You are on page 1of 12

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI: có 3 lý do chính


- Nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ và du lịch chăm sóc sức khoẻ đang được quan tâm
nhiều hơn:

Ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật phát triển cao, kéo theo đó là hệ quả không thể
tránh khỏi: nạn ô nhiễm môi trường từ đó xuất hiện nhiều căn bệnh mới.

Bên cạnh đó, công việc và cuộc sống tạo sức ép khiến cho con người mệt mỏi, căng
thẳng cần được đi giải toả, thư giãn

Thế giới cũng vừa trải qua một thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề của COVID-19.
Giờ đây hậu COVID vẫn gây những ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người

Du khách đi du lịch không phải chỉ để mở rộng hiểu biết, giao lưu văn hoá… mà còn
để phục hồi sức khoẻ, chữa bệnh. Loại hình DLCB sẽ mang lại sự thoải mái cả về thể
chất lẫn tinh thần cho du khách và cũng giúp du khách tiết kiệm tgian

Và đây chính là cơ sở để hình thành nên loại hình du lịch chữa bệnh hiện đang thịnh
hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tổ chức Du lịch Thế giới cũng đã khẳng định rằng
nhu cầu về DLCB sẽ tăng lên trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

- Làm tăng thu nhập cho ngành du lịch: du lịch là ngành kinh tế vì vậy phải mang
lại thu nhập

Du lịch chữa bệnh còn được coi là một hình thức quảng bá và kéo dài thêm thời gian
lưu trú của du khách, và làm tăng đáng kể thu nhập cho ngành du lịch nhiều nước. Vì
vậy, du lịch chữa bệnh đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mới ở nhiều nước. Theo
Global Data, đây là thị trường khách du lịch có tốc độ phục hồi nhanh nhất và có thể phục
hồi hoàn toàn vào cuối năm 2022. Một số quốc gia trên thế giới tế như Ấn Độ, Thái Lan,
Thổ Nhĩ Kỳ… đã nhanh chóng xúc tiến quảng bá ngay các sản phẩm DLCBkhi mở cửa
du lịch quốc tế

- Việt Nam đươc đánh giá là nước có tiềm năng Du lịch chữa bệnh rất lớn.

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

Với những lý do trên, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài về Du lịch chữa bệnh để
nghiên cứu về tiềm năng, thực trạng, và chỉ ra những khó khăn, hạn chế...để từ đó đưa ra
những biện pháp hợp lý trong việc thúc đẩy khai thác một cách có hiệu quả loại hình du
lịch chữa bệnh tại Việt Nam vì ở Việt Nam, loại hình du lịch chữa bệnh đã chính thức
xuất hiện từ năm 2006 và được đánh giá là rất có tiềm năng. Tuy nhiên, đến nay, nhắc
đến khái niệm này, nhiều người còn thấy mới mẻ và vẫn chưa có một cuốn sách chuyên
khảo nào viết riêng về loại hình này, thường chỉ là các bài viết lẻ tẻ, chưa chuyên sâu.

CHƯƠNG I

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

- “Chữa bệnh” là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công
nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng
cho người bệnh.

- “Du lịch chữa bệnh” còn được gọi là du lịch y tế, du lịch chăm sóc sức khỏe
(medical tourism hay medical travel). Là sự kết hợp các tài nguyên du lịch (tài nguyên du
lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên), cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cùng
những dịch vụ, hàng hóa và tiện nghi cung ứng để thoả mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của du khách trong chuyến đi du lịch.

- Khi tham gia hình thức du lịch chữa bệnh, du khách sẽ đi đến một tỉnh thành khác
hoặc quốc gia khác để tham gia các hoạt động du lịch, tìm hiểu tự nhiên, văn hóa, lịch sử,
con người, ẩm thực nơi đó. Đồng thời du khách cũng được tham gia các hoạt động thư
giãn, thiền, yoga…, khám chữa bệnh như khám sức khỏe tổng quát, khám sức khỏe
chuyên sâu, tầm soát ung thư, điều trị bệnh, phẫu thuật thẩm mỹ…

2. VAI TRÒ, ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỮA BỆNH

- Vai trò:

Chương trình cho phép người tham gia được áp dụng các chương trình chăm sóc sức
khỏe trong suốt thời gian nghỉ dưỡng giúp du khách thư giãn, đóng góp tích cực đến tâm
lý, tinh thần và cảm xúc của khách du lịch như tham gia các khóa thể dục dưỡng sinh,
thiền, yoga. Điều này giúp người bệnh tận dụng được tối đa thời gian để giải trí và bảo vệ
sức khỏe bản thân.

Du lịch chữa bệnh giúp đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời hơn và
cũng là hình thức được nhiều quốc gia thúc đẩy triển khai nhằm phát triển kinh tế.

- Các điều kiện phát triển du lịch chữa bệnh

a. Vị trí địa lí, tài nguyên du lịch


Đây là điều kiện quan trọng hàng đầu, là tiền đề để tạo thành các sản phẩm du lịch
phục vụ khách du lịch. Vị trí địa lý thì nằm ở nơi khí hậu ôn hoà. Tài nguyên du lịch bao
gồm 2 loại: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Tài nguyên du lịch
tự nhiên là các yếu tố nhiên như: các khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan tự nhiên, các
loài động thực vật tạo thành các điểm tham quan đặc biệt cung cấp dịch vụ tắm bùn, spa,
xông hơi, massage,…, các hoạt động thể thao như chèo thuyền, leo núi, tuyến đi bộ
xuyên rừng hoặc các hoạt động trải nghiệm, khám phá thiên nhiên tác động đến thể chất
của du khách. Tài nguyên văn hóa bao gồm bản sắc văn hóa bản địa, các màn biểu diễn
nghệ thuật cổ truyền, các lễ hội truyền thống; các điểm tham quan di tích lịch sử, các cơ
sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, các đặc sản ẩm thực,… tác động đến tinh thần của du
khách

b. Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất và các dịch vụ phục vụ DLCB

Ngoài các nguồn tài nguyên du lịch, để phát triển được DLCB tất yếu phải có cơ sở hạ
tầng là các sản phẩm về vận chuyển, lưu trú, ăn uống… Sự ý thức tốt của cộng đồng về
đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ góp phần mang lại sự hài lòng cho du khách khi đến tham gia du
lịch tại địa phương.

Về cơ sở hạ tầng, chỗ ở phải có đủ loại, chất lượng và giá cả liên quan đến nhu cầu
của thị trường; phương tiện và giao thông đi lại phải đầy đủ các tuyến đường và cảng cho
tất cả các phương tiện trong khu vực; phải lưu ý khoảng cách từ các trung tâm đến điểm
du lịch vì đây là yếu tố quan trọng tác động đến khách du lịch.

Về các dịch vụ phục vụ DLCB, hiện nay đã xuất hiện một số gói sản phẩm du lịch
thiền – yoga ở những địa điểm thiên nhiên yên tĩnh, không khí trong lành thích hợp với
liệu pháp spa giải toả căng thẳng. Đi kèm những tour du lịch này có thêm huấn luyện viên
hướng dẫn cho du khách.

c. Xu hướng lựa chọn sản phẩm của khách du lịch

Khách du lịch thường sẽ lựa chọn các sản phẩm du lịch trọn gói, hướng đến sản phẩm
du lịch gắn bó với thiên nhiên, tới những địa phương có cảnh quan đẹp, khí hậu trong
lành để tận dụng tối đa khoảng thời gian thư giãn, giảm tải căng thẳng và làm mới lại bản
thân.

d. Nguồn nhân lực

Với sự phát triển của loại hình du lịch chữa bệnh, yêu cầu nguồn nhân lực có nghiệp
vụ tốt, chuyên môn cao vì nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của khách du lịch, do đó
nhân lực cần không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm và tri thức giúp nâng cao tay
nghề, toàn diện hơn về kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ…

e. Dựa trên các nguyên tắc phát triển

Phát triển sản phẩm DLCB cần đáp ứng các nguyên tắc phát triển bền vững, tôn trọng
các yếu tố tự nhiên và văn hoá của từng địa phương.

Việc quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch chữa bệnh phải phát huy được thế mạnh về
tài nguyên du lịch của từng địa phương, tăng cường sự liên kết giữa các vùng miền.

Hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển các sản phẩm, dịch vụ du
lịch chăm sóc sức khoẻ phục vụ khách du lịch. Có mục tiêu và định hướng rõ ràng trong
việc phát triển sản phẩm để đảm bảo tính hiệu quả, bền vững.

Có sự phối hợp với các ngành liên quan như Y tế, Tài nguyên Môi trường để thẩm
định sản phẩm du lịch, đảm bảo chất lượng kỹ thuật, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ phục vụ chuyên biệt và chuyên nghiệp đối với sản
phẩm dịch vụ chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ. Đội ngũ nhân lực có kiến thức, kĩ năng phù
hợp để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung ứng.

3. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA DU LỊCH CHỮA BỆNH

Về nguyên tắc, mô hình tổ chức quản lý du lịch chữa bệnh cần có sự tham gia hỗ trợ
của nhiều thành phần, trong đó có 4 thành phần chính là:

- Các tài nguyên du lịch, các khu du lịch sinh thái

- Chính quyền địa phương

- Doanh nghiệp du lịch; Các cơ sở thăm khám, chăm sóc sức khoẻ của địa phương nơi
tổ chức hoạt động của sản phẩm du lịch chữa bệnh – chăm sóc sức khoẻ

- Khách du lịch là những người có mong muốn trải nghiệm, tìm hiểu về du lịch chữa
bệnh

4. TÌNH HÌNH THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỮA BỆNH TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM

a. Du lịch chữa bệnh trên thế giới

Du lịch y tế hoặc du lịch chữa bệnh đang là xu hướng phát triển ở nhiều quốc gia trên
thế giới. Điển hình như điểm du lịch chăm sóc sức khoẻ đầu tiên trên thế giới Epidauria -
thuộc vịnh Saronic, vùng đất vốn được coi là nơi thờ thần chữa bệnh Asklepios. Ở đây,
du khách đến các suối nước khoáng để nghỉ ngơi, tắm và hồi phục sức khỏe, vì họ quan
niệm nước khoáng có tác dụng chữa một số bệnh.

Đến nay, khái niệm du lịch y tế đã dần được mở rộng, đa dạng hơn, bao gồm cả mục
đích nghỉ dưỡng, khám, chữa bệnh (phẫu thuật hoặc không phẫu thuật): vật lí trị liệu,
điều trị ung thư, phẫu thuật cấy ghép xương khớp, phẫu thuật thần kinh, cấy ghép các cơ
quan nội tạng, phẫu thuật thẩm mỹ...

b. Du lịch chữa bệnh tại Việt Nam

Nhìn chung, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có ngành du lịch phát triển, được
xếp hạng thứ 52 trên 117 nền kinh tế. Việt Nam có nhiều lợi thế về tài nguyên thiên
nhiên, khí hậu, con người và truyền thống y học và cả về chi phí du lịch rẻ để phát triển
du lịch chữa bệnh. Chúng ta có đầy đủ các điều kiện, lợi thế và tiềm năng để phát triển
DLCB nhưng vẫn chưa tận dụng được hết dẫn đến việc DLCB vẫn chưa được nhiều
người biết đến, sử dụng

CHƯƠNG II

1. Việt Nam và tiềm năng phát triển DLCB

a.Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch của Việt Nam:

Việt Nam có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho phát triển du lịch là một quốc gia nằm
ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, nơi tiếp giáp với Biển Đông với đường bờ biển kéo
dài hơn 3000 km cùng hệ thống các đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang),
Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu)… và được coi trung tâm khu vực Đông Nam Á. Nước ta
nằm ở vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật do đó mà có khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa và sinh vật đa dạng, thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch
thiên nhiên.

b. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong
phú, đa dạng: trên 44.000 địa danh, danh thắng và di tích lịch sử, cùng nhiều di sản văn
hóa, danh thắng được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới. Ngoài ra, hàng
chục triệu di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia có giá trị đang được bảo quản và trưng bày
tại hệ thống 125 bảo tàng phân bổ ở mọi miền đất nước. Đồng thời, các lễ hội, phong tục
tập quán, nghệ thuật trình diễn, làng nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang
phục truyền thống… của cộng đồng 54 dân tộc đều đã và đang trở thành những tài
nguyên du lịch quan trọng.
c. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Nhờ có vị trí địa lý đặc biệt Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước
láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Về kinh tế vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng không quốc tế, với các tuyến
đường bộ, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế
giới. Bên cạnh đó với vị trí của nước ta là cửa ngõ ra biển của các nước Lào, Đông Bắc
Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc. Giao thông đường biển nắm giữ vai trò
chủ chốt trong trao đổi hàng hóa giữa các nước trong và ngoài khu vực. Nhờ có điều đó
mà nước ta có điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước
ngoài

+ Về văn hóa – xã hội nước ta có nền văn hoá đa dạng đặc sắc với sự góp mặt của 54
dân tộc anh em

+ Về an ninh – quốc phòng nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông
Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.

d. Cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch chữa bệnh

Cùng với Nhà nước, các tập đoàn kinh tế tư nhân trong nước và quốc tế đã đầu tư
mạnh, toàn diện vào hạ tầng du lịch tạo sức bật mạnh mẽ cho du lịch tăng trưởng. Du lịch
Việt Nam giờ đây đã khẳng định vị thế trên toàn cầu, thu hút ngày càng đông đảo du
khách quốc tế, còn được biết đến là một trong những thiên đường nghỉ dưỡng dành cho
giới thượng lưu, với nhiều khu resort đẹp và sang trọng.

Trong đợt Covid-19 vừa qua, các tập đoàn lớn đã cùng chính quyền địa phương chủ
động tạo nên những "ngôi sao mới" đơn cử như tập đoàn YoKo của Nhật Bản đầu tư khai
thác khu du lịch suối khoáng nóng Quang Hạnh (Quảng Ninh) theo mô hình Onsen của
Nhật Bản hay tập đoàn Vingroup cũng đã cho xây dựng bệnh viện quốc tế Vinmec đầu
tiên tại Phú Quốc nhằm phục vụ cho người dân và khách du lịch nước ngoài. Kết hợp với
hệ thống nghỉ dưỡng Vinpearl Phú Quốc, Vinmec đã nghiên cứu đưa ra các loại thẻ khám
chữa bệnh ngắn ngày dành riêng cho du khách với nhiều lựa chọn mức giá và nhu cầu
khác nhau. Đây là cơ hội để thúc đẩy du lịch chữa bệnh tại Phú Quốc.

2. Thực trạng phát triển du lịch chữa bệnh tại Việt Nam

a. Thực trạng du lịch chữa bệnh tại Việt Nam

- Về du lịch:
Tài nguyên: VN có nhiều điểm suối khoáng nóng, bùn khoáng trải dài cả nước như
Khu du lịch suối khoáng nóng Mỹ Lâm - Tuyên Quang được tập đoàn Vinpearl đầu tư,
Khu du lịch suối khoáng nóng Thanh Thủy ở tỉnh Phú Thọ, Khu du lịch khoáng nóng Sài
Gòn – Bình Châu (Vũng Tàu)…

- Về chữa bệnh:

Chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền nhiều tiềm năng vì y học cổ truyền của Việt
Nam đã được thế giới công nhận. Tay nghề của các bác sĩ rất đáng tự hào mà trong đó có
ngành châm cứu với chuyên gia châm cứu hàng đầu Giáo sư - Bác sĩ Nguyễn Tài Thu, từ
lâu đã nổi tiếng thế giới.

Hiểu được nguồn tài nguyên, nhiều địa phương VN và cũng đã xuất hiện những
chương trình du lịch chữa lành tuy nhiên còn đơn lẻ, chưa có sự liên kết, ví dụ như:

- Cẩm nang du lịch y tế Thành phố Hồ Chí Minh ra đời năm 2019: Là sự phối hợp
giữa Sở Du lịch và Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung của cuốn cẩm nang giới
thiệu những thông tin cơ bản về sản phẩm du lịch y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh như
các thế mạnh của du lịch và y tế trong thành phố; thông tin về các đơn vị có chức năng
khám, điều trị Y học cổ truyền, Nha khoa thẩm mỹ và tầm soát bệnh lý chuyên sâu (tim
mạch, ung thư, thụ tinh trong ống nghiệm); giới thiệu hình ảnh, địa chỉ liên hệ của một số
điểm tham quan, nghỉ dưỡng, các cơ sở lưu trú, địa điểm ăn uống, mua sắm trên địa bàn
Thành phố; thông tin, địa chỉ, số điện thoại cần thiết, giải đáp các thắc mắc liên quan đến
du lịch y tế. Đây là 1 công cụ hữu ích cho du khách khi có nhu cầu đến Thành phố Hồ
Chí Minh để du lịch và kết hợp sử dụng các dịch vụ y tế.

- Medi Thiên Sơn khai trương vào năm 2021: Được xem là một Khu nghỉ dưỡng chữa
lành tiêu chuẩn đầu tiên tại Việt Nam. Medi Thiên Sơn mang đến cho du khách không
gian nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi hiện đại cùng một hình trình tìm lại tâm an. Ở đây có sự
kết hợp hài hòa giữa Thiền sư – Ẩm thực – Y sư mang đến cho khách những gói chữa
lành toàn diện với các hoạt động: Yoga trị liệu, thiền chữa lành, thưởng thức dược thiện
Medi. Ngoài ra, du khách còn được tự tay thu hái, sơ chế thảo mộc, hòa vào thiên nhiên,
đi vào rừng hít hà luồng khí mát trong lành,…

- Tháng 3/2022, Trung Nguyên Legend đã tổ chức “Hành trình trải nghiệm Lối Sống
Tỉnh Thức” tại Thành Phố Cà Phê, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Gói trải nghiệm cung cấp
các liệu pháp chữa lành Thân – Tâm – Trí qua các hoạt động bắn cung, cưỡi ngựa, tập
yoga và ẩm thực. Thực đơn các bữa ăn được xây dựng theo chủ đề “Ăn Tỉnh Thức”, chọn
lọc từ tinh hoa ẩm thực của 3 nền văn minh cà phê thế giới: Ottoman – Roman – Thiền và
tạo tác theo nguyên lý ẩm thực Thực dưỡng – Chữa lành với việc sử dụng các sản vật của
vùng đất Đắk Lắk.

- 15/03/2022, tập đoàn du thuyền và khách sạn cao cấp Paradise Vietnam đã hợp tác
cùng Học viện Thiền quốc tế IMA triển khai hải trình “Sức khoẻ vàng”, trên du thuyền
khám phá vịnh Hạ Long 02 ngày 01 đêm kết hợp cùng trải nghiệm thiền nâng cao sức
khoẻ. Đây là hải trình du lịch được kết hợp với trải nghiệm thiền dưỡng sinh năng lượng
Trung tâm dưỡng sinh thiền Việt phát triển từ mật pháp thiền thời nhà Trần.

Tuy nhiên, lượng du khách đến Việt Nam theo loại hình dịch vụ chữa bệnh này còn ít.
Mỗi năm chỉ có khoảng vài trăm khách du lịch đến Việt Nam chữa bệnh nên doanh thu từ
hình loại hình du lịch này là không đáng kể. Du khách đến và ở lại những khu du lịch này
chỉ trong trong 1 khoảng thời gian ngắn, thậm chí là chỉ vài giờ nên hiệu quả kinh tế chưa
cao.

b. Nguyên nhân

b1. Đội ngũ y, bác sĩ

Ưu điểm:

- Nhiều bác sĩ có trình độ giỏi, được đào tạo chuyên sâu, có kinh nghiệm, đáp ứng
được yêu cầu công việc và không hề thua kém các nước khác.

Nhược điểm:

- Nhiều bác sĩ còn hạn chế về giao tiếp tiếng Anh.

- Có một số bác sĩ suy giảm tinh thần trách nhiệm, đánh mất lương tâm thầy thuốc
gây lãng phí cơ sở vật chất, mất niềm tin nơi bệnh nhân.

b2. Cơ sở hạ tầng

Ưu điểm:

- Nhiều công nghệ kỹ thuật mới, hiện đại và chuyên sâu đã được triển khai: Phẫu
thuật chỉnh hình xương hàm mặt, phẫu thuật hàm mặt và sọ mặt, cấy ghép nha khoa…

- Nhiều kỹ thuật chuyên môn cao được ứng dụng trong phòng và điều trị bệnh: Thụ
tinh ống nghiệm, ghép nội tạng, ghép tế bào gốc đồng loại, can thiệp tim mạch, phẫu
thuật nội soi, ứng dụng rô-bốt định vị trong phẫu thuật cột sống và nội soi nhi khoa…
- Nhiều Phương pháp y học cổ truyền như châm cứu, đông y, luyện khí công,… đã
được thế giới công nhận

Nhược điểm: Ngân sách còn hạn chế dẫn đến việc thiếu phòng mổ, giường bệnh

b3. Kết hợp và quảng bá

- Nhà nước chưa thật sự quan tâm đến DLCB

- Chưa có các chủ trương và sự dẫn dắt của Nhà nước nên chưa có sự kết hợp giữa 2
nhóm ngành y tế và du lịch, mọi thứ vẫn chỉ là tiềm năng

- Nhà nước chưa đẩy mạnh quảng bá sản phẩm DLCB

CHƯƠNG III

1. Định hướng phát triển du lịch chữa bệnh: dựa trên các điều kiện có sẵn

- Phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe, có giá trị gia tăng cao, trên cơ sở
nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của thị trường khách nội địa và quốc tế

- Phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe đáp ứng các nguyên tắc phát triển
bền vững, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương

- Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe, phát huy thế
mạnh của từng địa phương, đồng thời tăng cường liên kết giữa các vùng miền.

Xác định yếu tố trọng điểm phát triển du lịch khám chữa bệnh

- Ban chỉ đạo, Ban quản lý


- Nguồn nhân lực
- Kết cấu hạ tầng
- Hoạt động thông tin, quảng bá

2. Giải pháp phát triển du lịch chữa bệnh

Với các định hướng trên, ngành du lịch Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp
trọng tâm sau:

1. Nâng cao nhận thức về du lịch

- Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về du lịch cho các cấp lãnh
đạo, quản lý, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và người dân nhằm làm cho cán bộ và
nhân dân nhận thức đúng đắn về tiềm năng, lợi thế DLCB của địa phương và vai trò trách
nhiệm của mình đối với việc phát triển du lịch cộng đồng. Từ đó mỗi người sẽ có những
hành động thiết thực như giữ gìn vệ sinh môi trường, thân thiện niềm nở với khách du
lịch... Đồng thời, từ nhận thức sẽ góp phần hình thành ý tưởng kinh doanh và đầu tư phát
triển du lịch.

2. Phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ du lịch

- Củng cố, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ DLCB. Phải có mạng giao thông lưới
giao thông thuận lợi cho khách đến tham quan du lịch. Có khả năng cung cấp điện, nước
và thông tin liên lạc cho hoạt động du lịch.

- Tăng cường đầu tư, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất- kỹ thuật, trang thiết bị
phục vụ chữa bệnh ngay trong chuyến đi, chú trọng huy động các nguồn lực xã hội, đẩy
mạnh thực hiện xã hội hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia.

3. Phát triển nguồn nhân lực

- Tập hợp nguồn nhân lực du lịch và y tế có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Tổ
chức tập huấn để nắm được các kiến thức và kỹ năng về cả 2 lĩnh vực. Để đạt được kết
quả tốt thì việc tập huấn cho các hộ dân cần cụ thể, trực quan, dễ hiểu và tập trung vào
thực hành. Có thể phải tập huấn nhiều lần, nhiều mức độ từ cơ bản đến nâng cao để nhân
lực hiểu và làm theo. Phát triển đội ngũ phục vụ chuyên biệt và chuyên nghiệp cho sản
phẩm du lịch chữa bệnh, có kiến thức, trình độ chuyên môn cao, khả năng ngoại ngữ và
các kỹ năng phù hợp để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung ứng.

- Xây dựng lực lượng điều phối phiên vừa có kiến thức về du lịch vừa nắm bắt được
kiến thức về y tế để có thể tư vấn, giới thiệu cho du khách các dịch vụ mà mình có

4. Tăng cường thông tin, quảng bá, tiếp thị du lịch

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá bằng cách tăng cường hệ thống pano quảng
cáo du lịch trên trục đường quốc lộ và bảng chỉ dẫn trên đường đi để khách dễ dàng tìm
đến những địa bàn này. Cần tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin đại
chúng và trên mạng Internet. Ta cũng cần giới thiệu về những đặc trưng, thế mạnh của
các sản phẩm du lịch chữa bệnh Việt Nam tại các triển lãm quốc tế về du lịch được tổ
chức hàng năm về phương thức chữa bệnh kết hợp kinh nghiệm y học cổ truyền vào các
bệnh viện y học hiện đại đưa đến kết quả chữa trị hữu hiệu đối với một số căn bệnh mà
chỉ riêng y học hiện đại chưa thực hiện được

- Xây dựng website giới thiệu về loại hình du lịch chữa bệnh để đẩy mạnh việc quảng
bá ra thế giới. Xây dựng cẩm nang du lịch chữa bệnh, tạo app tra cứu thông tin với nhiều
ngôn ngữ khác nhau giúp khách du lịch dễ dàng truy cập, tìm hiểu thông tin, đăng ký các
dịch vụ qua internet hơn

5. Có chính sách khuyến khích đầu tư vào du lịch khám chữa bệnh

- Ban hành cơ chế chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư và có cơ chế, chính
sách hỗ trợ và xây dựng chính sách hỗ trợ xúc tiến quảng bá

- Xây dựng cơ chế hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân

- Đề xuất các tổ chức bảo hiểm nghiên cứu bổ sung các loại hình bảo hiểm du lịch
khám chữa bệnh, du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe…

6. Tăng cường liên kết với các ngành để phát triển các sản phẩm du lịch

- Tăng cường phối hợp với các ngành liên quan như Y tế, Tài nguyên môi trường để
thẩm định các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe nhằm đảm bảo cũng như quản lí chất
lượng các sản phẩm du lịch

- Liên kết với ngành y tế để xây dựng bộ tiêu chí để chuẩn hoá các dịch vụ cũng như
quy trình khám chữa bệnh tại các cơ sở du lịch

7. Phát triển sản phẩm kết hợp với xây dựng thương hiệu du lịch

- Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm du lịch y tế và chăm sóc sức khoẻ đặc trưng,
cần xây dựng phát triển các tour du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chăm sóc sức khoẻ như
tour du lịch thiền-yoga tại những nơi thiên nhiên còn hoang sơ, yên tĩnh,không khí trong
lành thích hợp cho du khách tận hưởng các liệu pháp spa giải toả căng thẳng

- Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khoẻ kết hợp với các loại hình bổ
trợ làm phong phú thêm trải nghiệm cũng như thời gian lưu trú của du khách

8. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.

- Đầu tư cho công tác bảo tồn, bảo vệ môi trường tự nhiên, đảm bảo vệ sinh môi
trường tại điểm tham quan du lịch. Phải bảo đảm vệ sinh môi trường cho hoạt động du
lịch, vì khi lượng khách du lịch gia tăng thì vấn đề vệ sinh môi trường càng trở nên
nghiêm trọng. Do đó cần xây dựng nhà vệ sinh công cộng và hệ thống thu gom, xử lý
chất thải. Trong đó, hai nguồn chất thải cần được giải quyết triệt để và bài bản là: nguồn
rác thải và nguồn nước thải.
- Các công trình xây dựng và cơ sở kinh doanh du lịch cần cân nhắc việc cung cấp các
sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, hữu cơ, tự nhiên và có nguồn gốc địa
phương hơn

KẾT LUẬN

Trong thời đại ngày nay, nhu cầu du lịch ngày càng mở rộng, trở thành nhu cầu phổ
biến trong mọi tầng lớp xã hội, tạo nên sự bùng nổ thị trường khách du lịch toàn cầu.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO, 2020), trong thời kỳ 2006 - 2019, lượng khách
du lịch quốc tế trên toàn thế giới tăng liên tục và đạt mức kỷ lục với 1,458 tỷ lượt khách
vào năm 2019. Cùng với sự bùng nổ thị trường khách du lịch, các loại hình du lịch cũng
hình thành và phát triển ngày càng đa dạng.

Đáng lưu ý, sự phát triển du lịch chữa bệnh trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ
trên thế giới và ở Việt Nam. Với lợi thế về tài nguyên du lịch và sự phát triển của du lịch
cũng như y tế, VN có nhiều tiễm năng để phát triển du lịch chữa bệnh. Tuy nhiên, trên
thực tế các tiềm năng này còn chưa được phát huy. Việc phát triển DLCB ở VN chưa
tương xứng với tiềm năng to lớn của nước ta. Nhìn chung, hoạt động DLCB tại một số
địa bàn đã hình thành nhưng còn tự phát, rời rạc; chưa xây dựng được cơ chế phối hợp
giữa các hộ dân và các bên tham gia trong DLCB; vấn đề vệ sinh môi trường, nhất là việc
thu gom và xử lý rác thải tại các địa bàn DLCB chưa được giải quyết đúng mức; còn
thiếu các chính sách khuyến khích phát triển DLCB; vai trò của chính quyền và doanh
nghiệp du lịch trong DLCB chưa được phát huy, v.v… Vậy nên, để phát triển loại hình
du lịch này, cần thực hiện các giải pháp cụ thể để phát triển sản phẩm du lịch, hướng
cộng đồng vào các hoạt động du lịch, giúp họ phát triển sinh kế, đồng thời thực hiện các
hoạt động bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch. Hy vọng loại hình DLCB ở Vn sẽ sớm
phát triển mạnh mẽ và mang lại nguồn doanh thu nghìn tỷ cho đất nước!

You might also like