là mô ̣t loại hình du lịch mà những đối tượng tham gia vào
hoạt đô ̣ng du lịch sẽ có trách nhiê ̣m với kinh tế, xã hô ̣i, môi trường, văn hóa địa
phương tại điểm đến. Với mục đích giảm thiểu những tác đô ̣ng tiêu cực của hoạt đô ̣ng
du lịch đến các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường.
1.1.2. Nguồn gốc du lịch có trách nhiệm
Du lịch có trách nhiệm được xác định tại Cape Town vào năm 2002 cùng với Hội
nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững. Tuyên bố Cape Town  hiện đã được
chấp nhận rộng rãi và đã được Thị trường Lữ hành Thế giới thông qua vào năm 2007.[
CITATION Har19 \l 1033 ]
1.1.3. Các loại hình tiêu biểu và khái niệm
Du lịch bền vững: Là loại hình du lịch kết hợp giữa phát triển kinh tế đi đôi với
lợi ích về môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương. Có thể phát triển một cách
lâu dài mà không ảnh hưởng đến xấu đến các yếu tố xã hội, môi trường
Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là loại hình có trách nhiê ̣m với môi trường tự
nhiên nhằm thúc đẩy, bảo tồn các khu thiên nhiên, đóng góp cho sự nỗ lực phát triển
bền vững với sự tham gia tích cực của khách du lịch.
Du lịch cộng đồng: Là loại hình du lịch dựa trên thiên nhiên và văn hóa địa
phương. Mang lại lợi ích về bảo tồn văn hóa và phát triển kinh tế bền vững cho người
dân địa phương tại điểm đến.
Du lịch nông nghiệp: Là một loại hình của du lịch sinh thái và du lịch nông thôn.
Du lịch nông nghiê ̣p thường tạo ra các sản phẩm liên quan đến các hoạt đô ̣ng sản xuất
để giúp khách du lịch có thể tham gia, trải nghiê ̣m và tìm hiểu về cuô ̣c sống nông
nghiê ̣p của nông dân, ngư dân như trồng rau, hái cà phê, đi câu mực,…
1.1.4. Đặc điểm du lịch có trách nhiệm
Di lịch có trách nhiê ̣m có những đă ̣c điểm như hạn chế tối đa các tác động tiêu
cực về kinh tế, môi trường và xã hội. Sẽ tạo ra lợi ích kinh tế và nâng cao phúc lợi cho
người dân địa phương, cải thiện điều kiện làm viê ̣c. Đồng thời, du lịch có trách nhiê ̣m
cũng đóng góp tích cực vào việc bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa nhằm duy
trì một thế giới đa dạng. Nó cung cấp những trải nghiệm thú vị cho du khách thông
qua mối liên kết giữa khách du lịch và người dân địa phương, tạo hiểu biết về các vấn
đề văn hóa, xã hội và môi trường tại địa phương. Đă ̣c biê ̣t hơn, du lịch có trách nhiê ̣m
đã tạo cơ hội cho những người khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn. Và cuối cùng, du
lịch có trách nhiê ̣m khuyến khích sự tôn trọng lẫn nhau giữa khách du lịch và người
dân địa phương và tôn trọng văn hóa địa phương.[ CITATION Thú13 \l 1033 ]
1.2. Những lợi ích của du lịch có trách nhiệm
1.2.1. Lợi ích cho doanh nghiệp
Du lịch có trách nhiệm đem lại những lợi ích to lớn cho con người và môi trường
sinh thái, bởi vậy đây là cách tiếp cận cần được chú trọng trong phát triển ngành du
lịch. Du lịch có trách nhiệm giúp doanh nghiệp mang lại danh tiếng cũng như làm
tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp du lịch. Du lịch có trách nhiệm làm
gia tăng giá trị và nhu cầu đối với sản phẩm. Vì du khách thường cảm thấy vui vẻ và
thoải mái khi đóng góp vào các hoạt động bảo vệ môi trường cũng như hỗ trợ cộng
đồng địa phương về mặt kinh tế và xã hội. Còn làm tăng sự trung thành và cũng như
đáp ứng được như cầu của khách hàng đối với doanh nghiệp. Sử dụng hiệu quả các
nguồn năng lượng có sẵn ngay lập tức giúp tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận của
doanh nghiệp. Không những vậy còn giúp doanh nghiệp thúc đẩy được tinh thần kinh
doanh và đưa ra các dự án kinh doanh mới. Một doanh nghiệp có trách nhiệm sẽ tạo ra
sự chú ý tích cực từ truyền thông.[ CITATION TỔN14 \l 1033 ]
1.2.2. Lợi ích cho khách hàng
Du lịch có trách nghiệm sẽ làm tăng trải nghiệm thực tế cho du khách hơn. Nó sẽ
đem lại những trải nghiệm văn hóa và tự nhiên mang tính "thực tế" và "chân thật" cho
du khách, đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm các trải nghiệm thực tế thay vì các trải
nghiệm được dàn dựng hoặc có tính công nghiệp. Không những vậy du khách sẽ được
khám phá và trải nghiệm vẻ đẹp từ một môi trường tự nhiên sạch và trong lành. Ngành
du lịch có trách nhiệm sẽ cung cấp cho khách  hàng những trải nghiệm thú vị qua mối
liên kết giữa khách du lịch và người dân địa phương. Giúp họ hiểu hơn về các vấn đề
văn hóa, xã hội và môi trường ở địa phương. Du lịch có trách nhiệm đáp ứng được xu
hướng sống ngày càng phổ biến của du khách như sự hiểu biết về môi trường và xã
hội, nhu cầu quay lại với tự nhiên và nhu cầu trải nghiệm lại các giá trị nguyên bản
ngày càng tăng. Khách hàng sẽ ngày càng hướng đến nhu cầu cho các trải nghiệm
xanh và nhu cầu về những hoạt động du lịch có ý nghĩa sâu sắc nhiều hơn.
[ CITATION TỔN14 \l 1033 ]
1.2.3. Lợi ích cho môi trường, cộng đồng địa phương
Mỗi người đều có thể trở thành một nhân tố tích cực trong việc xây dựng ngành
du lịch có trách nhiệm. Và ngành du lịch có trách nhiệm này mang lại những giá trị
tích cực cho môi trường và công đồng địa phương như nó làm tăng giá trị các di sản
văn hóa và môi trường, tạo ra được doanh thu và đóng góp một cách tích cực vào việc
bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa, giảm thiểu được tối đa các tác động tiêu cực
đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội. Xu hướng đi du lịch ngày càng tăng tại các
điểm đến thì sẽ dẫn đến cơ sở hạ tầng tại các địa phương được cải thiện hơn và tạo ra
được các cơ hội phát triển kinh tế địa phương. Nó còn tạo dựng được niềm tin và lòng
tự hào dân tộc cho cộng đồng tại địa phương. Không những tạo ra được các tác động
tích cực mà du lịch có trách nhiệm đem lại nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ, thanh
niên và người dân tộc thiểu số tại địa phương. Vì vậy người dân lao động sẽ được cải
thiện việc làm và điều kiện làm việc để có mức thu nhập tốt hơn. Du lịch có trách
nhiệm còn cho phép người dân tham gia vào việc triển khai và quản lý hoạt động khai
thác du lịch tại địa phương. Từ đó họ cũng được hưởng lợi từ ngành du lịch cũng như
giúp họ có tiếng nói đối với sự phát triển của ngành, và mang lại các hiệu quả để giảm
nghèo một cách trực tiếp tại địa phương.[ CITATION TỔN14 \l 1033 ]
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch có trách nhiêm
̣
1.3.1. Yếu tố kinh tế 
Tác động tích cực:
Tăng cường kinh tế địa phương giúp tăng nguồn thu nhập và tạo việc làm đảm bảo
cho cộng đồng tham gia và hưởng lợi từ việc đón khách du lịch. Có cơ hội khởi
nghiệp kinh doanh tại địa phương kích thích cho sự phát triển sản phẩm địa phương
hỗ trợ cho người dân xóa đói, giảm nghèo. Thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng doanh
nghiệp tại địa phương, thúc đẩy kinh doanh một cách công bằng và cạnh tranh lành
mạnh.
Với nhu cầu của du khách càng đánh giá các sản phẩm thân thiện với môi trường
chính là yếu tố tác động mạnh nhất để du khách có thể quay trở lại.
Tác động tiêu cực:
Việc chia sẻ lợi ích du lịch phân bố không đồng đều làm cho phân chia nguồn thu
nhập và tiền lương không đều làm cho người lao động di chuyển tới các nơi khác để
kiếm nguồn thu nhập cao hơn.
Với sự phụ thuộc kinh tế vào một lĩnh vực ngày càng tăng làm các lĩnh vực khác
không cạnh tranh được. Sự lạm phát nhà đất, tăng giá thuê làm cho cho các doanh
nghiệp không thể phát triển lâu dài được và làm tăng rò rỉ kinh tế tại địa phương.
1.3.2. Yếu tố văn hóa-xã hô ̣i
Tác động tích cực:
Việc phát triển du lịch có trách nhiệm phù hợp với từng đặc điểm của địa phương
là một điều không hề đơn giản, vì mỗi địa phương, điểm đến có đặc thù về tài nguyên
du lịch khác nhau, ý thức của cộng đồng khác nhau về trách nhiệm xã hội, kinh tế và
môi trường của du lịch.[ CITATION ThS16 \l 1033 ].
Phát triển du lịch có trách nhiệm nên dựa hoàn toàn vào nhu cầu các sản phẩm địa
phương, sử dụng người lao động để phát tiển sản phẩm địa phương. Khôi phục các
phong tục tập quán và truyền thống địa phương, bảo tồn các giá trị lịch sử và di tích
lâu đời. Giữ sự độc đáo về văn hóa ẩm thực truyền thống của người dân địa phương
mang lại sự tiến bộ trong giáo dục và đời sống địa phương.
Tác động tiêu cực:
Nghiêm trọng hóa các bình đẳng sẵn có trong xã hội, cũng như tạo ra các bất bình
đẳng mới làm tăng sự căng thẳng trong các mối quan hệ trong xã hội do chuyển đổi
vai trò và sắp xếp lại công việc trong nhà.
Sự xung đột văn hóa của các địa phương khác khi gộp lại thành một, đánh mất các
giá trị và kỹ năng truyền thống do đa số họ bỏ nhà ra đi để kiếm được thu nhập cao.
Giảm sự phát triển thương mại hóa các nền văn hóa và kỹ năng truyền thống địa
phương.
1.3.3. Yếu tố môi trường
Tác động tích cực:
Tại Việt Nam hiện nay, việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và tài
nguyên du lịch chính là một trong những nhân tố cần ưu tiên hàng đầu để cộng đồng
địa phương có trách nhiệm hơn trong việc phát triển du lịch. Vấn đề này càng trở nên
cấp thiết hơn khi trong mắt du khách, nhân tố tài nguyên tự nhiên và ngôn ngữ là một
trong hai nhân tố tác động mạnh nhất đến sự quay trở lại của du khách.[ CITATION
ThS16 \l 1033 ].
Cải thiện việc quản lý môi trường sống nhạy cảm của động vật quý hiếm và loài
gần tuyệt chủng. Tăng cường nhận thức về các giá trị và tầm quan trọng của tự nhiên
để bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học và củng cố các di sản thiên nhiên. Khuyến
khích các nguồn viện trợ bảo tồn các di sản tự nhiên và môi trường sống của sinh vật.
Tác động tiêu cực:
Du khách đánh giá thấp nhất trong các nhân tố cấu thành nên hình ảnh điểm đến
Việt Nam. Trong nghiên cứu mới nhất của tác giả và các cộng sự về ý kiến phàn nàn
của du khách, ô nhiễm môi trường nước, rác thải tại các di tích, không khí và tiếng ồn
là những yếu tố bị phản ánh nhiều nhất. Phát triển quá mức làm cho hủy hoại môi
trường sống của các loài động vật và xáo trộn đời sống hoang dã. Lạm dụng quá mức
các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm giảm phát triển
1.4. Điều kiện để phát triển du lịch có trách nhiệm
1.4.1. Công tác quản lý
Các cơ quan quản lý nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong việc cân đối mọi
nguồn lực để thực hiện mục tiêu xây dựng môi trường du lịch có trách nhiệm. Chính
phủ, cơ quan quản lý du lịch đóng vai trò thiết lập những tiêu chuẩn, chính sách giúp
nâng cao nhận thức của du khách và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp du lịch
và điểm đến nhằm tạo điều kiện để phát triển du lịch có trách nhiệm. Bằng cách lồng
ghép du lịch có trách nhiệm vào quá trình lập chính sách và quy hoạch du lịch. Thông
qua các công tác quản lý tài nguyên du lịch một cách chặt chẽ về: nguồn nước, không
khí, các di sản tự nhiên, văn hóa tại điểm du lịch… giúp nâng cao ý thức của khách du
lịch tại điểm đến. Và đưa ra các quy định về sử dụng đất, quy định về lao động và môi
trường,… là cơ sở để các đơn vị kinh doanh du lịch có trách nhiệm hơn trong việc
thực hiện du lịch có trách nhiệm. Ngoài ra việc quản lý các cơ sở hạ tầng và các dịch
vụ môi trường, dịch vụ xã hội cũng là nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch bền
vững. Chính phủ và các cơ quan quản lý du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong
việc truyền tải và xúc tiến các hoạt động bền vững giúp du khách nhận thức rõ hơn về
du lịch có trách nhiệm.
1.4.2. Cơ sở hạ tầng 
Phát triển cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện và phát triển
du lịch có trách nhiệm. Khi một địa điểm trở thành điểm đến du lịch cho du khách sẽ
dẫn đến các vấn đề về: rác thải, nước thải, ảnh hưởng đến các di tích, công trình kiến
trúc và tác động đến văn hóa, con người địa phường. Công tác đầu tư, trùng tu, bảo vệ
môi trường, văn hóa tại các điểm, khu du lịch đặt ra nhu cầu cần phát triển một cơ sở
hạ tầng phù hợp. Cơ sở hạ tầng (hệ thống điện, nước, giao thông, cơ sở lưu trú, hệ
thống xử lý rác thải, nước thải,…) phát triển sẽ cung cấp cho khách du lịch đầy đủ tiện
nghi trong chuyến đi, hạn chế việc đi du lịch tự túc, giảm tác động đến môi trường.
Quy hoạch, phát triển cơ sơ hạ tầng tại điểm đến cũng giảm thiểu được những tác
động của du lịch đến nền văn hóa, con người tại địa phương. Và cơ sở hạ tầng phát
triển cũng giúp giảm tải cho các điểm du lịch truyền thống, khắc phục tính mùa vụ của
du lịch, phân phối lại thu nhập đến người dân địa phương.
1.4.3. Nguồn nhân lực
Du lịch có trách nhiệm chỉ phát triển nếu các điểm đến, tổ chức, công ty du lịch
đưa ra các quy định, hoạt động thực tiễn nhằm tiếp cận du lịch có trách nhiệm một
cách hiệu quả và có sự tham gia, cam kết của cán bộ nhân viên. Để thực hiện được các
mục tiêu, kế hoạch đề ra cho du lịch có trách nhiệm, chúng ta cần phải truyền tải, làm
rõ cho tất cả nhân viên. Giúp họ hiểu, ủng hộ và cam kết tham gia vào công cuộc xây
dựng một môi trường du lịch có trách nhiệm. Với việc xây dựng một nguồn nhân lực
có trách nhiệm, tất cả nhân viên đều tham gia vào quá trình phát triển kế hoạch du lịch
có trách nhiệm bao gồm việc đưa ra mục tiêu, hành động và giám sát. Trong ngành Du
lịch, cán bộ nhân viên chính là người tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch, nên vai trò
của họ là rất lớn trong việc tuyên truyền, khuyến khích tinh thần trách nhiệm đến du
khách. Nhân viên cũng trực tiếp làm việc với người dân địa phương tại điểm đến,
thông qua đó họ cũng sẽ thường xuyên tuyên truyền với người dân trong cộng đồng về
các hoạt động du lịch có trách nhiệm. Từ đó tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ, giúp nâng
cao nhận thức, và khuyến khích các hành động tích cực của mọi người về du lịch có
trách nhiệm.
1.4.4. Nhận thức của khách du lịch
Nhận thức của khách du lịch là yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển du lịch
có trách nhiệm. Nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng đến ý định du lịch có trách
nhiệm khi du khách đi du lịch. Khách du lịch là người trực tiếp tham gia các sản phẩm
du lịch, trực tiếp tác động đến tài nguyên du lịch và cộng đồng địa phương tại điểm
đến, vì vậy nhận thức và trách nhiệm của khách du lịch có vai trò rất lớn trong du lịch
có trách nhiệm. Thay đổi và nâng cao nhận thức cho khách du lịch về trách nhiệm với
môi trường, di tích, văn hóa dân cư bản địa sẽ thúc đẩy sự phát triển của du lịch có
trách nhiệm. Xây dựng văn hóa du lịch có trách nhiệm trong cộng đồng không chỉ là
trách nhiệm của chính phủ, cơ quan quản lý mà là trách nhệm của tất cả mọi người,
của các công ty, tổ chức du lịch,... Những nỗ lực này sẽ giúp nâng cao nhận thúc và ý
định tham gia vào các hoạt động có trách nhiệm của du khách từ đó khách sẽ có
những hành động thực tế nhằm bảo vệ môi trường, di tích, văn hóa bản địa,…

CHƯƠNG 2: Thực trạng xu hướng du lịch có trách nhiệm trong giới trẻ
2.1. Thực trạng xu hướng du lịch có trách nhiệm trong giới trẻ tại Việt Nam
2.1.1. Các dự án du lịch có trách nhiệm hiện có tại Việt Nam.
Trong những năm gần đây, du lịch có trách nhiê ̣m tại Viê ̣t Nam có những chuyển
biến tích cực. Du lịch có trách nhiệm đang rất được quan tâm và thảo luận nghiên cứu
nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch phát triển một cách bền vững về kinh tế, môi trường,
văn hóa - xã hội.  Những nghiên cứu ở đây tập trung vào vấn đề tìm ra giải pháp nâng
cao nhận thức của du khách về môi trường và văn hóa, giảm thiểu những tác động của
du lịch tới môi trường. Song song với đó là phương án phát triển du lịch tại địa
phương, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân địa phương tại điểm đến mà vẫn bảo
tồn phát triển nguyên vẹn văn hóa địa phương. Tạo ra các sản phẩm du lịch có trách
nhiệm là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong việc phát triển du lịch có trách nhiệm tại
Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện nay, Du lịch có trách nhiệm đang được sự quan tâm rất lớn từ
mọi người từ cơ quan chính phủ, doanh nghiệp du lịch đến du khách. Năm 2019, một
diễn đàn của mạng lưới Du lịch Cộng đồng và có Trách nhiệm đã được thiết lập nhằm
chia và phát triển du lịch có trách nhiệm. Đă ̣c biê ̣t hiện nay có dự án hỗ trợ kỹ thuâ ̣t
mới với tên gọi “Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiê ̣m với môi
trường và xã hô ̣i” (Dự án EU-ESRT) được Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ cho Du
lịch Viê ̣t Nam. Dự án này được triển khai từ giai đoạn 2011đến 2015 với mục tiêu
tổng quát:Thúc đẩy du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội như một phần của
Chiến lược Phát triển ngành Du lịch Việt Nam. Đưa các nguyên tắc về du lịch có trách
nhiệm vào ngành Du lịch Việt Nam để nâng cao khả năng cạnh tranh và góp phần
thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội. Dự án kỳ vọng sẽ mang lại những kết
quả cụ thể như: Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý du lịch trong công tác
định xây dựng chính sách, quản lý và quy hoạch du lịch có trách nhiệm; Nâng cao
năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam với các đối tác; Hệ thống đào tạo theo Tiêu
chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS) nược duy trì và mở rộng [ CITATION Dựá \l
1033 ].
Bên cạnh đó, các điểm đến du lịch của Viê ̣t Nam đang chịu sự quá tải với lượng
khách du lịch đông đúc gây ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên và văn hóa phong
tục địa phương. Để khắc phục tình trạng này, ngày 23 tháng 11 năm 2018, Chương
trình Du lịch Bền vững Thụy Sĩ nhằm “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du
lịch thông qua xúc tiến thực hành du lịch bền vững và cung cấp một chương trình đào
tạo quản lý khách sạn có chất lượng” được thực hiện tại Viê ̣t Nam. Với mục đích thúc
đẩy du lịch bền vững tại Viê ̣t Nam, tạo ra lợi thể cho các doanh nghiê ̣p và điểm đến
du lịch tại Viê ̣t Nam [ CITATION Chư18 \l 1033 ].
Không những trên quy mô cả nước, mà các điểm đến du lịch địa phương cũng
triển khai và thực hiê ̣n các chương trình du lịch có trách nhiê ̣m. Như ở đảo Cù Lao
Chàm (Hô ̣i An), chính quyền nơi đây cũng đã tổ chức họp và vận động các doanh
nghiệp du lịch cùng tham gia và có trách nhiệm trong việc vận động du khách nói
không với rác thải nhựa. Thay vì sử dụng túi ni lông để đựng đồ vật, thực phẩm, du
khách sẽ được phát miễn phí báo, lá chuối hoặc túi ni lông tự hủy để sử dụng.
2.1.2. Các nhà cung ứng sản phẩm du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam.
Nhà cung ứng bao gồm toàn bộ các nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất và
cung cấp sản phẩm du lịch, bao gồm các nhà cung ứng dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn
uống, tham quan... Sự hợp tác của các nhân tố này tạo ra một sản phẩm du lịch hoàn
thiện cung cấp đến du khách. Để tạo ra một sản phẩm du lịch có trách nhiệm, cần sự
hợp tác và phối hợp của tất cả các nhân tố trong chuỗi cung ứng sản phẩm, tuân thủ
theo nguyên tắc bền vững về kinh tế, môi trường, văn hóa - xã hội. Lợi ích mà chuỗi
cung ứng có trách nhiệm đem lại: Nâng cao nhận thức về tính bền vững trong nội bộ
doanh nghiệp; Giúp tăng doanh thu, giảm chi phí nhờ giảm thiểu tiêu thụ năng lượng;
Tăng lượng khách có nhu cầu về các sản phẩm có trách nhiệm; Thúc đẩy kinh tế địa
phương.
Nhà cung ứng dịch vụ lữ hành
Hiện nay, các nhà cung ứng dịch vụ lữ hành tại Việt Nam cũng hưởng ứng tham
gia xây dựng và cung cấp các sản phẩm du lịch có trách nhiệm. Do chiếm lĩnh thị
phần lớn trong tổng thị trường du lịch, vì vậy các công ty lữ hành tại Việt Nam có sức
ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch. Đóng vai trò như một cầu nối trung gian giữa du
khách với các nhà cung ứng tại điểm đến, các công ty lữ hành giữ vai trò quan trọng
trong công tác sử dụng và quản lý tài nguyên tại điểm đến. Cụ thể để trở thành một
doanh nghiệp lữ hành có trách nhiệm phải đáp ứng các yêu cầu[ CITATION Tổn13 \l
1033 ]:
 Khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả nhưng vẫn bảo
tồn các di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học; 
 Phát triển và bảo tồn văn hóa xã hội tại địa phương điểm đến bao gồm các di
sản văn hóa phi vật thể, vật thể và các giá trị truyền thống; 
 Phát triển hoạt động kinh doanh một cách bền vững về mặt kinh tế, tạo lời ích
lâu dài cho các bên tham gia.
Hưởng ứng tích cực phong trào phát triển du lịch có trách nhiềm, các đơn vị kinh
doanh lữ hành đã và đang xây dựng các Tour du lịch, các chương trình gắn với du lịch
có trách nhiệm. Như Vietravel đã tạo ra chiến dịch “Vì mô ̣t môi trường Du lịch sạch”,
giúp nâng cao ý thức của khách du lịch trong viê ̣c giữ gìn vê ̣ sinh chung với hành
đô ̣ng cụ thể là “Không xả rác”. Để tạo sự nổi bâ ̣t so với các doanh nghiê ̣p lữ hành
khác, Vietravel cho tất cả nhân viên và tình nguyê ̣n viên của mình mă ̣c áo đồng phục
liên quan đến chủ đề bảo vê ̣ môi trường. Sau đó các nhân viên và tình nguyê ̣n viên sẽ
đi tuyên truyền, vâ ̣n đô ̣ng các du khách, người dân địa phương tại điểm đến du lịch sử
dựng túi ni lông tự hủy để đựng đồ, không xả rác nơi công cô ̣ng ở các điểm tham quan
và di tích. Đồng thời Vietravel cũng phát đô ̣ng  toàn bô ̣ các Tour, tuyến tham quan
trong và ngoài nước thông điê ̣p “ Mỗi chuyến du lịch là hành trình đong đầy cảm xúc
và ý nghĩa. Vì vâ ̣y Vietravel mong muốn gửi gắm đến du khách để cùng đồng hành vì
mục tiêu du lịch có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường”[ CITATION Vie14 \l
1033 ].
Nhà cung ứng dịch vụ lưu trú
Các nhà cung ứng dịch vụ lưu trú cũng đóng một phần quan trọng trong việc thúc
đẩy sự phát triển du lịch có trách nhiệm. Một trong những chương trình được nhà
nước phê duyệt về thúc đẩy sự bền vững trong các cơ sở lưu trú tại Việt Nam là
Chứng nhận Nhãn du lịch bên vững Bông Sen Xanh (gọi tắt là Nhãn Bông Sen Xanh).
Chứng nhận này được cấp cho các cơ sở lưu trú đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững. Dựa trên các tiêu chí về sự bền vững, các cơ sở lưu
trú có thể đạt được nhãn Bông Sen Xanh với cấp độ từ một đến năm, dựa vào các tiêu
chuẩn du lịch bền vững Bông Sen Xanh [ CITATION Tổn131 \l 1033 ]:
 Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
 Thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường.
 Sử dụng nguồn lực tự nhiên và năng lượng một cách hiệu quả.
 Đóng góp vào công tác bảo tồn di sản và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội
địa phương.
 Thực hiện các biện pháp phát triển du lịch bền vững.
Hiện nay, nhiều cơ sở lưu trú tại Việt Nam được công nhận và trao chứng nhận
Bông Sen Xanh (Tổng cục du lịch). Một số khách sạn tiêu biểu như là: Khách sạn
Sheraton Hà Nội, Khách sạn Intercontinental Hanoi Westlake, Khách sạn Xanh Huế
VNECO,...[ CITATION Tra12 \l 1033 ]. Một trong số  đó là Khách sạn
Intercontinental Hanoi Westlake. Khách sạn này đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững so với các khách sạn cùng sao trong nước.
Khách sạn InterContinental Hanoi Westlake luôn chú trọng đến các hoạt động liên
quan đến bảo vê ̣ môi trường. Hàng năm, khách sạn đã tham gia và nhiều chương trình
về bảo vê ̣ môi trường do tập đoàn IHG xây dựng, như chương trình “Tuần Lễ Xanh
IHG” với các hoạt động bảo vệ môi trường. Và khách sạn cũng huấn luyện, đào tạo ý
thức cho tất cả cán bộ công nhân viên trong viê ̣c tham gia bảo vê ̣ môi trường có trách
nhiê ̣m. Ngoài ra, khách sạn áp dụng những hê ̣ thống dụng hệ thống của chương trình
bảo vệ môi trường GREEN ENGAGE của tập đoàn IHG để giảm thiểu các tác động
tiêu cực của khách sạn đến môi trường, giảm thiểu tối đa nhiên liệu sử dụng và hướng
tới việc phát triển bền vững.
Nhà cung ứng dịch vụ ăn uống
Trong du lịch, nhà cung ứng dịch vụ ăn uống là một phần không thể tách rời trong
chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch đến cho khách hàng. Nhà cung ứng dịch vụ ăn
uống bao gồm các nhà hàng, quán cà phê, quán bar, câu lạc bộ và hàng quán ăn uống
trên phố.  Trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, có trách nhiệm đồng nghĩa với việc phải
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sa[ CITATION Tổn132 \l 1033 ]:
 Quản lý nguồn lực hiệu quả: Tiết kiệm các nguồn năng lượng, nguồn nước,
giảm thiểu chất thải ra môi trường.
 Sử dụng thực phẩm có trách nhiệm: Sử dụng nguồn thực phẩm xanh sạch, đặc
biệt ưu tiên sử dụng các nguồn nguyên liệu tại địa phương.
 Chăm sóc khách hàng và cộng đồng: cung cấp môi trường an toàn cho khách,
kết hợp với đóng góp phát triển cho cộng đồng địa phương.
Tiêu biểu như tại Hội An, với phong trào “Nói không với rác thải nhựa” đã làm
thay đổi tích cực đến các nhà cung ứng dịch vụ ăn uống tại đây. Nhiều nhà hàng, quán
ăn, quán nước  tại Hội An đã dần thay việc sử dụng ống hút nhựa bằng các loại ống
hút thân thiện với môi trường bằng ống hút tre, inox như tại The Deck house, Chuchu
cà phê, Mango cà phê,...Bên cạnh đó là phong trào nói không với hộp xốp thay thế
bằng sản phẩm làm từ bã mía được các nhà cung ứng dịch vụ ăn uống hưởng ứng như
tại quán chay Đạm, Vegan Beets Hội An, Cocobana cà phê... Chuỗi nhà hàng Phố
Trăng, Cánh đồng của công ty Emic Hospitality là một trong những doanh nghiệp tiên
phong trong phong trào không rác thải như yêu cầu nhà cung ứng không sử dụng túi ni
lông, không sử dụng ống hút nhựa, tận dụng thức ăn thừa làm phân bón[ CITATION
Thả19 \l 1033 ].
Nhà cung ứng dịch vụ tham quan
Điểm tham quan du lịch là nơi có tài nguyên tự nhiên hoặc nhân văn, có các dịch
vụ phục vụ khách du lịch, do tổ chức hoặc cá nhân quản lý. Ở Việt Nam, ngày càng
nhiều cơ sở dịch vụ tham quan hướng ứng phát triển du lịch có trách nhiệm, đưa ra
những sáng kiến phát triển du lịch có trách nhiệm và các giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường. Điểm tham quan du lịch có trách nhiệm phải
đạt được các yêu cầu sau:
  Có những nỗ lực trong hoạt động bảo vệ môi trường
 Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên tự nhiên và năng lượng. 
 Góp phần bảo vệ các di sản. 
 Phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương và phát triển du lịch bền
vững.
Một trong những mô hình nhà cung ứng dịch vụ tham quan có trách nhiệm đó
chính là Làng rau Trà Quế tại Thành phố Hội An. Tại đây phát triển nông nghiệp xanh
đồng thời kết hợp phát triển du lịch một cách bền vững.Với giá vé 35 nghìn VNĐ,
khách tham quan được trải nghiệm quy trình trồng rau của người dân. Nguồn thu nhập
từ du lịch mang lại cho người dân chi phí để chăm sóc, cải thiện cảnh quan cho vườn
rau.Qua đó không chỉ phát triển nền kinh tế cho người dân địa phương mà còn góp
phần bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề, hướng đến phát triển du lịch có trách nhiệm.
2.1.3. Nguồn lực
Nguồn nhân lực
Đội ngũ nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt trong công cuộc phát triển du lịch
có trách nhiệm. Chính vì vậy để đảm bảo phát triển du lịch một cách bền vững, các
doanh nghiệp và cơ quan quản lý du lịch tại Việt Nam đang không ngừng đào tạo,
nâng cao chuyên môn, chất lượng nguồn nhân lực. Để phát triển du lịch có trách
nhiê ̣m, nhân viên làm viê ̣c trong ngành du lịch cần ý thức được lợi ích và trở thành
phần thay đổi đầu tiên và tích cực trong xã hô ̣i theo cách tiếp câ ̣n du lịch có trách
nhiê ̣m. Để đảm bảo phát triển du lịch có trách nhiệm, nguồn lực cần đáp ứng đầy đủ
các tiêu chí:
 Đội ngũ quản lý: Có kiến thức chuyên môn tổng hợp về các loại hình du lịch
có trách nhiệm; Hiểu và định hướng được để phát triển du lịch có trách nhiê ̣m;
Biết xây dựng được các chương trình sự kiê ̣n về du lịch có trách nhiê ̣m ở quy
mô quốc gia, thành phố; Có kỹ năng phân tích giả quyết nhằm đưa ra các giải
pháp khắc phục thực trạng phát triển du lịch có trách nhiệm. 
 Đội ngũ nhân viên: Đây là bô ̣ phâ ̣n tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, vì vâ ̣y
họ cần có kiến thức về du lịch có trách nhiê ̣m: môi trường, văn hóa-xã hô ̣i,..
để truyền tải thông điê ̣p du lịch có trách nhiê ̣m đến khách hàng; Có kĩ năng xử
lí các tình huống để nhằm đưa ra hướng giải quyết về các vấn đề của du khách
như: khách xả rác bừa bãi, khách tham quan gây ảnh hưởng đến di tích,...
Hiện nay tại Việt Nam, bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam VTOS được xây
dựng và phát triển, bổ sung các tiêu chuẩn về Du lịch có trách nhiệm. Các tiêu chuẩn
VTOS về du lịch có trách nhiệm bao gồm các nội dung: Áp dụng các nguyên tắc văn
phòng xanh; Lựa chọn các nhà cung cấp dựa trên các nguyên tắc du lịch có trách
nhiệm; Đảm bảo khách hàng biết về các chính sách du lịch có trách nhiệm; Áp dụng
du lịch có trách nhiệm với hoạt động phục vụ nhà hàng và các dịch vụ lưu trú hoặc
Đảm bảo các điều kiện làm việc có trách nhiệm. Các tiêu chuẩn VTOS 2013 bao gồm
các cam kết về việc thực hiện các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm, hướng đến
những nhà quản lý nhà hàng, khách sạn, các công ty du lịch và các cán bộ quản lý du
lịch.
Nguồn vật lực
Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển du lịch có trách
nhiệm. Chính vì vậy, phát triển cơ sở hạ tầng là một vấn đề đang được nhà nước quan
tâm trong công cuộc phát triển du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam. Các cơ quan quản
lý đang đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng nhằm xây dựng một ngành du lịch có trách
nhiệm. Các điểm đến địa phương và các khách sạn đang tâ ̣p trung đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng để giải quyết các vấn đề môi trường mà hoạt động du lịch tạo ra. Trong
ngành du lịch Việt Nam hiện nay, việc sử dụng các công nghệ xanh - sạch phục vụ
phát triển du lịch có trách nhiệm bắt đầu phát triển. Các mô hình khách sạn xanh đang
được mở rộng trên khắp cả nước. Các khách sạn đang ứng dụng nhiều công nghệ vào
hoạt động phục vụ cho khách làm giảm thiểu tác động của khách sạn tới môi trường.
Một số công nghê ̣ mà các khách sạn đã áp dụng trong các lĩnh vực như: Sử dụng các
thiết bị tiết kiệm năng lượng và đầu tư sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với
môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió; Xây dựng hệ thống xử lý nước
thải và chất thải đạt tiêu chuẩn.
2.1.4. Đối tượng
Đối tượng chính là các bạn trẻ từ 18 - 30 tuổi, là độ tuổi mê du lịch và có khả
năng tạo ra những thay đổi tích cực. Họ sử dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội
thành thạo, sẽ có lợi cho việc quảng bá hình ảnh du lịch rộng lớn… Facebook và
Linked In là hai mạng xã hội được dùng để quảng bá, mở rộng tầm ảnh hưởng của Dự
án trong giới trẻ.
2.1.5. Xu hướng du lịch có trách nhiệm của giới trẻ Việt Nam
Giới trẻ hiện nay có nhu cầu tiêu dùng về du lịch rất cao, và rất đa dạng.  Đặc biệt,
họ là nhóm du khách rất sẵn sàng tham gia những hình thức du lịch mới cho phép họ
khám phá và trải nghiệm nhiều hơn về thế giới. Tuỳ theo từng độ tuổi và vùng miền
khác nhau mà họ lại có những xu hướng đi kèm khác nhau. Độ tuổi từ 18-25 đây là độ
tuổi mà không phải ngẫu nhiên mà các phong trào du lịch phượt, hay xu hướng du lịch
cá nhân hóa phát triển mạnh trên nhóm đối tượng du khách trẻ. Nhu cầu thưởng
ngoạn, khám phá và thể hiện cá nhân của giới trẻ khi đi du lịch rất cao, cộng với xu
hướng ứng xử tự do bộc lộ cá tính và nhận thức chưa đủ chín chắn có thể khiến hoạt
động tiêu dùng du lịch của giới trẻ dễ góp phần gia tăng những áp lực xấu lên môi
trường văn hóa, xã hội và môi trường tự nhiên của điểm đến. Trình độ ứng xử có trách
nhiệm của giới trẻ trong hoạt động du lịch cần được nhận biết cụ thể để có thể xây
dựng những chiến lược giáo dục và truyền thông cộng đồng phù hợp nhằm xây dựng
năng lực hành xử du lịch có trách nhiệm cho du khách. Độ tuổi từ 25-35 là độ tuổi mà
khách du lịch muốn thưởng thức, tìm hiểu giá trị văn hoá vùng miền, bản sắc dân tộc,
nghỉ ngơi và xả stress sau những ngày làm việc mệt mỏi. Họ muốn hoà mình vào thiên
nhiên, muốn cảm nhận những từng hơi thở, nhịp đập mà tạo hoá, mà cuộc sống tươi
đẹp này mang lại cho họ. Kì nghĩ với họ như những ngày chữa bệnh tuyệt vời, giúp họ
vơi bớt đi bao muộn phiền hằng ngày mà tìm lại với chính mình, hiểu mình hơn và sau
đó lại bắt đầu những ngày làm việc tiếp thật là tuyệt vời và hoàn hảo. Đó cũng chính
là lý do mà họ quan tâm đến du lịch có trách nhiệm, có những hành động và ý thức
tốt, đổi mới và tích cực hơn. Theo khảo sát thì có tổng 204 HSSV đã tham gia trả lời
khảo sát thực hiện từ ngày 15/09/2021 đến ngày 23/09/2021, trong đó nữ giới chiếm
56,9%, nam giới chiếm 43,1% (Bảng 1). Ngoài ra du lịch có trách nhiệm có ủa thức
còn dựa trên xu hướng nhóm các mục thông tin liên quan trực tiếp đến các nhu cầu và
lợi ích của du khách ở điểm đến (thời tiết, giao thông, an ninh trật tự, lưu trú, ăn uống,
vui chơi giải trí, tham quan thưởng ngoạn)và nhóm các mục thông tin không liên quan
trực tiếp đến các nhu cầu và lợi ích của du khách ở điểm đến, nhưng có thể phản ánh
phần nào nhận thức trách nhiệm và sự quan tâm của du khách với lợi ích của điểm đến
(tình hình chính trị, cuộc sống người dân, văn hóa địa phương, những vấn đề điểm đến
phải đối mặt, môi trường sống). Số liệu khảo sát ở Bảng 3 cho thấy, những chủ đề
thông tin mà giới trẻ đa phần không quan tâm tìm hiểu trước chuyến đi lại chính là
những chủ đề thông tin có giá trị hỗ trợ họ rất nhiều trong việc thực hành du lịch có
trách nhiệm với điểm đến.  Chủ đề “Các vấn đề mà điểm đến phải đối mặt” chỉ có
17,2% quan tâm tìm hiểu trước. Chủ đề “Tình hình chính trị ở địa phương” chỉ có
16,7% quan tâm tìm hiểu trước. Chủ đề “Cuộc sống người dân” và “Môi trường sống”
cũng chỉ lần lượt nhận được 24% và 25% quan tâm. Điều này không hẳn đã giả định
là những người không tìm hiểu trước những thông tin nói trên thì sẽ không thực hành
du lịch có trách nhiệm. Nhưng, việc họ không bận tâm tìm hiểu những chủ đề này
trước chuyến đi cho thấy mức độ nhận thức về du lịch có trách nhiệm còn chưa thật sự
rõ ràng. Kết quả khảo sát nhận thức của du khách HSSV về các xu hướng hành xử với
điểm đến du lịch được phân tích dựa trên bốn nhóm vấn đề là: một là nhận thức của
du khách HSSV về vai trò đóng góp trách nhiệm của du khách với điểm đến, hai là
nhận thức của du khách về hành xử có trách nhiệm với môi trường và hệ sinh thái của
điểm đến, ba là nhận thức của du khách về hành xử có trách nhiệm với sự phát triển
kinh tế của điểm đến, bốn là nhận thức của du khách về hành xử có trách nhiệm với
các vấn đề giá trị văn hóa, xã hội. Đối với những câu hỏi liên quan đến nhận thức của
du khách HSSV về vai trò đóng góp trách nhiệm của du khách với điểm đến, có 3 câu
hỏi với kết quả trả lời cụ thể như sau: Số liệu ở Bảng 4 cho thấy, mức nhận thức của
du khách HSSV về vai trò đóng góp trách nhiệm với điểm đến là không rõ ràng. Có
đến 98,0% số trả lời chọn mức 4 hoặc mức 5 (tương đương với “đồng ý” và “rất đồng
ý”) với nhận định “Du khách không thể làm gì để giao thông ở điểm đến tốt hơn”. Du
khách đa số có nhận thức rằng những người quản lý điểm đến phải thu xếp các điều
kiện và tự giải quyết khó khăn của điểm đến để ưu tiên cho du khách thuận lợi, du
khách không nhất thiết phải bận tâm những vấn đề liên quan của điểm đến. Trên thực
tế, để du lịch có thể đạt được những hiệu quả thực hành như mong muốn của những
mục tiêu du lịch bền vững, có hai vấn đề cần quan tâm về giáo dục nhận thức và hành
vi ứng xử du lịch có trách nhiệm cho giới trẻ - những người sẽ là khách hàng tiềm
năng quan trọng của du lịch. Một là vấn đề giáo dục nhận biết trách nhiệm khi đi du
lịch đối với du khách. Và hai là vấn đề giáo dục du khách lựa chọn hành vi có trách
nhiệm khi đi du lịch. Nhận biết đúng trách nhiệm của du khách khi đi du lịch thì mới
hy vọng xây dựng được nền tảng thực hành các hành vi du lịch có trách nhiệm.

Thành phần Số Tỷ lệ
Nam 88 43,1%
Nữ 116 56,9%
Bảng 1. Thành phần giới tính của những người tham gia trả lời khảo sát

Không cần thiết Nhất định phải tìm


Chủ đề thông tin Không quan tâm
phải tìm hiểu hiểu
Tình hình chính trị địa phương 153 (75,0%) 17 (8,3%) 34 (16,7%)
Các vấn đề điểm đến phải đối mặt 140 (68,6%) 29 (14,2%) 35 (17,2%)
Cuộc sống của người dân 106 (52,0%) 49 (24,0%) 49 (24,0%)
Môi trường sống 68 (33,7%) 85 (41,7%) 51 (25,0%)
Giao thông 57 (27,9%) 96 (47,1%) 51 (25,0%)
Văn hóa địa phương 34 (16,7%) 119 (58,3%) 51 (25,0%)
Ngôn ngữ giao tiếp thông dụng 34 (16,7%) 87 (42,6%) 83 (40,7%)
Tình hình an ninh, trật tự 34 (16,7%) 34 (16,7%) 136 (66,7%)
Địa điểm vui chơi, giải trí 28 (13,7%) 67 (32,8%) 109 (53,4%)
Điều kiện lưu trú 17 (8,3%) 102 (50,0%) 85 (41,7%)
Hàng hóa địa phương, đặc sản 17 (8,3%) 68 (33,3%) 119 (58,3%)
Khí hậu, thời tiết, địa hình 17 (8,3%) 34 (16,7%) 153 (75,0%)
Ẩm thực địa phương 3 (1,5%) 51 (25,0%) 150 (73,5%)
Dịch vụ tại địa phương 2 (1,0%) 67 (32,8%) 135 (66,2%)
Thắng cảnh, di tích văn hóa 0 (0,0%) 51 (25,0%) 153 (75,0%)
Bảng 2. Kết quả khảo sát các mục thông tin du khách tìm hiểu trước chuyến đi

2.1.6. Ý thức và sự quan tâm của giới trẻ về du lịch có trách nhiệm
Giới trẻ hiện nay có nhu cầu tiêu dùng về du lịch rất cao, và rất đa dạng. Đặc biệt,
họ là nhóm du khách rất sẵn sàng tham gia những hình thức du lịch mới cho phép họ
khám phá và trải nghiệm nhiều hơn. Nhu cầu thưởng ngoạn, khám phá và thể hiện cá
nhân của giới trẻ khi đi du lịch rất cao, cộng với xu hướng ứng xử tự do bộc lộ cá tính
và nhận thức chưa đủ chín chắn nên đã tác động không ít lên môi trường văn hóa, xã
hội và môi trường tự nhiên của điểm đến.
Sự thiếu ý thức và thiếu trách nhiểm ở giới trẻ ngày càng trở nên nghiêm trọng
hơn. Những hình ảnh xấu xí đó bắt nguồn từ lối sống thiếu ý thức và không quan tâm
đến lợi ích cho điểm đến.
Tiệp tục cuộc khảo sát tại Bảng 1, học sinh sinh viên trả lời cho các câu hỏi liên
quan đến nhận thức về trách nhiệm của họ. Các câu hỏi về vấn đề nhận thức được
đánh giá trên mức độ “ Rất không đồng ý” đến “ Rất đồng ý”. Về vai trò đóng góp
trách nhiệm cho điểm đến, nhận thức có trách nhiệm với môi trường và hệ sinh thái
của điểm đến, nhận thức về trách nhiệm của sự phát triển của điểm đến và có trách
nhiệm với các giá trị văn hóa, với con người và xã hội ở địa phương thì hầu như các
bạn học sinh sinh viên đều đưa ra kết quả nhất quán chỉ đạt ở mức trung bình. Điều
này cho thấy du khách học sinh sinh viên được khảo sát chưa có nhận thức rõ ràng về
việc có trách nhiệm với cộng đồng địa phương.

Rất không đồng ý <=======> Rất đồng ý


Câu hỏi
1 2 3 4 5

1. Du khách không thể làm gì để


0,5% 0,5% 1% 24,5% 73,5%
giao thông ở điểm đến tốt hơn.

2. Những người quản lý điểm đến


phải lo thu xếp tốt vấn đề tổ chức
0,5% 7,8% 8,3% 25% 58,3%
giao thông, du khách phải được ưu
tiên giao thông thuận lợi.
3. Du khách không nhất thiết phải
bận tâm về những vấn đề khó khăn
của điểm đến du lịch, chỉ cần 5,9% 2,5% 8,3% 25% 58,3%
chuyến đi của du khách được sắp
xếp thuận lợi là được.
Bảng 3.Kết quả khảo sát nhận thức của du khách là học sinh sinh viên (HSSV) về vai trò đóng góp
trách nhiệm với điểm đến
Kết quả khảo sát đã trình bày ở trên cho thấy, nhận thức du lịch có trách nhiệm
đang còn rất hạn chế trong thực tế nhận thức của giới trẻ.
2.2. Những hạn chế trong việc đẩy mạnh du lịch có trách nhiệm trong giới trẻ
Việt Nam
2.2.1. Khả năng thực hiện du lịch có trách nhiệm
Khả năng tiếp cận ban đầu của du lịch có trách nhiệm, du lịch có trách nhiệm là
một loại hình du lịch mới và chưa phổ biến trên thị trường, chưa có các quy định và
khung thích hợp nào để hướng dẫn khách du lịch. Nhiều địa điểm và nơi có điều kiện
để phát triển du lịch có trách niệm thì thiếu nguồn tài chính hổ trợ, hạn chế về chất
lượng nguồn nhân lực để tham gia vào ngành du lịch. Và đặc biệt, du lịch có trách
nhiệm chưa có sức hút đặt biệt đối với giới trẻ và khách du lịch [ CITATION Ngu19 \l
1033 ].

Ảnh hưởng của rào cản đến sự Rất không đồng ý <=======> Rất đồng ý
tham gia của giới trẻ trong du
lịch trách nhiệm 1 2 3 4 5

1. Không minh bạch về lợi ích,


trách nhiệm của du lịch có trách 0,5% 0% 11,9% 39,6% 48%
nhiệm đến xã hội, cộng đồng
2. Thiếu thông tin 0% 15,3% 73,2% 7,7% 3,8%
3. Thiếu đối thoại và gắn kết các
0% 2,5% 8,3% 25% 58,3%
bên liên quan.
4. Thiếu kỹ năng làm du lịch 0% 0% 10,6% 65% 24,4%

5. Thiếu nguồn lực tài chính 0% 7,2% 32,3% 32% 28,5%

6. Nhận thức về du lịch có trách


nhiệm trong giới trẻ đối với điểm 0% 9,8% 65,1% 17,9% 7,2%
đến còn thấp
Bảng 4. Ảnh hưởng của rào cản đến sự tham gia của giới trẻ trong du lịch có trách nhiệm

Theo kết quả khảo sát, ảnh hưởng của rào cản đến sự tham gia của cộng đồng địa
phương trong du lịch được đánh giá ở mức độ từ “ Hoàn toàn không quan trọng” đến “
Rất quan trọng”. Tính không công bằng, minh bạch về chia sẽ lợi ích, trách nhiệm,
thiếu đối thoại và gắn kết các bên liên quan và thiếu kỹ năng làm du lịch hầu như
được du khách xem là quan trọng nhất. Nên ba yếu tố trên thuộc nhóm rào cản quan
trọng nhất ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng. Nhóm rào cản ảnh hưởng thứ
hai là thiếu nguồn lực tài chính và xung đột lợi ích, chưa chấp nhận được cách giải
quyết xung đột thì được đánh giá ở mức trung bình không có ảnh hưởng nhiều đến sự
tham gia của cộng đồng địa phương. Cuối cùng đến nhóm rào cản được xem tương
đối quan trọng là nhận thức về du lịch trong cộng đồng địa phương còn thấp và thiếu
thông tin chỉ được đánh giá ở mức tương đối nên việc này cũng ảnh hưởng không
nhiều đến sự tham gia của cộng đồng địa phương.
2.2.2. Tinh thần trách nhiệm
Trong việc đẩy mạnh du lịch có trách nhiệm hiện nay thì chưa phổ biến về vị trí,
vai trò quan trọng của Du lịch có trách nhiệm trong điều kiện hiện nay. Mặc dù đã có
chuyển biến trong thời gian qua nhưng chưa rõ ràng, tuyên truyền chưa làm chuyển
biến nhận thức sâu rộng trong xã hội nhất là trong giới trẻ hiện nay về tầm quan trọng
và sự cần thiết của việc phát triển du lịch trách nhiệm. Tại Việt Nam hiện nay, vấn đề
tổ chức du lịch bừa bãi chưa có tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên và
tài nguyên du lịch hay tình trạng xả rác ở các điểm tham quan hay khai thác du lịch
theo hướng xâm hại di sản, du lịch có trách nhiệm cần từ nhận thức tới thực hiện. Vì
vậy điều này là một trong những nhân tố cần ưu tiên hàng đầu để cộng đồng địa
phương có trách nhiệm hơn trong việc phát triển du lịch có có trách nhiệm
[ CITATION ThS16 \l 1033 ].
2.2.3. Hạn chế về cơ sở hạ tầng liên quan đến du lịch
Tại Việt Nam, hạ tầng du lịch và vơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch ngày càng
phát triển. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng giáp ranh các điểm du lịch còn thiếu
đồng bộ. Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và hệ thống dịch vụ du lịch phát triển
nhanh nhưng quy mô, tiện ích và kiểu dáng của sản phẩm du lịch nhìn chung còn nhỏ,
hoạt động thiếu bài bản, thiếu chuyên nghiệp, chưa hình thành hệ thống du lịch nghỉ
dưỡng có thương hiệu nổi bật.
Từ các nhà quản lý, nhà điều hành, nhà cung cấp dịch vụ du lịch và nhân viên đều
thiếu các chuyên gia có năng lực. Chủ đầu tư của một số cơ sở cũng là người quản lý
điều hành, nhưng thiếu kiến thức và trình độ để quản lý, điều hành tổ chức kinh doanh
du lịch.
Các đơn vị đều chú trọng đến hiệu quả hoạt động mà bỏ quên việc phát triển du
lịch có trách nhiệm. Nhiều tổ chức không có chính sách kiểm soát hành vi của nhân
viên và khách hàng, cũng như không cân nhắc lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm, dịch
vụ và công nghệ.
Sự phát triển không được giám sát ở một số khu vực đã dẫn đến việc xây dựng các
tòa nhà không đúng quy cách. Chất lượng cơ sở hạ tầng du lịch chỉ đứng thứ 113
trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2016.
Những thách thức này đòi hỏi phải tập trung vào phân tích nguyên nhân gốc rễ và
giải quyết chúng trên cơ sở nghiên cứu các bài học quốc tế. Quá trình hợp tác để hình
thành AEC đã giúp nâng cao sự hiện diện và uy tín của ngành du lịch tại Việt Nam.
Tại khu vực Thái Lan, Malaysia, Singapore ... AEC đã góp phần quan trọng vào việc
thực hiện yêu cầu “gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và
toàn cầu”.
2.2.4. Hạn chế về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực ngành du lịch cũng là một điểm yếu rất lớn, mặc dù trong thời
gian qua đã có nhiều cố gắng để phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch đáp ứng nhu
cầu nghề nghiệp của ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập. Lực lượng lao động đông
đảo với nhiều loại kỹ năng do đặc thù của ngành có mức độ cơ giới hóa thấp và sự đa
dạng của khách hàng với nhu cầu rất cao Con người là nhân tố chính quyết định sự
thành công chung của bất kỳ đơn vị, tổ chức nào, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ
trong nói chung, ngành du lịch nói riêng, vai trò của chất lượng công việc càng quan
trọng.
Trong lĩnh vực du lịch, hầu hết các nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và
tham gia thực hiện các công việc nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị. Chất lượng dịch
vụ phục vụ khách hàng không chỉ phụ thuộc vào trình độ, năng khiếu, kỹ năng của
người lao động mà còn phụ thuộc vào năng khiếu làm việc của họ, nếu các công ty du
lịch muốn tồn tại và phát triển trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt thì họ cần
có kiến thức sâu rộng, giỏi tay nghề và có đạo đức trong công việc.
Thực tế, nguồn nhân lực của ngành du lịch trong những năm gần đây tuy tăng
cùng với sự phát triển của ngành, nhưng vẫn chưa đảm bảo phát triển du lịch có trách
nhiệm, nhiều bộ phận còn thiếu về số lượng và chất lượng thấp, chuyên môn, nghiệp
vụ thấp đặc biệt là trình độ của lao động có khả năng sử dụng ngoại ngữ là khá thấp
dẫn đến nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thấp. Bên cạnh đó, khả năng tư duy và kỹ
năng của người điều hành du lịch còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp ... Do đó,
muốn du lịch phát triển du lịch có trách nhiệm thì việc phát triển nguồn nhân lực là
yếu tố vô cùng quan trọng.
CHƯƠNG 3: Những giải pháp nhằm thúc đẩy hành vi du lịch có trách nhiệm
trong giới trẻ Việt Nam
3.1. Những giải pháp đối với cơ quan quản lý, nhà nước
3.1.1. Xây dựng bộ quy tắc du lịch có trách nhiệm
Cốt lõi của Du lịch có trách nhiệm là những nguyên tắc của du lịch bền vững,
phát triển du lịch phải dựa trên cơ sở bền vững. Bộ quy tắc du lịch có trách nhiệm phải
đảm bảo lâu dài về mặt sinh thái, đồng thời phải có hiệu quả về khía cạnh kinh tế và
phải công bằng về mặt xã hội – văn hóa đối với cộng đồng đia phương
Đầu tiên, về nền tảng môi trường. Du lịch phải đảm bảo một số giải pháp có thể
chấp nhận được đối với các ảnh hưởng từ hoạt động du lịch lên các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, sự đa dạng sinh học và khả năng thích hợp với bất kỳ tác động nào mà du
lịch tạo nên. Cần phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách có trách nhiệm và
việc sử dụng bền vững tài nguyên cũng là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du
lịch lâu dài. Phải giảm được việc tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khôi
phục các suy thoái môi trường, đồng thời cũng đóng góp phần nâng cao chất lượng du
lịch. Duy trì và phát triển được tính đa dạng của tự nhiên là rất quan trọng, phải bảo
tồn được di sản thiên nhiên và tính đa dạng của nền sinh thái thì mới tạo ra được sức
bật cho ngành du lịch.
Tiếp theo, về nền tảng xã hội – văn hóa. Du lịch cần phải quan tâm đến các ảnh
hưởng của nó đối với các di sản văn hóa và các yếu tố truyền thống. Nên việc sử dụng
và bảo tồn các tài nguyên, các di sản văn hóa một cách chặt chẽ thì các giá trị ấy sẽ trở
thành một công cụ đắc lực cho việc phát triển du lịch. Cần Phải được tôn trọng và bảo
vệ tính xác thực của văn hóa xã hội và di sản ngoài ra cũng cần tôn trọng các giá trị
truyền thống của ông cha ta để lại. Nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng các nền văn hóa
khác. Thu hút được sự tham gia của cộng đồng địa phương, không chỉ đem lại lợi ích
cho cộng đồng mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
Cuối cùng, là về nền tảng kinh tế. Sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ và
các cộng đồng địa phương tiến hành các hoạt động lồng ghép được ngành du lịch vào
trong quy hoạch phát triển địa phương. Kêu gọi được chính phủ và các tổ chức khác
định hướng cho các khoản viện trợ liên quan đến du lịch, hỗ trợ cho nền kinh tế địa
phương. Du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương, phải tính toán chi phí
môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế địa phương cũng như tránh gây hại cho môi
trường. Phải đảm bảo được lợi ích kinh tế thiết thực và lâu dài cho cộng đồng địa
phương. Đào tạo cộng đồng địa phương kinh doanh du lịch nhằm cải thiện được sản
phẩm du lịch tại địa phương, nâng cao được đời sống và vật chất ở địa phương góp
phần xóa đói giảm nghèo. Đưa ra các nghiên cứu mới nhằm giải quyết các vấn đề và
mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách.
3.1.2. Giám sát việc thực hiện du lịch có trách nhiệm
Việc giám sát thực hiện du lịch có trách nhiệm bao gồm đánh giá mức độ khả thi
và các phương pháp thu thập dữ liệu, truyền đạt và báo cáo kết quả.
Đánh giá mức độ khả thi phải dựa vào từ các phương pháp thu thập dữ liệu. Trước
khi thu thập dữ liệu cần lập một bản khuôn khổ, xác định được các dữ liệu cần thiết,
cách thức thu thập. Các thành phần dữ liệu phải được xác định các loại hình dữ liệu
cần thiết để đánh giá các chỉ số. Xác định rõ được các nguồn thu thập dữ liệu, dữ liệu
có thể từ nguồn thứ cấp hay nguồn sơ cấp. Có trách nhiệm cho quá trình thu thập dữ
liệu, lập bảng dữ liệu, phân tích và điều chỉnh dữ liệu, xác nhận thông tin chuẩn. Có
thể bao gồm cán bộ và cán bộ kiểm lâm, các cộng đồng địa phương, trường học địa
phương và các trường đại học, các nhà khai thác du lịch và du khách. Các phương
pháp thu thập dữ liệu thứ cấp bao gồm việc liên hệ các tổ chức và các quy trình cần
thiết để thu thập thông tin khác.
Toàn bộ các thông tin cần thiết được thu thập theo phương pháp đã đề ra được chỉ
định trước đó. Ngay trong quá trình thu thập dữ liệu cần được đưa vào bảng dữ liệu để
giúp cho quá trình phân tích. Trong quá trình phân tích cần được tách biệt thu thập dữ
liệu riêng cho từng chủ đề tích cực hay tiêu cực. Các dữ liệu thu thập được phải có các
chi tiết về tình huống trước khi có sự can thiệp. Để xác định kết quả có tính tích cực
hay tiêu cực, ban giám sát cần xác định các ranh giới và giới hạn có thể chấp nhận
được cho từng chỉ số đo lường. Các giới hạn của sự thay đổi có thể chấp nhận được,
đôi lúc được gọi là điểm ngưỡng, là cần thiết để xác định khi nào có thể diễn ra hậu
quả nghiêm trọng của một hoạt động. Xác định giới hạn chấp nhận được của sự thay
đổi là nhận định có giá trị và đòi hỏi sự hiểu biết toàn diện về sinh học, sinh thái học,
xã hội học và kinh tế, cũng như hoạt động du lịch.
Quá trình truyền đạt và báo cáo kết quả sẽ được diễn ra, ngay khi có kết quả cần
được báo cáo đến các bên liên quan và những người ra quyết định để họ tăng cường
quy trình và các thay đổi tích cực, hay nhận ra các thay đổi tiêu cực để từ đó sửa đổi.
Để đảm bảo giám sát có hiệu quả trong việc đưa ra thông tin có ý nghĩa, phải thường
xuyên rà soát. Sau khi hoàn thành các chiến dịch giám sát định kỳ phải thảo luận các
thành công cũng như điểm yếu với ủy ban chỉ đạo và các bên liên quan có thể đã tham
gia hoặc chịu ảnh hưởng của kết quả. Ngoài ra, việc trình bày kết quả khi thực hiện
trong các cuộc hội thảo và cuộc họp có thể là các thu thập phản hồi hữu ích về phương
thức cải thiện để thu được những kết quả tốt hơn.
3.1.3. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch có
trách nhiệm
Trong những năm gần đây, du lịch có trách nhiê ̣m đang càng được quan tâm. Du
lịch có trách nhiê ̣m được tiếp câ ̣n ở nhiều khía cạnh khác nhau như nhà hàng, khách
sạn, dịch vụ lưu trú, dịch vụ tham quan,…Chính vì vâ ̣y, các cơ quan quản lý nhà nước
cần truyền bá và xúc tiến du lịch có trách nhiê ̣m để nâng cao ý thức cô ̣ng đồng về tác
đô ̣ng của du lịch và lợi ích từ viê ̣c thay đổi tích cực trong du lịch có trách nhiê ̣m
Đầu tiên, các cơ quan quản lí nhà nước đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch có
trách nhiê ̣m đến các doanh nghiê ̣p lữ hành, khách sạn, điểm đến tại địa phương và đă ̣c
biê ̣t là du khách. Tổ chức các cuô ̣c họp, hô ̣i thảo để gă ̣p gỡ các doanh nghiê ̣p và cùng
nhau thảo luâ ̣n xây dựng các chính sách, chương trình du lịch có trách nhiê ̣m. Tích
cực tổ chức các hô ̣i chợ du lịch có trách nhiê ̣m để cho tất cả mọi người có thể tham
gia, thông qua đó có thể truyền tải những thông điê ̣p tích cực về du lịch có trách
nhiê ̣m cho mọi người. Tăng cường sử dụng các phương tiê ̣n truyền thông phổ biến
như: báo du lịch, kênh VOV,… để quảng bá được hình ảnh du lịch có trách nhiê ̣m lan
tỏa đến mọi người. Các cơ quan quản lí nhà nước cần tổ chức các buổi tập huấn tuyên
truyền cho người dân địa phương cùng với đội ngũ cán bộ ngành du lịch để nâng cao
nhận thức về những lợi ích du lịch có trách nhiệm đem lại cho môi tường, xã hội-văn
hóa, kinh tế. Đă ̣c biê ̣t, các cơ quản quản lí nhà nước phải xây dựng được các Fanpage,
Wetsite riêng để quảng bá du lịch có trách nhiệm theo nhiều ngôn ngữ khác nhau: ví
dụ như đăng tải các video về các hoạt đô ̣ng du lịch có trách nhiê ̣m, các thông tin, hình
ảnh hấp dẫn liên quan đến du lịch có trách nhiê ̣m lên các kênh được nhiều người truy
câ ̣p hiê ̣n nay đó là Youtube, Instagram, Facebook,… Tổ chức các hoạt đô ̣ng, các cuô ̣c
thi sáng kiến về du lịch có trách nhiê ̣m để vừa khuyến khích được tinh thần du lịch có
trách nhiê ̣m mà còn tìm ra được các giải pháp mới để phát triển du lịch có trách
nhiê ̣m.
3.2. Những giải pháp đối với khu du lịch, địa điểm du lịch
3.2.1. Xây dựng điểm đến có trách nhiệm
Du lịch được xem là mô ̣t ngành kinh tế mũi nhọn của Viê ̣t Nam. Nó không những
đem lại lợi nhuâ ̣n cho các doanh nghiê ̣p mà còn giúp cho người dân có viêc̣ làm và thu
nhâ ̣p, đóng góp mô ̣t phần to lớn vào nền kinh tế nước nhà. Bên cạnh những đóng góp
tích cực đó, hoạt đô ̣ng du lịch cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực về xã hô ̣i, kinh tế
và môi trường. Đă ̣c biê ̣t là khách du lịch và các bên liên quan đến du lịch là chìa khóa
dẫn đến sự thành công của phát triển du lịch bền vững. Vì vâ ̣y, những hành vi không
có ý thức của du khách sẽ gây tác đô ̣ng xấu đến điểm đến, khu du lịch. Do đó viê ̣c chú
trọng đến hành vi của khách du lịch, người dân địa phương và các chủ thể liên quan là
mô ̣t yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng điểm đến có trách nhiê ̣m.
Chúng ta thường quan tâm đến việc cộng đồng địa phương chưa được tham gia
đầy đủ hoặc được trao quyền cho hoạch định chính sách quốc gia về quản lý du lịch
nhưng lại ít quan tâm đến sự hiểu biết của người dân địa phương về điểm đến du lịch
như thế nào. Họ cho rằng khách du lịch, các doanh nghiê ̣p du lịch là người tác đô ̣ng
trực triếp và gây ảnh hưởng tiêu cực đến điểm đến. Tuy nhiên, phát triển du lịch cô ̣ng
đồng cho thấy, người dân địa phương là người tạo ra các sản phẩm du lịch, duy trì và
bảo tồn nền văn hóa, phong tục tại điểm đến để thu hút du khách đến càng ngày càng
nhiều hơn. Bởi vâ ̣y, trong công tác xây dựng điểm đến có trách nhiê ̣m, chúng ta cần
quan tâm, khuyến khích chính quyền địa phương, tạo đô ̣ng lực cho họ và truyền cảm
hứng đến người dân địa phương để có thể xây dựng nguyên tắc du lịch có trách nhiê ̣m
tại điểm đến.Và chúng ta cần thay đổi nhâ ̣n thức của du khách và các chủ thể liên
quan đến du lịch về du lịch có trách nhiê ̣m. Chúng ta tuyên truyền đến du khách và
các chủ thể liên quan đến môi trường, đề câ ̣p đến viê ̣c giảm thiểu tác đô ̣ng tiêu cực,
bảo vê ̣ môi trường hoă ̣c tránh làm hỏng môi trường trong quá trình trải nghiê ̣m của họ
tại điểm đến. Khi nhâ ̣n thức của khách du lịch và các chủ thể liên quan đến du lịch
thay đổi thì viê ̣c phát triểm du lịch có trách nhiê ̣m tại điểm đến sẽ hiê ̣u quả và thành
công hơn.
3.2.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng phục vụ lưu  trú
Mục tiêu của ngành lưu trú là đem lại sự tiện lợi và thoải mái cho du khách vào kỳ
nghỉ. Để làm được điều đó các cơ sở lưu trú sử dụng một lượng lớn tài nguyên như
nước, năng lượng, điện,… tạo ra một lượng lớn chất thải ảnh hưởng đến môi trường tự
nhiên, cộng đồng địa phương. Vì vậy cần có các biện pháp nâng cao chất lượng cơ sở
hạ tầng ngành lưu trú để khắc phục và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường, phục vụ
cho phát triển du lịch có trách nhiệm:
 Đầu tư trang bị và sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng như: Lắp đặt và
sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời; Sử dụng thiết bị tự động ngắt nguồn
điện khi khách rời khỏi buồng phòng; Lắp đặt các thiết bị tiết kiệm nước trong
bồn tắm và bếp;…
 Đầu tư, lắp đặt các hệ thống thiết bị xử lý chất thải theo quy định để giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
 Thay thế, bảo dưỡng trang thiết bị cũ đã xuống cấp có nguy cơ gây hao tốn
năng lượng, gây ô nhiễm môi trường.
 Xây dựng hệ thống lọc nước thải tái sử dụng vào các mục đích khác như tưới
cây, dùng cho nhà vệ sinh.
 Thiết kế, trồng các cây xanh trong khách sạn. Vừa tạo điểm nhấn gây ấn
tượng với du khách, vừa giúp cái thiện bầu không khí trong lành. 
Ngoài ra, các cơ sở nên tổ chức các chương trình sáng tạo, các cuộc thi về giải
pháp tiết kiệm năng lượng trong doanh nghiệp, nhằm đẩy mạnh tinh thần du lịch có
trách nhiệm.
Cơ sở hạ tầng phục vụ ăn uống
Ngành phục vụ ăn uống là ngành cần sử dụng nhiều trang thiết và năng lượng để
tạo ra những món ăn phục vụ cho du khách. Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm
xử lý chất thải, tiết kiệm năng lượng và nguồn nước không chỉ giúp bảo vệ môi trường
mà còn giúp tiết kiệm một phần lớn chi phí cho doanh nghiệp. Một số biện pháp nâng
cao cơ sở hạ tầng phục vụ ăn uống cho phát triển du lịch có trách nhiệm:
 Đầu tư, sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng: Sử dụng tủ lạnh tiết kiệm năng
lượng và hạn chế sử dụng tủ lạnh chạy bằng hóa chất CFC gây hiệu ứng nhà
kính; Lắp đặt hệ thống tiết kiệm nước;...
 Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng như
vệ sinh cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ ăn uống, chế biến, vệ
sinh thực phẩm,…
 Thay thế và sử dụng các thiết bị điện thay bếp gas.
 Xây dựng các vườn rau, trang trại xanh sạch cung cấp nguyên liệu cho cơ sở
ăn uống.
Tích cực tìm hiểu về xu hướng và nhu cầu thực phẩm của từng thị trường khách
để đề ra những giải pháp đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch.
Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông vận tải
Dịch vụ vận chuyển là một phần không thể thiếu trong hoạt động du lịch. Để phát
triển du lịch có trách nhiệm, các nhà cung ứng dịch vụ vận chuyển cần sử dụng các
phương tiện vận chuyển vừa không gây tác động đến môi trường mà vẫn mang lại cho
du khách trải nghiệm tốt nhất như: sử dụng xe đạp, xe xích lô, xe điện thay thế cho xe
máy tại các điểm du lịch để giảm thiểu khí thải ra môi trường. Đồng thời, cần đầu tư
phát triển hệ thống đường xá tại các điểm du lịch tạo kiện cho tốt nhất cho du khách
đến tham quan. Thay thế và chuyển đổi sang sử dụng các phương tiện chạy bằng điện
để giảm thiểu tối ta tác động đến môi trường. Đội ngũ tài xế cần được đào tạo bài bản
có kinh nghiệm và bằng cấp, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Cơ sở hạ tầng phục vụ tại điểm tham quan
Phát triển cơ sở vật chất tại điểm đến cũng vô cùng quan trong công tác phát triển
du lịch có trách nhiệm. Vì vâ ̣y, các cơ sở phục vụ tham quan cần đầu tư vào công tác
bảo trì và nâng cao chất lượng của cơ sở hạ tầng, trùng tu  bảo dưỡng các di tích, môi
trường tại điểm đến. Lắp đặt các trang thiết bị giám sát nhằm nâng cao ý thức và hành
vi của du khách, có hệ thống phân loại và xử lý rác thải theo đúng quy định của Chính
phủ. 
3.2.3. Cải thiện công tác quản lý du lịch tại các điểm du lịch
Để nâng cao công tác quản lý du lịch tại các điểm du lịch, cần tập trung vào các
giải pháp. Xây dựng cơ sở đào tạo có hệ thống bao gồm giáo dục và đào tạo nghề ở tất
cả các trình độ từ trung cấp đến đại học về du lịch. Đổi mới căn bản công tác quản lý
và tổ chức đào tạo cán bộ. Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo theo tiêu chuẩn
quốc gia cho ngành du lịch, gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để
nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ thụ động của
đội ngũ giảng viên khách mời.
Các chính sách thay đổi đối với người lao động trong ngành du lịch như: cải thiện
điều kiện làm việc và nâng cao chất lượng môi trường tại các công ty du lịch; Đề xuất
các quy tắc nhằm cải tiến hệ thống đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng đối với nhân
viên, cải tiến hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật công việc; Bố trí và phân công
lao động hợp lý. Ngoài ra, một số giải pháp cơ bản cũng được triển khai trong công
tác đào tạo nhân sự cho ngành du lịch như Ví dụ: liên kết đào tạo, đào tạo lại và tuyển
dụng nhân viên mới. Thực hiện vai trò quản lý nhà nước về du lịch, liên kết tuyển
dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công ty du lịch.
3.2.4. Quản lý tốt các tác động tiêu cực của du lịch đến xã hội và môi trường
Chọn các gói du lịch để tránh các chuyến bay không cần thiết và thay thế bằng các
biện pháp tiết kiệm năng lượng để đảm bảo lượng khí thải khi đi du lịch. Ngoài ra,
công ty du lịch có thể lựa chọn nhà cung cấp. Cung cấp chỗ ở với giấy chứng nhận
môi trường của bên thứ ba. Đối với các công ty lữ hành có chính sách bảo vệ môi
trường tốt, họ có những yêu cầu riêng về tiêu chí hoặc quy trình chấm điểm đối với
công ty lữ hành. Nơi lưu trú để đảm bảo toàn bộ hành trình của khách thân thiện với
môi trường trong mọi hoạt động. Chi phí hành chính của việc tuân thủ các yêu cầu về
môi trường của nhà cung cấp có thể được giảm thiểu bằng cách tích hợp chúng với các
dịch vụ y tế và an toàn hiện có cho du khách.
Vai trò của nhà điều hành tour (người mua) là thúc đẩy nhu cầu cải thiện môi
trường điểm đến bằng cách cải thiện hiệu suất chuỗi cung ứng, hỗ trợ các ý tưởng về
môi trường trong quản lý điểm đến và hoạt động như một động cơ để cải thiện trực
tiếp hoạt động của điểm đến. Ngoài ra, các công ty lữ hành cũng là người đóng vai trò
chính trong việc quảng bá sản phẩm du lịch sinh thái và trường kích cầu từ du khách
để họ có thêm nhiều lựa chọn.
Chi phí phát triển các gói du lịch có trách nhiệm với các chứng nhận phù hợp là
không đáng kể so với doanh thu tạo ra. Doanh số bán hàng tăng lên khi giá trị của sản
phẩm được tăng lên thông qua giá trị gia tăng. Du lịch có trách nhiệm có tác động tích
cực đến lịch sử kinh doanh của các công ty và tạo ra hiệu ứng “vầng hào quang” của
chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệm.
Ngoài ra, các chỉ số về tiêu thụ nước hiệu quả trong giặt là, dệt may, tiêu thụ nước
máy giặt, bột giặt, dịch vụ spa và bể bơi cũng yêu cầu một hệ thống đo lường hiệu quả
cụ thể về nước.
Thêm vào đó, thực hành quản lý môi trường để giảm thiểu chất thải trong lưu trú;
Giảm thiểu tiêu thụ năng lượng; Quản lý môi trường bếp ăn; hay để cắm trại, chúng
đều có những tiêu chí thực hiện cụ thể.
3.3. Những giải pháp đối với các công ty du lịch
Quá trình thực hiện du lịch có trách nhiệm tại doanh nghiệp không chỉ là một hoạt
động nhất thời mà là cả một quá trình thay đổi từ nhận thức cho tới cách thức tổ chức
kinh doanh tại doanh nghiệp. Quá trình này cũng không chỉ gắn với một giai đoạn,
một chu kỳ kinh doanh mà gắn với doanh nghiệp trong dài hạn. Du lịch có trách
nhiệm không phải là một chiến thuật kinh doanh, một công cụ nhất thời, một biện
pháp tuyên truyền mà là một cách thức tiếp cận, một tầm nhìn của doanh nghiệp.
3.3.1. Xây dưng, phát triển và tiếp thị sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Lập kế hoạch sản phẩm du lịch có trách nhiệm: Phân tích thị trường, phân tích sản
phẩm, kết nối thị trường với sản phẩm, đánh giá sản phẩm để phát triển. Xác định tầm
nhìn, mục đích và mục tiêu phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm. Thiết kế
những hoạt động liên quan vào việc phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm. Xây
dựng kế hoạch và hành động phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm.
Lựa chọn các điểm đến nơi có hệ thống quản lý môi trường tốt và tránh các khu
vực mà hoạt động du lịch có thể gây ra những tổn hại về môi trường. Quan tâm đến
các điểm đến nơi có chất lượng lao động cung ứng dịch vụ tốt tránh các điểm đến có
sự vi phạm luật lao động và quyền con người.
Đảm bảo những sản phẩm du lịch có trách nhiệm có thể đứng vững thông qua việc
đáp ứng nhu cầu thị trường như lượng khách tham quan, xu hướng và mối quan tâm
của thị trường, các loại hình trải nghiệm mong muốn, mức độ linh hoạt của chuyến đi,
điều đáng chú ý của điểm đến, kết nối với các mục tiêu phát triển, giá trị đối với sự
phát triển của địa phương.
Phát triển những sản phẩm du lịch bằng cách tăng cường quảng bá những sản
phẩm hiện có tới thị trường hiện tại để tăng thêm thị phần, mở rộng thêm các sản
phẩm của điểm đến và quảng bá cho các phân khúc thị trường hiện tại. Đối với thị
trường mới: Thu hút các thị trường mới có khả năng phát triển cao, xác định những thị
trường mới và tiềm năng phát triển đối với những sản phẩm sẵn có.
3.3.2. Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có trách nhiệm
Phát triển nguồn nhân lực là một trong những yếu tố cần được quan tâm hàng đầu
trong công cuộc phát triển du lịch có trách nhiệm. Đầu tiên, các cơ quan nhà nước cần
có các chính sách, quy định cụ thể trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có
trách nhiệm. Thay đổi phương pháp đào tạo nguồn nhân lực phù hợp hợp với xu
hướng phát triển của thị trường du lịch.
Đào tạo nguồn nhân lực có trách nhiệm
Đầu tiên, cần phải đưa du lịch có trách nhiệm vào trong chương trình của các hệ
thống cơ sở dạy nghề và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. 
 Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo: Tăng cường thực tiễn, cung cấp các
kiến thức và kĩ năng về môi trường và văn hóa - xã hội của các vùng miền.
Cải thiện cơ sở vật chất đào tạo và dạy nghề. Cập nhật đổi mới chương trình
phù hợp với sự phát triển của ngành Du lịch.
 Đào tạo ngoại ngữ: Cần tăng cường và bổ sung vào chương trình giảng dạy
với nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, nhằm tạo ra một đội ngũ nhân lực du lịch
thành thạo nhiều ngoại ngữ phục vụ cho công tác phát triển du lịch có trách
nhiệm. 
 Tổ chức các chương trình hội thảo, talkshow, trò chuyện về du lịch có trách
nhiệm dành cho các sinh viên, nhân viên trong ngành du lịch. 
 Tổ chức các chương trình sáng tạo, các cuộc thi và khen thưởng dành cho
những cá nhân, tập thể và tổ chức có những sáng kiến mới về phát triển du
lịch có trách nhiệm.
 Tăng cường hợp tác quốc tế: Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực du
lịch cần hợp tác với các nước phát triển để học hỏi và xây dựng chương trình
giảng dạy đạt tiêu chuẩn quốc tế.
 Mở các lớp tập huấn, đào tạo về du lịch dành cho người dân địa phương nhằm
phát triển nguồn nhân lực tại địa phương.
 Tập huấn cho các hộ kinh doanh về du lịch có trách nhiệm trong các vấn đề:
kỹ năng phục vụ khách hàng, quản lý dịch vụ tại điểm đến, nhằm nâng cao ý
thức về công tác an toàn vệ sinh, phục vụ khách và tiếp thị có trách nhiệm tại
điểm đến.
Sử dụng nguồn nhân lực có trách nhiệm
Thực hiện các quy định nhà nước về việc tuyển dụng và sử dụng lao động và đáp
ứng các nguyên tắc cơ bản về quyền lao động của Tổ chức Lao Động Quốc Tế (ILO).
Hỗ trợ các chế độ cho người lao động như bảo hiểm y tế, nghỉ phép, giờ làm việc….
Thực hiện chính sách bình đẳng giới và cơ hội công bằng cho mọi nhân viên. Tạo cơ
hội tiếp cận đào tạo nâng cao năng lực như các khoá đào tạo tiêu chuẩn theo nghề du
lịch. Nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho đội ngũ nhân sự về du lịch có
trách nhiệm, phương pháp áp dụng và trách nhiệm thực hiện trong công việc hằng
ngày của nhân viên. Ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương.
3.3.3. Tập trung xây dựng chính sách, chiến lược phù hợp có trách nhiệm
Việc tồn tại các chính sách về Du lịch có Trách nhiệm là rất cần thiết vì mục tiêu
của Du lịch có Trách nhiệm là nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, kinh
tế và môi trường và đem lại tối đa các tác động tích cực. Khi thiếu vắng các chính
sách đưa ra các mong muốn của tổ chức về sự bền vững về môi trường, xã hội và kinh
tế, nhân viên và khách hàng càng có thể làm cho các tác động tiêu cực trở nên trầm
trọng hơn hay hạn chế các tác động tích cực tiềm tàng.
Đầu tiên là chính sách sử dụng hiệu quả năng lượng và nước. Giảm tiêu thụ năng
lượng và nước trong mọi cơ hội thông qua chính nỗ lực chủ động của các nhân viên và
khách hàng của công ty và các biện pháp thụ động như việc lắp đặt các thiết bị tiết
kiệm năng lượng và nguồn nước. Tuyên truyền và giáo dục nhân viên và khách hàng,
kiểm soát mức độ sử dụng năng lượng và nguồn nước.
Thứ hai là chính sách quản lý về rác thải và tái chế. Quản lý rác thải bền vững
thông qua áp dụng các nguyên tắc giảm thiểu, tái sử dụng, và tái chế. Sử dụng các chất
liệu tái sử dụng và tái chế, các quy trình thải rác, bao bì sản phẩm, sử dụng các sản
phẩm dùng một lần, thực tiễn mua sỉ sản phâm, truyền bá và giáo dục nhân viên và
khách hàng, kiểm soát mức độ thải rác và tái chế.
Thứ ba là chính sách về tính nhạy cảm văn hoá xã hội. Quy định hành vi đối với
nhân viên và khách hàng, tham gia vào các dự án phát triển cộng đồng địa phương, tài
trợ các hoạt động của địa phương, kiểm soát các dự án trong cộng đồng.
Và cuối cùng là chính sách về phân bổ kinh tế công bằng và khả thi. Đạt được tính
bền vững về kinh tế trong các hoạt động dựa trên nên tảng nguyên tắc công bằng mậu
dịch và thúc đẩy áp dụng công bằng trong sử dụng lao động và trong cung cấp cơ hội
kiếm sống cho cộng đồng và kinh tế địa phương. Các nguyên tắc thương mại, lựa
chọn các sản phẩm và dịch vụ địa phương, mức lương nhân viên, ký hợp đồng có mô
tả vị trí công việc, cung cấp phúc lợi nhân viên, tập huấn cho nhân viên và xây dựng
nguồn nhân lực, cung cấp cơ hội thăng tiến nghề nghiệp, thực hiện bình đẳng giới và
không phân biệt đối xử, truyền bá cho khách hàng.
3.3.4. Hướng dẫn du khách thực hiện du lịch có trách nhiệm
Tìm hiểu và tuân thủ các tập tục địa phương: điều này cho thấy việc tìm hiểu
trước văn hóa luật lệ của địa phương để giúp du khách tiếp thu đồng thời kiến thức
cũng như có trách nhiệm, ý thức hơn tại các điểm đến. Lựa chọn các doanh nghiệp có
quan điểm, tôn chỉ và hoạt động hướng đến sự bền vững và có trách nhiệm: một doanh
nghiệp hướng đến điều này sẽ hoàn chỉnh hơn trong các tour du lịch, triển khai cho
nhân viên và nhân viên lại triển khai tới du khách để cùng phối hợp thực hiện nâng
cao cãi thiện tính bền vững của môi trường, ngoài ra còn tạo cho du khách một sân
chơi ý nghĩa. Có ý thức tiết kiệm năng lượng: tiết kiệm năng lượng cũng như tiết kiệm
và tạo bền vững cho cuộc sống của chúng ta, bảo vệ môi trường và thiên nhiên. Sẵn
sàng tham gia các hoạt động môi trường, ủng hộ phát triển kinh tế - xã hội địa
phương; có ý thức bảo vệ môi trường, văn hóa bản địa; có ý thức giữ gìn di sản và bảo
vệ môi trường khi đi du lịch: Giữ gìn văn hóa là giữ gìn bản sắc dân tộc, tạo nên vẻ
đẹp và độc đáo. Tham gia các hoạt động du lịch một cách có tổ chức, tránh tình trạng
tự phát, gây lộn xộn, thiếu văn minh đô thị…
3.4. Những giải pháp phát triển du lịch có trách nhiệm trong giới trẻ
3.4.1. Giải pháp thay đổi nhận thức về du lịch có trách nhiệm giới trẻ
Ngày nay ngành du lịch những tên gọi khác nhau như là “con gà đẻ trứng vàng”,
“ngành công nghiệp không khói”, “ngòi nổ để phát triển kinh tế”… Việt Nam là một
quốc gia có tiềm năng du lịch lớn bởi tài nguyên du lịch nước ta phong phú, đa dạng
có sức thu hút cao. Nhưng sau thời gia phát triển một cách mạnh mẽ của ngành du lịch
và mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế thì cũng có tác động tiêu cực đến môi tường
và xã hội văn hóa vì vậy cần có những hướng đi mới và giải pháp để phát triển du lịch
trong tương lai, nhất là đối với giới trẻ vừa là nguồn khách du lịch vừa là nguồn nhân
lực cho ngành trong thời gian tới, vì vậy cần thay đổi nhận thức đối với giới trẻ về du
lịch và phổ biến kiến thức về du lịch có trách nhiệm, du lịch bền vững “từ nhận thức
đi tới hành động”, bảng 5 dưới đây khảo sát về mức độ hiểu biết về du lịch có trách
nhiệm, du lịch bền vững:

Mức độ hiểu biết về du lịch có


1 2 3 4
trách nhiệm, du lịch bền vững

1. Từng nge về cụm từ “ Du lịch có


48.5% 25.7% 19.3% 6.5%
trách nhiệm, du lịch bền vững”

2. Nhận thức về các điểm đến và sẵn


sàng tham gia các hoạt động bảo vệ 10.5% 30.5% 40.7% 18.3%
môi trường văn hóa bản địa…
3. Đã biết hoặc sử dụng các sản
phẩm, dịch vụ về du lịch có trách 70.5% 10.8% 14.2% 4.5%
nhiệm, du lịch bền vững
4. Tại điểm đến du khách có thể chạm
hoặc sử dụng các vật trưng bày nếu 7.7% 16.3% 15.5% 60.5%
trả tiền cao
Ghi chú:
1. Hoàn toàn không biết/ Hoàn toàn không quan trọng
2. Có nge nói/ Không quan trọng
3. Tương đối/ Tương đối quan trọng
4. Hiểu biết/Quan trọng
Bảng 5. Khảo sát của nhóm về mức độ hiểu biết về du lịch có trách nhiệm, du lịch bền vững của giới
trẻ (độ tuổi từ 18 – 30)
Từ bảng ta thấy được mức độ quan tâm hiện nay của giới trẻ đối du lịch có trách
nhiệm vì vậy cần có những biện pháp để thay đổi trong nhận thức như: Thực hiện các
chưng trình tuyên truyền đánh thẳng trọng tâm và phổ biến từ sớm cho giới trẻ nhất
mà lứa tuổi sinh viên bằng hội thảo, các chương trình nói về vấn đề du lịch có trách
nhiệm và những loại hình tại trường cao đẳng, đại học,… Phối hợp với các trường để
đưa vào các chương trình hướng dẫn và phổ cập thông tin về du lịch có trách nhiệm.
Tạo các trang trên mạng xã hội như Facebook, intagram,… Để truyền tải thông tin về
du lịch có trách nhiệm, cá vấn đề cần biết khi đi đến các điểm đến, khu du lịch
3.4.2. Đào tạo và trang bị kiến thức về du lịch có trách nhiệm
Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch có trách nhiệm như mong muốn thì công
tác đào tạo, giáo dục nhận thức và hành vi ứng xử du lịch có trách nhiệm cho giới trẻ
là điều hết sức cần thiết. Đào tạo và nâng cao nhận thức của khách du lịch là nền tảng
để thay đổi hành vi du lịch có trách nhiệm. Cần phải xây dựng một bộ chương trình
giáo dục về du lịch có trách nhiệm dành cho du khách, học sinh, sinh viên giúp họ
nắm được những nội dung cơ bản về du lịch có trách nhiệm, nhận thức được các vấn
đề về môi trường và hậu quả của những tác động tiêu cực mà du lịch gây ra với tự
nhiên. Đào tạo những kỹ năng cơ bản cần thiết để tham gia vào công cuộc phát triển
du lịch có trách nhiệm nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường tại các điểm đến. Nội
dung đào tạo phải phù hợp với từng đối tượng và dựa trên các vấn đề cơ bản về du
lịch có trách nhiệm như môi trường, văn hóa - xã hôi, phong tục tập quán, lối sống văn
hóa tại các điểm đến. 
Đối với học sinh, sinh viên: Cần lồng ghép các chương trình về du lịch có trách
nhiệm vào các môn học, tổ chức các chương trình talkshow, các câu lạc bộ về du lịch
có trách nhiệm, xây dựng các chương trình thực tế về du lịch có trách nhiệm như thực
hiện các tour du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng cho sinh viên. Nhằm nâng cao ý
thức, kiến thức về các hành động có trách nhiệm trong du lịch có sinh viên.
Đối với khách du lịch: phương pháp dễ tiếp cận nhất là trực tiếp giải thích cho du
khách về tầm quan trọng của môi trường, văn hóa - xã hội tại điểm đến trước và trong
chuyến đi. Cung cấp cho du khách bộ quy tắc ứng xử khi đi du lịch có trách nhiệm.
Giúp cho khách du lịch hiểu hơn về điểm đến và trách nhiệm của mình trong công
cuộc phát triển du lịch có trách nhiệm.
Những nội dung cơ bản cần cho vào chương trình giáo dục nhận thức du lịch có
trách nhiệm cho du khách:
Chủ đề Nội dung đào tạo

 Ý thức về môi trường.


 Ý thức về xã hội và con người.
Ý thức về du lịch có
 Ý thức về phát triển kinh tế địa phương.
trách nhiệm
 Ý thức về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa
phương.
 Không xả rác.
 Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông gây ô nhiễm
môi trường, kẹt xe.
Hành vi bảo vệ môi  Tiết kiệm điện, nước.
trường  Không săn bắt, mua, sử dụng các hàng hóa từ động vật
hoang dã.
 Không tham gia các hoạt động gây ảnh hưởng đến môi
trường điểm đến.
 Ưu tiên ủng hộ, mua hàng hóa - dịch vụ của người dân
Hành vi ủng hộ phát
địa phương.
triển kinh tế địa phương
 Không sử dụng những mặt hàng không rõ nguồn gốc.
 Ăn mặc phù hợp với điểm đến du lịch
Hành vi bảo vệ văn hóa,
 Tuân thủ các quy định tại điểm đến về bảo vệ di sản.
di sản
 Không truyền tải những thông điệp xấu tại điểm đến
Hành vi hỗ trợ phát triển
 Tôn trọng luật lệ của địa phương.
xã hội và con người
 Tôn trọng người dân địa phương tại điểm đến.
điểm đến
Bảng 6. Nội dung giáo dục nhận thức du lịch có trách nhiệm
Tài liệu tham khảo
1. Chương trình Du lịch Bền vững Thụy Sĩ tại Việt Nam. (2018). Chương trình
Du lịch Bền vững Thụy Sĩ tại Việt Nam. Được truy lục từ Swiss Sustainable
Tourism Program: http://www.sstp.vn/images/SSTP-Factsheet-
Vietnamese.pdf?
fbclid=IwAR1byF9zrUpxUKwJQOUlRcaGAUghDdBtjJL_293Xtk6hJaMOSdj
I-9PF3WU
2. Hà Anh. (2020). Du lịch có trách nhiệm. Được truy lục từ Báo Hà Nội mới:
https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Luan-ban-Hanh-dong/984563/du-lich-co-trach-
nhiem
3. Harold Goodwin. (2019). Responsible Tourism. Được truy lục từ
https://haroldgoodwin.info/responsible-tourism/?
fbclid=IwAR1ujmj3Yhy36_Dfq7VUtblSAyLNQbT_AlNhcSeb66gLVFTTLD
NF-sMP6vw
4. Nguyễn Quang Tân . (2019). Thực trạng và hạn chế trong quá trình phát triển
du lịch dựa vào cộng đồng ở khu vực miền núi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên
Huế.
5. Phạm Thị Thúy Nguyệt. (2019). Khảo sát nhận thức của giới trẻ về nguyên tắc
ứng xử du lịch có trách nhiệm tại điểm đến .
6. Thảo Huyền. (2019). Khu Dự Trữ Sinh Quyển Cù Lao Chàm - Hội An. Được
truy lục từ Xây dựng Hội An – thành phố “Không rác thải”, tại sao không?:
http://khusinhquyenculaocham.com.vn/index.php/hoat-dong/hop-tac-trong-va-
ngoai-nuoc/1349-xay-dung-hoi-an-thanh-pho-khong-rac-thai-tai-sao-khong
7. ThS. Dương Quế Nhu. (2016). PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI PHÁT
TRIỂN PHÚC LỢI XÃ HỘI. Được truy lục từ TỔNG CỤC DU LỊCH:
https://vietnamtourism.gov.vn/esrt/default.aspx-
portalid=1&tabid=352&itemid=905.htm
8. Thúy Hằng; Phạm Phương. (2013). Du lịch có trách nhiệm. Được truy lục từ
TỔNG CỤC DU LỊCH: https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/11305?
fbclid=IwAR1p0kXpdCd-BfiBsHljwERdB0HmtX-
0rWTOIAwPaHvdaKPGeUySXkfeCGU
9. Tổng cục Du lịch. (2013). Du lịch có trách nhiệm đối với lĩnh vực dịch vụ nhà
hàng tại Việt Nam. Được truy lục từ
https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn/dmdocuments/DLTN-NH.pdf
10. Tổng cục Du lịch. (2013). Du lịch có trách nhiệm đối với lĩnh vực lưu trú ở
Việt Nam. Retrieved from https://moitruongdulich.vn/mypicture/Files/DLTN-
LTVN.pdf
11. Tổng cục Du lịch. (2013). Du lịch có trách nhiệm và nghành lữ hành ở Việt
Nam. Được truy lục từ
https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn/dmdocuments/DLTN-LH.pdf
12. TỔNG CỤC DU LỊCH. (2014). DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM. Được truy lục
từ https://vietnamtourism.gov.vn/esrt/default.aspx-
portalid=1&tabid=352&itemid=488.htm?
gclid=CjwKCAjwp_GJBhBmEiwALWBQk1_-
mMeIQ8QRi4UNXNxO2fSpbdCDUN5h6EEJQDEtr61FZjTrUurovhoCPrEQ
AvD_BwE#
13. Tổng cục Du lịch. (không ngày tháng). Dự án Chương trình Phát triển Năng
lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên minh Châu Âu
tài trợ. Được truy lục từ TỔNG CỤC DU LỊCH:
https://vietnamtourism.gov.vn/esrt/default.aspx-portalid=1&tabid=561.htm?
fbclid=IwAR1MOJCrEkgQ6fENSxaOOv3K_k1MGmtjFahY6BUeS-
0fcGzuF_4GYblL8ZU
14. Trang Đào. (2012). 21 cơ sở lưu trú được trao chứng nhận Bông sen xanh.
Retrieved from TẠP CHÍ DU LỊCH: http://www.tapchidulich.net.vn/21-co-so-
luu-tru-duoc-trao-chung-nhan-bong-sen-xanh.html?
fbclid=IwAR37BI323lEMsXXs6ONWN62ttOMIM7NPmZJiP-
EryQl7Fbw3OeYooj17Wqw
15. Vietravel. (2014). Vietravel tung tour chuyên đề “Du lịch môi trường”. Được
truy lục từ Vietravel - Nhà Tổ Chức Du Lịch Chuyên Nghiệp:
https://www.vietravel.com/vn/cau-lac-bo-du-lich/vietravel-tung-tour-chuyen-
de-du-lich-moi-truong-v10313.aspx

You might also like