You are on page 1of 4

2.3.2. Các nhân tố cá nhân.

Đối với các khách du lịch thuần túy quốc tế, nhu cầu tương đối giống với nhu cầu của
khách du lịch thuần túy nội địa với đa dạng các mục đích như chuyến đi nghỉ dưỡng,
tham quan, thăm người thân và các mục đích phi công việc khác. Tuy nhiên, yêu cầu của
khách du lịch thuần túy quốc tế rất cao và đòi hỏi các dịch vụ phải đạt được đến tiêu
chuẩn quốc tế do một số các yếu tố cá nhân dưới đây.
2.3.2.1. Thu nhập của khách du lịch thuần túy quốc tế.
Thu nhập từ khách du lịch quốc tế là số tiền mà một quốc gia hoặc một địa điểm du lịch
thu được từ việc phục vụ khách du lịch từ các quốc gia khác. Đây là một phần quan trọng
của nguồn thu nhập du lịch tổng thể của một quốc gia hoặc một khu vực cụ thể.
Tổng thu nhập cá nhân của khách du lịch thuần túy quốc tế càng cao thì dẫn đến cầu du
lịch càng tăng. Điều này được thể hiện qua số liệu thống kê, trong tháng 11/2022, Việt
Nam đón 569,9 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 23,2% so với tháng trước. Thị trường châu
Âu tăng trưởng rất tốt, tăng 48,2%; trong đó, Pháp tăng 73,2%; Nga tăng 55,5%; Anh
tăng 37,7%; Đức tăng 36,8%. Thị trường châu Mỹ tăng 22%; châu Á tăng 20%.
Tính chung 11 tháng đầu năm 2022 có trên 2,95 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam;
trong đó, Hàn Quốc là quốc gia có lượt khách du lịch đến Việt Nam đông nhất trong 11
tháng đầu năm 2022 với hơn 763 nghìn người, gấp gần 27 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Hoa Kỳ là quốc gia có lượt khách du lịch cao thứ 2 đến Việt Nam trong 11 tháng đầu năm
với hơn 266 nghìn lượt người, tăng 82 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Các quốc gia kể trên có nền kinh tế phát triển và thuộc top các quốc gia có GDP bình
quân đầu người cao trên thế giới: vào năm 2021 Hoa Kỳ đạt 66.144 USD. Hàn Quốc xếp
thứ 22 trên thế giới về GPD bình quân đầu người năm 2022, GDP danh nghĩa tính theo
đồng nội tệ của Hàn Quốc trong năm 2022 là 2,16 triệu tỷ won (1.680 tỷ USD), tăng
3,9% so với năm trước đó.
Về cơ cấu sử dụng thu nhập, các quốc gia nói trên có nhu cầu sử dụng nguồn thu nhập để
đi du lịch tương đối lớn. Ví dụ, Vinnciombe and Sou (2014) chỉ ra khách có thu nhập cao
là một đặc điểm chung của nhóm khách có mức chi tiêu cao tại nhiều địa điểm du lịch ở
châu Âu. Trong khi đó, Hadjikakou et al. (2013) chỉ ra rằng ngoài tổng mức chi tiêu,
khách du lịch chi tiêu nhiều cho phân tổ dịch vụ ăn uống (food and beverages) và văn hóa
và giải trí (culture and recreation) làm tăng đáng kể doanh thu của du lịch vào tổng doanh
thu tại các điểm du lịch nổi tiếng ở Địa Trung Hải.
Tại Việt Nam, mức chi tiêu của khách du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá
thị trường du lịch, được thể hiện trong các cuộc điều tra mẫu về chi tiêu của khách du lịch
và đại diện quốc gia (Tổng cục Thống kê, 2017). Các cuộc điều tra về chi tiêu của khách
du lịch tại Việt Nam tương tự như nhiều cuộc điều tra khác trên thế giới để đánh giá các
phân khúc du lịch tại từng quốc gia (Hadjikakou và đồng nghiệp, 2013). Tuy nhiên, hiện
tại vẫn chưa có nghiên cứu về chi tiêu của khách du lịch sử dụng dữ liệu từ các cuộc điều
tra này, đặc biệt là đối với nhóm khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Trịnh Thị Hường
và các cộng sự (2020) đã đưa ra một đánh giá ban đầu về các yếu tố ảnh hưởng đến cơ
cấu chi tiêu của khách du lịch nội địa tại Việt Nam, bao gồm địa điểm du lịch, mục đích
của chuyến đi, nguồn thông tin từ bạn bè, người thân và internet, số lần thăm quan và
phương tiện di chuyển. Các cuộc điều tra mẫu về khách du lịch quốc tế bao gồm thông tin
về quốc gia, yếu tố dân số học, sự hài lòng và ấn tượng của khách du lịch đối với điểm
đến và các khoản chi tiêu trong chuyến du lịch. Dữ liệu về chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của
khách du lịch được thu thập từ các cuộc điều tra mẫu này. Hiện nay, mức chi tiêu bình
quân mỗi ngày của khách quốc tế đến Việt Nam là 105,7 USD vào năm 2011, và tương
ứng là 95,8 và 96,0 USD vào các năm 2013 và 2017 (Tổng cục Thống kê, 2017). Mức chi
này thấp hơn so với Thái Lan, với 162 USD vào năm 2016.
Nhìn chung khách thuần túy quốc tế có chi tiêu khá cao và thời gian lưu trú khá dài. Chi
tiêu bình quân của một lượt khách quốc tế là 1.438 USD, trong đó khách có nghỉ đêm tại
CSLT là 1.592,3 USD; cơ cấu chi tiêu chủ yếu cho: thuê phòng (28,9%); ăn uống
(25,01%), đi lại tại Việt Nam (12,07%), mua sắm, tham quan,… Độ dài chuyến đi bình
quân là 13,57 ngày. Khách tham quan trong ngày có chi tiêu bình quân một lượt khách là
161 USD. Ước tính tổng chi tiêu của khách quốc tế tại Việt Nam năm 2018 là 22.300 tỷ
đồng (khoảng 988 triệu USD).
2.3.2.2. Độ tuổi
Về độ tuổi, đối với từng nhóm khách hàng sẽ có các mục đích đi du lịch khác nhau mà
trong đó khách hàng trong nhóm tuổi từ 18 – 30, họ yêu thích sự mới mẻ, khám phá, chắc
chắn, những địa điểm du lịch trải nghiệm hay mạo hiểm sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho
đối tượng này. Đối với những khách hàng trong độ tuổi từ 55 trở lên thì hoàn toàn khác,
họ mong muốn được nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn, chắc chắn một khách sạn đầy đủ tiện
nghi, dịch vụ tại những khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng là thích hợp nhất. Đối với điểm
đến Đà Nẵng, hoạt động du lịch 10 tháng năm 2023 phát triển mạnh mẽ, bởi thành phố đã
tập trung tổ chức nhiều các sự kiện, sản phẩm dịch vụ du lịch hấp dẫn liên tục trong suốt
thời gian qua đã thu hút đông đảo du khách trẻ đến với Đà Nẵng. Đặc biệt, thành phố đã
tổ chức thành công nhiều sự kiện quy mô quốc gia, quốc tế, riêng đợt Lễ hội pháo hoa
quốc tế Đà Nẵng 2023 đã thu hút hơn 942 ngàn lượt khách qua hơn một tháng tổ chức,
tăng 29% so vớỉ dịp lễ hội pháo hoa năm 2019. Các hoạt động du lịch thường xuyên được
tổ chức ở Đà Nẵng bao gồm Chương trình cầu Rồng phun lửa và phun nước độc đáo
hàng tuần (có khoảng 10.000 khách tham dự mỗi buổi), các sự kiện lễ hội sôi động tại
Sun World Bà Nà Hill, khu phức hợp Mikazuki, Công viên suối khoáng nóng Núi Thần
Tài, bãi biển đêm Mỹ An, phố du lịch An Thượng, chợ đêm Sơn Trà, Helio, và tuyến
thuyền ngắm cảnh sông Hàn về đêm. Những hoạt động này đã tạo ra các trải nghiệm giải
trí đặc sắc, làm tăng thêm sự hấp dẫn cho du khách quốc tế khi tham quan Đà Nẵng.
2.3.2.3. Dân tộc, tôn giáo
Nét chung thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng
nói riêng là nhờ lấy giá trị tài nguyên của điểm đến làm cốt lõi, kết hợp với các điều kiện
phục vụ tại điểm đến như cơ sở hạ tầng, sự sẵn có của các dịch vụ phù hợp với đặc điểm
chung của các nhóm khách nước ngoài. Nắm bắt được nhu cầu nghỉ dưỡng tại các khách
sạn, khu nghỉ dưỡng, resort cao cấp 5 sao, Đà Nẵng tích cực hỗ trợ, hợp tác cùng phát
triển xây dựng và quảng bá các khách sạn tại đây để vừa đem lại lợi ích về kinh tế, vừa
đem lại danh tiếng cho thành phố Đà Nẵng như InterContinental Danang Sun Peninsula
Resort một trong những resort Đà Nẵng đẳng cấp và sang trọng nhất Việt Nam hiện nay,
được mệnh danh là Thiên đường nghỉ dưỡng riêng tư với vị trí tại bán đảo Sơn Trà biệt
lập. InterContinental Đà Nẵng Resort với tiêu chuẩn 5 sao cao cấp, đi vào hoạt động từ
tháng 6/2012 và được Kiến trúc sư lừng danh Bill Bensley thiết kế, sử dụng 2 tông màu
trắng và đên như màu chủ đạo xuyên suốt, bên cạnh đó vẫn mang vẻ đẹp truyền thống
của làng quê Việt Nam, đem đến sự thoải mái cho du khách khi trải nghiệm các dịch vụ
du lịch Đà Nẵng. Khắp khu nghỉ dưỡng từ tầng Thiên đường xuống tầng Biển Cả ra phía
biển, sẽ thấy những cánh rừng nguyên sinh, những ngọn đồi huyền thoại, bãi cát trắng
muốt men theo đại dương xanh ngọc, du khách vừa có thể đứng ở ban công mà ngắm
nhìn khung cảnh kỳ vỹ của bán đảo Sơn Trà, vừa nghe tiếng loài khỉ gọi nhau chuyền
cành, nghe tiếng gáy của gà mặt đỏ và ngắm nhìn loài voọc chà vá chân nâu cực kỳ quý
hiếm tìm kiếm lá non trên tán cây gần đó.
2.3.2.4. Sự nhận thức tâm lý và xã hội về giải trí, du lịch
Du khách quốc tế đi du lịch Đà Nẵng không chỉ đơn thuần là để thưởng thức cảnh đẹp,
mà còn là cơ hội để trực tiếp trải nghiệm chuyến đi một cách đầy đủ và tiếp nhận trải
nghiệm theo cách gia tăng hiểu biết, tình cảm và sự khẳng định mình.

Xu hướng du lịch của khách du lịch quốc tế đã thay đổi nhiều sau khi Covid-19 diễn ra.
Có đến 70% số khách du lịch quốc tế quan tâm đến giá cả hơn khi tìm kiếm và lên kế
hoạch cho chuyền đi trong tương lai. Khách du lịch quốc tế có xu hướng săn lùng các
chương trình khuyến mãi và cơ hội tiết kiệm. Do tâm lý lo sợ sự lây lan của dịch bệnh
trong quá trình đi du lịch, du khách sẽ quan tâm nhiều hơn đến mức độ vệ sinh của các
không gian công cộng, khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch và nhu cầu thiết yếu hàng ngày
v.v. Đặc biệt là họ sẽ cảm thấy an toàn hơn khi điểm đến có các biện pháp phòng chống
dịch bệnh. Bên cạnh đó, khách du lịch quan tâm đến điều kiện tiếp cận và chất lượng của
các cơ sở và dịch vụ y tế, cũng như các tiêu chuẩn và hiệu suất của hệ thống y tế tại điểm
đến đó. Theo đánh giá của Abrokenbackpack, Đà Nẵng nói chung là một nơi rất an toàn
để tham quan. Tỷ lệ tội phạm phạm tội nghiêm trọng thấp và ít khi nhắm vào khách du
lịch. Là một điểm đến du lịch nổi tiếng, Đà Nẵng đã, đang và vẫn luôn là một nơi an toàn
và mến khách. Khu vực trung tâm thành phố cũng là một điểm đến an toàn vì đây là khu
vực kinh doanh và hành chính. Ngoài ra còn có nhiều lựa chọn chỗ ở rẻ ở đây và hầu hết
các khách sạn và chung cư đều có bảo vệ và hệ thống camera nên cực kỳ an toàn. Và nơi
này cũng gần với cuộc sống về đêm tuyệt vời. Và nếu đến Đà Nẵng để tận hưởng cuộc
sống về đêm, hãy ở trong một nhà nghỉ đông vui để có thể làm quen và kết giao với nhiều
bạn bè mới và tổ chức tiệc tùng. Kể cả với nữ du khách, Đà Nẵng cũng rất an toàn và thú
vị. Du khách nữ không gặp phải bất kỳ mối đe dọa nào khi ở Đà Nẵng.

Ngoài ra, du lịch thông minh đang được những người làm du lịch hướng tới trong vài
năm gần đây vì tính tiện ích và mang lại hiệu quả cả cho người sử dụng và người cung
cấp dịch vụ. Trước tác động của Covid-19, du lịch thông minh là một trong những cách
làm hay để duy trì các kênh thông tin, quảng bá sản phẩm tới du khách. Trong thời gian
qua, ngành du lịch Đà Nẵng đã tập trung áp dụng công nghệ vào việc phát triển du lịch.
Nhiều sản phẩm công nghệ đã được triển khai và mang lại tiện ích cho du khách cả trong
và ngoài nước, như các ứng dụng "Chatbot" và "Danang Fantasticity".

Với những ứng dụng này, du khách có thể tự khám phá và lập kế hoạch cho chuyến đi
của mình, chọn lựa địa điểm lưu trú, ẩm thực, và giải trí thông qua việc tương tác với câu
hỏi, gợi ý... Ngoài những ứng dụng này, kể từ khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến du
lịch cả trong nước và trên toàn thế giới, ngành du lịch Đà Nẵng đã triển khai nhiều
chương trình quảng bá và khuyến mãi du lịch trực tuyến.

You might also like