You are on page 1of 119

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


---------------------------

PHẠM ĐỨC HIỆP

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG


ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO KHỐI KINH TẾ -
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

PHẠM ĐỨC HIỆP

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG


ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO KHỐI KINH TẾ -
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HẢI QUANG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Hải Quang


(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 30 tháng 01 năm 2016

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT Họ và tên Chức danh Hội đồng


1 GS. TS Võ Thanh Thu Chủ tịch
2 TS. Trương Quang Dũng Phản biện 1
3 PGS. TS Bùi Lê Hà Phản biện 2
4 TS. Nguyễn Quyết Thắng Ủy viên
5 TS. Mai Thanh Loan Ủy viên, thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 30 tháng 01 năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Phạm Đức Hiệp Giới tính: Nam


Ngày, tháng, năm sinh: 16/02/1976 Nơi sinh: Đồng Nai
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh MSHV: 1441820028
I- Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH
VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO KHỐI KINH TẾ - TRƯỜNG ĐHVL
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1. Nhiệm vụ: Tìm hiểu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh
viên về chất lượng đào tạo khối kinh tế - trường Đại học Văn Lang.
2. Nội dung:
- Xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tác động đến sự hài
lòng của sinh viên trường Đại học Văn Lang.
- Xác định mức độ tác động của các nhân tố này đến sự hài lòng của sinh viên.
- Đánh giá thực trạng về chất lượng đào tạo của trường Đại học Văn Lang.
- Phân tích sự khác biệt ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khối kinh tế -
trường Đại học Văn Lang.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời đánh giá sự
hài lòng của sinh viên của Trường Đại học Văn Lang.
III- Ngày giao nhiệm vụ: Căn cứ số: 2110/QĐ-ĐKC ngày 20 tháng 08 năm 2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 12/2015
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Hải Quang
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo khối kinh tế - Trường Đại học Văn
Lang là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả được trình bày trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi thực hiện nghiêm túc trong nghiên cứu, các kết
quả được trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu từ việc khảo sát của cá nhân
tôi. Tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn được trích dẫn rõ ràng theo
đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực các số liệu, nội dung và kết
quả nghiên cứu của luận văn.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phạm Đức Hiệp


ii

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Thầy hướng dẫn, Tiến sĩ Nguyễn Hải Quang đã tận tình hướng dẫn về phương
pháp khoa học và nội dung đề tài, để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sỹ này.
Quý thầy/cô trường Đại học Công nghệ TP.HCM, trường Đại học UEF đã quan
tâm, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức chuyên môn trong thời gian tôi học tập tại
trường. Đặc biệt, đã giúp tôi có được những kiến thức cần thiết, làm nền tảng để tôi
tiếp tục thực hiện những nghiên cứu về sau.
Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm các Khoa khối kinh tế, các Anh/ Chị quản lý
công tác giáo vụ, quản lý công tác sinh viên và đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Đặc biệt, hàng trăm sinh viên các khoa kinh tế của trường Đại học Văn Lang
dành thời gian quý báu của mình và đã nhiệt tình giúp tôi bằng cách trả lời các câu hỏi
trong bảng khảo sát mà tác giả đã đề cập trong luận văn.
Xin chân thành cảm ơn.

Học viên

Phạm Đức Hiệp


iii

TÓM TẮT

Đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về
chất lượng đào tạo khối kinh tế - Trường Đại học Văn Lang” Với mục tiêu là xác
định các nhân tố của chất lượng đào tạo tác động đến sự hài lòng của sinh viên khối
kinh tế trường Đại học Văn Lang, tác giả đã nghiên cứu và thu thập được số liệu là 552
mẫu. Kết quả đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất đào tạo là một kênh thông tin
quan trọng để trường tham khảo. Từ đó, nhà trường sẽ nghiên cứu và có hướng điều
chỉnh hợp lý hơn trong việc quản lý đào tạo và nâng cao chất lượng giảng dạy.
Các phương pháp thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân
tố khám phá EFA và phân tích hồi qui tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối
với chất lượng đào tạo khối kinh tế tại trường Đại học Văn Lang đó là nhân tố (1)
Chương trình đào tạo, (2) Đội ngũ giảng viên, (3) Tài liệu học tập, (4) Cơ sở vật chất,
(5) Công tác quản lý.
Từ kết quả nghiên cứu mà mô hình phân tích, tác giả đã đưa ra các đề xuất nhằm
nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường Đại học Văn Lang
trong thời gian tới như: Công tác đào tạo, cơ sở vật chất, công tác quản lý và môi
trường học tập.
Kết quả nghiên cứu cũng giúp các nhà quản lý của trường Đại học Văn Lang
xác định được nhân tố nào là nhân tố quan trọng tác động đến sự hài lòng của sinh
viên. Từ đó, có những cải tiến sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế, nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo của nhà trường và phát triển trường trong tương lai sẽ tạo cơ sở nền
tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững.
iv

ABSTRACT

The thesis: "The factors affecting student satisfaction about the quality of
economic training in Van Lang University" with the goal of research is to determine
the factors which impact on students who learning economic branch in Van Lang
University, the author has studied and collected 552 samples of data. The assessment
results of student satisfaction for the quality of training services is an important
information channel for Van Lang University to have reasonable adjustments in
training management and improving teaching quality.
The methods of descriptive statistics, Cronbach's Alpha testing, Exploratory
Factor Analysis and linear regression analysis were used in the study. The study results
showed that the factors affecting the level of student satisfaction with the quality of
training for economic branch of Van Lang University are (1) Training Program, (2)
Lecturers, (3) learning materials, (4)) Facilities, (5) Management.
From the results of research and analysis models, the authors has proposed
solutions to improve student satisfaction about the quality of education at Van Lang
University in coming time such as Training task, facilities, management and learning
environment.
The study also helps the managers of Van Lang University to determine what
factors are important factors affecting satisfaction of students. From there, they will
propose reasonable investment in order to improve the quality of training and create a
solid basis for sustainable development in the future.
v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................................ii
TÓM TẮT....................................................................................................................... iii
ABSTRACT ....................................................................................................................iv
MỤC LỤC ........................................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viiiiii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................iix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ................................................................................. x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: ............................................................................. 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.6 Kết cấu của đề tài ................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ................. 5
2.1 Lý thuyết về chất lượng và chất lượng đào tạo ...................................................... 5
2.1.1 Khái niệm về chất lượng .................................................................................. 5
2.1.2 Khái niệm về chất lượng đào tạo ..................................................................... 5
2.1.3 Vai trò của chất lượng đào tạo ......................................................................... 7
2.2. Các yếu tố cấu thành nên chất lượng đào tạo ........................................................ 7
2.2.1. Chương trình đào tạo ...................................................................................... 7
2.2.2.Tài liệu học tập ................................................................................................ 8
2.2.3. Đội ngũ giảng viên.......................................................................................... 8
2.2.4. Công tác quản lý ............................................................................................. 8
2.2.5. Cơ sở vật chất ................................................................................................. 9
2.3 Lý thuyết về sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ .............................................. 9
2.3.1 Sự hài lòng ....................................................................................................... 9
2.3.2 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng ...................................... 9
2.4. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng
đào tạo và quy trình nghiên cứu. ................................................................................ 11
2.4.1. Mô hình đào tạo ............................................................................................ 11
2.4.2. Sự thỏa mãn (sự hài lòng) của khách hàng ................................................... 12
vi

2.5. Một số nghiên cứu trước đây .............................................................................. 12


2.5.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài ................................................................ 12
2.5.2 Các nghiên cứu trong nước ............................................................................ 13
2.6. Xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................ 14
2.6.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu ..................................................................... 14
2.6.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 145
2.6.3. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 16
2.7 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................. 18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 19
3.1. Giới thiệu................................................................................................................. 19
3.2. Thiết kế nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ...................................................... 19
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 19
3.2.2. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 20
3.3. Xây dựng và điều chỉnh thang đo ........................................................................ 21
3.3.1. Thang đo về chương trình đào tạo ................................................................ 21
3.3.2. Thang đo về đội ngũ giảng viên ................................................................... 22
3.3.3. Thang đo về tài liệu học tập .......................................................................... 22
3.3.4. Thang đo về công tác quản lý ....................................................................... 23
3.3.5. Thang đo về cơ sở vật chất ........................................................................... 23
3.3.6. Thang đo về sự hài lòng................................................................................ 24
3.4. Phương pháp chọn mẫu ....................................................................................... 25
3.5 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................. 26
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................ 27
4.1. Giới thiệu ............................................................................................................. 27
4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 27
4.2.1. Mẫu dựa theo năm học.................................................................................. 27
4.2.2. Mẫu dựa trên đặc điểm giới tính ................................................................... 28
4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .... 29
4.3.1. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố chương trình đào tạo .................... 29
4.3.2. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố đội ngũ giảng viên ........................ 30
4.3.3. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố tài liệu học tập .............................. 30
4.3.4. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố công tác quản lý ........................... 31
4.3.5. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố cơ sở vật chất................................ 32
4.3.6. Cronbach’s Alpha của thang đo sự hài lòng của sinh viên ........................... 33
4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................ 34
vii

4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 ............................................................ 35


4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với thang đo sự hài lòng ................... 44
4.4.3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết........................................ 45
4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ............................................... 45
4.5.1. Phân tích tương quan .................................................................................... 46
4.5.2. Phân tích hồi quy bội .................................................................................... 47
4.5.3 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu................................................ 49
4.6. Đánh giá các nhân tố tác động sự hài lòng của sinh viên khối kinh tế trường
ĐHVL thông qua các đại lượng thống kê mô tả ........................................................ 51
4.6.1. Nhân tố chương trình đào tạo – Giảng viên.................................................. 51
4.6.2. Nhân tố cơ sở vật chất .................................................................................. 53
4.6.3. Nhân tố công tác quản lý .............................................................................. 54
4.6.4. Nhân tố tài liệu học tập ................................................................................. 56
4.7. Phân tích sự hài lòng theo các biến đặc trưng của sinh viên ........................... 57
4.7.1. Kiểm tra sự khác biệt về mức độ cảm nhận sự hài lòng của sinh viên giữa
nhóm sinh viên nam và nữ ...................................................................................... 57
4.7.2. Kiểm tra sự khác biệt về mức độ cảm nhận sự hài lòng của sinh viên giữa 3
nhóm sinh viên năm 2, năm 3 và năm 4 ................................................................. 59
4.8 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................. 60
CHƯƠNG 5 ................................................................................................................... 61
5.1 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................... 61
5.2 Những hàm ý cho nhà quản trị trường Đại học Văn Lang ................................... 62
5.2.1 Chương trình đào tạo - Giảng viên ................................................................ 62
5.2.2 Cơ sở vật chất ................................................................................................ 64
5.2.3 Công tác quản lý ............................................................................................ 65
5.2.4 Tài liệu học tập .............................................................................................. 66
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo...................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 67
PHỤ LỤC
viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GD&ĐT Giáo Dục và Đào Tạo


GDĐH Giáo Dục Đại Học
ĐH Đại Học
ĐHVL Đại Học Văn Lang
TCNH Tài Chính Ngân Hàng
KTKT Kế Toán Kiểm Toán
DL Du Lịch
TM Thương Mại
QTKD Quản Trị Kinh Doanh
SV Sinh viên
KH&QLNL Kế Hoạch & Quản Lý Nhân Lực
TTKTTH Trung Tâm Kỹ Thuật Tin Học
TTPTPM Trung Tâm Phát Triển Phần Mềm
SHL Sự Hài Lòng

EFA Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)


ANOVA Analysis of variance (phân tích phương sai)
KMO Kaiser-Meyer-Olkin
VIF Variance Inflation Factor (hệ số phóng đại phương sai)
SPSS Statistical Package for the Social Sciences (chương trình máy
tính phục vụ công tác thống kê)
VIP Variance Inflation Factor (hệ số phóng đại phương sai)
ix

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1 Thang đo về chương trình đào tạo .................................................................. 21
Bảng 3.2 Thang đo về đội ngũ giảng viên ..................................................................... 22
Bảng 3.3 Thang đo về tài liệu học tập ............................................................................ 22
Bảng 3.4 Thang đo về công tác quản lý ......................................................................... 23
Bảng 3.5 Thang đo về cơ sở vật chất ............................................................................. 24
Bảng 3.6 Thang đo về sự hài lòng.................................................................................. 24
Bảng 3.7 Phân bổ số lượng mẫu cho từng Khoa ............................................................ 25
Bảng 4.1 Thống kê mẫu theo năm học ........................................................................... 27
Bảng 4.2 Thống kê mẫu về đặc điểm giới tính .............................................................. 28
Bảng 4.3 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố chương trình đào tạo ...................... 29
Bảng 4.4 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố đội ngũ giảng viên .......................... 30
Bảng 4.5 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố tài liệu học tập ................................ 31
Bảng 4.6 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố công tác quản lý ............................. 32
Bảng 4.7 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố cơ sở vật chất ................................. 33
Bảng 4.8 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố sự hài lòng của sinh viên ................ 34
Bảng 4.9 Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần lần thứ 1 ........................... 35
Bảng 4.10 Bảng phương sai trích ................................................................................... 36
Bảng 4.11 Kết quả phân tích nhân tố EFA .................................................................... 37
Bảng 4.12 Tóm tắt các biến hình thành các nhân tố mới ............................................... 41
Bảng 4.13 Kết quả phân tích EFA đối với thang đo sự hài lòng ................................... 44
Bảng 4.14: Hệ số tương quan giữa các biến .................................................................. 46
Bảng 4.15 Kết quả hồi quy đa biến của mô hình ........................................................... 47
Bảng 4.16 Phân tích phương sai ANOVA ..................................................................... 47
Bảng 4.17 Phân tích các trọng số hồi quy ...................................................................... 48
Bảng 4.18 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết .................................................. 50
Bảng 4.19 Nhân tố chương trình đào tạo – Giảng viên ................................................. 52
Bảng 4.20 Nhân tố cơ sở vật chất .................................................................................. 54
Bảng 4.21 Nhân tố công tác quản lý .............................................................................. 55
Bảng 4.22 Nhân tố tài liệu học tập ................................................................................. 57
Bảng 4.23 Kiểm định sự khác biệt về mức độ cảm nhận sự hài giữa 2 nhóm sinh viên
nam và nữ ....................................................................................................................... 58
Bảng 4.24 So sánh giá trị trung bình về sự hài lòng giữa 2 nhóm sinh viên nam và sinh
viên nữ ............................................................................................................................ 58
Bảng 4.25 Kiểm định Anova có sự khác nhau về mức độ cảm nhận giữa 3 nhóm sinh
viên năm 2, năm 3, năm 4 .............................................................................................. 59
Bảng 4.26 Bảng so sánh giá trị trung bình về sự hài lòng giữa 3 nhóm sinh viên năm 2,
năm 3, năm 4 .................................................................................................................. 59
x

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Mô hình chất lượng giáo dục của Mustafa & Chiang (2006) ....................... 15
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 15
Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 17
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về
chất lượng đào tạo khối kinh tế - Trường Đại học Văn Lang ........................................ 21
Hình 4.1 Mẫu nghiên cứu theo năm học ........................................................................ 28
Hình 4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu về đặc điểm giới tính.................................................. 28
Hình 4.3 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ...................................................................... 45
Hình 4.4 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ............................................................ 49
Hình 4.5 Mô hình nghiên cứu sau kiểm định ................................................................. 51
1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1. Lý do chọn đề tài
Trước đây, giáo dục được xem như một hoạt động sự nghiệp đào tạo con người
mang tính phi thương mại, phi lợi nhuận nhưng qua một thời gian dài chịu sự ảnh
hưởng của các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là tác động của nền kinh tế thị trường đã
khiến cho tính chất của hoạt động này không còn thuần túy. Giáo dục dần dần hình
thành và phát triển trong đó hoạt động trao đổi diễn ra khắp nơi, tăng mạnh cả về số
lượng lẫn hình thức. Các cơ sở giáo dục thi nhau ra đời để đáp ứng được nhu cầu của
người học với nhiều mô hình đào tạo khác nhau: từ chính quy, tại chức, chuyên tu, liên
thông, đào tạo từ xa…Từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề như chất lượng đào tạo kém,
trang thiết bị dạy và học không đủ và lạc hậu, sinh viên ra trường chưa đáp ứng được
nhu cầu về nguồn nhân lực, chương trình nội dung giảng dạy nặng nề và không phù
hợp với thực tế vv… Điều này dẫn đến sự hoang mang đối với công chúng, đặc biệt là
khi phụ huynh cho con em mình theo học tại các trường chưa có thương hiệu.
Nhằm giải quyết mối lo ngại đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thể hiện nổ lực của
mình trong việc quản lý chất lượng giáo dục thông qua việc đưa kiểm định chất lượng
giáo dục và Luật giáo dục sửa đổi năm 2005. Mục đích của việc kiểm định này là giúp
cho các nhà quản lý, các trường đại học xem xét lại toàn bộ hoạt động của nhà trường
một cách có hệ thống, từ đó điều chỉnh các hoạt động của nhà trường theo một chuẩn
nhất định, giúp cho các trường đại học định hướng và xác định tiêu chuẩn chất lượng
và đề ra một cơ chế đảm bảo chất lượng vừa linh hoạt, chặc chẽ và thống nhất.
Một trong những yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của các trường
hiện nay là sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo. Chất lượng phải được đánh
giá bởi chính người đang theo học các trường. Như vậy, trong lĩnh vực đào tạo việc
đánh giá chất lượng thông qua lấy ý kiến người học, trong đó người học (sinh viên) là
trọng tâm đang trở nên hết sức cần thiết. Qua đó các đơn vị đào tạo nói chung và các
trường đại học nói riêng có các nhìn nhận khách quan về những gì mình đã cung cấp,
mình kì vọng thay vì chỉ quan tâm đến đầu tư cơ sơ vật chất, trình độ đầu vào, đầu ra,
kết quả học tập của sinh viên và các yếu tố khác trong quá trình đào tạo.
2

1.2. Tính cấp thiết của đề tài


Trong xu thế cạnh tranh khốc liệt ở mọi lĩnh vực như hiện nay thì chất lượng đào
tạo đã, đang và sẽ là yếu tố luôn được các đơn vị chú trọng. Thông qua việc xác định
và đo lường các thành phần của chất lượng đào tạo.
Ngày nay, hầu hết các đơn vị đào tạo đều xem người học là trọng tâm trong chiến
tồn tại và phát triển trường. Như vậy, làm thế nào để sinh viên hài lòng và lựa chọn
trường là mục tiêu mà các trường đại học luôn hướng tới. Chính vì vậy, việc khảo sát
đánh giá sự hài lòng của sinh viên là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Qua đó,
các trường có cái nhìn khách quan về chất lượng đào tạo mà mình cung cấp và có
những điều chỉnh kịp thời nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của sinh viên.
Trường Đại học Văn Lang được thành lập vào năm 1995 theo quyết định số
71/TTg ngày 27/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức hoạt động theo quyết
định số 1216/GD-ĐT ngày 05/04/1995 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường ĐHVL là một trong số các trường ĐH ngoài công lập đầu tiên ở khu vực phía
Nam. Trụ sở chính của trường tọa lạc ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh số 45
Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1. Cơ sở 2 của trường cách cơ sở khoảng
6km, 233A Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh và cơ sở 3 cách cơ sở 2
khoảng 5km, tọa lạc tại P.5, Q. GV, diện tích rộng gấp 11 lần cơ sở 2 (Khu đất rộng
5,8ha). Ký túc xá sinh viên của trường đặt tại 61A-61B hẻm 83, Phan Huy Ích, Phường
12, Quận Gò Vấp. Các cơ sở đều thuộc sở hữu của nhà trường & phục vụ cho mục tiêu
đào tạo.
Trường Đại học Văn Lang hiện có trên 11.406 sinh viên đang theo học tại 14
Khoa là một trường đại học đào tạo đa ngành, 18 ngành của trường được tổ chức thành
4 nhóm ngành, phát triển cân đối gồm: Kỹ thuật – Công nghệ, Kinh tế, Mỹ thuật ứng
dụng và Xã hội – nhân văn. Đảm nhiệm vai trò giảng dạy cho sinh viên là trên 400
giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn cùng với đội ngũ giảng viên thỉnh giảng 220
người. Đảm bảo hoạt động điều hành và phục vụ đào tạo của trường là đội ngũ cán bộ
nhân viên khoảng 315 người. Năm 2006, trường ĐH Văn Lang chính thức tham gia hệ
thống kiểm định chất lượng đào tạo đại học của Bộ GD&ĐT Việt Nam. Là 1 trong 20
3

trường ĐH đầu tiên tham gia hệ thống kiểm định, tháng 2/2009, Hội đồng quốc gia
kiểm định chất lượng giáo dục đã đề nghị Bộ GD&ĐT công nhận trường ĐH dân lập
Văn Lang “đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia”.
Năm 2015 trường ĐH Văn Lang xác định mục tiêu chuyển đổi loại hình từ trường
ĐH Dân lập sang loại hình trường Đại học tư thục theo quyết định số: 1755/QĐ-TTg
ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo
của trường, bất kỳ một tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển bền vững cũng cần phải
đánh giá về chất lượng đào tạo của mình. Hàng năm, cuối mỗi học kỳ, nhà trường đều
tổ chức cho sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy giữa người dạy và người học
thông qua phiếu khảo sát, tuy nhiên hình thức này cũng chỉ dừng ở mức độ đánh giá
chất lượng giảng dạy của giảng viên và người học chứ chưa đánh giá cụ thể về chất
lượng đào tạo. Vì thế, việc tìm hiểu các nhân tố của chất lượng đào tạo có tác động đến
sự hài lòng của sinh viên là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ
những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo khối kinh tế trường Đại
học Văn Lang” để nghiên cứu.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Đề tài thực hiện nhằm được đạt các mục tiêu như sau:
- Xác định rõ các nhân tố của chất lượng đào tạo tác động đến sự hài lòng của
sinh viên trường Đại học Dân lập Văn Lang.
- Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố này đến sự hài lòng của sinh viên
khối kinh tế trường Đại học Dân lập Văn Lang.
- Đề xuất một số hàm ý chính sách cho nhà quản trị trường ĐHVL nhằm nâng cao
sự hài lòng của sinh viên.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố của chất lượng đào tạo ảnh hưởng đến sự hài
lòng của sinh viên khối kinh tế trường Đại học Văn Lang.
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên chính quy đang theo học khối kinh tế - Trường
Đại học Văn Lang.
4

- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu này được thực hiện tại các khoa kinh tế
trường Đại học Văn Lang.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được thực
hiện thông qua 2 bước cụ thể như sau:
Bước 1: nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính dựa vào cơ sở lý luận thông qua việc thảo luận
nhóm và các chuyên gia đang làm công tác quản lý tại khoa, trường và phòng
chức năng nhằm điều chỉnh, bổ sung bảng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu.
Bước 2: nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua số liệu thu thập được từ
bảng câu hỏi khảo sát từ sinh viên của các khoa kinh tế tại trường ĐHVL. Sau
đó, dùng mô hình kiểm định thang đo sơ bộ bằng công cụ thống kê mô tả, hệ số
tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) với phần mềm
SPSS phiên bản 22.0. Phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính được sử dụng để
kiểm định mô hình, phân tích phương sai ANOVA tìm ra sự khác biệt về đánh
giá theo đặc điểm của sinh viên và các giả thuyết nghiên cứu.
1.6 Kết cấu của đề tài
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu: giới thiệu tổng quan về nghiên
cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu: tác giả trình bày cơ sở lý
luận về sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo và mô hình các yếu tố
ảnh hưởng.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: tác giả trình bày phương pháp nghiên
cứu, quy trình nghiên cứu để kiểm định thang đo bằng Cronbach’s alpha, EFA.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: tác giả trình bày phương pháp phân tích và
kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo: tóm tắt kết quả nghiên
cứu, những mặt hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH


VIÊN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ MÔ HÌNH CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

Trong phần giới thiệu chương 1 tác giả đã nêu rõ mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa
khoa học và thực tiễn của đề tài. Tiếp theo chương 2, tác giả sẽ trình bày những cơ sở
lý luận có liên quan đến đề tài như: lý thuyết về chất lượng và chất lượng đào tạo, lý
thuyết về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng đào tạo, các yếu tố cấu thành
nên chất lượng đào tạo và mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên
đối với chất lượng đào tạo.
2.1 Lý thuyết về chất lượng và chất lượng đào tạo
2.1.1 Khái niệm về chất lượng
Theo Juran (1988) “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu”, còn Feigenbaum
(1991) “Chất lượng là quyết định của khách hàng dựa trên kinh nghiệm thực tế đối với
sản phẩm hoặc dịch vụ được đo lường trên những yêu cầu của khách hàng, những yêu
cầu này có thể được nêu ra, được ý thức hoặc đơn giản là sự cảm nhận hoàn toàn chủ
quan hoặc mang tính chuyên môn và luôn đại diện cho mục tiêu động trong một thị
trường cạnh tranh”.
Theo Russell (1999) “Chất lượng thể hiện sự vượt trội của hàng hóa và dịch vụ,
đặc biệt đạt đến mức độ mà người ta có thể thỏa mãn mọi nhu cầu và làm hài lòng
khách hàng”.
Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) – ISO 9000:2000 “Chất lượng là
mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu”.
2.1.2 Khái niệm về chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo được định nghĩa rất khác nhau tùy theo từng thời điểm và
giữa những người quan tâm: Sinh viên, giảng viên, người sử dụng lao động, các tổ
chức tài trợ và các cơ quan kiểm định. Trong nhiều bối cảnh, nó còn phụ thuộc vào tình
trạng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
6

Nghiên cứu về chất lượng giáo dục đào tạo Đại học, Cao đẳng, Bộ GD&ĐT đã
đưa ra 6 quan điểm trong tài liệu tập huấn: “Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng
giáo dục đại học” thuộc dự án giáo dục đại học của Bộ GD&ĐT:
(1) Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu vào”: Một số nước phương Tây có
quan điểm cho rằng: “Chất lượng một trường đại học phụ thuộc vào chất lượng và số
lượng đầu vào của trường đó”. Quan điểm này được gọi là “quan điểm nguồn lực” có
nghĩa là: Nguồn lực = chất lượng.
Theo quan điểm này, một trường đại học tuyển được sinh viên giỏi, có đội ngũ
cán bộ giảng dạy uy tín, nguồn tài chính cần thiết để trang bị các phòng thí nghiệm,
giảng đường, các thiết bị tốt nhất được xem là trường có chất lượng cao.
(2) Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu ra”: Một quan điểm khác về chất
lượng giáo dục đại học cho rằng “đầu ra” của giáo dục đại học có tầm quan trọng hơn
nhiều so với “đầu vào” vì “đầu ra” chính là sản phẩm của giáo dục đại học, thể hiện
được mức độ hoàn thành công việc của sinh viên và khả năng cung cấp hoạt động đào
tạo của trường đó.
(3) Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng”: Quan điểm thứ ba này cho
rằng trường học có chất lượng khi nó tạo ra được sự khác biệt trong phát triển trí tuệ và
cá nhân của sinh viên. “Giá trị gia tăng” được xác định bằng giá trị của “đầu ra” trừ đi
giá trị “đầu vào”.
(4) Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị học thuật”: Đây là quan điểm truyền
thống của nhiều trường đại học phương Tây, theo quan điểm này, chất lượng dịch vụ
đào tạo phụ thuộc vào năng lực học thuật của đội ngũ giảng dạy trong trường, nghĩa là
trường đại học nào có nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo ưu tú…có uy tín khoa học cao thì
được xem là có chất lượng cao.
(5) Chất lượng được đánh giá bằng “Văn hóa tổ chức riêng”: Quan điểm này
dựa trên nguyên tắc, các trường phải tạo ra “văn hóa tổ chức riêng” hỗ trợ cho quá
trình cải tiến chất lượng liên tục. Vì thế, trường nào được đánh giá có “văn hóa tổ chức
riêng” đặc trưng quan trọng là không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo thì
được coi là có chất lượng cao.
7

(6) Chất lượng được đánh giá bằng “Kiểm toán”: Theo quan điểm này, chất
lượng dịch vụ đào tạo xem trọng quá trình bên trong trường và nguồn thông tin cung
cấp cho việc ra quyết định. Kiểm toán chất lượng xem trường có thu thập thông tin phù
hợp và những người ra quyết định có đủ thông tin cần thiết hay không, quá trình thực
hiện các quyết định chất lượng có hợp lý và hiệu quả không.
Tuy có nhiều quan điểm, nhưng tổng hợp lại trong văn bản Quy định về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, Bộ GD&ĐT đã xác định “Chất
lượng giáo dục trường đại học là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo
các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại học của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào
tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước”.
2.1.3 Vai trò của chất lượng đào tạo
Theo Ronald Barnett (1992) “Giáo dục đại học là quản lý việc tổ chức giảng dạy
một cách hiệu quả, rất nhiều người cho rằng giảng dạy là hoạt động cốt lõi của một cơ
sở giáo dục. Do vậy, các cơ sở giáo dục đại học thường chú trọng quản lý một cách
hiệu quả các hoạt động giảng dạy và học bằng cách nâng cao chất lượng giảng dạy”.
2.2. Các yếu tố cấu thành nên chất lượng đào tạo
2.2.1. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo có vai trò rất quan trọng đến chất lượng đào tạo, hiện nay
Bộ GD&ĐT đã có những quy định về chương trình đào tạo và ban hành các chương
trình khung cho phần lớn ngành đào tạo phổ biến. Một chương trình đào tạo bao gồm
những thông tin chung về chương trình đào tạo và nội dung của chương trình đào tạo.
Các thông tin chung về chương trình đào tạo bao gồm: ngành đào tạo, mã ngành
đào tạo, chuyên ngành đào tạo (nếu có), trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, mục tiêu
đào tạo, chuẩn đầu ra, điều kiện tốt nghiệp, văn bằng sau khi tốt nghiệp và vị trí làm
việc của người học sau khi tốt nghiệp.
Nội dung chương trình đào tạo bao gồm chuẩn đầu ra, ma trận kỹ năng, ma trận
các môn học, đề cương môn học, khung chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các
học phần. Khối lượng kiến thức tối thiểu quy định số tín chỉ cần phải tích lũy và cụ thể
cho từng khối kiến thức của chương trình đào tạo; Khung chương trình đào tạo quy
8

định cơ cấu và thứ tự các học phần, thời gian đào tạo của các học phần, hình thức lên
lớp, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa lý thuyết với thực hành, thực tập; Kế hoạch
đào tạo chuẩn là bảng phân bổ chuẩn các học phần trong chương trình đào tạo trong
từng học kỳ để chủ động lên kế hoạch đào tạo cho từng năm học.
Đề cương chi tiết các học phần thể hiện rõ số lượng tín chỉ, điều kiện tiên quyết
(nếu có), nội dung lý thuyết và thực hành, cách thức đánh giá học phần, giáo trình, tài
liệu tham khảo và điều kiện thí nghiệm, thực hành, thực tập phục vụ học phần.
2.2.2.Tài liệu học tập
Tài liệu học tập cũng có vai trò quan trọng trong công tác đào tạo, nó bao gồm
sách giáo khoa, giáo trình, đề cương bài giảng, hướng dẫn học tập, kiểm tra – đánh giá
kết quả học tập, mô phỏng thí nghiệm, thực hành ảo… Đây là một trong những công cụ
để đánh giá chất lượng đào tạo, một mặt để đảm bảo chương trình được đào tạo đúng
kế hoạch đề ra của nhà trường, mặt khác, giúp cho sinh viên có kế hoạch cụ thể trong
việc học, chủ động và tích cực, có những mô phỏng thực tế bên cạnh những kiến thức
lý thuyết nền tảng.
2.2.3. Đội ngũ giảng viên
Chất lượng dịch vụ đào tạo là kết quả tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó vai trò
của đội ngũ giảng viên là cực kỳ quan trọng. Khá nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng
chất lượng dịch vụ đào tạo phụ thuộc nhiều vào khả năng sư phạm, kiến thức và trình
độ chuyên môn của giảng viên, kinh nghiệm thực tế của giảng viên đó, đặc biệt là
những ngành đào tạo đặc thù, có tính chuyên ngành sâu. Đội ngũ giảng viên còn được
đánh giá thông qua số lượng và tỷ lệ giảng viên quy đổi trên sinh viên theo quy định
của Bộ GD&ĐT.
2.2.4. Công tác quản lý
Công tác quản lý của nhà trường đóng vai trò quan trọng trong công tác đào tạo
và được xem là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng đào tạo của nhà trường,
nó quyết định sự thành công của cả quá trình đội mới giáo dục, nó thể hiện qua việc
thực hiện các chức năng, có những giải pháp quản lý phục vụ đào tạo một cách tối ưu.
Thực hiện đúng cam kết của nhà trường về chất lượng đào tạo.
9

2.2.5. Cơ sở vật chất


Cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong chất lượng giáo dục đào tạo và
được xem xét là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng học tập, nó đóng
vai trò tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo chất lượng đào tạo.
Cơ sơ vật chất là một hệ thống sản phẩm vật chất hữu hình gồm: phòng học, phòng thí
nghiệm, xưởng thực hành, phòng vi tính, mạng Internet, ký túc xá sinh viên, hệ thống
điện, nước, khu giải trí, thể dục thể thao... Như vậy, để đảm bảo cho người học có khả
năng đáp ứng yêu cầu của người sử dụng thì việc tiếp cận với những công nghệ ngay
tại cơ sở đào tạo và trường học là việc làm tối cần thiết, nó bao gồm các cơ sở đào tạo
với các phòng học được trang bị phục vụ học lý thuyết, thực hành, thực tập, cùng các
điều kiện đảm bảo đào tạo khác như thư viện, phòng đọc, ký túc xá, các nơi sinh hoạt
chung cho sinh viên... Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công
nghệ thông tin, việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ một cách hiệu quả sẽ đóng góp rất
nhiều vào việc thỏa mãn nhu cầu của người học cũng như nâng cao hiệu quả của một
chương trình đào tạo.
2.3 Lý thuyết về sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ
2.3.1 Sự hài lòng
Theo Oliver (1997): Sự hài lòng là phản ứng của người tiêu dùng đáp ứng
những mong muốn.
Theo Kotler (2001): Sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác của một
người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm dịch vụ với những kỳ
vọng của người đó.
Như vậy mức độ thỏa mãn là hàm của sự khác biệt giữa kết quả nhận được và
sự kỳ vọng.
2.3.2 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng
Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng là chủ đề
được các nhà nghiên cứu đưa ra bàn luận liên tục trong các thập kỷ qua. Nhiều nghiên
cứu về sự hài lòng của khách hàng trong các ngành dịch vụ đã được thực hiện và nhìn
10

chung đều kết luận rằng chất lượng dịch vụ và sự hài lòng là hai khái niệm được phân
biệt.
Sự hài lòng của khách hàng là một khái niệm tổng quát nói lên sự hài lòng của
họ khi tiêu dùng một dịch vụ, còn nói đến chất lượng dịch vụ là quan tâm đến các
thành phần cụ thể của dịch vụ (Zeithaml & Bitner, 2000).
Theo Oliver (1993) cho rằng chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến mức độ thỏa
mãn của khách hàng. Nghĩa là chất lượng dịch vụ được xác định bởi nhiều yếu tố khác
nhau, là một phần yếu tố quyết định của sự hài lòng (Parasuraman, 1985, 1988).
Nhiều công trình nghiên cứu thực tiễn về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ
và sự thỏa mãn của khách hàng, Cronin & Taylor (1992) đã kiểm định mối quan hệ này
và kết luận rằng cảm nhận chất lượng dịch vụ dẫn đến sự thỏa mãn của khách hàng.
Các nghiên cứu đã kết luận rằng chất lượng dịch vụ là tiền đề của sự thỏa mãn và là
yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự thỏa mãn.
Do đó, muốn nâng cao sự hài lòng của khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ phải
nâng cao chất lượng dịch vụ. Nói cách khác, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của
khách hàng có mối quan hệ hỗ tương chặt chẽ với nhau, trong đó chất lượng dịch vụ là
cái được tạo ra trước và sau đó quyết định đến sự hài lòng của khách hàng. Mối quan
hệ nhân quả giữa hai yếu tố này là vấn đề then chốt trong hầu hết các nghiên cứu về sự
hài lòng của khách hàng.
11

2.4. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất
lượng đào tạo và quy trình nghiên cứu.
2.4.1. Mô hình đào tạo
Theo Mustafa và Chiang (2006) trong nghiên cứu về kích thước chất lượng giáo
dục đã chứng minh mối quan hệ của chất lượng giáo dục với các biến sau: giáo viên
thực hiện (khả năng và thái độ), nội dung khóa học (tài liệu và thời lượng), chất lượng
giáo dục (lượng kiến thức thu được). Với 485 bảng câu hỏi đánh giá giảng dạy được
thu thập và kết quả phân tích yếu tố chỉ ra bốn yếu tố chính là : khả năng giáo viên, thái
độ của giáo viên, tài liệu học và nội dung khóa học. Học viên với điểm trung bình thấp
nhận thức rằng nội dung khóa học được cải thiện bởi giáo viên giỏi, trong khi học viên
với điểm cao cho rằng chất lượng giáo dục tăng khi nội dung khoa học tốt.
Kích thước của chất lượng giáo dục được xác định trong bài nghiên cứu được
thể hiện theo mô hình sau:

Năng lực
giáo viên
Giáo viên
Thực hiện
Thái độ
giáo viên
Chất lượng
giáo dục
Trọng tải
khóa học
Nội dung
Khóa học
Tài liệu học

Hình 2.1: Mô hình chất lượng giáo dục của Mustafa và Chiang (2006)
12

2.4.2. Sự thỏa mãn (sự hài lòng) của khách hàng


Sự thỏa mãn là một khái niệm tổng quát nói lên sự hài lòng của khách hàng khi
tham gia dịch vụ.
McDougall và Levesque (2000) định nghĩ sự hài lòng của khách hàng (CS) là
“một phản ứng nhận thức hoặc tình cảm xuất hiện trong một lúc hoặc kéo dài của cuộc
gặp gỡ dịch vụ”. Bất kể sự hài lòng của khách hàng được đo như thế nào, nó được
chứng minh rằng một khách hàng hài lòng sẽ thể hiện lòng trung thành và sẽ cung cấp
lời truyền miệng tích cực, theo báo cáo của Kim, Lee và Yoo (2006).
Sự hài lòng của khách hàng, mặt khác, là một quá trình đánh giá của người tiêu
dùng giữa nhận thức chất lượng và giá trị dự kiến diễn ra sau khi tiêu thụ (Hutcheson
và Moutinho 1998). Sự hài lòng của khách hàng nổi lên với những cảm xúc là kết quả
từ việc sử dụng hoặc tiêu thụ và sẽ được tích cực khi nó đáp ứng hoặc vượt quá dự kiến
của sản phẩm chất lượng cấp cho khách hàng hoặc ngược lại.
2.5. Một số nghiên cứu trước đây
2.5.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài
Đối với giáo dục đại học thế giới thì những nghiên cứu về SHL của SV về chất
lượng đào tạo, tình trạng cơ sở vật chất, điều kiện học tập, dịch vụ hỗ trợ SV không
còn mới mà được quan tâm từ rất sớm, có thể kể đến một số nghiên cứu trong 05 năm
gần đây như sau:
Tác giả Barramzadehs (2010) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến SHL của SV
về dịch vụ Website của trường, một trong những dịch vụ hỗ trợ SV. Nghiên cứu nhằm
mục đích đưa ra mô hình nghiên cứu chung cho các trường đại học. Nghiên cứu khảo
sát trên 270 SV, kết quả cho thấy SV chỉ thật sự tin tưởng khi hệ thống thông tin có thể
chạy tốt và đó cũng là nhân tố chính ảnh hưởng đến SHL của SV.
Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Mussie T. Tessama, Kathryn Ready,
Wei-choun (2012), nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến SHL của SV về chương trình
học. Số liệu của nghiên cứu được thu thập trong 9 năm học (2001-2009). Tác giả xác
định 11 nhân tố trong mô hình nghiên cứu gồm: yêu cầu/chuẩn đầu ra khóa học, chất
13

lượng giảng dạy, nội dung chương trình, sự đa dạng/linh hoạt của khóa học, kinh
nghiệm, cố vấn học thuật, kinh nghiệm của trường, chuẩn bị nghề nghiệp tương lai (sau
tốt nghiệp), số SV/khóa học, điểm cuối khóa, những khóa học sẵn có.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 05 nhân tố ảnh hưởng đến SHL của SV gồm
chất lượng giảng dạy, bề dày kinh nghiệm, tư vấn học thuật và quan trọng nhất là nhân
tố sự trải nghiệm thực tế và chuẩn bị nghề nghiệp tương lai. Ngoài ra, kết quả nghiên
cứu cũng là tiền đề cho nhiều nghiên cứu khác trong tương lai. [26]
Qua một số nghiên cứu củ nước ngoài, ta thấy SHL của SV phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau tùy theo mục đích và đối tượng nghiên cứu của nhà trường. Tuy
nhiên, có một điểm chung hơn là SV quan tâm nhiều đến đầu ra và cơ hội việc làm sau
khi tốt nghiệp.
2.5.2 Các nghiên cứu trong nước
Cũng như các nhà nghiên cứu trên thế giới, tại Việt Nam trong những năm qua
cũng có nhiều nghiên cứu về SHL của SV, về đánh giá chất lượng đào tạo, về các nhân
tố ảnh hưởng đến SHL của SV...vv, có thể điểm qua những nghiên cứu sau:
Nghiên cứu của tác giả tiến sĩ Nguyễn Hải Quang, Học viện hàng không Việt
Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo các học
phần kinh tế - Thương mại hàng không. Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để
đánh giá, cỡ mẫu là 820 SV. kết quả kiểm định cho thấy có 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo các học phần kinh tế - Thương mại
hàng không là: 1) Sự phù hợp của học phần; 2) Tài liệu học tập các học phần; 3) Giảng
viên giảng dạy các học phần; 4) Môi trường học tập các học phần. Cụ thể, trong điều
kiện các yếu tố khác không thay đổi, nếu tăng sự hài lòng của sinh viên về từng yếu tố
trên 1% thì sẽ tăng sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo các học phần lần
lượt là 0,456%; 0,417%; 0,38% và 0,321%.
Kết quả nghiên cứu không chỉ ứng dụng cho việc nâng cao sự hài lòng của sinh
viên về chất lượng đào tạo các học phần kinh tế - Thương mại hàng không mà còn cho
các học phần khác tại Học viện hàng không Việt Nam (HKVN) nói riêng và các trường
đại học nói chung.
14

Tóm lại, qua các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có thể thấy hầu hết các
nghiên cứu đều tiếp cận theo hướng sinh viên là khách hàng, SHL của sinh viên là khác
nhau đối với từng trường, từng đối tượng khảo sát, sự khác nhau này tùy thuộc vào
chất lượng đào tạo và chất lượng dịch vụ mà trường đó cung cấp cho sinh viên. Tuy
nhiên, có một điểm chung là SHL của sinh viên đều chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố
như chất lượng đào tạo, chất lượng giảng viên, chuẩn đầu ra đào tạo, cơ hội tìm việc
sau khi tốt nghiệp.
2.6. Xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
2.6.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu
Các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết
về các yếu tố cấu thành nên chất lượng dịch vụ đào tạo và việc đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo. Trên thực tế, có thể
có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo với
những hình thức, mức độ và cường độ khác nhau. Trong nghiên cứu này, chất lượng
đào tạo được đánh giá dưới gốc độ là sinh viên cho nên nó được đánh giá bằng các yếu
tố đầu vào. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành thảo luận với các chuyên gia là các cán bộ
quản lý đào tạo, lãnh đạo Khoa, lãnh đạo phòng chức năng và giảng viên Khoa kinh tế.
Do đó, tác giả đã rút ra được 05 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất
lượng đào tạo khối kinh tế tại Trường Đại học Văn Lang như sau: 1) Chương trình đào
tạo; 2) Đội ngũ giảng viên; 3) Tài liệu học tập; 4) Công tác quản lý; 5) Cơ sở vật chất.
Theo Mustafa và Chiang (2006) trong nghiên cứu về sự hài lòng về dịch vụ chất
lượng giáo dục đã chứng minh mối quan hệ của chất lượng giáo dục với bốn nhân tố
chính là: khả năng giáo viên, thái độ của giáo viên, tài liệu học và nội dung khóa học.
Học viên với điểm trung bình thấp nhận thức rằng nội dung khóa học được cải thiện
bởi giáo viên giỏi, trong khi học viên với điểm cao cho rằng chất lượng giáo dục tăng
khi nội dung khóa học tốt.
Dựa vào mô hình chất lượng giáo dục của Mustafa và Chiang (2006) kết hợp
mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo các
15

học phần kinh tế - Thương mại hàng không của tác giả tiến sĩ Nguyễn Hải Quang. Tác
giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau (xem hình 2.2)

Chương trình đào tạo H1

H2
Đội ngũ giảng viên

H3
Sự hài lòng của sinh
Tài liệu học tập viên về chất lượng
H4 đào tạo

Công tác quản lý


H5

Cơ sở vật chất

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất


2.6.2. Giả thuyết nghiên cứu
Để kiểm định mối liên hệ giữa các yếu tố trên đối với sự hài lòng của sinh viên
đối với chất lượng đào tạo khối kinh tế, đề tài đã đặt ra các giả thuyết để kiểm định như
sau:
Giả thuyết H1: Học phần và đề cương phù hợp sẽ nâng cao sự hài lòng của sinh
viên đối với chất lượng đào tạo.
Giả thuyết H2: Chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy sẽ làm nâng cao sự hài
lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo.
Giả thuyết H3: Tài liệu học tập đầy đủ và có chất lượng sẽ nâng cao sự hài lòng
của sinh viên đối với chất lượng đào tạo.
Giả thuyết H4: Công tác quản lý đào tạo tốt sẽ làm nâng cao sự hài lòng của sinh
viên đối với chất lượng đào tạo.
Giả thuyết H5: Cơ sở vật chất tốt sẽ làm nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối
với chất lượng dịch vụ đào tạo.
16

Xuất phát từ mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của khối kinh tế qua mô
hình hồi quy tuyến tính bội sau:
Y = b + a1X1 + a2X2 +a3X3 + a4X4 + a5X5
Trong đó:
Y: Sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo.
X1 : Chương trình đào tạo
X2 : Đội ngũ giảng viên
X3 : Tài liệu học tập
X4 : Công tác quản lý
X5 : Cơ sở vật chất
2.6.3. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu sơ bộ nhằm để xây dựng thang đo; Nghiên cứu
chính thức được thực hiện để thu thập, phân tích dữ liệu để đưa ra kết luận và những đề
xuất (Hình 2.3)
17

Lý thuyết các yếu tố ảnh


hưởng đến sự hài lòng của
sinh viên

Nghiên cứu định tính


(phân tích, thảo luận
nhóm)
Điều chỉnh mô hình nghiên cứu

Bảng câu hỏi và


thang đo lường
Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Chọn mẫu thuận tiện


n ≥ 552

Thu thập dữ liệu

Nhập vào phần mềm SPSS


phiên bản 22.0

Phân tích dữ liệu


• Phân tích yếu tố và kiểm
định mô hình nghiên cứu
• Phân tích hồi quy đa biến
• Đo lường ý kiến
• Phân tích sự khác biệt
Giải pháp nâng cao chất
lượng đào tạo

Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu


18

2.7 Tóm tắt chương 2


Chất lượng đào tạo đóng vai trò rất quan trọng trong các trường Đại học, nó
quyết định sự tồn tại của một trường Đại học nói riêng và nền giáo dục nói chung.
Trong chương này, tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về chất lượng đào tạo,
các yếu tố cấu thành nên chất lượng đào tạo. Theo đó, có 05 yếu tố quan trọng cấu
thành nên sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo như: 1) Chương trình đào
tạo; 2) Đội ngũ giảng viên; 3) Tài liệu học tập; 4) Công tác quản lý; 5) Cơ sở vật chất.
Như vậy, trong chương này tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề cơ bản
của lý luận làm nền tảng cho việc đưa ra mô hình nghiên cứu và thiết kế bảng khảo sát
mẫu điều tra ở chương 3 và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh
viên đối với chất lượng đào tạo của nghiên cứu này.
19

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Giới thiệu
Chương 2 tác giả đã trình bày cơ sở lý luận từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu
cùng các giả thuyết nghiên cứu. Chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, phân
tích dữ liệu và đánh giá kết quả thu được. Cụ thể gồm các mục sau: (1) giới thiệu; (2)
thiết kế nghiên cứu và quy trình nghiên cứu; (3) xây dựng và điều chỉnh thang đo.
3.2. Thiết kế nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Như đã giới thiệu ở Chương 1, nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước:
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng cụ thể như sau:
Bước 1: nghiên cứu định tính
- Nghiên cứu định tính dựa vào cơ sở lý luận thông qua việc thảo luận nhóm và
các chuyên gia đang làm công tác quản lý tại các khoa, phòng chức năng của trường
nhằm điều chỉnh và bổ sung bảng câu hỏi khảo sát cho việc nghiên cứu.
- Gửi thư mời và thông báo nội dung thảo luận đến các chuyên gia đang làm
công tác quản lý tại các khoa, phòng chức năng của trường. Nghiên cứu này được thực
hiện trong tháng 09/2015 (tham khảo phụ lục 1). Mục tiêu của việc thảo luận nhằm
khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát của thang đo và các nhân tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo.
Bước 2: nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua số liệu thu thập được từ bảng
câu hỏi khảo sát sinh viên hệ đại học chính quy từ năm thứ 2, thứ 3 và thứ 4 của các
khoa kinh tế tại trường ĐHVL (Cơ sở 2). Thông qua bảng câu hỏi chi tiết được sử dụng
để thu thập dữ liệu. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp định mức kết
hợp với thuận tiện. Lý do tác giả chọn phương pháp lấy mẫu phi xác suất này là nhằm
tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời mẫu vẫn có thể đại diện cho đám đông nghiên
cứu. Mẫu chọn ban đầu 560 mẫu sau đó tổng hợp số phiếu khảo sát như sau: số phiếu
phát ra là 560 phiếu, số phiếu thu về là 560 phiếu, trong quá trình xử lý dữ liệu và làm
20

sạch số liệu có 08 phiếu trả lời không hợp lệ. Do đó, mẫu khảo sát chính thức còn 552
phiếu.
3.2.2. Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý luận Thang đo Thảo luận nhóm Thang đo


nháp (n=30) chính thức
nháp

Nghiên cứu định lượng (n =552 )

Đo lường độ tin cậy - Kiểm tra hệ số Cronbach alpha


Cronbach Alpha - Loại các biến có hệ số tương quan
biến - tổng nhỏ
- Kiểm tra hệ số Cronbach alpha
nếu bị loại biến

- Kiểm tra phương sai trích


- Kiểm tra các nhân tố rút trích
Phân tích nhân tố - Loại các biến không đạt giá trị hội
khám phá EFA tụ và giá trị phân biệt

- Kiểm tra đa cộng tuyến


Phân tích mô hình - Kiểm tra tự tương quan
hồi quy đa biến - Kiểm tra sự phù hợp
- Đánh giá mức độ quan trọng

Kiểm định Levene - Kiểm tra sự khác biệt hay không


về sự hài lòng giữa SV nam và nữ
- Kiểm tra sự khác biệt hay không
về sự hài lòng giữa SV năm 2,3,4
21

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về
chất lượng đào tạo khối kinh tế - Trường Đại học Văn Lang
3.3. Xây dựng và điều chỉnh thang đo
Quy trình xây dựng thang đo trong nghiên cứu dựa vào quy trình do Churchill
(1979) đưa ra (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang 2008). Thang đo
các yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng của sinh viên được xây dựng trên cơ sở lý luận và
tham khảo các thang đo nhân tố ảnh hưởng sự hài lòng của các nghiên cứu trước. Tuy
nhiên, mỗi ngành đào tạo của trường có tính đặc thù riêng nên việc điều chỉnh thang đo
cho phù hợp với điều kiện thực tế tại trường Đại học Văn Lang là cần thiết.
Toàn bộ nghiên cứu đo lường đánh giá sự hài lòng của sinh viên đều được sử
dụng thang đo Likert 5 mức độ; các câu hỏi đều ở dạng tích cực với việc phân chia hai
cực mức 1- Hoàn toàn không đồng ý và mức 5 Hoàn toàn đồng ý.
Trên cơ sở lý luận cùng với các nghiên cứu trước đồng thời để thang đo mang
tính xác thực hơn, tác giả đã tổ chức một cuộc thảo luận nhóm về phân tích sự hài lòng
của sinh viên về chất lượng đào tạo. Sau khi thực hiện thảo luận nhóm xong, tác giả đã
điều chỉnh, bổ sung bảng câu hỏi điều tra chính thức có 5 nhân tố đánh giá sự hài lòng
với 26 biến quan sát được dùng để xây dựng thang đo sự hài lòng của sinh viên gồm:
1) Chương trình đào tạo; 2) Đội ngũ giảng viên; 3) Tài liệu học tập; 4) Công tác quản
lý; 5) Cơ sở vật chất.
3.3.1. Thang đo về chương trình đào tạo
Thang đo về chương trình đào tạo được ký hiệu CTDT gồm 03 biến quan sát ký
hiệu CTDT1 đến CTDT3 (xem bảng 3.1) và được đo lường bằng thang đo Likert 5
mức độ.
Bảng 3.1 Thang đo về chương trình đào tạo

Ký hiệu biến Các biến đo lường


Đề cương chi tiết được giới thiệu ngay từ buổi đầu rõ ràng và đầy đủ
CTDT1 (đề cương chi tiết của từng học phần phải thể hiện rõ số tiết, điều kiện
tiên quyết cách thức đánh giá học phần, giáo trình, tài liệu tham khảo
22

vv...)
CTDT2 Các học phần được cập nhật và đổi mới hàng năm
CTDT3 Tỷ lệ giờ lý thuyết, thực hành hợp lý.

3.3.2. Thang đo về đội ngũ giảng viên


Thang đo về đội ngũ giảng viên được ký hiệu DNGV gồm 06 biến quan sát ký
hiệu DNGV1 đến DNGV6 (xem bảng 3.2) và được đo lường bằng thang đo Likert 5
mức độ.
Bảng 3.2 Thang đo về đội ngũ giảng viên
Ký hiệu biến Các biến đo lường
Giảng viên lên lớp đúng giờ và được duy trì trong suốt quá trình
DNGV1
giảng dạy tại trường.
Giảng viên giảng dạy đúng kế hoạch (đề cương chi tiết môn học và
DNGV2
nội dung chương trình đào tạo).
Phương pháp giảng dạy tốt, dễ hiểu và phù hợp với yêu cầu của học
DNGV3
phần.
DNGV4 Giảng viên có thực hiện nhiều phương pháp giảng dạy trên lớp.
DNGV5 Giảng viên gần gũi, nhiệt tình giải đáp thắc mắc của sinh viên.
DNGV6 Giảng viên đánh giá, chấm điểm công bằng và hợp lý.

3.3.3. Thang đo về tài liệu học tập


Thang đo về tài liệu học tập được ký hiệu TLHT gồm 06 biến quan sát ký hiệu
TLHT1 đến TLHT6 (xem bảng 3.3) và được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.
Bảng 3.3 Thang đo về tài liệu học tập
Ký hiệu biến Các biến đo lường
Thư viện đảm bảo không gian, đáp ứng đủ chỗ ngồi phục vụ nhu cầu
TLHT1
học tập của sinh viên.
Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu phù hợp với chương trình đào
TLHT2
tạo, phong phú, đa dạng và được cập nhật thường xuyên đầy đủ.
TLHT3 Hỗ trợ sinh viên học trực tuyến trên website của thư viện & download
23

về máy tính.
Quy trình, thủ tục mượn trả sách, giáo trình tài liệu đơn giản và thuận
TLHT4
lợi cho sinh viên.
Thời gian cho mượn sách, giáo trình, tài liệu về nhà phù hợp cho sinh
TLHT5
viên.
Thời gian mở, đóng cửa thư viện phù hợp với nhu cầu của sinh viên
TLHT6
khi đến đọc sách & nghiên cứu.

3.3.4. Thang đo về công tác quản lý


Thang đo về công tác quản lý được ký hiệu CTQL gồm 05 biến quan sát ký hiệu
CTQL1 đến CTQL5 (xem bảng 3.4) và được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.
Bảng 3.4 Thang đo về công tác quản lý
Ký hiệu biến Các biến đo lường
Lãnh đạo nhà trường đối thoại trực tiếp và giải quyết thỏa đáng các
CTQL1
thắc mắc của sinh.
Ban chủ nhiệm Khoa hiểu rõ được nhu cầu của sinh viên và quan tâm
CTQL2
đến lợi ích chính đáng của người học.
Thời khóa biểu, thời gian học tập (lý thuyết và thực hành) được bố trí
CTQL3
hợp lý cho sinh viên.
Nhân viên phụ trách đào tạo của Khoa đáp ứng kịp thời các thắc mắc,
yêu cầu của sinh viên về kết quả học tập về công tác liên quan đến
CTQL4
đào tạo và hỗ trợ sinh viên nắm rõ chương trình đào tạo đại học nhằm
mục tiêu đạt kết quả học tập tốt.
Nhân viên phụ trách công tác sinh viên hướng dẫn, giúp đỡ tận tình
CTQL5 sinh viên hiểu được các nội quy, quy chế & chính sách của nhà
trường.

3.3.5. Thang đo về cơ sở vật chất


Thang đo về cơ sở vật chất được ký hiệu CSVC gồm 06 biến quan sát ký hiệu
CSVC1 đến CSVC6 (xem bảng 3.5) và được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.
24

Bảng 3.5 Thang đo về cơ sở vật chất


Ký hiệu biến Các biến đo lường
CSVC1 Khuôn viên trường khang trang, rộng rãi, thoáng mát.
CSVC2 Phòng học đảm bảo đủ chỗ ngồi, đủ ánh sáng và mát mẻ.
CSVC3 Trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho học tập và giảng dạy.
Sân bãi thể dục thể thao đáp ứng được nhu cầu rèn luyện thể thao của
CSVC4
sinh viên.
CSVC5 Website của trường đa dạng, phong phú, được cập nhật thường xuyên.
CSVC6 Nhà vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát và đảm bảo đầy đủ nước.

3.3.6. Thang đo về sự hài lòng


Thang đo về sự hài lòng được ký hiệu SHL gồm 06 biến quan sát ký hiệu SHL1
đến SHL6 (xem bảng 3.6) và được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.
Bảng 3.6 Thang đo về sự hài lòng
Ký hiệu biến Các biến đo lường
Anh/ Chị hài lòng với chất lượng đào tạo các học phần cũng như môi
SHL1
trường học tập của Trường Đại học Văn Lang.
Anh/ Chị lĩnh hội được nhiều kỹ năng cần thiết trong cuộc sống khi
SHL2
đang theo học tại Trường Đại học Văn Lang.
Anh/ Chị hài lòng về năng lực, trình độ của cán bộ công nhân viên,
SHL3
giảng viên của trường.
Anh/ Chị hài lòng về chính sách học phí của trường ổn định không
SHL4
thay đổi trong suốt thời gian học.
Anh/ Chị cảm thấy yên tâm và tự tin khi theo học tại Trường Đại học
SHL5
Văn Lang.
Anh/ Chị sẽ giới thiệu với người thân, bạn bè của mình về Trường
SHL6
Đại học Văn Lang.
25

3.4. Phương pháp chọn mẫu


Căn cứ vào số liệu thống kê từ phòng Đào tạo của trường Đại học Văn Lang,
tính đến tháng 11/2015 tổng số lượng sinh viên hệ chính quy bậc Đại học của khối kinh
tế trường ĐHVL khoảng 4514 sinh viên.
Phương pháp chọn mẫu: nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu định
mức kết hợp với thuận tiện (phi xác suất). Lý do tác giả chọn phương pháp này là nhằm
tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng mẫu vẫn có thể đại diện cho đám đông nghiên cứu.
Dựa trên số lượng mẫu phân bổ cho từng Khoa, tác giả đã trực tiếp xuống các
lớp học hướng dẫn chi tiết về cách trả lời bảng câu hỏi. Mỗi câu hỏi được đo lường dựa
trên thang đo Likert gồm 5 điểm.
Kích thước mẫu: hiện nay kích thước mẫu bao nhiêu là lớn thì chưa xác định rõ
ràng, theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu thị trường thì số quan sát thường từ 200
– 600, hoặc số mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần số biến quan sát được hỏi và cỡ mẫu không
nên ít hơn 100 (Hair và cộng sự, 1988, dẫn theo Huỳnh Thị Ngọc Trầm, 2012). Nghiên
cứu này có 32 biến quan sát nên số mẫu cần thu thập ít nhất là 160 mẫu, tuy nhiên do
còn các biến phân loại nên tác giả chọn 552 mẫu để phân tích trong luận văn.
Do phương pháp lấy mẫu là lấy mẫu định mức kết hợp với thuận tiện (phi xác
suất) nên số lượng mẫu phân bố theo từng Khoa cụ thể như sau:
Bảng 3.7 Phân bổ số lượng mẫu cho từng Khoa
Số
lượng Tỷ lệ
STT Khoa Số mẫu
sinh (%)
viên
1 Khoa Du lịch 110 19,92 110
2 Khoa Quản trị Kinh doanh 110 19,92 110
3 Khoa Kế toán Kiểm toán 110 19,92 110
4 Khoa Thương mại 110 19,92 110
5 Khoa Tài chính Ngân hàng 112 20,32 112
Tổng 552 100 552
26

3.5 Tóm tắt chương 3


Chương 3 tác giả đã trình bày chi tiết các phương pháp nghiên cứu bao gồm
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính thông qua thảo
luận nhóm đồng thời tham khảo các ý kiến của một số giảng viên cơ hữu đang làm
công tác quản lý và một số chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục tại trường. Nghiên cứu
định lượng nhằm thu thập các thông tin dựa trên bảng câu hỏi khảo sát dạng định
lượng. Kích thước mẫu được sử dụng trong nghiên cứu chính thức là 552 phiếu.
Chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày phần kết quả nghiên cứu định lượng nhờ
các chỉ số thống kê được từ mẫu, kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích
nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến và kết quả khác của quá trình phân
tích mẫu. Tác giả sẽ sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 22.0 để phân tích các kết quả
nghiên cứu trong chương 4.
27

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Giới thiệu
Trên cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở các chương
trước, chương này tác giả sẽ tập trung giải quyết mục tiêu chính của đề tài là đánh giá
các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo khối kinh tế
tại trường Đại học Văn Lang. Chương này bao gồm các nội dung chính như sau: (1)
mô tả mẫu nghiên cứu, (2) đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha, (3) kết quả phân tích nhân tố EFA, (4) mô hình hồi quy đa biến, (5)
đánh giá các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên.
4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu
4.2.1. Mẫu dựa theo năm học
Kết cấu mẫu theo năm học: Đối tượng khảo sát sinh viên khối kinh tế trường
ĐHVL đang theo học năm thứ hai là 110 mẫu, chiếm tỉ lệ 19,93%; Năm thứ ba là 165
mẫu, chiếm 29,89%; Năm thứ tư là 227 mẫu, chiếm 51,18 %. Như vậy, tỷ lệ sinh viên
được khảo sát năm thứ hai thấp so với năm ba, năm ba thấp hơn năm tư. Bởi vì, sinh
viên năm thứ 4 được học tại trường lâu hơn và thời gian dài hơn, nên việc đánh giá
chất lượng đào tạo chính xác. Riêng đối với sinh viên năm thứ nhất không khảo sát, do
đây là đối tượng mới nhập học vào trường học. Vì vậy, việc đánh giá cảm nhận về chất
lượng đào tạo của nhóm sinh viên này là không khả thi.
Bảng 4.1 Thống kê mẫu theo năm học
Năm học
Tổng cộng
Năm 2 Năm 3 Năm 4
110 165 277 552
28

Hình 4.1 Mẫu nghiên cứu theo năm học


4.2.2. Mẫu dựa trên đặc điểm giới tính
Kết cấu mẫu theo giới tính: Tổng số sinh viên nam được khảo sát là 168,
chiếm tỉ lệ 30,43%; Tổng số sinh viên nữ được khảo sát là 384 mẫu, chiếm tỷ lệ
69,57%. Như vậy, tỷ lệ mẫu sinh viên nam và nữ có sự chênh lệch nhau tương đối lớn.
Bởi vì, đây là ngành kinh tế nên số lượng sinh viên nam và nữ có sự khác biệt phản ánh
đúng với thực tế.
Bảng 4.2 Thống kê mẫu về đặc điểm giới tính
Giới tính
Tổng Cộng
Nam Nữ
168 384 552

Hình 4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu về đặc điểm giới tính


29

4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Trong nghiên cứu này, tác giả đo lường độ tin cậy thang đo thông qua hệ số tin
cậy Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ các biến không phù hợp.
Một thang đo có độ tin cậy tốt khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên
trong khoảng [0.7 – 0.8]. Nếu Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 là thang đo có thể chấp nhận
được về mặt độ tin cậy. Bên cạnh đó, những biến quan sát có hệ số tương quan biến
tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation ) ≤ 0.3 sẽ bị boại (Nunnally &
Bernstein, 1994, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011). Sau khi loại các biến không phù
hợp, các biến còn lại sẽ tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố EFA ở bước tiếp theo.
4.3.1. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố chương trình đào tạo
Hệ số Cronbach’s alpha của các thành phần đạt yêu cầu về mặt độ tin cậy.
Thành phần nhân tố chương trình đào tào có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.616 (xem
phụ lục 3), các biến quan sát có hệ số tương quan biến đều lớn hơn 0.3 (>0.3). Tuy
nhiên về mặt ý nghĩa thống kê có thể bị loại, xét về mặt nội dung của luận văn tác giả
không loại và giữ lại. Do đây là những biến cần thiết cho việc nghiên cứu sau này. Vì
vậy, các biến trong thang đo chương trình đào tào được đưa vào để phân tích EFA ở
bước tiếp theo.
Bảng 4.3 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố chương trình đào tạo

Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach's


Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu biến tổng Alpha nếu
loại biến loại biến hiệu chỉnh loại biến
CT1 Đề cương chi tiết được giới
thiệu ngay từ buổi đầu rõ ràng và 6.94 2.939 .411 .538
đầy đủ
CT2 Các học phần được cập nhật
7.58 2.520 .478 .437
và đổi mới hàng năm
CT3 Tỷ lệ giờ lý thuyết, thực hành
hợp lý

Mức độ tin cậy: Cronbach's 7.87 2.596 .391 .571

Alpha = 0.616
30

4.3.2. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố đội ngũ giảng viên
Hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần khá cao và đều nhau.
Thành phần nhân tố đội ngũ giảng viên có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.792 (xem phụ
lục 3), các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0.3 (>0.3). Vì
vậy, các biến trong thang đo đội ngũ giảng viên được đưa vào để phân tích EFA ở bước
tiếp theo.
Bảng 4.4 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố đội ngũ giảng viên

Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach's


Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu biến tổng Alpha nếu
loại biến loại biến hiệu chỉnh loại biến
GV1 Giảng viên lên lớp đúng giờ
và được duy trì trong suốt quá 18.58 12.015 .482 .775
trình giảng dạy tại trường
GV2 Giảng viên giảng dạy đúng
kế hoạch (đề cương chi tiết môn
18.41 12.786 .467 .777
học và nội dung chương trình
đào tạo)
GV3 Phương pháp giảng dạy
tốt, dễ hiểu và phù hợp với yêu 18.86 11.282 .577 .751
cầu của học phần
GV4 Giảng viên có thực hiện
nhiều phương pháp giảng dạy 18.85 11.682 .526 .764
trên lớp
GV5 Giảng viên gần gũi, nhiệt
tình giải đáp thắc mắc của sinh 18.36 11.475 .624 .741
viên
GV6 Giảng viên đánh giá, chấm
điểm công bằng và hợp lý

18.53 11.683 .590 .749


Mức độ tin cậy:
Cronbach's Alpha = 0.792

4.3.3. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố tài liệu học tập
Hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần khá cao và đều nhau.
Thành phần nhân tố tài liệu học tập có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.784 (xem phụ lục
3), các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0.3 (>0.3). Vì vậy,
31

các biến trong thang đo tài liệu học tập được đưa vào để phân tích EFA ở bước tiếp
theo.
Bảng 4.5 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố tài liệu học tập

Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach's


Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu biến tổng Alpha nếu
loại biến loại biến hiệu chỉnh loại biến
TLHT1 Thư viện đảm bảo không
gian, đáp ứng đủ chỗ ngồi phục 18.63 12.438 .471 .775
vụ nhu cầu học tập của sinh viên
TLHT2 Tài liệu phục vụ học tập,
nghiên cứu phù hợp với chương
trình đào tạo, phong phú, đa 18.38 13.325 .533 .751
dạng và được cập nhật thường
xuyên đầy đủ
TLHT3 Hỗ trợ sinh viên học trực
tuyến trên website của thư viện 18.34 13.122 .516 .756
& download về máy tính
TLHT4 Quy trình, thủ tục mượn
trả sách, giáo trình tài liệu đơn 17.98 13.279 .631 .732
giản và thuận lợi cho sinh viên
TLHT5 Thời gian cho mượn
sách, giáo trình, tài liệu về nhà 18.25 13.368 .542 .750
phù hợp cho sinh viên
TLHT6 Thời gian mở, đóng cửa
thư viện phù hợp với nhu cầu
của sinh viên khi đến đọc sách &
nghiên cứu 18.00 13.481 .553 .748

Mức độ tin cậy:


Cronbach's Alpha = 0.784

4.3.4. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố công tác quản lý


Hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần khá cao và đều nhau.
Thành phần nhân tố công tác quản lý có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.817 (xem phụ lục
3), các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0.3 (>0.3). Vì vậy,
32

các biến trong thang đo công tác quản lý được đưa vào để phân tích EFA ở bước tiếp
theo.

Bảng 4.6 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố công tác quản lý

Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach's


Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu biến tổng Alpha nếu
loại biến loại biến hiệu chỉnh loại biến
CTQL1 Lãnh đạo nhà trường
đối thoại trực tiếp và giải quyết
13.60 13.247 .555 .797
thỏa đáng các thắc mắc của
sinh
CTQL2 Ban chủ nhiệm Khoa
hiểu rõ được nhu cầu của sinh
13.87 11.978 .662 .765
viên và quan tâm đến lợi ích
chính đáng của người học
CTQL3 Thời khóa biểu, thời
gian học tập (lý thuyết và thực
14.21 12.981 .493 .819
hành) được bố trí hợp lý cho
sinh viên
CTQL4 Nhân viên phụ trách
đào tạo của Khoa đáp ứng kịp
thời các thắc mắc, yêu cầu của 13.77 12.423 .705 .754
sinh viên về kết quả học tập về
công tác liên quan đến đào tạo
CTQL5 Nhân viên phụ trách
công tác sinh viên hướng dẫn,
giúp đỡ tận tình sinh viên hiểu
được các nội quy, quy chế &
chính sách của nhà trường 13.66 12.870 .651 .771

Mức độ tin cậy:


Cronbach's Alpha = 0.817

4.3.5. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố cơ sở vật chất


Hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần khá cao và đều nhau.

Thành phần nhân tố cơ sở vật chất có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.782 (xem phụ lục
3), các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0.3 (>0.3). Vì vậy,
33

các biến trong thang đo cơ sở vật chất được đưa vào để phân tích EFA ở bước tiếp
theo.
Bảng 4.7 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố cơ sở vật chất

Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach's


Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu biến tổng Alpha nếu
loại biến loại biến hiệu chỉnh loại biến
CSVC1 Khuôn viên trường
khang trang, rộng rãi, thoáng 16.86 14.253 .607 .728
mát
CSVC2 Phòng học đảm bảo đủ
chỗ ngồi, đủ ánh sáng và mát 16.62 14.958 .584 .735
mẻ
CSVC3 Trang thiết bị đầy đủ
phục vụ cho học tập và giảng 16.36 16.750 .504 .758
dạy
CSVC4 Sân bãi thể dục thể
thao đáp ứng được nhu cầu
17.47 14.950 .541 .746
rèn luyện thể thao của sinh
viên
CSVC5 Website của trường đa
dạng, phong phú, được cập 17.01 15.468 .486 .760
nhật thường xuyên
CSVC6 Nhà vệ sinh sạch sẽ,
thoáng mát và đảm bảo đầy đủ
nước
16.92 15.162 .476 .764
Mức độ tin cậy:
Cronbach's Alpha = 0.782

4.3.6. Cronbach’s Alpha của thang đo sự hài lòng của sinh viên
Hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần khá cao và đều nhau.
Thành phần nhân tố sự hài lòng của sinh viên có hệ số Cronbach’s Alph là 0.853 (xem
phụ lục 3), các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0.3 (>0.3).
Vì vậy, các biến trong thang đo sự hài lòng của sinh viên được đưa vào để phân tích
hồi quy đa biến ở bước tiếp theo.
34

Bảng 4.8 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố sự hài lòng của sinh viên

Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach's


Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu biến tổng Alpha nếu
loại biến loại biến hiệu chỉnh loại biến
Y1 Anh/ Chị hài lòng với chất
lượng đào tạo các học phần
19.51 12.621 .716 .814
cũng như môi trường học tập
của Trường Đại học Văn Lang
Y2 Anh/ Chị lĩnh hội được nhiều
kỹ năng cần thiết trong cuộc
19.58 13.678 .608 .834
sống khi đang theo học tại
Trường Đại học Văn Lang
Y3 Anh/ Chị hài lòng về năng
lực, trình độ của cán bộ công
19.65 13.660 .560 .843
nhân viên, giảng viên của
trường
Y4 Anh/ Chị hài lòng về chính
sách học phí của trường ổn định
19.06 14.258 .489 .855
không thay đổi trong suốt thời
gian học
Y5 Anh/ Chị cảm thấy yên tâm
và tự tin khi theo học tại Trường 19.43 12.448 .754 .806
Đại học Văn Lang
Y6 Anh/ Chị sẽ giới thiệu với
người thân, bạn bè của mình về
Trường Đại học Văn Lang
19.49 12.272 .712 .814
Mức độ tin cậy:
Cronbach's Alpha = 0.853

4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA


Phương pháp phân tích nhân tố EFA được dùng để kiểm định giá trị khái niệm
của thang đo. Phương pháp phân tích nhân tố dùng rút gọn một tập biến quan sát thành
một tập các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ
tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Cụ thể, khi
đưa tất cả các biến thu thập được (32 biến) vào phân tích, các biến có thể có liên hệ với
nhau.
35

Nghiên cứu tiến hành sử dụng phương pháp trích hệ số Principal component với
phép quay Varimax tại điểm dừng khi trích các nhân tố có Eigenvalue > 1. Thang đo
nào có tổng phương sai trích từ 50% trở lên là được chấp nhận (Gerbing & Anderson,
1988). Các biến có trọng số (Factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Tại mỗi khái niệm
có chênh lệch trọng số (Factor loading) lớn nhất và bất kỳ phải đạt ≥ 0.3 (Jabnoun &
AL-Tamini, 2003). Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết là hệ số KMO (Kaiser –
Meyer – Olkin) phải có giá trị lớn (0.5 ≤ KMO ≤ 1), điều này thể hiện phân tích nhân
tố là thích hợp. Nếu hệ số KMO < 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích
hợp với các dữ liệu. Theo Kaiser (1974), KMO ≥ 0.9 là rất tốt; 0.8 ≤ KMO < 0.9 là tốt;
0.7 ≤ KMO < 0.8 là được; 0.6 ≤ KMO < 0.7 là tạm được, 0.5 ≤ KMO < 0.6 là xấu và
KMO < 0.5 là không thể chấp nhận được (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc, 2008).
Nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) theo từng bước. Lần
đầu thực hiện EFA, 26 biến đã nhóm lại thành 5 nhân tố. Sau 1 lần thực hiện phép
quay, chỉ có 5 nhóm chính thức được hình thành.
4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1
Khi phân tích nhân tố, nghiên cứu đặt ra 2 giả thuyết:
Giả thuyết H0: Các biến trong tổng thể không có tương quan với nhau.
Giả thuyết H1: Các biến trong tổng thể có tương quan với nhau.
Kết quả kiểm tra độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alph cho thấy 26 biến
quan sát của thang đo sự hài lòng đạt yêu cầu sẽ được đưa vào phân tích nhân tố EFA.
Phương pháp phân tích nhân tố được tiến hành bằng phần mềm SPSS 22.0 cho kết quả
sau lần đầu như sau:
Bảng 4.9 Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần lần thứ 1

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin)
.920
Mô hình kiểm tra của Giá trị Chi-Square 5587.18
Bartlett 2
Bậc tự do
325
Sig (giá trị P – value) .000
36

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 4


Kết quả kiểm định Barlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với
nhau (sig = 0.000 < 0.05 bác bỏ H0, nhận H1). Đồng thời, hệ số KMO = 0.920 > 0.5,
chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù
hợp cho việc phân tích nhân tố.
Bảng 4.10 Bảng phương sai trích

Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay
Nhân tố

Tích lũy Tích lũy Tích lũy


Phương sai phương sai Phương phương sai Phương sai phương
Tổng trích trích Tổng sai trích trích Tổng trích sai trích

1 8.681 33.387 33.387 8.681 33.387 33.387 3.604 13.863 13.863

2 1.761 6.772 40.160 1.761 6.772 40.160 3.110 11.960 25.824


3 1.618 6.224 46.384 1.618 6.224 46.384 2.859 10.997 36.820
4 1.297 4.990 51.374 1.297 4.990 51.374 2.598 9.994 46.814
5 1.036 3.985 55.358 1.036 3.985 55.358 2.222 8.544 55.358
6 .937 3.602 58.961
7 .883 3.397 62.358
8 .856 3.294 65.651
9 .790 3.038 68.689
10 .757 2.913 71.602

11 .720 2.771 74.373


12 .656 2.522 76.895
13 .607 2.333 79.228
14 .550 2.117 81.345
15 .538 2.068 83.413
16 .523 2.010 85.422
17 .481 1.851 87.273
18 .445 1.712 88.985
19 .432 1.663 90.648

20 .420 1.617 92.265


21 .380 1.463 93.728
22 .369 1.420 95.148
23 .353 1.359 96.507
24 .341 1.311 97.818
25 .293 1.129 98.947
26 .274 1.053 100.000
37

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 4

Sau khi chạy fixed number of factors ta thấy Phương sai trích là 55.358% > 50%
đạt yêu cầu và hệ số tải nhân tố (factor loading) của các biến đều đạt yêu cầu (>0.3).
Phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 5 nhân tố được
rút trích ra từ biến quan sát. Với kết quà này cho chúng ta thấy 5 nhân tố rút trích ra thể
hiện được khả năng giải thích được 55.358% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng
thể.

Bảng 4.11 Kết quả phân tích nhân tố EFA


Nhân tố
STT Biến quan sát
1 2 3 4 5
CT1 Đề cương chi tiết được giới
1 thiệu ngay từ buổi đầu rõ ràng và .514
đầy đủ

CT2 Các học phần được cập nhật


2
và đổi mới hàng năm
.518

CT3 Tỷ lệ giờ lý thuyết, thực


3 .483
hành hợp lý
GV1 Giảng viên lên lớp đúng
4 giờ và được duy trì trong suốt .638
quá trình giảng dạy tại trường

GV2 Giảng viên giảng dạy đúng


kế hoạch (đề cương chi tiết môn
5 .589
học và nội dung chương trình
đào tạo)

GV3 Phương pháp giảng dạy tốt,


6 dễ hiểu và phù hợp với yêu cầu .588
của học phần

GV4 Giảng viên có thực hiện


7 nhiều phương pháp giảng dạy .509
trên lớp

GV5 Giảng viên gần gũi, nhiệt


8 tình giải đáp thắc mắc của sinh .647
viên
38

GV6 Giảng viên đánh giá, chấm


9 .652
điểm công bằng và hợp lý

TLHT1 Thư viện đảm bảo không


1 gian, đáp ứng đủ chỗ ngồi phục .514
vụ nhu cầu học tập của sinh viên

TLHT2 Tài liệu phục vụ học tập,


nghiên cứu phù hợp với chương
2 trình đào tạo, phong phú, đa .666
dạng và được cập nhật thường
xuyên đầy đủ

TLHT3 Hỗ trợ sinh viên học trực


3 tuyến trên website của thư viện .613
& download về máy tính

TLHT4 Quy trình, thủ tục mượn


1 trả sách, giáo trình tài liệu đơn .786
giản và thuận lợi cho sinh viên
TLHT5 Thời gian cho mượn
2 sách, giáo trình, tài liệu về nhà .749
phù hợp cho sinh viên
TLHT6 Thời gian mở, đóng cửa
thư viện phù hợp với nhu cầu
3
của sinh viên khi đến đọc sách &
.681
nghiên cứu
CTQL1 Lãnh đạo nhà trường đối
1 thoại trực tiếp và giải quyết thỏa .575
đáng các thắc mắc của sinh
CTQL2 Ban chủ nhiệm Khoa
hiểu rõ được nhu cầu của sinh
2 .727
viên và quan tâm đến lợi ích
chính đáng của người học
CTQL3 Thời khóa biểu, thời
gian học tập (lý thuyết và thực
3
hành) được bố trí hợp lý cho sinh
.499
viên
CTQL4 Nhân viên phụ trách đào
tạo của Khoa đáp ứng kịp thời
4 các thắc mắc, yêu cầu của sinh .744
viên về kết quả học tập về công
tác liên quan đến đào tạo
39

CTQL5 Nhân viên phụ trách


công tác sinh viên hướng dẫn,
5 giúp đỡ tận tình sinh viên hiểu .723
được các nội quy, quy chế &
chính sách của nhà trường
CSVC1 Khuôn viên trường
1 khang trang, rộng rãi, thoáng .712
mát

CSVC2 Phòng học đảm bảo đủ


2 .731
chỗ ngồi, đủ ánh sáng và mát mẻ

CSVC3 Trang thiết bị đầy đủ


3 phục vụ cho học tập và giảng .566
dạy
CSVC4 Sân bãi thể dục thể thao
4 đáp ứng được nhu cầu rèn luyện .632
thể thao của sinh viên

CSVC5 Website của trường đa


5 dạng, phong phú, được cập nhật .350
thường xuyên
CSVC6 Nhà vệ sinh sạch sẽ,
6 thoáng mát và đảm bảo đầy đủ .541
nước
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 4
Như vậy, qua phân tích nhân tố khám phá EFA, thang đo chất lượng sự hài lòng
của sinh viên giữ nguyên 26 biến và hội tụ thành 5 nhân tố.
Nhân tố thứ 1 gồm các biến:
CT1: Đề cương chi tiết được giới thiệu ngay từ buổi đầu rõ ràng và đầy đủ (đề
cương chi tiết của từng học phần phải thể hiện rõ số tiết, điều kiện tiên quyết cách thức
đánh giá học phần, giáo trình, tài liệu tham khảo vv...)
CT2: Các học phần được cập nhật và đổi mới hàng năm
CT3: Tỷ lệ giờ lý thuyết, thực hành hợp lý
GV1: Giảng viên lên lớp đúng giờ và được duy trì trong suốt quá trình giảng
dạy tại trường
GV2: Giảng viên giảng dạy đúng kế hoạch (đề cương chi tiết môn học và nội
dung chương trình đào tạo)
40

GV3: Phương pháp giảng dạy tốt, dễ hiểu và phù hợp với yêu cầu của học phần
GV4: Giảng viên có thực hiện nhiều phương pháp giảng dạy trên lớp
GV5: Giảng viên gần gũi, nhiệt tình giải đáp thắc mắc của sinh viên
GV6: Giảng viên đánh giá, chấm điểm công bằng và hợp lý
Nhân tố thứ 2 gồm các biến:
TLHT1: Thư viện đảm bảo không gian, đáp ứng đủ chỗ ngồi phục vụ nhu cầu
học tập của sinh viên
TLHT2: Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu phù hợp với chương trình đào tạo,
phong phú, đa dạng và được cập nhật thường xuyên đầy đủ
TLHT3: Hỗ trợ sinh viên học trực tuyến trên website của thư viện & download
về máy tính

Nhân tố thứ 3 gồm các biến:


TLHT4: Quy trình, thủ tục mượn trả sách, giáo trình tài liệu đơn giản và thuận
lợi cho sinh viên
TLHT5: Thời gian cho mượn sách, giáo trình, tài liệu về nhà phù hợp cho sinh
viên
TLHT6: Thời gian mở, đóng cửa thư viện phù hợp với nhu cầu của sinh viên khi
đến đọc sách & nghiên cứu
Nhân tố thứ 4 gồm các biến:
CTQL1: Lãnh đạo nhà trường đối thoại trực tiếp và giải quyết thỏa đáng các
thắc mắc của sinh
CTQL2: Ban chủ nhiệm Khoa hiểu rõ được nhu cầu của sinh viên và quan tâm
đến lợi ích chính đáng của người học
CTQL3: Thời khóa biểu, thời gian học tập (lý thuyết và thực hành) được bố trí
hợp lý cho sinh viên
CTQL4: Nhân viên phụ trách đào tạo của Khoa đáp ứng kịp thời các thắc mắc,
yêu cầu của sinh viên về kết quả học tập về công tác liên quan đến đào tạo và hỗ trợ
sinh viên nắm rõ chương trình đào tạo đại học nhằm mục tiêu đạt kết quả học tập tốt
41

CTQL5: Nhân viên phụ trách công tác sinh viên hướng dẫn, giúp đỡ tận tình
sinh viên hiểu được các nội quy, quy chế & chính sách của nhà trường
Nhân tố thứ 5 gồm các biến:
CSVC1: Khuôn viên trường khang trang, rộng rãi, thoáng mát
CSVC2: Phòng học đảm bảo đủ chỗ ngồi, đủ ánh sáng và mát mẻ
CSVC3: Trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho học tập và giảng dạy
CSVC4: Sân bãi thể dục thể thao đáp ứng được nhu cầu rèn luyện thể thao của
sinh viên
CSVC5: Website của trường đa dạng, phong phú, được cập nhật thường xuyên
CSVC6: Nhà vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát và đảm bảo đầy đủ nước

Bảng 4.12 Tóm tắt các biến hình thành các nhân tố mới
Biến mới Biến cũ Nội dung Tên biến mới
Đề cương chi tiết được giới thiệu ngay
CT1
từ buổi đầu rõ ràng và đầy đủ.
Các học phần được cập nhật và đổi
CT2
mới hàng năm
CT3 Tỷ lệ giờ lý thuyết, thực hành hợp lý
Giảng viên lên lớp đúng giờ và được
GV1 duy trì trong suốt quá trình giảng dạy
Chương trình
CTĐT - tại trường
đào tạo và
GV Giảng viên giảng dạy đúng kế hoạch
Giảng viên
GV2 (đề cương chi tiết môn học và nội dung
chương trình đào tạo)
Phương pháp giảng dạy tốt, dễ hiểu và
GV3
phù hợp với yêu cầu của học phần
Giảng viên có thực hiện nhiều phương
GV4
pháp giảng dạy trên lớp
GV5 Giảng viên gần gũi, nhiệt tình giải đáp
42

thắc mắc của sinh viên


Giảng viên đánh giá, chấm điểm công
GV6
bằng và hợp lý
Thư viện đảm bảo không gian, đáp ứng
TLHT1 đủ chỗ ngồi phục vụ nhu cầu học tập
của sinh viên
Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu
phù hợp với chương trình đào tạo, Môi trường
MTHT TLHT2
phong phú, đa dạng và được cập nhật học tập
thường xuyên đầy đủ
Hỗ trợ sinh viên học trực tuyến trên
TLHT3 website của thư viện & download về
máy tính
Quy trình, thủ tục mượn trả sách, giáo
TLHT4 trình tài liệu đơn giản và thuận lợi cho
sinh viên
Thời gian cho mượn sách, giáo trình,
TLHT TLHT5 Tài liệu học tập
tài liệu về nhà phù hợp cho sinh viên
Thời gian mở, đóng cửa thư viện phù
TLHT6 hợp với nhu cầu của sinh viên khi đến
đọc sách & nghiên cứu
Lãnh đạo nhà trường đối thoại trực tiếp
CTQL1 và giải quyết thỏa đáng các thắc mắc
của sinh
Ban chủ nhiệm Khoa hiểu rõ được nhu Công tác
CTQL
CTQL2 cầu của sinh viên và quan tâm đến lợi quản lý
ích chính đáng của người học
Thời khóa biểu, thời gian học tập (lý
CTQL3
thuyết và thực hành) được bố trí hợp lý
43

cho sinh viên


Nhân viên phụ trách đào tạo của Khoa
đáp ứng kịp thời các thắc mắc, yêu cầu
của sinh viên về kết quả học tập về
CTQL4 công tác liên quan đến đào tạo và hỗ
trợ sinh viên nắm rõ chương trình đào
tạo đại học nhằm mục tiêu đạt kết quả
học tập tốt
Nhân viên phụ trách công tác sinh viên
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình sinh viên
CTQL5
hiểu được các nội quy, quy chế &
chính sách của nhà trường
Khuôn viên trường khang trang, rộng
CSVC1
rãi, thoáng mát
Phòng học đảm bảo đủ chỗ ngồi, đủ
CSVC2
ánh sáng và mát mẻ
Trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho học
CSVC3
tập và giảng dạy
CSVC Sân bãi thể dục thể thao đáp ứng được Cơ sở vật chất
CSVC4 nhu cầu rèn luyện thể thao của sinh
viên
Website của trường đa dạng, phong
CSVC5
phú, được cập nhật thường xuyên
Nhà vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát và
CSVC6
đảm bảo đầy đủ nước
44

4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với thang đo sự hài lòng
Thang đo sự hài lòng gồm 6 biến quan sát tiếp tục được đưa vào phân tích nhân
tố EFA với kết quả như sau:
Hệ số KMO and Bartlett's Test khá cao 0.858 (giữa 0.5 và 1) với mức ý nghĩa
bằng 0 (Sig. = 0.000). Năm biến quan sát được nhóm thành 1 nhân tố tại mức trích
eigenvalue = 3.481, và phương sai trích là 58.012%. Hệ số tải nhân tố của 6 biến quan
sát đều lớn hơn 0.4 nên không có biến nào bị loại. Do đó, thang đo rút ra chấp nhận
được. Ta có thể đặt tên cho nhân tố này là Sự hài lòng của sinh viên, ký hiệu là SHL.
Phương pháp phân tích nhân tố được thực hiện bằng phần mềm SPSS 22.0 cho kết quả
lần đầu như sau:
Bảng 4.13 Kết quả phân tích EFA đối với thang đo sự hài lòng
Thành phần
Biến quan sát
1
Y1 .824
Y2 .734
Y3 .691
Y4 .619
Y5 .851
Y6 .823
Eigenvalue 3.481
Phương sai trích
58.012
(%)
KMO 0.858
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 4
45

4.4.3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết


Qua phân tích EFA ta xác định được 5 nhân tố tác động đến sự hài lòng của
sinh viên bao gồm Công tác đào tạo, Môi trường học tập, Hỗ trợ học tập, Công tác
quản lý, Cơ sở vật chất. Như vậy, mô hình nghiên cứu đã có sự thay đổi so với ban
đầu, do đó mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được điều chỉnh lại cho phù hợp với
nghiên cứu thực tế như sau:
Chương trình đào tạo
– Giảng viên H1
(CTĐT-GV)

H2
Môi trường học tập
(MTHT)
H3
Tài liệu học tập
(TLHT) H4
Sự hài lòng của sinh viên
Công tác quản lý (SHL)
H5
(CTQL)
Cơ sở vật chất
(CSVC)

Hình 4.3 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh


Các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố:
H1: Chương trình đào tạo – Giảng viên có mối tương quan với SHL của SV.
H2: Môi trường học tập có mối tương quan với SHL của SV.
H3: Tài liệu học tập có mối tương quan với SHL của SV.
H4: Công tác quản lý có mối tương quan với SHL của SV.
H5: Cơ sở vật chất có mối tương quan với SHL của SV.
4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
Từ mô hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh, ta thấy có các biến liên quan đến mô hình
nghiên cứu mới bao gồm: 1) Chương trình đào tạo – Giảng viên, 2) Môi trường học
tập, 3) Tài liệu học tập, 4) Công tác quản lý, 5) Cơ sở vật chất. Trong mô hình này ta
46

có 5 biến đầu là biến độc lập và biến sự hài lòng là biến phụ thuộc. Do đó, ta tiến hành
phân tích hồi quy tuyến tính để biết được mức độ tác động của biến độc lập lên biến
phụ thuộc.
4.5.1. Phân tích tương quan
Phân tích hồi quy tuyến tính sẽ xem xét đến mối quan hệ tương quan tuyến tính
giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập cũng như giữa các biến độc lập với nhau. Nếu
hệ số tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc lớn chứng tỏ chúng có mối quan
hệ với nhau. Tuy nhiên, nếu hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau lớn thì
cần lưu ý đến hiện tượng đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy bội.
Bảng 4.14: Hệ số tương quan giữa các biến
CTĐT-GV MTHT TLHT CTQL CSVC HL
CTĐT- Pearson
1 .516** .471** .633** .528** .667**
GV Correlation
MTHT Pearson
.516** 1 .468** .516** .596** .434**
Correlation
TLHT Pearson
.471** .468** 1 .466** .421** .470**
Correlation
CTQL Pearson
.633** .516** .466** 1 .583** .569**
Correlation
CSVC Pearson
.528** .596** .421** .583** 1 .534**
Correlation
HL Pearson
.667** .434** .470** .569** .534** 1
Correlation
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 5
Dựa vào kết quả phân tích hệ số Pearson ở bảng hệ số tương quan giữa các biến,
ta thấy hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc (Sự hài lòng) và biến Chương trình đào
tạo – Giảng viên là cao nhất đạt 0.667 với mức ý nghĩa 0.000. Hệ số tương quan
Pearson giữa biến phụ thuộc và biến Môi trường học tập là thấp nhất đạt 0.434 với mức
ý nghĩa 0.000. Như vậy, biến phụ thuộc đều có tương quan tuyến tính với các biến độc
lập. Bên cạnh đó, hệ số tương quan giữa các biến độc lập cũng không lớn (<0.8) cho
nên tất cả các biến đều có thể được đưa vào phương trình hồi quy, nhưng cũng cần
phân tích hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập khi phân tích hồi quy bội.
47

4.5.2. Phân tích hồi quy bội


Sau khi phân tích tương quan, biến độc lập Chương trình đào tạo – Giảng viên,
Môi trường học tập, Tài liệu học tập, Công tác quản lý, Cơ sở vật chất và một biến
phục thuộc sự hài lòng tiếp tục được đưa vào phân tích hồi quy. Mô hình hồi quy có
dạng như sau:
HL = β0 +β1 CTĐT+β2 MTHT+β3 HTHT+β4 CTQL+ β5 CSVC
Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp ENTER, các biến được đưa
vào cùng một lúc để chọn lọc trên các tiêu chí loại những biến có sig. > 0.05. Kết quả
phân tích hồi quy được thể hiện trong các bảng từ 4.14 đến 4.16
Bảng 4.15 Kết quả hồi quy đa biến của mô hình
Sai số chuẩn
Mô R R2 R2 hiệu của ước
hình chỉnh lượng
1 .720a .518 .513 .49874
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 5
Kết quả hồi quy đa biến cho thấy hệ số xác định R2 là 0.518 và R2 hiệu chỉnh là
0.513. Như vậy, mô hình hồi quy phù hợp và mô hình giải thích mức độ quan trọng của
các biến độc lập vào biến phụ thuộc sự hài lòng của sinh viên.
Bảng 4.16 Phân tích phương sai ANOVA
Tổng bình Trung bình tổng Mức ý
Mô hình phương sai Bậc tự bình phương sai F nghĩa
lệch do lệch (Sig.)
1 Hồi quy 145.872 5 29.174 117.289 .000a
Phần dư 135.812 546 .249
Tổng 281.683 551
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 5
Trị thống kê F được tính từ giá trị R2 của mô hình đầy đủ trong bảng phân tích
phương sai ANOVA cho thấy mức ý nghĩa là 0.000 < 0.05, điều này có nghĩa là mô
48

hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu. Như vậy, các biến độc lập trong
mô hình có quan hệ với biến phụ thuộc, mô hình có thể sử dụng được.
Bảng 4.17 Phân tích các trọng số hồi quy
Hệ số
Hệ số chưa đã
Đa cộng tuyến
chuẩn hóa chuẩn
Mô hình hóa Mức
ý Độ
Sai số nghĩa chấp
B chuẩn Beta t (Sig.) nhận VIF
1 Hằng số .706 .139 5.087 .000
CTĐT-
.490 .046 .434 10.547 .000 .521 1.921
GV
MTHT -.033 .033 -.040 -1.003 .316 .553 1.809
TLHT .127 .032 .140 3.900 .000 .684 1.462
CTQL .115 .035 .140 3.306 .001 .492 2.033
CSVC .175 .038 .187 4.573 .000 .527 1.898
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 5
Với mức ý nghĩa 5% được chọn trong các nghiên cứu thông thường, nếu mức ý
nghĩa < 0.05 thì có thể nói biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc. Xem bảng 4.16
trọng số hồi quy, ta nhận thấy mức ý nghĩa của các biến 1) Chương trình đào tạo –
Giảng viên, 3) Tài liệu học tập, 4) Công tác quản lý, 5) Cơ sở vật chất, nhỏ hơn 0.05
nên đều có ý nghĩa trong mô hình và có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của sinh
viên về chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, có một biến Môi trường học tập có mức ý nghĩa
> 0.05 nên bị loại khỏi mô hình. Như vậy, với độ tin cậy 95% thì biến Môi trường học
tập không tác động đến sự hài lòng sinh viên. Có nghĩa là nhà trường đã đảm bảo tốt
yếu tố này nên sinh viên không quan tâm nhiều đến biến môi trường học tập nữa, do đó
có tăng hay giảm yếu tố này cũng không tác động đến sự hài lòng của sinh viên khối
kinh tế trường ĐHVL.
49

Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) của các biến đều
nhỏ hơn 10, mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Điều này có nghĩa là các
biến độc lập không tác động lên nhau.
Quan sát biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa cho thấy phân phối phần dư xấp
xỉ chuẩn St.Dev = 0.995 tức gần bằng 1. Do đó có thể kết luận rằng giả thuyết phân
phối chuẩn không bị vi phạm.

Hình 4.4 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

4.5.3 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết H1, H2, H3 và H4 được chấp nhận với mức ý nghĩa 0.05, điều
này chứng tỏ các nhân tố 1) Chương trình đào tạo – Giảng viên, 2) Tài liệu học tập, 3)
Công tác quản lý, 4) Cơ sở vật chất tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất
lượng đào tạo khối kinh tế trường Đại học Văn Lang.
50

Bảng 4.18 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết
Mức ý
Giả thuyết Kết luận
nghĩa (Sig.)
H1: Chương trình đào tạo – Giảng viên được
Chấp nhận
sinh viên đánh giá đến sự hài lòng của sinh .000 (Sig. <0.05)
viên.
H2: Tài liệu học tập được sinh viên đánh giá
Chấp nhận
cao hoặc thấp thì sự hài lòng của sinh viên .000 (Sig. <0.05)
cao hoặc thấp tương ứng.
H3: Công tác quản lý được sinh viên đánh giá
Chấp nhận
cao hoặc thấp thì sự hài lòng của sinh viên .001 (Sig. <0.05)
cao hoặc thấp tương ứng.
H4: Cơ sở vật chất của nhà trường được sinh
Chấp nhận
viên đánh giá cao hoặc thấp thì sự hài lòng .000 (Sig. <0.05)
của sinh viên cao hoặc thấp tương ứng.
H5: Môi trường học tập được sinh viên đánh
Bác bỏ
giá cao hoặc thấp thì sự hài lòng của sinh viên .316 (Sig. >0.05)
cao hoặc thấp tương ứng.
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 5
Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng như sau:
HL = 0.706 + 0.434 CTĐT - GV + 0.140 TLHT + 0.140 CTQL + 0.187 CSVC
Kết quả cho thấy từ phương trình hồi quy tuyến tính, trong các yếu tố tác động
đến sự hài lòng của sinh viên, quan trọng nhất là yếu tố Chương trình đào tạo – Giảng
viên (Beta = 0.434). Tiếp theo là yếu tố Cơ sở vật chất (Beta = 0.187), Công tác quản
lý và Tài liệu học tập đều có tác động như nhau (Beta = 0.140). Qua phương trình hồi
quy, nếu giữ nguyên các biến độc lập còn lại không đổi thì khi yếu tố Chương trình đào
tạo – Giảng viên tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo
tăng lên 0.434 đơn vị, Tương tự như vậy, khi yếu tố Cơ sở vật chất của nhà trường,
Công tác quản lý và Tài liệu học tập mức độ tin cậy tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng
của sinh viên về chất lượng đào tạo sẽ tăng lên 0.187; 0.140; 0.140 đơn vị.
51

Chương trình đào tạo –


Giảng viên H1= 0.434
(CTĐT - GV)

Cơ sở vật chất H2= 0.187


(CSVC)

Công tác quản lý H3= 0.140 Sự hài lòng của sinh viên
(CTQL) (SHL)
H4= 0.140
Tài liệu học tập
(TLHT)

Hình 4.5 Mô hình nghiên cứu sau kiểm định


4.6. Đánh giá các nhân tố tác động sự hài lòng của sinh viên khối kinh tế trường
ĐHVL thông qua các đại lượng thống kê mô tả
Để thuận tiện cho việc đánh giá, chúng ta có quy ước như sau:
Trung bình từ 1 – 1.8 : mức kém
Trung bình từ 1.8 – 2.6 : mức yếu
Trung bình từ 2.6 – 3.4 : mức trung bình
Trung bình từ 3.4 – 4.2 : mức khá
Trung bình từ 4.2 – 5.0 : mức tốt
4.6.1. Nhân tố chương trình đào tạo – Giảng viên
Đánh giá của sinh viên về nhân tố chương trình đào tạo – Giảng viên của nhà
trường có giá trị mean là 3.7236, điều này cho thấy sinh viên đánh giá nhân tố này ở
mức khá.
Sinh viên hài lòng nhất về đề cương chi tiết được giới thiệu ngay từ buổi đầu rõ
ràng, đầy đủ (đạt giá trị mean 4.25). Nhân tố được sinh viên đánh giá cao nhất, chứng
tỏ rằng sinh viên rất quan tâm chi tiết từng nội dung môn học và đánh giá tỷ trọng các
học phần môn học. Từ đó, sinh viên biết cách phân bổ thời gian học tập hợp lí, khoa
học hơn và đạt kết quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng đánh giá nhân tố tỷ lệ giờ lý thuyết, thực hành chỉ ở
mức trung bình (đạt giá trị mean 3.33) thấp nhất so với các nhân tố khác. Vì vậy, trong
52

thời gian tới nhân tố này cần phải thay đổi và điều chỉnh về tỷ lệ giờ giảng, thực hành
cho phù hợp với chương trình. Do đó, chương trình đào tạo – Giảng viên của nhà
trường được cập nhật, thay đổi thường xuyên phù hợp với nhu cầu thực tế.
Ngoài ra, kết quả cũng cho biết độ lệch chuẩn của nhân tố “đề cương chi tiết
được giới thiệu ngay từ buổi đầu rõ ràng, đầy đủ” có độ lệch chuẩn ít nhất là 0.916
(xem bảng 4.19). Như vậy, về mặt thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một
tập dữ liệu. Nếu độ lệch chuẩn càng nhỏ thì mức độ biến thiên càng ít, ngược lại nếu độ
lệch chuẩn càng lớn thì mức độ biến thiên càng lớn.
Bảng 4.19 Nhân tố chương trình đào tạo – Giảng viên
Điểm trung Độ lệch
Biến quan sát Mức độ
bình chuẩn
CT1: Đề cương chi tiết được giới thiệu ngay từ buổi
4.25 .916 Mức tốt
đầu rõ ràng và đầy đủ.
CT2: Các học phần được cập nhật và đổi mới hàng
3.62 1.008 Mức khá
năm.
CT3: Tỷ lệ giờ lý thuyết, thực hành hợp lý. 3.33 1.064 Trung bình
GV1: Giảng viên lên lớp đúng giờ và được duy trì
3.73 .997 Mức khá
trong suốt quá trình giảng dạy tại trường.
GV2: Giảng viên giảng dạy đúng kế hoạch. 3.91 .848 Mức khá
GV3: Phương pháp giảng dạy tốt, dễ hiểu và phù
3.46 1.031 Mức khá
hợp với yêu cầu của học phần.
GV4: Giảng viên có thực hiện nhiều phương pháp
3.47 1.011 Mức khá
giảng dạy trên lớp.
GV5: Giảng viên gần gũi, nhiệt tình giải đáp thắc
3.96 .941 Mức khá
mắc của sinh viên.
GV6: Giảng viên đánh giá, chấm điểm công bằng
3.78 .937 Mức khá
và hợp lý.
Điểm trung bình nhân tố 3.7236 Mức Khá
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 6
53

4.6.2. Nhân tố cơ sở vật chất


Đánh giá của sinh viên về nhân tố Cơ sở vật chất của nhà trường có giá trị mean
là 3.3747, điều này cho thấy sinh viên đánh giá nhân tố này chỉ ở mức trung bình, do
đó cơ sở vật chất phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
Sinh viên hài lòng nhất về nhân tố trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho học tập,
giảng dạy (đạt giá trị mean 3.89) và Phòng học đảm bảo đủ chỗ ngồi, đủ ánh sáng, mát
mẻ (đạt giá trị mean 3.63). Thực tế cho thấy trang thiết bị học tập đóng vai trò rất quan
trọng trong hoạt động đào tạo của nhà trường. Phòng học được thiết kế đầy đủ các
trang thiết bị sẽ giúp cho việc giảng dạy của giảng viên trở nên sinh động hơn, có thể
áp dụng các phương pháp dạy mới giúp sinh viên tiếp cận bài giảng một cách dễ dàng .
Bên cạnh đó, trang thiết bị tại các phòng học đều được gắn cố định như (máy chiếu,
máy vi tính, Micro…) sẽ không làm mất nhiều thời gian của thầy và trò khi phải chuẩn
bị cho một buổi học. Phòng học rộng rãi, âm thanh rõ ràng, ánh sáng đạt yêu cầu sẽ
giúp sinh viên cảm thấy thoải mái và tiếp thu bài tốt hơn.
Trong nhân tố sân bãi thể dục thể thao đáp ứng được nhu cầu rèn luyện thể thao
của sinh viên (đạt giá trị mean 2.78), được sinh viên đánh giá thấp nhất, điều này cũng
đúng với thực tế. Vì cơ sở 2 không gian sân bãi thể dục thể thao trường còn rất hạn chế,
chưa đáp ứng được nhu cầu rèn luyện học thể dục thể thao cho sinh viên. Do đó, đây là
nhân tố mà nhà trường cần ưu tiên cải thiện trong thời gian tới.
Về cơ sở vật chất, khi mới thành lập, trường phải thuê mặt bằng để thực hiện
công tác đào tạo. Năm 1999, trường mua cơ sở 1 – số 45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường
Cô Giang, Quận 1 với diện tích đất 1,226m2, diện tích sàn xây dựng 10,649m2. Năm
2000, trường mua cơ sở 2 – số 233A Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh có
diện tích đất 4,810m2. Từ tháng 4/2003, trường xây nhà học 7 tầng theo tiêu chuẩn
trường đại học. Từ tháng 7/2011 đến tháng 2/2012, trường thực hiện nâng tầng tòa nhà
này, nâng tổng diện tích sàn xây dựng ở cơ sở 2 lên 14,295m2. Đầu năm 2013, trường
khởi công Dự án xây dựng khu trường mới tại phường 5, quận Gò Vấp. Khu đất rộng
5.8 ha, gấp khoảng 11 lần Cơ sở 2 và 44 lần Cơ sở 1. Có thêm cơ sở mới tại Gò Vấp,
Nhà trường sẽ nâng tổng diện tích phục vụ đào tạo lên 66.600m2, trường có điều kiện
54

tốt hơn để đào tạo số lượng sinh viên theo quy mô dự định, khoảng 15.000 sinh viên.
Có thể nói, trường Đại học Văn Lang luôn đầu tư về cơ sở vật chất theo hướng phát
triển ổn định.
Bảng 4.20 Nhân tố cơ sở vật chất
Điểm trung Độ lệch Mức độ
Biến quan sát
bình chuẩn
CSVC1: Khuôn viên trường khang trang, rộng Trung
3.39 1.180
rãi, thoáng mát. bình
CSVC2: Phòng học đảm bảo đủ chỗ ngồi, đủ
3.63 1.087 Mức Khá
ánh sáng và mát mẻ.
CSVC3: Trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho học
3.89 .863 Mức Khá
tập và giảng dạy.
CSVC4: Sân bãi thể dục thể thao đáp ứng được Trung
2.78 1.144
nhu cầu rèn luyện thể thao của sinh viên. bình
CSVC5: Website của trường đa dạng, phong Trung
3.24 1.127
phú, được cập nhật thường xuyên. bình
CSVC6: Nhà vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát và Trung
3.33 1.200
đảm bảo đầy đủ nước. bình
Trung
Điểm trung bình nhân tố 3.3747
bình
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 6
4.6.3. Nhân tố công tác quản lý
Đánh giá của sinh viên về nhân tố công tác đào tạo của nhà trường có giá trị
mean là 3.4554, điều này cho thấy sinh viên đánh giá nhân tố này ở mức khá, do đó
công tác quản lý của nhà trường tương đối tốt.
Qua bảng phân tích 4.19, nhân tố mức độ công tác quản lý có giá trị mean là
3.4554, điều này cho thấy sinh viên đánh giá ở mức khá về nhân tố này và cũng đúng
với tình hình hiện nay của trường. Cụ thể, thông qua các buổi sinh hoạt công dân đầu
năm, lãnh đạo nhà trường và Ban chủ nhiệm Khoa trực tiếp đối thoại, gặp gỡ, lắng
55

nghe tâm tư nguyện vọng của sinh viên và giải đáp thắc mắc của sinh viên một cách
thỏa đáng. Bên cạnh đó, đầu mỗi học kỳ Ban chủ nhiệm các Khoa cũng tổ chức buổi
gặp mặt đầu năm để giới thiệu mục tiêu đào tạo, chương trình học, định hướng nghề
nghiệp cho sinh viên, các quy định của nhà trường và tất cả sinh viên đều được hướng
dẫn, phát cẩm nang sinh viên cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết khi theo học tại
trường ĐHVL.
Đánh giá về nhân tố mức độ công tác quản lý, sinh viên hài lòng nhất về công
tác được lãnh đạo nhà trường đối thoại trực tiếp và giải quyết thỏa đáng các thắc mắc
của sinh (giá trị mean đạt 3.68). Để có được kết quả này chính là nhờ vào việc trường
luôn xem sinh viên học sinh là tài sản quý giá nhất của trường và đó cũng chính là giá
trị cốt lõi của trường ĐHVL. Hằng năm nhà trường đều tổ chức các buổi hội thảo, tập
huấn công tác sinh viên và công tác đào tạo thông qua trao đổi chuyên môn nghiệp vụ
và học hỏi các Khoa làm tốt. Để góp phần vào mục tiêu chung của nhà trường nhằm
nâng cao chất lượng quản lý và đạt hiệu quả tốt nhất.
Bảng 4.21 Nhân tố công tác quản lý
Điểm trung Độ lệch Mức độ
Biến quan sát
bình chuẩn
CTQL1: Lãnh đạo nhà trường đối thoại
trực tiếp và giải quyết thỏa đáng các thắc 3.68 1.112 Mức Khá
mắc của sinh viên.
CTQL2: Ban chủ nhiệm Khoa hiểu rõ được
nhu cầu của sinh viên và quan tâm đến lợi 3.41 1.209 Mức Khá
ích chính đáng của sinh viên.
CTQL3: Thời khóa biểu, thời gian học tập
(lý thuyết và thực hành) được bố trí hợp lý 3.07 1.249 Trung bình
cho sinh viên.
CTQL4: Nhân viên phụ trách đào tạo của
Khoa đáp ứng kịp thời các thắc mắc, yêu
3.51 1.083 Mức Khá
cầu của sinh viên về kết quả học tập về
công tác liên quan đến đào tạo và hỗ trợ
56

sinh viên nắm rõ chương trình đào tạo đại


học nhằm mục tiêu đạt kết quả học tập tốt.
CTQL5: Nhân viên phụ trách công tác sinh
viên hướng dẫn, giúp đỡ tận tình sinh viên
3.61 1.065 Mức Khá
hiểu được các nội quy, quy chế & chính
sách của nhà trường.
Điểm trung bình nhân tố 3.4554 Mức Khá
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 6
4.6.4. Nhân tố tài liệu học tập
Nhân tố tài liệu học tập có giá trị mean là 3.8394, điều này cho thấy sinh viên
đánh giá nhân tố này ở mức khá. Do đó, tài liệu học tập của nhà trường có tác động đến
sự hài lòng của sinh viên khối kinh tế trường ĐHVL.
Sự khác biệt này cũng chỉ ra được thực tế là sinh viên khá quan tâm đến quy
trình, thủ tục mượn trả sách, giáo trình tài liệu đơn giản và thuận lợi cho sinh viên khi
mượn tài liệu về nhà.
Các biến quan sát của nhóm này có mức độ dao động từ 3.66 đến 3.94 và ở mức
khá. Trong đó, mức độ cao nhất thuộc biến quan sát TLHT4.
Biến quan sát tiếp theo TLHT6 - Thời gian mở, đóng cửa thư viện phù hợp với
nhu cầu sinh viên. Điều này hợp lý, vì sinh viên đánh giá nhân tố hỗ trợ học tập dựa
vào thời gian mở cửa thư viện khi sinh viên đến đọc sách & nghiên cứu.
Biến quan sát TLHT5 – Sinh viên cũng quan tâm nhiều về thời gian cho mượn
sách, giáo trình, tài liệu về nhà phù hợp với nhu cầu của sinh viên.
Ngoài ra, kết quả cũng cho biết độ lệch chuẩn của nhân tố “quy trình, thủ tục
mượn trả sách, giáo trình tài liệu đơn giản và thuận lợi cho sinh viên” có độ lệch chuẩn
ít nhất là 0.892 (xem bảng 4.22). Như vậy, về mặt thống kê mô tả dùng để đo mức độ
phân tán của một tập dữ liệu. Nếu độ lệch chuẩn càng nhỏ thì mức độ biến thiên càng
ít, ngược lại nếu độ lệch chuẩn càng lớn thì mức độ biến thiên càng lớn.
57

Bảng 4.22 Nhân tố tài liệu học tập


Điểm Độ lệch Mức độ
Biến quan sát
trung bình chuẩn
TLHT4: Quy trình, thủ tục mượn trả sách,
giáo trình tài liệu đơn giản và thuận lợi cho 3.94 .892 Mức Khá
sinh viên.
TLHT5: Thời gian cho mượn sách, giáo trình,
3.66 .974 Mức Khá
tài liệu về nhà phù hợp cho sinh viên.
TLHT6: Thời gian mở, đóng cửa thư viện phù
hợp với nhu cầu của sinh viên khi đến đọc 3.92 .939 Mức Khá
sách & nghiên cứu.
Điểm trung bình nhân tố 3.8394 Mức Khá
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 6
4.7. Phân tích sự hài lòng theo các biến đặc trưng của sinh viên
Do nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi tại các khoa kinh tế trường ĐHVL,
sự hài lòng của sinh viên ít nhiều sẽ có sự khác biệt. Có thể tùy theo giới tính hoặc năm
học mà sinh viên sẽ có những cảm nhận khác nhau về sự hài lòng. Để làm rõ hơn,
chúng ta sẽ tiến hành một số kiểm định để xác định xem có sự khác nhau giữ các đặc
trưng này hay không. Việc xác định vấn đề trên cũng là căn cứ cho việc đề xuất các
hàm ý cho nhà quản trị.
4.7.1. Kiểm tra sự khác biệt về mức độ cảm nhận sự hài lòng của sinh viên giữa
nhóm sinh viên nam và nữ
Để hiểu rõ được sự khác nhau về mức độ cảm nhận của 2 nhóm sinh viên nam
và sinh viên nữ, tác giả đã thực hiện nghiên cứu kiểm định 2 mẫu độc lập (Independent
Samples T Test). Hai mẫu dùng để kiểm định ở đây là 2 nhóm sinh viên nam và sinh
viên nữ.
Giả thuyết H0: phương sai hai mẫu bằng nhau.
Theo kết quả bảng 4.23 đã phân tích cho kết quả như sau:
58

Bảng 4.23 Kiểm định sự khác biệt về mức độ cảm nhận sự hài giữa 2 nhóm sinh
viên nam và nữ

Kiểm tra
Levene's cho
Kiểm tra T cho sự bằng nhau trung bình
sự bằng nhau
phương sai

Khác Mức độ tin cậy


biệt Khác biệt 95% của khác
Sig. (2-
F Sig. t df của của sai số biệt
tailed)
trung chuẩn Thấp Cao
bình hơn hơn
HL Sự Phương sai
hài lòng bằng nhau
3.807 .052 1.616 550 .107 .10671 .06604 -.02302 .23643
của sinh được thừa
viên nhận
Phương sai
bằng nhau
1.535 284.178 .126 .10671 .06952 -.03013 .24355
không được
thừa nhận
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 7
Với mức độ tin cậy = 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene = 0.052> 0.05
chấp nhận giả thuyết H0. Như vậy, ta sẽ sử dụng giá trị kiểm định t ở dòng “Phương sai
bằng nhau không được thừa nhận” (equal variances not ssumed) để phân tích. Giá trị
Sig. trong kiểm định t = 1.535> 0.05 nên ta có thể kết luận không có sự khác biệt về sự
hài lòng của sinh viên giữa 2 nhóm sinh viên nam và sinh viên nữ.
Theo kết quả bảng 4.24 so sánh giá trị trung bình và độ lệch chuẩn giữa hai nhân
tố này là không lớn. Vì vậy, về mặt thống kê mức độ phân tán của nữ nhiều hơn nam.
Bảng 4.24 So sánh giá trị trung bình về sự hài lòng giữa 2 nhóm sinh viên nam và
sinh viên nữ

GT1 Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

HL Sự hài lòng Nam 384 3.9232 .68340 .03487


của sinh viên Nữ 168 3.8165 .77953 .06014
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 7
59

Như vậy giá trị Mean của sinh viên nam gần bằng Mean của sinh viên nữ. Do
đó, ta không cần quan tâm đến giới tính khi đưa ra những hàm ý cho nhà quản trị.
4.7.2. Kiểm tra sự khác biệt về mức độ cảm nhận sự hài lòng của sinh viên giữa 3
nhóm sinh viên năm 2, năm 3 và năm 4
Để hiểu rõ được sự khác nhau về mức độ cảm nhận của 3 nhóm sinh viên năm
2, sinh viên năm 3 và sinh viên năm 4, tác giả đã thực hiện nghiên cứu kiểm định 3
mẫu độc lập (One Way Anova).
Qua kết quả phân tích Anova về mức độ cảm nhận giữa 3 nhóm sinh viên năm
2, sinh viên năm 3, sinh viên năm 4 (xem bảng 4.25), ta thấy kết quả kiểm định phương
sai có mức ý nghĩ Sig. 0.195 > 0,05 có thể nói phương sai về mức độ cảm nhận giữ 3
nhóm sinh viên năm 2, sinh viên năm 3, sinh viên năm 4 là không khác nhau. Về mặt
thống kê có ý nghĩ nên kết quả phân tích Anova có thể sử dụng tốt.
Bảng 4.25 Kiểm định Anova có sự khác nhau về mức độ cảm nhận giữa 3
nhóm sinh viên năm 2, năm 3, năm 4
HL Sự hài lòng của sinh viên
Bình phương
Tổng bình phương df
trung bình F Sig.

Giữa các nhóm 1.672 2 .836 1.639 .195


Trong các nhóm 280.012 549 .510
Tổng 281.683 551
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 8
Bảng 4.26: Bảng so sánh giá trị trung bình về sự hài lòng giữ 3 nhóm sinh viên
năm 2, sinh viên năm 3, sinh viên năm 4

Năm học N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

2 78 3.9466 .91425 .10352


3 209 3.8206 .67094 .04641
4 265 3.9296 .67985 .04176
Tổng cộng 552 3.8907 .71500 .03043
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 8

Như vậy giá trị Mean của sinh viên năm 2 không lớn hơn nhiều so với Mean của
sinh viên năm 3 và Mean của sinh viên năm 4. Do đó, ta không cần quan tâm đến năm
học khi đưa ra những hàm ý quản trị.
60

4.8 Tóm tắt chương 4


Chương 4 tác giả đã trình bày kết quả kiểm định thang đo, giả thuyết nghiên
cứu. Thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha, các biến không bị loại do tương quan
biến tổng < 0.3. Kết quả EFA cho thấy thang đo chất lượng đào tạo khối kinh tế tại
trường Đại học Văn Lang có 5 thành phần: 1) Chương trình đào tạo, 2) Đội ngũ giảng
viên, 3) Tài liệu học tập, 4) Công tác quản lý, 5) Cơ sở vật chất.
Kết qua phân khám phá EFA cho thấy 5 nhân tố mới được hình thành: 1)
Chương trình đào tạo - Giảng viên, 2) Môi trường học tập, 3) Tài liệu học tập, 4) Công
tác quản lý, 5) Cơ sở vật chất. Thang đo sự hài lòng của sinh viên gồm 6 biến quan sát.
Kết qua phân tích hồi quy cho thấy chỉ còn 4 nhân tố là: 1) Chương trình đào tạo
– Giảng viên, 2) Tài liệu học tập, 3) Công tác quản lý, 4) Cơ sở vật chất.
Trong các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên, mức độ tin cậy có tác
động mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên là yếu tố Chương trình đào tạo – Giảng
viên (Beta = 0.434). Tiếp theo là yếu tố Cơ sở vật chất (Beta = 0.187), Công tác quản
lý và Tài liệu học tập đều có tác động như nhau (Beta = 0.140).
Ngoài ra, Chương 4 cũng trình bày các kết quả kiểm định ANOVA để xem xét
ảnh hưởng của các biến định tính (giới tính, năm học) đối với sự hài lòng. Kết quả cho
thấy không có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với chất lượng đào tạo theo giới tính
và theo năm học.
Tiếp theo, trong chương 5 tác giả sẽ đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo khối kinh tế tại trường Đại học Văn Lang. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu
những hạn chế của đề tài.
61

CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ NHỮNG HÀM Ý CHO NHÀ QUẢN TRỊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

5.1 Kết quả nghiên cứu


Trên cơ sở lý thuyết kết hợp cùng thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến của các
chuyên gia thang đo sự hài lòng của sinh viên khối kinh tế Trường Đại họcVăn Lang.
Đầu tiên được xây dựng gồm 5 thành phần: (1) Chương trình đào tạo, (2) Đội ngũ
giảng viên, (3) Tài liệu học tập, (4) Công tác quản lý, (5) Cơ sở vật chất. Được xây
dựng để đo lường chất lượng sự hài lòng của sinh viên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ 5 thành phần ban đầu qua rút trích vẫn giữ được
5 thành phần cơ bản tác động đến sự hài lòng của sinh viên.
Qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, từ 26
biến quan sát ban đầu, thang đo chất lượng đào tạo khối kinh tế tại trường Đại học Văn
Lang có 5 thành phần mới: 1) Chương trình đào tạo – Giảng viên, 2) Môi trường học
tập, 3) Tài liệu học tập, 4) Công tác quản lý, 5) Cơ sở vật chất. Thang đo sự hài lòng
của sinh viên vẫn giữ nguyên 5 biến.
Qua phân tích hồi quy, chỉ còn 4 thành phần và đây cũng chính là 4 nhân tố tác
động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo khối kinh tế Trường Đại học
Văn Lang. Mức độ tác động của 4 nhân tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ mạnh
nhất đến yếu nhất: Chương trình đào tạo – Giảng viên (Beta = 0.434), Cơ sở vật chất
(Beta = 0.187), Tài liệu học tập (Beta = 0.140), Công tác quản lý (Beta = 0.140).
Để kiểm định khác biệt về sự hài lòng theo đặc điểm cá nhân, tác giả đã sử dụng
phương pháp kiểm định One way ANOVA. Kết quả phân tích Bảng Test of
Homogeneity of Variances (xem phụ lục 7) cho giá trị Sig. = 0.052 lớn hơn 0.05. Điều
này chứng tỏ không có sự khác biệt phương sai đối với sự hài lòng về chất lượng đào
tạo giữa sinh viên nam và sinh viên nữ. Giá trị Sig trong bảng ANOVA là 0.107 lớn
hơn 0.05 cho thấy sự đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo giữa sinh viên
nam và nữ là như nhau hay nói cách khác chấp nhận H0. Tương tự, từ kết quả bảng
62

Descriptives (xem phụ lục 8) cho thấy mức độ đánh giá thang đo sự hài lòng giữa 3 cho
nhóm sinh viên năm 2, 3 và 4 là khác nhau, tuy nhiên sự khác nhau này không đáng kể
(từ 3.8206 đến 3.9466). Bảng Test of Homogeneity of Variances cho giá trị Sig. =
0.040 nhỏ hơn 0.05. Điều này chứng tỏ không có sự khác biệt phương sai đối với sự
hài lòng về chất lượng đào tạo giữa sinh viên năm 2, 3 và 4.
5.2 Những hàm ý cho nhà quản trị trường Đại học Văn Lang
Kết quả phân tích cho thấy có những nhân tố tác động khá tốt đến sự hài lòng
của sinh viên khối kinh tế trường Đại học Văn Lang. Để đạt được những kết quả, thành
tựu nhất định trên và làm sinh cho viên hài lòng là một việc làm cần phải có kế hoạch,
chiến lược và thời gian lâu dài của trường. Tuy nhiên, để bảo vệ được những thành quả
đó lại là một việc làm khó khăn, đòi hỏi không chỉ Ban lãnh đạo trường, Ban chủ
nhiệm các Khoa, công tác quản lý mà còn đòi hỏi tất cả cán bộ công nhân viên, giảng
viên cơ hữu của trường cùng nhau nỗ lực, đóng góp công sức vào việc nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường nói chung và của từng khoa nói riêng.
Bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục, điều
chỉnh, để công tác đào tạo của nhà trường ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng được nhu
cầu của sinh viên ở mức độ cao hơn. Từ những kết quả nghiên cứu, những quan điểm
cá nhân, tác giả mạnh dạn đưa ra một số đề xuất theo thứ tự ưu tiên như sau:
5.2.1 Chương trình đào tạo - Giảng viên
Một là, theo kết quả phân tích bảng 4.19 về nhân tố chương trình đào tạo –
Giảng viên cho biết, sinh viên đánh giá nhân tố tỷ lệ giờ lý thuyết, thực hành chỉ ở mức
trung bình đạt giá trị mean 3.33 thấp thứ 1 và độ lệch chuẩn là 1.064 so với các nhân tố
khác. Vì vậy, trong thời gian tới Hội đồng khoa học trường và Hội đồng khoa học
khoa, nên điều chỉnh lại tỷ lệ giờ lý thuyết, giờ thực hành các môn học cho phù hợp với
chương trình đào tạo. Đặc biệt, chú trọng đến thực hành cao phù hợp với sứ mạng và
mục tiêu mà nhà trường đã đề ra.
Hai là, phương pháp giảng dạy của giảng viên cần phải thay đổi, điều chỉnh phù
hợp với yêu cầu học phần. Nhân tố này sinh viên đánh giá ở mức khá đạt giá trị mean
3.46 thấp thứ 2 so với các nhân tố khác và có độ lệch chuẩn là 1.031. Vì vậy, trong thời
63

gian tới nhà trường yêu cầu giảng viên nên cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy
cho phù hợp với thực tế và có chính sách, cơ chế khuyến khích giảng viên. Đặc biệt,
trong thời kỳ mới mà Việt Nam chính thức hội nhập vào cộng đồng ASEAN, tất cả các
trường cần tạo điều kiện cho giảng viên cơ hữu, kể cả giảng viên thỉnh giảng phải điều
chỉnh lại phương pháp dạy sinh động, cách tiếp cận bài giảng để đạt kết quả cao. Có
như thế sinh viên mới yêu thích môn học hơn.
Bên cạnh đó, nhằm thu hút thêm đội ngũ tri thức trẻ tốt nghiệp từ nước ngoài, để
phát triển đa dạng đội ngũ giảng viên cơ hữu, vì đây là đội ngũ trẻ có tinh thần đổi mới,
tiếp thu những tinh hoa của thế giới để truyền đạt cho người học tiếp cận được các
phương pháp học tập với công nghệ mới.
Ba là, khuyến khích đội ngũ giảng viên cơ hữu trẻ bằng cách hỗ trợ học phí và
chính sách tài chính thích hợp, để giảng viên lấy bằng tiến sĩ trong hoặc nước ngoài,
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của nghề nghiệp. Ngoài ra, nhà trường có thêm
chính sách thu hút những giảng viên đã được đào tạo sẵn và có kinh nghiệm nghề
nghiệp trong giáo dục hay trong thực tiễn.
Bốn là, mời thêm chuyên gia hiện đang công tác tại các doanh nghiệp, ngân
hàng Vv… cùng tham gia giảng dạy ở một số môn học như mô phỏng mà khoa TCNH
và khoa KTKT đang triển khai. Mục tiêu là ứng dụng từ cơ sở lý thuyết mà sinh viên
đã được học để đưa vào thực tiễn. Tạo cơ hội tốt cho sinh viên được trao đổi kinh
nghiệm thực tế, mời các chuyên gia đang làm công tác quản lý (giám đốc, trưởng
phòng, kể cả cựu sinh viên của khoa …), giúp cho sinh viên có nhiều cơ hội tìm kiếm
việc làm và tạo sự tự tin cho sinh viên sau khi tốt nghiệp tại trường. Đây cũng chính là
cơ hội nhà trường giới thiệu đến các doanh nghiệp, ngân hàng những sinh viên khá,
giỏi có kỹ năng tốt và thái độ ứng xử thích nghi với môi trường làm việc.
Năm là, hoạt động nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ thường xuyên của giảng
viên nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học và tìm hiểu những kiến thức mới để
phục vụ công tác giảng dạy. Do đó, nhà trường cần có quy định, chính sách rõ ràng,
khuyến khích giảng viên tham gia công tác nghiên cứu khoa học như viết báo, thực
hiện đề tài nghiên cứu khoa học hàng năm.
64

Sáu là, giảng viên cũng cần phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên
môn, các phương pháp giảng dạy hiệu quả thông qua các buổi báo chuyên đề của Bộ
môn và của Khoa. Giảng viên cần tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện, giúp đỡ sinh
viên có những giờ học tinh thần thật sự thoải mái, trao đổi với giảng viên và thảo luận
thẳng thắn những nội dung khoa học nhằm nâng cao chất lượng các buổi học cũng như
đạt kết quả cao nhất trong quá trình học tập. Ngoài ra, giảng viên thường xuyên tiếp
xúc, lắng nghe ý kiến của sinh viên để hiểu được những vướng mắc, khó khăn trong
quá trình học tập và giải quyết thấu đáo nguyện vọng của sinh viên, để có những điều
chỉnh bổ sung cho phù hợp.
5.2.2 Cơ sở vật chất
Một là, cơ sở vật chất có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng
giảng dạy và học tập. Phòng học đảm bảo độ thông thoáng với số lượng bàn học cần
thiết, hệ thống âm thanh, ánh sáng phục vụ chuyên nghiệp. Hiện nay, hệ thống wifi của
trường còn rất yếu, chưa đủ mạnh nên việc tìm kiếm thông tin như tài liệu học tập của
sinh viên còn hạn chế. Vì vậy, cần phải trang bị thêm nhiều hệ thống wifi phủ sóng
khắp trường để sinh viên có thể truy cập vào hệ thống mạng một cách dễ dàng hơn. Do
đó, việc tìm kiếm tài liệu trên mạng sẽ kích thích khả năng học hỏi của sinh viên.
Ngoài ra, nhà trường cũng cần đầu tư phòng học thực hành mô phỏng đạt tiêu chuẩn
như: phòng mô phỏng chứng khoán, phòng mô phỏng thực hành, trang thiết bị văn
phòng, máy đếm tiền, máy Scanner, máy Fax Vv... giúp cho sinh viên được thực hành
trực tiếp tại các phòng mô phỏng.
Hai là, không gian thư viện của trường còn nhỏ, chưa thoáng mát, chưa đáp ứng
được nhu cầu đọc sách của sinh viên như: Phòng đọc sách nóng, chưa thoải mái khi
đến thư viện tìm tài liệu nghiên cứu. Trong thời gian tới nhà trường nên trang bị thêm
máy lạnh, để phục vụ cho sinh viên thỏa mãn, hứng thú đọc sách và tìm kiếm tài liệu
chuyên môn nhiều hơn.
Ba là, sân bãi thể dục thể thao còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập,
dẫn đến nhiều sinh viên phải học nhiều ca khác nhau, do số lượng sinh viên các khoa
kinh tế đông, bãi giữ xe của trường quá nhỏ, không đủ chỗ cho sinh viên gửi xe. Vì
65

vậy, trong thời gian tới nhà trường cần mở rộng thêm bãi giữ xe, tạo điều kiện cho sinh
viên được gửi xe tại trường, không phải đi xa và giá ưu đãi cho sinh viên.
Bốn là, ký túc xá của trường xa so với cơ sở 2 mà sinh viên đang theo học.
Đoạn đường di chuyển từ ký túc xá về cơ sở 2 bị kẹt xe, nên việc đi lại của sinh viên
cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó tình trạng sinh viên hay đi học trễ là thường xuyên.
Trong tương lai, khi xây dựng cơ sở 3 tại phường 5 Quận Gò Vấp với diện tích
đất rộng 5.8 ha, chắc chắn nhà trường sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu
của sinh viên. Trường Đại học Văn Lang là một trường ngoài công lập nên nguồn thu
nhập chủ yếu dựa vào nguồn học phí của sinh viên, do đó kinh phí đầu tư xây dựng
trường cũng có hạn. Tuy nhiên, Lãnh đạo trường cũng chủ động tìm kiếm nguồn đầu tư
từ các ngân hàng, tổ chức phi chính phủ, để sớm hoàn thiện về cơ sở vật chất và đáp
ứng được những kỳ vọng mà lãnh đạo nhà trường đã đề ra.
5.2.3 Công tác quản lý
Theo kết quả phân tích từ bảng 4.21, nhân tố thời khóa biểu, thời gian học tập
được sinh viên đánh giá ở mức trung bình đạt giá trị mean là 3.07 thấp thứ nhất và độ
lệch chuẩn là 1.249 so với các nhân tố khác. Vì vậy, trong thời gian tới công tác quản
lý cần khắc phục những vấn đề sau:
Một là, nhân viên phụ trách đào tạo tham mưu cho Ban chủ nhiệm khoa, sắp
xếp, bố trí lại thời khóa biểu hợp lý và khoa học hơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh
viên đến trường học tập hiệu quả hơn, tránh trường hợp sinh viên di chuyển từ nhà hay
từ ký túc xá đến trường chỉ học hai tiết anh văn rồi về. Do vậy, việc học của sinh viên
không hiệu quả về chi phí, thời gian và sức khỏe sinh viên.
Hai là, Ban chủ nhiệm Khoa, kết hợp với lãnh đạo nhà trường tăng cường định
kỳ tiếp xúc với sinh viên để lắng nghe ý kiến từ phía sinh viên. Qua đó, hiểu được tâm
tư nguyện vọng sinh viên và giải quyết thỏa đáng các thắc mắc của sinh viên.
Ba là, tổ chức cho nhân viên phụ trách đào tạo của khoa thường xuyên đi tập
huấn các khóa đào tạo ngắn hạn về chuyên môn, định kỳ hàng năm, mở các lớp về
nghiệp vụ chuyên môn, mời chuyên gia nói chuyện chuyên đề về giao tiếp, văn hóa
ứng xử... nhằm giúp nhân viên được hoàn thiện phong cách làm việc.
66

5.2.4 Tài liệu học tập


Từ kết quả phân tích bảng 4.22 nhân tố tài liệu học tập được sinh viên đánh giá
ở mức khá đạt giá trị mean thấp thứ 1 là 3.66 và độ lệch chuẩn là 0.974 so với các nhân
tố khác. Do đó, nhân tố này đa số sinh viên cũng hài lòng và chấp nhận các tài liệu mà
trường đã cung cấp cho sinh viên. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần bổ sung thêm các
sách chuyên ngành, sách chuyên ngành bằng tiếng anh sinh viên có thêm nhiều nguồn
tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng hơn. Đặc biệt, nhà trường nên chú trọng tài liệu,
tạp chí nước ngoài và nhiều tài liệu khác có liên quan. Có như thế mới giúp cho sinh
viên tăng thêm vốn từ tiếng anh và tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài.
Ngoài ra, nhà trường cần phát triển thêm thư viện trực tuyến song song với thư
viện truyền thống giống như một số trường đã triển khai như: Trường Đại học Kinh Tế
TP.HCM, Đại học Tôn Đức Thắng Vv… Hiện nay, nhu cầu đọc sách trực tuyến ngày
càng nhiều. Chính vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu của sinh viên, nhà trường nên đầu
tư triển khai hướng tài liệu mở, để giúp cho sinh viên tìm kiếm thông tin, tài liệu học
tập một cách dễ dàng hơn.
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Một là, đề tài chỉ thực hiên ở các khoa kinh tế trường ĐHVL, chưa triển khai
nghiên cứu mở rộng cho toàn trường. Bởi vì, do trường ĐHVL là trường đào tạo đa
ngành nghề nên bảng câu hỏi khảo sát không tương đồng.
Hai là, phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu này là phương pháp định mức
kết hợp với thuận tiện (phi xác suất) nên khả năng tổng quát hóa không cao.
Ba là, nghiên cứu của đề tài mới chỉ tập trung khám phá các nhân tố Chương
trình đào tạo – Giảng viên, Cơ sở vật chất, Công tác quản lý và Tài liệu học tập.
Bốn là, kết quả phân tích hồi quy cho thấy R2 hiệu chỉnh bằng 0.513 chứng tỏ
mô hình chỉ giải thích được 51.3% sự biến thiên của biến phụ thuộc, điều này chứng tỏ
còn có nhiều nhân tố khác tác động đến sự hài lòng của sinh viên.
Tất cả những hạn chế trên là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo trong tương
lai.
67

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tham khảo Tiếng Việt:
1. Quốc hội, “Luật giáo dục đại học”, Luật số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm
2012.
2. Thủ tướng Chính phủ (2014), Điều lệ trường đại học, Quyết định số:
70/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014.
3. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo
hệ thống tín chỉ”, Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm
2007.
4. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học,
Quyết định số: 65 /2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007.
5. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo (Nghị quyết số 29-NQ/TW)
6. Phạm Xuân Thanh (2005), Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: Sự vận dụng
vào thực tiễn của Việt Nam, Tạp chí Giáo dục
7. Nguyễn Đình Thọ và các cộng sự (2003), Đo lường chất lượng dịch vụ vui chơi
giải trí ngoài trời. Trường Đại học Kinh tế, TPHCM.
8. Nguyễn Đình Thọ (1998), Nghiên cứu Marketing, Nhà xuất bản giáo dục, TP.Hồ
Chí Minh.
9. Nguyễn Hải Quang, Lê Ngô Ngọc Thu, Nguyễn Trần Thanh Thuần, Hoàng Thị
Kim Thoa (2014), “Nâng cao chất lượng đào tạo các học phần kinh tế - thương
mại HK tại Học viện HKVN”, đề tài nghiên cứu cấp trường, Học viện hàng
không Việt nam.
10. Nguyễn Trọng Hoài (2005), Phương pháp nghiên cứu định lượng, Đại học kinh tế
TP Hồ Chí Minh.
11. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS”, NXB Thống kê, Hà Nội
12. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, Nxb
ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
68

13. Nguyễn Thị Duân (2014), Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo tác động
đến sự hài lòng của sinh viên trường ĐHVL, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học
Công Nghệ Tp.HCM
14. Nguyễn Thanh Bình (2015), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của sinh viên ngành Kế toán Kiểm toán trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM,
Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Công Nghệ Tp.HCM
15. Trang Web: http://www.dhdlvanlang.edu.vn/
Tài liệu tham khảo Tiếng Anh:
1. Aly, N. and Akpovi, J. (2001), “Total quality management in California public
higher education”, Quality Assurance in Education, Vol. 9 No. 3, pp. 127-31.
2. Anantha (2012), Literature Review: Service Quality in Higher Education
Institutions in Malaysia. International Journal of Contemporary Business Studies,
Vol: 3, No: 4. May, 2012 ISSN 2156-7506 Available online at
http://www.akpinsight.webs.com
3. Kanji, G.K., Malek, A. and Tambi, A. (1999), “Total quality management in UK
higher education institutions”, Total Quality Management, Vol. 10 No. 1, pp.
129-53.
4. Kamal Abouchedid and Ramzi Nasser (2002) “Assuring quality service in higher
education: registration and advising attitudes in a private university in Lebanon”,
Quality Assurance in Education, 10(4), pp. 198-206.
5. Kotler, P. (1985), Strategic Marketing for Educational Institutions, Prentice-Hall,
London.
6. Parasuraman, A., V.A. Zeithaml, & L.L. Berry (1988), SERVQUAL: a multiple –
item scale for scale of for measuring consumer perceptions of service quality,
Journal of Retailing, 64 (1), 12-40
7. Zeithaml, V.A & M.J Bitner (2000), Service Marketing, Boston: McGraw – Hill
8. Mano, H. & Oliver, R.L. (1993), “Assessing the dimensionality and structure of
the onsumption experience: evaluation, feeling, and satisfaction”, Journal of
Consumer Research, Vol.20, pp. 451-66.
PHỤ LỤC 1: Thảo luận và nghiên cứu định tính
1. Phần chính của cuộc thảo luận
1.1. Thảo luận về phương diện phi học thuật
Vui lòng cho biết các bạn quan tâm đến những vấn đề gì khi sử dụng các dịch vụ
được thực hiện bởi các cán bộ nhân viên (giáo vụ khoa, nhân viên các phòng ban như
phòng đào tạo, phòng công tác học sinh sinh viên ...)
1.2. Thảo luận về phương diện học thuật
Vui lòng cho biết các bạn quan tâm đến những vấn đề gì về các hoạt động được
thực hiện bởi các giảng viên.
1.3. Thảo luận về danh tiếng
Vui lòng cho biết theo các bạn những yếu tố nào tạo nên một môi trường giáo dục
đại học chuyên nghiệp, có danh tiếng, được xã hội công nhận.
1.4. Thảo luận về sự tiếp cận
Vui lòng cho biết theo các bạn những yếu tố nào tạo nên một môi trường giáo dục
đại học thuận tiện, các dịch vụ sẵn có và sinh viên có khả năng tiếp cận với các dịch vụ dễ
dàng.
1.5. Thảo luận về chương trình học
Vui lòng cho biết theo các bạn những yếu tố nào mà các bạn quan tâm về chương
trình học, giáo trình.
Vui lòng cho biết các bạn quan tâm đến những vấn đề gì về kế hoạch học tập trong
một năm học.
2. Bảng câu hỏi sơ bộ
2.1. Phần giới thiệu
Xin chào Anh / Chị!
Tôi tên Phạm Đức Hiệp là học viên lớp cao học chuyên ngành Quản Trị Kinh
Doanh, Trường Đại học Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh. Hiện nay, tôi đang thực hiện luận
văn thạc sỹ về đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên
về chất lượng đào tạo khối kinh tế - Trường Đại học Văn Lang”. Rất mong Anh/ Chị
dành chút thời gian thảo luận với tôi về vấn đến trên. Xin lưu ý rằng không có quan điểm
nào là đúng hoặc sai, tất cả các quan điểm đều có giá trị đối với nghiên cứu. Đồng thời kết
quả nghiên cứu có thể giúp ích cho việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường.
2.2. Phần chính của cuộc thảo luận
2.2.1. Thảo luận về công tác quản lý
Bây giờ chúng tôi đưa ra những câu hỏi sau đây xin các anh (chị) cho biết: (1) các
anh chị có hiểu được câu hỏi không? Tại sao? (2) Theo anh chị câu hỏi này muốn nói lên
điều gì? Tại sao? (3) Nếu đánh giá những vấn đề được thực hiện bởi cán bộ nhân viên thì
cần thêm và bớt điều gì? Tại sao?
1. Lãnh đạo nhà trường đối thoại trực tiếp và giải quyết thỏa đáng các thắc mắc
của sinh.
2. Ban chủ nhiệm Khoa hiểu rõ được nhu cầu của sinh viên và quan tâm đến lợi
ích chính đáng của người học.
3. Thời khóa biểu, thời gian học tập (lý thuyết và thực hành) được bố trí hợp lý
cho sinh viên.
4. Nhân viên phụ trách đào tạo của Khoa đáp ứng kịp thời các thắc mắc, yêu cầu
của sinh viên về kết quả học tập về công tác liên quan đến đào tạo.
5. Nhân viên phụ trách đào tạo của Khoa cố vấn học tập cho sinh viên theo
chương trình đào tạo đại học, nhằm mục tiêu đạt kết quả học tập tốt.
6. Nhân viên phụ trách công tác sinh viên hướng dẫn, giúp đỡ tận tình sinh viên
hiểu được các nội quy, quy chế & chính sách của nhà trường.
2.2.2. Thảo luận về đội ngũ giảng viên (phương diện học thuật)
Bây giờ chúng tôi đưa ra những câu hỏi sau đây xin các anh (chị) cho biết: (1) các
anh chị có hiểu được câu hỏi không? Tại sao? (2) Theo anh chị câu hỏi này muốn nói lên
điều gì? Tại sao? (3) Nếu đánh giá những vấn đề được thực hiện bởi cán bộ nhân viên thì
cần thêm và bớt điều gì? Tại sao
1. Giảng viên giảng dạy nghiêm túc theo kế hoạch (nội dung, chương trình, giờ
giấc, đề cương môn học).
2. Giảng viên có phương pháp giảng dạy và kỹ năng sư phạm tốt dễ hiểu dễ thực
hiện.
3. Giảng viên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, định hướng, tư vấn và hỗ trợ
cố vấn học tập.
4. Giảng viên gần gũi, nhiệt tình giải đáp thắc mắc của sinh viên và giúp đỡ SV
học tập và nghiên cứu khoa học.
5. Giảng viên đánh giá kết quả học tập chính xác và công bằng.
2.2.3. Thảo luận về cơ sở vật chất
Bây giờ chúng tôi đưa ra những câu hỏi sau đây xin các anh (chị) cho biết: (1) các
anh chị có hiểu được câu hỏi không? Tại sao? (2) Theo anh chị câu hỏi này muốn nói lên
điều gì? Tại sao? (3) Nếu đánh giá những vấn đề được thực hiện bởi cán bộ nhân viên thì
cần thêm và bớt điều gì? Tại sao?
1. Khuôn viên trường khang trang, rộng rãi, thoáng mát, tạo ấn tượng đẹp khi đến
trường.
2. Thư viện đảm bảo không gian, đáp ứng đủ chỗ ngồi phục vụ nhu cầu học tập
của sinh viên.
3. Phòng học của trường đảm bảo âm thanh, ánh sáng, rộng rãi, đạt yêu cầu về chỗ
ngồi.
4. Phòng học được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ học tập, giảng dạy.
5. Phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng máy được trang bị đầy đủ các dụng
cụ cần thiết phục vụ nhu cầu thực hành của sinh viên.
6. Sân bãi thể dục thể thao đáp ứng được nhu cầu rèn luyện thể thao của sinh viên.
7. Hệ thống nhà vệ sinh của trường luôn sạch sẽ, đạt yêu cầu vệ sinh.
8. Thông tin trên Website của trường đa dạng, phong phú và luôn được cập nhật.
9. Hệ thống đường truyền Internet (Wi-fi…) đủ mạnh đáp ứng được nhu cầu tìm
kiếm thông tin phục vụ học tập.
2.2.4. Thảo luận về nội dung chương trình đào tạo
Bây giờ chúng tôi đưa ra những câu hỏi sau đây xin các anh (chị) cho biết: (1) các
anh chị có hiểu được câu hỏi không? Tại sao? (2) Theo anh chị câu hỏi này muốn nói lên
điều gì? Tại sao? (3) Nếu đánh giá những vấn đề được thực hiện bởi cán bộ nhân viên thì
cần thêm và bớt điều gì? Tại sao?
1. Chương trình đào tạo có chuẩn đầu ra rõ ràng.
2. Chương trình đào tạo được thông báo đầy đủ cho sinh viên.
3. Chương trình đào tạo đáp ứng các yêu cầu phát triển nghề nghiệp sau này của
sinh viên.
4. Chương trình đào tạo được cập nhật, đổi mới, đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo.
5. Các môn học được sắp xếp khoa học và thông báo đầy đủ cho sinh viên.
6. Chương trình đào tạo phân bổ tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành hợp lý và vừa
sức.
2.2.5. Thảo luận về tài liệu học tập
1. Quy trình, thủ tục mượn trả sách, giáo trình tài liệu đơn giản và phù hợp cho
sinh viên.
2. Thời gian cho mượn sách, giáo trình, tài liệu về nhà có phù hợp.
3. Cập nhật danh mục sách, tài liệu luôn mới trên website của thư viện.
4. Tài liệu trên website của thư viện dễ download.
5. Danh mục sách, tài liệu có phong phú và đầy đủ.
6. Thời gian mở và đóng cửa thư viện phù hợp cho sinh viên đến đọc sách nghiên
cứu.
2.2.6. Thảo luận về sự hài lòng của sinh viên
1. Anh/ Chị hài lòng với chất lượng đào tạo các học phần cũng như môi trường
học tập của Trường Đại học Văn Lang.
2. Anh/ Chị lĩnh hội được nhiều kỹ năng cần thiết trong cuộc sống khi đang theo
học tại Trường Đại học Văn Lang.
3. Anh/ Chị hài lòng về năng lực, trình độ của cán bộ công nhân viên, giảng viên
của trường.
4. Anh/ Chị hài lòng về chính sách học phí của trường ổn định không thay đổi
trong suốt thời gian học.
5. Anh/ Chị cảm thấy yên tâm và tự tin khi theo học tại Trường Đại học Văn Lang.
6. Anh/ Chị sẽ giới thiệu với người thân, bạn bè của mình về Trường ĐHVL.
Trân trọng cảm ơn Anh /Chị đã dành thời gian cho buổi thảo luận này và cung cấp
những thông tin quí báu.
3. Danh sách tham gia cuộc thảo luận nhóm
HH, Đơn vị
STT Họ và tên Chức danh Địa chỉ Email
học vị công tác
1 Nguyễn Thị Hồng Hà TS T. Khoa K.TCNH nguyenthihongha@vanlanguni.edu.vn

2 Mai Bình Dương NCS Giảng viên K. TCNH maibinhduong@vanlanguni.edu.vn

3 Trần Chí Hồng Phương CN CTSV K. TCNH tranchihongphuong@vanlanguni.edu.vn

4 Lương Thị Tuyết Hoa CN GV Khoa K. KTKT luongthituyethoa@vanlanguni.edu.vn

5 Phạm Thị Nga CN CTSV K. KTKT phamthinga@vanlanguni.edu.vn

6 Phạm Đình Phương TS T. Khoa K. TM phamdinhphuong@vanlanguni.edu.vn

7 Lê Hoài Nhuận CN GV Khoa K. TM lehoainhuan@vanlanguni.edu.vn

8 Lê Thượng Chỉ CN CTSV K. TM lethuongchi@vanlanguni.edu.vn

9 Nguyễn Đắc Chương ThS P.T Khoa K. QTKD nguyendacchuong@vanlanguni.edu.vn

10 Phạm Văn Lương CN GV Khoa K. QTKD phamvanluong@vanlanguni.edu.vn

11 Võ Sáng Xuân Lan TS T. Khoa Khoa DL vosangxuanlan@vanlanguni.edu.vn

12 Lương Hồng Hà ThS GV Khoa Khoa DL luonghongha@vanlanguni.edu.vn

13 Phạm Ngọc Thạch CN CTSV Khoa DL phamngocthach@vanlanguni.edu.vn

14 Nguyễn Thị Duân ThS Giảng viên Khoa DL nguyenthiduan@vanlanguni.edu.vn

15 Vũ Hoàng Chương CN C. Viên PĐT vuhoangchuong@vanlanguni.edu.vn

16 Bùi Thế Bảo ThS T.Phòng P.KHQL buithebao@vanlanguni.edu.vn

17 Nguyễn Thế Quang ThS C.Viên TTPTPM nguyenthequang@vanlanguni.edu.vn

18 Phan Tấn Bình ThS Giám đốc TTKTTH phantanbinh@vanlanguni.edu.vn

19 Nguyễn Thị Huyên Sinh năm 2 F145758 huyennguyen69@vanlanguni.vn

20 Lê Thị Bích Ngọc Sinh năm 2 F145555 ngocle38@vanlanguni.vn

21 Kiều Thị Nhất Sinh năm 2 F145714 nhatkieu1@vanlanguni.vn

22 Trương Đức Trí Sinh năm 3 F145863 tritruong2@vanlanguni.vn


23 Nguyễn Phương Thảo Sinh năm 3 F135049 Thaonguyen5@vanlanguni.vn

24 Nguyễn Thanh Sơn Sinh năm 3 F131098 Sonnguyen6@vanlanguni.vn

25 Nguyễn Quốc Anh Sinh năm 4 F122190 anhpham48@vanlanguni.vn

26 Nguyễn Thái Lê An Sinh năm 4 F126229 annguyen87@vanlanguni.vn

27 Võ Nguyễn Minh Dũng Sinh năm 4 F123530 dungvo16@vanlanguni.vn

28 Trần Tấn Khang Sinh năm 4 F126494 khangtran7@vanlanguni.vn

29 Trần Nguyệt Minh Sinh năm 4 F124169 minhtran17@vanlanguni.vn

30 Mai Thị Huỳnh Thư Sinh năm 4 F126477 thuvo11@vanlanguni.vn

Kết quả thảo luận nhóm được diễn ra rất sôi nổi với 30 thành viên thực hiện theo
phương pháp trao đổi trực tiếp và thông qua 3 ý kiến: Đồng ý đưa câu hỏi vào bảng khảo
sát; Không ý kiến; Không đồng ý đưa câu hỏi vào bảng khảo sát. Tác giả đã đặt câu hỏi
cho từng nội dung cụ thể và xin ý kiến của nhóm thảo luận thống nhất những câu hỏi nào
có giá trị % “Đồng ý đưa câu hỏi vào bảng khảo sát” lớn hơn 50% thì sẽ đưa vào bảng
khảo sát và nếu nhỏ hơn 50% thì sẽ loại. Kết quả lấy ý kiến như sau:
4. Tổng hợp kết quả thảo luận
%
Đồng Không Không
STT Câu hỏi nghiên cứu khảo sát Đồng
ý ý kiến đồng ý
ý
Chương trình đào tạo
Đề cương chi tiết được giới thiệu ngay từ buổi
đầu rõ ràng và đầy đủ (đề cương chi tiết của
1 từng học phần phải thể hiện rõ số tiết, điều kiện 26 1 3 86.7
tiên quyết cách thức đánh giá học phần, giáo
trình, tài liệu tham khảo vv...)
Các học phần được cập nhật và đổi mới hàng
2 25 0 5 83.3
năm
3 Tỷ lệ giờ lý thuyết, thực hành hợp lý. 21 2 7 70.0
Đội ngũ giảng viên
Giảng viên lên lớp đúng giờ và được duy trì
4 18 4 8 60.0
trong suốt quá trình giảng dạy tại trường.
Giảng viên giảng dạy đúng kế hoạch (đề cương
5 chi tiết môn học và nội dung chương trình đào 29 0 1 96.7
tạo).
Phương pháp giảng dạy tốt, dễ hiểu và phù hợp
6 27 1 2 90.0
với yêu cầu của học phần.
Giảng viên có thực hiện nhiều phương pháp
7 17 6 7 56.7
giảng dạy trên lớp.
Giảng viên gần gũi, nhiệt tình giải đáp thắc mắc
8 22 2 6 73.3
của sinh viên.
Giảng viên đánh giá, chấm điểm công bằng và
9 23 5 2 76.7
hợp lý.
Tài liệu học tập
Thư viện đảm bảo không gian, đáp ứng đủ chỗ
10 16 4 10 53.3
ngồi phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên.
Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu phù hợp
11 với chương trình đào tạo, phong phú, đa dạng và 20 7 3 66.7
được cập nhật thường xuyên đầy đủ.
Hỗ trợ sinh viên học trực tuyến trên website của
12 19 5 6 63.3
thư viện & download về máy tính.
Quy trình, thủ tục mượn trả sách, giáo trình tài
13 24 2 4 80.0
liệu đơn giản và thuận lợi cho sinh viên.
Thời gian cho mượn sách, giáo trình, tài liệu về
14 18 5 7 60.0
nhà phù hợp cho sinh viên.
Thời gian mở, đóng cửa thư viện phù hợp với
15 nhu cầu của sinh viên khi đến đọc sách & nghiên 21 4 5 70.0
cứu.
Công tác quản lý
Lãnh đạo nhà trường đối thoại trực tiếp và giải
16 22 6 2 73.3
quyết thỏa đáng các thắc mắc của sinh.
Ban chủ nhiệm Khoa hiểu rõ được nhu cầu của
17 sinh viên và quan tâm đến lợi ích chính đáng của 17 8 5 56.7
người học.
Thời khóa biểu, thời gian học tập (lý thuyết và
18 25 0 5 83.3
thực hành) được bố trí hợp lý cho sinh viên.
Nhân viên phụ trách đào tạo của Khoa đáp ứng
kịp thời các thắc mắc, yêu cầu của sinh viên về
kết quả học tập về công tác liên quan đến đào
19 23 1 6 76.7
tạo và hỗ trợ sinh viên nắm rõ chương trình đào
tạo đại học nhằm mục tiêu đạt kết quả học tập
tốt.
Nhân viên phụ trách công tác sinh viên hướng
20 dẫn, giúp đỡ tận tình sinh viên hiểu được các nội 21 2 7 70.0
quy, quy chế & chính sách của nhà trường.
Đoàn trường luôn có các hoạt động, phong trào
21 giúp sinh viên có ý thức rèn luyện chính trị, tu 13 7 10 43.3
dưỡng đạo đức, có lối sống lành mạnh.
Cơ sở vật chất
Khuôn viên trường khang trang, rộng rãi, thoáng
22 24 0 6 80.0
mát.
Phòng học đảm bảo đủ chỗ ngồi, đủ ánh sáng và
23 27 3 0 90.0
mát mẻ.
Trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho học tập và
24 25 0 5 83.3
giảng dạy.
25 Sân bãi thể dục thể thao đáp ứng được nhu cầu 16 5 9 53.3
rèn luyện thể thao của sinh viên.
Website của trường đa dạng, phong phú, được
26 17 2 11 56.7
cập nhật thường xuyên.
Nhà vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát và đảm bảo đầy
27 20 5 5 66.7
đủ nước.
Sự hài lòng của khách hàng
Anh/ Chị hài lòng với chất lượng đào tạo các
28 học phần cũng như môi trường học tập của 26 3 1 86.7
Trường Đại học Văn Lang.
Anh/ Chị lĩnh hội được nhiều kỹ năng cần thiết
29 trong cuộc sống khi đang theo học tại Trường 25 2 3 83.3
Đại học Văn Lang.
Anh/ Chị hài lòng về năng lực, trình độ của cán
30 24 1 5 80.0
bộ công nhân viên, giảng viên của trường.
Anh/ Chị hài lòng về chính sách học phí của
31 trường ổn định không thay đổi trong suốt thời 29 0 1 96.7
gian học.
Anh/ Chị cảm thấy yên tâm và tự tin khi theo
32 28 1 1 93.3
học tại Trường Đại học Văn Lang.
Anh/ Chị sẽ giới thiệu với người thân, bạn bè
33 19 3 8 63.3
của mình về Trường Đại học Văn Lang.
PHỤ LỤC 2: Bảng câu hỏi điều tra
Xin chào Anh/ Chị!
Tôi tên Phạm Đức Hiệp, tôi đang là học viên lớp cao học chuyên ngành Quản Trị
Kinh Doanh của Trường Đại Học Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi đang tiến
hành thực hiện đề tài nghiên cứu về “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của sinh viên về chất lượng đào tạo khối kinh tế tại Trường Đại học dân lập Văn
Lang”. Để có được kết quả nghiên cứu tốt với đề tài này, rất mong anh/ chị dành chút thời
gian hỗ trợ tôi trong việc trả lời một số câu hỏi sau. Tôi xin đảm bảo những thông tin nhận
được từ Anh/ Chị chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu đề tài này và được giữ bí mật.
Xin Anh/ Chị vui lòng trả lời bằng cách đánh dấu chéo (X) một con số ở từng dòng.
Những con số này thể hiện mức độ Anh/ Chị đồng ý hay không đồng ý đối với các phát
biểu theo quy ước sau:

1 2 3 4 5
Hoàn toàn Hoàn toàn
Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý
không đồng ý đồng ý

I. Các phát biểu


TT Cơ sở vật chất Mức độ đồng ý
Khuôn viên trường khang trang, rộng rãi, thoáng
1 1 2 3 4 5
mát, tạo ấn tượng tốt khi đến trường.
Phòng học đảm bảo đủ chỗ ngồi, trang thiết bị đầy
2 1 2 3 4 5
đủ phục vụ học tập và giảng dạy.
Sân bãi thể dục thể thao đáp ứng được nhu cầu rèn
3 1 2 3 4 5
luyện thể thao của sinh viên.
Website của trường đa dạng, phong phú và luôn
4 1 2 3 4 5
được cập nhật thường xuyên.
Hệ thống đường truyền Internet (Wi-fi…) đủ mạnh
5 đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin phục vụ 1 2 3 4 5
học tập.
II. Công tác quản lý
Lãnh đạo nhà trường đối thoại trực tiếp và giải
6 1 2 3 4 5
quyết thỏa đáng các thắc mắc của sinh.
Ban chủ nhiệm Khoa hiểu rõ được nhu cầu của sinh
7 1 2 3 4 5
viên và quan tâm đến lợi ích chính đáng của người
học.
Thời khóa biểu, thời gian học tập (lý thuyết và thực
8 1 2 3 4 5
hành) được bố trí hợp lý cho sinh viên.
Nhân viên phụ trách đào tạo của Khoa đáp ứng kịp
9 thời các thắc mắc, yêu cầu của sinh viên về kết quả 1 2 3 4 5
học tập về công tác liên quan đến đào tạo.
Nhân viên phụ trách đào tạo của Khoa cố vấn học
10 tập cho sinh viên theo chương trình đào tạo đại học, 1 2 3 4 5
nhằm mục tiêu đạt kết quả học tập tốt.
Nhân viên phụ trách công tác sinh viên hướng dẫn,
11 giúp đỡ tận tình sinh viên hiểu được các nội quy, 1 2 3 4 5
quy chế & chính sách của nhà trường.
III. Đội ngũ giảng viên
Giờ giấc lên lớp, học tập được gảng viên duy trì phù
12 1 2 3 4 5
hợp của sinh viên.
Giảng viên giảng dạy đúng kế hoạch (đề cương chi
13 1 2 3 4 5
tiết môn học và nội dung chương trình đào tạo, ).
Phương pháp giảng dạy tốt, dễ hiểu và phù hợp với
14 1 2 3 4 5
yêu cầu của học phần
Giảng viên gần gũi, nhiệt tình giải đáp thắc mắc của
15 1 2 3 4 5
sinh viên.
Giảng viên đánh giá, chấm điểm công bằng và hợp
16 1 2 3 4 5
lý.
IV. Tài liệu học tập
Thư viện đảm bảo không gian, đáp ứng đủ chỗ ngồi
17 1 2 3 4 5
phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên.
Quy trình, thủ tục mượn trả sách, giáo trình tài liệu
18 1 2 3 4 5
đơn giản và phù hợp cho sinh viên.
Thời gian cho mượn sách, giáo trình, tài liệu về nhà
19 1 2 3 4 5
phù hợp cho sinh viên.
Cập nhật thường xuyên danh mục sách, tài liệu mới
20 1 2 3 4 5
đầy đủ và có chất lượng.
Hỗ trợ sinh viên học trực tuyến trên website của thư
21 1 2 3 4 5
viện & dễ download về máy tính.
Thời gian mở, đóng cửa thư viện phù hợp với nhu
22 1 2 3 4 5
cầu của sinh viên khi đến đọc sách & nghiên cứu.
V. Chương trình đào tạo
Đề cương được giới thiệu ngay từ buổi đầu chi tiết,
23 1 2 3 4 5
rõ ràng và đầy đủ.
Nội dung học phần được cập nhật, đổi mới, đáp ứng
24 1 2 3 4 5
yêu cầu môn học.
Chương trình đào tạo phân bổ tỷ lệ lý thuyết, thực
25 1 2 3 4 5
hành hợp lý và vừa sức.
VI. Sự hài lòng của sinh viên
Anh/ Chị hài lòng với chất lượng đào tạo các học
26 phần cũng như môi trường học tập của Trường Đại 1 2 3 4 5
học Văn Lang.
Anh/ Chị lĩnh hội được nhiều kỹ năng cần thiết
27 1 2 3 4 5
trong cuộc sống khi đang theo học tại Văn Lang.
Anh/ Chị hài lòng về năng lực, trình độ của cán bộ
28 1 2 3 4 5
công nhân viên, giảng viên của trường.
Anh/ Chị hài lòng về chính sách học phí của trường
29 1 2 3 4 5
ổn định không thay đổi trong suốt thời gian học.
Anh/ Chị cảm thấy yên tâm và tự tin khi theo học tại
30 1 2 3 4 5
Trường Đại học Văn Lang.
Anh/ Chị sẽ giới thiệu với người thân, bạn bè của
31 1 2 3 4 5
mình về Trường ĐH Văn Lang.

Anh/ Chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:
1. Giới tính
Nam Nữ
2. Bạn là sinh viên năm mấy?
Năm 2 Năm 3 Năm 4
3. Khối ngành đào tạo
Kinh tế (Kế toán, NH, QT...) Du lịch
Mỹ thuật công nghiệp Khác
4. Loại hình đào tạo
Chính quy Chất lượng cao Liên kết đào tạo

Kiến nghị của Anh/ Chị với nhà trường để chất lượng đào tạo được tốt hơn.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn Anh/ Chị.
Chúc Anh/ Chị nhiều sức khỏe & thành công trong cuộc sống!
PHỤ LỤC 3: Kiểm Định Thang Đo

Scale: ALL VARIABLES

Case Processing Summary Reliability Statistics


N % Cronbach's
N of Items
Cases Valid 552 100.0 Alpha
a
Excluded 0 .0 .918 26
Total 552 100.0

Item-Total Statistics

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance
Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted
CT1 Đề cương chi tiết được
giới thiệu ngay từ buổi đầu 88.70 231.636 .483 .916
rõ ràng và đầy đủ
CT2 Các học phần được
cập nhật và đổi mới hàng 89.34 229.186 .515 .916
năm
CT3 Tỷ lệ giờ lý thuyết,
89.63 228.401 .510 .916
thực hành hợp lý
GV1 Giảng viên lên lớp
đúng giờ và được duy trì
89.22 231.385 .447 .917
trong suốt quá trình giảng
dạy tại trường
GV2 Giảng viên giảng dạy
đúng kế hoạch (đề cương
89.04 233.973 .433 .917
chi tiết môn học và nội dung
chương trình đào tạo)
GV3 Phương pháp giảng
dạy tốt, dễ hiểu và phù hợp 89.49 227.898 .546 .915
với yêu cầu của học phần
GV4 Giảng viên có thực
hiện nhiều phương pháp 89.49 228.468 .538 .915
giảng dạy trên lớp
GV5 Giảng viên gần gũi,
nhiệt tình giải đáp thắc mắc 89.00 228.559 .579 .915
của sinh viên
GV6 Giảng viên đánh giá,
chấm điểm công bằng và 89.17 230.225 .522 .916
hợp lý
TLHT1 Thư viện đảm bảo
không gian, đáp ứng đủ chỗ
89.66 224.205 .536 .915
ngồi phục vụ nhu cầu học
tập của sinh viên
TLHT2 Tài liệu phục vụ học
tập, nghiên cứu phù hợp với
chương trình đào tạo,
89.42 227.783 .573 .915
phong phú, đa dạng và
được cập nhật thường
xuyên đầy đủ
TLHT3 Hỗ trợ sinh viên học
trực tuyến trên website của
89.38 228.919 .498 .916
thư viện & download về máy
tính
TLHT4 Quy trình, thủ tục
mượn trả sách, giáo trình tài
89.02 230.864 .526 .916
liệu đơn giản và thuận lợi
cho sinh viên
TLHT5 Thời gian cho mượn
sách, giáo trình, tài liệu về 89.29 231.335 .461 .916
nhà phù hợp cho sinh viên
TLHT6 Thời gian mở, đóng
cửa thư viện phù hợp với
89.04 229.666 .540 .915
nhu cầu của sinh viên khi
đến đọc sách & nghiên cứu
CTQL1 Lãnh đạo nhà
trường đối thoại trực tiếp và
89.27 225.437 .577 .915
giải quyết thỏa đáng các
thắc mắc của sinh
CTQL2 Ban chủ nhiệm
Khoa hiểu rõ được nhu cầu
của sinh viên và quan tâm 89.55 222.789 .601 .914
đến lợi ích chính đáng của
người học
CTQL3 Thời khóa biểu, thời
gian học tập (lý thuyết và
89.88 224.295 .536 .915
thực hành) được bố trí hợp
lý cho sinh viên
CTQL4 Nhân viên phụ trách
đào tạo của Khoa đáp ứng
kịp thời các thắc mắc, yêu
89.45 224.019 .640 .913
cầu của sinh viên về kết quả
học tập về công tác liên
quan đến đào tạo
CTQL5 Nhân viên phụ trách
công tác sinh viên hướng
dẫn, giúp đỡ tận tình sinh
89.34 225.644 .599 .914
viên hiểu được các nội quy,
quy chế & chính sách của
nhà trường
CSVC1 Khuôn viên trường
khang trang, rộng rãi, 89.57 224.823 .557 .915
thoáng mát
CSVC2 Phòng học đảm bảo
đủ chỗ ngồi, đủ ánh sáng và 89.33 227.432 .528 .915
mát mẻ
CSVC3 Trang thiết bị đầy
đủ phục vụ cho học tập và 89.07 230.994 .541 .915
giảng dạy
CSVC4 Sân bãi thể dục thể
thao đáp ứng được nhu cầu
90.18 228.963 .452 .917
rèn luyện thể thao của sinh
viên
CSVC5 Website của trường
đa dạng, phong phú, được 89.72 226.411 .538 .915
cập nhật thường xuyên
CSVC6 Nhà vệ sinh sạch
sẽ, thoáng mát và đảm bảo 89.63 227.871 .459 .917
đầy đủ nước
Scale: Chương Trình Đào Tạo

Case Processing Summary Reliability Statistics


N % Cronbach's
N of Items
Cases Valid 552 100.0 Alpha
a .616 3
Excluded 0 .0
Total 552 100.0

Item-Total Statistics

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
CT1 Đề cương chi tiết được
giới thiệu ngay từ buổi đầu 6.94 2.939 .411 .538
rõ ràng và đầy đủ
CT2 Các học phần được
cập nhật và đổi mới hàng 7.58 2.520 .478 .437
năm
CT3 Tỷ lệ giờ lý thuyết,
7.87 2.596 .391 .571
thực hành hợp lý

Scale: Đội Ngũ Giảng Viên

Case Processing Summary


Reliability Statistics
N %
Cronbach's
Cases Valid 552 100.0 N of Items
Alpha
a
Excluded 0 .0
.792 6
Total 552 100.0
Item-Total Statistics

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance
Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted
GV1 Giảng viên lên lớp
đúng giờ và được duy trì
18.58 12.015 .482 .775
trong suốt quá trình giảng
dạy tại trường
GV2 Giảng viên giảng dạy
đúng kế hoạch (đề cương
18.41 12.786 .467 .777
chi tiết môn học và nội dung
chương trình đào tạo)
GV3 Phương pháp giảng
dạy tốt, dễ hiểu và phù hợp 18.86 11.282 .577 .751
với yêu cầu của học phần
GV4 Giảng viên có thực
hiện nhiều phương pháp 18.85 11.682 .526 .764
giảng dạy trên lớp
GV5 Giảng viên gần gũi,
nhiệt tình giải đáp thắc mắc 18.36 11.475 .624 .741
của sinh viên
GV6 Giảng viên đánh giá,
chấm điểm công bằng và 18.53 11.683 .590 .749
hợp lý

Scale: Tài Liệu Học Tập

Case Processing Summary


Reliability Statistics
N %
Cronbach's
Cases Valid 552 100.0 N of Items
a Alpha
Excluded 0 .0
.784 6
Total 552 100.0
Item-Total Statistics

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance
Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted
TLHT1 Thư viện đảm bảo
không gian, đáp ứng đủ chỗ
18.63 12.438 .471 .775
ngồi phục vụ nhu cầu học
tập của sinh viên
TLHT2 Tài liệu phục vụ học
tập, nghiên cứu phù hợp với
chương trình đào tạo,
18.38 13.325 .533 .751
phong phú, đa dạng và
được cập nhật thường
xuyên đầy đủ
TLHT3 Hỗ trợ sinh viên học
trực tuyến trên website của
18.34 13.122 .516 .756
thư viện & download về máy
tính
TLHT4 Quy trình, thủ tục
mượn trả sách, giáo trình tài
17.98 13.279 .631 .732
liệu đơn giản và thuận lợi
cho sinh viên
TLHT5 Thời gian cho mượn
sách, giáo trình, tài liệu về 18.25 13.368 .542 .750
nhà phù hợp cho sinh viên
TLHT6 Thời gian mở, đóng
cửa thư viện phù hợp với
18.00 13.481 .553 .748
nhu cầu của sinh viên khi
đến đọc sách & nghiên cứu

Scale: Công Tác Quản Lý


Case Processing Summary

N %
Reliability Statistics
Cases Valid 552 100.0
Cronbach's
a N of Items
Excluded 0 .0 Alpha
Total 552 100.0 .817 5
Item-Total Statistics

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance
Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted
CTQL1 Lãnh đạo nhà
trường đối thoại trực tiếp và
13.60 13.247 .555 .797
giải quyết thỏa đáng các
thắc mắc của sinh
CTQL2 Ban chủ nhiệm
Khoa hiểu rõ được nhu cầu
của sinh viên và quan tâm 13.87 11.978 .662 .765
đến lợi ích chính đáng của
người học
CTQL3 Thời khóa biểu, thời
gian học tập (lý thuyết và
14.21 12.981 .493 .819
thực hành) được bố trí hợp
lý cho sinh viên
CTQL4 Nhân viên phụ trách
đào tạo của Khoa đáp ứng
kịp thời các thắc mắc, yêu
13.77 12.423 .705 .754
cầu của sinh viên về kết quả
học tập về công tác liên
quan đến đào tạo
CTQL5 Nhân viên phụ trách
công tác sinh viên hướng
dẫn, giúp đỡ tận tình sinh
13.66 12.870 .651 .771
viên hiểu được các nội quy,
quy chế & chính sách của
nhà trường
Scale: Cơ Sở Vật Chất
Case Processing Summary
Reliability Statistics
N %
Cronbach's
Cases Valid 552 100.0 N of Items
Alpha
a
Excluded 0 .0
.782 6
Total 552 100.0

Item-Total Statistics

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted

CSVC1 Khuôn viên trường


khang trang, rộng rãi, 16.86 14.253 .607 .728
thoáng mát
CSVC2 Phòng học đảm bảo
đủ chỗ ngồi, đủ ánh sáng và 16.62 14.958 .584 .735
mát mẻ
CSVC3 Trang thiết bị đầy
đủ phục vụ cho học tập và 16.36 16.750 .504 .758
giảng dạy
CSVC4 Sân bãi thể dục thể
thao đáp ứng được nhu cầu
17.47 14.950 .541 .746
rèn luyện thể thao của sinh
viên
CSVC5 Website của trường
đa dạng, phong phú, được 17.01 15.468 .486 .760
cập nhật thường xuyên
CSVC6 Nhà vệ sinh sạch
sẽ, thoáng mát và đảm bảo 16.92 15.162 .476 .764
đầy đủ nước
Scale: Sự Hài Lòng
Case Processing Summary

N % Reliability Statistics

Cases Valid 552 100.0 Cronbach's


N of Items
a Alpha
Excluded 0 .0
.853 6
Total 552 100.0

Item-Total Statistics

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance
Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted
Y1 Anh/ Chị hài lòng với
chất lượng đào tạo các học
phần cũng như môi trường 19.51 12.621 .716 .814
học tập của Trường Đại học
Văn Lang
Y2 Anh/ Chị lĩnh hội được
nhiều kỹ năng cần thiết
trong cuộc sống khi đang 19.58 13.678 .608 .834
theo học tại Trường Đại học
Văn Lang
Y3 Anh/ Chị hài lòng về
năng lực, trình độ của cán
19.65 13.660 .560 .843
bộ công nhân viên, giảng
viên của trường
Y4 Anh/ Chị hài lòng về
chính sách học phí của
19.06 14.258 .489 .855
trường ổn định không thay
đổi trong suốt thời gian học
Y5 Anh/ Chị cảm thấy yên
tâm và tự tin khi theo học tại 19.43 12.448 .754 .806
Trường Đại học Văn Lang
Y6 Anh/ Chị sẽ giới thiệu với
người thân, bạn bè của
19.49 12.272 .712 .814
mình về Trường Đại học
Văn Lang
PHỤ LỤC 4: Phân Tích Nhân Tố

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .920


Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 5587.182

df 325
Sig. .000
Total Variance Explained
Component

Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared


Initial Eigenvalues
Loadings Loadings
% of Cumulative % of Cumulative % of Cumulative
Total
Variance % Total Variance % Total Variance %
1 8.681 33.387 33.387 8.681 33.387 33.387 3.604 13.863 13.863
2 1.761 6.772 40.160 1.761 6.772 40.160 3.110 11.960 25.824
3 1.618 6.224 46.384 1.618 6.224 46.384 2.859 10.997 36.820
4 1.297 4.990 51.374 1.297 4.990 51.374 2.598 9.994 46.814
5 1.036 3.985 55.358 1.036 3.985 55.358 2.222 8.544 55.358
6 .937 3.602 58.961
7 .883 3.397 62.358
8 .856 3.294 65.651
9 .790 3.038 68.689
10 .757 2.913 71.602
11 .720 2.771 74.373
12 .656 2.522 76.895
13 .607 2.333 79.228
14 .550 2.117 81.345
15 .538 2.068 83.413
16 .523 2.010 85.422
17 .481 1.851 87.273
18 .445 1.712 88.985
19 .432 1.663 90.648
20 .420 1.617 92.265
21 .380 1.463 93.728
22 .369 1.420 95.148
23 .353 1.359 96.507
24 .341 1.311 97.818
25 .293 1.129 98.947
26 .274 1.053 100.000
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5
CT1 Đề cương chi tiết được giới thiệu ngay
từ buổi đầu rõ ràng và đầy đủ .514 .400

CT2 Các học phần được cập nhật và đổi mới


hàng năm .518

CT3 Tỷ lệ giờ lý thuyết, thực hành hợp lý .483 .448


GV1 Giảng viên lên lớp đúng giờ và được
duy trì trong suốt quá trình giảng dạy tại .638
trường
GV2 Giảng viên giảng dạy đúng kế hoạch
(đề cương chi tiết môn học và nội dung .589
chương trình đào tạo)
GV3 Phương pháp giảng dạy tốt, dễ hiểu và
phù hợp với yêu cầu của học phần .588 .343

GV4 Giảng viên có thực hiện nhiều phương


pháp giảng dạy trên lớp .509 .402

GV5 Giảng viên gần gũi, nhiệt tình giải đáp


thắc mắc của sinh viên .647

GV6 Giảng viên đánh giá, chấm điểm công


bằng và hợp lý .652 .360

TLHT1 Thư viện đảm bảo không gian, đáp


ứng đủ chỗ ngồi phục vụ nhu cầu học tập của .398 .514
sinh viên
TLHT2 Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu
phù hợp với chương trình đào tạo, phong
phú, đa dạng và được cập nhật thường xuyên .666
đầy đủ

TLHT3 Hỗ trợ sinh viên học trực tuyến trên


website của thư viện & download về máy .403 .613
tính
TLHT4 Quy trình, thủ tục mượn trả sách,
giáo trình tài liệu đơn giản và thuận lợi cho .786
sinh viên

TLHT5 Thời gian cho mượn sách, giáo trình,


tài liệu về nhà phù hợp cho sinh viên .749
TLHT6 Thời gian mở, đóng cửa thư viện
phù hợp với nhu cầu của sinh viên khi đến .681
đọc sách & nghiên cứu
CTQL1 Lãnh đạo nhà trường đối thoại trực
tiếp và giải quyết thỏa đáng các thắc mắc của .338 .575
sinh
CTQL2 Ban chủ nhiệm Khoa hiểu rõ được
nhu cầu của sinh viên và quan tâm đến lợi .727
ích chính đáng của người học
CTQL3 Thời khóa biểu, thời gian học tập (lý
thuyết và thực hành) được bố trí hợp lý cho .499 .312
sinh viên
CTQL4 Nhân viên phụ trách đào tạo của
Khoa đáp ứng kịp thời các thắc mắc, yêu cầu
của sinh viên về kết quả học tập về công tác .744
liên quan đến đào tạo
CTQL5 Nhân viên phụ trách công tác sinh
viên hướng dẫn, giúp đỡ tận tình sinh viên
hiểu được các nội quy, quy chế & chính sách .723
của nhà trường
CSVC1 Khuôn viên trường khang trang,
rộng rãi, thoáng mát .712

CSVC2 Phòng học đảm bảo đủ chỗ ngồi, đủ


ánh sáng và mát mẻ .731

CSVC3 Trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho


học tập và giảng dạy .331 .566 .307

CSVC4 Sân bãi thể dục thể thao đáp ứng


được nhu cầu rèn luyện thể thao của sinh .632
viên
CSVC5 Website của trường đa dạng, phong
phú, được cập nhật thường xuyên .416 .350 .407
CSVC6 Nhà vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát và
đảm bảo đầy đủ nước .339 .541

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .858


Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1389.536

df 15
Sig. .000
Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings


Component
Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 3.481 58.012 58.012 3.481 58.012 58.012
2 .754 12.558 70.571
3 .603 10.051 80.621
4 .542 9.038 89.659
5 .372 6.200 95.859
6 .248 4.141 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a
Component Matrix

Component
1
Y1 Anh/ Chị hài lòng với
chất lượng đào tạo các học
phần cũng như môi trường .824
học tập của Trường Đại học
Văn Lang
Y2 Anh/ Chị lĩnh hội được
nhiều kỹ năng cần thiết
trong cuộc sống khi đang .734
theo học tại Trường Đại học
Văn Lang
Y3 Anh/ Chị hài lòng về
năng lực, trình độ của cán
.691
bộ công nhân viên, giảng
viên của trường
Y4 Anh/ Chị hài lòng về
chính sách học phí của
.619
trường ổn định không thay
đổi trong suốt thời gian học
Y5 Anh/ Chị cảm thấy yên
tâm và tự tin khi theo học tại .851
Trường Đại học Văn Lang
Y6 Anh/ Chị sẽ giới thiệu với
người thân, bạn bè của
.823
mình về Trường Đại học
Văn Lang
Extraction Method: Principal Component
Analysis.
a. 1 components extracted.
PHỤ LỤC 5: Phân Tích Hồi Quy Bội

Descriptive Statistics

Mean Std. Deviation N

CTĐT Công tác đào tạo 3.7236 .63365 552


MTHT Môi trường học tập 3.4662 .86731 552
HTHT Hỗ trợ học tập 3.8394 .79063 552
CTQL Công tác quản lý 3.4554 .87126 552
CSVC Cơ sở vật chất 3.3747 .76469 552
HL Sự hài lòng của sinh
3.8907 .71500 552
viên

Correlations

CTĐT-GV
HL Sự
Chương MTHT Môi TLHT Tài CTQL CSVC Cơ
hài lòng
trình đào trường học liệu học Công tác sở vật
của sinh
tạo-Giảng tập tập quản lý chất
viên
viên
** ** ** ** **
CTĐT-GV Pearson Correlation 1 .516 .471 .633 .528 .667
Chương trình Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
đào tạo-Giảng N
552 552 552 552 552 552
viên
** ** ** ** **
MTHT Môi Pearson Correlation .516 1 .468 .516 .596 .434
trường học tập Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 552 552 552 552 552 552
** ** ** ** **
TLHT Tài liệu Pearson Correlation .471 .468 1 .466 .421 .470
học tập Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 552 552 552 552 552 552
** ** ** ** **
CTQL Công tác Pearson Correlation .633 .516 .466 1 .583 .569
quản lý Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 552 552 552 552 552 552
** ** ** ** **
CSVC Cơ sở vật Pearson Correlation .528 .596 .421 .583 1 .534
chất Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 552 552 552 552 552 552
** ** ** ** **
HL Sự hài lòng Pearson Correlation .667 .434 .470 .569 .534 1
của sinh viên Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 552 552 552 552 552 552
Variables Entered/Removeda

Variables Variables
Model Method
Entered Removed
1 CSVC Cơ sở
vật chất, HTHT
Hỗ trợ học tập,
CTĐT Công tác
. Enter
đào tạo, MTHT
Môi trường học
tập, CTQL Công
b
tác quản lý

b
Model Summary

Adjusted R Std. Error of the


Model R R Square
Square Estimate
a
1 .720 .518 .513 .49874

a
ANOVA

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.


b
1 Regression 145.872 5 29.174 117.289 .000
Residual 135.812 546 .249

Total 281.683 551


Model Summary

Change Statistics
Adjusted Std. Error of
Model R R Square R Square
R Square the Estimate F Change df1 df2 Sig. F Change
Change
a
1 .720 .518 .513 .49874 .518 117.289 5 546 .000
a. Predictors: (Constant), CSVC Cơ sở vật chất, TLHT Tài liệu học tập, CTĐTGV Chương trình đào tạo & Giảng
viên, MTHT Môi trường học tập, CTQL Công tác quản lý

a
ANOVA

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.


b
1 Regression 145.872 5 29.174 117.289 .000

Residual 135.812 546 .249

Total 281.683 551


a. Dependent Variable: HL Sự hài lòng của sinh viên
b. Predictors: (Constant), CSVC Cơ sở vật chất, TLHT Tài liệu học tập, CTĐTGV Chương trình
đào tạo & Giảng viên, MTHT Môi trường học tập, CTQL Công tác quản lý

a
Coefficients

Unstandardized Standardized Collinearity


Model Coefficients Coefficients t Sig. Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF


1 (Constant) .706 .139 5.087 .000

CTĐTGV Chương trình


.490 .046 .434 10.547 .000 .521 1.921
đào tạo & Giảng viên

MTHT Môi trường học tập -.033 .033 -.040 -1.003 .316 .553 1.809

TLHT Tài liệu học tập .127 .032 .140 3.900 .000 .684 1.462
CTQL Công tác quản lý .115 .035 .140 3.306 .001 .492 2.033
CSVC Cơ sở vật chất .175 .038 .187 4.573 .000 .527 1.898
a. Dependent Variable: HL Sự hài lòng của sinh viên
PHỤ LỤC 6: Kiểm Định Giá Trị Trung Bình

T-Test CTĐT-GV

One-Sample Statistics

N Mean Std. Deviation Std. Error Mean


CT1 Đề cương chi tiết được
giới thiệu ngay từ buổi đầu 552 4.25 .916 .039
rõ ràng và đầy đủ
CT2 Các học phần được
cập nhật và đổi mới hàng 552 3.62 1.008 .043
năm
CT3 Tỷ lệ giờ lý thuyết,
552 3.33 1.064 .045
thực hành hợp lý
GV1 Giảng viên lên lớp
đúng giờ và được duy trì
552 3.73 .997 .042
trong suốt quá trình giảng
dạy tại trường
GV2 Giảng viên giảng dạy
đúng kế hoạch (đề cương
552 3.91 .848 .036
chi tiết môn học và nội dung
chương trình đào tạo)
GV3 Phương pháp giảng
dạy tốt, dễ hiểu và phù hợp 552 3.46 1.031 .044
với yêu cầu của học phần
GV4 Giảng viên có thực
hiện nhiều phương pháp 552 3.47 1.011 .043
giảng dạy trên lớp
GV5 Giảng viên gần gũi,
nhiệt tình giải đáp thắc mắc 552 3.96 .941 .040
của sinh viên
GV6 Giảng viên đánh giá,
chấm điểm công bằng và 552 3.78 .937 .040
hợp lý
CTĐT Công tác đào tạo 552 3.7236 .63365 .02697
One-Sample Test

Test Value = 0
95% Confidence
Interval of the
t df Sig. (2-tailed) Mean Difference
Difference
Lower Upper

CT1 Đề cương chi tiết được


giới thiệu ngay từ buổi đầu rõ 109.094 551 .000 4.252 4.18 4.33
ràng và đầy đủ
CT2 Các học phần được cập
84.286 551 .000 3.618 3.53 3.70
nhật và đổi mới hàng năm
CT3 Tỷ lệ giờ lý thuyết, thực
73.473 551 .000 3.326 3.24 3.42
hành hợp lý
GV1 Giảng viên lên lớp đúng
giờ và được duy trì trong
87.974 551 .000 3.734 3.65 3.82
suốt quá trình giảng dạy tại
trường
GV2 Giảng viên giảng dạy
đúng kế hoạch (đề cương chi
108.307 551 .000 3.911 3.84 3.98
tiết môn học và nội dung
chương trình đào tạo)
GV3 Phương pháp giảng dạy
tốt, dễ hiểu và phù hợp với 78.925 551 .000 3.462 3.38 3.55
yêu cầu của học phần
GV4 Giảng viên có thực hiện
nhiều phương pháp giảng 80.563 551 .000 3.467 3.38 3.55
dạy trên lớp
GV5 Giảng viên gần gũi,
nhiệt tình giải đáp thắc mắc 98.816 551 .000 3.958 3.88 4.04
của sinh viên
GV6 Giảng viên đánh giá,
chấm điểm công bằng và 94.933 551 .000 3.784 3.71 3.86
hợp lý
CTĐT Công tác đào tạo 138.066 551 .000 3.72363 3.6707 3.7766
T-Test CSVC

One-Sample Statistics

N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

CSVC1 Khuôn viên trường


khang trang, rộng rãi, 552 3.39 1.180 .050
thoáng mát
CSVC2 Phòng học đảm bảo
đủ chỗ ngồi, đủ ánh sáng và 552 3.63 1.087 .046
mát mẻ
CSVC3 Trang thiết bị đầy
đủ phục vụ cho học tập và 552 3.89 .863 .037
giảng dạy
CSVC4 Sân bãi thể dục thể
thao đáp ứng được nhu cầu
552 2.78 1.144 .049
rèn luyện thể thao của sinh
viên
CSVC5 Website của trường
đa dạng, phong phú, được 552 3.24 1.127 .048
cập nhật thường xuyên
CSVC6 Nhà vệ sinh sạch
sẽ, thoáng mát và đảm bảo 552 3.33 1.200 .051
đầy đủ nước
CSVC Cơ sở vật chất 552 3.3747 .76469 .03255
One-Sample Test

Test Value = 0
95% Confidence Interval of
t df Sig. (2-tailed) Mean Difference the Difference
Lower Upper
CSVC1 Khuôn viên trường
khang trang, rộng rãi, thoáng 67.433 551 .000 3.386 3.29 3.48
mát
CSVC2 Phòng học đảm bảo
đủ chỗ ngồi, đủ ánh sáng và 78.441 551 .000 3.629 3.54 3.72
mát mẻ
CSVC3 Trang thiết bị đầy đủ
phục vụ cho học tập và giảng 105.903 551 .000 3.889 3.82 3.96
dạy
CSVC4 Sân bãi thể dục thể
thao đáp ứng được nhu cầu
57.017 551 .000 2.777 2.68 2.87
rèn luyện thể thao của sinh
viên
CSVC5 Website của trường
đa dạng, phong phú, được 67.498 551 .000 3.239 3.14 3.33
cập nhật thường xuyên
CSVC6 Nhà vệ sinh sạch sẽ,
thoáng mát và đảm bảo đầy 65.148 551 .000 3.328 3.23 3.43
đủ nước
CSVC Cơ sở vật chất 103.686 551 .000 3.37470 3.3108 3.4386
T-Test CTQL

One-Sample Statistics

N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

CTQL1 Lãnh đạo nhà


trường đối thoại trực tiếp và
552 3.68 1.112 .047
giải quyết thỏa đáng các
thắc mắc của sinh
CTQL2 Ban chủ nhiệm
Khoa hiểu rõ được nhu cầu
của sinh viên và quan tâm 552 3.41 1.209 .051
đến lợi ích chính đáng của
người học
CTQL3 Thời khóa biểu, thời
gian học tập (lý thuyết và
552 3.07 1.249 .053
thực hành) được bố trí hợp
lý cho sinh viên
CTQL4 Nhân viên phụ trách
đào tạo của Khoa đáp ứng
kịp thời các thắc mắc, yêu
552 3.51 1.083 .046
cầu của sinh viên về kết quả
học tập về công tác liên
quan đến đào tạo
CTQL5 Nhân viên phụ trách
công tác sinh viên hướng
dẫn, giúp đỡ tận tình sinh
552 3.61 1.065 .045
viên hiểu được các nội quy,
quy chế & chính sách của
nhà trường
CTQL Công tác quản lý 552 3.4554 .87126 .03708
One-Sample Test

Test Value = 0
95% Confidence Interval of
t df Sig. (2-tailed) Mean Difference the Difference
Lower Upper
CTQL1 Lãnh đạo nhà trường
đối thoại trực tiếp và giải
77.745 551 .000 3.681 3.59 3.77
quyết thỏa đáng các thắc
mắc của sinh
CTQL2 Ban chủ nhiệm Khoa
hiểu rõ được nhu cầu của
sinh viên và quan tâm đến lợi 66.197 551 .000 3.406 3.30 3.51
ích chính đáng của người
học
CTQL3 Thời khóa biểu, thời
gian học tập (lý thuyết và
57.738 551 .000 3.071 2.97 3.18
thực hành) được bố trí hợp
lý cho sinh viên
CTQL4 Nhân viên phụ trách
đào tạo của Khoa đáp ứng
kịp thời các thắc mắc, yêu
76.064 551 .000 3.505 3.41 3.60
cầu của sinh viên về kết quả
học tập về công tác liên quan
đến đào tạo
CTQL5 Nhân viên phụ trách
công tác sinh viên hướng
dẫn, giúp đỡ tận tình sinh
79.740 551 .000 3.614 3.53 3.70
viên hiểu được các nội quy,
quy chế & chính sách của
nhà trường
CTQL Công tác quản lý 93.180 551 .000 3.45543 3.3826 3.5283
T-Test TLHT

One-Sample Statistics

N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

TLHT4 Quy trình, thủ tục


mượn trả sách, giáo trình tài
552 3.94 .892 .038
liệu đơn giản và thuận lợi
cho sinh viên
TLHT5 Thời gian cho mượn
sách, giáo trình, tài liệu về 552 3.66 .974 .041
nhà phù hợp cho sinh viên
TLHT6 Thời gian mở, đóng
cửa thư viện phù hợp với
552 3.92 .939 .040
nhu cầu của sinh viên khi
đến đọc sách & nghiên cứu
HTHT Hỗ trợ học tập 552 3.8394 .79063 .03365

One-Sample Test

Test Value = 0
95% Confidence Interval
t df Sig. (2-tailed) Mean Difference of the Difference

Lower Upper
TLHT4 Quy trình, thủ tục
mượn trả sách, giáo trình tài
103.644 551 .000 3.937 3.86 4.01
liệu đơn giản và thuận lợi
cho sinh viên
TLHT5 Thời gian cho mượn
sách, giáo trình, tài liệu về 88.380 551 .000 3.665 3.58 3.75
nhà phù hợp cho sinh viên
TLHT6 Thời gian mở, đóng
cửa thư viện phù hợp với
97.965 551 .000 3.917 3.84 4.00
nhu cầu của sinh viên khi
đến đọc sách & nghiên cứu
HTHT Hỗ trợ học tập 114.093 551 .000 3.83937 3.7733 3.9055
PHỤ LỤC 7: Kiểm Định Sự Hài Lòng Theo Giới Tính

Group Statistics

GT1 Giới tính N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

HL Sự hài lòng của sinh viên Nam 384 3.9232 .68340 .03487
Nữ 168 3.8165 .77953 .06014

Test of Homogeneity of Variances


HL Sự hài lòng của sinh viên
Levene Statistic df1 df2 Sig.

3.807 1 550 .052

Independent Samples Test

Levene's Test
for Equality of t-test for Equality of Means
Variances

95% Confidence
Mean
Sig. (2- Std. Error Interval of the
F Sig. t df Differe
tailed) Difference Difference
nce
Lower Upper
HL Sự Equal
hài lòng variances 3.807 .052 1.616 550 .107 .10671 .06604 -.02302 .23643
của sinh assumed
viên Equal
variances
1.535 284.178 .126 .10671 .06952 -.03013 .24355
not
assumed
PHỤ LỤC 8: Kiểm Định Sự Hài Lòng Theo Năm Học

Descriptives
HL Sự hài lòng của sinh viên

95% Confidence Interval for Mean


N Mean Std. Deviation Std. Error Minimum Maximum
Lower Bound Upper Bound
2 78 3.9466 .91425 .10352 3.7404 4.1527 1.00 5.00
3 209 3.8206 .67094 .04641 3.7291 3.9121 1.33 5.00
4 265 3.9296 .67985 .04176 3.8473 4.0118 1.33 5.00
Total 552 3.8907 .71500 .03043 3.8309 3.9505 1.00 5.00

Test of Homogeneity of Variances


HL Sự hài lòng của sinh viên

Levene Statistic df1 df2 Sig.


3.249 2 549 .040

ANOVA
HL Sự hài lòng của sinh viên

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups (Combined) 1.672 2 .836 1.639 .195


Linear Term Unweighted .017 1 .017 .034 .853
Weighted .126 1 .126 .247 .619

Deviation 1.545 1 1.545 3.030 .082


Within Groups 280.012 549 .510
Total 281.683 551

You might also like