You are on page 1of 8

2.

Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam
1. Các nhân tố khách quan
a. Tài nguyên du lịch
- Điều kiện tự nhiên, xã hội và dịch vụ quốc tế
Năm 2019, nhóm chỉ số được đánh giá cao nhất là: Sức cạnh tranh về giá (xếp hạng
22/140); Tài nguyên văn hóa (29/140); Tài nguyên tự nhiên (35/140). Trong khu vực
Đông Nam Á, tài nguyên văn hóa của Việt Nam xếp thứ 2, sau In-đô-nê-xi- a; tài nguyên
tự nhiên xếp thứ 3, sau Thái Lan và In-đô-nê-xi-a, cho thấy lợi thế so sánh lớn về tài
nguyên văn hóa và tự nhiên của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
+ Điều kiện tự nhiên về du lịch:
 Địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, động thực vật phong phú, vị trí thuận lợi: Các
đặc điểm về cấu trúc địa hình biển và hải đảo, đồng bằng, đồi núi, cao nguyên đã
làm cho cảnh quan và các hệ sinh Thái Việt Nam phong phú, đa dạng và có giá trị
cao, đặc biệt là hệ sinh thái biển, rừng , hang động.
 Việt Nam có bờ biển dài 3269km và có khoảng 125 bãi biển tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động nghỉ ngơi tắm biến và vui chơi giải trí.
 Địa hình ven biển tạo ra nhiều vịnh như Hạ Long, Cam Ranh.
 Với khoảng 50.000km2 địa hình Karst, Việt Nam có tiềm năng du lịch hang động,
thác, ghềnh trong đó có hơn 200 hang động đã được phát hiện (Phong Nha)
 Bên cạnh đó còn có nguồn nước khoáng phong phú với thành phần hóa học của
nước đa dạng phù hợp với loại hình khu du lịch nghỉ dưỡng.
 Hệ động thực vật rừng đa dạng, cả nước có khoảng 107 rừng đặc dụng trong đó có
25 vườn quốc gia, 75 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa lịch sử môi
trường với diện tích 2.092.466 ha. Đây là nguồn tài nguyên cho du lịch sinh thái
quý giá, nơi bảo tồn khoảng 12.000 loài thực vật gần 7000 loài động vật nhiều loại
đặc hựu và quý hiếm (vườn quốc gia Ba Bể)
+ Vị trí: Việt Nam có lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý kinh tế và chính trị để phát triền du
lịch. Nằm ở trung tâm Đông Nam Á. Lãnh thổ Việt Nam vừa gắn liền với lục địa vừa
thông ra đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế cả về đường biển, đường sông, đường sắt,
đường, bộ và hàng không
+ Các địa điểm gắn với điều kiện đặc biệt
 Tài nguyên du lịch nhân văn: 40000 di tích có hơn 2500 di tích được nhà nước
công nhận và xếp hạng (cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn)
 Nhiều làng nghề thủ công, truyền thống. Nhiều lễ hội gắn với các sinh hoạt văn
hóa văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc cùng với những nét tinh
tế tiêng của nghệ thuật ẩm thực được đan xen trên nền kiến trúc phong cảnh có giá
trị triết học phương Đông => Điều kiện khai thác thế mạnh du lịch văn hóa lịch sử
+ Dịch vụ quốc tế: :

Ở một số điểm du lịch như Đà Nẵng, Hội An, Phú Quốc... đã xuất hiện những khu nghỉ
dưỡng sang trọng đẳng cấp hàng đầu thế giới, là điểm đến của những người nổi tiếng có
nhu cầu trải nghiệm sản phẩm độc đáo, chất lượng cao. Cùng với đó là xu hướng hình
thành các tổ hợp/quần thể nghỉ dưỡng, giải trí quy mô lớn cung cấp hoàn chỉnh các dịch
vụ cho khách từ ăn, nghỉ, vui chơi giải trí, tham quan... nhằm kéo dài thời gian lưu trú và
chi tiêu của khách. Các hình thức lưu trú du lịch khác cũng được mở rộng, đáng chú ý là
loại hình lưu trú kết nối qua airbnb, homestay, boutique hotel, mô hình timeshare...
Phải kể đến một vài quần thể nghỉ dưỡng cao cấp: InterContinental Danang Sun
Peninsula, Bà Nà - Mercure Danang French Village Bana Hills, Premier Village Ha Long
Bay Resort (Hạ Long, Quảng Ninh); Premier Residences Phu Quoc Emerald Bay (Phú
Quốc)
Khách sạn lớn: LUMIÈRE riverside, …
- Các sự kiện đặc biệt
Trong số các lễ hội Việt Nam thì phải kể đến những lễ hội chi phối hầu hết các gia đình
trên mọi miền tổ quốc, đó là Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan và tết Trung Thu. Gần đây một
số lễ hội được nhà nước và nhân dân quan tâm như: Lễ hội đền Hùng,Lễ hội Tịch điền
Đọi Sơn, Giáng Sinh, Hội Phật Tích.
Một số lễ hội lớn ảnh hưởng cả một vùng rộng lớn, tiêu biểu như: hội Gióng (xứ Kinh
Bắc), lễ hội đền Hùng (Xứ Đoài), lễ hội chùa Bái Đính, Hội Lim(Kinh Bắc) phủ Dày,(xứ
Sơn Nam), lễ hội Yên Tử, lễ hội bà chúa Xứ (An Giang), Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà
Nẵng (thành phố Đà Nẵng)...
Việt Nam được chọn là điểm đặt chân cho nhiều sự kiện quốc tế:
Giải đua xe Formula 1 2020, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội, Diễn đàn Du
lịch ASEAN (ATF) 2019 tại Hạ Long, Đại Lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019
Các sự kiện thường niên: Huế, pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, thuyền buồm quốc tế Mũi né,
hoa Đà Lạt…
Việt Nam đã dành được một số giải thưởng lớn do World Travel Award trao
tặng:
• Việt Nam - Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới
• Việt Nam - Điểm đến golf hàng đầu thế giới và châu Á
• Việt Nam - Điểm đến hàng đầu châu Á
• Việt Nam - Điểm đến văn hóa hàng đầu châu
• Việt Nam - Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á
b. Điều kiện sống của người dân
- Thu nhập: Nhu cầu có khả năng thanh toán
Năm 2019, cả nước có 85 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng 6,3% so với năm 2018.
giai đoạn 2015-2019, khách nội địa đã tăng gần 1,5 lần từ 57 triệu lượt năm 2015 lên 85
triệu lượt năm 2019, tăng bình quân 10,5% mỗi năm.
Cùng với sự đi lên của kinh tế trong nước, người dân ngày càng có cơ hội và nhu cầu đi
du lịch nhiều hơn. Chi tiêu của khách du lịch nội địa đóng góp một phần quan trọng trong
nguồn thu từ du lịch. Từ năm 2015 đến 2019, nguồn thu từ du lịch nội địa đã tăng 2,1 lần
(tăng bình quân 21,0%), mặc dù lượng khách chỉ tăng 1,5 lần trong giai đoạn này. Kết
quả đó phản ánh thực tế người dân Việt Nam chi tiêu cho du lịch ngày càng nhiều khi thu
nhập, điều kiện sống được nâng lên đáng kể.
- Thời gian rảnh rỗi:
Theo luật pháp Việt Nam Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày
và 48 giờ trong 01 tuần. Đa phần người dân Việt Nam được nghỉ Thứ 7 và Chủ Nhật. Do
bị giới hạn thời gian nên vào những ngày thông thường trong năm, người dân lựa chọn
những tour du lịch ngắn ngày và gần nơi sinh sống. Chỉ vào những dịp lễ Tết nghỉ hè và
những đợt nghỉ dài, người dân có xu hướng đi du lịch dài ngày và đi theo hội nhóm
- Mức nhu cầu hưởng thụ:
(Nhu cầu hưởng thụ của người dân được quy định khá nhiều bởi tâm lý và văn hóa địa
phương. Thông thường những nước có trình dộ văn hóa cao (thường là những nước có
kinh tế phát triển) người dân có nhu cầu hưởng thụ lớn)
Năm 2020, những khó khăn chồng chất đã buộc ngành Du lịch phải chuyển hướng tập
trung khai thác và phát triển du lịch nội địa, Ngành Du lịch đã 2 lần phát động Chương
trình kích cầu du lịch nội địa; lần thứ nhất vào tháng 5/2020 với chủ đề “Người Việt Nam
đi du lịch Việt Nam và lần thứ hai vào tháng 9/2020 với chủ đề “Du lịch Việt Nam an
toàn, hấp dẫn”. Chương trình kích cầu du lịch nhận được sự hưởng ứng tích cực của các
địa phương, doanh nghiệp và người dân. Việc kích cầu du lịch nội địa đã tạo ra xu hướng
chuyển dịch mới, lan tỏa cảm hứng khám phá Việt Nam an toàn và hấp dẫn, đem lại
những đóng góp thiết thực cho quá trình khôi phục kinh tế : Nhiều khách du lịch trong
nước lần đầu tiên được trải nghiệm, khám phá các điểm du lịch hàng đầu và nhiều địa
điểm chưa được biết đến của Việt Nam chỉ với mức chi phí trung bình khá; các cơ sở vui
chơi giải trí, các hoạt động mua sắm đều được kích hoạt
c. Tình hình chính trị và xu hướng ổn định
- Trong nước
Việt Nam đi theo hướng nhất nguyên chính trị, một Đảng lãnh đạo. Có lẽ đây cũng là
phần lớn lí do giúp Việt Nam luôn được khách du lịch quốc tế đánh giá cao ở yếu tố bảo
đảm an toàn, ổn định an ninh, chính trị. Quan điểm vì hòa bình, hợp tác hữu nghị cùng
phát triển trong quan hệ quốc tế của Việt Nam cùng với tình hình an ninh trật tự, ổn định
chính trị trong nước đã tạo niềm tin cho khách du lịch quốc tế khi lựa chọn Việt Nam là
điểm đến du lịch. Cảm nhận này đã được hầu hết khách du lịch quốc tế phản ảnh tại các
cuộc điều tra, phỏng vấn khách du lịch, trên phương tiện truyền thông quốc tế và các
trang mạng xã hội.
Bước vào năm 2020, du lịch Việt Nam có được đà và nền tảng tăng trưởng ngoạn mục 5
năm liên tục. Tháng 1-2020, lần đầu Việt Nam đón được hai triệu khách quốc tế trong
một tháng. Thế nhưng, từ tháng 2-2020, dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới đã ngay
lập tức ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch. Ngành du lịch Việt Nam phải đối mặt
với những khó khăn chưa từng xảy ra trước đó. Kể từ tháng 3-2020, Việt Nam ngừng
hoạt động đón khách quốc tế, chỉ còn hoạt động du lịch trong nước. Nhưng thị trường du
lịch trong nước cũng bị ảnh hưởng bởi các đợt giãn cách xã hội khi dịch bùng phát. Trong
nước, dù dịch Covid-19 nhanh chóng được khống chế tốt, Việt Nam trở thành điểm sáng
về an toàn phòng dịch trên toàn thế giới nhưng ngành du lịch không tránh khỏi những tổn
thất nặng nề.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Chính phủ, Việt Nam luôn kiểm soát được đại
dịch COVID-19. Ngành du lịch Việt Nam đã tích cực sáng tạo, triển khai mạnh mẽ
chương trình kích cầu du lịch mỗi khi điều kiện cho phép, đã phần nào khắc phục hậu quả
của dịch COVID-19.
- Khu vực và thế giới
Nếu cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đưa du lịch trở thành ngành “cứu tinh” đối với
nhiều nền kinh tế thế giới, thì các cuộc xung đột và tình hình bất ổn chính trị kéo dài triền
miên tại nhiều nước chính là “khắc tinh” phá hủy ngành công nghiệp không khói, gây hệ
lụy vật chất và tinh thần nặng nề.
Sự bất ổn về kinh tế chính trị tại một số các quốc gia trên thế giới trong những năm gần
đây phần nào đã ảnh hưởng bất lợi đến du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, khi nhìn nhận trên
khía cạnh tích cực, điều đó lại góp phần giúp cho Việt Nam tạo được ưu thế để bứt phá.
Tạp chí Global Finance (tài chính toàn cầu) mới đây đã công bố bảng xếp hạng các quốc
gia an toàn và nguy hiểm nhất thế giới trong năm 2019. Số liệu được tổng hợp từ Diễn
đàn kinh tế thế giới và Viện hòa bình toàn cầu. Trong danh sách, Việt Nam xếp thứ hạng
thứ 83/128 quốc gia với chỉ số an toàn đạt 11,15, xếp trên cả Thái Lan với 12,27 điểm.
Điều này khá dễ hiểu khi Việt Nam có nền chính trị ổn định, hiếm khi xảy ra bạo động,
tranh chấp lãnh thổ và chỉ số an ninh con người đang ngày càng được cải thiện. Trong khi
đó Thái Lan dù có chỉ số an ninh con người cao nhưng hay xảy ra thiên tai lũ lụt và bạo
động chính trị.
d. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật
- Giao thông vận tải:
+ Năm 2019
(Đường không: 79.8%, đường bộ 18.7%, đường biển 1.5%)
 Đường không: Năm 2019, theo Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu 2019
của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), nhóm chỉ số về hạ tầng hàng không của Việt
Nam tăng từ 61/141 năm 2017 lên 50/140 năm 2019, chủ yếu do sự gia tăng các
hãng hàng không, số km vận chuyển khách và tần suất các chuyến bay. Tuy nhiên,
yêu cầu cấp thiết mở rộng hạ tầng hàng không đáp ứng lượng khách đi lại ngày
càng tăng
o Đối với thị trường quốc tế, có 71 hãng hàng không nước ngoài và 4 hãng hàng
không Việt Nam là Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific Airlines và
Bamboo Airways khai thác gần 140 đường bay quốc tế đi/đến 28 quốc
gia/vùng lãnh thổ.
o Đối với thị trường nội địa, các hãng hàng không của Việt Nam khai thác trên
50 đường bay nội địa đi/đến các địa phương; vận chuyển gần 55 triệu lượt
hành khách, tăng 11,4% so với năm 2018.
 Đường bộ : Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu 2019 của Diễn đàn
kinh tế thế giới, chỉ số mật độ đường bộ của Việt Nam dù được xếp hạng 41 nhưng
chất lượng đường bộ chỉ xếp hạng 109, giảm 21 bậc so với năm 2017. Chất lượng
hạ tầng đường sắt tụt 15 bậc, xếp ở hạng 63. - Loại hình du lịch caravan tiếp tục
được các doanh nghiệp chú ý khai thác, trong đó tập trung vào các tuyến kết nối
Việt Nam với một số nước trong Đông Nam Á và Trung Quốc. - Ngành đường sắt
đã có những nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng cường hợp tác với các doanh
nghiệp lữ hành để thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, lượng khách du lịch bằng
đường sắt còn chưa cao đặt ra những đòi hỏi về việc tiếp tục đổi mới, cải thiện hạ
tầng đường sắt, nâng cao chất lượng phục v
 Đường biển: Năm 2019, có 264.115 lượt khách đến Việt Nam bằng đường biển,
tăng 22,7% so với năm 2018. - Viê ̣t Nam có đường bờ biển dài với nhiều thành
phố biển hấp dẫn khách du lịch, nằm trong hải trình quốc tế của các hãng tàu du
lịch. Việc đầu tư xây dựng các cảng tàu chuyên dụng đón khách du lịch là rất cần
thiết để thu hút khách du lịch đường biển có chi tiêu cao. - Cuối năm 2018, Quảng
Ninh khai trương cảng tàu khách quốc tế Hạ Long có khả năng đón các tàu biển du
lịch có tải trọng lớn. Năm 2019, Khánh Hòa khai trương bến du thuyền Ana
Marina Nha Trang có sức chứa 220 du thuyền. Đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát
triển du lịch đường biển ở Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần thêm nhiều
cảng tàu du lịch tại các trung tâm du lịch biển khác. Chỉ số cạnh tranh về chất
lượng hạ tầng cảng của Việt Nam năm 2019 chỉ xếp hạng 80, giảm 3 bậc so với
năm 2017.
 Đường thủy nội địa : Đặc điểm sông ngòi dày đặc của Việt Nam là điều kiện thuận
lợi để các địa phương phát triển du lịch đường thủy nội địa. Đặc biệt là khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long với sản phẩm nổi tiếng như du lịch miệt vườn, chợ
nổi... Hạ tầng cảng đường thủy tại một số địa phương đã được đầu tư nâng cấp để
phục vụ phát triển du lịch. Hiện nay, các dịch vụ du lịch đường thủy nội địa được
mở rộng khá đa dạng với nhiều dịch vụ kết hợp như vận chuyển, tham quan, ngắm
cảnh, lưu trú qua đêm trên sông, du lịch miệt vườn, chợ nổi, một số dịch vụ ăn
uống, giải trí, thể thao dưới nước. Tuy nhiên hiện nay vấn đề biến đổi khí hậu,
hạn, mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng đặt ra những thách thức cần tính
toán ứng phó nhằm bảo vệ tài nguyên du lịch ở khu vực này.
+ Năm 2020, Do ảnh hưởng của Covid 19, nhiều đường bay quốc tế đã bị đóng băng
cũng là một lý do khiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2020 giảm mạnh
- Các công trình cơ sở vật chất nhân tạo : Cầu Vàng Đà Nẵng, Biệt thự Hằng Nga (Đà
Lạt)
2. Chủ quan
a. Nguồn nhân lực
Năm 2019, hệ thống doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ngày càng lớn mạnh. Công tác
quản lý nhà nước về lữ hành tiếp tục được tăng cường nhằm bảo đảm chất lượng dịch vụ,
đa dạng hóa sản phẩm du lịch, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của du lịch Việt
Nam. (2667 công ty du lịch, 27683 HDV)
Tính đến hết năm 2019, cả nước có 27.683 hướng dẫn viên du lịch, tăng 15% so với năm
2018, trong đó có 17.825 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 9.134 hướng dẫn viên du lịch
nội địa và 724 hướng dẫn viên du lịch tại điểm. - Đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ từ
đại học trở lên chiếm 71,3%, tốt nghiệp cao đẳng chiếm 18%, trình độ khác chiếm 10,7%

b. Mối quan hệ liên kết các công ty dịch vụ nước ngoài


- Hợp tác du lịch đa phương: Hợp tác ASEAN, Hợp tác Tiểu vùng Mê công mở
rộng (GMS), Hợp tác AcMEcS, cLMV, cLV; Du lịch Việt Nam cũng tích cực
tham gia các cơ chế hợp tác trong g20, APEC, uNWTO, PATA...
- Hợp tác du lịch song phương: tích cực đẩy mạnh với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ, Đài Loan, Đông Nam Á

You might also like