You are on page 1of 6

THẢO LUẬN VỀ NGÀNH DU LỊCH SAU HAI NĂM COVID – 19

Nguyễn Huyền Anh, Đỗ Thuỳ Dương, Đặng Khánh Linh, Triệu Lan Phương,

Phạm Năng Minh

Ngày 03 tháng 05 năm 2022


Preprint DOI: https://osf.io/e82mx/

CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ:


Để phục hồi ngành du lịch Việt Nam, chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy
phát triển, phục hồi ngành du lịch, đặc biệt là trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh
tế - xã hội. Đầu năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022
về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời chỉ đạo các bộ, ngành, các
cơ quan có liên quan, địa phương với tinh thần quyết tâm cao nhất, đề cao trách nhiệm của
người đứng đầu để sớm đưa nền kinh tế phát triển nhanh, không lỡ nhịp với đà phục hồi kinh
tế của thế giới và khu vực (Tùng Linh, 2022).
Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch cũng đã tham mưu lãnh đạo Bộ ban hành Kế hoạch số
3228 triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành. Ngoài ra, Tổng
cục Du lịch còn chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các ban, ngành tổ chức nhiều
hoạt động, sự kiện tái khởi động du lịch nội địa liên tỉnh, liên vùng an toàn; kết nối các điểm
đến, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp và hàng không xây dựng các chương trình du lịch trọn gói,
có chất lượng, ưu đãi nhằm kích cầu du lịch (Hà Thảo, 2022).

THẢO LUẬN:

Ý nghĩa:
Nếu như trước đại dịch, khách du lịch chỉ cần “xách ba lô lên và đi” bất kể điểm đến là
ở trong nước hay ở nước ngoài, thì hiện nay, khách du lịch cần trải qua các thủ tục kiểm tra y
tế. Theo đó, giấy chứng nhận tiêm vaccine, khẩu trang,… sẽ là những vật dụng không thể thiếu
mà khách du lịch cần mang theo trong một thời gian dài, khi mà dịch bệnh vẫn diễn biến phức
tạp. Rõ ràng, những khó khăn đối với ngành du lịch toàn cầu vẫn còn chồng chất. Tuy nhiên,
những nỗ lực thích ứng trong thời gian gần đây của du lịch các nước là những tín hiệu lạc quan,
giúp khôi phục nền kinh tế thế giới trước những tác động to lớn của đại dịch COVID-19. Nhờ
sự cố gắng không ngừng nỗ lực vươn lên mà ngành du lịch đã có những khởi sắc nhất định và
đặt ra những mục tiêu để có thể đưa ngành du lịch trở về thời điểm như trước và thậm chí phát
triển hơn nữa (Kiều Giang, 2021).

Thuận lợi
Ngành du lịch góp phần đáng kể trong tổng thu nhập hàng năm, đặc biệt du lịch được
đánh giá là một trong 3 ngành kinh mũi nhọn được nhà nước chú trọng đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng, giao thông không ngừng phát triển đóng góp rất nhiều vào thu nhập của đất nước. Du
lịch mang lại nhiều cơ hội làm việc cho người lao động, đặc biệt là nhân lực lao động nữ. Giúp
những mang lại nhiều cơ hội làm việc cho người dân nông thôn, nâng cao mức sống, tạo ra
những chuyển biến tích cực cho xã hội, làm giảm quá trình đô thị hóa. Du lịch hỗ trợ phát triển
ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, dịch vụ vui chơi,
ăn uống và ngơi. Tạo ra thị trường tiêu thụ văn hóa thụ động, thúc đẩy tăng trưởng nhanh tổng
sản phẩm kinh tế quốc dân. Đồng thời du lịch giúp quảng bá văn hóa, phong tục tập quán của
con người Việt nam đến với bạn bè Quốc tế, mang lại nhiều cơ hội hợp tác cho Việt Nam
(HSV, 2020).

Cơ hội

Như chúng ta đã biết, tác động của đại dịch COVID-19 đại dịch căng thẳng, một số nước,
trong đó có chính phủ Việt Nam, đã phải đưa ra quyết định giãn cách xã hội để tất cả người
dân hạn chế ra đường, tránh sự lây lan của virus nhất có thể. Với tình hình xã hội như vậy, rất
nhiều thứ bị ảnh hưởng và có lẽ nền du lịch nước nhà bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Du lịch đóng
một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Khách du lịch quốc tế, trong nước và doanh thu từ du
lịch liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước. Tuy
nhiên, trong gần 2 năm qua, do tác động của đại dịch COVID-19, du lịch Việt Nam đang phải
đối mặt với những khó khăn chưa từng có. Vô số chuyến bay trong và ngoài nước bị trì hoãn,
xe bus buộc phải dừng hoạt động, những tuyến đường bộ thì đông nghịt, tắc nghẽn do người
dân đổ xô về quê khiến cho việc đi du lịch là điều không thể cũng như rất nguy hiểm trong bối
cảnh lúc bấy giờ(Thuỳ Bích, 2021). Tuy vậy, trước làn sóng mở cửa toàn cầu, thời điểm này
chính là cơ hội đặc biệt để ngành đón đầu nhu cầu du lịch. Có rất nhiều cơ hội để Việt Nam
phục hồi lại ngành du lịch. Thứ nhất, hiện Việt Nam là 1 trong 10 nước có tỉ lệ tiêm vắc-xin
cao nhất thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc người dân ở Việt Nam đã có được yếu tố cần
thiết nhất khi đi du lịch bởi giờ khi đi du lịch trong hay ngoài nước, chúng ta cũng cần phải
tiêm đủ ít nhất 2 mũi vắc-xin. Hoàn cảnh hiện nay đòi hỏi du lịch không chỉ thân thiện, mà còn
phải là an toàn cho du khách và người dân. Thứ hai, bối cảnh dịch bệnh ở Việt Nam đang trong
tầm kiểm soát nên đây sẽ là điều kiện tiên quyết mở ra cơ hội lợn cho ngành du lịch mau chóng
tái khởi động, phục hồi cung như phát triển trong giai đoạn bình thường mới (Diệp Anh, 2022).

Khó khăn, thách thức:

Tuy nhiên, con đường dẫn tới sự phục hồi du lịch, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại
dịch vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành
du lịch, việc cần quan tâm nhất lúc này là mở cửa như nào để vừa có thể đảm bảo an toàn sức
khỏe cho người dân cũng như không làm du khách ngần ngại vì các thủ tục loằng ngoằng. Điều
mà người dân cần lưu ý nhất lúc này là Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rằng đại dịch COVID-
19 vẫn chưa thể kết thúc trong năm nay. Tiếp theo, trong vòng 2 năm đóng cửa ngành du lịch,
có rất nhiều người làm trong ngành này bị thất nghiệp, khiến cho bây giờ khi du lịch được mở
lại, các doanh nghiệp chưa kịp chuẩn bị, thiếu đi nguồn nhân lực nặng nề. Điều này dẫn đến sự
trải nghiệm của khách hàng khi đến du lịch sẽ có nhiều thiếu sót (Hoàng Hoa-Văn Nhật, 2021).

Bên cạnh đó, giao thông cũng là một điều đáng nói ở đây. Không nói đến những chuyến
bay trong nước, mà những chuyến bay ngoài nước vẫn còn bị hạn chế đối với một số nước, qua
đó làm giảm lượng khách du lịch nước ngoài đi đáng kể. Chưa nói điều đó cũng đem đến những
khả năng tái bùng phát lại virus. Ngoài ra, một số hoạt động vui chơi giải trí cũng như những
lễ hội ở các địa phương vẫn chưa được đi vào hoạt động vì lo lắng về tính lây lan cũng như khả
năng bùng phát lại dịch bệnh. Nên việc đi du lịch hiện nay vẫn còn một số khó khăn, hạn chế
nhất định. Và việc của người dân cũng như các doanh nghiệp trong ngành cần phải đáp ứng,
thích nghi dần để có thể đem ngành du lịch nước nhà quay trở lại với trạng thái bình thường
hóa được (H. Lê, 2022).

Chiều hướng
Covid-19 đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến chiều hướng du lịch hiện nay và đã có
những chiều hướng mà được xem là những bước đột phá trong tương lai gần như:
Thứ nhất: Ưu tiên du lịch nội địa
Trước các lệnh hạn chế đi lại trên toàn thế giới, với một số quốc gia vẫn chưa mở cửa
biên giới cho du khách, du lịch quốc tế đã bị đình trệ. Bên cạnh đó là giá vé máy bay và giá
khách sạn tăng cao, các chuyến đi nội địa với chặng ngắn ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối
với những người đam mê du lịch.
Hành khách - dù để giải trí hay công tác - thường có xu hướng chọn các điểm đến trong
nước để đảm bảo an toàn tối ưu giữa mùa dịch, đồng thời tránh các quy tắc kiểm dịch khác
nhau giữa các quốc gia. Trong tương lai, xu hướng này dự kiến sẽ tạo ra nhu cầu về các kế
hoạch du lịch theo khu vực, chẳng hạn như người châu Á đi du lịch trong châu Á, người châu
Âu đi du lịch trong châu Âu...
Thứ hai: Không gian mở
Giãn cách xã hội là biện pháp cấp thiết để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Do
vậy, khi lựa chọn điểm đến, ngay cả khi đại dịch dịu xuống, du khách vẫn có xu hướng sẽ chọn
không gian mở ngoài trời như bãi biển, rừng, công viên quốc gia, khu bảo tồn động vật hoang
dã v.v..., nơi mà việc tuân thủ sự giãn cách xã hội sẽ dễ dàng hơn.
Do đó, các báo cáo cho thấy, gần 70% các khu cắm trại thiên nhiên, thể thao mạo hiểm,
công viên quốc gia và bãi biển đã mở cửa trở lại cho khách du lịch, so với chỉ 50% không gian
trong nhà như bảo tàng và di sản. Những người kinh doanh khách sạn trong thời kỳ “bình
thường mới” này cũng có xu hướng cung cấp các lựa chọn lưu trú hoặc kỳ nghỉ làm việc với
Internet tốc độ cao và không gian làm việc thoải mái dành riêng cho những người muốn thoát
khỏi sự nhàm chán khi phải làm việc tại nhà trong một thời gian dài. Xu hướng đang nổi lên
ngày dự kiến cũng sẽ tạo ra các dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu các đối tượng khách hàng
muốn thay đổi không gian làm việc như vậy (Minh Trang, 2022).
Thứ ba: Du lịch vào những mùa thấp điểm
Không đi theo số đông trong dịch bệnh đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều khách du
lịch khi mà điều đó có thể tránh được những lúc quá tải về sản phẩm và dịch vụ, dễ lây lan dịch
bệnh, giảm thiểu sức ép đến các doanh nghiệp du lịch và xu hướng này còn giúp du khách tận
hưởng được trọn vẹn điểm đến (Hương Trà, 2020).
Thứ tư: Xu hướng staycation
Xu hướng du lịch này ra đời tại Mỹ vào thời điểm khủng hoảng kinh tế năm 2008 bắt
đầu diễn ra tại Mỹ. Cuộc khủng hoảng này khiến các gia đình phải thắt chặt chi tiêu. Và thay
vì những chuyến du ngoạn tốn kém, họ chọn xu hướng du lịch tại chỗ. Và tất nhiên, du lịch tại
chỗ đã mang lại cho họ những trải nghiệm đầy thú vị; giúp họ thỏa mãn các nhu cầu khám phá,
thư giãn, tái tạo năng lượng. Điều này lý giải vì sao xu hướng du lịch tại chỗ đã lan rộng ra
nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam (Nguyễn Thuỵ Mộc Nhiên, 2021).

Kết luận:
Trong giai đoạn tới, dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu đã được kiểm soát hoàn toàn, ngành
du lịch vẫn đang trong giai đoạn phục hồi. Nếu chúng ta nắm bắt được cơ hội và tận dụng được
những thuận lợi thì ngành du lịch sẽ cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những
khó khăn, thách thức, đòi hỏi chúng ta phải mềm dẻo, linh hoạt đối mặt. Như vậy, có thể nói,
cùng với sự nỗ lực của dân và những chính sách của chính phủ, ngành du lịch tuy có những
khó khăn nhưng rõ ràng đang có những điểm khởi sắc, triển vọng trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:

Diệp Anh. (2022). Du lịch đang phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có. Báo Điện Tử
Chính Phủ. https://thanglong.chinhphu.vn/du-lich-ha-noi-dan-phuc-hoi-sau-dai-dich-
103220409125531325.htm

H. Lê. (2022). Cơ hội đặc biệt phục hồi ngành du lịch trong giai đoạn mới. Báo Điện Tử
Đảng Cộng Sản Việt Nam. https://dangcongsan.vn/kinh-te/co-hoi-dac-biet-phuc-hoi-
nganh-du-lich-trong-giai-doan-moi-605741.html

Hà Thảo. (2022). Phát triển du lịch năm 2022 theo hướng tăng trưởng xanh. Báo Điện Tử
Đảng Cộng Sản Việt Nam. https://dangcongsan.vn/mung-dat-nuoc-doi-moi-mung-dang-
quang-vinh-mung-xuan-nham-dan-2022/dang-dan-toc-va-mua-xuan/phat-trien-du-lich-
nam-2022-theo-huong-tang-truong-xanh-603064.html

Hoàng Hoa-Văn Nhật. (2021). Du lịch Việt Nam sau đại dịch COVID-19: Nắm cơ hội, vượt
thách thức. Viet Nam Plus. https://www.vietnamplus.vn/du-lich-viet-nam-sau-dai-dich-
covid19-nam-co-hoi-vuot-thach-thuc/764989.vnp

HSV. (2020, August 9). NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH DU LỊCH.
Trường Cao Đẳng Công Nghệ và Thương Mại Hà Nội. https://htt.edu.vn/nhung-thuan-
loi-va-kho-khan-cua-nganh-du-lich/#:~:text=Những thuận lợi của ngành du
lịch&text=Du lịch hỗ trợ phát,phẩm kinh tế quốc dân

Hương Trà. (2020, September 11). Du lịch bền vững: du lịch có trách nhiệm hơn. Booking.
https://www.booking.com/articles/impact-awakening-the-rise-of-responsible-
travel.vi.html?aid=356980&label=gog235jc-
1DEghhcnRpY2xlcyiCAkIZY2F0ZWdvcnlfZnV0dXJlLW9mLXRyYXZlbEgqWANo9
AGIAQKYASq4AQfIAQzYAQPoAQH4AQKIAgGoAgO4AtzDlZMGwAIB0gIkYmF
mNzI3ODctYzMzNi00ZjIwLTg1ZDUtMzlkNWY2MGRkZDA52AIE4AIB
Kiều Giang. (2021). Du lịch thế giới đã thay đổi như thế nào để thích ứng với đại dịch. Báo
Điện Tử - Đảng Cộng Sản Việt Nam. https://dangcongsan.vn/kinh-te/du-lich-the-gioi-
da-thay-doi-nhu-the-nao-de-thich-ung-voi-dai-dich-597566.html

Minh Trang. (2022). Các xu hướng định hình tương lai của ngành du lịch hậu COVID-19.
Viet Nam Plus. https://www.vietnamplus.vn/cac-xu-huong-dinh-hinh-tuong-lai-cua-
nganh-du-lich-hau-covid19/781598.amp

Nguyễn Thuỵ Mộc Nhiên. (2021, August 3). Staycation - Xu hướng du lịch bùng nổ hậu
Covid. Traveloka. https://m.traveloka.com/vi-vn/explore/destination/staycation-xu-
huong-du-lich-hau-covid/89485

Thuỳ Bích. (2021). Khó khăn và thách thức trong hoạt động và phát triển du lịch Đồng Nai.
Cổng TTĐT Bộ Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch. https://bvhttdl.gov.vn/kho-khan-va-
thach-thuc-trong-hoat-dong-va-phat-trien-du-lich-dong-nai-20211015173149958.htm

Tùng Linh. (2022). Nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển, phục hồi ngành du lịch trong
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Cổng TTĐT Bộ Kế Hoạch và Đầu
Tư. https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=53667&idcm=188

You might also like