You are on page 1of 99

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ


TRƯỜNG DU LỊCH

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC HUẾ

NGHIÊN CỨU CẤC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH
HÀN QUỐC: TRƯỜNG HỢP ĐIỂM ĐẾN MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Mã số: DHH 2019-10-17

Chủ nhiệm đề tài:


TS. Nguyễn Hoàng Đông

Huế, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG DU LỊCH

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC HUẾ

NGHIÊN CỨU CẤC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH
HÀN QUỐC: TRƯỜNG HỢP ĐIỂM ĐẾN MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Mã số: DHH 2019-10-17

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên)

TS. Nguyễn Hoàng Đông

Huế, 2020

ii
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI

1. TS Lê Nam Hải
Ban Đào tạo và Công tác sinh viên, Đại học Huế, số 01 Điện Biên Phủ,
TP.Huế, Việt Nam.
2. TS Hoàng Thế Hải
Giảng viên khoa Tâm lý – Giáo dục, trường đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
3. Trần Chí Vĩnh Long
Giảng viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh
4. Hoàng Thị Mộng Liên
Bộ môn Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ Hành, Trường Du Lịch – Đại học Huế

iii
LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành báo cáo nghiên cứu khoa học này, bên cạnh sự nỗ lực của
nhóm nghiên cứu, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tổ chức
và cá nhân trong và ngoài đơn vị.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Đại học Huế,
Ban KHCN&QHQT - Đại học Huế và Lãnh đạo Trường Du lịch, Tổ
KHCN&HTQT của Trường Du lịch – Đại học Huế đã tạo điều kiện cho tôi và
các thành viên được thực hiện đề tài khoa học công nghệ này.
Xin trân trọng cám ơn những du khách Hàn Quốc tham gia khảo sát đã
nhiệt tình và sẵn sàng hợp tác trong việc cung cấp thông tin liên quan phục vụ
cho nghiên cứu.
Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp đã tạo điều
kiện tốt nhất để giúp đỡ nhóm hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.

Huế, ngày 3 tháng 12 năm 2020


Chủ nhiệm đề tài

TS. Nguyễn Hoàng Đông

iv
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG DU LỊCH

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung


1.1 Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CẤC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH
HÀN QUỐC: TRƯỜNG HỢP ĐIỂM ĐẾN MIỀN TRUNG VIỆT NAM
1.2 Mã số: DHH 2019-10-17

1.3 Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hoàng Đông


1.4 Cơ quan chủ trì: Trường Du Lịch – Đại học Huế
1.5 Thời gian thực hiện: 1.1.2019 – 30.12.2020
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đo lường các yếu tố ảnh hướng đến quyết định lựa chọn đển
đến của du khách. Từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách cho các bên liên quan
trong việc xây dựng những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
Hàn Quốc khi lựa chọn điểm đến Miền trung Việt Nam
2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách.
Đo lường thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm
đến của khách du lịch Hàn Quốc khi đến du lịch ở Miền trung Việt Nam.
Đề xuất một số gợi ý chính sách cho các bên liên quan trong việc xây
dựng những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Hàn Quốc khi
lựa chọn điểm đến Miền trung Việt Nam
3. Kết quả nghiên cứu thu được
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đạt được các mục tiêu đề ra, cụ thể:

v
+ Nghiên cứu đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận liên quan đến
các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách của các
nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nước.
+ Trên cơ sở khoa học của vấn đề ngheien cứu, nghiên cứu đã phân tích
được thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến “động cơ đẩy” và
“động cơ kéo” trong việc lựa chọn điểm đến Miền trung Việt Nam.
+ Từ kết quả nghiên cứu đạt được, nghiên cứu này cũng đã đưa ra được
một số gợi ý chính sách cho các bên liên quan trong việc xây dựng những giải
pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Hàn Quốc khi lựa chọn điểm đến
Miền trung Việt Nam
4. Các sản phẩm của đề tài
4.1 Sản phẩm khoa học: (02 bài báo, bao gồm 01 bài báo quốc tế và 01 bài báo
trong nược)
- Nguyễn Hoàng Đông, Hoàng Thế Hải, Lê Ngọc Hậu, Trần Chí Vĩnh Long
(2020) “FACTORS AFFECTING THE DECISION OF THE SELECTION OF
KOREAN TOURISTS FOR A TOURIST DESTINATION: A STUDY IN CENTRAL
VIETNAM” International Journal of Mechanical and Production Engineering Research
and Development (IJMPERD) Vol. 10, Issue 3, Jun 2020, 7473–7482
- Nguyễn Hoàng Đông, Hoàng Thế Hải, Lê Nam Hải, Trần Chí Vĩnh Long,
Hoàng Thị Mộng Liên (2020) “ĐỘNG CƠ LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA
KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC ĐẾN MIỀN TRUNG, VIỆT NAM” , tạp chí
Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triền, tập 129, số 5B, trang 139 – 151.
4.2 Sản phẩm đào tạo
Đã hướng dẫn 01 học viên cao học sẽ tiến hành bảo vệ luận văn thạc sỹ
với đề tài có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong tháng 12/2020:
Nguyễn Văn Hoàng (2020) “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm
đến của khách du lịch Đông Nam Bộ: nghiên cứu trường hợp điểm đến Đà Lạt”
Cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên)

TS. Nguyễn Hoàng Đông

vi
ACKNOWLEDGEMENT

Completing this research project, besides the efforts of the research team, we
received a huge support from different organizations and individuals, which are from
inside and outside our employer.
We express our deep sense of gratitude to Board of Directors of Hue University,
Technology and International Affairs - Hue University, Board of Management of
School of Hospitality and Tourism, and Research management and International
Cooperation office of School of Hospitality and Tourism for kindly opening ways for us
to carrying out this project.
We are very much thankful to those Korean tourist who are enthusiastic and
willing to cooperate in providing relevant information for research.
Finally, we would like to acknowledge our collegues who also support us to finish
this research project.

Hue,
Project manager

vii
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
HUE UNIVERSITY
SCHOOL OF HOSPITALITY AND TOURISM

INFORMATION ON STUDY RESULTS


RESEARCH PROJECT
1. General information
1.1 Project title
1.2 Code
1.3 Project coordinator(s)
1.4 Administering organization School of hospitality and tourism – Hue University
1.5 Duration
2. Research objective(s)
2.1 general objectives:
On the basis of measuring the factors that influence the decisions of choosing
destinations of visitors, proposing some posible suggestions for stakeholders to build a
holistic approach that meets the needs of Korean tourists when choosing a destination in
Central Vietnam.
2.2 Specific objective(s)
Systematize the theoretical issues related to the factors that affect the decision to
choose a destination for tourists.
Measuring the current situation of factors affecting the decision of Korean tourists
to choose destinations when traveling in Central Vietnam.
Proposing some posible suggestions for stakeholders to build a holistic approach
that meets the needs of Korean tourists when choosing a destination in Central Vietnam.
3. Main research result
The research results have achieved the set of proposed objectives, specifically:
+ The research has systemized the theoretical issues related to factors affecting the
decision to choose the destination of tourists by litterature riviews domestic and foreign studies.
+ On the scientific basis of the research problem, the research has analyzed the
current situation of the influence of factors related to "push engine" and "pull engine" in
choosing destinations in Central Vietnam.

viii
+ From the research results achieved, this study has also given a number of
posible suggestions for stakeholders to build a holistic approach that meets the needs of
Korean tourists when choosing a destination in Central Vietnam.
4. Project output(s)
4.1 Publications
Scientific products (02 articles, including 01 international article and 01 domestic
article)
Nguyen Hoang Dong, Hoang The Hai, Le Ngoc Hau, Tran Chi Vinh Long (2020)
“FACTORS AFFECTING THE DECISION OF THE SELECTION OF KOREAN
TOURISTS FOR A TOURIST DESTINATION: A STUDY IN CENTRAL
VIETNAM” International Journal of Mechanical and Production Engineering Research
and Development (IJMPERD) Vol. 10, Issue 3, Jun 2020, 7473–7482
Nguyen Hoang Dong, Hoang The Hai, Le Nam Hai, Tran Chi Vinh Long, Hoang
Thi Mong Lien (2020) " FACTORS AFFECTING THE DECISION OF THE
SELECTION OF KOREAN TOURISTS FOR A TOURIST DESTINATION: A
STUDY IN CENTRAL VIETNAM ", Hue University science journal: Economics and
Development, vol. 129, No. 5B, pages 139 - 151.
4.2 Training and education
Instructed 01 graduate student to defend his master's thesis with topics related to
research issues in December 2020:
Nguyen Van Hoang (2020) "Factors affecting the choice of destinations for
tourists from the Southeast region of Vietnam: a case study of Da Lat"

Administering organization
Project coordinator

ix
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...............................................................3
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu........................................................3
6. Cấu trúc của đề tài.........................................................................................4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH.......5
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố hưởng hưởng đến quyết
định lựa chọn điểm đến của khách du lịch.........................................................5
1.1.1. Ở nước ngoài........................................................................................5
1.1.2. Ở Việt Nam..........................................................................................7
1.2. Lý luận chung về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
điểm đến của du khách......................................................................................8
1.2.1. Một số khái niệm liên quan..................................................................8
1.2.1.1. Khái niệm về du lịch.....................................................................8
1.2.1.2. Khái niệm khách du lịch................................................................9
1.2.1.3. Khái niệm điểm đến du lịch.........................................................10
1.2.1.4. Lòng trung thành của khách du lịch.............................................14
1.2.2. Các mô hình về hành vi người tiêu dùng du lịch và sự lựa chọn
điểm đến......................................................................................................14
1.2.2.1. Khái niệm Hành vi tiêu dùng du lịch...........................................14
1.2.2.2. Mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng trong du lịch...................16
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến du lịch.........................25
1.4. Mô hình nghiên cứu lý thuyết và giả thuyết..............................................27
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...................................................................................32
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................33
2.1. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................33
2.1.1. Nghiên cứu lý luận.............................................................................33

x
2.1.2. Nghiên cứu thực trạng........................................................................33
2.1.2.1. Nghiên cứu sơ bộ.........................................................................33
2.1.2.2. Nghiên cứu chính thức................................................................34
2.2. Quy trình nghiên cứu................................................................................34
2.3. Chọn mẫu nghiên cứu...............................................................................35
2.3.1. Khách thể/mẫu nghiên cứu.................................................................35
2.3.1.1. Mẫu nghiên cứu sơ bộ.................................................................35
2.3.1.2. Mẫu nghiên cứu chính thức.........................................................35
2.4. Xây dựng thang đo...................................................................................35
2.4.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng.......................................................35
2.4.2. Thang đo các quyết định lựa chọn điểm đến......................................37
2.5. Thiết kế bảng hỏi......................................................................................38
2.5.1. Câu hỏi phỏng vấn sâu.......................................................................38
2.5.2. Bảng hỏi điều tra khảo sát..................................................................39
2.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu......................................................39
2.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................39
2.6.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................40
2.7. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu..............................................41
2.7.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu........................................................41
2.7.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu............................................................42
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2...................................................................................44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................45
3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu chính thức............................................................45
3.2. Độ tin cậy của thang đo............................................................................47
3.3. Kiểm tra tính phân phối chuẩn của mẫu....................................................49
3.4. Mô tả chung về các đặc điểm của khái niệm nghiên cứu..........................51
3.5. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu...........................................62
3.5.1. Kiểm định mô hình............................................................................62
3.5.2. Kiểm tra vi phạm giả định phân phối chuẩn của phần dư..................65
3.5.3. Kiểm tra vi phạm liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với biến
độc lập.......................................................................................................... 66

xi
3.5.4. Kiểm định giả thuyết..........................................................................68
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3...................................................................................69
CHƯƠNG 4 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ........................70
4.1. Đề xuất biện pháp.....................................................................................70
4.2. Các khuyến nghị.......................................................................................73
4.2.1. Khuyến nghị với Chính phủ...............................................................73
4.2.2. Khuyến nghị với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch............................73
4.2.3. Khuyến nghị với Cơ quan quản lý du lịch địa phương.......................73
4.3.4. Khuyến nghị với Hiệp hội du lịch......................................................74
4.3.5. Khuyến nghị với các doanh nghiệp du lịch........................................74
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4...................................................................................74
KẾT LUẬN........................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................76

xii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến của
khách du lịch......................................................................................36
Bảng 2.2. Thang đo sự lựa chọn điểm đến..........................................................38
Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu khảo sát.......................................................................45
Bảng 3.2. Độ tin cậy của thang đo.......................................................................47
Bảng 3.3. Kiểm tra tính phân phối chuẩn của mẫu..............................................49
Bảng 3.4. Các nhân tố bên ảnh hưởng và Sự lựa chọn điểm đến.........................52
Bảng 3.5. Các nhân tố ảnh hưởng và Sự lựa chọn điểm đến dưới góc độ giới tính....53
Bảng 3.6. Các nhân tố bên ảnh hưởng và Sự lựa chọn điểm đến dưới góc độ
tuổi tác...............................................................................................57
Bảng 3.7. Các nhân tố bên ảnh hưởng và Sự lựa chọn điểm đến dưới góc độ
học vấn...............................................................................................58
Bảng 3.8. Các nhân tố ảnh hưởng và Sự lựa chọn điểm đến dưới góc độ
nghề nghiệp........................................................................................59
Bảng 3.9. Các nhân tố bên ảnh hưởng và Sự lựa chọn điểm đến dưới góc độ
khu vực..............................................................................................60
Bảng 3.10. Kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc...62
Bảng 3.11. Kết quả phân tích hồi quy giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc.......63
Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết.......................................68

xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình tổng quát về hành vi tiêu dùng của du khách........................17
Hình hình 1.2: Mô hình hành vi tiêu dùng du lịch chi tiết...................................17
Hình 1.3. Mô hình cổ vũ hành động du lịch - Chapin (1974)..............................18
Hình 1.4: Tiến trình ra quyết định và các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn
điểm đến và các dịch vụ du lịch (Mathieson and Wall, 1982)............18
Hình 1.5: Mô hình sự nhận thức và lựa chọn điểm đến tham quan giải trí
(Woodside and Lysonski, 1989).........................................................19
Hình 1.6: Mô hình ra quyết định của người tiêu dùng (Gilbert, 1991)................20
Hình 1.7: Mô hình tiến trình ra quyết định lựa chọn điểm đến (Um and
Crompton, 1991)................................................................................22
Hình 1.8: Cấu trúc các giai đoạn của sự lựa chọn điểm đến (Um and
Crompton, 1992)................................................................................22
Hình 1.9: Mô hình các nhân tố tác động tới sự lựa chọn điểm đến (Hill, 2000).........23
Hình 1.10: Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới thái độ và dự định
du lịch (Jalilvand và cộng sự, 2012)...................................................24
Hình 1.11: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến du lịch...27
Hình 1.12. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu...................................31
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu...........................................................................34

xiv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Kiểm tra giả định phân phối chuẩn của phần dư - Histogram.........65
Biểu đồ 3.2. Kiểm tra giả định phân phối chuẩn của phần dư - Normal P-P lot......66
Biểu đồ 3.3. Kiểm tra liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với biến độc lập -
Scatter P lot....................................................................................67

xv
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian gần đây
nhờ sự phát triển vượt bậc của hệ thống giao thông vận tải cũng như mạng lưới
công nghệ thông tin toàn cầu. Cụ thể, du lịch mang lại nguồn tài chính khổng lồ
cho nhiều quốc gia trên thế giới, đi đôi với việc tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy
phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng, thúc đẩy hòa bình và giao lưu văn
hóa, từ đó tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt (Nguyễn Thị Bích Thủy,
2010). Điều nãy dẫn đến tính cạnh tranh giữa các điểm đến ngày càng gay gắt và
khách du lịch có quyền lựa chọn điểm đến mà họ yêu thích. Vì thế, các nhà quản
lý và điều hành du lịch và điểm đến cần không ngừng nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch nhằm đưa ra những chiến
lược phù hợp nhằm thu hút khách du lịch đến với điểm đến mà nhà quản lý và
điều hành du lịch mong đợi.
Số dân Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài đạt kỷ lục 10 triệu lần đầu tiên vào
năm 2005. Người Hàn Quốc thích đi du lịch các nước châu Á trong đó Trung Quốc và
Nhật Bản là hai điểm đến được ưa chuộng nhất. Gần đây, người Hàn Quốc quan tâm
nhiều hơn đến thị trường các nước Đông Nam Á trong đó Thái Lan đứng đầu tiếp
theo là Philippine và Việt Nam xếp thứ ba (Tổng cục Du Lịch, 2012).
Từ năm 1990 đến nay Hàn Quốc và Việt Nam đã có sự hợp tác song
phương trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, khoa học và giao lưu văn hóa
nghệ thuật. Hằng năm, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã phối hợp với Bộ
Ngoại giao và Thương mại, Bộ Văn hóa và Du lịch cùng Ủy ban Thông tin quốc
gia của Hàn Quốc tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc nhằm giới
thiệu về cuộc sống, con người, những nét đặc trưng của nền văn hóa truyền
thống, phong phú, giàu bản sắc dân tộc của Việt Nam. Những sự kiện quan trọng
trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc cũng được giới thiệu với người dân Hàn
Quốc trong dịp này (Vũ Tuyết Loan, 2007). Trong những năm gần đây, Hàn
Quốc đã trở thành một thị trường cung cấp khách du lịch trọng điểm của Việt
Nam với lượng khách du lịch Hàn Quốc vào Việt Nam tăng trung bình 30%/năm,
với 7.5 vạn lượt khách vào năm 2001, 10 vạn lượt khách vào năm 2002, năm
2003 là 13 vạn lượt khách, năm 2004 hơn 20 vạn lượt khách, một phần là nhờ
Việt Nam thực hiện chính sách miễn thị thực cho khách du lịch Hàn Quốc đến
Việt Nam dưới 15 ngày kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2004. Điều này đã góp phần
khuyến khích khách du lịch Hàn Quốc đến với Việt Nam (Vũ Tuyết Loan, 2007).
Tính chung tám tháng đầu năm 2018, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 10.4 triệu
lượt người, trong đó khách du lịch Hàn Quốc đạt 2.28 triệu lượt người tăng mạnh
nhất trong số khách châu Á, với sự tăng trưởng 52,4% so với cùng kỳ năm ngoái,
lần lượt xếp sau là Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Singapore, và
Nhật Bản (Duyên Duyên, 2018).
Trong đó, khu vực miền Trung khách du lịch Hàn Quốc đang ở nhóm dẫn
đầu về thị trường khách du lịch quốc tế tại Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh
Hòa Tuy nhiên, khách du lịch Hàn Quốc chủ yếu đến tham quan ít mua sắm,
lượng khách Hàn tăng cao đã bắt đầu phát sinh những tiêu cực như gây ồn ào,
ảnh hưởng tới di sản cũng như môi trường chung, nhất là đối với khách du lịch
châu Âu thích sự bình yên, nhẹ nhàng, hay việc xuất hiện tình trạng bán tour
khép kín, tour giá rẻ do người Hàn Quốc trực tiếp bán, hướng dẫn khách tham
quan (Thái Phương; Trần Thường; Bích Vân, 2018). Ngoài ra, sinh viên du lịch
ra trường còn bỡ ngỡ chưa thích ứng ngay được với công việc vốn đòi hỏi kỹ
năng thực hành nghề nghiệp cao. Trong khi đó các trường Cao Đẳng, Đại học ở
Miền Trung chưa chú tâm nhiều cho việc đào tạo kỹ năng thực hành, tiếp cận
thực tế, vốn ngoại ngữ thành thạo và đa ngôn ngữ trong giao tiếp với khách du
lịch. Vì vậy, các công ty du lịch phải đào tạo lại, điều này tốn thời gian và sức
lực không nhỏ. Bên cạnh đó các công ty du lịch chưa phân nhóm khách hàng và
xây dựng lòng trung thành của du khách khi đi du lịch tại các tỉnh trọng điểm
Miền Trung (Nguyễn Thị Lãnh, 2014).
Từ những lý do trên, chúng tôi nhận thấy khách du lịch Hàn Quốc đến
miền Trung không chỉ có đóng góp tích cực và mà còn tác động tiêu cực đến
nhiều mặt như tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm, phát triển cơ sở hạ
tầng, thúc đẩy hòa bình và giao lưu văn hóa của miền Trung. Tuy nhiên, chưa có
công trình nào nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Việt
Nam là điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc. Do đó đề tài “Nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch Hàn
Quốc: Trường hợp điểm đến Miền trung Việt Nam” được đề xuất.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đo lường các yếu tố ảnh hướng đến quyết định lựa chọn đển
đến của du khách. Từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách cho các bên liên quan
trong việc xây dựng những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
Hàn Quốc khi lựa chọn điểm đến Miền trung Việt Nam
2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách.
Đo lường thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm
đến của khách du lịch Hàn Quốc khi đến du lịch ở Miền trung Việt Nam.
Đề xuất một số gợi ý chính sách cho các bên liên quan trong việc xây
dựng những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Hàn Quốc khi
lựa chọn điểm đến Miền trung Việt Nam
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
điểm đến của khách du lịch 
         - Khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn
điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc, trường hợp Miền Trung Việt Nam
        - Đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng những nhu cầu của khách du lịch Hàn
Quốc thông qua đó nâng cao khả năng thu hút khách du lịch Hàn Quốc cho điểm
du lịch Miền Trung Việt Nam
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ bản chất giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
điểm đến du lịch.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách du lịch Hàn Quốc đang đi du lịch các tỉnh và thành phố của Miền
Trung Việt Nam (Huế, Đà Nẵng, Hội An).
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
5.1 Cách tiếp cận
Nghiên cứu được thực hiện gồm 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ (kết hợp
định tính và định lượng) và nghiên cứu chính thức (định lượng).
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Các phương pháp nghiên cứu lý luận nhằm tìm hiểu tổng quan, cơ sở lý
luận và lựa chọn công cụ khảo sát được thực hiện bằng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn điểm đến du lịch của khách du lịch Hàn Quốc: điểm đến Miền Trung, đề tài
sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp chuyên gia.
5.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý kết quả thu được
từ nghiên cứu thực tiễn. Các phép thống kê được sử dụng trên phần mềm
SPSS 23.0.
6. Cấu trúc của đề tài
Phần mở đầu
Chương 1: Lý luận chung về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn điểm đến của khách du lịch
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Đề xuất biện pháp và kiến nghị
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố hưởng hưởng đến quyết định
lựa chọn điểm đến của khách du lịch
1.1.1. Ở nước ngoài
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn điểm đến của
khách du lịch đã được nghiên cứu từ nhiều thập niên trước trên thế giới. Điển
hình các nghiên cứu của Chapin (1974), (Mathieeson & Wall, 1982a), (A. G.
Woodside & S. Lysonski, 1989), Seoho Um and John L Crompton (1990), Ercan
Sirakaya, Robert W McLellan, and Muzaffer Uysal (1996) , Muzaffer Uysal
(1998), Harrison-Hill (2000), B. Keating and A. Kriz (2008). Nghiên cứu của
Chapin (1974) đề xuất mô hình tham gia hành động du lịch (Activity Pattern
Model) trong tác phẩm “Mô hình hành động của con người trong thành phố:
Những điều mọi người thực hiện trong không gian và thời gian” về các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch bao gồm sở thích (Personal
characteristics), kinh nghiệm (Roles), động cơ (Motivations), thái độ (Ways of
thinking, khả năng sẵn có về địa điểm, chương trình, dịch vụ (Availablibity of
facilities and services) và chất lượng về địa điểm, chương trình, dịch vụ (Quality
of facilities and services) (Chapin, 1974). Nghiên cứu của (Mathieeson & Wall,
1982b) đã đề xuất mô hình tiến trình ra quyết định và các nhân tố ảnh hưởng đến
sự lựa chọn điểm đến và các dịch vụ du lịch, trong tác phẩm “Du lịch, kinh tế,
tác động tự nhiên và xã hội” gồm 5 giai đoạn (1) nhận biết nhu cầu và mong
muốn đi du lịch, (2) tìm kiếm và đánh giá các thông tin liên quan, (3) quyết định
đi du lịch, (4) chuẩn bị và trải nghiệm chuyến đi, (5) đánh giá sự hài lòng sau
chuyến đi. Theo nhóm tác giả, trong mỗi giai đoạn đều có những tác động nhất
định từ các nhân tố bên trong và bên ngoài ở những mức độ khác nhau
(Mathieson & Wall, 1982). Nghiên cứu của Arch G Woodside and Steven
Lysonski (1989) đề xuất mô hình sự nhận thức và lựa chọn điểm đến tham quan
giải trí trong bài báo “Một mô hình chung về lựa chọn điểm đến của khách du
lịch” công bố trên tạp chí “Nghiên cứu du lịch”. Nhóm tác giả cho rằng quyết
định lựa chọn điểm đến của khách du lịch là kết quả của một quá trình nhận thức
dẫn đến một sự yêu thích, ưu đãi đặc biệt trong số các điểm đến khác nhau. Sự
yêu thích, ưu đãi đặc biệt này bị chi phối bởi nhận thức điểm đến và những tình
cảm nhất định mà khách du lịch dành cho những điểm đến khác nhau. Quyết định
lựa chọn điểm đến cũng phụ thuộc vào đặc điểm giá trị, động lực và thái độ của
khách du lịch trước ảnh hưởng của các chiến lược chiêu thị, cũng như sự ấn
tượng từ hình ảnh ban đầu của điểm đến đủ để phân loại một cách có hiệu quả
trạng thái tình cảm tích cực, tiêu cực, hay trung tính đối với các địa điểm khác
nhau (Arch G Woodside & Steven Lysonski, 1989).
Nghiên cứu của (S. Um & J. L. Crompton, 1990) đề xuất mô hình tiến
trình ra quyết định lựa chọn điểm đến trong bài báo “Định hướng thái độ trong
quyết định lựa chọn điểm đến du lịch” công bố trên tạp chí “Biên niên sử về
nghiên cứu du lịch” đã phát triển mô hình của Chapin (1974) về các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch gồm nhân tố bên
ngoài và nhân tố bên trong. Nhân tố bên ngoài gồm thuộc tính sản phẩm du lịch
(Significative) như khả năng sẵn có, chất lượng, giá cả điểm đến, biểu tượng
(Symbolic) hay truyền thông, kích thích xã hội (Social stimuli) hay nhóm tham
khảo. Nhân tố bên trong gồm sở thích (Personal characteristics), động cơ
(Motives), giá trị (Values) và thái độ (Attitudes) (Um & Crompton, 1990).
Nghiên cứu của (E. Sirakaya, R. W. McLellan, & M. Uysal, 1996) trong bài báo
“Mô hình hóa quyết định điểm đến cho kỳ nghỉ: Tiếp cận theo khoa học hành vi”
công bố trên tạp chí “Du lịch và Marketing du lịch”, được Uysal (1998) khẳng
định trong chương 5 có tên “Xác định nhu cầu du lịch” trong tác phẩm “Địa lý
kinh tế của ngành du lịch: Phân tích nguồn cung”. Nhóm đã đưa ra các nhân tố
ảnh hưởng quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch gồm nhóm nhân tố
nhân khẩu (Demographic factors), động cơ (Motivations), sở thích du lịch
(Travel preferences), lợi ích tìm kiếm từ sản phẩm (Benefits sought), hình ảnh
điểm đến (Images of destinations), cảm nhận về điểm đến (Perceptions of
destinations), nhận thức về cơ hội (Awareness of opportunities), nhận thức
khoảng cách (Cognitive distance), thái độ về điểm đến (Attitudes about
destinations), số tiền trả dịch vụ giải trí (Amount of leisure time), số tiền trả dịch
vụ đi lại (Amount of travel time), ngày nghỉ có lương (Paid vacations), kinh
nghiệm trước đây (Past experience), tuổi thọ (Life span), sức khỏe thể chất và
tinh thần (Physical capacity, health and wellness), văn hóa tương đồng (Cultural
similarities), gắn kết cộng đồng (Affiliations) (Sirakaya et al., 1996; Uysal,
1998). Nghiên cứu của Harrison-Hill (2000) trong bài báo “Khảo sát nhận thức
về khoảng cách và vận chuyển đường dài đến các điểm đến” công bố trên tạp chí
“Phân tích du lịch” đã phát triển mô hình của Mathieson and Wall (1982) để đề
xuất mô hình các nhân tố tác động tới sự lựa chọn điểm đến gồm hai nhóm nhân
tố khách quan và chủ quan. Trong đó, tác giả tập trung vào nhóm nhân tố khoảng
cách, thời gian đi du lịch, chi phí cho chuyến đi, các rủi ro có thể gặp phải cũng
như kiến thức và tính hấp dẫn của điểm đến. Đặc biệt, sự lựa chọn điểm đến được
chia thành 3 giai đoạn: (1) xem xét, (2) cam kết, và (3) lựa chọn điểm đến cuối
cùng. Khi khách du lịch biết về điểm đến, họ có thể cam kết sẽ lựa chọn (Evoked
set), hoặc nhóm điểm đến không được chấp nhận (Insert set), hoặc nhóm điểm
đến không muốn lựa chọn hay không quan tâm (Inept set) (Harrison-Hill, 2000).
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu đã được thực hiện như nghiên cứu
của Hoàng Thị Diệu Thúy (2010), Nguyễn Thị Thu Vân (2012), Nguyễn Thị
Bích Thủy (2013), Nguyễn Bùi Thanh Thảo (2017) phần lớn các nghiên cứu này
chỉ tập trung phân tích năng lực cạnh tranh hay hình ảnh điểm đến của một địa
phương mà chưa đi sâu khám phá vấn đề quyết định lựa chọn điểm đến của
khách du lịch. Đến những năm gần đây, có một số nhà nghiên cứu trong nước đã
quan tâm hơn đến đề tài nghiên cứu về quyết định lựa chọn điểm đến của khách
du lịch như nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Liên (2015), Trần Thị Kim Thoa
(2015). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Liên (2015) chủ yếu dựa vào lý thuyết
và mô hình của Chapin (1974) về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
chương trình/tour du lịch (gồm sở thích, kinh nghiệm, động cơ, thái độ, khả năng
sẵn có và chất lượng tour); đồng thời tham khảo nghiên cứu của Poupineau and
Pouzadoux (2013) bổ sung ảnh hưởng của nhóm tham khảo; giá, quảng cáo và
địa điểm đặt tour. Theo đó, tác giả đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn sản phẩm tour du lịch sinh thái của du khách quốc tế tại Hội An gồm (1)
Sở thích du lịch sinh thái, (2) Động cơ du lịch sinh thái, (3) Thái độ du lịch sinh
thái, (4) Kinh nghiệm du lịch sinh thái được xem là các nhân tố bên trong (động
lực đẩy); đồng thời (5) Sự sẵn có và chất lượng tour, (6) Giá tour, (7) Quảng cáo,
(8) Địa điểm đặt tour và (9) Nhóm tham khảo được xem là các nhân tố bên ngoài
(động lực kéo) (Nguyễn Thị Kim Liên, 2015).
Nghiên cứu của Trần Thị Kim Thoa (2015) đã đề xuyết mô hình các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách-Trường hợp lựa
chọn điểm đến Hội An của khách du lịch Tây Âu-Bắc Mỹ gồm các nhân tố gồm
(1) Động cơ đi du lịch; (2) Thái độ; (3) Kinh nghiệm điểm đến; (4) Hình ảnh điểm
đến; (5) Nhóm tham khảo; (6) Giá tour du lịch; (7) Truyền thông; (8) Đặc điểm
chuyến đi (Trần Thị Kim Thoa, 2015). Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hiệp (2016)
khám phá và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến
thành phố Hồ Chí Minh của khách du lịch, bằng phương pháp kết hợp nghiên cứu
định tính và định lượng, dữ liệu được thu thập khách du lịch nội địa và quốc tế đã
tham quan du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến thành phố Hồ Chí Minh của
khách du lịch bao gồm: (1) Động lực du lịch; (2) Hình ảnh điểm đến; và (3) Nguồn
thông tin điểm đến. Trong đó, thông tin điểm đến có ảnh hưởng đến động lực du
lịch, và động lực du lịch có ảnh hưởng mạnh đến hình ảnh điểm đến (Nguyễn
Xuân Hiệp, 2016). Nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Hương (2017) đã xây dựng mô
hình về mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến thái độ, sự cam kết lựa chọn
cũng như lòng trung thành của khách du lịch đối với điểm đến. Các quyết định lựa
chọn điểm đến cũng được xét trên hai đối tượng khách chưa từng tới điểm đến
(cam kết sẽ tham quan điểm đến) và khách du lịch đã tới điểm đến (dự định quay
trở lại và giới thiệu cho người khác). Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh
hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: nghiên cứu trường hợp
điểm đến Huế, Đà Nẵng gồm: (1) Nguồn thông tin về điểm đến; (2) Cảm nhận về
điểm đến; và (3) Động cơ nội tại; (4) Thái độ đối với điểm đến; (5) Sự lựa chọn
điểm đến (Hoàng Thị Thu Hương, 2017).
1.2. Lý luận chung về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm
đến của du khách
1.2.1. Một số khái niệm liên quan
1.2.1.1. Khái niệm về du lịch
Du lịch là một ngành “công nghiệp không khói” góp phần tăng thu nhập
quốc gia và giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lớn lao động. Ngày nay
nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã ưu tiên phát triển ngành du lịch
như một ngành mũi nhọn quốc gia mình. Vì vậy trước tiên để có thể khai thác
hiệu quả ngành này chúng ta cần phải hiểu được bản chất của nó.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đi du lịch của con người càng cao.
Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Hiệp hội lữ
hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt lên
cả ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nông nghiệp. Vì vậy, du lịch đã trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không là
ngoại lệ, góp phần tăng thu nhập quốc gia và giải quyết công ăn việc làm cho
một bộ phận lớn lao động. Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, bắt
nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ với ý nghĩa là đi một vòng.
Thuật ngữ này đã trở nên thông dụng và trở thành phạm trù kinh tế du lịch
từ những năm cuối thế kỷ thứ XVIII. Đặc thù của du lịch là gắn liền với nghỉ
ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi
góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau.
Theo Jafari (1977), du lịch là hoạt động con người rời khỏi nơi cư trú
thường xuyên, hoạt động này chịu sự tác động của văn hóa-xã hội, kinh tế và
môi trường. Đồng tình với quan điểm khi cho rằng du lịch là hoạt động của con
người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên, (Leiper, 1997) đã bổ sung thêm thời gian
đi có thể là một hoặc nhiều đêm và hoạt động này không nhằm mục đích kiếm
tiền. Theo Liên hiệp Quốc tế Tổ chức các Cơ quan Lữ hành (International Union
of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du
hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên cuả mình nhằm mục
đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm
tiền sinh sống... Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization):
Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục
đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi,
giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa
trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống
định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Luật Du
lịch Việt Nam 2017 đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời
gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng,
giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp
pháp khác”[1].
Qua thời gian, khái niệm về du lịch được bổ sung và hoàn thiện về nội
hàm. Tuy nhiên, nội dung của khái niệm này có thể khái quát qua 03 nhân tố cơ
bản là: (1) du lịch là sự di chuyển một cách tạm thời trong một thời gian nhất
định, có điểm xuất phát và quay trở về điểm bắt đầu; (2) du lịch là hành trình tới
điểm đến, sử dụng các dịch vụ như dịch vụ lưu trú, ăn uống… và tham gia các
hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách ở các điểm đến. (3) chuyến đi có
thể có nhiều mục đích riêng hoặc kết hợp, loại trừ mục đích định cư và làm việc
tại điểm đến.
1.2.1.2. Khái niệm khách du lịch
Cũng như khái niệm du lịch, có rất nhiều quan niệm khác nhau về khách
du lịch. Định nghĩa đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII tại Pháp, theo đó
khách du lịch là người thực hiện một cuộc hành trình lớn “Faire le grand tour”.
Cuộc hành trình lớn là cuộc hành trình từ Paris đến Đông nam nước Pháp. Căn
cứ vào nội hàm của khái niệm du lịch, khách du lịch có thể được xác định dựa
vào các hoạt động của họ, du khách là những người có các các hoạt động liên
quan đến một kỳ nghỉ xa và rời khỏi nơi cư trú thường xuyên ít nhất một đêm
(Leiper, 1979). Theo một cách hiểu khác, khách du lịch là người tiêu dùng tại
các điểm đến du lịch bằng các hoạt động sử dụng các tài nguyên nơi mà họ đến
tham quan. Tất cả các hoạt động của du khách đều loại trừ hoạt động kiếm tiền
tại nơi đến.
Luật Du lịch Việt Nam 2017 có quy định về khái niệm và phân loại của
khách du lịch như sau: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch,
trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”[1]. Theo đó, khách
du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và
khách du lịch ra nước ngoài. Cụ thể, các loại khách du lịch này được định nghĩa
như sau: (1) Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư
trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam; (2) Khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt
Nam du lịch.; (3) Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người
nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
1.2.1.3. Khái niệm điểm đến du lịch
Du lịch là hoạt động đặc thù, có hướng đích không gian. Người đi du lịch
rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một địa điểm cụ thể nhằm thỏa mãn nhu
cầu theo mục đích chuyến đi. Nhiều nghiên cứu về sự điểm đến du lịch ở những
góc độ khác nhau nên cũng đưa ra các khái niệm về điểm đến du lịch chưa có sự
thống nhất.
Trong tiếng Anh, từ “Tourism Destination” được dịch ra tiếng Việt là
điểm đến du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO), đã đưa ra quan niệm về
điểm đến du lịch (Tourism Destination) như sau: “Điểm đến du lịch là vùng
không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm
du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới
hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh
tranh trên thị trường” (UNWTO, 2005).[1]
Một khái niệm khác trong du lịch, đó là điểm tham quan du lịch, trong
tiếng Anh gọi là tourist attraction.
“Tourist attraction là một điểm thu hút khách du lịch, nơi khách du lịch
tham quan, thường có các giá trị vốn có của nó hoặc trưng bày các giá trị văn
hóa, ý nghĩa lịch sử hoặc được xây dựng, cung cấp các dịch vụ về phiêu lưu, mạo
hiểm, vui chơi giải trí hoặc khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ”
(University, 2007).
Điểm tham quan du lịch về cơ bản có những điểm giống như định nghĩa
về điểm đến du lịch, nhưng khác cơ bản với điểm đến du lịch đó là khách chỉ đến
tham quan sử dụng các dịch vụ tại đây, nhưng không ngủ lại 1 đêm. Mặt khác,
điểm tham quan du lịch thường nằm trong một điểm đến du lịch và điểm tham
quan du lịch rất đa dạng, phụ thuộc vào sự sáng tạo của những người làm du lịch.
Như vậy, điểm đến du lịch (Tourism destination) là một trong những khái
niệm rất rộng và đa dạng. Điểm đến du lịch là nơi diễn ra quản trị cầu đối với du
lịch, và quản trị sự tác động của nó tới điểm đến. Hay điểm đến du lịch là nơi có
các nhân tố hấp dẫn, các nhân tố bổ sung và các sản phẩm kết hợp những nhân
tố này để đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của du khách (Đảng., 2007). Theo
cách tiếp cận truyền thống, điểm đến du lịch như một nơi được xác định đơn
thuần bởi nhân tố địa lý hay phạm vi không gian lãnh thổ. Theo cách hiểu này,
điểm đến dùng để chỉ một địa điểm có sức hút du khách bởi tính đa dạng của tài
nguyên, chất lượng và một loạt các tiện nghi và các dịch vụ khác cung cấp cho
khách. Điểm đến có thể là một Châu lục, một đất nước, một hòn đảo hay một thị
trấn, nơi mà khách du lịch đến tham quan, nơi có thể chế chính trị và khuôn khổ
pháp lý riêng biệt, và được áp dụng các kế hoạch Marketing cũng như cung cấp
các sản phẩm, dịch vụ du lịch cho khách, đặc biệt là nơi đó phải được đặt tên
hiệu cụ thể ( (Davison & Maitland, 2000) ; (Buhalis, 2000)). Điểm đến cũng
được xem là một vùng địa lý được xác định bởi khách du lịch, nơi có các cơ sở
vật chất kỹ thuật và các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách (Cooper,
Fletcher, Gilbert, Shepherd, & Wanhill, 2004). Đồng quan điểm đó, (Nguyễn
Văn Mạnh, 2007) cho rằng điểm đến du lịch là một địa điểm mà chúng ta có thể
cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý, đường biên giới về chính trị hay
đường biên giới về kinh tế có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và
đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Trên cơ sở khái niệm về điểm đến du
lịch và xét theo tiêu chí về địa lý, tác giả phân chia điểm đến du lịch theo các
mức độ hay qui mô cơ bản sau đây: (1) các điểm đến có qui mô lớn là điểm đến
của một vùng lãnh thổ hay ở cấp độ Châu lục như khu vực Đông Nam Á, Nam
Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi…; (2) điểm đến vĩ mô là các điểm đến ở cấp
độ của một quốc gia; (3) điểm đến vi mô gồm các vùng, tỉnh, thành phố, quận
huyện thậm chí là 1 xã, thị trấn… Có nhiều căn cứ để phân loại điểm đến, cụ thể
như: (1) căn cứ vào hình thức sở hữu: có thể phân loại đó là điểm đến thuộc sở
hữu nhà nước hay tư nhân; (2) căn cứ vào vị trí: có thể phân loại điểm đến là ở
vùng biển hay vùng núi, là thành phố hay nông thôn; (3) căn cứ vào giá trị tài
nguyên du lịch: có thể phân loại đó là điểm đến có giá trị tài nguyên tự nhiên
hay nhân văn; (4) căn cứ vào đất nước: có thể phân loại điểm đến là điểm đến du
lịch là một đất nước hay một nhóm đất nước, hay có thể là một hay một nhóm đất
nước, hay có thể là một khu vực; (5) căn cứ vào mục đích: có thể phân loại điểm
đến sử dụng với mục đích khác nhau; (6) căn cứ vào vị trí quy hoạch: đó là điểm
đến thuộc trung tâm du lịch của vùng hay là những điểm đến phụ cận.
Đứng ở góc độ của những người làm kinh doanh, một số các nhà nghiên
cứu khác lại có cách nhìn nhận điểm đến du lịch như một sản phẩm hay một
thương hiệu mang tính tổng hợp gồm nhiều nhân tố cấu thành như điều kiện thời
tiết khí hậu, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất hay kiến trúc thượng tầng, các dịch vụ,
đặc điểm tự nhiên và văn hóa nhằm mang lại một trải nghiệm cho du khách (
(Kozak, 2002); (Beerli & Martin, 2004); (Yoon & Uysal, 2005); Mike and
Caster, 2007). Ví dụ như (Van Raaij, 1986) xem điểm đến như một sản phẩm du
lịch được cấu thành bởi các đặc điểm tự nhiên như khí hậu, cảnh quan, các công
trình kiến trúc văn hóa-lịch sử... và các nhân tố do con người tạo nên như các
khách sạn, điều kiện giao thông vận tải, cơ sở vật chất kỹ thuật, các hoạt động
vui chơi giải trí. Theo quan điểm chiến lược, điểm đến được xem như một
thương hiệu cần được quản lý và phát triển (Beerli and Martin, 2004). Các sản
phẩm du lịch được mua trước khi chúng được sử dụng tại các điểm đến. Vì thế,
sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch phụ thuộc vào mức độ nổi tiếng hay uy
tín của thương hiệu điểm đến. Thông tin kịp thời, chính xác về thương hiệu và
thích hợp với nhu cầu của du khách góp phần tạo nên sự hài lòng của du khách
cũng như tăng tính cạnh tranh của điểm đến ((Buhalis, 1998); (Kiralova &
Pavliceka, 2015) ).
Đồng quan điểm khi xem điểm đến như một sản phẩm hay một thương
hiệu, (Mike & Caster, 2007) cho rằng một điểm đến du lịch là sự tổng hợp của 6
thành tố nhằm thu hút du khách. Bao gồm: Các điểm thu hút khách, trang thiết bị
tiện nghi, khả năng tiếp cận, nguồn nhân lực, hình ảnh và nét đặc trưng, giá cả.
Sự cung cấp và mức độ thỏa mãn của 6 thành tố này sẽ ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn điểm đến cũng như sự hài lòng của du khách sau khi tham
quan điểm đến, bao gồm: (1) Các điểm thu hút khách (attractions) là các điểm
tham quan, một điểm đến thường có nhiều điểm thu hút; (2) Trang thiết bị tiện
nghi công và tư (Public and Private Amenities) như các tiện nghi như đường sá,
điện, nước và các dịch vụ trực tiếp như hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống,
trung tâm mua sắm, trung tâm thông tin, dịch vụ hướng dẫn…; (3) Khả năng
tiếp cận (Accessibility) thể hiện ở tính dễ dàng và thuận tiện trong việc di chuyển
tới điểm đến và di chuyển tại điểm đến hay các yêu cầu về thị thực, hải quan và
các điều kiện xuất nhập cảnh khác; (4) Nguồn nhân lực (Human resources) gồm
có nguồn lao động trong ngành và người dân địa phương tại điểm đến; (5) Hình
ảnh và nét đặc trưng của điểm đến (image và character) là nét đặc trưng cho điểm
đến là một nhân tố rất quan trọng để thu hút khách đến với một điểm đến bất kỳ,
nó nhấn mạnh ở các khía cạnh như: tính đặc trưng, phong cảnh, văn hóa, môi
trường, mức độ an toàn, mức độ tiện nghi, tính thân thiện của người dân địa
phương hoặc là sự kết hợp của các nhân tố này; (6) giá (Price) là một trong
những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của điểm đến cũng như quyết
định lựa chọn điểm đến của khách du lịch, giá gồm tất cả các chi phí đối với
khách du lịch, bắt đầu từ chi phí để di chuyển tới điểm đến, chi phí sử dụng sản
phẩm/dịch vụ tại điểm đến và cuối cùng là rời khỏi điểm đến.
Trong 6 thành tố đó, điểm thu hút khách du lịch là thành tố trung tâm, đóng
vai trò quan trọng trong việc tạo ra động cơ thúc đẩy khách lựa chọn điểm đến.
Các điểm thu hút khách bao gồm điểm thu hút chính bởi giá trị tài nguyên thiên
nhiên, giá trị tài nguyên nhân tạo và giá trị tài nguyên lịch sử - văn hóa. Ngoài ra,
tính đặc trưng hay những trải nghiệm riêng biệt ở điểm đến cũng có thể coi là
những nhân tố vô hình để thu hút khách. Một trong những lý do khiến điểm đến
được nhiều du khách lựa chọn đó chính là sức hấp dẫn hay sức hút của nó. Khả
năng thu hút của điểm đến “phản ánh cảm nhận, niềm tin, và ý kiến mà mỗi cá
nhân có được về khả năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên
hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ” (Hu & Ritchie, 1993). Có thể nói một
điểm đến càng có những đặc điểm phù hợp với mong muốn, nhu cầu của du khách
thì điểm đến đấy được lựa chọn nhiều hơn. Quan điểm này cũng phù hợp với ý
kiến của (Mayo & Jarvis, 1981) cho rằng khả năng thu hút của điểm đến là khả
năng của điểm đến mang lại các lợi ích cho du khách. Các khả năng này phụ thuộc
vào các thuộc tính của điểm đến và cũng là những nhân tố thúc đẩy du khách đến
với điểm đến ( (Vengesayi, 2003); (Tasci, Cavusgil, & Gartner, 2007)).
Sự phát triển của khu du lịch gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của điểm
đến du lịch, các điểm du lịch cũng trải qua chu kỳ phát triển tương tự chu kỳ
sống của sản phẩm đồng thời trong mỗi giai đoạn của chu kỳ sống sức chứa của
khu du lịch là nhân tố quyết định sự tồn tại cũng như kéo dài của giai đoạn và là
vấn đề trung tâm của phát triển du lịch bền vững ở khu vực.
Tóm lại, từ góc độ khoa học về du lịch, khái niệm điểm đến du lịch trở
thành đối tượng nghiên cứu gắn với sự chuyển động của dòng du khách cũng như
ý nghĩa và sự tác động của dòng du khách đối với điểm đến. Nghiên cứu này tiếp
cận khái niệm điểm đến du lịch như là một sản phẩm du lịch gồm cả nhân tố hữu
hình như biên giới địa lý, điểm thu hút, cơ sở hạ tầng... lẫn vô hình như thương
hiệu, danh tiếng của điểm đến.
1.2.1.4. Lòng trung thành của khách du lịch
Một vài nghiên cứu trong quá khứ đã phân tích tầm quan trọng của việc
xem xét hai khía cạnh hành vi và thái độ của lòng trung thành đã đề xuất chỉ số
lòng trung thành dựa trên cơ sở của việc đo lường thái độ và hành vi (Dick & and
Basu, 1994; Engel & Blackwell, 1982) định nghĩa lòng trung thành là thái độ và
hành vi đáp ứng tốt hướng tới một hoặc một vài nhãn hiệu đối với một loại sản
phẩm, dịch vụ trong một thời kỳ bởi một khách hàng. Đặc biệt lòng trung thành
cần phải được thể hiện qua việc sử dụng lâu dài cùng một loại sản phẩm, dịch vụ
trong những giai đoạn khó khăn trong vòng đời của sản phẩm hay dịch vụ đó.
Lòng trung thành cũng được định nghĩa như là sự cam kết sâu sắc mua lại
sản phẩm hoặc ghé thăm lại sản phẩm/dịch vụ ưu thích trong tương lai, do đó gay
ra sự lặp lại cùng nhãn hiệu cùng nhãn hiệu hoặc đặt hàng lại, dù những ảnh
hưởng hoàn cảnh và nỗ lực marketing có khả năng dẫn đến việc chuyển đổi hành
vi (Oliver, 1999).
Tóm lại, khái niệm về lòng trung thành được đa phần các học giả đồng ý
với quan điểm là việc du khách quay lại mua một sản phẩm, dịch vụ và giới thiệu
cho người khác mua sản phẩm, dịch vụ đó. Các khái niệm và mức độ lòng trung
thành là một trong những chỉ số quan trọng được sử dụng để đo sự thành công
của chiến lược Marketing.
1.2.2. Các mô hình về hành vi người tiêu dùng du lịch và sự lựa chọn điểm đến
1.2.2.1. Khái niệm Hành vi tiêu dùng du lịch
Hành vi tiêu dùng trong du lịch được hiểu là hành vi mà du khách thể hiện
trong việc tìm kiếm mua, sử dụng, đánh giá và loại bỏ các sản phẩm du lịch mà
họ mong muốn sẽ thỏa mãn nhu cầu trong chuyến đi. Hành vi tiêu dùng du lịch
tập trung vào việc các cá nhân ra quyết định như thế nào để việc sử dụng các
nguồn lực hiện có (thời gian, tiền bạc, công sức) và việc tiêu thụ các sản phẩm du
lịch liên quan trong chuyến đi. Trên góc độ này, hành vi tiêu dùng du lịch trả lời
câu hỏi du khách mua sản phẩm du lịch gì? Tại sao họ mua sản phẩm đó? Mua
sản phẩm du lịch ở đâu? Mức độ tường xuyên mua sản phẩm du lịch như thế
nào? Việc đánh giá sản phẩm du lịch của du khách trước/trong/và sau khi mua
sản phẩm? Mức độ ảnh hưởng của việc đánh giá đó đến hành vi mua sản phẩm
du lịch cho các lần mua tiếp theo như thế nào?. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hành
vi tiêu dùng trong du lịch bao gồm hai khía cạnh, đó là những quyết định mang
tính trí óc (ý nghĩ) và những hành động vật chất của cơ thể được tạo ra từ những
quyết định đó (Nguyễn Văn Mạnh, 2009b). Theo tác giả (Trần Minh Đạo, 2012),
hành vi mua của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ
trong quá trình trao đổi sản phẩm. Hay nói cách khác, hành vi mua của người tiêu
dùng là một quá trình ra quyết định từ việc nhận biết nhu cầu, đến tìm kiếm
thông tin, đánh giá các phương án, quyết định mua và đánh giá sau khi mua. Bản
chất của hành vi người tiêu dùng là một quá trình phức tạp bởi nó xuất phát từ
những nhân tố tâm lý bên trong. Khi áp dụng vào trong du lịch, quá trình này trở
nên phức tạp hơn bởi tính vô hình của sản phẩm du lịch cũng như tính gián đoạn
và tích lũy trong khi tiêu dùng (Corria, Santos, & Pestana Barros, 2007). Việc
nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng là nghiên cứu cách thức mà người tiêu
dùng đưa ra quyết định để sử dụng nguồn lực sẵn có của mình như tiền bạc, thời
gian... đến việc tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân
(Kotler, 2000). Tiến trình ra quyết định tiêu dùng của du khách là một chuỗi
phức tạp của các quyết định như lựa chọn điểm đến nào, tham quan ở đâu, tham
quan cái gì, khi nào đi du lịch, đi với ai, đi bao lâu, chi phí khoảng bao nhiêu (
(A. G. Woodside & S. Lysonski, 1989); (Woodside & MacDonald, 1994); (Hyde,
2008); (Oppewal, Huyber, & Crouch, 2015)). Trong đó, sự lựa chọn điểm đến là
một trong những quyết định quan trọng của chuyến đi, nó được các nhà nghiên
cứu lựa chọn căn cứ vào vị trí địa lý để đến tham quan và du lịch ( (Kim, Hallab,
& Kim, 2012); (Byon & Zhang, 2010)). Khi nghiên cứu hành vi chọn điểm đến
du lịch của khách cần trả lời ba câu hỏi: (1) tại sao người ta tới nơi đó?, (2) người
ta tới nơi đó để làm gì?, và (3) người ta đến nơi đó bằng cách nào?. Hay hành vi
lựa chọn điểm đến du lịch được hiểu là lý do, mục đích và cách thức trong quá
trình tiêu dùng du lịch của du khách.
1.2.2.2. Mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng trong du lịch
Việc tìm hiểu và nắm bắt hành vi tiêu dùng trong du lịch có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới của doanh nghiệp và
ngành du lịch. Để thực hiện được vấn đề này, các nhà quản lý và nghiên cứu hành
vi tiêu dùng du lịch cần tìm hiểu đâu là các nhân tố có ảnh hưởng cũng như mức
độ ảnh hưởng của chúng đến hành vi tiêu dùng trong du lịch để từ đó có những tác
động phù hợp lên từng nhân tố, nhóm nhân tố nhằm kích thích du khách tiêu dùng
nhiều hơn sản phẩm du lịch. Cho đến nay, đã có khá nhiều mô hình khác nhau đề
cập đến hành vi tiêu dùng trong lĩnh vực du lịch. Các nhà nghiên cứu tập trung
xem xét đến mô hình tổng quát cũng như mô hình đề xuất cụ thể làm căn cứ phát
triển các nghiên cứu hành vi tiêu dùng trong du lịch.
Mô hình tổng quát về hành vi tiêu dùng trong du lịch: Mô hình này
nhấn mạnh đến khía cạnh cá nhân đưa ra quyết định tiêu dùng trong du lịch phụ
thuộc vào hai nhóm nhân tố. Nhóm thứ nhất chính là các nhân tố kích thích từ
bên ngoài được tập hợp từ môi trường kinh doanh (môi trường kinh tế, môi
trường chính trị-pháp luật, môi trường văn hóa-xã hội và môi trường tự nhiên).
Đồng thời, nhóm này còn bao gồm những tác nhân từ đơn vị kinh doanh du lịch
thông qua các chiến lược Marketing Mix (chiến lược sản phẩm, chiến lược giá,
chiến lược phân phối và chiến lược xúc tiến) của họ. Trong khi nhóm thứ hai là
các nhân tố bên trong người tiêu dùng du lịch. Nhóm này cũng được chia làm hai
thành phần bao gồm các nhân tố thuộc về đặc điểm cá nhân người tiêu dùng như:
văn hóa, xã hội, cá tính và đặc điểm tâm lý. Thành phần thứ hai đề cập đến các
diễn biến tâm lý của người tiêu dùng du lịch như quá trình nhận thức, sự quan
tâm, tìm kiếm thông tin sản phẩm du lịch, đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ
du lịch, thái độ đối với các sản phẩm du lịch được lựa chọn, và những quyết định
lựa chọn sản phẩm du lịch. Quá trình ra quyết định mua sản phẩm du lịch của du
khách thường được doanh nghiệp du lịch xem xét thông qua các câu hỏi: (1) Du
khách mua sản phẩm du lịch gì? (2) Tại sao họ mua sản phẩm du lịch đó? Du
khách có thể mua sản phẩm du lịch ở đâu? Mức độ tường xuyên mua sản phẩm
du lịch của du khách như thế nào? Như vậy, mô hình tổng quát về hành vi tiêu
dùng của du khách bao gồm 3 nhân tố: (1) Các nhân tố kích thích; (2) các nhân tố
bên trong người mua; và (3) phản ứng đáp lại của người mua (Nguyễn Đăng
Mạnh, 2009). Thể hiện ở sơ đồ sau:
Hình 1.1: Mô hình tổng quát về hành vi tiêu dùng của du khách
Mô hình hành vi tiêu dùng du lịch chi tiết: Mô hình này đề cập đến việc
ra quyết định tiêu dùng trong du lịch của du khách chịu ảnh hưởng của bốn nhóm
nhân tố theo cấp độ từ tổng quát đến cụ thể. Theo đó, nhóm nhân tố thứ nhất bao
trùm lên tất cả và chính là những ảnh hưởng từ môi trường văn hóa: môi trường
văn hóa quốc gia, điểm đến, giai tầng xã hội; văn hóa bộ phận. Nhóm thứ hai đề
cập đến các khía cạnh xã hội có liên quan như: nhóm tham chiếu (bạn bè, đồng
nghiệp), gia đình và vị trí của cá nhân trong xã hội. Nhóm thứ ba mô tả chi tiết
đến cá nhân như các đặc điểm nhân khẩu học của họ như: độ tuổi, nghề nghiệp,
thu nhập, tình trạng hôn nhân, giới tính, tình trạng sức khỏe. Cuối cùng, nhóm
thứ tư đề cập sâu hơn đến diễn biến tâm lý bên trong của mỗi cá nhân thông qua
động cơ du lịch, nhận thức tầm quan trọng của du lịch, những trải nghiệm trong
cuộc sống/du lịch và thái độ của họ đối với mua sản phẩm du lịch (Nguyễn Văn
Mạnh, 2009a).

Hình hình 1.2: Mô hình hành vi tiêu dùng du lịch chi tiết
Mô hình cổ vũ hành động tham gia chương trình du lịch:
Chapin (1974) đóng góp lý thuyết thông qua mô hình hành động lựa chọn
sản phẩm/chương trình du lịch, xác định bởi hai nhân tố: Xu hướng và cơ hội cổ
vũ hành động. Ưu điểm là mô hình trình bày được cả tác động bên trong và bên
ngoài cổ vũ hành động lựa chọn. Hạn chế là nhân tố cơ hội chỉ mới đề cập khả
năng sẵn có và chất lượng, trong khi giá cả và địa điểm cũng có ảnh hưởng đến
quyết định hành động (Middleton, 1994).

Hình 1.3. Mô hình cổ vũ hành động du lịch - Chapin (1974)


Mô hình tiến trình ra quyết định và các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa
chọn điểm đến và các dịch vụ du lịch của Mathieson & Wall, 1982:
Khoảng cách địa lý
Động lực thúc đẩy
phải
Các rủi ro có thể gặp
chuyến đi
Độ dài thời gian của
Chi phí của chuyến đi
cung ứng dịch vụ du lịch
- Niềm tin vào các nhà

Những nét đặc trưng

Đặc điểm của KDL


của liên quan đến
chuyến đi
điểm đến
Hình ảnh của

tin
đánh giá thông
Tìm kiếm và
Quyết định đi
Trải nghiệm và

Nhucầu/mong
du lịch
đánh giá

muốn
phục vụ du lịch
Các dịch vụ và thiết bị
và cấu trúc xã hội
Nhân tố chính trị, kinh tế
Khả năng tiếp cận
nguyên chính
Các
địa lý
Môi trường và đặc điểm
Cơ sở hạ tầng

Đặc điểm của điểm đến

Nhận thức về điểm đến


nguồn

du lịch

du lịch
lực/tài

Hình 1.4: Tiến trình ra quyết định và các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn
điểm đến và các dịch vụ du lịch (Mathieson and Wall, 1982)
Nhằm khái quát hóa các nhóm nhân tố ảnh hưởng dựa vào các bước ra
quyết định đi du lịch của du khách, Mathieson and Wall (1982) đã xây dựng nên
mô hình lý thuyết dựa trên 5 giai đoạn của quá trình ra quyết định đi du lịch là:
(1) nhận biết nhu cầu và mong muốn đi du lịch, (2) tìm kiếm và đánh giá các
thông tin liên quan, (3) quyết định đi du lịch, (4) chuẩn bị và trải nghiệm chuyến
đi, (5) đánh giá sự hài lòng sau chuyến đi. Theo tác giả, trong quá trình đó, mỗi
giai đoạn đều có những tác động nhất định từ môi trường và bên ngoài ở những
mức độ khác nhau.
Mô hình sự nhận thức và lựa chọn điểm đến tham quan giải trí của
Woodside and Lysonski, 1989:
Hình 1.5: Mô hình sự nhận thức và lựa chọn điểm đến tham quan giải trí
(Woodside and Lysonski, 1989)
Woodside and Lysonski (1989) cũng đã nghiên cứu và phát triển mô hình
tiến trình lựa chọn điểm đến của khách tham quan du lịch dựa trên kết quả nghiên
cứu đó là nhận thức và tâm lý hành vi dưới sự tác động của hoạt động Marketing
du lịch và lữ hành. Các tác giả đã kiểm tra mô hình và kết luận rằng một sản
phẩm hay dịch vụ đều được khách hàng xem xét trong một thời gian nhất định
trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, đó là kết quả của quá trình nhận thức về
điểm đến, tham khảo, so sánh với các điểm đến khác, dự định tham quan và
quyết định lựa chọn điểm đến trên cơ sở sự tác động của các tình huống, hoàn
cảnh thuận lợi hay không. Kết quả này chịu sự chi phối của các quảng cáo và
hoạt động truyền thông media ( (Shih, 1986); (Muller, 1991)). Những nhân tố
Marketing tác động mạnh mẽ đến nhận thức của du khách khi họ trải qua giai
đoạn tìm kiếm thông tin về điểm đến khi xuất hiện nhu cầu và mong muốn đi du
lịch. Những thông tin này có thể tác động tích cực lẫn tiêu cực đến nhận thức về
hình ảnh của một điểm đến hiện lên trong tâm trí của họ. Dựa vào mô hình này,
các nhà làm Marketing đánh giá được năng lực cạnh tranh của điểm đến và hiểu
nguyên nhân vì sao du khách lựa chọn điểm đến này thay vì một điểm đến khác.
Mô hình ra quyết định của người tiêu dùng của Gilbert, 1991:
Theo Gilbert, 1991, mô hình của Mathieson and Wall (1982) thiếu một số
thành phần quan trọng như sự cảm nhận của khách du lịch, kinh nghiệm, đặc
điểm tính cách của khách và tiến trình thu nhận cũng như xử lý thông tin
(Gilbert, 1991). Để bổ sung những nhân tố này này, năm 1991 Gilbert đã đề xuất
mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định lựa chọn và tiêu dùng của
khách hàng gồm hai nhóm tương đương với 2 mức độ ảnh hưởng. Nhóm nhân tố
ảnh hưởng thứ nhất là các nhân tố thuộc về đặc điểm cá nhân như động cơ, cá
tính hay tính cách, nhận thức cũng như kinh nghiệm của khách hàng liên quan
đến sản phẩm hay dịch vụ; Nhóm nhân tố ảnh hưởng thứ hai thuộc về các nhân tố
môi trường như sự tác động của tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, sự tham vấn
của nhóm tham khảo và gia đình trong việc ra quyết định lựa chọn mua một sản
phẩm, dịch vụ bất kì, trong đó có lựa chọn điểm đến cho chuyến đi du lịch của
mình (dẫn theo Hoàng Thị Thu Hương, 2016).

Kinh tế-xã hội Văn hóa

Động cơ Nhận thức


Du khách – người ra
quyết định

Cá tính, tính cách Kinh nghiệm


Nhóm tham khảo Gia đình

Hình 1.6: Mô hình ra quyết định của người tiêu dùng (Gilbert, 1991)

Mô hình tiến trình ra quyết định lựa chọn điểm đến của Um và
Crompton, 1991:
Kế thừa lý thuyết của Chapin (1974) về hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến
lựa chọn điểm du lịch, Um and Crompton (1990) đã nghiên cứu về vai trò của
các thuộc tính cũng như các giai đoạn trong tiến trình lựa chọn điểm đến bao
gồm giai đoạn nhận thức, cam kết lựa chọn và lựa chọn điểm đến cuối cùng. Các
khái niệm được đề cập đến trong mô hình là nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên
trong và các thành tố nhận thức. Cụ thể: Các nhân tố bên ngoài được nhìn nhận là
sự tổng hợp của các những tác động qua lại mang tính xã hội (social interactions)
và các hoạt động truyền thông Marketing đến những người tham quan tiềm năng.
Các nhân tố bên trong bắt nguồn từ các nhân tố tâm lý – xã hội của khách du lịch,
nó bao gồm đặc điểm tính cách của mỗi cá nhân, các động lực thúc đẩy hoạt
động du lịch hay chính là động cơ đi du lịch, các giá trị và thái độ của khách du
lịch. Các thành tố thuộc về nhận thức là hệ quả của sự tác động của các nhân tố
bên trong và bên ngoài vào nhận thức cũng như nhận biết hay gợi nhớ về điểm
đến của mỗi du khách.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình, năm 1991, Um và Crompton đã
xây dựng mô hình ra quyết định lựa chọn điểm đến gồm năm giai đoạn, trong đó
một lần nữa nhân tố Marketing được bổ sung và khai thác. Cụ thể như sau: (1)
thông qua các thông tin về điểm đến mà du khách tiếp cận được sẽ hình thành
nên niềm tin về điểm đến hay chính là sự nhận biết về điểm đến; (2) khi lựa chọn
điểm đến du khách còn phải xem xét những nhân tố ràng buộc về tâm lý-xã hội;
(3) sự tiến triển của nhận thức còn bị tác động của sự nhận biết về điểm đến đó
như thế nào; (4) sự hình thành của niềm tin về điểm đến còn được thông qua
những thông tin về điểm đến mà du khách tiếp cận được; (5) sự lựa chọn một
điểm đến cụ thể từ sự gợi nhớ về hình ảnh của điểm đến đó.

Hình 1.7: Mô hình tiến trình ra quyết định lựa chọn điểm đến
(Um and Crompton, 1991)
Hình 1.8: Cấu trúc các giai đoạn của sự lựa chọn điểm đến
(Um and Crompton, 1992)

Mô hình các nhân tố tác động tới sự lựa chọn điểm đến của Hill, 2000.
Hình 1.9: Mô hình các nhân tố tác động tới sự lựa chọn điểm đến (Hill, 2000)
Kế thừa mô hình của Mathieson and Wall (1982), Hill (2000) hướng vào
đánh giá vai trò của các nhân tố ảnh hướng tới tiến trình ra quyết định lựa chọn
điểm đến du lịch. Hill (2000) cho rằng hành vi lựa chọn điểm đến chịu sự tác
động của 2 nhóm nhân tố khách quan và chủ quan. Trong đó, tác giả tập trung
vào nhóm nhân tố là khoảng cách, thời gian đi du lịch, chi phí cho chuyến đi, các
rủi ro có thể gặp phải cũng như kiến thức và tính hấp dẫn của điểm đến. Ông chia
sự lựa chọn điểm đến được chia thành 3 giai đoạn: (1) giai đoạn xem xét, (2) giai
đoạn cam kết, và (3) giai đoạn lựa chọn điểm đến cuối cùng. Khi du khách biết
về điểm đến, họ có thể cam kết sẽ lựa chọn (evoked set), hoặc nhóm điểm đến
không được chấp nhận (inert set), hoặc nhóm điểm đến không muốn lựa chọn
hay không quan tâm (inept set) (Hill, 2000) .
Mô hình mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới thái độ và dự
định du lịch của Jalilvand và cộng sự, 2012: Theo Jalilvand và cộng sự (2012,
trên cơ sở những điểm đến đã được xem xét và cam kết lựa chọn, du khách sẽ lựa
chọn những điểm đến cuối cùng cho chuyến du lịch của mình. Những thông tin
cùng với kinh nghiệm của bản thân giúp hình thành nên hình ảnh về điểm đến
thông qua cảm nhận đánh giá của du khách, từ đó hình thành nên thái độ và thúc
đẩy cho dự định hay hành vi lựa chọn điểm đến xảy ra (Jalilvand, Samiei, Dini,
& Manzari, 2012) . Thể ở mô hình dưới đây:
Hình 1.10: Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới thái độ và dự định
du lịch (Jalilvand và cộng sự, 2012)
Tóm lại, từ sự phân tích các mô hình hành vi tiêu dùng của du khách cho
thấy, các nhà nghiên cứu cùng đồng quan điểm khi xem các nhân tố ảnh hưởng
bên trong và bên ngoài là nhân tố đầu vào và sự lựa chọn điểm đến là nhân tố đầu
ra. Sự lựa chọn điểm đến du lịch trải qua 3 giai đoạn: (1) phát triển các ý tưởng
ban đầu về các điểm đến hay chính là quan tâm tới các điểm đến; (2) xem xét kỹ
về các điểm đến mà nhận thức/quan tâm chuyển thành những cam kết chặt chẽ hơn
gắn với một số điểm đến cụ thể; (3) sự lựa chọn điểm đến cuối cùng. Trong đó, các
nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng du lịch thường tập trung lý giải nguyên
nhân hay các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của du khách gồm các quyết định
trước chuyến đi hay trước khi tiêu dùng, trong chuyến đi và các đánh giá sau
chuyến đi ( (Thompton & Cooper, 1979); (A. G. Woodside & S. Lysonski, 1989);
(Crompton, 1992); (Crompton & Ankomah, 1993); (Middleton, 1994); (Um &
Crompton, 1990, 1991, 1992); Correia, 2002; (Corria & Pimpao, 2008)).
Như vậy, nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng là một khía cạnh rất
quan trọng phải được nghiên cứu trong mọi hoạt động tiếp thị, trong đó có lĩnh
vực kinh doanh du lịch. Đặc biệt, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi tiêu dùng du lịch không chỉ giúp nhà nghiên cứu, nhà quản lý hiểu rõ hơn nhu
cầu của du khách trong các quyết định mua sản phẩm du lịch mà còn hiểu được
các quyết định sau khi mua của họ. Quyết định sau khi mua thường liên quan đến
việc đánh giá sự thỏa mãn với chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm đến cũng
như kế hoạch quay trở lại du lịch, ý định giới thiệu cho người khác đến du lịch.
Đây chính là một trong những nội dung quan trọng giúp các nhà quản lý kinh
doanh du lịch ở những cấp độ khác nhau hiểu rõ để có những chính sách phù hợp
nhằm xây dựng lòng trung thành của du khách. Đồng thời, các lý thuyết cơ bản
về hành vi tiêu dùng trong du lịch sẽ định hướng cho khung lý thuyết tiếp cận về
sự lựa chọn điểm đến của du khách đối với các điểm đến du lịch.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến du lịch
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến du lịch cũng
thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả. Từ đó cũng cho thấy các tác nhân tới
quyết định chọn điểm tham quan rất đa dạng và phức tạp.
Các tác giả Haider and Ewing (1990), Morey và cộng sự (1991),
Crompton (1979), Hsu và cộng sự (2009), Schroeder và Louviere (1999) cho
rằng, đặc điểm/đặc trưng của điểm đến là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự lựa
chọn đến đến du lịch, bao gồm các nhân tố: giá cả, quy mô và dịch vụ lưu trú,
điểm đến gần biển, điểm đến gần trung tâm, khoảng cách từ điểm đến tới sân
bay, khoảng cách của các cơ sở lưu trú, cửa hàng mua sắm, các hoạt động tại
điểm đến, các vấn đề liên quan đến sức khỏe và các nhân tố an ninh an toàn (
(Haider & Ewing, 1990b); (Morey, Shaw, & Rove, 1991); (Hsu, Tsai, & Wu,
2009b); (Schroeder & Louviere, 1999b) .
Các tác giả Eymann and Ronning (1992), Morley (1994), Eymann and
Ronning (1997), Lim (1999) xác định 2 nhân tố cơ bản ảnh sự lựa chọn điểm đến
du lịch của du khách, đó là: Đặc điểm/đặc trưng của điểm đến như Giá (vé máy
bay, giá khách sạn, giá tham quan, tỷ giá) và Đặc điểm cá nhân/Nhân khẩu học
như Động cơ (thư giãn, tìm hiểu về văn hóa…), kinh nghiệm đi du lịch tới điểm
đến, thu nhập…( (A. Eymann & Ronning, 1992); (Morley, 1994); (A. Eymann
& Ronning, 1997); (Lim, 1999)).
Chen and Tsai (2007) chỉ ra 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến lựa chọn điểm
đến du lịch của du khách bao gồm: Một là, nguồn thông tin, như: Thông tin từ
bạn bè, gia đình, đồng nghiệp; Thông tin truyền miệng; Thông tin thương mại
(thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Tivi, báo chí, mạng xã hội,
website…); Hai là, đánh giá của du khách về điểm đến, như: Đánh giá hình ảnh
thương hiệu điểm đến; Giá cả; Các nhân tố hữu hình khác (tài nguyên, giao
thông, dịch vụ…); Ba là, động cơ, như: Xu hướng của xã hội (nơi đang sinh
sống); Thỏa mãn tính tò mò, hiếu kỳ (khám phá ẩm thực, văn hóa, lịch sử, );
Muốn trải nghiệm cảm giác khác lạ so với cuộc sống hàng ngày (thoát khỏi nơi
cư trú thường xuyên, rời xa căng thẳng stress hàng ngày, gặp gỡ những người
mới, tham gia các hoạt động thể thao mạo hiểm, thử thách bản thân) (Chen &
Tsai, 2007) .
Correia and Pimpao (2008), cũng chỉ ra 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến
lựa chọn điểm đến du lịch của du khách bao gồm: Một là, nguồn thông tin,
gồm: Nguồn trung lập (các văn phòng Du lịch); Nguồn mang tính thương mại
(các công ty/đại lý lữ hành); Nguồn từ xã hội (từ người thân, bạn bè, gia đình);
Nguồn thông tin quảng cáo, xúc tiến hỗn hợp (Tập gấp brochures, báo chí, phim
ảnh, radio, TV, internet); Hai là, đặc điểm, đặc trưng của điểm đến, gồm: Ẩm
thực, môi trường xã hội, khả năng tiếp cận, bầu không khí thư giãn, an ninh an
toàn, thời tiết, phong cảnh, hoạt động mua sắm, các hoạt động về đêm, trang
thiết bị thể dục thể thao, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vui chơi giải trí, có tính độc
đáo, kỳ lạ..; Ba là, đặc điểm cá nhân, gồm: Có thêm trải nghiệm với nhiều nền
văn hóa và lối sống, có thêm nhiều kiến thức về điểm đến, làm giàu hiểu biết
của bản thân, thăm quan nhiều địa danh mới, được vui chơi giải trí, đến những
địa danh mà bạn bè chưa bao giờ đến, muốn kể cho mọi người nghe về điểm
đến, gắn kết thêm tình bạn, giải tỏa stress, rời khỏi nơi cư trú thường xuyên,
gặp gỡ, giao lưu với những người bạn mới, trải nghiệm cảm giác phiêu lưu mạo
hiểm (Correai & Pimpao, 2008) .
Ferencova (2012) cho rằng Hình ảnh của công ty du lịch, như: Danh tiếng
và hình ảnh của công ty/đại lý du lịch, kinh nghiệm sử dụng dịch vụ của công ty
du lịch, sự tư vấn, gợi ý của người quen về công ty du lịch, sử dụng các dịch vụ
phụ thuộc của công ty du lịch, sử dụng các dịch vụ phụ thuộc công ty du lịch tại
điểm đến, các ưu điểm nổi bật của công ty du lịch so với các công ty khác là yế
tố quyết định nhất (Ferencova, 2012) .
Như vậy, hầu hết các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn
điểm đến du lịch của du khách đều đề cập đến các nhân tố bên trong (nhân tố cá
nhân), và nhân tố bên ngoài (nhân tố môi trường). Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu chỉ
đề cập đến một nhóm nhân tố hay một vài nhân tố nhất định tùy thuộc vào mục
đích và bối cảnh nghiên cứu. Tổng hợp hai nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài
thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
NHÂN TỐ BÊN TRONG
- Đặc điểm nhân khẩu học SỰ LỰA CHỌN
Tâm lý ĐIỂM ĐẾN
Thể chất
Tương tác xã hội Sự cam kết lựa chọn
Động cơ, mục đích chuyến đi (Muntinda and Mayaka,
Giá trị cá nhân (personal value) 2012)
Lòng trung thành đối với
điểm đến (Bigne ´và cộng
sự, 2001; Lam and Hsu,
NHÂN TỐ BÊN NGOÀI 2005; Correia and Pimpao,
Đặc điểm/đặc trưng /hình ảnh của điểm đến 2008; Pietro và cộng sự,
Nguồn thông tin về điểm đến 2012)
Các hoạt động truyền thông Marketing

Hình 1.11: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến du lịch
Tóm lại, nghiên cứu tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm
đến từ mô hình tổng quát về động cơ đi du lịch của Crompton (1979), mô hình
các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của Woodside and Lysonski
(1989), Um and Crompton (1991, 1992) và Hill (2000). Trong đó các nhân tố ảnh
hưởng được chia làm 2 nhóm chính là các nhân tố bên trong thuộc cá nhân du
khách (động cơ, tính cách, kinh nghiệm đi du lịch tới điểm đến); các nhân tố
thuộc về môi trường bên ngoài (nguồn thông tin, văn hóa, gia đình, lối sống và
đặc trưng của điểm đến). Ngoài ra, các nhân tố khác như nguồn thông tin về
điểm đến, kế hoạch chuyến đi, vấn đề tài chính…cũng được xem xét trong mối
quan hệ giữa các nhân tố trong tiến trình ra quyết định lựa chọn điểm đến.
1.4. Mô hình nghiên cứu lý thuyết và giả thuyết
Cơ sở lý thuyết làm nền tảng để đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết và
giả thuyết cho nghiên cứu này là mô hình tổng quát về động cơ đi du lịch của
Crompton (1979), mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của
Woodside and Lysonski (1989), Um and Crompton (1991, 1992) và Hill (2000).
Căn cứ vào những khoảng trống lý thuyết, cùng với những gợi ý của các nhà
nghiên cứu, nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc đối với trường hợp điểm đến Miền Trung
Việt Nam để phỏng vấn và khảo sát bao gồm: Nhóm nhân tố bên trong cá nhân
(động cơ đi du lịch: Kiến thức và khám phá, giải trí và thư giản, văn hóa và tôn
giáo, gia đình và bạn bè, tự hào về chuyến đi) và Nhóm nhân tố bên ngoài cá
nhân (thông tin điểm đến, an toàn cá nhân, đặc trưng của điểm đến, vấn đề tài
chính và kế hoạch chuyến đi). Cụ thể:
(1) Sự ảnh hưởng của nhân tố bên trong đối với quyết định lựa chọn điểm
đến của du khách
Nhân tố bên trong chính là nhân tố cá nhân, nó bao gồm nhiều nhân tố.
Trong đó động cơ, mục đích chuyến đi được xem là nhân tố có ảnh hưởng lớn
nhất đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách.
Động cơ đi du lịch là nhân tố bên trong thúc đẩy hoặc tạo ra mong muốn
được thỏa mãn nhu cầu đi du lịch của du khách ((Crompton, 1979); (M. Uysal &
Jurowski, 1994); (Klenosky, 2002)). Họ quyết định lựa chọn một điểm đến nào
đó bởi tâm lý họ chỉ muốn thể hiện bản thân, hay chỉ muốn nghỉ ngơi thư giãn,
muốn có thêm nhiều bạn bè, muốn thăm người thân, hay họ muốn khám phá, tìm
kiếm một giá trị nào đó tại điểm đến (Decrop, 2006). Mô hình nghiên cứu của
Mutinda và Mayaka (2012), xác định động cơ đi du lịch của du khách gồm: Kiến
thức và khám phá; giải trí và thư giãn; Văn hóa và tôn giáo; gia đình và bạn bè;
tự hào về chuyến đi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng tiếp cận mô hình của
Mutinda và Mayaka (2012) để các động cơ đi du lịch của du khách (Mutinda &
Mayaka, 2012b).
Về tính chất ảnh hưởng, động cơ là nhân tố quan trọng nhất của hành vi
tiêu dùng du lịch; nó được xem như là lý do, động lực và mục đích nhằm chỉ đạo
hành động của du khách đi theo một hướng nhất định (Mlozi, Pesamaa, &
Haahti, 2013). Theo mô hình của Hill (2000), động cơ đi du lịch của du khách tác
động tới việc xem xét hay quyết định với một số điểm đến yêu thích. Như vậy,
quyết định lựa chọn điểm đến bị thúc đẩy bởi các động cơ hay đặc điểm cá nhân
của chủ thể. Động cơ này là động cơ bên trong (động cơ đẩy) đề cập đến những
nhân tố bên trong thúc đẩy hoặc tạo ra mong muốn được thỏa mãn nhu cầu đi du
lịch Crompton, 1979; Uysal and Jurowski, 1994; Klenosky, 2002). Các nghiên
cứu khác cũng cho thấy, động cơ đi du lịch là nhân tố chính quyết định sự lựa
chọn điểm đến của du khách, nên ta có thể khẳng định mối liên hệ giữa động cơ
đi du lịch với sự lựa chọn điểm đến là hoàn toàn có cơ sở ((Hudson & Shephard,
1998); (Mutinda & Mayaka, 2012a)) .
Căn cứu vào các kết quả nghiên cứu trên, nghiên cứu này đưa ra các giả
thuyết H1, H2, H3, H4, H5 có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn điểm
đến của du khách và mang dấu (+).
(2) Sự ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài đối với quyết định lựa chọn điểm
đến của du khách:
Một là, điểm đến an toàn:
Tác giả Selby, Selby, and Botterill (2010) khẳng định vai trò quan trọng
của hình ảnh điểm đến vì nó có ảnh hưởng to lớn đến quyết định đi du lịch đến
một địa điểm nào đó của du khách. Những thông tin về điểm đến, kinh nghiệm
của bản thân cũng như những tác động khác như biến động về chính trị, tác động
của thiên nhiên... đều ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của du khách. Có
nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khách du lịch, trong đó nhân tố an toàn được cho là
có ảnh hưởng nhiều nhất. Các nghiên cứu thực tế cho thấy, khách du lịch thường
hay có tâm lí sợ hãi và bị tác động mạnh bởi tình hình tội phạm tại các địa điểm
du lịch. Nghiên cứu của Brunt and Shepherd (2004) lại cho rằng những du khách
từng là nạn nhân của các tệ nạn trong du lịch thường suy nghĩ đắn đo nhiều hơn
trong những quyết định đi du lịch tiếp theo.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, chúng tôi đề xuát giả thuyết H6:
Điểm đến an toàn có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn điểm đến của
du khách và mang dấu (+).
Hai là, thông tin về điểm đến:
Thông tin về điểm đến là các thông tin quan trọng về điểm đến du lịch
(Mutinda & Mayaka, 2012); là các thông tin mà khách du lịch nhận được bao
gồm: kinh nghiệm trong quá khứ, quảng cáo và chiến lược makerting, thông tin
từ bạn bè, gia đình và xã hội (Urn & Crompton, 1990). Việc tìm kiếm thông tin
được xem là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn điểm đến du lịch
(Jacobsen and Munar, 2012). Kết quả nghiên cứu của Laws (1995), Mutinda and
Mayaka (2012b) cho thấy, các thông tin về điểm đến tích cực có ảnh hưởng tích
cực đến quyết định lựa chọn điểm đến.
Từ đây, chúng tôi đề xuất giả thuyết H7: Thông tin tích cực về điểm đến
có ảnh hưởng tích cực đến quyết định k]ạ chọn điểm đến của du khách và mang
dấu (+).
Ba là, đặc trưng của điểm đến:
Đặc trưng/hình ảnh của điểm đến là tổng hợp những nhận thức của khách
du lịch về điểm đến thông qua quá trình tiếp nhận thông tin từ các nguồn khác
snhau (Beerli & Martin, 2004). Đó là ấn tượng và sự nhận thức toàn diện được
tạo ra bởi điểm đến, bao gồm các đặc điểm chức năng liên quan đến khía cạnh
hữu hình và các đặc điểm tâm lý liên quan đến khía cạnh vô hình của điểm đến
(Echtner & Brent Ritchice, 1991). Trong nghiên cứu này, đặc điểm đặc trưng của
điểm đến được kế thừa mô hình của Mutinda và Mayaka (2012), bao gồm: phong
cảnh thiên nhiên, bầu không khí du lịch, môi trường, thời tiết; các công trình lịch
sử, kiến trúc; các hoạt động ngoài trời; thủ tục xin visa; chất lượng dịch vụ…
Về tính chất ảnh hưởng, các tác giả ((Haider & Ewing, 1990a); (Morey,
Rowe, & Shaw, 1991); Crompton (1979); (Hsu, Tsai, & Wu, 2009a);(Schroeder
& Louviere, 1999a)) cho rằng, đặc điểm/đặc trưng của điểm đến là nhân tố ảnh
hưởng lớn nhất đến sự lựa chọn đến đến du lịch. Baloglu and McCleary (1999)
đã chứng minh hình ảnh của điểm đến có ảnh hưởng quan trọng trong việc lựa
chọn điểm đến (Bulaglu, 1999) . Prayag and Ryan (2011 ) cho rằng, hình ảnh
đặc trưng của điểm đến thường được chấp nhận như là nhân tố kéo quan trọng
cho sự thành công và phát triển của một điểm đến du lịch (Prayag & Ryan, 2012)
. Các mô hình nghiên cứu của , (B. W. Keating and A. Kriz (2008)), Wu (2009),
Mutinda và Mayaka (2012) đều khẳng định điểm đến càng hấp dẫn càng tác động
lôi kéo khách du lịch tìm kiếm điểm đến.
Từ các kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi đề xuất giả thuyết H8: Đặc
trưng của điểm đến có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn điểm đến của du
khách và mang dấu (+)
Bốn là, vấn đề tài chính:
Việc du lịch luôn đòi hỏi chúng ta phải có sự tính toán kỹ càng về nhiều
việc. Trong đó, vấn đề tài chính thường là vấn đề được quan tâm hàng đầu vì mỗi
người sẽ có mức thu nhập và khả năng chi trả khác nhau. Theo Mutinda và
Mayaka (2012), vấn đề tài chính bao gồm: điểm đến phù hợp với điều kiện tài
chính; điểm đến mang lại những giá trị tương xứng với chi phí du lịch; thỏa
thuận kinh tế có lợi nhất có thể nhận được.
Các tác giả Muchapondwa & Pimhidzai (2011), Phạm Hồng Mạnh (2009),
Croes (2000), Uysal & Crompton (1984), Loeb (1982), Stronge & Redman (1982)
và Archer (1980) nhận định nhân tố chi phí có ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch. Chi
phí càng hợp lý thì nhu cầu du lịch càng tăng, từ đó ảnh hưởng đến đến quyết định
lựa chọn điểm đến. Như vậy, vấn đề tài chính cũng là một nhân tố mà du khách
quan tâm đến và có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của họ.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất giả thuyết H9:
Vấn đề tài chính phù hợp có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn điểm
đến của du khách và mang dấu (+).
Năm là, kế hoạch du lịch:
Kế hoạch du lịch hay chương trình du lịch đề cập đến lịch trình các hoạt
động như di chuyển, tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống. Nếu lịch trình chuyến đi
được sắp xếp hợp lý và thuận tiện, đảm bảo yêu cầu thăm quan, nhất là đối với
các chương trình du lịch dài ngày có ảnh hưởng nhất định đến quyết định lựa
chọn điểm đến của du khách.
Từ đây, chúng tôi để xuất giả thuyết H10: Kế hoạch du lịch có ảnh hưởng
tích cực đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách và mang dấu (+).
Dựa trên cơ sở lý thuyết vừa đề cập, nhóm tác giả xin đề xuất mô hình
nghiên cứu dự kiến tổng quát như hình 1.1. Các nhân tố cũng như thang đo cụ thể
sẽ được phân tích tổng hợp và hiệu chỉnh (nếu có) sau khi có kết quả điều tra
thực tế.

Hình 1.12. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 trình bày về tổng quan nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng
đến sự lựa chọn điểm đến của du khách ở trong và ngoài nước. Đồng thời, trình
bày cơ sở lý luận tảng để xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết bao gồm các lý
thuyết cơ bản về hành vi người tiêu dùng du lịch. Trong đó chủ yếu là các lý
thuyết về điểm đến du lịch, hành vi lựa chọn điểm đến và các nhân tố như động
cơ đi du lịch, nguồn thông tin về điểm đến. Bên cạnh đó, nội dung chương 1 còn
làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách.
Có rất nhiều các nghiên cứu đề cập đến các nhóm nhân tố ảnh hưởng, tuy nhiên
tổng hợp lại có 2 nhóm nhân tố chính đó là: (1) các nhân tố bên trong thuộc cá
nhân du khách (động cơ, tính cách, kinh nghiệm đi du lịch tới điểm đến); (2) các
nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài (nguồn thông tin, văn hóa, gia đình, lối
sống và đặc trưng của điểm đến). Dựa vào lý thuyết nền tảng về khoa học hành vi
người tiêu dùng nói chung và người tiêu dùng du lịch nói riêng cũng như các
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến, nhóm tác giả xây
dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết thể hiện sự ảnh hưởng của các nhân tố tới
quyết định lựa chọn điểm đến của du khách. Mô hình là cơ sở cho việc xác định
phương pháp nghiên cứu phù hợp cho các bước tiếp theo.
CHƯƠNG 2:
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu


2.1.1. Nghiên cứu lý luận
- Mục đích: Nhằm xây dựng đề cương nghiên cứu, cơ sở lý luận của đề tài,
thiết kế và xây dựng bảng hỏi, bảng phỏng vấn; lựa chọn phương pháp nghiên
cứu phù hợp làm cơ sở cho việc tiến hành khảo sát thực trạng các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc: điểm đến
miền Trung Việt Nam.
- Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa lý thuyết
để xác lập những vấn đề lý luận của đề tài.
- Nội dung: Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn điểm đến của du khách ở trong và ngoài nước, lý luận chung
về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách.
2.1.2. Nghiên cứu thực trạng
Để đi đến kết quả, quá trình nghiên cứu thực trạng được tiến hành theo 2
bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
2.1.2.1. Nghiên cứu sơ bộ
- Mục đích: Nhằm kiểm tra độ phù hợp và điều chỉnh mô hình lý thuyết, đồng
thời giúp khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các
khái niệm nghiên cứu, đảm bảo thang đo xây dựng phù hợp với lý thuyết.
- Phương pháp: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp
định tính.
- Tiến hành: Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật
phỏng vấn sâu (phỏng vấn sâu nhóm 10 khách du lịch Hàn Quốc).
Trước khi phỏng vấn các đối tượng được gợi ý thăm dò khả năng tham
gia, sau đó họ nhận được giấy mời chính thức kèm theo thư ngỏ cho biết tinh thần
cơ bản của cuộc phỏng vấn. Các đối tượng tham gia không cần phải chuẩn bị
trước điều gì mà chỉ cần trả lời hay thảo luận đúng những gì họ đang suy nghĩ tại
cuộc phỏng vấn. Toàn bộ quá trình phỏng vấn được ghi chép thành văn bản cũng
như ghi âm lại thông tin bởi tác giả. Mỗi cuộc phỏng vấn kèo dài trong vòng 1 đến
1,5 giờ. Các câu hỏi phỏng vấn xoay quanh các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn điểm đến miền Trung, Việt Nam của du khách; mức độ quan trọng của
từng nhân tố ảnh hưởng; mức độ chắc chắn của dự định thể hiện ở mức nào.
Đồng thời, phỏng vấn các đối tượng nội dung thang đo sơ bộ có rõ ràng, dễ hiểu
dễ hiểu không? Ý nghĩa của từng item là gì? Có thay đổi bổ sung nội dung nào
không? Vì sao? Kết quả nghiên cứu định tính được sử dụng làm tiền đề cho việc
điều chỉnh thang đo sơ bộ trong nghiên cứu định lượng sơ bộ, và làm đề cho
nghiên cứu định lượng chính thức.
2.1.2.2. Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua quá trình khảo sát trực tiếp 400
khách du lịch Hàn Quốc tại các TP Huế, Đà Nẵng và Hội An. Du khách sử dụng
thời gian khoảng 20-30 phút cho việc trả lời câu hỏi. Một số đặc điểm chung
được đề cập bao gồm: Giới tính, tình trạng hôn nhân, năm sinh, trình độ, thu
nhập bình quân gia đình, họ và tên, địa chỉ.
2.2. Quy trình nghiên cứu

1 Tìm hiểu các nghiên cứu Xây dựng mô hình lý thuyết

Điều chỉnh thang đo Thiết kế câu hỏi định tính


định lượng và phỏng vấn sâu (n=10)

Thang đo định Khảo sát thử thang


2 đo định lượng sơ bộ, điểu chỉnh
lượng sơ bộ

Thang đo chính thức

Điều tra khoảng Phân tích độ tin Loại những biến số


chính thức (n=200) cậy có độ
tương quan thấp (<0.3)

Phân tích thống Phân tích thống


kê mô tả (Mean) kê suy luận (hồi Kiểm tra mô hình
3 lý thuyết
quy)

1: Tổng quan lý thuyết 2: Nghiên cứu sơ bộ 3: Nghiên cứu chính thức


Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu
2.3. Chọn mẫu nghiên cứu
2.3.1. Khách thể/mẫu nghiên cứu
2.3.1.1. Mẫu nghiên cứu sơ bộ
- Mẫu nghiên cứu định tính sơ bộ gồm 10 khách du lịch Hàn Quốc đang có
chuyến đi tại các tỉnh thành Miền Trung Việt Nam (Huế, Đà Nẵng và Hội An).
- Mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ khảo sát thử để kiểm định thang đo:
Chọn mẫu ngẫu nhiên 61 khách du lịch Hàn Quốc ở những độ tuổi khác nhau và
nghề nghiệp khác nhau đang có chuyến đi tại các tỉnh thành Miền Trung Việt
Nam (Huế, Đà Nẵng và Hội An).
2.3.1.2. Mẫu nghiên cứu chính thức
- Cỡ mẫu: Liên quan đến quy mô của mẫu nghiên cứu, cho đến nay có
nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định kích thước mẫu. Các nhà nghiên
cứu cũng khá linh hoạt trong việc áp dụng cách chọn mẫu. Có nhà nghiên cứu cho
rằng kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 - 150 (Hair và cộng sự, 1998). Cũng có
tác giả khác cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200 (Hoelter, 1983).
Với tiêu chí lựa chọn mẫu có tính đại diện và hiệu quả, nghiên cứu này
chọn cách tính cỡ mẫu khi không biết tổng thể. Số lượng mẫu dự kiến khảo sát
được tính theo công thức: trong đó p = 0,5 là tỷ lệ khách du lịch mang giới tính
nữ là 50% nên q = 1 – p = 0,5 là tỷ lệ khách du lịch có giới tính nam là 50%; z =
1,96 ứng với mức độ tin cậy 95%; e = 0,07 ứng với sai số cho phép là 7%. Từ đó
ta có số mẫu cần điều tra tối thiểu là 196.
- Mẫu của nghiên cứu được lựa chọn dựa trên phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên những du khách Hàn Quốc đang có chuyến đi tại một số tỉnh thành Miền
Trung, Việt Nam (Huế, Đà Nẵng và Hội An).
2.4. Xây dựng thang đo
2.4.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng
Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của du
khách chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu này là của Mutinda và Mayaka (2012)
xây dựng để khảo sát trên khách thể ở Kenya. Thang đo này có 34 item, chia làm
hai nhóm nhân tố cơ bản: nhóm nhân tố bên trong và nhóm nhân tố bên ngoài.
Nhóm nhân tố bên trong, cụ thể là động cơ đi du lịch có 17 item, chia
làm 5 nhóm thúc đẩy: Kiến thức và khám phá, giải trí và thư giãn, văn hóa và tôn
giáo, gia đình và bạn bè, tự hào về chuyến đi.
Nhóm nhân tố bên ngoài có 17 item, chia làm 5 nhóm gồm: An toàn cá nhân,
thông tin về điểm đến, đặc trưng của điểm đến, vấn đề tài chính, kế hoạch đi du lịch.
Các phát biểu về các nhân tố ảnh hưởng được xây dựng trên Likert 5 điểm
(1 Hoàn toàn không ảnh hưởng ;2 Không ảnh hưởng ;3 Bình thường ; 4 ảnh
hưởng ; 5 rất ảnh hưởng).
Để thuận tiện trong việc phỏng vấn chúng tối tiến hành chuyển ngữ thang
đo từ tiếng Anh sang tiếng Hàn. Việc chuyển ngữ theo qui trình: một người dịch
xuôi từ tiếng Anh sang tiếng Hàn, một người khác dịch ngược từ tiếng Hàn sang
tiếng Anh, sau đó đối chiếu, trao đổi để có được bản dịch tiếng Hàn chính xác
nhất, phản ánh đúng nội hàm của thang đo gốc.
Xin ý kiến chuyên gia và điều chỉnh nội dung thang đo cho phù hợp với
văn phong tiếng Việt và tiếng Hàn.
Bảng 2.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến
của khách du lịch

Thang đo Nguồn
hiệu
Kiến thức và khám phá
BT 1 Có cơ hội để nâng cao hiểu biết về các vùng đất mới Muntinda and
BT 2 Tham quan những nơi tôi chưa từng đến trước đây Mayaka (2012)
BT 3 Tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất mới
BT 4 Gặp gỡ những người bạn mới ở những nền văn hóa khác nhau
BT 5 Gặp gỡ những người bạn mới có cùng sở thích
BT 6 Trải nghiệm lối sống mới và khác biệt ở miền đất mới
Giải trí và thư giãn
BT 7 Tìm kiếm cảm giác mạnh và hứng thú
BT 8 Tìm kiếm một nơi vui vẻ và sang trọng
BT 9 Cơ hội đi thật xa khỏi nhà
BT10 Cơ hội rời xa công việc bận rộn
BT11 Tìm kiếm một nơi chỉ để thư giãn, không làm gì cả
Văn hóa và tôn giáo
BT12 Tìm hiểu các nhân tố tôn giáo và văn hóa
Gia đình và bạn bè
BT13 Thăm viếng bạn bè và người thân
BT14 Điểm đến cung cấp các hoạt động vui chơi, giải trí cho cả gia đình
BT15 Bên nhau như một gia đình
Tự hào về chuyến đi
BT16 Đến những nơi mà bạn bè tôi chưa bao giờ đến
BT17 Để được trải nghiệm như bạn bè/ người thân/ đồng nghiệp đã
trải qua
An toàn cá nhân
BN1 Điểm đến đảm bảo an toàn cá nhân
Thông tin về điểm đến
BN2 Thông tin về điểm đến tích cực, rõ ràng
Đặc trưng của điểm đến
BN3 Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp
BN4 Bầu không khí du lịch náo nhiệt, nhiều kỳ thú
BN5 Điểm đến là nơi dễ xin visa du lịch
BN6 Điểm đến sạch sẽ và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh tiêu chuẩn vệ sinh
BN7 Môi trường không bị ô nhiễm
BN8 Thời tiết tại điểm đến phù hợp với hoạt động du lịch
BN9 Bãi biển đẹp
BN10Các công trình và địa điểm du lịch có giá trị lịch sử hoặc khảo cổ
BN11Các hoạt động ngoài trời phong phú, đa dạng
BN12Hoạt động cắm trại hoang dã thuận lợi
BN13Đại lý du lịch sắp xếp, ký gửi hành lý tốt
Vấn đề tài chính
BN14Điểm đến phù hợp với điều kiện tài chính của tôi
BN15Điểm đến mang lại những giá trị tương xứng với chi phí du lịch
BN16Thỏa thuận kinh tế có lợi nhất mà tôi có thể nhận được
Kế hoạch đi du lịch
BN17Lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện
2.4.2. Thang đo các quyết định lựa chọn điểm đến
Thang đo sự lựa chọn điểm đến thể hiện ở hai khía cạnh: thứ nhất là sự
cam kết lựa chọn điểm đến của du khách chưa bao giờ tới điểm đến, thứ hai là
lòng trung thành của những du khách đã từng tới điểm đến ít nhất 1 lần. Thang
đo này được phát triển dựa trên nghiên cứu của Muntinda and Mayaka (2012),
Jalilvand và cộng sự (2012), (Bigne & Andreu, 2004), (Lam & Hsu, 2005),
Correia and Pimpao (2008), (Pietro, Virgilio, & Pantaano, 2012). Các phát biểu
về sự lựa chọn điểm đến được xây dựng dựa trên Likert 5 điểm từ 1= Hoàn toàn
không đồng ý đến 5= Hoàn toàn đồng ý.
Bảng 2.2. Thang đo sự lựa chọn điểm đến
Kí hiệu Thang đo Nguồn
Sự lựa chọn điểm đến
Tôi đã biết về điểm đến nhưng tôi cần thêm nhiều thông Muntinda and
LC 1 tin để quyết định có đi du lịch đến đó hay không Mayaka (2012),
LC 2 Tôi sẽ đi du lịch đến đó khi có điều kiện Jalilvand và

LC 3 Tôi thích tới điểm đến hơn bất cứ điểm du lịch nào khác cộng sự (2012)
Bigne và cộng sự
LC4 Tôi chắc chắn tôi sẽ đi du lịch tới điểm đến trong tương lai
(2004), Lam and
LC 5 Tôi sẽ quay trở lại điểm đến trong một thời gian sớm nhất
Hsu (2005), Correia
Tôi sẽ giới thiệu những nét đẹp của điểm đến tới bạn bè, and Pimpao (2008),
LC 6 người thân, đồng nghiệp của tôi Pietro và cộng sự
(2012)

2.5. Thiết kế bảng hỏi


Bảng hỏi hay phiếu điều tra là một kỹ thuật có cấu trúc nhằm thu thập
thông tin hay dữ liệu dựa vào hệ thống các câu hỏi dành cho một đối tượng
nghiên cứu nhất định (Malholtra, 1999). Có hai loại bảng hỏi cơ bản là bảng
hỏi phỏng vấn sâu dành cho phương pháp nghiên cứu định tính và bảng hỏi
điều tra khảo sát dành cho phương pháp nghiên cứu định lượng. Nhằm đạt
được mục tiêu nghiên cứu, tác giả xây dựng 2 loại bảng hỏi là (1) câu hỏi
phỏng vấn sâu nhằm mục tiêu khám phá tìm hiểu các nhân tố và thang đo
cho các nhân tố đề cập; (2) bảng hỏi điều tra khảo sát là bảng hỏi chính thức
dành cho khách du lịch Hàn Quốc khi lựa chọn điểm đến miền Trung, Việt
Nam nhằm kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với quyết định
lựa chọn điểm đến của họ.
2.5.1. Câu hỏi phỏng vấn sâu
Câu phỏng vấn sâu (Phụ lục 01) gồm có hai nội dung chính: phần A giới
thiệu về mục tiêu của cuộc phỏng vấn; Phần B là những câu hỏi về nội dung
chính như thông tin cá nhân của người được hỏi; các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn điểm đến miền Trung, Việt Nam của du khách; mức độ quan
trọng của từng nhân tố ảnh hưởng; mức độ chắc chắn của dự định thể hiện ở mức
nào. Đồng thời, kiểm tra nội dung thang đo sơ bộ có rõ ràng, dễ hiểu dễ hiểu
không? Ý nghĩa của từng item là gì? Có thay đổi bổ sung nội dung nào không?
Vì sao?
2.5.2. Bảng hỏi điều tra khảo sát
Sau khi nhận được sự góp ý của chuyên gia, chúng tôi điều chỉnh lại một
số câu từ cho phù hợp với văn hóa Đông Á, Chúng tôi tiến hành xây dựng bảng
hỏi điều tra khảo sát.
Ngoài phần lời giới thiệu về mục đích của cuộc điều tra, bảng khảo sát
(Phụ lục 02) gồm 2 phần: phần 1 thu thập các thông tin về đặc điểm nhân khẩu
học; phần 2 thu thập các thông tin về mức độ đồng ý của từng thang đo của các
nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến miền Trung, Việt Nam của khách
du lịch Hàn Quốc và sự lựa chọn điểm đến của họ.
Để kiểm tra độ tin cậy của bảng hỏi khảo sát làm cơ sở cho việc khảo sát
chính thức, chúng tôi tiến hành khảo sát thử trên 61 khách du lịch Hàn Quốc
đang đi du lịch tại một số tỉnh/thành miền Trung Việt Nam.
Kết quả cho thấy, độ tin cậy của thang đo các nhân tố bên trong với 17
item là r = 0,93; thang đo các nhân tố bên ngoài với 17 item là r = 0.95; thang đo
Sự lựa chọn điểm đến với 6 item là r = 0.92. Bên cạnh đó, hầu hết du khách đều
cho rằng lời hướng dẫn thực hiện và nội dung thang đo rõ ràng, dễ hiểu.
Kết quả này cho thấy bảng hỏi khảo sát sau khi điều chỉnh trong bối cảnh
văn hóa Đông Á cho du khách Hàn Quốc có thể sử dụng được và đem lại kết quả
chính xác và khách quan cho nghiên cứu này.
2.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
2.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu theo 2 nguồn, bao gồm nguồn dữ liệu thứ
cấp và nguồn dữ liệu sơ cấp.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập các dữ liệu thứ cấp từ
các tổ chức nghiên cứu, các công trình nghiên cứu liên quan được công bố;
các cơ quan, ban ngành liên quan của Sở Du lịch Huế, Đà Nẵng, Hội An.
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Tiến hành khảo sát thực địa trên địa bàn TP Huế, Đà Nẵng, Hội An.
Phương pháp thu thập dữ liệu chính thức là phát bảng hỏi trực tiếp cho du
khách Hàn Quốc nên thông tin thu được đảm bảo tính chính xác cao nhất.
2.6.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu lại các phiếu điều tra, chúng tôi tiến hành lọc phiếu và làm
sạch dữ liệu bằng cách lập bảng tần số cho tất cả các biến, rồi chỉnh sửa các biến
thiếu sót hoặc có lỗi. Với những phiếu thiếu sót thông tin hoặc không hợp lệ sẽ bị
loại bỏ nhằm đảm bảo cho tính chính xác của kết quả nghiên cứu.
Để thực hiện việc xử lý số liệu đảm bảo tính chính xác, chúng tôi sử dụng
phần mềm SPSS20.0. Các chỉ số cần được phân tích như sau:
(1) Phương pháp phân tích độ tin cậy của thang đo
- Sử dụng mô hình Cronbach’s Coefficient alpha để phân tích độ tin cậy
của thang đo. Nhờ phương pháp này, chúng ta có thể xác định những câu/mệnh
đề làm giảm độ tin cậy của thang đo và cần chỉnh sửa hoặc loại bỏ nó để tăng độ
tin cậy của thang đo. Các chỉ tiêu sau cần đạt được để đảm bảo độ tin cậy cho
thang đo:
+ Giá trị của cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể đảm bảo được độ tin
cậy cho các công cụ nghiên cứu; từ 0.8 đến 1 là thang đo tốt. Tuy nhiên, đối với
các thang đo mới sử dụng, alpha từ 0.5 trở lên là có thể chấp nhận được (Hoàng
Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
+ Giá trị Corrected Item- Total Correlation ở từng item ≥ 0.3 được coi là
thích hợp. Đạt giá trị này, các item của phép đo có tính đồng nhất và đều đóng
góp cho độ tin cậy của toàn bộ phép đo (Nguyễn Công Khanh, 2005).
(2) Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Trong phần này, chúng tôi sử dụng các chỉ số sau:
- Kiểm tra phân phối chuẩn của mẫu
Phân tích phân phối chuẩn của mẫu để kiểm tra sự phân bố dữ liệu có thể
tuân theo quy luật phân phối chuẩn hay không, từ đó biết được có thể áp dụng các
kỹ thuật định lượng bằng phân tích phương sai để ước lượng các tham số trong quá
trình kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.
Hai tham số được sử dụng để kiểm tra tính phân phối chuẩn của mẫu là
các chỉ số Skewness (độ lệch) và Kurtosis (độ nhọn). Với phân phối bình thường,
giá trị của độ lệch và độ nhọn bằng 0. Căn cứu trên tỷ số giữa giá trị Skewness và
Kurtosis và sai số chuẩn của nó, ta có thể đánh giá phân phối có bình thường hay
không. Nếu dữ liệu tuân theo phân phối chuẩn thì hai thông số bằng 0, khi tỷ số
này nhỏ hơn – 2 và lớn hơn 2 thì phân phối là không bình thường.
- Lập bảng tần suất để xem xét sự phân bố của các giá trị
- Điểm trung bình: để tính điểm đạt được của từng nhân tố cũng như của
từng nhóm nhân tố.
- Độ lệch chuẩn: để đánh giá mức độ phân tán hoặc thay đổi của điếm số
xung quanh giá trị trung bình.
(3) Phương pháp phân tích thống kê suy luận
- Phân tích tương quan nhị biến: Để tìm hiểu sự liên hệ bậc nhất giữa các
biến số của nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyến đi của du khách.
Chúng tôi sử dụng hệ số tương quan Peason Product Moment. Hệ số này có giá
trị từ -1 đến +1, cho biết độ chặt chẽ và hướng biến thiên của mối liên hệ đó. Giá
trị + (r>0) cho biết mối quan hệ thuận giữa hai biến số. Giá trị - (r<0) cho biết
mối liên hệ nghịch giữa hai biến số. Khi r = 0 thì hai biến số không có mối quan
hệ. Ở đây, chúng tôi chọn α = 0,05 là cấp độ có ý nghĩa về mặt thống kê. Khi p<
0,05 thì giá trị được chấp nhận là có ý nghĩa về mặt thống kê cho việc phân tích
mối quan hệ giữa hai biến đó.
- Phân tích hồi quy tuyến tính bội: Phương pháp này cho phép xem xét
mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập. Ta thường dùng hồi
quy để dự đoán biến phụ thuộc từ những biến độc lập. Phân tích hồi quy xem xét
trường hợp khi các biến độc lập biến đổi thì biến phụ thuộc biến đổi như thế nào.
Cụ thể trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét các nhân tố ảnh hưởng có khả
năng dự báo mức độ quyết định sự lựa chọn điểm điến hay không và mức độ dự
đoán bao nhiêu %.
2.7. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu
2.7.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu
Hàn Quốc là một quốc gia nằm trên bán đảo Triều Tiên, có vị trí địa lý
khá thuận lợi để phát triển kinh tế, là đất nước có nền kinh tế phát triển thứ hai
Châu Á, thứ 13 thế giới với các sản phẩm nổi tiếng đặc biệt là điện tử, ô tô, hóa
chất, dệt… Với một nền kinh tế phát triển cao, đời sống chính trị ổn định, người
dân Hàn Quốc, đặc biệt là giới trẻ Hàn Quốc trở lên năng động, thích đi du lịch
để tìm hiểu những điều mới lạ.
Là đất nước phát triển, hiện đại nhưng trong nếp của người Hàn Quốc vẫn
giữ được những nét truyền thống, họ rất coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc và đề
cao giáo dục.
Người Hàn Quốc rất dễ gần, giao tiếp cởi mở, thoải mái, họ luôn thể hiện là
những người ham học hỏi, năng động, cần cù, coi trọng đạo lý và nhân tố tinh thần.
Người Hàn Quốc thích du ngoạn, vui chơi và làm việc đều hết mình. Họ
phân biệt rõ ràng các vấn đề như công việc, gia đình, vui chơi.
Thanh niên có xu hướng sống hiện đại, thực tế, năng động, thích giao tiếp,
dễ hòa nhập thích nghi với hoàn cảnh mới, thích đi du lịch và tham dự các hoạt
động mang tính chất phong trào phù hợp với giới trẻ.
Khách du lịch Hàn Quốc thích các loại hình du lịch biển, nghỉ ngơi, tìm
hiểu văn hóa; thích chơi thể thao, đặc biệt là các môn thể thao như: bóng đá,
bóng chuyền, golf, bóng chày, võ thuật; thích được sống trong bầu không khí vui
vẻ với những cuộc tham quan và các hoạt động tập thể; thích ăn các món hải sản,
thịt bò, thích các loại gia vị như tỏi, hành, ớt… và thường dùng dầu vừng trong
chế biến món ăn.
Khách du lịch Hàn Quốc thường có xu hướng thích đến thăm quan các di
tích lịch sử văn hoá như đình chùa, tham gia các lễ hội truyền thống, thưởng thức
các loại hình nghệ thuật đạc sắc của địa phương. Họ cũng đặc biệt quan tâm tới
các mặt hàng truyền thống như những đồ làm từ gỗ, tre, thân cây dừa như: tượng
phật, tượng thiếu nữ, một số vật dụng: muỗng, thìa, đũa…
Khách du lịch Hàn Quốc có khả năng thanh toán khá cao. Do đó, họ
thường lựa chọn các dịch vụ du lịch loại khá trở lên
Có thể nói tâm lý nói chung và tâm lý khi đi du lịch nói riêng của khách
du lịch Hàn Quốc khá phong phú và phức tạp. Nó được thể hiện rõ nét trong việc
ăn, ở, di chuyển, tham quan, mua sắm. Do đó, việc tìm hiểu và nắm bắt tâm lý
tiêu dùng du lịch của họ sẽ giúp ngành du lịch khai thác có hiệu quả thị trường
đầy tiềm năng này.
2.7.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Miền Trung, dải đất thân thương nối liền hai miền Nam - Bắc của Việt Nam
được biết đến với cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp và nhiều di sản văn hóa giàu bản
sắc dân tộc, trong đó Huế, Đà Nẵng và Hội An là 3 địa điểm du lịch nổi tiếng.
Một là, điểm đến Huế:
Huế là điểm đến đặc trưng bởi loại hình du lịch văn hóa với hai di sản
là Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã Nhạc cung đình.
Nét đẹp trữ tình, thơ mộng của xứ Huế như đưa du khách trở về với những
công trình kiến trúc mang đậm bản sắc phong kiến một thời tại Việt Nam. Nằm
bên bờ Bắc sông Hương, ngay giữa lòng thành phố Huế, Quần thể di tích Cố đô
Huế là những di tích lịch sử, văn hóa do nhà Nguyễn chủ trương xây dựng trong
khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX trên địa bàn kinh đô
Huế xưa. Quần thể di tích là hệ thống kiến trúc biểu thị quyền uy của chế độ
phong kiến nhà Nguyễn sau bao thăng trầm, gồm: Kinh đô Huế, Hoàng thành
Huế, Tử cấm thành Huế, được sắp xếp tổng hòa từ mặt Nam ra mặt Bắc, theo
kiến trúc giao thoa giữa Đông và Tây. Đặc biệt, trong Kinh thành Huế, kiến trúc
lăng tẩm của các vị vua nhà Nguyễn được xem là những thành tựu độc đáo thể
hiện sự uy nghiêm của chế độ phong kiến một thời. Ngoài ra, du khách cũng có
thể ghé qua một vài địa danh như sông Hương, núi Ngự, Lăng Cô, Chùa Thiên
Mụ,...nơi tổ điểm cho Quần thể di tích cố đô Huế.
Nhã Nhạc cung đình Huế được Unesco công nhận là Kiệt tác truyền khẩu
và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Đây là thể loại nhạc của cung đình thời
phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội trong năm dưới triều đại nhà
Nguyễn. Được xem là quốc nhạc nên Nhã nhạc cung đình Huế là biểu tượng của
sự thịnh vượng và trường tồn của vương triều. Trong đó có sự tổng hợp nhiều
loại hình nghệ thuật, thể loại, chủng loại nhạc khí và âm sắc, cơ cấu tổ chức dàn
nhạc,...giúp người thưởng thức không cảm thấy nhàm chán.
Theo thống kê, số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế năm 2018 đạt
4,8 triệu, tăng 14% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt đạt 2,186 triệu.
Khách du lịch Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu các thị trường khách quốc tế đến Huế
trong năm 2019, chiếm 19,9%.
Hai là, điểm đến Đà Nẵng:
Đà Nẵng chưa có Di sản thế giới, nhưng thành phố bên dòng sông Hàn thơ
mộng luôn tự hào là trung tâm của “Con đường Di sản thế giới” dài 1.500km,
được mệnh danh là “thành phố đáng sống” của Việt Nam. Với vị trí thuận lợi trên
Con đường Di sản, Đà Nẵng còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của
miền Trung-Tây Nguyên, do đó, nếu nhìn một cách khách quan, cơ sở hạ tầng,
giao thông… hơn các tỉnh, thành khác (trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên).
Đà Nẵng có bãi biển đẹp, có Non Nước, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà… như một
sự hội tụ các lợi thế khách quan và chủ quan hiếm thấy để phát triển - bảo tàng duy
nhất ở Đông Nam Á lưu giữ những dấu tích của nền văn hóa Chămpa rực rỡ, với
gần 500 tác phẩm điêu khắc nguyên bản được sáng tạo trong giai đoạn từ thế kỷ thứ
7 đến thế kỷ 15. Những thành tựu kiến trúc, điêu khắc và văn hóa độc đáo Chămpa
còn được lưu giữ tại Thánh địa Mỹ Sơn, cách Đà Nẵng 70km về phía tây nam.
Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, năm 2019 Đà Nẵng đón 7,08 triệu khách đến
thăm quan, trong đó khách trong nước 4,91 triệu, khách quốc tế 2,16 triệu. Khách
du lịch Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu các thị trường khách quốc tế đến Đà Nẵng
trong năm 2019, chiếm 57%.
Ba là, điểm đến Hội An:
Nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, phố cổ Hội An được xem
là đô thị cổ của người Việt xa xưa. Đô thị cổ Hội An là sự bảo tồn nguyên vẹn và
chu đáo về một cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á. Đường phố ở khu phố cổ
thường hẹp và ngắn, uốn lượn quanh co như bàn cờ. Những ngôi nhà lợp ngói âm
dương, bức tường bám rêu phong, cũ kỹ và những hoa văn điêu khắc do các nghệ
nhân người Việt, người Hoa, người Nhật,... thực hiện là chứng tích về các công
trình kiến trúc cổ xưa được gìn giữ cho đến ngày nay. Cùng với đó là những
phong tục, nghi lễ, tín ngưỡng tôn giáo chịu sự giao thoa của các nền văn hóa
khác nhau trên thế giới đã hình thành nên những bản sắc văn hóa rất riêng của
người Hội An.
Những năm gần đây, Hội An đã trở thành một trong những điểm đến du
lịch có tiềm năng lớn tại Việt Nam. Năm 2019, Hội An đã đón 7.6 triệu khách,
trong đó khách quốc tế là 4,6 triệu. Riêng khách du lịch Hàn Quôc chiếm trên
50% cơ cấu khách du lịch quốc tế.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 của nghiên cứu đã làm rõ các nội dung cơ bản trong tổ chức
và phương pháp nghiên cứu. Thứ nhất, trình bày các bước nghiên cứu sơ bộ
và các bước nghiên cứu chính thức. Thứ hai, chỉ ra toàn bộ quy trình thực hiện
các nghiên cứu. Thứ ba, đề cập đến việc xây dựng thang đo các nhân tố dựa
vào các nghiên cứu trước đây và kết quả nghiên cứu định tính, làm cơ sở hình
thành bàng hỏi để thực hiện nghiên cứu chính thức và phân tích dữ liệu... Thứ
tư, trình bày các phương pháp nghiên cứu được áp dụng và phương pháp phân
tích dữ liệu. Cuối cùng, trình bày vài nét khái quát về khách thể khảo sát và
địa bàn nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu chính thức


Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu khảo sát
Đặc điểm Mẫu n=203
Tần số Tỷ lệ %
Giới tính
Nam 84 41.4
Nữ 119 58.6
Tuổi
<18 8 3.9
19-30 16 7.9
31-40 25 12.3
41-50 33 16.3
>50 121 59.6
Học vấn
THPT 105 51.7
TC-CĐ 41 20.2
ĐH 42 20.7
SĐH 15 7.4
Nghề nghiệp
Doanh nhân 78 38.4
CBVC 14 6.9
Học sinh 7 3.4
Lao động phổ thông 22 10.8
Hưu trí 12 5.9
Khác 70 34.5
Vùng miền
Gyeonggi 14 6.9
Gangwon 1 .5
South Chungcheong 3 1.5
North Gyeonsang 29 14.3
South Gyeonsang 16 7.9
South Jeolla 12 5.9
Jeju 3 1.5
Seoul 66 32.5
Busan 59 29.1
Tổng thể mẫu khảo sát chính thức của nghiên cứu được phát ra là 225
khách du lịch Hàn Quốc, thu về 220, loại đi các phiếu trả lời không đạt yêu cầu
và làm sạch dữ liệu, mẫu nghiên cứu còn lại đưa vào phân tích là 203 với một số
đặc điểm chính như sau:
- Giới tính: có 84 du khách là nam (41.4%); du khách là nữ (58.6%).
- Tuổi: có 24 du khách là dưới 30 tuổi (11.8%); 25 du khách là từ 31-40
tuổi (12.3%); 33 du khách là từ 41-50 tuổi (16.3%); 121 du khách là trên 50 tuổi
(59.6%).
- Học vấn: có 105 du khách là trình độ THPT (51.7%); có 41 du khách là
trình độ trung cấp, cao đẳng (20.2%); có 15 du khách là trình độ đại học (20.7%);
có 42 du khách là trình độ sau đại học (7.4%).
- Nghề nghiệp: có 78 du khách là kinh doanh (38.4%); có 36 du khách là
viên chức và lao động phổ thông (17.7%); có 89 du khách là làm các ngành nghề
khác (43.9%)
- Vùng miền: có 14 du khách là đến từ Gyeonggi (6.9%); có 1 du khách
là đến từ Gangwon (0.5%); có 3 du khách là đến từ South Chungcheong (1.5%);
có 29 du khách là đến từ North Gyeonsang (14.3%); có 16 du khách là đến từ
South Gyeonsang (7.9%); có 12 du khách là đến từ South Jeolla (5.9%); có 12 du
khách là đến từ South Jeolla (5.9%); có 3 du khách là đến từ Jeju (1.5%); có 66
du khách là đến từ Seoul (32.5%); có 59 du khách là đến từ Busan (29.1%).

3.2. Độ tin cậy của thang đo


Kết quả hệ số Cronbach’s alpha của các thang đo về các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách Hàn Quốc, điểm đến Miền Trung
Việt Nam gồm các nhân tố bên trong, các nhân tố bên ngoài và sự lựa chọn điểm đến
được thể hiện trong các bảng 3.3.
Bảng 3.2. Độ tin cậy của thang đo
Item Tương quan giữa các items Crobach alpha nếu như các
và tổng thể câu được loại bỏ
Các nhân tố bên trong (N=17), Cronbach alpha =0.926
Câu 1 .581 .923
Câu 2 .555 .924
Câu 3 .631 .922
Câu 4 .494 .926
Câu 5 .562 .924
Câu 6 .607 .922
Câu 24 .493 .926
Câu 25 .669 .921
Câu 26 .708 .920
Câu 27 .764 .919
Câu 28 .758 .919
Câu 29 .712 .920
Câu 30 .643 .921
Câu 31 .637 .922
Câu 32 .619 .922
Câu 33 .691 .920
Câu 34 .629 .922
Các nhân tố bên ngoài (N=17), Cronbach alpha = 0.942
Câu 7 .641 .939
Câu 8 .700 .938
Câu 9 .616 .940
Câu 10 .710 .938
Câu 11 .730 .937
Câu 12 .730 .937
Câu 13 .673 .939
Câu 14 .748 .937
Câu 15 .659 .939
Câu 16 .671 .939
Câu 17 .440 .944
Câu 18 .690 .938
Câu 19 .748 .937
Câu 20 .710 .938
Câu 21 .710 .938
Câu 22 .712 .938
Câu 23 .688 .938
Sự lựa chọn điểm đến (N=6), Cronbach alpha = 0.932
Câu 35 .760 .925
Câu 36 .775 .923
Câu 37 .834 .915
Câu 38 .823 .917
Câu 39 .828 .917
Câu 40 .786 .921
Kết quả kiểm định độ tin cậy (bảng 3.3) cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha của
thang đo Các nhân tố bên trong với 17 item là 0.926, thang đo Các nhân tố bên ngoài
với 17 item là 0.942 và thang đo Sự lựa chọn điểm đến với 6 item là 0.932. Hệ số
tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều cao hơn mức cho phép. Các hệ số này đều lớn
lớn hơn 0.3. Kết quả này cho thấy các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này có
độ tin cậy cao, kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy.
3.3. Kiểm tra tính phân phối chuẩn của mẫu
Kết quả kiểm tra tính phân phối chuẩn của mẫu thông qua các chỉ số
Skewness và Kurtosis cho thấy, hầu hết các chỉ số này của tập dữ liệu các biến
quan sát đều được phân bố trong khoảng [-2;+2], một biến nằm trong giới hạn
trên [-2;+2], chứng tỏ, tập dữ liệu có phân phối xấp xỉ phân phối chuẩn. Vì thế,
cho phép áp dụng các kỹ thuật định lượng bằng phân tích phương sai để ước
lượng các tham số trong quá trình kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và
các giả thuyết nghiên cứu.
Bảng 3.3. Kiểm tra tính phân phối chuẩn của mẫu
Chỉ số Skewness Chỉ số Kurtosis
Biến quan sát Mẫu
Phân bố Std. Error Phân bố Std. Error
Câu 1 203 -.801 .171 -.188 .340
Câu 2 203 -.887 .171 -.104 .340
Câu 3 203 -1.023 .171 .184 .340
Câu 4 203 -.376 .171 -.983 .340
Câu 5 203 -.344 .171 -.962 .340
Câu 6 203 -.926 .171 .057 .340
Câu 7 203 -.815 .171 -.174 .340
Câu 8 203 -.912 .171 .008 .340
Câu 9 203 -.493 .171 -.784 .340
Câu 10 203 -1.036 .171 .218 .340
Câu 11 203 -1.117 .171 .596 .340
Câu 12 203 -1.138 .171 .731 .340
Câu 13 203 -.864 .171 -.031 .340
Câu 14 203 -.718 .171 .009 .340
Câu 15 203 -1.097 .171 .666 .340
Câu 16 203 -.659 .171 -.325 .340
Câu 17 203 -.586 .171 -.288 .340
Câu 18 203 -.538 .171 -.381 .340
Câu 19 203 -1.003 .171 .478 .340
Câu 20 202 -1.050 .171 .497 .341
Câu 21 203 -.641 .171 -.396 .340
Câu 22 202 -.729 .171 .034 .341
Câu 23 203 -1.134 .171 .775 .340
Câu 24 203 -.443 .171 -.888 .340
Câu 25 203 -.505 .171 -.686 .340
Câu 26 203 -.842 .171 .162 .340
Câu 27 203 -.769 .171 .260 .340
Câu 28 203 -.636 .171 -.174 .340
Câu 29 203 -.602 .171 -.315 .340
Câu 30 203 -.833 .171 .198 .340
Câu 31 203 -.968 .171 .764 .340
Câu 32 203 -.734 .171 .164 .340
Câu 33 203 -.718 .171 -.208 .340
Câu 34 203 -.499 .171 -.771 .340
Câu 35 203 -.635 .171 -.198 .340
Câu 36 203 -1.106 .171 .894 .340
Câu 37 203 -.713 .171 -.270 .340
Câu 38 203 -.768 .171 .116 .340
Câu 39 203 -.645 .171 -.266 .340
Câu 40 203 -1.097 .171 .687 .340
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ nguồn điều tra trên SPSS năm 2019

3.4. Mô tả chung về các đặc điểm của khái niệm nghiên cứu
Nghiên cứu này tiếp cận các khái niệm: (1) các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc, với điểm đến là Miền
Trung, Việt Nam gồm hai nhóm nhân tố: Nhóm các nhân tố bên trong và nhóm
các nhân tố bên ngoài. Đối với các nhân tố bên trong, nghiên cứu xem xét động
cơ thực hiện chuyến đi của du khách, bao gồm: kiến thức và khám phá, giải trí và
thư giãn, văn hóa và tôn giáo, gia đình và bạn bè, tự hào về chuyến đi. Đối với
các nhân tố bên ngoài, nghiên cứu xem xét các nhân tố như: an toàn cá nhân,
thông tin về điểm đến, đặc trưng của điểm đến, chi phí cho chuyến đi và lịch
trình chuyến đi hợp lý, thuận tiện; (2) Sự lựa chọn điểm đến của du khách.
- Xét theo toàn mẫu: Kết quả nghiên cứu (bảng 3.4) cho thấy, du khách Hàn
Quốc lựa chọn đến các tỉnh Miền Trung, Việt Nam đi du lịch với nhiều động cơ
khác nhau. Về động cơ đẩy, “Giải trí và thư giãn” là yếu tố có điểm trung bình cao
nhất (M = 3.87), cho thấy du khách Hàn Quốc lựa chọn điểm đến Miền Trung trước
hết là muốn được giải trí và nghỉ ngơi thư giản. Nghiên cứu của Cohen J. (1988) chỉ
ra, một trong những động cơ đẩy quan trọng trong việc ra quyết định du lịch đó là sự
mới mẻ để giải trí và thư giản, vì tìm kiếm sự mới mẻ là điều mà hầu như du khách
nào cũng hướng đến [3]. Tiếp đến là muốn được tìm hiểu sự khác biệt về “Văn hóa
và tôn giáo” (M = 3.84), cũng như muốn tìm hiểu “Kiến thức và khám phá” (M =
3.77) những điều mới mẻ về vùng đất này. Tỷ lệ khách có động cơ thể hiện bản
thân, tự hào về chuyến đi hay thăm hỏi, phát triển các mối quan hệ bạn bè cũng ở
mức tốt, nhưng thấp hơn các động cơ kia. Về động cơ kéo, “Thông tin về điểm
đến” là yếu tố có điểm trung bình cao nhất (M=4,03). Nghiên cứu của Jacobsen and
Munar (2012) cho thấy, việc tìm kiếm thông tin được xem là yếu tố có tác động
mạnh mẽ đến sự lựa chọn điểm đến sự lựa chọn điểm đến du lịch [12]. Tiếp đến
“Sự thuận lợi trong việc di chuyển” (M= 4.00), “An toàn cá nhân” (M=3.96), “Đặc
trưng của điểm đến” (M=3.93) và "Chi phí cho chuyến đi” (M=3.80) lần lượt là các
yếu tố được du khách quan tâm. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, sự lựa chọn điểm
đến có điểm trung bình tương đối cao (M=3.96; SD=0.88). Kết quả nghiên cứu của
Đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2012-
2015” của Tổng cục Du lịch (2012) cũng chỉ ra đặc điểm và mối quan tâm của du
khách Hàn Quốc khi đi du lịch Việt Nam: mục đích chính đi du lịch là quan tâm
đến nghỉ ngơi và giải trí, tìm hiểu và trải nghiệm những điều mới lạ về văn hóa,
tôn giáo… ở nơi du lịch. Thích đến những địa danh nổi tiếng, muốn đến những nơi
an toàn nên rất chú ý tới thông tin về điểm đến thông qua các chương trình quảng
cáo, khuyến mại và tiếp thị du lịch, nhất là qua kênh internet. Họ đi du lịch ngắn
ngày cùng với gia đình, tính toán, cân nhắc trong tiêu dùng [22].
Những điều này cho thấy Miền Trung là điểm đến thật sự hấp dẫn du khách
với nhiều lợi thế nổi bật. Dọc các tỉnh Miền Trung, Việt Nam với 6 di sản thế giới
được UNESCO công nhận đều chứa đựng những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp
hay nét văn hóa riêng giàu truyền thống dân tộc. Việt Nam nói chung và Miền
Trung nói riêng không chỉ là điểm đến hấp dẫn mà còn được ghi nhận là điểm
đến an toàn và thân thiện. Cơ sở hạ tầng phục vụ lưu trú, giải trí và giao thông
vận tải phát triển đồng bộ … Những yếu tố này có thể đáp ứng tối đa mục đích
và nhu cầu của du khách Hàn quốc. Kết quả nghiên cứu này giúp các nhà quản lý
điểm đến cũng như các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch hiểu hơn về nhu cầu cũng
như mong muốn của du khách Hàn Quốc, từ đó có chiến lược marketing, cũng
như xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của họ.
Bảng 3.4. Các nhân tố bên ảnh hưởng và Sự lựa chọn điểm đến
TT Các khái niệm M SD
Động cơ đẩy
1 Kiến thức và khám phá 3.77 0.91
2 Giải trí và thư giãn 3.87 0.88
3 Văn hóa và tôn giáo 3.84 1.01
4 Gia đình và bạn bè 3.65 0.98
5 Tự hào về chuyến đi 3.69 1.07
Động cơ kéo
6 An toàn cá nhân 3.96 1.17
7 Thông tin về điểm đến 4.03 1.10
8 Đặc trưng của điểm đến 3.93 0.79
9 Chi phí cho chuyến đi 3.80 1.04
10 Lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện 4.00 1.10
Sự lựa chọn điểm đến
11 Sự lựa chọn điểm đến 3.96 0.88
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ nguồn điều tra trên SPSS năm 2019
- Xét theo giới tính: Giới tính có thể mang tới sự khác biệt ở sở thích, nhu
cầu, hành vi tiêu dùng du lịch, cũng như cách tận hưởng kỳ nghỉ của hai giới nam
và nữ, từ đó ảnh hưởng đến động cơ lựa chọn điểm đến khi đi du lịch và sự lựa
chọn điểm đến. Kiểm định T-test hai biến độc lập sự khác biệt về động cơ lựa
chọn điểm đến Miền Trung về mặt giới tính thu được kết quả như sau:
Kết quả nghiên cứu (bảng 3.5) cho thấy, không có sự khác biệt về giới tính
giữa du khách nam và du khách nữ về các động cơ đẩy và động cơ kéo thúc đẩy họ
lựa chọn điểm đến Miền Trung, Việt Nam đi du lịch (p>0.05). Tuy nhiên, xu
hướng dữ liệu cho thấy các du khách nam đánh giá các yếu tố về động cơ đẩy cao
hơn du khách nữ. Điều này là do trong việc đi du lịch, giữa nam và nữ có sự khác
biệt nhất định về nhu cầu, sở thích do đặc đặc điểm giới tính quy định. Nam giới
thường có xu hướng thích vui chơi, giải trí, khám phá và phiêu lưu mạo hiểm,
trong khi đó, nữ giới thích lãng mạn, ẩm thực phong phú và tiện lợi để mua sắm.
Bảng 3.5. Các nhân tố ảnh hưởng và Sự lựa chọn điểm đến dưới góc độ giới tính

Nam (N=84) Nữ (N=119)


Các khái niệm M±SD M±SD t p
Động cơ đẩy
Kiến thức và khám phá 3.82±0.92 3,73±0,91 0,62 0,532
Giải trí và thư giãn 3.91±0.81 3,84±0,92 0,59 0,553
Văn hóa và tôn giáo 4.00±0.95 3,73±1,04 1,89 0,059
Gia đình và bạn bè 3.79±0.84 3,55±1,06 1,75 0,081
Tự hào về chuyến đi 3.80±1.02 3,61±1,11 1,25 0,212
Động cơ kéo
An toàn cá nhân 4.01±1.11 3.93±1.21 0.47 0.636
Thông tin về điểm đến 4.04±1.02 4.03±1.16 0.08 0.930
Đặc trưng của điểm đến 3.95±0..79 3.92±0.78 0.29 0.771
Chi phí cho chuyến đi 3.80±1.09 3.80±1.00 -0.03 0.973
Lịch trình chuyến đi hợp lý và 3.96±091 4.02±0.85 -0.38 0.699
thuận tiện
Sự. lựa chọn điểm đến
Sự lựa chọn điểm đến 3.91±0.91 4.00±0.85 -0.76 0.444
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ nguồn điều tra trên SPSS năm 2019
- Xét theo tuổi: Mỗi giai đoạn lứa tuổi của con người có tâm sinh lý, văn
hóa ứng xử và mong muốn khác nhau. Do đó, phân tích yếu tố tuổi tác có ý nghĩa
lớn trong việc giải thích động cơ lựa chọn điểm đến, cũng như sự lựa chọn điểm
đến của du khách. Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One – way
ANOVA) theo lứa tuổi thu được như sau:
Kết quả nghiên cứu (bảng 3.6) cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về điểm trung bình giữa các nhóm du khách có độ tuổi khác nhau ở một số
động cơ lựa chọn điểm đến. Cụ thể: Về động cơ đẩy, yếu tố "Kiến thức và phám
phá” nhóm du khách dưới 30 tuổi và từ 31-40 tuổi có điểm trung bình cao hơn
nhóm du khách 41-50 tuổi và trên 50 tuổi (p<0.005). Về động cơ kéo, yếu tố "An
toàn cá nhân” và "Chi phí cho chuyến đi ” thì hai nhóm du khách dưới 30 tuổi và
từ 31-40 tuổi có điểm trung bình cao hơn nhóm du khách từ 41-50 tuổi và trên 50
tuổi, yếu tố "Thông tin của điểm đến” và "Đặc trưng của điểm đến” thì hai nhóm
du khách dưới 30 tuổi và từ 31-50 tuổi có điểm trung bình cao hơn nhóm du
khách trên 50 tuổi (p<0.005). Các yếu tố còn lại không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa các nhóm tuổi (p>0.05). Kết quả này tương đối phù hợp với kết
quả nghiên cứu của Đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt
Nam giai đoạn 2012-2015” của Tổng cục Du lịch (2012). Điều này phản ánh rõ
đặc điểm lứa tuổi của du khách ảnh hưởng đến động cơ lựa chọn điểm đến. Theo
Nguyễn Hữu Thụ (2009), nhóm du khách càng trẻ tuổi có xu hướng thích được
tìm kiếm, khám phá và trải nghiệm những điều mới lạ ở nơi du lịch. Họ thích vui
chơi, giải trí, khám phá và phiêu lưu mạo hiểm hơn các nhóm du khách trung
niên và người già. Đồng thời, những người trẻ thường quan tâm đến thông tin về
điểm đến và đặc trưng của điểm đến qua các kênh internet. Tuy nhiên, là nhóm
trẻ tuổi nên nghề nghiệp và thu nhập chưa ổn định, tích lũy tài chính chưa tốt,
nên thường đề cao chi phí của chuyến đi [23]. Vì vậy, biện pháp xúc tiến du lịch
tốt nhất đối với thị trường khách Hàn Quốc trẻ tuổi là marketing trực tuyến và
sản phẩm du lịch sẽ là những điểm tham quan có tính mới mẻ, độc đáo, có nhiều
cơ sở vui chơi giải trí và thư giản.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
điểm trung bình các nhóm du khách có độ tuổi khác nhau ở sự lựa chọn điểm
đến. Cụ thể: 2 nhóm tuổi: dưới 30 và từ 31-40, 41-50 có điểm trung bình cao hơn
nhóm tuổi trên 50 (p=0.016).
- Xét theo trình độ học vấn: Kết quả nghiên cứu (bảng 3.7) cho thấy, có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình giữa các nhóm du khách có
trình độ học vấn khác nhau ở một số nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm
đến. Cụ thể: nhân tố Kiến thức và khám phá nhóm du khách có trình độ Trung
cấp - Cao đẳng và đại học có điểm trung bình cao hơn nhóm du khách có trình độ
Trung học phổ thông  (p=0.002); ở các nhân tố An toàn cá nhân, thông tin về
điểm đến, đặc trưng của điểm đến và kế hoạch chuyến đi nhóm du khách có trình
độ đại học có điểm trung bình cao hơn nhóm du khách có trình độ trung học phổ
thông (p=0.013-0.000). Các nhân tố còn lại không có khác biệt có ý nghĩa thống
kê về điểm trung bình giữa các nhóm du khách có trình độ học vấn khác nhau ở
một số nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến (p>0.05).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về điểm trung bình giữa các nhóm du khách có trình độ học vấn khác nhau ở
sự lựa chọn điểm đến (p>0.05).
- Xét theo nghề nghiệp: Kết quả nghiên cứu (bảng 3.8) cho thấy, có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình giữa các nhóm du khách có nghề
nghiệp khác nhau ở một số động cơ lựa chọn điểm đến. Cụ thể: yếu tố "Kiến thức và
khám phá” thuộc về động cơ đẩy và yếu tố  "Chi phí cho chuyến đi” thuộc về động
cơ kéo thì nhóm du khách là viên chức và lao động phổ thông, và nhóm thuộc các
nghề nghiệp khác có điểm trung bình cao hơn nhóm du khách là kinh doanh
(p<0.05). Các yếu tố "An toàn cá nhân”, "Thông tin về điểm đến”, "Đặc trưng của
điểm đến”, "Chi phí cho chuyến đi” và "Lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện”
thuộc về động cơ kéo thì nhóm du khách là viên chức và lao động phổ thông có
điểm trung bình cao hơn nhóm du khách là kinh doanh (p<0,05). Các yếu tố còn lại
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình giữa các nhóm du
khách có nghề nghiệp khác nhau (p>0,05). Kết quả nghiên cứu này tương đối phù
hợp với kết quả nghiên cứu của Đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Hàn
Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2012-2015” của Tổng cục Du lịch (2012). Theo
Nguyễn Hữu Thụ (2009), nhóm du khách là người lao động thường là những
người ít có cơ hội được đi du lịch, do đó được đi du lịch là cơ hội để họ tìm hiểu
khám phá những điều mới lạ ở nơi du lịch, được nghỉ ngơi, thư giản. Họ thích đến
những địa danh nổi tiếng, thích du lịch biển hoặc du lịch sinh thái, được tham gia
các lễ hội của cộng đồng địa phương. Họ muốn đến những nơi an toàn nên quan
tâm tìm kiếm thông tin về điểm đến thông qua các chương trình quảng cáo,
khuyến mại và tiếp thị du lịch. Họ đi du lịch ngắn ngày (3-5 ngày), khả năng
thanh toán thấp, tính toán, cân nhắc trong tiêu dùng. Do đó, khi đi du lịch, nhóm
du khách này thường quan tâm đến các yếu tố như kiến thức và khám phá, sự an
toàn cá nhân, thông tin về điểm đến, đặc trưng của điểm đến, vấn đề tài chính, lịch
trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện hơn nhóm du khách là kinh doanh.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
điểm trung bình giữa các nhóm du khách có nghề nghiệp khác nhau ở sự lựa
chọn điểm đến. Cụ thể: nhóm du khách là cán bộ viên chức có điểm trung bình
cao hơn nhóm du khách là kinh doanh (p=0.003).
- Xét theo khu vực: Kết qủa nghiên cứu (bảng 3.9) cho thấy, không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình giữa các nhóm du khách đến từ
các khu vực khác nhau của Hàn Quốc ở các nhân tố ảnh hưởng và sự lựa chọn
điểm đến.
Bảng 3.6. Các nhân tố bên ảnh hưởng và Sự lựa chọn điểm đến dưới góc độ tuổi tác
<30 tuổi 31-40 tuổi 41-50 tuổi >50 tuổi
Các khái niệm (N=24) (N=25) (N=33) (N=121) p Post hoc
M±SD M±SD M±SD M±SD
Nhân tố bên trong
Kiến thức và khám phá 4.30±0.613 4.14±0.73 3.52±1.13 3.65±0.88 0.001 1,2>3,4
Giải trí và thư giãn 4.10±0.81 4.11±0.70 4.01±0.98 3.73±0.88 0.065
Văn hóa và tôn giáo 4.20±0.83 3.96±1.05 3.93±1.14 3.71.±0.99 0.137
Gia đình và bạn bè 3.98±0.99 3.86±0.83 3.68±0.99 3.53±0.98 0.132
Tự hào về chuyến đi 3.88±1.12 3.76±1.11 3.87±1.11 3.60±1.05 0.526
Nhân tố bên ngoài
An toàn cá nhân 4.41±0.82 4.44±1.00 3.54±1.30 3.89±1.17 0.006 1,2>3,4
Thông tin về điểm đến 4.41±0.77 4.40±0.86 3.75±1.39 3.96±1.09 0.043 1,2>4
Đặc trưng của điểm đến 4.32±0.66 4.32±0.66 3.95±0.84 3.77±0.77 0.001 1,2>4
Chi phí cho chuyến đi 4.41±0.59 4.18±0.75 3.42±1.29 3.70±1.02 0.001 1,2>3,4
Lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện 4.25±0.94 4.32±0.94 3.96±1.18 3.89±1.13 0.212
Sự lựa chọn điểm đến
Sự lựa chọn điểm đến 4.38±1.12 4.24±0.89 4.01±0.97 3.81±0.86 0.016 1,2,3>5
Ghi chú: M=điểm trung bình, SD=độ lệch chuẩn, p=Mức ý nghĩa; Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019
Post hoc : phân tích hậu kiểm; 1: Dưới 30 tuổi, 2: 31-40 tuổi, 3: 41-50 tuổi, 4: Trên 50 tuổi.
Bảng 3.7. Các nhân tố bên ảnh hưởng và Sự lựa chọn điểm đến dưới góc độ học vấn
THPT TC-CĐ ĐH SĐH Post
Các khái niệm p
M±SD M±SD M±SD M±SD hoc
Nhân tố bên trong
Kiến thức và khám phá 3.54±0.94 3.97±0.88 4.09±0.71 3.91±0.92 0.002 2,3>1
Giải trí và thư giãn 3.78±0.92 3.99±0.90 3.94±0.76 3.92±0.81 0.555
Văn hóa và tôn giáo 3.71±1.04 3.95±.097 4.00±1.03 4.00±0.84 0.322
Gia đình và bạn bè 3.59±0.99 3.86±0.82 3.69±1.05 3.40±0.91 0.351
Tự hào về chuyến đi 3.63±1.09 3.62±1.08 3.89±1.06 3.80±0.99 0.557
Nhân tố bên ngoài
An toàn cá nhân 3.64±1.27 4.14±1.08 4.47±0.77 4.26±0.96 0.000 3>1
Thông tin về điểm đến 3.85±1.22 4.04±1.16 4.40±0.73 4.26±0.70 0.014 3>1
Đặc trưng của điểm đến 3.74±0.82 4.09±0.80 4.24±0.55 3.98±0.69 0.002 3>1
Chi phí cho chuyến đi 3.62±1.08 3.95±1.14 4.02±0.79 4.02±0.90 0.096
Lịch trình chuyến đi hợp 3.79±1.26 4.09±1.04 4.30±0.71 4.33±0.61 0.013 3>1
lý và thuận tiện
Sự lựa chọn điểm đến
Sự lựa chọn điểm đến 3.82±0.89 4.07±0.98 4.19±0.76 4.02±0.62 0.101
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ nguồn điều tra trên SPSS năm 2019
Bảng 3.8. Các nhân tố ảnh hưởng và Sự lựa chọn điểm đến
dưới góc độ nghề nghiệp

Kinh Viên chức và lao Khác


Các khái niệm doanh động phổ thông (N=89) p Post
(N=78) (N=36) hoc
M±SD M±SD M±SD
Nhân tố bên trong
Kiến thức và khám phá 3,51±1,00 4,12±0,62 3,85±0,88 0,002 2,3>1
Giải trí và thư giãn 3,72±0,98 3,93±0,80 3,97±0,79 0,165
Văn hóa và tôn giáo 3,64±1,11 3,97±0,97 3,96±0,92 0,083
Gia đình và bạn bè 3,50±0,99 3,75±0,94 3,74±0,99 0,228
Tự hào về chuyến đi 3,59±1,09 3,90±0,79 3,90±1,16 0,370
Nhân tố bên ngoài
An toàn cá nhân 3,67±1,33 4,38±0,80 4,04±1,08 0,007 2>1
Thông tin về điểm đến 3,76±1,28 4,38±0,90 4,13±0,95 0,011 2>1
Đặc trưng của điểm đến 3,72±0,90 4,26±0,57 3,99±0,70 0,002 2>1
Chi phí cho chuyến đi 3,52±1,17 4,13±0,77 3,91±0,95 0,005 2,3>1
Lịch trình chuyến đi hợp 3,73±1,33 4,33±0,75 4,10±0,94 0,012 2>1
lý và thuận tiện
Sự lựa chọn điểm đến
Sự lựa chọn điểm đến 3.72±0.97 4.13±0.74 4.11±0.79 0.006 2,3>1
Ghi chú: M=điểm trung bình, SD=độ lệch chuẩn, p=Mức ý nghĩa; Nguồn: Số
liệu điều tra năm 2019
Post hoc: phân tích hậu kiểm; 1: Kinh doanh,
2: Viên chức và lao động phổ thông, 3: Khác
Bảng 3.9. Các nhân tố bên ảnh hưởng và Sự lựa chọn điểm đến dưới góc độ khu vực
Các khái niệm Gyeonggi Gangwon South North South Jeju Seoul Busan p(F)/p Post
South
(N=14) (N=2) Chung Gyeonsang Jeolla (N=3) (N=65) (N=59) (W)
Gyeonsang hoc
Cheon (N=29) (N=12)
(N=16)
(N=3)
M±SD M±SD M±SD M±SD M±SD M±SD M±SD M±SD M±SD
Nhân tố bên trong
Kiến thức và khám phá 3.71±1.03 4.25±0.58 3.27±0.96 3.71±0.82 3.98±1.00 4.14±0.88 3.94±0.69 3.74±0.91 3.70±0.9 .748(F)
6
Giải trí và thư giãn 3.88±0.91 4.20±0.42 3.33±0.41 3.95±0.74 4.07±0.95 3.41±1.22 3.73±0.64 3.75±0.81 4.02±0.9 .359(F)
1
Văn hóa và tôn giáo 3.85±0.94 4.50±0.70 3.33±0.57 3.55±1.08 4.31±0.87 3.25±1.21 3.33±0.57 3.84±1.07 4.00±0.8 .089(F)
9
Gia đình và bạn bè 3.73±0.98 3.66±0.47 3.00±0.00 3.49±0.97 3.93±1.01 3.55±1.16 3.77±0.69 3.41±1.03 3.95±0.8 .105(F)
8
Tự hào về chuyến đi 3.96±1.00 4.25±1.06 3.00±0.00 3.37±0.97 3.71±1.21 3.66±1.02 4.00±0.86 3.51±1.26 3.99±0.8 .164(F)
5
Nhân tố bên ngoài
An toàn cá nhân 4.14±1.46 4.00±1.41 4.00±1.00 4.31±0.89 3.93±1.28 3.83±1.40 3.33±0.57 3.95±1.08 3.83±1.2 .798(F)
7
Thông tin về điểm đến 4.21±1.18 3.50±0.70 3.00±2.00 4.17±1.03 4.31±1.07 3.91±1.44 4.00±1.00 4.01±0.97 3.98±1.1 .744(F)
8
Đặc trưng của điểm đến 4.10±0.89 4.31±0.06 3.63±0.32 3.76±0.66 4.18±0.74 3.85±1.15 3.24±0.93 3.96±0.69 3.94±0.8 .541(F)
6
Chi phí cho chuyến đi 3.95±1.09 4.16±1.17 2.55±0.76 3.94±0.86 4.00±1.06 4.00±1.05 3.88±1.07 3.81±0.97 3.64±1.1 .462(F)
7
Lịch trình chuyến đi hợp lý 4.50±0.65 4.00±1.41 4.33±1.15 4.17±1.00 3.93±1.23 3.66±1.55 2.33±1.15 3.93±1.05 4.01±1.0 .146(F)
và thuận tiện 9
Sự lựa chọn điểm đén
Sự lựa chọn điểm đến 3.97±1.06 4.58±0.11 3.38±0.67 3.89±0.73 4.19±0.79 3.72±1.18 3.50±0.86 3.94±0.80 4.04±0.9 6.65(F)
6
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ nguồn điều tra trên SPSS năm 2019
3.5. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu
3.5.1. Kiểm định mô hình
Để kiểm định mô hình lý thuyết có phù hợp với số liệu thu thập hay không,
chúng tôi sử dụng phân tích tương quan và hồi quy giữa các nhân tố với sự lựa chọn
điểm đến của du khách.
Mô hình nghiên cứu gồm có 11 thành phần: (1) kiến thức và khám phá, (2) giải trí
và thư giản, (3) văn hóa và tôn giáo, (4) gia đình và bạn bè, (5) tự hào về chuyến đi, (6) an
toàn cá nhân, (7) thông tin điểm đến, (8) đặc trưng của điểm đến, (9) vấn đề tài chính, (10)
kế hoạch đi du lịch và (11) sự lựa chọn điểm đến. Trong đó, 10 biến (từ 1-10) là những
biến độc lập và được giả định là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến
của khách du lịch Hàn Quốc, với điểm đến là Miền Trung, Việt Nam. Tiến hành phân tích
tương quan để xác định mức độ chặt chẽ của mối liên hệ và phân tích hồi quy để xác định
cụ thể trọng số của từng biến tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du
lịch Hàn Quốc. Phân tích tương quan và hồi quy được thực hiện thông qua phần mềm
SPSS version 20.0.
Kết quả tương quan (bảng 3.10) cho thấy, có mối tương quan dương tương đối
chặt chẽ giữa các nhân tố bên trong và bên ngoài với sự lựa chọn điểm đến của khách
du lịch Hàn Quốc, điểm đến Miền Trung, Việt Nam (r =.229 ~ .593; p<0.01).
Bảng 3.10. Kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
F1 F2 F3 F4 F5 F6 F7 F8 F9 F10 F11
F1 1
F2 .581** 1
F3 .417** .642** 1
F4 .513** .696** .486** 1
F5 .474** .676** .579** .689** 1
F6 .657** .473** .278** .294** .259** 1
F7 .579** .462** .287** .304** .319** .738** 1
F8 .660** .732** .604** .577** .561** .599** .640** 1
F9 .795** .598** .326** .409** .448** .693** .643** .625** 1
F10 .502** .577** .379** .374** .389** .652** .664** .688** .544** 1
F11 .581** .754** .536** .552** .593** .476** .438** .784** .606** .574** 1
Chú thích: ** : p< 0.01
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ nguồn điều tra trên SPSS năm 2019
F1: Kiến thức và khám phá; F2 : Giải trí và thư giãn; F3: Văn hóa và tôn giáo;
F4: Gia đình và bạn bè; F5: Tự hào về chuyến đi; F6: An toàn cá nhân; F7: Thông tin
về điểm đến; F8: Đặc trưng của điểm đến; F9: Chi phí cho chuyến đi; F10: Lịch trình
chuyến đi hợp lý và thuận tiện; F11: Sự lựa chọn điểm đến.
Điều này cho thấy, các nhân tố bên trong (động cơ đi du lịch: kiến thức và
khám phá, giải trí và thư giản, văn hóa và tôn giáo, gia đình và bạn bè, tự hào về
chuyến đi) và các nhân tố bên ngoài gồm: An toàn cá nhân, thông tin điểm đến, đặc
trưng của điểm đến, vấn đề tài chính có mối liên hệ tương đối chặt chẽ với sự lựa chọn
điểm đến của khách du dịch Hàn Quốc, với điểm đến là Miền Trung, Việt Nam. Kết
quả này đảm bảo điều kiện để tiến hành phân tích hồi quy tiếp theo.
Để khẳng định mối liên hệ và mức độ tác động của các nhân tố tới sự lựa chọn
điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc, với điểm đến là Miền Trung, Việt Nam, trên cơ
sở kết quả phân tích tương quan chúng tôi tiếp tục thực hiện phân tích hồi quy đa biến.
Chúng tôi đưa 10 biến độc lập vào phân tích hồi quy, kết quả (bảng 3.11) như sau:
Bảng 3.11. Kết quả phân tích hồi quy giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc
Biến R2điề
Bêta
Biến độc lập phụ R2 u F t p
(ß)
thuộc chỉnh
Kiến thức và khám phá (F1) -.022 -.304 .762
Giải trí và thư giãn (F2) .311 4.168 .000
Văn hóa và tôn giáo (F3) -.044 -.782 .435
Gia đình và bạn bè (F4) -.058 -.946 .345
Sự lựa
Tự hào về chuyến đi (F5) .115 1.888 .060
chọn
An toàn cá nhân (F6) .715 .700 48.114*** .006 .093 .926
điểm
Thông tin về điểm đến (F7) đến -.209 -3.229 .001
Đặc trưng của điểm đến (F8) .537 7.183 .000
Chi phí cho chuyến đi (F9) .183 2.455 .015
Lịch trình chuyến đi hợp lý .065 1.058 .291
và thuận tiện (F10)
*** : p< 0.001
Kết quả hồi quy của mô hình cho thấy giá trị R 2 (R Square) = 0.715, điều này
nói lên độ thích hợp của mô hình là 71,5% hay nói cách khác là khoảng 71.5% tác
động của các thành phần đang xét đến sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch Hàn
Quốc: điểm đến Miền Trung, Việt Nam. Giá trị R 2 điều chỉnh (Adjusted R Square)
phản ánh chính xác hơn sự phù hợp của mô hình đối với tổng thể, ta có giá trị R 2 điều
chỉnh bằng 0.700 (hay 70.0%) có nghĩa là tồn tại mô hình hồi quy tuyến tính giữa Sự
lựa chọn điểm đến của du khách Hàn Quốc với các nhân tố ảnh hưởng.
Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho thấy trị số F có mức ý nghĩa
Sig.=0.000 (nhỏ hơn 0,05), có nghĩa là mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu thu thập
được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa trong thống kê với mức ý nghĩa 5%. Thống
kê giá trị 48.114 được dùng để kiểm định giả thiết H0, ở đây ta thấy mối quan hệ tuyến
tính là rất có ý nghĩa với p < 0.05. Ta có thể bác bỏ giả thiết H0 cho rằng hệ số góc của
10 thành phần trong các nhân tố ảnh hưởng bằng 0. Như vậy, các biến độc lập trong
mô hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc.
Kết quả phân tích các hệ số hồi quy trong mô hình cho thấy, mức ý nghĩa của
một số thành phần với p < 0.05, bao gồm: Giải trí và thư giãn (F2), đặc trưng của điểm
đến (F8), Vấn đề tài chính (F9) và Thông tin về điểm đến (F7). Tuy nhiên thành phần
Thông tin về điểm đến (F7) có trị số hồi quy mang dấu âm, trong khi đó kết quả phân
tích hệ số tương quan lại mang dấu dương. Trong trường hợp này thành phần này sẽ bị
loại bỏ (Falk và Miller, 1992).  Do đó, ta có thể nói rằng chỉ một số thành phần trong
các nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều đến sự sự lựa
chọn điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc. Giá trị hồi quy chuẩn hóa của các biến
độc lập trong mô hình có giá trị báo cáo lần lượt là: Đặc trưng của điểm đến (F8)
0.537; Giải trí và thư giãn (F2) 0.311; Vấn đề tài chính (F9) 0.183.
Qua kết quả phân tích hồi quy ta có phương trình hồi quy chuẩn hóa như sau:
SLC = 0.537*F8 + 0.311*F2 + 0.183*F9 + 0.300
Mô hình trên giải thích được 70.0% sự thay đổi của biến Sự lựa chọn điểm đến
là do các biến độc lập trong mô hình tạo ra, còn lại 30.0% biến thiên được giải thích
bởi các biến khác nằm ngoài mô hình. Mô hình cho thấy các biến độc lập đều ảnh
hưởng thuận chiều đến mức độ Sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc ở
độ tin cậy 95%. Qua phương trình hồi quy chúng ta thấy, nếu giữ nguyên các biến độc
lập còn lại không đổi thì khi điểm đánh giá biến Đặc trưng của điểm đến (F8) tăng lên
1 điểm thì Sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch tăng trung bình lên 0.537 điểm.
Tương tự, khi điểm đánh giá biến Giải trí và thư giãn (F2) tăng lên 1 điểm thì Sự lựa
chọn điểm đến của khách du lịch tăng trung bình lên 0.311 điểm; khi điểm đánh giá
biến Vấn đề tài chính (F9) tăng lên 1 điểm thì Sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch
tăng trung bình lên 0.183 điểm.
Qua kết quả giá trị hồi quy chuẩn hoá (Standardized Coefficients Beta) cho ta
biết tầm quan trọng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Giá trị Beta (bảng
3.5) cho ta biết mức độ ảnh hưởng giữa 10 biến độc lập và biến phụ thuộc. Trong đó,
giá trị hồi quy chuẩn hóa của Đặc trưng của điểm đến ảnh hưởng 53.7% đến Quyết
định lựa chọn điểm đến của khách du lịch; Giải trí và thư giãn ảnh hưởng 31.1% đến
Quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch; Vấn đề chi phí chuyến đi ảnh hưởng
18.3% đến Quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch. Các biến khác còn lại
trong mô hình có mức độ ảnh hưởng thấp hoặc không có ảnh hưởng đến Quyết định
lựa chọn điểm đến của khách du lịch.
3.5.2. Kiểm tra vi phạm giả định phân phối chuẩn của phần dư
Để kiểm tra giả định phân phối chuẩn của phần dư, chúng ta dựa vào 2 biểu
đồ Histogram và Normal P-P lot 
Đối với biểu đồ Histogram: Nếu giá trị trung bình gần bằng 0, độ lệch chuẩn
gần bằng 1, đường cong phân phối có dạng hình chuông thì ta có thể khẳng định phần
dư là xấp xỉ phân phối chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không vi phạm.
Đối với biểu đồ Normal P-P lot: Nếu các điểm phân vị bán sát đường chéo thì
có nghĩa là phần dư bám sát phân phối chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư
không vi phạm.
Kết quả kiểm tra biểu đồ Histogram cho thấy Mean = -1.04 E-16 (gần bằng 0),
Std = 0.975 ta có thể khẳng định phân phối là xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn
của phần dư không vi phạm.
Kết quả kiểm tra biểu đồ Normal P-P lot cho thấy các điểm phân vị bán sát
đường chéo thì có thể khẳng định phần dư bám sát phân phối chuẩn, giả định phân
phối chuẩn của phần dư không vi phạm.

Biểu đồ 3.1. Kiểm tra giả định phân phối chuẩn của phần dư - Histogram
Biểu đồ 3.2. Kiểm tra giả định phân phối chuẩn của phần dư - Normal P-P lot

3.5.3. Kiểm tra vi phạm liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với biến độc lập
Giả định thứ hai đó là phải có mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với
các biến độc lập, Biểu đổ phân tán Scatter Plot giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị
dự đoán chuẩn hóa giúp chúng ta dò tìm xem dữ liệu hiện tại có vi phạm giả định liên
hệ tuyến tính hay không. Nếu các điểm phân vị (phần dư chuẩn hóa) phân tán ngẫu
nhiên và tập trung quanh đường tung độ 0 thì có thể kết luận giả định liên hệ tuyến
tính giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập không bị vi phạm.
Kết quả kiểm tra cho thấy, các điểm phân vị phân tán ngẫu nhiên và tập trung
quanh đường tung độ 0 thì có thể khẳng định giả định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ
thuộc với các biến độc lập không bị vi phạm.
Biểu đồ 3.3. Kiểm tra liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với biến
độc lập - Scatter P lot
3.5.4. Kiểm định giả thuyết
Tổng hợp kết quả kiểm định mô hình hồi quy với 10 biến độc lập và 1 biến
phụ thuộc.
Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết
Kết
Giả thuyết
quả
H1: Nhân tố kiến thức và khám phá có tác động tích cực đến quyết định
Bác bỏ
lựa chọn điểm đến của du khách và mang dấu (+).
H2: Nhân tố giải trí và thư giãn có tác động tích cực đến quyết định lựa Chấp
chọn điểm đến của du khách và mang dấu (+). nhận
H3: Nhân tố văn hóa và tôn giáo có tác động tích cực đến quyết định lựa
Bác bỏ
chọn điểm đến của du khách và mang dấu (+).
H4: Nhân tố gia đình và bạn bè có tác động tích cực đến quyết định lựa
Bác bỏ
chọn điểm đến của du khách và mang dấu (+).
H5: Nhân tố tự hào về chuyến đi có tác động tích cực đến quyết định lựa
Bác bỏ
chọn điểm đến của du khách và mang dấu (+).
H6: Nhân tố an toàn cá nhân có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn
Bác bỏ
điểm đến của du khách và mang dấu (+).
H7: Nhân tố thông tin về điểm đến có tác động tích cực đến quyết định
Bác bỏ
lựa chọn điểm đến của du khách và mang dấu (+).
H8: Nhân tố đặc trưng của điểm đến có tác động tích cực đến quyết định Chấp
lựa chọn điểm đến của du khách và mang dấu (+). nhận
H9: Nhân tố vấn đề tài chính có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn Chấp
điểm đến của du khách và mang dấu (+). nhận
H10: Nhân tố kế hoạch chuyến đi có tác động tích cực đến quyết định lựa
Bác bỏ
chọn điểm đến của du khách và mang dấu (+).
Qua bảng trên chúng ta thấy các giả thuyết H2, H8, H9 đều được chấp nhận, vì
khi tăng những nhân tố này sẽ làm gia tăng mức độ ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn điểm đến của khách du lịch.
Từ những phân tích trên ta có thể kết luận mô hình lý thuyết một phần thích
hợp với dữ liệu nghiên cứu và một số giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng dến quyết định lựa chọn điểm đến Miền Trung,
Việt Nam đi du lịch của khách du lịch Hàn Quốc là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa đối với
cơ quan quản lý và doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, du khách
Hàn Quốc lựa chọn Miền Trung, Việt Nam đi du lịch được thúc đẩy bởi nhiều nhân tố
thuộc về động cơ đẩy và động cơ kéo. Trong đó, kiến thức và khám phá, văn hóa và tôn
giáo, giải trí và khám phá, thông tin điểm đến, lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện,
hình ảnh điểm đến... là những yếu tố được du khách quan tâm. Giữa các nhóm khách thể
có sự khác biệt rõ rệt ở một số yếu tố thuộc về động cơ đẩy và động cơ kéo trong lựa chọn
điểm đến Miền Trung theo lứa tuổi và nghề nghiệp.
Kết quả kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu cho thấy, các nhân tổ ảnh
hưởng được đề xuất trong mô hình giải thích được 70% sự lơaj chọn điêm đến Miền
Trung của du khách Hàn Quốc. Trong đó, Đặc trưng của điểm đến ảnh hưởng lớn nhất,
tiếp đến lần lượt là Giải trí và thư giãn, chi phí của chuyến đi. Các nhân tố còn lại
trong mô hình có mức độ ảnh hưởng thấp hoặc không có ảnh hưởng đến Quyết định
lựa chọn điểm đến Miền Trung, Việt Nam của khách du lịch Hàn Quốc. Kết quả này là
cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng thu
hút khách du lịch Hàn Quốc tới du lịch.
CHƯƠNG 4 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ

4.1. Đề xuất biện pháp


Từ kết quả nghiên cứu lý luận cho thấy, sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch
đối với một điểm đến nào đó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, các nhân tố có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Mức độ hấp dẫn của điểm đến không chỉ phụ thuộc vào giá
trị của tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng, mà còn là các dịch vụ, điều kiện phục vụ du
lịch tại điểm đến cũng như mức độ phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng
và phức tạp của du khách. Kết quả kiểm định giả thuyết của đề tài cho thấy, đặc trưng
của điểm đến là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định lựa chọn điểm đến
Miền Trung của du khách Hàn Quốc. Bên cạnh đó, các nhân tố bên trong mà tiêu biểu
là động cơ tìm hiểu và khám phá điểm đến có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định
lựa chọn điểm đến của du khách. Ngoài ra, vấn đề tài chính liên quan đến chuyến đi
cũng có ảnh hưởng nhất định đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách. Vì vậy,
kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đối với công tác quản lý du lịch, quản lý điểm đến và
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch liên quan đến các điểm đến Miền Trung của Việt
Nam nói chung và các điểm đến với nhiều lợi thế cạnh tranh như Miền Trung, Việt
Nam. Các giải pháp và khuyến nghị cơ bản dựa vào sự kỳ vọng và phụ thuộc của các
nhân tố tới sự lựa chọn điểm đến. Cụ thể, đề tài đề xuất các biện pháp nhằm thu hút du
khách Hàn Quốc đến Miền Trung, Việt Nam như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng mang đặc sắc riêng
dựa trên thế mạnh và tiềm năng du lịch Miền Trung
Sản phẩm du lịch là sản phẩm đặc thù, riêng biệt, mang đậm phong cách của
từng địa phương. Xây dựng sản phẩm du lịch là chiến lược cần được chú trọng, quan
tâm để đưa du lịch phát triển toàn diện.
Đối với Miền Trung, dải đất thân thương nối liền hai miền Nam - Bắc của Việt
Nam được biết đến với cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp và nhiều di sản văn hóa giàu
bản sắc dân tộc, được mệnh danh là con đường di sản Miền Trung. Trong đó, Huế, Đà
Nẵng và Hội An là 3 địa điểm du lịch nổi tiếng. Đây là khu vực có nhiều di sản văn
hóa thế giới như Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn; đan xen những nét
văn hóa truyền thống phi vật thể như lễ hội truyền thống, giai điệu dân ca, phong tục
tập quán… Bên cạnh đó, đây là khu vực được thiên nhiên ban tặng cho dải bờ biển cát
trắng trải dài hàng trăm ki-lô-mét. Trong đó nổi bật Đà Nẵng với bãi biển đẹp, hệ
thống hạ tầng du lịch đồng bộ. Cho nên, trong những năm qua du lịch Miền Trung đã
tạo cho mình các sản phẩm du lịch đặc sắc dựa trên thế mạnh của vùng, khẳng định
được vị trí của du lịch Miền Trung trong xu thế hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, trên
thực tế, Miền Trung còn thiếu các sản phẩm du lịch vui chơi, giải trí và nhất là du lịch
về đêm. Để sản phẩm du lịch Miền Trung có khả năng cạnh tranh với du lịch của các
vùng miền khác, có khả năng thu hút khách đến và lưu khách lại lâu hơn, nhất là khách
Hàn Quốc, du lịch Miền Trung phải thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du
lịch. Trong thời gian tới, du lịch Miền Trung cần đầu tư xây dựng các sản phẩm và
dịch vụ vui chơi giải trí về đêm để thu hút và níu chân du khách.
Khi xây dựng các sản phẩm và dịch vụ du lịch cần chú ý phù hợp với từng phân
khúc thị trường, phù hợp với tâm lý và thị hiếu khách Hàn Quốc. Cụ thể, đối với thị
trường này, điểm đến Miền Trung cần ưu tiên tập trung chất lượng dịch vụ ở sản phẩm
du lịch vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng gắn với biển; có nhiều điểm tham quan hấp dẫn
về văn hóa, lịch sử, thiên nhiên; có nhiều điểm mua sắm, chăm sóc sức khỏe, sắc
đẹp… Đối với nhóm du khách có độ tuổi dưới 30 và từ 31-40 tuổi, nhóm du khách là
viên chức và lao động phổ thông, chú ý xây dựng các sản phẩm du lịch liên quan đến
vui chơi và giải trí, tìm hiểu và khám phá những điều mới lạ ở nơi du lịch với mức giá
vừa phải, lịch trình di chuyển hợp lý; chú trọng giới thiệu, quảng bá về hình ảnh điểm
đến, mua bán tour qua các kênh online.
Biện pháp 2: Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Miền Trung
Đối với lĩnh vực du lịch, thương hiệu điểm đến có tầm quan trọng đặc biệt,
quyết định sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của điểm đến (Lê Tuấn Anh, 2015). Vì
vậy, việc xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
việc phát triển ngành Du lịch của mỗi quốc gia nói chung và mỗi vùng, mỗi địa
phương nói riêng. Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ ra rằng, đặc trưng của điểm đến
có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách Hàn Quốc. Vì
vậy, các nhà quản lý điểm đến cũng như các nhà kinh doanh du lịch cần có các biện
pháp xây dựng thương hiệu điểm đến để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, thu hút du
khách. Giải pháp này bao gồm:
- Xây dựng thương hiệu du lịch của vùng cần nhiều nguồn lực, trong đó vốn là
quan trọng nhất. Do vậy, ngoài các nguồn vốn của nhà nước hỗ trợ thì công tác xã hội
hóa từ các doanh nghiệp và cá nhân là cần thiết trong điều kiện các địa phương còn
gặp nhiều khó khăn, nguồn thu còn hạn chế. Để huy động được nguồn vốn này, du lịch
Miền Trung cần tổ chức các diễn đàn du lịch mời họ tham gia để họ thấy được tiềm
năng phát triển du lịch của địa phương để họ mạnh dạn đầu tư.
- Xác định quan điểm, mục tiêu xây dựng thương hiệu du lịch phù hợp với tiềm
năng của từng vùng, từng địa phương. Đối với các địa phương Huế, Đà Nẵng, Hội An
cần định hướng phát triển các sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa và nghỉ dưỡng,
vui chơi giải trí gắn với du lịch biển.
- Xây dựng thương hiệu điểm đến gắn với thương hiệu của vùng, khu, điểm du
lịch quốc gia nhằm định hướng tổng thể cho hệ thống sản phẩm. Cụ thể như xây dựng
và quảng bá thương hiệu điểm đến Huế, Đà Nẵng và Hội An cần gắn với các điểm đến
lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam nhằm thỏa mãn những du khách đi
dài ngày và lựa chọn nhiều điểm đến cho chuyến đi của mình.
- Tập trung chấn chỉnh hoạt động đón và cung cấp dịch vụ của công ty lữ hành
Hàn Quốc đối với khách du lịch Hàn Quốc trên lãnh thổ Việt Nam. Coi đây là bước
đột phá, quan trọng nhằm thay đổi hình ảnh du lịch Việt Nam và tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh cho doanh nghiệp du lịch Việt Nam và thu được hiệu quả cao đối với
thị trường này.
Biện pháp 3: Tăng cường công tác xúc tiến và quảng bá du lịch Miền Trung
Công tác quảng bá, tiếp thị cho du lịch Miền Trung trong thời gian qua đã được
chú trọng, nhưng chưa thực sự hiệu quả, trong khi đây là một công việc hết sức quan
trọng đối với sự sống còn của điểm đến. Để công tác quảng bá, tiếp thị du lịch Miền
Trung đạt hiệu quả cao, đồng thời tiết kiệm chi phí và công sức, cần thực hiện các biện
pháp sau :
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường và xác định
thị trường mục tiêu, trong đó làm rõ đặc tính của từng thị trường; Nghiên cứu và đánh
giá tài nguyên du lịch, hình ảnh điểm đến của Miền Trung và so sánh với đối thủ cạnh
tranh trong nước và thế giới để xác định những giá trị cốt lõi và khác biệt của địa
phương; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh, thông tin, thư viện ấn phẩm… làm tư
liệu cho ấn phẩm quảng bá; Xây dựng hệ thống thông tin, cập nhật thể hiện được các
điểm mạnh, các điểm đặc trưng của các vùng miền, các điểm du lịch, các tài nguyên
du lịch đặc thù…. để có đủ thông tin cho lập luận quảng cáo và xúc tiến, tuyên truyền
quảng bá du lịch.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến và quảng bá du lịch Miền Trung qua internet. Khách
Hàn Quốc có xu hướng tìm thông tin du lịch và mua tour qua Internet gia tăng với tốc độ
đáng kể. Do đó, biện pháp xúc tiến du lịch tốt nhất đối với thị trường Hàn Quốc là
marketing trực tuyến, tăng cường quảng bá và bán tour online. Bên cạnh đó, cần chủ
động tham gia một cách thường xuyên vào các diễn đàn, hội nghị, hội chợ du lịch và
hội chợ thương mại quốc tế ở thị trường Hàn Quốc. Thông qua các diễn đàn, hội nghị,
hội chợ này giúp cho du lịch Miền Trung có điều kiện giới thiệu về tiềm năng du lịch
của vùng và cũng nhờ đó mà có thể tiến hành xúc tiến du lịch với các đối tác. Về thông
tin cung cấp cho thị trường Hàn Quốc: thông tin về dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ vui
chơi giải trí, danh lam thắng cảnh.
Biện pháp 4 : Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển du
lịch Miền Trung
Hiện nay, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của du lịch Miền Trung chưa
đáp ứng được nhu cầu phát triển cả hiện tại và về lâu dài, vì thế, du lịch Miền Trung
cần cấp tốc tuyển chọn và đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch nói thành thạo tiếng
Hàn Quốc, đồng thời thu hút và đào tạo nâng cao kỹ năng tay nghề cho đội ngũ nguồn nhân
lực phục vụ du lịch nói chung trên địa bàn.
Biện pháp 5. Tăng cường an toàn và an ninh trong du lịch ở Miền Trung
Tại các điểm du lịch cần triệt để chấm dứt các hiện tượng lừa đảo, gian lận, ép
giá, chèo kéo, đeo bám, xâm hại tài sản, tính mạng khách du lịch.
Áp dụng các biện pháp cụ thể, đồng bộ và hiệu quả để tạo ra chuyển biến cơ
bản trong công tác quản lý môi trường, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch,
coi đây là nhiệm vụ cấp bách, vừa là công việc thường xuyên, lâu dài nhằm xây dựng
Việt Nam chung và Miền Trung nói riêng trở thành điểm đến du lịch an toàn, thân
thiện.
4.2. Các khuyến nghị
4.2.1. Khuyến nghị với Chính phủ
Chính phủ cần ưu tiên nguồn ngân sách cho công tác tuyên truyền quảng bá, xúc
tiến du lịch Quốc gia nói chung và Miền trung nói riêng. Nguồn kinh phí này chủ yếu
dành cho quảng bá điểm đến chứ không quảng bá sản phẩm. Cơ quan quản lý nhà nước
về du lịch cần xây dựng chiến lược quảng bá tầm quốc gia, quy mô lớn và liên tục.
4.2.2. Khuyến nghị với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
Bộ cần thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về du lịch. Tăng cường
các hoạt động thanh tra giám sát đối với việc bảo tồn, tôn tạo trùng tu các di sản văn hóa
ở Miền Trung; thiết lập chương trình hành động, liên kết vùng để tạo ra các sản phẩm du
lịch động đáo dựa trên thế mạnh của vùng và địa phương.
4.2.3. Khuyến nghị với Cơ quan quản lý du lịch địa phương
Cơ quan quản lý du lịch địa phương phối hợp với các Sở ban ngành, cũng như
các doanh nghiệp trên địa bàn trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh du lịch tại
các điểm đến để đảm bảo an toàn, tiện lợi, tiện nghi, vệ sinh, lịch sự chu đáo trong quá
trình tiêu dùng du lịch của du khách; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, thông tin
cho các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương tại các điểm đến về các đặc điểm tâm
lý, sở thích và lưu ý khi phục vụ khách du lịch Hàn Quốc.
4.3.4. Khuyến nghị với Hiệp hội du lịch
Phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức các sự kiện truyền thông quảng bá xúc
tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài; Phối hợp tham gia nghiên cứu, xây dựng, phát
triển sản phẩm và dịch vụ du lịch … kêu gọi xã hội hóa từ các doanh nghiệp.
4.3.5. Khuyến nghị với các doanh nghiệp du lịch
Tham gia và phối hợp với các cơ quan quản lý du lịch ở địa phương và trung
ương trong các hoạt động nghiên cứu, xây dựng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ
du lịch mới phù hợp với tâm lý và sở thích của khách du lịch Hàn Quốc, các hoạt động
quảng bá, xúc tiến thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam; thông tin và kiến
nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước biết và xử lý các bất cập, tồn tại nảy sinh trong
quá trình hoạt động liên quan đến việc thu hút khách du lịch Hàn Quốc; Quan tâm đến
việc tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo, nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng, đề tài đề xuất
một giải pháp liên quan đến đa dạng sản phẩm du lịch; xúc tiến quảng bá thương hiệu;
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng; an toàn an ninh nhằm thu hút khách du lịch Hàn
Quốc. Để các giải pháp này phát huy hiệu quả, đề tài cũng đề xuất một số khuyến nghị
đến các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng để phối hợp thực hiện.
KẾT LUẬN

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao,
nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng tăng. Do vậy, du lịch đang trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn ở nhiều quốc gia. Điều này dẫn đến cạnh tranh giữa các điểm đến
ngày càng gay gắt để thu hút du khách. Vì thế, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng
các chiến lược phù hợp nhằm thu hút họ đến du lịch.
Hàn Quốc là thị trường gần, luôn đứng trong top 10 thị trường gửi khách đến
Việt Nam, nhiều năm trở lại đây đứng ở vị trí thứ hai sau Trung Quốc về số lượng
khách vào Việt Nam. Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, phong tục tập
quán, nhiều sản phẩm du lịch Việt Nam hấp dẫn đối với khách du lịch. Do vậy, thị
trường này cần nghiên cứu, tiếp cận, duy trì, thúc đẩy các hoạt động quảng bá du lịch
để thu hút, làm góp phần gia tăng lượng khách du lịch đến Việt Nam nói chung và
Miền Trung nói riêng, đáp ứng mục tiêu về kinh tế trong Chiến lược Phát triển Du lịch
Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 về lượng khách quốc tế đạt từ 10,0
– 10,5 triệu và doanh thu về du lịch từ 18 – 19 tỷ USD.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, du khách Hàn Quốc lựa chọn điểm đến Miền
Trung được thúc đẩy bởi nhiều nhân tố thuộc về động cơ đẩy và động cơ kéo. Trong đó,
kiến thức và khám phá, văn hóa và tôn giáo, giải trí và thư giản, thông tin điểm đến, lịch
trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện, hình ảnh điểm đến... là những tố tố được du khách
đánh giá cao. Có sự khác biệt rõ rệt ở một số nhân tố thuộc về động cơ đẩy và kéo theo
lứa tuổi và nghề nghiệp.
Kết quả kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu cho thấy, 70 % sự lựa
chọn điểm đến là do ảnh hưởng của các nhân tố được đề xuất trong mô hình. Trong đó,
Đặc trưng của điểm đến ảnh hưởng lớn nhất, tiếp đến lần lượt là Giải trí và thư giãn,
chi phí của chuyến đi. Các nhân tố còn lại trong mô hình có mức độ ảnh hưởng thấp
hoặc không có ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn điểm đến Miền Trung, Việt Nam
của khách du lịch Hàn Quốc.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tôi đề
xuất một giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Hàn Quốc như: Xây dựng các sản phẩm
du lịch đa dạng mang đặc sắc riêng dựa trên thế mạnh và tiềm năng du lịch Miền
Trung; xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Miền Trung; Tăng cường công tác xúc
tiến và quảng bá du lịch Miền Trung; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát
triển du lịch Miền Trung; Tăng cường an toàn và an ninh trong du lịch ở Miền Trung.
Để các giải pháp này phát huy hiệu quả, đề tài cũng đề xuất một số khuyến nghị đến
các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng để phối hợp thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Baloglu, S., & McCleary, K. W. (1999). A model of destination image formation.


Annals of Tourism Research, 26(4), 868-897.
2. Beerli, A., & Martin, J. (2004). Factor influencing destination image. Annals of
Tourism Research, 31, 657 - 681.
3. Bigne, J. E., & Andreu, L. (2004). Emotions in segmentation: An empirical stydu.
Annals of Tourism Research, 31(3), 682 - 696.
4. Brunt, P., & Shepherd, D. (2004). The influence of crime on tourist decision-
making: Some empirical evidence. Tourism Management, 52(4), 317-328.
5. Buhalis, D. (1998). Strategic Use of Information Technologies in the Tourism
Industry. Tourism Management, 19(5), 409 - 421.
6. Buhalis, D. (2000). Marketting the Competitive Destination of the Future. Tourism
Management, 21(1), 97 - 116.
7. Bulaglu, S. (1999). A model of destination image formation. Annals of Tourism
Research, 35(4), 11 - 15.
8. Byon, K. K., & Zhang, J. J. (2010). Development of a scale measuring destination
image. Marketing Intelligence & Planning, 28(4), 1115 - 1122.
9. Chapin, F. S. (1974). Human activity patterns in the city: Things people do in time
and in space. New York: Jonh Wiley & Sons.
10. Chen, & Tsai. (2007). How destination image and evaluative factors affect
behavioral intentions. Tourism Management, 28(4), 1115 - 1122.
11. Cooper, C., Fletcher, J., Gilbert, D., Shepherd, R., & Wanhill, S. (2004). Tourism:
Principles and Practices.
12. Correai, A., & Pimpao, A. (2008). Decision-making processes of Portuguese
tourist travelling to South America and Africa. Tourism and Hospitality
Research, 2(4), 330 - 373.
13. Corria, A., & Pimpao, A. (2008). Decision-making processes of Portuguese tourist
travelling to South America and Africa. Tourism and Hospitality Research,
2(4), 330 - 373.
14. Corria, A., Santos, C. M., & Pestana Barros, C. (2007). Tourism in latin America:
a choice analysis. Annals of Tourism Research, 34(3), 610 - 629.
15. Crompton, J. (1979). Motivations for pleasure travel. Annals of Tourism Research,
6, 408 - 424.
16. Crompton, J. (1992). Structure of vacation destination choice sets. Annals of
Tourism Research, 19, 420 - 434.
17. Crompton, J., & Ankomah, P. (1993). Choice set propositions decision. Annals of
Tourism Research, 20, 461 - 476.
18. Đảng., N. V. (2007). Hoàn thiện chiến lược xúc tiến điểm đến của ngành du lịch
Việt Nam.
19. Davison, R., & Maitland, R. (2000). London: Hodder and Stoughton. tourism
Destinations.
20. Decrop, A. (2006). Vacation Decision Making, : Library of congress Cataloging-
in-Publication Data, British Library, CABI Pulishing, England.
21. Dick, A. S., & and Basu, K. (1994). Customer Loyalty: Toward an Integrated
Conceptual Framework. . Journal of the Academy of Marketing Science, 22, 99-
113.
22. Duyên Duyên. (2018). Khách Hàn Quốc ồ ạt sang thăm Việt Nam, Báo điện tử
VnEconomy. Retrieved from http://vneconomy.vn/khach-han-quoc-o-at-sang-
tham-viet-nam-20180830111155833.htm
23. Echtner, M. C., & Brent Ritchice, J. R. (1991). The meaning and measurement of
Destinaation Image. The Journal of Tourism Studies, 14(1), 37 - 48.
24. Engel, J. F., & Blackwell, R. D. (1982). Consumer behavior: Chicago: Dryden
Press.
25. Eymann, A., & Ronning, G. (1992). Discrete choice analysis of foreign travel
demand, In H. J. Vosgerau. : European integration in the world economy,
Studies in international economics and institutions, Berlin: Springer.
26. Eymann, A., & Ronning, G. (1997). Microeconometric models of tourist
destinaon choice. Regional Science and Urban Economics, 27, 735 - 761.
27. Ferencova. (2012). Travel Agency and its Image - Factor Influencing the Attitude
of Tourism Client towards the Choice of a Holiday Package. International
Journal of Business and Social Science, 3(19), 175 - 191.
28. Gilbert, D. C. (1991). An examination of the consumer behaviour process related
to tourism. Tourism, Recreation and Hospitality Management, 3, 78 - 105.
29. Haider, W., & Ewing, G. O. (1990a). A model of tourist choices of hypothetical
caribbean destinaations. Leisure Sciences, 12, 33 - 47.
30. Haider, W., & Ewing, G. O. (1990b). A model of tourist choices of hypothetical
caribbean destination. Leisure Sciences, 12, 33 - 47.
31. Harrison-Hill, T. (2000). Investigating cognitive distance and long-haul
destinations. Tourism Analysis, 5(2-3), 83-90.
32. Hill, T. H. (2000). Investigating cognitive distance and long - haul destinations:
Doctoral Philosophy, Griffith University, Australia.
33. Hoelter, J. W. (1983). Factorial Invariance and Self-Esteem: Reassessing Race
and Sex Differences. Social Forces, 61(3), 835 - 846.
34. Hsu, Tsai, & Wu. (2009a). The preference analysis for tourist choice of
destination: A case study of Taiwan. Touism Management, 30, 288 -v297.
35. Hsu, Tsai, & Wu. (2009b). The preference analysis for tourist choice of
destination: A case study of Taiwan. Touism Management, 30, 288 - 297.
36. Hu, Y., & Ritchie, B. J. R. (1993). Measuring destination attractiveness: A
contextual approach. Journal of Travel Research, 32(2), 25 - 34.
37. Hudson, S., & Shephard, G. W. (1998). Measuring service quality at tourist
destinations: an application of importance-performance analysis to an alpine ski
resort. Journal of Travel and Tourism Marketing, 7(3), 61 - 77.
38. Hyde, K. (2008). Information processing and touring planning theory. Annals of
Tourism Research, 35(3), 712 - 732.
39. Jalilvand, M. R., Samiei, N., Dini, B., & Manzari, P. Y. (2012). Examining the
structural ralatinonships of electronic word of mouoth, destination image,
tourist attitude toward destination and travel intention: an integrated approach.
Journal of Destination Marketing and Management, 1(1-2), 134 - 143.
40. Keating, B., & Kriz, A. (2008). Outbound tourism from China: Literature review
and research agenda. Journal of Hospitality and Tourism management, 15(1),
32-41.
41. Keating, B. W., & Kriz, A. (2008). Outbound tourism from China: Literature
review and research agenda. Journal of Hospitality and Tourism Management,
5(2), 32-41.
42. Kim, K., Hallab, Z., & Kim, J. N. (2012). The moderating effect of travel
experience in a destination on the relationship between the destination image
and the intention to revisit. Journal of Hospitality Marketing & Management,
21(5), 486 - 505.
43. Kiralova, & Pavliceka, A. (2015). Development of Social Media Strategies in
Tourism Destination. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 175, 358 -
366.
44. Klenosky, D. (2002). The pull of tourism destinations: A means - end
investigation. Journal of Travel Research, 40(4), 385 - 395.
45. Kotler, P. (2000). Marketing Management , Prentice - Hall.
46. Kozak, M. (2002). Comparative analys of tourist motivations by nationality and
destinations. Tourism Management, 17, 467 - 488.
47. Lam, T., & Hsu, C. H. C. (2005). Predicting behavioural intention of choosing a
travel destination. Touism Management, 27(4), 589 - 599.
48. Laws, E. (1995). Tourist Destination Management: Issues, Analysis, and Policies.
: New York: Routledge.
49. Leiper, N. (1997). The framework of tourism: Towards a destination of tourism,
tourist and the tourist industry. Annals of Tourism Research, 6(4), 390 - 407.
50. Lim, C. (1999). A mate-analytic review of international tourism demand. Jounar
of Travel Research, 37(2), 273 - 284.
51. Mathieeson, A., & Wall, G. (1982a). Tourism: Economic, Physical and Social
Impacts,.
52. Mathieeson, A., & Wall, G. (1982b). Tourism: Economic, Physical and Social
Impacts,.
53. Mathieson, A., & Wall, G. (1982). Tourism, economic, physical and social
impacts: Longman.
54. Mayo, E. J., & Jarvis, L. P. (1981). Psychology of Leisure Travel, Boston: C.B.I
Publishing Co., .
55. Middleton, V. (1994). Marketing in Travel and Tourism: Butterworth -
Heinemann, London.
56. Mike, & Caster. (2007). A Pratical Guide to Tourism Destination Managent,
Published and printed by the World Tourism Organization, Madrid, Spain.
57. Mlozi, S., Pesamaa, O., & Haahti, A. (2013). Testting a Model of Destination
Attachment - insights from Tourism in Tazania. Tourism and Hospitality
Management, 19(2), 165 - 181.
58. Morey, E. R., Rowe, R. D., & Shaw, W. D. (1991). A discrete choice model of
recreational participation site choice, and activity valuation when complete trip
data are not available. Journal of Environmental Economics and Management,
20, 181 - 201.
59. Morey, E. R., Shaw, W. D., & Rove, R. D. (1991). A discrete choice model of
recreational participation site choice, and activity valuetion when complete trip
data are not available. Journal of Environmental Economics and Management,
20, 181 - 201.
60. Morley, C. L. (1994). Experimental destinational choice analysis. Annals of
Tourism Research, 21(4), 780 - 791.
61. Muller, T. E. (1991). Using personal values to define segments in an international
tourism market. International Marketing Review, 8, 57 - 70.
62. Mutinda, R., & Mayaka, M. (2012a). Application of destination choice model:
Factor influencing domestic tourists desnation choice among residents of
Nairobi, Kenya. Touism Management, 33, 1593 1597.
63. Mutinda, R., & Mayaka, M. (2012b). Application of destination choice mode l:
Factors innuencing domestic tourists destination choice among residents of
Nairobi, Kenya. Tourism Management, 33(6), 1593-1597.
64. Nguyễn Thị Bích Thủy. (2010). Nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến
đến lòng trung thành của du khách quốc tế. (NCS).
65. Nguyễn Thị Lãnh. (2014). Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch các tỉnh trọng
điểm Miền Trung trong thời gian tới. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Sở Khoa
học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng, 1(177-178).
66. Nguyễn Văn Mạnh. (2007). Marketing Du lịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế Quốc dân.
67. Nguyễn Văn Mạnh. (2009a). Bài giảng Hành vi tiêu dùng trong du lịch.
68. Nguyễn Văn Mạnh. (2009b). “Bài giảng Hành vi tiêu dùng trong du lịch”.
69. Oliver, R. L. (1999). Whence Consumer Loyalty. Journal of Marketing, 63, 33-34.
70. Oppewal, R., Huyber, T., & Crouch, G. (2015). Tourist destination and experience
choice: A choice experimental analysis of decision sequence effects. Tourism
Management, 48, 467- 476.
71. Pietro, L. D., Virgilio, F. D., & Pantaano, E. (2012). Social network for choice of
tourist destination: attitude and behavioural intention. Journal of Hospitality &
Tourism Technology, 3(1), 60 - 76.
72. Prayag, G., & Ryan, C. (2011 ). The relationship between the 'push' and 'pull'
factors of a tourist destination: The role of nationality - an analytical qualitative
research approach. Current Issues in Tourism, 2, 121-143.
73. Prayag, G., & Ryan, C. (2012). Antecedents of touristsn loyalty to Mauritius: the
role and influence of destination image, place attachment, personal
involvement, and satisfaction. Journal of Travel Research, 19(2), 205 - 224.
74. Schroeder, H. W., & Louviere, J. (1999a). Stated choice models forpredicting the
impact of user fees at public recreation sites. Journal of Leisure Reserch, 31(3),
300 - 324.
75. Schroeder, H. W., & Louviere, J. (1999b). Stated choice models forpredicting the
impact of user fees at public receation sites. Journal of Leisure Reserch, 31(3),
300 - 324.
76. Selby, M., Selby, H., & Botterill, D. (2010). Tourism, Image and Fear of Crime:
Goodfellow Publishers LTD. Oxford.
77. Shih, D. (1986). VALS as a Tool of Tourism Market Research. Jounar of Travel
Research, 26(4), 2 - 11.
78. Sirakaya, E., McLellan, R. W., & Uysal, M. (1996). Modeling vacatinon
destinations decisions: A behavioural approach. Journal of Travel and Tourism
Marketing, 5(1/2), 57 - 75.
79. Sirakaya, E., McLellan, R. W., & Uysal, M. (1996). Modeling vacation destination
decisions: A behavioral approach. Journal of Travel & Tourism Marketing, 5(1-
2), 57-75.
80. Tasci, A. D. A., Cavusgil, S. T., & Gartner, W. C. (2007). Conceptualization and
Operationalization of Destination Image. Journal of Hospitality & Tourism
Research, 31, 194.
81. Thái Phương; Trần Thường; Bích Vân. (2018). Chưa vội mừng khi khách Hàn
Quốc tăng đột biến, Báo điện tử Người Lao động. Retrieved from
https://nld.com.vn/kinh-te/chua-voi-mung-khi-khach-han-quoc-tang-dot-bien-
20180508211417679.htm
82. Thompton, J. R., & Cooper, P. D. (1979). Attitudinal evidenve on the limited size
of evoked set of travel destinaton. Jounar of Travel Research, 17, 23 - 25.
83. Tổng cục Du Lịch. (2012). Đề án "Đẩy mạnh khách du lịch Hàn Quốc đến Việt
Nam giai đoạn 2012-2015". from
http://vietnamtourism.gov.vn/dmdocuments/De-an-thu-hut-khach-du-lich-Han-
Quoc.pdf
84. Trần Minh Đạo. (2012). Marketing căn bản: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc
dân Hà Nội.
85. Um, S., & Crompton, J. L. (1990). Attitude determinants in tourism destination
choice. Annals of Tourism Research, 17, 432 - 448.
86. Um, S., & Crompton, J. L. (1990). Attitude determinants in tourism destination
choice. Annals of tourism research, 17(3), 432-448.
87. Um, S., & Crompton, J. L. (1990, 1991, 1992). Attitude determinants in tourism
destination choice. Annals of Tourism Research, 17, 432 - 448.
88. University, T. G. W. (2007). Tourism destinatiom management.
89. UNWTO. (2005). A practical guide to tourism destination management.
90. Uysal, M. (1998). The determinants of tourism demand The economic geography
of the tourist industry: A supply-side analysis (pp. 79-95).
91. Uysal, M., & Jurowski, C. (1994). Testing the push and pull factors. Annals of
Tourism Research, 21(4), 844 - 846.
92. Van Raaij, W. F. (1986). Consumer reseach on tourism: mental and behavioral
constructs. Annals of Tourism Research, 13, 1 - 9.
93. Vengesayi, S. (2003). Destination Attractiveness and Destination Côpetitiveness:
A Modele of Destination evaloution, ANZMAC 2003 Conference Proceedings
Adelaide.
94. Vũ Tuyết Loan. (2007). 15 năm quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc,
Báo điện tử Tạp chí Cộng sản. Retrieved from
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?
distribution=10731&print=true
95. Woodside, A. G., & Lysonski, S. (1989). A general model of traveler destination
choice. Journal of travel Research, 27(4), 8-14.
96. Woodside, A. G., & Lysonski, S. (1989). A general model of traveler destination
choice. Jounar of Travel Research, 27, 8 - 14.
97. Woodside, A. G., & MacDonald, R. (1994). Decision Making Processes and
Preference Change of Tourist: Intertemporal and Intercountry Perspectives,
Kulturverlag, Thaur, Germany. General system framework of customer choice
processes of tourism services, 30 - 59.
98. Yoon, Y., & Uysal, M. (2005). An examination of the effects of motivation and
satisfaction on destination loyalty: a structural model. Tourism Management,
26(1), 45 - 56.

You might also like