You are on page 1of 300

Häc viÖn ChÝnh trÞ - hµnh chÝnh quèc gia Hå chÝ Minh

-------------------------

C¸c chuyªn ®Ò nghiªn cøu


®Ò tµi cÊp bé n¨m 2007
M· sè: B07-08

phong trµo ®Êu tranh chèng mÆt tr¸i


cña toµn cÇu hãa vµ nh÷ng vÊn ®Ò
®Æt ra ®èi víi viÖt nam

C¬ quan chñ tr× : ViÖn Quan hÖ quèc tÕ


Chñ nhiÖm ®Ò tµi : TS NguyÔn ThÞ QuÕ
Th− ký ®Ò tµi : ThS Mai Hoµi Anh

6971-1
28/8/2008

Hµ Néi - 2007
Danh s¸ch céng t¸c viªn

1- ThS Mai Hoµi Anh


2- PGS,TS Hå Ch©u

3- PGS,TS NguyÔn Hoµng Gi¸p


4- ThS NguyÔn ThÞ Tó Hoa

5- ThS TrÞnh ThÞ Hoa

6- PGS,TS Hµ Mü H−¬ng
7- PGS,TS Tr×nh M−u

8- PGS,TS NguyÔn Huy O¸nh


9- TS NguyÔn ThÞ QuÕ
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1- PGS,TS Nguyễn Hoàng Giáp: Xu thế toàn cầu hóa trong hai
thập niên đầu thế kỷ XXI 8
2- PGS,TS Hà Mỹ Hương: Sự ra đời của phong trào đấu tranh
chống mặt trái toàn cầu hóa 53
3- ThS Mai Hoài Anh: Mục tiêu, tính chất, đặc điểm và nội dung
của phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa hiện nay 73
4- ThS Trịnh Thị Hoa: Các hình thức chủ yếu của phong trào đấu
tranh chống mặt trái toàn cầu hóa hiện nay 95
5- ThS Mai Hoài Anh: Một số kết quả chủ yếu của phong trào đấu
tranh chống mặt trái toàn cầu hóa 114
6- ThS Nguyễn Thị Tú Hoa: Xu thế vận động của phong trào chống
mặt trái toàn cầu hóa những năm đầu thế kỷ XXI 130
7- PGS,TS Hồ Châu: Quan điểm của một số đảng cộng sản và
công nhân trên thế giới về toàn cầu hóa và phong trào chống
mặt trái toàn cầu hóa 151
8- PGS,TS Trình Mưu & TS Nguyễn Thị Quế: Quan điểm của một
số đảng cộng sản, cánh tả trên thế giới về toàn cầu hóa và
phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa 173
9- PGS,TS Nguyễn Huy Oánh: Những vấn đề đặt ra đối với Việt
Nam trong xu thế toàn cầu hóa và phong trào chống mặt trái
của toàn cầu hóa 202
10- TS Nguyễn Thị Quế: Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về
toàn cầu hóa và phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa 229
11- PGS,TS Nguyễn Hoàng Giáp: Một số khuyến nghị đối với
nước ta về quan điểm, chính sách nhằm hạn chế tác động tiêu
cực của toàn cầu hóa và việc tham gia phong trào chống mặt
trái toàn cầu hóa 268
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu


Thời gian gần đây, khi xu thế toàn cầu hoá kinh tế ngày càng phát
triển và phát huy tác dụng to lớn thì mặt trái của nó cũng ngày càng hiện rõ.
Toàn cầu hoá càng đi vào chiều sâu thì mâu thuẫn cơ bản của CNTB càng
trở nên gay gắt với quy mô ngày càng mở rộng, nó trở thành mâu thuẫn giữa
tính quốc tế hoá, thậm chí toàn cầu hoá LLSX với chế độ chiếm hữu tư nhân
tư bản về TLSX. Có thể khẳng định rằng, kiểu toàn cầu hoá như đang diễn ra
trong thực tế hiện nay chủ yếu chỉ đem lại lợi ích cho các nước tư bản phát
triển, cho giới chủ, cho các tập đoàn tư bản độc quyền xuyên quốc gia mà
thôi. Nó không những không thể giải quyết được các mâu thuẫn thuộc về bản
chất của xã hội tư bản, những mâu thuẫn, vấn đề nóng bỏng của thời đại, mà
ngược lại, càng làm cho chúng trở nên sâu sắc, trầm trọng hơn. Những mâu
thuẫn do tiến trình toàn cầu hoá tạo ra (giữa nước giàu với nước nghèo, giữa
trung tâm với ngoại vi, giữa các trung tâm tư bản với nhau, giữa chủ nghĩa
đế quốc bá quyền với các lực lượng dân chủ, hoà bình và tiến bộ xã hội...)
ngày càng gay gắt và đang trở thành nhân tố khởi sinh một lực lượng toàn
cầu đấu tranh chống lại sự phát triển của chính bản thân toàn cầu hoá.
Từ những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, trên vũ đài
chính trị thế giới đã xuất hiện một hiện tượng mới, một phong trào chính trị -
xã hội rộng lớn đấu tranh chống lại những mặt trái của toàn cầu hoá. Hầu
như ở bất cứ cuộc gặp thượng đỉnh nào của các nước có nền kinh tế phát
triển nhất thế giới (G8, WEF...), hay của các thiết chế kinh tế - tài chính thế
giới (WTO, IMF, WB...) đều có một phong trào phản kháng xã hội mạnh mẽ
diễn ra bên ngoài các phòng họp. Thành phần tham gia phong trào đến từ
nhiều nơi, thuộc nhiều tổ chức và phong trào khác nhau, nhưng đều là đại
diện cho những tầng lớp xã hội bị thiệt thòi nhất trong quá trình toàn cầu
hoá. Các hoạt động phản đối toàn cầu hoá diễn ra dưới nhiều hình thức khác

1
nhau từ bài viết, ấn phẩm, diễn thuyết, hội thảo, hội nghị,... cho đến sử dụng
bạo lực. Các hoạt động này ngày càng được điều phối tốt hơn và có khả năng
tập hợp lực lượng nhanh chóng, đông đảo nhờ sự phát triển của Internet, của
giao thông và tự do đi lại giữa nhiều nước và của kỹ thuật tổ chức mới (các
nhà tổ chức biết khai thác các công cụ thông tin hiện đại, lôi kéo sự quan tâm
của quần chúng bằng nhiều khẩu hiệu đấu tranh phù hợp với lợi ích của họ,
tổ chức các nhóm nòng cốt và huy động được nhiều nguồn tài chính). Nhìn
chung, các hoạt động phản đối toàn cầu hoá diễn ra khá đa dạng nhưng phổ
biến nhất vẫn là các cuộc biểu tình với các quy mô khác nhau, xuất phát từ
các nước phát triển và lan rộng ra khắp thế giới.
Mục đích của những người tham gia phong trào không phải là chống
lại xu thế phát triển khách quan của toàn cầu hoá, mà là chống kiểu toàn cầu
hoá tiêu cực, phi nhân tính của CNTB, chống chiến lược toàn cầu hoá theo
mô hình chủ nghĩa tự do mới, chống hệ thống quyền lực tư bản quốc tế, nói
cách khác là chống lại quá trình toàn cầu hoá đang bị tư bản độc quyền quốc
tế chi phối, lũng đoạn. Mặc dù có những khác biệt, nhưng tựu trung, mục
tiêu chủ yếu của phong trào chống TCH được thể hiện ở 3 điểm: Một là,
chống lại sự phân phối bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng
tăng; hai là, chống lại cơ cấu trật tự tài chính - thương mại quốc tế hiện nay;
ba là, chống CNTB toàn cầu mà đại diện là các công ty xuyên quốc gia.
Những lực lượng tham gia phong trào đều thể hiện một nhu cầu bức thiết là
cần phải xây dựng nền kinh tế đoàn kết, tiến tới một quá trình TCH nhân
bản, phát triển bền vững, công bằng về mặt xã hội, đáp ứng nhu cầu cơ bản
của mọi công dân, trong đó con người được sống bình đẳng, đoàn kết, được
tham gia tích cực vào dòng chảy TCH với tư cách là những chủ thể đích thực
và tích cực. Với mục tiêu như vậy, nên nội dung đấu tranh của phong trào
chống mặt trái TCH trước hết là kêu gọi thay thế quá trình TCH của thiểu số
và cho thiểu số hiện nay bằng một quá trình TCH mới, của tất cả và cho tất
cả mọi người. Nội dung bao trùm này được cụ thể hoá thành nhiều mũi nhọn

2
đấu tranh như chống đói nghèo, chống bất công xã hội, chống chủ nghĩa tự
do mới, chống nền chính trị cường quyền nước lớn, chống việc trợ giá cho
các sản phẩm nông nghiệp của các nước công nghiệp phát triển... hoặc thành
những yêu sách về xoá nợ nước ngoài cho các nước kém phát triển, bảo vệ
môi trường sống, phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững, dân chủ
hoá cơ cấu và cơ chế của các tổ chức WTO, WB, IMF... Sự phản đối của
những người chống mặt trái TCH không phải nhằm vào một quốc gia nào mà
là toàn bộ cơ cấu lợi ích trên thế giới hiện nay. Vì vậy, có thể coi phong trào
chống mặt trái của TCH về bản chất chính là tiếng nói chống CNTB, chống
lại mô hình kinh tế do Mỹ áp đặt, ủng hộ mô hình phát triển đa dạng, phù
hợp với đặc điểm riêng của mỗi quốc gia dân tộc. Trên một ý nghĩa nào đó,
phong trào chống mặt trái của TCH còn là sự đóng góp vào việc xây dựng
một nền kinh tế quốc tế phát triển lành mạnh, có tác động tích cực đối với
đời sống kinh tế - chính trị thế giới; là sự thức tỉnh của ý thức công dân toàn
cầu trước những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường... cấp
bách của nhân loại trong giai đoạn hiện nay.
Có thể nói, phong trào chống mặt trái của TCH diễn ra ngày một sâu
rộng là sự phản ánh một cách chân xác tính đa dạng và phức tạp của thế giới
hiện nay. Đồng thời, đó cũng là một minh chứng khẳng định chế độ TBCN
đang bị phê phán ở mọi cơ tầng kinh tế - xã hội nội tại của chính nó. Rõ
ràng, phong trào chống mặt trái của TCH đang trở thành một lực lượng mới
trong nền chính trị thế giới ngày nay với những mục tiêu đấu tranh tích cực,
tiến bộ và có những tác động không nhỏ tới quan hệ quốc tế, đặc biệt là tới
chính sách của các nước và các tổ chức quốc tế. Cùng với quá trình phát
triển của xu thế toàn cầu hoá, phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá sẽ
còn tiếp tục phát triển, lan rộng ra nhiều nước và nhiều khu vực khác trên thế
giới. Tuy chưa phải là chủ thể của một cuộc cách mạng, nhưng trong phong
trào chống mặt trái của TCH đang ẩn chứa một tiềm năng cách mạng của
cuộc đấu tranh chống CNTB.

3
Việt Nam là quốc gia sớm ý thức được tính khách quan của xu thế
toàn cầu hoá với những tác động tích cực đối với sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước Do vậy, Việt Nam đã tích cực và chủ động xây dựng
chiến lược nhằm hội nhập ngày càng sâu hơn vào dòng chảy chung của thế
giới. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng nhận rõ mặt trái của toàn
cầu hoá, mà thực chất hiện nay là toàn cầu hoá dưới sự chi phối của TBCN.
Toàn cầu hoá không chỉ có mặt tích cực, mà mặt trái của quá trình này đang
có những tác động không nhỏ đối với các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về những
tác động tiêu cực của toàn cầu hoá, chủ động tham gia vào những hoạt động
của phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá, mà cụ thể là các Diễn đàn xã
hội thế giới, gần đây nhất là Diễn đàn xã hội lần thứ IV tại Mumbai (Ấn Độ).
Tuy nhiên, sự tham gia của Việt Nam mới chỉ là bước đầu.
Với sự phát triển ngày càng lan rộng của phong trào chống mặt trái của
toàn cầu hoá, việc nghiên cứu về phong trào này một cách khách quan là vấn
đề có tính cấp thiết về cả lý luận và thực tiễn. Một mặt, làm rõ tính chất và
mục tiêu của phong trào sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn nhận thức về toàn cầu
hoá nói chung và những tác động nhiều mặt của nó tới các quốc gia, trong đó
có Việt Nam, từ đó có thể tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn các giải pháp hữu
hiệu nhằm hạn chế tối đa những mặt tiêu cực và phát huy những mặt tích cực
của toàn cầu hoá trong xây dựng và đất nước. Mặt khác, trên cơ sở đó đề xuất
những khuyến nghị nhằm giúp cho việc tham gia của Việt Nam vào phong
trào sao cho hiệu quả và thiết thực hơn. Điều này rất phù hợp với quan điểm
của Đảng ta khi cho rằng, chúng ta cần tích cực tham gia các phong trào đấu
tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội, vì sự phát triển công bằng, bền vững cho toàn nhân loại.
Đó là những cơ sở để chúng tôi lựa chọn đề tài "Phong trào đấu
tranh chống mặt trái của toàn cầu hoá và những vấn đề đặt ra đối với
Việt Nam" làm hướng nghiên cứu của mình.

4
2. Tình hình nghiên cứu
Mặc dù phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá là hiện tượng mới
xuất hiện trong khoảng vài năm trở lại đây, nhưng ngay lập tức đã thu hút
được sự chú ý, quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, cách nhìn nhận và đánh giá về phong trào này không thống nhất. Một
số quan điểm cho rằng đây là hành động của những người chuyên "thọc gậy
bánh xe", phá rối sự ổn định của xã hội "dân chủ và tự do". Số khác thì lại
quá đề cao những hoạt động của phong trào, cho đây là lực lượng nòng cốt
thay thế phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống CNTB. Từ đó, họ đi tới chỗ
phủ nhận những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay theo quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin, họ cho rằng mâu thuẫn cơ bản trên thế giới ngày nay
là mâu thuẫn giữa toàn cầu hoá và chống toàn cầu hoá v.v... Sở dĩ có tình
trạng này là do mỗi cách tiếp cận nghiên cứu lại phụ thuộc vào lăng kính tư
tưởng, chính trị, quốc tịch của người nghiên cứu.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về phong trào chống mặt trái của toàn
cầu hoá mới chỉ ở vào giai đoạn khởi đầu. Mới chỉ có một vài cuốn sách
tham khảo dịch các tài liệu nước ngoài về chủ đề này. Ví dụ như: Một Diễn
đàn Davos khác, Nxb CTQG, Hà Nội 2000; Sau Siatơn: Một chủ nghĩa quốc
tế mới, Nxb CTQG, Hà Nội 2001 tập hợp các bài viết của các học giả tên
tuổi, các nhà hoạt động lâu năm trong phong trào công nhân Mỹ và quốc tế;
Toàn cầu hoá các cuộc phản kháng - hiện trạng các cuộc đấu tranh năm
2002 của Samir và Francois Houtart (chủ biên), Nxb CTQG, Hà Nội 2004;
Từ diễn đàn Siatơn - toàn cầu hóa và tổ chức thương mại thế giới (WTO) của
Nguyễn Văn Thanh ( chủ biên); Nxb CTQG, Hà Nội 2000; Những vấn đề
của Toàn cầu hóa kinh tế của Nguyễn Văn Dân(chủ biên), Nxb khoa học xã
hội, Hà Nội 2001; Góp phần nhận thức thế giới đương đại của Nguyễn Đức
Bình, Lê Hữu Nghĩa và Trần Hữu Tiến ( đồng chủ biên ) Nxb CTQG, Hà
Nội 2003; Toàn cầu hóa - những vấn đề lý luận và thực tiễn của Lê Hữu

5
Nghĩa và Lê Ngọc Tòng (chủ biên), Nxb CTQG, Hà Nội 2004; Chiếc Lexus
và cây Ô Liu - Toàn cầu hóa là gì? của tác giả Thomas L.Friedman, Nxb
Khoa học xã hội – 2005; Thế giới phẳng của tác giả Thomas L.Friedman,
Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2006... Ngoài ra, trong nhiều công trình nghiên
cứu về toàn cầu hoá với những tác động nhiều mặt của nó có dành một dung
lượng ít ỏi cho việc đề cập đến những hoạt động đấu tranh chống những mặt
trái của toàn cầu hoá. Bên cạnh đó, một vài bài báo về phong trào chống mặt
trái của toàn cầu hoá được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như:
Phong trào chống toàn cầu hoá trên thế giới: Từ Seattle đến Génova của tác
giả Nguyễn Viết Thảo, Thông tin Nghiên cứu quốc tế, số 3/2001; Một nghiên
cứu thú vị về toàn cầu hóa (Cạm bẫy của toàn cầu hóa, cuộc tấn công vào
thịnh vượng và dân chủ) của tác giả G.Martin–Hshuman, tạp chí "Triết học
và Xã hội", số4/2001; G.A.Diuganốp: "Toàn cầu hóa và vận mệnh nhân
loại" của tác giả RuđônphoIannopki, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số
4/2003; Về phong trào chống toàn cầu hoá hiện nay của tác giả Nguyễn
Hoàng Giáp và Lưu Văn An, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 3/2004;
Toàn cầu hóa kinh tế: các xu hướng và mâu thuẫn của tác giả V.Metvedep,
Tạp chí "MEIMO" (Nga), số 2/2004; Toàn cầu hóa và an ninh của tác giả
Jack Treddenick (Canađa), thông tin những vấn đề chính trị xã hội, số
3/2004; Toàn cầu hóa, Phong trào công nhân và công đoàn trong kỷ nguyên
toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa của tác giả Scott Marshall, tạp chí Lao động
và Công đoàn số 344 tháng 11( kỳ2)/2005; Chấm dứt toàn cầu hóa theo chủ
nghĩa tự do mới vì sự phát triển kinh tế và văn hóa của tác giả Armen
Baydoyan, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2006; Mỹ hóa quá trình toàn cầu
hóa của tác giả Lisette Poole, Thông tin Những vấn đề chính trị – xã hội,
Viện TTKH, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, số 18, tháng 6/2006 v.v...
Nhưng hầu hết các cuốn sách và bài viết nói trên mới chỉ dừng lại ở việc mô
tả khái quát những hoạt động phản kháng của phong trào mỗi khi có các
cuộc họp của các diễn đàn, tổ chức kinh tế quốc tế, mà chưa đi sâu nghiên

6
cứu nguồn gốc, tính chất, mục tiêu, thành phần tham gia cùng xu hướng vận
động vận động của phong trào. Nói chung, việc nghiên cứu về phong trào
chống mặt trái của toàn cầu hoá với tư cách là một phong trào chính trị - xã
hội rộng lớn, có quy mô và tầm cỡ thế giới còn khá mờ nhạt, thiếu tính hệ
thống và chưa trở thành đối tượng nghiên cứu độc lập của một công trình
chuyên sâu nào.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về phong trào chống mặt trái của toàn
cầu hoá là có tính cần thiết và không trùng lặp với những công trình trước
đó, vừa có thể kế thừa những kết quả của các công trình đi trước về cách tiếp
cận nghiên cứu, vừa trên cơ sở đó đi sâu vào việc nghiên cứu thực chất cùng
những hình thức biểu hiện của phong trào này trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu:
Tìm hiểu nguồn gốc ra đời, mục tiêu, tính chất, lực lượng tham gia
của phong trào chống mặt trái toàn cầu hoá, từ đó nêu lên thực trạng và dự
báo khuynh hướng vận động của phong trào và những vấn đề đặt ra đối với
Việt Nam. Đề xuất những khuyến nghị nhằm giúp cho Đảng và Nhà nước có
phương thức tham gia phong trào này một cách hiệu quả.
Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu những nhân tố chủ yếu tác động đến sự ra đời của phong
trào chống mặt trái toàn cầu hoá.
- Phân tích thực trạng phong trào.
- Đưa ra dự báo về triển vọng của phong trào.
- Trình bày quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với phong trào.
- Đề xuất những khuyến nghị về quan điểm chính sách để tăng cường
sự tham gia của Việt Nam đối với phong trào.

7
XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ
TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

PGS,TS Nguyễn Hoàng Giáp


Viện Quan hệ quốc tế
Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại bắt đầu từ thập niên
70 của thế kỷ XX đã làm bùng nổ những thành tựu trong các ngành mũi
nhọn như điện tử - tin học, tự động hoá, vật liệu mới, năng lượng mới, công
nghệ sinh học,...đưa đến sự phát triển, biến đổi theo chiều sâu trên các lĩnh
vực của đời sống xã hội thế giới, xâm nhập mạnh mẽ vào quá trình sản
xuất, phân công lao động, phân hoá cơ cấu giai cấp - xã hội v.v... Là hệ quả
trực tiếp nhất của cách mạng khoa học và công nghệ (KH-CN) hiện đại,
toàn cầu hoá xuất hiện như một tất yếu khách quan trong quá trình phát
triển lực lượng sản xuất vật chất của loài người. Toàn cầu hoá trở thành vấn
đề quan trọng không chỉ của những thập niên cuối cùng thế kỷ XX, mà
ngày càng hiện diện như một xu thế chủ đạo, chi phối chặt chẽ các quan hệ
kinh tế - xã hội, đời sống văn hóa tinh thần, tư tưởng, trình độ phát triển
của con người trong thế kỷ XXI. Sự phát triển của xu thế toàn cầu hoá sẽ
tiếp tục là nét nổi bật trong đặc điểm của thế giới trong hai thập niên đầu
thế kỷ XXI. Bởi vậy, việc nghiên cứu một cách thấu đáo xu thế này và
những tác động nhiều chiều của nó có thể cho phép tiếp cận vào chiều sâu
bản chất của thế giới ngày nay và thấy rõ hơn những đường nét chân thực
trong sự vận động của thế giới tương lai. Từ cách nhìn nhận như vậy, bài
viết này xin nêu một vài suy nghĩ bước đầu về xu thế toàn cầu hoá trong hai
thập niên đầu thế kỷ XXI.
I. TOÀN CẦU HOÁ - XU THẾ KHÁCH QUAN VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN
1.1. Với tính cách là một xu thế khách quan trong tiến trình phát triển
của lịch sử nhân loại, toàn cầu hoá (TCH) có quá trình hình thành từ sớm
trên cơ sở những tiền đề vật chất - kỹ thuật cụ thể. TCH được hiểu trước

8
hết là quá trình phổ biến hoá trên phạm vi toàn cầu những giá trị, tri thức,
những hoạt động, những định chế, mô hình,... theo chiều hướng đi tới nhất
thể hoá trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng trước hết là về
kinh tế và kỹ nghệ. Do vậy, TCH là sự phát triển trên một cấp độ mới cao
hơn về chất của quá trình quốc tế hoá lực lượng sản xuất vốn có trước đó.
Từ cách tiếp cận này, có thể thấy về thực chất, xu thế TCH có quá trình
hình thành từ cuối thế kỷ XIX và từng bước vận động qua các nấc thang
mang tính tiền đề là quốc tế hoá, khu vực hoá.
Thật vậy, từ cuối thế kỷ XIX, trong bước chuyển từ giai đoạn tự do
cạnh tranh lên giai đoạn độc quyền, CNTB có sự phát triển vượt bậc về lực
lượng sản xuất dẫn đến sự phân công lao động quốc tế và xuất khẩu tư bản
trên quy mô rộng lớn, làm cho quá trình sản xuất và kinh doanh trên thế
giới được triển khai trong thị trường ngày càng mang tính toàn cầu. Xu thế
quốc quốc tế hoá (internationalisation) bắt đầu hình thành và ngày càng
phát triển. Quá trình quốc tế hoá TBCN về vốn, kỹ thuật, nhân lực, thị
trường…diễn ra ở thời kỳ đầu trên cơ sở các mối liên hệ theo chiều dọc là
chính, tức là mối quan hệ bất bình đẳng giữa các nước tư bản đế quốc với
các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ I đến giữa thập niên 70 của thế kỷ XX,
xu thế quốc tế hoá tiếp tục phát triển mạnh mẽ và xu thế khu vực hoá
(regionalisation) xuất hiện. Các thiết chế kinh tế toàn cầu như IMF, WB,
GATT xuất hiện cùng với sự gia tăng hoạt động của các công ty xuyên
quốc gia (TNC). Đồng thời, xu thế quốc tế hoá còn hiện diện thông qua xu
thế khu vực hoá. Hàng loạt tổ chức liên kết khu vực đã ra đời như: Hội
đồng tương trợ kinh tế (SEV, 1949); Cộng đồng châu Âu (EC, 1957), Tổ
chức các nước châu Mỹ (OEA, 1948); Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU,
1963); Hiệp hội mậu dịch tự do Mỹ Latinh (ALALC, 1960); Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, 1967)…Tuy nhiên, cả hai quá trình quốc
tế hoá và khu vực hoá trong giai đoạn này đều vận động qua nhiều thăng

9
trầm bởi sự tác động của các sự kiện lịch, nhất là cuộc chiến tranh lạnh
khiến cho chúng đều chứa đựng sắc thái co cụm, biệt lập, đối lập lẫn nhau
giữa hai hệ thống XHCN và TBCN.
Với những tiền đề vật chất, thể chế, pháp lý, kinh nghiệm…do quá
trình quốc tế hoá, khu vực hoá tạo ra và đặc biệt là dưới sự tác động mạnh
mẽ của cách mạng KH - CN hiện đại, xu thế TCH (globalisation) xuất hiện.
Biểu hiện cụ thể của TCH dễ nhận thấy nhất, đó là nền sản xuất thế giới
dựa trên sự phân công lao động quốc tế rộng rãi theo chiều ngang; thị
trường thế giới liên hoàn giữa các nước; luồng lưu chuyển nhanh chóng và
khổng lồ về hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, tài chính - tiền tệ, công nghệ…trên
phạm vi toàn cầu; mạng lưới dày đặc hàng vạn các công ty xuyên quốc gia;
đời sống văn hoá - xã hội giữa các dân tộc ngày càng có nhiều nét chung,
v.v…Tính nhất thể hoá có chiều hướng gia tăng trên cơ sở 5 mạng lưới liên
kết, bao gồm: làng thông tin toàn cầu (global information village), chợ văn
hoá toàn cầu (global cultural bazaar), đại siêu thị toàn cầu (global shopping
mall), trụ sở lao động toàn cầu (global workplace) và mạng lưới tài chính
toàn cầu (global financial network)(1).
Như vậy, từ quốc tế hoá và khu vực hoá đến TCH đã diễn ra một quá
trình vận động và phát triển đan quyện với nhau của các yếu tố kinh tế, vật
chất - kỹ thuật, quản lý, chính trị, văn hoá.., vừa mang tính khách quan, vừa
có tính chủ quan; song yếu tố nổi lên xuyên suốt và chi phối có ý nghĩa
quyết định là sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất xã hội thế
giới. Nói cách khác, toàn cầu hoá là một xu thế lịch sử xuất hiện trong
những điều kiện của một thời đại cụ thể và được quyết định trước hết bởi
các nhân tố vật chất khách quan của chính thời đại ấy.
Nếu quốc tế hoá là quá trình liên kết, hợp tác, phân công lao động
giữa hai quốc gia trở lên trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội…,chủ thể của mọi hành động vẫn là các quốc gia độc lập; thì khu vực

(1)
Phan Doãn Nam: Một vài suy nghĩ về vấn đề toàn cầu hoá, Tạp chí Cộng sản, số 15 năm 1998.

10
hoá là quá trình thiết lập liên minh, liên kết giữa các nước trong cùng khu
vực trên cơ sở tương đồng, gần gũi về văn hoá, địa lý và lợi ích cơ bản.
Tham gia quá trình khu vực hoá tuy các quốc gia - dân tộc vẫn có vai trò là
những chủ thể độc lập trong các hoạt động chủ yếu, nhưng họ đã bị ràng
buộc bởi các quy tắc pháp lý đã được thoả thuận đa phương; đồng thời
trước một số vấn đề quốc tế, họ ứng xử trong tư cách một đối tác tập thể.
Còn TCH là quá trình chứa đựng khuynh hướng nhất thể hoá hoạt động của
các quốc gia khi tham gia vào đời sống quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực,
cho nên nó không chỉ bao hàm những nội dung cốt yếu của quốc tế hoá và
khu vực hoá mà còn là cấp độ cao hơn về chất, hành động của các chủ thể
quốc gia - dân tộc bị ràng buộc, tuỳ thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ, dưới
sự chế định của các thoả thuận và thiết chế toàn cầu mà họ tham gia.
TCH bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế và cho đến nay nội dung chủ yếu
của nó vẫn là TCH kinh tế. Khái niệm này bao hàm sự gia tăng nhanh
chóng hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực để vươn
tới quy mô toàn cầu(2). Cho nên, có thể nói, TCH kinh tế là sự nhất thể hoá
về thị trường, vốn, sức lao động, dịch vụ, công nghệ và các quy định pháp
chế kinh tế giữa các nước trên thế giới trên cơ sở hợp tác và phân công lao
động quốc tế sâu rộng. Sản phẩm tạo ra từ quá trình này là một nền kinh tế
toàn cầu hoá với một cơ cấu kinh tế và quan hệ kinh tế phi lãnh thổ hoá, tồn
tại ở trên và bao trùm lên các nền kinh tế quốc gia. TCH kinh tế là trung
tâm của xu thế TCH, là cơ sở và động lực thúc đẩy TCH trên các lĩnh vực
khác. Là một xu thế khách quan nên quá trình TCH hiện nay đang lôi cuốn
các nước tích cực và chủ động tham gia theo nhiều cấp độ và nội dung khác
nhau như hội nhập khu vực và quốc tế, hội nhập kinh tế, hội nhập văn hoá,
v.v…Đại hội IX của Đảng ta xác định đúng đắn rằng phải “chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng

(2)
Dương Phú Hiệp: Toàn cầu hoá và sự hội nhập của Việt Nam, Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ
Chí Minh, Bộ Ngoại giao, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 351.

11
cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản
sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”(3). Đây là con đường, biện pháp tốt
nhất để chúng ta góp phần đấu tranh chống lại TCH tự do TBCN và thực
hiện TCH dân chủ, công bằng, bình đẳng hướng tới tiến bộ xã hội.
TCH là một xu thế khách quan được hình thành do sự phát triển cao
của lực lượng sản xuất và các yếu tố vật chất khác. Mặt khác, nó cũng là
một quá trình kinh tế - xã hội, chính trị và văn hoá bị một số thế lực quốc tế
lợi dụng, chi phối. Sự đan xen giữa cái khách quan và cái chủ quan đã làm
cho TCH, về bản chất, trở thành quá trình đầy mâu thuẫn, chứa đựng cả
mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực đối với từng quốc gia, cũng như toàn thể nhân
loại. Bản chất khách quan của xu thế TCH được quy định trước hết bởi 4
yếu tố chủ yếu, đó là sự phát triển cao của lực lượng sản xuất trong thời đại
cách mạng KH - CN; sự gia tăng phân công lao động quốc tế; sự phát triển
sâu rộng của kinh tế thị trường trên phạm vi toàn thế giới; và sự hiện diện
của những vấn đề toàn cầu.
Cuộc cách mạng KH - CN hiện đại tác động mạnh mẽ đến tính chất
và trình độ của lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại hoá và xã hội hoá,
quốc tế hoá cao độ. Những công cụ thông tin, những phương tiện giao
thông vận tải, những thiết bị lao động nối mạng…đã rút ngắn một cách
đáng kể khoảng cách về thời gian và không gian, làm cho mối liên hệ quốc
gia có phạm vi vô cùng rộng mở. Đây là yếu tố vật chất có tính quyết định
sâu xa nhất đối với sự ra đời và phát triển của xu thế TCH. Mặt khác, trong
quá trình sản xuất - kinh doanh, trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh
của minh, tưng chủ thể đã chủ động tìm kiếm, xác lập cho mình một chỗ
đứng trong hệ thống sản xuất - kinh doanh toàn cầu. Các mối quan hệ kinh
tế quốc tế đan xen, chằng chéo và phụ thuộc lẫn nhau đưa phân công lao
động quốc tế trở thành yếu tố quan trọng quyết định bản chất khách quan

(3)
ĐCS Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb, CTQG, H. 2001, tr.3.

12
của xu thế TCH. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ và phổ biến của kinh
tế thị trường đã không chỉ chấm dứt cục diện khu biệt, co cụm của nền kinh
tế thế giới, mà còn làm cho sản xuất, kinh doanh có quy mô toàn cầu và tạo
ra cơ chế quản lý thống nhất: cơ chế thị trường. Còn sự hiện diện của
những vấn đề toàn cầu như bảo vệ môi trường sinh thái; chống chiến tranh,
bảo vệ hoà bình thế giới; ngăn chặn nguy cơ bùng nổ dân số; phòng chống
các bệnh tật hiểm nghèo..., liên quan đến lợi ích của tất cả các quốc gia -
dân tộc. Do đó, cần có sự phối hợp trí tuệ, nguồn lực và hành động của toàn
thể cộng đồng quốc tế, đây là một động lực thúc đẩy TCH.
TCH còn là hệ quả trực tiếp và gián tiếp của các nhân tố chủ quan.
Lợi dụng ưu thế về nhiều mặt, trước hết là vốn, kỹ thuật - công nghệ, thông
tin, thị trường, các tập đoàn tư bản độc quyền, các nước tư bản phát triển
(TBPT), các trung tâm kinh tế, tài chính-tiền tệ và thương mại quốc tế…đã
chủ động tác động, chi phối và áp đặt đối với quá trình TCH. Các nhân tố
chủ quan chủ yếu đang tác động một cách phức tạp đến sự vận động của xu
thế TCH hiện nay bao gồm: mạng lưới các công ty xuyên quốc gia; các tổ
chức quốc tế và chiến lược, chính sách của các nước lớn.
Thực tiễn phát triển của thế giới cho đến nay cho thấy điều đáng chú
ý là những thành tựu của cuộc cách mạng KH - CN hiện đại lại chủ yếu
thuộc về các nước TBPT do họ có thực lực kinh tế, tiềm lực khoa học hùng
mạnh cùng với mạng lưới công ty xuyên quốc gia vươn rộng khắp hành
tinh. Hiện nay, có tới hơn 60 nghìn công ty xuyên quốc gia (TNC) của các
nước TBPT với khoảng 700 nghìn chi nhánh ở nước ngoài. Hoạt động của
các công ty này đã nhanh chóng phá vỡ những rào cản quốc gia và khu vực,
khiến cho tài nguyên thiên nhiên, sức lao động cùng với tri thức khoa học
và quản lý di chuyển trên thế giới một cách mạnh mẽ. Các TNC hiện chiếm
2/3 mậu dịch, 4/5 đầu tư trực tiếp của thế giới, là chủ sở hữu của 9/10
những thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại và thực hiện 7/10 quyền
chuyển nhượng kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Các TNC là lực lượng chi

13
phối mang ý nghĩa quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất thế giới
hiện nay và mạng lưới hoạt động của chúng đóng vai trò chủ chốt thúc đẩy
TCH kinh tế.
Các tập đoàn tư bản độc quyền xuyên quốc gia lợi dụng ưu thế - như
đã đề cập ở trên - đang ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược biến quá trình
TCH thành quá trình tự do hoá kinh tế theo quỹ đạo TBCN và áp đặt chính
trị theo mô hình phương Tây. Mục đích cố hữu là thu được lợi nhuận độc
quyền cao đang chỉ đạo hành động can thiệp, áp đạt của các thế lực tư bản
độc quyền đối với quá trình TCH, khiến nó bị biến dạng, lệch lạc và bộc lộ
thành nhiều mặt tiêu cực. Bởi vậy, mô thức hiện nay của TCH đang trong
xu hướng bị tư bản hoá, đáp ứng lợi ích và xét trên một góc độ nhất định
nó góp phần mở rộng sự bóc lột của CNTB độc quyền xuyên quốc gia trên
quy mô toàn cầu. Cũng chính do vậy, xu thế khách quan TCH đang đứng
trước trạng thái đầy kịch tính. Một mặt, các quốc gia dù lớn hay nhỏ, giàu
hay nghèo đều bị cuốn hút hoặc chủ động tham gia vào TCH. Mặt khác, họ
phải tiến hành các nỗ lực vừa để đối phó, vừa để tự bảo vệ trong tiến trình
hội nhập quốc tế. TCH càng ngày càng cho thấy không chỉ thuần tuý là một
quá trình kinh tế - kỹ thuật, mà còn là cuộc đấu tranh kinh tế - xã hội, kinh
tế - chính trị và văn hoá- tư tưởng rất gay gắt với thời cơ và thách thức đan
xen nhau đặt ra đối với nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Với thực lực nổi trội trên nhiều lĩnh vực trong điều kiện không còn
đối thủ như Liên Xô trước đây, Mỹ đang đẩy mạnh thực hiện tham vọng bá
chủ thế giới, thiết lập trật tự thế giới đơn cực do Mỹ khống chế và do vậy
cũng tham vọng Mỹ hoá quá trình TCH. Việc đẩy mạnh tự do hoá kinh tế
và mở rộng TCH từ thương mại sang nhiều lĩnh vực khác đáp ứng lợi ích
và mưu đồ của Mỹ. Do vậy, không ít các chính khách và các nhà nghiên
cứu đang lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc áp đặt TCH kiểu Mỹ. Trên thực
tế, để quan hệ thuận lợi với cộng đồng thương mại và tài chính quốc tế, các
nước thường phát triển mối quan hệ thương mại với Mỹ. Thế nhưng, Mỹ

14
cũng không hoàn toàn có thể dễ dàng áp đặt ý đồ của họ. Chẳng hạn, vòng
đàm phán Urugoay đưa đến diện mạo ngày nay của TCH, mặc dù sức ép
của Mỹ rất mạnh nhưng đã diễn ra chật vật, nhiều khi căng thẳng, kéo dài
đến tám năm và vẫn còn để lại nhiều vấn đề gay cấn chưa thể giải quyết
được. Kết quả có phần lợi nhiều hơn cho Mỹ và các nước phát triển, song
phần có lợi mà các nước đang phát triển giành được cũng rất đáng kể. Điều
đó cho thấy những giới hạn của Mỹ, khiến họ không thể áp đặt mô hình Mỹ
cho quá trình TCH hiện nay cũng như trong tương lai.
Cùng với Mỹ, chiến lược và chính sách của các nước TBPT hàng
đầu khác như EU, Nhật Bản cũng đang thúc đẩy xu thế TCH vận động theo
hướng tự do hoá tư bản. Ý đồ chiến lược và các thủ đoạn tinh vi của họ đã
từng được thể hiện công khai tại các diễn đàn quốc tế quan trọng, chẳng
hạn Hội nghị WTO tại Xiatơn (Mỹ, 11/1999), Hội nghị UNCTAD-10 tại
Băng Cốc (Thái Lan, 2/2000), Diễn đàn Đavốt (Thuỵ Sĩ, 2/2001) và tại Giê-noa
(Italia, 7/2001), tại Bác-xê-lô-na (Tây Ban Nha, 3/2002)…
1.2. Xét dưói giác độ kinh tế - kỹ nghệ, TCH không chỉ tiếp sức cho
nền kinh tế nhiều nước phát triển rất nhanh chóng, mà còn càng đẩy nhanh
phân công lao động quốc tế, tự do hóa kinh tế và cải cách thị trường trên
phạm vi toàn cầu. Bởi vậy, các nền kinh tế dựa vào nhau, liên kết với nhau,
xâm nhập lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ, khiến cho tính tùy thuộc lẫn nhau
giữa các nước ngày càng tăng. Đồng thời, TCH cũng đặt ra hàng loạt thách
thức to lớn về kinh tế cũng như các lĩnh vực khác, buộc quốc gia - dân tộc
phải tìm cách và biết cách vượt qua, nếu không muốn bị tụt hậu, không bị
đẩy ra ngoài rìa dòng chảy phát triển chung của nhân loại.
TCH, về khách quan, kích thích tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các
doanh nghiệp cải tiến công nghệ và quản lý; cạnh tranh quốc tế và tự do
hóa thương mại trong các khối kinh tế khu vực và trên cả phạm vi toàn
cầu. Vai trò và quyền lực của các tổ chức khu vực và toàn cầu ngày càng
tăng. TCH tạo ra những cơ hội cho sự phát triển của các quốc gia, đời

15
sống mọi mặt của thế giới đã có nhiều bước tiến tích cực. Các quốc gia
lớn, nhỏ coi trọng hợp tác và phối hợp hành động giải quyết các vấn đề
chung của thế giới, xây dựng các chương trình nghị sự và ưu tiên toàn
cầu, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.
Quá trình TCH diễn ra mạnh mẽ thúc đẩy mậu dịch thế giới phát
triển trên quy mô chưa từng thấy. Nếu năm 1980, lưu lượng vốn trao đổi
trên toàn cầu là 5 nghìn tỷ USD thì năm 1996 đã đạt mức 35 nghìn tỷ USD,
đến năm 2000 lên tới 80 nghìn tỷ USD. Lượng giao dịch ngoại hối và kim
ngạch xuất nhập khẩu của thế giới tăng từ tỷ lệ 10/1 năm 1983 lên hơn 60/1
vào năm 2001. Theo tính toán của Tổ chức Liên Hiệp Quốc về thương mại
và phát triển (UNCTAD), hiện nay tổng vốn đầu tư nước ngoài trên toàn
thế giới là trên 3 nghìn tỷ USD. Lưu thông tiền tệ đạt khoảng 3 nghìn tỷ
USD/ ngày, gấp hơn 60 lần trao đổi thương mại, bao gồm tiền cho vay, thư
tín dụng, thanh toán chứng khoán... Thị trường chứng khoán, trái khoán thế
giới với việc mua bán cổ phiếu cũng đạt tới khối lượng khổng lồ trên 20
nghìn tỷ USD/ năm... Những yếu tố đó tạo nên một mạng lưới thương mại
và chuyển dịch vốn đầu tư đan xen nhau chằng chịt, do vậy nền kinh tế mỗi
nước ở mức độ khác nhau đều mang tính quốc tế.
Nền kinh tế TCH được thể hiện nổi bật ở sự lưu chuyển xuyên quốc
gia của các dòng vốn. Hay nói cách khác, TCH về tài chính chi phối và đẩy
nhanh tiến trình tự do hoá về thương mại, dịch vụ và đầu tư. Theo tính toán
của giới nghiên cứu thì đến nay, 95% nền kinh tế tài chính đã nằm trong
một thế giới “ảo”, vận động trên các xa lộ thông tin, do vậy nền kinh tế các
nước gắn chặt với nhau hơn, chi phối lẫn nhau mạnh mẽ hơn nhưng đồng
thời cũng chứa đựng đầy rủi ro, dễ thương tổn, thậm chí đổ vỡ nhanh, nhất
là ở những khâu yếu trong hệ thống tài chính. Tình hình này buộc các chính
phủ quốc gia phải thực hiện chính sách tiền tệ - tài chính theo hướng vừa
giảm bớt sự can thiệp vào hoạt động của các dòng vốn, vừa phải phản ánh kịp
thời các sự kiện xuất hiện trên thị trường tài chính và vốn xuyên quốc gia,

16
nghĩa là cần có sự điều chỉnh kịp thời và có đối sách linh hoạt với mọi biến
đổi của nền tài chính quốc tế.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đang cung cấp những
phương tiện hoàn thiện và áp dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực quản lý và
theo đó, đã trở thành phương tiện lưu chuyển tiền vốn toàn cầu. Tính phụ
thuộc ngày càng chặt chẽ giữa các nền kinh tế quốc gia, các hoạt động
thương mại, đầu tư, tài chính gia tăng mạnh mẽ và bắt buộc mọi nền kinh tế
đều tham gia vào một kiểu thị trường thế giới thống nhất - một “sân chơi
chung” cho mọi nền kinh tế, bất kể đó là nền kinh tế thuộc trình độ và xuất
phát điểm phát triển như thế nào. TCH trước hết là TCH thị trường, nó bắt
nguồn từ TCH thông tin và cuối cùng là các quá trình kinh tế. Thị trường
TCH là thị trường mở, các nền kinh tế quốc gia tự nguyện mở cửa nền kinh
tế nước mình để trên cơ sở các lợi thế so sánh vốn có, hội nhập hiệu quả
vào các thị trường khu vực và thế giới. Tính bổ sung lẫn nhau giữa các thị
trường thông qua hội nhập và cạnh tranh đã khiến cho mục tiêu trực tiếp
của các công ty xuyên quốc gia là bành trướng, chiếm lĩnh thị trường để đạt
được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận cao nhất.
Trong nền kinh tế TCH, xu hướng liên kết kinh tế khu vực và quốc tế
ngày càng được đẩy mạnh. Hàng loạt các tổ chức kinh tế khu vực và quốc
tế dưới nhiều cấp độ và mang tính thể chế ngày càng cao sẽ tiếp tục ra đời.
Chính tính đa dạng về cấp độ phát triển, sự khác biệt về các đặc điểm địa -
chính trị và địa - kinh tế cùng những ảnh hưởng của đặc điểm lịch sử, văn
hoá đang làm cho các hình thức liên kết kinh tế trở nên nhiều vẻ và rất
phong phú về nội dung. Tuy vậy, về bản chất, chúng là hiện thân của xu
hướng tự do hoá về thương mại và đầu tư quốc tế và là những vòng tròn
đồng tâm của tiến trình có khuynh hướng đi tới nhất thể hoá nền kinh tế thế
giới. Các cấp độ liên kết kinh tế được hoàn chỉnh và nâng cao. WTO trở
thành sự liên kết kinh tế mang tính thể chế cao với phạm vi hoạt động quy
mô toàn cầu. Khuynh hướng hình thành một liên minh kinh tế thống nhất

17
cho toàn khu vực giống như mô hình EU hoặc đó chỉ như là một thoả thuận
khu vực xuyên qua nhiều lục địa không mang tính pháp lý nhằm thúc đẩy
tiến trình tự do hoá như APEC vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Liên kết khu
vực ở quy mô nhỏ hơn với nhiều yếu tố tương đồng nhằm xây dựng khu
vực mậu dịch tự do giống như mô hình NAFTA, AFTA, MERCOSUR...,
đang được quan tâm thúc đẩy. Các quá tình liên kết kinh tế đều hướng tới
một nền kinh tế toàn cầu tự do và thống nhất, giúp cho các nền kinh tế quốc
gia phát huy được tối đa các lợi thế so sánh của mình trong một nền kinh tế
thế giới TCH.
Xu thế TCH kinh tế có nhiều tác động tích cực, tạo ra cơ hội và điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của các quốc gia - dân tộc. Trước hết, dưới
tác động của TCH, các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển sâu rộng, tạo cơ
hội để mỗi quốc gia có thể tận dụng được thị trường thế giới cho các hoạt
động sản xuất, kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, việc khai thông và
mở rộng thị trường có ý nghĩa sống còn hàng đầu đối với mỗi nền kinh tế
quốc gia. Không nước nào, dù có là cường quốc thế giới, có thể chỉ dựa vào
thị trường nội địa. Trái lại, mọi quốc gia trên thế giới đều năng động cải
cách, mở cửa, xây dựng một cơ cấu kinh tế phù hợp, gắn sản xuất trong
nước với thị trường quốc tế, đặc biệt chú ý phát triển những ngành và lĩnh
vực có lợi thế xuất khẩu.
TCH mở ra khả năng cho các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát
triển (ĐPT), tham gia nhanh chóng và hiệu quả vào hệ thống phân công lao
động quốc tế, khai thác mọi nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển. Trong
bối cảnh toàn cầu hoá, bản thân sự phân công lao động quốc tế cũng được
cải tạo từ sự phân công theo chiều dọc là chủ yếu sang sự phân công theo
chiều ngang. Nhờ vậy, các quốc gia ĐPT có thể đẩy nhanh quá trình điều
chỉnh cơ cấu ngành kinh tế và rút ngắn thời gian vật chất của công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mặt khác, TCH làm lưu chuyển tự do các
nguồn vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến và khoa học quản lý hiện đại, đặt

18
các yếu tố quan trọng này vào khả năng tiếp cận, sử dụng của mọi quốc gia.
Ngoài ra, TCH còn tạo điều kiện cho tất cả các nước tham gia vào đời
sống quốc tế, bày tỏ chính kiến, bảo vệ lợi ích, tập hợp lực lượng… nhằm
thực hiện mục tiêu chiến lược của mình. Các nước ĐPT đã khẳng định vị
thế ngày càng cao của mình trong bối cảnh TCH hiện nay thông qua các
diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, Nhóm 77,
Hội nghị thượng đỉnh phương Nam, UNCTAD, ASEAN, MERC0SUR,
OAU, SAARC v.v. Đồng thời, TCH cũng thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động
giao lưu văn hoá và tri thức quốc tế, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn
nhau và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Văn hoá chỉ thật sự trở thành động
lực, mục tiêu và hệ điều tiết sự phát triển khi nó được thường xuyên cọ sát,
bồi đắp, làm giàu thêm thông qua giao lưu giữa các nền văn hoá với nhau.
TCH, trong tính khách quan của nó, làm cho tri thức loài người, kết tinh ở
các phát minh, sáng chế khoa học, kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng quản lý…
được phổ biến rộng rãi toàn thế giới, tạo động lực cho sự bùng nổ trí tuệ
nhân loại.
Tuy nhiên, trong mô thức phát triển như hiện nay, TCH tiếp tục làm
trầm trọng thêm khoảng cách chênh lệch trong sự phát triển giữa các quốc
gia, nhất là đối với các nước ĐPT. Tiến bộ của KH - CN, sự thay đổi cơ
cấu kinh tế - kỹ thuật và chính trị trên thế giới trong bối cảnh TCH, tuy một
mặt đưa lại những cơ hội để các quốc gia có khả năng hội nhập hữu hiệu
vào hệ thống các quan hệ kinh tế quốc tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và
phát triển kinh tế - xã hội; nhưng mặt khác cũng đặt ra nhiều thách thức lớn
lao trước vận mệnh - tiền đồ của họ. TCH ngày càng chứng tỏ là một quá
trình đầy mâu thuẫn, được biểu hiện ra thành các mâu thuẫn giữa mặt tích
cực và tiêu cực của TCH. Trước hết, đó là mâu thuẫn giữa một bên là lợi
ích của các thế lực tư bản, đế quốc bá quyền với một bên là chủ quyền của
các quốc gia - dân tộc; mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với phân phối
không công bằng; mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với sự xuống cấp,

19
suy thoái đạo đức, phai nhạt bản sắc văn hoá nảy sinh trong tiến trình hội
nhập quốc tế; mâu thuẫn giữa áp lực của các thế lực tư bản độc quyền
xuyên quốc gia với sự lựa chọn con đường phát triển của các nước ĐPT;
mâu thuẫn giữa các lực lượng lợi dụng TCH để mở rộng sự bóc lột về kinh
tế, áp đặt về chính trị với các lực lượng đấu tranh chống TCH phi nhân bản,
bảo vệ độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội v.v.
Mặc dù đã giành được độc lập về chính trị và đây là một thành quả
vô cùng trọng đại trong trường sử đấu tranh bền bỉ của phong trào giải
phóng dân tộc và độc lập dân tộc, song bức tranh kinh tế - xã hội của các
nước ĐPT hiện vẫn có nhiều biểu hiện rất đáng lo ngại về sự tụt hậu có xu
hướng ngày càng xa so với trình độ của các nước phát triển. Trừ một số
nước công nghiệp hoá mới (NICs) và các nước xuất khẩu dầu mỏ, các nước
ĐPT tuyệt đại đa số là các nước nghèo, lạc hậu. Cho nên, họ vẫn sẽ bị phụ
thuộc một cách khá toàn diện vào hệ thống kinh tế của chủ nghĩa tư bản: từ
khai thác - sử dụng tài nguyên, quy trình sản xuất, vốn, kỹ thuật - công
nghệ đến thị trường tiêu thụ cũng như phân công lao động quốc tế…Với
một cơ cấu kinh tế còn nhiều bất hợp lý, trong đó tỷ trọng công nghiệp nhỏ
bé trong tổng giá trị thu nhập quốc dân, cộng thêm với trình độ thấp kém về
năng suất lao động, do đó tốc độ phát triển kinh tế của đa số các nước ĐPT
vẫn bấp bênh.
Mặt khác, trong bối cảnh TCH hiện nay, lợi ích và bất lợi do TCH
tạo ra không được chia sẻ một cách đồng đều giữa các quốc gia. Khoảng
cách Bắc - Nam chẳng những khó được khắc phục - rút ngắn mà còn thực
sự trở thành nguy cơ chia cắt thế giới ra làm hai nửa khác biệt nhau: vài
chục quốc gia công nghiệp tiên tiến tiếp tục vượt trước hơn 100 quốc gia
thuộc "thế giới thứ ba" hàng vài thập kỷ phát triển hoặc gần trăm lần chênh
lệch về thu nhập bình quân GDP tính theo đầu người. Cơ sở của nhận định
này bắt nguồn chính từ những vấn đề rất nan giải hiện nay của các nước
ĐPT:

20
Báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ) về phát triển con người năm 2000
chỉ rõ: Chỉ trong vòng 5 năm (1995 - 2000), 200 người giàu nhất thế giới
đã nhân gấp đôi số tài sản kếch sù của họ lên hơn 1000 tỷ USD; cũng thời
gian đó 1,3 tỷ người sống dưới mức nghèo khổ với thu nhập bình quân
1USD/ngày vẫn không thay đổi. Quá nửa dân số thế giới (trên 3 tỷ người)
chủ yếu thuộc các nước ĐPT có thu nhập dưới 2USD/người/ngày, trên 90%
số người nghèo khổ hiện sống ở các nước ĐPT. Từ năm 1971 đến nay, số
nước nghèo và chậm phát triển nhất (LDC) không giảm đi mà còn tăng từ
25 lên 48 nước. Trong khi các nước công nghiệp phát triển với khoảng 1,2
tỷ người, bằng 1/5 dân số thế giới đang chiếm tới 86% GDP toàn cầu và 4/5
thị trường xuất khẩu, thì các nước nghèo nhất chiếm cũng chiếm 1/5 dân số
thế giới nhưng chỉ tạo ra được 1% GDP toàn cầu và chỉ chiếm 0,4% kim
ngạch xuất khẩu, 0,6% kim ngạch nhập khẩu của thế giới. Tỷ lệ về khoảng
cách GDP theo đầu người giữa các nước giàu nhất và nghèo nhất cũng gia
tăng nhanh chóng từ 31/1 vào những năm 60, lên 61/1 vào thập niên cuối
cùng của thế kỷ XX và hiện nay là 74/1.
Vấn đề nợ nước ngoài cũng trở thành gánh nặng đè lên đôi vai của
các nước ĐPT. Số liệu thống kê của LHQ cho thấy, hiện nay nợ nước ngoài
chiếm 90% GNP của các nước nghèo, từ 6 tỷ USD năm 1955 tăng lên 336
tỷ USD năm 1973, đến năm 1999 đạt 2,554 nghìn tỷ và năm 2001 lên tới
khoảng 2,7 nghìn tỷ USD, tức là tăng 450 lần; 51 nước con nợ trên thế giới
không có khả năng thanh toán, thậm chí có những nước tổng số nợ đã vượt
xa so với tổng thu nhập quốc dân. Bởi vậy, bị kịch của vấn đề nợ nước
ngoài không chỉ biểu hiện ở tổng số nợ khổng lồ của các nước ĐPT mà còn
là ở tình trạng nhiều nước do không có khả năng thanh toán dù chỉ là lãi
suất hàng năm, nên bị áp đặt, can thiệp về chính trị rất nặng nề. Do phải trả
nợ, hàng năm xuất hiện "dòng tư bản chạy ngược" về các nước tư bản
phương Tây từ các nước ĐPT.

21
Nhiều nước đi vay với mục đích phát triển kinh tế, nhưng trong rất
nhiều trường hợp mục đích này không đạt được, thậm chí gánh nặng ấy còn
tăng lên. Chính nợ nần đã làm cho nguồn lực của các quốc gia bị phân phối
một cách bất hợp lý. Braxin - một con nợ khổng lồ - nếu như năm 1995
mới nợ 151,1 tỷ đôla thì đến năm 2001 đã nợ tới 175 tỷ; cùng thời gian
Mêhicô từ 123,8 tỷ tăng lên 160 tỷ, Achentina từ 98,2 tỷ lên 142 tỷ USD(3).
Các quốc gia được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển cũng nợ không
ít: Ấn Độ, Inđônêxia cũng nợ xấp xỉ 100 tỷ đôla. Mảng tối nhất của bức
tranh nợ nần của các nước ĐPT là khu vực Nam Sahara và châu Phi: các
nước Tanzania, Ghinê Xích đạo, Angôla, Xômali nợ từ 200 - 300% GDP
của mình. Môdămbích, Gana nợ tới 470% GDP. Tuy nhiên, kỷ lục lại
thuộc về Nicaragoa với mức nợ 730% GDP(4). Tính theo tỷ lệ xuất khẩu,
thì Ghinê Bitxao nợ tới 1150% giá trị xuất khẩu, trong đó theo quy định
chung, nước nào có nợ nước ngoài chưa trả được lớn hơn 200% giá trị xuất
khẩu hiện tại là đã ở mức độ nguy hiểm gần với phá sản.
Vấn đề nợ gây ra những hậu quả nặng nền về kinh tế - chính trị, xã
hội cho các con nợ. Nền kinh tế của các quốc gia này không phát triển
được, đời sống nhân dân nghèo khổ, chính trị bất ổn và suy rộng hơn, đó là
tình trạng bị ràng buộc, phụ thuộc vào bên ngoài. Để giải quyết những khó
khăn bên trong, các nước này đành phải nhắm mắt tiếp tục đi vay mới để
trả nợ cũ. Nếu như theo các lý thuyết về phát triển, họ vừa mới rơi vào cái
vòng luẩn quẩn về đầu tư, thì nay lại thêm một cái vòng nợ nần nữa. Sự
ràng buộc này chính là một biện pháp khống chế, chi phối của chủ nghĩa
thực dân mới: thống trị bằng kinh tế. Chính vì thế, các nước dù độc lập về
chính trị, nhưng thực chất vẫn là phụ thuộc - nền độc lập ấy trong nhiều
trường hợp chỉ trên danh nghĩa.

(3)
Nợ nần trên thế giới và tác động của nó đến quan hệ quốc tế, T/c. Nghiên cứu quốc tế, 12/2001, tr.51.
(4)
Sdd, tr.52.

22
Nợ nần làm cho nhiều nước trở nên nghèo đói dẫn đến việc họ phải
tìm mọi cách bóc lột thiên nhiên để tồn tại. Trên thế giới hiên nay vẫn còn
hàng trăm triệu người đang sống trong cảnh đói khát: thiếu cơm ăn, áo mặc
và cả nước uống. Tình trạng thiếu lương thực vẫn là một nguy cơ đe doạ
nhiều quốc gia. Để tồn tại, dù ở mức sơ đẳng nhất, nhiều nước ĐPT không
còn cách nào khác là phải tìm mọi cách khai thác mà đúng hơn là vắt kiệt
nguồn tài nguyên vốn chẳng lấy gì làm phong phú. Như vậy, tình trạng nợ
nần nặng nề khiến nhiều nước ĐPT không thể trả được nợ và nếu có trả thì
cái giá của nó rất cao, thậm chí ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia. Nợ nần
ngày nay đã trở thành một vấn đề chính trị, nó không khác gì một cuộc
chiến tranh, mà có người còn ví nó như là cuộc chiến tranh thế giới thứ ba:
âm thầm nhưng vô cùng khốc liệt, hậu quả vô cùng khủng khiếp.
Cùng với nợ nần là tình trạng bất bình đẳng trong trao đổi mậu dịch -
thương mại giữa các nước ĐPT và phát triển. Chỉ tính riêng qua trao đổi
không ngang giá, các nước phát triển mỗi năm thu về món lợi hàng chục tỷ
USD. Mặt khác, vẫn tiếp tục diễn ra sự phân biệt đối xử với hàng hoá - sản
phẩm của các nước ĐPT khi thâm nhập thị trường các nước phát triển. Qua
con đường đầu tư, chuyển giao kỹ thuật - công nghệ, các cường quốc tư
bản không chỉ hưởng lợi do bán các thiết bị công nghệ lạc hậu và gây ô
nhiễm mà còn khống chế nhiều huyết mạch kinh tế quan trọng của các
nước ĐPT, cột chặt họ vào vòng lệ thuộc CNTB độc quyền xuyên quốc gia.
Mặt khác, môi trường kinh tế và trật tự kinh tế quốc tế hiện nay vẫn
ẩn chứa những yếu tố bất hợp lý càng thúc đẩy nhanh hơn sự mất cân đối
và phân hóa giữa các nước ĐPT. Theo thống kê của Ngân hàng thế giới
(WB), lượng vốn tư bản lưu chuyển vào các nước ĐPT trong những năm
90 của thế kỷ XX tăng gấp 4 lần so với thập niên 80, bình quân đạt gần 200
tỷ USD/năm. Tuy nhiên, lợi ích thu được từ nguồn vốn đó chỉ tập trung vào
một số nước ĐPT có điều kiện tốt, còn đại đa số không được lợi bao nhiêu.
Rõ ràng là, môi trường kinh tế quốc tế trong kỷ nguyên TCH đưa lại điều

23
kiện thuận lợi cho một số ít nước ĐPT, song trái lại nó cũng gây ra khó
khăn và đẩy nhiều nước ra ngoài rìa sự phát triển của thế giới. Như vậy có
thể thấy, các cường quốc kinh tế, các nước phát triển đang gặt hái được lợi
ích nhiều nhất từ TCH, trong khi các nước ĐPT triển, đặc biệt là những
nước nghèo, lại bị thiệt thòi nhất do phải hứng chịu phần lớn những tiêu
cực của TCH. Vì vậy, quá trình TCH dù diễn ra mạnh mẽ trên quy mô rộng
lớn nhưng đây nhất quyết không phải là quá trình đồng nhất hoá. Trong xu
thế phát triển như hiện nay, quá trình TCH sẽ vẫn tiếp tục là TCH của thiểu
số và cho thiểu số, do đó nó rất cần thiết phải được thay thế bằng quá trình
TCH công bằng và nhân bản hơn.
Trên lĩnh vực xã hội, TCH đang làm trầm trọng thêm tình trạng loại
trừ xã hội (social exclusion). Đó là hàng tỷ con người hầu như không được
hưởng một chút thành quả gì của TCH ngoài sự bần cùng hoá, nghèo đói,
thất nghiệp, không được giáo dục - đào tạo, không được chăm sóc sức
khoẻ, thiếu thông tin, nước sạch, an sinh xã hội…Báo cáo của UNDP năm
1999 đã cảnh báo, các thế lực của quá trình TCH đã mang lại sự giàu có vô
độ cho những người biết tận dụng lợi thế của các luồng hàng hoá, dịch vụ
đang tràn qua những đường biên giới quốc gia, trong khi đó đa số dân
chúng bị đẩy ra ngoài lề xã hội(5).
Trong quá trình TCH, an ninh quốc gia và an ninh quốc tế đứng
trước những biến chuyển mới bao gồm cả cơ hội và thách thức. Về cơ hội,
TCH thúc đẩy sự xuất hiện và củng cố mạng lưới dày đặc các thiết chế
quốc tế nhất là các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực. Các tổ chức quốc tế
có đóng góp quan trọng trong việc hạn chế và giải quyết xung đột giữa các
nước, duy trì và củng cố hoà bình, an ninh thế giới. Đồng thời, thông qua
các thiết chế và tổ chức đó, các nước đặc biệt là các nước vừa và nhỏ, có
khả năng bảo vệ tốt hơn lợi ích của mình và có vị thế ít bất lợi hơn trong
quan hệ với các nước lớn. Vậy nhưng, TCH cũng đặt các nước trước rất

(5)
TTXVN: Quan hệ hợp tác Nam - Nam và các vấn đề TCH, Tài liệu tham khảo 3/2000, tr.20.

24
nhiều thách thức về an ninh quốc gia và nền ĐLDT, nếu bản thân họ không
kiểm soát và xử lý tốt các vấn đề nảy sinh. Những thách thức này rất đa
dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Trên phương diện kinh tế, thách thức
lớn nhất là làm thế nào để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế trước các đối thủ nước ngoài. Để thích ứng với TCH, các nước
đều phải tiến hành các điều chỉnh và cải cách cần thiết từ cơ cấu kinh tế,
đầu tư đến các chính sách kinh tế vĩ mô, hệ thống luật lệ tạo thuận lợi cho
việc thu hút đầu tư và các hoạt động kinh tế, đồng thời phù hợp với "luật
chơi" chung của thế giới. Đây là một quá trình đầy khó khăn, sự sai lầm
trong bước đi và phương thức tiến hành có thể dẫn đến những hậu quả tai
hại, thậm chí cả những đổ vỡ về kinh tế, xã hội và nguy cơ phương hại đến
nền ĐLDT.
Bên cạnh đó, vấn đề văn hoá truyền thống và bản sắc dân tộc ngày
càng trở thành vấn đề nhức nhối trong quá trình hội nhập và được coi là
một nội dung của ĐLDT và an ninh quốc gia. Quá trình TCH làm tăng giao
lưu quốc tế và trong nhiều trường hợp một số giá trị vốn dĩ xuất phát từ một
nước được thừa nhận và trở thành những giá trị gần như chung của các xã
hội khác nhau. Nhiều giá trị riêng của các dân tộc bị xói mòn và mất dần
ảnh hưởng. Nền văn hoá dân tộc của mỗi nước bị sự tấn công, gậm nhấm
của các giá trị văn hoá bên ngoài. Chưa bao giờ văn hoá nhân loại lại đứng
trước một nghịch lý phức tạp như trong kỷ nguyên TCH hiện nay: vừa có
khả năng giao lưu rộng mở, vừa có nguy cơ bị nghèo văn hoá rất nghiêm
trọng. Mưu đồ dùng văn hoá Mỹ, văn hoá phương Tây thống trị toàn thế
giới đã được nhiều chính khách quốc tế xác định là biểu hiện của CNĐQ về
văn hoá. Thế lực này, cũng như các loại CNĐQ về kinh tế và chính trị,
đang là nguy cơ đe doạ sự sống còn và phát triển của mọi cộng đồng, quốc
gia, dân tộc trên thế giới.
Mối đe doạ về văn hoá nêu trên đã và đang khơi dậy mạnh mẽ ý thức
bảo vệ và duy trì truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc của các nước

25
ĐPT hiện nay. Tuy nhiên, việc tăng cường bảo vệ và duy trì truyền thống
văn hoá và bản sắc dân tộc cũng lại đặt các quốc gia trước khó khăn của thế
"tiến thoái lưỡng nan". Bởi lẽ, sự quá đề cao văn hoá dân tộc có nguy cơ dẫn
đến chỗ bài ngoại, đóng cửa và sẽ bị tụt hậu. Rõ ràng là, đối với các nước khi
hội nhập TCH cần xác định những nét đẹp của văn hoá và bản sắc dân tộc phải
giữ gìn, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những cái hay trong văn hoá của các dân
tộc khác để làm phong phú đời sống văn hoá, tinh thần và các giá trị của dân
tộc mình.
Quá trình TCH cũng buộc các nước phải quan tâm nhiều hơn đến
vấn đề môi trường do quá trình đó ẩn chứa nguy cơ làm trầm trọng thêm
vấn đề môi trường như: nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, rừng bị
tàn phá, không khí và các nguồn nước bị ô nhiễm…Vấn đề an ninh môi
trường được đặt ra một cách cấp bách. Bên cạnh đó, các nước ĐPT sẽ ngày
càng phải đối mặt trước áp lực của sự áp đặt các giá trị dân chủ và nhân
quyền của phương Tây. Nhấn mạnh đến an ninh con người, các thế lực đế
quốc bá quyền và hiếu chiến đang lợi dụng nó để chống lại hoặc can thiệp
vào các nước khác.
1.3. TCH trong khuynh hướng phát triển hiện nay bộc lộ ngày càng rõ
tính mâu thuẫn và những mặt tiêu cực của nó nên tiếp tục vấp phải làn sóng
chống đối gay gắt.
Phong trào chống toàn cầu hóa chính thức bước lên vũ đài chính trị
quốc tế từ thời điểm Hội nghị thượng đỉnh của WTO họp tại thành phố
Xiatơn (Mỹ, 11/1999). Với những khẩu hiệu, những bài diễn thuyết, những
người chống TCH tại Xiatơn phản đối chính sách tự do hóa thương mại và
chủ nghĩa tự do mới về kinh tế, đồng thời đã phần nào thức tỉnh được ý
thức công dân toàn cầu trước những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn
hóa, môi trường... cấp bách của nhân loại hiện nay.
Sau Xiatơn, hàng loạt các địa danh khác cũng đã xuất hiện trong lộ
trình chống toàn cầu hóa như Oasinhtơn, Đavốt, Lốt Angiơlet, Băng Cốc,

26
Poctô Alêgrê, Luân Đôn, Menbơn, Quêbec, Nice, Bacxêlôna, Giênoa,
Quata,...và gần đây nhất là Giôhanexbơc (Nam Phi, 9/2002) nhân Hội nghị
thượng đỉnh của LHQ về phát triển bền vững. Nếu ở Xiatơn, đối tượng đấu
tranh là thiết chế thương mại thế giới (WTO) thì tiếp theo đó, tại các địa
danh khác, tất cả các thiết chế chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính của chủ
nghĩa tư bản như IMF, WB, NATO, G7, EU, UNCTAD...đã trở thành đối
tượng đấu tranh của phong trào chống toàn cầu hoá (PTCTCH). Trong
tương lai, thời điểm diễn ra các hội nghị thượng đỉnh của WTO, IMF, WB,
G8, EU,...rất có thể sẽ trở thành những điểm hẹn nóng bỏng của PTCTCH.
PTCTCH đấu tranh chống lại hệ thống chính trị - quân sự, kinh tế -
thương mại và tài chính - tiền tệ toàn cầu với sự bành trướng trong những
tác động tiêu cực của nó đến đời sống mọi mặt của thế giới hiện nay. Họ
coi các hệ thống đó là những hệ thống quyền lực quốc tế của CNTB, đặc
biệt là của tư bản độc quyền xuyên quốc gia. PTCTCH không chống lại xu
thế vận động khách quan của lịch sử mà họ chống lại việc lợi dụng nó để áp
đặt một kiểu TCH tiêu cực, phi nhân tính của CNTB, chống chiến lược
TCH theo mô hình tự do mới, chống hệ thống quyền lực tư bản độc quyền
quốc tế lũng đoạn đời sống mọi mặt của thế giới,...và họ hướng tới một tương lai
tích cực công bằng và bình đẳng hơn trong một thế giới đang TCH một cách
mạnh mẽ.
Chính vì vậy, PTCTCH xác định khá rõ ràng nhu cầu thay thế quá
trình TCH của thiểu số và cho thiểu số hiện nay bằng một quá trình TCH
mới của tất cả mọi người. Nội dung bao trùm này được cụ thể hóa thành
nhiều mũi nhọn đấu tranh chống đói nghèo, chống bất công xã hội, chống
chủ nghĩa tự do mới, chống nền chính trị cường quyền sô vanh...hoặc thành
những yêu sách về xóa nợ nước ngoài cho các nước chậm phát triển, bảo vệ
môi trường sống, bảo vệ nhân phẩm, dân chủ hóa cơ cấu và cơ chế của các tổ
chức WTO, IMF, WB... Là một lực lượng mới trong nền chính trị thế giới
ngày nay, PTCTCH đang hướng cuộc đấu tranh của mình vào những mục tiêu

27
tích cực và tiến bộ, góp phần lên án và ngăn chặn sự bành trướng nanh vuốt
của CNTB độc quyền lũng đoạn xuyên quốc gia cùng với những hình thức
bóc lột tinh vi của nó trên phạm vi toàn cầu. Xét dưới góc độ này, thực chất
của PTCTCH là chống áp đặt, áp bức và bất công, chống CNĐQ bá quyền,
chống hệ quả phản phát triển của quá trình TCH do các thế lực tư bản độc
quyền xuyên quốc gia chi phối.
Các lực lượng cấu thành PTCTCH rất đa dạng, họ bao gồm các tổ
chức phi chính phủ, các hội liên hiệp, các tổ chức công đoàn, tổ chức bảo
vệ môi trường, các lực lượng cánh tả, một số tổ chức tôn giáo, các nhóm
bảo vệ nhân quyền, hàng ngàn thành viên độc lập mà đông đảo nhất trong
số họ là lực lượng sinh viên. Tại cuộc đấu tranh nhân Hội nghị Á - Âu
(ASEM) lần thứ ba ở Xơun (Hàn Quốc, 20/10/2000) có tới hơn 20 nghìn
người tham gia, trong đó có những nhân sĩ Hàn Quốc, đại biểu của các tổ
chức phi chính phủ như Viện nghiên cứu xuyên quốc gia tại Amxtecđam,
Quốc tế hòa bình xanh; Uỷ ban xoá nợ cho thế giới thứ ba có trụ sở ở Pháp;
Mạng lưới an toàn cho thực phẩm và môi trường có trụ sở ở Nhật Bản;
Liên minh phản đối buôn bán phụ nữ có trụ sở ở Philippin,... Một biển
người rất khác nhau về quốc tịch, vị trí xã hội, nghề nghiệp, khuynh hướng
tư tưởng đã hội tụ về Xơun chống quá trình liên kết TBCN giữa hai lục địa
Á - Âu.
Nước Mỹ và châu Âu được coi là trung tâm của TCH, đồng thời
cũng là trung tâm của PTCTCH. Đảng Xanh và Đảng Cải cách ở Mỹ đã lấy
việc chống TCH làm cương lĩnh chính để tranh cử. Một số người lãnh đạo
“phái trung tả” ở châu Âu như cựu thủ tướng Pháp A.Giôxpanh cũng là
nhân vật quan trọng phản đối TCH kiểu Mỹ, phản đối “áp đặt toàn cầu hóa”
(imposing globalization) với các nước khác. Tiếng nói chống TCH ở một
số nước thế giới thứ ba cũng khá mạnh mẽ. Thủ tướng M. Mahathia của
Malaysia và người đứng đầu nhà nước Cuba Phiđen Caxtrô đều là những
chính khách chống TCH nổi tiếng. Mấy năm gần đây, Cuba đã là nơi đăng

28
cai tổ chức một loạt hội nghị quốc tế phê phán TCH, trong đó có Hội nghị
nhóm G77 tại La Havana (tháng 4/2000) và Diễn đàn Sao Paolo lần thứ XI
(Lahabana 11/2001). Những phê phán của ông Mahathia đối với TCH rất rõ
ràng, ông tán thành TCH nhưng phản đối sự áp đặt nước lớn và “sự thống
trị toàn thế giới của kim tiền”. Sợi dây liên kết các lực lượng lại trong
PTCTCH chính là thái độ không chấp nhận chủ nghĩa tự do mới về kinh tế
như một mô hình phát triển mà CNTB đang áp đặt lên thế giới hiện nay.
Chỉ một mẫu số chung này thôi cũng đủ đem lại sức mạnh và động lực cho
các lực lượng chống TCH sẵn sàng khoác ba lô vượt hàng ngàn dặm đường
đem tiếng nói phản kháng của mình đến những diễn đàn công khai.
Quan điểm của nhiều đảng cộng sản (ĐCS), công nhân và cánh tả
trên thế giới đối với TCH cũng khá rõ ràng và được thể hiện trong các
cương lĩnh, chương trình hành động cũng như văn kiện đại hội gần đây.
Thừa nhận TCH là xu thế khách quan, là kết quả tất yếu do những tiến bộ
mới về chất trong lĩnh vực sản xuất vật chất của xã hội loài người đem lại,
song về cơ bản, các đảng như ĐCS Pháp, ĐCS Đức, ĐCS Anh, ĐCS Hy
Lạp, Đảng Tiến bộ của nhân dân lao động Síp...đều nhấn mạnh tính chất
TBCN, những tác động tiêu cực của TCH kinh tế đang diễn ra trên thực tế
hiện nay.
Văn kiện Đại hội XXX của ĐCS Pháp đánh giá: “Quá trình TCH
hiện đang bị CNTB thống trị. Tính chất TBCN của TCH được biểu hiện ở
âm mưu, tham vọng bá quyền của Mỹ, nhất là trên lĩnh vực quân sự, ở sự
tranh chấp kinh tế - thương mại giữa các cường quốc tư bản; ở sự cạnh
tranh và liên minh giữa các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia nhằm thao
túng, chi phối nền sản xuất và thị trường thế giới; ở sự độc quyền của tư
bản tài chính; ở sự cướp bóc và lãng phí các nguồn lực tự nhiên; ở xu
hướng hàng hoá hoá, tiền tệ hoá, thương mại hoá tất cả mọi hình thái hoạt
động của con người, tất cả các quan hệ xã hội; ở sự gia tăng xung đột vũ
trang và tranh chấp quốc tế; ở sự phổ biến không kiểm soát nổi của các loại

29
vũ khí huỷ diệt. Kiểu CNĐQ mới này đang đòi quyền can thiệp trắng trợn
vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền bất chấp luật pháp
quốc tế. TCH kinh tế kiểu TBCN này đang gây ra những hậu quả khôn
lường đối với các tầng lớp nhân dân lao động ở các nước TBPT, đồng thời
tạo ra không ít thách thức đối với sự phát triển của các nước ngèo, kém
phát triển, các nước phương Nam”. Còn Đại hội XIX Đảng Tiến bộ của
nhân dân lao động Síp nhận định: “Hiện nay, TCH đang cho thấy các lực
lượng nổi lên chi phối tiến trình này là đại tư bản lũng đoạn của các công
ty, tập đoàn xuyên quốc gia. Các thế lực kinh tế khổng lồ ấy đang chi phối,
thao túng TCH. Lái TCH phục vụ lợi ích của họ, lợi ích của kẻ mạnh do
Mỹ cầm đầu. Do đó, quá trình TCH, như nó đang diễn ra trong thực tế hiện
nay, là là hình thái hiện đại của CNTB phát triển theo mô hình chủ nghĩa tự
do mới, là biểu hiện mới của CNĐQ. TCH theo mô hình hiện nay không
thể giải quyết được những mâu thuẫn nội tại của CNTB. Ngược lại, nó làm
cho các mâu thuẫn này ngày càng trở nên sâu sắc, trầm trọng hơn”.
Hoạt động trong những điều kiện kinh tế - xã hội rất đa dạng của mỗi
nước, các ĐCS, công nhân và cánh tả tại các nước TBCN, nhất là ở các
nước TBPT, ở mức độ này hay mức độ khác, hàng ngày hàng giờ đang phải
đối mặt trực tiếp với những vấn đề của TCH; cho nên, quan điểm của họ về
TCH rất đáng được quan tâm tham khảo khi nghiên cứu về TCH. Sự thống
nhất trong đánh giá tính chất tiêu cực của TCH kinh tế cũng được thể hiện
rõ nét trong các tuyên bố, các văn kiện của các cuộc gặp gỡ quốc tế của đại
biểu các ĐCS, công nhân và cánh tả tại Aten (Hi Lạp) từ năm 1998 đến
nay, nhất là ba lần gặp mặt gần đây nhất vào năm 2000 - 20022 và tại
Beclin (7/2002).
PTCTCH xác định đấu tranh bằng con đường không bạo lực, dùng
hình thức xuống đường biểu tình, tận dụng cơ chế dân chủ của chế độ tư
sản để tiến hành đối thoại, phê phán quá trình TCH của CNTB. Ngoài
những cuộc biểu tình, tuần hành quy mô lớn, PTCTCH còn diễn ra ngày

30
càng sôi nổi trên mạng Internet. Những người chống TCH thông qua không
gian mạng để tiến hành nghiên cứu, trao đổi, tranh luận về những vấn đề
toàn cầu. Có rất nhiều mạng nổi tiếng chống lại TCH như: “Huỷ diệt IMF”,
“Giám sát khống chế các TNC”, “Nhân dân toàn cầu hành động phản đối tự
do mậu dịch và WTO”, “Lựa chọn CNXH”... Còn các tổ chức bảo vệ môi
trường như Hòa bình xanh quốc tế, Quỹ thế giới thiên nhiên đều xây dựng
và duy trì riêng những mạng có ảnh hưởng rộng rãi.
Tính chất hòa bình của phương pháp đấu tranh không bao hàm thái
độ thụ động mà chỉ phản ánh quan điểm của số đông các lực lượng chống
TCH cho rằng trong tình hình hiện nay, việc sử dụng bạo lực sẽ đem lại cơ
hội cho các chính quyền tư sản đàn áp phong trào bằng bạo lực. Tuy nhiên,
cũng tồn tại một bộ phận cực đoan chủ trương đối mặt với hệ thống quyền
lực tư bản độc quyền bằng bạo lực. Những hành động đập phá, những cuộc
ẩu đả với cảnh sát, thậm chí sử dụng cả vũ khí cá nhân... là những biểu hiện
đặc trưng cho bộ phận này. Máu của họ đã đổ trên các đường phố châu Âu,
châu Mỹ và những chiến sĩ chống TCH đầu tiên đã ngã xuống ở
Gôtembuốc và Giênoa càng cho thấy rõ tính chất gay gắt của mâu thuẫn
giữa quá trình TCH tư bản chủ nghĩa và PTCTCH của đông đảo các lực
lượng quần chúng xã hội. PTCTCH đã trở thành một lực lượng chính trị -
xã hội quy mô toàn cầu. Sự cống hiến to lớn của nó là đã vạch trần những
nguy cơ tiềm ẩn đằng sau sự “phồn vinh” của thế giới trong xu thế TCH
theo mô thức hiện tồn của nó. Sự phát triển của PTCTCH thời gian gần đây
là những lời cảnh tỉnh cho những thế lực muốn sử dụng toàn cầu hóa như
một công cụ để duy trì sự nô dịch kiểu mới nhằm cột chặt thế giới trong
vòng kiềm tỏa của mình.
Nếu thế kỷ XX đã khép lại với sự thắng lợi của phong trào giải
phóng dân tộc và ĐLDT trên quy mô toàn thế giới, thì thế kỷ XXI đã được
bắt đầu bằng PTCTCH dũng cảm đấu tranh phê phán quá trình TCH trong
mô thức bị tư bản hóa, chống độc quyền, cường quyền, áp đặt, bất công.

31
Đấu tranh cho một tiến trình TCH công bằng hơn và nhân bản, phong trào
chống TCH mang trong mình nó những nhân tố cách mạng có tính thời đại.
II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TOÀN CẦU HOÁ TRONG HAI THẬP NIÊN
ĐẦU THẾ KỶ XXI
TCH là một xu thế khách quan bắt nguồn trước hết từ kết quả phát
triển của lực lượng sản xuất cho nên sẽ không thể bị đảo ngược. Xét đến
những nguyên nhân cấu thành động lực thúc đẩy TCH, hầu hết các nhà
nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng tiên trình TCH hiện nay mới ở những
bước đi ban đầu. Nói cách khác, TCH trong tư cách một hiện tượng “mở”
đang vận động và sẽ còn trải qua những chặng đường dài. Về triển vọng
của quá trình TCH trong hai thập niên tới, nhiều nhà nghiên cứu quốc tế dự
báo có thể có ba kịch bản chính:(6)
Một là, Mỹ sử dụng ưu thế trong so sánh lực lượng, đặc biệt là tiềm
năng kinh tế, vốn, kỹ thuật - công nghệ và mạng lưới các công ty siêu quốc
gia khổng lồ sẽ áp đặt được nhiều hơn mưu đồ của họ nhằm “Mỹ hoá”
nhiều hơn tiến trình TCH. Kịch bản này nhất định sẽ tác động tiêu cực đến
đời sống mọi mặt của thế giới, thậm chí có thể làm xuất hiện những tình
huống khó lường do xung đột và mâu thuẫn lợi ích giữa Mỹ với các trung
tâm quyền lực quốc tế khác và các nước ĐPT.
Hai là, TCH phát triển về cơ bản như hiện nay, tuy nhiên có thêm một
số điều chỉnh để tăng độ an toàn của các hệ thống kinh tế, tài chính, thương
mại quốc tế, một số biện pháp xã hội để giảm nhẹ các hậu quả xấu đối với
con người, và một số điều có lợi hơn cho các nước ĐPT.
Ba là, TCH có một biến chuyển cơ bản, hạn chế rõ sự chi phối của Mỹ
và các nước tư bản phát triển, nâng cao vai trò của các nước ĐPT, kết hợp
tốt xã hội, nhà nước và thị trường, giảm mặt tiêu cực và tăng mặt tích cực
của TCH.

(6)
Nguyễn Duy Quý (Chủ biên): Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb. CTQG, H.2002, tr.72.

32
Trong ba kịch bản trên, phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng kịch
bản thứ hai có nhiều khả năng trở thành hiện thực hơn cả. Xét riêng về mặt
quả lý tiến trình TCH, có thể hình thành thêm những định chế ở các quy mô
khác nhau: từ doanh nghiệp, địa phương, ngành, quốc gia, khu vực, liên khu
vực đến toàn cầu. Tuy nhiên, cần thấy rằng xu thế phát triển của quá trình
TCH trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI sẽ được quy định bởi các động lực
thúc đẩy của quá trình này và tiềm năng tác động hiện có của nó, đưa đến
những biến đổi trên các lĩnh vực chủ yếu của đời sống nhân loại tương lai.
2.1. Trên bình diện kinh tế, trong hai thập niên tới do sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thông tin nên sự lưu chuyển xuyên quốc gia của
các dòng vốn sẽ ngày càng gia tăng cả về quy mô và tốc độ, đẩy nhanh hơn
tiến trình tự do hoá về thương mại, dịch vụ và đầu tư. TCH trên các lĩnh
vực tài chính, thị trường trong điều kiện tiếp tục bùng nổ các thành tựu
khoa học - kỹ thuật cao, trước hết là kỹ thuật tin học sẽ thúc đẩy nền kinh
tế toàn cầu hoá tăng trưởng với tốc độ cao. Song, TCH kinh tế phát triển
nhanh chóng nhưng thiếu thể chế quản lý toàn cầu tương ứng, trong khi thị
trường tiền tệ vẫn có khả năng xáo động lớn, khoảng cách Bắc - Nam vẫn
tiếp tục mở rộng, do đó kinh tế vẫn phát triển không đều và bền vững.
Xu hướng tăng cường đầu tư lớn vào kỹ thuật tin học và các ngành
kỹ thuật cao khác tại Mỹ, EU, Nhật Bản - các đầu tàu của nền kinh tế thế
giới - và ở nhiều nước khác sẽ làm biến đổi rất căn bản cơ cấu lực lượng
sản xuất, tạo thêm động lực cho TCH và kinh tế TCH phát triển. Hiện nay,
đầu tư vào kỹ thuật tin học của các công ty và xí nghiệp của Mỹ, Nhật Bản,
EU mỗi năm tăng với tỷ lệ bình quân 12%. Sự phát triển nhanh của kỹ
thuật tin học và công nghệ mạng khiến cho kinh tế được Internet hoá, đưa
kỷ XXI trở thành thế kỷ của Internet. Việc kết hợp giữa kỹ thuật tin học và
các ngành truyền thống sẽ thúc đẩy quá trình điều chỉnh kết cấu kinh tế,
nâng cao năng suất lao động, tạo ra công ăn việc làm. Kỹ thuật tin học đang
và sẽ tiếp tục sáng tạo ra các ngành mới và mở ra thị trường to lớn, đưa tới

33
cuộc cách mạng trong sản xuất - kinh doanh. Nó cũng dần dần thay đổi
cách thức sản xuất, giao dịch, sinh hoạt, vui chơi, tư duy của con người,
đưa con người tiến tới kinh tế tri thức và xã hội tin học. Theo một số nhà
nghiên cứu, hiện nay 60% kinh tế Mỹ được làm ra từ các văn phòng, trong
25 năm tới chí ít có 30% kinh tế sẽ được làm ra từ Internet.
Cuộc cách mạng tin học bắt nguồn từ Mỹ đã lôi cuốn toàn cầu. Hội
nghị nguyên thủ 15 nước EU ở Lisbon (Bồ Đào Nha, 3/2000) quyết định
tăng cường đầu tư đào tạo nhân tài, thúc đẩy cải cách kinh tế và xã hội, để
EU thích ứng hơn nữa với "xã hội tin học dựa trên cơ sở tri thức và đổi
mới", tranh thủ trong vòng 10 năm tới sẽ đuổi kịp và vượt Mỹ, xây dựng
châu Âu thành "khu vực kinh tế có sức sống mạnh nhất, có sức cạnh tranh
thế giới". Các nước đang phát triển Á, châu Phi, Mỹ la tinh cũng đang tích
cực xúc tiến kế hoạch phát triển kỹ thuật tin học, hy vọng có thể đẩy nhanh
phát triển kinh tế trong thế kỷ XXI.
Công nghệ tin học đã đưa tới sự thay đổi mang tính cách mạng đối
với thương nghiệp. Thương mại điện tử ra đời đã xoá bỏ khâu buôn bán
trung gian, làm cho nhà sản xuất và người tiêu dùng trực tiếp gặp nhau.
Điều này không chỉ hạ thấp giá thành, mà còn mở rộng sự lựa chọn của
khách hàng. Nhiều công ty siêu quốc gia lần lượt xây dựng mạng thương
mại điện tử bao trùm lên toàn cầu, trực tiếp mua bán sản phẩm trên mạng.
Theo hướng này, ba công ty Ford, Chryler, General Motors hàng năm
thông qua mạng để mua linh kiện đã giảm được 10% giá thành, tiết kiệm
được 25 tỷ đôla Mỹ. Ngành ngân hàng cũng triệt để tận dụng Internet cung
cấp dịch vụ với hiệu quả cao, giá thành thấp cho khách hàng. Như vậy,
cách mạng tin học đang góp phần đưa nền kinh tế thế giới bước vào chu kỳ
tăng trưởng mới trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Báo cáo "Triển vọng kinh tế toàn cầu" của Ngân hàng thế giới năm
2001 đã dự đoán trong thập niên đầu thế kỷ XXI, mức tăng trưởng kinh tế
thế giới bình quân mỗi năm có thể đạt 3,2%, cao hơn mức 2,3% của thập

34
niên 90. Các nhà kinh tế học cho rằng, trong vòng 10 năm tới, do kinh tế
Mỹ có ưu thế rõ rệt bởi sự thúc đẩy của khoa học công nghệ nên mức tăng
trưởng kinh tế bình quân hàng năm có thể đạt 3,5%. Trong khi đo, kinh tế
EU, do bị ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế không cân đối giữa các nước
thành viên, cũng như cơ chế cứng nhắc về phúc lợi, nên tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm chỉ khoảng 2,5%. Nhật Bản thâm hụt tài chính cao, kết
cấu ngành nghề điều chỉnh chậm chạp, mức tăng trưởng bình quân hàng
năm sẽ dưới 1,5%. Tuy nhiên, bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI,
kinh tế EU và Nhật Bản sẽ có bước bứt phá lớn, khiến cho khoảng cách
thực lực kinh tế giữa Mỹ với EU và Nhật Bản sẽ ngày càng thu hẹp. Bên
cạnh đó, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và một số nền kinh tế đang phát triển
khác sẽ tăng cường nhanh chóng tỷ trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Trong
chiều hướng đó, kịch bản “Mỹ hoá” quá trình TCH ít có khả năng trở thành
hiện thực, cho dù Mỹ vẫn là cường quốc số 1 về kinh tế, KH - CN.
Trong các nhân tố thúc đẩy nền kinh tế TCH phát triển, ngoài sự phát
triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng kỹ thuật tin học ra thì nhân tố mậu dịch
quốc tế không ngừng mở rộng cũng phát huy tác dụng quan trọng. Trong
mấy năm qua, WTO đã xúc tiến hàng loạt các cuộc đàm phán, mở rộng tự
do buôn bán tạo khung khổ pháp lý cho việc phát triển ổn định mậu dịch
toàn cầu thế kỷ XXI. Hiệp định viễn thông ký tháng 2/1997 liên quan đến
trên 90% giao dịch trên thị trường viễn thông toàn cầu. Hiệp định kỹ thuật
tin học (3/1997) quy định đến 2005 sẽ lần lượt giảm và cuối cùng huỷ bỏ
hoàn toàn thuế quan đối với hơn 200 loại sản phẩm viễn thông, bao gồm
phần mềm và phần cứng máy tính, điện thoại, máy nhắn tin, bán dẫn và
thiết bị sản xuất các sản phẩm này. Các nước ký Hiệp định dịch vụ ngân
hàng" (12/1997) cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm, chứng khoán, thông
tin, tài chính; huỷ bỏ hạn chế dịch vụ xuyên quốc gia v.v…Thông tin viễn
thông và ngân hàng là hạt nhân và huyết mạch của kinh tế TCH, cho nên

35
việc thực hiện các hiệp định này trong những đầu thế kỷ XXI sẽ nhất định
làm gia tăng mạnh mẽ tốc độ và quy mô của tiến trình TCH kinh tế.
Một trong những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế toàn cầu hóa hiện
nay và hai thập niên đầu thế kỷ XXI là các công ty xuyên quốc gia đang
tiến hành liên hợp và sáp nhập, thúc đẩy chiến lược kinh doanh theo hướng
hình thành liên minh chiến lược trên phạm vi toàn cầu. Nhà kinh tế học nổi
tiếng Silas đưa ra nhận định trên tạp chí "Nguyệt san Đại Tây Dương" ra số
6/1999 của Mỹ rằng: "Cuối thế kỷ XIX, các chủ doanh nghiệp đã xây dựng
các công ty mang tính toàn quốc để phá huỷ các công ty địa phương. Cuối
thế kỷ XX, họ lại xây dựng các công ty có tính chất toàn cầu để phá huỷ
các công ty có tính toàn quốc". Động thái phát triển mới này của các công
ty xuyên quốc gia nhất định sẽ tác động mạnh mẽ đến xu thế TCH, vì các
công ty này là công cụ chủ yếu của TCH kinh tế. Gần đây, một số công ty
lớn trên các lĩnh vực ô tô, dầu mỏ, ngân hàng. y dược, hàng không vũ trụ
đều thông qua việc mua sáp nhập để tổ chức các tập đoàn xuyên quốc gia.
Các hãng ô tô lhàng đầu như Genaral Motors, Ford, Chrysler và Toyota
thông qua hình thức sáp nhập và tổ chức các bạn hàng chiến lược đã kiểm
soát 70% thị trường ôtô thế giới.(7)
Một đặc điểm khác của kinh tế toàn cầu hoá là sự vươn lên và lớn
mạnh của các tập đoàn kinh tế khu vực và các tổ chức hợp tác kinh tế
xuyên khu vực. Bằng những nỗ lực chung, các nước thuộc EU đã xúc tiến
nhất thể hoá kinh tế và tiền tệ; đồng thời với việc tăng cường mở rộng về
phía Đông, EU còn xây dựng mối liên hệ rộng rãi với các châu lục khác,
mở rộng không gian hoạt động quốc tế. Cho đến nay, EU đã tiến hành các
hội nghị thượng đỉnh định kỳ với châu Á, Mỹ Latinh, châu Phi, thúc đẩy sự
hợp tác trên các mặt chính trị, kinh tế, mậu dịch và văn hoá giữa các khu
vực. Trên cơ sở Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) chuẩn bị hoàn
thành vào năm 2005, các nước châu Mỹ đang xúc tiến xây dựng Khu mậu

(7)
TTXVN: Phát triển kinh tế TCH thế giới, Tài liệu tham khảo, 1/2002, tr.9.

36
dịch tự do châu Mỹ với hơn 800 triệu dân và GDP vượt quá 10 nghìn tỷ
USD Đây sẽ là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới.
Với việc chính thức lưu hành đồng Euro (1/2002), các nước EU tỏ rõ
quyết tâm nhất thể hoá kinh tế của họ, đồng thời thúc đẩy sự đa dạng hoá
trên thị trường tài chinh - tiền tệ thế giới. Tạp chí "Ngoại giao" của Mỹ ra
số gần đây nhận định: "Đến năm 2030, trên thế giới sẽ xuất hiện hai khu
vực tiền tệ chủ yếu là châu Âu và châu Mỹ. Ở châu Âu, từ vùng Bresh của
Pháp đến Buchaest của Rumani đều sử dụng đồng Euro. Ở châu Mỹ, từ
vùng Alaska đến Achentina đều dùng đồng đôla Mỹ…Tiền tệ khu vực sẽ
trở thành nền tảng ổn định tiền tệ thế giới thế kỷ XXI".
Châu Phi, Trung Đông và các nước vùng Vịnh cũng đang cố gắng
tăng cường hợp tác khu vực với các hình thức khác nhau. Ngày 25/4/2000,
cộng đồng kinh tế Tây Phi tuyên bố từ năm 2000 sẽ tiến hành điều hoà
chính sách kinh tế giữa các nước thành viên, để cho nó dần dần nhất trí với
nhau, đến năm 2003 xây dựng khu vực tiền tệ chung. Còn tại Đông Á, trên
cơ sở tổng kết kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997, các
nươc ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đang tìm kiếm mô thức
hợp tác mới với sự mở đầu bằng quyết định hình thành Khu vực mậu dịch
tự do ASEAN - Trung Quốc.
Tuy nhiên, bước vào thế kỷ XXI, tình hình thế giới diễn biến phức
tạp, cuộc đấu tranh thiết lập trật tự chính trị và kinh tế mới diễn ra rất gay
gắt với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các trung tâm quyền lực quốc tế . Nền
kinh tế thế giới, nhất là sau sự kiện tấn công khủng bố nước Mỹ
(11/9/2001) có nhiều xáo động lớn do kinh tế Mỹ, EU, Nhật Bản giảm sút
mức tăng trưởng, thậm chí đứng trước bờ vực suy thoái. Trong khi đó, các
cơ cấu quốc tế đa phương cũng bị suy yếu, quá trình TCH diễn ra với tốc
độ nhanh nhưng không có cơ chế quản lý tương ứng, chênh lệch giàu nghèo
của thế giới mở rộng, quan hệ xã hội căng thẳng. Chiến tranh thế giới trong
tương lai được dự đoán tuy không xảy ra, nhưng thế giới vẫn luôn bị chấn

37
động do xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, những bất ổn do mâu thuẫn
dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố
xảy ra ở nhiều nơi, nhất là tại khu vực các nước đang phát triển. Danh mục
các điểm nóng trên thế giới, sau hơn một thập niên khi màn chót của chiến
tranh tranh lạnh đã khép lại, vẫn liên tiếp ghi thêm những địa danh mới. Và
gần đây nhất, sau Apghanistan, cuộc chiến tranh do Mỹ, Anh phát động
chống Irắc đã đẩy nền an ninh toàn cầu tới giới hạn của nguy cơ đổ vỡ
nghiêm trọng.
Tình hình nêu trên tác động không thuận chiều đến xu thế vận hành
của quá trình TCH, khiến cho nó càng bộc lộ rõ hơn những mặt trái tiêu
cực, được thể hiện trước hết trong sự phát triển không ổn định của nền kinh
tế, đặc biệt là nền tài chính quốc tế. Thực tế cho thấy, mặc dù tốc độ tăng
trưởng kinh tế thế giới có biểu hiện chững lại ở thời điểm bứoc vào thế kỷ
XXI, song tổng giá trị tài sản tiền tệ toàn cầu vẫn tăng nhanh. Tính đến hết
năm 2005, tổng kim ngạch của thị trường cổ phiếu Mỹ, châu Âu, Nhật Bản
đạt 34 nghìn tỷ USD, chỉ riêng giá trị của thị trường cổ phiếu của Mỹ đã
lên đến 17 nghìn tỷ USD gần gấp đôi tổng giá trị sản lượng trong nước.
Mặt khác, việc Mỹ và phương Tây nới lỏng sự quản lý đối với ngành
ngân hàng khiến một số lượng lớn vốn tư nhân đã lưu chuyển xuyên quốc
gia, tỷ giá hối đoái lên xuống thất thường, xuất hiện nhiều hình thức kinh
doanh tiền tệ. Hiện nay, số vốn nhàn rỗi trên toàn cầu lên tới 7500 tỷ USD,
kim ngạch giao dịch thị trường ngoại hối toàn cầu mỗi ngày đạt hơn 1500
tỷ USD; nhưng không một quốc gia nào có thể kiểm soát được thị trường
khổng lồ này. Sự xáo động của tỷ giá hối đoái không ngừng tăng lên khiến
cho hoạt động đầu cơ tiền tệ cũng tăng lên. Trong điều kiện thiếu một cơ
chế quản lý, điều tiết hữu hiệu thị trường tiền tệ và dòng vốn lưu động như
hiện nay, thì TCH tiền tệ hầu như vừa là nguồn gốc sức mạnh tăng trưởng
kinh tế, vừa là nhân tố tiềm tàng làm kinh tế không ổn định

38
Một nhân tố khác ảnh hưởng đến xu thế TCH kinh tế những thập
niên đầu thế kỷ XXI là sự chênh lệch giàu nghèo tiếp tục ngày càng tăng.
Các nước ĐPT đang đứng trước sức ép của việc viện trợ nước ngoài đang
ngày càng giảm đi, nợ nước ngoài lại không ngừng tăng lên. Điều kiện bên
ngoài xấu đi khiến đa số các nước thuộc thế giới thứ ba ở vào hoàn cảnh
khó khăn hơn, khiên cho tiến trình hội nhập TCH của họ vẫn tiếp tục trở
nên gian nan và ẩn nhiều yếu tố bất trắc khó lường. Các nước giàu vẫn
tham vọng áp đặt một trật tự kinh tế quốc tế bất bình đẳng cho các nước
nghèo đang phát triển. Trong các nước công nghiệp hoá, hiện tượng phân
hoá hai cực cũng không thể khắc phục được trong hai thập niên tới. Chủ
tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) Greenspan đã từng cảnh báo về
sự chênh lệch thu nhập không ngừng mở rộng đã, đang và sẽ tạo nên mối
đe dọa chủ yếu đối với an ninh của Mỹ. Triển vọng củaa an ninh toàn cầu
trong thời đại TCH cũng phụ thuộc chặt chẽ vào việc cộng đồng quốc tế sẽ
giải quyết như thế nào hố sâu phân cực giàu nghèo giữa các nước và giữa
các cộng đồng cư dân trong mỗi nước.
2.2. Nghiên cứu những động lực chủ yếu thúc đẩy kinh tế TCH,
nhiều công trình khoa học cũng đề cập đến xu thế phát triển của quá tình
TCH những thập niên đầu thế kỷ XXI. Xét về triển vọng, nền kinh tế thế
giới trong thế kỷ XXI, dưới tác động của xu thế TCH sẽ có những bước
phát triển mạnh mẽ, đưa lại sự phồn thịnh không chỉ về của cải vật chất mà
cả đời sống tinh thần nhân loại.
Trước hết, sự tiếp tục làn sóng bùng nổ các thành tựu KH - CN và
tốc độ chuyển hoá của chúng thành lực lượng sản xuất trực tiếp diễn ra sẽ
rất nhanh, đây là yếu tố chủ yếu thúc đẩy kinh tế thế giới và TCH phát triển
vượt bậc. Các nước trước sức ép của những thách thức của TCH đều phải
vươn lên chiếm lĩnh các công nghệ, kỹ thuật mới đổi mới quy mô, cở cấu
sản xuất - kinh doanh, tạo lập động lực mơi để phát triển kinh tế dựa trên tri
thức. Thực tế cho thấy, những nước có khả năng giữ vững vị trí ưu thế

39
trong phát triển kinh tế thế giới, đều là những nước luôn đi đầu trong quá
trình phát triển và ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học, công nghệ.
Các dự báo khoa học đều khẳng định, 50 đầu của thế kỷ XXI sẽ là
giai đoạn phát triển mới chưa từng thấy của khoa học kỹ thuật cao, với
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học đóng vai trò trụ cột. Vì vậy, lực
lượng sản xuất (LLSX) vật chất xã hội sẽ càng tăng mạnh cả về bề rộng lẫn
chiều sâu sẽ thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thế giới và xã hội loài người
bước vào giai đoạn “xã hội tri thức”. Những thập niên đầu của thế kỷ XXI,
loài người sẽ có sự đột phá mang tính cách mạng về các công nghệ điện tử,
sinh học, hàng không vũ trụ, vật liệu mới, công nghệ Nano..., đồng thời sẽ
ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội, từ đó làm thay
đổi phương thức sản xuất xã hội, phương thức sinh hoạt, thậm chí cả
phương thức tư duy của con người. Dự tính trong 50 năm tới LLSX mà loài
người sáng tạo sẽ có khả năng vượt qua tổng LLSX hiện nay. Theo hướng
này, TCH mà trước hết là về kinh tế sẽ hiện diện trong diện mạo hoàn toàn
mới, đưa lại cơ hội lơn lao cho tiến bộ xã hội, nhưng đồng thời cũng thách
thức nghiêm trọng hơn đối với các nước đang phát triển. Ảnh hưởng của sự
đột phá về khoa học kỹ thuật cao mới không chỉ trong các ngành và lĩnh
vực cá biệt, mà sẽ làm thay đổi diện mạo tất cả các ngành, lĩnh vực, từ đó
nâng cao cơ cấu sản nghiệp thế giới, làm thay đổi phương thức mậu dịch và
đầu tư toàn cầu, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Những dao động và khủng
hoảng kinh tế mang tính cục bộ sẽ khó tránh khỏi, song đối với những bất
ổn và khủng hoảng mang tính toàn cầu sẽ có cơ hội được ngăn chặn hoặc
hạn chế.
Nhưng, sự phát triển cao, nhanh của khoa học, kỹ thuật và công nghệ
trong TCH, cũng có thể làm giàu cho loài người, mặc khác có thể bị một số
thế lực lợi dụng để phá hoại hoặc huỷ diệt nền văn minh nhân loại. Do đó,
ngay từ bây giờ vấn đề làm thế nào để chống được nạn lạm dụng khoa học
và kết quả nghiên cứu khoa học đã trở nên cực kỳ bức xúc, mang tính cốt

40
tử. Hơn nưa, khoa học - kỹ thuật là do con người sáng tạo ra, con người lại
được giáo dục trong trường học và xã hội, cùng với những tiến bộ của khoa
học kỹ thuật, những mô hình đào tạo nhân tài của nhà trường và xã hội
cũng không ngừng được sáng tạo và hoàn thiện, những quan niệm, phương
pháp, nội dung giáo dục nhất thành bất biến sẽ không thể đào tạo được
những nhân tài có tính chất sáng tạo và khả năng sáng tạo. Vì vậy, việc cải
cách chế độ giáo dục, chế độ dùng người là vô cùng cấp bách nhằm tạo ra
đội ngũ nhân tài có khả năng sáng tạo và sử dụng tiến bộ KH-CN theo
hướng nhân bản.
Từ thực trạng của xu thế TCH kinh tế kinh tế hiện nay cho thấy, đây
là xu thế không thể ngăn cản, tuy nhiên xu thế phản TCH cũng tiếp tục hiện
diện, thậm chí gia tăng do một số thế lực vẫn tham vọng áp đặt, không chế
TCH vì những lợi ích cố hữu, ích kỷ. TCH kinh tế là một quá trình, trong
đó các công ty xuyên quốc gia là những chủ thể chủ chốt. Các công ty
xuyên quốc gia đã trở thành một tổ chức khổng lồ có cơ sở ở mọi nơi, mọi
lĩnh vực trong nền kinh tế thế giới. Hoạt động của chúng ngày càng thể
hiện tính toàn cầu hoá sản xuất, đa nguyên hoá kinh doanh, toàn cầu hóa
quyết sách, chúng gộp vốn, kỹ thuật và quản lý thành một khối, nhân rộng
ra mọi nơi trên thế giới, hình thành hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối
và tiêu thụ mang tính toàn cầu, len lỏi vào mọi khâu của hoạt động tái sản
xuất xã hội, thúc đẩy nhanh tiến trình TCH kinh tế. Tuy nhiên, do theo đuổi
lợi nhuận tối đa, các công ty xuyên quốc gia bằng thực lực và ưu thế của
mình cũng có thể làm cho TCH nảy sinh những thiên hướng cực đoan, gây
ra sự chống đối xã hội gay gắt hơn rất nhiều so với hiện nay, nhằm đưa
TCH ngày càng đáp ứng nhu cầu dân chủ, công bằng, tiến bộ, nhân bản của
nhân loại.
Toàn cầu hóa kinh tế vân tiếp tục là con "dao hai lưỡi", nó vừa có thể
thúc đẩy sự sắp xếp tối ưu nguồn của cải trên phạm vi quốc tế, làm tăng
mức phúc lợi cho loài người, vừa có thể làm cho các nước ĐPT và các

41
nước lạc hậu đứng trước những thách thức nghiêm trọng bởi sự mở rộng
khoảng cách phát triển. Xét về thực chất, TCH kinh tế là một quá trình hội
nhập, chấp nhận các quy tắc chung của đời sống kinh tế, nhưng việc chế
định và giải thích các luật chơi quốc tế lại nằm trong tay các nước phát
triển, những luật chơi này phần lớn thể hiện ý chí và yêu cầu của các nước
phát triển, ít phản ánh nguyện vọng và yêu cầu của các nước ĐPT. Các
nước này với tư cách là người tiếp thu bị động luật chơi đó, nên thường ở
vào thế bất lợi, điều kiện mậu dịch yếu kém, sức cạnh tranh quốc tế giảm
xuống. Mối quan hệ giữa các nước phát triển với các nước ĐPT hình thành
từ lâu trong nền kinh tế thế giới là mối quan hệ trung tâm với ngoại vi,
trong xu thể phát triển của TCH hai thập niên tới, mối quan hệ này không
những không giảm, mà ngược lại còn mạnh hơn, sự phụ thuộc của các nước
ĐPT vào các nước phát triển chưa có sự thay đổi mang tính căn bản. Trong
điều kiện TCH kinh tế phát triển, không ít nước phát triển cũng bị thiệt hại,
chênh lệch thu nhập trong các nước phát triển cũng ngày càng lớn. Chính vì
lẽ đó, làn sóng chống TCH sẽ lan rộng cả trong các nước ĐPT và phát
triển. Từ đó có thể thấy, TCH kinh tế là một xu thế không thể đảo ngược,
nhưng không có nghĩa nó thuận buồm xuôi gió trong hai thập niên tới.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, nhất thể hóa, tập đoàn hoá kinh
tế khu vực phát triển nhanh mạnh, nhưng quan hệ giữa các tập đoàn khu
vực có nhưng điều chỉnh rất đáng kể. Sau những năm 90, sự phát triển của
các tổ chức kinh tế khu vực đã đột phá cách làm truyền thống hình thành
giữa các nước có trình độ kinh tế ngang nhau, làm xuất hiện xu thế mới tự
do hoá mậu dịch khu vực do các nước ĐPT và các nước phát triển có trình
độ kinh tế chênh lệch nhau cùng thành lập và thực hiện. Đầu thế kỷ XXI,
các tổ chức kinh tế khu vực, xuyên khu vực, giữa các châu lục sẽ được phát
triển hơn nữa, không gian hợp tác kinh tế khu vực sẽ không ngừng mở
rộng. Đến năm 2015, EU có thể sẽ thành lập một tổ chức nhất thể hoá kinh
tế lớn gồm 30 quốc gia. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ đến năm 2015 sẽ

42
mở rộng thành khu vực mậu dịch tự do toàn châu Mỹ với rất nhiều nước
Trung và Nam Mỹ tham gia. Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC) đến năm 2020 sẽ thực hiện tự do hoá mậu dịch và đầu tư.
Trong nửa đầu thế kỷ XXI, sẽ hình thành ba tập đoàn khu vực châu Âu,
châu Mỹ, Đông Á.
Tập đoàn hoá khu vực là một giai đoạn trong quá trình phát triển
TCH kinh tế. Dự đoán trong 10 năm đầu thế kỷ XXI, tập đoàn hoá khu vực
sẽ phát triển lớn hơn và ở chừng mực nhất định có thể chế ước được những
ảnh hưởng phụ tiêu cực của TCH kinh tế. Bởi vì, tập đoàn hoá khu vực
phát triển có thể tăng cường hợp tác kinh tế, đẩy nhanh và tăng cường tiềm
lực kinh tế trong khu vực; thực hiện chế độ hối suất ổn định cho đồng tiền
trong khu vực, và các dòng lưu chuyển vốn của khu vực cũng như thế giới.
Khu vực hoá, tập đoàn hoá thúc đẩy sự liên hệ lẫn nhau giữa các tổ
chức kinh tế khu vực trong thế giới đa cực hoá kinh tế sẽ được tăng cường
hơn nữa, lĩnh vực và phạm vi hợp tác được mở rộng hơn nữa, việc tập đoàn
hoá các tổ chức kinh tế khu vực phát triển cũng sẽ thúc đẩy sự lưu động tự
do của các yếu tố sản xuất trong phạm vi rộng lớn, đẩy nhanh sự thẩm thấu
lẫn nhau của tư bản, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau của tư bản, tăng cường
phân công quốc tế theo chiều sâu giữa các nước thành viên, thúc đẩy tiến
trình nhất thể hoá nền sản xuất khu vực, thúc đẩy sự tự do hoá và quốc tế
hoá mậu dịch, đầu tư, tiền tệ trong phạm vi toàn cầu. Nhất thể hoá kinh tế
khu vực sẽ tiếp tục thúc đẩy các vùng kinh tế Bắc Mỹ, EU, Đông Á từng
bước phát triển theo bố cụ kinh tế thế giới đa cực. Giữa nhất thể hoá kinh tế
khu vực với TCH kinh tế vừa có sự liên hệ, vừa có sự khác biệt. Cả hai đều
tập trung loại bỏ những cản trở việc lưu động tự do và xếp đặt hợp lý các
yếu tố sản xuất giữa các nước, đây là điểm đồng nhất. Quá trình nhất thể
hoá kinh tế nhanh tất sẽ đẩy nhanh quá trình TCH kinh tế. Có thể nói, nhất
thể hóa kinh tế khu vực là một giai đoạn bắt buộc phải trải qua trong tiến
trình toàn cầu hóa kinh tế. Chính vì vậy, các nước đồng thời tham gia tích

43
cực vào toàn cầu hóa kinh tế, cũng phải tích cực tham gia vào quá trình
nhất thể hoá kinh tế. Tuy nhiên, tất cả những tập đoàn kinh tế khu vực đều
đồng thời có đặc điểm hai mặt vừa mang tính mở cửa, vừa mang tính biệt
lập và điều đó sẽ ngày càng bộc lộ rõ trong tác động đến tiến trình TCH
những năm sắp tới, tạo ra những vận động nhiều chiều, thậm chí trái chiều
nhau, đòi hỏi phải thiết lập các cơ chế kiểm soat, điều tiết quá trình TCH.
Cùng với lĩnh vực kinh tế, xu thế TCH về khoa học kỹ thuật trong
hai thập niên đầu thế kỷ XXI cũng là một hướng quan trọng, thúc đẩy TCH
trên các lĩnh vực khác phát triển. TCH về khoa học kỹ thuật (KHKT) hiện
nay và những thập niên tới bao hàm ba nội dung chủ yếu là: sự phối hợp
mang tính toàn cầu đối với công tác nghiên cứu, khai thác tiến bộ KHKT;
quản lý KHKT toàn cầu theo chế độ và tiêu chuẩn chung; các nước cùng
hưởng lợi trên phạm vi toàn cầu đối với thành quả nghiên cứu, khai thác
KHKT. Ba nội dung này liên hệ với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau làm
thành thể thống nhất, tạo thành làn sóng chính của TCH về KHKT.
Là lực lượng xung kích thúc đẩy TCH nói chung, nên các công ty
xuyên quốc gia cũng đóng vai trò nòng cốt trong TCH về KHKT nhằm
phục vụ trực tiếp cho chiến lược sản xuất và kinh doanh mang tính toàn cầu
của họ. TCH về KHKT làm thay đổi kết cấu KHKT thế giới và các nước
TBPT cũng là những nước thu lợi nhiều nhất trên lĩnh vực này do có mạng
lưới công ty xuyên quốc gia vươn khắp toàn cầu.
TCH nghiên cứu và phát triển KHKT được các công ty xuyên quốc
gia tiến hành từ thập niên 80 thế kỷ XX và thu được kết quả đáng kể. Riêng
ở Mỹ, trong vòng 10 năm (1987-1997), các công ty xuyên quốc gia đã đầu
tư cho nghiên cứu và phát triển KHKT, công nghệ ở ngoài nước tăng trên 3
lần từ 6,5 tỷ USD lên tới 19,7 tỷ USD, chiếm 15% tổng chi phí cho nghiên
cứu KHKT của tất cả các công ty, trong đó nghiên cứu phát triển KHKT,
công nghệ cao chiếm tới trên 25%. Đương nhiên, TCH về KHKT không có
nghĩa là trọng điểm các hoạt động KHKT đã chuyển từ các nước phát triển

44
sang các nước ĐPT; đồng thời, các nước ĐPT trở thành điểm nóng đầu tư
cho nghiên cứu phát triển KHKT của các công ty xuyên quốc gia. Mặt
khác, lợi ích mà các nước ĐPT thu được qua quá trình nay cũng rất hạn
chế. Sở dĩ vậy là vì hầu hết các công ty xuyên quốc gia vẫn tập trung đầu
tư ở chính quốc, tỷ lệ đầu tư ra nước ngoài thấp. Cho đến nay, xu hướng
đầu tư vào nghiên cứu và phát triển KHKT của các công ty xuyên quốc gia
vẫn chủ yếu tập trung vào các nước, khu vực kinh tế phát triển, nhất là Mỹ,
EU và Nhật Bản. Xét về thực chất, TCH về KHKT hiện nay cũng chủ yếu
diễn ra ở các nước và khu vực phát triển và tình hình này khó có thể đảo
ngược trong hai thập niên tới. Các nước ĐPT thời gian qua nhận được đầu
tư đáng kể lĩnh vực nghiên cứu phát triển KHKT, công nghệ cũng chỉ là số
ít nước công nghiệp hoá mới (NICs) như Israel, Brazil, Mexico, Hàn Quốc,
Xingapo, Trung Quốc, Ấn Độ.
Trong thập niên 90, các nước TBPT tiếp tục phát triển manh các liên
doanh hợp tác kỹ thuật với nội dung cùng nghiên cứu phát triển và các hoạt
động sáng tạo kỹ thuật mới. Trung bình mỗi năm, các hiệp định hợp tác
nghiên cứu phát triển KHKT giữa các nước tăng khoảng trên 600 hiệp định
ở những năm 90. Hiện nay và những năm tới, phương thức liên doanh này
ngày càng tăng cường, nhất là những liên doanh quốc tế trong ngành thông
tin đại chúng, văn hoá, hàng không, dịch vụ tiền tệ, bào chế dược phẩm,
công nghệ sinh học và kỹ thuật, công nghệ cao. Các hiệp định liên doanh
kỹ thuật giữa các nước ĐPT đã tăng lên đáng kể, nhưng cũng chỉ có 240
hiệp định, chiếm 6,2% tổng số của thế giới, hơn nữa chủ yếu tập trung vào
Đông Á (60%), nơi có các nước NICs và Đông Âu đang chuyển đổi kinh tế
(30%).
Liên doanh kỹ thuật giữa các công ty xuyên quốc gia trực tiếp tăng
cường khả năng kiểm soát nguồn tài nguyên tri thức KHKT quốc tế, nhất là
kiểm soát việc chuyển giao kỹ thuật cho các nước ĐPT. Do vậy, các nước
TBPT rất sốt sắng trong việc thúc đẩy TCH về KHKT với sự đi đầu của

45
Mỹ, EU và Nhật Bản. Đến năm 1997, EU đã đưa ra 5 chương trình nghiên
cứu phát triển KHKT với tổng đầu tư 15 - 16 tỷ EURO. Ngoài ra, các nước
châu Âu còn có chương trình chung EUROKA với hàng nghìn đề tài
nghiên cứu khác nhau, riêng 1997 đã có tới 647 đề tài được tiến hành
nghiên cứu với tổng đầu tư 5,6 tỷ EURO và sự tham gia của hơn 3 nghìn tổ,
trong đó 2/3 là tổ chức công nghiệp các loại, các xí nghiệp công nghiệp nhỏ
chiếm khoảng 40%. Năm 2000, EU có 678 đề tài nghiên cứu đang được
tiến hành với đầu tư 11,6 tỉ EURO. Ngay từ năm 1995, tổng kinh ngạch
vốn đầu tư lưu động kỹ thuật toàn thế giới đã lên tới 68 tỷ USD, trong đó
Mỹ, châu Âu, Nhật Bản chiếm 66 tỷ USD, tức trên 97%, riêng Mỹ 27 tỷ
USD, châu Âu 34 tỷ USD và Nhật Bản 5 tỷ USD.
Các nước ĐPT thời gian gần đây cũng xúc tiến hợp tác KHKT với
mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế do thiết bị cơ
sở hạ tầng, nhân viên nghiên cứu, khả năng kỹ thuật và vốn đầu tư kém xa
các nước phát triển. Đó là chưa kể một nguyên nhân quan trọng nữa là các
nước phát triển đều đưa ra những quy định hạn chế chuyển nhượng kỹ
thuật tiến tiến cho các ĐPT, và các biện pháp kiềm chế khác nhằm giữ
được ưu thế của mình. Chính vì vậy, cho dù các nước ĐPT có nỗ lực thúc
đẩy hợp tác KHKT thì mức độ tiến triển vẫn rất chậm so với các nước phát
triển. Tuy vậy, TCH về KHKT ngày càng tiến triển trong hai thập niên tới
cũng sẽ có lợi nhất định cho các nước ĐPT, nhất là thúc đẩy cơ sở hạ tầng
KHKT của các nước này, từ đó tạo ra cơ may cho họ nâng cao thực lực
kinh tế và khăn năng cạnh tranh quốc tế, rút ngắn khoảng cách trình độ
KHKT so với các nước phát triển.
TCH về KHKT với đà phát triển như hiện nay đang và sẽ lôi cuốn
ngày càng nhiều nước trên thế giới, đây là một tiến trình rất quan trọng để
các nước, nhất là các nước ĐPT hội nhập các nước vào hệ thống kinh tế thế
giới, thực hiện TCH kinh tế. Hai thập niên tới, trong quá trình này, các
nước phát triển do có ưu thế nổi trội về nhiều mặt nên vẫn tiếp tục đóng vai

46
trò chủ đạo, thao túng và kiếm được nhiều lợi nhất, còn đối với phần lớn
các nước ĐPT tuy cũng có lợi nhưng thách thức cũng rất lớn và ở vị thế lép
vế hơn rất nhiều, ngoại trừ một vài nước phát triển nhất trong số các NICs
hiện nay.
2.3. Xét dưới góc độ chủ quyền, an ninh quốc gia và nền độc lâp dân
tộc, TCH trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI tiếp tục đặt ra hàng loạt vấn
đề cần phải có cách tiếp cận mới. Quan niệm về độc lập dân tộc (ĐLDT)
cũng ngày càng được bổ sung thêm nhiều nội dung mới. Quan niệm truyền
thống khẳng định nội dung cốt lõi của ĐLDT bao hàm quyền bất khả xâm
phạm về mọi lĩnh vực trong phạm vi quốc gia (trong đó quan trọng nhất là
chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và quyền lựa chọn định hướng phát triển) và
quyền độc lập trong quan hệ quốc tế. Dưới tác động của TCH, quan niệm
ĐLDT ngày càng gắn bó chặt chẽ với quan niệm tổng thể về an ninh quốc
gia. Theo đó, an ninh của mỗi quốc gia không chỉ là sự tồn tại của quốc gia
với tư cách là một chủ thể chính trị độc lập, có chủ quyền trong hệ thống
quốc tế, mà còn được hiểu là quốc gia đó được bảo vệ khỏi những đe doạ,
sự tiến công, xâm lược, những hiểm hoạ cả từ bên ngoài lẫn từ bên trong
mỗi quốc gia. Các mối hiểm hoạ hay đe doạ rất đa dạng và mang bản chất
khác nhau có thể thuộc loại chính trị, quân sự, kinh tế hay văn hoá, xã hội,
môi trường,...An ninh quốc gia ngày càng được nhìn nhận như một tổng thể
của các lĩnh vực chủ yếu gồm an ninh quân sự, an ninh chính trị, an ninh
kinh tế, an ninh văn hoá, an ninh môi trường, an ninh con người, v.v...
Mặt khác, trong nền kinh tế TCH, quốc gia dân tộc có chủ quyền
không còn là nhân tố duy nhất có vai trò chế định chính sách kinh tế mà là
sự tồn tại đồng thời của 4 nhân tố có thể đảm nhận vai trò này một cách
hiệu quả. Đó là: quốc gia dân tộc có chủ quyền; các khối kinh tế khu vực
(ví dụ ASEAN, EU...); các thể chế kinh tế quốc tế (IMF, WB, ADB...) và
các công ty xuyên quốc gia. Các lực lượng này ảnh hưởng lẫn nhau, ràng
buộc, hợp tác và xung đột với nhau, tác động đến an ninh, chủ quyền quốc

47
gia và nền ĐLDT.
Trên phương diện chính trị, TCH đặt ra những vấn đề phải xử lý liên
quan đến độc lập chủ quyền chính trị, đến hệ thống chính trị và các thiết
chế xã hội của các nước. Tính độc lập của quốc gia sẽ bị thách thức bởi sự
gia tăng tuỳ thuộc lẫn nhau giữa họ, bởi sự hạn chế thẩm quyền và khả
năng hành xử theo ý chí của riêng mỗi quốc gia. Sự ổn định của hệ thống
chính trị và các thiết chế xã hội sẽ luôn chịu áp lực của quá trình tự do hoá
thương mại và mở cửa. Các thế lực bên ngoài, nhất là các tập đoàn độc
quyền xuyên quốc gia luôn triệt để lợi dụng để can thiệp, áp đặt đối với các
nước ĐPT. Quá trình TCH và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt các nước,
đặc biệt là các nước ĐPT phải đối mặt trước nhiều hiểm hoạ đối với sự ổn
định như: nguy cơ gia tăng thất nghiệp và sự suy yếu của văn hoá truyền
thống, nguy cơ phổ biến dễ dàng hơn các tệ nạn như chủ nghĩa khủng bố,
ma tuý, mại dâm, nguy cơ gia tăng khoảng cách giàu nghèo, bất công xã
hội và các khuynh hướng chính trị cực đoan phản dân chủ, v.v…
Cùng với sự tiến triển của TCH kinh tế, các nước cũng nhận thức rõ
hơn rằng mối đe doạ lớn nhất đối với nền ĐLDT, bên cạnh sự tiến công,
xâm lược về quân sự còn có sự tụt hậu về phát triển, nghèo đói và kém khả
năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Phát triển kinh tế và an ninh kinh tế
sẽ ngày càng trở thành nền tảng trụ cột đảm bảo ĐLDT trong xu thế TCH.
Dĩ nhiên, đối với nhiều nước ĐPT bất cập lớn nhất là ở chỗ, cùng với sự
phát triển kinh tế, cũng xuất hiện những áp lực đối với sự ổn định của trật
tự xã hội. Các nước ĐPT không có cách nào khác là phải hội nhập để có cơ
may phát triển kinh tế hoặc chí ít là không bị đẩy ra ngoài rìa của sự phát
triển chung và như vậy, trên mức độ nhất định, họ phải chịu lệ thuộc vào
thị trường quốc tế và chính trị nếu như bản thân các nước ĐPT triển không
thể chủ động kiểm soát được quá trình hội nhập quốc tế.
Như vậy, trong chiều hướng vận động của nó hai thập niên đầu thế
kỷ XXI, xu thế TCH khiến cho lợi ích kinh tế, chính trị, an ninh và môi

48
trường, sinh thái của các nước sẽ ngày càng gắn bó chặt chẽ. Các lĩnh vực
dựa vào nhau ngày càng lớn, mức độ càng sâu, sẽ ảnh hưởng tích cực đến
sự phát triển lành mạnh của mối quan hệ quốc tế và tình hình an ninh quốc
tế trong tương lai. Tuy vậy, trong khi TCH thúc đẩy khả năng ổn định
tương đối, thì môi trường an ninh quốc gia trong tương lai gần vẫn tiếp tục
phải đối mặt với ít nhất bốn mối đe doạ và thách thức không ít nan giải:
Thứ nhất, chủ nghĩa thực dân kinh tế mới trỗi dậy, an ninh kinh tế
quốc gia ngày càng nổi bật. TCH kinh tế có thể thúc đẩy sự phân phối hợp
lý các yếu tố sản xuất, tạo ra những điều kiện có lợi cho nền kinh tế các
nước bổ trợ nhau và phát triển không ngừng, nhưng ảnh hưởng tiêu cực
cũng khó tránh khỏi và không thể xem nhẹ. Trong quá trình TCH, do các
nước phát triển chiếm vị trí chủ đạo, các nước đang phát triển thường phải
chấp nhận một số điều kiện không bình đẳng, không công bằng, biểu hiện
nổi bật nhất là "chủ nghĩa thực dân kinh tế mới" trỗi dậy. Các nước phát
triển phương Tây thực hiện chính sách "chính trị hoá kinh tế", lợi dụng các
tổ chức quốc tế như WTO, IMF và WB để giành lợi ích kinh tế cao hoặc
can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, thậm chí dùng những biện pháp
rút viện trợ và vốn đầu tư, gây khủng hoảng, kiềm chế kinh tế các nước
đang phát triển. Trong hệ thống phân công quốc tế, các nước đang phát
triển ở vành đai ngoại vi dễ tiếp nhận những ngành nghề cấp thấp từ các
nước phát triển, dẫn đến tính đơn nhất và tính phụ thuộc của kết cấu ngành
nghề, thị trường các nước đang phát triển dễ bị các nước phát triển lấn át.
Trong tình hình hệ thống tiền tệ thiếu hoàn thiện và khả năng đối phó tương
đối kém, các nước đang phát triển có thể tạo ra điều kiện đầu cơ cho những
hành động vụ lợi của tư bản tài chính quốc tế trên phạm vi thế giới.
Thứ hai, cạnh tranh KHKT ngày càng gay gắt, khiến cho an ninh
KHKT của quốc gia ngày càng quan trọng nổi bật. Mặc dù, chiến tranh
lạnh kết thúc, giữa các nước lớn đã tăng cường hợp tác và giao lưu, nhưng
cuộc chạy đua nội lực tổng hợp lấy KHKT làm tiên phong, kinh tế làm nền

49
tảng ngày càng diễn ra dữ dội, TCH trở thành "chất xúc tác" của cuộc cạnh
tranh gay gắt ấy, ảnh hưởng kép của KHKT đối với an ninh quốc gia càng
bộc lộ rõ. Một mặt, KHKT là lực lượng sản xuất hàng đầu, đã trở thành
huyết mạch của sự phát triển kinh tế quốc gia, cũng là nhân tố quan trọng
để giành ưu thế quân sự quốc gia. Mặt khác, một số thế lực có thể lợi dụng
ưu thế KHKT về "chuyển nhượng" hoặc đe doạ về KHKT để tìm kiếm lợi
ích kinh tế cao hoặc lợi ích chính trị lớn thông qua độc quyền kỹ thuật, bao
vây kỹ thuật, đánh cắp bí mật công nghệ kỹ thuật nhằm kiềm chế sự phát
triển của đối thủ. Cùng với tiền trình TCH tăng nhanh, các nước phát triển
và các xí nghiệp lớn đã lấy điều kiện làm việc tốt và mức thù lao cao để thu
hút nhân tài, dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám” có nguy cơ gia tăng
nghiêm trọng, phương hại đến sức mạnh tổng hợp quốc gia.
Thứ ba, ý thức hệ phương Tây du nhập ngày càng nhiều, thách thức
an ninh chính trị quốc gia. Ảnh hưởng của TCH trên các mặt văn hoá chính
trị cũng rất lớn. Các nước phương Tây sử dụng TCH làm công cụ ra sức
truyền bá, áp đặt quan niệm giá trị, văn hoá tư tưởng của mình cho các
nước khác, thực hiện chính sách "thực dân văn hoá"'; gây ảnh hưởng đối
với nhân dân các nước đối địch và can thiệp vào công việc chính trị, ngoại
giao của các nước này, làm suy yếu ý chí dân tộc, phá hoại khối đoàn kết
dân tộc và nền tảng văn hoá, chính trị truyền thống của nước đó, thúc đẩy
họ "Tây hoá" và "phân hoá", biến họ thành các nước lệ thuộc. Điều đó có
thể giúp các thế lực cường quyền giành được thắng lợi triệt để và lâu dài
hơn so với việc dùng sức mạnh quân sự và khống chế kinh tế. Du nhập ý
thức hệ và làm nhạt phai ý thức hệ tiếp tục trở thành những biện pháp cơ
bản để CNĐQ thực hiện "Diễn biến hoà bình" đối với các nước XHCN.
TCH tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc du nhập tư tưởng văn hoá, ý thức
hệ thông qua sử dụng hệ thống truyền thông hiện đại, văn hoá thương
phẩm, văn học, điện ảnh hoặc mạng Internet. Bên cạnh đó, thông qua TCH,
các thế lực thù địch bên ngoài có điều kiện thuận lợi tuyên truyền, kích

50
động, chia rẽ dân tộc làm suy yếu nhân tố hội tụ sức mạnh đoàn kết dân
tộc, phá hoại sự ổn định chính trị xã hội của các nước khác.
Thứ tư, sự suy thoái môi trường đi đôi với tiến trình TCH khiến cho
an ninh sinh thái của các nước, nhất là các nươc ĐPT trở nên nóng bỏng và
nhức nhối hơn. TCH kinh tế có nghĩa là một sự chuyển dịch lớn trong phân
công lao động quốc tế. Các nước phát triển tập trung vào các ngành kinh tế
tri thức không ô nhiễm có lợi nhuận cao, còn các nước ĐPT trở thành khu
vực chủ yếu sản xuất các chế phẩm công nghiệp và sản phẩm vật chất từ tài
nguyên, nên trở thành nạn nhân chủ yếu phải trả giá cho môi trường toàn
cầu. Trong tiến trình TCH hai thập niên tới, sự phát triển của các nước phát
triển vẫn phụ thuộc vào tài nguyên, thị trường, hàng hóa và sức lao động
với giá rẻ của các nước ĐPT, cho nên sự phát triển ấy tạo ra sự xuống cấp
của môi trường sinh thái loài người, thể hiện chủ yếu ở tình trạng các
nguồn tài nguyên sinh tồn của con người thiếu thốn về số lượng (nước, dầu
mỏ, than và các kim loại quý hiếm ngày càng cạn kiệt), giảm sút về chất
lượng (đất đai thoái hoá, cây cối bị phá hoại và ảnh hưởng của nó đối với
khí hậu). Nguy cơ bị "xâm lược sinh thái" đối với các nước ĐPT tiếp tục
hiện hữu do việc các nước phát triển chuyển những nhà máy sản xuất gây ô
nhiễm, có hại cho môi trường và sức khoẻ con người sang, hoặc trực tiếp
xuất khẩu hay bán tháo rác thải công nghiệp có hại sang các nước đang
phát triển. An ninh môi trường nhưng thập niên đầu thế kỷ XXI sẽ trở
thành một nội dung quan trọng cấu thành an ninh quốc gia và tác động
mạnh đến an ninh chính trị, kinh tế, thương mại, tài chính, KHKT v.v…
Tóm lại, TCH với tính cách là một xu thế lịch sử được hình thành,
vận động va phát triển qua nhiều giai đoạn với những cấp độ biểu hiện khác
nhau, trên cơ sở những điều kiện vật chất - kỹ thuật, kinh tế, chính trị - xã
hội cụ thể. TCH là một quá trình thống nhất bao hai mặt, vừa tích cực vừa
tiêu cực; song đã, đang và sẽ tiếp tục cuốn hút sự tham gia có tính chủ động
của ngày càng đông đảo các quốc gia - dân tộc, các giai tầng xã hội. Những

51
tác động tích cực và những tác động tiêu cực do xu thế toàn cầu hoá tạo ra
đối với các quốc gia - dân tộc đều tồn tại dưới dạng tiềm năng. Chúng chỉ
trở thành hiện thực trong những điều kiện cụ thể, mà ở đó vai trò của nhân
tố chủ quan có tính quyết định rất lớn. Mặt tích cực và mặt tiêu cực cùng
tồn tại một cách hữu cơ trong một xu thế, có thể chuyển hoá lẫn nhau và
bởi vậy, có thể tạo ra thuận lợi hay khó khăn; cơ hội hay thách thức; thời cơ
hay nguy cơ. Điều đó phụ thuộc vào tình hình cụ thể và hiệu quả hoạt động
thực tiễn của nhân tố chủ quan. Nhìn từ chiều sâu này, TCH tự nó đã hàm
chứa một cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc phức tạp. Trong hai
thập niên tới, về cơ bản, TCH sẽ tiếp tục vận động và tương tác tới đời sống
nhân loại theo những chiều hướng như hiện nay; đương nhiên, nó được
biểu hiện ra với hình thức, quy mô và những hệ luỵ đa dạng, thúc đẩy thế
giới chuyển động nhanh chóng trong quá trình tiến hoá lên nấc thang cao
hơn về chất. TCH tiếp tục hiện diện là một xu thế chủ đạo của đời sống
nhân loại thế kỷ XXI.

52
SỰ RA ĐỜI CỦA PHONG TRÀO ĐẤU TRANH
CHỐNG MẶT TRÁI TOÀN CẦU HÓA

PGS,TS Hà Mỹ Hương
Viện Quan hệ quốc tế
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

I. Hoàn cảnh ra đời Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa

Nhiều năm trở lại nay, càng ngày càng có nhiều lời khẳng định rằng
toàn cầu hoá đó trở thành một xu thế không thể đảo ngược trong đời sống
nhân loại, rằng toàn cầu hoá về cơ bản là một xu thế tích cực, làm cải thiện
rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân loại, rằng nhờ toàn cầu hoá
mà loài người ngày càng xích lại gần nhau hơn, rằng toàn cầu hoá đó và
đang tác động một cách mạnh mẽ và trực tiếp đến tất cả mọi người, mọi
quốc gia dân tộc, đang là nhân tố quan trọng hàng đầu làm biến đổi bộ mặt
thế giới này. Nhưng cũng khá nhiều người cho rằng toàn cầu hoá thực chất
chỉ là “kẻ ăn ốc, người đổ vỏ”, nên ra sức chống lại cái toàn cầu hoá chỉ
làm lợi cho “kẻ ăn ốc” đó. Như vậy, đã và đang có những loại quan điểm
rất khác nhau khi nhìn nhận về thực chất của toàn cầu hoá. Trên thực tế,
nếu như toàn cầu hoá đang có một số tác động không thể phủ nhận đến sự
phát triển của thế giới theo hướng đi lên, nghĩa là theo hướng tích cực,
thúc đẩy sự tiến bộ, thì đáng tiếc là bên cạnh những tác động tích cực đó,
toàn cầu hóa trong giai đoạn hiện nay đang có rất nhiều những tác động
tiêu cực lên các nước trong cộng đồng quốc tế, đến sự phát triển của thế
giới nói chung, và trên thực tế đang làm nhân loại cứ "một bước tiến" lại có
" hai bước lùi". Chính vì vậy, đã ra đời một phong trào xã hội quốc tế dưới
tên gọi Phong trào chống toàn cầu hoá. Có khá nhiều nhân tố chủ quan và
khách quan dẫn tới sự ra đời của phong trào xã hội quốc tế rộng lớn này.
Sau đây chúng ta xem xét cụ thể hơn bối cảnh lịch sử của sự ra đời, hay nói
chính xác hơn là xem xét những nguyên nhân, những nhân tố chủ yếu dẫn

53
đến sự ra đời Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá.

1. Những hệ quả tiêu cực của toàn cầu hoá đến đời sống xã hội loài người

Trước hết xin được khẳng định rằng những hệ quả tiêu cực của toàn
cầu hoá đang được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
sự ra đời Phong trào chống toàn cầu hoá. Quả thật toàn cầu hoá đã và đang
gây ra những hệ quả rất tiêu cực đến đời sống xã hội loài người như sau:

Thứ nhất, trên lĩnh vực kinh tế. Có thể thấy rõ rằng do sự phát triển
sâu rộng của toàn cầu hoá kinh tế và quá trình mở cửa, hội nhập của các
nước, mà đông đảo các nước trên thế giới đã và đang phải chịu sự ràng
buộc của các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính – tiền tệ và đầu tư,
những quy tắc chủ yếu do các nước Phương Tây đề ra từ cách đây hơn nửa
thế kỷ. Những quy tắc này phần lớn mang tính áp đặt, bắt buộc những nước
nào muốn tham gia quá trình phân công lao động quốc tế đều phải tuân
theo, phải thực hiện. Trong khi đó, có một thực tế hiển nhiên là các nước
khi tham gia quá trình phân công lao động quốc tế là với những điều kiện,
hoàn cảnh rất khác nhau, từ điểm xuất phát rất khác nhau. Thế nhưng các
nước phát triển Phương Tây lại muốn thi hành “luật chơi chung” cho tất cả
các nước và trên thực tế không nhượng bộ, ưu tiên chút nào cho các nước
đến sau. Nghĩa là các nước đang phát triển, chậm phát triển, kém phát triển
khi tham gia cái sân chơi mang tên "toàn cầu hóa kinh tế" đó đều phải chịu
sức ép cạnh tranh bất bình đẳng và sự điều tiết vĩ mô bất hợp lý của các
nước tư bản phát triển hàng đầu. Dựa vào sức mạnh kinh tế và mức đóng
góp vốn khống chế ở các thiết chế tài chính, tiền tệ và thương mại quốc tế,
Mỹ và các nước khác trong nhóm G7 đang giữ quyền điều khiển các thể
chế kinh tế - thương mại toàn cầu, trong việc áp đặt lợi ích của giai cấp đại
tư sản cho phần còn lại của thế giới thông qua IMF, WB, WTO,…Tiến
trình tái tích luỹ tư bản của toàn cầu hoá, hay còn được gọi là Đồng thuận
Washington, được coi là khởi nguồn cho một giai đoạn phát triển mới của

54
chủ nghĩa tư bản trên quy mô toàn cầu sau khi những luận thuyết kinh tế
học Keynes đã mất hiệu nghiệm sau những thập niên 1950 – 1970. Đồng
thuận Washington là sự thoả thuận trong thực tế giữa những năm 70 của
thế kỷ XX của các thiết chế tài chính quốc tế với Quỹ dự trữ liên bang Mỹ
về sự cần thiết hướng nền kinh tế toàn cầu đến tự do hoá thị trường, dỡ bỏ
các biện pháp điều tiết mà các nước đang áp dụng, để cho thị trường đóng
vai trò động lực chính của phát triển, bởi “thị trường là cỗ máy điều tiết của
xã hội”. Những người sùng bái chủ nghĩa tự do mới, những “môn đồ” của
Đồng thuận Washington cố tình không hiểu hoặc cố tình lờ đi, rằng trên
thực tế, đây là hoạt động lũng đoạn của tư bản độc quyền quốc tế. Trong
hoàn cảnh này, sự cạnh tranh kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế trở
nên bất bình đẳng và bất hợp lý cao độ. Giáo sư Joseph Stiglitz, nhà khoa
học từng nhận giải Nobel về kinh tế năm 2001 và từng là Phó chủ tịch
Ngân hàng thế giới những năm 1997 – 2000 khẳng định: “Trật tự kinh tế
hiện tại đang đẩy người nghèo vào tình trạng khó khăn hơn, khi mức thuế
đối với hàng nhập khẩu mà các nước công nghiệp phát triển đặt ra đối với
các nước đang phát triển cao hơn 4 lần so với mức thuế đối với hàng hoá
nhập khẩu từ các nước phát triển vào các nước đang phát triển. Trên thực
tế, vòng đàm phán thương mại Urugoay đã làm cho các quốc gia nghèo
nhất trở nên nghèo hơn, vì trong khi các nước đang phát triển bị ép phải mở
cửa thị trường và chấm dứt chính sách trợ giá, thì các nước công nghiệp
phát triển tiếp tục trợ giá nông nghiệp và duy trì mức thuế quan cao đối với
những sản phẩm chủ yếu nhập khẩu từ các nền kinh tế đang phát triển”.1
“Mỗi năm các nước giàu bỏ ra 390 tỷ USD trợ cấp cho các trang chủ giàu
có của họ sản xuất lương thực đem bán phá giá ở các nước đang phát triển,
khiến nông dân các nước này hết phương mưu sống”.2 Trên thực tế, toàn

1
Joseph Stiglitz, Thương mại toàn cầu hay sự lầm tưởng của lãnh đạo chính trị, Tạp chí Kinh tế Viễn
Đông (Nga), số 3/2006.
2
Nguyễn Văn Thanh (chủ biên), Porto Alegre- Bình minh của một toàn cầu hoá khác, Nxb Chính trị quốc
gia, H., 2003, tr. 163.

55
cầu hoá đã làm cho các quan hệ kinh tế quốc tế trở nên hết sức bất bình
đẳng và bất hợp lý. Hệ quả là chênh lệch giàu - nghèo và khoảng cách về
trình độ phát triển đạt tới con số vực thẳm và diễn ra ở mọi cấp độ: giữa các
quốc gia, trong từng quốc gia, cũng như trong từng cộng đồng xã hội.

Thứ hai, trên lĩnh vực xã hội. Có thể thấy rõ một thực trạng đáng
buồn là cơn lốc toàn cầu hoá đang làm trầm trọng và có thể tiếp tục làm
trầm trọng thêm tình trạng loại trừ xã hội (social exclusion). Có nghĩa là
trong khi toàn cầu hóa đem lại sự giàu sang vô độ cho "một tỷ vàng"những
người có lợi thế và biết tận dụng lợi thế, biết tận dụng cơ hội do toàn cầu
hóa mang lại, thì có tới hàng tỷ người khác trên hành tinh này hầu như
không được hưởng một chút thành quả gì của toàn cầu hoá. Trên thực tế họ
đang bị bần cùng hoá, bị rơi vào, bị đẩy vào tình trạng thất nghiệp triền
miên, không được giáo dục - đào tạo, không được chăm sóc sức khoẻ, thiếu
thông tin, thiếu nước sạch, không được thụ hưởng các chính sách an sinh xã
hội, nghĩa là đang bị đặt ra ngoài lề của sự phát triển. “Nếu như 3 người
giàu nhất sở hữu một lượng tài sản lớn hơn GDP của 600 triệu người ở các
nước kém phát triển nhất, thì có tới 1/4 dân số thế giới sống dưới mức 1
USD/ngày, 1/2 sống dưới mức 2 USD/ngày; mỗi ngày có 24.000 người
chết vì suy dinh dưỡng, trong đó 3/4 là trẻ em dưới 5 tuổi... Mỗi năm có
thêm 10 triệu người bị đẩy vào hàng ngũ những người cùng khổ”.3 Vì vậy,
ngay các học giả Phương Tây cũng thừa nhận: “Cho dù không thể khẳng
định rằng toàn cầu hoá dẫn đến việc một số nước bị bỏ mặc, nhưng thực tế
buộc ta phải thừa nhận rằng trào lưu này song hành cùng tình trạng chênh
lệch nghiêm trọng giữa các nước giàu và các nước nghèo vẫn tồn tại dai
dẳng”. 4 Hậu quả là cơ cấu xã hội của mỗi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu
hoá có thể biến động phức tạp, tiêu cực và khó lường, làm cho sự phân

3
Nguyễn Văn Thanh (chủ biên), Porto Alegre- Bình minh của một toàn cầu hoá khác, Nxb Chính trị quốc
gia, H., 2003, tr.156.
4
Viện Quan hệ quốc tế Pháp, Thế giới toàn cảnh - Ramses 2001, Nxb Chính trị quốc gia, H., 2001, tr. 91.

56
tầng, phân hoá xã hội cũng trở thành yếu tố tiêu cực đối với bản thân sự
phát triển của đất nước. Đây là những nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến sự
bùng nổ xã hội trong từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu.

Thứ ba, trên lĩnh vực văn hoá. Xu thế toàn cầu hoá cũng đang đặt
các quốc gia dân tộc đang phát triển đứng trước nguy cơ bị các giá trị
phương Tây, nhất là các giá trị văn hoá Mỹ xâm nhập ồ ạt, làm tổn hại bản
sắc văn hoá dân tộc. Đó là vì, Mỹ và các nước tư bản phát triển đang ra sức
lợi dụng ưu thế vượt trội về công nghệ truyền thông để ráo riết triển khai,
áp đặt các giá trị văn hoá của mình trên toàn thế giới. Trên thực tế, họ đang
thực hiện một cuộc"xâm lăng văn hóa" đối với nền văn hóa các nước nhỏ.
Chưa bao giờ nền văn hoá nhân loại lại đứng trước một nghịch lý phức tạp
như trong kỷ nguyên toàn cầu hoá hiện nay. Đó là việc toàn cầu hóa vừa
mở ra cơ hội, mở ra khả năng cho các dân tộc giao lưu sâu rộng với các dân
tộc khác, từ đó làm giàu thêm các giá trị văn hóa của dân tộc mình, vừa đặt
nhân loại đứng trước nguy cơ bị nghèo văn hoá rất nghiêm trọng. Đó là
trong khi các giá trị phổ quát mang tính nhân loại tác động làm nâng cao
trình độ văn hóa chung một cách lành mạnh, thì đồng thời nó cùng làm cho
tính riêng biệt, đặc thù, sắc thái độc đáo của mỗi nền văn hóa dễ bị mai
một, nhạt nhòa nếu các nền văn hóa đó không có cách bảo vệ những giá trị
văn hóa của riêng mình. Khuynh hướng đồng nhất trên những bình diện
nào đó về văn hóa (không nhất thiết là đồng hóa trên cơ sở một nền văn hóa
lớn, mạnh, mà có thể là sự lai tạp nhiều giá trị của các nền văn hóa khác
nhau) đang trở nên rất rõ ràng. Các thang bậc giá trị bị đảo lộn. Hơn nữa,
mưu đồ của Mỹ và các nước Phương Tây dùng văn hoá Mỹ, văn hoá
Phương Tây như một phương sách, một biện pháp, một thủ đoạn (còn
được gọi là sử dụng "sức mạnh mềm"," quyền lực mềm"- soft power) để
thống trị toàn thế giới đã được nhiều chính khách quốc tế, nhà nghiên cứu
quốc tế xác định là biểu hiện của chủ nghĩa đế quốc về văn hoá. Thế lực
này, "sức mạnh mềm" này, cũng như các loại chủ nghĩa đế quốc về kinh tế

57
và chính trị (các loại "sức mạnh cứng"- hard power) đang là nguy cơ đe doạ
sự sống còn và phát triển của mọi cộng đồng, quốc gia, dân tộc trên thế
giới. "Chính toàn cầu hóa đã tạo ra một trong những khả năng phản tiến bộ
là quốc tế hóa các hiện tượng tiêu cực của đời sống xã hội như: sự lan tràn
chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa kinh tế, chủ nghĩa kỹ trị; sự du nhập lối
sống xa lạ với giá trị truyền thống, thậm chí lối sống đồi trụy; nạn ma túy,
mại dâm và lây nhiễm nhiều căn bệnh thế kỷ".5 Đây thực sự là vấn đề
nghiêm trọng, bởi nó không đơn giản chỉ đe dọa bản sắc dân tộc, mà còn là
vấn đề tác động đến sự tồn vong của mỗi quốc gia dân tộc. Nhà xã hội học
Helena Norberg- Hodge nhận xét: “Đang có một kiểu độc canh văn hoá
toàn cầu có khả năng phá vỡ các nền văn hoá truyền thống với một tốc độ
và tính chất tận số hãi hùng vượt xa những gì thế giới từng chứng kiến
trước đây”.6

Thứ tư, trên lĩnh vực an ninh quốc gia. Có thể thấy xu thế toàn cầu
hoá đang đặt ra cho mỗi nước hàng loạt vấn đề rất mới và rất khác trước.
Nội dung khái niệm “an ninh quốc gia” được mở rộng, theo nhiều nhà
nghiên cứu bao gồm các lĩnh vực sau: An ninh quân sự; an ninh chính trị;
an ninh kinh tế (bao gồm cả an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an
ninh tài chính); an ninh xã hội; an ninh môi trường; an ninh con người.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang mở rộng phạm vi và lĩnh vực hoạt động,
các nguy cơ đe doạ an ninh ngày càng phức tạp hơn, bởi bên cạnh các nguy
cơ truyền thống, đã xuất hiện các nguy cơ phi truyền thống, mang tính chất
xuyên quốc gia, chẳng hạn, nạn tin tặc tấn công vào các hệ thống bảo mật
quốc gia, sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, nạn di cư bất hợp
pháp, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng,....
Nghĩa là cục diện an ninh dưới tác động của toàn cầu hóa đã thay đổi, nên

5
Nguyễn Văn Huyên, Giá trị truyền thống và những thách thức của toàn cầu hoá, Bài in trong Kỷ yếu
Hội thảo quốc tế do Viện Triết học thuộc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn (Viện Khoa học xã hội
Việt Nam hiện nay) tổ chức, H., 5/2001.
6
Toàn cầu hoá dưới những góc nhìn khác nhau, Nxb Chính trị quốc gia, H., 2005, tr. 13.

58
các công cụ, biện pháp, hình thức, cơ chế bảo đảm an ninh cũng phải thay
đổi . Phát triển kinh tế bền vững và bảo đảm an ninh kinh tế trên mọi bình
diện trở thành nội dung trung tâm, xuyên suốt của các chính sách quốc gia.
Vì vậy, "ngày càng có nhiều nước đặt vấn đề an ninh quốc gia như là một
mục tiêu và thành tố của chiến lược phát triển tổng thể đất nước, gắn chặt
vấn đề này với các yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường,
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển con người.”7

Thứ năm, trên lĩnh vực chính trị. Xu thế toàn cầu hoá đang tạo ra
một số nguy cơ đe doạ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh
thổ, vai trò của nhà nước,…. “ở đây, nổi lên trước hết là mối quan hệ giữa
toàn cầu hóa với chủ quyền quốc gia dân tộc. Cùng với đà phát triển mạnh
mẽ của toàn cầu hóa kinh tế, về khách quan đã đặt ra những thách thức đối
với chủ quyền quốc gia".8 Đã xuất hiện những mưu đồ lấy cái làng toàn cầu
thay thế các quốc gia dân tộc; lấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước để
hạ thấp chủ quyền quốc gia; lấy một thị trường không biên giới để phủ
nhận tính bất khả xâm phạm của toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; lấy các thiết
chế quốc tế làm mô hình siêu nhà nước đứng trên các nhà nước quốc gia,
v.v.. Đây là những biểu hiện lợi hại của chủ nghĩa đế quốc trong bối cảnh
toàn cầu hoá, nhằm đạt tới mục tiêu nhất thể hoá nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa, bao gồm cả các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên toàn thế giới
và thiết lập một trật tự thế giới do Mỹ độc quyền chi phối. Nói đến sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa các nước trong cộng đồng quốc tế, chúng ta không phủ
nhận những tác động tích cực của nó. Song sự phụ thuộc lẫn nhau đó chỉ
tạo ra cơ hội cho các nước nghèo đấu tranh, còn trên thực tế có đấu tranh
được và đấu tranh có kết quả hay không lại là chuyện khác. Trong khi đó,
không thể bỏ qua một thực tế là trong rất nhiều trường hợp, các nước lớn,

7
Phạm Quốc Trụ, Quan niệm về an ninh quốc gia dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa,Tạp chí Cộng
sản, số 12, 6-2001, tr. 60.
8
Nguyễn Đức Bình, Toàn cầu hóa kinh tế và tác động trên các mặt chính trị, ý thức hệ, Bài trong sách
"Những mảng tối của toàn cầu hóa", Nxb Chính trị quốc gia, H., 2003, tr. 13.

59
giàu mạnh đã không bỏ lỡ cơ hội sử dụng sự phụ thuộc lẫn nhau này làm
nguyên cớ để can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm chủ quyền quốc
gia của các nước nhỏ, nghèo. Phân tích tính chất và mức độ phụ thuộc vào
nhau của nhóm các nước giàu và nhóm các nước nghèo, có thể thấy rõ rằng
sự cách biệt, sự khác nhau là rất lớn. "Vấn đề chủ quyền quốc gia vì vậy là
tiêu điểm số một trong đấu tranh chính trị quốc tế ngày nay".9

2. Sự ra đời và phát triển của các tổ chức phi chính phủ (NGOs)

Tổ chức phi chính phủ (Non Govermental Organisation - NGO) là


thuật ngữ được sử dụng khi đề cập tới những tổ chức xã hội không thuộc
chính phủ. Tựu trung một tổ chức được gọi là NGO khi hội đủ các điều
kiện như sau:

- Phải là tổ chức mang tính xã hội vì nó ra đời nhằm mục đích giải
quyết các vấn đề xã hội;

- Hoạt động phi lợi nhuận;

- Các dự án hoạt động không bị phụ thuộc vào chính phủ của nước
có NGO.

Tiền thân của NGOs là các tổ chức từ thiện, tình nguyện, hoạt động
vì mục đích nhân đạo, cứu trợ, giúp đỡ những người bất hạnh, gặp rủi ro
trong thiên tai, dịch bệnh và nạn nhân của các cuộc chiến tranh. Các tổ
chức như thế này đã ra đời từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, không phải là
sản phẩm độc quyền của bất cứ quốc gia, xã hội, chế độ nào. Có thể nói
loại hình hoạt động tình nguyện cứu trợ nhân đạo, từ thiện là tài sản của
loài người, xuất phát từ thiên chức của con người, từ ý nguyện của nhân
dân, từ tiến bộ xã hội. Nhưng mặc dù có gốc tích xa xưa, phải đến sau
Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các NGOs mới trở thành một lực lượng xã
hội rộng khắp trên toàn thế giới, hoạt động ở cả các nước công nghiệp phát

9
Nguyễn Đức Bình, Bài trong sách đã dẫn ở trên, tr. 17.

60
triển lẫn ở các nước thế giới thứ ba. Cùng với việc mở rộng phạm vi hoạt
động, lĩnh vực hoạt động và tính chất, mục đích hoạt động của các NGOs
cũng trở nên vừa phong phú hơn, vừa phức tạp hơn. NGOs trở thành một
lực lượng chính trị – xã hội quan trọng, một trong những chủ thể của đời
sống chính trị, kinh tế thế giới. Nếu như vào thập niên 50 của thế kỷ XX, số
lượng NGOs chỉ mới vài trăm, thì hiện nay đã lên tới hàng chục ngàn.
Trong số các nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của NGOs, trước hết phải
kể đến sự mất tín nhiệm của các đảng phái chính trị cầm quyền ở các nước;
sự gia tăng trợ giúp tài chính của các chính phủ cho các tổ chức từ thiện;
tốc độ phát triển và tính hiệu quả của mạng thông tin toàn cầu
Internet,...Lĩnh vực hoạt động của NGOs không còn chỉ bó hẹp trong khuôn
khổ nhân đạo, từ thiện như lúc mới hình thành, mà đã mở rộng ra nhiều
lĩnh vực chính trị - xã hội khác nhau. Về nguồn tài chính cho hoạt động,
hiện nay NGOs thường dựa vào 4 nguồn như sau: Nguồn tài trợ từ các
chính phủ các quốc gia, từ các tổ chức liên chính phủ hoặc từ Liên hợp
quốc; nguồn tài trợ từ các công ty sản xuất, kinh doanh hay các tổ chức tôn
giáo; nguồn tài trợ từ công chúng và nguồn tự có của tổ chức mình. Nhìn
tổng thể, có thể thấy hoạt động của các NGOs vừa có mặt rất tích cực, tiến
bộ, vừa có không ít những biểu hiện tiêu cực.

• Mặt tích cực của NGOs

Cần lưu ý rằng tôn chỉ mục đích ban đầu của NGOs là làm từ thiện,
nguyên tắc hoạt động mang tính trung lập, giúp đỡ những người bất hạnh
hay gặp rủi ro, thúc đẩy tinh thần tự lực và phát huy dân chủ. Vốn ra đời ở
những nước tư bản lớn, phát triển và giàu có, các NGOs có nhiều cơ hội và
điều kiện thuận lợi để huy động được nhiều nguồn vốn và các nguồn lực
vật chất khác để hoạt động. Mặt tích cực ở đây là nhiều NGOs đã sử dụng
nguồn lực có được đó để tập trung giúp đỡ các nước nghèo, vùng nghèo,
dân nghèo theo hình thức viện trợ không hoàn lại. Vai trò của NGOs thể

61
hiện khá rõ trong các vấn đề như cứu trợ người và vùng bị thiên tai, dịch
bệnh, bệnh tật hiểm nghèo, xoá đói giảm nghèo, chống phân biệt đối xử với
phụ nữ, với các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa,...NGOs cũng hoạt
động tích cực trong việc giúp gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hoá ở các nước
đang phát triển, kém phát triển, nhất là những nền văn hoá nhỏ. Về sau, các
NGOs còn điều chỉnh cách thức viện trợ theo hướng “cho cần câu chứ
không phải cho cá”, nghĩa là chú trọng các dự án phát triển giáo dục đào
tạo, nâng cao dân trí, năng lực tìm việc làm và tự tạo việc làm,v.v.. NGOs
cũng tham gia vào nhiều hoạt động trong đời sống chính trị, kinh tế – xã
hội, khoa học – kỹ thuật, văn hoá - tinh thần của cộng đồng quốc tế. Đặc
biệt, trước những mặt trái, mặt tiêu cực của toàn cầu hoá, các NGOs đã gia
tăng công việc nghiên cứu thực trạng bất công, bất bình đẳng trong đời
sống quan hệ quốc tế, từ đó vạch chương trình, kế hoạch đấu tranh, tập hợp
lực lượng đấu tranh chống lại kiểu toàn cầu hoá phi lý, phi nhân tính đó.
Tất cả những hoạt động như vậy đã làm cho NGOs ngày càng nâng cao vai
trò của mình trong đời sống quốc tế, ngày càng được chú ý không chỉ ở các
nước phát triển mà còn ngày càng được các chính phủ ở các nước đang
phát triển coi trọng hơn. Các tổ chức phi chính phủ thực sự trở thành một
lực lượng xã hội quan trọng, được mệnh danh là “lực lượng thứ ba”trong
công cuộc thúc đẩy hoà bình và phát triển của thế giới. NGOs đã chiếm
được những vị trí quan trọng trong các diễn đàn xã hội quốc tế, thậm chí
còn đóng vai trò tác động, gây được ảnh hưởng nhất định tại các cơ quan
của Liên hợp quốc. Nhiều tổ chức phi chính phủ như OXFAM quốc tế
(Liên hiệp của 12 tổ chức phi chính phủ Âu, Mỹ, á và châu Đại Dương),
CARE, Thầy thuốc không biên giới, Hoà bình Xanh,...đã vươn tới tầm cỡ
thế giới và gây được ảnh hưởng rất tích cực trong cộng đồng quốc tế, nhất
là ở những nước, những vùng nghèo, chậm phát triển.

• Mặt hạn chế của NGOs

62
Bên cạnh những hoạt động theo hướng tiến bộ, tích cực kể trên của
khá nhiều NGOs, cũng còn không ít NGOs đang bị các nước lớn tư bản
phát triển, đứng đầu là Mỹ lợi dụng để phục vụ cho mục đích chính trị của
họ. Nhiều NGOs có xu hướng ủng hộ hoặc khuyến khích đa nguyên về
chính trị, cổ xuý cho mô hình dân chủ và nhân quyền mô thức Phương Tây.
Các đối tượng nhận viện trợ của những tổ chức phi chính phủ loại như thế
này thường bị lệ thuộc vào các điều kiện, hoặc bắt buộc phải tuân theo các
điều kiện mang tính chính trị, có động cơ trục lợi do NGOs đặt ra. Nhiều
khi NGOs còn bị các thế lực đế quốc đứng đằng sau điều khiển, coi đó là
công cụ để thực hiện việc tư nhân hoá, tự do thương mại và tự do cạnh
tranh. Do đó, nội dung và chương trình hoạt động của một số NGOs không
chỉ tuỳ thuộc vào tôn chỉ mục đích của họ mà còn tuỳ thuộc vào mục đích
chính trị của tổ chức hoặc quốc gia tài trợ kinh phí cho họ. Chẳng hạn, Mỹ
hiện đang là nước chi phối mạnh mẽ nhiều NGOs trên thế giới, và toàn bộ
NGOs của Mỹ đều do Cơ quan viện trợ quốc tế Mỹ (USAID) chỉ đạo, vạch
chính sách, quản lý và điều hành, nên điều dễ hiểu là các NGOs này hoặc
trở thành công cụ thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình” của Mỹ, hoặc
rất khó khăn trong việc xúc tiến các hoạt động độc lập của tổ chức mình.

Như vậy, sự ra đời và phát triển của các tổ chức phi chính phủ đã trở
thành một nhân tố quan trọng, một hiện tượng lịch sử rất đáng chú ý trong
đời sống nhân loại. Cho dù còn có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vai
trò, chức năng, nhiệm vụ, đóng góp của NGOs, nhưng điều có thể khẳng
định là loại hình tổ chức này vẫn tiếp tục phát triển ngày càng mạnh mẽ
hơn. Liên quan đến sự ra đời Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá,
có thể thấy rõ là các NGOs (tất nhiên chỉ là những NGOs luôn tuân thủ tôn
chỉ, mục đích nhân đạo, nhân văn, tiến bộ và tích cực, không chịu sự chi
phối, điều khiển của các thế lực tư sản mại bản, các chính phủ tư sản) đang
là một trong những lực lượng chủ yếu đóng vai trò tổ chức và điều hành
hoạt động của Phong trào này.

63
3. Sự ra đời các phong trào chính trị - xã hội khác

Cùng với sự phát triển của xu thế toàn cầu hoá, đã càng ngày càng
xuất hiện nhiều hơn các phong trào, các diễn đàn chính trị – xã hội khác
nhau trên khắp các châu lục. Ngoài Phong trào Không liên kết – tổ chức tập
hợp các nước đang phát triển - đã có non nửa thế kỷ ra đời và hoạt động,
đã ra đời rất nhiều các phong trào, các diễn đàn chính trị – xã hội của các
nước đang phát triển, nhất là ở khu vực Mỹ La tinh. Xin nêu lên một số
phong trào, một số diễn đàn quốc tế đáng chú ý nhất sau đây:

* Diễn đàn Xao Paolô: Đây là một diễn đàn thường niên của các
đảng, phong trào cánh tả Mỹ Latinh và các khu vực khác trên thế giới, ra
đời tháng 7 năm 1990 theo sáng kiến của Đảng Lao động Braxin. Các đảng,
các phong trào tham gia Diễn đàn Xao Paolô có chung lập trường chống đế
quốc, chống chủ nghĩa tự do mới, vì một xã hội tốt đẹp hơn. Chủ đề trung
tâm, hay nội dung bao trùm hoạt động của Diễn đàn Xao Paolô là phê phán
gay gắt mô hình “Chủ nghĩa tự do mới” đang thịnh hành ở Mỹ Latinh, đồng
thời tìm tòi các giảp pháp thay thế mô hình này, sao cho đảm bảo sự phát
triển bền vững của các quốc gia, thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội,
hội nhập quốc tế thành công và tăng cường đoàn kết quốc tế giữa các lực
lượng cánh tả, tiến bộ. Tính đến năm 2007, Diễn đàn Xao Paolô đã thực
hiện được 13 cuộc gặp, với sự tham gia thường xuyên của trên 50 đảng, tổ
chức, phong trào xã hội. Cuộc gặp lần thứ 13 đã được tiến hành đầu năm
nay(1/2007), tại Xan Xanvađo, En Xanvađo, với sự tham gia của 58 đảng,
tổ chức, phong trào. Hoạt động của Diễn đàn được điều phối bởi Nhóm
làm việc bao gồm 4 đảng: Đảng Lao động Braxin, Đảng Cộng sản Cuba,
Đảng Cách mạng Dân chủ Mêhicô và Mặt trận rộng rãi Urugoay.10

* Diễn đàn xã hội thế giới Porto Alegre (WS F)

10
Nguyễn Mạnh Hùng, Trào lưu cánh tả ở Mỹ Latinh và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI
ở Vênêduêla, Tạp chí Lý luận chính trị, số 9/2007, tr. 71.

64
Tháng 2 năm 2000, đại diện của 8 tổ chức phi chính phủ và các
nghiệp đoàn đã nhóm họp tại thành phố Sao Paulo của Braxin để ký kết
thoả thuận chính thức thành lập Diễn đàn xã hội thế giới ((WS F). Đây là
một diễn đàn mở của các lực lượng xã hội rộng rãi chống lại chủ nghĩa tự
do mới; chống mặt trái của quá trình toàn cầu hoá đang bị các nước tư bản
phát triển, các công ty xuyên quốc gia chi phối và thao túng.

• Diễn đàn thế giới của các phương án thay thế (FMA)

Diễn đàn thế giới của các phương án thay thế (FMA) là một mạng
lưới quốc tế những trung tâm nghiên cứu có mục đích hỗ trợ cho quá trình
đang nổi lên của sự đồng quy quốc tế các phong trào xã hội và các tác nhân
xã hội công dân ở bên dưới. FMA làm việc này bằng cách xây dựng những
không gian tư duy và phối hợp, dành cho các phong trào và các tổ chức phi
chính phủ sử dụng các công cụ thông tin và phân tích về toàn cầu hoá
những phong trào đấu tranh của nhân dân và góp phần phổ biến những hiểu
biết về các cuộc đấu tranh quốc tế đó. Chủ tịch của FMA và là Giám đốc
Diễn đàn thế giới thứ ba (một diễn đàn quốc tế của các nhà nghiên cứu
Phương Nam) là Saminr Amin, nhà hoạt động xã hội người Xênêgan.
Trong các dự án của FMA có liệt kê và cập nhật các phong trào xã hội,
những dữ liệu cơ bản liên quan đến hoạt động của các phong trào này trên
phạm vi thế giới. Diễn đàn FMA đã xuất bản nhiều công trình nghiên cứu
tập thể và cá nhân, trong đó có hai cuốn: “Toàn cầu hoá các cuộc phản
kháng. Hiện trạng các cuộc đấu tranh 2002”, Nxb Chính trị quốc gia, H.,
2004, và: “Toàn cầu hoá các cuộc phản kháng. Hiện trạng các cuộc đấu
tranh 2004 - 2005”, Nxb Chính trị quốc gia, H., 2006.

Ngoài ra còn có hàng trăm tổ chức, diễn đàn, phong trào xã hội khác
ở khắp các châu lục. Có thể nói đây là những cơ sở xã hội, những điều kiện
cần thiết cho sự ra đời và hoạt động của Phong trào chống mặt trái của toàn
cầu hoá.

65
II. Sự ra đời Phong trào chống toàn cầu hoá

Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, trước những tác động tiêu
cực của TCH đến một bộ phận rất lớn (hàng tỷ) người nghèo trên thế giới,
những người tiến bộ, những nhà hoạt động xã hội tích cực, những phong trào
dân chủ bắt đầu tập hợp lại với nhau mong tìm ra những phương án khả thi
của một toàn cầu hoá khác, trong đó những tiến bộ khoa học và công nghệ
phải phục vụ cho tất cả mọi người chứ không chỉ cho các nước giàu, các
nước phát triển Phương Bắc. Họ tập hợp với nhau để theo đuổi một mục tiêu
chung là chống lại quá trình TCH đang bị giới tư bản độc quyền chi phối,
lũng đoạn và dưới khẩu hiệu: “Một thế giới khác là có thể!”.

Sự kiện châm ngòi nổ cho sự ra đời Phong trào chống toàn cầu hoá là
Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) diễn ra tại
thành phố Seattle (Mỹ) tháng 11 năm 1999 nhằm thực hiện chiến lược toàn
cầu của chủ nghĩa tự do mới. Nhưng Hội nghị này đã phải kết thúc với sự
thất bại thảm hại của “Vòng đàm phán Thiên niên kỷ”, làm thất vọng các thế
lực tư bản độc quyền đứng đầu là Mỹ. Đó là vì trong thời gian diễn ra cuộc
họp lần này của Tổ chức Thương mại thế giới, chính tại thành phố Seattle đã
diễn ra những cuộc tuần hành và biểu tình rầm rộ của hơn 500.000 người
phản đối chính sách tự do hoá thương mại. Chính những cuộc biểu tình,
tuần hành rầm rộ với một lực lượng tham gia chưa từng có như vậy nhằm
chống lại một toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa đã làm nên cái gọi là “Sự kiện
Seattle”trong lịch sử thế giới đương đại. Đã mấy thập niên trôi qua kể từ
khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, nay với “Sự kiện Seattle”, Mỹ lại
phải đối mặt với sự phản kháng xã hội rộng lớn đến như vậy.

Có thể nói tại Seattle, lần đầu tiên thể hiện sự thức tỉnh của ý thức
công dân toàn cầu trước những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá,
môi trường,...cấp bách của nhân loại hiện nay. Cũng tại Seattle, lần đầu tiên
cộng đồng quốc tế có sự phản ứng một cách quyết liệt, công khai, có tổ

66
chức và trên phạm vi rộng lớn đối với trật tự kinh tế – thương mại thế giới
do một số ít giới tư bản độc quyền áp đặt lên hàng tỷ người trên trái đất.
Tại Seattle, hơn 500 người biểu tình đã bị bắt giam, nhưng cũng từ đây
những cuộc đấu tranh của Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá bắt
đầu nhanh chóng lan toả ra khắp địa cầu. Sau Seattle, đã xuất hiện hàng
loạt các địa danh khác ghi dấu những chặng đường đấu tranh chống mặt trái
của toàn cầu hoá: Washington, Davos, Los Angeles, Philadelphia, Pragua,
Quebec, Nice, Gotemberg, Barcelona, Genova,... Nếu ở Seattle, đối tượng
đấu tranh của Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá là thiết chế Tổ
chức Thương mại thế giới, thì càng về sau đối tượng đấu tranh càng trở nên
rộng hơn. Đó là tất cả các thiết chế chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính thế
giới của chủ nghĩa tư bản như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế
giới (WB), G 7, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Liên
minh Châu Âu (EU),...

*Các lực lượng tham gia Phong trào chống toàn cầu hoá và chống
mặt trái của toàn cầu hoá

Những người tham gia vào Phong trào chống toàn cầu hoá và chống
mặt trái của toàn cầu hoá đến từ nhiều nơi, thuộc nhiều tổ chức và phong
trào khác nhau.

Ở các nước tư bản phát triển, các tổ chức phi chính phủ ( NGOs)
đang là thành viên tích cực nhất của Phong trào chống toàn cầu hoá. Nhiều
NGOs đã thực sự trở thành một thế lực chính trị lớn ở các nước phát triển
và gây được ảnh hưởng đáng kể trên các diễn đàn, các tổ chức quốc tế lớn.
Chẳng hạn, năm 2000, lần đầu tiên Diễn đàn Davos đã mời đại diện của các
tổ chức phi chính phủ ở 15 nước tới dự. Tại “Diễn đàn thiên niên kỷ các tổ
chức phi chính phủ” do Liên hợp quốc tổ chức năm 2001 tại New Yooc, đã

67
có đại biểu của hơn 1.000 NGO đến từ hơn 100 nước.11 Trong các tổ chức
phi chính phủ hoạt động tích cực nhất, Tổ chức phi chính phủ mang tên
“Oxfam quốc tế” là một trường hợp khá điển hình. Đây là một tổ chức liên
hiệp các tổ chức phi chính phủ gồm 12 thành viên ở các châu lục Âu – Mỹ
- Á - Đại Dương, có phạm vi hoạt động rất rộng (ở 120 nước trên thế giới).
Như chính tổ chức này đã nêu, mục đích hoạt động của Oxfam là “không
chỉ đòi hỏi thay đổi, mà còn quyết tâm làm cho sự thay đổi trở thành hiện
thực… Chúng tôi hiểu rằng sự thay đổi thực sự chỉ diễn ra khi đông đảo
nhân dân ở cả nước giàu lẫn những nước nghèo mạnh mẽ đòi hỏi. Chúng
tôi mong muốn được cùng hành động với nhiều tổ chức và cá nhân ở khắp
nơi trên thế giới đang vận động để bảo đảm rằng thương mại tạo nên sự
thay đổi trong cuộc đấu tranh chống đói nghèo trên toàn cầu. Chúng ta
cùng phấn đấu để xây dựng một phong trào tương tự như những cuộc vận
động nhằm chấm dứt sự phân biệt chủng tộc, cấm sử dụng mìn sát thương
và đạt được tiến bộ thực sự trong việc giảm nợ nần cho Thế giới thứ ba.
Tham vọng là rất lớn và nhiệm vụ thì vô cùng khó khăn, nhưng chúng tôi
tin rằng nếu cuộc vận động cho một nền thương mại công bằng thành công,
cuộc sống của các cộng đồng nghèo khổ sẽ có thể thay đổi như chưa từng
chứng kiến trước đây.”12

Về địa vị xã hội, nhóm những người được gọi là “xã hội trung lưu”
và những công nhân thành thị hiện đang chiếm số đông tại nhiều nước phát
triển là những lực lượng được coi là hạt nhân của Phong trào chống toàn
cầu hoá. Trong các cuộc xuống đường rầm rộ chống toàn cầu hoá trên thế
giới những năm qua, có thể thấy rõ vai trò hạt nhân, vai trò đi đầu của lực
lượng này.

ở các nước đang phát triển, lực lượng tham gia Phong trào chống

11
Theo: Nguyễn An Ninh, Những nét mới của phong trào phản toàn cầu hoá hiện nay, Tạp chí Cộng sản,
số 780 (10-2007), tr. 113.
12
Oxfam quốc tế, Tổng luận. Những luật lệ được dàn dựng và các tiêu chuẩn kép, Nxb. Chính trị quốc
gia, H., 2002.

68
toàn cầu hoá đa dạng hơn. Họ có thể là tầng lớp những người chịu nhiều
thua thiệt trong cuộc cạnh tranh với các tập đoàn kinh tế lớn, những công ty
xuyên quốc gia khổng lồ với vô vàn lợi thế cạnh tranh (vốn lớn, thị trường
rộng, khoa học – công nghệ cao, kinh nghiệm quản lý dày dặn, thông tin
nhanh, chính xác, sự hỗ trợ của các chính phủ,...). Họ cũng có thể là các
tầng lớp dân nghèo ở thành thị và nông thôn đang bị toàn cầu hoá đặt ra
ngoài lề của sự phát triển, nghĩa là đang gánh chịu nhiều hậu quả tiêu cực
của quá trình này, từ việc thất nghiệp làm cho cuộc mưu sinh trở nên ngày
càng khốc liệt, đến việc phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội,v.v.và v.v.. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp,
trong lực lượng tham gia Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá còn
có tầng lớp những trí thức tiến bộ, và không hiếm khi lực lượng này đóng
vai trò đi tiên phong trong các cuộc đấu tranh.

Trong các phong trào, các tổ chức, các diễn đàn,.. chống mặt trái của
toàn cầu hoá ở các khu vực, thì các phong trào ở khu vực Mỹ Latinh là
đáng chú ý nhất. Trước hết phải kể đến các hoạt động của Cuba – nước xã
hội chủ nghĩa duy nhất nằm ở tây bán cầu. Đó là việc từ năm 1999 đến nay,
Cuba đã đứng ra tổ chức hội nghị quốc tế thường niên với chủ đề “Toàn
cầu hoá và các vấn đề phát triển”. Đây là diễn đàn thường niên của các lực
lượng cánh tả và tiến bộ có sự tham gia của các chính khách, các nhân sỹ,
các nhà nghiên cứu có quan điểm tiến bộ, các đại diện các tổ chức quốc tế
và khu vực, các cơ quan của Liên hợp quốc. Đặc biệt, từ đầu những năm 90
của thế kỷ XX, ở Mỹ Latinh đã xuất hiện một xu thế chính trị được gọi là
xu thế thiên tả. Xu thế này ngày càng phát triển mạnh lên rồi trở thành một
trào lưu khá phổ biến đầu thế kỷ XXI ở khu vực này. Đó là nếu như vào
tháng 7 năm 1990, theo sáng kiến của Đảng Lao động Braxin, Diễn đàn
Xao Paolô ra đời, thì 10 năm sau, vào tháng 2 năm 2000, cũng tại đây ra
đời một diễn đàn rất gây chú ý là Diễn đàn xã hội thế giới (WSF). Những
đại biểu của các NGO và các nghiệp đoàn nhóm họp tại Xao Paolô thoả

69
thuận chính thức thành lập Diễn đàn này và các cuộc họp của nó sẽ diến ra
hàng năm vào đúng thời điểm diễn ra Hội nghị thường niên của Diễn đàn
kinh tế thế giới (WEF) thường họp tại Davó (Thụy Sĩ). Vì vậy, cùng với
khẩu hiệu “Một thế giới khác là có thể”, Diễn đàn xã hội thế giới được coi
là một diễn đàn đóng vai trò đối trọng với Diễn đàn kinh tế thế giới. Từ đó
đến nay, Diễn đàn xã hội thế giới đã đều đặn được tổ chức thường niên (ba
lần đầu tiên 2001, 2002, 2003 đều diễn ra tại thành phố cảng xinh đẹp Porto
Alegre của Braxin), sau đó được tổ chức luân phiên tại Mỹ Latinh, châu á
và châu Phi. Những cuộc họp của Diễn đàn xã hội thế giới luôn thu hút sự
chú ý của dư luận quốc tế bởi trong chương trình nghị sự của Diễn đàn luôn
đề cập đến những vấn đề mà các nước đang phát triển phải đối mặt trong
bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra ngày càng sâu rộng. Ngoài ra, Diễn đàn xã
hội thế giới còn thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế bởi số lượng rất
đông đảo những người tham gia Diễn đàn. Ngay từ lần họp đầu tiên vào
tháng 11 năm 2001, Diễn đàn xã hội thế giới đã thu hút gần 4.700 đại biểu
của 900 tổ chức chính trị, xã hội và phi chính phủ từ 117 nước tham dự. Từ
lần thứ hai trở đi, số đại biểu tham dự đã tăng từ vài chục ngàn lên cả trăm
ngàn người.13 Từ Diễn đàn xã hội thế giới, ở các khu vực khác nhau cũng
ra đời các Diễn đàn xã hội khu vực như Diễn đàn xã hội châu Âu, Diễn đàn
xã hội châu Phi,...Các Diễn đàn xã hội khu vực vừa có sự phối hợp hoạt
động với Diễn đàn xã hội thế giới, vừa có những sắc thái riêng, cương lĩnh
hành động riêng cho phù hợp với tình hình khu vực đó. Nhìn chung, các
diễn đàn khác nhau này cùng với nhiều phong trào xã hội dân sự khác, là
nơi các nước khác nhau sử dụng để đấu tranh chống lại “chủ nghĩa tự do
mới”, chống lại những bất công, bất bình đẳng mà quá trình toàn cầu hoá tư
bản chủ nghĩa mang lại cho những nước, những người kém thế, yếu thế.

Tóm lại, những lực lượng tham gia Phong trào chống mặt trái của

13
Dẫn theo Nguyễn Mạnh Hùng, Bài đã dẫn, tr. 72

70
toàn cầu hoá khá đa dạng, đến từ nhiều nước, nhiều tầng lớp khác nhau,
nhưng về tổng thể đều là đại diện cho những tầng lớp xã hội chịu thiệt thòi
nhất trong hệ thống kinh tế – xã hội tư bản hiện nay. Chính vì là phong trào
đại diện cho những tầng lớp xã hội chịu thiệt thòi nhất trong xu thế toàn
cầu hoá, nên mục tiêu chung của các lực lượng tham gia Phong trào là đấu
tranh chống lại cái xu thế đang bị các thế lực tư bản độc quyền chi phối và
lũng đoạn đó. Phong trào chống toàn cầu hoá là tập hợp các lực lượng
chính trị – xã hội thế giới chống lại hệ thống chính trị – quân sự, kinh tế -
thương mại và tài chính – tiền tệ toàn cầu hiện nay. Có thể nói rằng sự ra
đời của Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá đã trở thành tác nhân
quan trọng góp phần vào việc điều chỉnh quá trình toàn cầu hoá vốn đang là
dòng chảy chủ lưu của thế giới ngày nay, (nhưng về bản chất đang là toàn
cầu hoá tư bản chủ nghĩa), để cho quá trình ấy mang tính nhân bản hơn.

71
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Porto Alegre- Bình minh của một toàn cầu hoá khác, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2003.
2. Oxfam quốc tế, Tổng luận; Những luật lệ được dàn dựng và các tiêu
chuẩn kép; Thương mại, toàn cầu hoá và cuộc chiến chống nghèo khổ, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
3. Những mảng tối của toàn cầu hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
4. Toàn cầu hoá dưới những góc nhìn khác nhau, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2003.
5. Từ Xiatơn đến Đôha. Toàn cầu hoá và Tổ chức thương mại thế giới,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
6. Toàn cầu hoá các cuộc phản kháng. Hiện trạng các cuộc đấu tranh
2002, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
7. Toàn cầu hoá các cuộc phản kháng. Hiện trạng các cuộc đấu tranh 2004
- 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
8. GS Nguyễn Đức Bình, GS,TS Lê Hữu Nghĩa, PGS,TS Trần Xuân Sầm
(Đồng chủ biên), Toàn cầu hoá, Phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
9. Nguyễn Viết Thảo, Phong trào chống toàn cầu hoá trên thế giới: Từ
Seattle đến Génova, Thông tin Nghiên cứu quốc tế, Viện Quan hệ quốc tế,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 3(5), 7-9/2001.
10. Nguyễn Mạnh Hùng, Trào lưu cánh tả ở Mỹ Latinh và công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI ở Vênêduêla, Tạp chí Lý luận chính trị,
số 9/2007.
11. Thái Văn Long, Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu
thế toàn cầu hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
12. Nguyễn An Ninh, Những nét mới của phong trào phản toàn cầu hoá
hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 780 (10- 2007).
13. Phạm Quốc Trụ, Quan niệm về an ninh quốc gia dưới tác động của xu
thế toàn cầu hóa, Tạp chí Cộng sản, số 12, 6-2001.
14. Ai sở hữu kinh tế tri thức?, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
15. Sụp đổ Cancun. Toàn cầu hoá và Tổ chức thương mại thế giới, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
16. Nguyễn Văn Thanh, Nhận diện chủ nghĩa tự do mới, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005.

72
MỤC TIÊU, TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG
CỦA PHONG TRÀO CHỐNG MẶT TRÁI TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY

Thạc sĩ Mai Hoài Anh


Viện Quan hệ quốc tế
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Những năm gần đây, cùng với xu thế phát triển mạnh mẽ của quá
trình toàn cầu hóa, trên thế giới cũng xuất hiện nhiều phong trào xã hội mới
đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa với tên gọi chung là "Phong trào
chống toàn cầu hóa" (anti-globalization). Đây là phong trào chống đối tập
hợp hàng chục nhóm xã hội khác nhau cùng lên tiếng về hậu quả tiêu cực
do toàn cầu hoá kinh tế gây ra. Thực ra, “Phong trào chống toàn cầu hóa” là
một tên gọi chưa được hoàn toàn chính xác, bởi vì phong trào này không
hoàn toàn đồng nhất. Một bộ phận của phong trào này đúng là chống lại
toàn cầu hóa, đòi giải thể các tổ chức như WB, IMF, WTO. Còn một bộ
phận khác, lớn hơn, thì trên thực tế không chống toàn cầu hóa, mà đòi hỏi
sự công bằng trong toàn cầu hóa, đòi hỏi tính đến các yêu cầu của các nước
đang phát triển. Tên gọi chính xác hơn của phong trào này có lẽ là “Phong
trào chống mặt trái của toàn cầu hóa”(1). Theo thời gian, phong trào ngày
càng lớn mạnh và trở thành một hiện tượng mới, được dư luận quốc tế hết
sức chú ý. Vậy mục tiêu, tính chất, đặc điểm cũng như nội dung của phong
trào này là thế nào? Chuyên đề này sẽ góp phần lý giải thực chất của những
vấn đề trên.

1. Mục tiêu của phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa

Có một câu hỏi thường xuyên được đặt ra trong các công trình
nghiên cứu về toàn cầu hóa thời gian gần đây. Đó là: Tại sao trong lúc làn
sóng toàn cầu hóa đang dâng cao như một xu thế khách quan không thể đảo

(1)
Phạm Đình Nghiệm, Phong trào chống toàn cầu hóa, Tạp chí Cộng sản, số 30, tháng 10/2003, tr 59.

73
ngược, lại vẫn xuất hiện một làn sóng mạnh mẽ chống lại nó - làn sóng
chống toàn cầu hóa? Trả lời được câu hỏi này không phải là một việc dễ
dàng. Tuy nhiên, có thể tìm được câu trả lời trong việc phân tích tính chất
hai mặt của toàn cầu hóa.

Thực tế đã cho thấy, toàn cầu hóa trước hết là quá trình phổ biến hoá
trên phạm vi toàn cầu những giá trị, tri thức, những hoạt động, những định
chế, mô hình... trong nhiều lĩnh vực, nhưng trước hết là về kinh tế. Nhưng
điều đáng chú ý là những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ hiện đại lại chủ yếu thuộc về các nước tư bản phát triển do họ có thực
lực kinh tế, tiềm lực khoa học hùng mạnh cùng với mạng lưới công ty
xuyên quốc gia vươn rộng khắp hành tinh. Hiện nay, có tới hơn 60 nghìn
công ty xuyên quốc gia (TNC) của các nước tư bản phát triển với khoảng
700 nghìn chi nhánh ở nước ngoài. Hoạt động của các công ty này đã
nhanh chóng phá vỡ những rào cản quốc gia và khu vực, khiến cho tài
nguyên thiên nhiên, sức lao động cùng với tri thức khoa học và quản lý di
chuyển trên thế giới một cách mạnh mẽ. Các TNC hiện chiếm 2/3 mậu
dịch, 4/5 đầu tư trực tiếp của thế giới, là chủ sở hữu của 9/10 những thành
tựu khoa học-công nghệ hiện đại và thực hiện 7/10 quyền chuyển nhượng
kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Các TNC là lực lượng chi phối mang ý
nghĩa quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất thế giới hiện nay và
mạng lưới hoạt động của chúng đóng vai trò chủ chốt thúc đẩy toàn cầu hóa
kinh tế.

Các tập đoàn tư bản độc quyền xuyên quốc gia lợi dụng ưu thế về
vốn và công nghệ đang ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược biến quá trình
toàn cầu hóa thành quá trình tự do hoá kinh tế theo quỹ đạo tư bản chủ
nghĩa và áp đặt chính trị theo mô hình phương Tây với mục đích cố hữu là
thu được lợi nhuận độc quyền cao. Bởi vậy, mô thức hiện nay của toàn cầu
hóa có thể coi là toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa, đáp ứng lợi ích và xét trên

74
một góc độ nhất định nó góp phần mở rộng sự bóc lột của CNTB độc
quyền xuyên quốc gia trên quy mô toàn cầu. Cũng chính do vậy, xu thế
khách quan toàn cầu hóa đang đứng trước trạng thái đầy kịch tính. Một
mặt, các quốc gia dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bị cuốn hút hoặc chủ
động tham gia vào toàn cầu hóa. Mặt khác, họ phải tiến hành các nỗ lực
vừa để đối phó, vừa để tự bảo vệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
toàn cầu hóa càng ngày càng cho thấy đây không chỉ thuần tuý là một quá
trình kinh tế - kỹ thuật, mà còn là cuộc đấu tranh kinh tế - xã hội, kinh tế -
chính trị và văn hoá- tư tưởng rất gay gắt với thời cơ và thách thức đan xen
nhau đặt ra đối với nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Tiến bộ của khoa học - công nghệ hiện đại, sự thay đổi cơ cấu kinh
tế - kỹ thuật và chính trị trên thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa, tuy một
mặt đưa lại những cơ hội để các quốc gia đang phát triển có khả năng hội
nhập hữu hiệu vào hệ thống các quan hệ kinh tế quốc tế, đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; nhưng mặt khác cũng đặt ra nhiều
thách thức lớn lao trước vận mệnh - tiền đồ của họ. toàn cầu hóa ngày càng
chứng tỏ là một quá trình đầy mâu thuẫn, được biểu hiện ra thành các mâu
thuẫn giữa mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa. Trước hết, đó là mâu
thuẫn giữa một bên là lợi ích của các thế lực tư bản, đế quốc bá quyền với
một bên là chủ quyền của các quốc gia - dân tộc; mâu thuẫn giữa tăng
trưởng kinh tế với phân phối không công bằng; mâu thuẫn giữa tăng trưởng
kinh tế với sự xuống cấp, suy thoái đạo đức, phai nhạt bản sắc văn hoá nảy
sinh trong tiến trình hội nhập quốc tế; mâu thuẫn giữa áp lực của các thế
lực tư bản độc quyền xuyên quốc gia với sự lựa chọn con đường phát triển
của các nước đang phát triển; mâu thuẫn giữa các lực lượng lợi dụng toàn
cầu hoá để mở rộng sự bóc lột về kinh tế, áp đặt về chính trị với các lực
lượng đấu tranh chống toàn cầu hoá phi nhân bản, bảo vệ độc lập dân tộc
và tiến bộ xã hội v.v.

75
Trong bối cảnh những mâu thuẫn đó ngày càng sâu sắc dưới tác động
của quá trình toàn cầu hóa, sự xuất hiện của Phong trào chống mặt trái của
toàn cầu hóa đã góp phần thức tỉnh được ý thức công dân toàn cầu trước
những vấn đề cấp bách về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường...
của nhân loại hiện nay. Là một lực lượng mới trong nền chính trị thế giới
đương đại, phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa đang hướng cuộc
đấu tranh của mình vào những mục tiêu tích cực và tiến bộ, góp phần lên án
và ngăn chặn sự bành trướng nanh vuốt của chủ nghĩa tư bản độc quyền
lũng đoạn xuyên quốc gia cùng với những hình thức bóc lột tinh vi của nó
trên phạm vi toàn cầu. Xét dưới góc độ này, thực chất của phong trào
chống mặt trái của toàn cầu hóa là chống áp đặt, áp bức và bất công, chống
CNĐQ bá quyền, chống hệ quả phản phát triển của quá trình toàn cầu hóa
do các thế lực tư bản độc quyền xuyên quốc gia chi phối.

Mục tiêu đấu tranh chung của phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa
là chống lại việc chủ nghĩa tư bản lợi dụng toàn cầu hóa để áp đặt một kiểu
toàn cầu hóa tiêu cực, phi nhân tính; chống lại sự lũng đoạn của hệ thống
quyền lực tư bản độc quyền quốc tế, đồng thời hướng tới xây dựng một trật
tự thế giới mới dân chủ, công bằng và bình đẳng hơn. Mục tiêu đó được thể
hiện tập trung ở 3 điểm: Một là, chống lại sự phân phối bất bình đẳng,
khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Hai là, chống lại cơ cấu trật tự tài
chính - thương mại quốc tế hiện nay. Ba là, chống chủ nghĩa tư bản toàn
cầu mà đại diện là các công ty xuyên quốc gia. Sự phản đối của họ không
phải nhằm vào một quốc gia nào mà là toàn bộ cơ cấu lợi ích trên thế giới
hiện nay.

Phong trào chống toàn cầu hóa là tập hợp các lực lượng chính trị - xã
hội thế giới đấu tranh chống lại hệ thống chính trị - quân sự, kinh tế -
thương mại và tài chính - tiền tệ toàn cầu hiện nay. Các lực lượng chống
toàn cầu hóa khắc họa cái hệ thống nêu trên như sau: Trước hết, đó là G8

76
hoạt động như bộ máy quyền lực hành pháp chỉ đạo mọi quá trình chính trị,
kinh tế, xã hội... của thế giới. Thiết chế đầu não G8 này thực hành quyền
lực chuyên chế của mình thông qua các thiết chế công cụ. Trên lĩnh vực
thương mại, WTO có chức năng bảo đảm sự triển khai chủ nghĩa tự do trên
phạm vi toàn thế giới. Trên lĩnh vực tài chính - tiền tệ, IMF và WB như
những vệ binh trung thành của tư bản có chức năng hoạch định và thực
hiện chính sách kinh tế vĩ mô của chủ nghĩa tự do ở mỗi khu vực của địa
cầu. Cấu trúc quyền lực kinh tế - chính trị này được gối đầu trên một thiết
chế bạo lực quân sự lợi hại là NATO. Chính vì giương cao mục tiêu phá bỏ
hệ thống quyền lực quốc tế của chủ nghĩa tư bản, nên phong trào chống
toàn cầu hóa còn được gọi là phong trào chống hệ thống (antisystem
movement). Nhìn từ góc độ quan hệ quốc tế, mục tiêu chống hệ thống của
phong trào bao hàm cuộc đấu tranh chống nền chính trị cường quyền của
chủ nghĩa tư bản đế quốc và vì một trật tự thế giới mới dân chủ, công bằng,
bình đẳng.

Mục tiêu chống hệ thống nêu trên của phong trào chống toàn cầu hóa
không ra đời từ "bản năng nổi loạn" như các học giả của tư bản độc quyền
mỉa mai, mà được xác lập trên cơ sở phân tích hiện thực phát triển của thế
giới những thập kỷ vừa qua. Đang tồn tại trước mắt mọi người một sự thật
đầy nghịch lý rằng của cải vật chất được sản xuất ra ngày càng nhiều và số
lượng người nghèo khổ lại ngày càng gia tăng (1,5 tỷ trong tổng số 6 tỷ
người hiện nay), rằng 20% dân số thế giới là những giàu có đang chiếm
đoạt và hưởng thụ hơn 80% GDP toàn cầu, rằng đối lập với vô vàn chương
trình hợp tác phát triển là sự giãn rộng đáng sợ của khoảng cách phát triển
giữa nhóm các nước phát triển nhất và nhóm các nước kém phát triển nhất
(87 lần hiện nay so với 32 lần năm 1950), v.v... Căn nguyên sâu xa dẫn tới
sự phá sản của lộ trình phát triển hiện đại chính là chính sách bóc lột tư bản
chủ nghĩa từ hơn nửa thế kỷ qua. Trong bối cảnh hiện tại, các thế lực tư bản
độc quyền quốc tế chủ trương tiếp tục chính sách này dưới hình thức mới,

77
đó là chủ nghĩa tự do mới và bằng thủ đoạn mới, đó là chiến lược toàn cầu
hóa. Tên gọi chống toàn cầu hóa của phong trào chính trị - xã hội rộng lớn
có nghĩa là chống một kiểu toàn cầu hóa tiêu cực, phi nhân tính của chủ
nghĩa tư bản, chống chiến lược toàn cầu hóa theo mô hình tự do mới,
chống hệ thống quyền lực tư bản quốc tế... Phong trào chống toàn cầu hóa
không chống lại xu thế vận động khách quan của lịch sử mà ngược lại,
hướng mọi hoạt động của mình vào một tương lai tích cực bằng cách chống
lại cái thế lực đang xô đẩy nhân loại vào " thời kỳ đồ đá của kỷ nguyên
toàn cầu hóa", như lãnh tụ của Phong trào Thần học Giải phóng người
Brazil Leonardo Boff nhận định.

Mục tiêu thường trực của phong trào chống toàn cầu hóa hiện nay
thường tập trung vào những mặt trái, thách thức và hệ quả tiêu cực của toàn
cầu hóa trên các lĩnh vực tiêu biểu sau:

Về kinh tế, rõ ràng là sự phân phối lợi ích trong toàn cầu hóa hiện
nay là không công bằng. Quá trình toàn cầu hóa hiện nay mang tính bất
bình đẳng, "không đối xứng". Tiến trình này do các nước tư bản phát triển
và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia phát động trước hết là vì lợi ích của
mình. Những ưu thế về vốn, khoa học - công nghệ, thị trường và đặc biệt là
khả năng áp đặt thể chế thương mại đó được họ triệt để lợi dụng. Họ bắt ép
các nước đang phát triển phải nuốt "những viên thuốc đắng" như chấp nhận
cải cách thể chế, chấp nhận những "luật chơi" không bình đẳng, kéo theo
những cuộc tranh chấp, kiện tụng thương mại triền miên. Khoảng cách giàu
- nghèo trong từng nước và giữa các nước cũng đang tăng lên. So sánh hai
thời điểm 1980 và 2005, nếu mức tăng trưởng bình quân đầu người ở các
nước giàu là 2% một năm thì 40 nước nghèo nhất thế giới có mức tăng
trưởng bằng 0%. Châu Phi rộng lớn với hơn 900 triệu người sinh sống, mức
thu nhập ngày nay còn thấp hơn năm 1960. Theo đó, đấu tranh vì một trật

78
tự kinh tế thế giới công bằng hơn là mục tiêu thường trực của phong trào
phản toàn cầu hóa.

Về chính trị - xã hội, mặt trái của toàn cầu hóa còn là sự tăng lên
nhiều thách thức đối với nền độc lập, chủ quyền quốc gia, làm xói mòn
quyền lực của nhà nước dân tộc; làm sâu thêm cuộc khủng hoảng mô hình
phát triển; làm bùng phát các tranh chấp lãnh thổ, các mâu thuẫn xung đột
tôn giáo, dân tộc, nạn khủng bố, vấn đề an toàn trật tự xã hội... Đây là
những "căn bệnh dễ lây lan" với mọi quốc gia. Bảo vệ độc lập dân tộc, chủ
quyền quốc gia, bảo vệ những thể chế chính trị với bản sắc riêng cũng là
giữ gìn những công cụ để bảo vệ đắc lực lợi ích của mỗi cá nhân công dân -
những con người tuy nhỏ bé nhưng không hề vô giá trị bởi đã biết tổ chức
lại thành phong trào. Ý thức ấy theo thời gian đang rõ dần trong phong trào
chống mặt trái của toàn cầu hóa.

Về văn hóa - tư tưởng, âm mưu của các nước đế quốc thông qua toàn
cầu hóa để "diễn biến hòa bình", gieo rắc những "giá trị dân chủ phương
Tây" và áp đặt hệ tư tưởng tư sản "thông qua sự bá quyền về ý thức hệ, và
buộc mọi người phải chấp nhận..." đang tác động tiêu cực đến nền chính trị
- xã hội của nhiều nước. Do vậy, phong trào chống mặt trái của toàn cầu
hóa cũng phải đấu tranh bảo vệ những chân giá trị của một thế giới vốn tồn
tại và vận động theo nguyên lý thống nhất trong đa dạng(2).

Như vậy, mục tiêu và khẩu hiệu của các cuộc đấu tranh phản đối
toàn cầu hoá là rất đa dạng, tuỳ thuộc vào chủ đề của các cuộc hội nghị và
thành phần tham gia biểu tình. Chẳng hạn, đòi giải quyết các vấn đề thất
nghiệp, nghèo đói, ô nhiễm môi trường, xoá nợ cho các nước nghèo, xoá bỏ
trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp, dệt may ở các nước giàu, giữ gìn văn
hoá truyền thống…Tuy nhiên, mục tiêu tổng quát và xuyên suốt cuộc đấu

(2)
Nguyễn An Ninh, Những nét mới của phong trào phản toàn cầu hóa hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số
780 (tháng 10/2007), trang 112.

79
tranh này là đấu tranh cho một toàn cầu hoá vì con người với những khẩu
hiệu như “Một toàn cầu hoá khác là cần thiết” và “Một toàn cầu hoá khác
là có thể”. Với khẩu hiệu đó, những người phản đối toàn cầu hoá không
chống lại toàn cầu hoá một cách chung chung hay chống lại những tác
động tích cực của toàn cầu hoá, mà chống lại những mặt tiêu cực của quá
trình này, thực chất là chống lại toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa. Theo họ,
toàn cầu hoá hiện nay đang được vận hành một cách không bình đẳng, bị
các nước tư bản phát triển thao túng và vì vậy, nó chỉ phục vụ cho lợi ích
của một thiểu số người giàu có và làm tổn hại đến số đông những người
nghèo. Họ cho rằng, cần phải sửa đổi những nguyên tắc hoạt động của
WTO, IMF, WB theo hướng công bằng, bình đẳng và mang tính nhân văn
hơn(3)... Tháng 4/2000, Tổng Thư ký Liên hợp quốc lúc đó là ông Kofi
Annan, trong "Báo cáo thiên niên kỷ" đã khẳng định "Rất ít cá nhân, đoàn
thể và chính phủ các nước chống lại bản thân toàn cầu hóa. Điều mà họ
phản đối là sự chênh lệch của toàn cầu hóa. Sở dĩ như vậy là vì: Thứ nhất,
mặt tích cực và cơ hội của toàn cầu hóa vẫn đang tập trung cao độ ở một số
nước mà sự phân bố ở ngay tại các nước này cũng không đồng đều. Thứ
hai, mấy thập niên gần đâyđã xuất hiện hiện tượng mất cân đối: trong lúc
người ta rất thành công trong vấn đề thúc đẩy mở rộng thị trường toàn cầu
thì đứng trước những mục tiêu xã hội chân chính như tiêu chuẩn lao động,
vấn đề môi trường, vấn đề quyền con người, quyền được xoá đói nghèo
bệnh tật, luôn bị bỏ rơi lại đằng sau. Nói rộng ra, đối với nhiều người, toàn
cầu hóa đã mang ý nghĩa là sức mạnh gây tổn thương không thể lường
trước được; là sức mạnh tạo nên mất cân đối về kinh tế, về chính trị một
cách hết sức nhanh chóng. Thậm chí đối với những quốc gia hùng mạnh,
người ta cũng không biết được ai là chủ, họ lo lắng về công việc của mình

(3)
Mai Thị Quý, Phong trào đấu tranh chống toàn cầu hóa hiện nay và những vấn đề đặt ra, Tạp chí
Triết học, số 10 (173), tháng 10/2005, trang 18.

80
và lo sợ cả tiếng kêu của mình cũng sẽ bị nhấn chìm trong làn sóng toàn
cầu hóa...”

2. Tính chất và đặc điểm của phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa

2.1. Tính chất của phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa

Khi nghiên cứu về phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa những
năm vừa qua, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số tính chất của phong trào
như sau:

- Tính phí tập trung: Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa là
một phong trào tự nguyện, mang tính độc lập cao, sau vài năm chính thức
đi vào hoạt động, nhưng phong trào chưa có một đảng phái, một lực lượng
chính trị nào đứng ra tổ chức, định hướng lãnh đạo. Những người tham gia
biểu tình thống nhất với nhau về quan điểm và đi tới những quyết định tại
các hội nghị mà ở đó không có ai đứng ra lãnh đạo hoặc đại diện cho những
nngười khác. Trong các chiến dịch trấn áp biểu tình, lực lượng cảnh sát của
các chính quyền tư bản không biết bắt giam đối tượng đầu não nào. Do vậy,
một số nhà nghiên cứu còn gọi phong trào đấu tranh này phong trào không
có gương mặt (Movement Without Faces). Tuy nhiên, có thể thấy là tư
tưởng và hành động của một số trí thức và thành viên hoạt động tích cực
cũng có ảnh hưởng như là nguồn tham khảo và hướng dẫn cho phong trào.
Khởi xướng và tổ chức các cuộc biểu tình chống mặt trái toàn cầu hóa chủ
yếu là các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các nhóm xã hội, đa số thuộc
các lực lượng cánh tả, trong đó có cả những tổ chức mang tính quốc tế và
nhiều tổ chức ở cấp quốc gia. Họ đại diện cho những nhóm lợi ích và mối
quan tâm khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực: nghiệp đoàn, giáo
dục, y tế, văn hoá, quyền phụ nữ, bảo vệ động vật.v.v..Trong nhiều trường
hợp có sự có mặt của các phong trào, đảng phái chính trị đứng đằng sau
như: đảng cộng sản Italia, Pháp, Séc, Nauy...tổ chức và tham gia biểu tình
với khẩu hiệu chống chủ nghĩa tư bản quốc tế. Các tổ chức này huy động

81
được sự tham gia của các thành viên bao gồm từ công nhân, nông dân,
nghệ sĩ, trí thức, sinh viên, những người hoạt động xã hội, tôn giáo, môi
trường... cho đến các cá nhân theo chủ nghĩa cực đoan.

Các đợt vận động của phong trào thường được tổ chức qua Internet.
Quả thực, Internet đã trở thành một phương tiện hiệu nghiệm, cho phép huy
động trong một thời gian rất ngắn một số lượng lớn người tham gia. Phong
trào có nhiều địa chỉ trên các website, trong đó ngoài những bài có tính chất
định hướng, còn đưa ra chương trình và hoạt động sẽ được tổ chức. Ở mức
độ quốc tế, Trung tâm Independent Media là một địa chỉ cung cấp nhiều
thông tin cho những người cảm tình với phong trào về những cuộc vận
động đang tiến hành. Những người cảm tình với phong trào tham gia hội
thảo thông qua những băng video phát trên Internet. Một trong những địa
chỉ thông dụng nhất là Nodo50. Trang này tự mệnh danh là "lãnh thổ tinh
thần của các phong trào xã hội và hoạt động chính trị trên Internet" v.v...

Tính quần chúng rộng rãi: Những người tham gia vào Phong trào
chống mặt trái của toàn cầu hoá đến từ nhiều nơi, thuộc nhiều tổ chức và
phong trào khác nhau. ë các nước tư bản phát triển, các tổ chức phi chính
phủ ( NGOs) đang là thành viên tích cực nhất của Phong trào. Nhiều NGOs
đã thực sự trở thành một thế lực chính trị lớn ở các nước phát triển và gây
được ảnh hưởng đáng kể trên các diễn đàn, các tổ chức quốc tế lớn. Chẳng
hạn, năm 2000, lần đầu tiên Diễn đàn Davos đã mời đại diện của các tổ
chức phi chính phủ ở 15 nước tới dự. Tại “Diễn đàn thiên niên kỷ các tổ
chức phi chính phủ” do Liên hợp quốc tổ chức năm 2001 tại New York, đã
có đại biểu của hơn 1.000 NGO đến từ hơn 100 nước(4). Trong các tổ chức
phi chính phủ hoạt động tích cực nhất, Tổ chức phi chính phủ mang tên
“Oxfam quốc tế” là một trường hợp khá điển hình. Đây là một tổ chức liên
hiệp các tổ chức phi chính phủ gồm 12 thành viên ở các châu lục Âu – Mỹ

(4)
Nguyễn An Ninh, Những nét mới của phong trào phản toàn cầu hoá hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số
780 (10-2007), tr. 113.

82
- Đại Dương, có phạm vi hoạt động rất rộng (ở 120 nước trên thế giới).
Như chính tổ chức này đã nêu, mục đích hoạt động của Oxfam là “không
chỉ đòi hỏi thay đổi, mà còn quyết tâm làm cho sự thay đổi trở thành hiện
thực… Chúng tôi hiểu rằng sự thay đổi thực sự chỉ diễn ra khi đông đảo
nhân dân ở cả nước giàu lẫn những nước nghèo mạnh mẽ đòi hỏi. Chúng
tôi mong muốn được cùng hành động với nhiều tổ chức và cá nhân ở khắp
nơi trên thế giới đang vận động để bảo đảm rằng thương mại tạo nên sự
thay đổi trong cuộc đấu tranh chống đói nghèo trên toàn cầu. Chúng ta
cùng phấn đấu để xây dựng một phong trào tương tự như những cuộc vận
động nhằm chấm dứt sự phân biệt chủng tộc, cấm sử dụng mìn sát thương
và đạt được tiến bộ thực sự trong việc giảm nợ nần cho Thế giới thứ ba.
Tham vọng là rất lớn và nhiệm vụ thì vô cùng khó khăn, nhưng chúng tôi
tin rằng nếu cuộc vận động cho một nền thương mại công bằng thành công,
cuộc sống của các cộng đồng nghèo khổ sẽ có thể thay đổi như chưa từng
chứng kiến trước đây”(5). Về địa vị xã hội, nhóm những người được gọi là
“xã hội trung lưu” và những công nhân thành thị hiện đang chiếm số đông
tại nhiều nước phát triển là những lực lượng được coi là hạt nhân của
Phong trào chống toàn cầu hoá. Trong các cuộc xuống đường rầm rộ chống
toàn cầu hoá trên thế giới những năm qua, có thể thấy rõ vai trò hạt nhân,
vai trò đi đầu của lực lượng này.

Ở các nước đang phát triển, lực lượng tham gia Phong trào chống
mặt trái của toàn cầu hoá đa dạng hơn. Họ có thể là tầng lớp những người
chịu nhiều thua thiệt trong cuộc cạnh tranh với các tập đoàn kinh tế lớn,
những công ty xuyên quốc gia khổng lồ với vô vàn lợi thế cạnh tranh (vốn
lớn, thị trường rộng, khoa học – công nghệ cao, kinh nghiệm quản lý dày
dặn, thông tin nhanh, chính xác, sự hỗ trợ của các chính phủ,...). Họ cũng
có thể là các tầng lớp dân nghèo ở thành thị và nông thôn đang bị toàn cầu

(5)
Oxfam quốc tế, Tổng luận. Những luật lệ được dàn dựng và các tiêu chuẩn kép, Nxb. Chính trị quốc
gia, H., 2002.

83
hoá đặt ra ngoài lề của sự phát triển, nghĩa là đang gánh chịu nhiều hậu quả
tiêu cực của quá trình này, từ việc thất nghiệp làm cho cuộc mưu sinh trở
nên ngày càng khốc liệt, đến việc phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội,v.v.và v.v.. Ngoài ra, trong nhiều
trường hợp, trong lực lượng tham gia Phong trào chống mặt trái của toàn
cầu hoá còn có tầng lớp những trí thức tiến bộ, và không hiếm khi lực
lượng này đóng vai trò đi tiên phong trong các cuộc đấu tranh.

Trong các phong trào, các tổ chức, các diễn đàn,.. chống mặt trái của
toàn cầu hoá ở các khu vực, thì các phong trào ở khu vực Mỹ Latinh là
đáng chú ý nhất. Trước hết phải kể đến các hoạt động của Cuba – nước xã
hội chủ nghĩa duy nhất nằm ở Tây bán cầu. Đó là việc từ năm 1999 đến
nay, Cuba đã đứng ra tổ chức hội nghị quốc tế thường niên với chủ đề
“Toàn cầu hoá và các vấn đề phát triển”. Đây là diễn đàn thường niên của
các lực lượng cánh tả và tiến bộ có sự tham gia của các chính khách, các
nhân sỹ, các nhà nghiên cứu có quan điểm tiến bộ, các đại diện các tổ chức
quốc tế và khu vực, các cơ quan của Liên hợp quốc. Đặc biệt, từ đầu những
năm 90 của thế kỷ XX, ở Mỹ Latinh đã xuất hiện một xu thế chính trị được
gọi là xu thế thiên tả. Xu thế này ngày càng phát triển mạnh lên rồi trở
thành một trào lưu khá phổ biến đầu thế kỷ XXI ở khu vực này. Đó là nếu
như vào tháng 7 năm 1990, theo sáng kiến của Đảng Lao động Brazil, Diễn
đàn Sao Paulo ra đời, thì 10 năm sau, vào tháng 2 năm 2000, cũng tại đây
ra đời một diễn đàn rất gây chú ý là Diễn đàn xã hội thế giới (WSF). Những
đại biểu của các NGO và các nghiệp đoàn nhóm họp tại Sao Paulo thoả
thuận chính thức thành lập Diễn đàn này và các cuộc họp của nó sẽ diến ra
hàng năm vào đúng thời điểm diễn ra Hội nghị thường niên của Diễn đàn
kinh tế thế giới (WEF) thường họp tại Davos (Thụy Sĩ). Vì vậy, cùng với
khẩu hiệu “Một thế giới khác là có thể”, Diễn đàn xã hội thế giới được coi
là một diễn đàn đóng vai trò đối trọng với Diễn đàn kinh tế thế giới. Từ đó
đến nay, Diễn đàn xã hội thế giới đã đều đặn được tổ chức thường niên (ba

84
lần đầu tiên 2001, 2002, 2003 đều diễn ra tại thành phố cảng xinh đẹp Porto
Alegre của Brazil), sau đó được tổ chức luân phiên tại Mỹ Latinh, châu Á
và châu Phi. Những cuộc họp của Diễn đàn xã hội thế giới luôn thu hút sự
chú ý của dư luận quốc tế bởi trong chương trình nghị sự của Diễn đàn luôn
đề cập đến những vấn đề mà các nước đang phát triển phải đối mặt trong
bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra ngày càng sâu rộng. Ngoài ra, Diễn đàn xã
hội thế giới còn thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế bởi số lượng rất
đông đảo những người tham gia Diễn đàn. Ngay từ lần họp đầu tiên vào
tháng 11 năm 2001, Diễn đàn xã hội thế giới đã thu hút gần 4.700 đại biểu
của 900 tổ chức chính trị, xã hội và phi chính phủ từ 117 nước tham dự. Từ
lần thứ hai trở đi, số đại biểu tham dự đã tăng từ vài chục ngàn lên cả trăm
ngàn người. Từ Diễn đàn xã hội thế giới, ở các khu vực khác nhau cũng ra
đời các Diễn đàn xã hội khu vực như Diễn đàn xã hội châu Âu, Diễn đàn xã
hội châu Phi,...Các Diễn đàn xã hội khu vực vừa có sự phối hợp hoạt động
với Diễn đàn xã hội thế giới, vừa có những sắc thái riêng, cương lĩnh hành
động riêng cho phù hợp với tình hình khu vực đó. Nhìn chung, các diễn đàn
khác nhau này cùng với nhiều phong trào xã hội dân sự khác, là nơi các
nước khác nhau sử dụng để đấu tranh chống lại “chủ nghĩa tự do mới”,
chống lại những bất công, bất bình đẳng mà quá trình toàn cầu hoá tư bản
chủ nghĩa mang lại cho những nước, những người kém thế, yếu thế.

Tóm lại, những lực lượng tham gia Phong trào chống mặt trái của
toàn cầu hoá khá đa dạng, đến từ nhiều nước, nhiều tầng lớp khác nhau,
nhưng về tổng thể đều là đại diện cho những tầng lớp xã hội chịu thiệt thòi
nhất trong hệ thống kinh tế – xã hội tư bản hiện nay. Chính vì là phong trào
đại diện cho những tầng lớp xã hội chịu thiệt thòi nhất trong xu thế toàn
cầu hoá, nên mục tiêu chung của các lực lượng tham gia Phong trào là đấu
tranh chống lại cái xu thế đang bị các thế lực tư bản độc quyền chi phối và
lũng đoạn đó. Phong trào chống toàn cầu hoá là tập hợp các lực lượng
chính trị – xã hội thế giới chống lại hệ thống chính trị – quân sự, kinh tế -

85
thương mại và tài chính – tiền tệ toàn cầu hiện nay. Có thể nói rằng sự ra
đời của Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá đã trở thành tác nhân
quan trọng góp phần vào việc điều chỉnh quá trình toàn cầu hoá vốn đang là
dòng chảy chủ lưu của thế giới ngày nay, (nhưng về bản chất đang là toàn
cầu hoá tư bản chủ nghĩa), để cho quá trình ấy mang tính nhân bản hơn.

Tính tự nguyện và độc lập cao: Phong trào chống mặt trái của toàn
cầu hóa là một lực lượng chính trị có quy mô toàn cầu, nhưng lại được tập
hợp và tổ chức trực tiếp theo chiều ngang, không thông qua hệ thống cấu
trúc từ trên xuống như các đảng phái chính trị, đoàn thể xã hội theo kiểu
truyền thống. Điều này đã đặt lý luận chính trị học hiện đại trước một thực
tế mới mẻ: Sự hiện diện của một lực lượng chính trị có quy mô toàn cầu
nhưng cơ chế tập hợp lực lượng, xác lập và duy trì sự thống nhất các mục
tiêu đấu tranh của phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa vì các mục
tiêu chung, trong đó mục tiêu độc lập dân tộc ở vị trí trung tâm, đã được
thông qua sự trao đổi tập thể, công khai, dân chủ trên từng vấn đề xác định.
Thực tế cho thấy, cơ chế hoạt động này là phù hợp với bối cảnh các quan hệ
xã hội cũng đang được toàn cầu hóa và là cơ chế phổ biến của phong trào.

Tuy nhiên, trên thực tế, ngay trong chính bản thân phong trào chống
mặt trái toàn cầu hóa cũng tồn tại mâu thuẫn. Động cơ, lý do và đòi hỏi của
các lực lượng chống toàn cầu hóa rất khác nhau, nhiều khi mâu thuẫn với
nhau. Lý do của sự phản đối cực kỳ đa dạng và phức tạp, từ ý thức hệ chính
trị đến tôn giáo, đạo đức, bảo vệ môi trường, bảo hộ mậu dịch và cạnh
tranh thương mại... Những người chống toàn cầu hóa đòi hỏi một xã hội
công bằng hơn, kiểm soát chặt chẽ hơn quyền hành vô hạn độ của các
TNC, dân chủ hoá các tổ chức kinh tế thế giới và phân phối của cải công
bằng hơn. Do tác động hai mặt của của trình toàn cầu hóa diễn ra rất nhanh
chóng trong những năm qua, mặt khác trên thế giới cũng đang có sự thừa
nhận phổ biến về tính tất yếu và những mặt tích cực của toàn cầu hóa thì

86
cũng có nhiều người nhìn nhận đó là hiện tượng tiêu cực. Sự khác biệt về
lợi ích thua thiệt mà quá trình toàn cầu hóa mang lại cũng như về nhận thức
tác động của nó và phương pháp tiếp cận (liên quan đến cách tiến hành toàn
cầu hóa và xử lý các vấn đề đặt ra) là nguồn gốc của thái độ khác nhau của
các nước và các nhóm lợi ích trong mỗi nước. Nhiều nước đang phát triển
là nạn nhân của những mặt trái của toàn cầu hóa, đặc biệt là nạn nhân của
các biện pháp bảo hộ mậu dịch bất công. Biện pháp này đã ngăn chặn các
nước đang phát triển tăng cường hoạt động thương mại quốc tế, phá hoại
các nỗ lực xoá đói giảm nghèo của các nước này. Hệ thống buôn bán toàn
cầu bất bình đẳng đã làm cho các nước đang phát triển hầu như không có
ảnh hưởng trong các cuộc thương lượng toàn cầu về các quy chế và quyết
định chính sách của các thể chế kinh tế và tài chính chủ chót của thế
giới.v.v..

Hiện nay, quan điểm của những người tham gia phong trào chống
mặt trái của toàn cầu hóa là khá đa dạng. Một số cho rằng, phải loại bỏ
hoàn toàn WB, IMF; số khác lại theo đuổi đường lối trung dung, đòi những
tổ chức trên phải tiến hành cải tổ. Nhiều người trong giới trí thức châu Âu
chống toàn cầu hóa vì xem toàn cầu hóa cũng có nghĩa là "Mỹ hóa" nhằm
áp đặt lên toàn thế giới mô hình "xã hội thị trường" và văn hóa tiêu thụ đại
chúng "nông cạn " của Mỹ, làm mờ nhạt và thui chột các nền văn hóa dân
tộc lâu đời. Các nước đang phát triển thì chống lại những khía cạnh bất
bình đẳng trong quan hệ mậu dịch thế giới (ví dụ như Âu Mỹ thì bảo hộ và
yểm trợ nông nghiệp của mình nhưng lại đòi các nước đang phát triển phải
mở cửa thị trường và tôn trọng bảo vệ sở hữu trí tuệ), chống lại tính đầu cơ
và bất ổn định trong việc tự do hóa dòng chảy tư bản ngắn hạn. Ở các nước
công nghiệp phát triển, phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa lại đi từ
những đòi hỏi phải bảo hộ mậu dịch chống các nước đang phát triển (qua
những đòi hỏi về tiêu chuẩn lao động và môi trường của các công đoàn và
tổ chức phi chính phủ) đến việc chống lại mọi nỗ lực cải cách trong nước vì

87
nó đe dọa các phúc lợi xã hội mà hiện nay ngân sách quốc gia không còn
đài thọ nổi vì công nợ đã quá lớn. Một số sự chống đối có màu sắc cực "tả"
như chống cơ chế thị trường, hoặc cực "hữu" như bài ngoại và kỳ thị các
cộng đồng di dân thiểu số - đây là khẩu hiệu dân túy của các đảng phái tân
phát xít đang bắt đầu xuất hiện trong chính trường châu Âu. Ở một số nước
Hồi giáo lại muốn trở về với những quan hệ kinh tế phù hợp với luật
Sharia; nhất là không chấp nhận việc trả và nhận lãi suất mà thay vào đó
phải là việc chia lợi nhuận sau mỗi giai đoạn kinh doanh v.v...

Tính hòa bình, không bạo lực: Phong trào chống mặt trái của toàn
cầu hóa chủ yếu sử dụng phương thức đấu tranh không bạo lực, dùng hình
thức xuống đường biểu tình, tận dụng cơ chế dân chủ để tiến hành đối
thoại, phê phán quá trình toàn cầu hóa. Phương thức này được sử dụng
rộng rãi và khá thành công tại các Diễn đàn xã hội, trên các đường phố,
trên hệ thống thông tin đa phương tiện, tại các nghị viện của các nước lớn
và hàng loạt diễn đàn đa phương. Ngoài những cuộc biểu tình, tuần hành
quy mô lớn trên đường phố, các cuộc đấu tranh còn diễn ra ngày càng
nhiều trên hệ thống mạng Internet. Thông qua Internet, những người phản
đối toàn cầu hóa đã cùng nhau nghiên cứu, trao đổi, tranh luận về những
tiêu cực mà toàn cầu hóa tạo ra. Các tổ chức bảo vệ môi trường, các tổ chức
hòa bình... đều xây dựng những website riêng của mình để tạo diễn đàn
rộng rãi cho các ý kiến đồng thuận và tranh luận, phản biện...

Có thể thấy, tính chất hòa bình trong phương thức đấu tranh của
những người phản đối toàn cầu hóa phản ánh quan điểm của số đông các
lực lượng chống mặt trái toàn cầu hóa. Họ cho rằng, việc sử dụng bạo lực
sẽ không tranh thủ được sự đồng thuận của đông đảo quần chúng trong xã
hội, nhất là trong bối cảnh chính phủ các nước đều đang rất lo ngại tình
trạng khủng bố của các phần tử dân tộc cực đoan. Tuy nhiên, vì là một tập
hợp đa dạng, không thuần nhất, nên trong bản thân phong trào chống mặt

88
trái toàn cầu hóa cũng vẫn tồn tại một bộ phận theo khuynh hướng cực
đoan. Những hành động bạo lực như đập phá, ẩu đả với cảnh sát, thậm chí
sử dụng cả vũ khí cá nhân... là những biểu hiện đặc trưng của khuynh
hướng này(6).

2.2. Về đặc điểm của phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa:

Thứ nhất, ở phía Nam, ngoại vi và trong thế giới thứ Ba, tình hình
chống toàn cầu hóa rất phức tạp. Trên truyền thống và lý luận, chủ nghĩa
mác và lý luận phụ thuộc đều phê bình toàn cầu hóa. Tiếng nói chống toàn
cầu hóa ở một số nước thế giới thứ Ba tương đối lớn, như Malayssia, Cuba.
Mấy năm gần đây, Cuba đã khởi xướng triệu tập một loạt hội nghị quốc tế
nhằm phê phán toàn cầu hóa, kể cả Hội nghị Nhóm 77 vào tháng 4/2000.
Còn Malayssia đã được “Mạng thế giới thứ Ba” kiên quyết chống toàn cầu
hóa (The Third World Network) lấy làm căn cứ. Những phê bình của
nguyên Thủ tướng Mahathir Mohamed đối với toàn cầu hóa rất nổi tiếng.
Ông không bài xích mù quáng toàn cầu hóa mà chỉ phản đối tính nhất trí và
tính nhất thể bá quyền của toàn cầu hóa. Ông “tán thành toàn cầu hóa
những phản đối tính thống nhất bá quyền (Hemegomic Uniformity and
Conformity); tán thành mọi người cùng hưởng của cải vật chất giàu có,
nhưng phản đối sự thống trị toàn thế giới của kim tiền”.

Thứ hai, bàn về vùng thì Đông Á không như Âu Mỹ, Đông Âu
không như Tây Âu. Nguyên nhân là Đông Á và Đông Âu vẫn còn ở giai
đoạn “Tây hóa” và “yêu phương Tây”, đặc biệt thế hệ trẻ cho rằng toàn cầu
hóa là việc tốt. Nước Mỹ và châu Âu là trung tâm của toàn cầu hóa, đồng
thời cũng là trung tâm của chống toàn cầu hóa.

Thứ ba, nói về ngành sản xuất thì có nhiều lực lượng chống toàn cầu
hóa bắt nguồn từ “kinh tế cũ” của thế giới thứ nhất, thế giới thứ hai chứ

(6)
Phạm Hữu Tiến, Đấu tranh chống mặt tiêu cực của toàn cầu hóa, Tạp chí Cộng sản, số 10 (tháng
5/2005), trang 73.

89
không phải ngành “kinh tế mới”. Do phân phối lợi ích không đều, nên nhân
dân bản địa mà lợi ích bị tổn hạn nghiêm trọng và những người trực tiếp bị
hại vì môi trường tàn phá, các nhà máy hóa chất, các nhà máy điện hạt
nhân nà các công ty xuyên quốc gia xây dựng ở các nước đã làm cho nhân
dân bản địa trực tiếp phản đối toàn cầu hóa.

Thư tư, lực lượng và tình cảm của chống toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân
tộc, chủ nghĩa bài ngoại tăng lên trong phạm vi toàn cầu sau chiến tranh
lạnh thường liên hệ với nhau. Trong một số tình huống, người bản địa bao
gồm cả nhà chính trị đã phản đối toàn cầu hóa hơn những người khác trên
thế giới, như dân bản địa Tây Âu (nước Đức và nước Áo tương đối điển
hình) chống di dân từ ngoài đến; còn trong một số tình huống khác, người
bản địa không chống toàn cầu hóa như những người khác trên thế giới, như
người dân ở Praha (Cộng hòa Séc) tham gia chống toàn cầu hóa không
nhiều. Ở châu Âu, một số người được gọi là “người chủ nghĩa chủ quyền”
(Sovereignist), họ rất quan tâm tới việc chủ quyền quốc gia bị toàn cầu hóa
thách thức và áp lực. Ở nước Mỹ, một số người đã kêu gọi chủ nghĩa dân
tộc trong thời đại toàn cầu hóa, phản đối nước Mỹ tham gia công việc toàn
cầu nhiều hơn.

Thứ năm, một số nước đang phát triển được lợi tương đối nhiều
trong toàn cầu hóa như Ấn Độ, Brazil, Mehico, Trung Quốc... lực lượng
chống toàn cầu hóa tương đối ít. Còn ở những nước đã từng chịu ảnh
hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính thời kỳ 1997-1998 (Thái Lan,
Hàn Quốc, Indonessia, Philippines...) thì phong trào và ngôn luận chống
toàn cầu hóa mạnh hơn.

Thứ sáu, chống toàn cầu hóa được coi là chính trị và hình thái ý thức
mới, đối lập gay gắt với toàn cầu hóa được coi là chính trị và hình thái ý
thức của thời đại sau chiến tranh lạnh. Nhiều chính trị gia trên thế giới đã
chủ trương cái gọi là “hình thái ý thức tiến bộ” (The Ideology of Progress),

90
cho rằng toàn cầu hóa mang lại tiến bộ, như người giàu sẽ càng giàu, người
nghèo có thể trở nên giàu, vì vậy giúp ích cho việc giải quyết nhiều vấn đề
quốc tế. Còn những người chống toàn cầu hóa, mặc dù có một số tiến bộ
(ví dụ như đấu tranh đòi bình đẳng về giới, về nhân quyền..) nhưng nếu so
sánh với “tai họa” thì cái “tiến bộ” đó rõ ràng là kém hẳn.

Thứ bảy, hậu quả mặt trái của toàn cầu hóa là đã trực tiếp làm nảy
sinh nhiều tổ chức phi chính phủ, tôn chỉ và sứ mạng của những tổ chức đó
là chống toàn cầu hóa(7).

3. Nội dung đấu tranh của phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa

Nội dung đấu tranh của phong trào chống toàn cầu hóa được xác
định khá rõ ràng. Trước hết, đó là nhu cầu thay thế quá trình toàn cầu hóa
của thiểu số và cho thiểu số hiện nay bằng một quá trình toàn cầu hóa mới,
của tất cả và cho tất cả mọi người. Nội dung bao trùm này được cụ thể hóa
thành nhiều mũi nhọn đấu tranh chống đói nghèo trong quá trình thực hiện
tăng trưởng kinh tế, chống bất công xã hội trong lộ trình phát triển, chống
hiện tượng loại trừ xã hội khá phổ biến hiện nay ở các nước tư bản, chống
chủ nghĩa tự do mới, chống nền chính trị cường quyền sô-vanh...; hoặc
thành những yêu sách về xóa nợ nước ngoài cho các nước chậm phát triển,
về bảo vệ môi trường sống, về phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền
vững, về bảo vệ nhân phẩm, về dân chủ hóa cơ cấu và cơ chế của các tổ
chức WTO, IMF, WB...

Trong những năm gần đây, nội dung đấu tranh của phong trào chống
mặt trái toàn cầu hóa thường được biểu hiện qua các lần họp của các Diễn
đàn xã hội thế giới và khu vực. Chương trình hoạt động của tổ chức Diễn
đàn xã hội thế giới là “…thảo luận các phương án thay thế về kinh tế và
xã hội nhằm thúc đẩy quyền con người, công bằng xã hội và phát triển

(7)
Xem thêm: Long Trung Anh, Khảo sát và suy nghĩ về hiện tượng “chống toàn cầu hóa”, Tạp chí
“Kinh tế và chính trị thế giới” (Trung Quốc), số 2/2001.

91
bền vững…Diễn đàn xã hội thế giới phát triển như là kết quả tất yếu của
một phong trào quốc tế đang lên, đòi để cho xã hội công nhân được đại
diện trong các thiết chế tài chính quốc tế như IMF, WB và WTO. Trong
nhiều thập kỷ qua, các thiết chế này đã đưa ra những quyết định ảnh hưởng
đến đời sống của nhân dân toàn thế giới, nhưng lại không có chế độ báo
cáo công khai và không có sự tham gia dân chủ…Diễn đàn xã hội thế giới
sẽ thảo luận các vấn đề như xây dựng các chính sách kinh tế, thúc đẩy sự
phát triển còn người, kiến tạo các chiến lược quốc tế cho việc phát triển các
tổ chức cơ sở; đề xuất các kiến nghị đối với các thiết chế quốc tế như IMF,
WTO, WB; ảnh hưởng của các quốc gia đến các cộng đồng địa phương; đề
xuất các sáng kiến phát triển bền vững để xoá bỏ đói nghèo và bảo vệ môi
trường; chống phân biệt chủng tộc bất bình về giới, bảo vệ đất đai và văn
hoá bản địa”. Theo đó, những người tham gia các Diễn đàn xã hội thế giới
đã đấu tranh đòi: 1) Công dân toàn cầu phải được đại diện thích đáng trong
các thiết chế đa phương WTO, IMF, WB và những tổ chức đang tạo nên
các chính sách toàn cầu theo đòi hỏi của chính phủ các nước phát triển và
các công ty xuyên quốc gia; 2) Phải xoá hết nợ của các nước nghèo vì
chính các nước thực dân đế quốc mới là những kẻ có nợ và có tội đối với
các nước đang phát triển; 3) Phải tôn trọng chủ quyền kinh tế của các nước,
không thể nhân danh toàn cầu hoá mà chà đạp lên độc lập chủ quyền kinh
tế và chính trị của các dân tộc. Không cho phép các thiết chế đa phương
định đoạt tài chính, kinh tế, thương mại trên toàn cầu: 4) Xúc tiến phát triển
bền vững, ưu tiên cho nhu cầu của mỗi quốc gia, lấy nội lực làm chính, kết
hợp với hợp tác quốc tế; 5). Xây dựng một thế giới công bằng, hài hoà giữa
phát triển và các nước đang phát triển, giữa kinh tế và văn hoá, xã hội, giữa
nữ và nam(8)...

(8)
Nguyễn Văn Thanh (chủ biên), Bình minh của một toàn cầu hóa khác, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
2000, trang 34-35.

92
Ông Mahathir Mohamad, nguyên thủ tướng Malaysia, trong bài
diễn văn đọc tại một cuộc hội nghị ở Kuala Lumper vào ngày 26-2-2001,
đã kêu gọi cần phải xây dựng “một trật tự thế giới mới” – một trật tự thế
giới không chỉ mới mà còn công bằng hơn, hữu ích hơn, dịu dàng hơn, tử
tế hơn, vị tha hơn và tràn đầy lòng nhân ái. Theo ông, “trật tự thế giới ấy
sẽ quan tâm thật nhiều đến luân lý và đạo đức, đến tự do và độc lập, đến
công bằng và sự kính trong lẫn nhau, đến nền dân chủ hữu ích và quyền
con người toàn diện”. Công cuộc toàn cầu hoá mới, theo ông, “phải được
hoạch định một cách cẩn trọng. Việc hoạch định phải tính tới tất cả mọi
người sinh sống ở mọi ngóc ngách của thế giới…Toàn cầu hoá phải được
triển khai một cách chậm rãi và những nỗ lực lớn lao nhất phải hướng về
những khu vực kém phát triển nhất của thế giới”.

93
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Đình Nghiệm, Phong trào chống toàn cầu hóa, Tạp chí
Cộng sản, số 30, tháng 10/2003.

2. Nguyễn An Ninh, Những nét mới của phong trào phản toàn cầu
hóa hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 780 (tháng 10/2007).

3. Mai Thị Quý, Phong trào đấu tranh chống toàn cầu hóa hiện nay
và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Triết học, số 10 (173), tháng 10/2005.

4. Oxfam quốc tế, Tổng luận. Những luật lệ được dàn dựng và các
tiêu chuẩn kép, Nxb. Chính trị quốc gia, H., 2002.

5. Phạm Hữu Tiến, Đấu tranh chống mặt tiêu cực của toàn cầu hóa,
Tạp chí Cộng sản, số 10 (tháng 5/2005).

6. Long Trung Anh, Khảo sát và suy nghĩ về hiện tượng “chống toàn
cầu hóa”, Tạp chí “Kinh tế và chính trị thế giới” (Trung Quốc), số 2/2001.

7. Nguyễn Văn Thanh (chủ biên), Bình minh của một toàn cầu hóa
khác, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000.

94
CÁC HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA PHONG TRÀO ĐẤU TRANH
CHỐNG MẶT TRÁI TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY

Thạc sĩ Trịnh Thị Hoa


Viện Quan hệ quốc tế
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ bắt đầu từ cuối
thập kỷ 70 của thế kỷ XX đã làm cho lực lượng sản xuất thế giới có nhiều
tiến triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng mang đậm tính quốc tế.
Toàn cầu hoá (TCH) và hội nhập kinh tế quốc tế phát triển mạnh từ sau
thập niên cuối thế kỷ XIX và ngày càng trở thành một xu thế lớn trong
quan hệ quốc tế hiện đại, tác động sâu sắc tới hầu hết mọi mặt của đời sống
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của từng nước và toàn bộ các mối quan hệ
quốc tế. Tuy nhiên, sự đánh giá tác động và mối quan hệ của TCH rất khác
nhau giữa các nước, nhóm nước và các nhóm xã hội trong mỗi nước, chủ
yếu tuỳ thuộc vào nhận thức và lợi ích mà họ được hưởng hoặc mất đi
trong quá trình này. Song những mặt trái của TCH ngày càng được cộng
đồng quốc tế quan tâm và là nguyên nhân dẫn đến hoạt động đấu tranh
mang tính toàn cầu. Quy mô, mức độ và hình thức đấu tranh chống mặt trái
của TCH trong các tổ chức quốc tế ngày càng trở nên khá đa dạng. Các
hoạt động này bắt đầu được khởi xướng dưới hình thức biểu tình phản đối
có thể tính từ Hội nghị cấp cao tám nước công nghiệp phát triển (G8) họp
tại Côlônhơ (Đức) tháng 8/1999; hội nghị thượng đỉnh WTO tại Siatơn
(Mỹ) 11/1999. Từ các cuộc biểu tình đến phong trào chống mặt trái của
TCH là một quá trình vận động và phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ
cuối thế kỷ XX, đầu XXI.

- Đặc điểm, mục tiêu của phong trào chống mặt trái của TCH

Phong trào chống TCH là một phong trào chống đối đang phát triển
trên toàn thế giới, tập hợp hàng chục nhóm khác nhau cùng chung mục tiêu

95
chống CNTB và mô hình chủ nghĩa tự do mới. Đây là phong trào tập hợp
nhiều thành phần khác nhau như trí thức cánh tả, công đoàn, các nhà sinh
thái môi trường, thổ dân da đỏ hay những nhóm xã hội bị phân biệt đối xử
và coi hệ thống kinh tế đang hiện hành là vô nhân đạo và bất công. Hơn
một thập kỷ nay, phong trào này đã lên tiếng về hậu quả của CTH gây ra.
Những nhóm này tổ chức nhiều cuộc vận động nhằm xoá nợ nước ngoài
cho các nước nghèo hay đòi hỏi các tổ chức Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF) thực hiện cải cách. Phong trào trở thành một hiện
tượng mới, được dư luận quốc tế quan tâm và không ai có thể nghi ngờ về
sức thu hút mạnh mẽ của nó.

Một trong những đặc điểm khác biệt của những người biểu tình
chống TCH là không có người lãnh đạo phong trào. Những người tham gia
biểu tình thống nhất với nhau về quan điểm và đi tới những quyết định tại
các hội nghị mà ở đó không có ai đứng ra lãnh đạo hoặc đại diện cho những
nngười khác. Tuy nhiên, tư tưởng và hành động của một số trí thức và
thành viên hoạt động tích cực cũng có ảnh hưởng như là nguồn tham khảo
và hướng dẫn cho phong trào.

Khởi xướng và tổ chức các cuộc biểu tình nói trên chủ yếu là các tổ
chức phi chính phủ (NGO) và các nhóm xã hội, đa số thuộc các lực lượng
cánh tả, trong đó có cả những tổ chức mang tính quốc tế và nhiều tổ chức ở
cấp quốc gia. Họ đại diện cho những nhóm lợi ích và mối quan tâm khác
nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực: nghiệp đoàn, giáo dục, y tế, văn hoá,
quyền phụ nữ, bảo vệ động vật.v.v..Trong nhiều trường hợp có sự có mặt
của các phong trào, đảng phái chính trị đứng đằng sau như: đảng cộng sản
Italia, Pháp, Séc, Nauy...tổ chức và tham gia biểu tình với khẩu hiệu chống
chủ nghĩa tư bản quốc tế. Các tổ chức này huy động được sự tham gia của
các thành viên bao gồm từ công nhân, nông dân, nghệ sĩ, trí thức, sinh viên,

96
những người hoạt động xã hội, tôn giáo, môi trường... cho đến các cá nhân
theo chủ nghĩa cực đoan.

Mục tiêu đấu tranh của phong trào chống mặt trái của TCH tập trung
vào các vấn đề như: việc làm, gắn điều kiện lao động, nhân quyền và môi
trường với tự do hoá thương mại, một mặt sẽ buộc các công ty xuyên quốc
gia (TNC), các tổ chức quốc tế và các nước phải quan tâm nhiều hơn đến
việc tạo công ăn việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, giữ gìn môi trường.
Những người chống TCH đòi hỏi một xã hội công bằng hơn, kiểm soát chặt
chẽ hơn quyền hành vô hạn độ của các TNC, dân chủ hoá các tổ chức kinh
tế thế giới và phân phối của cải công bằng hơn. Do tác động hai mặt của
của trình TCH diễn ra rất nhanh chóng trong những năm qua, mặt khác trên
thế giới cũng đang có sự thừa nhận phổ biến về tính tất yếu và những mặt
tích cực của TCH thì cũng có nhiều người nhìn nhận đó là hiện tượng tiêu
cực. Sự khác biệt về lợi ích thua thiệt mà quá trình TCH mang lại cũng như
về nhận thức tác động của nó và phương pháp tiếp cận (liên quan đến cách
tiến hành TCH và xử lý các vấn đề đặt ra) là nguồn gốc của thái độ khác
nhau của các nước và các nhóm lợi ích trong mỗi nước. Nhiều nước đang
phát triển là nạn nhân của những mặt trái của TCH, đặc biệt là nạn nhân
của các biện pháp bảo hộ mậu dịch bất công. Biện pháp này đã ngăn chặn
các nước đang phát triển tăng cường hoạt động thương mại quốc tế, phá
hoại các nỗ lực xoá đói giảm nghèo của các nước này. Hệ thống buôn bán
toàn cầu bất bình đẳng đã làm cho các nước đang phát triển hầu như không
có ảnh hưởng trong các cuộc thương lượng toàn cầu về các quy chế và
quyết định chính sách của các thể chế kinh tế và tài chính chủ chót của thế
giới.v.v.. Vì vậy, giữa những người chống TCH cũng có sự khác nhau về
quan điểm. Một số cho rằng, phải loại bỏ hoàn toàn WB, IMF; số khác lại
theo đuổi đường lối trung dung, đòi những tổ chức trên phải tiến hành cải
tổ. Những hiện tượng phản đối TCH trong những năm qua là nguồn gốc
của thái độ khác nhau của các nước và các nhóm lợi ích trong mỗi nước.

97
Đây cũng là biểu hiện phản ứng của một bộ phận dân chúng trong các xã
hội bị tác động tiêu cực bởi quá trình TCH.

Đối tượng bị phản đối mạnh nhất trong phong trào chống TCH là các
công ty xuyên quốc gia và các tổ chức tài chính – thương mại quốc tế như
IMF, WB và WTO. Các công ty xuyên quốc gia được coi là thế lực đang
lấn át chính phủ, chạy theo lợi nhuận, khai thác nguồn tài nguyên cạn kiệt
dẫn đến huỷ hoại môi trường sinh thái. Hơn nữa tình trạng sáp nhập các
công ty này ngày càng diễn ra đã và đang dẫn tới nạn thất nghiệp và bất
bình đẳng trong xã hội. Các công ty xuyên quốc gia còn được coi là động
lực chính thúc đẩy TCH nhằm bành trướng quyền lực và bóc lột các nước,
tác động tiêu cực đến bản sắc dân tộc và chủ quyền quốc gia. Thực tế, hiện
nay các công ty TNC kiểm soát tới 70-80 thương mại thế giới. Nếu như
năm 1914, tại 14 nước đứng đầu thế giới có 7,3 ngàn công ty xuyên quốc
gia với 27,3 ngàn chi nhánh tại nước ngoài, thì đến 1995, có tới 40 ngàn
TNC với 250 chi nhánh tập trung chủ yếu ở nước ngoài; năm 2005 đã tăng
tới 70 ngàn TNC với 690 ngàn chi nhánh và tập trung chủ yếu ở các nước
phát triển. Mặc dù ở các nước đang phát triển cũng có các TNC nhưng so
với các nước phát triển thì số lượng không nhiều. 500 TNC lớn nhất thế
giới đều tập trung ở các nước phát triển, nhiều nhất là ở Mỹ và Nhật Bản.
Các TNC tuy chiếm một tỷ trọng về sản lượng không lớn (khoảng 25%),
nhưng lại có vai trò chi phối trong các quan hệ toàn cầu về thương mại, đầu
tư tài chính, tiền tệ và công nghệ víư tỷ trọng vào khoảng 60 – 90% tổng
giá trị toàn cầu. Lợi ích và bản chất của các TNC là làm cho thị trường thế
giới ngày càng mang tính TCH, nó dính líu sâu vào quá trình thương lượng,
đàm phán quốc tế cũng như trong các diễn đàn đa phương... Đây chính là
sự ảnh hưởng của TNC đối với các chính sách quốc gia, dân tộc một cách
sâu sắc nhất.

98
Các tổ chức quốc tế như IMF, WB, WTO bị nhiều người biểu tình
xem như là công cụ để thực hiện TCH, phục vụ lợi ích của các công ty
xuyên quốc gia và thiếu khả năng giúp giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội
của các nước cũng như các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là những tác động tiêu
cực của nó. Họ cho rằng các tổ chức này là người chịu trách nhiệm về tình
trạng ngột ngạt, không có khả năng trả được nợ của phần lớn các nước
nghèo mà trong nhiều trường hợp số nợ đó vượt quá tổng sản phẩm quốc
dân của những nước đó. Hoạt động của các tổ chức này được lực lượng
chống TCH cho là kém hiệu quả, không đạt được mục tiêu đề ra. Họ dẫn
chứng rằng: mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã không đạt được vì những
nước nghèo vẫn nghèo, đặc biệt là ở châu Phi; khoảng cách về thu nhập đầu
người giữa các nước phát triển và kém phát triển ngày càng gia tăng; mục
tiêu ổn định hệ thống tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô cũng không đạt được –
trong thập kỷ 80 và 90 (thế kỷ XX) đã liên tiếp xảy ra nhiều cuộc khủng
hoản tiền tệ và gây ra tổn thất nghiêm trọng cho nền kinh tếư thế giới. Các
giải pháp mà IMF, WB áp đặt cho các nước nhận tài trợ quá khắc nghiệt,
trong không ít trường hợp đã làm cho tình hình kinh tế các nước này xấu
thêm. Phong trào chống TCH đã có tác động trực tiếp quá trình chuẩn bị
vòng đàm phán mới của các tổ chức quốc tế. Khẩu hiệu đấu tranh của các
nhóm biểu tình rất đa dạng, tuỳ thuộc vào chủ đề của các cuộc hội nghị và
thành phần tham gia biểu tình, song ít nhiều đều trực tiếp hoặc gían tiếp
liên quan đến hệ quả của TCH. Chẳng hạn năm 2004, IMF đã nhất trí gia
hạn thêm 2 năm sáng kiến xoá nợ cho 30 nước nghèo, phần lớn trong số
này là các nước Nam Sahara; Năm 2005 nhóm G7 đã nhất trí giảm và xoá
nợ cho các nước nghèo nhất thế giới.

- Các đảng phái, lực lượng chính trị bày tỏ quan điểm, phương
pháp đấu tranh chống mặt trái của TCH

99
Các ĐCS,CN và cánh tả trên thế giới đều cho rằng TCH kinh tế là xu
thế khách quan, tất yếu trong sự phát triển của lĩnh vực sản xuất vật chất
của xã hội loài người. TCH kinh tế thu hút sự tham gia của tất cả các quốc
gia dân tộc trên hành tinh chúng ta. Điều này có nghĩa, giờ đây để phát
triển, cá quốc gia dân tộc trên thế giới đều buộc phải tham gia TCH, đều
phải tiến hành hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Các đảng này
đều khá thống nhất trong việc đánh giá mặt trái của quá trình TCH. Các
đảng đều nhấn mạnh tính chất TBCN, tác động bất lợi của tiến trình TCH
kinh diễn ra trong thực tế hiện nay. Trong các cuộc gặp mặt giữa các ĐCS
ở Aten (Hy Lạp), ở Beclin (Đức) thời gian gần đây, các ĐCS đều có nhận
định rằng, với tư cách một xu thế tất yếu khách quan, giờ đây TCH kinh tế
đang bị các chính phủ ở các nước tư bản phát triển - đại diện cho lợi ích của
các các lực lượng tư bản độc quyền, các công ty, các tập đoàn kinh tế, tài
chính xuyên quốc gia lợi dụng để phục vụ cho lợi ích, tham vọng của họ.
Các ĐCS ở Tây Âu đều nhận thấy một thực tế là tình trạng bất công bằng
giữa giới chủ và người lao động tại các nước TBCN trong việc tận dụng
thành qủa của TCH kinh tế mang lại. Trong khi giới chủ được lựa chọn, tự
do chuyển vốn đến đầu tư ở những nơi mang lại hiệu quả lợi nhuận cao, thì
công nhân, người lao động lại bị cản trở, hạn chế rất nhiều trong việc lựa
chọn nghề nghiệp và nơi làm việc. Họ bị giới chủ tuỳ tiện cắt giảm hay sa
thải công nhân, sa thải người lao động... Gần đây, các ĐCS,CN ở Tây Âu
đều lên tiếng vạch rõ bản chất, ý đồ của các chính sách, đạo luật mang nội
dung phân biệt đối xử với các cộng đồng người lao động nhập cư nguỵ biện
bằng những luận điệu “về mối đe doạ do người lao động nhập cư gây ra”
đối với an ninh, trật tự xã hội và công ăn việc làm của dân chúng các nước
này. v.v.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của ĐCS Pháp đánh giá: “Quá
trình TCH hiện đang bị chủ nghĩa tư bản thống trị. Tính chất tư bản chủ
nghĩa của TCH được biểu hiện ở âm mưu, tham vọng bá quyền của Mỹ,

100
nhất là trên lĩnh vực quân sự; ở sự tranh chấp kinh tế thương mại giữa các
cường quốc tư bản; ở sự cạnh tranh và liên minh giữa các công ty và các
tập đoàn xuyên quốc gia nhằm thao túng, chi phối nền sản xuất và thị
trương thế giới; ở sự độc quyền tư bản chủ nghĩa, ở sự cướp bóc và lãng
phí các nguồn lực tự nhiên...TCH kinh tế đang gây ra hậu quả khôn lường
đối với các tầng lớp nhân dân lao động ở các nước tư bản phát triển, đồng
thời tạo ra không ít thách thức đối với sự phát triển của các nước nghèo,
kém phát triển – các nước phương Nam”14 . Sự thống nhất trong đánh giá
tính chất tiêu cực của TCH kinh tế trên thực tế được biểu hiện tập trung
trong các Tuyên bố, các Văn kiện do đại biểu của các ĐCS công nhân và
cánh tả thông qua tại những cuộc gặp mặt quốc tế ở Hy lạp (6/2000), ở Síp
(12/2000) và trong các cuộc gặp mặt gần đây. Chính vì vậy đã có một vài
tổ chức công đoàn và đảng cánh tả hay các tổ chức khác đã thiết lập quan
hệ với những người chống TCH. Chẳng hạn Quỹ Rosa Luxemburg của
đảng Chủ nghĩa xã hội dân chủ Đức, Quỹ Paul của Đảng Xanh,.v.v

Với những mục tiêu đấu tranh khá tích cực và chủ động phối hợp với
các đảng tiến bộ khác, các ĐCS,CN và cánh tả trên thế giới đều lên tiếng
phản đối TCH TBCN, đồng thời nhận định rằng cần thay đổi phương
hướng phát triển của tiến trình TCH sao cho có sự đồng đều ở mọi nước.
Đặc biệt các đảng đều nhấn mạnh mặt trái của TCH kinh tế, ghi nhận đây là
một trong những nội dung đấu tranh khá gay gắt trong giai đoạn hiện nay.
Điều này thể hiện trong các cuộc mít tinh, biểu tình của các đảng này trong
thời gian qua tập trung vào việc phản đối tác động tiêu cực của TCH kinh
tế đối với cuộc sống của các tầng lớp nhân dân lao động, đối với sự phát
triển kinh tế, ổn định chính trị ở các nước nghèo, kém phát triển và đối với
sự phát triển an toàn bền vững của cả cộng đồng. Hình thức đấu tranh này ở
các nước tư bản không có nghĩa là các ĐCS và cánh tả thể hiện thái độ thụ

14
TS Hồ Châu, TS Nguyễn Thế Lực (chủ biên): Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của phong trào cộng
sản, công nhân quốc tế hiện nay. Nxb thống kê. H.2002, tr122.

101
động trước chính quyền TBCN mà nó nhằm tránh được sự đàn áp từ phía
chính quyền này, bảo toàn được lực lượng và đảm bảo được mục tiêu đấu
tranh của phong trào.

Đảng Cộng sản Trung Quốc là đảng đi tiên phong trong công cuộc
cải cách mới đưa nền kinh tế hội nhập toàn cầu nhằm thích ứng với xu thế
TCH ở thế chủ động. Trong Dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội XVI -
ĐCS Trung Quốc, phần đánh giá tình hình thế giới có nêu: “Trung Quốc
đang phải đối đầu với “xu thế toàn cầu hoá kinh tế” mà nó có thể đe doạ tới
thể chế chính trị hiện nay của Trung Quốc. Bởi vậy Đảng cộng sản Trung
Quốc phải điều chỉnh lại chiến lược để thích ứng và đối phó với tình hình
mới, nhất là những sức ép về kinh tế, chính trị”15.

Đảng cộng sản Việt Nam cho rằng “Toàn cầu hoá kinh tế là một xu
thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang
bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi
phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực,
vừa có hợp tác vừa có đấu tranh...Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu
thế về vốn, khoa học và công nghệ, thị trường...”16. TCH ngày càng được
khẳng định là quá trình tất yếu của sự phát triển của lực lượng sản xuất thế
giới và là một xu thế lớn của quan hệ quốc tế hiện đại. Việt Nam đã nhận
thức được tính tất yếu của xu thế TCH, những cơ hội và thách thức đặt ra
khi tham gia TCH để chủ động hoạch định chính sách của mình trên mọi
lĩnh vực. Việt Nam ủng hộ quan điểm của số đông thành viên trong WTO
vì sự phát triển công bằng và phồn vinh của thế giới.

Ở các nước phương Tây và Mỹ xuất hiện Phong trào xã hội mới và
phong trào này phát triển vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX, phát triển khá
mạnh trong đầu thế kỷ XXI. Phong trào này có quan hệ chặt chẽ với xu thế

15
. Đại hội XVI - ĐCS Trung Quốc – những điều ít được công bố, TTXVN, Hà Nội 5/2002, tr11
16
.ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG,H.2001, tr64 – 65.

102
TCH chủ nghĩa tư bản tự do mới và sự tác động của nó đối với quốc gia, cơ
cấu xã hội và lực lượng xã hội. Mặt khác do các chính đảng công nhân và
công đoàn ở các nước này không đủ khả năng đối phó với những thách
thức cả về phương diện chính trị và lúng trong trong việc xây dựng cương
lĩnh, đường lối đấu tranh, mất đi sự ủng hộ của đảng viên... thì phong trào
này nổi lên, công khai bày tỏ quan điểm, sự bất mãn và cả sự phản kháng
mạnh mẽ đối với chủ nghĩa tư bản tự do mới và những mặt trái của TCH.
Đây là phong trào của những thanh niên cấp tiến ở các nước tư bản. Đường
lối đấu tranh của họ là nhằm bảo vệ môi trường, nông dân và công
đoàn...thông qua những cuộc biểu tình phản đối trên một quy mô lớn tại nơi
tổ chức các hội nghị quốc tế.

Tháng 11/1999, tại Xiatơn (Mỹ), phong trào này đã đấu tranh, thu
hút khá đông người tham gia nhân hội nghị Bộ trưởng của các tổ chức
thương mại thế giới (WTO). Ngay sau đó nó được sự ủng hộ, quan tâm của
phái tả của Tờ báo “thế giới” thành lập nên “Diễn đàn xã hội thế giới” với
tư cách là hội nghị đối lập với Diễn đàn kinh tế Đavốt tại Braxin. Từ đó
đến nay, mỗi năm phong trào này đều tổ chức hội nghị với nội dung chủ
yếu là phê phán TCH. Ảnh hưởng của phong trào này lan rộng từ Nam Mỹ
sang Tây Âu. Tại châu Âu, các nước Italia, Pháp, Đức... tổ chức “Diễn đàn
xã hội châu Âu” lần đầu tiên vào 2002 ở Italia và hoạt động giống như
“Diễn đàn xã hội thế giới” thu hút hàng trăm ngàn người tham gia. Đặc
biệt, Diễn đàn xã hội cấp quốc gia tổ chức tại Đức năm 2005 thu hút khá
đông người tham gia bởi khẩu hiệu của nó là “một thế giới khác là có thể:
phản đối chủ nghĩa tự do mới, phản đối chiến tranh và chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc”. Tháng 5/ 2007, tại Aten (Hy Lạp), “Diễn đàn xã hội châu Âu”
lần thứ 4 được tổ chức nhằm mục đích phản đối quá trình TCH với sự tham
gia của 15.000 đại biểu đến từ nhiều nước trong châu lục. Tại đây có tới
210 tham luận về các chủ đề chống TCH như viện trợ phát triển, chống
chiến tranh, giải phóng phụ nữ, đấu tranh chống áp dụng các phương pháp

103
sinh học trong nông nghiệp...được trình bày . Ngoài ra, nhiều vấn đề liên
quan đến châu lục như xây dựng châu Âu sau khi cử tri một số nước bác
bỏ Hiến pháp châu Âu hay bảo vệ các ngành dịch vụ công cộng.

Ngoài việc phát động những chiến dịch hành động có quy mô lớn
nhằm gây áp lực với chính phủ, chính giới và các tập đoàn xuyên quốc gia,
phong trào này còn có trụ cột khác, đó là giáo dục ngoài giờ và đại học
ngoài giờ. Tại đây, thông qua các báo cáo và hoạt động phát hành rộng rãi,
miễn phí các tài liệu, diễn đàn phổ thông để phân tích cho công chúng thấy
mặt trái của chủ nghĩa tự do mới và TCH, mối quan hệ giữa TCH với chiến
tranh.v..v... Điều này cho thấy sức hấp dẫn của đường lối, cương lĩnh đấu
tranh mà phong trào này theo đuổi.

Tuy nhiên hạn chế của phong trào này là thành phần tham gia chủ
yếu là thanh niên, những người đã tốt nghiệp đại học, phần lớn trong số họ
là đại biểu của tầng lớp trung lưu, rất ít người xuất thân từ công nhân. Mặt
khác nó cũng mang tính không ổn định về tổ chức: không có trụ sở cố
định, không có người chuyên trách, thông tin chủ yếu qua điện thoại di
động và internet, chương trình nghị sự hàng năm của Diễn đàn này được
xác định theo tình hình của các nước phát triển theo mô hình kinh tế thị
trường và các tổ chức quốc tế có ảnh hưởng nhất tại thời điểm đó.

Bên cạnh phong trào này còn có sự tham gia khá tích cực của các
Các đảng Xanh - đại diện của Thuyết “Chính trị xanh” (Green Politics).
Hoạt động của các đảng Xanh đã làm cho cộng đồng quốc tế phải chú ý đến
một trong những vấn đề toàn cầu cấp bách đó là vấn đề môi trường sống bị
phá huỷ nghiêm trọng, cần phải quan tâm, điều chỉnh trước khi quá muộn.
Vì vậy các đảng Xanh đã thu hút dược một lực lượng khá đông người tham
gia. Các đảng này có hình thức hoạt động chính là: mít tinh, biểu tình, lấy
chữ ký, nêu kiến nghị với chính phủ về những vấn đề môi trường; thành lập
các đoàn xe, các đội tàu đến các khu vực thử hạt nhân, vùng giới tuyến... để

104
ngăn chặn các cuộc thử hạt nhân, xung đột...; lập những hồ sơ, trang Web
về những vụ vi phạm môi trường, kêu gọi quần chúng đấu tranh; đấu tranh
thông qua nghị rường, tham gia trong liên minh cầm quền của chính phủ để
gây ảnh hưởng đối với những quyết định củ chính quyền về các vấn đề môi
trường...

Các tổ chức phi chính phủ (NGO) phát triển mạnh mẽ và có vai trò
ngày càng tăng trong các nước có chế độ dân chủ tư sản. Trong quá trình
TCH phát triển đã có quá nhiều vấn đề mà các nhà nước quốc gia và gia
đình đã không thể quan tâm hết như: sự thoái hoá của môi sinh, nạn nghèo
đói, bệnh tật, những bất công.. là những mặt trái của TCH. Các NGO đã
vào cuộc và có tiếng nói nhất định, gây sức ép với chính phủ đòi hỏi giải
quyết các vấn đề trên, đồng thời các NGO cũng tham gia trực tiếp vào việc
đấu tranh giải quyết các vấn đề đó. Mặc dù vẫn chịu sự chi phối của các
chính phủ, song các NGO tận dụng các vấn đề mới nảy sinh để tập hợp lực
lượng, khẳng định vị thế của mình và nhằm tham gia nhiều hơn vào việc
giải quyết các vấn đề của đất nước và thế giới. Nhiều khi các NGO có
những đóng góp rất to lớn với tư cách là những kênh thông tin về những
hoạt động của nước và các chính phủ đang có những hoạt động kinh tế làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Nhiều tổ chức NGO đã nổi tiếng
trong hoạt động chống mặt trái của TCH. Năm 1999 “liên minh nười chăn
dắt” bao gồm các liên đoàn, sinh viên, người hoạt động môi trường... đã
xuống đường biểu tình chống TCH ở Siatơn, phê phán những mặt tiêu cực
như nạn nghèo đói, thất học, bất bình đẳng nam nữ dân tộc, chủ quyền văn
hoá bị vi phạm, sự đa dạng sinh học bị xói mòn... Một trong những NGO
có tiếng nói mạnh mẽ đối với quốc tế như: Tổ chức khí tượng thế giới
(World Meteorological Organization) cùng với Chương trình môi trường
Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment Programme – UNEP) có vai
trò quan trọng trong việc trình bày các báo cáo của cộng đồng khoa học
quốc tế về những vấn đề môi trường có liên quan đến TCH. Tổ chức

105
Friends of the Earth UK (Anh) còn lên tiếng kêu gọi người dân trong nước
mình tẩy chay những hàng hoá có liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường
và gây được sức ép với chính phủ Anh. Các NGO cũng đặt ra việc phê
phán xu hướng tự hoá thương mại do WTO chủ trương. Tại các nước phát
triển các NGO đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình chống laọi mặt trái của
TCH, vì TCH đã tạo điều kiện cho các công ty của các nước phát triển dịch
chuyển sang các nước đang phát triển, làm gia tăng thất nghiệp ở các nước
này. Ngược lại tại các nước đang phát triển các NGO cũng đấu tranh chống
mặt trái của TCH vì TCH đã tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt hơn, làm phá
sản không ít nhà máy xí nghiệp ở các nước đang phát triển, dẫn đến tình
trạng gia tăng thất nghiệp, hơn nữa các công ty TNC cũng đang gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường tại các nước đang phát triển.v.v.

Những phê phán này thực sự đã là những áp lực mạnh mẽ đối với
các chính phủ và các công ty xuyên quốc gia, buộc họ phải điều chỉnh
chính sách theo hướng gia tăng hỗ trợ cho những nhóm dân cư, các quốc
gia chịu thiệt thòi do TCH. Tuy nhiên các NGO không thể vượt lên trên các
chính phủ và các TNC, do đó khó có thể duy trì là một phong trào mạnh và
lâu dài. Mặt khác một số phần tử cực đoan lợi dụng phong trào này để gây
rối bằng bạo lực đã không được sự ủng hộ của xã hội nói chung và phần
nào làm ảnh hưởng tới ý nghĩa tích cực của phong trào này.

Các nghiệp đoàn, đáng chú ý nhất là Liên hiệp công đoàn công
nghiệp Mỹ AFL-CIO, nêu các khẩu hiệu đấu tranh liên quan đến vấn đề
việc làm, điều kiện lao động gắn với tự do hoá thương mạu trong quá trình
diễn ra hội nghị Bộ trưởng WTO ở Xiatơn. Các tổ chức như “Hoà bình
xanh” (Green Peace), “Mạng lưới hành động rừng nhiệt đới” (Rainforest
Action Network) và “Trái đất là trước hết” (Earth First) đấu tranh tập trung
vào vấn đề môi trường. Các nhóm của Mỹ như “Trao đổi toàn cầu” (Global
Exchange), “Theo dõi thương mại toàn cầu” (Global Trade Watch)... đưa ra

106
các khẩu hiệu về nhân quyền. Một số tổ chức đấu tranh cho vấn đề giữ gìn
văn hoá truyền thống, chẳng hạn như: phong trào “Đời sống nông thôn”
(Vie Campagnarde) ở Pháp chống lại lối ăn nhanh của Mỹ du nhập vào
Pháp. Nhóm Khối đen” (Black Bloc) đấu tranh chống lại ảnh hưởng của kỹ
thuật, công nghệ đối với cuộc sống văn hoá tự nhiên; nhóm “Lễ hội năm
2000” (Jubilee 2000) bao gồm hơn khoảng 1000 tổ chức của 70 quốc gia
tập trung vào các khía cạnh xa hội của chính sách IMF và WB, đòi xoá nợ
cho các nước nghèo; nhóm “mạng lưới theo dõi ngân hàng” (Bankwatch
Network) gồm 16 hội đoàn từ 11 nước Trung và Đông Âu huớng vào mục
tiêu giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính quốc tế và hậu quả đối với
xã hội, môi trường; nhóm “Người bạn của trái đất” (Friends of the Earth)
có trên 1 triệu thành viên ở 61 quốc gia, quan tâm chủ yếu vấn đề tác đọng
của TCH đến môi trường.v.v.

Nhìn chung, những hoạt động đấu tranh phản đối TCH trong thời
gian qua diễn ra khá đa dạng, nhưng nổi bật nhất và phổ biến nhất là các
cuộc biểu tình có quy mô rất khác nhau và lan rộng ra nhiều nơi trên thế
giới, tập trung chủ yếu ở các nước tư bản phát triển, càng ngày phong trào
này càng thu hút được sự tham gia của cộng đồng quốc tế, hình thành nên
một tập hợp lực lượng đáng kể ảnh hưởng tới chính sách của các nước và
quan hệ quốc tế.

- Hình thức đấu tranh: biểu tình, tuần hành, diễu hành nhân các
hội nghị quốc tế của các tổ chức, thiết chế về thương mại, tài chính quân
sự (G7, G8, IMF, EU, UNCTAD, WTO...).

Khởi đầu của phong trào đấu tranh chống TCH vào tháng 8/1999, tại
Hội nghị cấp cao 8 nước công nghiệp phát triển (G8) họp tại Côlônhơ của
Đức, hàng nghìn người đã biểu tình trên đường phố Côlônhơ, Luân đôn và
một số thành phố khác ở châu Âu và Bắc Mỹ. Tại Luân Đôn, những người
biểu tình đã xung đột với cảnh sát khiến cho 42 người bị thương. Đến tháng

107
11/1999, Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức thương mại thế giới (WTO) họp ở
Xiatơn (Mỹ), những người biểu tình cũng tập hợp đông đảo, đấu tranh
quyết liệt và kéo dài trong nhiều ngày, góp phần làm cho hội nghị này thất
bại. Tiếp đó, vào những dịp tổ chức các hội nghị quốc tế quan trọng khác
như: Hội nghị Liên hợp quốc tế về thương mại và phát triển lần thứ 10 –
UNCTAD-10 (2/2000) tại Băngkốc- Thái Lan; hội nghị Ngân hàng phát
triển châu Á (ADB) tại Chiềng mai - Thái Lan (5/2000); hội nghị dầu lửa
thế giới tại Cangari – Canađa (6/2000); Hội nghị thượng đỉnh thế giới tại
Đavốt (Thụy Sĩ), tại Menbơn (Ôxtrâylia); hội nghị G8 tai Ôkinaoa - Nhật
Bản (7/2000); hội nghị thường niên chung của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và
Ngan hàng thế giới (WB) tại Praha – Séc (9/2000); Hội nghị thượng đỉnh
của Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) tại Xơun – Hàn Quốc (10/2000); hội
nghị thượng đỉnh Nam – Nam – Cu Ba (4/2000); hội nghị liên Mỹ tại
Quêcbếch – Canađa (1/2001); hội nghị WTO (2003, 2004, 2005); gần đây
nhất là hội nghị thượng đỉnh G8 khai mạc tại Đức (6/2007)...

Hàng loạt các cuộc biểu tình với quy mô lớn, khác nhau với hàng
trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn người tham gia biểu tình tại
bên ngoài các hội nghị, diễn dàn và tại nhiều thành phố khác, thu hút sự
quan tâm của dư luận quốc tế, tác động không nhỏ tới chính sách của các tổ
chức này, thậm chí tới cả chính sách của các nước cũng như trong mối
quan hệ quốc tế về các vấn đề cụ thể của tiến trình TCH. Chẳng hạn tổ
chức WTO đã từng thất bại trong việc phát động tại Hội nghị Bộ trưởng
Xiatơn một vòng đàm phán mới theo xu hướng đẩy mạnh tự do hoá thương
mại bằng mọi giá. Tại nhiều hội nghị và diễn đàn đa phương trong thời gian
gần đây, các nước đã chú trọng tới việc cải cách các thiết chế tài chính thế
giới (IMF,WB), nhiều nước tư bản phát triển cam kết xoá nợ cho các nước
nghèo, chậm phát triển, dành nhiều ưu đãi đặc biệt hơn cho các nước đang
phát triển, quan tâm hơn đến các vấn đề lao động, môi trường, phát huy mặt
tích cực của TCH. Sau hội nghị WTO lần thứ 5 ở Cancun, đã hình thành

108
một nhóm nước đang phát triển là G20 (đứng đầu là các nước Trung Quốc,
Ấn Độ, Brazil, Nam Phi) đã ra tuyên bố chống lại cách ứng xử bất công của
cá nước giàu. Họ đưa ra minh chứng cụ thể: ở các nước giàu, mỗi con bò
được trợ cấp mỗi ngày là 2,5 USD, trong lúc đó hàng tỷ người nghèo trên
thế giới không đủ một ngày/1 USD cho một ngày sống; thuế hàng hoá Mỹ
đánh vào các nước có thu nhập đầu người thấp ở châu á và thế giới Hồi
giáo cao hơn 10 – 12 lần so với mức thuế dành cho các nước giàu; Năm
2005, Mỹ thu 280 triệu USD thuế từ ngành xuất khẩu dệt may Campuchia
tị giá 1,8 tỷ USD, so với 350 triệu USD từ ngành xuất khẩu Pháp trị giá 34
tỷ USD. Nghĩa là người sản xuất nghèo Campuchia bán hàng sang Mỹ phải
chịu thuế cao hơn gấp 10 lần người Pháp.v.v.

Tại hội nghị APEC – Việt Nam (2006), một trong những nội dung
quan trọng được đề cập là ủng hộ việc khởi động lại vòng đàm phán Doha
vốn đã bị thất bại liên tiếp từ các năm 2001- Qatar, 2003 - Cancun, 2004-
Geneva, 2005- Pari và Hông Kông. Đây là tham vọng của WTO nhằm thiết
lập một nền thương mại thế giới hoàn thiện hơn. Một trong những vấn đề
nổi bật là giảm trợ cấp nông sản phẩm và giảm thuế đối với các mặt hàng
công nghiệp. Các nước nghèo rất quan tâm vì họ đã và đang bị các nước
phát triển và đang phát triển bảo hộ mậu dịch làm cho hàng hoá của cá
nước nghèo bị điêu đứng trên thị trường thế giới và trong nước. WTO vốn
đã bị làn sóng biểu tình chống TCH, chống “kẻ mạnh bóp chết kẻ yếu” diễn
ra gay gắt, không nhân nhượng. Thực tế, trong khi các nước nghèo đấu
tranh cho một sân chơi bình đẳng, công bằng hơn thì các nước giàu, mà chủ
yếu là EU và Mỹ lại từ chối nhượng bộ trong việc trợ cấp nông nghiệp.
Nhiều đại biểu trong các vòng đàm phán Doha đã từng bức xúc “WTO chỉ
là sân chơi của của các nước giàu. ở đó họ được hưởng những điều tự đặt
ra. Họ quyết tâm bảo vệ thị trường của mình mà bất công tàn phá thị thị
trường dành cho các nước nghèo”.

109
Trước thềm hội nghị cấp cao G8 (2007), có tới gần 1.000 người đã bị
thương trong khi biểu tình chống TCH tại thành phố cảng Rostock - Đức,
biểu tình nhanh chóng biến thành cuộc bạo loạn. Cảnh sát nước Đức ước
tính có khỏang nghìn người tham gia biểu tình phản đối hôị nghị cấp cao
G8. Còn những người biểu tình thì đưa ra con số người tham gia là 80
nghìn người. Vì vậy chính phủ Đức phải huy động tới 16 nghìn nhân viên
cảnh sát nhằm bảo đảm an ninh trước và trong suốt thời gian diễn ra hội
nghị. Tham gia bểu tình có những tổ chức như: Greenpeace, nhóm Attac
chống CNTB, Đảng cánh tả của Đức, các nhóm nhà thờ và công đoàn. Tại
hội nghị thượng đỉnh G8 (2007), các nước tư bản lớn, đặc biệt là Mỹ đã
phải thừa nhận vấn đề bức xúc của môi trường đó là việc thay đổi khí hậu
đang đặt ra trong hội nghị. Sự ấm lên của khí hậu toàn cầu là một vấn đề
nghiêm trọng cần phải được đưa ra thảo luận, cần phải có mục tiêu mang
tính toàn cầu. Đây là chủ đề thảo luận chính tại hội nghị mà nước Đức –
chủ nhà đưa ra. Thủ tướng Đức – Angela Merkel, với vai trò của chủ tịch
luân phiên G8 năm nay khẳng định rằng Đức sẽ tìm cách thuyết phục các
thành viên đồng ý tìm cách hạn chế sự ấm lên của khí hậu toàn cầu dưới
2oC trong thế kỷ này, đồng thời bà A. Merkel cũng mong muốm đạt được
một thoả thuận về việc cắt giảm 50% lượng khí thải nhà kính vào năm 2050
so với mức năm 1990. Tuy nhiên, quan điểm của các nước trong G8 cũng
chưa hoàn toàn thống nhất. Mỹ muốn xây dựng một chương trình khung để
giải quyết vấn đề thay đổi của khí hậu của Liên hiệp quốc mà không cần
bất cứ một hiệp định nào khác. Theo Mỹ, tất cả các nước phải tham gia vào
một hiệp ước nào đó, trong đó các nước có nền kinh tế đang tăng trưởng
mạnh là năm nước Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Mexico và Nam Phi; 13
nước có mặt tại hội nghị G8 (2007) đang chiếm 70 lượng khí thải toàn cầu
cần phải có trách nhiệm trong vấn đề này. Trong khi đó Đức cho rằng,
“không cần thiết phải có thêm một chương trình song song” về việc hạn

110
chế sự thay đổi của khí hậu, đề xuất của của Mỹ về cắt giảm lượng khí thải
nhà kính phải được thực hiện dưới sự bảo hộ của Liên hiệp quốc”.

- Đấu tranh chống mặt trái của TCH trên các phương tiện thông
tin đại chúng.

Sự phát triển của khoa học công nghệ như Internet, giao thông và sự
giao lưu giữa nhiều nước với nhau, sự thay đổi trong kỹ thuật tổ chức mới
(các nhà tổ chức biết khai thác các công cụ thông tin hiện đại, lôi kéo sự
quan tâm của quần chúng bằng nhiều khẩu hiệu đấu tranh phù hợp với lợi
ích của họ, tổ chức các nhóm nòng cốt và huy động được nhiều nguồn tài
chính) đã giúp cho việc thông tin, tập hợp lực lượng diễn ra nhanh chóng
và đông đảo từ nhiều nơi trên thế giới. Các đợt vận động của phong trào
đấu tranh chống mặt trái của TCH được tổ chức thông qua Internet. Thực tế
đây là một phương tiện hữu hiệu, cho phép huy động trong một thời gian
rất ngắn một số lượng lớn người tham gia. Phong trào có nhiều dịa chỉ trên
trang Web, trong đó có nhiều bài có tính chất định hướng, và còn đưa ra
chương trình và hoạt động sẽ được tổ chức trong thời gian tới.

Ở mức độ quốc tế, Trung tâm Independent Media là một địa chỉ cung
cấp nhiều thông tin cho những người cảm tình với phong trào nay về những
cuộc vận động đang tiến hành. Những người cảm tình với phong trào này
sẽ hội thảo thông qua các những băng video phát trên Internet. Một trong
những địa chỉ thông dụng nhất là Nodo50. Trang này tự mệnh danh là
“lãnh thổ tinh thần của các phong trào xã hội và hoạt động chính trị trên
Internet”. Nhiều lời kêu gọi được phát từ kênh này có sức lôi cuốn rất lớn.
Chẳng hạn như lời kêu gọi nhân Hội nghị thượng đỉnh của WB ở Tây ban
nha năm 2001: “Tại Barcelona 2001, chúng ta chống toàn cầu hoá bằng
cách toàn cầu hoá sự chống đối”, “chúng ta xuất phát từ các nẻo đường để
chiếm lấy đại lộ”. Nodo50 còn có quan hệ chặt chẽ với Viện Worldwatch
theo dõi về những hoạt động chính trị – kinh tế và môi trường quốc tế.

111
Để đạt được mục tiêu đấu tranh, tập hợp lực lượng có hiệu quả hơn
nữa, các đảng công nhân và lực lượng cánh tả đã tích cực chủ động sử dụng
thành tựu của công nghệ thông tin, mỗi đảng đã xây dựng trang Web của
mình, đồng thời thiết lập một mạng thông tin chung để kết nối các Website
của tất cả các đảng thành một mạng liên thông. Nhờ đó, các đảng có thể
trao đổi ý kiến, thông tin cho nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Những trang Web riêng của các ĐCS,CN đã giới thiệu cho các đảng cộng
sản và cánh tả khác cùng nhau truy cập, để nắm tình hình hoạt động chung
của phong trào, hoặc cũng có thể đưa tin, trao đổi ý kiến, tài liệu về những
vấn đề cùng quan tâm. Một số trang Web điển hình được nhiều đảng truy
cập nhất hiện nay là: Website Solid-net do Đảng cộng sản Hy lạp lập ra,
Website Red-net của Đảng cộng sản Mỹ. Ngoài việc liên lạc, trao đổi thông
tin với nhau, các ĐCS còn sử dụng hình thức này để liên hệ rộng rãi với các
phong trào hoà bình tién bộ, các đảng xanh trên thế giới...về nội dung đấu
tranh chống mặt trái của TCH như: “Giám sát khống chế các công ty xuyên
quốc gia”, “Nhân dân toàn cầu hành động phản đối tự do hoá mậu dịch và
WTO”... Thậm chí hình thức đấu tranh, biểu tình thông qua kênh thông tin
đại chúng như Internet vừa qua của các đảng này nhân các dịp tổ chức Diễn
đàn kinh tế thế giới, trước các cuộc họp cấp cao của IMF, WB, G8, EU,
NATO...đã làm nghẽn mạng quốc tế trong nhiều giờ, nhiều ngày.

Tóm lại: Cùng với quá trình phát triển của xu thế TCH trong thời
gian tới, phong trào phản đối mặt trái của TCH có thể sẽ tiếp tục phát triển
và lan rộng ra nhiều nước và khu vực khác trên thế giới và tiếp tục tác động
mạnh hơn tới chính sách của các nước, các tổ chức quốc tế. Điều này đòi
hỏi các chính phủ của các nước, đặc biệt là các nước nghèo cần phải có
những đối sách tích cực và kiên quyết.

112
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
CTQG,H.2001.
2. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
CTQG,H.2006
3. Tổ chức thương mại thế giới (WTO): Chủ nghĩa khu vực và hệ thống
thương mại thế giới (Regionalism and the Worrld trading System),
Generva, 4/1995.
4. Viện Quản lý kinh tế trung ương: Toàn cầu hoá: Quan điểm và thực
tiễn, kinh nghiệm quốc tế. Nxb Thống kê, H.1999.
5. Bộ Ngoại giao – Vụ Hợp tác đa phương: Việt Nam hội nhập kinh tế
trong xu thế toàn cầu hoá vấn đề và giải pháp. Nxb CTQG, H.2002.
6. Nguyễn Hoàng Giáp – Thái Văn Long: Phản đề của Toàn cầu hóa.
Tạp chí Công tác khoa giáo 12/2001.
7. TS Hồ Châu, TS Nguyễn Thế Lực (chủ biên): Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn của phong trào cọng sản, công nhân quốc tế hiện nay. Nxb
thống kê. H.2002, tr122
8. Đinh Quý Độ: các tổ chức quốc tế và cuộc chiến chống đói nghèo
toàn cầu. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 9/2005, tr26-37.
9. Jonh Micklethwait, Adrian Wooldidge: Sự phản ứng đối với toàn cầu
hoá. Thông tin Những vấn đề chính trị – xã hội số 15/2002, tr1-8
10. Các bản tin trên Internet.

113
MỘT SỐ KẾT QUẢ CHỦ YẾU
CỦA PHONG TRÀO CHỐNG MẶT TRÁI TOÀN CẦU HÓA

Thạc sĩ Mai Hoài Anh


Viện Quan hệ quốc tế
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Trong những năm gần đây, Phong trào chống mặt trái của toàn cầu
hóa đã lan rộng và phát triển mạnh mẽ, trở thành một lực lượng chính trị -
xã hội có quy mô toàn cầu và có những ảnh hưởng quan trọng đối với sự
phát triển của kinh tế và chính trị thế giới. Gần như cùng với các Hội nghị,
Diễn đàn kinh tế lớn của các nước công nghiệp phát triển và các thể chế
kinh tế quốc tế, thì làn sóng đấu tranh, phản đối của các tầng lớp xã hội tập
hợp trong phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa cũng được tiến hành
song song với một quy mô ngày càng lan rộng và tính chất ngày càng gay
gắt, quyết liệt hơn. Phong trào phản kháng toàn cầu hóa có vẻ như ngày
càng được "toàn cầu hóa". Từ Seattle, Dakar, Doha, Nice, Québec, ... qua
Davos, Montréal và Cancun..., những đoàn thể chống đối tích cực luôn có
mặt mỗi khi Hội nghị thượng đỉnh G8 hay các quan chức cấp cao thuộc các
tổ chức kinh tế - thương mại, tài chính – tiền tệ thế giới họp. “Nhìn chung,
phong trào phản toàn cầu hóa hiện nay đang có nhiều chuyển biến mới và
mang nhiều sắc thái mới, nhưng tính tích cực vẫn là sắc thái chính. Bằng
tính chất này, phản toàn cầu hóa đang góp phần quan trọng vào việc xây
dựng một thế giới công bằng, bình đẳng và tốt đẹp hơn”(1).

Tuy lực lượng tham gia vào phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa
trong thời gian qua chủ yếu là ở các nước phát triển, song do nhiều khẩu
hiệu đấu tranh phù hợp với lợi ích của những nước đang phát triển nên

(1)
Nguyễn An Ninh, Những nét mới của phong trào phản toàn cầu hóa hiện nay, Tạp chí cộng sản, số
780 tháng 10/2007, trang 115.

114
phong trào tranh thủ được sự đồng cảm đáng kể trên thế giới, lan rộng sang
nhiều nước đang phát triển, hình thành một tập hợp lực lượng mới có ảnh
hưởng đáng kể tới chính sách của các nước và quan hệ quốc tế. Tất nhiên,
phong trào này khó có thể đẩy lui được xu thế khách quan của quá trình
toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, song ít nhất là nó có tác dụng cảnh tỉnh về
các mặt tiêu cực của quá trình này và của toàn cầu hóa nói chung. Trên một
ý nghĩa nào đó, phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa còn là sự đóng góp
vào việc xây dựng một nền kinh tế quốc tế phát triển lành mạnh, có tác
động tích cực đối với đời sống kinh tế - chính trị thế giới. Những kết quả
quan trọng mà phong trào này đã đạt được trong những năm qua được thể
hiện trên những bình diện chủ yếu sau:

Thứ nhất, về mặt chính trị: Mặc dù luôn tuyên bố là "trung lập về
chính trị", "phi đảng phái, phi chính trị", nhưng trên thực tế, phong trào đấu
tranh chống mặt trái toàn cầu hóa lại là lực lượng tham chính tích cực, có vị
thế và ảnh hưởng to lớn trong đời sống chính trị ở nhiều nước và trên
trường quốc tế. Nhiều NGO đã thực sự là một thế lực chính trị lớn. Năm
2000, lần đầu tiên, Diễn đàn Davos đã mời đại diện NGO của 15 nước tới
dự. Tại "Diễn đàn thiên niên kỷ các tổ chức phi chính phủ" do Liên hợp
quốc tổ chức ở New York năm 2001, có đại biểu của hơn 1000 NGO đến từ
hơn 100 nước. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan đã thừa nhận:
"Không thể đạt được hòa bình và thịnh vượng nếu không có sự tham gia
của các chính phủ, cộng đồng các nhà kinh doanh và xã hội công dân".

Hiệu ứng xã hội của phong trào phản đối mặt trái toàn cầu hóa cũng
mang màu sắc chính trị khá rõ, đặc biệt là khi nó kết hợp được với các vấn
đề giai cấp và dân tộc. Cuộc đấu tranh vì một trật tự thế giới mới công bằng
hơn đã có nhiều tiến bộ khi kết hợp được với phong trào công nhân và công
đoàn. Điển hình là các cuộc phản kháng WTO tại Seattle vào mùa thu năm
1999 và mùa hạ năm 2000 - được coi là "một bước ngoặt lịch sử của cuộc

115
đấu tranh toàn cầu". Các tổ chức công đoàn của Mỹ và những người cánh
tả đã sát cánh cùng phong trào phản toàn cầu hóa trong những cuộc biểu
tình phản đối toàn cầu hóa của chủ nghĩa tư bản. Họ đã khẳng định rằng
"chỉ có đưa ra một hệ tư tưởng phản đối bá quyền về phương cách quản lý
xã hội và sự tự tổ chức của các phong trào quần chúng, thì mới có thể cứu
được hành tinh này thoát khỏi các chính sách tàn phá của một hệ thống dựa
trên lòng tham, mới bảo vệ, nâng cao đời sống và điều kiện làm việc của
đại đa số những người đang phải chịu đọa đày bởi lòng tham đó". Trong
điều kiện cụ thể, những mục tiêu xã hội mà phong trào hướng tới cũng đã
vượt qua tôn chỉ phi chính trị. Chẳng hạn Diễn đàn "Vì một trật tự thế giới
mới" của các nước Mỹ Latinh đã có ảnh hưởng xã hội rất lớn và trong
nhiều sự kiện nó đã mang sắc thái chính trị, vì thực chất, chống toàn cầu
hóa bất công hiện nay là chống chủ nghĩa tư bản bành trướng ra toàn cầu.
Đối tượng bị phản đối cũng được định danh rõ ràng, đó là các tổ chức
xuyên quốc gia, các quyết sách sai lầm, bất công của IMF, WB và WTO...
Một số cuộc biểu tình ở châu Âu, châu Á, khu vực Mỹ Latinh còn chĩa mũi
nhọn công kích trực diện vào chủ nghĩa bá quyền Mỹ...

Một trong những yếu tố chính phản ảnh xu thế làm thức tỉnh ý thức
công chúng trong những năm qua lại chính là việc củng đấu tranh trên toàn
thế giới chống lại chủ nghĩa đế quốc và các định chế đang cố tình áp đặt,
mở rộng thống trị và bóc lột, như NATO, EU, IMF và Ngân hàng Thế giới.
Chống chủ trương tư nhân hóa của một chính phủ tư sản vì quyền lợi của
người lao động, hiển nhiên là một hành động chính trị, vì nó đã động chạm
tới "tín điều thiêng liêng nhất" của chủ nghĩa tư bản. Phản kháng và đấu
tranh của quần chúng ngày càng được đẩy mạnh ở một loạt các nước, trong
đó có Hy Lạp. Phong trào đấu tranh phản đối chiến tranh Afganistan và
Irắc đã được nhân rộng trên ở nhiều nước, đặc biệt ở những nước mà đế
quốc Mỹ đã từng xếp vào “trục ma quỷ”. Các cuộc biểu tình bày tỏ đoàn
kết với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Palestine ngày càng được

116
củng cố song song với các cuộc đấu tranh chống lại sự mở rộng của NATO.
Các hiệp ước mang tính chất áp đặt một chiều của EU, như Hiệp ước
Maastriht và hiệp ước về thống nhất tiền tệ của EMU, cũng gặp phải các
phản kháng tương tự, với các biển ngữ phản đối mang đậm mầu sắc “Phản
đối EU tư bản và phản đối chiến tranh” xuất hiện hầu như trong tất cả các
dịp diễn ra các cuộc họp thượng đỉnh của EU. Việc huy động và tập hợp
một số lượng lớn những người biểu tình, phân phát biểu ngữ và tuần hành
trong thời gian những cuộc họp này của EU cũng như của NATO nhằm
ủng hộ liên minh, liên kết các đảng trung tả và cánh tả ngày càng lan rộng,
có quy củ hơn và quy mô hơn kể từ khi EU họp Hội nghị Maastricht và
NATO họp năm 1999...

Hiện đang có những nỗ lực mang tính chất hệ thống để thay thế chủ
nghĩa tư bản và hệ thống tư bản liên quan đến TCH và “chủ nghĩa tự do
mới” dựa trên sự hiểu biết giữa các tầng lớp, cũng như những liên quan tới
độc quyền và bài xích Mỹ mà đôi khi lại bỏ sót vai trò và trách nhiệm của
các lực lượng đế quốc mới. Những nỗ lực này bao gồm hàng loạt những
tuyên bố về lập trường và yêu sách mà trên thực tế đã thể hiện một “diện
mạo nhân bản hơn” của một hệ thống bóc lột phi nhân tính. Những nỗ lực
này đang tìm kiếm một “đối sách” ngay trong phạm vi có thể của mình.

Ở châu Âu, những phong trào chống TCH chỉ có thể thành công nếu
trực diện đấu tranh hoặc ít nhất là chất vấn NATO và EU về những chính
sách của các tổ chức này cấu thành chính sách tự do mới. Những quan điểm
mà một vài lực lượng đã bày tỏ cũng như phản đối lại chủ yếu tập trung
vào IMF, WB và WTO chứ không đả động tới EU và NATO. Chính vì thế,
những quan điểm này vô hình chung không chỉ không gây ảnh hưởng nào
tới hệ thống tư bản mà trên thực tế còn tạo điều kiện ủng hộ chủ nghĩa tư
bản trung tâm châu Âu và thúc đẩy sự ganh đua của tổ chức này với Mỹ,

117
ủng hộ việc phá hoại các phong trào quần chúng và bảo vệ quyền lợi của
độc quyền châu Âu.

Việc phê bình một cách có hệ thống đối với một số dạng quản lý hiện
nay đang được đề nghị như là một “đối sách” tất yếu nhằm khắc phục khủng
hoảng, thất nghiệp, nghèo đói và thậm chí ngay cả chiến tranh, ví dụ như
những quan điểm “mượn” từ thời cải biên Keynes nhằm thúc đẩy những
triển vọng thực tế và sự cần thiết của CNXH trong thời đại ngày nay.

Có những nỗ lực đang được đẩy mạnh nhằm hoàn tất việc tập hợp
các lực lượng tham gia vào ”phong trào” thông qua việc đồng hóa và chyển
đổi thành xu thế chính trị - tư tưởng. Chính vì vậy, một số đảng phái và các
lực lượng đã tìm thấy trong “phong trào” này sự ra đời của một “mục tiêu
xã hội mới” đối với các thay đổi cần thiết trong xã hội và tạo thành một ý
tưởng về “một mục tiêu chính trị mới” mà theo họ cần phải xây dựng xã
hội dựa trên “phong trào này”. Để thúc đẩy xu thế phát triển theo hướng
này, họ đã nỗ lực thúc đẩy những tiến trình, đặc biệt là các Diễn đàn Xã hội
thế giới, nhằm tạo dựng một cấu trúc dọc và việc đồng hóa chính trị, đồng
thời nỗ lực loại trừ sự tham gia, hạn chế, cản trở và đặt điều kiện đối với
các tổ chức cấp tiến khác tham gia vào tiến trình này. Những bước đi theo
hướng này thể hiện rất rõ thông qua việc đồng nhất chính trị và việc cơ cấu
hóa tổ chức có thể nhận thấy thông qua các tiến trình của Diễn đàn Xã hội
thế giới. Ví dụ như: Diễn đàn lần thứ nhất kêu gọi phải đối chủ nghĩa tự do
mới và phản đối diễn đàn Davos; Diễn đàn lần thứ hai với tiêu chí đưa ra
những đối sách mới; Diễn đàn lần thứ ba được tiến hành nhằm đưa ra một
chiến lược chính trị cho “phong trào” này v.v... Đặc biệt ở châu Âu, có
nhiều lực lượng quan tâm tới “chủ đề chính trị mới” này đang có ý tưởng
về một “liên minh cánh tả châu Âu”. Trong một vài năm trở lại đây, nhiều
nhà chính trị chống toàn cầu hoá đã thành công trong các cuộc bầu cử ở các
nước đang phát triển...

118
Trong bối cảnh ngày nay, những mâu thuẫn mà chủ nghĩa tư bản đã
gây ra ngày càng phát triển sâu rộng hoàn toàn có thể giúp tập hợp rộng rãi
hơn những mảng khác nhau của các giai cấp bị đàn áp trong xã hội cũng
như phát động những phong trào và quần chúng nhân dân đấu tranh chống
lại chủ nghĩa đế quốc. Đồng thời, các mâu thuẫn đế quốc cơ bản giữa chủ
nghĩa tư bản và người lao động ngày càng trở lên sâu sắc. Xu thế đấu tranh
giai cấp ngày càng có xu thế hướng về cuộc đấu tranh để giải quyết mâu
thuẫn này. Vì vậy, vai trò của giai cấp công nhân và các phong trào công
nhân cũng như của các đảng giai cấp và của các phong trào quần chúng với
định hướng giai cấp ngày càng trở lên quan trọng và ngay cả việc cần thiết
xây dựng một liên minh linh hoạt nhằm chống chủ nghĩa tư bản, chống độc
quyền và định hướng dân chủ cũng là một nhu cầu cần thiết.

Phản đối chạy đua vũ trang, chống quân sự hóa vũ trụ đã làm chùn
tay nhiều cuộc phiêu lưu quân sự của chủ nghĩa đế quốc; phong trào đấu
tranh chống chiến tranh xâm lược của Mỹ và đồng minh tại Kosovo, Irắc...
đã có tác dụng cảnh tỉnh lương tri, liên kết xã hội rất lớn. Nhiều tổ chức
như Hòa bình xanh đã tham chính thật sự và có đại biểu tại các nghị viện.
Tác dụng vượt qua ý nghĩa xã hội của các phong trào phản toàn cầu hóa
cho thấy, trong đời sống hiện đại thật khó tách bạch đâu là xã hội và đâu là
chính trị - xã hội.

Là một lực lượng mới trong nền chính trị thế giới ngày nay, phong
trào chống toàn cầu hóa đã góp phần lên án và ngăn chặn sự bành trướng tư
bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn cầu, do đó nó hàm chứa những nhân tố
mang tính cách mạng, trở thành "bạn đồng minh tự nhiên" với phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế trong cuộc chiến chống cường quyền tư bản
chủ nghĩa. Đây là yếu tố quan trọng để các Đảng Cộng sản - công nhân
thống nhất hành động, xây dựng liên minh với các lực lượng, các phong
trào chính trị xã hội khác, tăng cường hợp tác quốc tế chống toàn cầu hóa

119
tư bản chủ nghĩa và tiến tới lựa chọn con đường xây dựng xã hội mới - xã
hội xã hội chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo. Tập hợp lực lượng trong quá trình
toàn cầu hóa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và các phong trào,
đảng phái tiến bộ khác cùng thảo luận, phân tích những đặc điểm tình hình
chính trị, kinh tế, xã hội của thế giới hiện đại; về đường lối chiến lược,
phương thức đấu tranh sao cho có hiệu quả chống lại chủ nghĩa tư bản; làm
rõ con đường, mô hình, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tình
hình mới, đồng thời cùng giải quyết các vấn đề toàn cầu. Sự phối hợp, tập
hợp lực lượng này sẽ được xúc tiến trên cơ sở một "chủ nghĩa quốc tế mới".
Theo đó, không chỉ đoàn kết giai cấp vô sản mà đoàn kết nhân dân tất cả
các nước bị đế quốc áp bức thành một khối thống nhất. Điều này sẽ làm
cho sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trở nên hiện thực và có
sức hấp dẫn cao. “Như vậy, cùng với sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa,
mặt tiêu cực của toàn cầu hóa sẽ gia tăng và do đó phong trào chống toàn
cầu hóa sẽ có những bước phát triển mới, sẽ tập hợp được nhiều lực lượng
chính trị - xã hội; sẽ trở thành một phong trào có tác động tích cực đến mọi
lĩnh vực của đời sống thế giới; sẽ là một lực lượng mà các đảng cộng sản
cần có sự liên minh chiến lược”(2).

Song, cũng cần thấy tính phức tạp, tính hai mặt của xu hướng dần
mang sắc thái chính trị này. Mặt tích cực là nó chống lại những quyết sách
đối nội phản động hay chống lại một đường lối đối ngoại cực hữu của
nhiều chính phủ hiện đang đại diện lợi ích của tập đoàn tư bản. Các nhà
nghiên cứu phương Tây thường gọi đó là xu hướng "thiên tả". Mặt tiêu cực
là hoạt động của một số NGO bị chủ nghĩa đế quốc lợi dụng. Thông qua
hoạt động của NGO, các nước đế quốc cài cắm những ý đồ chính trị để áp

(2)
Phạm Hữu Tiến, Đấu tranh chống mặt tiêu cực của toàn cầu hóa, Tạp chí Cộng sản, số 10, tháng
5/2005, trang 74.

120
đặt ý thức hệ tư sản, hoặc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền...
để gây mất ổn định chính trị ở nhiều quốc gia(3).

Thứ hai, về mặt kinh tế: Phong trào phản đối mặt trái toàn cầu hóa
đã khiến cho các nước và các tổ chức quốc tế phải xem xét, đánh giá lại
một cách khách quan hơn về toàn cầu hóa, về phương pháp thúc đẩy nó,
phải quan tâm hơn tới các giải pháp mới nhằm hạn chế các tác động tiêu
cực của tiến trình này. Phong trào đã có những tác động không nhỏ đến
việc đưa ra những quyết sách của các tổ chức kinh tế quốc tế, thậm chí
góp phần làm thất bại nhiều cuộc hội nghị quan trọng của WTO, IMF và
WB. Chẳng hạn, đại diện của các nước đang phát triển và kém phát triển
được sự khích lệ của phong trào chống toàn cầu hoá đã kiên quyết không
ký vào những văn kiện “hết sức mơ hồ” trong Hội nghị Bộ trưởng WTO
lần thứ ba ở Seattle với nội dug đẩy mạnh tự do hóa thương mại bằng mọi
giá, làm cho hội nghị này kết thúc mà không đưa ra được một tuyên bố
chung nào. Tiếp đó là thất bại của Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ năm
tại Cancun do các nước phát triển vẫn khăng khăng không chịu cắt giảm
mức trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp làm điêu đứng ngành sản xuất này
ở các nước đang phát triển và đẩy nhiều nông dân lâm vào cảnh thiếu đói.
Tại nhiều hội nghị và diễn đàn đa phương, các nước đã nhấn mạnh hơn
những vấn đề như cải cách các thiết chế tài chính thế giới (IMF, WB).
Nhiều nước phát triển cam kết tăng xóa nợ cho các nước nghèo, dành nhiều
ưu đãi đặc biệt hơn cho các nước đang phát triển (ví dụ EU đã kêu gọi dành
quy chế ưu đãi thương mại phổ cập – GPS – cho các nước đang phát triển),
dành quan tâm thảo luận nhiều hơn về các vấn đề lao động, môi trường,
tăng cường hướng đạo toàn cầu. Những kết quả tích cực nhất là của Hội
nghị UNCTAD 10 tại Bankok (Thái Lan) tháng 2/2000 và của Hội nghị

(3)
Xem thêm: Nguyễn An Ninh, Những nét mới của phong trào phản toàn cầu hóa hiện nay, Tạp chí
cộng sản, số 780 tháng 10/2007, trang 114.

121
Thượng đỉnh Nam – Nam tại Cuba (tháng 4/2000), đã phản ánh khá rõ việc
các nước nghèo và đang phát triển tăng cường tập hợp lại đề có tiếng nói
chung đòi thiết lập những mối quan hệ quốc tế công bằng hơn, trong đó cá
nước nghèo và đang phát triển phải được hưởng những ưu đãi cần thiết để
phát triển.

Phong trào chống toàn cầu hóa cũng đã buộc Ngân hàng thế giới
(WB) và Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) có thái độ tích cực hơn trong chính
sách cũng như hành động. Sau cơn khủng hoảng tài chính ở châu Á năm
1997, Quỹ tiền tệ quốc tế đã thay đổi lập trường trước đây là khăng khăng
đòi các nước đang phát triển phải mở cửa thị trường theo hướng tư bản
nhiều hơn. Giờ đây, tổ chức này đã đồng ý để các nước đang phát triển căn
cứ vào tình hình cụ thể, từng bước mở cửa thị trường. Năm 1999, để đề
phòng khả năng khủng hoảng tiền tệ, trên cơ sở của nhóm G7, đã xây dựng
nhóm G20. Thành viên nhóm này, ngoài G7 và EU ra, còn có 11 nước đang
phát triển khác như Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ,v.v… Hiện nay, Quỹ tiền
tệ quốc tế đang chuẩn bị sửa đổi bổ sung quyền bỏ phiếu để tăng thêm
quyền lợi cho các nước đang phát triển. Ngân hàng thế giới (WB) cũng bắt
đầu tiếp nhận một số tổ chức phi chính phủ tham gia khởi thảo các báo cáo
và văn kiện có liên quan.

Phong trào chống toàn cầu hoá đã gây sức ép đối với các công ty
xuyên quốc gia, buộc các công ty này phải điều chỉnh tiêu chuẩn lao động,
có trách nhiệm đối với vấn đề môi trường, thể hiện rõ hơn tinh thần nhân
đạo trong thời đại toàn cầu hóa. Nguyên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi
Annan đã nhiều lần yêu cầu các công ty xuyên quốc gia ký kết khế ước
hành vi toàn cầu và được nhiều công ty xuyên quốc gia hưởng ứng, chẳng
hạn họ ủng hộ thành lập "Quỹ sức khoẻ toàn cầu", ủng hộ các biện pháp hỗ
trợ rút ngắn khoảng cách giàu nghèo,v.v…

122
Trong Hội nghị phát triển mậu dịch lần thứ 10 của Liên Hiệp quốc
(UNCTAD-10) tại Bangkok, lần đầu tiên Liên Hiệp quốc đã đưa ra những
cảnh tỉnh đối với mặt trái của toàn cầu hóa. Đại hội đặc biệt của Liên Hiệp
quốc ở Geneva (cuối tháng 6/2000) đã chỉ ra rằng vấn đề nghèo đói, mất an
ninh đang tăng lên trên phạm vi toàn thế giới. Số nhân khẩu nghèo đói
tuyệt đối trên thế giới đã từ 1 tỷ mười năm trước đây tăng lên 1,2 tỷ hiện
nay, tỷ lệ nghèo khó và thu nhập bất bình đẳng ở các nước thuộc thế giới
thứ ba đều đang gia tăng. Chênh lệch về thu nhập đầu người giữa c nước
phát triển và các nước chậm phát triển lên tới hàng trăm lần. Tài sản của 3
người giàu nhất thế giới nhiều hơn tổng trị giá sản phẩm quốc dân của 60
nước nghèo. Khi có những bản kháng nghị của phong trào chống toàn cầu
hóa gửi tới Hội nghị thường niên của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF) họp ở Praha, đa số các quan chức IMF và WB đã thể hiện
sự đồng tình và thông cảm đối với các vấn đề của thế giới thứ ba. Các quan
chức này đã bàn thảo và đi đến nhất trí về sự cần thiết của cải cách hệ
thống tài chính tiền tệ quốc tế, trước hết là cơ chế quản lý, giám sát và điều
tiết. Sự phát triển của phong trào chống toàn cầu hóa thời gian gần đây là
những lời cảnh tỉnh cho những thế lực muốn sử dụng toàn cầu hóa như một
công cụ để duy trì sự nô dịch kiểu mới nhằm cột chặt thế giới trong vòng
kiềm tỏa của mình. Điều đó có một ý nghĩa lớn đối với cộng đồng quốc tế:
Ngày nay, chúng ta không thể bàn đến tự do hóa trao đổi thương mại,
không thể nhắc đến hội nhập kinh tế toàn cầu một cách toàn diện, nếu
không cùng lúc xác định được ý nghĩa cũng như những mục tiêu của toàn
cầu hóa là gì. Sự hội nhập giữa các nền kinh tế phải chăng là nhân tố quyết
định phát triển? Sự phát triển đó có công bằng và bền vững hay không ?
Hai câu hỏi nói trên, trước đây do các phong trào chống toàn cầu hóa đưa
ra, nay đã được công luận rộng rãi nhìn nhận, thể hiện trong nội dung nghị
quyết mà Diễn đàn kinh tế thế giới 2005 đã thông qua và nêu rõ: hai ưu tiên

123
hàng đầu mà cộng đồng quốc tế phải xử lý là tình trạng đói nghèo, và tính
công bằng của toàn cầu hóa.

Thứ ba, về mặt xã hội: Phong trào mặt trái chống toàn cầu hóa đã
buộc người ta phải suy nghĩ đến mặt tiêu cực của toàn cầu hóa, nhìn thẳng
vào hiện thực đầy đau khổ để từ đó có chính sách điều chỉnh dối với vấn đề
nợ của các nước nghèo, vấn đề thu hẹp khoảng cách giàu nghèo,v.v…
Những nội dung đấu tranh mà Phong trào nêu lên đã phần nào có tác dụng.
Tại Hội nghị G8, các nội dung này đã nổi lên buộc nguyên thủ của các
cường quốc hàng đầu thế giới phải thảo luận nghiêm túc.

Các tổ chức quốc tế như IMF, WB, WTO bị nhiều người biểu tình
xem như là công cụ để thực hiện toàn cầu hóa, phục vụ lợi ích của các công
ty xuyên quốc gia và thiếu khả năng giúp giải quyết các vấn đề kinh tế, xã
hội của các nước cũng như các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là những tác động
tiêu cực của nó. Họ cho rằng các tổ chức này là người chịu trách nhiệm về
tình trạng ngột ngạt, không có khả năng trả được nợ của phần lớn các nước
nghèo mà trong nhiều trường hợp số nợ đó vượt quá tổng sản phẩm quốc
dân của những nước đó. Hoạt động của các tổ chức này được lực lượng
chống toàn cầu hóa cho là kém hiệu quả, không đạt được mục tiêu đề ra.
Họ dẫn chứng rằng: mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã không đạt được vì
những nước nghèo vẫn nghèo, đặc biệt là ở châu Phi; khoảng cách về thu
nhập đầu người giữa các nước phát triển và kém phát triển ngày càng gia
tăng; mục tiêu ổn định hệ thống tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô cũng không
đạt được – trong thập kỷ 80 và 90 (thế kỷ XX) đã liên tiếp xảy ra nhiều
cuộc khủng hoản tiền tệ và gây ra tổn thất nghiêm trọng cho nền kinh tếư
thế giới. Các giải pháp mà IMF, WB áp đặt cho các nước nhận tài trợ quá
khắc nghiệt, trong không ít trường hợp đã làm cho tình hình kinh tế các
nước này xấu thêm. Do vậy, một số mục tiêu của phong trào chống mặt trái
toàn cầu hóa về các vấn đề như việc làm, gắn điều kiện lao động, nhân

124
quyên và môi trường với tự do hóa thương mại, một mặt buộc các TNC và
các nước nhìn chung phải quan tâm hơn tới vấn đề tạo thêm công ăn việc
làm, cải thiện điều kiện làm việc, giữ gìn môi trường; mặt khác, chúng cũng
tác động trực tiếp vào quá trình chuẩn bị vòng đàm phán mới của WTO.
Khẩu hiệu đấu tranh của các nhóm biểu tình rất đa dạng, tuỳ thuộc vào chủ
đề của các cuộc hội nghị và thành phần tham gia biểu tình, song ít nhiều đều
trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hệ quả của toàn cầu hóa. Chẳng hạn
năm 2004, IMF đã nhất trí gia hạn thêm 2 năm sáng kiến xoá nợ cho 30
nước nghèo, phần lớn trong số này là các nước Nam Sahara; Năm 2005
nhóm G7 đã nhất trí giảm và xoá nợ cho các nước nghèo nhất thế giới.

Song song với Diễn đàn kinh tế thường niên ở Davos (WEF), có một
diễn đàn khác - diễn đàn "phản Davos" - cũng được tổ chức tại thành phố
Porto Alegre, Brazil. Đó là Diễn đàn xã hội thế giới (WSF) quy tụ hơn
100.000 nhà hoạt động xã hội đến từ 157 quốc gia, trong đó có nhiều nhà
lãnh đạo uy tín như Tổng thống Brazil Lula da Silva, Tổng thống
Venezuela Hugo Chavez… Kể từ lần tổ chức đầu tiên vào năm 2001 đến
nay đã bước sang năm thứ 7, Diễn đàn xã hội thế giới đã mở rộng sang
nhiều châu lục và khu vực khác và trở thành nơi để các nhà hoạt động xã
hội cùng nhau thảo luận, trao đổi, phân tích về toàn cầu hoá và những tác
động của xu thế này đến đời sống chính trị, xã hội của nhân loại, đặc biệt là
ở các nước nghèo và đang phát triển. Sự xuất hiện của diễn đàn này đã đưa
cuộc chiến chống mặt trái và nghịch lý của toàn cầu hoá bước sang một giai
đoạn mới, có quy mô và tổ chức hơn. Sự ra đời của Diễn đàn xã hội thế
giới là hệ quả tất yếu của sự phản kháng xã hội mang tính toàn cầu nhằm
điều chỉnh sao cho quá trình toàn cầu hoá trở nên công bằng hơn và nhân
bản hơn. Tuy Diễn đàn xã hội thế giới không đưa ra một bản tuyên ngôn
quan trọng nào, nhưng nó được đánh dấu là bước khởi đầu của một giai
đoạn mới trong việc khẳng định vai trò của các tổ chức xã hội thế giới
trong cuộc đấu tranh với mặt trái của quá trình toàn cầu hóa. Diễn đàn đã

125
thành công ở việc nâng cao nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về toàn cầu
hóa cũng như phát triển mạng lưới hoạt động chống lại những mặt tiêu cực
của quá trình này. Diễn đàn đã nhận được sự hậu thuẫn tích cực của gần
500 nghị sĩ đại diện cho hơn 100 quốc gia từ cả năm châu lục và quyết định
thành lập một mạng lưới nghị viện quốc tế ủng hộ đối với các phong trào
xã hội và quần chúng phản đối toàn cầu hóa. Với ý nghĩa đó, Phong trào
chống mặt trái toàn cầu hóa đã được tờ Thời báo New York (Mỹ) gọi là
“một toàn cầu hoá khác”, toàn cầu hoá của nhân dân thế giới đấu tranh cho
một thế giới tiến bộ và công bằng.

Mặc dù những phê phán đối với các tiêu cực của quá trình toàn cầu
hóa mà Phong trào nêu ra thực sự là những áp lực mạnh mẽ đối với các
chính phủ và các công ty xuyên quốc gia, buộc họ phải điều chỉnh chính
sách theo hướng gia tăng hỗ trợ cho những nhóm dân cư, các quốc gia chịu
thiệt thòi do toàn cầu hóa. Tuy nhiên, tác động của phong trào phản đối mặt
trái toàn cầu hóa cũng có những giới hạn, bởi những lý do sau:

Một là, do sự khác biệt quá lớn về lợi ích và thành phần tham gia quá
đa dạng, phức tạp, nên phong trào này không phải là một phong trào có tổ
chức thống nhất và sự lãnh đạo nhất quán trên toàn thế giới. Về cơ bản, nó
còn mang tính tự phát và chủ yếu hoạt động theo “mùa”.

Hai là, phong trào này đại diện cho lợi ích không phải là của đại đa
số mọi thành viên trong xã hội, mà chủ yếu là của những nhóm ít nhiều
chịu tác động bất lợi của quá trình toàn cầu hóa. Không phải tất cả những
người tham gia phong trào đều chống toàn cầu hóa vô điều kiện. Đa phần
chỉ phản đối, hoặc đơn thuần bày tỏ lo ngại của họ đối với những tác động
tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa mà thôi.

Ba là, các NGO là lực lượng tổ chức chính của phong trào có vai trò
tuy ngày càng tăng, song không thể vượt lên trên các chính phủ và các
TNC, nên khó có thể duy trì phong trào mạnh và lâu dài. Hơn nữa, việc một

126
số nhóm cực đoan gây rối bằng bạo lực không được sự ủng hộ của xã hội
nói chung, cũng đã phần nào làm giảm ý nghĩa tích cực của phong trào.

Như vậy, có thể thấy rằng Phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa đã
trở thành một lực lượng chính trị - xã hội quy mô toàn cầu. Sự cống hiến to
lớn của nó đối với lợi ích nhân loại là đã vạch trần những nguy cơ tiềm ẩn
đằng sau sự “phồn vinh” của thế giới trong xu thế toàn cầu hóa tư bản chủ
nghĩa. Phong trào đã thu được những thắng lợi bước đầu, gây được một số
ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và chính trị thế giới.
Dưới áp lực của phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa, một số nước
đang phát triển đã đi ngược lại "đồng thuận Washington", kiểm soát chặt
thị trường vốn và tỉ giá hối đoái. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng
phải cam kết xúc tiến vòng đàm phán mới, nhấn mạnh đến đòi hỏi của các
nước đang phát triển. Một số nước châu Âu đã phải từ bỏ "chủ nghĩa tự do
mới", quay sang "con đường thứ ba" nằm giữa chủ nghĩa tự do mới và nhà
nước phúc lợi, tạo nên mâu thuẫn về quan niệm toàn cầu hóa giữa hai bờ
Đại Tây Dương. Tiến trình đấu tranh chống toàn cầu hoá theo chiều hướng
tự do mới đã thêm phần năng động và đi vào chiều sâu hơn. Có thêm nhiều
sự đồng quy, tập hợp quan điểm và lực lượng nhờ tổ chức các cuộc diễn
đàn xã hội quy mô thế giới, châu lục, quốc gia và theo chuyên đề. Các cuộc
đấu tranh ngày càng nằm trong một mục tiêu chung: chống chủ nghĩa tự do
mới và bá quyền toàn cầu của chủ nghĩa tư bản...

Nhưng để kiềm chế những mặt trái của toàn cầu hóa đối với nhân
loại hiện nay mới chỉ có một phong trào chống toàn cầu hóa là rất mong
manh. Bản thân phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa cũng đang đứng
trước nhiều vấn đề hệ trọng: từ việc tập hợp lực lượng đến chiến lược, sách
lược đấu tranh; từ việc thông tin liên lạc đến bộ máy lãnh đạo phong trào;
từ việc duy trì định hướng quốc tế đến việc triển khai nội dung đấu tranh
đến từng quốc gia... đều đòi hỏi có nhiều cố gắng hơn nữa. “Nhìn chung,
cuộc chiến chống toàn cầu hóa hiện nay đã sản sinh ảnh hưởng quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế và chính trị thế giới, nhưng nó chưa giải quyết

127
được những vấn đề do toàn cầu hóa sinh ra, sự đối lập giữa hai thế lực lớn:
toàn cầu hóa và chống toàn cầu hóa đang lên cao (...) Sự đối lập giữa hai
phía vẫn còn tiếp tục, vì vậy, dự đoán hiện tượng chống toàn cầu hóa còn đi
sâu phát triển. Nhưng có một điểm khẳng định, đó là khả năng những
kháng nghị bạo lực kích tiến trên đường phố giống như Seattle hoặc Praha
sẽ giảm nhiệt, lực lượng chống toàn cầu hóa đang suy tính lại các sách lược
và thủ đoạn của họ nhằm làm cho kháng nghị thu được hiệu quả thực tại”(4).
Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định: "Phong trào chống toàn cầu hóa phải
chuyển sang hành động với các kế hoạch đấu tranh cụ thể, chứ không thể
tiếp tục chống toàn cầu hóa bằng các khẩu hiệu suông".

Rõ ràng phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa là một lực lượng mới
trong nền chính trị thế giới ngày nay, nó đang hướng cuộc đấu tranh của
mình vào những mục tiêu tích cực, tiến bộ. Nếu thế kỷ XX đã khép lại với
sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc trên quy
mô toàn thế giới, thì thế kỷ XXI đã được bắt đầu bằng Phong trào chống
mặt trái toàn cầu hóa, với những mục tiêu và nội dung đấu tranh phê phán
quá trình toàn cầu hóa trong mô thức bị tư bản hóa của nó, chống độc
quyền, cường quyền, áp đặt, bất công. Cùng với sự gia tăng nhận thức về
những mặt tiêu cực, thậm chí phản phát triển của quá trình toàn cầu hóa
kinh tế, nhất định Phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa sẽ có những bước
phát triển mới, trở thành phong trào quần chúng sôi nổi với tư cách là một
phản đề của quá trình toàn cầu hoá đang bị tư bản hoá, chứa đựng đầy
nghịch lý hiện nay. Tuy chưa thể coi nó là chủ thể của một cuộc cách
mạng, nhưng phong trào rộng lớn này có thể ví như những đám mây đang
vần vũ thể hiện sự ngột ngạt của thế giới trong khuôn khổ toàn cầu hóa tự
do tư bản chủ nghĩa hiện nay. Với ý nghĩa đó, Phong trào chống mặt trái
toàn cầu hóa mang trong mình những nhân tố cách mạng có tính thời đại.

(4)
Xem thêm: Long Trung Anh, Khảo sát và suy nghĩ về hiện tượng “chống toàn cầu hóa”, Tạp chí
“Kinh tế và chính trị thế giới” (Trung Quốc), số 2/2001.

128
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diễn đàn xã hội châu Âu phản đối cuộc chiến tranh chống Irắc,
TTXVN - Tin thế giới, ngày 9/11/2002, tr.1.
2. Một Diễn đàn Davos khác, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000.
3. Mai Thị Quý, Phong trào đấu tranh chống toàn cầu hóa hiện nay và
những vấn đề đặt ra, Tạp chí Triết học, số 10/2005
4. Samir và Francois Houtart (chủ biên), Toàn cầu hoá các cuộc phản
kháng - hiện trạng các cuộc đấu tranh năm 2002, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội 2004.
5. Phạm Hữu Tiến, Đấu tranh chống mặt tiêu cực của toàn cầu hoá,
Tạp chí Cộng sản, số 10 (5/2005).
6. Nguyễn Viết Thảo, Phong trào chống toàn cầu hoá trên thế giới: Từ
Seattle đến Génova, Thông tin Nghiên cứu quốc tế, số 3/2001.
7. Toàn cầu hoá các cuộc phản kháng - Hiện trạng các cuộc đấu tranh
2004-2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.
8. Những phong trào chống toàn cầu hóa – Phải chăng đó là sự khởi
đầu của một cuộc nối loạn vĩ đại của thế kỷ XXI ?, Tạp chí MEIMO
(Nga), số 12/2001.
9. Nguyễn An Ninh, Những nét mới của phong trào phản toàn cầu hóa
hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 780 (10/2007).
10. F. Houtart & P. Polet, Một Davos khác – Toàn cầu hóa những cuộc
chống đối và đấu tranh, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số
1/2000.

129
XU THẾ VẬN ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO CHỐNG MẶT TRÁI
TOÀN CẦU HÓA TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

Thạc sĩ Nguyễn Thị Tú Hoa


Viện Quan hệ quốc tế
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, trên thế giới xuất hiện
nhiều phong trào chính trị - xã hội mới tập hợp dưới một tên gọi chung là
Phong trào chống toàn cầu hóa (Anti-Globalization), hay còn gọi là Phong
trào chống mặt trái của toàn cầu hóa. Đây là phong trào chống đối đang
phát triển trên toàn thế giới, tập hợp hàng chục nhóm khác nhau cùng
chung mục tiêu chống chủ nghĩa tư bản và mô hình chủ nghĩa tự do mới.
Đây cũng là phong trào tập hợp những thành phần khác nhau như công
đoàn, trí thức cánh tả, các nhà sinh thái môi trường, thổ dân da đỏ hay
những nhóm xã hội bị phân biệt đối xử và coi hệ thống kinh tế hiện hành là
vô nhân đạo và bất công. Hơn một thập kỷ nay, những nhóm chống toàn
cầu hoá đã lên tiếng về hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế thế giới do toàn
cầu hoá gây ra. Cùng với sự phát triển của toàn cầu hóa, phong trào chống
mặt trái của toàn cầu hóa đang có xu hướng lan rộng với quy mô, mức độ
và hình thức đấu tranh ngày càng đa dạng. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân
tích, đánh giá một cách khách quan để nhận diện chính xác phong trào
chống mặt trái toàn cầu hóa, từ đó chỉ ra được xu hướng vận động của
phong trào này là việc làm rất cần thiết không chỉ đối với công tác lý luận
mà cả đối với công tác chỉ đạo thực tiễn.

Có thể thấy rằng, phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa đã trở
thành một lực lượng chính trị - xã hội quy mô toàn cầu và đã thu được
những thắng lợi có ý nghĩa nhất định, gây được một số ảnh hưởng quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế và chính trị thế giới. Trên phương diện
tích cực, các biện pháp hành động của phong trào phản đối mặt trái toàn

130
cầu hóa đã có những biểu hiện quyết liệt hơn. Những người tham gia Phong
trào thường sử dụng biện pháp đấu tranh trong khuôn khổ của pháp luật
hiện hành, phi bạo lực, nhưng trong một số trường hợp, nó đã vạch mặt và
chống lại chính sách của chính phủ tư sản mạo danh lợi ích quốc gia để
mưu lợi cho các tập đoàn tư bản. Những người phản đối toàn cầu hóa đã
vạch trần được những nguy cơ tiềm ẩn đằng sau sự “phồn vinh” của thế
giới trong xu thế toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của Phong
trào những năm qua là những lời cảnh tỉnh cho các thế lực muốn sử dụng
toàn cầu hóa như một công cụ để duy trì sự nô dịch kiểu mới nhằm cột chặt
thế giới trong vòng kiềm tỏa của mình. Nhiều nơi đã có cả một hệ thống
truyền thông độc lập và phi thương mại. Biểu tình, bãi công đã có lúc
chuyển hóa thành xung đột chống lại toàn cầu hóa kiểu chủ nghĩa thực dân
mới. Đã nhiều năm qua, trước thềm hội nghị Davos (Thụy Sỹ), ở bên trong
là các nguyên thủ, chính khách của các nước lớn họp nhau để tính chuyện
"làm ăn", thì ngoài đường phố, phong trào phản toàn cầu hóa cũng tập
trung hàng chục nghìn người đủ mọi quốc tịch để chống lại. Tuy nhiên,
đứng trước một hệ thống quyền lực TBCN đồ sộ và một xu thế toàn cầu
hóa mạnh nhưng lại bị CNĐQ chi phối và lợi dụng, thì các lực lượng nêu
trên còn rất mong manh. Bản thân phong trào chống mặt trái của toàn cầu
hóa, bảo vệ độc lập dân tộc hiện nay cũng đang đứng trước nhiều vấn đề hệ
trọng: từ việc tập hợp lực lượng đến chiến lược, sách lược đấu tranh; từ
việc thông tin liên lạc đến bộ máy lãnh đạo phong trào; từ việc duy trì định
hướng quốc tế đến việc triển khai nội dung đấu tranh đến từng quốc gia ...
đều đòi hỏi sự đầu tư và có nhiều cố gắng hơn nữa.

Hiện nay, nhiều chính phủ các nước đang phát triển, đặc biệt là ở
châu Á và khu vực Mỹ Latinh, nơi mà "quyền lực bị thu hẹp, chính phủ bị
mất chức năng" cũng đã bắt đầu tham gia phản toàn cầu hóa. Họ chống lại
cuộc thôn tính quyền lực từ những công ty xuyên quốc gia, từ những nước
lớn và chống lại những thể chế bất công của toàn cầu hóa. Cách thức tham

131
gia phản toàn cầu hóa của những chủ thể này cũng đặc thù, không xuống
đường biểu tình, mà bằng tác động của luật pháp để ngăn chặn những thái
quá của thị trường toàn cầu, chống khuynh hướng chạy theo hiệu quả kinh
tế tối đa và chủ nghĩa quốc gia ích kỷ... Các chính phủ thường sử dụng
những biện pháp phi thuế quan như tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường và nhất
là tăng cường quyền lực cai trị và tăng cường hiệu lực quản lý của nhà
nước... để bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh kinh tế - tiền tệ, bảo vệ môi
trường, bảo vệ thông tin quốc gia và chống các hành vi trục lợi... Không chỉ
chống lại tư bản độc quyền phương Tây trong toàn cầu hóa kinh tế mà còn
chống lại cả những mưu mô toàn cầu hóa về chính trị - văn hóa - xã hội.
Hiện tượng này sẽ ngày một rõ hơn và sẽ là một yếu tố góp phần quan
trọng cho việc định tính phong trào phản toàn cầu hóa tương lai.

Trên phương diện tiêu cực, cuộc đấu tranh chống mặt trái của toàn
cầu hóa ở một số nước đang phát triển đôi khi trở thành cuộc đấu tranh "bài
ngoại". Đối với nhiều người dân ở Mỹ Latinh và châu Phi, toàn cầu hóa
kinh tế xuất hiện giống như một dạng tái thực dân hóa. Lẽ ra thủ phạm đích
danh phải là chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân nhưng họ lại gán cho
toàn cầu hóa sự thất vọng, oán hận vì nghèo đói, chiến tranh và bệnh tật.
Phản ứng này là lẽ tự nhiên, nhưng nếu chỉ thấy những mặt tiêu cực của
toàn cầu hóa và chống nó một cách cực đoan thì lại là phản văn minh, ngăn
cản tiến bộ xã hội.

Điều tương tự cũng diễn ra ở các nước phát triển song từ một chiều
cạnh khác. Phản toàn cầu hóa ngày nay là mối quan tâm của chính người
dân các nước tư bản phát triển vì nó cũng liên quan tới những lợi ích thiết
thực của họ. Một thống kê gần đây cho biết: 74% người Pháp, 65% người
I-ta-li-a, 59% người Đức, 57% người Mỹ cho rằng quá trình toàn cầu hóa
có những tác động tiêu cực đối với vấn đề công ăn việc làm của họ. Về vấn
đề việc làm trong toàn cầu hóa, 49% số người Anh cho rằng việc mở cửa

132
biên giới là tích cực đối với vấn đề tạo việc làm trong khi 39% cho rằng
đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thất nghiệp. 80% số người dân EU và
82% số người Mỹ cho rằng, các tập đoàn đa quốc gia được hưởng lợi nhiều
nhất của quá trình tự do hóa thương mại.

Tại châu Âu và Bắc Mỹ đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình và cả những


hành động ngăn chặn các công ty đầu tư ra nước ngoài, tán thành việc xiết
chặt hơn luật nhập cư, kì thị chủng tộc... Đôi khi vì những lý do này mà
phản toàn cầu hóa lại mang tính tiêu cực của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi
hoặc chủ nghĩa sô-vanh nước lớn.

Lịch sử đang diễn tiến và hơn bao giờ hết, nó là kết quả của các cuộc
đấu tranh xã hội. Đấu tranh chống toàn cầu hoá tự do mới không phải là
một hiện tượng nhất thời. Nó mang tính đương đại vì nó hội nhập từng
bước những khía cạnh “toàn cầu” của các vấn đề hôm nay trong phân tích
cũng như trong thực tiễn. Nó mang tính lâu dài, liên kết tuần tự các lực
lượng xã hội, vượt qua các biên giới quốc gia và những nhạy cảm chính trị.
Công trình tập thể này sinh ra từ một niềm tin: việc xác định và phổ biến
những quan điểm khác nhau hiện nay là một giai đoạn cần thiết của tiến
trình trao đổi lâu dài phản ánh những đồng quy chính trị, văn hoá. Tương
lai của các cuộc động viên chống toàn cầu hoá tự do mới tuỳ thuộc vào
nhiều thách thức: tìm kiếm các đối án, định ra các chiến lược để thực hiện
các đối án đó, hành động chính trị, quan hệ giữa các phong trào xã hội và
các tổ chức phi chính phủ, tổ chức các đồng quy, đương đầu với các biện
pháp trấn áp, những nỗ lực hồi phục của các cơ quan chính trị và kinh tế
đối địch v.v... Nhìn chung, phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa hiện nay
đang có nhiều chuyển biến mới và mang nhiều sắc thái mới, nhưng tính
tích cực vẫn là sắc thái chính. Bằng tính chất này, Phong trào đang góp
phần quan trọng vào việc xây dựng một thế giới công bằng, bình đẳng và
tốt đẹp hơn.

133
Tuy mới xuất hiện chừng hai thập kỷ nay nhưng với sức lan tỏa rất
mạnh mẽ, chống mặt trái toàn cầu hóa đang trở thành một chủ đề được
tranh cãi dữ dội ở khắp mọi nơi với những ý tưởng đối nghịch nhau một
cách quyết liệt. Động cơ, lý do và đòi hỏi của các lực lượng chống toàn cầu
hóa rất khác nhau, nhiều khi mâu thuẫn với nhau. Lý do của sự phản đối
cực kỳ đa dạng và phức tạp, từ ý thức hệ chính trị đến tôn giáo, đạo đức,
bảo vệ môi trường, bảo hộ mậu dịch và cạnh tranh thương mại...

Nhìn nhận về phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa vì vậy cũng có
nhiều quan điểm khác nhau. Những người ủng hộ tự do hóa toàn cầu thì
cho rằng, đó là một liên minh lỏng lẻo ”giữa những kẻ ích kỷ và những kẻ
giả dối”. Theo họ, ”những kẻ ích kỷ” là những người không nhằm vào một
lý tưởng nhân đạo nào mà chỉ đòi giữ nguyên tài trợ nông nghiệp và đóng
cửa thị trường quốc gia để ngăn chặn hàng hóa từ các nước chưa mở của ;
còn ”những kẻ giả dối” là các lực lượng khuynh tả, trước đây là những lực
lượng chủ trương quốc tế hóa theo quan điểm marxist, ngày nay họ chống
toàn cầu hóa vì nó là trào lưu toàn cầu hóa theo trường phái tự do. Một
thành phần khác của liên minh này là các thế lực theo chủ nghĩa dân tộc
hẹp hòi, kể cả các phần tử kỳ thị chủng tộc và những tàn dư của phát xít,
nazi và cộng sản v.v... Để chứng minh cho luận điểm của mình, những
người tự do chủ nghĩa đưa ra ví dụ rằng, trong khi người Tây phương tham
dự các Diễn đàn xã hội ngủ trong các khách sạn sang trọng tiện nghi và có
an ninh, thì đa số người tham dự địa phương ngủ trong các lều với những
vải nhựa mong manh trên cỏ. Đến giờ ăn, những người địa phương ăn trên
các dĩa nhựa bốc bằng tay, trước những người ngoại quốc cùng sát cánh
đấu tranh chống bất công xã hội với họ, nhưng bữa bữa ăn thịnh soạn đủ
chất lượng hơn. Chưa ai trả lời được, liệu khác biệt về văn hóa, quan điểm,
môi trường và mức sống, khi thảo luận về chống toàn cầu hóa, khác biệt
tăng lên hay là dễ dàng tìm ra sự đồng thuận trong chủ thuyết đấu tranh ?

134
Bên cạnh đó, lợi dụng sự tồn tại của một số nhóm cực đoan trong
phong trào, những người ủng hộ tự do hóa tố cáo phong trào chống mặt trái
toàn cầu hóa như một tập hợp lực lượng côn đồ quốc tế cần phải loại trừ.
Trong khi trên thực tế, nhiều khi các sự kiện đáng tiếc xảy ra lại do chủ ý
của các chính quyền tư sản. Theo ông Vittorio Agnoletto, lãnh tụ Diễn đàn
xã hội Génova - 2001, chính quyền Italia hoàn toàn có thể thực hiện yêu
cầu của ban tổ chức Diễn đàn ngăn chặn sự có mặt của hơn 4.000 phần tử
cực đoan. Nhưng chính quyền quốc gia và thành phố đều làm ngơ, để mặc
cho cảnh sát thẳng tay đàn áp toàn bộ phong trào chống mặt trái toàn cầu
hóa bằng những hành động cực đoan nhất. Hơn nữa, họ còn tuyên truyền
rùm beng các hành động bạo lực và các chiến dịch chống bạo lực nhằm lái
sự chú ý của công luận ra ngoài các vấn đề nghị sự mà các thiết chế quyền
lực tư bản độc quyền đang bàn bạc trong các cuộc họp thượng đỉnh. Để rồi
trên các phương tiện thông tin đại chúng, hình ảnh những người biểu tình
chống toàn cầu hóa bị bóp méo, bị coi như những kẻ “ăn không ngồi rồi,
suốt ngày chỉ nhăm nhăm tìm cách chống lại những trật tự hiện hành” v.v...

Chính sự xã hội hoá thường xuyên tăng lên của phong trào chống
toàn cầu hoá đã dẫn những người theo chủ nghĩa toàn cầu đến ý định
“khuất phục” nó. Họ hành động theo một số hướng sau: Làm cho phong
trào đó sụp đổ hoặc làm cho nó có hình dáng một phong trào bị đặt ngoài
lề; Thay đổi cơ cấu sắc tộc nội bộ của những nước phát triển nhất; Ủng hộ
trực tiếp và gián tiếp các lực lượng dân tộc chủ nghĩa cánh hữu; Sử dụng
những ý định tốt đẹp của những người chống toàn cầu hoá để phối hợp
hành động chặt chẽ hơn; Phát triển những tính toán vụ lợi của những kẻ
hám danh lợi v.v...

Có ý kiến lại cho rằng, phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa là một
phong trào cách mạng mới ? Có một chân lý đã được khẳng định ở mọi thời
đại là cứ có sự mất công bằng là có đấu tranh. Phong trào đấu tranh chống

135
mặt trái toàn cầu hóa, hay đòi hỏi toàn cầu hóa phải công bằng hơn, phải
"có bộ mặt người" hơn, phải dân chủ hơn, cũng là một cuộc đấu tranh đòi
bình đẳng như vậy. Toàn cầu hóa hiện nay đang là toàn cầu hóa tư bản,
trước hết có lợi cho giai cấp tư sản, có lợi cho các công ty, tập đoàn đa
(xuyên) quốc gia. Vì vậy sự mất công bằng, bất bình đẳng giữa các quốc
gia, giữa giàu và nghèo, giữa các tầng lớp dân cư; có thể ở mức độ gay gắt
hay được xoa dịu chút ít trong những thời khoảng nhất định, chứ không bao
giờ biến mất. Và hậu quả là phong trào chống toàn cầu hóa sẽ tồn tại mãi,
song hành cùng với toàn cầu hóa.

Để trả lời cho câu hỏi trên, trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là
cách mạng xã hội và phong trào cách mạng. Theo quan niệm của chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, cách mạng xã hội được hiểu theo nghĩa rộng "là sự biến đổi
có tính bước ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời
sống xã hội, là phương thức chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội lỗi
thời lên một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn". Còn phong trào cách mạng
là hoạt động của đông đảo quần chúng hướng tới và dẫn đến cách mạng xã
hội; là phong trào có tính thường xuyên, không đứt đoạn trong thời gian
(mặc dù có thể có những thăng giáng nhất định); và cơ bản hơn, nó làm cho
các lực lượng cách mạng ngày càng mạnh dần lên, các lực lượng phản cách
mạng ngày càng yếu đi; nó tích tụ dần các yếu tố làm nên tình thế cách
mạng... Nếu áp dụng quan niệm như vậy, thì chống mặt trái toàn cầu hóa là
một phong trào tiến bộ, nhưng chưa phải là phong trào cách mạng. Nó
không dẫn đến sự thay đổi hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa bằng
một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn. Các cuộc đấu tranh trong khuôn khổ
phong trào này tuyệt nhiên không đe dọa đến thượng tầng chính trị - pháp
luật của các nhà nước tư sản. Chúng cũng không đe dọa sở hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất. Hơn thế nữa, lực lượng nòng cốt trong phong trào này là
các nước đang phát triển, chứ không phải là một giai cấp hay là một liên
minh của một số giai cấp.

136
Mặt khác, phong trào này cũng không phải là phong trào giữ độc lập,
chủ quyền của các nước đang phát triển. Vì, thứ nhất, mặc dù chủ quyền bị
xâm phạm và bản sắc văn hóa bị bào mòn bởi toàn cầu hóa là những lý do
góp phần tạo nên phong trào này, tuy nhiên chúng không phải là những lý do
quan trọng nhất. Thứ hai, tuy các nước đang phát triển đòi hỏi công bằng
hơn trong quá trình toàn cầu hóa, nhưng các nước này cũng hiểu và chấp
nhận việc chủ quyền quốc gia bị ảnh hưởng phần nào bởi toàn cầu hóa.

Nhưng nếu chúng ta hiểu về phong trào cách mạng một cách rộng
hơn, cụ thể là hiểu nó như hoạt động của đông đảo quần chúng chống lại
những thể chế, quan hệ xã hội hiện hành, nhằm đạt đến một tương lai tốt
đẹp hơn, công bằng hơn, thì rõ ràng phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa
(hay đòi toàn cầu hóa công bằng hơn, có tính người hơn) là một phong trào
cách mạng mới(1). Bởi vì nó đã dũng cảm đấu tranh phê phán quá trình toàn
cầu hóa trong mô thức bị tư bản hóa của nó, chống độc quyền, cường
quyền, áp đặt, bất công. Toàn cầu hóa ngày càng diễn ra với nhịp độ nhanh,
sự bất bình đẳng biểu thị ngày càng gay gắt, thì phong trào chống mặt trái
toàn cầu hóa cũng ngày càng lan rộng và quyết liệt và có ảnh hưởng ngày
càng lớn. Có thể khẳng định rằng, cùng với sự gia tăng nhận thức về những
mặt tiêu cực, thậm chí phản phát triển của quá trình toàn cầu hóa kinh tế,
nhất định phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa sẽ có những bước phát
triển mới, trở thành phong trào quần chúng sôi nổi với tư cách là một phản
đề của quá trình toàn cầu hoá đang chứa đựng đầy những nghịch lý hiện
nay. Với ý nghĩa là phong trào đấu tranh cho một tiến trình toàn cầu hóa
công bằng hơn và nhân bản, phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa đang
mang trong mình những nhân tố cách mạng có tính thời đại.

Chống toàn cầu hóa là một khái niệm rất chung chung, nhưng vấn đề
không ở khái niệm mà là ở chỗ: Vì sao dưới ngọn cờ chống toàn cầu hóa đã

(1)
Xem thêm: Phạm Đình Nghiệm, Phong trào chống toàn cầu hóa, Tạp chí Cộng sản, số 30 tháng
10/2003, trang 63.

137
tụ tập được lực lượng nhiều như vậy? vì sao toàn cầu hóa trở thành vấn đề
và tiêu điểm của vấn đề? Một mặt, chống toàn cầu hóa vạch trần tính
nghiêm trọng của vấn đề thế giới hiện nay trong “thời đại toàn cầu hóa”,
mặt khác một số người đã quy nạp một cách đơn giản các cuộc khủng
hoảng, mâu thuẫn, xung đột thế giới lên đầu toàn cầu hóa. Tuy nhiên,
chống toàn cầu hóa không chỉ là sự bất mãn, sự kêu la và công kích đối với
mâu thuẫn thế giới ngày nay, mà nó còn là sự cống hiến to lớn đối với lợi
ích của nhân loại và thế giới, bởi vì nó đã vạch trần được những thực tế hết
sức trầm trọng mà những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa gây nên.

Hiện nay, hai bên chống toàn cầu hóa và ủng hộ toàn cầu hóa đều
kiên trì cách nói của mình, là hai loại phương pháp trong nhận thức vấn đề
và giải quyết vấn đề có sự khác biệt rất lớn. Phong trào và quan điểm chống
toàn cầu hóa vàng thau lẫn lộn, có một số hành vi, quan điểm là sai lầm,
quá khích, phi lý tính, tìm sai đối tượng. Ví dụ như việc công kích hệ thống
kinh tế quốc tế và các hội nghị của nó, tố cáo bạo lực, hoàn toàn “ghét bỏ
toàn cầu hóa” (global – phobia), theo đuổi hiệu ứng náo động... Thực ra,
những vấn đề của toàn cầu hóa đúng là không thể đổ lỗi cho một số chính
phủ và tổ chức kinh tế quốc tế. Cũng không thể giản đơn phản đối toàn cầu
hóa, có học giả chỉ ra rằng, dường như là không thể đẩy lùi kinh tế và xã
hội của toàn cầu hóa kinh tế trở về địa phương, dân tộc mà con đường duy
nhất để giải quyết vấn đề bất bình đẳng và môi trường toàn cầu là các
phương án và chính sách toàn cầu. Mặc dù có hành vi chống toàn cầu hóa
nhằm trúng vào sự nguy hại của thế giới hiện nay, nhưng lại không nêu
được phương án giải quyết (khủng hoảng) có thể thực thi được. Không nên
đưa tin và giải thích một cách bóp méo những cuộc thị uy chống toàn cầu
hóa đang xảy ra rộng rãi tại các thành phố chủ yếu trên thế giới, bởi vì phần
lớn nhân sĩ tham gia phong trào không phải là “những phần tử phát xít
mới”, “những kẻ theo chủ nghĩa cực đoan” (dùng phương thức cách mạng
lật đổ chủ nghĩa tư bản như khẩu hiệu của thị uy ở Praha) như những

138
phương tiện truyền thông chủ yếu đã gọi. trong chống toàn cầu hóa, không
thể tránh khỏi một số hành vi và ngôn luận cực đoan, nhưng đó không phải
là chủ lực của chống toàn cầu hóa.

Nhìn chung, cuộc chống toàn cầu hóa hiện nay đã sản sinh ảnh
hưởng quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế và chính trị thế giới,
nhưng nó chưa giải quyết được những vấn đề do toàn cầu hóa sinh ra, sự
đối lập giữa hai thế lực lớn: toàn cầu hóa và chống toàn cầu hóa đang lên
cao. Những người chủ trương toàn cầu hóa cũng không có khả năng tiếp
thu logic này, sự đối lập giữa hai phía sẽ còn tiếp tục, vì vậy dự đoán hiện
tượng chống toàn cầu hóa còn đi sâu phát triển. Nhưng có một điểm khẳng
định, đó là khả năng những kháng nghị bạo lực kích tiến trên đường phố sẽ
giảm nhiệt, lực lượng chống toàn cầu hóa đang suy tính lại các sách lược và
thủ đoạn của họ nhằm làm cho kháng nghị thu được hiệu quả thực sự.

Những năm gần đây, phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa đứng
trước nhiều vấn đề quan trọng. Trước hết là sự khác biệt rất lớn về nội dung
cương lĩnh của các nhóm tham gia phong trào, ngay cả trong nội bộ các
nhóm cũng có những khác biệt lớn, thậm chí mâu thuẫn với nhau. Rất khó
để có được một cương lĩnh chung mang tính ràng buộc trong mặt trận phản
kháng toàn cầu hóa. Nhiều người trong giới trí thức chống toàn cầu hóa vì
xem toàn cầu hóa cũng có nghĩa là "Mỹ hóa" nhằm áp đặt lên toàn thế giới
mô hình "xã hội thị trường" và văn hóa tiêu thụ đại chúng "nông cạn " của
Mỹ, làm mờ nhạt và thui chột các nền văn hóa dân tộc lâu đời. Các nước
đang phát triển thì chống lại những khía cạnh bất bình đẳng trong quan hệ
mậu dịch thế giới (ví dụ như Âu Mỹ thì bảo hộ và yểm trợ nông nghiệp của
mình nhưng lại đòi các nước đang phát triển phải mở cửa thị trường và tôn
trọng bảo vệ sở hữu trí tuệ), chống lại tính đầu cơ và bất ổn định trong việc
tự do hóa dòng chảy tư bản ngắn hạn. Ở các nước công nghiệp phát triển
phong trào chống toàn cầu hóa lại đi từ những đòi hỏi phải bảo hộ mậu dịch

139
chống các nước đang phát triển (qua những đòi hỏi về tiêu chuẩn lao động
và môi trường của các công đoàn và tổ chức phi chính phủ) đến việc chống
lại mọi nỗ lực cải cách trong nước vì nó đe dọa các phúc lợi xã hội mà hiện
nay ngân sách quốc gia không còn đài thọ nổi vì công nợ đã quá lớn. Một
số sự chống đối có màu sắc cực "tả" như chống cơ chế thị trường, hoặc cực
"hữu" như bài ngoại và kỳ thị các cộng đồng di dân thiểu số - đây là khẩu
hiệu dân túy của các đảng phái tân phát xít đang bắt đầu xuất hiện trong
chính trường châu Âu. Ở một số nước Hồi giáo lại muốn trở về với những
quan hệ kinh tế phù hợp với luật Sharia; nhất là không chấp nhận việc trả
và nhận lãi suất mà thay vào đó phải là việc chia lợi nhuận sau mỗi giai
đoạn kinh doanh. Những người ở Ấn Độ yêu cầu bình đẳng cơ hội, đòi hỏi
chấp nhận chế độ đẳng cấp là một kiểu chủ nghĩa chủng tộc thể chế hóa;
cộng đồng người da đỏ đòi hỏi thừa nhận nền văn hóa đặc thù, đồng thời
thực hiện quyền tự quyết ở khu vực họ đang cư trú; phong trào nông dân
không đất đai ở Brazil yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, từ
chối trồng các loại cây nông sản biến đổi gene; nông dân Pháp yêu cầu loại
hẳn các cuộc đàm phán về tự do hóa nông nghiệp ra khỏi chương trình nghị
sự của WTO, đồng thời đề nghị chính phủ tăng cường giám sát đối với
nhập khẩu lương thực, thực phẩm vì chp rằng chỉ có như vậy, nông dân ở
châu Âu mới có thể tồn tại và phát triển được. Không có bất cứ một cương
lĩnh và chiến lược nào mang ý nghĩa quyết định, xem xét đến những mâu
thuẫn công khai này. Phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa dường như chỉ
“quẩn quanh trong sự dằn vặt của các đòi hỏi”. Nếu như mỗi nhóm, từ
những người bảo vệ rùa biển đến Hội liên hiệp nông dân và những người
đề xướng giải phóng phụ nữ, đều có thể xem mình là những nhà phản đối
toàn cầu hóa, thì sự đoàn kết nhất trí nhỏ nhất cũng có thể bùng phát thành
một chiến dịch hành động quy mô lớn. Nhưng vấn đề là một phong trào
như vậy làm thế nào để có thể kéo dài mãi mãi.

140
Một vấn đề khác là thể chế hóa và sự cần thiết phải hợp tác với các
tổ chức chính trị - xã hội khác. Ví dụ như, mỗi khi Diễn đàn xã hội thế giới
được tổ chức, nó thường tụ họp hàng trăm ngàn người, kéo dài trong vài
ngày. Điều này đòi hỏi phải có kế hoạch, tổ chức và dự trù tài chính dài
ngày. Để thực hiện nhiệm vụ này, phải có mọt tổ chức của riêng mình và
phải có sự hợp tác với các tổ chức khác. Trên thực tế, cũng đã có một vài tổ
chức công đoàn và đảng cánh tả đã thiết lập quan hệ với những người phản
đối toàn cầu hóa. Ví dụ như ở Đức, Quỹ Paul của Đảng Xanh, Quỹ Rosa
Luxemburg của Đảng của chủ nghĩa xã hội dân chủ Đức (PDS)... đã nhiệt
tình ủng hộ những người phản đối mặt trái toàn cầu hóa. Hai bên đều tìm
thấy những lợi ích khi hợp tác với nhau. Một bên hy vọng có được sự ủng
hộ rộng rãi của phong trào phản đối toàn cầu hóa, bên kia cũng mong muốn
có thêm sức mạnh và ảnh hưởng chính trị. Trên thực tế, hai bên đều có
điểm chung là muốn ngăn chặn âm mưu của các thế lực theo chủ nghĩa tự
do mới trong việc làm suy giảm chủ quyền quốc gia, thúc đẩy tư nhân hóa,
thu hẹp vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước và đẩy mạnh nhất thể hóa thị
trường toàn cầu. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn là, tham gia
vào các chiến dịch phản kháng của phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa,
các tổ chức công đoàn sẽ tận dụng lợi thế về tổ chức, về tài lực, về quan hệ
chính trị của mình để áp đặt những yêu cầu, quan điểm của công đoàn cho
Phong trào và kết cục sẽ là chi phối, thậm chí đẩy Phong trào ra khỏi tiến
trình chung.

Có thể thấy, trong bối cảnh hiện nay, xét về thực lực, về tổ chức...
nếu muốn tiếp tục tồn tại, phát huy tiềm năng, vai trò của mình và để tiếp
tục thực hiện mục tiêu cuối cùng là thay đổi một cách hòa bình CNTB toàn
cầu, thì Phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa cần phải xây dựng một
cương lĩnh chính trị rõ ràng, cần được tổ chức thành một thiết chế tương
đối ổn định và phải thiết lập, củng cố quan hệ với các tổ chức công đoàn,
cũng như các lực lượng cánh tả tiến bộ khác. Phong trào chống mặt trái

141
toàn cầu hóa không thể đơn thương độc mã thực hiện được mục tiêu của
mình. Nếu muốn giành thắng lợi, Phong trào phải xác định rõ trọng điểm
của cương lĩnh chung, cơ sở chiến lược và đối tượng đấu tranh cụ thể, rõ
ràng. Phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa có hai nhiệm vụ khá rõ ràng:
Một là đối mặt với chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa bá quyền, phải bảo vệ
chủ quyền quốc gia. Hai là phản kháng chủ nghĩa tự do mới với tư cách là
hệ thống toàn cầu. Sự kết hợp cả hai nhiệm vụ này là việc làm hết sức quan
trọng và cần thiết. Nhiều học giả tham gia phong trào chống mặt trái toàn
cầu hóa đã nhấn mạnh: "phong trào phải chuyển sang hành động với các kế
hoạch đấu tranh cụ thể, chứ không thể tiếp tục chống toàn cầu hóa bằng các
khẩu hiệu suông".

Hiện đang có những nỗ lực mang tính chất hệ thống để thay thế chủ
nghĩa tư bản và hệ thống tư bản liên quan đến TCH và “chủ nghĩa tự do
mới” dựa trên sự hiểu biết giữa các tầng lớp, cũng như những liên quan tới
độc quyền và bài xích Mỹ mà đôi khi lại bỏ sót vai trò và trách nhiệm của
các lực lượng đế quốc mới. Những nỗ lực này bao gồm hàng loạt những
tuyên bố về lập trường và yêu sách mà trên thực tế đã thể hiện một “diện
mạo nhân bản hơn” của một hệ thống bóc lột phi nhân tính. Những nỗ lực
này đang tìm kiếm một “đối sách” ngay trong phạm vi có thể của mình. Ví
dụ, ở châu Âu, những phong trào chống toàn cầu hóa chỉ có thể thành công
nếu trực diện đấu tranh hoặc ít nhất là chất vấn NATO và EU về những
chính sách của các tổ chức này cấu thành chính sách tự do mới. Những
quan điểm mà một vài lực lượng đã bày tỏ cũng như phản đối lại chủ yếu
tập trung vào IMF, WB và WTO chứ không đả động tới EU và NATO.
Chính vì thế, những quan điểm này vô hình chung không chỉ không gây
ảnh hưởng nào tới hệ thống tư bản mà trên thực tế còn tạo điều kiện ủng hộ
CNTB châu Âu và thúc đẩy sự ganh đua của tổ chức này với Mỹ, ủng hộ
việc phá hoại các phong trào quần chúng và bảo vệ quyền lợi của độc
quyền châu Âu.

142
Đồng thời, cũng có những nỗ lực đang được đẩy mạnh nhằm hoàn tất
việc tập hợp các lực lượng tham gia vào ”phong trào” thông qua việc đồng
hóa và chuyển đổi thành xu thế chính trị - tư tưởng. Chính vì vậy, một số
đảng phái và các lực lượng đã tìm thấy trong “phong trào” này sự ra đời
của một “mục tiêu xã hội mới” đối với các thay đổi cần thiết trong xã hội
và tạo thành một ý tưởng phản động về “một mục tiêu chính trị mới” mà
theo họ cần phải xây dựng xã hội dựa trên “phong trào này”. Để thúc đẩy
xu thế phát triển theo hướng này, họ đã nỗ lực thúc đẩy những tiến trình,
đặc biệt là các Diễn đàn xã hội thế giới, nhằm tạo dựng một cấu trúc dọc và
việc đồng hóa chính trị đồng thời nỗ lực loại trừ sự tham gia, hạn chế, cản
trở và đặt điều kiện và hăm dọa các tổ chức cấp tiến khác tham gia vào tiến
trình này. Những bước đi theo hướng này thể hiện rất rõ thông qua việc
đồng nhất chính trị và việc cơ cấu hóa tổ chức có thể nhận thấy thông qua
các tiến trình của Diễn đàn xã hội Thế giới. Diễn đàn lần thứ nhất kêu gọi
phải đối chủ nghĩa tự do mới và phản đối diễn đàn Davos và diễn đàn thứ
hai với tiêu chí đưa ra những đối sách mới và diễn đàn thứ 3 được tiến hành
nhằm đưa ra một chiến lược chính trị cho “phong trào” này. Đặc biệt ở
châu Âu, có nhiều lực lượng quan tâm tới “chủ đề chính trị mới” này đang
có ý tưởng về một “liên minh cánh tả châu Âu”

Triển vọng trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào bản thân của
phong trào, phụ thuộc vào quy mô và phạm vi cũng như tinh thần của các
thành viên chống lại chủ nghĩa tư bản, chống lại độc quyền và đấu tranh
cho dân chủ. Điều đó cũng còn phụ thuộc vào những lực lượng tiến bộ nào
sẽ xuất hiện. Một trong những yếu tố quan trọng là việc phát triển và củng
cố các phong trào lao động có định hướng giai cấp. Mặt khác, vai trò của
dân chúng và mặt trận hệ tư tưởng cũng cần được phát huy để tinh thần đấu
tranh chống chủ nghĩa tư bản quốc tế của các tổ chức cần được vũ trang
một cách hiệu quả nhất. Phân biệt sự khác nhau giữa hiện diện và tích cực
tham gia, sự hợp tác và phối họp giữa các đảng cộng sản và công nhân là

143
một điều kiện quan trọng để tập hợp một cách hiệu quả và có định hướng
rộng rãi hơn nhằm chống lại chủ nghĩa đế quốc, chống lại độc quyền và đấu
tranh cho dân chủ của các thế lực tiến bộ.

Ở những năm đầu của thế kỷ XXI đã thấy, do sự tham gia tích cực
hơn vào phong trào chống toàn cầu hoá của các đảng mác xít cánh tả,
phong trào công nhân, công đoàn nên cuộc đấu tranh chống toàn cầu hoá
của chủ nghĩa đế quốc cần phải có tính chất toàn cầu. Khi trên thế giới,
chính quyền của những người hữu sản thành lập “Quốc tế đen” của những
tên trùm tài phiệt, các tổng thống, các câu lạc bộ ngầm ở cấp cao, thì ở phía
bên kia, việc thành lập “Quốc tế đỏ”- Liên minh quốc tế chống toàn cầu
hoá là hoàn toàn có cơ sở và được biện minh về đạo đức.

Còn chưa có quan điểm rõ ràng về việc giải quyết nhiệm vụ đó. Mặc
dù ở các tổ chức chống toàn cầu hoá của Đức đã có những ví dụ nhưng vẫn
cần phải thử phối hợp hành động của phong trào công nhân, công đoàn các
xí nghiệp của một côngxoocxiom ở nhiều nước khác nhau (Đức, Pháp,
Italia) khi tiến hành bãi công, thương lượng và ký kết các thoả thuận tập
thể. Tuy nhiên, việc đưa ra những đòi hỏi thống nhất và hành động thống
nhất trong cuộc đấu tranh đó rất khó khăn vì điều kiện làm việc và tiền
lương ở các xí nghiệp khác nhau thuộc cùng một côngxoocxiom rất khác
nhau. Chẳng hạn, tiền lương ở Đức cao hơn ở Pháp và tất nhiên cao hơn ở
Mỹ La tinh, châu Á và châu Phi. Còn về phong trào công đoàn thì các thủ
lĩnh công đoàn thường đứng về phía chính phủ, và khi họ đứng ngoài cuộc
đấu tranh vì các quyền của công nhân thì đã là tốt rồi. Tính đến tình trạng
đó, L. Malabarba- một trong những nhà lãnh đạo của Đảng Phục hồi chủ
nghĩa công sản của Italia- đưa ra khẩu hiệu “tán thành việc thành lập phong
trào công nhân mới ở châu Âu” và “chủ thể chính trị mới ở châu Âu” bằng
con đường thống nhất các lực lượng cánh tả chống toàn cầu hoá”. ở đây
muốn nói đến không phải là việc sát nhập về mặt tổ chức các tổ chức đó,

144
mà là về việc thống nhất nỗ lực để cùng nhau tìm kiếm, đưa ra và thực hiện
những chủ động về mặt xã hội phù hợp với sự phát triển của phong trào
chống toàn cầu hoá.

Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng, việc thành lập ở châu Âu
một chủ thể thống nhất, đa nguyên của những người cánh tả là một sự cần
thiết lịch sử. Nếu điều đó không xảy ra thì những người cánh tả sẽ có thể
biến mất khỏi chính trường châu Âu, còn phong trào chống toàn cầu hoá có
nguy cơ biến mất khỏi chính trị. Ngày nay, ở châu Âu có hai vấn đề có tính
chất cương lĩnh, là cơ sở để thành lập một trung tâm đa nguyên ở châu Âu.
Cụ thể là xu hướng chống chiến tranh, chống khủng bố nhất quán; phủ định
chủ nghĩa tự do mới và định hướng vào thành lập một thế giới mới, nghĩa
là thế giới xã hội chủ nghĩa.

Không nên coi phong trào chống toàn cầu hoá chỉ như một sự chống
đối của nhân dân đối với chính sách bế tắc của chủ nghĩa tự do mới. Đó là
phong trào xã hội quốc tế rộng rãi mà ở đó đang diễn ra quá trình sáng tạo
trong việc đưa ra các quan điểm về những vấn đề cải tạo các trật tự hiện
hành. Những người chống toàn cầu hoá đang hướng vào suy nghĩ những
công trình lý luận, kinh nghiệm thực tiễn đã được các tổ chức đối lập tích
luỹ trong nhiều thập kỷ. Ngay từ tháng 1/2001, hơn một ngàn các tổ chức,
đảng, công đoàn đã ký hiệp ước mà dựa vào nó các cuộc biểu tình, tuần
hành tiếp theo sẽ được tổ chức. Như vậy, các điều kiện để những người
tham gia phong trào xích lại gần nhau, cùng nhau hành động, đang dần dần
được tạo ra. Nhiệm vụ của những người cộng sản và các lực lượng cánh tả
khác là trở thành một bộ phận của phong trào, bằng mọi cách phát triển nó
với tính cách là một lực lượng phản đối đa nguyên, hướng tới các tư tưởng
xã hội chủ nghĩa. Các lực lượng cánh tả có nhiệm vụ tiến hành cuộc đấu
tranh tư tưởng chống chủ nghĩa tự do mới, giải thích cho quần chúng nhân
dân bản chất của nó, tham gia vào các cuộc đấu tranh bãi công của công

145
nhân và các công đoàn, đối thoại với mọi tổ chức của những người chống
toàn cầu hoá, học tập kinh nghiệm của họ và giải thích cho họ, nhưng
không áp đặt các quan điểm của mình. Sau những cuộc biểu tình chống
toàn cầu hoá trong những năm gần đây ở Amsterdam, Barcelona, Cologue,
Prague v.v... việc tổ chức bãi công toàn châu Âu vì quyền lợi của người lao
động trở nên có thể. Hiện nay, đó là nhiệm vụ chính của các lực lượng cánh
tả chống toàn cầu hoá trên toàn hành tinh. Việc lập ra một trật tự kinh tế thế
giới mới dựa vào bình đẳng xã hội, dân chủ, tính đến những đòi hỏi về vấn
đề môi sinh cần phải trở thành mục đích của toàn cầu hoá thực sự. Để làm
được điều đó, cần phải: xác lập sự kiểm soát dân chủ đối với các dòng tài
chính quốc tế, lôi kéo các công ty xuyên quốc gia vào giải quyết những vấn
đề xã hội, chấm dứt nạn rửa tiền (1.500 tỷ USD/năm), đánh thuế các giao
dịch tiền tệ (thuế Tobin), lập ra các tiêu chuẩn xã hội đối với buôn bán thế
giới, thiết lập sự kiểm soát của xã hội đối với hoạt động đầu tư của các
công ty xuyên quốc gia, ủng hộ có hiệu quả các uỷ ban về kinh tế, xã hội và
văn hoá của Liên Hợp Quốc, những đảm bảo xuất khẩu của quỹ Germes
phải gắn liền với những vấn đề xã hội và bảo vệ tự nhiên, với tuân thủ
quyền con người.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác
cần phải nghiên cứu và đưa ra các điều kiện kinh tế và chính trị cho phép
các nước đang phát triển xây dựng các thị trường riêng của mình và được
thâm nhập vào các thị trường tiêu thụ. Các chương trình tín dụng của các tổ
chức quốc tế cần phải hướng vào các chương trình phát triển dài hạn của
các nước con nợ bằng chính lực lượng của mình.

Từ mục tiêu trên, nhiệm vụ chính của các lực lượng cánh tả là làm
cho chủ nghĩa chống toàn cầu hoá có tính chất chống chủ nghĩa đế quốc, về
thực chất, đó là tính chất của một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống
lại sự thống trị của những kẻ cầm đầu “trật tự xã hội mới” và đồng thời nói

146
rõ nhìn nhận của mình về con đường phát triển của các quá trình liên kết
thế giới, đề xuất với nhân loại phương án của mình để chống lại toàn cầu
hoá của chủ nghĩa đế quốc- sự liên kết dân chủ và trong tương lai- quốc tế
hoá xã hội chủ nghĩa.

Các nhà lãnh đạo của nhiều đảng cánh tả đánh giá đúng toàn cầu hoá
hiện nay như là giai đoạn chủ nghĩa đế quốc của thời đại tăng sự thống trị
của tư bản xuyên quốc gia. Tuy nhiên, họ (chí ít là phần lớn họ):

- Không tập trung chú ý vào bản chất tài chính của tư bản xuyên
quốc gia, vào tính chất đầu cơ thường là “ảo” của tư bản đó;

- Không kiên trì thuyết phục, đấu tranh để các chính phủ dân tộc thực
hiện các thủ tục hướng vào tách lợi nhuận sản xuất, khử lợi nhuận phân
phối lại- đầu cơ và chuyển tiền ra nước ngoài;

- Không đề nghị các chính phủ dân tộc áp dụng thuế đặc biệt đối với
các hoạt động tài chính xuyên quốc gia để hạn chế sự vận động đầu cơ của
tư bản (cái gọi là thuế “Tobin”).

Phong trào chống toàn cầu hoá không chỉ là tổ chức các cuộc biểu
tình, bãi công lớn ở các nơi trên thế giới, đó phải là hoạt động chuẩn bị, là
sự tham gia vào hoạt động của các hội nghị về các vấn đề xã hội của châu
Âu và thế giới. Các lực lượng cánh tả cần phải lãnh đạo các hoạt động đó,
và khi đó họ sẽ đưa thế giới đến liên kết dân chủ và quốc tế hoá xã hội chủ
nghĩa. Đến nay, những việc này chưa được thực hiện một phần do lỗi của
cả các lực lượng chính trị cánh tả. Chính các đảng cánh tả và cánh tả trung
dung đã bỏ qua khả năng lãnh đạo phong trào và làm cho nó có tính chất
chống toàn cầu hoá thực sự. Như các cuộc bầu cử tổng thống và nghị viện
ở Pháp đã chỉ ra, chính khoảng cách giữa bộ phận thanh niên tích cực nhất
và hệ thống chính trị đã làm cho các nghị sỹ xã hội chủ nghĩa thất bại.

147
Suy đến cùng, ai, nếu như không phải các đảng cánh tả và các tổ
chức của những người có liên quan cần phải thể hiện ý chí chung và chuẩn
bị các giải pháp chính trị? ai, nếu không phải họ đưa ra những đòi hỏi, yêu
cầu đối với các nhóm xã hội mạnh hơn?!

Cùng với sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa, mặt tiêu cực của toàn
cầu hóa sẽ gia tăng và do đó phong trào chống toàn cầu hóa sẽ có những
bước phát triển mới, sẽ tập hợp được nhiều lực lượng chính trị - xã hội, sẽ
trở thành một phong trào có tác động tích cực đến mọi lĩnh vực của đời
sống thế giới, sẽ là một lực lượng mà các đảng cộng sản cần có sự liên
minh chiến lược.

Khẩu hiệu "Có thể có một thế giới khác" chứa chan hy vọng. Tuy
nhiên, những lý tưởng cao đẹp này cần được cụ thể hoá và lồng trong
những chương trình hành động thực tiễn chưa thể có vì những suy nghĩ quá
khác biệt của các tham dự viên: chẳng hạn, có những người quan niệm rằng
chỉ cần cải thiện các định chế quốc tế sẵn có như IMF, WB, WTO... trong
khi có người khác lại đòi hỏi sự thay đổi triệt để hơn. Theo thiển ý, tinh
thần đa nguyên chấp nhận dị biệt là chỉ dấu cho sinh hoạt dân chủ lành
mạnh, khi nào song song với WEF còn có thể có những hình thức đối trọng
như WSF là điều đáng mừng. Còn về việc giúp ích cụ thể cho các quốc gia
đang phát triển thì cho tới giờ này, chưa được rõ ràng lắm.

Có thể gọi phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa là một tập hợp lực
lượng chính trị -xã hội rộng rãi trên toàn cầu, nó đang chứa đựng nhiều
tiềm năng cách mạng của cuộc đấu tranh chống toàn cầu hóa tư bản chủ
nghĩa, bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, không ít vấn
đề dược đặt ra trước phong trào chống toàn cầu hóa, nhất là những vấn đề
sau: Một là, đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa sao cho không gây
trở ngại quá trình vận động và phát triển của xu thế toàn cầu hóa – một xu
thế khách quan và tất yếu trong sự phát triển của xã hội. Hai là, mục tiêu

148
của phong trào phải phản ánh được nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp
trong xã hội đang chịu tác động tiêu cực của toàn cầu hóa. Ba là, các
phương pháp đấu tranh bảo đảm vừa thực hiện được mục tiêu của phong
trào đề ra, vừa không vượt quá khuôn khổ thể chế hiện hành của mỗi quốc
gia. Bốn là, các lực lượng tham gia cuộc đấu tranh vừa phải phối hợp chặt
chẽ với nhau vừa phải giữ được những bản sắc riêng của mỗi tổ chức, mỗi
lực lượng.

Trong thời gian tới, phong trào chống toàn cầu hóa chắc chắn sẽ tiếp
tục phát triển, lan rộng ra nhiều nước và khu vực trên thế giới, đồng thời
tiếp tục có những tác động mạnh hơn đến việc đưa ra những quyết sách của
các nhà nước và các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, cần phải thấy là phong trào
này chỉ chống lại những nghịch lý, những bất công của toàn cầu hóa, tức là
chỉ chống lại mặt trái của toàn cầu hóa – một toàn cầu hóa đang bị các thế
lực tư bản giàu có điều khiển, chứ không chống lại toàn cầu hóa nói chung
và càng không chống lại những tác động tích cực của nó. Cuộc đấu tranh
này chỉ có thể thành công khi giải quyết được tận gốc nguyên nhân cơ bản
dẫn đến những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa, đó là mâu thuẫn giữa
trình độ xã hội hóa cao của LLSX với chế độ sở hữu tư nhân TBCN. Điều
đó có nghĩa là phải thay thế chế độ TBCN bằng một xã hội mới, tiến bộ
hơn, xã hội XHCN. Đến lúc đó chúng ta mới có một toàn cầu hóa như
mong đợi, một toàn cầu hóa đi cùng với một trật tự thế giới mới, công bằng
và bền vững, một toàn cầu hóa hướng đến lợi ích của mọi quốc gia, mọi
người trên khắp hành tinh.

149
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Long Trung Anh, Khảo sát và suy nghĩa về hiện tượng "chống toàn cầu
hóa", Tạp chí “Kinh tế và chính trị thế giới” (Trung Quốc), số 2/2001.
2. Jagdish Bhagwati, In Defense of Globalization (Biện hộ cho toàn cầu
hóa), New York, Oxford University Press, 2004.
3. Đức Minh, Chống toàn cầu hoá hiện tượng hay phong trào, Kiến
thức ngày nay, số 420, 2002, Tr.45.
4. Phạm Đình Nghiệm, Phong trào chống toàn cầu hóa, Tạp chí Cộng
sản, số 30 (10/2003).
5. Michal Osterweil, Chính trị qua cách tiếp cận văn hoá chính trị tại
Diễn đàn xã hội thế giới (A Cultural - Political to Reinvening the
Political), International Social Science Journal, No 182, 2004.
6. Mai Thị Quý, Phong trào đấu tranh chống toàn cầu hóa hiện nay và
những vấn đề đặt ra, Tạp chí Triết học, số 10/2005
7. Joseph E. Stiglitz, Toàn cầu hoá và những mặt trái của nó
(Globalization and Its Discontents), W.W. Norton & Company, Inc,
New York, 2002.
8. Phạm Hữu Tiến, Đấu tranh chống mặt tiêu cực của toàn cầu hoá,
Tạp chí Cộng sản, số 10 (5/2005).
9. Nguyễn Viết Thảo, Phong trào chống toàn cầu hoá trên thế giới: Từ
Seattle đến Génova, Thông tin Nghiên cứu quốc tế, số 3/2001.
10. Phạm Quốc Trụ, Phản toàn cầu hóa: Một phong trào quốc tế đang
lên, Tạp chí Cộng sản, số 24 (12/2001).
11. Những phong trào chống toàn cầu hóa – Phải chăng đó là sự khởi
đầu của một cuộc nối loạn vĩ đại của thế kỷ XXI ?, Tạp chí MEIMO
(Nga), số 12/2001.

150
QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN
TRÊN THẾ GIỚI VỀ TOÀN CẦU HOÁ VÀ PHONG TRÀO ĐẤU
TRANH CHỐNG MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HOÁ

PGS,TS Hồ Châu
Viện Quan hệ quốc tế
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA TOÀN CẦU HOÁ

Đảng Cộng sản Trung Quốc trong khi thừa nhận toàn cầu hoá là xu
thế thời đại không cưỡng lại được. Nó đã mang lại những lợi ích to lớn để
phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Tham gia vào quá trình toàn cầu
hoá, nền kinh tế Trung Quốc từ lúc nghèo nàn, lạc hậu có nguy cơ mấp mé
bên bờ vực thẳm ở những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, ngày nay nền kinh
tế Trung Quốc đã và đang tiếp tục phát triển làm cho cả thế giới kinh ngạc.
Đến nay nền kinh tế Trung Quốc đã vươn lên hàng thứ 5, thứ 6 thế giới.
Trên nhiều lĩnh vực Trung Quốc có khả năng cạnh tranh ngang ngửa với
nhiều nước phát triển nhất thế giới. Tuy nhiên, theo Trung Quốc, mặt trái
của toàn cầu hoá cũng đang mang lại những tiêu cực hết sức to lớn.

Trên bình diện quốc tế của phong trào cộng sản, tôi giới thiệu những
mặt tiêu cực do toàn cầu hoá mang lại đã được đúc kết theo quan điểm của
Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng:

1. Toàn cầu hoá đã làm tăng thêm mâu thuẫn ngay trong nội bộ
giai cấp công nhân (GCCN), hệ thống sức mạnh đoàn kết trong phong
trào cộng sản tan rã, phải tổ chức lại

“Hệ thống sức mạnh” của phong trào cộng sản - công nhân quốc tế
được hình thành và phát triển lâu dài trong đấu tranh cách mạng. “Hệ
thống” này bao gồm công đoàn, các tổ chức quần chúng cùng các Hiệp hội

151
dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản thành một lực lượng hoàn chỉnh. Chính
lực lượng này là nguồn phát triển và mở rộng vai trò tác dụng hết sức to lớn
đối với xã hội của đảng cộng sản. Nhưng do làn sóng toàn cầu hoá phát
triển đã từng bước làm tan rã “hệ thống” này, đặc biệt là gây mâu thuẫn
ngay trong nội bộ phong trào công nhân, làm thay đổi tính chất của các
công đoàn, làm suy yếu nghiêm trọng sức mạnh chính trị, cơ sở giai cấp
của các đảng cộng sản.

Giai cấp công nhân là cơ sở giai cấp, là lực lượng đáng tin cậy và là
chỗ dựa vững chắc nhất của đảng cộng sản. Giữa thế kỷ XIX, tuyệt đại đa
số GCCN bị áp bức, nô dịch nặng nề. Mác - Ăngghen đã dựa vào lợi ích
nhất quán của GCCN mà đưa ra khái niệm “công nhân không có Tổ quốc”
và kêu gọi “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”. Trên ý nghĩa đó, Mác -
Ăngghen còn nhấn mạnh: “Giai cấp vô sản chỉ có thể tồn tại trên ý nghĩa
lịch sử thế giới, giống như CNCS – sự nghiệp của nó chỉ có tính lịch sử thế
giới mới thực hiện được”. Ngày nay, hơn một thế kỷ rưỡi sau, trong bối
cảnh toàn cầu hoá, đã và đang xuất hiện nhiều loại lý luận rất xằng bậy. Nó
vừa làm suy yếu giới hạn và chủ quyền quốc gia, ngược lại nó tăng hơn bao
giờ hết sức mạnh dân tộc, ý thức quốc gia, đặc biệt là xu thế đầu tư ra nước
ngoài của các nước tư bản phát triển và xu thế tăng nhanh chuyển dịch sức lao
động trên toàn cầu. Điều này đã đẩy đến hậu quả làm thêm mâu thuẫn giữa công
nhân các nước phát triển với công nhân các nước đang phát triển làm suy yếu
nghiêm trọng khả năng “liên hiệp vô sản toàn thế giới” theo ý tưởng của Mác.
Chúng ta thấy, từ những năm 70 của thế kỷ trước, mâu thuẫn nội bộ GCCN với
suy thoái môi trường là có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Điều này thể hiện trên 3
nội dung sau:

Trước hết, do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật, các ngành công nghiệp truyền thống ngày càng lạc hậu và thu hẹp rõ
rệt, hậu quả là việc làm của công nhân cũng giảm đáng kể. Thay đổi cơ cấu

152
giai cấp do thay đổi cơ cấu ngành nghề mang lại đã làm cho vai trò, ảnh
hưởng của đảng cộng sản suy yếu rõ rệt.

Ngoài ra, để giảm giá thành của các xí nghiệp trong nước, bố trí lại
nguồn tài nguyên thì xu hướng chuyển dịch nguồn vốn trên phạm vi toàn
thế giới phát triển, điều này đã thúc đẩy phát triển cả về số lượng lẫn qui
mô các công ty xuyên quốc gia. Mặt khác, các nước phương Tây cũng liên
tiếp đẩy các ngành nghề truyền thống có kỹ thuật lạc hậu, gây ô nhiễm và
dùng nhiều lao động đơn giản sang cho các nước đang phát triển. Việc làm
đó, lại càng làm tăng thêm lòng nghi kỵ của công nhân các ngành nghề
truyền thống ở các nước tư bản. Trong lúc đó, ngày càng có nhiều di dân tự
do từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển, tranh giành việc
làm với lao động bản địa, hình thành hàng loạt vấn đề xã hội như ô nhiễm
môi trường, tội phạm, chênh lệch trình độ văn hoá, v.v... đẩy mâu thuẫn
giữa người địa phương với di dân thêm căng thẳng. Thông qua hoạt động,
bố trí lại yếu tố sản xuất toàn cầu, giai cấp tư sản không chỉ thu được lợi
nhuận ngày càng lớn mà bọn chúng đã chuyển hoá thành càng mâu thuẫn
công nhân – tư sản ở trong nước sang thành mâu thuẫn giữa công nhân
trong nước với người lao động di dân từ các nước đang phát triển. Giai cấp
tư sản đã công khai tuyên bố: “Lao động giá rẻ của các nước đang phát
triển và di dân từ bên ngoài đã cướp mất việc làm của công nhân trong
nước”. Hơn thế nữa, trong các kỳ bầu cử, họ còn khẳng định: bài xích di
dân ngoại lai, ủng hộ lợi ích dân chúng trong nước. Những chủ trương đó
phần nào hợp lòng những công nhân đang phải sống trong môi trường vốn
đang xuống cấp. Nó càng thúc đẩy các tổ chức công đoàn cũng như các
Hiệp hội nghề nghiệp ngày càng xa rời sự lãnh đạo của đảng cộng sản, đẩy
số phiếu cử tri về với phe cực hữu. Vậy mà, đảng cộng sản đại diện cho lợi
ích GCCN, trong vấn đề đối xử với người di cư, nếu không có chủ trương
đúng đắn, không xuất phát từ quyền tự do – bình đẳng của con người, bảo
vệ lợi ích hợp pháp của di dân, chống lại thái độ kỳ thị, tất yếu sẽ gây sự

153
bất mãn của đông đảo công nhân. Với tác động phân hoá của GCTS, tính
chất của tổ chức công đoàn đã thay đổi rất sâu sắc. Nó chuyển từ một tổ
chức chính trị chống GCTS áp bức dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản
thành những tổ chức nghề nghiệp nhạt màu giai cấp, chỉ theo đuổi những
lợi ích kinh tế trước mắt. Sự chuyển hướng đó chính là dấu hiệu rõ ràng cho
thấy sự tan rã của hệ thống sức mạnh của đảng cộng sản do sự biến mất cơ
sở quần chúng của Đảng. Trên thực tế, cùng với tác động của toàn cầu hoá
mà ý thức tập thể của giai cấp công nhân cũng đã bị chủ nghĩa cá nhân thay
thế. Ý thức hệ tư tưởng của đảng cộng sản cũng không còn là yếu tố hạt
nhân có sức cố kết để chống lại CNTB nữa mà ngược lại, nó trở thành
nguyên nhân của sự chia rẽ, bất đồng của các cộng đồng, tổ chức khác nhau.

2. Ý thức toàn cầu càng tăng, càng làm thay đổi phương thức tư
duy của nhân loại, từ đó làm xói mòn nhận thức giai cấp truyền thống
của dân chúng các quốc gia trên thế giới

Toàn cầu hoá không những mang lại cho con người cuộc cách mạng
mở rộng không gian tư tưởng mà nó còn thay đổi cả thế giới quan. Giờ đây,
người ta ngày càng thấy rõ toàn cầu hoá đã làm xuất hiện lợi ích cộng
đồng (lợi ích chung) siêu giai cấp, siêu quốc gia, siêu dân tộc. Điều này
đang tác động ở mức độ khác nhau, nó làm tan rã hình thái ý thức cứng
nhắc đã tồn tại lâu nay. Mức độ giao lưu, trao đổi của con người ngày càng
tăng và sự chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước khác, làm cho
những vấn đề toàn cầu càng đe doạ trực tiếp đến sự sinh tồn của nhân loại.
Những vấn đề toàn cầu đã ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực đời sống nhân
loại, không một quốc gia nào có khả năng chống trả hay tự giải quyết được.
Chính vì vậy mà nó đã làm thay đổi một cách cơ bản phương thức tư duy
của con người. Trước hết, nó buộc con người phải từ bỏ cách tư duy giai
cấp chật hẹp, tầm nhìn quốc gia ngắn ngủi để mở rộng tầm nhìn tư duy lợi
ích tương lai của nhân loại. Ngoài ra, trong khi giải quyết vấn đề, cần phải

154
hợp tác chứ không nên đối đầu. Rõ ràng, đây là một thách thức rất lớn đối
với các đảng cộng sản, đặc biệt là các đảng cộng sản ở các nước phương
Tây mà trước đây vẫn chủ trương đối kháng tư tưởng, sử dụng bạo lực để
lật đổ ách thống trị của GCTS. Phong trào xã hội mới nổi lên từ những năm
70 của thế kỷ XX đến nay ở các nước phương Tây là biểu hiện rõ nét nhất
của cuộc cách mạng tư duy do toàn cầu hoá mang lại. Các ngành công
nghiệp truyền thống ở các nước phương Tây bị thu hẹp, số lượng người ở
tầng lớp trung gian mới hoạt động trong các ngành nghề kỹ thuật, quản lý,
dịch vụ... ngày càng tăng lên. Tầng lớp trung gian mới này có chỗ làm ổn
định, thu nhập tương đối khá lại được thụ hưởng nền giáo dục khá cao.
Những yếu tố đó đã có tác động rất sâu sắc đến quan niệm giá trị của họ.
Giờ đây, những quan niệm của họ không dừng lại ở nhu cầu quyền lao
động cũng như những đòi hỏi về cuộc sống cơ bản như trước đây nữa. Đòi
hỏi của họ bây giờ là chất lượng sống cao hơn, môi trường sống trong
lành, giải phóng cá nhân cũng như những giá trị “tự ngũ” v.v... Sức mạnh
của tầng lớp trung gian mới ngày càng tăng lên không chỉ thu hẹp cơ sở
giai cấp của đảng cộng sản (đặc biệt đảng cộng sản ở các nước phương
Tây) mà nguy hại hơn là làm suy giảm đáng kể nhận thức về quyền thống
trị giai cấp truyền thống trong dân chúng. Dưới tác động của những ý
tưởng “thu hẹp không gian”, “làng toàn cầu”..., tầng lớp trung gian này đã
không chú ý đến quan điểm đấu tranh giai cấp theo kiểu truyền thống mà
quan tâm chủ yếu đến các vấn đề toàn cầu hiện nay. Hơn thế nữa, họ còn
nhấn mạnh đến lợi ích nhân loại, lợi ích của con cháu mai sau. Họ chống
lại mô hình kinh tế hiện nay, chống lại chế độ chính trị truyền thống cũng
như quan điểm cách mạng không ngừng. Trong lúc đó, họ chủ trương xây
dựng quan hệ mới giữa các quần thể khác nhau, các giai cấp khác nhau;
dân tộc, giới tính khác nhau trong xã hội. Những chủ trương đó rất mới lạ
và hấp dẫn đối với dân chúng phương Tây vừa thoát khỏi chiến tranh lạnh
cho nên đã được đông đảo người dân đón nhận và hưởng ứng. Từ đó nó

155
kích lên phong trào đấu tranh bảo vệ môi trường – sinh thái, phản đối
chiến tranh hạt nhân, đòi quyền của phụ nữ... dưới hình thức phi chính phủ
ở các nước phương Tây. Cũng trong thời kỳ đó, các nhà lý luận các đảng
cộng sản kiên cường duy trì quan điểm đấu tranh giai cấp, lợi ích giai cấp.
Chẳng hạn trong báo cáo tại Đại hội lần thứ 24, Đảng Cộng sản Mỹ vẫn
kiên quyết rằng: “Phủ nhận địa vị trung tâm của đấu tranh giai cấp chính là
phủ nhận sự tồn tại mâu thuẫn chủ yếu của CNTB”.

Những chủ trương đó, rõ ràng không thích hợp với xu thế phát triển
của thời đại, không đáp ứng được yêu cầu của tầng lớp trung gian mới
chiếm số đông trong xã hội. Vì vậy, nó không tránh khỏi thái độ né tránh
xa rời và lãnh đạm của quần chúng ở các nước phương Tây.

3. Sự ra đời và phát triển của các đảng phái chính trị mới mà
tiêu biểu là các Đảng Xanh là thách thức nghiêm trọng trước hết là đối
với các đảng cánh tả

Một hậu quả khác từ ý thức toàn cầu hoá mang lại là làm ra đời
nhiều đảng phái chính trị mới, tiêu biểu nhất là các Đảng Xanh. Đây là xu
hướng chính trị mới, bởi vì nó không dựa trên cơ sở giai cấp như các
chính đảng truyền thống. Nó cũng không quan tâm đến đấu tranh giai cấp,
lợi ích giai cấp mà nó nhấn mạnh đến việc vượt lên trên những vấn đề
truyền thống để tập trung sự chú ý đến vận mệnh chung của nhân loại. Sự
ra đời của các Đảng Xanh là sự thách thức rất lớn đối với các đảng phái
chính trị truyền thống. Sự xuất hiện các đảng phái chính trị mới này, không
những đã giúp cho Đảng Xanh nhận được sự ủng hộ đông đảo từ các tầng
lớp trung gian mới, từ các phần tử trí thức và cả những thế lực đang còn
yếu thế. Xu hướng này còn thúc đẩy cả một số đảng viên của đảng cộng sản
cảm thấy bất mãn trước sự xơ cứng của Đảng truyền thống đã rời bỏ Đảng,
chuyển hưởng sang các Đảng Xanh. Sự chuyển dịch đó đã làm thay đổi
tương quan lực lượng. Các lực lượng truyền thống yếu đi rõ rệt. Nhiều

156
đảng lớn trước kia độc quyền lãnh đạo thì nay buộc phải liên minh với các
đảng phái khác và như vậy cũng đồng nghĩa với việc phải nhượng bộ đáng
kể trong đường lối chính trị. Ở nhiều nước sự cân bằng lực lượng giữa cánh tả
và cánh hữu trước nay đã bị phá vỡ. Lực lượng cánh tả trong các đảng cộng sản,
đặc biệt ở Tây Âu bị thách thức lớn nhất. Mất nhiều phiếu của cử tri trong các kỳ
bầu cử đã đẩy lực lượng cánh tả ra “rìa” đời sống chính trị ở nhiều nước. Mặt
khác, các Đảng Xanh cũng đã tranh thủ thu hút nhiều cán bộ cốt cán vốn trước
đây của đảng cộng sản. Ở mức độ nhất định đã dẫn đến sự phân biệt trong các
đảng cộng sản. Các đảng cộng sản Tây Âu, giờ đây tuy vẫn còn cơ sở xã hội nhất
định, nhưng không lớn như trước kia. ĐCS Pháp, Bồ Đào Nha, Ý số lượng đảng
viên giảm sút nghiêm trọng mà hầu hết đã chuyển sang các Đảng Xanh.

4. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tự do mới càng đẩy


nhanh nền chính trị thế giới sang phía hữu đã ảnh hưởng tiêu cực đến
cơ sở chính trị liên minh giữa đảng cộng sản với các đảng cánh tả

Trong tất cả các đảng cánh tả thì đảng cộng sản xã hội là 2 trụ cột
chủ yếu. Trên cơ bản, từ sau chiến tranh thế giới II đến thập niên 80, hai đảng
này đã trải qua quá trình hợp tác tạm thời và đối thoại hoà giải và cả giai đoạn
thù địch nhau. Vì họ có nguồn gốc tư tưởng và cơ sở giai cấp chung. Sau chiến
tranh cơ sở chính trị và quan điểm lý luận giữa họ cũng gần nhau cho nên họ đã
từng đối thoại, hợp tác, trao đổi thay cho thái độ thù địch trước kia. Thực tiễn
đã cho thấy, có thời kỳ mặt trận hợp tác cánh tả lớn mạnh, áp đảo cánh hữu.

Nhưng đến khi xu thế toàn cầu hoá và CNTB tiếp tục điều chỉnh,
phát triển thì nhận thức chung về chính trị cũng như mặt trận liên minh
giữa các lực lượng cánh tả dần dần bị phá vỡ. Bắt đầu từ những năm cuối
của thập niên 70 khi mà nền kinh tế của các nước phương Tây xuất hiện
tình trạng trì trệ. Người ta đã bắt đầu nghi ngờ, mất lòng tin đối với chủ
nghĩa Cearns vốn đã thống trị Tây Âu trong thời gian dài từ sau chiến
tranh. Trong bối cảnh đó, trào lưu chủ nghĩa tự do mới với tư tưởng chủ

157
yếu là chủ trương để cho thị trường từ điều tiết, chống lại sự can thiệp của
chính phủ vào nền kinh tế. Những quan điểm đó đã phát triển và lan rộng
khắp các nước. Nó dần dần trở thành một đặc trưng quan trọng của toàn
cầu hoá ngày nay. Đến thập niên 80, chủ nghĩa Ri-gân và chủ nghĩa Thát-
chơ là tiêu biểu cho cánh hữu mới nắm chính quyền. Họ đã triển khai hàng
loạt chính sách như tái thực hiện tư hữu hoá xí nghiệp, giảm chi công cộng,
cắt giảm thuế, giảm phúc lợi... Các chính sách đó gần như đã xoá bỏ những
thành tựu đạt được sau bao nhiêu năm cầm quyền của liên minh cánh tả.
Đánh giá khách quan, cũng phải thừa nhận những chính sách đó đã khôi
phục và tăng trưởng nền kinh tế của các nước phương Tây. Cho nên được
sự ủng hộ và có ảnh hưởng lớn trong công chúng lúc bấy giờ. Như vậy,
cũng có nghĩa là những chủ trương cứng rắn về quốc hữu hoá và can thiệp
sâu vào nền kinh tế của chính phủ của các đảng cộng sản và đảng xã hội đã
không được thừa nhận. Không chỉ có các chủ doanh nghiệp và đông đảo
tầng lớp trung lưu không ủng hộ các chủ trương đó mà phần lớn những
người đẽa mua cổ phiếu trong thời kỳ quốc hữu hoá họ cũng không tin
tưởng những lợi lộc có được từ các cổ phiếu đó. Cho nên liên minh cánh tả
thất bại trước chủ nghĩa tự do mới đã trở thành hiện thực. Bước sang thập
kỷ 90, vấn đề môi trường – sinh thái trên trái đất xấu đi nghiêm trọng, với
trách nhiệm chung đối với con người, hai Đảng cộng sản và Đảng xã hội đã
nhiều lần hợp tác thành mặt trận cánh tả để nắm chính quyền. Nhưng sự
khác biệt lớn về quan điểm lập trường cho nên dù có liên minh đi nữa thì
những khác biệt vẫn là yếu tố hiện hữu đe doạ, làm tan rã của liên minh này.
Các chính phủ liên minh ở Pháp, Italia... nhiều lần nắm quyền rồi tan rã là
những ví dụ chứng minh cho tính không bền vững của các liên minh đó.

5. Đứng trước thực trạng các đảng phái chính trị truyền thống bị
làn sóng toàn cầu hoá tấn công, nhiều đảng phái chính trị khác đã chủ
động cải cách theo hướng toàn cầu hoá, điều đó càng tiếp tục thu hẹp
không gian sinh tồn của đảng cộng sản

158
Tất cả các đảng phái chính trị đều bị sự tấn công của toàn cầu hoá,
đảng cộng sản ở các quốc gia phương Tây đã tích cực điều chỉnh và bổ
sung những vấn đề lý luận cho phù hợp tình hình. Tuy nhiên, cũng có nhiều
đảng bộc lộ thái độ bảo thủ, trì trệ dẫn đến bị động trước thời cuộc. Trong
lúc nhiều đảng phái chính trị khác đã nhanh nhạy phát hiện khá sớm những
thay đổi trong cơ cấu kinh tế, kết cấu xã hội, quan hệ giai cấp, v.v... từ sau
chiến tranh đến nay, cho nên những cải cách của họ đã tỏ ra linh hoạt, nhạy
bén đảng cộng sản và các lực lượng cánh tả rất nhiều. Đặc biệt là bước vào
những năm 90 đến nay, do thách thức của toàn cầu hoá cũng như cạnh
tranh quyết liệt trong các kỳ bầu cử, các đảng phái chính trị không cộng
sản đã bổ sung và điều chỉnh nhiều nội dung có ý nghĩa chiến lược, sát hơn
với đòi hỏi của đời sống chính trị ở các nước. Điều đó được thể hiện ở
những nội dung sau đây:

Thứ nhất, về cơ cấu thành phần đội ngũ, họ đã loại bỏ giới hạn giai
cấp truyền thống mà chuyển sang là “đảng toàn dân”. Tranh thủ ngày càng
nhiều sự ủng hộ của tầng lớp trung gian.

Thứ hai, họ đều lấy tự do, trách nhiệm, tôn trọng con người, tinh
thần đoàn kết, bao dung, coi trọng luật pháp, quyền dân chủ... làm nội dung
chủ yếu trong thế giới quan của mình. Đồng thời coi nhấn mạnh tầm quan
trọng của công bằng xã hội và lợi ích cá nhân.

Thứ ba, trong chính sách xã hội, hầu hết các đảng phái chính trị đều
tập trung sức lực vào để nâng cao tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm,
nâng cao đời sống của nhân dân và bảo đảm an sinh xã hội. Mặt khác họ
cũng coi trọng điều chỉnh lợi ích của các tầng lớp trong xã hội; bảo vệ lợi
ích quốc gia.

Thứ tư, họ cố gắng làm cho lợi ích của các chính đảng với lợi ích
quốc gia trùng hợp với nhau. Đồng thời họ cũng cố gắng điều chỉnh chức
năng của đảng từ chỗ coi nhà nước là công cụ đấu tranh giai cấp trước kia,

159
bấy giờ nhà nước phải được coi là một cơ cấu quản lý đất nước, xã hội và
kinh tế. Nhà nước phải phục vụ cho việc hoạch định chính sách của đảng.

Thứ năm, trong chính sách tuyên truyền giáo dục, phải chú ý hướng
tới xã hội mở. Phải coi trọng sử dụng các công cụ như Internet và các
phương tiện thông tin hiện đại khác để giao lưu, đối thoại, tiếp xúc với các
tầng lớp công chúng trong và ngoài đảng nhằm rút ngắn khoảng cách giữa
đảng với quần chúng.

Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhận thức hiện nay các chính đảng
đều hết sức coi trọng việc gần gũi với quần chúng, tranh thủ lá phiếu của họ
càng nhiều càng tốt. Điều này là một sức ép rất lớn đối với các ĐCS.

Các đảng cộng sản, (kể cả các đảng xã hội) trong quá trình thực tiễn
đấu tranh cách mạng của mình đã bộc lộ sự yếu kém trong năng lực chấp
chính, không củng cố được vị trí lãnh đạo của mình, kinh nghiệm đấu tranh
tỏ ra non nớt, phương pháp cứng nhắc, thiếu linh hoạt, tuyên truyền không
có sức thuyết phục, nội bộ mất đoàn kết... tất cả những điều đó đã giảm
lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Cho nên, có thể dự báo trước rằng, từ
nay “không gian sinh tồn” của phong trào cộng sản vẫn có thể tiếp tục thu
hẹp. Tình trạng ở “ngoài rìa” đời sống chính trị quốc tế chưa thể khắc phục
ngay được, đặc biệt là các đảng cộng sản ở các nước phương Tây.

II. QUAN ĐIỂM CỦA CÁC ĐẢNG XÃ HỘI – DÂN CHỦ TÂY ÂU

Từ những năm 90 của thế kỷ XX, tiến trình nhất thể hoá kinh tế toàn
cầu gia tăng nhanh chóng. Năm 1998, đầu tư trực tiếp của các công ty
xuyên quốc gia đã chiếm 90% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của thế
giới, thậm chí trình độ quốc tế hoá của các xí nghiệp vừa và nhỏ cũng tăng
cao, có xí nghiệp đã vượt qua cả xí nghiệp độc quyền lớn. Ở Tây Âu, tiến
trình nhất thể hoá kinh tế toàn cầu thể hiện cụ thể ở tiến trình nhất thể hoá
kinh tế Châu Âu.

160
Là chính đảng có tính quần chúng và tính giai cấp truyền thống ra
đời vào thế kỷ XIX, các đảng Dân chủ xã hội (DCXH) Tây Âu có hình thái
ý thức và quan niệm giá trị riêng của mình. Sự gia tăng tốc độ nhất thể hoá
Châu Âu và nhất thể hoá kinh tế toàn cầu làm cho kết cấu kinh tế, tâm lý xã
hội và quan niệm giá trị ở các nước Tây Âu đều có những thay đổi tương
ứng. Cơ sở giai cấp, vị trí, quan niệm giá trị và chính sách của các đảng
DCXH Tây Âu đều chịu tác động sâu sắc từ những biến động đó.

Thứ nhất, trong tiến trình nhất thể hoá kinh tế toàn cầu, cách mạng
khoa học – kỹ thuật mới và quốc tế hoá tư bản độc quyền dẫn đến sự điều
chỉnh lớn về kết cấu sản nghiệp toàn cầu; Những sản nghiệp sử dụng nhiều
lao động, đua nhau chuyển dịch hoá mới; Các công ty xuyên quốc gia tìm
kiếm môi trường đầu tư tốt hơn và chuyển cơ sở sản xuất sang các quốc gia
có giá nhân công thấp và chính sách thuế ưu đãi. Do đó, một số nước Tây
Âu xuất hiện tình trạng “rỗng sản nghiệp”. Xí nghiệp đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài làm giảm cầu về lao động ở nước đầu tư, khiến cho mức tiền
công hạ thấp, lao động có tổ chức bị ảnh hưởng. Các ngành chế tạo, dệt
may, công nghiệp gia công bị ảnh hưởng rất lớn. Ngay cả những ngành
nghề mới nổi lên như công nghệ thông tin và dịch vụ tài chính – tiền tệ
cũng đua nhau chuyển dịch đến khu vực có thuế suất và giá lao động thấp.
Ở Châu Âu, một cuộc cách mạng đã lan từ ngành này sang ngành khác,
khiến cho giới lao động trải qua một sự thay đổi căn bản. Người lao động ở
tất cả mọi ngành nghề đều bị thiệt thòi bởi tác động tiêu cực từ những thay
đổi trên. Chẳng hạn, gần một triệu nhân viên, công chức ngân hàng và công
ty bảo hiểm lâm vào tình cảnh khốn khó.

Ở Châu Âu, nhân viên ngành chế tạo và ngành dệt truyền thống,
nhân viên dịch vụ, tầng lớp trung gian và lớp dưới trong sản nghiệp thứ ba
vẫn là những người ủng hộ truyền thống của đảng DCXH. Trong việc điều
chỉnh kết cấu sản nghiệp này, việc làm, tiền công và mức sống của họ cũng

161
bị tụt giảm. Sau Đại chiến Thế giới thứ hai, đặc biệt là từ những năm 80
của thế kỷ XX đến nay, số lượng công nhân trong các ngành công nghiệp
truyền thống ở Tây Âu liên tục giảm. Theo số liệu của Cục thống kê Liên
bang Đức, trong tổng số lao động toàn xã hội, tỷ lệ công nhân đã giảm từ
51% năm 1950 xuống còn 48% năm 1961; 47% năm 1971 và 38% năm
1988. Vào những năm 90 của thế kỷ XX, ở nhiều nước tư bản phát triển, tỷ
lệ này giảm xuống dưới 20%. Hiện tại, công nhân theo nghĩa truyền thống
ở Đức chỉ chiếm 5% nhân viên có việc làm. Không chỉ giảm bớt về số
lượng, nội bộ giai cấp công nhân cũng phân hoá rõ rệt. Do sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, công nhân đã bị phân chia thành công nhân kỹ thuật với
công nhân phi kỹ thuật và nhân viên phục vụ. Từ sau Đại chiến Thế giới
thứ hai đến nay, mức sống của giai cấp công nhân nói chung được cải thiện
rất đáng kể và chính họ tự nhận mình thuộc giai cấp trung sản, song ý thức
giai cấp của công nhân ngày càng mờ nhạt, bản chất giai cấp bị lu mờ, do
đó ít có sự đồng tình và ủng họ đối với CNXH dân chủ.

Sự ủng hộ của giai cấp công nhân Tây Âu đối với đảng DCXH
giảm, buộc đảng DCXH phải chuyển từ chính đảng giai cấp truyền thống
thành đảng toàn dân. Nừu chỉ dựa vào sự ủng hộ của bộ phận giai cấp
công nhân thì không có cách nào giành được đa số ghế ở nghị viện trong
cạnh tranh đa đảng Tây Âu để cầm quyền. Tỷ lệ ủng hộ của giai cấp
công nhân đôi với đảng DCXH chứng tỏ giai cấp công nhân ngày càng
trung sản hoá và hữu khuynh hoá về chính trị. Tư tưởng của đảng DCXH
cũng nghiêng sang hữu khuynh để phản ánh sự thay đổi trong ý thức
chính trị của cử tri là giai cấp công nhân. Đảng DCXH hiện nay buộc
phải kiếm tìm sự ủng hộ của các giai tầng khác ngoài giai cấp công nhân
nhằm bù đắp cho số phiếu bị giảm của giai cấp công nhân. Chính sách
của đảng DCXH bắt đầu quan tâm đến nhiều lĩnh vực phi truyền thống
như sinh thái, giải trừ quân bị, nữ quyền, nạo thai, dân di cư…nhằm thu
hút sự ủng hộ của nhóm cử tri quan tâm đến những vấn đề này. Đúng

162
như Giddens nói: “Đảng DCXH không còn cơ sở giai cấp xã hội ổn định.
Do không còn chỗ dựa vào sự đồng tình của giai cấp truyền thống, nên
các đảng DCXH buộc phải tìm kiếm sự đồng tình xã hội mới thích ứng
với hoàn cảnh xã hội và văn hoá đa dạng”.

Ngoài ra, sau Đại chiến Thế giới thứ hai, do có những điều chỉnh
lớn về kết cấu sản nghiệp và kết cấu việc làm, trong xã hội tư bản Tây
Âu đã xuất hiện đông đảo tầng lớp trung gian mới, bao gồm viên chức
hành chính làm việc trong bộ máy chính quyền, nhân viên phục vụ và
nhân viên quản lý trong các xí nghiệp quốc doanh và tư doanh, nhân viên
kỹ thuật chuyên nghiệp, và những người làm nghề tự do khác v.v…Từ
năm 1960 đến 1995, trong số người lao động có việc làm của khu vực
Tây Âu cũ, tỷ trọng công nhân từ 50,2% hạ xuống còn 34,6%, trong khi
tỷ trọng của nhân viên công vụ và viên chức từ 4,7% và 22,6% tăng lên
thành 7,7% và 46,4%. Ở xã hội Tây Âu, đại bộ phận cử tri đều nhận
mình là “giai tầng trung gian mới” khác với giai cấp công nhân truyền
thống. Nhìn chung, họ có thu nhập khá và trình độ học vấn tương đối
cao, về cơ bản họ chấp nhận chế độ TBCN, ý thức giai cấp mờ nhạt, đa
phần trong số họ xuất phát từ lợi ích của bản thân để phân phán chính
sách kinh tế của chính phủ. S thay đổi ý thức chính trị của họ chịu ảnh
hưởng lớn từ hoàn cảnh kinh tế. Do trong kết cấu giai cấp xã hội, giai
tầng trung gian mới trở nên chiếm đa số, đồng thời gian cấp công nhân
cũng xuất hiện khuynh hướng “cổ cồn hoá, trí thức hoá và hữu sản hoá”.
Để tranh thủ tối đa phiếu bầu của cử tri trong điều kiện chế độ nghị viện
đa đảng ở các nước Tây Âu, tất cả các chính đảng tất yếu phải làm cho
chính sách của mình phản ánh được thay đổi trong định hướng chính trị
của cử tri, cố gắng dựa vào các lực lượng xã hội trung gian. Được xem là
lực lượng trung tả, các đảng DCXH Tây Âu nếu trước kia chủ yếu dựa
vào sự ủng hộ của giai cấp công nhân thì nay phải dựa vào sự ủng họ của
tất cả các tầng lớp trung gian khác. Khuynh hướng “trung gian hoá”

163
chính sách của chính đảng trở thành một đặc điểm mới của các chính
đảng Tây Âu. Một chuyên gia nghiên cứu lịch sử Công Đảng Anh đã
nói: Sau năm 1945, bất kể chính đảng nào lên cầm quyền, do cơ sở xã
hội truyền thống (giai cấp công nhân truyền thống) của các đảng công
nhân bị thu hẹp, nên các chính đảng đều chuyển sang khu vực trung gian,
xung đột chính đảng được thoả hiệp, ranh giới ý thức hệ bị xoá nhoà.
Đảng DCXH được coi là chính đảng cầm quyền và tham chính chủ yếu ở
Tây Âu, một mặt cần thuận theo làn sóng nhất thể hoá kinh tế toàn cầu,
khuyến khích và ủng hộ các xí nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài,
khai thác thị trường nước ngoài; mặt khác, lại phải cố gắng bảo vệ cử tri
truyền thống của mình là giai cấp công nhân và viên chức lớp dưới. Duy
trì sự cân bằng lợi ích của hai giai cấp xã hội này là một nhiệm vụ rất
khó khăn đối với đảng DCXH. Trong tiến trình nhất thể hoá kinh tế toàn
cầu, chính sách của đảng DCXH thường xuất hiện tình trạng mất cân
bằng, dẫn đến việc bị mất cử tri truyền thống. “Số lượng cử tri cố định
củ Đang DCXH ở Liên bang Đức những năm 60 chiếm trên 80% tổng số
người tham gia bỏ phiếu, nhưng đến những năm 80 và 90 lại hạ xuống
chỉ chiếm khoảng một nửa”.

Hai là, đầu tư và cơ sở sản xuất của các công ty xuyên quốc ga
chuyển dịch ra nước ngoài với quy mô lớn dẫn đến nguồn thu thuế giảm đã
ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu duy trì và cải cách chế độ phúc lợi xã hội
của đảng DCXH. Nhằm chạy theo tỷ suất lãi đầu tư cao hơn, tư bản có
khuynh hướng chảy vào khu vực có giá lao động và thuế suất thấp.

Thu thuế và chuyển dịch nguồn thu là biện pháp quan trọng của
đảng DCXH để thực hiện phân phối lại thu nhập quốc dân và đảm bảo
bình đẳng. Mặc dù, sau Đại chiến Thế giới thứ hai, chế độ phúc lợi xã
hội được các chính đảng Tây Âu thừa nhận, nhưng đối với đảng DCXH
đã từng thực hiện nhà nước phúc lợi thì chế độ phúc lợi xã hội là tiêu

164
thức và hình tượng của chính đảng mình. Duy trì chế độ phúc lợi cần dựa
vào nguồn tài chính của nhà nước, mà thuế là nguồn thu chủ yếu của
ngân sách nhà nước. “Đảng DCXH ở tất cả các nước đều cần có nguồn
thu thuế ổn định, chi có như vậy, mới có thể cung cấp ngân quỹ cho lĩnh
vực công và chính sách phúc lợi, mới có thể giảm bớt tình trạng bất bình
đẳng kinh tế”. Trong nhận thức của cử tri, đảng DCXH so với các chính
đảng cánh hữu khác về phương diện bảo vệ chế độ phúc lợi có độ tin cậy
tương đối cao. Thế nhưng, trong tiến trình nhất thể hoá kinh tế, nguồn
thu thuế giảm, khiến đảng DCXH đứng trước áp lực thâm hụt tài chính
và buộc phải cắt giảm chi cho phúc lợi xã hội. Trong điều kiện nguồn
thu ngân sách bị thu hẹp, chính phủ của đảng DCXH buộc phải cắt giảm
chi cho các chương trình xã hội, vì thế Đảng rất khó khăn trong việc duy
trì sự ủng hộ của cử tri truyền thống là giai cấp công nhân.

Ba là, tư bản tự do lưu động và đẩy mạnh nhất thể hoá Châu Âu
khiến cho chính sách kinh tế của đảng DCXH ngày càng mất đi tính độc
lập của nó. Trong khi đó, chính sách của các đảng theo chủ nghĩa bảo thủ
thì ngày càng phù hợp hơn với xu thế nhất thể hoá kinh tế. Tư bản tự do
lưu động là một đặc trưng quan trọng của nhất thể hoá kinh tế toàn cầu
hiện nay. Sau những năm 70 của thế kỷ XX, các nước ta bản như Mỹ,
Anh tiếp tục nới lỏng sự quản chế đối với tư bản, thêm vào đó là sự xuất
hiện của công cụ tiền tệ và tiến bộ của công nghệ thông tin đã đẩy mạnh
trình độ tự do hóa tài chính – tiền tệ quốc tế. Tư bản tự do lưu động và
sự hình thành thị trường thống nhất Châu Âu đã làm giảm tính độc lập về
chính sách của đảng DCXH. Trong tiến trình nhất thể hoá Châu Âu, sự
chuyển một phần chủ quyền, đặc biệt là chuyển quyền quản lý, điều hành
kinh tế cho một thiết chế chung – các cơ quan lãnh đạo của EU – là khó
tránh khỏi.

165
Trước tình hình nhất thể hoá kinh tế toàn cầu, đảng DCXH rất khó
đề ra chính sách kinh tế vượt qua chủ nghĩa tự do mới của các đảng theo
chủ nghĩa bảo thủ, mà chỉ có thể tương kế tựu kế để lựa chọn giữa chính
sách hướng bên cung của phái cung cấp với chính sách hỗn hợp của chủ
nghĩa Keynes cổ điển tiền tệ mới và chủ nghĩa tự do mới. Chính sách
kinh tế và chính sách xã hội của đảng DCXH ngày càng có nhiều điểm
chung với chính sách kinh tế, chính sách xã hội của chính đảng cánh hữu
ở các nước Tây Âu. Nguyên Tổng tống Pháp Mittơrăng nói: “Một khi tất
cả các nước ở Châu Âu đã thi hành chính sách hữu, thì nước Pháp cũng
không thể cứ tiếp tục thi hành một chính sách hoàn toàn tả”. Đảng
DCXH khi còn là đảng đối lập khó mà nêu ra chính sách kinh tế độc lập,
thì khi cầm quyền đảng DCXH càng khó nêu ra được chính sách khác
với cương lĩnh kinh tế của chủ nghĩa tự do mới, ngay cả nếu có đưa ra
được thì cũng khó được chấp nhận. Đảng DCXH, đảng theo chủ nghĩa
bảo thủ và các chính đảng khác có xu hướng tương đồng về chính sách,
tính độc lập chính sách của các đảng này ngày càng mờ nhạt, có nghĩa là
giá trị cơ bản và nguyên tắc chính sách của chủ nghĩa DCXH đứng trước
thách thức mới. Để ứng phó với cục diện kinh tế mới thì chính sách của
đảng DCXH sẽ ngày càng mất đi “bản sắc chính trị”, dẫn đến sự mơ hồ
về tính chất đặc trưng của nó. Không còn nghi ngờ, trong bầu cử, tình
hình này sẽ làm mất thêm cử tri truyền thống và cần phải tranh thủ thêm
nhiều phiếu bầu của các lực lượng cử tri khác. Đảng DCXH đứng trước
sự lựa chọn khó khăn giữa bảo vệ quan niệm giá trị và nguyên tắc chính
sách để ứng phó với tiến trình toàn cầu hoá kinh tế.

Bốn là, trong tiến trình nhất thể hoá kinh tế toàn cầu, chính sách
dân chủ kinh tế và quan hệ bạn bè xã hội khó thực hiện. Dân chủ kinh tế
là một trong bốn chủ trương dân chủ lớn của đảng DCXH. Dân chủ
chính trị đã trở thành sự công nhận chung của chính đảng cánh tả và
cánh hữu, chỉ có dân chủ về kinh tế và xã hội mới là đặc trưng của

166
những người thuộc đảng Xã hội, là tiêu chí quan trọng phân biệt đảng
DCXH với các chính đảng khác. Trong thực tiễn cầm quyền của đảng
DCXH, dân chủ kinh tế chủ yếu là dân chủ hoá quyết sách kinh tế – chế
độ tham dự công quyết. Trong thực tiễn cầm quyền, các đảng DCXH liên
tiếp thông qua Luật công quyết với nội dung và hình thức khác nhau.
Năm 1951, Nghị viện Liên bang Đức dưới sự giám sát và ủng hộ của
Đảng DCXH đã thông qua “Luật công quyết than và gang thép”, đã quy
định nội bộ xí nghiệp các mỏ than và gang thép thực hiện công nhân viên
chức tham gia, lao động và tư bản cùng công quyết. Năm 1976, chính
phủ của Đảng DCXH Đức đã thông qua “Luật công nhân cộng đồng
quyết sách”, đưa các xí nghiệp tham gia cộng đồng quyết sách mở rộng
đến các công ty ngoài than và gang thép có từ 2000 lao động trở lên.
Năm 1974, Công đảng Anh trong thời gian cầm quyền đã ban hành “Luật
quan hệ giữa Công đoàn và lao động”, “Luật bảo vệ sức khoẻ và an toàn
nơi làm việc”, “Luật bảo vệ sức khoẻ và an toàn nơi làm việc”, “Luật
bảo hộ việc làm” v.v…đã mở rộng quyền lợi của công nhân trong xí
nghiệp. Năm 1972, chính phủ của Đảng DCXH Thuỵ Điển thông qua
“Luật công quyết”, những xí nghiệp có trên 200 công nhân cần phải có 2
đại biểu công nhân tham gia Hội đồng quản trị. Năm 1981, Đảng Xã hội
Pháp lên cầm quyền đã chế định kế hoạch công nhân tham gia vào quản
lý xí nghiệp, quy định trong xí nghiệp thiết lập Uỷ ban công xưởng có
đại biểu công nhân viên chức tham gia.

Chế độ lao động công quyết của đảng DCXH đã có lợi cho việc
bảo vệ quyền của người lao động, cải thiện địa vị của họ trong đời sống
kinh tế cũng như điều kiện và môi trường làm việc, đồng thời cũng động
viên tính tích cực sản xuất của người lao động. Nhưng từ những năm 90
của thế kỷ XX đến nay, theo tiến trình nhất thể hoá kinh tế toàn cầu, đặc
biệt là gia tăng tốc độ tiến trình nhất thể hoá Châu Âu, thì chế độ tham
gia công quyết ngày càng khó thực hiện và gặp phải sự chống đối của

167
giới chủ. Khi kinh tế ở giai đoạn phồn thịnh, lợi nhuận cao, giới chủ
chấp nhận nhượng một phần lợi nhuận để cải thiện điều kiện sống và làm
việc của công nhân nên hai bên dễ thoả hiệp, nhưng khi kinh tế suy thoái
và trì trệ thì quan hệ lao động tư bản trở nên căng thẳng, giới chủ công
khai chống đối chế độ công quyết và cho rằng, công nhân tham gia Hội
đồng quản trị và Uỷ ban kiểm tra có nguy cơ làm lộ bí mật và làm giảm
ưu thế cạnh tranh của xí nghiệp, bất lợi cho việc bảo đảm lợi ích của xí
nghiệp và cổ đông. Trong bối cảnh nhất thể hoá kinh tế toàn cầu, hình
thành cục diện tư bản mạnh, lao động yếu, cục diện cân bằng ba lợi ích
vốn có giữa lao động, tư bản, chính phủ bị phá vỡ. Tư bản tìm mọi cách
hạ giá lao động và chạy theo lợi nhuận cao hơn. Một khi không đạt được
mục tiêu đó ở trong nước, giới chủ chuyển nhà máy, xí nghiệp sang nước
khác, từ đó tạo ra áp lực đối với người lao động và công đoàn, khiến cho
người lao động mất đi quyền tham gia bình đẳng với giới chủ. Ngoài ra,
trong điều kiện kinh tế toàn cầu hoá, chính phủ các nước bao gồm cả
chính phủ của đảng DCXH nhằm thu hút tư bản nước ngoài khuyến
khích nhiều xí nghiệp lập nghiệp và sản xuất ở nước mình, thì thường
đứng về phía tư bản, ban hành nhiều chính sách ưu đãi và nhượng bộ đối
với giới chủ tư bản. Do đó, chế độ công quyết với sự tham gia của lao
động và tư bản càng khó thực hiện.

Quan hệ bạn bè xã hội giữa giới chủ và người lao động là một nội
dung chủ yếu trong chính sách xã hội của đảng DCXH thực hiện hợp tác
giai cấp, hài hoà lợi ích các tập đoàn và quan hệ giữa chính đảng với lao
động và tư bản, cũng là nội dung quan trọng của đảng DCXH thực hiện
dân chủ kinh tế. Nhưng từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, cùng
với xu thế đẩy mạnh tiến trình nhất thể hoá kinh tế toàn cầu và hình
thành thị trường chung Châu Âu, phía tư bản, trong quá trình đàm phán
đã giành được quyền phát ngôn nhiều hơn; còn phía lao động và công

168
đoàn, để giải quyết vấn đề việc làm nên không thể không nhượng bộ, tác
dụng của quan hệ bạn bè ngày càng suy giảm.

Đáng chú ý là trong tiến trình nhất thể hoá kinh tế toàn cầu thì
mâu thuẫn giữa đảng DCXH và công đoàn ngày càng nổi cộm, quan hệ
hai bên ngày càng xa cách. Đảng DCXH và công đoàn vón là anh em
sinh đôi từ trong lòng phong trào công nhân ở Châu Âu. Sự ra đời và
phát triển của đảng DCXH, ngay cả khi cầm quyền sau Đại chiến Thế
giới thứ hai đều không tách rời sự ủng hộ của công đoàn. Từ sau Đại
chiến Thế giới thứ hai đến giữa những năm 70, đảng DCXH và công
đoàn luôn phối hợp để ngăn ngừa và khắc phục khủng hoảng kinh tế và
cùng nhau theo đuổi mục tiêu việc làm đầy đủ trên cơ sở kinh tế tăng
trưởng liên tục. Mục tiêu và lợi ích của hai bên là thống nhất. Công đoàn
các nước chấp nhận tự nguyện Kiềm chế tăng lương, ngăn ngừa xu thế
tiền lương tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do đó, kinh tế
TBCN Tây Âu đã có những thành tựu to lớn, đảng DCXH vì thế giành
được chính quyền và liên tục cầm quyền ở các nước Tây Âu. Nhưng suy
cho cùng, đảng DCXH và công đoàn là các tổ chức khác nhau, do đó
chức năng và mục tiêu của chúng cũng có sự khác biệt. Đảng DCXH là
tổ chức chính đảng, mục tiêu của nó là giành vị thế cầm quyền và quan
tâm những vấn đề mang tính toàn cục. Ngoài việc quan tâm đến chỉ tiêu
việc làm, thì đảng DCXH đồng thời chú trọng vào lạm phát và trăng
trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Còn công đoàn là tổ chức đại biểu lợi ích
của người lao động, vấn đề hàng đầu mà tổ chức này quan tâm là ổn định
việc làm và tăng lương của công đoàn viên, tức người lao động. Khi mục
tiêu của đảng DCXH và công đoàn nhất trí với nhau thì công đoàn có thể
tích cực phối hợp với chính sách của đảng DCXH. Nhưng khi mục tiêu
không thống nhất thì công đoàn buộc phải ưu tiên không thống nhất thì
công đoàn buộc phải ưu tiên cho mục tiêu của mình. Trong tiến trình
nhất thể hoá kinh tế toàn cầu, chính phủ của đảng DCXH các nước nhằm

169
nâng cao sức cạnh tranh kinh tế của nước mình, thu hút tư bản nước
ngoài và ngăn ngừa tư bản chảy ra ngoài, hạ thấp giá thành sản xuất
trong nước, đã yêu cầu công đoàn hạn chế tăng lương và chấp nhận duy
trì tỷ lệ thất nghiệp nhất định. Lợi ích của đoan đoàn và chính sách của
chính phủ đảng DCXH nảy sinh mâu thuẫn, quan hệ giữa hai bên ngày
càng căng thẳng.

Cuối cùng, trong thời đại nhất thể hoá kinh tế toàn cầu, hình thái ý
thức và quan hệ giá trị của đảng DCXH bị quan niệm giá trị của chủ
nghĩa hậu vật chất lấn lướt. Trong thời đại nhất thể hoá kinh tế toàn cầu,
xã hội Tây Âu từ xã hội công nghiệp quá độ sang xã hội hậu công nghiệp,
từ mô hình sản xuất của chủ nghĩa Ford chuyển sang mô hình hậu chủ
nghĩa Ford, cụ thể biểu hiện ở sự quá độ từ nền kinh tế sản xuất sang nền
kinh tế dịch vụ; đời sống của người lao động được cải thiện rõ rệt, ở mức
độ khác nhau, họ đều được hưởng bảo đảm phúc lợi xã hội cao, các thành
viên xã hội hầu hết được nâng cao trình độ học vấn, tỷ lệ việc làm của phụ
nữ được tăng lên rất nhiều; vai trò của gia đình và bình đẳng về giới được
đề cao.

Nhờ những thay đổi đó, quan niệm giá trị của cử tri cũng thay đổi,
trọng điểm quan tâm của cử tri từ quan niệm giá trị sinh tồn liên quan đến
chính trị cũ, chuyển sang quân tâm đến vấn đề chính trị mới. Trong xã hội
công nghiệp, người ta chủ yếu chú ý đến xung đột giai cấp và quan niệm
giá trị sinh tồn liên quan đến lợi ích kinh tế và phân phối lại của cải vật
chất; Trong xã hội hậu công nghiệp, trọng tâm chú ý của người ta bắt đầu
chuyể sang các vấn đề như môi trường sinh thái, lối sống và chất lượng
cuộc sống, nhân quyền, luân lý với quan niệm giá trị tự thực hiện không
liên quan đễn chủ nghĩa hậu vật chất. Theo điều tra ở 6 nước Tây Âu, tỷ lệ
giữa những người theo khuynh hướng chủ nghĩa vật chất với nhưng người

170
theo khuynh hướng chủ nghĩa hậu vật chất năm 1970 là 3,4/1 năm 1985 hạ
xuống còn 2,1.

Khi mô hình chính đảng truyền thống không còn khả năng thỏa mãn
yêu cầu giá trị của cử tri ở thời đại hậu vật chất, thì các phong trào xã hội
mới muôn hình muôn vẻ xuất hiện các tổ chức phi chính phủ được thành
lập thu hút ngày càng đông các tầng lớp xã hội tham gia. Giờ đây, cử tri
ngày càng ít quan tâm đến các chính đảng truyền thống, trong đó có đảng
DCXH. Xuất hiện hiện tượng “thoát ly liên minh”. Họ cảm thấy hứng thú
với hình thức tham gia chính trị không trực tiếp mới. Các phong trào xã hội
và tổ chức lợi ích mới cũng có thể phát triển thành chính đảng. Sự nổi lên
của đảng Xanh, phong trào chính trị Xanh trên chính trường Tây Âu những
thập niên gần đây là bằng chứng rõ rằng nhất về xu thế nêu trên. Ngoài ra,
sự thay đổi quan niệm giá trị của cử tri cũng ảnh hưởng đến chính đảng
hiện hữu và cục diện chính đảng, thúc đẩy các đảng đối lập, lấy giai cấp
làm cơ sở, chuyển sang lấy đề tài thảo luận làm cơ sở. Đa nguyên hoá quan
niệm giá trị tiến thêm một bước xoá bỏ cơ sở cử tri của các chính đảng
truyền thống.

Các đảng DCXH Tây Âu có cội nguồn từ phong trào công nhân ở
cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là các chính đảng mang tính quần chúng
truyền thống điển hình, là sản phẩm của hoàn cảnh chính trị cũ, hình thái ý
thức và quan niệm giá trị của nó bị quan niệm giá trị của chủ nghĩa hậu vật
chất tác động, dẫn đến thế giới quan của đảng viên và những người ủng hộ
nó bị phân hoá. Chính sách kinh tế của đảng DCXH trước kia lấy việc làm
đẩy đủ làm phương hướng chủ đạo và chính sách xã hội của chế độ phân
phối lại đã bị thách thức. “Đảng DCXH cần phải hiểu rõ bối cảnh, thực
trạng xã hội đã phát sinh thay đổi quan trọng, cơ cấu xã hội cũng có những
điều chỉnh lớn, các lực lượng, đảng phái, tổ chức xã hội mới xuất hiện. Do
vậy, để duy trì sự ủng hộ của cử tri, để tái lập liên minh với các tổ chức,

171
phòng trào, lực lượng chính trị, xã hội mới, đảng DCXH phải làm cho
chính sách của mình tiếp cận với những liên minh này về lợi ích và giá trị”.
Đảng DCXH đứng trước mâu thuẫn và khó khăn là vừa phải cố gắng bảo
toàn cơ sở xã hội của mô hình giá trị truyền thống và chủ nghĩa vật chất,
như tổ chức công đoàn, vừa phải thích ứng với đòi hỏi của cử tri bị ảnh
hưởng của mô hình giá trị chủ nghĩa hậu vật chất. Những tổ chức và chính
đảng đại biểu cho quan niệm giá trị của chủ nghĩa hậu vật chất các loại,
càng trực tiếp làm suy yếu và phân tán cơ sở cử tri của đảng DCXH, làm
xói mòn năng lực động viên xã hội và sức ảnh hưởng của đảng DCXH.

Tóm lại, tiến trình nhất thể hoá kinh tế toàn cầu ảnh hưởng một cách toàn
diện và đặt ra thách thức lớn đối với đảng DCXH. Chính những ảnh hưởng này
làm cho đảng DCXH biến đổi từ chính đảng giai cấp sang đảng toàn dân, đồng
thời có cũng thúc đẩy những người thuộc đảng DCXH xem lại cơ sở lý luận của
mình, đề ra chủ trương “Con đường thứ ba”, với mong muốn có thể thích ứng
với hoàn cảnh xã hội mới, ứng phó với thách thức của tiến trình nhất thể hoá kinh
tế toàn cầu, trước hết là của nhất thể hoá kinh tế Châu Âu.

Chú thích:
1) A.Giddens. “Con đường thứ ba – sự phục hưng của trào lưu
DCXH”, Nxb Đại học Bắc Kinh, 2000.
2) Lý Bồi Lâm, Lý Cường, Tôn Lập Bình. “Phân tầng xã hội Trung
Quốc”, Nxb Văn Hiến Khoa học xã hội, 2004.
3) Lưu Đông Quốc. “Chính trị Đảng Xanh” Nxb khoa học xã hội
Thượng Hải, 2002.

172
QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ ĐẢNG CỘNG SẢN, CÁNH TẢ
TRÊN THẾ GIỚI VỀ TOÀN CẦU HOÁ VÀ PHONG TRÀO
CHỐNG MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HOÁ

PGS,TS Trình Mưu - TS Nguyễn Thị Quế


Viện Quan hệ quốc tế
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Với tư cách một trong những lực lượng chính trị xã hội tiên phong,
đại biểu cho xu thế tiến bộ của lịch sử nhân loại, các đảng cộng sản (ĐCS),
phong trào cánh tả trên thế giới không chỉ cần luôn nhạy cảm với những
vấn đề cấp bách của thời đại, mà còn kịp thời bày tỏ quan điểm, lập trường,
và triển khai những hành động thực tiễn tương ứng. Hoạt động của các
ĐCS, phong trào cánh tả trên thế giới phải đối mặt trực tiếp trước hàng loạt
vấn đề cấp bách, phức tạp, đòi hỏi họ phải xác định cho mình quan điểm,
thái độ rõ ràng, từ đó đề ra chiến lược, sách lược hành động phù hợp để giải
quyết các vấn đề ấy. Trên cơ sở phân tích những văn kiện chính thức được
đại hội của ĐCS cũng như văn kiện của những cuộc gặp mặt quốc tế của đại
biểu các ĐCS, công nhân, các lực lượng cánh tả trên thế giới được thông
qua trong giai đoạn từ cuối thập niên 90 (thế kỷ XX) đến nay, có thể thấy rõ
quan điểm về toàn cầu hoá (TCH) và phong trào chống mặt trái của TCH

1- Quan điểm của một số đảng, phong trào cánh tả ở châu Âu,
Bắc Mỹ, Nhật Bản

Hoạt động trong những điều kiện kinh tế - xã hội rất đa dạng, phong
phú của từng nước, các ĐCS, phong trào cánh tả ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật
Bản, ở mức độ này hay mức độ khác, hàng ngày hàng giờ đang phải chịu
tác động nhiều chiều từ những cơ hội cũng như thách thức của toàn cầu hoá
(TCH) kinh tế. Nhìn chung, các ĐCS, phong trào cánh tả này có quan điểm
khá thống nhất trong nhìn nhận, đánh giá về quá trình TCH kinh tế và

173
phong trào chống mặt trái của TCH . Điều đó được thể hiện ở một số điểm
chủ yếu sau:

Thứ nhất, trong cương lĩnh, tuyên bố chính trị, chương trình hành
động, văn kiện đại hội, các ĐCS ở phong trào cánh tả ở châu Âu, Bắc Mỹ,
Nhật Bản đều cho rằng, TCH kinh tế là xu thế khách quan, là kết quả tất
yếu do những tiến bộ mới về chất trong lĩnh vực sản xuất vật chất của xã
hội loài người đem lại. TCH kinh tế, trước hết là kết quả quá trình phát
triển của lực lượng sản xuất, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ (KH - CN) hiện đại. Với tư cách là xu
thế khách quan, TCH kinh tế thu hút sự tham gia của tất cả các quốc gia
dân tộc trên hành tinh. Điều này có nghĩa, giờ đây để phát triển, các quốc
gia dân tộc trên thế giới phải tham gia TCH, phải hội nhập vào nền kinh tế
khu vực và toàn cầu. Đại hội XXX ĐCS Pháp khẳng định: “Dưới tác động
của cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là những tiến bộ trong lĩnh vực
công nghệ thông tin, xu thế TCH phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn sự tham gia
của tất cả các nước trên hành tinh chúng ta”(1) .Văn kiện Đại hội XIX Đảng
Tiến bộ của nhân dân lao động Síp (AKEL) nhấn mạnh: TCH “là một thành
quả tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển nền sản xuất vật chất của
nhân loại. Mọi quốc gia dân tộc, mọi tầng lớp, giai cấp, mọi lực lượng
chính trị xã hội ở khắp nơi trên thế giới, ở mức độ này hay mức độ khác
đều bị cuốn hút vào xu thế phát triển chung ấy”(2). Nhận định này về TCH
kinh tế, về cơ bản, cũng được các các đại biểu tham dự các cuộc gặp mặt
quốc tế của các ĐCS, công nhân và cánh tả, do ĐCS Hy Lạp cùng với
Đảng Tiến bộ của của nhân dân lao động Síp tổ chức những năm vừa qua
nhất trí, chia xẻ. Trong các văn kiện được thông qua, các đại biểu đều nhấn
mạnh rằng, cách mạng KH - CN hiện đại đã đưa lực lượng sản xuất lên một

(1)
Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XXVIII và XXX ĐCS Pháp, www. pef.fr
(2)
Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XXVIII và XIX Đảng tiến bộ nhân dân lao động Síp
W.W.W.akel.org.cy

174
bước phát triển mới rất cao, thúc đẩy mạnh mẽ TCH kinh tế - một quá trình
dẫn đến việc phân công lao động quốc tế ở quy mô toàn cầu, tạo cơ sở để
hình thành một nền kinh tế thống nhất trên quy mô thế giới. TCH kinh tế là
một tiến trình khách quan đang diễn ra rất khẩn trương, không gì có thể
cưỡng lại được, không quốc gia nào có thể phát triển được nếu tách mình ra
khỏi tiến trình chung ấy(3). trong những trung tâm phát triển nhất của thế
giới, tích cực tham gia và chứng kiến những thành tựu tiên tiến nhất của
nền văn minh vật chất của nhân loại, trực tiếp cảm nhận, hưởng thụ những
thành quả cũng như gánh chịu những tác động tiêu cực do TCH đem lại,
các ĐCS, phong trào cánh tả ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản đều thừa nhận
tính tất yếu khách quan, hợp quy luật của xu thế TCH. Do vậy, họ cho rằng
vấn đề đặt ra không phải là nên hay không nên tham gia vào quá trình
TCH, mà là cần tham gia như thế nào?

Thứ hai, các ĐCS, phong trào cánh tả ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản
khá thống nhất ý kiến trong việc đánh giá tính chất của tiến trình TCH kinh
tế đang diễn ra trên thực tế, cũng như những tác động của nó đối với xã hội
hiện đại. Các đảng nhấn mạnh tính chất tư bản chủ nghĩa, tác động bất lợi
của tiến trình TCH kinh tế đang diễn ra trong thực tế hiện nay đối với các
nước nghèo, các tầng lớp lao động nói chung và các lực lượng cộng sản,
cánh tả nói riêng. Theo quan điểm của các ĐCS, phong trào cánh tả ở châu
Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, giờ đây TCH kinh tế đang bị chính phủ ở các nước
tư bản phát triển - đại diện cho lợi ích của tư bản độc quyền, các công ty,
tập đoàn kinh tế, tài chính xuyên quốc gia lợi dụng để phục vụ cho lợi ích,
tham vọng ích kỷ của họ. Văn kiện Đại hội XXX ĐCS Pháp đánh giá:
“Quá trình TCH hiện nay đang bị CNTB thống trị, chi phối, tính chất
TBCN của TCH được biểu hiện ở âm mưu, tham vọng bá quyền của Mỹ,
nhất là trên lĩnh vực quân sự, ở sự tranh chấp kinh tế - thương mại giữa các

(3)
Văn kiện các cuộc gặp gỡ quốc tế của các ĐCS, công nhân và cánh tả ở Hy Lạp và SípSOLINET,
W.W.W.KKEGR

175
cường quốc tư bản, ở sự cạnh tranh và liên minh giữa các công ty, tập đoàn
xuyên quốc gia nhằm thao túng, chi phối nền sản xuất và thị trường thế
giới, ở sự độc quyền của tư bản tài chính, ở sự cưỡng bức và lãng phí các
nguồn lực tự nhiên, ở xu hướng hàng hóa, tiền tệ hoá, thương mại hoá tất
cả mọi hình thái hoạt động của con người, tất cả các quan hệ xã hội, ở xu
hướng cổ vũ và tuyên truyền cho lối sống tiêu dùng, ở sự gia tăng xung đột
vũ trang và tranh chấp quốc tế, ở sự phổ biến không kiểm soát nổi của các
loại vũ khí huỷ diệt, giết người hàng loạt. Kiểu chủ nghĩa đế quốc mới này
đang đòi quyền can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của các quốc gia
có chủ quyền, bất chấp luật pháp quốc tế”(4). TCH kinh tế kiểu TBCN đang
gây ra những hậu quả khôn lường đối với các tầng lớp nhân dân lao động ở
các nước tư bản phát triển, đồng thời tạo ra không ít thách thức đối với sự
phát triển mà các nước nghèo và kém phát triển. Tương tự như vậy, Đại hội
lần thứ XIX Đảng tiến bộ nhân dân lao động Síp (AKEL) nhận định:
“TCH đang cho thấy các lực lượng nổi lên, chi phối tiến trình này là đại tư
bản lũng đoạn của các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia. Các thế lực kinh
tế khổng lồ này đang lái TCH phục vụ cho lợi ích của họ, lợi ích của kẻ
mạnh do Mỹ cầm đầu. Do đó, quá trình TCH như nó đang diễn ra trong
thực tế là hình thái hiện đại của CNTB phát triển theo mô hình chủ nghĩa tự
do mới, là biểu hiện mới của chủ nghĩa đế quốc. TCH theo mô hình hiện
nay không thể giải quyết được những mâu thuẫn nội tại của CNTB, những
vấn đề cấp bách của thời đại. Ngược lại, nó làm cho các mâu thuẫn này
ngày càng trở nên sâu sắc, trầm trọng hơn”(5) .Sự thống nhất đánh giá tính
chất tiêu cực của TCH kinh tế còn được thể hiện tập trung trong các tuyên bố,
các văn kiện, do đại biểu của các ĐCS, công nhân và cánh tả đưa ra tại các
cuộc gặp mặt quốc tế ở Hy Lạp (6/2000) và ở Síp (12/2000). Xung quanh vấn
đề này, các đại biểu nêu ra hai nhận xét quan trọng:

(4)
Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XXX ĐCS Pháp, www. pef.fr
(5)
Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XIX Đảng tiến bộ nhân dân lao động Síp W.W.W.akel.org.cy

176
- Do có lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao hơn, nên các
nước TBPT có nhu cầu bức thiết sớm tham gia vào TCH kinh tế. Lợi ích
của họ buộc họ phải nỗ lực thúc đẩy quá trình TCH kinh tế. Hơn thế, họ
cũng có đủ tiềm năng kinh tế, vốn, khoa học, công nghệ, kinh nghiệm quản
lý, tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường để tham gia TCH kinh tế. Vì vậy, các
nước TBPT cùng với các tập đoàn xuyên quốc gia đang là lực lượng chi
phối quá trình TCH kinh tế, tích cực thúc đẩy quá trình này để thực hiện lợi
ích của mình.

- Triệt để lợi dụng TCH kinh tế, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ
ráo riết bành trướng thể chế kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng của họ ra
toàn thế giới. Đối với họ, TCH cũng đồng nghĩa với phương Tây hoá, Mỹ
hoá. Đây cũng chính là nội dung chủ yếu của cái gọi là “Trật tự thế giới
mới” - một trật tự tự do Mỹ làm bá chủ với sự thống trị của hệ giá trị
TBCN- đang được Mỹ và các nước phương Tây tìm cách áp đặt cho thế
giới thông qua triển khai chính sách cường quyền, tiến hành các hoạt động
can thiệp, lật đổ, sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực bất chấp những
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế cũng như sự phản đối của dư luận
tiến bộ thế giới. Nhận định này của các ĐCS phong trào cánh tả ở châu Âu,
Bắc Mỹ, Nhật Bản về tính chất TBCN và tác động tiêu cực của TCH kinh
tế khá thống nhất với đánh giá của phần lớn các nước đang phát triển tại
Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Nam Phi,
9/2002). Nhiều nước đang phát triển lo ngại rằng các nước công nghiệp
phát triển dựa vào ưu thế vốn, công nghệ, tri thức đang ra sức lái TCH theo
hướng đem lại lợi ích riêng của mình và bằng cách đó gạt các nước nghèo,
kém phát triển ra bên lề của sự phát triển. Đây là một trong những chiêu bài
mới mà các nước phát triển sử dụng nhằm can thiệp sâu hơn vào công việc
nội bộ của các nước đang phát triển.

177
Thứ ba, một vấn đề liên quan đến TCH thu hút sự quan tâm đánh giá
của các ĐCS, phong trào cánh tả ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản là TCH
kinh tế trên thực tế đang mang lại lợi ích cho ai, cho giới chủ hay cho
người lao động? TCH kinh tế tác động gì đến CNTB hiện đại và cuộc đấu
tranh của công nhân và nhân dân lao động trên phạm vi toàn thế giới? Các
ĐCS, cánh tả ở đây thừa nhận, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, mức thu
nhập tính theo giá trị tuyệt đối của người lao động cũng được tăng lên,
đồng thời việc áp dụng các dây chuyền công nghệ hiện đại khiến cho điều
kiện làm việc cũng từng bước cải thiện. Sự tự do lưu chuyển nhân lực giúp
người lao động có cơ hội tìm việc làm, tăng thu nhập.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các ĐCS, phong trào cánh tả ở châu
Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản thì TCH kinh tế trong mô thức hiện nay, về cơ bản,
chỉ đem lại lợi ích cho GCTS, cụ thể là cho các tập đoàn tư bản độc quyền
xuyên quốc gia mà thôi. TCH kinh tế TBCN đã làm cho CNTB chuyển từ
độc quyền nhà nước sang giai đoạn độc quyền xuyên quốc gia. Các đảng
phong trào cánh tả ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản cảnh báo rằng, xu thế sáp
nhập các công ty, tập đoàn diễn ra khá sôi động vài năm gần đây, sẽ dẫn tới
tình trạng hình thành các tập đoàn độc quyền khổng lồ xuyên quốc gia.
Chúng sẽ nắm quyền chi phối, khống chế toàn bộ tiến trình sản xuất của thế
giới, chiếm lĩnh, phân bổ thị trường, tự ý định đoạt giá cả hàng hóa, dịch
vụ, bằng cách đó giành được những khoản siêu lợi nhuận kếch sù. Đây là
một tác nhân chính khoét sâu thêm hố phân cách giàu nghèo trong nội bộ
các nước TBPT hiện nay. Về thực trạng này, Đại hội 46 ĐCS Anh (CPB)
vạch rõ: “Các nhà tư bản Anh hiện nay là thuộc những người giàu có nhất
trên thế giới, không kể những gì họ đang sở hữu ở trong nước, thì tổng tài
sản của họ ở nước ngoài (trị giá 1.400 tỷ bảng) đã lớn gấp 10 lần tổng tài
sản mà toàn bộ những người lao động ở đất nước này. Đại bộ phận người
lao động Anh không thể tiếp cận được với những dịch vụ y tế hạng nhất,

178
vốn chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu. Con em người lao động không có đủ
tiền để vào học tại các trường, cơ sở giáo dục nổi tiếng”(6).

Các ĐCS, phong trào cánh tả ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản cũng chỉ
rõ, tình trạng bất bình đẳng giữa giới chủ và người lao động tại các nước
TBPT còn biểu hiện ở sự không công bằng trong tận dụng thành quả do
TCH kinh tế mang lại. Một trong những hệ quả của TCH kinh tế là làm
tăng tự do lưu chuyển vốn, công nghệ và nhân công trên phạm vi toàn cầu.
Về lý thuyết, điều này có nghĩa, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn lĩnh
vực, địa điểm đầu tư để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Còn người lao động
thì được tự do lựa chọn ngành nghề, tự do chuyển đến làm việc ở bất cứ nơi
nào họ mong muốn, tức là họ có nhiều cơ hội làm việc và tăng thu nhập
hơn. Thế nhưng, trên thực tế trong khi giới chủ được tự do lựa chọn, tự do
chuyển vốn đến đầu tư ở những nơi mang lại hiệu quả cao, thì người lao động
lại bị cản trở, hạn chế rất nhiều trong việc lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm
việc. Theo đánh giá của các ĐCS, phong trào cánh tả ở châu Âu, Bắc Mỹ,
Nhật Bản, thập niên 90 chính phủ ở các nước TBPT, một mặt chủ động thúc
đẩy tự do hoá kinh tế, tích cực đàm phán với các nước khác, tạo điều kiện
thuận lợi cho giới đầu tư nước mình mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ở
ngoài biên giới quốc gia; mặt khác, lại thông qua hàng loạt các đạo luật cho
phép giới chủ được tự do hơn trong cắt giảm nhân công, sa thải người lao
động, áp dụng nhiều biện pháp tăng cường sự kiểm soát, hạn chế luồng lao
động nhập cư từ các quốc gia khác.

Gần đây, ĐCS Pháp, Anh, Đức, Hy Lạp, AKEL đều lên tiếng vạch
trần bản chất, ý đồ của các chính sách, đạo luật mang nội dung phân biệt
đối xử với cộng đồng lao động nhập cư. Đại hội lần thứ 46 ĐCS Anh chỉ rõ
rằng, giai cấp thống trị ở các nước EU, các phương tiện thông tin đại chúng
thân chính quyền đang ra sức thuyết phục dư luận về “mối đe doạ do người

(6)
Communist Party of Britain, Political Report to the 46th National Congress; www.communist-
party.org.uk

179
lao động nhập cư gây ra” đối với an ninh, trật tự xã hội và công ăn việc làm
của dân chúng các nước này. Thực chất đây là âm mưu đánh lạc hướng dư
luận xã hội, chuyển mũi nhọn cuộc đấu tranh của nhân dân lao động từ giới
chủ, từ GCTS sang cộng đồng người nhập cư, đổ hết mọi tội lỗi, mọi bế
tắc, mọi vấn đề, tệ nạn xã hội, vốn gắn với bản chất của chế độ TBCN và là
hệ lụy tất cả các kiểu TCH kinh tế TBCN lên đầu người lao động nhập cư.
Điều đó giúp cho các đảng cực hữu, các lực lượng dân tộc cực đoan giành
thắng lợi trong các cuộc bầu cử vừa qua ở nhiều nước Tây Âu. ĐCS Anh
cũng cảnh báo rằng đây là âm mưu rất thâm độc của giai cấp thống trị, bởi
lẽ thông qua gieo rắc tư tưởng thái độ kỳ thị, thù địch đối với người lao
động nhập cư trong nội bộ các tầng lớp lao động, GCTS muốn phá vỡ tình
đoàn kết quốc tế của những người lao động, chia rẽ, cô lập GCCN và lao
động ở các nước TBPT châu Âu với anh em, đồng chí của mình ở các quốc
gia khác.

Thứ tư, trong bối cảnh TCH như đã nêu, GCCN và các tầng lớp lao
động nói chung, các ĐCS phải hành động như thế nào? Trả lời câu hỏi này,
các đảng, phong trào cánh tả ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản đề xuất 3 giải
pháp sau:

- Các ĐCS, công nhân và lực lượng cánh tả cần thống nhất nhận
thức, quan điểm về các vấn đề liên quan đến TCH kinh tế hiện nay. Do đó,
các đảng cần thường xuyên gặp gỡ, trao đổi ý kiến, thông tin với nhau, chủ
động sử dụng thành tựu công nghệ thông tin, xây dựng website của mình,
đồng thời thiết lập một mạng thông tin chung để kết nối các website của tất
cả các ĐCS thành một mạng liên thông. Từ năm 1998 đến nay, ĐCS Hy
Lạp và AKEL đã đứng ra tổ chức các cuộc gặp thường niên của đại biểu
các ĐCS, công nhân và cánh tả từ nhiều khu vực trên thế giới. Hầu hết các
chủ đề được đưa ra thảo luận, trao đổi ý kiến đều liên quan đến TCH kinh

180
tế; đặc biệt 2 trong số các cuộc gặp mặt ấy đã dành riêng để thảo luận về
TCH kinh tế.

- Các ĐCS , công nhân ở các nước TBPT cần chủ động tham gia các
phong trào xã hội phản đối mặt trái của TCH. Văn kiện, tài liệu được công
bố gần đây của các đảng đều xác định một trong những nhiệm vụ cấp bách
của những người cộng sản và cánh tả hiện nay là không chỉ tích cực tham
gia vào các phong trào chống mặt trái của TCH, mà còn phải nắm lấy các
trào lưu, lực lượng tiến bộ, phấn đấu trở thành hạt nhân lãnh đạo đối với
các lực lượng ấy. Ý thức sâu sắc về tính tất yếu, xu thế khách quan của
TCH, những người cộng sản và cánh tả cần phải hạn chế ảnh hưởng của
các lực lượng chống TCH một cách cực đoan.

- Các ĐCS cần lựa chọn và thực thi chiến lược cố gắng trở thành
đảng tham gia chính quyền thông qua bầu cử. Để có thể tác động một cách
hữu hiệu đến đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung,
những quyết định liên quan đến TCH kinh tế nói riêng của chính phủ các
nước TBPT thì những người cộng sản cần liên minh với phái tả trong đảng
xã hội - dân chủ, giành lấy vị trí nhất định trong cơ cấu chính quyền ở mọi
cấp, từ đó thể hiện chính kiến của mình.

Các lực lượng cánh tả châu Âu xúc tiến nhiều hoạt động phối hợp
trên quy mô khá rộng lớn để chống lại mặt trái của TCH, mà tiêu biểu là
Đại hội quần chúng phản đối thất nghiệp được tổ chức ở Pari (5/1996).
Mười lăm ĐCS và các lực lượng cánh tả ở Tây Âu đã tiến hành cuộc mít
tinh lớn với sự tham dự của 5 nghìn người và đông đảo các nhà lãnh đạo
đại diện các ĐCS, cánh tả của 12 nước Tây Âu gồm: Pháp, Đức, Italia,
Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ailen, Thuỵ Điển, Phần Lan,
Nauy, Đan Mạch. Những nội dung chủ yếu của cuộc mít tinh bao gồm: tố
cáo mạnh mẽ nạn thất nghiệp do hậu quả của mặt trái của TCH, những
chính sách tự do mới của Hiệp ước Mastrich; khẳng định sự cần thiết phải

181
đoàn kết giữa các đảng và các lực lượng tiến bộ cánh tả; phối hợp để phát
triển một châu Âu có nhiều việc làm và ủng hộ các tiến bộ xã hội, v.v...

Tháng 1/1999, các đảng cánh tả ở châu Âu (PGE) cùng nhau thông
qua Thư kêu gọi kêu gọi bầu cử Nghị viện châu Âu chung, trong đó nêu rõ
quan điểm và mục tiêu chung là xây dựng một xã hội châu Âu ‘‘có sinh
thái tốt, có nền dân chủ, đoàn kết và hòa bình’’.

Từ ngày 8-9/5/2004, Đại hội thành lập PGE đã diễn ra tại Rôma.
Theo các văn kiện được thông qua, thì PGE chủ trương xây dựng một
“châu Âu khác”, tức là một châu Âu dân chủ, phúc lợi, theo chủ nghĩa sinh
thái, chủ nghĩa nữ quyền và hòa bình. Trong thư kêu gọi được thông qua ở
Berlin đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Xây dựng một xã hội công bằng, phản đối phân hóa giàu nghèo,
chủ trương phân phối lại tài sản xã hội từ trên xuống dưới, từ giàu đến
nghèo. Do châu Âu hiện còn rất nhiều người thất nghiệp, hệ thống bảo
hiểm xã hội bị phá họai, sự nghiệp công cộng cũng đang bị tư hữu hóa, cho
nên mọi người cần phải đoàn kết nhau lại vì lợi ích xã hội, cần phải tiến
hành phân phối lại tài sản xã hội từ trên xuống dưới, từ người giàu đến
người nghèo, cần thực thi một chính sách kinh tế- xã hội khác, với việc ưu
tiên hàng đầu đầu tư cho dịch vụ công cộng, việc làm và giáo dục cũng như
môi trường - sinh thái.

- Chủ trương đa nguyên văn hóa và một xã hội nam - nữ bình đẳng,
vì văn hóa và phương thức sống đa dạng sẽ làm cho châu Âu có sức sống
xung mãn hơn. Nhưng hiện nay các cơ quan tuyên truyền đang nằm trong
tay một số người, tính đa dạng của dư luận bị tổn hại nghiêm trọng. PGE
mong muốn tất cả các công dân đều có một đời sống văn hóa đa dạng, có
tri thức và được cung cấp thông tin đầy đủ. Những thành tựu đã giành được
suốt mấy mươi năm qua về quyền nam - nữ bình đẳng, về chống kỳ thị, giờ
đây do chính sách của CNTD mới đối với thị trường sức lao động đã bị đe

182
dọa nghiêm trọng. PGE yêu cầu phải khắc phục tình trạng kỳ thị, mọi ng-
ười phải được hưởng quyền bình đẳng, thực tế và lâu dài. Cương lĩnh được
thông qua ở Hội nghị Rôma phê phán trật tự chính trị của CNTB hiện đại.
Do lợi ích của toàn cầu hóa TBCN là lợi ích của các đại tư bản, ngược lại
đông đảo dân chúng thì phải gánh chịu khổ sở cho nên cánh tả châu Âu
phải vượt qua cái logic của chế độ gia trưởng TBCN, kiên trì mục tiêu là
giải phóng nhân loại, tức là giải phóng con người ra khỏi các hình thức áp
bức, bóc lột và bị bài xích.(7) PGE chủ trương đoàn kết tất cả các phong
trào và các đảng phái chính trị phản đối mặt trái của toàn cầu hóa TBCN.

Trong hai ngày 30 và 31/10/2005, PGE đã tiến hành Đại hội lần thứ
nhất tại Aten (Hy Lạp) với sự tham gia của 17 ĐCS-CN và cánh tả trên
toàn châu Âu. Đại hội đã ra Tuyên bố Aten phản đối chiến tranh, chống
CNTD mới và chống mặt trái của quá trình TCH. Tuyên bố khẳng định:
‘‘châu Âu phải được xây dựng dựa trên các giá trị hoà bình, dân chủ và tôn
trọng hoàn toàn các quyền xã hội và quyền con người’’. Đồng thời, Tuyên
bố phản đối chiều hướng quân sự châu Âu hiện nay, đấu tranh giải trừ quân
bị ở châu Âu, yêu cầu đóng cửa tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ cũng như
của NATO trên toàn lãnh thổ châu Âu. Tại Đại hội, Chủ tịch PGE, Fausto
Bertinotti nhấn mạnh rằng việc xây dựng PGE như một chính đảng thử
nghiệm để thực hiện một thực tế chính trị mới trong bối cảnh của quá trình
TCH đang diễn ra mạnh mẽ.

Tóm lại, nhận thức rõ tính tất yếu khách quan, hợp quy luật của xu
thế TCH kinh tế, thừa nhận sự cần thiết tham gia hội nhập vào xu thế tất
yếu ấy, song các đảng, phong trào cánh tả ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản
cũng vạch rõ tính chất TBCN mà quá trình TCH kinh tế đang diễn ra trong
hiện thực. TCH kinh tế như nó đang diễn ra trên thực tế, chủ yếu chỉ đem
lại lợi ích cho các tập đoàn tư bản độc quyền xuyên quốc gia. Nó không

(7)
www.pds-online.de 11/1/2004) .

183
những không giải quyết được các mâu thuẫn thuộc về bản chất của xã hội
tư bản và những vấn đề nóng bỏng của thời đại, mà ngược lại, càng làm
cho chúng trở nên sâu sắc, trầm trọng hơn. Các ĐCS, phong trào cánh tả
nghiêng về nhấn mạnh những tác động tiêu cực của TCH đối với GCCN
nói riêng và các tầng lớp lao động nói chung. Từ quan niệm như vậy, các
ĐCS, phong trào cánh tả ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản đề xuất một số giải
pháp, đồng thời có những hành động thực tiễn nhằm hạn chế tác động tiêu
cực của TCH. Những quan điểm, nhận định, đánh giá và hoạt động của các
đảng, phong trào cánh tả chống mặt trái của TCH có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn rất đáng trân trọng. Nó góp phần hình thành hệ quan điểm thống
nhất, đồng bộ hơn của các lực lượng cách mạng, tiến bộ về một xu thế phát
triển mới của lịch sử nhân loại.

2- Quan điểm của một số đảng, phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh


Sự phát triển của làn sóng cánh tả Mỹ Latinh thời gian gần đây có
thể lý giải dưới nhiều góc độ khác nhau; nhưng trước hết có thể thấy, đây là
hệ quả trực tiếp của những chuyển biến chính trị, kinh tế - xã hội và tương
quan lực lượng ở các nước khu vực sau nhiều năm thực hiện mô hình chủ
nghĩa tự do mới về kinh tế. Mô hình này thực chất là mô hình quản lý kinh
tế - xã hội tư bản chủ nghĩa kiểu Mỹ được áp dụng đối với Mỹ Latinh với
biến thái mới, trong đó nhấn mạnh một cách thái quá việc mở cửa, tự do
hoá thương mại, đầu tư và tư nhân hoá. Tuy có mang lại một số kết quả
trước mắt đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng các mặt trái của việc áp đặt
chủ nghĩa tự do mới ngày càng bộc lộ gay gắt. Tình trạng phân hoá xã hội,
bất bình đẳng xã hội, nghèo đói, thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế, nợ nước
ngoài, nạn tham nhũng... gia tăng nhanh chóng, gây ra bùng nổ xã hội và
khủng hoảng chính trị triền miên. Tại Vênêxuêla trớc khi cánh tả lên cầm
quyền, một nghịch lý là đất nước có 30 triệu ha chưa được canh tác nhưng
70% lượng lương thực, thực phẩm lại phải nhập từ nước ngoài. 80% đất đai
được canh tác lại nằm trong tay của 5% đại điền chủ. Vênêxuêla có tiềm

184
năng dầu mỏ thứ 6 trên thế giới và đứng thứ 5 về sản lượng khai thác, như-
ng lại có tới 80% dân sống ở mức nghèo khổ. Nicaragoa hiện nay vẫn là
một trong những nước nghèo và kém phát triển nhất ở Mỹ Latinh, 80% dân
số sống nghèo khổ với mức thu nhập dới 2 USD/ngày. Tỷ lệ người nghèo ở
Êcuađo chiếm hơn 3/4 dân số, tình trạng chia rẽ, phân hoá trong xã hội sâu
sắc, gánh nặng nợ nước ngoài lên đến 16,1 tỷ USD (2006) đối với một đất
nước khoảng 10 triệu dân. Tại Bôlivia, những người thổ dân chiếm số đông
dân cư nhưng trước đây bị loại ra khỏi đời sống xã hội đất nước, bị đàn áp
về chính trị, bị phân biệt về văn hoá. Tại nông thông Bôlivia, một nửa số
trẻ sơ sinh chết trước một tuổi... Cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính sâu
sắc với những khoản nợ nước ngoài chồng chất đã gây xáo động lớn về
chính trị, xã hội ở Achentina và nhiều nước Mỹ Latinh khác cuối thập niên
90, đặt các nước này trước bờ vực của sự sụp đổ kinh tế.

Theo quan điểm của các ĐCS và phong trào cánh tả Mỹ Latinh:
những hậu quả nặng nề của sự áp đặt mô hình chủ nghĩa tự do mới đã làm
cho sự lệ thuộc của các nước Mỹ Latinh vào tư bản độc quyền nước ngoài,
nhất là tư bản Mỹ ngày càng chặt chẽ, lợi ích quốc gia và nền độc lập dân tộc
bị phương hại. Do đó ở Mỹ Latinh, đồng thời với sự thức tỉnh ý thức tự chủ,
tự tôn dân tộc của các tầng lớp xã hội, đã dấy lên phong trào đấu tranh ngày
càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vì mục tiêu dân
sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi để các lực lượng
cánh tả khu vực, trong đó có các khuynh hướng dân tộc cấp tiến, đẩy mạnh
hoạt động và trở thành lực lượng đi đầu cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tự
do mới, chống sự lệ thuộc vào Mỹ, bảo vệ độc lập chủ quyền và bình đẳng
trong quan hệ quốc tế. Thực tế đấu tranh của lực lượng cánh tả và một số
ĐCS, công nhân đã nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân lao động
về sự cần thiết khách quan phải tiến hành cải cách sâu rộng trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Chính sự thức tỉnh ý thức dân tộc và tinh thần tích cực
đấu tranh của quần chúng nhân dân chống áp bức, bất công, chống mặt trái

185
của TCH, chủ nghĩa tự do mới là nguồn sức mạnh có ý nghĩa quyết định đưa
lực lượng cánh tả liên tiếp lên nắm quyền ở các nước Mỹ Latinh những năm
gần đây.

Trong khi đó, các thế lực đế quốc và tư bản độc quyền đẩy mạnh
thực hiện chủ nghĩa tự do mới về kinh tế khiến cho các lực lượng cộng sản,
cánh tả ở đây càng gặp khó khăn hơn đối với việc bảo vệ thành quả cách
mạng, bảo vệ quyền lợi của người lao động, tập hợp lực lượng, đoàn kết
thống nhất các tầng lớp nhân dân lao động. Cánh tả Mỹ Latinh bị đặt trước
yêu cầu cấp bách phải có sự điều chỉnh đường lối, cương lĩnh và hoạt động
thực tiễn, đã ra được những đối sách phù hợp với tình hình mới. Theo
hướng này, lực lượng cánh tả ở các nước khu vực đã giương cao ngọn cờ
độc lập dân tộc, đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, bình đẳng xã hội để
tập hợp lực lượng, thu hút sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao
động. Sáng kiến của Đảng Lao động Braxin thành lập Diễn đàn Sao Paulô
của cánh tả Mỹ Latinh ngay lập tức nhận được sự ủng hộ rất tích cực của
Đảng Cộng sản Cuba, Đảng Cách mạng dân chủ Mêhicô, Đảng Mặt trận
rộng rãi Urugoay và các đảng, phong trào cánh tả khác. Diễn đàn trở thành
một hình thức phối hợp hoạt động mới có hiệu quả thiết thực của cánh tả
Mỹ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa tự do mới, bảo vệ lợi ích và nền độc
lập dân tộc vì phát triển bền vững, vì tình đoàn kết giữa các dân tộc và bình
đẳng hoá các quan hệ quốc tế,...

Trong bối cảnh mới của khu vực và thế giới, các phong trào, mặt trận
cánh tả ở Mỹ Latinh đều nhấn mạnh ưu tiên cho hình thức đấu tranh hoà
bình, thực hiện hoà giải hoà hợp dân tộc, vận động sự ủng hộ của các tầng
lớp nhân dân lao động trong các kỳ bầu cử. Đảng Mặt trận giải phóng dân
tộc Pharabunđô Macti (FMLN) ở En Xanvađo, các lực lượng kháng chiến ở
Pêru, Côlômbia, Urugoay, Bôlivia... đã từng bước chuyển từ phương thức
đấu tranh vũ trang sang đấu tranh nghị trường công khai hợp pháp. Trong

186
đấu tranh chính trị, cánh tả Mỹ La tinh chú trọng đưa ra những chính sách
kinh tế, xã hội đáp ứng nguyện vọng của quần chúng lao động, nhất là tầng
lớp dân nghèo vốn chịu nhiều thua thiệt, rủi ro từ chủ nghĩa tự do mới về
kinh tế. Chẳng hạn, trong Cương lĩnh tranh cử tổng thống Bôlivia, E.
Môralet - lãnh tụ Đảng Phong trào tiến lên chủ nghĩa xã hội (MAS) - nhấn
mạnh sự cần thiết phải chấm dứt chính sách kinh tế thị trường tự do được
coi là nguyên nhân của tình trạng đói nghèo và bất công, chủ trương thúc
đẩy cải cách kinh tế, xã hội theo hướng tăng cường vai trò quản lý của nhà
nước, nhất là kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng nguồn thu
ngân sách phục vụ các chương trình xã hội. Những ưu tiên hàng đầu được
dành cho việc quốc hữu hóa ngành dầu khí, cải cách ruộng đất, làm trong
sạch bộ máy nhà nước, bài trừ tham nhũng, bảo vệ chủ quyền dân tộc, phát
triển văn hóa, y tế, bảo hiểm xã hội cho toàn dân, mang lại lợi ích cho
người nghèo, thúc đẩy liên kết Mỹ Latinh chống lại sức ép của Mỹ và tư
bản nước ngoài.

Để chống lại mặt trái của TCH các ĐCS cánh tả Mỹ Latinh, không
chỉ dừng lại ở việc giành chính quyền trong các cuộc bầu cử, mà còn thể
hiện qua việc đề ra và thực hiện những chính sách kinh tế - xã hội có xu
hướng tiến bộ. Kể từ khi lên nắm chính quyền, tuyệt đại đa số các chính
phủ cánh tả đã tuyên bố hoặc đã tiến hành cải cách kinh tế - xã hội, chuyển
từ mô hình chủ nghĩa tự do mới sang thực hiện dân chủ hoá, mô hình kinh
tế thị trường kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội; tích cực chống tham
nhũng; thực hiện các chương trình xã hội như: cải cách ruộng đất; xóa đói
giảm nghèo, cải thiện dịch vụ y tế, văn hóa cộng đồng; điều chỉnh một số
luật theo hướng coi trọng lợi ích quốc gia và có lợi cho người lao động,
quan tâm tạo dựng việc làm, cung cấp vốn tín dụng để phát triển khu vực
kinh tế hợp tác,... Trên thực tế, những cải cách của các chính phủ cánh tả đã
thu được kết quả bớc đầu rất tích cực, kinh tế phục hồi và có bước tăng
trưởng khá, chính trị đi vào ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ

187
người nghèo của Mỹ Latinh giảm từ 44% năm 2002 xuống 38% năm 2006.
Cuối năm 2005, hai nước Braxin và Áchentina đã thanh toán xong các
khoản nợ nhiều chục tỷ USD cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Braxin trở
thành một trong 3 nước có quy mô kinh tế lớn nhất châu Mỹ (sau Mỹ và
Canađa). Hợp tác, liên kết khu vực có những tiến triển thuận lợi. Nhiều nhà
lãnh đạo cánh tả thực thi các chính sách đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt, thúc
đẩy hợp tác đa phương, chủ trương thiết lập quan hệ tôn trọng và công
bằng với Mỹ...

Về đối ngoại, để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ và chống lại mặt trái
của TCH quan điểm của các chính phủ cánh tả nắm quyền là đề ra và thực
thi những chính sách có tính độc lập nhiều hơn. Năm 2005, tại Hội nghị
Cấp cao toàn châu Mỹ, trước việc Mỹ muốn hoàn tất quá trình tự do mậu
dịch toàn châu Mỹ theo quan điểm của Mỹ, thì các nước Mỹ Latinh do
cánh tả nắm quyền đã phối hợp với nhau đưa ra một sáng kiến mới gọi là
Giải pháp Bôliva cho châu Mỹ (ALBA), trong đó nhấn mạnh việc thực hiện
liên kết về viễn thông, truyền thông, năng lượng và nhiều lĩnh vực khác
giữa các nước Mỹ Latinh... ALBA được coi là đối án với dự án Khu vực
mậu dịch tự do toàn châu Mỹ (FTAA) của Mỹ, nhằm chống lại âm mưu để
cho các doanh nghiệp Mỹ kiểm soát vùng lãnh thổ chạy từ cực bắc cho đến
cực nam châu lục và tự do tiếp cận không gặp trở ngại nào cho sản phẩm
Mỹ. ALBA chính thức đi vào hoạt động từ Hội nghị lần thứ tư chống
FTAA được tổ chức tại La Habana (5/2005). Nhân dịp này, Cuba và
Vênêxuêla đã ký 49 hiệp định hợp tác, hai nước tuyên bố: ALBA sẽ không
dựa trên những tiêu chí vụ lợi, những lợi ích vị kỷ của doanh thương cũng
như của quốc gia này mà gây phương hại cho quốc gia khác. Vênêxuêla
cũng đồng ý bỏ ra 500 triệu USD giúp Achentina thanh toán các khoản nợ
nước ngoài, ký với Braxin 26 hiệp định từ lĩnh vực năng lượng đến lĩnh
vực quân sự, ký với Áchentina, Uruguay và Braxin các hiệp định tăng
cường hội nhập khu vực theo tinh thần của ALBA và Mercosur.

188
Các nước đề xướng ALBA chống lại việc xoá bỏ hàng rào thuế quan
- một mục tiêu chính mà Mỹ nêu ra cho FTAA - bởi điều đó làm cho các
nước Mỹ Latinh mất đi phương tiện bảo vệ nền sản xuất của họ. ALBA còn
trù tính việc lập những quỹ dự trữ và tăng đơn đặt hàng của chính phủ ưu
tiên cho các hợp tácxã, cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước Mỹ
Latinh. Vênêxuêla là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ năm thế giới đa ra dự
án thành lập PETROSUR - một doanh nghiệp dầu mỏ lớn nhất lục địa với
sự tham gia của Áchentina, Bôlivia, Braxin, Êcuađo và Vênêxuêla để khai
thác tiềm năng chung và tạo điều kiện để loại bỏ sự thâm hụt về năng lượng
của các quốc gia tham gia PETROSUR.

Các chính phủ cánh tả Mỹ Latinh luôn đề cao và rất tích cực ủng hộ
hợp tác, liên kết khu vực vì mục tiêu phát triển. Gần đây nhất (12/2006),
Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Cộng đồng các nước Nam Mỹ (CSN) tại
Bôlivia đã ra tuyên bố nhấn mạnh chủ trương xây dựng một mô hình mới
liên kết khu vực với bản sắc riêng, tôn trọng những quan điểm khác biệt về
tư tởng và chính trị. Tuyên bố nêu rõ mục tiêu của liên kết khu vực là nhằm
đạt được sự phát triển trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế,
tài chính, môi trường và hạ tầng cơ sở. Sự liên kết không chỉ cần thiết để
giải quyết những thách thức lớn trong khu vực như tình trạng nghèo khổ và
bất công xã hội, mà là một bước quyết định để đạt được một thế giới đa cực
và công bằng. Hội nghị cam kết phấn đấu mức cao nhất để đạt được sự liên
kết nhằm tránh sự chênh lệch quá lớn giữa các nước do mặt trái của TCH
gây ra và khẳng định tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự quyết của các
dân tộc theo những nguyên tắc, mục tiêu của Liên hợp quốc, đồng thời
nhấn mạnh sự cần thiết phải lập các liên minh chiến lược dựa trên cam kết
dân chủ, tăng cường đối thoại chính trị, tạo không gian hợp tác và hoà hợp,
góp phần củng cố sự ổn định khu vực...

189
Trong quan hệ với Mỹ, nhìn chung các chính phủ cánh tả Mỹ Latinh
đều bày tỏ mong muốn phát triển hợp tác bình đẳng với Mỹ, tuy nhiên họ
cũng lên tiếng phê phán gay gắt các chính sách áp đặt, chống phá của Mỹ
đối với các nước khu vực. Tổng thống Môralet kêu gọi Mỹ tôn trọng ý
nguyện và chủ quyền của nhân dân Bôlivia, tuyên bố chấm dứt chính sách
ngoại giao lệ thuộc và bị áp đặt, hạn chế ảnh hưởng của Mỹ và gọi Phong
trào tiến lên CNXH của mình là “một cơn ác mộng đối với Mỹ”. Chính phủ
của Tổng thống Chavet rất quan tâm chống độc quyền thông tin của nước
ngoài, nhất là từ phía Mỹ. Tại Hội nghị Thợng đỉnh lần thứ XII của Nhóm
15 (G15) ở Caracát tháng 2/2004, Tổng thống Chavét vạch rõ sự độc quyền
truyền thông của phương Bắc là một công cụ rõ ràng của thống trị, thông qua
đó những thông tin, những giá trị và mô thức tiêu dùng xa lạ với thực tế của
Mỹ Latinh được phổ biến rộng rãi, do đó để chống lại, các nước khu vực cần
lập ra một kênh truyền hình phương Nam. Một thời gian ngắn sau đó, kênh
truyên hình TELEUR ra đời, trong đó Áchentina giữ 20% cổ phần, Cuba-
19%, Uruguay - 10%, Vênêxuêla - 31%, Braxin - 20%. Trụ sở TELEUR đặt
tại Caracát với các chi nhánh ở thủ đô các nước thành viên và cả ở Lốt
Angiơlét (Mỹ).

Mặt khác, các nước do cánh tả nắm quyền đều tích cực ủng hộ quá
trình dân chủ hóa quan hệ quốc tế, cải tổ Liên hợp quốc và cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa khủng bố; phấn đấu vì một trật tự thế giới mới dân chủ và
bình đẳng, vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Ngoài Diễn đàn Sao Paulô, cánh tả Mỹ Latinh còn thường xuyên tổ
chức Hội thảo quốc tế "Các đảng và một xã hội mới" do Đảng Lao động
Mêhicô chủ trì hàng năm (đã tổ chức được 9 hội thảo từ năm 1998 đến
nay), thu hút sự tham gia của gần 60 đảng cộng sản, công nhân và cánh tả ở
Mỹ Latinh, cùng với các chính đảng cánh tả ở châu Âu, châu Á, trong đó
có Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, Hội nghị "Toàn cầu hóa và

190
những vấn đề của sự phát triển" do Cuba đăng cai tổ chức cũng là một diễn
đàn rộng rãi thu hút sự tham gia của đại diện các ĐCS, cánh tả cùng với các
tổ chức quốc tế, các nhà kinh tế có quan điểm tiến bộ nhằm thảo luận, đánh
giá về TCH và tác động của nó đối với sự phát triển thế giới. Lực lượng
cánh tả khu vực cũng tham gia tích cực “Diễn đàn xã hội thế giới” do các
tổ chức phi chính phủ Braxin khởi xướng để trao đổi kinh nghiệm, phối
hợp hành động của các tổ chức, phong trào xã hội dân sự chống mặt trái
của TCH, chống chủ nghĩa tự do mới và sự thống trị của tư bản đế quốc,
nhằm xây dựng một xã hội lấy con người làm trung tâm.

Như vậy: Những thành tựu của cánh tả Mỹ Latinh gần đây là rất
khích lệ, đóng góp quan trọng vào phong trào chống mặt trái của TCH trên
thế giới. Đương nhiên, cánh tả Mỹ Latinh cũng đang phải đương đầu trước
không ít khó khăn, thử thách. Mỹ luôn coi khu vực Mỹ Latinh là "sân sau"
của mình, do đó Mỹ tìm mọi cách chống phá, ngăn cản lực lượng cánh tả
lên cầm quyền hoặc ngăn cản chính phủ cánh tả thực hiện các chính sách
tiến bộ. Mặt khác, với sự hậu thuẫn của Mỹ, các đảng cánh hữu cũng luôn
tìm cách chống phá các chính phủ cánh tả Mỹ Latinh. Song dẫu vậy, bước
phát triển mới của cánh tả khu vực những năm đầu thế kỷ XXI là thực tế
sống động, tạo cơ sở cho niềm tin vào sự thắng lợi của cuộc đấu tranh
chống mặt trái của TCH vì những mục tiêu mang tính thời đại là hoà bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

3. Quan điểm của một số đảng, phong trào cánh tả ở châu phi và
Trung Đông

Qua các văn kiện, tuyên bố của các đảng cộng sản ở châu Phi và
Trung Đông có thể thấy rõ quan điểm của các đảng này về TCH và chống
mặt trái của TCH ở khu vực này như sau:

Một là, về tình hình căng thẳng ở Trung Đông và châu Phi thời gian
qua là do hậu quả của mặt trái TCH, chính sách hiếu chiến, thiên vị, âm

191
mưu tăng cường ảnh hưởng, nắm quyền chi phối đối với các khu vực, tham
vọng thâu tóm nguồn tài nguyên khoáng sản từ phía các thế lực cầm quyền,
các công ty, tổ hợp tư bản độc quyền xuyên quốc gia ở một số nước tư bản
phát triển là nhân tố hàng đầu làm phức tạp thêm tình hình, là lực cản
nghiêm trọng nhất quá trình giải quyết các tranh chấp ở những khu vực này
của thế giới.

Hai là, đấu tranh giành độc lập về kinh tế phải trở thành chiến lược
chung của châu Phi, Trung Đông. Đa số các nước châu phi nhiều năm sau
ngày tuyên bố độc lập, vẫn trong tình trạng lạc hậu sâu sắc về kinh tế xã hội
và bị lệ thuộc vào các nước phương Tây, xung đột bộ tộc, tôn giáo vẫ là
nguy cơ tiềm ẩn ở nhiều nước, nghèo khổ, bệnh dịch ngày càng trầm trọng,
sự phân hóa giàu nghèo giữa các thành phần dân cư ngày một tăng. Nguồn
gốc của tình trạng trên vừa do sự bóc lột, thống trị của chủ nghĩa thực dân
và hiện nay là do TCH tư bản chủ nghĩa là trở ngại chủ yếu ngăn cản các
nước; mặt khác do cơ cấu kinh tế xã hội vốn lạc hậu từ lâu đời của các nư-
ớc châu Phi, Trung Đông. Vì vậy, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
và mặt trái của TCH là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của các nước châu
Phi, Trung Đông hiện nay, cho nên phải đấu tranh giành độc lập về kinh tế,
xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, cải biến những cơ cấu kinh tế xã
hội lạc hậu thành những cơ cấu hiện đại và tiến bộ. Trong hoàn cảnh thế
giới hiện nay, khi chủ nghĩa tư bản phát triển (Mỹ và các nước tây Âu) với
chủ nghĩa thực dân mới và chính sách cường quyền áp đặt đang bủa lưới
kiểm soát chặt chẽ các nước châu Phi, Trung Đông nói riêng và hầu hết các
nước đang phát triển nói chung, thì việc chống chủ nghĩa thực dân mới và
mặt trái của TCH là một tiền đề tất yếu để khắc phục tình trang lạc hậu, mất
ổn định ở các nước đó. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới và
mặt trái của TCH ấy chỉ có thể được thực hiện và được đảm bảo khi bên
trong các nước châu Phi, Trung Đông có các lực lượng chính trị - xã hội
đủ mạnh như các đảng dân chủ cách mạng, dân tộc tiến bộ, liên minh với

192
các đảng cộng sản, công nhân, cánh tả và dân chủ tiến bộ khác cầm quyền
để duy trì hòa bình, ổn định, cải biến cơ cấu kinh tế - xã hội mang tính chất
lệ thuộc và lạc hậu ấy, khi các lực lượng chính trị - xã hội đó biết dựa vào
các lực lượng hòa bình, dân chủ tiến bộ và cách mạng trên thế giới chống
mặt trái của TCH tư bản chủ nghĩa .

Ba là, những thách thức mà TCH đặt ra cho các nước châu Phi,
Trung Đông là rất lớn, điều đó đòi hỏi các nước trong khu vực này cần phải
tăng cường hợp tác, liên kết khu vực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
bằng việc củng cố độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, ổn định chính trị,
xã hội, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, tạo
điều kiện cần thiết cho quá trình hội nhập vào toàn cầu hóa kinh tế. Muốn
làm được điều này chỉ có thể đảm bảo khi bên trong các nước châu Phi,
Trung Đông có những lực lượng xã hội đủ mạnh để cải biến cơ cấu kinh tế
- xã hội còn mang tính lệ thuộc và lạc hậu, lực lượng đó biết dựa vào các
lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới chống chủ nghĩa đế quốc, chủ
nghĩa thực dân mới trong thời đại hiện nay. Đó là các đảng dân tộc - cách
mạng cầm quyền ở các nước (như ANC ở Nam Phi, Đảng FRELIMO ở
Modămbich, Đảng Lao động MPNA ở Ănggôla, Tổ chức Nhân dân Tây
Nam Phi-SWPO ở Namibia, ZANU-DF ở Dimbabuê, Đảng Lao động
Cônggô...) phải trở thành lực lượng nòng cốt tiếp tục chống thực dân đế
quốc, liên minh với các ĐCS và công nhân và các lực lượng dân chủ tiến bộ ở
trong khu vực, tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đoàn kết và
hợp tác với các ĐCS, công nhân, cánh tả và các lực lượng cách mạng, tiến bộ
trên toàn thế giới, đấu tranh vì hòa bình, phát triển và thịnh vượng.

Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới phải mang nội dung
phát triển xã hội theo hướng chống lại các xu hướng phát triển tư bản chủ
nghĩa trong mỗi nước và đưa sự phát triển vào con đường xã hội chủ nghĩa.
Đấu tranh dân tộc và đấu tranh gia cấp tiếp tục diễn ra gay gắt ở mỗi nước.

193
Cuộc đấu tranh ấy sẽ phải trải qua nhiều giai đọan, lâu dài và phức tạp. Tuy
nhiên, mục tiêu của các cuộc đấu tranh ấy đã rõ, đó là đưa đất nước thoát
khỏi quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản thế giới và đi lên chủ nghĩa xã hội. Các đảng
cộng sản, công nhân, các đảng cánh tả, dân tộc cách mạng cầm quyền, các tổ
chức công đoàn, các lực lượng dân chủ tiến bộ hiện nay đang gặp nhiều khó
khăn thử thách, nhưng ở từng nước sự liên minh, liên kết giữa các lực lượng
chính trị - xã hội ấy đang được củng cố và tăng cường khối đạo doàn kết toàn
dân tộc và tham gia tích cực trong phong trào không liên (NAM), các tổ chức
quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân mới

Bốn là: trong bối cảnh TCH kinh tế hiện nay các nước Châu Phi -
Trung Đông phải đoàn kết thống nhất chống lại chính sách ép giá để thực
hiện buôn bán và trao đổi hàng hóa giữa các nước Châu Phi và các nước tư
bản phát triển được công bằng, bình đẳng. Đấu tranh cho sự chuyển giao
công nghệ có lợi cho cả hai bên. Muốn vậy các nước châu Phi phải vừa
hợp tác vừa đấu tranh cho sự chuyển giao kỹ thuật và công nghệ tiên tiến,
không gây ô nhiễm, để độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia của các nước
Châu Phi -Trung Đông sẽ ngày càng được củng cố.

Như vậy, cho đến nay các ĐCS và công nhân, cánh tả ở Châu Phi
đang tiếp tục để đấu tranh chống lại mặt trái của TCH với mục tiêu đấu
tranh trước mắt vẫn là đòi các quyền dân sinh, dân chủ, công bằng xã hội
là chính, sự phối hợp hành động trong phạm vi Quốc tế chống mặt trái của
TCH còn hạn chế. Mặt khác phong trào cộng sản ở khu vực này còn bị các
luợng phản động đế quốc thường xuyên chống phá, gây chia rẽ với nhiều
thủ đoạn khác nhau .

4- Sự phối hợp hoạt động của các ĐCS - CN, phong trào cánh tả
trên thế giới chống mặt trái TCH

Sự tham gia, phối hợp hoạt động của các ĐCS-CN với phong trào
cánh tả trên thế giới chống mặt trái của TCH được quy định bởi những mục

194
tiêu, nội dung đấu tranh mang tính tích cực và cách mạng của phong trào
này. Các ĐCS -CN ở các nước trên thế giới những năm qua đều xác định
sự cần thiết và chủ động xúc tiến quan hệ phối hợp hoạt động với các lực
lượng chống TCH, trước hết lên tiếng phản đối toàn cầu hoá TBCN, đấu
tranh thay thế TCH của thiểu số và cho thiểu số hiện nay bằng một quá
trình TCH mới cho tất cả mọi người. Đặc biệt, các lực lượng cộng sản và
cánh tả cần phối hợp hành động chống việc lợi dụng xu thế TCH để áp đặt
một kiểu TCH tiêu cực, phi nhân bản của CNTB. Các cuộc mít tinh, biểu
dương lực lượng phản đối tác động tiêu cực của TCH kinh tế đối với cuộc
sống của các tầng lớp nhân dân lao động, đối với sự phát triển kinh tế, duy
trì ổn định chính trị xã hội của các nước nghèo, kém phát triển và đối với
sự phát triển bền vững của cả cộng đồng nhân loại luôn được các ĐCS -CN
và cánh tả ủng hộ, tham gia ở các mức độ khác nhau.

Trong cuộc đấu tranh chống mặt trái của TCH hiện nay, những người
cộng sản và cánh tả lựa chọn hình thức đấu tranh hoà bình, nhưng không
thụ động, thông qua tuần hành biểu dương lực lượng. Các đảng đều nhất trí
rằng trong tình hình hiện nay việc sử dụng bạo lực sẽ tạo cớ để chính quyền tư
sản đàn áp phong trào bằng bạo lực. Tham gia vào phong trào chống mặt trái
của TCH, những người cộng sản và lực lượng cánh tả đã gây được một số ảnh
hưởng tích cực quan trọng, họ đã dũng cảm đấu tranh phê phán quá trình TCH
trong mô thức bị tư bản hoá của nó, chống độc quyền, áp đặt, bất công, hướng
tới những mục tiêu phát triển trong công bằng và nhân văn.

Sau chiến tranh lạnh, sự phối hợp hành động, hợp tác giữa các ĐCS-
CN và các lực lượng cánh tả tiến bộ chống mặt trái của TCH từ đầu thập
niên 90 đến nay được thể hiện ở một số điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất: Các ĐCS-CN đều quan tâm tăng cường đối ngoại đảng, điều
chỉnh về chiến lược và sách lược nhằm mở rộng quan hệ với các đảng cánh tả.
Đây là một trong những hình thức được biểu hiện rõ nét nhất ở các ĐCS cầm

195
quyền tại các nước XHCN. Các ĐCS Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Đảng Lao
động Triều Tiên, Đảng NDCM Lào đều điều chỉnh quan điểm đối ngoại của
mình, mở rộng các cuộc gặp gỡ, trao đổi thông tin và kinh nghiệm hoạt
động với các đảng cánh tả, phong trào cánh tả trên thế giới.

Còn ở các nước SNG và Đông Âu, các ĐCS-CN có khuynh hướng
mềm dẻo hơn về sách lược, bắt tay hợp tác với các đảng cánh tả trong nước
trước những sinh hoạt chính trị quan trọng như bầu cử quốc hội, bầu cử
tổng thống v.v.. Các ĐCS-CN ở các nước TBPT đều đẩy mạnh quan hệ với
các đảng cánh tả, tham gia vào liên minh cầm quyền, tham gia phối hợp
đấu tranh nghị trường vì những mục tiêu dân sinh, dân chủ.

Ở từng nước các ĐCS-CN và các đảng cánh tả đã tăng cường phối
hợp hành động trong đấu tranh nghị trường, cũng như trên mọi diễn đàn
chính thức và phi chính thức để hạn chế, ngăn cản việc thông qua các đạo
luật, qui định phản dân chủ, chống cộng, hạn chế quyền tự do dân chủ, các
chính sách gây phương hại tới những thành quả đấu tranh đã giành được.
Sự phối hợp này được thể hiện rõ nét nhất ở khu vực các nước đang phát
triển Á - Phi - Mỹ Latinh. Các ĐCS ở đây đẩy mạnh hoạt động, tích cực
chủ động tham gia vào các phong trào đấu tranh của quần chúng lao động,
chống lại sự can thiệp, áp đặt của các thế lực đế quốc, chống lại chính
sách kinh tế tự do mới của Mỹ. Ở một số nước như Vênêzuêla, Braxin,
Urugoay, Ấn Độ, Nam Phi, các lực lượng cánh tả với sự phối hợp của các
ĐCS-CN đã giành được những thắng lợi quan trọng trong các cuộc bầu
cử, thậm chí có những ứng cử viên của ĐCS-CN đã trở thành nguyên thủ
quốc gia.

Thứ hai: Thông qua các hội nghị quốc tế, các diễn đàn khu vực để
trao đổi thông tin, phối hợp hoạt động. Từ 1990 đến nay, hình thức phối
hợp hoạt động dưới dạng hội nghị quốc tế, diễn đàn khu vực là những hình
thức nổi trội và diễn ra thường xuyên. Ví dụ, từ năm 1998 đến nay hàng

196
năm ĐCS Hy Lạp đã đứng ra tổ chức gặp mặt quốc tế đại biểu các ĐCS-
CN. Ở mỗi Hội nghị luôn thu hút đợc hơn 60 đảng trên thế giới tham dự.
Đây là một hình thức tập hợp lực lượng mới nhằm tăng cường tình đoàn kết
trao đổi ý kiến, thống nhất quan điểm, phối hợp hành động chống lại mặt
trái của các ĐCS-CN trong đó có cả các đảng cánh tả trên thế giới .

Ở khu vực Ban Căng, các ĐCS-CN và một số đảng cánh tả thường
xuyên tổ chức các Hội nghị khu vực nhằm thảo luận các vấn đề thời sự cấp
bách của khu vực, thống nhất nhận thức và phối hợp hành động trong đấu
tranh với các chính phủ cầm quyền và sự áp đặt của Mỹ và phương Tây vào
khu vực.

Diễn đàn Sao Paulô là một ví dụ điển hình khác về sự phối hợp hoạt
động giữa các đảng cánh tả với các ĐCS-CN ở Mỹ Latinh và Caribê. Sự
phối hợp này đã góp phần năng động hoá hoạt động của cánh tả Mỹ Latinh,
thúc đẩy trào lưu cánh tả tại đây có bước phát triển mới với sự thắng lợi
liên tiếp trong bầu cử tổng thống của 9 lãnh tụ cánh tả như: Tổng thống
H.Chavet ở Vênêxuêla, R.La-gốt ở Chilê, Lula đờ Silva ở Bra-xin,
N.Kitchơnơ ở Áchentina, M. Tôrigiô ở Panama, T.Vatquet ở Urugoay, E.
Môralet ở Bôlivia, Baxênét ở Chilê.

Thứ ba: Thông qua mạng Internet để trao đổi thông tin, phối hợp hành
động. Các ĐCS-CN lập nên những trang Website riêng và giới thiệu cho các
ĐCS và cánh tả khác cùng truy cập, để nắm tình hình hoạt động chung của
phong trào, hoặc cũng có thể đưa tin, trao đổi ý kiến, tài liệu về những vấn
đề cùng quan tâm. Những trang Web điển hình và được nhiều đảng truy cập
nhất hiện nay là: WEBSITE Solidnet (Đoàn kết) do ĐCS Hy Lạp lập ra;
WEBSITE Rednet (Thông tin đỏ) do ĐCS Mỹ phối hợp với ĐCS Ôtxtrâylia
và ĐCS Canađa thành lập. Một điều đặc biệt là khi sử dụng Internet làm
phương tiện liên lạc trao đổi thông tin, các ĐCS-CN không chỉ phối hợp
được với các đảng cánh tả mà còn liên lạc rộng rãi được với phong trào hoà

197
bình, các đảng xanh trong một số mục tiêu, nội dung đấu tranh chống mặt
trái của TCH. Các đảng, các phong trào không chỉ phối hợp tuần hành trên
đường phố mà còn thông qua không gian mạng để tiến hành nghiên cứu,
trao đổi, tranh luận về những vấn đề toàn cầu. Có rất nhiều mạng nổi tiếng
chống lại mặt trái của toàn cầu hoá như mạng “Giám sát khống chế các
công ty xuyên quốc gia”, mạng “Nhân dân toàn cầu hành động phản đối tự
do hoá mậu dịch và WTO”, mạng “Lựa chọn CNXH”. Ngoài ra, các tổ chức
bảo vệ môi trường như Tổ chức Hoà bình xanh quốc tế, Quỹ Thiên nhiên
thế giới... đều duy trì những mạng riêng có ảnh hưởng rộng rãi. Những năm
gần đây một hoạt động chung khá phát triển đó là các lực lượng phản đối
toàn cầu hoá TBCN thường xuyên tiến hành biểu tình trên mạng trước mỗi
lần tổ chức Diễn đàn Kinh tế thế giới, trước các cuộc họp cấp cao của IMF,
WB. NATO, G7, EU... làm nghẽn tắc mạng trong nhiều giờ, thậm thí nhiều
ngày. Hành động trên biểu thị sự phản kháng của phong trào đấu tranh của
quần chúng nhân dân đối với các quyết định bất công của các tổ chức quốc
tế, đồng thời cũng là hình thức phối hợp hoạt động, biểu dương lực lượng
của các đảng phái, phong trào chính trị xã hội.

Thông qua những hình thức phối hợp hoạt động giữa các ĐCSCN
với các đảng cánh tả, phong trào hoà bình, đảng xanh nêu trên, những
quan điểm và nội dung chính chống mặt trái của TCH được nêu ra là:

- Phát triển lý luận xây dựng CNXH và đấu tranh cách mạng trong
bối cảnh toàn cầu hoá. Trong điều kiện mới hiện nay, sự biến đổi của
CNTB ngày càng sâu sắc và xu thế TCH kinh tế diễn ra mạnh mẽ, các
ĐCS-CN đã tích cực tìm tòi con đường, cũng như phương thức để thực
hiện mục tiêu CNXH. Thông qua các hội nghị quốc tế, các diễn đàn và trao
đổi trên mạng, nhiều vấn đề lý luận về xây dựng CNXH trong bối cảnh
toàn cầu hoá, về đấu tranh giành chính quyền, dân chủ hoá đời sống chính

198
trị, những đặc điểm mới của CNTB đương đại... được các ĐCS-CN và các
đảng cánh tả đưa ra thảo luận.

Trên lĩnh vực kinh tế, đại đa số các đảng chủ trương phải kết hợp kế
hoạch với thị trường, phát triển nhiều loại hình sở hữu, tăng cường sự điều
tiết vĩ mô của nhà nước, thực hiện chính sách tạo việc làm, bảo vệ quyền
lợi của người lao động, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần
của người lao động. ĐCS Pháp, Bồ Đào Nha, Italia chủ trương một nền
kinh tế hỗn hợp mà quốc hữu và tư doanh cùng tồn tại, chủ trương giữ
vững ảnh hưởng của bộ phận quốc hữu đối với tổng thể nền kinh tế quốc
dân cũng như năng lực điều tiết vĩ mô của nhà nước.

Về đấu tranh nghị trường, xuất phát từ đặc điểm tình hình trong nư-
ớc, các ĐCS-CN và các đảng cánh tả đều chủ trương thông qua phương
thức đấu tranh nghị trường một cách hoà bình và dân chủ để cải biến
CNTB, sau đó tiến hành bước quá độ lên CNXH.

Về quá trình dân chủ hoá, thông qua trao đổi các đảng đều chủ
trương dân chủ hoá đời sống chính trị của nước mình, đảm bảo sự tham gia
cũng như giám sát của nhân dân đối với đời sống chính trị của quốc gia.

Như vậy, trong thời gian qua, thông qua các hình thức phối hợp hoạt
động giữa các ĐCS-CN, phong trào cánh tả và các phong trào tiến bộ xã
hội khác, các ĐCS-CN đã xây dựng và phát triển nhiều vấn đề lý luận xây
dựng CNXH, phương pháp đấu tranh cách mạng... làm cho lý luận thích
ứng hơn với tình hình, bối cảnh đã thay đổi, xác định con đường đấu tranh
chung chống CNTB trong tiến trình TCH.

- Phối hợp đấu tranh chống áp bức, bóc lột TBCN, chống chính sách
tự do kinh tế mới của chủ nghĩa đế quốc. Đây là một nội dung quan trọng
trong phối hợp hành động giữa các ĐCS-CN và các lực lượng cánh tả trong
từng nước cũng như trên phạm vi toàn thế giới. Tại Hội nghị Aten tháng
6/2000, khi ra thông cáo báo chí, các ĐCS-CN và lực lượng cánh tả đều

199
nhất trí đưa ra nhận định rằng: Trong tình hình thế giới hiện nay các đảng
cần triển khai một đường lối liên minh chiến lược giữa các ĐCS-CN và
cánh tả trong phạm vi từng nước cũng như trên phạm vi thế giới. Trong
nước, các ĐCS-CN cần thực hiện chiến lược liên minh với tất cả các lực
lượng, phong trào, tổ chức đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động.
Trong liên minh ấy, các ĐCS-CN cần nắm quyền lãnh đạo, định hướng
cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, vì quyền lợi của người lao động, chống
lại sự áp bức của GCTS, đặc biệt là của các chính phủ tư sản, các tổ hợp,
công ty độc quyền xuyên quốc gia(8) . Từ những nhận định, đánh giá trên
các ĐCS-CN và lực lượng cánh tả đã phối hợp cùng nhau tổ chức những
cuộc biểu tình, tuần hành lớn ở nhiều nơi trên thế giới mỗi khi có các cuộc
họp cấp cao của Diễn đàn kinh tế thế giới, WB, IMF.

- Phối hợp đấu tranh chống chiến tranh, chống cường quyền đế quốc
bảo vệ hoà bình thế giới. Thảo luận tại các hội nghị, diễn đàn, hay thông
qua mạng Internet các ĐCS-CN và các đảng cánh tả đều nhận định: Sau sự
kiện 11-9-2001 tình hình quốc tế trở nên phức tạp và căng thẳng hơn. Các
thế lực đế quốc hiếu chiến ra sức lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố để
tập hợp lực lợng, giành ưu thế địa-chính trị, địa-chiến lược, củng cố sức
mạnh chống lại các phong trào cách mạng trên thế giới, can thiệp trắng trợn
vào công việc nội bộ của các quốc gia độc lập có chủ quyền. Để thực hiện
lợi ích vị kỷ, tham vọng thống trị thế giới, các thế lực quân phiệt hiếu chiến
sẵn sàng hành động bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp Hiến chương LHQ
cũng như sự phản đối, lên án của dư luận tiến bộ trên thế giới.

Trước những diễn biến bất lợi nêu trên, các đảng đều nhất trí rằng
cần phải xác định thái độ rõ ràng, có quan điểm và hành động nhất quán để
hạn chế những tác động bất lợi cho phong trào, bảo vệ hoà bình và an ninh
thế giới, bảo vệ sự phát triển bền vững của cộng đồng nhân loại. Các đảng

(8)
Thông cáo báo chí về cuộc gặp măt Aten, WWW. Solidnet, 6/2000.

200
đều nhất trí rằng cần quốc tế hoá cuộc đấu tranh chống mặt trái của TCH
của các tầng lớp nhân dân lao động, các lực lượng, phong trào cách mạng
tiến bộ trên toàn thế giới.

Về thái độ và hành động của các ĐCS-CN cùng các lực lượng cánh tả
trong bối cảnh TCH cùng với những diễn biến phức tạp hiện nay được thống
nhất là: Trên qui mô toàn cầu, cần mở rộng, tăng cường phối hợp hành động
giữa những người cộng sản và những người cánh tả nhằm hạn chế, ngăn
chặn mọi hành động hiếu chiến của các thế lực đế quốc. Cần tổ chức các
chiến dịch biểu tình, tuần hành biểu dương lực lượng, tăng cường đấu tranh,
ngăn chặn mọi hành động gây chiến tranh, can thiệp vào công việc nội bộ
của các nước từ phía các thế lực đế quốc, hiếu chiến. Ở cấp độ khu vực và
châu lục, các ĐCS-CN và lực lượng cánh tả cần tìm ra những hình thức hợp
tác phù hợp, tăng cường gặp gỡ, trao đổi ý kiến, phối hợp hành động trước
những vấn đề của khu vực và châu lục mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Sự phối hợp hoạt động của các đảng cộng sản, cánh tả trên thế
giới hiện nay, Nxb. Lý luận Chính trị, HN. 2006.
2- Nguyễn Khắc Sứ: Lực lượng cánh tả Mỹ Latinh - Thực trạng và
triển vọng, Tạp chí Cộng Sản điện tử, số 2005.
3- Phạm Văn Quế: Về lực lượng cánh tả ở Mỹ Latinh, Báo Nhân
Dân, 28/11/2006.
4- Những cải cách kinh tế ở Bôlivia, Báo Nhân Dân, 12/01/2007.

201
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ PHONG TRÀO
CHỐNG MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HÓA

PGS,TS Nguyễn Huy Oánh


Viện Kinh tế Chính trị học
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Như chúng ta đã biết, quá trình toàn cầu hóa là một quá trình khách
quan, là sản phẩm tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất dưới tác
động của cách mạng khoa học-công nghệ, dẫn đến sự biến đổi về mặt quan
hệ sản xuất. Quá trình TCH, một mặt, mang lại nhiều tác động tích cực,
nhưng mặt khác cũng lại kéo theo nhiều tác động tiêu cực. Những quốc gia
đang phát triển trong quá trình hội nhập cần tận dụng, khai thác những tác
dụng tích cực do TCH mang lại nhưng lại phải có sự cảnh giác, và nhất là,
cần có cơ chế, chính sách, thậm chí cả mô hình tổ chức phù hợp, để hạn chế
mặt trái của nó. Chuyên đề này đề xuất một số giải pháp để hạn chế mặt trái
khi đất nước ta hội nhập dưới tác động của quá trình TCH.

1. Lựa chọn, điều chỉnh mô hình phát triển kinh tế-xã hội.

Lựa chọn một mô hình kinh tế - xã hội phù hợp khi hội nhập vào nền
kinh tế thế giới dưới tác động của quá trình TCH là việc đầu tiên, cực kỳ
quan trọng, mà một quốc gia phải tính đến. Bởi vì, muốn khai thác được
mặt tích cực của quá trình toàn cầu hóa cũng như hạn chế được tác động
tiêu cực của quá trình này thì nhất thiết phải có một mô hình kinh tế-xã hội
phù hợp.

Nền kinh tế nước ta, trước đổi mới, là một nền kinh tế vận hành theo
cơ chế kế hoạch hóa tập trung như nền kinh tế của các nước trong hệ thống
XHCN lúc đó. Mô hình kinh tế-xã hội mà chúng ta dầy công xây dựng khi
đó, bên cạnh mặt tích cực, ngày càng bộc lộ nhiều khuyết tật khiến cho, về

202
mặt kinh tế, lâm vào khủng hoảng trầm trọng, còn về mặt xã hội, cũng nẩy
sinh nhiều vấn đề phức tạp. Sự sụp đổ của các nước XHCN Liên xô và
Đông Âu đã cho thấy không thể duy trì được mô hình đó nữa. Vì thế Đảng
ta đã thực hiện sự nghiệp đổi mới. Một trong những nội dung quan trọng
của đường lối đổi mới là phải xây dựng một mô hình kinh tế- xã hội phù
hợp với quy luật khách quan và với chiến lược mở cửa. Điều này cũng phù
hợp với xu thế TCH kinh tế do cách mạng khoa học-công nghệ mang lại.
Vì vậy, cũng có thể nói rằng, việc lựa chọn mô hình kinh tế- xã hội vừa là
đòi hỏi từ bên trong của đất nước ta trong quá trình đổi mới mà cũng vừa
là đòi hỏi do quá trình TCH đặt ra.

Vậy thế nào là một mô hình kinh tế-xã hội phù hợp vừa nhằm
khai thác lợi thế của quá trình TCH mang lại vừa hạn chế tối đa
những mặt trái của nó? Đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
mà Đảng ta đã lựa chọn. Đây là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời
kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: Kinh tế thị trường định
hướng XHCN mà chúng ta lựa chọn là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân
theo những quy luật của thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dắt dẫn, chi
phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH thể hiện trên cả ba mặt của
quan hệ sản xuất là sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Đó là nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước nhằm đạt mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.

Kinh tế thị trường định hướng XHCN tuân theo những quy luật của
thị trường hiện đại, thể hiện ở các mặt:

Một là, các chủ thể kinh tế tham gia hoạt động trên thị trường được
tự chủ sản xuất kinh doanh theo pháp luật.

Hai là, thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch.

203
Ba là, tiền tệ hóa, thương mại hóa các quan quan hệ kinh tế theo giá
cả thị trường.

Bốn là, sự điều tiết vĩ mô của nhà nước nhằm phát huy tác động tích
cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường.

Khi hoạt động theo quy luật của thị trường, với các nội dung cụ thể
trên đây có nghĩa là nền kinh tế nước ta là nền kinh tế mở cửa, hội nhập với
nền kinh tế thế giới, là một thành viên tích cực của các tổ chức kinh tế quốc
tế. Do đó chúng ta có thể khai thác những thành tựu của cách mạng khoa
học- công nghệ mà các nước kinh tế phát triển phương Tây đã đạt được cả
ở phần cứng ( máy móc, thiết bị) và cả ở phần mềm (công nghệ, quy trình,
cách tổ chức quản lý) đồng thời còn thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư
và học tập được những kinh nghiệm tổ chức quản lý nền kinh tế của họ.
Tuy nhiên, khi hội nhập, bên cạnh mặt tích cực, nước ta cũng đứng trước
nhiều thách thức do quá trình toàn cầu hóa mang lại. Những thách thức
này một mặt, xuất phát từ những hạn chế thuộc bản chất của nền kinh tế các
nước TBCN như khủng hoảng kinh tế, cạnh tranh gay gắt, nạn thất
nghiệp…mặt khác, xuất phát từ ý đồ của các nước TBCN phát triển, với
nhiều ưu thế, hiện đang chi phối quá trình TCH.

Như vậy, khi hoạt động theo mô hình kinh tế thị trường định hướng
XHCN, hoạt động của các các doanh nghiệp Việt Nam và các hoạt động
kinh tế khác sẽ phải tuân theo quy luật của thị trường, phải nâng cao sức
cạnh tranh. Do đó, nền kinh tế sẽ hoạt động có hiệu quả. Sự khai thác
những ưu thế do TCH mang lại nêu ở trên sẽ nhân bội hiệu quả kinh tế lên.
Nhưng mặt khác phải rất cảnh giác với những tác động xấu do việc TCH
mang lại.

Đảng và Nhà nước ta đã rất chú ý đến vấn đề này nên đã vạch ra lộ
trình hội nhập một cách chủ động, thận trọng thể hiện cả trong nội dung
hoạt động kinh tế lẫn tiến trình hội nhập, trước hết cần thực hiện tốt nội

204
hàm định hướng XHCN của mô hình kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta lựa
chọn. Theo quan điểm của Đảng ta thì định hướng XHCN có nghĩa là nền
kinh tế của nước ta phải dựa trên cơ sở và được dắt dẫn, chi phối bởi các
nguyên tắc và bản chất của CNXH thể hiện ở:

- Mục tiêu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là
giả phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước
để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ
thuật của CNXH, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và nâng cao đời sống
của nhân dân.

- Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trên cơ sở đa dạng
hóa các loại hình sở hữu trong đó nhấn mạnh vai trò nền tảng của sở hữu
toàn dân và sở hữu tập thể, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

- Khẳng định nhà nước của dân, do dân, vì dân nắm vai trò quản lý
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

- Thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả
kinh tế đồng thời phân phối theo các nguồn lực đóng góp (vốn, khoa học-
công nghệ) và chú trọng đến phúc lợi xã hội.

- Tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã
hội ngay trong từng bước phát triển. Khuyến khích làm giầu hợp pháp đồng
thời chú ý xóa đói giảm nghèo.

Nội dung này một mặt, là động lực để phát triển nền kinh tế và nâng
cao đời sống của nhân dân, nhưng mặt khác, nó khắc chế những nhước
điểm mà nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường và tác động
tiêu cực của TCH.

Phải thấy rằng để có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm
khai thác tối đa những mặt mạnh của TCH và hạn chế mặt tiêu cực của nó
Đảng ta đã có cả một quá trình tìm tòi, điều chỉnh đường lối và chính

205
sách mà quan trọng nhất là đường lối thu hút nguồn vốn đầu tư từ
nước ngoài.

Trước hết về đường lối:

Tại Đại hội Đảng lần thứ VI- Đại hội khởi đầu của sự nghiệp đổi
mới, ngày 15-12-1986, Đảng ta đã khẳng định: “phải biết kết hợp sức mạnh
của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới”, bởi vì: “ Sự
phát triển của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật ngày nay và xu thế mở
rộng phân công, hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế-xã
hội khác nhau, cũng là những điều kiện rất quan trọng đối với công cuộc
xây dựng CNXH của nước ta…”, do đó: “ chúng ta phải đặc biệt coi trọng
mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học, kỹ thuật với bên
ngoài” (Văn kiện Đại hội VI. Tr 30-31). Sau đại hội, ngày 29-12- 1987
chúng ta lần đầu tiên đưa ra luật đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, là thời kỳ
thử nghiệm nên trong 3 năm (1988-1990), kết quả mang lại chưa nhiều:
mới có 214 dự án, với số vốn đăng ký 1582,3 triệu USD, vốn pháp định
1007,4 triệu USD. Bình quân vốn của 1 dự án là 7,4 triệu USD vốn đăng ký
và 4,7 triệu USD vốn pháp định. Các lĩnh vực đầu tư trong thời kỳ này chủ
yếu tập trung vào khách sạn, du lịch, khai thác thăm dò dầu khí, công
nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, xây dựng.

Để thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước ta đã sửa
đổi luật đầu tư lần đầu tiên (ngày 30-6-1990) trên 8 nội dung. Sự thay đổi
này cùng với quan điểm mới của Đảng ta tại Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VII ( ngày 24-6-1991): “Với chính sách đối ngoại rộng mở, chúng ta
tuyên bố rằng: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng
thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” và “ chúng ta chủ
trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân
biệt chế độ chính trị- xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn
tại hòa bình” (Văn kiện Đ.H VII. Tr146-147) đã tạo ra một luồng gió mới

206
thu hút vốn đầu tư. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội, một loạt thay
đổi trong luật pháp kinh tế như Luật đất đai năm 1993, Lật Thuế, Luật lao
động và hàng loạt cơ chế chính sách khác đã tác động mạnh đến khu vực
này.Kết quả là trong các năm 1991-1996 đã có một làn sóng đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam: Trong 6 năm cả nước đã thu hút được 1.784 dự án với
số vốn đăng ký lên tới 25.646 triệu USD, vốn pháp định đạt 11.886 triệu
USD, bình quân một dự án có 14,27 triệu USD vốn đăng ký và 6,7 triệu
USD vốn pháp định.

Sau một số năm thực hiện và với những kết quả khả quan, Đại hội
Đảng lần thứ VIII (ngày 28-6-1996) tiếp tục khẳng định quan điểm chính
sách “rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam
muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới”, “ mở rộng quan
hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước,
các tổ chức quốc tế và khu vực” (văn kiện.Tr.41), và “ cải thiện môi trường
đầu tư và nâng cao năng lực quản lý để thu hút có hiệu quả vốn đầu tư trực
tiếp của nước ngoai” (Sdd.96). Tiếc rằng, mặc dù Đảng ta đã có nhiều đổi
mới trong quan điểm và nhà nước đã có nhiều chính sách mới nhưng do
hoàn cảnh khách quan ( cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái lan năm
1997, sau đó lan sang nhiều nước ở Châu Á; thị trường tiêu thụ trên thế
giới bị thu hẹp) đã không cho phép triển khai trên thực tế những quan điểm
đó. Về phía chủ quan thì những lợi thế ban đầu của Việt Nam như tài
nguyên phong phú, giá nhân công rẻ giảm dần, luật đầu tư nước ngoài tuy
có sửa đổi nhưng vẫn còn bất cập, nhiều chính sách khác như chính sách
hai giá trong một số lĩnh vực, giá thuê đất cao, thủ tục hành chính phiền
hà… đã khiến vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bị chững lại và giảm
mạnh: cả năm 1997 số vốn đăng ký chỉ là 4.894,2 triệu USD, bằng 54,5%
năm 1996; năm 1998 có 285 dự án đăng ký mới với số vốn đăng ký là
4.138 triệu USD, chỉ bằng 92,5% số dự án và 84,55% số vốn đăng ký của
năm 1997; năm 1999 chỉ còn 1.568 triệu USD vốn đăng ký, bằng 38,7%

207
vốn đăng ký của năm 1998 và là năm thấp nhất kể từ 1991. Năm 2000 tuy
có tăng lên 2.018 triệu USD nhưng cũng chỉ bằng 48,7% năm 1998. Tính
chung 4 năm 1997-2000, cả nước chỉ thu hút được 1.343 dự án với số vốn
đăng ký là 12.618 triệu USD và 6.698 triệu USD vốn pháp định, bình quân
một dự án chỉ có 9,39 triệu USD so với 14,8 triệu USD của thời kỳ 1991-
1996.

Để khắc phục tình trạng trên, Đại hội Đảng lần thứ IX (19-4-2001)
Đảng ta một lần nữa chỉ rõ: “Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm.
Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước
ngoài” ( Văn kiện đại hội IX.Tr.99). Với tư tưởng đó, trên cơ sở Luật đầu
tư nước ngoài được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
sửa đổi vào ngày 9-6-2000, nhiều cơ chế chính sách của Chính phủ, của
các Bộ, Ngành, các địa phương đã được thay đổi tạo thêm sức hấp dẫn cho
các nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả là bắt đầu từ năm 2001 hoạt động đầu
tư nước ngoài đã có dấu hiệu hồi phục: năm 2001 có 550 dự án đầu tư mới
với số vốn đăng ký là 550 triệu USD, vốn pháp định 1.044 triệu USD, tăng
41% về số dự án và 28,4% về vốn đăng ký so với năm 2000. Năm 2002 có
802 dự án, 1.621 triệu USD vốn đăng ký. Năm 2003 có 747 dự án với
1.884,6 triệu USD vốn đăng ký. 9 tháng đầu năm 2004 đã có 518 dự án với
1.603,2 triệu USD vốn đăng ký, 727 triệu vốn pháp định, tăng 8,8% số dự
án, tăng 34% vốn đăng ký, 45,1% vốn pháp định so với cùng kỳ năm 2003.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, nếu tính cả năm 2004, tổng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (cả cấp mới và tăng thêm) đạt 4,1 tỷ USD. Tính chung cả 4
năm (2001-2004) tổng vốn cấp mới và bổ sung đạt khoảng 13 tỷ USD, vượt
8,3% mục tiêu đề ra của thời kỳ 2001-2005.

208
Những điều trên cho thấy: từ khi thực hiện đường lối đổi mới, mở
cửa nền kinh tế, Đảng ta không ngừng hoàn thiện đường lối chỉ đạo nhằm
khai thác tối đa nguồn lực đầu tư từ nước ngoài. Lúc đầu là xuất phát từ
nhu cầu đổi mới nền kinh tế bên trong nhưng càng về sau càng thấy là
đường lối đó phải căn cứ vào những đòi hỏi thực tế của quá trình hội nhập,
phải thích ứng và phải tận dụng mặt tích cực của TCH.

Thứ hai, về luật pháp và chính sách:Từng bước hoàn thiện luật
pháp và các chính sách theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp nước ngoài có vốn đầu tư ở Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế
đồng thời chặt chẽ hơn trong việc bảo vệ quyền lợi cho phía Việt Nam.

™ Về luật đầu tư nước ngoài: Đây là luật quan trọng nhất khi lựa
chọn mô hình kinh tế-xã hội trong quá trình hội nhập , tham gia vào quá
trình TCH.

Từ khi có Luật đầu tư nước ngoài ( 29-12-1987) đến nay, một mặt,
thúc đẩy Đảng ta hoàn thiện đường lối phát triển kinh tế như phần trên đã
nêu, mặt khác, là nguyên nhân thúc đẩy nhà nước ta từng bước hoàn thiện
luật đầu tư nước ngoài và các văn bản khác trên lĩnh vực này. Từ khi Luật
đầu tư nước ngoài có hiệu lực ( 1/1/1988) nhà nước ta đã có bốn lần bổ
sung, sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Luật sửa đổi bổ sung
luật đầu tư nước ngoài ngày 30-6-1990, Luật sửa đổi bổ xung một số điều
của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 23-12-1992, Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt nam ngày 12-11-1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam số18/2000/QH10 ngày 09
tháng 6 năm 2000. Ngoài Luật đầu tư nước ngoài và luật bổ sung nêu trên,
cho đến cuối năm 1993, nhà nước ta đã có hơn 90 văn bản, 17 hiệp định với
nước ngoài và nhiều hiệp định ký kết tránh đánh thuế trùng giữa nước ta và
các nước khác. Từ năm 1993 đến nay số lượng văn bản về lĩnh vực này còn
nhiều hơn. Tất cả những luật và các văn bản khác cua Nhà nước ta ban

209
hành đều nhằm từng bước hoàn thiện thể chế trên lĩnh vực này vừa nhằm
mục tiêu tạo lợi ích cao nhất cho các đối tác, vừa đảm bảo quyền lợi cho
phía Việt Nam trong việc khai thác nguồn vốn từ bên ngoài để phát huy tối
đa các nguồn lực trong nước, thúc đẩy kinh tế phát triển. Có thể chứng
minh cụ thể: Luật đầu tư sửa đổi ngày 30-6-1990 so với luật nêu ra lần đầu
(29-12-1987) đã sửa đổi 8 nội dung: điểm 10 điều 2 (làm rõ nội dung xí
nghiệp liên doanh), điểm 5 điều 3 ( làm rõ thêm điều kiện tổ chức kinh tế tư
nhân Việt Nam được hợp tác với tổ chức, cá nhân kinh doanh nước ngoài);
điều 8 ( làm rõ lượng vốn góp của bên nước ngoài); điều 12 (làm rõ tổ chức
hội đồng quản trị của xí nghiệp liên doanh); điều 16 ( làm rõ lương của
người lao động Việt Nam trong xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); điều
19 ( nói rõ nguyên tắc giải thể xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); điều 27
( nói rõ vấn đề thuế của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); điều 29 ( làm
rõ nghĩa vụ của bên đầu tư nước ngoài khi sử dụng đất đai, mặt nước và tài
nguyên để kinh doanh). Ngày 23-12- 1992, Quốc hội nước ta lại sửa đổi
lần thứ hai so với luật lần đầu. Trong lần sửa đổi này, tất cả có 11 điều của
Luật được sửa đổi với rất nhiều nội dung. Đó là các điều 2, 7, 8, 14, 15, 17,
19, 21, 27, 35, 36. Ngày 12-11-1996, trên cơ sở Luật đầu tư nước ngoài và
các luật sửa đổi, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam. Có thể coi đây là lần sửa đổi, hoàn chỉnh lần thứ ba. Đây là Luật
kế thừa và hoàn chỉnh so với Luật lần đầu và các lần sửa đổi trước. Nếu
như luật lần đầu chỉ có 42 điều thì Luật lần này đã cụ thể, chi tiết hơn với
68 điều. Sau nhiều năm thực hiện, để tăng thêm tính hấp dẫn đối tác nước
ngoài, phù hợp với tình hình mới, ngày 9-6-2000 Quốc hội nước ta lại một
lần nữa sửa đổi Luật . Lần sửa đổi thứ tư này, so với Luật năm 1996, đã có
23 điều được sửa đổi và bổ sung. Các điều 3, 14, 34, 35, 43, 44, được sửa
đổi. Các điều sau đây vừa sửa đổi vưà bổ sung: 21 (bổ sung 21a), 33, 40,
41, 46, 47, 52, 53, 55, 59, 60, 64, 66. Các điều 19a, 63 được bổ sung.

210
Sau các lần sửa đổi và bổ sung như đã nêu ở trên, chúng ta đã có một
bộ luật đạt được yêu cầu : vừa tăng tính hấp dẫn các nhà đầu tư vừa đảm
bảo quyền lợi cho phía Việt nam ( bao gồm cả quyền lợi của đất nước và
của người lao động):

- Về đối tượng điều chỉnh của luật đầu tư: Luật đầu tư nước ngoài
điều chỉnh các đối tượng:

+ Khái niệm đầu tư nước ngoài trong luật đề cập là đầu tư trực tiếp
của nước ngoài.

+ Chủ thể của các quan hệ đầu tư là bên nước ngoài và bên Việt
Nam. Mỗi bên cũng đều được quy định rõ: như “nhà đầu tư nước” ngoài
gồm tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài và “ bên nước ngoài” gồm một
hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài; bên Việt Nam bao gồm” một hoặc nhiều
doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế”, trong đó bao gồm
cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

So với luật đầu tư nêu ra lần đầu, sau 4 lần chỉnh sửa, nội dung nêu
ra trên đây đã rõ hơn rất nhiều. Đặc biệt quan điểm phát triển nhiều thành
phần kinh tế trong luật 1996 và luật sửa đổi năm 2000 so với lần thứ hai đã
có tiến bộ hơn,theo hướng tạo nhiều thuận lợi hơn cho phía nước ngoài.

- Về các hình thức và nội dung hoạt động đầu tư: Luật trình bầy rõ:
1) thế nào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên
doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; 2) các loại hợp đồng
kinh tế cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như: hợp đồng hợp
tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh, hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh
doanh, hợp đồng xây dựng-chuyển giao; 3) các loại hình khu vực hoạt động
của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như khu chế xuất, doanh nghiệp chế
xuất, khu công nghiệp; 4) các loại vốn như vốn đầu tư, vốn pháp định, phần
vốn góp, tái đầu tư.

211
- Về phạm vi, lĩnh vực đầu tư, nguyên tắc của luật đầu tư:

Luật đầu tư nước ngoài đòi hỏi thực hiện các nguyên tắc: tôn trọng
độc lập chủ quyền của Việt Nam và đôi bên cùng có lợi. Đồng thời, để hấp
dãn các nhà đầu tư nước ngoài, nhà nước Việt Nam cam kết bảo hộ quyền
sở hữu với vốn đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của các nhà đầu tư
nước ngoài, tạo các điều kiện thuận lợi cho họ.

Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam không hạn chế lĩnh vực đầu tư:
“ Các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực
của nền kinh tế quốc dân”. Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư vào các lĩnh vực và địa bàn sau:

+ Về lĩnh vực: a) Sản xuất hàng xuất khẩu; b) Nuôi trồng chế biến
nông, lâm, thủy sản; c) sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, bảo vệ
môi trường sinh thái, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; d) Sử dụng nhiều
lao động, chế biến nguyên liệu và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên của Việt Nam; đ) xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở công nghiệp
quan trọng.

+ Về địa bàn: a) Địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; b) Địa
bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, Luật cũng ghi
rõ: “ Nhà nước Việt Nam không cấp phép đầu tư nước ngoài vào các lĩnh
vực và địa bàn gây thiệt hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, di tích lịch
sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục và môi trường sinh thái”.

Như vậy, so với luật ban hành năm 1987, luật 1996 và luật sửa đổi
năm 2000 đã có nhiều đổi mới theo hướng vừa rộng rãi hơn, khuyến khích
đối tác đầu tư nước ngoài hơn vừa chặt chẽ hơn. Rộng rãi ở chỗ, lĩnh vực
và địa bàn không ghi thật cụ thể nghĩa là những lĩnh vực và địa bàn nào
cũng được hoạt động trừ một số lĩnh vực và dịa bàn hạn chế đã có ghi rõ.
Chặt chẽ ở chỗ, những khu vực và địa bàn không cho đối tác nước ngoài
hoạt động cũng ghi rất rõ.

212
- Về quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài:

So với luật ban hành lần đầu, luật hiện hành ( năm1996 và được sửa
đổi một số điều năm 2000) khác trước trên nhiều vấn đề:

+ Vấn đề đầu tiên là quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc thuê và sử dụng lao
động Việt nam, trong việc tôn trọng “ quyền cuả người lao động Việt Nam
tham gia tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội theo quy định của pháp
luật Việt Nam” (điều 25,26,27 luật 1996).

+ Về nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước


ngoài và các bên đối tác nước ngoài trong nộp thuế, trong chuyển tiền về
nước: Những quy định này trong luật hiện hành (1996 và 2000) theo hướng
tăng ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Một vài ví dụ:

• Trong điều 26 của Luật 1987 có ghi: “Xí nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài và Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng
phải nộp thuế lợi tức từ 15% đến 25% lợi nhuận thu được” . Điều này trong
Luật 1996 ( điều 38) được đổi là: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh nộp thế lợi tức
25% lợi nhuận thu được, trong trường hợp khuyến khích đầu tư, mức thuế
lợi tức là 20% lợi nhuận thu được; trường hợp có nhiều tiêu chuẩn khuyến
khích đầu tư, thì mức thuế lợi tức là 15% lợi nhuận thu được; trường hợp
đặc biệt khuyến khích đầu tư thì mức thuế lợi tức là 10% lợi nhuận thu
được”

• Trong điều 27 của luật sửa đổi năm 1990 có ghi: “ Tùy thuộc
vào lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư, quy mô vốn đầu tư, khối lượng hàng
xuất khẩu,cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài có thể miễn thuế

213
lợi tức cho xí nghiệp liên doanh trong một thời gian tối đa là hai năm, kể từ
khi kinh doanh có lãi và giảm 50% thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là
2 năm tiếp theo.” Luật 1996 giữ nguyên nội dung trên nhưng còn có thêm
một đoạn: “ Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên
nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh thực hiện dự án có nhiều
tiêu chuẩn khuyến khích đầu tư thì được miễn thuế lợi tức trong một thời
gian tối đa là 4 năm, kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lãi và được giảm 50%
thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 4 năm tiếp theo. Đối với những
trường hợp đặc biệt khuyến khích đầu tư, thời gian miễn thuế lợi tức tối đa
là 8 năm”.

• Trong điều 30 của Luật ban hành lần đầu (1987) có ghi:Sau
khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ( trước là thuế lợi tức) thì doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải trích 5% lợi nhuận còn lại để lập quỹ
dự phòng và quỹ dự phòng được giới hạn ở mức 25% vốn pháp định của xí
nghiệp .Trong luật mới, những nội dung trên đã thay đổi: sau khi nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác, “ việc
trích thu nhập còn lại để lập các quỹ dự phòng do doanh nghiệp quyết
định” (Điều 41- Luật 2000)

• Trong điều 33 luật năm 1987 thì khi chuyển lợi nhuận ra bên
ngoài “ tổ chức cá nhân nước ngoài nộp một khoản thuế từ 5% đến 10% số
tiền chuyển ra bên ngoài” . Nhưng trong Luật mới thì “ khi chuyển lợi
nhuận ra nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài phải nộp một khoản thuế là
3%, 5%, 7% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài” ( điều 43, luật 2000).

- Về quyền lợi của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về
nước: Trong điều 39 Luật ban hành lần đầu chỉ nêu: “Căn cứ vào những
nguyên tắc quy định trong Luật này, Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt nam ban hành những quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người
Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước, góp phần xây dựng tổ

214
quốc” thì đến Luật năm 1996 đã được ghi rõ thành điều luật riêng (điều 44)
và Luật sửa đổi năm 2000 đã được sửa lại, thành nội dung cụ thể như sau:
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo quy định của
Luật này được giảm 20% thu nhập doanh nghiệp so với dự án cùng loại, trừ
trường hợp áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%;
được áp dụng mức thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là 3% số
lợi nhuận chuyển ra nước ngoài”

Trên cơ sở của Luật đầu tư nước ngoài và thực tiễn hoạt động của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã có nhiều Nghị
định quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như
Nghị định số 12-CP ngày 18-2-1997 quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Nghị định 27/CP ban hành 5/2003 về
chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 và sửa đổi năm 2000.
Ngoài ra, Chính phủ còn nhiều nghị định khác quy định chi tiết từng bộ
phận hoạt động của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như Nghị định 38/CP
về cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nghị định số
322-HĐBT ngày 18-10-1991 về Quy chế khu chế xuất tại Việt Nam. Trong
quá trình thực hiện, khi gặp vướng mắc do sự chồng chéo giữa các chính
sách hoặc các quy định không hợp lý, Chính phủ cũng kịp thời có sự sửa
đổi bằng các quy định mới như tháng 4/2004 Chính phủ xem xét sửa đổi
Nghị định 164/CP về thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định 158/CP về
thuế VAT để giải quyết các vướng mắc đối với khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài trong việc thực hiện các văn bản này.Việc cải thiện môi trường đầu
tư trên mặt hoàn chỉnh từng bươc thể chế còn thể hiện trong đổi mới và
hoàn thiện các lĩnh vực quản lý ngoại hối, nỗ lực xóa bỏ cơ chế hai giá,
hoàn chỉnh chính sách đất đai, chính sách thuế, việc bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ.Cũng không thể quên những nỗ lực của Việt Nam trong tạo sự nhất
trí và minh bạch thông qua ký kết hàng loạt hiệp định song phương với các
đối tác lớn trên con đường gia nhập WTO như ký kết Sáng kiến chung

215
Nhật-Việt với kế hoạch hành động 44 điểm ; Hiệp định tự do khuyến khích
và bảo hộ đầu tư Việt Nam- Nhật Bản; Hiệp định bổ sung, sửa đổi khuyến
khích và bảo hộ đầu tư với Hàn quốc; hàng loạt các thỏa thuận hợp tác và
đầu tư với Singapore, CHLB Đức.

™ Ngoài luật đầu tư nước ngoài nêu ra trên đây, nhà nước còn
phải thay đổi hàng loạt Luật pháp như: sớm ban hành Luật cạnh tranh và
chống độc quyền, Luật chống bán phá giá, Luật kinh doanh bất động sản,
bổ sung Luật đất đai; tiếp tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các luật thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ
đặc biệt để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào
sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Ngay trong Luật đầu tư nước ngoài vẫn
còn có những vấn đề lớn cần phải sửa (và Nhà nước đã chuẩn bi sửa) như
hạn chế tỷ lệ góp vốn trong xí nghiệp liên doanh của phía nước ngoài.

™ Về chính sách: nhiều vấn đề thuộc chính sách của chính phủ
cũng đang và sẽ tiếp tục được sửa đổi. Đó là việc phải xóa bỏ sự phân biệt
đối sử giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp thuộc khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài (xóa bỏ giá kép trong cung cấp dịch vụ làm bất lợi
cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thuế thu nhập cá nhân đánh
cao với người Việt Nam làm việc cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài). Đó là một loạt những chính sách với các doanh nghiệp nói chung
khác cũng đã và sẽ được sửa đổi mạnh mẽ để khai thác tối đa lợi ích của
TCH. Có thể nêu ra các chính sách như:

- Chính sách xuất khẩu: Là một chính sách lớn của nền kinh tế và
cũng là chính sách lớn cho các loại doanh nghiệp ở Việt nam mà trong đó
doanh nghiệp nước ngoài có vị trí quan trọng ( tỷ trọng trong kim ngạch
xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất lớn: năm
1995 là 27%, năm 2000 là 47%, năm 2001 là 45,2%, năm 2002 là 47,1%,

216
năm 2003 là 31,4%). Để đẩy mạnh xuất khẩu, cần có những đổi mới về mặt
chính sách trên các mặt:

• Về cơ chế xuất nhập khẩu: Cơ chế xuất nhập khẩu có vai trò
to lớn trong thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp và cũng sẽ tác động
lớn đến hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Để hoàn
thiện cơ chế xuất nhập khẩu cần chú ý các mặt: việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật, chính sách, quy định quản lý về thương mại và tăng cường tính
hiệu lực thực hiện các quy định về thương mại, thực hiện nghiêm minh và
hạn chế tới mức cao nhất những vi phạm pháp luật về thương mại; tiếp tục
mở rộng hơn nữa quyền sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu rộng rãi trên
mọi loại hàng hóa trừ những hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh hoặc
cấm xuất nhập khẩu; thay đổi chính sách vốn, tài chính, tiền tệ, tín dụng
liên quan đến xuất khẩu ( theo hướng giảm tỷ trọng thuế thu từ xuất, nhập
khẩu để tăng lợi nhuận tái đầu tư cho xuất khẩu, tăng cường hoạt động của
quỹ hỗ trợ xuất khẩu, sử dụng nhiều công cụ tiền tệ hỗ trợ hoạt động xuất
nhập khẩu như điều hành tỷ giá hối đoái theo diễn biến của thị trường và có
lợi cho xuất khẩu, bảo lãnh bán hàng trả chậm, cho vay vốn trung và dài
hạn)

• Nhà nước tạo môi trường giao lưu quốc tế thuận lợi cho các
doanh nghiệp Việt Nam như tham gia những hiệp hội ngành hàng đang
hoặc sẽ hoạt động trên phạm vi khu vực và thế giới; xây dựng diễn đàn cho
các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu với doanh nghiệp nước ngoài qua mô
hình” chợ thông tin”; xây dựng các trang web trên mạng Internet để đáp
ứng nhu cầu giao lưu của các doanh nghiệp Việt Nam với nhau và với
doanh nghiệp nước ngoài.

- Chính sách đa dạng hóa đầu tư của các doanh nghiệp khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài bằng cách nhà nước cho phép các doanh nghiệp này
được tham gia vào cải cách doanh nghiệp nhà nước như được mua cổ phiếu

217
và trở thành cổ đông của DNNN Việt Nam, tham gia các công ty cổ phần
trong qúa trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Hơn nữa, cho phép các
doanh nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài được phát hành cổ
phiếu, trái phiếu.

Thứ ba, về phương thức quản lý của nhà nước:

Đây là vấn đề nếu không nhanh chóng sửa đổi thì sẽ có nhiều khúc
mắc, gây ức chế không chỉ cho các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài mà cả các doanh nghiệp trong nước. Có thể nêu ra các
vấn đề sau:

• Đẩy mạnh cải cách hành chính ở những khâu liên quan đến
việc xử lý những vấn đề về hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài theo hướng đơn giản hóa, giải quyết nhanh, gọn. Muốn vậy
phải quy định rõ trách nhiệm, thời gian cụ thể xử lý từng công việc của
từng cơ quan, từng ngành, từng cấp và phải có sự phối hợp thống nhất giữa
các ngành, các cấp, các cơ quan trong quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài làm sao không được để xảy ra tình trạng gây khó khăn, ách tắc.
Xử lý nghiêm những hiện tượng nhũng nhiễu làm chậm tiến độ sản xuất
kinh doanh và gây ức chế cho đối tác. Chấm dứt tình trạng kiểm tra tùy tiện
các doanh nghiệp này và tránh hình sự hóa các quan hệ kinh tế.

• Tăng cường nâng cấp các kết cấu hạ tầng, giảm bớt khó khăn
và chi phí cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cần tạo thuận
lợi về điện, nước, mạng internet, giảm các chi phí hàng hóa, dịch vụ cho
cac doanh nghiệp thông qua việc thực hiện cơ chế một giá trong các dịch
vụ phục vụ sản xuất cho các doanh nghiệp này.

• Nhà nước có sự điều chỉnh chính sách và sự giám sát chặt chẽ,
kịp thời để vừa giúp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả vừa bảo vệ
kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước trước những tác động xấu có thể có

218
của quá trình TCH. Vì khi thu hút nguồn lực từ bên ngoài, các doanh
nghiệp nước ngoài phải nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa thông qua việc
tranh thủ những chính sách ưu đãi của nhà nước ta cũng như lợi dụng
những sơ hở của luật pháp, chính sách do chúng ta chưa có đủ kinh
nghiệm. Cũng không loại trừ những hoạt động chống phá nhà nước ta của
một số cá nhân, tổ chức bên ngoài thông qua hoạt động kinh tế trên đất
nước ta. Do đó, sự quản lý vĩ mô của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng
là rất quan trọng.

2. Bảo vệ định hướng chính trị và nền độc lập dân tộc:

Việc thực hiện chiến lược mở cửa nền kinh tế, một mặt, để khai thác
cơ hội của TCH mang lại như thu hút vốn và công nghệ, học tập kinh
nghiệm tổ chức quản lý nền kinh tế, mở rộng thị trường, mặt khác, không
tránh khỏi những tác động xấu. Những tác động không mong muốn này cần
đề phòng không chỉ về mặt kinh tế (mà sự lựa chọn mô hình kinh tế thị
trường định hướng XHCN nêu ở trên vừa nhằm khai thác mặt tốt vừa đề
phòng, hạn chế những tác động không mong muốn đó) mà cả về mặt chính
trị. Những vấn đề sau đây về mặt chính trị ( trong đó quan trọng nhất là vấn
đề dân tộc) do quá trình TCH tác động đến mỗi quốc gia:

- Một số quốc gia độc lập có đường lối đối lập với các nước đế quốc,
bị các nước này coi là “trục ma quỷ”, “chứa chấp và ủng hộ khủng bố”, “
sản xuất hoặc tàng trữ vũ khí giết người hàng loạt” có thể bị cấm vận hoặc
tấn công bằng vũ khí bất cứ lúc nào. Sau khi Liên xô và các nước XHCN
Đông Âu tan rã, lực lượng đối trọng không còn, sự can thiệp, khống chế
của CNĐQ với các nước càng trở nên trắng trợn, bất chấp luật lệ quốc tế.
Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lợi ích và lựa chọn con đường đi lên của
các quốc gia trở nên gay go, phức tạp.

219
- Đấu tranh kinh tế đang và sẽ là hình thức đấu tranh dân tộc quan
trọng và chủ yếu. Bởi vì trong xu thế TCH, nếu không phát triển và giữ
được độc lập về kinh tế thì sẽ không giữ được độc lập về chính trị.

- Đấu tranh dân tộc còn diễn ra rất gay gắt trên lĩnh vực tư tưởng.
Thực chất đây là cuộc đấu tranh về ý thức hệ giữa CNXH và CNTB, do đó
là cuộc đấu tranh rất phức tạp nhất là khi CNTB vẫn còn những tiềm năng
nhất định, lại có sự điều chỉnh cần thiết trong khi nhận thức về CNXH và
con đường đi lên CNXH vẫn chưa thống nhất trong các tầng lớp nhân dân
các nước đang phát triển.

Những điều trên cho thấy việc bảo vệ định hướng chính trị và nên
độc lập dân tộc trong quá trình hội nhập dưới tác động của quá trình TCH
là cần thiết, thậm chí là cấp bách.

Nhận thức được điều đó nên đồng thời với việc lựa chọn mô hình
kinh tế-xã hội thích hợp, Đảng ta đã tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Một là, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị với mục tiêu: “ nhằm
xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
quyền lực thuộc về nhân dân” (Cương lĩnh). Đại hội VII của Đảng còn
nhấn mạnh thêm: thực chất của công cuộc đổi mới và hoàn thiện hệ thống
chính trị nước ta là xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền làm chủ
của nhân dân. Đảng ta cũng chỉ ra cơ chế vận hành của hệ thống chính trị là
Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ, trong đó Đảng vừa
là bộ phận trong hệ thống chính trị, vừa là “hạt nhân” lãnh đạo hệ thống ấy,
hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và không chấp nhận đa
nguyên, đa đảng; Nhà nước là nhà nước pháp quyền, nhà nước của dân, do
dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, có nhiệm vụ thể chế hóa và tổ
chức thực hiện đường lối quan điểm của Đảng và quản lý nhà nước. Mặt
trận tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị của các đoàn thể nhân dân và
cá nhân tiêu biểu của các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn

220
giáo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, hoạt động theo phương
thức hiệp thương dân chủ, có vai trò quan trọng trong việc phản biện, giám
sát xã hội, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân. Nhân dân là người làm chủ xã hội, làm chủ thông qua Nhà
nước và các cơ quan đại diện, đồng thời làm chủ trực tiếp ở cơ sở thông
qua cơ chế: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, làm chủ thông qua
hình thức tự quản.

Hai là, phải khẩn trương xây dựng và hoàn thiện các thể chế chính
trị- pháp luật quốc gia cần thiết để đẩy mạnh quá trình hội nhập, khai thác
những cơ hội do TCH mang lại đồng thời chủ động đối phó, hạn chế những
tác động xấu do quá trình này mang lại.

Chúng ta biết rằng quan hệ giữa toàn cầu hóa kinh tế và các thể chế
chính trị- pháp luật là quan hệ hai chiều, tác động lẫn nhau trong đó bao
hàm cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Chủ động xây dựng và hoàn thiện thể
chế chính trị- pháp luật là để nhằm khai thác mặt tích cực và hạn chế mặt
tiêu cực đó. Trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị-pháp luật
quốc gia để thích ứng với quá trình TCH cần chú trọng các vấn đề sau đây:

- Xác định rõ và khẩn trương xây dựng hoàn thiện các thể chế chính
trị- pháp luật cần thiết, trước hết và quan trọng nhất là xây dựng chính phủ
điện tử, công khai và minh bạch hóa tài chính quốc gia, các chính sách phát
triển, thực hiện cơ chế kiểm toán độc lập, điều chỉnh pháp luật quốc gia để
tương thích với luật pháp và các định chế quốc tế.

- Trong việc đổi mới thể chế chính trị-luật pháp nhằm tương thích
với luật pháp và các định chế quốc tế vẫn cần thể hiện được sự chủ động,
tự giác và xuất phát từ yêu cầu, mức độ tham gia của quốc gia mình để có
lộ trình, bước đi và mức độ điều chỉnh phù hợp.

- Luôn chú trọng giữ vững sự độc lập lựa chọn nội dung, mức độ
tham gia của quốc gia mình. Có như vậy mới chống được mặt trái của TCH

221
hiện do các nước TBCN phát triển và các tập đoàn xuyên quốc gia chi phối,
hơn nữa, chính tính độc lập đó lại là “thế mạnh” trong các cuộc đàm phán,
mặc cả với các đối tác.

Ba là, thực hiện đường lối đối ngoại dựa trên tư duy mới. Đó là
đường lối đối ngoại dựa trên cơ sở đánh giá thời đại phù hợp với thực tiễn,
phong phú, đa dạng, nhiều chiều, một thời đại quanh co, phức tạp và chủ
nghĩa tư bản vẫn còn tiềm năng phát triển. Đường lối đối ngoại được Đảng
ta xác định là: “ lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát
triển kinh tế-xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc” (NQ Tư 8 khóa IX) với
các nội dung:

- Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, coi đó là lợi ích cao nhất, đồng thời thực
hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng thực tế của ta.

- Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

- Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế,
hai mặt đó đậm nhạt tùy từng đối tượng, trên từng vấn đề và từng thời
điểm, cố gắng thúc đẩy mặt hợp tác, tránh trực diện đối đầu, tự đẩy mình
vào thế cô lập.

- Hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước,
trong đó đặt cao quan hệ với các nước lớn, chủ động tham gia các tổ chức
đa phương, khu vực và toàn cầu.

- Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại
nhân dân.

Đường lối trên đây vừa phù hợp với thực tế diễn ra trên thế giới vừa
mang tính mềm dẻo, khả thi. Nhờ vậy, Đảng và Nhà nước ta đã giành được

222
nhiều thắng lợi, giữ vững được định hướng chính trị và giữ gìn được độc
lập cho đất nước. Có thể nêu một số thành tựu:

- Phá thế bao vây, cấm vận; mở rộng được quan hệ đối ngoại theo
hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc
gia.Chúng ta đã xây dựng quan hệ hữu nghị tốt đẹp với Cămpuchia, bình
thường hóa với Trung Quốc và Hoa kỳ, là thành viên của khối ASEAN,
của tổ chức thương mại thế giới WTO. Hiện nay chúng ta có quan hệ ngoại
giao vơi 167 nước trong số 200 nước trên thế giới.

- Xác lập được quan hệ ổn định với các nước lớn như Trung quốc,
Hoa kỳ, Nhật bản, Liên minh Châu Âu EU.

- Giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới lãnh thổ, biển, đảo với các
nước liên quan, giữ vững môi trường hòa bình.

- Tranh thủ nguồn vốn ODA và FDI, mở rộng thị trường ngoài nước,
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

3. Có chính sách hội nhập vào khu vực và thế giới đúng đắn

3.1 Về quan điểm: Xuất phát từ nhận thức được tính tất yếu khách
quan, bản chất của TCH kinh tế, Đảng ta sớm khẳng định chủ trương “chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế”. Quan điểm chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế được nêu ra từ lâu và từng bước được hoàn thiện, thể hiện quan điểm
nhất quán của Đảng ta:

- Ngày 16 tháng 12 năm 1946, trong thư gửi Liên Hợp Quốc, chủ
tịch Hồ Chí Minh đã viết: “ Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn
sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”(Toàn Tập.
T.4.470). Rất tiếc, lúc đó do dã tâm xâm lược của CNĐQ Pháp nên chủ
trương sáng suốt này không được thực hiện.

- Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, khi thế giới bi phân chia thành hai
phe rõ rệt, một mặt, chúng ta mở cửa với hệ thống các nước XHCN anh

223
em, mặt khác, chúng ta vẫn mở rộng quan hệ với các nước anh em trên bán
đảo Đông Dương (Lào và Cămpuchia), với các nước ở Đông Nam Á và
châu Á, thậm chí vẫn có quan hệ hữu nghị với nước Pháp. Nhưng do tác
động của chiến tranh lạnh nên tư duy mở rộng quan hệ với các nước khác
hệ thống XHCN mới dừng ở quan hệ chính trị, chưa mở rộng được quan hệ
kinh tế.

- Từ khi đổi mới, tư tưởng chủ động hội nhập từng bước được
hoàn chỉnh thông qua việc hoàn chỉnh đường lối, chính sách của Đảng và
nhà nước:

• Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) Đảng ta cho rằng “
Muốn kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại, nước ta phải
tham gia sự phân công lao động quốc tế… tranh thủ mở mang quan hệ kinh
tế và kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát
triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng,
cùng có lợi”

• Đại hội Đảng lần thứ VII (1991), Đảng ta lại nhấn mạnh: “Mở
rộng, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập
chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi”; “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước
trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.

• Đại hội VIII (1996) khẳng định chủ trương “ xây dựng một
nền kinh tế mở”, “ đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới”. Hội nghị TW 4 (khóa VIII) đã xác định cụ thể: “ Chủ động chuẩn bị
các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp và nhất là những sản phẩm mà
chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trường khu vực và thị
trường quốc tế”.

• Đại hội IX (2001), một lần nữa nhắc lại: “Chủ động hội nhập
quốc tế và khu vực”. Đặc biệt, sau đại hội Đảng lần thứ IX, ngày

224
27/11/2001 Bộ Chính trị của Đảng ta đã ra Nghị quyết 07 về Hội nhập kinh
tế quốc tế, trong đó chỉ rất rõ mục tiêu, những quan điểm chỉ đạo và một số
nhiệm vụ cụ thể khi hội nhập kinh tế. Tiếp tục tư tưởng chỉ đạo đó, hội nghị
TW 9 (khóa IX) vào 1-2004 lại khẳng định thêm: “ Chủ động và khẩn
trương hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết
quốc tế đa phương, song phương nước ta đã ký kết và chuẩn bị tốt điều
kiện để sớm gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO)”.

• Đại hôi Đảng lần thứ X (2006) kế thừa những quan điểm trên
và nhấn mạnh hơn: “ Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng
thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối
tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực và tiến
trình hợp tác quốc tế và khu vực”.

Như vậy là, từng bước một, Đảng ta đã ngày càng hoàn thiện quan
điểm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Dưới ánh sáng của
quan điểm đường lối đó, trong một thời gian không dài, Nhà nước ta đã
thực hiện hội nhập và đã đạt nhiều thành tựu, đưa nền kinh tế nước ta đạt
được tốc độ tăng trưởng cao, giữ vững được ổn định kinh tế- xã hội, được
thế giới ghi nhận.

Giải pháp và bước đi:

Để quá trình hội nhập khu vực và thế giới diễn ra thuận lợi, Đảng và
Nhà nước ta rất chú trọng đến việc lựa chọn những giải pháp và bước đi
thích hợp.

Về mặt giải pháp, có thể nêu ra các giải pháp được Đảng và Nhà
nước ta vận dụng sáng tạo trên cơ sở tư duy mới:

Một là, đổi mới tư duy trong lựa chọn đối tác quan hệ.

Trên cơ sở đổi mới nhận thức về địch-ta với phương châm “thêm bạn
bớt thù” chúng ta đã đưa tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn

225
đời sống: “ Một khi đã độc lập, Việt Nam sẽ đứng với tất cả các nước bầu
bạn”, “ Việt Nam sẽ giao dịch với tất cả các nước nào trên thế giới muốn
giao dịch với Việt Nam một cách thật thà” (TT.T.5.Tr.576-578). So với
trước, tư duy này giúp chúng ta có thể mở rộng quan hệ với nhiều nước,
quan hệ với nhiều tổ chức kinh tế quốc tế không phân biệt chế độ chính trị.
Nhờ thay đổi tư duy trong xác định đối tác quan hệ, chúng ta đã mở rộng
quan hệ kinh tế, chính trị với nhiều đối tác, giảm hẳn sự cản trở, chống phá
của các đối tượng thù nghịch trên con đường hội nhập, mở rộng ảnh hưởng
của nước ta ra bên ngoài. Không phải ngẫu nhiên mà đến nay nước ta đã có
được quan hệ với 167 nước trong hơn 200 nước hiện có trên thế giới.

Hai là, thực hiện hội nhập khu vực và thế giới một cách đồng bộ cả
về kinh tế, mặt dễ đồng thuận nhất, đến hợp tác nhiều mặt hơn. Ngay từ
năm 1993, sau khi bền bỉ đấu tranh buộc Mỹ phải bỏ cấm vận, chúng ta đã
khai thông được quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB,
ADB. Sau đó, ngày 25/7/1995 chúng ta đã gia nhập khối ASEAN, tham gia
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Tháng 3/1996 chúng ta tham gia
Diễn đàn hợp tác Á-Âu( ASEM) với tư cách thành viên sáng lập. Ngày
15/6/1996 chúng ta nộp đơn xin gia nhập Điễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu
á-Thái Bình Dương (APEC) và chính thức là thành viên của tổ chức này
tháng 11/1998. Tháng 12/1994 Việt Nam xin gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO). Sau hơn mười năm đàm phán, ngày 7/11/2006, nước
ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO.

Để là thành viên của các tổ chức nêu trên, chúng ta đã phải trải qua
một quá trình dài chuyển từ đối đầu, nghi kỵ sang quan hệ hữu nghị và hợp
tác. Đây không chỉ là quan hệ kinh tế mà là quan hệ nhiều mặt, tạo nên nền
tảng vững chắc cho quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng.

Ba là, mềm dẻo, linh hoạt , năng động trong quan hệ với các đối tác
phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của ta và diễn biến của

226
tình hình thế giới trên nguyên tắc giữ vững lợi ích dân tộc . Để làm được
điều đó, phương thức quan hệ trong giai đoạn hiện nay là kiên trì đối thoại.

Bốn là, chú trọng xây dựng quan hệ ổn định với các đối tác lớn như
Mỹ, Trung Quốc, EU và Nhật bản. Bởi vì xây dựng được quan hệ tốt với
các đối tác này không chỉ giúp cho đất nước ta hòa bình, ổn định để phát
triển mà về mặt kinh tế đây cũng là thị trường lớn nhất, nguồn thu hút đầu
tư lớn nhất. Đây cũng là những đối tác có nền khoa học-công nghệ tiên tiến
nhất mà ta có thể du nhập.

Tóm lại, để khai thác những cơ hội, những thuận lợi do Toàn cầu hóa
mang lại đồng thời hạn chế những mặt trái của nó, chúng ta phải tác động
trên nhiều mặt: lựa chọn mô hình kinh tế-xã hội phù hợp, giữ vững định
hướng chính trị và nền độc lập dân tộc, có đường lối, giải pháp và bước đi
đúng đắn khi hội nhập khu vực và thế giới. Nội dung phong phú, đồng bộ,
phương pháp linh hoạt, năng động phù hợp với thực tế phức tạp diễn ra ở
nước ta và trên thế giới đã giúp cho đất nước ta giữ được ổn định chính trị-
xã hội, giữ được môi trường hòa bình , ổn định. Nhờ vậy đã thu hút được
các nguồn lực từ bên ngoài, khai thác tối đa nội lực bên trong làm cho đất
nước ta có sự tăng trưởng kinh tế cao được thế giới ghi nhận và chuẩn bị
tiềm lực cho sự phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm tới.

227
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Đại hội Đảng VI, VII, VIII,IX, X.

2. Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 5.Tr.576,578.

3. Báo cáo tổng kết Một số vấn đề lý luận-thực tiễn qua 20 năm đổi
mới (1986-2006) Ban chỉ đạo Tổng kết lý luận.Đảng Cộng sản Việt Nam.

4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 17 năm nhìn lại (1988-
2004) Tài liệu tham khảo. Trung Tâm thông tin công tác tư tưởng Ban
khoa giáo TW. Số 2/2005.

5. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 29-12-1987.

6 . Luật sửa đổi bổ sung luật đầu tư nước ngoài ngày 30-6-1990.

7. Luật sửa đổi luật đầu tư nước ngoài ngày 23-12-1992.

8. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam ngày 12-11-1996.

9. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam số 18/2000/ QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000.

10. Giáo trình luật kinh tế- Trường đại học Luật Hà nội.1997.

11. Xu thế toàn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. GS.TS
Lê Hữu Nghĩa, PGSTS Trần Khắc Việt, PGSTS Lê Ngọc Tòng (đồng chủ
biên). NXBCTQG.H.2007

228
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ TOÀN CẦU HOÁ
VÀ PHONG TRÀO CHỐNG MẶT TRÁI TOÀN CẦU HOÁ

TS Nguyễn Thị Quế


Viện Quan hệ quốc tế
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Trong suốt thế kỷ XX, xu thế quốc tế hoá kinh tế trên quy mô khu vực
và toàn cầu đã phát triển ngày càng mạnh mẽ. Sự phát triển của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ hiện đại đã thúc đẩy nền sản xuất phát triển
mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu, vượt ra khỏi ranh giới địa - chính trị
chật hẹp truyền thống, góp phần gia tăng quy mô và tốc độ quốc tế hoá nền
sản xuất xã hội của các quốc gia và khu vực. Vào những thập niên cuối cùng
của thế kỷ XX, quá trình quốc tế hóa phát triển ngày càng sâu rộng, đã đạt tới
quy mô to lớn và ở một trình độ cao hơn - đó là toàn cầu hoá ( TCH). Đây là
một xu thế khách quan, là quy luật tất yếu trong sự phát triển của xã hội loài
người . Đồng thời đây cũng là một xu thế chứa đựng những cơ hội và thách
thức to lớn đối với mọi quốc gia hiện nay, vì vậy mọi quốc gia đang phải đề
ra những đối sách cần thiết để tận dụng những cơ hội và hạn chế những thách
thức của nó. Do đó, việc nghiên cứu và nắm bắt các các quy luật phát sinh,
phát triển và vận động của quá trình TCH và phong trào chống mặt trái toàn
cầu hoá có một ý nghĩa hết sức quan trọng và bức thiết trong việc hoạch định
chiến lược phát triển của các nước trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Vì
vậy trong bài viết này tác giả trình bày: Quan điểm của Đảng và Nhà nước
Việt Nam về toàn cầu hoá và phong trào chống mặt trái toàn cầu hoá

1. QUAN NIỆM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ TOÀN CẦU
HOÁ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HOÁ

Trên thế giới có rất nhiều học giả nghiên cứu, phân tích và bàn luận
về toàn cầu hoá. Nhưng toàn cầu hoá là gì? Do toàn cầu hoá là một xu thế
đang vận động, lại đang biến đổi không ngừng, nhất là do sự tiếp cận toàn

229
cầu hoá từ các góc độ nghiên cứu với nhãn quan chính trị khác nhau, nên
trên thực tế đã có nhiều cách lý giải và định nghĩa khác nhau về toàn cầu
hoá. Sau đây là quan niệm về TCH được nêu trong cuốn sách “Tìm hiểu
một số khái niệm trong văn kiện Đại hội IX của Đảng” là: “Toàn cầu hoá là
quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động lẫn
nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc
trên thế giới, làm nổi bật hàng loạt biến đổi có quan hệ lẫn nhau mà từ đó
chúng có thể phát sinh một loạt điều kiện mới. Toàn cầu hoá khiến cạnh
tranh quốc tế ngày càng gay gắt, làm sâu sắc hơn sự chuyên môn hoá và
phân công lao động quốc tế, kích thích gia tăng sản xuất không chỉ ở cấp
độ quốc gia mà còn mở rộng ra trên toàn thế giới”1. Quan niệm về toàn cầu
hoá được nêu rõ tại Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam là: “Toàn
cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước
tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế
tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt
tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Các mâu
thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác
nhau vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn. Đấu tranh dân tộc và đấu
tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt...”2. Tác động tích cực và tiêu cực
của TCH là “ lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc
đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các
nền kinh tế. Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng
sâu rộng cả trong kinh tế, văn hoá và bảo vệ môi trường, phòng chống tội
phạm, thiên tai và các đại dịch... Các công ty xuyên quốc gia tiếp tục cấu
trúc lại, hình thành các tập đoàn khổng lồ chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế.
Sự cách biệt giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng tăng” 3 và tại Đại hội

1
Vũ Hữu Ngoạn (chủ biên), Đảng Cộng sản Việt Nam :Tìm hiểu một số khái niệm trong văn kiện Đại hội
IX của Đảng, Nxb CTQG, H.2001, tr. 94-95, N
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H à Nội, 2001,
tr.64.-65

230
Đảng lần thứ X Đảng và Nhà nước ta xác định: “Toàn cầu hoá kinh tế tạo
ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây
khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát
triển. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên,
năng lượng, thị trường nguồn vốn, công nghệ... giữa các nước ngày càng
gay gắt”. (4

Do vậy chống TCH là một cuộc đấu tranh giữa các lợi ích, mà
chủ thể các lợi ích này là các giai cấp, dân tộc, quốc gia, tập đoàn. Cuộc
đấu tranh này nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới công bằng hơn, thay
thế quá trình TCH của thiểu số và cho thiểu số hiện nay bằng một quá trình
TCH mới của tất cả mọi người. Nội dung bao trùm này được cụ thể hoá
thành nhiều mũi nhọn đấu tranh chống đói nghèo, chống bất công xã hội,
chống chủ nghĩa tự do mới, chống nền chính trị cường quyền xô vanh
…hoặc thành yêu sách về xóa nợ nước ngoài cho các nước nghèo, bảo vệ
môi trường sống, bảo vệ nhân phẩm,dân chủ hoá cơ cấu và các cơ chế của
các tổ chức WTO, IMF,WB... đó chính là cuộc đấu tranh vì thắng lợi của
chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản để có một TCH chân chính.Do đó các
nước đang phát triển hiện nay phải chủ động nhập kinh tế quốc tế, vừa
hợp tác, vừa đấu tranh là để bảo vệ lợi ích của mình vì một trật tự kinh tế
quốc tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh
tế, các công ty xuyên quốc gia.

Việt Nam chủ trương xác lập một tiến trình hội nhập phù hợp, bảo
đảm hiệu quả cả về kinh tế và chính trị, phát huy tối đa nội lực, nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, bảo vệ môi trường. Việt Nam tham gia vào quá trình TCH là để cùng

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb chính trị quốc gia
,H,2001, tr 65
4) Đảng Cộng sản Việt Nam, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb chính trị quốc gia ,H. tr
73

231
các nước đấu tranh thiết lập một sự công bằng hơn cho các nước đang phát
triển, quan điểm này được khẳng định: “Đối với nước ta, tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế trong thời gian tới được nâng lên một bước mới gắn với
việc thực hiện các cam kết quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải ra sức nâng cao
hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế, tham
(5)
gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế” . Do đó trong hội nhập
kinh tế quốc tế, Việt nam có quan hệ với các tập đoàn tư bản lớn, song cần
nhấn mạnh rằng các tập đoàn tư bản lớn làm ăn với Việt Nam đều phải dựa
trên cơ sở pháp luật của Việt Nam, chụi sự quản lý của các cơ quan Việt nam.

2- Về mâu thuẫn, những tác động tích cực và tiêu cực của toàn
cầu hoá đến sự phát triển của thế giới

* TCH là một quá trình đầy mâu thuẫn: mâu thuẫn dân tộc, mâu
thuẫn giai cấp, mâu thuẫn giữa các trung tâm tư bản lớn trên thế giới, mâu
thuẫn giữa Bắc và Nam, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và các
nước đang phát triển, mâu thuẫn giữa trung tâm và ngoại vi, mâu thuẫn
giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa toàn cầu hoá
với giữ gìn bản sắc dân tộc, giữa TCH với chủ quyền quốc gia dân tộc...
Nguồn gốc của những mâu thuẫn đó là lợi ích và bất lợi do TCH tạo ra
không được chia sẻ một cách đồng đều giữa các quốc gia... Do đó TCH làm
cho các mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản và của thời đại ngày nay càng trở
nên gay gắt, ngày càng chín muồi trên phạm vi toàn cầu. Mặc dù CNTB cố
gắng điều chỉnh, cố gắng giải quyết những mâu thuẫn trên, nhưng chắc
chắn không giải quyết được trong khuôn khổ của phương thức sản xuất
TBCN. Quá trình TCH cùng với những mâu thuẫn của nó đang đẩy mạnh
việc tạo ra những tiền đề, những yếu tố cho CNXH trong lòng CNTB .
Chắc chắn CNTB sẽ bị phủ định, sẽ bị thay thế bởi một chế độ xã hội mới
cao hơn, tiến bộ hơn CNTB đó là CNXH.

(5)
Đảng Cộng sản Việt Nam, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb chính trị quốc gia , tr15
7 - 158

232
TCH là thời cơ và thách thức không những đối với sự phát triển
chung của các dân tộc, TCH còn là thời cơ và thách thức đối với phong trào
đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở các nước, các khu vực trên thế
giới. Đại hội IX của Đảng ta đã khẳng định “các quốc gia độc lập ngày
càng tăng cường cuộc đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường
phát triển của mình. CNXH trên thế giới, từ những bài học thành công và
thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện
và khả năng tạo ra bước phát triển mới.Theo đúng quy luật tiến hoá của lịch
sử, loài nhất định sẽ tiến tới CNXH”(6

Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ các mối liên hệ ảnh
hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả khu vực, các quốc
gia, các dân tộc trên thế giới, làm nổi bật hàng loạt biến cố có quan hệ lẫn
nhau mà từ đó chúng có thể phát sinh một loạt điều kiện mới. Toàn cầu hoá
khiến cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, làm sâu sắc hơn sự chuyên
môn hoá và phân công lao động quốc tế, kích thích gia tăng sản xuất không
chỉ ở cấp độ quốc gia mà còn mở rộng ra trên toàn thế giới”. Đảng ta cho
rằng khi nghiên cứu vấn đề toàn cầu hoá không thể không đề cập, không
nghiên cứu tác động của toàn cầu hoá đến các quốc gia dân tộc, đến hệ
thống các quan hệ quốc tế, đến sự phát triển của thế giới nói chung. Với tư
cách là một quá trình mang tính hai mặt, tác động của toàn cầu hoá đến sự
phát triển của thế giới tất nhiên cũng theo cả hai chiều thuận-nghịch, tích
cực và tiêu cực. Nghĩa là toàn cầu hoá vừa thúc đẩy xã hội loài người vận
động theo hướng tiến bộ, theo hướng đi lên, đi đến hội nhập và thống nhất,
vừa cản trở hay kéo giật lùi những tiến bộ, tiến triển của văn hoá, văn minh
nhân loại. Sau đây là những tác động tích cực và tiêu cực đó của toàn cầu
hoá đến sự phát triển của thế giới trên các bình diện khác nhau.

* Những tác động tích cực của TCH

(6)
ĐCSVN,Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX , Nxb, Chính trị quốc gia,H,2001,tr 65

233
Thứ nhất, trên lĩnh vực kinh tế, xu thế toàn cầu hoá thúc đẩy sự phát
triển sâu rộng của các quan hệ kinh tế quốc tế, tạo cơ hội cho từng quốc
gia tận dụng được thị trường thế giới cho các hoạt động sản xuất- kinh
doanh của mình. Trong nền kinh tế thị trường, việc khai thông và mở rộng
thị trường có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với mỗi nền kinh tế quốc gia.
Đồng thời, xu thế toàn cầu hoá làm gia tăng các luồng chuyển giao vốn,
công nghệ sản xuất tiên tiến và kinh nghiệm quản lý, đặt các yếu tố quan
trọng này vào khả năng tiếp cận, sử dụng của mọi quốc gia. Toàn cầu hoá
cũng đã làm thay đổi một cách căn bản cơ cấu kinh tế toàn cầu theo hướng
thúc đẩy gia tăng lĩnh vực hàng hoá dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm dựa
trên tri thức, dựa trên “chất xám” trong cơ cấu kinh tế thế giới. Toàn cầu
hoá làm tăng giá trị của tri thức trong nền kinh tế quốc dân của các nước và
hình thành “nền kinh tế tri thức”. Nghĩa là toàn cầu hoá thúc đẩy sự phát
triển kinh tế thế giới đi vào chiều sâu, vào việc chủ yếu sử dụng tri thức
nhân loại, từ đó góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững, thân thiện
với thiên nhiên. Vì vậy, nhìn chung các quốc gia trên thế giới đều tỏ ra
năng động trong sự nghiệp cải cách, mở cửa, trong xây dựng một cơ cấu
kinh tế phù hợp, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế, đặc biệt
chú ý phát triển những ngành và lĩnh vực có lợi thế xuất khẩu. Những nước
nào có chiến lược và chính sách hội nhập phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể của đất nước mình, chuẩn bị tốt nội lực để “đi tắt đón đầu” thì rút
ngắn rất nhanh khoảng cách phát triển, vươn lên thành những “con rồng”,
“con hổ” hùng mạnh, vai trò và vị thế quốc tế được nâng cao.

Thứ hai, xu thế toàn cầu hoá mở ra khả năng cho các quốc gia, nhất
là các quốc gia đang phát triển có thể tham gia nhanh chóng và hiệu quả
vào hệ thống phân công lao động quốc tế đã đạt tới trình độ ngày càng
cao. Phương châm kinh doanh lấy thế giới làm nhà máy của mình, qua đó
phân công quốc tế có thể lợi dụng ưu thế kỹ thuật, tiền vốn, sức lao động và
thị trường của các nước thúc đẩy quốc tế hoá sản xuất phát triển nhanh

234
chóng. Từ đó mỗi quốc gia có thể kết hợp nội lực và ngoại lực thành sức
mạnh tổng hợp phục vụ mục tiêu phát triển của quốc gia mình. Trong bối
cảnh toàn cầu hoá, bản thân sự phân công lao động quốc tế cũng được điều
chỉnh, thay đổi, cải tạo từ sự phân công theo chiều dọc là chủ yếu sang sự
phân công theo chiều ngang, sang chuyên môn hoá, tạo thế chủ động hơn
và tính tích cực hơn cho các nước mới tham gia vào quá trình phân công
lao động quốc tế đã diễn ra từ lâu này. Nhờ vậy, các quốc gia đang phát
triển có thể đẩy nhanh quá trình điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế và rút
ngắn thời gian vật chất của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ đó
có cơ hội và điều kiện cải thiện được đời sống của nhân dân đất nước mình
cũng như cải thiện, nâng cao vị thế quốc tế của quốc gia mình.

Thứ ba, xu thế toàn cầu hoá tạo điều kiện cho tất cả các nước trong
cộng đồng quốc tế tham gia vào đời sống các quan hệ quốc tế thông qua
các tổ chức quốc tế, các tập hợp lực lượng lớn nhỏ trên các lĩnh vực khác
nhau đang hoạt động trên khắp địa cầu. Chính nhờ được tham gia vào các
tổ chức này, các tập hợp lực lượng này mà các nước lớn- nhỏ, mạnh - yếu
khác nhau, nhất là các nước nhỏ yếu có cơ hội bày tỏ chính kiến của mình,
bảo vệ lợi ích quốc gia mình, đồng thời có thể tham gia vào các quá trình
liên kết khác nhau (quốc tế, khu vực, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa
học…) nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược của mình. Trên thực tế, các
nước đang phát triển sau Chiến tranh lạnh cũng đã khẳng định vị thế ngày
càng cao của nhóm nước này trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay thông
qua các diễn đàn, tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Tổ chức thương mại
quốc tế (WTO), UNCTAD, ASEAN, MERCOSUR, AU, SAARC, Phong
trào Không liên kết, Nhóm 77, Hội nghị thượng đỉnh phương Nam,…

Thứ tư, xu thế toàn cầu hoá thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động giao
lưu văn hoá và tri thức quốc tế, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và
tình hữu nghị giữa các dân tộc. Có thể thấy văn hoá chỉ thật sự trở thành

235
động lực, mục tiêu và hệ điều tiết sự phát triển khi nó được thường xuyên
bồi bổ, được làm giàu thêm, phong phú thêm thông qua sự giao lưu rộng
mở giữa các nền văn hoá với nhau. Lần đầu tiên trong lịch sử, cơ hội giao
lưu này được mở ra nhờ xu thế toàn cầu hoá, làm cho phương Đông và
phương Tây, dân tộc này dân tộc khác xích lại gần nhau hơn, tôn trọng lẫn
nhau hơn. Nhờ TCH, có khả năng “các giá trị phổ quát có tính nhân loại -
giá trị văn minh - sẽ tràn vào các nền văn hoá của các quốc gia nhỏ và
yếu, nâng xã hội lên trình độ văn minh cao, làm tăng thêm chất nhân loại,
tính phổ quát cho các nền văn hoá đó, làm cho các quốc gia kém phát
triển, thậm chí lạc hậu, những nền văn hoá của các quốc gia nhỏ và yếu ở
những mức độ nhất định được nâng cao từng bước, được hiện đại hoá và
phát triển lên.

Thứ năm, toàn cầu hoá kinh tế hiện đại bắt nguồn từ sự phát triển của
lực lượng sản xuất, từ nền kinh tế thị trường thế giới. Ngày nay các nền
kinh tế của các quốc gia gắn bó hữu cơ và tuỳ thuộc vào nhau. Tính thẩm
thấu lẫn nhau của các nền kinh tế gia tăng. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia, trước hết trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, đã tồn tại từ lâu, từ
khi chủ nghĩa tư bản “vươn những chiếc vòi bạch tuộc” ra các “khu vực
ngoại vi”. Nhưng trên thực tế sự phụ thuộc lẫn nhau lúc đó chủ yếu mang
tính chất một chiều, và có thể nói thẳng ra rằng đấy là kiểu phụ thuộc kẻ đi
bóc lột và người bị bóc lột. Nhưng cùng với đà phát triển của xu thế toàn
cầu hoá, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc ngày càng đa
chiều, toàn diện , sâu sắc và với quy mô rộng lớn hơn. Đáng chú ý là sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc hiện nay thể hiện không chỉ
trên lĩnh cực kinh tế như trước đây, mà còn trên các lĩnh vực chính trị, an
ninh… Đây là cơ hội tích cực để loại bỏ những biểu hiện của ý đồ thiết lập
mối quan hệ một chiều chứa đựng sự áp đặt, chi phối, thống trị của các siêu
cường đối với đông đảo các quốc gia dân tộc khác trên thế giới. Đây cũng
là cơ hội cho sự hình thành một trật tự thế giới đa cực, đa trung tâm như

236
khuôn khổ quyền lực cho cơ chế sinh hoạt quốc tế dân chủ, công bằng, bình
đẳng giữa các quốc gia dân tộc.

* Những tác động tiêu cực của TCH

Những tác động không thể phủ nhận của toàn cầu hoá đến sự phát
triển của thế giới theo hướng đi lên, nghĩa là theo hướng tích cực, thúc đẩy
sự tiến bộ của xã hội loài người. Nhưng song hành với những tác động tích
cực đó, toàn cầu hoá trong giai đoạn hiện nay đang có rất nhiều những tác
động tiêu cực lên các nước trong cộng đồng quốc tế, đến sự phát triển của
thế giới nói chung.

Thứ nhất, trên lĩnh vực chính trị, xu thế toàn cầu hoá đang tạo ra một
số nguy cơ đe dọa độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ,
vai trò của nhà nước… “ở đây, nổi lên trước hết là mối quan hệ giữa toàn
cầu hoá với chủ quyền quốc gia dân tộc. Cùng với đà phát triển mạnh mẽ
của toàn cầu hoá kinh tế, về khách quan đang đặt ra những thách thức đối
với chủ quyền quốc gia”(7). Đã xuất hiện những mưu đồ lấy cái làng toàn
cầu thay thế các quốc gia dân tộc; lấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước
để hạ thấp chủ quyền quốc gia; lấy một thị trường không biên giới để phủ
nhận tính bất khả xâm phạm của toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; lấy các thiết
chế quốc tế làm mô hình siêu nhà nước đứng trên các nhà nước quốc gia,
v.v.. Đây là những biểu hiện lợi hại của chủ nghĩa đế quốc trong bối cảnh
toàn cầu hoá, nhằm đạt tới mục tiêu nhất thể hoá nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa, bao gồm cả các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên toàn thế giới
và thiết lập một trật tự thế giới do Mỹ độc quyền chi phối. Nói đến sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa các nước trong cộng đồng quốc tế, chúng ta không phủ
nhận những tác động tích cực của nó. Song sự phụ thuộc lẫn nhau đó chỉ
tạo ra cơ hội cho các nước nghèo đấu tranh, còn trên thực tế có đấu tranh

(
7+8) . Phạm Quốc Trụ, Quan niệm về an ninh quốc gia dưới tác động của xu thế toàn cầu hoá.T/C Cộng
sản, số 12, 6-2001, tr.60.

237
được và đấu tranh có kết quả hay không lại là chuyện khác. Trong khi đó,
không thể bỏ qua một thực tế là trong rất nhiều trường hợp, các nước lớn,
giàu mạnh đã không bỏ lỡ cơ hội sử dụng sự phụ thuộc lẫn nhau này làm
nguyên cớ để can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm chủ quyền quốc
gia của các nước nhỏ, nghèo. Phân tích tính chất và mức độ phụ thuộc vào
nhau của nhóm các nước giàu và nhóm các nước nghèo, có thể thấy rõ rằng
sự cách biệt, sự khác nhau là rất lớn. “Vấn đề chủ quyền quốc gia vì vậy là
tiêu điểm số một trong đấu tranh chính trị quốc tế ngày nay”8.

Thứ hai, trên lĩnh vực kinh tế, đa số các nước trên thế giới đã và đang
phải chịu sự ràng buộc của các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính - tiền
tệ, đầu tư chủ yếu do các nước phương Tây đề ra từ cách đây hơn nửa thế
kỷ. Những quy tắc này phần lớn mang tính áp đặt, bắt buộc những nước
nào muốn tham gia quá trình phân công lao động quốc tế đều phải tuân
theo, phải thực hiện. Trong khi đó, một thực tế hiển nhiên là các nước tham
gia quá trình phân công lao động quốc tế với những điều kiện, hoàn cảnh
rất khác nhau, từ điểm xuất phát rất khác nhau. Nghĩa là các nước đang
phát triển, khi tham gia cái sân chơi mang tên “toàn cầu hoá kinh tế” đó
đều phải chịu sức ép cạnh tranh bất bình đẳng và sự điều tiết vĩ mô bất hợp
lý của các nước tư bản phát triển hàng đầu. Dựa vào sức mạnh kinh tế và
mức đóng góp vốn khống chế ở các thiết chế tài chính, tiền tệ và thương
mại quốc tế, Mỹ và các nước khác trong nhóm G7 đang giữ quyền điều
khiển các thể chế kinh tế - thương mại toàn cầu, trong việc áp đặt lợi ích
của giai cấp đại tư sản cho phần còn lại của thế giới thông qua WB, IMF,
WTO… Trên thực tế, đây là hoạt động lũng đoạn của tư bản độc quyền quốc
tế. Trong hoàn cảnh này, sự cạnh tranh kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế
quốc tế trở nên bất bình đẳng và bất hợp lý cao độ. Hệ quả là “khoảng chênh
lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn (9

9
Nguyễn Đức Bình, Bài trong sách đã dẫn ở trên, tr.17.

238
Thứ ba, trên lĩnh vực xã hội, cơn lốc toàn cầu hoá đang làm trầm
trọng và có thể tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng loại trừ xã hội. Có
nghĩa là trong khi toàn cầu hoá đem lại sự giàu sang vô độ cho “một tỷ
vàng” những người có lợi thế, biết tận dụng lợi thế, biết tận dụng cơ hội do
toàn cầu hoá mang lại, thì có tới hàng tỷ người khác trên hành tinh này hầu
như không được hưởng một chút thành quả gì của toàn cầu hoá. Trên thực
tế họ đang bị bần cùng hoá, bị rơi vào, bị đẩy vào tình trạng thất nghiệp
triền miên, không được giáo dục - đào tạo, không được chăm sóc sức khoẻ,
thiếu thông tin, nước sạch, an sinh xã hội, nghĩa là đang bị đặt ra ngoài lề
của sự phát triển. Hậu quả là cơ cấu xã hội của mỗi quốc gia trong bối cảnh
toàn cầu hoá có thể biến động phức tạp, tiêu cực và khó lường, làm cho sự
phân tầng, phân hoá xã hội cũng trở thành yếu tố tiêu cực đối với bản thân
sự phát triển của đất nước. Đây là những nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến sự
bùng nổ xã hội trong từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu.Vì vậy
“ nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức quốc tế
phối hợp giải quyết:.. Sự gia tăng dân số cùng với các luồng dân di cư, tình
trạng khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài nguyên, môi trường tự
nhiên bị huỷ hoại, khí hậu diễn biến ngày càng xấu, kèm theo những thiên
tai khủ”(10

Thứ tư, trên lĩnh vực văn hoá, xu thế toàn cầu hoá đặt các quốc gia
vào nguy cơ bị các giá trị phương Tây nhất là các giá trị văn hoá Mỹ xâm
nhập ồ ạt, làm tổn hại bản sắc dân tộc. Lợi dụng ưu thế vượt trội về công
nghệ truyền thông, Mỹ và các nước tư bản phát triển ráo riết triển khai, áp
đặt các giá trị văn hoá của mình trên toàn thế giới, thực hiện một cuộc
“xâm lăng văn hoá” đối với nền văn hoá các nước nhỏ. Chưa bao giờ nền
văn hoá nhân loại đứng trước một nghịch lý phức tạp như trong kỷ nguyên
toàn cầu hoá hiện nay. Đó là việc toàn cầu hoá vừa mở ra cơ hội, mở ra khả

10 )
Đảng Cộng sản Việt Nam, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb chính trị quốc gia, năm
2006, tr 74

239
năng cho các dân tộc giao lưu sâu rộng với các dân tộc khác, từ đó làm giàu
thêm các giá trị văn hoá của dân tộc mình, vừa đặt nhân loại đứng trước
nguy cơ bị nghèo văn hoá rất nghiêm trọng. Đó là trong khi các giá trị phổ
quát mang tính nhân loại tác động làm nâng cao trình độ văn hoá chung
một cách lành mạnh, thì đồng thời nó cũng làm cho tính riêng biệt, đặc thù,
sắc thái độc đáo của mỗi nền văn hoá dễ bị mai một, nhạt nhoà nếu các nền
văn hoá đó không có cách bảo vệ những giá trị văn hoá của riêng mình.
Khuynh hướng đồng nhất trên những bình diện nào đó về văn hoá (không
nhất thiết là đồng hoá trên cơ sở một nền văn hoá lớn, mạnh, mà có thể là
sự lai tạp nhiều giá trị của các nền văn hoá khác nhau) đang trở nên rất rõ
ràng. Hơn nữa, mưu đồ của Mỹ và các nước phương Tây dùng văn hoá Mỹ,
văn hoá Phương Tây như một phương sách, một biện pháp, một thủ đoạn
(còn được gọi là sử dụng “sức mạnh mềm”, “quyền lực mềm, để thống trị
toàn thế giới đã được nhiều chính khách quốc tế, nhà nghiên cứu quốc tế
xác định là biểu hiện của chủ nghĩa đế quốc về văn hoá. Thế lực này, “sức
mạnh mềm” này, cũng như các loại chủ nghĩa đế quốc về kinh tế và chính
trị (các loại “sức mạnh cứng”) - đang là nguy cơ đe doạ sự sống còn và
phát triển của mọi cộng đồng, quốc gia, dân tộc trên thế giới. “Chính toàn
cầu hoá đã tạo ra một trong những khả năng phản tiến bộ là quốc tế hoá các
hiện tượng tiêu cực của đời sống xã hội như: sự lan tràn chủ nghĩa khủng
bố, chủ nghĩa kinh tế, chủ nghĩa kỹ trị; sự du nhập lối sống xa lạ với giá trị
truyền thống, thậm chí lối sống đồi truỵ; nạn ma tuý, mại dâm và lây nhiễm
nhiều căn bệnh thế kỷ” (11). Đây thực sự là vấn đề không đơn giảm chỉ đe
doạ bản sắc dân tộc, mà còn là vấn đề tác động đến sự tồn vong của mỗi
quốc gia dân tộc.

Thứ năm, trên lĩnh vực an ninh quốc gia, xu thế toàn cầu hoá đặt ra
cho mỗi nước hàng loạt vấn đề rất mới và rất khác trước. Nội dung khái
niệm “an ninh quốc gia” được mở rộng, theo nhiều nhà nghiên cứu bao
gồm các lĩnh vực sau: An ninh quân sự; an ninh chính trị; an ninh kinh tế;

240
an ninh xã hội; an ninh môi trường; an ninh con người. Trong bối cảnh toàn
cầu hoá đang mở rộng phạm vi và lĩnh vực hoạt động, các nguy cơ đe dọa
an ninh ngày càng phức tạp hơn, bởi bên cạnh các nguy cơ truyền thống, đã
xuất hiện các nguy cơ phi truyền thống, mang tính chất xuyên quốc gia,
chẳng hạn, nạn tin tặc tấn công vào các hệ thống bảo mật quốc gia, sự lan
rộng của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, nạn di cư bất hợp pháp, tình trạng ô
nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng… Nghĩa là cục diện an ninh dưới
tác động của toàn cầu hoá đã thay đổi, nên các công cụ, biện pháp, hình
thức, cơ chế bảo đảm an ninh cũng phải thay đổi. Phát triển kinh tế bền
vững và bảo đảm an ninh kinh tế trên mọi bình diện trở thành nội dung
trung tâm, xuyên suốt của các chính sách quốc gia. Vì vậy, ngày càng có
nhiều nước đặt vấn đề an ninh quốc gia như là một mục tiêu và thành tố của
chiến lược phát triển tổng thể đất nước, gắn chặt vấn đề này với các yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá
dân tộc và phát triển con người

Trên đây là một số tác động chủ yếu của toàn cầu hoá đến sự phát
triển của thế giới nói chung, các quốc gia dân tộc nói riêng trên các lĩnh
vực khác nhau, theo những chiều hướng khác nhau. Vậy thì cái thế giới
đang toàn cầu hoá này sẽ vận động, sẽ phát triển như thế nào? Với toàn cầu
hoá hiện nay và những tác động theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực của
nó như thế nào? nhân loại sẽ đi đến đâu và điều đó tác động qua lại thế nào
đối với con đường đi tới của các quốc gia dân tộc? Có thể thấy những tác
động tích cực và tiêu cực nêu trên của xu thế toàn cầu hoá đều tồn tại dưới
dạng tiềm năng, nghĩa là cái có thể chứ chưa phải là cái hiện thực. Chúng
chỉ trở thành hiện thực trong những điều kiện cụ thể, mà ở đó vai trò của
nhân tố chủ quan mang tính quyết định rất cao. Mặt tích cực và mặt tiêu
cực cùng tồn tại một cách hữu cơ trong xu thế toàn cầu hoá, chúng có thể
chuyển hoá lẫn nhau, nghĩa là nguy cơ có thể biến thành thời cơ và ngược
lại, thời cơ có thể trở thành nguy cơ. Bởi vậy, toàn cầu hoá có thể tạo ra

241
thuận lợi hay khó khăn; cơ hội hay thách thức; thời cơ hay nguy cơ, điều đó
phụ thuộc vào tình hình cụ thể và hiệu quả hoạt động thực tiễn của nhân tố
chủ quan. “Do vậy, yêu cầu và mục tiêu đặt ra trước loài người và các dân
tộc trong điều kiện hiện nay là đấu tranh hạn chế những mặt trái, tranh thủ
những yếu tố tích cực, có lợi do toàn cầu hoá tạo ra; đấu tranh thực hiện
từng bước một toàn cầu hoá chân chính, tiến tới một thế giới toàn cầu hoá
thực sự nhân đạo, văn minh. Phát triển thế giới theo đường hướng dân chủ,
bình đẳng, tất cả vì con người và do con người, với trình độ trí tuệ khoa học
và những phương tiện kỹ thuật công nghệ cùng những quan niệm và hệ giá
trị ngày càng cao, sự công bằng xã hội và sự hài hoà giữa xã hội và tự
nhiên ngày càng đầy đủ - đó là ngọn cờ thế kỷ XXI”.

Như vậy: tác động TCH có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực, tất nhiên
mức độ tích cực đến đâu, tiêu cực đến đâu là tùy từng đối tượng cụ thể,
từng trường hợp cụ thể, điều kiện, bối cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước
trong cộng đồng quốc tế.

3- Quan điểm Về hợp tác và đấu tranh trong xu thế toàn cầu hoá,
hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta

Đảng và Nhà nước ta cho rằng xu thế khu vực hóa và quá trình
hội nhập quốc tế của các nước, trước hết về kinh tế đều hướng tới mục
tiêu đẩy mạnh hợp tác, thực hiện tự do hóa thương mại, đầu tư và dịch
vụ, tạo lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Mỗi tổ chức hợp tác liên
kết khu vực đều chọn những lĩnh vực mà mình có lợi thế hơn để tập
trung nguồn lực, thúc đẩy hợp tác theo chiều sâu, theo những phương
thức đa dạng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh riêng cho
khu vực. Sự ra đời và hoạt động của các tổ chức kinh tế, thương mại
khu vực cũng như toàn cầu đều nhằm giải quyết vấn đề thị trường.
Đồng thời, xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa không chỉ là kết quả

242
mà còn thúc đẩy cuộc cạnh tranh, giành giật thị trường trở nên quyết
liệt hơn giữa các quốc gia và giữa các thực thể kinh tế quốc tế.

Do những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
và sự cải tiến trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, nên sức
sản xuất ngày càng tăng, sản phẩm tạo ra càng nhiều, điều đó đòi hỏi
các thực thể kinh tế cần thiết phải đẩy mạnh tìm kiếm và mở rộng thị
trường tiêu thụ. Hợp tác liên kết quốc tế trên những quy mô khác nhau
khiến cho nhiều rào cản thương mại, đầu tư dần được dỡ bỏ, nhờ đó
sản xuất cũng như trao đổi thương mại giữa các nước ngày càng được
thúc đẩy theo xu hướng nhất thể hóa. Nền sản xuất thế giới cũng ngày
càng có xu hướng trở thành “một dây chuyền sản xuất thống nhất”, cả
thế giới trở thành “một thị trường thống nhất”. Toàn bộ tình hình nêu
trên buộc các nước không phân biệt giàu hay nghèo, phát triển hay
đang phát triển muốn phát triển và không bị tụt hậu đều phải tích cực
và chủ động tham gia vào quá trình hợp tác, phân công lao động quốc
tế. Điều đó có nghĩa là tất cả các quốc gia đều nỗ lực tìm kiếm những
giải pháp thích hợp để hội nhập vào xu thế chung, ra sức cạnh tranh
kinh tế để tồn tại, để không bị thua thiệt và phát triển. Đây thực chất là
quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh trong phân chia thị trường thế giới
và xác lập lợi thế cạnh tranh quốc tế.

Mặt khác, do nhịp độ biến đổi nhanh chóng của tình hình thế
giới và khu vực, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng
tăng nên các nước phải thường xuyên tiến hành những cải cách trong
nước để thích ứng với những biến đổi trên thế giới. Trong bối cảnh
quốc tế diễn biến vô cùng phức tạp từ nửa cuối thập niên 80, đặc biệt
là sau khi chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, thì hội nhập
quốc tế thực sự càng hiện diện trong tư cách một cuộc đấu tranh gay
go, quyết liệt của các quốc gia nhằm phát triển kinh tế, bảo vệ chủ

243
quyền, an ninh quốc gia, củng cố độc lập chính trị, bảo tồn và làm
phong phú bản sắc dân tộc... thông qua việc thiết lập các mối quan hệ
tùy thuộc lẫn nhau, đan xen nhiều chiều ở nhiều tầng nấc với các quốc
gia khác.

Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu, một điều
kiện không thể thiếu cho sự phát triển của mỗi quốc gia trong thời đại cách
mạng khoa học - công nghệ hiện đại và toàn cầu hóa. Vấn đề đặt ra với mỗi
nước không chỉ là nhận thức được xu thế tất yếu đó, mà điều quan trọng
hơn là xây dựng được chiến lược, đưa ra được hệ những giải pháp thích
hợp với những biến đổi của thế giới và đặc biệt là phù hợp với trình độ và
nhu cầu phát triển của đất nước mình..

Phương châm cơ bản để tiến hành hội nhập của nước ta là bảo đảm
nguyên tắc cùng có lợi trong quan hệ song phương và đa phương. Theo
nguyên tắc này, một mặt không để thiệt hại đến lợi ích cần có và hợp lý mà ta
được hưởng, mặt khác phải chấp nhận chia sẻ hợp lý lợi ích cho các đối tác
tuỳ theo mức độ đóng góp của các bên tham gia hợp tác. Trong hợp tác liên
kết, cần giữ vững nguyên tác vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa kiên quyết vừa
mền dẻo để đạt tới mục tiêu, bảo vệ được lợi ích chính đáng của đất nước,
đồng thời, phải luôn cảnh giác, không mơ hồ trước những âm mưu và thủ
đoạn lợi dụng hợp tác kinh tế để can thiệp, áp đặt về chính trị.

* Nội dung quan điểm của Đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế

Trên cơ sở yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, từ rất sớm Đảng và
Nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của
việc mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm đa sự nghiệp phát triển đất nước hòa
vào xu thế phát triển chung của thế giới. Đảng ta luôn chú trọng việc kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, coi đây là một trong
những nguyên tắc cơ bản trong đường lối quốc tế của mình. Cũng chính vì
vậy, công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân

244
dân ta trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau đã luôn giành được sự đồng
tình, ủng hộ, sự giúp đỡ rộng rãi của nhân dân tiến bộ trên thế giới.

Tư tưởng mở cửa về kinh tế, hội nhập với kinh tế thế giới của Đảng
và Nhà nước ta đã được thể hiện rõ nét trong các văn kiện ngoại giao đầu
tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong Thư gửi Tổng Thư ký
Liên hợp quốc (12/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố:
“Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh
vực”. Đồng thời, Người khẳng định: “Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi
cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các
ngành kỹ nghệ của mình; sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường xá
giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế; đồng ý tham gia mọi tổ
chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc” (12. Đây
có thể coi là tư tưởng đặt cơ sở cho việc hình thành đường lối hội nhập kinh
tế quốc tế của chúng ta sau này. Song, trong hoàn cảnh của cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc, Việt Nam đã không thể thực hiện một cách đầy đủ
công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế theo những tư tưởng nêu trên.

Sau khi thống nhất đất nước, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, Đại hội IV Đảng Cộng sản Việt Nam (1976) đã nhấn mạnh vai trò
quan trọng của kinh tế đối ngoại. Đại hội khẳng định phải: “Kết hợp phát
triển kinh tế trong nước với mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Do
tầm quan trọng đặc biệt của nó, công tác kinh tế đối ngoại phải được tăng
cường. Nắm vững nguyên tắc chiến lược và phương hướng chủ yếu của
công tác kinh tế đối ngoại là: mở rộng và tăng cường hợp tác toàn diện với
Liên Xô và phát triển hợp tác với các nước khác trong Hội đồng tương trợ
kinh tế, theo hướng liên kết kinh tế xã hội chủ nghĩa, tích cực tham gia vào
quá trình phân công lao động quốc tế, chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất
trên những lĩnh vực thích hợp...; đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế với các

(12
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.470.

245
nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa”(13 Với tư cách là một thành viên của
cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã tích cực phát triển quan
hệ và tham gia vào các cơ chế hợp tác của các nước XHCN trong khuôn
khổ Hội đồng tương trợ kinh tế. Sự phát triển quan hệ hợp tác kinh tế với
các nước xã hội chủ nghĩa đã góp phần rất quan trọng đối với công cuộc
xây dựng kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Nhằm tạo dựng khuôn khổ
pháp lý thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện, giữa Việt Nam với Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa khác đã ký kết hàng loạt hiệp định, hiệp ước hữu
nghị và hợp tác. Việt Nam được cung cấp nguồn vốn lớn để xúc tiến công
nghiệp hóa, phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao phúc lợi nhân dân.
Chỉ riêng viện trợ kinh tế của Liên Xô cho Việt Nam trong khuôn khổ kế
hoạch 5 năm (1976 - 1980) đã tăng 2,7 lần so với kế hoạch 5 năm trớc đó.
Nhiều công trình lớn được xây dựng với sự giúp đỡ kỹ thuật của các nước
xã hội chủ nghĩa như Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại,
thủy điện Trị An, liên doanh dầu khí Vietsovpetro... Quan hệ kinh tế
thương mại giữa Liên Xô và các nớc xã hội chủ nghĩa với Việt Nam phát
triển nhanh, giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng đã tăng với tốc độ
cao. Giai đoạn 1980 đến 1986, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam
tăng từ 1.652,8 triệu Rúp/USD lên 2.944,2 triệu Rúp/USD, trong đó tỷ
trọng của xuất nhập khẩu Việt - Xô chiếm vị trí áp đảo 14. (

Với tư cách là một thành viên của cộng đồng các nước xã hội chủ
nghĩa, Việt Nam đã tích cực phát triển quan hệ và tham gia vào các cơ chế
hợp tác của các nước xã hội chủ nghĩa trong khuôn khổ Hội đồng tương trợ
kinh tế. Sự phát triển quan hệ hợp tác kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa
mặc dù còn mang nặng tính bao cấp nhưng đã góp phần rất quan trọng đối
với công cuộc xây dựng kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác, Việt

(13
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1976
14. Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Hữu Cát (Chủ biên), Về mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga hiện nay,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.46-51.

246
Nam cũng từng bước cải thiện quan hệ hợp tác kinh tế với nhiều nước tư
bản chủ nghĩa dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, thúc đẩy mối quan
hệ kinh tế trong các cơ cấu hợp tác đa phương giữa các nước đang phát triển
như Phong trào không liên kết, Nhóm G77 v.v.. Tuy nhiên, quá trình hợp tác
kinh tế quốc tế của Việt Nam thời kỳ chiến tranh lạnh do chịu sự chi phối
của cuộc đối đầu Đông - Tây, đặc biệt là nhân tố ý thức hệ tư tưởng, nên còn
những hạn chế nhất định, chưa đạt tới hiệu quả như mong muốn.

Bước vào thời kỳ đổi mới, đứng trước yêu cầu cấp bách phải đưa nền
kinh tế nhanh chóng vượt ra khỏi tình trạng khủng hoảng và phá thế bao
vây cấm vận kinh tế của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ, đường lối mở
rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được bổ
sung, hoàn thiện, đồng thời được thực hiện tích cực hơn. Đại hội VI của
Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đánh dấu một mốc quan trọng trong công
cuộc đổi mới toàn diện, đồng thời mở ra bước ngoặt trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đại hội xác định phương hướng và nội
dung của quan hệ kinh tế đối ngoại trong thời kỳ mới. Đại hội chỉ rõ:
“Muốn kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước ta
phải tham gia sự phân công lao động quốc tế; trước hết và chủ yếu là với
Liên Xô, Lào và Campuchia, với các nước khác trong cộng đồng xã hội chủ
nghĩa; đồng thời tranh thủ mở mang quan hệ kinh tế và khoa học - kỹ thuật
với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức
quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi”(15
Nghị quyết Đại hội xác định nội dung chính của chính sách kinh tế đối
ngoại trước hết bao gồm: đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thống nhất quản lý
ngoại hối, tranh thủ vốn viện trợ và vay dài hạn, khuyến khích đầu tư trực
tiếp của nước ngoài, hợp tác quốc tế về xuất khẩu lao động, phát triển các
dịch vụ du lịch, vận tải biển và hàng không quốc tế v.v.. Đi theo hướng

(15
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội,
1987, tr.81

247
này, Luật đầu tư nước ngoài được thông qua (1987), tạo khung khổ pháp lý
thuận lợi để Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, thu hút nguồn vốn,
kỹ thuật, công nghệ nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế, khai thác những
tiềm năng nội lực trong nước. Nếu như ở Đại hội VI, Đảng ta nhấn mạnh
phải “gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, giải quyết mối
quan hệgiữa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có chính sách bảo vệ sản
xuất nội địa”, thì Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) đã nêu rõ đường lối đối
ngoại mở rộng “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng
thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” 16, mở ra bước đột phá
(

trong việc thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế. Tại Hội nghị
trung ương lần thứ 3 khoá VII đã có bước tiến trong xác định cụ thể nội
dung của hội nhập quốc tế, trong đó khẳng định phải khai thông quan hệ
với các tổ chức kinh tế quốc tế. Đây là một trong những nội dung chủ yếu
của hội nhập kinh tế quốc tế, là bước phát triển lôgic tất yếu sau khi chúng
ta đã cơ bản thống nhất được thị trường trong nước theo cơ chế một giá.
Đại hội cũng xác định nguyên tắc cơ bản trong hội nhập kinh tế quốc tế là:
“mở rộng, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại trên
nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi”(17

Đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta thời kỳ đổi mới tiếp
tục được Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị bổ sung, làm rõ và cụ
thể hơn. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) ngày 29/6/1992
nhấn mạnh chủ trương mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, trong đó
“cố gắng khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như :
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB), mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực,

(
16 +17)Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2001, tr.119.
(
18) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQGt, Hà Nội,
1996. tr 84.

248
trước hết ở châu Á - Thái Bình Dương”. Bộ Chính trị ban hành Quyết định
số 1005 CV/VPTW (ngày 22/11/1994) giao cho Chính phủ soạn thảo và
gửi đơn xin gia nhập WTO. Theo Quyết định của Bộ Chính trị số 493
CV/VPTW (ngày 14/6/1996), Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập APEC.

Trên cơ sở những thành tựu đạt được, Đại hội Đảng lần thứ VIII
(1996) chủ trương “xây dựng nền kinh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới” 18. Trên cơ sở đó, Đại hội nhấn mạnh
(

quan điểm đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng
mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong
nước sản xuất có hiệu quả, tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường quốc tế;
mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương
với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi... Về phương châm và nhiệm vụ
hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết Hội nghị chỉ rõ: “Trên cơ sở phát
huy nội lực thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn
lực bên ngoài; tích cực chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường
quốc tế... Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật
pháp và nhất là những sản phẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh
để hội nhập thị trường khu vực và thị trường quốc tế. Tiến hành khẩn
trương vững chắc việc đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ, gia
nhập APEC và WTO. Có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các
cam kết trong khuôn khổ AFTA”.

Bước vào năm đầu tiên của thế kỷ mới, Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (2001) khẳng định: “Thực hiện
nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở đa phương hóa, đa
dạng hóa các quan hệ quốc tế.Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy

249
của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và
phát triển” ( 9
1. Đại hội xác định độc lập tự chủ là cơ sở để thực hiện đường
lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, đồng thời nhấn mạnh
Việt Nam, không chỉ “sẵn sàng là bạn” mà còn sẵn sàng “là đối tác tin cậy
của các nước” và “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Đây là sự phản ánh
một nấc thang cao hơn trong nhận thức và tư duy về đối ngoại nói chung và
về hội nhập kinh tế quốc tế được hình thành trên cơ sở những thành tựu và
những kinh nghiệm quan trọng trên mặt trận đối ngoại của Đảng, Nhà nước
ta những năm đổi mới. Đại hội IX đã bổ sung, hoàn thiện và phát triển đ-
ường lối hội nhập kinh tế quốc tế khi xác định: “Chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả
hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,
bảo vệ môi trường” (20. Nhằm cụ thể hóa đường lối “Chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế”, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 07-NQ/TW (ngày
27/11/2001) về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó làm rõ hơn mục
tiêu, quan điểm chỉ đạo, nội dung và nhiệm vụ cụ thể của hội nhập
kinh tế quốc tế. Về mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết 07
của Bộ Chính trị nêu rõ: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng
thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trước mắt là
thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội năm 2001 - 2010 và kế hoạch 5 năm 2001 - 2005” 21).. Hội nhập (

kinh tế quốc tế được đặt trong mối quan hệ mật thiết với xây dựng nền kinh
tế độc lập tự chủ, điều đó có nghĩa là sự kết hợp giữa nội lực và ngoại lực

(
19)Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.119.
(
20) )Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia,
2001.
211) Nghị quyết của Bộ Chính trị số 07/NQ-TW về hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2002, tr.1-2.

250
để tạo thành nguồn lực tổng hợp phát triển đất nước. Để hội nhập kinh tế
quốc tế một cách có hiệu quả, Việt Nam xác định rõ nguyên tắc cơ bản và
bao trùm là bình đẳng cùng có lợi giữa các bên tham gia nhưng phải bảo
đảm giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Giữ vững độc
lập tự chủ thể hiện trước hết trong quyết sách hội nhập nhằm khai thác tối
đa các lợi thế, đối phó thắng lợi với các thách thức đặt ra của quá trình hội
nhập; chủ động lựa chọn các tổ chức tham gia, các đối tác và hình thức
quan hệ, thời điểm tham gia hội nhập, xây dựng lộ trình hội nhập hợp lý
trong khuôn khổ quy định chung; chủ động điều chỉnh chính sách cho phù
hợp, chủ động tổ chức sản xuất và điều hành kinh tế trong nước nhằm
không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh v.v..

Đại hội X (4-2006) tiếp tục phát triển quan điểm chỉ đạo hội nhập
kinh tế quốc tế: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời
mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác
tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến
trình hợp tác khu vực và quốc tế”(22. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cần
được hiểu rằng: Chúng ta hoàn toàn chủ động quyết định đường lối, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung; chủ trương, chính sách hội nhập
kinh tế quốc tế nói riêng. Chủ động là luôn phải nắm vững quy luật, tính
tất yếu của sự vận động kinh tế toàn cầu, phát huy đầy đủ những năng
lực nội sinh, xác định lộ trình hợp lý, nội dung, quy mô và các bước đi
phù hợp; đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế. Chủ
động hội nhập là phải dựa trên sự phân tích sáng tạo, căn cứ vào tình
hình cụ thể trong nước và thế giới, cũng như khu vực, từ đó lựa chọn
những phương thức hành động phù hợp và đúng đắn. Bên cạnh đó, chủ
động còn có nghĩa là phải dự báo được những tình huống thuận lợi hay

(22 )
. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia,
2006, tr.112.

251
khó khăn khi tiến hành hội nhập, từ đó thực hiện các bước đi trong hội
nhập vững vàng và chủ động hơn.Chủ động phải luôn đi đôi với tích
cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Tích cực là khẩn trương
điều chỉnh, chuẩn bị, đổi mới từ bên trong, từ phương thức lãnh đạo,
quản lý đến hoạt động thực tiễn; từ Trung ương đến địa phương,
doanh nghiệp; khẩn trương xây dựng lộ trình, kế hoạch, đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, hoàn chỉnh hệ
thống luật pháp… Vậy tích cực có nghĩa là không nên duy trì quá lâu
các chính sách bảo hộ của Nhà nước, vì sự vận hành của nền kinh tế
thị trường thế giới không cho phép tồn tại những chính sách bảo hộ
trong các nền kinh tế thành viên. Kinh tế thế giới không chấp nhận và
sẽ đối xử không công bằng với hàng hóa của các nước đang thực thi
chính sách bảo hộ đem bán trên thị trường khu vực và quốc tế. Đảng
ta nêu bật quan điểm về vấn đề này khi cho rằng muốn xóa bỏ nhanh
các chính sách bảo hộ của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế
cần phải khắc phục nhanh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp
của Nhà nước. Tuy nhiên, Đảng cũng nhấn mạnh: Tích cực nhưng
phải luôn thận trọng, vững chắc trong mỗi bước đi để đem lại kết quả
cao nhất.

Phát huy những thành tựu đã đạt được, Đại hội X (4-2006) của Đảng
đã chỉ rõ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được những thành tựu
rất quan trọng nhưng vẫn còn dưới mức khả năng phát triển của đất nước,
hoạt động kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém bất cập. “Hội nhập kinh tế
quốc tế và kinh tế đối ngoại có bước tiến mới rất quan trọng, quan hệ kinh
tế giữa nước ta và các tổ chức quốc tế được mở rộng, việc thực hiện các
cam kết về khu vực mậu dịch tự do ASEAN, AFTA, Hiệp định Thương
mại Việt Nam Hoa Kỳ đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
WTO và thực hiện các Hiệp định hợp tác đa phương, song phương khác đã
góp phần tạo ra bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại nhất

252
là xuất khẩu”(23 và tháng 11/7/2006 Việt Nam chính thức là thành viên thứ
150 của WTO . Hiện Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 174 nước, quan
hệ thương mại với 220 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được hơn 8 nghìn dự
án FDI từ 76 nước và lãnh thổ với tổng số vốn hơn 70 tỷ USD.

Tóm lại: Hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam là một quá trình
với cơ hội và thách thức đan xen tồn tại dới dạng tiềm năng và có thể
chuyển hoá lẫn nhau. Cơ hội và thách thức chỉ trở thành hiện thực trong
những điều kiện cụ thể, mà ở đó vai trò của nhân tố chủ quan có tính quyết
định rất lớn, trớc hết đó là hiệu quả hoạt động lãnh đạo của Đảng, sự điều
hành quản lý của Nhà nước và tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết của toàn
dân tộc. Thực tế đã chứng tỏ: kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập
tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa
phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế với chủ trương chủ động và tích
cực hội nhập kinh tế quốc tế, được Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ
X tiếp tục khẳng định, bổ sung và hoàn thiện, là sự lựa chọn đúng đắn, tất yếu
đối với Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá sôi động hiện nay. Bằng
những thành tựu đạt được, hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng, trong những
năm tới Việt Nam sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công trên con đường hội
nhập và phát triển, góp phần xứng đáng đa đất nước sớm ra khỏi tình trạng
kém phát triển, công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi hướng tới mục tiêu
chiến lược "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

4- Sự tham gia của Việt Nam vào phong trào chống mặt trái toàn
cầu hoá

TCH có tính chất hai mặt: nó chứa đựng cả tích cực và tiêu cực, cả
thời cơ và thách thức đối với tất cả các quốc gia, trong đó các nước đang
phát triển phải chụi nhiều thách thức gay gắt hơn. Trong phong trào chống
mặt trái TCH, Việt Nam chia sẻ với các quốc gia, dân tộc trên thế giới

(23
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.150.

253
nhận thức chung về sự cần thiết phải có nỗ lực chung của cộng đồng quốc
tế chống mặt trái TCH nhằm gìn giữ hoà bình an ninh thế giới, đảm bảo sự
phát triển bền vững cho mỗi dân tộc và cho cả nhân loại, xây dựng một trật
tự thế giới mới dân chủ và bình đẳng, đảm bảo độc lập, chủ quyền quốc
gia, dân chủ và tiến bộ xã hội. Việt Nam tích cực tham gia cùng cộng đồng
quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu (môi trường, dân số, phòng chống
dịch bệnh, chống tội phạm xuyên quốc gia...). Việt Nam ủng hộ và cùng
nhân dân thế giới lên án chiến tranh xâm lược, đấu tranh nhằm loại trừ
hoàn toàn vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học và các loại phương tiện chiến
tranh hiện đại giết người khác, bảo vệ hoà bình, chống nguy cơ chiến tranh
và chạy đua vũ trang. Việt Nam ủng hộ việc giải quyết hoà bình mọi vấn
đề tranh chấp trong quan hệ quốc tế , thông qua thương lượng và trên cơ sở
tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, quyền tự
quyết của các dân tộc, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực.
Việt Nam lên án chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức, ủng hộ và tham
gia các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế đấu tranh chống khủng bố trên
cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc, chuẩn mực
của luật pháp quốc tế. Việt Nam phản đối việc lợi dụng chiêu bài “chống
khủng bố” để gây chiến tranh xâm lược, gây sức ép, can thiệp vào công
việc nội bộ các quốc gia có chủ quyền. Nhằm đảm bảo sự phát triển bền
vững cho bản thân mình và cho các dân tộc trên thế giới, Việt nam tích cực
thúc đẩy xu thế hoà bình , hợp tác cùng phát triển ở khu vực và trên thế giới,
ủng hộ và tham gia tích cực các nỗ lực của cộng đồng quốc tế về chống đói
nghèo, thu hẹp hố ngăn cách giầu nghèo, về sự phát triển hài hoà giữa kinh tế
và xã hội, văn hóa và bảo vệ môi trường , ủng hộ và cùng nhân dân thế giới
đấu tranh chống các mặt tiêu cực của TCH kinh tế, vì lợi ích hài hoà giữa các
nước, các tầng lớp nhân dân

Việt nam phản đối mọi mưu toan áp đặt trật tự thế giới một cực, ủng
hộ và cùng cộng đồng quốc tế phấn đấu cho một thế giơí dân chủ và bình

254
đẳng, với sự tham gia của tất cả các nước trong việc giải quyết mọi công việc
của thế giới, không phân biệt nước lớn hay nước nhỏ, nước giàu hay nước
nghèo.Việt Nam ủng hộ việc dân chủ hoá quan hệ quốc tế, cải tổ UN để
nâng cao vai trò, uy tín, hiệu quả và năng lực của UN trong việc đối phó
với những thách thức và đe doạ mơí đang đứng trước nhân loại, duy trì hoà
bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy sự phát triển chung của các nước thành
viên, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
Việt Nam cho rằng, việc cải tổ UN phải bảo đảm tính toàn diện và tính tới
lợi ích của các nước đang phát triển, cần được tiến hành một cách thận
trọng, trên cơ sở hiệp thương rộng rãi, tăng cường sự đoàn kết và hợp tác
xây dựng giữa các nước thành viên

* Trong Phong trào không liên kết Việt Nam đã tích cực tham
gia chống mặt trái toàn cầu hoá

Mặc dù còn phải đối mặt với không ít khó khăn nhưng Phong trào
Không liên kết đang góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ
hoà bình, an ninh quốc tế, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh hạt nhân chống
khủng bố, chống mặt trái của toàn cầu hoá; cũng như xây dựng một trật tự
chính trị - kinh tế quốc tế công bằng, bình đẳng hơn, bảo vệ lợi ích của các
nước đang phát triển. Để đối phó với các thách thức gay gắt đặt ra, trong
giai đoạn hiện nay các nước không Liên kết đang tăng cường phối hợp, gạt
bỏ những mâu thuẫn bất đồng, thống nhất trong các chương trình hành
động cùng nỗ lực cho mục tiêu lý tưởng cao đẹp của phong trào. Chính vì
vậy phong trào ngày càng được củng cố phát triển, đoàn kết nội bộ ngày
càng tăng cường, việc xác lập cơ chế và phương thức hoạt động thích hợp,
cũng như vấn đề đổi mới và tích cực hoà hợp các mối quan hệ quốc tế
nhằm nâng cao sức mạnh chung của phong trào ngày càng được chú trọng.
Phong trào không liên kết tiếp tục là chỗ dựa tinh thần, là diễn đàn không

255
thể thiếu của các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo trong cuộc
đấu tranh chung cho hoà bình, độc lập dân chủ và phát triển hiện nay.

Là một thành viên chính thức của phong trào Không liên kết từ 9-
1976, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực hoạt động nhằm thúc đẩy sự đoàn kết,
phấn đấu thực hiện các mục tiêu của phong trào. Bằng thắng lợi vẻ vang
trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Việt nam đã trở thành
biểu tượng cho tinh thần bất khuất của một dân tộc nhỏ yếu trước những đế
quốc hùng mạnh. Tấm gương sáng ngời của Việt Nam đã cổ vũ, khích lệ
mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa bị áp bức, bóc lột vùng lên đấu tranh tự giải
phóng làm chủ vận mệnh của mình, đó cũng là đóng góp xứng đáng của
Việt Nam vào sự phát triển đúng hướng của Phong trào.

Thời kỳ sau chiến tranh lạnh với đường lối đổi mới toàn diện đất
nước và đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá đa dạng hoá. Việt
Nam tiếp tục phát huy vai trò tích cực của mình vào sự phát triển của tổ
chức Không liên kết. Những thành tựu to lớn đã đạt được sau 20 năm tiến
hành sự nghiệp đổi mới của Việt Nam đang là những bài học kinh nghiệm
quý báu đối với các nước đang phát triển. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay, Việt Nam đang trở thành một điểm sáng mới, một mô
hình phát triển đầy hiệu quả để các nước đang phát triển tham khảo. Thực
tiễn đổi mới ở Việt Nam đã nêu ra những bài học kinh nghiệm về sự phát
triển hài hoà, về việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
phát triển xã hội, giữa phát triển kinh tế với văn hoá, giữa kết hợp ngoại lực
với nội lực,về xoá đói giảm nghèo… cho cac nước thành viên trong Phong
trào Không liên kết.

Việt Nam cũng đã đề xuất, đóng góp nhiều kinh nghiệm, sáng kiến
quý báu nhằm tăng cường hợp tác giữa các nuớc đang phát triển cũng như
kết hợp với việc đấu tranh thúc đẩy quan hệ với các nước phát triển để các
nước này dành nhiều ưu đãi và vốn cho các nước đang phát triển trong bối

256
cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, Việt Nam đã
cử nhiều chuyên gia sang các nước châu Phi để thực hiện các chương trình
hợp tác về nông nghiệp - nông thôn, văn hoá, giáo dục - y tế… Hiện nay,
quan hệ giữa Việt Nam và các nước đang phát triển đang mở rộng theo
nhiều hướng mới: Việt Nam đã đề xuất cơ chế hợp tác 3 bên – còn gọi là
2+1 (giữa Việt Nam, tổ chức tài trợ quốc tế và một nước đang phát triển)
đang được thực hiện rất có hiệu quả trong các lĩnh vực an ninh lương thực,
phát triển nông nghiệp và xoá đói giảm nghèo… Việt Nam ký nhiều hiệp
định hợp tác ba bên với Xênêgan, Bênanh, Cônggô, Mađagatxca, Lào,
Sat… Chương trình hợp tác ba bên này được Tổ chức FAO đánh giá rất
cao, mô hình này đang góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế - xã hội trong nội
bộ các nước Không liên kết.

Sự tham gia của Việt Nam trong các kỳ Hội nghị đã góp phần tằng
cường sự hợp tác, phối hợp lập trường và thống nhất quan điểm của các
nước thành viên trong Phong trào, ví dụ như: Tại hội nghị cấp cao các nước
không liên kết lần thứ 12 (29/8- 3/9/1998) nhằm ngăn ngừa tác động tiêu
cực của TCH kinh tế, Việt Nam thống nhất quan điểm với các nước trong
phong trào và cam kết thực hiện tốt “Tuyên bố Durban về thiên niên kỷ
mới” đó là: “Hãy hành động tích cực để xác định tương lai của chúng ta,
xây dựng một hệ thống quan hệ quốc tế mới vừa mang tính dân chủ vừa
mang tính đại diện cho tất cả các nước. đặc biệt các nước đang phát triển,
trên cơ sở tôn trọng các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp
quốc và bình đẳng chủ quyền các quốc gia”.

Tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Không liên kết tại Malaixia lần
thứ 13 (2/2003) và hội nghị 14 (9/ 2006) khi thảo luận về các biên pháp
nhằm tăng cường tính năng động, đoàn kết và vai trò của tổ chức Không
liên kết trong quan hệ quốc tế, Việt Nam đã khẳng định lập trường tiếp tục
kiên định các mục tiêu của Phong trào là đấu tranh cho hoà bình, độc lập

257
dân tộc, chống chính sách cường quyền, chống nghèo đói, chống chủ nghĩa
đơn cực, chống khủng bố và chống phân biệt chủng tộc, phấn đấu cho một
trật tự quốc tế và quan hệ quôc tế công bằng, dân chủ hơn, tăng cường hợp
tác Nam- Nam. Trong thời gian tới, Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực cùng với
các thành viên của Tổ chức không liên kết tìm kiếm những phương thức
hoạt động mới thích hợp cho phong trào nhằm gạt bỏ những bất đồng,
thống nhất các thành viên trong các chương trình hành động, cùng nỗ lực
phấn đấu cho lý tưởng cao đẹp của Phong trào: “Không liên kết với đói
nghèo, bất công, bạo lực mà liên kết với nhau để phát triển” và tiếp tục
phối hợp với các nước thúc đẩy các mục tiêu tích cực trong phong trào,
tăng cường đoàn kết, nêu cao vai trò và nâng cao vị trí của Nam trong đời
sống quan hệ quốc tế

*Trong G77 ( ra đời 15/6/1964) Việt Nam tham gia từ năm 1976,
Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động của nhóm G77. Cuối những
năm 80 của thế kỷ XX, Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình
hợp tác kinh tế mà G77 nêu ra trên các lĩnh vực thương mại, năng lượng,
nguyên liệu, công nghiệp, khoa học kỹ thuật, cụ thể Việt nam tham gia vào
hiệp hội sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu và nhiên liệu như dầu mỏ,cao
su, cà phê,… có tính chất toàn cầu nhằm giúp đỡ nhau trong sản xuất, chế
biến trao đổi sản phẩm, mặt khác phối hợp hành động trong cuộc đấu tranh
nhằm ổn định giá cả nguyên liệu G77 đã phối hợp với Phong trào không
liên kết đưa ra sáng kiến hợp tác giũa các nước đang phát triển và biến
chúng thành nghị quyết cụ thể tại diễn đàn đa phương. Tháng 4/2000, tại
La Habana (CuBa) đã diễn ra Hội nghị cấp cao của G77, Chủ tịch Trần
Đức Lương đã bày tỏ lập trường của Việt Nam về các vấn đề cấp thiết của
thế giới nói chung và các nước đang phát triển nói riêng thông qua bài phát
biểu quan trọng. Những thành quả, kinh nghiệm của Việt Nam qua 20 năm
đổi mới, những sáng kiến dự án hợp tác của Việt Nam, đồng thời những
đóng góp của nước ta tại các Hội nghị G77 về các vấn đề: chống mặt trái

258
của TCH, các chương trình phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách giàu -
nghèo, bảo vệ độc lập dân tộc… đã góp phần quan trọng tăng cường sự
thống nhất về lập trường cũng như quan điểm giữa các nước G77 với nhau.

* Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) và diễn đàn xã hội thế giới
(WSP)

- WEF được thành lập từ năm 1971. WEF hàng năm họp tại Davos
(Thuỵ sĩ) .Việt Nam và WEF có quan hệ từ năm 1989. WEF thường xuyên
mời Việt Nam tham dự các hội nghị thường niên tại Đavốt và các hội nghị
của WEF về Đông Á. Việt Nam luôn tham gia đóng góp và thảo luận vào
các chủ đề nóng bỏng của thế giới, như: duy trì tăng trưởng, thu hẹp
khoảng cách giữa các nước và xây dựng lộ trình phát triển kinh tế trong
tương lai , thay đổi khí hậu, chống khủng bố, xung đột căng thẳng tại Trung
Đông, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, các vấn đề lớn của châu Phi
như viện trợ, xoá nợ, xung đột triền miên…, mặt trái của toàn cầu hoá, vấn
đề công ăn việc làm toàn cầu, sự vươn lên của châu Á, những sáng tạo kỹ
thuật công nghệ và cuộc cách mạng Internet…

Tháng 1/2007 WEF với chủ đề: “xây dựng chương trình nghị sự
toàn cầu, chuyển đổi cán cân quyền lực” Việt Nam được coi là “nền kinh
tế đang nổi lên”, WEF muốn làm nổi bật hình ảnh Việt Nam tại diễn đàn
này. Trong các cuộc gặp song phương với lãnh đạo nước chủ nhà, phía
Thụy Sĩ khẳng định đang tích cực phối hợp với LHQ về việc cải tổ chính
sách ODA cho các nước phát triển, trong đó có Việt Nam là một trong năm
nước được ưu tiên lựa chọn. Tổng thổng Thụy Sĩ nhất trí ưu tiên viện trợ
cho Việt Nam trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo và mong muốn tăng cường
với Việt Nam trên tất các lĩnh vực, nhất là tăng cường quan hệ chính trị ở
tất cả các cấp.

* Diễn đàn Xã hội thế giới: hay còn gọi là diễn đàn chống Davos
đến nay đã diễn ra 7 lần. Diễn đàn này được tổ chức lần đầu tiên vào năm

259
2001, đã diễn ra 4 lần tại Porto Alegre (Braxin), 1 lần tại Phloren Xơ
(Italia) và 1 lần tại Mumbai (Ấn Độ). Tháng 1/2007 tại Nairôbi (Kênia ở
châu Phi), nhằm hướng sự quan tâm và kết nối với phong trào nhân dân
khu vực này. Chủ đề thảo luận tại diễn đàn này tập trung vào những vấn đề
liên quan đến châu Phi như đại dịch HIV/AIDS, giải quyết xung đột, các
khoản nợ và tình trạng di cư tại lục địa đen. Đay là lần đầu tiên WSF được
tổ chức tại châu Phi, lục địa nghèo nhất thế giới bị coi là phải gánh chụi
những tác động tiêu cực nhất của tiến trình toàn cầu hoá. Việc tổ chức
Diễn đàn Xã hội thế giới cùng thời điểm diễn ra WEF là một sự kiện nổi
bật trong lịch sử của các phong trào xã hội hiện nay. Có thể nói sự ra đời
WSF trở thành tác nhân quan trọng góp phần điều chỉnh quá trình TCH vốn
được xem là dòng chảy chính của đời sống kinh tế thế giới hiện nay để quá
trình ấy mang tính nhân bản hơn.Dưới khẩu hiệu chung “Một thế giới khác
là có thể”. Hội nghị các “phong trào xã hội” diễn ra vào ngày kết thúc Diễn
đàn đã quyết định kêu gọi tổ chức đợt tập hợp quần chúng rộng rãi phản đối
hội nghị G8 từ ngày 2-8/6/2007 và tổ chức Ngày hành động Quốc tế trong
năm 2008. Một số nội dung đáng lưu ý tại diễn đàn là về đoán kết Á - Phi
và Nam - Nam. Nhiều ý kiến trong đó có Việt Nam đã nêu lại ý nghĩa to
lớn của đoàn kết Á- Phi và Á- Phi - Mỹ la tinh trong quá trình đấu tranh phi
thực dân hóa, giải phóng dân tộc và chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Các đại biểu khẳng định rằng chính tinh thần Băng-Đung và tình đoàn kết
của thế giới thứ 3 đã góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền của các dân tộc,
duy trì một trật tự thế giới mà trong đó, nhân dân các nước tự quyết định
chế độ chính trị và vận mệnh của mình trong thế kỷ XX. Từ sau chiến tranh
lạnh, chủ nghĩa đé quốc trỗi dậy, áp đặt trật tự thế giới mới, can thiệp thô
bạo vào công việc nội bộ của các quốc gia, gây ra các xung đột để trực tiếp
can thiệp vào các khu vực, áp đặt một trật tự kinh tế bất công để chiếm đoạt
tài nguyên và tăng cường bóc lột, đẩy mạnh cuộc xâm lăng về văn
hoá.Trong khi sự thống trị, áp bức và bóc lột ngày càng gia tăng, được từ

260
TCH thì sự phản kháng của các dân tộc bị áp bức còn yếu, phân tán hoặc
thậm chí còn bị chia rẽ. Trong bối cảnh đó, việc khôi phục và tăng cường
hơn nữa tinh thần đoán kết Á-Phi và trong nhân dân các nước thế giới thứ
ba là nhu cầu cấp bách và là vấn đề chiến lược của tất cả các lực lượng dân
chủ và tiến bộ các nước phương Nam. Sự phát triển của các phong trào
nhân dân các nước, đặc biệt là tại các nước Mỹ la tinh trong thời gian gần
đây là những tiền đề quan trọng, đáng khích lệ, cho việc này. Các đại biểu
cùng nhất trí cho rằng mạng lưới liên kết này phải do các tổ chức thuộc các
nước đang phát triển làm nòng cốt, tránh để bị chi phối hoặc thao túng bởi
các tổ chức của các nước phát triển.

Vấn đề trật tự kinh tế quốc tế: Các vấn đề thương mại, tài chính
quốc tế và vấn đề nợ cũng được đề cập tại nhiều hội thảo của Diễn đàn. Các
phát biểu (trong đó có Việt Nam) tập trung lên án chủ nghĩa tự do mới và
thương mại bất bình đẳng, phê phán WTO, IMF, WB, G8 đang áp đặt các
trật tự, luật lệ và các chính sách không có lợi cho các nước thế giới thứ ba
và nhân dân lạo động các nước; phê phán các chính sách của các nước phát
triển trong việc viện trợ và xử lý nợ đối với các nước nghèo. Về lao động,
các đại biểu lên án mạnh mẽ những tác động của chủ nghĩa tự do mới và
TCH tư bản chủ nghĩa đối với ngướì lao động: cường độ lao động ngaỳ
càng cao, lợi ích phúc lợi của người lao động ngày càng bị cắt giảm, lao
động nhập cư bị phân biệt đối xử ngày càng thậm tệ; những tổ chức của
người lao động ngày càng khó có điều kiện hoạt động, đấu tranh; lao động
giữa các quốc gia bị đặt vào thế cạnh tranh lẫn nhau ngày càng quyết liệt.
Tại Diễn đàn lần này, khái niệm “việc làm đàng hoàng” (decent work) tiếp
tục được thảo luận nhiều; các đại biểu đòi hỏi phải đảm bảo cơ hội cho cả
nam và nữ có việc làm, sản xuất ra sản phẩm trong tự do, bình đẳng và có
nhân phẩm. Về hoạt động của công đoàn, nhiều đại biểu nhấn mạnh phải
đòi hỏi hoạt động của công đoàn phải được đảm bảo và tăng cường trên tất

261
cả mọi cấp, đặc biệt là tại các công ty đa quốc gia, kêu gọi tăng cường đoàn
kết và phối hợp hành động giữa các công đoàn và tổ chức lao động quốc tế.

Ngoài ra đoàn Việt Nam còn tiến hành Hội thảo với chủ đề: “Việt
Nam trên con đường tiến lên CNXH” đã thu hút được sự quan tâm chú ý và
tham gia của gần 200 đại diện các tổ chức từ Châu Phi, Châu Mỹ, Tây Âu,
Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Inđônêxia, Philipin, v.v.. Những thông tin về
thành tựu công cuộc đổi mới về phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, phát
triển giáo dục, y tế, cải thiện đời sống nhân dân… được các đại biểu đánh
giá cao. Việc trình bày và giải đáp giới thiệu quan điểm và chính sách của
Việt Nam về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về các bước
đi thực hiện mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội cùng với quá trình phát
triển kinh tế trong thời kỳ quá độ, về hội nhập kinh tế quốc tế,… được các
đại biểu hết sức quan tâm. Các đại biểu đã phát triển ý kiến rất sôi nổi và
đặt ra nhiều câu hỏi đối với đoàn Việt Nam. Phần lớn các câu hỏi tập trung
vào việc làm thế nào để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghiã trong điều
kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hoá; đảm bảo và phát huy dân chủ trong
điều kiện một Đảng cầm quyền. Các đại biểu đều ca ngợi sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, đánh giá cao những thành
tựu và kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, coi đây là hai
đóng góp rất quan trọng của Việt Nam đối với nhân loại. Các đại biểu đều
đánh giá là cuộc hội thảo của đoàn Việt Nam là hết sức bổ ích, là một trong
những hoạt động có giá trị nhất của Diễn đàn, có đại biểu đề nghị Ban tổ
chức quốc tế cần phối hợp để đưa Hội thảo này thành hoạt động trung tâm
của Diễn đàn. Nhiều đại biểu đã tiếp xác thêm để tìm hiểu sâu hơn về tình
hình Việt Nam. Nhiều phóng viên đã phỏng vấn đoàn sau hội thảo để viết
bài về Việt Nam. Đại biểu ta cũng tham gia phát biểu chính tại một số hội
thảo về đoàn kết Nam-Nam, về hoà bình, dân chủ, thương mại công bằng,
đoàn kết với Cuba, Palestine…

262
* Liên Hợp Quốc: Ưu tiên trong hoạt động của LHQ là trong lĩnh
vực phát triển, việc tạo môi trường kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế
bình đẳng và quan tâm thích đáng đến lợi ích của các nước đang phát triển,
trong đó có việc nhằm thúc đẩy Vòng đàm phán Đô-ha hiện nay về thương
mại vì phát triển. Từ năm 1960, ĐHĐ LHQ đề ra các chiến lược phát triển
cho từng thập kỷ nhằm huy động hợp tác quốc tế cho các mục tiêu phát
triển chung, nhất là ở các nước đang phát triển; bên cạnh đó, các tổ chức
LHQ đã có sự hỗ trợ trực tiếp về vốn, tri thức cho các nỗ lực phát triển kinh
tế, xã hội, văn hoá, giáo dục và y tế của các nước này. Tại các Hội nghi
Thiên niên kỷ năm 2000, Hội nghị cấp cao năm 2005 và mới đây nhất là
Phiên thảo luận cấp cao chung Khoá 62 ĐHĐ LHQ có sự tham dự của Thủ
tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam, các vị lãnh đạo các
quốc gia đã đề ra những định hướng lớn cho công việc của LHQ trong thời
gian tới. Đó là thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng các mối quan hệ quốc tế
công bằng, lành mạnh dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nguyên tắc
của Hiến chương LHQ; đóng góp tích cực vào việc thu hẹp khoảng cách
phát triển, trong đó có việc thực hiện Các Mục tiêu phát triển Thiên niên
kỷ, để toàn cầu hoá trở thành một lực lượng tích cực đối với toàn thể nhân
dân thế giới; thực hiện cải tổ toàn diện LHQ.

Ngày 20-09-1977, Việt Nam chính thức là thành viên của LHQ.
Ngay từ những ngày đầu tham gia LHQ, Việt Nam là người đã chủ động
đóng góp tiếng nói về những vấn đề liên quan đến hoà bình, ổn định, hợp
tác ở Đông – Nam Á. Đồng thời, Việt Nam tích cực cùng nhiều quốc gia
thành viên các nước thúc đẩy LHQ thông qua các nghị quyết, quyết định
cùng các biện pháp cụ thể nhằm phát huy vai trò của LHQ, tăng cường sự
phối hợp của các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chạy đua vũ trang,
giải trừ quân bị, ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp, xung đột quốc tế
bằng biện pháp hoà bình, bảo vệ độc lập và quyền tự quyết của các dân tộc,
cải thiện môi trường kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và

263
bảo đảm quyền con người. Việc quan hệ của Việt Nam được mở rộng về
mặt ngoại giao với 174 nước và về kinh tế thương mại với hầu hết các quốc
gia, vùng lãnh thổ cùng với việc Việt Nam là thành viên tích cực của nhiều
tổ chức và diễn đàn toàn cầu và khu vực đã tạo những điều kiện thuận lợi
mới cho hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên khác trong các
công việc của LHQ. Việt Nam được LHQ đánh giá cao về việc hoàn thành
trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, triển khai thành
công đồng thời chia sẽ kinh nghiệm của mình trong việc thực hiện các
chương trình hành động của các hội nghị LHQ về phát triển xã hội, môi
trường, an ninh lương thực, tài chính cho phát triển, nhà ở, nhân quyền, dân
số và phát triển, phụ nữ, trẻ em, chống phân biệt chủng tộc, phòng chống
HIV/AIDS…Việt Nam cũng đã thể hiện ý thức trách nhiệm cao đối với vấn
đề cải tổ LHQ, hiện đang đóng góp cụ thể vào việc đổi mới hệ thống phát
triển của LHQ bằng việc cùng các tổ chức LHQ thực hiện có kết quả sáng
kiến “Một Liên Hợp Quốc” ở Việt Nam sau khi được LHQ chọn làm một
trong tám nước trên thế giới thực hiện thí điểm sáng kiến này. Ghi nhận
những đóng góp nhiều mặt của Việt Nam vào công việc của LHQ, các quốc
gia thành viên đã nhiều lần bầu Việt Nam vào cơ chế lãnh đạo của nhiều cơ
quan LHQ như Phó Chủ Tịch Đại hội đồng LHQ, thành viên ECOSOC,
Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Nông Nghiệp và Lương Thực (FAO), Phó
Chủ tịch Hội đồng chấp hành tổ chức UNDP/UNFPA, Uỷ ban nhân quyền,
Hội đồng thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Hội
đồng điều hành các tổ chức Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) và Liên
minh Viễn thông quốc tế (ITU), Hội đồng chấp hành các Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hoá LHQ (UNESCO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hội
đồng quản trị Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Tại phiên thảo luận cấp cao
vừa qua của ĐHĐ LHQ, thay mặt cho Nhà nước và nhân dân Việt Nam,
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định sự cam kết, đồng
thời trình bày những hướng tham gia cụ thể để có thể đóng góp hết sức

264
mình vào việc thực hiện sứ mạng cao cả của Cơ quan này.Với tinh thần tích
cức, xây dựng, hợp tác, có trách nhiệm trong đời sống quốc tế, Việt Nam
quyết tâm phối hợp cùng các quốc gia thành viên LHQ và các đối tác của
LHQ phấn đấu phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức LHQ vì lợi ích chung
của các dân tộc.

Tóm lại: Cần nhận thức đúng đắn toàn cầu hoá và hội nhập là một
xu thế khách quan, trọng tâm của nó là mở cửa kinh tế, tạo điều kiện mở
rộng không gian để phát triển và tìm kiếm vị trí thích hợp cho mình trong
khung cảnh chung của toàn cầu hoá, thực hiện việc kết hợp nội lực với sức
mạnh quốc tế; hội nhập thực chất là tham gia cạnh tranh trên trường quốc tế
và trên thị trường nội địa. Tham gia vào quá trình TCH là tất yếu, việc
nhấn mạnh đến sự bất ổn, bất công trong quá trình đó không có nghĩa là
phản đối, phủ nhận toàn cầu hóa kinh tế. Nền kinh tế thực của thế giới đang
tăng trưởng với tốc độ rất nhanh và tất cả các nước đều phải đua tranh với
sự tăng trưởng đó. Muốn vậy phải phát huy cao độ nội lực của bản thân
mình, không vì hướng ra thị trường nước ngoài mà lơ là việc chiếm giữ thị
trường trong nước, tạo cho mình một sức đề kháng cao để đối phó với mặt
trái của toàn cầu hóa kinh tế. Đề cập tới vấn đề này, cựu thủ tướng
Malaixia, ông Mathia Môhamét, cho rằng: Đối với một quốc gia đi theo
đường lối dựa vào sức mình hoặc tự chủ thì không có nghĩa là phủ định sự
hội nhập của nền kinh tế. Thành tựu tự lực có nghĩa là các nước đang phát
triển không phải chụi cúi mình trước mệnh lệnh nước khác , của các tác
nhân quyền lực khác như các công ty xuyên quốc gia hoặc đúng hơn là các
thiết chế tài chính do Phương Bắc thống trị trong đó các nước đang phát
triển không có tiếng nói trong việc quyết định chính sách và luật lệ.

Về thực tiễn, các nước đang phát triển bước vào quá trình hội nhập
phải thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Thứ nhất, Nhà nước tập trung cải
cách hệ thống kinh tế vĩ mô và có những chính sách thích hợp để tận dụng

265
những ưu đãi mà thể chế hội nhập quy định. Thứ hai, cải cách và hoàn thiện
cơ chế quản lý điều hành quá trình hội nhập để giữ ổn định chính trị trong sự
phát triển, kịp thời điều chỉnh và giải quyết những vấn đề phát sinh, những
biến động bất thường gây mất ổn định kinh tế - xã hội. Thứ ba, xây dựng,
đào tạo được đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của công cuộc hội nhập.

Đối với Việt Nam hiện nay: Sự nghiệp đổi mới đất nước trong 20
năm qua đã tạo thế và lực mới cho nước ta trong quá trình hội nhập, bảo
đảm điều kiện để nước ta đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước. Song, trên thực tế phải thấy rằng nền kinh tế nước ta còn kém phát
triển, sức cạnh tranh còn rất thấp; lực lượng lao động tuy còn dồi dào, song
trình độ kỹ thuật và kỹ năng còn thấp; hệ thống pháp luật còn nhiều bất
cập; hệ thống tài chính, ngân hàng còn yếu kém nên khả năng đương đầu
với xu hướng tự do hoá kinh tế, tài chính toàn cầu rất khó khăn; chưa đuổi
kịp sự phát triển nhanh chóng của hệ thống thông tin - viễn thông toàn cầu.
Quá trình toàn cầu hoá, phát triển sự hợp tác đa phương và song phương
với các nước tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta mở rộng thị trường xuất
khẩu hàng hoá sang các nước. Chúng ta cần tranh thủ các nguồn vốn đầu
tư, nhập khẩu kỹ thuật cao, tranh thủ kinh nghiệm quản lý của thế giới, mở
rộng thị trường để nhanh chóng đi tắt, đón đầu, xây dựng nền kinh tế mới
phù hợp với sự phát triển chung và thực tiên nền kinh tế Việt Nam. Chiến
lược hội nhập quốc tế của nước ta là chiến lược chủ động hội nhập, nhằm
tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi, khai thác tốt nhất nội lực của ta để
phát triển đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Chiến lược chủ
động hội nhập của nước ta xuất phát từ việc thừa nhận lợi ích to lớn của hội
nhập: đồng thời ý thức rằng sự hội nhập đó cũng đưa lại những thách thức
to lớn, những nguy cơ không thể xem thường. Thời cơ và thách thức
thường đan xen nhau, do đó phải hết sức tỉnh táo để đảm bảo hội nhập và
giữ vững độc lập tự chủ; hội nhập và bảo vệ được lợi ích dân tộc; hội nhập

266
và góp phần vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã
hội của nhân loại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Văn Hiền “Một số vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế”, Những
vấn đề lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới, Tạp chí Cộng sản, tr.
548 -558

2. Thái Văn Long: “Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển
trong xu thế toàn cầu hóa”, Nxb Chính trị quốc gia, H .2006

3. Võ Anh Tuấn “Phong trào không liên kết”, Nxb Chính trị quốc
gia, H 2006

4. Lê Hữu Nghĩa - Lê Ngọc Tòng ( Đồng chủ biên ): “Toàn cầu hoá:
những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb chính trị quốc gia, H 2004

267
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NƯỚC TA VỀ QUAN ĐIỂM,
CHÍNH SÁCH NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA
TOÀN CẦU HOÁ VÀ VIỆC THAM GIA VÀO PHONG TRÀO
CHỐNG MẶT TRÁI TOÀN CẦU HÓA

PGS,TS Nguyễn Hoàng Giáp


Viện Quan hệ quốc tế
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

1. Về quan điểm, chính sách nhằm hạn chế tác động tiêu cực của
toàn cầu hoá

Toàn cầu hóa là một một xu thế khách quan trong sự vận động của
lịch sử nhân loại, song TCH đồng thời cũng là một quá trình phát triển đầy
mâu thuẫn, tác động đến tất cả các quốc gia dân tộc trong tính hai mặt vừa
tích cực, vừa tiêu cực nó, tạo ra thời cơ và thách thức đan xen phức tạp đối
với sự phát triển của mỗi nước. Tuy nhiên, mức độ tác động của TCH đến
các nước không giống nhau và nhìn chung các nước đang phát triển, chậm
phát triển phải đối mặt gay gắt hơn trước những thách thức từ mặt trái tiêu
cực của TCH.

Đối với nước ta, thách thức lớn nhất và dễ nhận thấy nhất xuất phát
từ chỗ nước ta là một nước đang phát triển có trình độ kinh tế thấp, quản lý
nhà nước còn nhiều yếu kém và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh
nhân còn nhỏ bé, sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ nói riêng và của
toàn bộ nền kinh tế nói chung còn nhiều hạn chế, hệ thống chính sách kinh
tế, thương mại chưa hoàn chỉnh... Cho nên, nước ta sẽ gặp khó khăn lớn
trong cạnh tranh cả ở trong nước cả trên trường quốc tế, cạnh tranh sẽ diễn
ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện sâu hơn, rộng hơn.
Những khó khăn, thách thức trên lĩnh vực kinh tế, nếu không được xử lý
bằng các chính sách, giải pháp thích hợp sẽ làm gia tăng thêm những sức ép
và nguy cơ phải đối mặt trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã

268
hội, an ninh quốc gia, v.v... Từ thực tiễn quá trình hội nhập quốc tế, tham
gia TCH của nước ta trong thời gian qua và kinh nghiệm quốc tế, có thể
nêu một số khuyến nghị về quan điểm chỉ đạo và chính sách nhằm hạn chế
tác động tiêu cực của TCH đối với nước ta trên các mặt sau:

Về quan điểm chỉ đạo, trước hết phải tận dụng và phát huy mọi
nguồn lực cả bên trong, cả bên ngoài để tập trung cho ưu tiên nâng cao
trình độ phát triển về mọi mặt, đặc biệt là kinh tế, sớm đưa nước ta thoát ra
khỏi tình trạng kém phát triển. Đây là quan điểm chỉ đạo mang tính cơ bản,
bao trùm do nước ta còn ở trình độ phát triển thấp. Một khi trình độ phát
triển kinh tế-xã hội được nâng cao, cơ cấu nền kinh tế được hiện đại hóa,
tài nguyên quốc gia được sử dụng hợp lý và hiệu quả, sức mạnh tổng hợp
quốc gia được tăng cường, thì cũng có nghĩa tăng cường được khả năng “đề
kháng” của đất nước trước những biến động bất lợi, tiêu cực từ bên ngoài
trong quá trình hội nhập, tham gia TCH.

Vấn đề mấu chốt để nâng cao trình độ phát triển của nước ta hiện
nay là làm sao có thể khai thác được một cách hiệu quả nội lực vốn có, kết
hợp với việc tranh thủ tối đa nguồn ngoại lực. Do đó, từ quan điểm chỉ
đạo mang tính cơ bản, bao trùm nêu trên phải xác định rõ yêu cầu tiếp tục
đi sâu đổi mới mạnh mẽ về cơ chế, chính sách trong điều kiện hội nhập
kinh tế ngày càng sâu, rộng với khu vực và thế giới nhằm phát huy mọi
tiềm năng và nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, của toàn xã hội, trong đó
kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Việc đổi mới, xây dựng các cơ chế, chính
sách phải bám sát mục tiêu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đó là “mở
rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, thực hiện dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”(44). Hội nhập quá
trình TCH về kinh tế được đặt trong mối quan hệ mật thiết với xây dựng

(44)
Đảng Cộng sản Việt Nam:, Nghị quyết của Bộ chính trị số 07/NQ-TƯ Về hội nhập kinh tế quốc tế,
Nxb. CTQG, Hà Nội. 2002

269
nền kinh tế độc lập tự chủ, điều đó đòi hỏi sự kết hợp giữa nội lực và ngoại
lực để tạo thành nguồn lực tổng hợp phát triển đất nước. Tham gia TCH
trước hết là đáp ứng lợi ích phát triển của nước ta; mặt khác thông qua đó
phát huy vai trò của nước ta trong quá trình hợp tác và phát triển khu vực và
thế giới, đóng góp vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay, xét về thực
chất, đó chính là sự tham gia vào quá trình TCH. Cho nên, bên cạnh yêu
cầu phát huy tối đa nội lực, phải quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo về
việc nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định
hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc, bảo vệ môi trường. Trong đó, phải chú trọng việc kết hợp chặt
chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu bảo vệ chế độ chính trị,
vai trò lãnh đạo của Đảng, giữ vững an ninh, quốc phòng, nhằm củng cố
chủ quyền và an ninh quốc gia, không lơ là mất cảnh giác với những âm
mưu thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ diễn biến hoà bình của các thế
lực đế quốc thù địch đối với nước ta. Mặt khác, phải nhận thức đúng và đầy
đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý,
vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng những quy
định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia. Quá trình hội
nhập, tham gia vào TCH là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh
tranh gay gắt, vừa có nhiều cơ hội vừa không ít thách thức, do đó để hạn
chế tác động tiêu cực của TCH, rõ ràng cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt
trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề,
trường hợp, thời điểm cụ thể; vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động,
do dự chần chừ, vừa phải chống tư tưởng nóng vội, giản đơn...

Trước sự phát triển nhanh chóng của TCH cùng với những tác động
phức tạp từ mặt trái tiêu cực của nó, phải nắm vững và vận dụng linh hoạt,

270
sáng tạo quan điểm chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng
ta. Trong đó, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trước hết là hoàn toàn chủ
động quyết định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung,
chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng; phải nắm vững
quy luật, tính tất yếu của sự vận động kinh tế toàn cầu, phát huy đầy đủ
năng lực nội sinh, xác định lộ trình, nội dung, quy mô, bước đi phù hợp, đa
dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế quốc tế. Chủ động còn bao
hàm sự sáng tạo, lựa chọn phương thức hành động đúng, dự báo được
những tình huống trong hội nhập kinh tế quốc tế. Còn tích cực hội nhập là
khẩn trương chuẩn bị, điều chỉnh, đổi mới bên trong từ phương thức lãnh
đạo, quản lý đến hoạt động thực tiễn, từ trung ương đến địa phương, doanh
nghiệp; khẩn trương xây dựng lộ trình, kế hoạch, đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật...,
không duy trì quá lâu các chính sách bảo hộ của Nhà nước, khắc phục
nhanh tình trạng trông chờ, ỷ lại sự bao cấp của Nhà nước; tích cực hội
nhập nhưng phải thận trọng, vững chắc.

Về chính sách và giải pháp cụ thể trên các lĩnh vực:

* Trên lĩnh vực kinh tế, cần quán triệt sâu sắc và triển khai có hiệu
quả quan điểm phát triển kinh tế trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
10 năm 2001 - 2010 và đường lối phát triển kinh tế được đề ra tại Đại hội X
của Đảng về gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với chủ
động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự chủ, bao gồm: độc lập tự chủ về đường lối, chính sách; có tiềm
lực kinh tế đủ mạnh; có cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh; kết cấu hạ
tầng ngày càng hiện đại và có một số ngành công nghiệp then chốt; có năng
lực nội sinh về khoa học và công nghệ, đủ khả năng ứng dụng những công
nghệ hiện đại, tiếp cận trình độ thế giới; giữ vững ổn định kinh tế - tài

271
chính vĩ mô, bảo đảm an ninh lương thực, an toàn năng lượng, tài chính,
môi trường.

Mặt khác, với điểm xuất phát thấp của nền kinh tế, nước ta cần phát
triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển kinh
tế gắn chặt với phát triển văn hoá và bảo vệ môi trường sinh thái. Quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy mọi
nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả những sản phẩm, ngành, lĩnh
vực mà nước ta có lợi thế, đáp ứng nhu cầu có khả năng thanh toán trong
nước và đẩy nhanh xuất khẩu, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của
hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước. Tăng nhanh năng suất lao
động xã hội và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Mọi hoạt động kinh tế
phải được đánh giá bằng hiệu quả tổng hợp về kinh tế, tài chính, xã hội,
môi trường, quốc phòng, an ninh…

Về chủ trương và các giải pháp phát triển kinh tế trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế và TCH cần tiếp tục quan tâm các nội dung sau:

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN,
phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế,
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với
kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế
quốc dân.

- Bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp
quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo môi trường pháp lý và cơ
chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực xã hội cho phát triển,
các chủ thể hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công
khai minh bạch, có trật tự, kỷ cương. Nhà nước tác động đến thị trường chủ
yếu thông qua cơ chế, chính sách và các công cụ kinh tế; đồng thời sử dụng
kịp thời có hiệu quả một số biện pháp cần thiết khi thị trường trong nước

272
hoạt động không có hiệu quả hoặc thị trường khu vực và thế giới có biến
động lớn.

- Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các thị
trường cơ bản, theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh. Phát triển thị trường hàng
hoá và dịch vụ, theo hướng thu hẹp những lĩnh vực Nhà nước độc quyền
kinh doanh, xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp; tiếp tục đổi mới cơ chế quản
lý giá. Đẩy mạnh tự do hoá thương mại phù hợp các cam kết hội nhập kinh
tế quốc tế. Phát triển vững chắc thị trường tài chính, bao gồm thị trường
vốn và thị trường tiền tệ theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh. Phát
triển thị trường bất động sản theo hướng bảo đảm quyền sử dụng đất
chuyển thành hàng hoá một cách thuận lợi, làm cho đất đai thực sự trở
thành nguồn vốn cho phát triển, thị trường bất động sản trong nước có sức
cạnh tranh so với thị trường khu vực, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Phát
triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung
- cầu lao động. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ, theo hướng đổi
mới cơ chế, chính sách để phần lớn sản phẩm khoa học và công nghệ (trừ
nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ xây dựng đường lối, chiến lược,
chính sách phát triển) trở thành hàng hoá; tạo môi trường cạnh tranh để các
sản phẩm khoa học và công nghệ được mua bán thuận lợi trên thị trường.

- Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản
xuất, kinh doanh. Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh
nghiệp nhà nước. Đảm bảo để các doanh nghiệp nhà nước thực sự hoạt
động trong môi trường cạnh tranh, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu
quả. Xoá bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
nhà nước. Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
kể cả các tổng công ty nhà nước. Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn
kinh tế mạnh, tầm cỡ khu vực, có sự tham gia cổ phần của Nhà nước, của
tư nhân trong và ngoài nước, của các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư...,

273
trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối. Đối với các loại hình kinh tế tập
thể, khuyến khích phát triển mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể đa dạng
bao gồm các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới. Phát triển mạnh các hộ kinh
doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân.

- Thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện
môi trường pháp lý và kinh tế, đa dạng hoá các hình thức và cơ chế để thu
hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào những ngành, nghề,
lĩnh vực kinh doanh quan trọng.

- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế
tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp và nông thôn theo hướng: chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và
kinh tế nông thôn, tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công
nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thủy lợi
hoá. Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản
xuất, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tạo điều kiện để hình thành
nền nông nghiệp sạch; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và ngành nghề,
dịch vụ ở nông thôn. Tiến hành quy hoạch phát triển nông thôn trong tổng
thể quy hoạch chung của từng vùng, từng địa bàn. Đầu tư mạnh hơn cho
các chương trình xoá đói giảm nghèo, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu
số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Đối với công nghiệp, xây dựng và dịch vụ: Khuyến khích phát triển
công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm
và công nghiệp bổ trở có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu
và thu hút nhiều lao động. Phát triển một số khu kinh tế mở, đặc khu kinh
tế, nâng cao hiệu quả khu công nghiệp, khu chế xuất. Khuyến khích, tạo
điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển mạnh các ngành
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và công nghiệp sản

274
xuất tư liệu sản xuất theo hướng hiện đại. Tích cực thu hút vốn trong và
ngoài nước để đầu tư thực hiện một số dự án quan trọng về khai thác dầu
khí, lọc dầu và hoá dầu, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân
bón, vật liệu xây dựng. Tạo bước phát triển vượt bậc của ngành dịch vụ,
nhất là ngành dịch vụ có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh
tranh, đưa tốc độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng
trưởng GDP.

- Phát triển kinh tế biển, đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện chiến
lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm với những
ngành có lợi thế so sánh (nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản xa bờ, vận
tải biển, khai thác dầu khí, khoáng sản, du lịch biển...), sớm đưa nước ta trở
thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc
phòng - an ninh và hợp tác quốc tế. Phát triển hệ thống cảng biển, vận tải
biển, khai thác và chế biến dầu khí, hải sản, du lịch biển; đẩy nhanh công
nghiệp đóng tàu biển và công nghiệp hỗ trợ.

- Phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm đến năm 2010 có nguồn nhân
lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao, 40% trong tổng số lao động xã
hội được qua đào tạo. Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế
nhảy vọt của cách mạng khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức trên thế
giới. Lựa chọn và đi ngay vào công nghệ hiện đại ở một số lĩnh vực then
chốt. Chú trọng phát triển công nghệ cao để tạo đột phá và công nghệ sử
dụng nhiều lao động.

- Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi
trường tự nhiên. Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia, nhất là các tài
nguyên đất, nước, khoáng sản và rừng. Có biện pháp ngăn chặn các hành vi
gây ô nhiễm môi trường, từng bước sử dụng công nghệ sạch, năng lượng
sạch. Tích cực phục hồi môi trường và các hệ sinh thái đã bị phá huỷ. Tiếp
tục phủ xanh đất trống, đồi trọc bảo vệ đa dạng sinh học. Quan tâm đầu tư

275
cho lĩnh vực môi trường, nhất là các hoạt động thu gom, tái chế và xử lý
chất thải.

- Về kinh tế đối ngoại, cần coi trọng những giải pháp cụ thể chủ yếu,
bao gồm: Thứ nhất, tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, rà soát lại các văn bản
pháp quy, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm tính
đồng bộ, nhất quán, ổn định và minh bạch. Trên cơ sở đó, cải thiện môi
trường đầu tư, thu hút các nguồn vốn FDI, ODA, đầu tư gián tiếp, tín dụng
thương mại và các nguồn vốn khác. Thứ hai, cải tiến phương thức quản lý,
nâng cao hiệu quả sử dụng và có kế hoạch trả nợ đúng hạn, duy trì tỷ lệ vay
nợ nước ngoài hợp lý, an toàn. Thứ ba, phát huy vai trò chủ thể và tính
năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong
HNKTQT, khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác liên doanh
với doanh nghiệp nước ngoài và mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài. Thứ tư,
đẩy mạnh xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới,
sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao.

* Trên lĩnh vực xã hội, cần quán triệt và thực hiện chính sách xã hội
của Đảng ta: "Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội... thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách
phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế,
gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ
và bền vững hơn cho phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung giải quyết những
vấn đề xã hội bức xúc”(45). Trong đó, trước hết cần thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển với
một số giải pháp sau: 1) Thực sự khuyến khích mọi người dân làm giàu
theo pháp luật, tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận bình đẳng các nguồn lực
phát triển, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, vươn lên thoát đói nghèo
vững chắc ở các vùng nghèo và các bộ phận dân cư nghèo. 2) Xây dựng hệ

(45)
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2006, tr.101

276
thống an sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội và
bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Đa dạng hoá các loại hình
cứu trợ xã hội, tạo việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Tiếp tục đổi
mới chính sách tiền lương, chính sách phân phối thu nhập. 3) Bảo đảm mọi
người đều được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Phát triển các dịch vụ y tế
công nghệ cao, y tế ngoài công lập. 4) Xây dựng chiến lược quốc gia về
nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện
chất lượng giống nòi. Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hoá
gia đình. 5) Coi trọng các chính sách ưu đãi xã hội, đổi mới cơ chế quản lý
và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.

Mặt khác, trong lĩnh vực xã hội, cần chú trọng tập trung giải quyết
các vấn đề xã hội bức xúc như: chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng
phí; giải quyết các vấn đề lao động và việc làm, phân hoá giầu nghèo giữa
các vùng miền trong nước, giữa thành thị, nông thôn và các vấn đề xã hội
khác. Đây là những vấn đề cản trở quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của
nước ta, đồng thời là mảnh đất tốt cho sự thâm nhập các mặt trái tiêu cực
của TCH.

* Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh:

- Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc, nâng cao ý thức
cảnh giác, không mơ hồ, ảo tưởng về bản chất của các thế lực thù địch,
biết tự bảo vệ trước sự chống phá của các thế lực thù địch. Làm cho mọi
thế hệ người Việt Nam có ý thức trách nhiệm và tinh thần cảnh giác
trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh cũng như trong mọi lĩnh
vực hoạt động sản xuất xã hội trong thời kỳ mở cửa đối ngoại, hội nhập
kinh tế quốc tế. Nâng cao ý thức bảo vệ lợi ích, chủ quyền và danh dự
dân tộc- quốc gia cho các tầng lớp nhân dân trong nước cũng như người
Việt Nam ở nước ngoài.

277
- Nắm vững đường lối, quan điểm, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới. Thống nhất nhận thức về đối tượng, đối tác trong hội
nhập quốc tế và quan hệ đối ngoại.

- Chủ động phát hiện và đấu tranh với các quan điểm sai trái, cơ hội,
giữ vững an ninh về tư tưởng, an ninh nội bộ. Ngăn ngừa và đấu tranh có
hiệu quả với mọi thủ đoạn kích động, chia rẽ đoàn kết nội bộ, đoàn kết dân
tộc và nhân dân cũng như mọi thủ đoạn gây mơ hồ, ảo tưởng, lôi kéo, kích
động tự diễn biến trong nội bộ Đảng và hệ thống chính trị. Kiên quyết đấu
tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình, bạo loạn lật
đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ
thành quả của sự nghiệp đổi mới, bảo vệ lợi ích và cuộc sống hòa bình,
hạnh phúc của nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới.

- Kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường sức mạnh quốc
phòng và an ninh trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng của đất nước. Xây
dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh
nhân dân.

- Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Hoàn thiện, bổ sung cơ chế lãnh
đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với hoạt động quốc phòng, an
ninh trong điều kiện hội nhập quốc tế.

* Trên lĩnh vực đối ngoại:

- Cần nắm vững và thực hiện tư tưởng chỉ đạo về đối ngoại của Đảng
trong giai đoạn hiện nay: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự
chủ, hoà bình và hợp tác phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương
hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế (HNKTQT), đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực.
Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham

278
gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”(46). Quán triệt sâu sắc
quan điểm này trước hết là nhằm bảo vệ những lợi ích căn bản của đất nước ta
trong quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại và HNKTQT, đó là độc lập dân
tộc, hoà bình, phát triển bền vững theo định hướng XHCN; tranh thủ được
điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ
quốc. Mặt khác, thực hiện nhất quán chính sách đối ngoại rộng mở, đa
phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế còn góp phần củng cố hơn nữa
lòng tin cho các đối tác nước ngoài khi thiết lập quan hệ và triển khai hợp tác
với nước ta trong mọi lĩnh vực.

Trên cơ sở thế và lực mới của đất nước được tạo lập qua 20 năm đổi
mới, tư tưởng chỉ đạo đối ngoại của Đảng không chỉ nhấn mạnh tính chủ
động, mà cả tính tích cực của nước ta trong HNKTQT nói riêng cũng như
trong việc tham gia vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực nói chung, từ
đây có thể đóng vai trò là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế, phấn
đấu vì hoà bình, hợp tác và phát triển...

- Để tiếp tục mở rộng và tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế trong
điều kiện toàn cầu hoá diễn ra vô cùng sôi động nhưng rất phức tạp hiện nay,
cần chú trọng đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn
định, bền vững, đồng thời phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng
lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế(47). Đương nhiên, việc quán triệt
thực hiện chủ trương này phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản trong
hoạt động đối ngoại là: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe
doạ dùng vũ lực; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương
lượng hoà bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Đây là sự cụ
thể hoá nguyên tắc bao trùm, xuyên suốt đường lối đối ngoại đổi mới là giữ
vững hoà bình, độc lập, thống nhất và CNXH, đồng thời phải rất sáng tạo,

(46)
ĐCS Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. CTQG, Hà Nội. 2006, tr.112
(47)
ĐCS Việt Nam: Sđd, tr.112

279
năng động, linh hoạt trong xử lý các tình huống phù hợp với hoàn cảnh cụ
thể, vị trí của nước ta cũng như diễn biến của tình hình quốc tế, phù hợp
với đặc điểm của từng đối tác mà ta có quan hệ, trong bất kỳ tình huống
nào cũng tránh không để rơi vào thế đối đầu, cô lập hay lệ thuộc, củng cố
hoà bình, an ninh, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển.

- Sáng tạo và linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ tổng quát của
công tác đối ngoại là: “Giữ vững môi trường hoà bình, tạo các điều kiện
quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh và phát triển kinh tế -
xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân
thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”(48). Nhiệm
vụ này cho thấy rõ yêu cầu đối với công tác đối ngoại trước hết là phải
phấn đấu vì lợi ích dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Lợi ích cao nhất của dân tộc ta là xây
dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”. Song, đặt cao lợi ích dân tộc không có nghĩa từ bỏ chủ nghĩa
quốc tế chân chính, mà còn phải góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc tế của
Đảng ta trong điều kiện và khả năng cho phép đối với các lực lượng cách
mạng, tiến bộ trên thế giới đấu tranh vì những mục tiêu cao cả mang tính
thời đại.

- Đẩy mạnh triển khai hiệu quả nhiệm vụ ngoại giao phục vụ phát
triển kinh tế, coi đây là ưu tiên hàng đầu của hoạt động đối ngoại. Do đó,
một mặt cần đặc biệt chú trọng kết hợp giữa chính trị đối ngoại và kinh tế
đối ngoại trong quan hệ với các nước để thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế;
mặt khác chủ động, tích cực HNKTQT theo lộ trình, phù hợp với chiến
lược phát triển đất nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, chuẩn bị

(48)
ĐCS Việt Nam: Sđd, tr.112

280
tốt các điều kiện để ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và
đa phương.

- Trong khi chủ trương phát triển quan hệ với tất cả các nước, các
vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế theo các nguyên tắc đối
ngoại đã được xác định, cần chú trọng thúc đẩy các quan hệ đối tác đã được
thiết lập đi vào chiều sâu nhằm tạo thế đan xen lợi ích, xây dựng các mối
quan hệ thực chất, ổn định lâu dài. Mặt khác, cũng đặt cao việc triển khai
các hoạt động đối ngoại trên những hướng quan trọng như: Thúc đẩy quan
hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước châu Á
- Thái Bình Dương... Củng cố và phát triển quan hệ hợp tác song phương
tin cậy với các đối tác chiến lược. Củng cố quan hệ với các đảng cộng sản,
công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến
bộ trên thế giới. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền. Phát
triển công tác đối ngoại nhân dân theo phương châm: “chủ động, linh hoạt,
sáng tạo và hiệu quả”, tích cực tham gia các diễn đàn và hoạt động của
nhân dân thế giới. Tăng cường vận động viện trợ và nâng cao hiệu quả hợp
tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.
Đẩy mạnh công tác văn hoá - thông tin đối ngoại, góp phần tăng cường sự
hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. Chủ động
tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người; sẵn sàng đối thoại với
các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân
quyền. Song, đồng thời cũng khẳng định rõ việc kiên quyết làm thất bại các
âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân
quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” hòng can thiệp vào công việc nội bộ, an ninh
và ổn định chính trị của nước ta.

2- Về việc tham gia phong trào chống mặt trái toàn cầu hoá

* Mục tiêu tham gia: Sau chặng đường hơn 20 năm đổi mới, ViÖt
Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới. Nếu

281
việc ViÖt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mở đầu sự
hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới, thì khi trở thành ủy viên không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ViÖt Nam đã bắt đầu hội
nhập đầy đủ vào đời sống chính trị quốc tế. Điều đó cũng mở ra cơ hội mới
cho Việt Nam tham gia phong trào chống mặt trái TCH.

Là một nước đang phát triển lựa chọn định hướng XHCN, Việt Nam
đang chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, do đó cũng đang phải
gánh chịu những tác động mạnh mẽ, sâu sắc từ mặt trái tiêu cực của TCH.
Việt Nam cần và có thể tham gia tích cực vào phong trào chống mặt trái
của TCH nhằm bảo vệ lợi ích dân tộc, đồng thời bày tỏ quan điểm, chính
kiến của mình về các vấn đề nóng bỏng của thế giới đương đại, góp phần
vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Xét trên mọi phương diện, Việt Nam có thể
chia sẻ mục tiêu chung của phong trào chống mặt trái TCH vì một TCH
nhân bản, mang lại lợi ích cho số đông nhân loại, trước hết là những người
lao động vốn hiện nay đang phải gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất do mặt trái
TCH đưa lại. Mục tiêu tiến bộ này hoàn toàn phù hợp với Việt Nam xét cả
về định hướng chính trị đối nội và đối ngoại, cả về mục tiêu phát triển.
Thực chất, đây là cuộc đấu tranh nhằm chống lại sự lũng đoạn của hệ thống
quyền lực tư bản độc quyền quốc tế, hướng tới xây dựng một trật tự thế
giới mới dân chủ, công bằng và bình đẳng hơn.

Đối với Việt Nam, việc lựa chọn mục tiêu tham gia phong trào chống
mặt trái TCH, trước hết phải xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ của chính
sách đối ngoại, của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện
nay. Theo đó, Việt Nam cần giữ vững môi trường hòa bình thuận lợi cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn
lãnh thổ, bảo vệ định hướng chính trị, tranh thủ tối đa mọi nguồn lực bên
ngoài để phát triển. Tham gia phong trào chống mặt trái của TCH là để góp

282
phần ngăn chặn, hạn chế những tác động tiêu cực của nó đối với sự phát
triển của Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế.

Từ cách tiếp cận nêu trên, Việt Nam cần xác định rõ tham gia phong
trào chống mặt trái TCH đương nhiên không nhằm chống lại một xu thế
vận động khách quan đang cuốn hút ngày càng đông đảo các quốc gia, mà
là nhằm chống lại việc lợi dụng TCH để áp đặt những quan hệ bất bình
đẳng, áp đặt sự lệ thuộc và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia
có chủ quyền. Mặt khác, mục tiêu tham gia phong trào chống mặt trái TCH,
đối với Việt Nam, còn là sự đóng góp thiết thực vào việc tham gia giải
quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu do tác động tiêu cực của
TCH gây ra như: tình trạng nghèo đói, chênh lệch khoảng cách phát triển, ô
nhiễm môi trường, họa “xâm lăng” về văn hóa, sự sói mòn những chân giá
trị của một thế giới vốn tồn tại và vận động theo nguyên lý thống nhất trong
đa dạng,... Với việc xác định mục tiêu tham gia phong trào như vậy, Việt
Nam không chỉ góp phần bảo vệ được lợi ích của mình trong tiến trình hội
nhập, mà còn có thể trở thành một thành viên ngày càng tích cực của cộng
đồng quốc tế, có vai trò và vị trí quốc tế ngày càng được nâng cao.

* Về lực lượng và nội dung tham gia:

Cho đến nay, phong trào chống mặt trái TCH là một phong trào
mang tính quần chúng rộng rãi, đa dạng về chính trị, tư tưởng, phi tập trung
và phi bạo lực. Các lực lượng tham gia phong trào rất đa dạng, bao gồm các
tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức công đoàn,
bảo vệ môi trường, các lực lượng cánh tả, một số tổ chức tôn giáo, các
nhóm bảo vệ nhân quyền và hàng ngàn thành viên độc lập mà đông đảo
nhất trong số họ là lực lượng sinh viên. Các lực lượng này đại biểu cho các
nhóm lợi ích khác nhau, nhưng đều cảm nhận rõ những thua thiệt nhất định
dưới tác động tiêu cực của TCH. Với một phong trào có tính chất và lực

283
lượng tham gia như vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia tích cực với
nhiều lực lượng và trên nhiều cấp độ khác nhau.

Với tư cách là những tổ chức phi chính phủ, các hội nghề nghiệp,
nhiều tổ chức chính trị, xã hội của Việt Nam có thể trở thành những thành
viên tích cực của phong trào chống mặt trái TCH. Đó trước hết là đại biểu
của Hội thanh niên, Hội sinh viên Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Liên
hiệp các tổ chức hữu nghị và hòa bình Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động
Việt Nam, Hội phụ nữ Việt Nam, Hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các
viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội - nhân văn, Hội văn
hóa dân gian, các hội của người khuyết tật, các trung tâm bảo vệ môi
trường - sinh thái, các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam, v.v... Trong
giai đoạn hiện nay và những năm tới, các tổ chức và hiệp hội này, tùy theo
lĩnh vực hoạt động của mình, cần và có thể tham gia vào phong trào chống
mặt trái TCH một cách thích hợp, nhất là tham gia các diễn đàn quốc tế và
khu vực, chẳng hạn như Diễn đàn Xã hội thế giới hằng năm. Đây cũng là
một kênh hoạt động góp phần nâng cao vị thế quốc tế của các tổ chức và
hiệp hội đó, đóng góp thiết thực đối với sự năng động hóa lĩnh vực ngoại
giao nhân dân của nước ta. Đương nhiên, một sự tham gia như vậy đối với
nhiều tổ chức và hiệp hội trong điều kiện còn hạn chế về nguồn lực tài
chính như hiện nay sẽ không dễ dàng, nếu như không có sự hỗ trợ nào đó.
Vấn đề đặt ra là cần phải có sự phối hợp hiệu quả của một tổ chức có nguồn
tài chính từ ngân sách nhà nước, chẳng hạn như Liên hiệp các hội hữu nghị
và hòa bình Việt Nam hay Hội Nông dân hoặc Tổng Liên đoàn lao động
Việt Nam.

Bên cạnh các tổ chức và hiệp hội mang tính phi chính phủ như đã
nêu, Nhà nước và chính phủ Việt Nam với tư cách là thành viên của rất
nhiều diễn đàn, tổ chức đa phương, do đó có điều kiện bày tỏ quan điểm,
chính kiến trước những tác động từ mặt trái tiêu cực của TCH. Đảng Cộng

284
sản Việt Nam nhiều năm qua đã rất tích cực tham gia các hội nghị, diễn đàn
của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và cánh tả thế giới. Đây cũng
là một kênh quan trọng để Việt Nam đóng góp đối với cuộc đấu tranh
chống mặt trái TCH.

Về nội dung, phong trào chống mặt trái TCH hiện nay được xác định
khá phong phú, mà về cơ bản Việt Nam đều có thể tham gia. Tuy nhiên, để
sự tham gia trở nên thiết thực, Việt Nam trước hết cần lựa chọn những vấn
đề có ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với tiến trình hội nhập quốc tế của mình.
Đó là các vấn đề như: chống lợi dụng TCH để áp đặt về chính trị, phân biệt
đối xử trong quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế; chống nền chính trị
cường quyền sô-vanh, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia-dân tộc; hạn chế
tác động của TCH làm gia tăng tình trạng nghèo đói và hố sâu về khoảng
cách phát triển; giải quyết hợp lý vấn đề nợ nước ngoài cho các nước chậm
phát triển, vấn đề sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường
sống; vấn đề phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững; vấn đề bảo
vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; vấn đề cải cách, dân chủ hóa cơ
cấu và cơ chế của các tổ chức Liên hợp quốc, WTO, IMF, WB...

* Về lựa chọn hình thức tham gia:

- Tham gia các hội nghị, các diễn đàn quốc tế đa phương, thông qua
đó bày tỏ quan điểm về TCH và tác động tiêu cực từ mặt trái của nó. Hình
thức này mang ý nghĩa quan trọng, nhất là các hội nghị, diễn đàn của các tổ
chức lớn như Liên hợp quốc, WTO, IMF, WB, Phong trào Không liên kết,
Nhóm 77..., có thể đưa đến những quyết định, những thay đổi có lợi đối với
các nước đang phát triển như Việt Nam. Do đó, cần được nghiên cứu, cân
nhắc, chuẩn bị thấu đáo để tham gia cả trên phương diện chính phủ và phi
chính phủ.

Với vị thế và trọng trách của một ủy viên không thường trực Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam sẽ có tiếng nói quan trọng tại Liên

285
hợp quốc- diễn đàn quốc tế đa phương lớn nhất hành tinh. Thông qua đó,
Vietj Nam có điều kiện thuận lợi hơn tham gia giải quyết những vấn đề
chính trị-xã hội, an ninh quốc tế có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến
nước ta, đồng thời đóng góp tích cực hơn trong nỗ lực duy trì hòa bình, ổn
định và phát triển trên thế giới, điều này cũng có nghĩa là góp phần tạo
thuận lợi cho nước ta phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc
tế và TCH.

Là một đảng cộng sản cầm quyền đang lãnh đạo đổi mới theo định
hướng XHCN, sự tham gia của Đảng ta tại các diễn dàn, hội nghị của
phong trào cộng sản, công nhân và cánh tả trên thế giới như Cuộc gặp mặt
giữa các đảng cộng sản ở Aten (Hy Lạp), Diễn đàn Sao Paulô (Braxin)
cũng cần thiết phải được đẩy mạnh. Đây là những hoạt động có ý nghĩa
quan trọng trong việc phối hợp hành động, tập hợp lực lượng, thực hành
chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong điều kiện mới giữa các
đảng cộng sản và cánh tả, đóng góp vào sự phục hồi PTCSQT hiện nay.
Chương trình nghị sự của các diễn đàn này luôn đầy ắp những vấn đề liên
quan trực tiếp đến cuộc đấu tranh chống mặt trái của TCH mà các đảng
cộng sản và cánh tả phải thể hiện rõ ràng những quan điểm của mình.

Ngoài ra, Việt Nam cần tổ chức tốt hơn các đoàn đại biểu tham dự
Diễn đàn xã hội thế giới diễn ra hàng năm như là một sự đối trọng với Diễn
đàn kinh tế thế giới.

- Trong khả năng cho phép, cần lựa chọn và cử đại diện của các tổ
chức, hiệp hội có tính phi chính phủ tham gia hình thức đấu tranh biểu tình,
tuần hành, diễu hành nhân các hội nghị quốc tế của các tổ chức, thiết chế về
thương mại, tài chính quân sự và các lĩnh vực khác. Sự hiện diện của đại
diện Việt Nam trong hình thức đấu tranh này sẽ thể hiện rõ hơn vị trí của
nước ta trong đời sống sinh hoạt quốc tế và chúng ta có thể đóng góp đối
với cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì tiến bộ xã hội, có lợi đối

286
với sự kết hợp giữa nhiều lực lượng trong mặt trận đối ngoại thời kỳ đổi
mới hiện nay.

- Tích cực sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là
mạng thông tin toàn cầu (Internet) để tham gia phong trào chống mặt trái
TCH. Qua đó thể hiện lập trường, quan điểm của nước ta đối với những
tác động tiêu cực của TCH đến đời sống quốc tế nói chung và nước ta
nói riêng. Với hình thức này, trước hết cần đổi mới nâng cao hiệu quả
của việc tham gia Website Solid-net của ĐCS Hy Lạp và Website Red-
net của ĐCS Mỹ.

287
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ai sở hữu kinh tế tri thức?, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

2. Long Trung Anh, Khảo sát và suy nghĩa về hiện tượng "chống toàn cầu
hóa", Tạp chí “Kinh tế và chính trị thế giới” (Trung Quốc), số 2/2001.
3. Armen Baydoyan, Chấm dứt toàn cầu hóa theo chủ nghĩa tự do mới vì
sự phát triển kinh tế và văn hóa, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2006.
4. Ulrich Beck, Sự cáo chung của chủ nghĩa tự do mới, Báo “Le Monde”
(Pháp), ngày 11/11/2004.
5. Jagdish Bhagwati, In Defense of Globalization (Biện hộ cho toàn cầu
hóa), New York, Oxford University Press, 2004.
6. Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 20 năm đổi mới
(1986-2006), Ban chỉ đạo tổng kết lý luận Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nxb. CTQG, Hà Nội 2006.
7. Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên),
Toàn cầu hóa: Phương pháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.
8. Bình minh của một toàn cầu hoá khác, Porto Alegre, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội 2003.
9. Ngô Kiếm Bình - Ngô Quần Cương, Toàn cầu hoá và mô thức phát
triển mới của Trung Quốc, Tạp chí “Kinh tế và Chính trị Thế giới”
(Trung Quốc) số 4/ 2001.
10. M. Binđiucov, Phản ứng của các lực lượng cánh tả và cánh hữu đối với
toàn cầu hoá, Tạp chí “Đối thoại” (Nga) số 11/2003
11. N. Bindiucov – P. Lopata, Những tương phản của toàn cầu hóa, Tạp
chí “Đối thoại” (Nga), số 3/2001, tr. 3-25.
12. Nancy Birdsall, Bất bình đẳng – Vấn đề đáng quan tâm trong toàn cầu
hóa (Tại sao toàn cầu hóa không mang lại cơ hội cho người nghèo?),

1
Tạp chí Boston Review (Mỹ), số tháng 3-4/2007.
13. Bộ Ngoại giao – Vụ Hợp tác đa phương, Việt Nam hội nhập kinh tế
trong xu thế toàn cầu hoá vấn đề và giải pháp, Nxb CTQG, H. 2002.
14. Hồ Châu - Nguyễn Thế Lực (chủ biên), Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế hiện nay, Nxb Thống
kê. H. 2002.
15. Nguyễn Văn Dân, “Dân tộc và chủ nghĩa dân tộc trong kỷ nguyên toàn
cầu hóa. Khu vực hóa và toàn cầu hóa - Hai mặt của tiến trình hội nhập
quốc tế”, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội 2000.
16. Diễn đàn xã hội châu Âu phản đối cuộc chiến tranh chống Irắc,
TTXVN - Tin thế giới, ngày 9/11/2002, tr.1.
17. Phạm Chí Dũng, Phản biện quan niệm về toàn cầu hóa kinh tế, Tạp chí
Cộng sản, số 17/2002, tr.80-83.
18. Yong Deng & Thomas G.Moore, Quan điểm của Trung Quốc về toàn
cầu hóa: hướng tới một nền chính trị đại cường quốc mới?, Viện Thông
tin KHXH, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, TN 2005 - 33 - 34 & 35.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb Sự thật, H. 1987
20. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb Sự thật, H. 1991
21. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb CTQG, H. 1996
22. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb CTQG, H. 2001.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb CTQG, H. 2006
24. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb CTQG, H. 2006.
25. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 17 năm nhìn lại (1988-2004).

2
Tài liệu tham khảo, Trung tâm thông tin công tác tư tưởng, Ban Tư
tưởng Văn hóa Trung ương, số 2/2005.
26. Đế chế toàn cầu của Pháp áp bức người lao động thế giới, “The
Communist Magazine”, Summer 2003.
27. Đinh Quý Độ, Các tổ chức quốc tế và cuộc chiến chống đói nghèo toàn
cầu, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 9/2005.
28. Peter Evans, Toàn cầu hóa: Huyền thoại hay hiện thực ?, Tạp chí
“Problèmes Economiques” (Pháp), số 2611-2612, 4/1999.
29. Thomas L.Friedman, Chiếc Lexus và cây Ô Liu - Toàn cầu hóa là gì?
Nxb Khoa học xã hội – 2005.
30. Thomas L.Friedman, Thế giới phẳng, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2006.
31. E. Gaidar – V. Mai, Chủ nghĩa Mác với những vấn đề của toàn cầu hóa
và những người mác xít hiện nay, Tạp chí “Những vấn đề kinh tế”
(Nga), số 6/2004.
32. Nguyễn Hoàng Giáp, Toàn cầu hoá: hai mặt sáng - tối của một quá
trình. Báo Nhân dân, ngày 26/2/2002.
33. Nguyễn Hoàng Giáp - Lưu Văn An, Về phong trào chống toàn cầu hoá
hiện nay, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 7/2003.
34. Nguyễn Hoàng Giáp – Thái Văn Long, Phản đề của Toàn cầu hóa, Tạp
chí Công tác khoa giáo, số 12/2001.
35. Vũ Văn Hiền, Một số vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí “Cộng
sản”, số/2005.
36. Cố Hân – Phạm Dậu Khánh, Phong trào công đoàn ở châu Âu trong bối
cảnh toàn cầu hóa, Tạp chí “Những vấn đề chủ nghĩa xã hội thế giới
đương đại” (Trung Quốc), số 4/2005.
37. Vũ Văn Hòa – Nguyễn Thị Quế, Quan điểm của một số đảng công sản,
công nhân ở khu vực Liên minh châu Âu về vấn đề tập hợp lực lượng
hiện nay, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 11/2003.
38. F. Houtart & P. Polet, Một Davos khác – Toàn cầu hóa những cuộc

3
chống đối và đấu tranh, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 1/2000.
39. Thời Ấn Hồng, Toàn cầu hóa: kẻ được người mất, kẻ vui người buồn,
TTXVN - Tài liệu TKCN, ngày 31/3/2002, tr.11-19.
40. Nguyễn Mạnh Hùng, Trào lưu cánh tả ở Mỹ Latinh và công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI ở Vênêduêla, Tạp chí Lý luận chính
trị, số 9/2007.

41. Khương Huy, Quan hệ giữa chính đảng cánh tả truyền thống Tây Âu
với phong trào xã hội mới, Tạp chí “Thế giới đương đại và chủ nghĩa xã
hội” (Trung Quốc), số 5/2003.
42. Valentin Kolomisev, Lý luận cách mạng và phong trào quần chúng ở
các nước phương Tây, Tạp chí “Đối thoại” (Nga), số 11/2001.
43. Kinh nghiệm Trung Quốc với thách thức toàn cầu hóa, Báo Quốc tế
điện tử, số 16, ra ngày 27.4.2005.
44. Luca Lombardi, Tổ chức lao động thế giới (ILO) và huyền thoại về
“Toàn cầu hóa công bằng”, http://marxist.com, ngày 12/5/2004.
45. Thái Văn Long, Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu
thế toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.
46. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành ngày 29/12/1987.
47. Luật sửa đổi bổ sung luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành
ngày 30/6/1990.
48. Luật sửa đổi bổ sung luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành
ngày 23/12/1992.
49. Luật sửa đổi bổ sung luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, số
18/2000/QH10, ngày 09/6/2000.
50. Scott Marshall, Phong trào công nhân trong kỷ nguyên toàn cầu hóa tư
bản chủ nghĩa, htp://www.cpusa.org/articleview/645/1/35.
51. Scott Marshall, Toàn cầu hóa, Phong trào công nhân và công đoàn
trong kỷ nguyên toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa, Tạp chí Lao động và
Công đoàn số 344 tháng 11 (kỳ2)/2005.

4
52. G.Martin–Hshuman, Một nghiên cứu thú vị về toàn cầu hóa (Cạm bẫy
của toàn cầu hóa, cuộc tấn công vào thịnh vượng và dân chủ, Tạp chí
"Triết học và Xã hội", số4/2001.
53. V.Metvedep, Toàn cầu hóa kinh tế: các xu hướng và mâu thuẫn, Tạp
chí "MEIMO" (Nga), số 2/2004.
54. Đức Minh, Chống toàn cầu hoá hiện tượng hay phong trào, Kiến thức
ngày nay, số 420, 2002, Tr.45.
55. Chu Huệ Minh, Phong trào xã hội mới và chủ nghĩa Mác mới ở phương
Tây, Tạp chí “Nghiên cứu chủ nghĩa Mác” (Trung Quốc), số 9/2006.
56. Chu Huệ Minh, Cánh tả phương Tây phê phán chủ nghĩa tự do mới,
Tạp chí “Nghiên cứu chủ nghĩa Mác” (Trung Quốc), số 6/2001.
57. V. Mikheev, Trung Quốc dưới ánh sáng xu hướng toàn cầu hóa và chủ
nghĩa khu vực Á châu, Tạp chí “Những vấn đề Viễn Đông” (Nga), số
3/2000.
58. Branco Milanovic, Toàn cầu hoá, sao mà khó thế?, YaleGlobal Online,
http://yaleglobal.yale.edu
59. Jonh Micklethwait, Adrian Wooldidge, Sự phản ứng đối với toàn cầu
hoá, Thông tin Những vấn đề chính trị – xã hội, Viện TTKH, Học viện
CTQG Hồ Chí Minh, số 15/2002.
60. Frederic Mishkin, Cải cách hệ thống tài chính: Cuộc toàn cầu hoá tiếp
theo?, The Financial Times, 9/10/2006.
61. Một Diễn đàn Davos khác, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000.
62. Một số nét về trào lưu tư tưởng chính trị cực hữu phương Tây sau chiến
tranh lạnh, Thông tin những vấn đề lý luận (phục vụ lãnh đạo), Viện
Thông tin khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 11
(6-2004).
63. Nguyễn Vân Nam, Toàn cầu hóa và sự tồn vong của nhà nước, Nxb
Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2006.
64. Phạm Đình Nghiệm, Phong trào chống toàn cầu hóa, Tạp chí Cộng sản,

5
số 30 (10/2003).
65. Lưu Kim Nguyên – Phan Mỹ Quyên, Từ toàn cầu hóa chủ nghĩa tự do
mới đến toàn cầu hóa xã hội chủ nghĩa (Phân tích quan điểm của Fidel
Castro Ruz chống lại hình thái toàn cầu hóa chủ nghĩa tự do mới), Tạp
chí “Phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới” (Trung Quốc), số 1/2006.
66. Những mảng tối của toàn cầu hoá, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003.

67. Những mâu thuẫn của toàn cầu hóa và thất bại của “con đường thứ
Ba”, Thông tin những vấn đề lý luận (phục vụ lãnh đạo), Viện Thông
tin khoa học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, số 17 (9-2003).
68. Những phong trào chống toàn cầu hóa – Phải chăng đó là sự khởi đầu
của một cuộc nối loạn vĩ đại của thế kỷ XXI ?, Tạp chí MEIMO (Nga),
số 12/2001.
69. Nguyễn Dy Niên, Quan điểm của Việt Nam về chủ nghĩa khủng bố và
chống khủng bố quốc tế, Phát biểu tại Hội nghị APEC, Thượng Hải,
tháng 10/2001.
70. Nguyễn An Ninh, Những nét mới của phong trào phản toàn cầu hóa
hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 780 (10/2007).
71. John P. Neelsen, Phản đối chủ nghĩa tư bản toàn cầu: Phong trào xã
hội mới, Tạp chí “Chủ nghĩa xã hội” (Đức), số 10/2005.
72. Oxfam quốc tế, Tổng luận; Những luật lệ được dàn dựng và các tiêu
chuẩn kép; Thương mại, toàn cầu hoá và cuộc chiến chống nghèo khổ,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

73. Michal Osterweil, Chính trị qua cách tiếp cận văn hoá chính trị tại
Diễn đàn xã hội thế giới (A Cultural - Political to Reinvening the
Political), International Social Science Journal, No 182, 2004.
74. Lisette Poole, Mỹ hóa quá trình toàn cầu hóa ? Thông tin Những vấn
đề chính trị – xã hội, Viện TTKH, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, số 18,
tháng 6/2006.
75. Lưu Quân, Biến động của Liên Xô, Đông Âu và tương lai của chủ nghĩa

6
xã hội trong tầm nhìn toàn cầu hóa, Tạp chí “Nghiên cứu chủ nghĩa xã
hội đặc sắc Trung Quốc” (Trung Quốc), số 2/2004.
76. Nguyễn Duy Quý (chủ biên), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ
XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002.
77. Mai Thị Quý, Phong trào đấu tranh chống toàn cầu hóa hiện nay và
những vấn đề đặt ra, Tạp chí Triết học, số 10/2005.
78. B. Richard, Phản phát triển – Cái giá của chủ nghĩa tự do, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội 1995.
79. Wang Ruisheng, Về mâu thuẫn giữa toàn cầu hóa kinh tế và ý thức quốc
gia dân tộc, Tài liệu chuyên đề, TTXVN - TN 2000-60.
80. Fidel Castro Ruz, Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên đặc biệt và có
tính quyết định (Bài phát biểu tại Hội nghị lần thứ 5 về các vấn đề toàn
cầu hóa và phát triển, La Habana, tháng 2-2003), Tạp chí “Đối thoại”
(Nga), số 5/2003.
81. Samir và Francois Houtart (chủ biên), Toàn cầu hoá các cuộc phản
kháng - hiện trạng các cuộc đấu tranh năm 2002, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội 2004.
82. R.J Samuelson, Thanh gươm hai lưỡi của toàn cầu hóa, Tạp chí Thông
tin khoa học xã hội, số 6/2000.
83. Sau Xiatơn: Một chủ nghĩa quốc tế mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.
84. H. Shutt, Chủ nghĩa tư bản – Những bất ổn tiềm tàng, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội 2002.
85. Mikhail Simai, Toàn cầu hóa – Nguồn gốc của cạnh tranh, xung đột và
cơ hội, Tạp chí “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý” (Nga),
số 1/1999.
86. Joseph E. Stiglitz, Toàn cầu hoá và những mặt trái của nó
(Globalization and Its Discontents), W.W. Norton & Company, Inc,
New York, 2002.
87. Joseph E. Stiglitz, Chính sách phát triển trong thế giới toàn cầu hóa

7
(Development Policies of Globalization), Colombia University, 2002.
88. Sụp đổ Cancun. Toàn cầu hoá và Tổ chức thương mại thế giới, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.

89. Phạm Hữu Tiến, Đấu tranh chống mặt tiêu cực của toàn cầu hoá, Tạp
chí Cộng sản, số 10 (5/2005).
90. Nguyễn Văn Thanh (Chủ biên), Những mảng tối của toàn cầu hóa - Tiếng
nói bè bạn (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001
91. Nguyễn Văn Thanh, Từ Xiatơn đến Đôha, Tạp chí Hữu Nghị, số 33,
tháng 6/2002.
92. Nguyễn Văn Thanh, Nhận diện chủ nghĩa tự do mới, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005.

93. Nguyễn Đăng Thành (chủ biên), Chính trị của chủ nghĩa tư bản – Hiện
tại và tương lai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002.
94. Nguyễn Viết Thảo, Phong trào chống toàn cầu hoá trên thế giới: Từ
Seattle đến Génova, Thông tin Nghiên cứu quốc tế, số 3/2001.
95. Hoàng Nhữ Tiếp, Sự nổi lên của phong trào xã hội mới, Tạp chí “Động
thái lý luận nước ngoài” (Trung Quốc), số 11/2006.
96. Toàn cảnh thế giới năm 2020, Thông tin những vấn đề chính trị - xã
hội, Viện Thông tin khoa học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, số
26+27/2005.
97. Toàn cầu hoá các cuộc phản kháng - Hiện trạng các cuộc đấu tranh
2004-2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.
98. Toàn cầu hoá kinh tế: Các xu hướng và mâu thuẫn, Thông tin những
vấn đề lý luận, Viện TTKH - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
số 19, tháng 10/2004.
99. Toàn cầu hoá dưới những góc nhìn khác nhau, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2003.

100. Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Chủ nghĩa khu vực và hệ thống

8
thương mại thế giới (Regionalism and the Worrld trading System),
Generva, 4/1995.
101. Võ Anh Tuấn, Phong trào không liên kết, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội. 2006.
102. Jack Treddenick, Toàn cầu hóa và an ninh, Thông tin Những vấn đề chính
trị - xã hội, Viện TTKH, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, số 3/2004
103. Phạm Quốc Trụ, Quan niệm về an ninh quốc gia dưới tác động của xu
thế toàn cầu hóa, Tạp chí Cộng sản, số 12, 6-2001.

104. Phạm Quốc Trụ, Phản toàn cầu hóa: Một phong trào quốc tế đang lên,
Tạp chí Cộng sản, số 24 (12/2001).
105. Trần Văn Tùng, Tính hai mặt của toàn cầu hóa, Nxb Thế giới, Hà Nội 2000.
106. Từ Xiatơn đến Đôha, Toàn cầu hóa và Tổ chức thương mại thế giới -
Tiếng nói bạn bè, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.
107. Vương Đức Tường, Thách thức và phản ứng trước trò chơi toàn cầu
hóa, Tạp chí Thông tin Công tác tư tưởng, số 6/2002, tr.53-56.
108. Alain Wood, Một làn sóng cách mạng mới, http://www.marxist.com,
ngày 7/3/2006.
109. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới – Viện Khoa học xã hội Việt Nam,
Toàn cầu hóa – Chuyển đổi và phát triển: Tiếp cận đa chiều, Nxb Thế
giới, Hà Nội 2005.
110. Viện Quản lý kinh tế trung ương, Toàn cầu hoá: Quan điểm và thực
tiễn, kinh nghiệm quốc tế, Nxb Thống kê, H. 1999.
111. Viện Triết học, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Kỷ
yếu Hội thảo quốc tế “Giá trị truyền thống và những thách thức của
toàn cầu hoá”, Tài liệu lưu trữ tại Viện Triết học, Trung tâm Khoa học
xã hội và nhân văn quốc gia, tháng 5/2001.
112. China and Globalization, RAND Corporation, 5/2005
113. Barbara Epstein, “Présente à Seattle, Absente Pendant L’ Election. Une
Gauche Américaine en Convalescence”, Le Monde Diplomatique, Mars 2000.

9
114. Susan George, “Seattle le Tournant. Comment l’ OMC fut mise en
échec”, Le Monde Diplomatique, Mars 2000.
115. Jay Mazur, “Globalization’s Dark Side - Labor’s New
Internationalism”, Foreign Affairs, January- February 2000, p. 94.
116. Moisés Naim, “The FP Interview: Lori’s Wallach, Washington’s
consensus or confusion?” (Phỏng vấn Lori Wallach - Một lãnh tụ của
phong trào chống đối toàn cầu hóa), Foreign Policy, Spring 2000.
117. Moisés Naim, “Avatars du Consensus de Washington”, Le Monde
Diplomatique, Mars 2000.

10

You might also like