You are on page 1of 9

CHƯƠNG 2 :HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG NGÀNH DU LỊCH Ở NƯỚC

TA
2.2. Thực trạng phát triển của ngành Du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta
2.2.1. Những thành tựu phát triển của ngành Du lịch và nguyên nhân
Kinh tế du lịch đã và đang chiếm vị trí quan trong chiến lược phát triển của mỗi quốc
giá nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối với nước ta, lợi ích kinh tế du lịch mang lại rất
lớn, không những ở góc độ đóng góp là GDP mà còn là sợi dây kết nối- giao lưu quảng bá
nên văn hóa, hình ảnh đất nước và con người. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
phát triển toàn diện trong việc hợp tác song phương, đa phương trên nhiều lĩnh vực có tác
động thúc đẩy sự phát triển, đồng thời còn tạo ra không ít cơ hội và thách thức đối với ngành
Du lịch Việt Nam
2.2.1.1. Những thành tựu
Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, ngành du lịch đã vươn lên, phát triển nhanh cả
về quy mô và chất lượng, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng lớn.
Về lượt khách du lịch: Năm 2017, Du lịch Việt nam đạt được những thành tựu quan
trọng, được Đảng, nhà nước và xã hội ghi nhận: “ đón hơn 12,92 triệu khách quốc tế, tăng
29,1% so với năm 2016, phục vụ 73,2 triệu lượt khách nội địa, tăng 18,1%. Tổng thu từ
khách du lịch ước đạt hơn 541.000 tỷ đồng, đóng góp trực tiếp của ngành Du lịch ước đạt
7,9% GDP”1.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2018, ngành du lịch đã đón 15,6 triệu khách quốc tế,
phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt 620 nghìn tỷ đồng. Năm 2019, cùng
1
Tổng cục Du lịch,(2017), Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2017, Truy cập
từ:https://vietnamtourism.gov.vn/post/37880
với việc đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, chất lượng du lịch, Việt Nam tiếp tục giữ
vững danh hiệu “Điểm đến hàng đầu châu Á” năm thứ hai liên tiếp do Giải thưởng Du lịch
Thế giới (WTA) bình chọn. Đặc biệt, Việt Nam thu hút lượng khách quốc tế cao nhất từ
trước đến nay, đạt 18.008,6 nghìn lượt người, tăng 16,2% so với năm trước.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)


Biểu đồ 2: Khách quốc tế đến Việt Nam 2018
Sau hơn 30 năm đổi mới và mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, hệ thống cơ sở
lưu trú du lịch của ngành Du lịch Việt Nam đã tăng 85 lần về số cơ sở và tăng 39 lần về số
buồng.

Năm 2021 là năm thứ hai du lịch tiếp tục chịu thiệt hại, các chỉ tiêu phát triển du lịch
tiếp tục giảm mạnh.Cả năm 2021, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 14.900 lượt;
lượng khách du lịch nội địa đạt 40 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 180 nghìn tỷ
đồng. Khoảng 90-95% số lượng doanh nghiệp du lịch phải dừng hoạt động trong bối cảnh
hoạt động du lịch bị “đóng băng”.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Biểu đồ 3: Khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I so cùng kỳ

Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2022 của Tổng cục Thống kê,
lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2022 đạt hơn 3,66 triệu lượt người.

Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2022 cao gấp 23,3 lần so với năm trước
do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Tuy nhiên,
lượng khách đến vẫn giảm 79,7% so với năm 2019, năm chưa xảy ra dịch COVID-19.

Về doanh thu, “năm 2019 du lịch Việt Nam đạt 755 nghìn tỷ đồng (tương đương 32,8
tỷ USD), trong khi năm 1990 đạt 1.340 tỷ đồng. Trong đó tổng thu từ khách du lịch quốc tế
đạt 421.000 tỷ đồng (18,3 tỷ USD), tổng thu từ khách du lịch nội địa đạt 334.000 tỷ đồng
(14,5 tỷ USD). Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP cũng ngày càng tăng. Năm
2015 đạt 6,3%; năm 2016: 6,9%; năm 2017: 7,9%; năm 2018: 8,3% và năm 2019: 9,2%”.2

Những kết quả đó thực sự ấn tượng khi năm 2019 tăng trưởng khách quốc tế đến Việt
Nam cao hơn hẳn mức trung bình toàn cầu (3,8%) và khu vực châu Á và Thái Bình Dương
(4,6%). Hơn thế nữa, Việt Nam vượt qua In-đô-nê-xi-a, đứng thứ 4 trong Đông Nam Á .
Năm 2019, Việt Nam đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế, vượt qua In-đô-nê-xi-a (16,1 triệu
lượt), vươn lên vị trí thứ 4 khu vực Đông Nam Á, sau TháiLan, Ma-lai-xi-a và đã tiến rất sát
với Xin-ga-po (19,1 triệu lượt). “Tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam (+16,2%) cao
hơn đáng kể so với các nước trong khu vực như Thái Lan (+4,2%), In-đô-nê-xi-a (+1,9%),
Xin-ga-po (3,2%).”3

2
Huy Lê, (09/07/2021), Du lịch Việt Nam: Nỗ lực chuyển mình, chủ động thích ứng trong tình hình mới, Truy cập từ :
https://dangcongsan.vn/kinh-te/du-lich-viet-nam-no-luc-chuyen-minh-chu-dong-thich-ung-trong-tinh-hinh-moi-
584986.html
3
Tổng cục Du lịch,(2019), Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2019, Truy cập từ:
https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn//dmdocuments/2021/bao_cao_thuong_nien_2019_final.pdf
Bảng 1: Khách du lịch quốc tế đến các nước ASEAN
Trung tâm Thông tin Du lịch, Tổng cục Du lịch, ngày 25-5 đã dẫn báo cáo mới nhất
ngày 24-5-2022 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum), “cho thấy Việt
Nam là quốc gia có mức tăng điểm số cao nhất thế giới (+4,7%), về xếp hạng tăng 8 bậc so
với năm 2019 (kết quả xếp hạng năm 2019 cũng đã được tính toán, điều chỉnh lại theo Chỉ
số năng lực phát triển)” 4
Năm 2022 là một năm bùng nổ của du lịch nội địa. Có thể thấy rằng, du lịch Việt
Nam ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của khách nội địa 2022 khi đạt 101,3 triệu lượt, tăng
168,3% so với kế hoạch, vượt mức trước dịch.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Du lịch, trước Covid-19, lượng khách nội địa tăng
đều qua các năm và đạt đỉnh vào 2019 với 85 triệu lượt. Năm 2022, sau khi gỡ bỏ mọi hạn
chế đi lại, lượng khách nội địa cả năm đã đạt 101,3 triệu lượt, tăng 168,3% so với mục tiêu
60 triệu và vượt con số của 2019. Riêng ba tháng hè, lượng khách đạt hơn 35 triệu. Doanh
thu đạt 495.000 tỷ đồng, vượt 23% kế hoạch 5. Nhiều chuyên gia khẳng định, đây là năm hồi
sinh của du lịch nội địa.

4
Yến Anh,( 25-05-2022), Năng lực phát triển du lịch Việt Nam tăng cao nhất thế giới, Truy cập từ:
https://nld.com.vn/du-lich-xanh/nang-luc-phat-trien-du-lich-viet-nam-tang-cao-nhat-the-gioi-
20220525135638636.htm
5
Nguyễn Nam,( 24/12/2022), 2022 - Năm bùng nổ của du lịch nội địa, Truy cập từ: https://vnexpress.net/2022-
nam-bung-no-cua-du-lich-noi-dia-4551918.html
Biểu đồ 4: Biểu đồ lượng khách nội địa qua các năm
Thứ ba, Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét, góp
phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho xã hội
Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành Du lịch trong khu vực
dịch vụ. Ở đâu Du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch
đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt như Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng
Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên-
Huế), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Phan Thiết), Bình Châu
(Xuyên Mộc - Bà Rịa Vũng Tàu), một số địa phương đồng bằng sông Cửu Long…); tạo ra
khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển; khôi
phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, mở
rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài. Ước tính hiện nay, hoạt
động du lịch đã tạo ra việc làm cho trên 334.000 lao động trực tiếp và khoảng 710.000 lao
động gián tiếp cho nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ.
Bên cạnh đó, đạt được những phần thưởng và danh hiệu cao quý được Đảng và
Nhà nước khen tặng. Việt Nam được UNESCO công nhận hệ thống di sản thế giới liên tiếp
gia tăng về số lượng là các trọng tâm trong thực tiễn xây dựng sản phẩm, thu hút khách du
lịch, điển hình như cảnh quan vịnh Hạ Long, di sản văn hóa Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ
Sơn; du lịch động Phong Nha-Kẻ Bàng, du lịch nghỉ dưỡng trên bãi biển Mũi Né, Nha
Trang, Phú Quốc,... thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài
nước. Các lễ hội với quy mô lớn như: lễ hội bà chúa Xứ, Festival hoa Đà Lạt, lễ hội pháo
hoa Đà Nẵng, lễ hội Chùa Hương, Festival Huế,... đã từng bước trở thành những sản phẩm
du lịch xứng tầm với các quốc gia khác trong khu vực. Tất cả đã tạo nên điểm đến nổi bật,
Việt Nam dần được hình thành và định vị tại các thị trường khách du lịch mục tiêu.
Du lịch Việt Nam năm 2019 được vinh danh ở 5 hạng mục giải thưởng của tổ chức
Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards), bao gồm: Điểm đến di sản hàng đầu
thế giới (lần đầu tiên); Điểm đến golf tốt nhất thế giới (lần đầu tiên); Điểm đến hàng đầu
châu Á (lần thứ 2 liên tiếp); Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á (lần thứ 2 liên tiếp); Điểm
đến ẩm thực hàng đầu châu Á (lần đầu tiên). Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam đã
được cải thiện đáng kể theo Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch năm 2019 của Diễn đàn
Kinh tế thế giới, xếp hạng 63/140 nền kinh tế, so với xếp hạng 67/136 năm 2017.
2.2.1.2. Nguyên nhân
Thứ nhất, về hợp tác đa phương và khu vực: “Việt Nam đã tham gia các tổ chức như
ASEAN, hợp tác ACMECS, CLMV, CLV hợp tác sông MêKong- sông Hằng. Hơn thế nữa,
du lịch Việt Nam còn tích cực tham gia các khuôn khổ hợp tác đa phương khác như trong
G20, APEC, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình
Dương (PATA)…”6 và tập trung làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác song phương với các đối
tác là thị trường lớn, trọng điểm như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á,…
Nhờ vậy, du lịch Việt Nam đã thu hút được nguồn vốn từ nước ngoài, công nghệ, số lượng
khách du lịch, đẩy mạnh xúc tiến hội nhập, chủ động gắn kết với du lịch khu vực và thế giới
Thứ hai, từ sự nỗ lực của toàn ngành toàn ngành, với sự quan tâm của Đảng, sự chỉ
đạo quyết liệt của Chính phủ trong việc đưa ra các định hướng, quyết sách tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc cho ngành Du lịch; sự chỉ đạo triển khai các giải pháp kịp thời, hiệu quả của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch; sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương, doanh
nghiệp trong việc tăng cường nguồn lực, phối hợp hành động thúc đẩy phát triển du lịch.
Thứ ba, Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và sự hình thành nền kinh tế
tri thức, sự cách trở về không gian địa lý từng bước thu hẹp lại. Cuộc cách mạng 3T
(Transport - Telecommucation - Tourism) đã thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển trên nhiều
điểm hơn của trái đất. Công nghệ mới làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế,
đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong du lịch. Cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch, nhân lực du lịch sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc của tác động này, vừa có cơ
hội nhưng cũng vừa là thách thức, không một ngành Du lịch của quốc gia nào có thể đứng
ngoài cuộc. Internet đã kết nối cả thế giới lại với nhau và ảnh hưởng sâu sắc đến phương
thức sản xuất và sinh hoạt của loài người, làm cho bất cứ người nào, bất kể ở đâu đều có thể
xây dựng được mối liên lạc với nhau. Đời sống xã hội được toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
sâu rộng và toàn diện, kể cả trong lĩnh vực du lịch. Đây là yếu tố vừa tạo cơ hội, vừa là thách
thức lớn đối với phát triển du lịch của mỗi quốc gia và mỗi vùng lãnh thổ.
2.2.2. Những mặt hạn chế trong phát triển của ngành Du lịch và nguyên nhân
6
Tổng cục Du lịch, (07/07/2020), Quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch ngày càng mở rộng, vị thế du lịch Việt
Nam trên thế giới được khẳng định, Truy cập từ : https://vietnamtourism.gov.vn/post/32528
2.2.2.1. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã nêu trên,
quá trình hội nhập của Việt Nam còn những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như
sau:
Từ tháng Ba đến hết năm 2020, Việt Nam không mở cửa du lịch quốc tế, hoạt động
du lịch quốc tế bị đình trệ. Du lịch trong nước cũng chịu ảnh hưởng bởi tình hình diễn biến
phúc tạp của dịch bệnh, chỉ thị giãn cách xã hội và tâm lý e ngại của người dân khiến tình
hình của
ngành du lịch ngày càng trầm trọng.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)


Biểu đồ 5: Biểu đồ khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2016-2020
Bên cạnh những thành tựu đạt được, du lịch Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn.
Một số nội dung tiêu chí là ngành kinh tế mũi nhọn chưa đạt hoặc đạt nhưng chưa bền vững,
như:
Thứ nhất, chiến lược phát triển thị trường khách chưa rõ ràng, thiếu tính khoa học và
không nhạy bén với sự biến động của kinh tế và chính trị nên khi có diễn biến xảy ra đã
không chủ động và không lường hết tác động đến thị trường khách;
Thứ hai, chiến lược kinh doanh của các công ty du lịch thiếu bền vững và lâu dài về
thị trường khách du lịch quốc tế, đang còn bị động phụ thuộc vào một vài thị trường khách
lớn;
Thứ ba, kích cầu du lịch nội địa chưa hiệu quả, năng lực cạnh tranh còn thấp. Năng
lực cạnh tranh du lịch Việt Nam còn hạn chế đối với một số chỉ số quan trọng như hạ tầng
dịch vụ du lịch, y tế và vệ sinh, hạ tầng mặt đất và cảng, tính bền vững về môi trường. Các
yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng duy trì tăng trưởng và sự phát triển bền vững của du lịch
Việt Nam
Thứ tư, thiếu hụt nhân lực cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là nhân lực chất
lượng cao là một yếu tố cản trở nâng cao chất lượng ngành du lịch, đòi hỏi các doanh nghiệp
mất nhiều thời gian, chi phí đào tạo lại.
2.2.2.2. Nguyên nhân
Trong 2 năm 2020-2021, ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch covid
19. Dịch Covid-19 cũng là cơ hội để ngành du lịch thay đổi cách thức hoạt động theo hướng
linh hoạt, bền vững hơn, củng cố tổ chức, đào tạo nâng cao trình độ nhân lực, cơ cấu lại thị
trường, tăng cường liên kết, hợp tác...
Thứ nhất, chỉ tiêu về số lượng khách và thu nhập mà ngành đạt được so với một số
nước trong khu vực còn có khoảng cách khá xa.
Thứ hai, tổ chức bộ máy, nhân sự của ngành chưa tương xứng vai trò, vị trí, nhiệm vụ
của một ngành kinh tế mũi nhọn. Cơ chế, chính sách phát triển còn có mặt bất cập, thiếu
đồng bộ. Xây dựng và quản lý quy hoạch còn nhiều việc phải làm. Đầu tư, xúc tiến quảng bá
và đào tạo nhân lực mới đáp ứng được phần nào yêu cầu phát triển.
Thứ ba, chất lượng sản phẩm du lịch và dịch vụ chưa cao, sức cạnh tranh yếu trong
khi cạnh tranh du lịch quốc tế ngày càng gay gắt trong điều kiện toàn cầu hóa. Tài nguyên du
lịch và môi trường tự nhiên, xã hội đang có nguy cơ suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu
hợp lý. Vốn đầu tư hạn hẹp mà nhu cầu đầu tư quá lớn.
Ngoài ra, trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta và mức sống của người dân
chưa cao, ảnh hưởng quan hệ cung - cầu đối với du lịch. Những hạn chế và trở ngại đó cần
phải khẩn trương khắc phục và giải quyết trong quá trình đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch
thời gian tới.

Danh mục Bảng- Biểu đồ


Danh mục Biểu đồ:
Biểu đồ 1: Khách quốc tế đến Việt Nam theo tháng, 2016-2017.
Biểu đồ 2 : Khách quốc tế đến Việt Nam.
Biểu đồ 3: Khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I so cùng kỳ 2018.
Biểu đồ 4: Biểu đồ lượng khách nội địa qua các năm.
Biểu đồ 5 : Biểu đồ khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2016-2020.
Danh mục Bảng
Bảng 1: Khách du lịch quốc tế đến các nước ASEAN
Từ viết tắt :
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên Hợp Quốc

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


ACMECS Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế
Ayeyarwady - Chao Phraya - Mê Kông
CLMV Hội nghị cấp cao Campuchia - Lào -
Myanma - Việt Nam
G20 Diễn đàn quốc tế chính thức dành cho các
Nguyên thủ và Thống đốc ngân hàng trung
ương đến từ 19 nền kinh tế hàng đầu thế
giới cùng Liên minh Châu Âu
APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái
Bình Dương

Tài liệu tham khảo


1. Yến Anh,( 25-05-2022), Năng lực phát triển du lịch Việt Nam tăng cao nhất thế giới,
Truy cập từ: https://nld.com.vn/du-lich-xanh/nang-luc-phat-trien-du-lich-viet-nam-
tang-cao-nhat-the-gioi-20220525135638636.htm
2. Huy Lê, (09/07/2021), Du lịch Việt Nam: Nỗ lực chuyển mình, chủ động thích ứng
trong tình hình mới, Truy cập từ: https://dangcongsan.vn/kinh-te/du-lich-viet-nam-no-
luc-chuyen-minh-chu-dong-thich-ung-trong-tinh-hinh-moi-584986.html
3. Nguyễn Nam,( 24/12/2022), 2022 - Năm bùng nổ của du lịch nội địa, Truy cập từ:
https://vnexpress.net/2022-nam-bung-no-cua-du-lich-noi-dia-4551918.html
4. Tổng cục Du lịch,(2017), Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2017, Truy cập
từ:https://vietnamtourism.gov.vn/post/37880
5. Tổng cục Du lịch,(2019), Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2019, Truy cập từ:
https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn//dmdocuments/2021/bao_cao_thuong_nien_
2019_final.pdf
6. Tổng cục Du lịch, (07/07/2020), Quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch ngày càng mở
rộng, vị thế du lịch Việt Nam trên thế giới được khẳng định, Truy cập từ :
https://vietnamtourism.gov.vn/post/32528

You might also like