You are on page 1of 4

2.2.

1 Du lịch xanh
Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có giáo dục môi trường,
đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng
đồng địa phương. Du lịch xanh dựa trên nền tảng khai thác hợp lý và hiệu quả các
nguồn tài nguyên, hạn chế những tác động xấu tới môi trường như xả khói, xả thải, tàn
phá động thực vật,…, khắc phục hậu quả do biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tái
tạo và phát huy các di sản thiên nhiên văn hóa, các sản phẩm thân thiện với môi
trường.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch nêu ý kiến
cho rằng: Để hướng tới du lịch xanh cần vượt qua các thách thức: Xả thải khí nhà kính
và tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước, quản lý rác thải, suy giảm đa dạng sinh học,
quản lý hiệu quả di sản văn hóa...
Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã có những biện pháp chuyển đổi theo hướng du
lịch xanh như mô hình tiết kiệm điện năng, tiết kiệm nước tại các cơ sở lưu trú, đăng
ký chứng nhận nhãn sinh thái Bông sen xanh cho các cơ sở lưu trú.
Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện du lịch có trách nhiệm, hướng dẫn khách du lịch bảo
vệ môi trường khi tham gia tour đi rừng, leo núi như tour thám hiểm hang động tại
Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình); xây dựng các sản phẩm du lịch đặc biệt là về
làm sạch môi trường như tour vớt rác tại Hội An (Quảng Nam), Sơn Trà (Đà Nẵng)...
Các cơ sở kinh doanh lưu trú chuyển đổi theo hướng khách sạn xanh, tập chung vào
việc thực hành “going green”, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tiêu biểu như
Rex Hotel Saigon, Caravelle Sài Gòn, Atlas Hotel Hội An, Venue Hotel Nha Trang ....
2.2.2 Du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa
của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Với
mục tiêu gìn giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, bảo vệ
môi trường sinh thái và môi trường xã hội nhằm phát triển du lịch bền vững.
Một số hình thức du lịch cộng đồng phổ biến được sử dụng hiện nay như:
● Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa
gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền
vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
● Du lịch văn hóa: Du lịch văn hóa là một thành phần quan trọng của du lịch dựa
vào nét văn hóa, lịch sử, khảo cổ học của địa phương để khai thác du lịch. Ví
dụ về du lịch dựa vào văn hóa như các chương trình khảo cổ học, địa điểm tôn
giáo nổi tiếng hay trải nghiệm cuộc sống địa phương tại một ngôi làng dân tộc
thiểu số.
● Du lịch nông nghiệp: là hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp như
vườn cây ăn trái, trang trại thảo dược và các trang trại động vật, trang trại nông
lâm kết hợp, đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch. Khách du lịch có thể
xem hoặc tham gia vào thực tiễn công việc của dân bản địa, mà không làm ảnh
hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của gia đình chủ nhà.
● Du lịch bản địa: Đây là loại hình du lịch, mà giúp đồng bào dân tộc thiểu số
hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, nền văn hóa
vốn có của họ chính là yếu tố chính thu hút khách du lịch.
● Du lịch làng: Khách du lịch tham gia các hoạt động trong cuộc sống thôn bản,
và các làng nông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch. Dân
làng cung cấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm. Nhà trọ
chính chính là các điểm kinh doanh du lịch, trong đó du khách ở lại qua đêm
trong những ngôi nhà làng, cùng với một gia đình.
Một số địa điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng như Làng du lịch cộng đồng Anôr (Thừa
Thiên Huế), Bản Sin Suối Hồ (Lai Châu), Làng Du lịch cộng đồng Ta Lang (Quảng
Nam) và Làng văn hóa du lịch cộng đồng Nặm Đăm (Hà Giang), …
3. Mô hình và khách sạn lựa chọn để phân tích:
3.1 Mô hình lựa chọn:
Từ năm 2016 tới nay, Booking.com đã tiến hành khảo sát du lịch bền vững. Kết quả
cho thấy phần lớn du khách (87% năm 2018, 72% năm 2019) có nhu cầu về du lịch
bền vững, 39% du khách khẳng định họ thường xuyên hoặc tìm cách để du lịch bền
vững (2018).
Các xu hướng du lịch xanh và bền vững còn được thể hiện qua các thông tin như: Đa
số du khách có ý định lưu trú ít nhất một lần tại cơ sở thân thiện với môi trường. Tỷ lệ
này tăng qua các năm (62% năm 2016, 65% năm 2017, 68% năm 2018, 73% năm
2019).
70% du khách cho biết khả năng cao họ sẽ đặt phòng tại cơ sở lưu trú xanh (2019).
60% du khách muốn du lịch bền vững vì họ ấn tượng với cảnh quan thiên nhiên trong
các chuyến đi trước trước đây (2018); 52% du khách chuyển sang phương thức đi lại
thân thiện với môi trường hơn như đi bộ, đạp xe hoặc đi bộ đường dài khi có thể; 68%
mong muốn chi tiêu du lịch của họ giúp ích cho cộng đồng địa phương (2019); 67%
du khách sẵn sàng chi trả thêm ít nhất 5% cho chuyến du lịch của mình để hạn chế tác
động môi trường khi có thể.
Theo một nghiên cứu từ Tổ chức Trip Advisor cho thấy 34% số du khách sẵn sàng chi
trả thêm để ở những khách sạn thân thiện với môi trường; 50% số du khách quốc tế
sẵn sàng chi trả thêm cho đơn vị du lịch mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và
hoạt động bảo tồn.
Báo cáo "Xu hướng du lịch Việt Nam năm 2021" của Outbox Consulting (công ty tư
vấn và nghiên cứu giải pháp quản lý điểm đến tại Việt Nam) cũng dự báo phân khúc
du khách có trách nhiệm hơn với lựa chọn du lịch của mình và mong muốn giảm thiểu
những tác động tiêu cực đối với môi trường và cộng đồng.
Bên cạnh đó dịch bệnh Covid-19 cũng làm thay đổi nhận thức của khách du lịch,
chuyển dần sang xu hướng lựa chọn các khu du lịch an toàn, hạn chế những tác động
xấu tới môi trường… Báo cáo Thường niên về Du lịch Bền vững của Booking.com
cho thấy du khách Việt Nam thay đổi quan điểm để hướng tới lối sống tích cực hơn.
Trong đó, tái chế (33%) và giảm phung phí thức ăn (40%) là những ưu tiên hàng đầu
tại nhà. Cũng theo kết quả nghiên cứu này, cam kết hướng tới bền vững trong sinh
hoạt hằng ngày của du khách cũng nhất quán với ý định của họ cho các chuyến du lịch
sau này với 88% du khách Việt Nam muốn giảm rác thải tổng hợp, 86% muốn giảm
mức tiêu thụ năng lượng (ví dụ: tắt điều hòa không khí và đèn khi ra khỏi phòng) và
81% muốn sử dụng loại hình giao thông thân thiện với môi trường hơn như đi bộ, xe
đạp hoặc phương tiện công cộng thay vì taxi hay thuê xe.
Tóm lại, du khách ngày càng quan tâm đến “du lịch xanh” đặc biệt là sau dịch bệnh
Covid-19. Chính vì vậy nhóm đã quyết định phân tích kĩ hơn về việc thực hiện “du
lịch xanh” tại một số khách sạn tại Việt Nam, qua đó tìm hiểu về các điểm mạnh và
yếu của hình thức du lịch này nhằm đưa ra giải pháp khắc phục để các khách sạn có
thể kịp thời thay đổi và nắm bắt xu hướng sau khi ngành du lịch khôi phục trở lại.
3.2 Khách sạn lựa chọn
3.2.1 Khách sạn Caravelle SaiGon
Caravelle Saigon là khách sạn đầu tiên tại Việt Nam nhận được Chứng chỉ Vàng
của EarthCheck vào năm 2015, là thành quả của những nỗ lực vượt bậc về tiết
kiệm và tái chế tài nguyên, cũng như các dự án CSR kêu gọi sự quan tâm của cộng
đồng trong việc giữ gìn không gian sống xanh và sạch.
3.2.2 Avani Quy Nhơn Resort & Spa
Được chứng nhận bởi Green Growth 2050, Avani Quy Nhơn Resort là một
điểm đến vô cùng gần gũi với thiên nhiên, điểm đến an toàn bền vững với môi
trường.

https://haianhland.com/du-lich-xanh-la-gi-tuong-lai-du-lich-xanh-o-viet-nam.html
https://dantocmiennui.vn/du-lich-xanh-xu-huong-phat-trien-ben-vung-mang-lai-loi-
ich-cho-dat-nuoc/229350.html
https://vnexpress.net/4-lang-du-lich-cong-dong-duoc-vinh-danh-4193790.html
https://bnews.vn/phat-trien-du-lich-xanh-bai-1-giai-phap-hut-khach-van-minh-chi-
tieu-cao/143373.html
https://news.booking.com/vi/n-88-du-khach-vit-mong-mun-du-lch-bn-vng-sau-tac-ng-
t-i-dch-theo-nghien-cu-bi-bookingcom/
https://bnews.vn/4-nhom-xu-huong-du-lich-viet-nam-nam-
2021/190774.html#:~:text=BNEWS%20B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20%22Xu
%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng,chuy%E1%BB%83n%20%C4%91%E1%BB%95i
%20s%E1%BB%91%2C%20%C4%91i%E1%BB%83m%20%C4%91%E1%BA
%BFn.&text=%C4%90i%E1%BB%81u%20n%C3%A0y%20%C4%91%C3%B2i
%20h%E1%BB%8Fi%20doanh,trong%20th%E1%BB%9Di%20gian%20g%E1%BA
%A7n%20%C4%91%C3%A2y.

You might also like