You are on page 1of 57

TÌM HIỂU NGHỀ GỐM BÁT TRÀNG

VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HÀ NỘI HIỆN NAY


GVHD: TS. Phạm Thị Thu Nga
SVTH: Nguyễn Thiện Thảo, 21DH171828
Nguyễn Kim Oanh, 21DH171784
Trần Thị Quỳnh Anh, 21DH171930
Võ Thị Hoàn Kim, 21DH171694
Nguyễn Hữu Minh Trương, 21DH171888
1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình làm đề tài “Làng gốm Bát Tràng và tiềm năng phát triển du lịch”,
nhóm chúng em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô hướng dẫn, các cô chú tại
làng gốm Bát Tràng đã tạo điều kiện và cung cấp cho chúng em những tư liệu quý giá để
hoàn thành bài nghiên cứu này. Tất cả thành viên trong nhóm xin bày tỏ lòng cảm ơn của
mình tới Ban Giám hiệu trường Trường Đại Học Ngoại Ngữ - Tin Học Tp. Hồ Chí Minh.
Từ lâu, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Không
chỉ nhằm mục đích tham quan, vui chơi, giải trí, ngày nay người ta đi du lịch còn với nhu
cầu tìm hiểu các giá trị văn hoá truyền thống của nơi đến. Một trong những địa điểm không
thể bỏ qua cho những aiham hiểu biết, đó là du lịch đến các làng nghề truyền thống.
Khi nói đến làng nghề truyền thống nước ta, không thể không nói tới một
làng nghề nổi tiếng bậc nhất nhì trong quá khứ cũng như trong hiện tại, đó là
làng gốm Bát Tràng – Hà Nội.
“Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân”
Câu ca dao quen thuộc từ thuở xưa của ông cha ta đã khái quát không chỉ chất lượng
mà còn cả danh tiếng của sản phẩm gốm sứ và gạch của vùng. Không chỉ là vẻ đẹp được tô
điểm bằng câu chữ hoa mĩ trên giấy, nét đẹp của sản phẩm Bát Tràng là vẻ đẹp tinh xảo thể
hiện trên từng chi tiết, đường nét từ khi chỉ là vật liệu thô cho đến khi thành sản phẩm đến
tay người tiêu dùng. Không phải là tự nhiên khi anh chàng trong câu ca dao trên lại muốn
mua gạch Bát Tràng để xây hồ cho người anh yêu rửa chân mà bởi lẽ gạch Bát Tràng có độ

61
rắn cao, chất lượng tốt thường được dùng để xây nhà, lát sân, xây giếng… Là sự kết hợp
hoàn mĩ của những sản phẩm gốm sứ tuyệt đẹp với những giá trị lịch sử và truyền thống,
Bát Tràng hiện nay không chỉ là một làng nghề sản xuất thuần tuý. Với nhiều công trình tín
ngưỡng, văn hoá cùng sản phẩm gốm nổi tiếng, ngôi làng trở thành một địa điểm du lịch thu
hút của thành phố Hà Nội. Đến với Bát Tràng, du khách sẽ được những người dân địa
phương đã gắn bó cả cuộc đời với làng nghề hướng dẫn tham quan và kể về những câu
chuyện đời, sự tích gắn bó với quá trình phát triển của làng gốm. Bát Tràng không đơn
thuần là một làng nghề mà còn là một làng văn hoá.
Lịch sử phát triển văn hoá cũng như lịch sử phát triển kinh tế nước nhà luôn gắn liền
với lịch sử phát triển của làng nghề Việt Nam. Bởi những sản phẩm thủ công mĩ nghệ
không chỉ là những vật phẩm văn hoá hay vật phẩm kinh tế thuần tuý cho sinh hoạt bình
thường hàng ngày mà nó chính là những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho nền văn hoá - xã
hội, cho mức phát triển kinh tế, cho trình độ dân trí và đặc điểm nhân văn của dân tộc. Điều
đặc biệt nữa là các làng nghề không chỉ đơn thuần sản xuất ra những sản phẩm hàng hoá
như trong một công xưởng sản xuất mà nó là cả một môi trường văn hoá, kinh tế, xã hội và
công nghệ truyền thống lâu đời. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kĩ thuật truyền từ
đời này sang đời khác, được thể hiện qua bàn tay, khối óc của các thế hệ nghệ nhân tài năng
với nhữnng sản phẩm mang bản sắc riêng của mình nhưng lại tiêu biểu cho cả dân tộc Việt
Nam. ở mỗi làng nghề xưa và nay, tự nó đã mang trong mình hai yếu tố cơ bản: Truyền
thống văn hoá và truyền thống nghề nghiệp. Hai yếu tố này hoà quyện không tách rời nhau
tạo nên văn hoá làng nghề nói riêng và văn hoá Việt Nam nói chung.
Đến 2021 trở đi vacxin phòng chống COVID - 19 được tạo ra và được tiêm phòng
ngừa đã một cộng động khỏe mạnh chống lại covid đồng thời gỡ bỏ các lệnh cách ly các
nghành du lịch được mở cửa và hoạt động mạnh trở lại kéo theo các nghề truyền thống. Vậy
nghề làm gốm Bát Tràng liệu còn thế mạnh và còn ảnh hưởng tới ngành du lịch Việt Nam
hiện nay?
Đây cũng chính là lý do mà nhóm chúng em cùng bàn luật, phân tích về phát triễn
nghề làm gốm Bát Tràng với việc phát triễn du lịch ở Hà Nội hiện nay. Đồng thời cho mọi
người có một các nhìn toàn cảnh hơn thông qua lịch sử phát triễn, cách tạo ra một tác phẩm
gốm và con người Bát Tràng. Cho các bạn trẻ nhận thấy được sức ảnh hưởng của làng gốm
đối với du lịch Việt Nam.

62
2. Phương pháp nghiên cứu
Mục đích
Tìm hiểu các giá trị tiêu biểu có thể phục vụ cho hoạt động du lịch và thực trạng khai
thác hoạt động du lịch ở làng nghề Bát Tràng - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức
hấp dẫn của du lịch đối với làng nghề Bát Trang
Nội dung nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về những nét đặc sắc và thực trạng khai thác tại làng nghề
truyền thống Bát Tràng. Qua đó nêu lên một số ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động du lịch tại làng nghề.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Các di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan làng nghề, các họat động sản xuất có thể phục
vụ khai thác du lịch, các hoạt động du lịch hiện nay tại làng nghề Bát Tràng.
Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nay tập trung nghiên cứu làng gốm Bát Tràng và các hoạt động khai thác
du lịch hiện nay tại làng nghề Bát Tràng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Việc lựa chọn đúng và áp dụng một cách khoa học các phương pháp nghiên cứu ảnh
hưởng rất lớn tới sự thành công của đề tài. Để đề tài nhanh chóng được hoàn thành và đạt
được kết quả như mong đợi, cùng lúc đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu qua các sách, báo, tạp chí và các trang web.
Đây là phương pháp rất thuận tiện cho việc nghiên cứu và được rất nhiều sinh viên
sử dụng. Nó đem lại cho chúng em nhiều thông tin cần thiết mà tính xác thực cao. Giúp cả
nhóm có cái nhìn tổng quan về đề tài nghiên cứu của mình hơn - Phương pháp phân tích và
xử lí số liệu.
- Phương pháp phỏng vấn: Thực sự đây là phương pháp rất khó thực hiện nhưng lại
rất thực tế. Để thu được kết quả như mong đợi thì cả nhóm phải chuẩn bị một số câu hỏi
chính xác vào đúng vấn đề cần hỏi để có thể thu được thông tin đúng hướng. Trong quá
trình làm đề tài đã gặp một số anh chị khóa trên để hỏi một số vấn đề liên quan tới lộ trình,
giá…

63
- Phương pháp chuyên gia: Vì những kiến thức thực tế cũng như cách thức định
hướng đề tài của nhóm còn rất hạn chế vì vậy vai trò của thầy cô hướng dẫn với chúng em
là rất quan trọng. Thầy cô đã giúp nhóm em trong quá trình xây dựng và hoàn thành bài
nghiên cứu, đồng thời thầy cô đã cho chúng em những lời khuyên và giúp nhóm xác định
rồi xử lí lại một số thông tin thu thập được. Kề từ khi đại dịch bùng phát nhiều ngành du
lịch trên khắp cả nước phải dừng hoạt động, nhiều danh nghiệp phải thua lỗ và phá sản do
lệnh cách ly, cấm cửa các hoạt động du lịch trong và ngoài nước. Việt Nam cũng nằm trong
khó khăn không kém khi đại dịch đã làm cho nhiều người mất việc vì lệnh cách ly, 2019
bình quân GDP giảm đi 2,58%, ảnh hưởng nhất là ngành du lịch Việt Nam các nghề truyền
thống dần mất thế mạnh như dệt thêu, đan lát, tuồng, kịch,… nghệ thuật làm gốm của Bát
Tràng một trong những nghê truyến thống lâu đời cung chịu chung số phận.
Bố cục đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ TIỀM
NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH.
CHƯƠNG 2: LÀNG NGHỀ GỐM BÁT TRÀNG VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU
LỊCH Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KHAI THÁC TIỀM
NĂNG CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG BÁT TRÀNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH

64
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Du lịch
1.1.1. Khái niệm du lịch
Thuật ngữ du lịch ngày càng trở nên thông dụng, được bắt đầu bằng tiếng Pháp
“tour” nghĩa là đi vòng quanh, dạo chơi và “tourist” là người đi dạo chơi. Du lịch gắn liền
với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi sức khoẻ, tái tạo lại sức lao động cho con người,
tạo ra nguồn sinh lực dồi dào đem lại hiệu quả cho lao động và cuộc sống hàng ngày. Ngày
nay có rất nhiều các khái niệm khác nhau về du lịch:
Theo WTO: “Du lịch bao gồm mọi hoạt động của những người du hành tạm trú trong
mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải
trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề hoặc các mục đích khác nữa trong thời gian liên
tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du
hành mà có mục đích chính là kiếm tiền”.
Các học giả Trung Quốc cho rằng: “Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội nảy
sinh trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định, và tổng hoà tất cả các mối quan hệ và hiện
tượng trong hành trình để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi giải trí và văn hoá nhưng lưu động
chứ không định cư tạm thời”.
Theo Michael Coltman: “Du lịch là sự kết hợp tương tác của bốn nhóm nhân tố trong
quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng, cư dân sở tại và chính quyền
nơi đón khách du lịch”.
Nhóm tác giả của Đại học Kinh tế quốc dân: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao
gồm các tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất trao đổi hàng hoá và dịch vụ của các doanh
nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và
các nhu cầu khác của khách du lịch, các hoạt động đó phải mang lại lợi ích kinh tế – xã hội
thiết thực cho nước làm du lịch và cho doanh nghiệp”.
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017:
“Luật này quy định về tài nguyên du lịch, phát triển sản phẩm du lịch và hoạt động
du lịch; quyền, nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch; quản lý nhà nước
về du lịch.”

65
Trong điều kiện ngành du lịch nước ta tuy sở hữu nhiều tiềm năng và tài nguyên du
lịch nhưng còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong quản lý nhà nước về du lịch, việc kinh
doanh du lịch tự phát, manh mún hay vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch… sự ra
đời của Luật du lịch sửa đổi là bước tạo đà cho sự đột phá của ngành du lịch nước ta
1.2. Tính chất của du lịch hiện đại
Du lịch hiện đại là sản phẩm tự nhiên của quá trình phát triển kinh tế - xã hội đến
một thời kỳ lịch sử nhất định. Du lịch hiện đại là hoạt động mang tính xã hội cao, nảy sinh
từ sự phát triển sức sản xuất lên trình độ cao. Chỉ trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát
triển, thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng lên, thời gian làm việc rút ngắn thì
hoạt động du lịch của một quốc gia, khu vực mới có thể hình thành và phát triển nhịp nhàng.
Cuộc sống hiện đại ngày càng nhanh, ai cũng muốn được nghỉ ngơi đầy đủ, làm cho du lịch
trở thành một nhu cầu của xã hội, khoa học kỹ thuật hiện đại tiến bộ, các phương tiện giao
thông thông tin ngày càng phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch, các cơ
sở du lịch được hoàn thiện, đặc vùng, hàng hoá du lịch phong phú, tạo cơ sở vật chất vững
chắc cho hoạt động du lịch. Những điều này cho thấy du lịch hiện đại là sản phẩm tất yếu
của sự phát triển kinh tế - xã hội đến giai đoạn hiện nay.
Du lịch hiện đại là một không thể thiếu trong đời sống vật chất và văn hoá của con
người hiện đại. Với mức sống không ngừng được nâng cao, trang phục, ăn ở, đi lại của con
người đã đạt đến mức cơ bản, và tất nhiên sẽ nảy sinh những nhu cầu sống cao hơn. Vì vậy,
họ mượn du lịch để thoả mãn nhu cầu vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí và sinh hoạt văn hoá,
hưởng thụ đầy đủ về vật chất và tinh thần. Điều đó cũng phản ánh quy luật sống của con
người, từ nghèo khó trở nên no ấm hướng tới chỗ đầy đủ, hiện đại. Du lịch hiện đại là một
hoạt động xã hội mang tính tổng hợp, biểu hiện dưới hình thức kinh tế bao gồm nhiều khía
cạnh. Du lịch là hoạt động tiêu dùng ở mức độ cao thể hiện dưới hình thức kinh tế.
Khách du lịch phải chi một số tiền nhất định cho việc đi lại (du lịch theo tuyến:
Khách du lịch trở về nhà, bao gồm cả quá trình di chuyển qua các lục địa, quốc gia, thành
phố, tức bộ phận động trong sự di chuyển để du lịch), và việc ăn ở, vui chơi, mua sắm (di
chuyển trên điểm: lấy mục đích du lịch làm đơn vị du lưu trú hoạt động, tức bộ phận lĩnh
trong sự di chuyển để du lịch), mà xã hội cũng phải cung cấp các điều kiện tất yếu về việc
giao thông, phương tiện du lịch cho hoạt động này. Trong quá trình tiêu dùng của người du
lịch tất nhiên có liên quan với nhau, làm hoà hoãn và xoá bỏ tình hình căng thẳng, đẩy mạnh

66
hoà bình thế giới, muốn qua biên giới phải lo thủ tục xin hộ chiếu, xin chiếu khán nhập
cảnh), văn hoá (thể nghiệm phong tục tập quán nơi lạ, hiểu rõ văn hoá nước khác như lịch
sử dân tộc, phương thức sinh hoạt, phong tục tập quán, văn hoá nghệ thuật, trang phục ăn
uống), từ đó tạo thành chỉnh thể du lịch. Có thể nói du lịch là một hoạt động xã hội mang
tính tổng hợp.
1.3. Làng nghề truyền thống
1.3.1. Khái niệm làng nghề
Theo Bùi Văn Vượng: “Làng nghề truyền thống là thực thể vật chất và tinh thần tồn
tại cố định của một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống. Vì thế, mỗi nghề truyền thống
đều được bảo tồn, hoạt động, phát triển ở một làng nghề, một cụm làng nghề, hay ở nhiều
làng nghề, vùng nghề trong cả nước, do tính lan tỏa và sức sống mãnh liệt của nghề thủ
công lâu đời của ta, cũng như ở bất cứ dân tộc nào khác ở Phương Đông (Trung Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ, Malaysia, Hàn Quốc,...)”.
Ông quan niệm “Quan niệm làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công,
nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu
đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống
doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ Nghề, và các thành viên luôn ý thức tuân thủ những
bước chế xã hội và gia tộc. Sự liên kết, hỗ trợ nhau về nghề, kinh tế, kỹ thuật, đào tạo thợ
trẻ giữa các gia đình cùng dòng tộc cùng phường nghề trong quá trình lịch sử hình thành,
phát triển nghề nghiệp đã hình thành làng nghề ngay trên đơn vị cư trú, làng xóm truyền
thống của họ”.
Làng nghề thủ công truyền thống thường có tuyệt đại bộ phận dân làng nghề cổ
truyền (sản xuất dịch vụ phi nông nghiệp), hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề, lâu đời,
kiểu cha truyền con nối. Sản phẩm của họ làm chẳng những thiết dụng, mà còn hơn nữa,
còn là hàng cao cấp, tinh xảo, độc đáo, nổi tiếng và dường như không đâu sánh bằng.
Do tính chất kinh tế, hàng hóa, thị trường của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, làng nghề thực sự là đơn vị kinh tế tiêu thụ công nghiệp. Vai trò, tác dụng của làng
nghề đối với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội là lớn và tích cực.
Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư
đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề
không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề

67
sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự
vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa
phương.
1.3.2. Khái niệm làng nghề truyền thống
1.3.2.1. Khái niệm
Khái niệm Làng nghề truyền thống: Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thống
về “làng nghề”. Trong cuốn Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, GS. Trần Quốc Vượng
đã "thử đưa ra một định nghĩa về làng nghề" nhưng thực chất đây là một định nghĩa đầy đủ
nhất từ trước đến nay.
Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng: “Làng nghề là làng ấy, tuy có trồng trọt theo lối
thủ nông và chăn nuôi (gà, lợn, trâu,…) làm một số nghề phụ khác (thêu, đan lát,…) song
đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay
bán chuyên nghiệp, có ông trùm, ông phó cả cùng một số thợ và phó nhỏ đã chuyên tâm, có
quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”,
sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những hàng thủ công, những mặt hàng này đã có
tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với thị trường là vùng
rộng xung quanh với thị trường đô thị, thủ đô và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất
khẩu ra nước ngoài.” Định nghĩa này hàm ý về các làng nghề truyềnthống, đó là những
làng nghề nổi tiếng từ hàng nghìn năm.
* Năm 2018, Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
đã ban hành Thông tư 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2018 quy định nội dung và
các tiêu chí dùng để công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống. Theo
đó:
- Điều 5 khoản 2: Tiêu chí công nhận nghề truyền thống. Nghề được công nhận là
nghề truyền thống phải đạt cả 03 tiêu chí sau:
a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển
tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.
c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
- Điều 5 khoản 3: Tiêu chí công nhận làng nghề. Làng nghề được công nhận phải đạt
cả 03 tiêu chí sau:

68
a) Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc
các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này.
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời
điểm đề nghị công nhận.
c) Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật
hiện hành.
- Điều 5 khoản 4: Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống. Làng nghề truyền
thống phải đạt tiêu chí làng nghề quy định tại khoản 3 Điều này và có ít nhất một nghề
truyền thống theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Từ đó ta thấy, làng nghề truyền thống là một địa phương, một khu vực lãnh thổ mà
tại đó đa số người dân kiếm sống bằng một ngành nghề đặc trưng được truyền từ đời này
sang đời khác mang bản sắc văn hóa, dân tộc được nhiều người thừa nhận.
1.3.2.2. Điều kiện hình thành làng nghề
- Làng nghề truyền thống đạt ba tiêu chí sau:
+ Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công
nhận
+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc
+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề
1.3.2.3. Lịch sử hình thành và phát triền
Theo nhiều sử sách thì làng gốm Bát Tràng đã được hình thành vào khoảng thế kỷ 14
– 15. Theo dư địa chí của Nguyễn Trãi có viết: “Làng Bát Tràng làm đồ chén bát”, “Bát
Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng này đều cung ứng
đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa và 200 tấm vải thâm”.
Thông qua nhiều câu chuyện dân gian, có thể thấy làng gốm Bát Tràng được hình
thành trước khi ghi lại trong sử sách do 3 vị thái học sinh truyền lại. Trong gia phả của
nhiều dòng họ ở Bát Tràng cũng có nhiều dấu ấn lịch sử của làng gốm như xuất hiện gốm sứ
trong đời sống người dân với những họa tiết, hoa văn khác nhau. Điều này đã được nhiều
nhà khảo cổ xác nhận thông qua dấu tích của lớp đất nung, mảnh gốm tìm thấy ở Ninh Bình,
Thanh Hóa.

69
- Thời kỳ phát triển hưng thịnh của làng gốm Bát Tràng
Các sản phẩm gốm sứ Bát tràng có cơ hội phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước là
nhờ vào chính sách cai trị mở của nhà Mạc ở thế kỷ 15, 16. Đa phần người sử dụng đều là
các quý tộc, hoàng thất và trải dài khắp cả nước.
Đến thế kỷ XVI – XVII, các nước Tây Âu tràn sang châu Á đã khiến cho kinh tế giao
thương ngày càng phát triển hơn. Đặc biệt, nhà Minh của Trung Quốc có chính sách cấm tư
nhân buôn bán với nước ngoài lại càng khiến các hoạt động xuất khẩu gốm sứ sang Nhật
phát triển hơn.
Giai đoạn thế kỷ XV – XVII là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất trong lịch sử của
làng gốm Bát Tràng cũng như ngành gốm sứ xuất khẩu. Làng gốm này có lợi thế vô cùng to
lớn là nằm bên bờ sông Hồng, giữa thành Thăng Long và phố Hiến. Do đó, rất thuận tiện
cho việc thông thương, buôn bán với nhiều thương nhân nước ngoài.
1.3.2.4. Đặc điểm và con đường hình thành các làng nghề:
Tuy có nhiều loại làng nghề truyền thống khác nhau, nhưng chúng đều có một số đặc
điểm chung sau đây:
- Sự ra đời, tồn tại và phát triển làng nghề truyền thống luôn gắn liền với làng nghề
nông thôn.
- Các làng nghề truyền thống ra đời cách đây nhiều thế hệ và nghề mang tính chất gia
truyền.
- Thường gắn liền với nông nghiệp, trình độ dân trí còn thấp nên hầu hết các làng
nghề có vốn đầu tư thấp.
- Một số loại sản phẩm của các làng nghề truyền thống có tính chất nghệ thuật cao,
đó là sự kết tinh văn hoá lâu đời của ông cha ta.
Khảo sát, nghiên cứu về các làng nghề cho thấy, dù đó là làng nghề gì, sản xuất- kinh
doanh như thế nào, thành lập từ bao giờ, tuy thời điểm xuất hiện của chúng có khác nhau
nhưng tựu chung lại chúng thường xuất hiện theo một số con đường tương đối phổ biến là:
- Thứ nhất là, phần lớn các làng nghề được hình thành trên cơ sở có những nghệ
nhân, với nhiều lý do khác nhau đã từ nơi khác đến truyền nghề cho dân làng.
- Thứ hai là, một số làng nghề hình thành từ một số cá nhân hay gia đình có những
kỹ năng và sự sáng tạo nhất định. từ sự sáng tạo của họ, quy trình sản xuất và sản phẩm

70
không ngừng được bổ sung và hoàn thiện. rồi họ truyền nghề cho dân cư trong làng, làm
cho nghề đó ngày càng lan truyền ra khắp làng và tạo thành làng nghề.
- Thứ ba là, một số làng nghề hình thành do có những người đi nơi khác học nghề rồi
về dạy lại cho những người khác trong gia đình, dòng họ và mở rộng dần phạm vi ra khắp
làng.
- Thứ tư, một số làng nghề mới hình thành trong những năm gần đây, sau năm 1954
được hình thành một cách có chủ ý do các địa phương thực hiện chủ trương phát triển nghề
phụ trong các hợp tác xã nông nghiệp.
- Thứ năm là, trong thời kỳ đổi mới hiện nay, có một số làng nghề đang được hình
thành trên cơ sở sự lan toả dần từ một số làng nghề truyền thống, tạo thành một cụm làng
nghề trên một vùng lãnh thổ lân cận với làng nghề truyền thống.
1.4. Tiềm năng và tác động để phát triển du lịch làng nghề truyền thống
- Tiềm năng:
Làng nghề Việt Nam mang tính tập tục truyền thống, đặc sắc, có tính kinh tế bền
vững, mang đến nhu cầu việc làm tại chỗ và những lợi ích thiết thực cho các cộng đồng cư
dân nhỏ lẻ trên mọi miền đất nước (chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và Nông thôn
Việt Nam), đồng thời góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của toàn xã hội. Các làng
nghề thủ công, làng nghề truyền thống, hay làng nghề cổ truyền… có mặt khắp nơi trên đất
nước Việt Nam, và thường được gọi chung là Làng nghề.
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây,
nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, việc hình thành các
làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những
lúc không phải là mùa vụ chính. Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống
dựa vào việc trồng lúa nước mà nghề làm lúa không phải lúc nào cũng có việc. Thông
thường chỉ những ngày đầu vụ, hay những ngày cuối vụ thì người nông dân mới có việc làm
nhiều, vất vả như: cày bừa, cấy, làm cỏ (đầu vụ) cho đến gặt lúa, phơi khô… còn những
ngày còn lại thì nhà nông rất nhàn hạ, rất ít việc để làm. Từ đó nhiều người đã bắt đầu tìm
kiếm thêm công việc phụ để làm nhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu
cầu thiết yếu hằng ngày về sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại lợi
ích thiết thân cho cư dân. Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lụa… phục vụ sinh

71
hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã
trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân vốn trước
đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa. Từ chỗ một vài nhà trong làng làm, nhiều gia đình khác
cũng học làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần
nhau. Và cũng chính nhờ những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong
mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngược
lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó
bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyen sâu vào một nghề duy nhất nào đó, như
làng Gốm, làng làm chiếu, làng làm lụa, làng làm đồ đồng… Những phát hiện về khảo cổ
học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng
ngàn năm trước đây. Các làng nghề thường tập trung chủ yếu ở các vùng châu thổ sông lớn
như châu thổ sông Hồng, tại Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định…
Làng nghề truyền thống có vai trò hết sức to lớn trong đời sống vật chất, văn hoá tinh
thần của nhân dân nhất là ở khu vực nông thôn, nó mang tính tập tục truyền thống, bản sắc
văn hoá dân tộc vùng miền của một địa phương, một dân tộc. Ngày nay, du lịch làng nghề
đang là một xu hướng phát triển. Do đó để khai thác và phát triển làng nghề truyền thống trở
thành một điểm đến du lịch là một hướng đi tất yếu cần được quan tâm khai thác.
Theo thống kê năm 2016 cả nước có khoảng 5000 làng nghề trong đó 1700 làng nghề
đã được công nhận. Theo Quyết định số 85/2009/QĐ- UBND về việc “Ban hành quy chế
xét công nhận danh hiệu “LNTT Hà Nội”. Đến năm 2016 Thủ đô Hà Nội đã xét công nhận
276 làng nghề. Nhiều tỉnh cũng quan tâm phát triển, công nhận làng nghề như Hà Nam (163
làng năm 2010), Bắc Ninh (140 làng trong đó có 32 LNTT)… Các LNTT đã được khôi
phục và phát triển gần đây như gốm Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ, mây tre đan Phú Vinh, dệt lụa
Nha Xá, nghề gỗ ở Hữu Bằng… có một tiềm năng về thu hút khách du lịch bởi du khách có
thể thông qua tìm hiểu về nghề được hiểu biết sâu sắc thêm về văn hóa Việt, được trải
nghiệm làm nghề, được tiếp cận các sản phẩm nghề độc đáo. Bước đầu một số địa phương
đã có kết hợp đưa khách tới thăm quan du lịch như Bát Tràng, Phú Vinh.
- Tác động:
Thứ nhất là thị trường khách du lịch: Thị trường là nhân tố quan trọng của sự phát
triển, để đẩy nhanh tốc độ phát triển cần có những sản phẩm phù hợp với từng loại thị
trường và không ngừng mở rộng, phát triển thị trường. Du lịch LNTT tại thành phố Sa Đéc

72
là loại hình du lịch gắn với việc tìm hiểu và mua sắm sản phẩm của các làng nghề để tăng
thêm thu nhập cho các doanh nghiệp kinh doanh và cư dân lao động trong làng nghề. Vì
vậy, việc mở rộng thị trường khách du lịch trong nước, đặc biệt là khách quốc tế, việc
nghiên cứu thị trường khách du lịch là một vấn đề đáng quan tâm đối với các LNTT trong
việc phát triển du lịch.
Thứ hai là vốn cho phát triển sản xuất: Đây là nguồn lực vật chất quan trọng đối với
bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của nguồn vốn là đầu tư phát triển
sản xuất, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, công nghệ…Do vậy sự phát triển thịnh vượng của
làng nghề cũng phụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn được huy động. Trước đây trong nền
kinh tế tự cấp tự túc, vốn phục vụ cho sản xuất thường nhỏ bé, vốn chủ yếu là tự có hoặc
huy động từ người thân trong gia đình. Ngày nay để đáp ứng với nền sản xuất quy mô lớn,
đáp ứng nhu cầu cao của nền kinh tế thị trường thì lượng vốn cần lớn hơn để đầu tư đổi mới
công nghệ, đưa thiết bị, máy móc vào sản xuất, góp phần tăng nâng suất, chất lượng sản
phẩm.
+ Thứ nhất là thị trường khách du lịch: Thị trường là nhân tố quan trọng của sự phát
triển, để đẩy nhanh tốc độ phát triển cần có những sản phẩm phù hợp với từng loại thị
trường và không ngừng mở rộng, phát triển thị trường. Du lịch Làng Nghề Truyền Thống
tại thành phố Sa Đéc là loại hình du lịch gắn với việc tìm hiểu và mua sắm sản phẩm của
các làng nghề để tăng thêm thu nhập cho các doanh nghiệp kinh doanh và cư dân lao động
trong làng nghề. Vì vậy, việc mở rộng thị trường khách du lịch trong nước, đặc biệt là khách
quốc tế, việc nghiên cứu thị trường khách du lịch là một vấn đề đáng quan tâm đối với các
Làng Nghề Truyền Thống trong việc phát triển du lịch.
+ Thứ hai là vốn cho phát triển sản xuất: Đây là nguồn lực vật chất quan trọng đối
với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của nguồn vốn là đầu tư phát
triển sản xuất, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, công nghệ…Do vậy sự phát triển thịnh vượng
của làng nghề cũng phụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn được huy động. Trước đây trong
nền kinh tế tự cấp tự túc, vốn phục vụ cho sản xuất thường nhỏ bé, vốn chủ yếu là tự có
hoặc huy động từ người thân trong gia đình. Ngày nay để đáp ứng với nền sản xuất quy mô
lớn, đáp ứng nhu cầu cao của nền kinh tế thị trường thì lượng vốn cần lớn hơn để đầu tư đổi
mới công nghệ, đưa thiết bị, máy móc vào sản xuất, góp phần tăng nâng suất, chất lượng sản
phẩm.

73
Thứ ba là cơ sở hạ tầng: Bao gồm hệ thống đường giao thông, cấp nước, thoát nước,
thông tin liên lạc, các công trình dịch vụ thương mại, công cộng…Đây là yếu tố tạo điều
kiện cho quá trình sản xuất, khai thác và phát huy tiềm năng sẵn có của mỗi làng nghề. Các
yếu tố này đảm bảo cho quá trình cung cấp nguyên liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng
như mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng
thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường của làng nghề. Do vậy ở những nơi có cơ sở hạ
tầng đầy đủ và đồng bộ thì các LNTT có điều kiện phát triển mạnh. Tuy nhiên hiện nay
phần lớn các LNTT còn đang gặp nhiều khó khăn vì điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém và
chưa đồng bộ.
Thứ tư là nguồn nhân lực: Trong các LNTT có các nghệ nhân, thợ thủ công giỏi,
trình độ rất tinh xảo. Họ là những người tâm huyết và gắn bó với nghề, đặc biệt quan trọng
trong việc truyền nghề, dạy nghề, đồng thời là người sáng tạo những sản phẩm độc đáo.
Hiện nay vẫn còn nhiều nghệ nhân tâm huyết với nghề, muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc và truyền thống của ông cha. Vấn đề đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật còn nhiều hạn
chế, chất lượng nguồn lao động chưa cao, trình độ chuyên môn và văn hóa thấp, nhất là đối
với các chủ doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong
nước và quốc tế.
Thứ năm là sức ép kinh tế: Nguồn sống chủ yếu của người dân ở nông thôn là thu
nhập từ nông nghiệp. Nhiều nơi do đất chật, người đông hoặc do điều kiện khí hậu, thổ
nhưỡng mà thu nhập từ nông nghiệp thấp, không đảm bảo nhu cầu cuộc sống, do đó bắt
buộc người dân phải tìm kiếm các ngành nghề phi nông nghiệp để có thu nhập thêm. Trong
quá trình đó họ đã lựa chọn được ngành nghề phù hợp và dần dần hình thành nên làng nghề.
Nhiều LNTT tồn tại và phát triển mạnh mẽ đến ngày nay đều có mật độ dân số cao, diện
tích canh tác nông nghiệp bình quân đầu người thấp, như làng Ninh Hiệp, làng Đồng Kỵ,
làng tranh dân gian Đông Hồ…Vùng đồng bằng sông Hồng trở thành nơi xuất hiện sớm
nhất, tập trung nhất LNTT có lẽ là do sức ép kinh tế.
Thứ sáu là vị trí địa lý: Số liệu thống kê cho thấy hầu hết các LNTT phát triển đều
nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông hoặc gần nguồn nguyên liệu. Những vị trí như vậy
thuận tiện trong chuyên chở nguyên vật liệu, trao đổi và buôn bán sản phẩm…Đặc biệt là
trước kia, do điều kiện về giao thông chưa phát triển thì yếu tố “bến sông bãi chợ” luôn

74
đóng vai trò chính trong việc vận chuyển, buôn bán của làng nghề. Nhiều LNTT hình thành
trên cơ sở nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như gốm Hương Canh, Thổ Hà…
Thứ bảy là truyền thống làm nghề: Mỗi LNTT đều có những kinh nghiệm, kỹ thuật,
thói quen nghề nghiệp, bí quyết riêng trong sản xuất, kinh doanh. Những kinh nghiệm, kỹ
thuật, thói quen nghề nghiệp, bí quyết này tạo nên nét độc đáo riêng của từng làng nghề và
nằm trong tay các nghệ nhân, thợ giỏi, được truyền từ đời này sang đời khác để lưu trữ và
phát triển nghề truyền thống tại địa phương. Những yếu tố truyền thống giúp cho làng nghề
giữ được những bí mật nghề nghiệp, sản phẩm của làng nghề có tính độc đáo, mang đặc
trưng riêng của từng làng nghề. Do đó nó là nhân tố có vai trò quan trọng trong việc duy trì
và phát triển của riêng làng nghề.
Thứ tám là đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước: Đây là yếu tố quan trọng
để làng nghề phát triển bền vững. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một
mặt hỗ trợ, khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất, áp dụng các công nghệ hiện
đại vào sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặt khác đảm bảo làng nghề phát triển theo
đúng quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo môi trường. Nhà nước xây dựng các quy hoạch, kế
hoạch phát triển làng nghề, ban hành các chính sách khuyến khích phát triển như hỗ trợ vay
vốn ưu đãi, đền bù đất đai, đào tạo lao động, thuế…Mặt khác, sự tổ chức, quản lý của Nhà
nước tạo điều kiện cho làng nghề phát triển bền vững, hạn chế gây ô nhiễm, tàn phá môi
trường, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội, làm thất thu thuế. Không có
sự quản lý của Nhà nước, làng nghề tự do cạnh tranh không lành mạnh, chẳng những không
phát triển mà còn kìm hãm sự phát triển, không nâng cao được năng lực cạnh tranh của làng
nghề với thị trường trong và ngoài nước…Tuy vậy, các chính sách của Nhà nước đối với
làng nghề còn ít, ban hành quá chậm. Nhiều địa phương đã có những chính sách riêng
khuyến khích phát triển làng nghề.
1.3. Đặc điểm của loại hình du lịch làng nghề truyền thống:
- Du lịch làng nghề truyền thống có năm đặc điểm cơ bản như sau:
Điểm đến là một làng nghề truyền thống đã và đang hoạt động sản xuất các sản phẩm
thủ công truyền thống.
Điểm hấp dẫn của du lịch làng nghề là khách du lịch được tìm hiểu về lịch sử hình
thành và các đặc điểm của làng nghề, cũng như tìm hiểu về những đặc điểm riêng của
những sản phẩm thủ công truyền thống tại làng nghề.

75
Dịch vụ du lịch làng nghề hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế của các hộ làng nghề
cũng như sự phát triển kinh tế của địa phương.
Góp phần bảo tồn văn hoá truyền thống của làng nghề và các nghề thủ công truyền
thống.
Du lịch làng nghề góp phần giáo dục cho nhân dân về lịch sử dân tộc và nâng cao
tình yêu đối với quê hương đất nước.
CHƯƠNG 2. LÀNG NGHỀ GỐM BÁT TRÀNG
VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
2.1. Khái quát về xã Bát Tràng
2.1.1. Tên gọi
Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ
Tràng (場, còn đọc là Trường) nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên
môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim-金" ví với sự giàu có, "
本-bản" có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu
"có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc". Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở
Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場.

Làng Bát Tràng đã có gần 1000 năm lịch sử nếu tính từ mốc dòng họ Nguyễn Ninh
Tràng (Thanh Hóa) di cư ra đất Bát Tràng ngày nay. Với bề dày lịch sử đó, Bát Tràng đã
trải qua rất nhiều tên gọi khác nhau:
Bạch Thổ Phường (phường đất sét trắng) là tên gọi đầu tiên của Bát Tràng vào thời
sơ khai khi những người thuộc dòng họ Nguyễn Ninh Tràng theo vua Lý Công Uẩn dời đô
đi từ Trường Vĩnh Ninh (Thanh Hóa) ra đây khai hoang, làm gốm. Hiện nay ở đình Bát
Tràng còn lưu giữ bức hoành phi “Bạch Thổ Danh Sơn” ghi dấu mốc son này.
Bát Tràng Phường là tên gọi của làng Bát Tràng vào đầu thời Trần.
Xã Bát – tên gọi này xuất hiện vào cuối thời Trần. “Đại Việt Sử kí toàn thư” bản kỷ
quyển 7 kỷ nhà Trần có đoạn viết: “Nước sông lớn tràn lan, vỡ đê Bát – Khối, lúa má bị
ngập … Châu Khoái, Châu Hồng… hại nhất”. Đê Bát – Khối ở đây chính là đê Bát Tràng –
Cự Khối (đoạn giữa tuyến đê Long Biên – Xuân Quan ngày nay. Vào tháng 12 năm Bính

76
Thìn, năm thứ 4 niên hiệu Long Khánh (1376) sử chép việc vua Trần Nhân Tông mang 12
vạn quân có đi qua “bến sông xã Bát”. Đào Duy Anh chú giải “xã Bát” chính là xã Bát
Tràng.
Xã Bát Tràng – tên gọi chính thức cho tới ngày hôm nay – xuất hiện vào thời Lê Sơ.
Trong tác phẩm Dư địa chí của mình, Nguyễn Trãi có đoạn viết: “…làng Bát Tràng có nghề
làm bát, Huê Cầu có nghề nhuộm vải…”
Cùng với biến thiên của lịch sử, Bát Tràng trải qua nhiều tên gọi khác nhau, duy có
điều bất biến: nghề làm gốm của Bát Tràng không ngừng phát triển; chất lượng, kiểu dáng,
mẫu mã không ngừng được cải thiện, nâng cao. Thương hiệu gốm Bát Tràng ngày càng
được nâng cao, không chỉ thịnh hành trong nước, mà còn vươn mình ra Thế Giới.
2.1.2. Vị trí địa lí
Xã Bát Tràng nằm ở bờ phía đông (tả ngạn) của sông Hồng. Địa giới hành chính xã
Bát Tràng như sau:
- Phía đông giáp xã Đa Tốn.
- Phía bắc giáp xã Đông Dư.
- Phía tây giáp phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai với ranh giới tự
nhiên là Sông Hồng
- Phía nam giáp xã Kim Lan (với ranh giới là sông Bắc Hưng Hải) và
xã Quan Xuân (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Gốm sứ Bát Tràng được hình thành và phát triển cách đây trên 700 năm. Bát Tràng
được lấy tên từ xã Bát, làng Bát, đời nhà Trần và cái tên ấy vẫn lưu giữ đến ngày nay. Trong
lịch sử, những loại gốm quý và độc đáo của nước ta, nổi tiếng cả trong và ngoài nước như
gốm men ngọc (thời Lý, Trần), gốm hoa nâu hay gốm men nâu (cuối thời Trần – đầu thời
Lê), gốm men rạn (thời Lê – Trịnh) và gốm hoa lam (cuối thời Lê – thời Nguyễn) đều đã
được sản xuất ở Bát Tràng. Từ cuối thời Trần đến thời Lê và đầu thời Nguyễn, một khối
lượng lớn đồ gốm các loại của Bát Tràng đã được xuất khẩu sang các nước trong khu vực
như Nhật Bản, Malaixia, Thái Lan và một số nước châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,
Hà Lan, Anh, Pháp. Có thể nói, gốm sứ Bát Tràng là một trong những mặt hàng được người
nước ngoài ưa chuộng.

77
Với bàn tay tài khéo của các nghệ nhân và thợ gốm, làng Bát Tràng đã tạo ra những
sản phẩm: độc bình, chân đèn, đôn, bình vôi, nậm rượu, choé, ấm… bằng gốm men ngọc,
men rạn, men hoa lam… độc đáo. Những sản phẩm này được tạo dáng và trang trí với
những con rồng, những hoa văn đắp nổi, khắc chìm hoặc trổ thủng với những màu sắc đa
dạng. Men sử dụng trong chế tác các sản phẩm gốm có men trắng ngà cổ truyền và nhiều
men màu khác.
Trong chế tác, những nghệ nhân đã vẽ màu dưới men, giữa men, trên men nhằm tạo
nên những sản phẩm độc đáo về màu sắc. Việc tìm đất, chọn nguồn đất nguyên liệu thích
hợp, tạo các loại men từ tro, đất phù sa, đá màu, rỉ đồng, rỉ sắt, cùng sự cải tiến kỹ thuật lò
nung đã thể hiện tài năng của những nghệ nhân và thợ gốm ở làng gốm Bát Tràng qua nhiều
thế hệ. Sản phẩm của nghề gốm truyền thống được tạo ra bởi các bí quyết sản xuất và đòi
hỏi kỹ năng, kỹ xảo cao, được truyền từ đời này sang đời khác. Thực tế cho thấy, những sản
phẩm gốm không chỉ là những vật phẩm kinh tế hay vật phẩm phục vụ cho sinh hoạt đời
sống thường ngày của dân cư, nó còn là những sản phẩm mỹ nghệ, biểu hiện cho sự phát
triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm văn hóa của dân tộc.
Hàng năm, có trên 10.000 lượt khách quốc tế và trên 50.000 khách du lịch trong
nước đến Bát Tràng. Với tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ là 47%, tổng sản lượng hàng
năm ước đạt 200 tỷ đồng, cũng đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Bát
Tràng. Đến với làng gốm sứ Bát Tràng, du khách sẽ được trải nghiệm với công việc làm
gốm và được tìm hiểu về lịch sử của làng truyền thống. Tuy nhiên, khách đến với Bát Tràng
chủ yếu là tham quan, mua hàng tại chợ gốm, các dịch vụ giới thiệu về lịch sử văn hóa, giá
trị làng nghề, dịch vụ mới hình thành chưa có tính chuyên nghiệp, chưa kết nối được các
điểm tham quan. Điểm yếu của Bát Tràng là các dịch vụ du lịch mới hình thành vẫn mang
tính tự phát. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đầu tư chưa đồng bộ, đặc biệt là các dự án đầu tư cho
phát triển du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu… Để phát huy hết được giá trị
của làng nghề truyền thống tiêu biểu, đồng thời gắn với du lịch, cần có sự quan tâm quy
hoạch, thực hiện các dự án đầu tư, tu bổ.
Thực hiện các giải pháp duy trì sản xuất kinh doanh; bảo tồn làng nghề truyền thống
phát triển thương mại dịch vụ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản
phẩm gốm sứ… Hiện tại, làng gốm Bát Tràng đang liên kết với các đơn vị du lịch để triển

78
khai nghiên cứu, xây dựng các tour đưa khách đến tham quan, giới thiệu về lịch sử văn hóa,
làng nghề truyền thống, tham quan mua hàng gốm sứ tại địa phương.
2.1.4. Cơ sở vật chất
Xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm) hiện có hơn 200 doanh nghiệp và hơn 1.000 hộ sản
xuất, kinh doanh hàng gốm sứ. Xã hiện có 140 nghệ nhân và nhiều thợ giỏi. Sản phẩm gốm
sứ Bát Tràng được đông đảo khách hàng tại nhiều quốc gia quan tâm, ưa chuộng và hiện đã
có mặt ở các thị trường lớn trên thế giới như: Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga…
Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm thương mại, nhiều nghệ nhân tại làng nghề
Bát Tràng đã phục chế thành công những tác phẩm gốm sứ cổ. Những sản phẩm của làng
nghề không chỉ được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng mà còn thu hút một lượng
lớn khách du lịch đến tham quan để chiêm ngưỡng, trải nghiệm quy trình chế tác, sản xuất
đồ gốm, sứ. Những năm gần đây, lượng khách đến Bát Tràng tham quan, mua bán ước
khoảng 200.000 lượt/năm. Đặc biệt, vào mùa cao điểm, có ngày làng nghề đón gần 10.000
lượt khách.
Tuy nhiên, hiện số lượng hàng xuất khẩu của Bát Tràng chỉ chiếm khoảng 20% so
với năng lực sản xuất. Ðể khôi phục sản xuất, làng nghề đang đẩy mạnh tuyên truyền,
khuyến khích các hộ dân, cơ sở sản xuất tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm
(OCOP), hướng tới chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Làng nghề Bát Tràng hiện
có 6 cơ sở đạt chứng nhận OCOP và dự kiến cuối năm 2020 sẽ có thêm 10 cơ sở.
2.1.5. Tài nguyên du lịch
Đình làng Bát Tràng nằm ở xóm 1 của làng Bát Tràng, nhìn được ra sông Hồng.
Các bậc cao niên trong làng cho rằng đình được dựng vào đầu thời Lê Trung hưng (1593-
1789) và đã trải qua năm lần tu bổ.
Đây là một ngôi đình lớn được xây dựng với loại vật liệu tốt nhất. Các cột, xà,
hoành, kẻ, bẩy,... đều làm bằng gỗ lim. Tường đầu hồi, thềm đình và móng đình được xây
bằng các loại gạch do làng sản xuất. Các chân cột được kê bằng phiến đá lớn, viên nhỏ nhất
mỗi cạnh cũng phải một mét, nhiều viên lớn hơn đủ để kê và tương xứng với cột đình. Đình
có cấu trúc chữ Nhị, gồm hai toà song song với nhau là đại đình và cung đình cùng các bộ
phận khác như tam quan, giải vũ,..
Đình làng Bát Tràng thờ sáu vị thành hoàng, dân làng thường gọi là lục vị nhà thánh
bao gồm ba vị thiên thần và ba vị nhân thần. Các vị thành hoàng thể hiện sự tôn kính của

79
dân làng với tự nhiên, với những người giúp đỡ cho dân làng. Sáu vị thành hoàng đã được
các đời vua ban nhiều sắc phong. Tại đình làng Bát Tràng đang còn lưu giữ 44 đạo sắc
phong. Đây là một số lượng sắc phong lớn còn được lưu giữ tại nơi đây. Đình làng Bát
Tràng là di tích kiến trúc nghệ thuật xếp hạng năm 2002.

Hình 2. Đình Bát Tràng - Nguồn: Internet.


Đền Mẫu là nơi thờ tự tổ nghề làng Bát Tràng, tọa lạc sát chùa về bên tay trái. Đền
nhìn ra sông Hồng, hướng Đông Nam, có kết cấu chữ Nhị. Cung trong có năm gian, quy mô
nhỏ hẹp hơn, thờ các công đồng quan lớn. Phía ngoài là tam quan, ngăn cách với cung ngoài
bởi một sân rộng. Liền kề với đền về phía tay phải là cung Sơn Trang, gồm ba cung. Cung
giữa có khám thờ chú Sơn Trang, cung trái thờ chầu Đệ tam, cung phải thờ chầu Đệ nhị.
Đền Mẫu được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Hình 3. Đền Mẫu - Nguồn: Internet

80
Chùa Kim Trúc nằm trong quần thể kiến trúc, thờ cúng ở phía nam làng, cùng với
hai miếu của hai vách và đền Mẫu. Theo nghĩa chữ Hán, Kim Trúc tự có nghĩa là chùa vàng
của nước Thiên Trúc, khẳng định nguồn gốc và sự quý giá của ngôi chùa. Tại chùa hiện tại
còn tấm bia “Kim Trúc tự” bằng đá xanh, hình chữ nhật, kích thước 76x37cm, dày 19cm.
Bia có 6 hàng chữ, mỗi hàng 11 chữ, khắc chân phương, còn rõ nét. Dòng lạc khoản
cho biết, bia được lập ngày tốt, tháng Năm, năm đầu niên Vĩnh Hựu. Nội dung của văn bia
không ghi rõ những người hưng công, công đức cho việc tu bổ lần này.
Chùa Kim Trúc nhìn từ hướng nam, không rộng lớn như đình. Kiến trúc chùa là hình
chữ Đinh, gồm tiền đường năm gian hai dĩ và Phật điện, ngoài ra còn có nhà tổ, nhà khách
và tăng phòng. Hiện nay tại chùa Kim Trúc còn lưu giữ được ba quả chuông.

Hình 4. Kim Trúc Tự - Chùa làng Bát Tràng - Nguồn: Internet


Đình làng Giang Cao xây dựng vào khoảng cuối thời nhà Lý (1010-1225). Đình thờ
tứ vị Thiên thần được tiến phong là các bậc Thượng đẳng phúc thần và Đương cảnh Thành
hoàng làng.
Sự tích kể rằng vào thời vua Tự Đức lên ngôi năm 1847 xảy ra vỡ đê Văn Giang.
Đình làng Giang Cao thời bấy giờ làm bằng khung cột gỗ lợp lá gồi, nên đã trôi theo dòng
nước lũ và dừng lại tại làng Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ngay sau đó dân
làng đã xây dựng lại đình kiên cố, xung quanh xây gạch.
Đến năm 1850, vua Tự Đức lại tiếp tục có sắc phong theo các đời vua trước cho các
vị đương cảnh Thành hoàng thờ tại Đình.

81
Theo tài liệu sao chép từ chữ hán dịch sang chữ quốc ngữ thì các vị Đương cảnh
Thành hoàng thờ tại Đình có được 9 lần của các đời vua sắc phong. Hiện tại Đình còn lưu
giữ được 1 long đình và 1 bộ bát bửu cổ có niên đại hơn 100 năm. Năm 2001, đình làng
Giang Cao được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc cấp thành phố.

Hình 5. Đình làng Giang Cao - Nguồn: Internet.


Trước năm 1945, chùa Tiêu Dao là nơi cất giấu các tài liệu, sách báo của Đảng, là
nơi đi lại của cán bộ hoạt động cách mạng. Cũng chính tại đây, cố nhạc sĩ Văn Cao đã từng
đi lại hoạt động cách mạnh. Bài hát Tiến Quân Ca của ông cũng được cất giấu và phát tán tử
đây. Sau năm 1945, các nhà sư của Chùa đi theo cách mạng Đảng viên Đảng Cộng sản và
làm cán bộ cách mạng.
Chùa được xây dựng trên tổng diện tích sử dụng là 8000m2.Các hạng mục chính
được xây dựng bằng gạch thất bắt mạch. Khung cột mái bằng gỗ tứ thiết với đường nét hoa
văn được đục chạm kỹ lưỡng. Đặc biệt, toàn bộ đồ thờ như bàn thờ, tượng thờ, hoành phi
câu đối cửa võng, cột đồng trụ, cột hiên, đao mái,.. đều được làm bằng gốm sứ do chính
nghệ nhân thợ giỏi của làng nghề thực hiện.Không gian bên ngoài chùa còn được trang trí
bởi các tượng là tích truyện tái hiện lại cảnh sinh hoạt, đời thường của các vị cao nhân đắc
đạo.
Điều đó đã làm nên nét đẹp cả về cảnh quan lẫn văn hóa tâm linh của ngôi chùa này.
Đây là một ngôi chùa mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Đình Chùa khu
vực đồng bằng Bắc Bộ.

82
Hình 6. Chùa Tiêu Dao - Nguồn: internet.
Tiêu Sơn Miếu (hay còn gọi là Miếu Bản). Đây là nơi thờ nhị vị nhân thần Bản thổ
Thành hoàng làng có tên là: Lê Huệ và Lê Kiêm.
Hai vị nhân thần thờ tại Tiêu Sơn miếu cũng đồng được phong sắc trong 9 lần qua
các đời vua, cùng tứ vị thiên thần thờ tại Đình từ đời vua Vĩnh Khán II (1730) đến đời Khải
Định (1925). Ở Đình làng Giang Cao hiện còn lưu giữ được hai bức đại tự là: tham thiên tản
địa và đạo cao đức đại có niên đại hàng trăm năm, hiện vật thờ là mũ và hia.

Hình 7. Miếu Bản - Nguồn: Internet.


Văn chỉ là di tích có nguồn gốc từ Trung Hoa, thờ Khổng Tử và các học trò của ông.
Ngoài ra, tại đây còn thờ Chu Văn An. Văn chỉ làng Bát Tràng nằm ở sau đình, không rõ
được dựng từ bao giờ.
Vào những ngày có tế Đinh thì các bệ thờ có đặt các bài vị. Đây còn là nơi sinh hoạt
của hội tư văn. Trải qua thăng trầm của lịch sử, văn chỉ ngày càng xuống cấp. Năm Tân
Mão-2011 dân làng tiếng hành cải tạo lại văn chỉ dựa trên quy mô cũ.

83
Hình 8. Văn Chỉ - Nguồn: Internet.
2.1.6. Quá trình hình thành làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống có lịch sử hình
thành và phát triển rất lâu đời. Không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm trong nước mà làng
gốm này còn được nhiều quốc gia trên thế giới biết đến. Để tìm hiểu rõ hơn về làng nghề
gốm sứ Bát Tràng chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển.
2.1.6.1. Lịch sử hình thành của làng gốm Bát Tràng.
Theo sử biên niên có thể xem thế kỷ XIV - XV là thời gian hình thành làng gốm Bát
Tràng.
Đại Việt sử ký toàn thư chép "Nhâm Thìn, Thiệu Phong năm thú 12 (1352)... mùa
thu, tháng 7, nước lớn tràn ngập, vỡ đê xã Bát, Khối, lúa má chìm ngập. Khoái Châu, Hồng
Châu và Thuận An bị hại nhất". Xã Bát là xã Bát Tràng, xã Khối là xã Thổ Khối, hai xã ven
đê bên tả ngạn sông Nhị, tức sông Hồng ngày nay.
Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư thì năm 1376, trong một cuộc Nam chinh, đoàn
chiến thuyền của vua Trần Duệ Tông xuất phát từ Thăng Long xuôi theo sông Nhị (sông
Hồng) đi qua "bến sông xã Bát" tức bến sông Hồng thuộc xã Bát Tràng.
Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép "Làng Bát Tràng làm đồ bát chén" và còn có đoạn
"Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Câu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng ấy cung ứng
đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm"...
Nhưng theo những câu chuyện thu thập được ở Bát Tràng thì làng gốm này có thể ra
đời sớm hơn. Tại Bát Tràng đến nay vẫn lưu truyền những huyền thoại về nguồn gốc của
nghề gốm như sau:

84
Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào Trí Tiến
và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ
mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) (hiện nay tại Triều Châu, tỉnh
Quảng Đông, Trung Quốc) gặp bão, phải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, ba ông đến
thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh
Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù
Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm. Câu chuyện trên
cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy,
nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm
1127.
Theo ký ức và tục lệ dân gian thì trong số các dòng họ ở Bát Tràng, có dòng họ
Nguyễn Ninh Tràng. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Ninh Tràng là họ Nguyễn ở trường Vĩnh
Ninh, một lò gốm ở Thanh Hoá, nhưng chưa có tư liệu xác nhận. Gia phả một số dòng họ ở
Bát Tràng như họ Lê, Vương, Phạm, Nguyễn... ghi nhận rằng tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra
đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát).
2.1.6.2. Quá trình phát triển của làng gốm
Vào thời Hậu Lê khoảng cuối thế kỉ thứ XIV - đầu thế kỉ XV và đầu thời Nguyễn,
xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn
Thanh Hoá Ngoại. Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện
Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, vùng này có loại đất sét trắng rất thích hợp với nghề làm gốm.
Theo truyền thuyết và gia phả một số họ như họ Vũ ở Bồ Xuyên, ngày xưa cư dân Bồ Bát
chuyên làm nghề gốm từ lâu đời. Điều này được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất
nung và mảnh gốm ken dày đặc tìm thấy nhiều nơi ở vùng này.
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Thăng Long trở thành trung tâm
chính trị của nước Đại Việt. Do nhu cầu phát triển của kinh thành, nhiều thương nhân, thợ
thủ công từ các nơi tìm về Thăng Long hành nghề và lập nghiệp. Sự ra đời và phát triển của
Thăng Long đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làng xung quanh, trong đó có
làng Bát Tràng. Đặc biệt vùng này lại có nhiều đất sét trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để
sản xuất đồ gốm. Một số thợ gốm Bồ Bát đã di cư ra đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò
gốm, gọi là Bạch Thổ phường (phường Đất Trắng). Những đợt di cư tiếp theo đã biến Bát

85
Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được triều
đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh.
Đến nay, chưa tìm thấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của ba nhân vật trên cũng
như khẳng định sự hình thành của làng. Những công trình khai quật khảo cổ học trong
tương lai có thể cho thấy rõ hơn bề dày lịch sử và những di tích của làng gốm Bát Tràng.
Chỉ có điều chắc chắn là gốm Bát Tràng xuất hiện từ rất sớm, vào giai đoạn cuối của Văn
hoá Hoà Bình đầu Văn hoá Bắc Sơn. Trong quá trình phát triển nghề gốm, đương nhiện có
nhiều quan hệ giao lưu với gốm sứ Trung Quốc và có tiếp nhận một số ảnh hưởng của gốm
sứ Trung Quốc.
- Thế kỉ XV–XVI
Một chiếc đỉnh bằng gốm tráng men trang trí đắp nổi rồng và nghê do thợ làng Bát
Tràng chế tạo vào năm 1736, thời Cảnh Hưng.
Chính sách của nhà Mạc đối với công thương nghiệp trong thời gian này là cởi mở,
không chủ trương "ức thương" như trước nên kinh tế hàng hoá có điều kiện phát triển thuận
lợi hơn; nhờ đó, sản phẩm gốm Bát Tràng được lưu thông rộng rãi. Gốm Bát Tràng thời
Mạc có nhiều sản phẩm có minh văn ghi rõ năm chế tạo, tên người đặt hàng và người sản
xuất. Qua những minh văn này cho thấy người đặt hàng bao gồm cả một số quan chức cao
cấp và quý tộc nhà Mạc như công chúa Phúc Tràng, phò mã Ngạn quận công, Đà quốc công
Mạc Ngọc Liễn, Mĩ quốc công phu nhân... Người đặt hàng trải ra trên một không gian rộng
lớn bao gồm nhiều phủ huyện vùng đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ.
- Thế kỉ XVI – XVII
Sau những phát kiến địa lí cuối thế kỉ 15, nhiều nước phát triển của Tây Âu tràn sang
phương Đông. Các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... thành lập công ty, xây dựng
căn cứ ở phương Đông để buôn bán. Hoạt động mậu dịch hàng hải khu vực Đông Nam Á
vốn có lịch sử lâu đời càng trở nên sôi động, lôi cuốn các nước trong khu vực vào hệ thống
buôn bán châu Á và với thị trường thế giới đang hình thành.
Sau khi thành lập, nhà Minh (Trung Quốc) chủ trương cấm tư nhân buôn bán với
nước ngoài làm cho việc xuất khẩu gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc bị hạn chế đã tạo điều
kiện cho đồ gốm Bát Tràng mở rộng thị trường ở vùng Đông Nam Á. Khi nhà Minh (Trung
Quốc) bãi bỏ chính sách bế quan toả cảng (1567) nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyên
liệu và mặt hàng quan trọng sang Nhật Bản, đã tạo cho quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và

86
Nhật Bản đặc biệt phát triển, qua đó nhiều đồ gốm Bát Tràng được nhập cảng vào Nhật
Bản.
Năm 1644 nhà Thanh (Trung Quốc) tái lập lại chính sách cấm vượt biển buôn bán
với nước ngoài, cho đến năm 1684 sau khi giải phóng Đài Loan. Trong thời gian đó, một số
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có đồ gốm Bát Tràng không bị hàng Trung
Quốc cạnh tranh nên lại có điều kiện phát triển mạnh.
Thế kỉ XV – XVII là giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Ngành sản xuất gốm xuất khẩu
Việt Nam, trong đó ở phía bắc có hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và Chu
Đậu-Mỹ Xá (các xã Minh Tân, Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Lúc bấy giờ,
Thăng Long (Hà Nội) và Phố Hiến (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) là hai đô thị lớn nhất và cũng
là hại trung tâm mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất của Đàng Ngoài. Bát Tràng có may mắn
và thuận lợi lớn là nằm bên bờ sông Nhị (sông Hồng) ở khoảng giữa Thăng Long và Phố
Hiến, trên đường thuỷ nối liền hai đô thị này và là cửa ngõ thông thương với thế giới bên
ngoài. Qua thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nước
phương Tây, đồ gốm Việt Nam được bán sang Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á, Nam
Á.
Các công ty phương Tây, nhất là Công ty Đông Ấn của Hà Lan, trong phương thức
buôn bán "từ Ấn Độ (phương Đông) sang Ấn Độ", đã mua nhiều đồ gốm Việt Nam bán
sang thị trường Đông Nam Á và Nhật Bản.
- Cuối thế kỉ XVII và đầu thế kỉ XVIII
Việc xuất khẩu và buôn bán đồ gốm Việt Nam ở Đông Nam Á bị giảm sút nhanh
chóng vì sau khi Đài Loan được giải phóng (1684) và triều Thanh bãi bỏ chính sách cấm
vượt biển buôn bán với nước ngoài. Từ đó, gốm sứ chất lượng cao của Trung Quốc tràn
xuống thị trường Đông Nam Á và đồ gốm Việt Nam không đủ sức cạnh tranh. Nhật Bản,
sau một thời gian đóng cửa để bảo vệ các nguyên liệu quý như bạc, đồng, đã đẩy mạnh được
sự phát triển các ngành kinh tế trong nước như tơ lụa, đường, gốm sứ... mà trước đây phải
mua sản phẩm của nước ngoài.
- Thế kỉ XVIII – XIX
Tượng nghê bằng gốm do thợ gốm làng Bát Tràng làm thời Cảnh Hưng.

87
Một số nước phương Tây đi vào cuộc cách mạng công nghiệp với những hàng hoá
mới cần thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tình hình kinh tế đó cùng với chính sách hạn chế
ngoại thương của các chính quyền Trịnh, Nguyễn trong thế kỉ 18 và của nhà Nguyễn trong
thế kỉ 19 đã làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam sa sút và việc xuất khẩu đồ
gốm cũng bị suy giảm. Đó là lí do khiến một số làng nghề gốm bị gián đoạn sản xuất (như
làng gốm Chu Đậu - Mỹ Xá). Gốm Bát Tràng tuy có bị ảnh hưởng, nhưng vẫn giữ được sức
sống bền bỉ nhờ có một thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ
thờ, đồ trang trí và gạch xây rất cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội từ quý tộc đến dân thường.
Trong giai đoạn này, gốm Bát Tràng xuất khẩu giảm sút, nhưng làng gốm Bát Tràng vẫn là
một trung tâm sản xuất gốm truyền thống có tiếng trong nước.
Nguồn: Inrternet

2.2. Bản sắc làng nghề gốm sứ Bát Tràng


Trải qua những thăng trầm, biến động, cuộc sống cơm áo, gạo tiền cuốn theo nhưng
những nét tinh hoa, đặc trưng của gốm sứ Bát Tràng vẫn còn nguyên giá trị cho đến bây giờ.
Những giá trị văn hóa truyền thống được những nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng thổi hồn
dân tộc, đất nước vào trong từng sản phẩm, không những là nét đẹp văn hóa truyền thống
mà đó còn là những giá trị tinh hoa của dân tộc được gìn giữ cho đến ngày nay.
Những sản phẩm được làm ra bằng đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân miền
quê truyền thống đều ẩn chứa bên trong sự yêu nghề, lòng say mê tìm tòi, nghiên cứ và chắt
lọc nhằm tạo nên nét đặc trưng của gốm sứ Bát Tràng.

88
Những sản phẩm ấy đều gắn liền với cuộc sống bình dị của người dân vùng nông
thôn trên cả nước từ những chiếc đĩa, cái bát, bộ ấm chén cho đến những chiếc bình hoa, lọ
lộc bình… cho đến những bức tranh dân gian, đời sống sinh hoạt của con người Việt xưa và
nay đều được tể hiện tinh tế và khéo léo trong mỗi sản phẩm nói chung.
Gốm sứ Bát Tràng – đậm chất giá trị văn hóa dân tộc. Làng gốm Bát Tràng có
truyền thống tư lâu đời với phương pháp và kỹ thuật sản xuất thủ công. Những nguyên liệu
cho công việc chế tác và tạo dáng đều được người nghệ nhân sử dụng bằng đôi bàn tay khéo
léo và tài hoa trên bàn xoay được truyền lại từ đời này sang đời khác. Những sản phẩm của
gốm sứ Bát Tràng là sự kết hợp hoàn hảo giữa kinh nghiệm và giá trị truyền thống lịch sử.
Ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển, công cuộc hiện đại hóa được tối ưu thì Bát
Tràn cũng vậy, chuyển mình theo những xu hướng mới, tuy nhiên vẫn giữ những giá trị
truyền thống đã gắn bó từ bao đời nay. Đó là nét đặc trưng của làng gốm sứ Bát Tràng.
Sản phẩm của làng gốm Bát Tràng là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo
với sự sáng tạo nghệ thuật. Các sản phẩm đó mang tính chất cá biệt, có sắc thái riêng, đặc
trưng riêng của làng nghề và phản ánh được quan niệm thẩm mỹ, bản sắc văn hóa của người
dân Bát Tràng. Những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đã được thử thách qua thời gian, được
chọn lọc, được thừa nhận để tồn tại và phát triển cùng với sự bổ sung lẫn nhau, trở thành
những kiểu mẫu cho những sản phẩm cùng loại được sản xuất, chế tác tiếp sau đó. Các sản
phẩm gốm sứ Bát Tràng vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao. Ngày nay, Gốm
sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm) là một trong bảy làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà
Nội cùng với sơn mài Hạ Thái (huyện Thường Tín), sơn khảm thôn Ngọ (huyện Phú
Xuyên), mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện
Hoài Đức), dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông), gỗ mỹ nghệ Thiết Ứng (huyện Đông Anh).
Với đôi tay tài hoa của những nghệ nhân lành nghề có nhiều kinh nghiệm, sẽ biến
cục đất vô tri thành những sản phẩm có hồn trở thành một sản phẩm có nhiều ý nghĩa, bạn
sẽ thấy sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng chi tiết của những người thợ khi chế tạo những sản
phẩm, tạo hình, tạo dáng, vẽ hoa văn đều được thực hiện dưới đôi bàn tay đầy chất nghệ sĩ
ấy, bạn sẽ được hòa mình vào khung cảnh yên bình, không chút xô bồ, vội vã của phố
phường đô thị thay vào đó là nơi những giá trị đặc trưng văn hóa được tôn vinh và tôn trọng
mà ít có được ở làng nghề truyền thống nào.

89
Ngoài ra, được thưởng thức những đặc sản truyền thống của làng mà không vùng nào
có được như bát canh măng mực, trà hột,… hòa mình tận hưởng những giá trị văn hóa tinh
thần và vật chất trong từng loại hương vị khi bạn có dịp đến Bát Tràng.
2.3. Điều kiện về kinh tế – xã hội
- Điều kiện kinh tế
Với đặc điểm lịch sử văn hóa và quá trình hình thành, phát triển làng nghề, Bát Tràng
có nhiều thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phát triển du lịch. Chính vì vậy,
năm 2001, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết làng
nghề truyền thống Bát Tràng với mục tiêu bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống gắn
với du lịch. Đến năm 2004, chợ gốm Bát Tràng được thành lập và đưa vào hoạt động phục
vụ khách tham quan.Khách du lịch được trải nghiệm làm gốm.
Hàng năm, có trên 10.000 lượt khách quốc tế và trên 50.000 khách du lịch trong
nước đến Bát Tràng. Với tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ là 47%, tổng sản lượng hàng
năm ước đạt 200 tỷ đồng, cũng đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Bát
Tràng.
Bát Tràng ngày nay trải dài gần 3 km ven sông Hồng với 1700 hộ và gần 6700 nhân
khẩu, quần cư tại hai thôn cổ: Giang Cao và Bát Tràng. Khác với các xã trong huyện, xã Bát
Tràng không còn sản xuất nông nghiệp mà chuyên sản xuất tiêu thụ gốm sứ truyền thống.
Theo điều tra của xã, hiện nay tại xã có 83,7% hộ trực tiếp sản xuất gốm sứ; 10,6% hộ dịch
vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Quy mô hộ gia đình là những đơn vị sản xuất
kinh doanh.
Xã có hơn 1100 lò gốm, mỗi năm sản xuất 100 – 120 tỷ đồng hàng hoá. Ở Bát Tràng
có 40 tổ chức kinh tế đủ loại từ: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và hợp tác
xã chuyên sản xuất, kinh doanh gốm sứ. Doanh thu, có nhiều lô hàng xuất khẩu, đặc biệt
được đặt trước từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Gốm Bát Tràng cũng chiếm lĩnh được thị phần tại
các nước: Đài Loan, Nhật Bản, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Đức… và được khách nước ngoài
rất mến mộ. Ngày nay trong các cửa hàng trưng bày sản phẩm tại Bát Tràng cũng có đủ các
mẫu gốm sứ từ cổ truyền đến hiện đại của nhiều nước.
- Điều kiện xã hội
Làng có 100% số hộ gia đình sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ lâu đời (vì làng hoàn
toàn không có diện tích đất nông nghiệp), nên có thể nói người dân trong làng có cuộc sống

90
sung túc hơn các làng khác rất nhiều (nhất là các làng thuần nông bên cạnh). Từ xa xưa, số
hộ giàu đã chiếm một tỷ lệ tương đối trong làng. Toàn xã đã có trên 100 gia đình sắm máy
vi tính, nối mạng Internet, mở trang thông tin giới thiệu sản phẩm, giao dịch buôn bán với
nước ngoài. Phát triển nghề gốm sứ, không chỉ Bát Tràng giàu, mà nơi đây cũng đã tạo việc
làm cho 4000 – 5000 lao động từ các địa phương khác đến.
Nói đến làng nghề Bát Tràng không thể không nêu những linh hồn của làng, đó là
các nghệ nhân. Thời nay, Bát Tràng có những nghệ nhân xứng đáng với truyền thống của
mình, như các ông Trần Văn Giàng, Nguyễn Văn Cốn, Lê Văn Cam, hoặc nghệ nhân rất trẻ
như Lê Xuân Phổ… Các nghệ nhân, có người chú trọng về men, nói cách khác là giỏi độc
đáo về men; có nghệ nhân chuyên sâu về tạo dáng, có nghệ nhân tài về vẽ… Nói đến gốm
sứ, giá trị của nó đã được gói gọn trong câu nhất dáng, nhì men, sau đó mới đến nét khắc,
vẽ. Giờ đây gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng đã và đang tiếp tục chinh phục người tiêu dùng, bởi
các nghệ nhân Bát Tràng chú ý đến tất cả các mặt tạo nên cái đẹp của đồ gốm sứ. Bởi vậy
thị trường ăn hàng Bát Tràng đã rộng khắp cả nước, và có một lượng không nhỏ được đưa
ra khắp 5 châu.
2.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng xã hội
Dự án nhằm cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế xã hội chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch đi đôi với phát
triển làng nghề truyền thống vào năm 2015. Nhằm tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng
kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất gốm sứ chất lượng cao. Chú trọng phát triển thương mại, dịch
vụ du lịch, tích cực khai thác và mở rộng thị trường; đăng ký, xây dựng thương hiệu sản
phẩm; nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, xây dựng văn minh thương mại, tạo nét
đẹp văn hóa riêng… Tạo ra hai khu trưng bày, bán sản phẩm làng nghề truyền thống và các
dịch vụ kèm theo đồng bộ, hiện đại về hạ tầng, là điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan, hài hòa
với khung cảnh nông thôn mới.
Đây là dự án đầu tư xây dựng mới: Khu đất thứ nhất “Trung tâm trưng bày, giới
thiệu và bán sản phẩm gốm sứ Giang Cao, kết hợp với nhà hàng, nhà khách và bãi đỗ xe
tĩnh”, diện tích khoảng 3,41ha. Khu đất thứ hai, “Trung tâm trưng bày, giới thiệu và bán sản
phẩm gốm sứ Bát Tràng, kết hợp với nhà hàng, nhà khách và bãi đỗ xe tĩnh”, diện tích
khoảng 1,752 ha. Tổng mức đầu tư dự kiến gần 116 tỷ đồng; thời gian thực hiện trong vòng
4 năm (2015 - 2018).

91
Xã Bát Tràng đồng thời kiểm tra, rà soát các di tích, nhà cổ, nhà thờ họ xuống cấp đề
xuất, phương án tu bổ, tôn tạo, gắn với phát triển du lịch; tham mưu huyện Gia Lâm triển
khai thực hiện kế hoạch bảo tồn, chỉnh trang điện chiếu sáng, xây dựng hạ tầng tiêu thoát
nước, xử lý nước thải, lát gạch bát hệ thống đường giao thông, chỉnh trang mặt tiền, tường
cổ, nhà cổ trong khu vực làng cổ Bát Tràng.
Nỗ lực xây dựng điểm đến Bát Tràng, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Văn May
cho biết, việc bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch được Tp. Hà Nội
coi là cốt lõi tại Bát Tràng, đã giúp địa phương quy hoạch lại tổng thể; đầu tư đồng bộ về
giao thông, kết nối hạ tầng, điện, nước, xây dựng các trung tâm giới thiệu sản phẩm, bảo
tàng gốm sứ, quy trình sản xuất… Theo Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Văn May nhấn
mạnh: “Bát Tràng đã phối hợp với các công ty công nghệ triển khai du lịch 4.0, số hóa toàn
bộ các dữ liệu về điểm di tích, tour du lịch, điểm mua sắm đạt chuẩn, giới thiệu làng nghề
bằng nhiều ngôn ngữ, phủ sóng wifi miễn phí tại 19 điểm tham quan tập trung đông khách
du lịch, tiến tới phủ sóng trong toàn bộ xã… Tham quan, trải nghiệm các sản phẩm du lịch,
sản phẩm du lịch thông minh; ra mắt các doanh nghiệp du lịch địa phương; tổ chức hội chợ
phiên văn hóa du lịch Bát Tràng; rước tổ nghề gốm sứ làng nghề truyền thống Bát Tràng.
Với 60 sản phẩm tặng trưng bày tại tòa nhà Quốc hội. Đặc biệt, nhiều hoạt động thu hút
khách du lịch cũng được tổ chức dịp này: Khánh thành và ra mắt tổ hợp du lịch văn hóa Bát
Tràng chợ chiều – điểm đến ngàn năm; khánh thành và ra mắt không gian nhà cổ Tràng An,
giới thiệu ẩm thực Bát Tràng của Nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Diệu Hoài; khánh thành và
ra mắt không gian gốm của Nghệ nhân ưu tú Tô Thanh Sơn; giới thiệu và thao tác chế biến
ẩm thực chay tại chùa Kim Trúc; mở cửa đón khách tham quan các di tích lịch sử văn hóa
tại làng; tổ chức khai trương các dịch vụ và khuyến mại, tặng quà khách du lịch…”.
Bên cạnh việc triển khai một loạt những kế hoạch, hiện nay Bát Tràng đang khởi
động cổng thông tin điện tử và app du lịch Bát Tràng. Việc làm này không chỉ tạo thuận lợi
cho du khách mà còn tranh thủ công nghệ 4.0 để quảng bá hình ảnh: đưa vào sử dụng bản
đồ số về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, du lịch, dịch vụ thương mại Bát Tràng; cung
cấp thông tin thuyết minh tự động tại các điểm tham quan cũng như hệ thống du lịch thông
minh qua ứng dụng trên điện thoại; kết nối du khách và bảo đảm cung cấp thông tin chính
thống.

92
2.5. Cơ chế chính sách và các dự án đầu tư nâng cao tiềm năng của làng
gốm Bát Tràng
Uỷ Ban Nhân Dân xã Bát Tràng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát
huy giá trị làng nghề truyền thống, như: Ứng dụng công nghệ 4.0 để phát triển du lịch thông
minh; thực hiện tôn tạo, bảo tồn nhiều di tích, gồm có đình, văn chỉ Bát Tràng; khu lò bầu
cổ, nhà nghệ nhân. Một trong những nét mới của khu du lịch Bát Tràng là du khách được
tham quan, trải nghiệm nhiều hoạt động tại Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt. Đây là công
trình mới, có kiến trúc độc đáo, được ví như bảo tàng gốm sứ của Bát Tràng.
Sở Du lịch Hà Nội xác định Bát Tràng là một trong những tuyến du lịch trọng điểm
nên đã phối hợp với UBND huyện Gia Lâm khảo sát, đánh giá lại thực trạng để nâng cấp
chất lượng tuyến du lịch trung tâm Hà Nội - Làng nghề Bát Tràng.
Theo ông Phùng Quang Thắng, Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội, Giám đốc Công ty Lữ
hành Hanoitourist, điểm yếu của du lịch Bát Tràng là các điểm đến hấp dẫn nằm khá rải rác,
thiếu sự kết nối thành tour, tuyến. Dù đã có tuyến xe buýt đi từ nội thành đến Bát Trang,
nhưng để thu hút du khách hơn, Bát Tràng cần có thêm nhiều tuyến xe buýt du lịch chất
lượng. Ông cho biết thêm, để nâng cấp chất lượng tuyến du lịch Bát Tràng, Tổng công ty
Du lịch Hà Nội (Hanoitoursit) sẵn sàng phối hợp với UBND xã Bát Tràng xây dựng thêm
các sản phẩm du lịch, dự kiến sẽ được giới thiệu tại Hội chợ du lịch quốc tế - Hà Nội VITM
2022, diễn ra từ ngày 31/3 đến 3/4. Đây cũng là chương trình giới thiệu cho các vận động
viên, quan khách đến dự SEA Games 31 với nét đặc sặc của văn hóa truyền thống Việt
Nam. Từ “Dấu chân” muốn đề cập đến một câu chuyện về người nổi tiếng truyền lại trong
làng cổ Bát Tràng nhưng dịp này nói đến cả “Dấu chân” du khách để lại không thể thiếu
trong hành trình đến với Thủ đô Hà Nội, đặc biệt trong không khí chào đón SEA Games 31.
Đóng góp cho việc nâng cấp chất lượng tuyến du lịch Bát Tràng, ông Nguyễn Thủy,
Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội cho biết: “Hiện hoạt động vận chuyển
khách từ nội thành đến Bát Tràng còn gặp khó khăn do thiếu tính kết nối giữa đơn vị vận
chuyển với địa phương. Nếu địa phương có phương án đón khách, đơn vị sẵn sàng tổ chức
thêm tuyến xe buýt du lịch 2 tầng từ nội thành Hà Nội tham quan Bát Tràng”.
Theo bà Đặng Thị Huyền, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, trong kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội đến năm 2025 có xác định phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ cho du lịch.
Tới đây, địa phương sẽ quan tâm đến việc phối hợp với các đơn vị để trước mắt hình thành

93
sản phẩm du lịch mới, sẵn sàng cho việc đón khách nội địa và quốc tế. Bên cạnh đó, huyện
Gia Lâm phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội ứng dụng công nghệ 4.0 triển khai đầu tư du lịch
thông minh tại Bát Tràng. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, bản đồ số về di sản văn hóa
vật thể, phi vật thể và các loại hình dịch vụ du lịch dưới dạng phim 3D. Đầu tư hệ thống
thuyết minh tự động tại các điểm tham quan và hệ thống du lịch thông minh qua ứng dụng
trên điện thoại. Tạo mã QR giới thiệu các di tích văn hóa, lịch sử bằng 2 thứ tiếng Việt và
Anh.
Một trong những dự án khôi phục gần đay nhất là dự án “ dấu chân làng cổ Bát
Tràng”. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam và Quốc tế
Lao động 1/5, đồng thời là một trong những tour du lịch trải nghiệm phục vụ SEA Games
31. Hành trình “Dấu chân làng cổ Bát Tràng” là lộ trình 15 km, từ Hàng Ngang – Hàng Đào
– chợ Đồng Xuân – cầu Long Biên – đường bãi giữa ven đê song Hồng - đến Bát Tràng;
tham quan, trải nghiệm 10 điểm di tích, nhà cổ làng Bát Tràng theo hình thức trò chơi.
Theo ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, khu vực nội thành Hà
Nội nổi tiếng với phố nghề, còn khu vực ngoại thành có hàng chục làng nghề truyền thống,
đây là nét độc đáo của Thủ đô Hà Nội. Trong đó, làng nghề Bát Tràng rất đặc biệt, bởi
người dân không làm nghề nông kết hợp mà chủ yếu làm nghề sản xuất gốm sứ truyền
thống.
Đến làng nghề Bát Tràng bằng xe đạp cũng là cách kết nối từ “phố nghề đến làng
nghề”. Đặc biệt giá trị văn hóa được ẩn dấu bao đời nay của Bát Tràng sẽ được các nghệ
nhân của hơn 20 hộ gia đình đã làm nên sự nổi tiếng của làng nghề, chia sẻ đến du khách.
Đặc biệt, một điểm mới của chương trình là giới thiệu về Văn chỉ của làng Bát Tràng.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
KHAI THÁC TIỀM NĂNG CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG BÁT TRÀNG
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
3.1. Giá trị bản sắc làng nghề gốm với việc phát triển du lịch ở Hà Nội
Sản phẩm gốm Bát Tràng từ trước tới nay đều được đánh giá cao về chất lượng, có
nhiều kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại như gốm gia dụng, đồ thờ tự, gốm mỹ thuật, gốm
xây dựng và gốm trang trí... có mặt trên khắp mọi miền đất nước và các châu lục trên thế
giới.

94
Làng gốm Bát Tràng không chỉ là nơi làm nên một thương hiệu sản phẩm mang tính
quốc gia, góp phần gìn giữ giá trị văn hóa của Thủ đô mà còn là một trong những địa điểm
du lịch nổi tiếng ở Hà Nội. Thích ứng với nhịp sống hiện tại, người dân Bát Tràng luôn có ý
thức trong việc bảo tồn và trao truyền kỹ năng nghề nghiệp, khá năng động trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh, tích cực trong việc phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương
bằng nhiều hình thức đa dạng.
Nghề làm gốm là nghề có từ lâu và gắn bó mật thiết với đời sống của nhân dân, nghề
gốm phát triển khá rộng trên phạm vi cả nước, gần như tỉnh nào cũng có. Tuy nhiên, để
nghề này còn hưng thịnh đến ngày nay thì không phải địa phương nào cũng duy trì được.
Những làng nghề gốm sứ nổi tiếng đã và đang tạo được sự hấp dẫn với khách du lịch trong
và ngoài nước phải kể đến là: Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), Hương Canh (Vĩnh Phúc),
Đông Thành (Đông Triều, Quảng Ninh), Bầu Trúc (Ninh Phước, Ninh Thuận), Biên Hòa
(Đồng Nai), Lái Thiêu, Minh Long (Thủ Dầu Một, Bình Dương), Vân Sơn (Nhơn Hậu,
Bình Định), Thái Đen (Mường Chanh, Sơn La), Chu Đậu (Nam Sách, Hải Dương)… Sản
phẩm của nghề gốm sứ là những dụng cụ gia đình và những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc
dùng trang trí nơi công cộng, chốn cung đình, đường phố, góp phần tạo nên những vẻ đẹp
thu hút lòng người (con đường gốm sứ).
Ngoài ra, các sở, ngành, thành phố thường xuyên chỉ đạo các doanh nghiệp lữ hành
đẩy mạnh xây dựng các chương trình, tour du lịch giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh
du lịch làng nghề truyền thống.
Phát triển du lịch làng nghề đang là một hướng đi, được ưu tiên trong chính sách
quảng bá và phát triển du lịch Thủ đô. Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng
nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết
nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những
giá trị văn hoá của dân tộc, gìn giữ bản sắc, hình ảnh con người, vẻ đẹp văn hóa của mỗi địa
phương ở Thủ đô.
3.2. Thực trạng khai thác tiềm năng của làng nghề truyền thống gốm Bát
Tràng trong du lịch ở Hà Nội hiện nay
Nguồn tài nguyên du lịch làng nghề truyền thống đang được khai thác tích cực ở khía
cạnh là điểm đến đặc trưng của Việt Nam. Tuy nhiên chức năng sản xuất hàng hoá phục vụ
du lịch thì vẫn còn chưa được khai thác một cách thực sự hiệu quả.

95
Cả nước hàng nghìn làng nghề, trong đó riêng Hà Nội đã có 1264 làng nghề với 530
làng nghề truyền thống, 244 làng nghề thủ công mỹ nghệ. Nhiều về số lượng, phong phú về
loại hình sản xuất, nhưng hàng nghìn “mỏ tài nguyên du lịch” ấy không cho ra nổi một sản
phẩm đồ lưu niệm đặc trưng của du lịch Việt Nam.
Các làng nghề ở Hà Nội như gốm Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ, gỗ Vân Hà, sơn mài Hạ
Thái, thêu Quất Động… có thể nói đã “ăn nên làm ra” nhờ xuất khẩu các đồ mỹ nghệ,
nhưng việc “xuất khẩu tại chỗ” cho khách du lịch lại không được lưu tâm tới. Thời gian gần
đây, khi du lịch làng nghề được đầu tư và quảng bá, các cửa hàng bày bán đồ thủ công mỹ
nghệ trong làng nghề xuất hiện nhiều hơn. Thế nhưng, trên thực tế, hàng nằm trên giá bán
cho du khách cũng chính là hàng bán ra thị trường tiêu dùng. Trong khi đó, nhu cầu của hai
thị trường này lại hoàn toàn khác nhau.
- Lượng khách du lịch đến Hà Nội những năm gần đây
Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế văn hóa, xã hội của cả nước, trong những năm
qua lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến Hà Nội không ngừng tăng lên. Nhưng
trong những năm gần đây do ảnh hưởng đại dịch COVID - 19, các quốc gia toàn cầu phải
thực hiện giãn cách xã hội để hạn chế lây lan.
Bảng 1. Thống kê lượng khách du lịch đến Hà Nội

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Khách du lịch
Chưa có dữ Chưa có dữ
quốc tế 4,020,306 5,270,959 6,005,268
liệu liệu
(lượt khách)

Khách du lịch
Chưa có dữ Chưa có dữ
nội địa 17,820,010 18,707,140 20,296,000
liệu liệu
(lượt khách)

Nguồn. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hà Nội


Các thống kê cho thấy du lịch Hà Nội không chỉ là điểm chuyển tiếp hành trình khám
phá Việt Nam của nhiều du khách quốc tế, mà Thủ đô còn là nơi với nền văn hóa hấp dẫn
thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Năm 2016, Hà Nội đón 4 triệu lượt
khách du lịch ngoại quốc, và khách du lịch nội địa tăng 17,8 triệu. Năm 2017 Du lịch Việt
nam đạt được những thành tựu quan trọng, được Đảng, nhà nước và xã hội ghi nhận khi số

96
lượng tăng mạnh 1,2 triệu khách quốc tế, tăng 131.11%. Phục vụ 18,7 triệu khách du lịch
nội địa, tăng 104.98%.
Năm 2018 Hà Nội đón 6 triệu lượt khách du lịch quốc tế (tăng 17% so với cùng kỳ
năm 2017). Không những vậy, khách “nội” tăng 3,51%. Đến năm 2019 ở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Thành phố Hà Nội vẫn chưa có thống kê chính thức. Nhưng Du lịch năm 2019
được xem là du lịch với nhiều điểm sáng khi du lịch Việt Nam ước đón 18 triệu lượt khách
quốc tế (tăng 16%); phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa (tăng 6%); tổng thu từ khách du lịch
ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng (tăng trên 16% so với năm 2018).
Tuy nhiên đến cuối tháng Hai, dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới đã ngay lập tức
ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch. Từ tháng Ba đến hết năm 2020, Việt Nam không
mở cửa du lịch quốc tế, ngành Du lịch đối mặt với những khó khăn chưa từng xảy ra trước
đó. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam cả năm 2020 chỉ đạt 3,8 triệu lượt người, giảm
78,7% so với năm trước. Hoạt động du lịch bị đình trệ đã dẫn tới doanh thu du lịch lữ hành
năm 2020 ước tính chỉ đạt 17,9 nghìn tỷ đồng, giảm 59,5% so với năm trước. Nhiều địa
phương có doanh thu du lịch lữ hành năm 2020 giảm mạnh Vũng Tàu giảm 64,3%; Bình
Dương giảm 60,1%; Quảng Bình giảm 58,2%; Cần Thơ giảm 55,3% và Hà Nội giảm
48,4%.
Ngay từ những ngày đầu năm 2020, Việt Nam hồ hởi đón chào khách du lịch quốc tế
với sự tự tin và quyết tâm tạo nên những dấu mốc ấn tượng trong năm cuối cùng thực hiện
Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020. Ngành Du lịch kỳ vọng sẽ đón tiếp
khoảng 20 triệu lượt khách quốc tế trong năm. Lần đầu tiên Việt Nam đón lượng khách
quốc tế kỷ lục trong tháng 1/2020 với hai triệu lượt khách . Tuy nhiên đến cuối tháng Hai,
dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới đã ngay lập tức ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du
lịch.

Hình 9. Khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2016 -2020

97
Nguồn: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/du-lich-nam-
2020-lao-dao-vi-covid-19/
- Khách du lịch đến làng gốm Bát Tràng
Trong những năm gần đây, lượng khách đến Bát Tràng tham quan, mua bán ước
khoảng 200.000 lượt/năm, trong đó, khách quốc tế chiếm khoảng 10%, học sinh, sinh viên
và thanh niên chiếm khoảng 40%. Đặc biệt, vào mùa cao điểm có ngày Bát Tràng đón gần
10.000 lượt khách.
Nắm bắt được tiềm năng và thế mạnh của làng nghề Bát Tràng, mấy năm gần đây,
Thành phố Hà Nội đã có nhiều chương trình phát triển du lịch làng nghề Bát Tràng, gắn
phát triển du lịch với phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân.
Khách quốc tế đến với Bát Tràng cũng vô cùng đa dạng với nhiều quốc tịch khác
nhau chủ yếu là Châu Âu (Anh, Pháp, Đức…) Nhật Bản và Trung Quốc. Khách du lịch lịch
Châu Á (như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan...) Họ ưa chuộng những sản
phẩm tinh tế, hoa văn cầu kỳ, chi tiết. Khách châu Âu lại thích những sản phẩm đơn giản,
hoạ tiết gọn ghẽ, thẳng thắn, sang trọng và đặc biệt quan tâm đến độ an toàn của sản phẩm,
như chất liệu có độc hại không, sản phẩm có dễ bong tróc trong điều kiện thời tiết lạnh
không…
Tùy vào mục đích của khách mà họ có thể đến và lưu lại tại Bát Tràng với thời gian
dài ngắn khác nhau. Hầu hết, khách du lịch đến với Bát Tràng trong chương trình du lịch
kéo dài nửa ngày (chủ yếu vẫn là thăm quan các xưởng làm gốm sứ, bảo tàng gốm sứ và
mua sắm đồ lưu niệm), một số ít khách du lịch tham gia vào chương trình học và nặn, vẽ đồ
gốm sứ dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân. Khách du lịch đến Bát Tràng thường tập
trung đông vào dịp cuối tuần, các ngày lễ, tết và có thể diễn ra vào các ngày trong tuần tùy
thuộc vào chương trình du lịch. Lượng khách lưu lại qua đêm hoặc sử dụng dịch vụ lưu trú,
ăn uống tại Bát Tràng không đáng kể do dịch vụ du lịch ở đây chưa đáp ứng được nhu cầu
và do khoảng cách từ trung tâm Hà Nội đến Bát Tràng quá gần, nên Bát Tràng chỉ là điểm
thăm quan thuần túy còn các dịch vụ khác được phục vụ khách tại Hà Nội. Do đó, chi tiêu
của khách tại Bát Tràng chủ yếu vẫn là mua sắm đồ gốm sứ thủ công, thăm quan hoặc chi
tiêu cho các chương trình học nặn vẽ đồ gốm sứ….
Ông Nguyễn Ngọc Thuần, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết: Cùng với
làng nghề Vạn Phúc của Hà Đông, làng nghề truyền thống Bát Tràng đã được Hà Nội chọn

98
thực hiện đề án điểm về phát triển làng nghề gắn với du lịch, quy hoạch đầu tư một cách
đồng bộ thông qua quyết định công nhận là Điểm du lịch. Việc công nhận điểm du lịch
được kỳ vọng sẽ góp phần đẩy mạnh sự quan tâm, thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân
cũng như doanh nghiệp vào hoạt động du lịch của Bát Tràng; đồng thời góp phần nâng cao
ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền và người dân địa phương trong vấn đề phát
triển du lịch.
3.2.1.1. Thực trạng chính sách phát triển của làng gốm Bát Tràng
Cơ chế, chính sách hỗ trợ làng nghề chưa hiệu quả, thiếu thực tế như Chính sách hỗ
trợ vay vốn lãi suất thấp, thủ tục phức tạp, thời hạn cho vay trung và dài hạn. Một số doanh
nghiệp và hộ gia đình khó tiếp cận, chi phí phụ (không có chứng từ) cao, lệ phí tiêu cực lớn,
vốn không kịp thời.
Chính sách ưu đãi (đối với hàng thủ công, nghệ nhân) đã có nhưng chưa trở thành
hiện thực. Đặc biệt là đối với nghệ nhân: Ưu đãi các nghệ nhân được tham gia hội chợ trong
và ngoài nước, miễn - giảm phí. Nhưng số người được hưởng lợi còn ít.
Thuế là công cụ để Nhà nước quản lý. Nó cũng là một nguồn thu nhập quốc dân.
Nhưng muốn phát triển sản phẩm, đặc biệt là làng nghề. Cơ quan thuế nên xem xét giảm
thuế, giảm thủ tục.
3.2.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực
Đến với Bát Tràng ngày nay, ít ai có thể nghĩ rằng đã có lúc nghề gốm sứ ở đây có
cơ hội mai một. Cả làng chỉ có vài lò gốm của hợp tác xã với đủ loại bát, đĩa, chén, lọ sành
sứ kém chất lượng. Để có được sức sống rực rỡ như ngày hôm nay, người Bát Tràng ngoài
cái tinh, cái nhạy còn tiềm ẩn một tình yêu da diết với nghề gốm cổ truyền. Bằng lòng yêu
nghề và sự miệt mài, nghiên cứu, sáng tạo, các nghệ nhân đã tìm ra bí quyết tráng men mờ,
rạn của gốm sứ cổ Việt để phục chế gốm Bát Tràng xưa. Những thành quả lao động sáng
tạo của lớp nghệ nhân cao tuổi cùng sức trẻ của Bát Tràng đã làm nên một thế giới đa dạng,
sống động lấp lánh sắc màu từ nắm đất quê hương.
Hiện nay, Bát Tràng có khoảng 1.150 lò nung gốm, trong đó 2/3 là lò gas hiện đại,
còn lại là lò truyền thống vẫn nung bằng than củi. Hằng ngày, lượng khói than thải vào
không khí rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ của người dân.
Càng đi sâu vào trong làng, ô nhiễm càng nặng. Khắp nơi bao phủ một lớp bụi đất nung, bụi
gốm. Cùng với đó, phế phẩm, phế liệu đất nung, gốm, sứ vỡ, hỏng chất thành những đống

99
bên đường, mỗi khi mưa xuống, đường lầy lội. Nếu không sớm áp dụng những phương
pháp sản xuất sạch, nhằm giảm ô nhiễm môi trường, sự phát triển bền vững tại Bát Tràng sẽ
bị đe doạ ngày một cao.
Làng nghề hiện nay cần Nhà nước hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, nâng
cao tay nghề cho thợ thủ công của địa phương. Hiện đang đào tạo nghề theo truyền thống,
không bài bản đa năng, thiếu kinh nghiệm, thiếu khoa học, thiếu kế cận, kế thừa và sáng tạo.
Thị trường thiếu Marketing, phụ thuộc vào thị trường tự nhiên. Mẫu mã chưa đáp
ứng được nhu cầu thị hiếu, sản xuất phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, chưa có kế hoạch dài
hạn, thiếu tính bền vững. Cạnh tranh tự do, dễ xảy ra tình trạng không lành mạnh. Hàng
không hoạt động, hàng bán phá giá, hàng nhái, hàng kém chất lượng, …
3.2.1.3. Thực trạng môi trường xã hội
Ý thức của người dân trong việc phục vụ du khách: Thái độ của người dân đối với
hoạt động du lịch ở Bát Tràng tương đối tốt. Các hộ gia đình, quầy hàng bày bán, trưng bày
sản phẩm… và người dân làng gốm hầu hết rất hiếu khách, cởi mở và sẵn sàng giúp đỡ du
khách thập phương. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít người có thái độ thờ ơ, thiếu tôn
trọng khách. Điều này gây mất thiện cảm của một số khách hàng đối với làng nghề.
Tình trạng chèo kéo khách, nạn chặt chém, nói thách, mang hàng chợ, hàng Trung
Quốc giả danh làng gốm Bát Tràng bán cho du khách vẫn diễn ra khá phổ biến.
Ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan làng nghề truyền thống của người dân còn
thấp. Người dân chưa ý thức được việc bảo tồn làng nghề để phát triển du lịch nơi đây.
- Làng gốm Bát Tràng trong tình hình COVID-19
Những năm 2020 trở về trước, vào những tháng cuối năm, chợ gốm Bát Tràng,
huyện Gia Lâm (Hà Nội) thường sôi động người, xe tấp nập ra vào mua hàng gốm, sứ mỹ
nghệ. Nhưng nay, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều cửa hàng đã đóng cửa im
lìm, phủ bạt.
Các cửa hàng gốm sứ, kinh doanh gốm, sứ trong chợ Bát Tràng phải thực hiện công
tác phòng chống dịch COVID-19, đã nhiều tháng nay, các cửa hàng trong chợ phải đóng
cửa, thực hiện yêu cầu giãn cách nên không có khách tới mua sắm, thăm quan. Những cửa
hàng mới được mở cửa trở lại được mấy ngày nay và thực hiện nghiêm túc yêu cầu của cấp
trên về phòng dịch. Cửa hàng nào cũng có mã quét QR, khách hàng đến mua hàng đều được
tuyên truyền thực hiện 5K theo quy định của Bộ Y tế.

100
Những hình ảnh về chợ gốm Bát Tràng đìu hiu trong những ngày dịch COVID-19:
Hình 10. Khách đến chợ gốm Bát Tràng được hướng dẫn quét mã QR, thực

hiện nghiêm công tác phòng chống dịch


Nguồn: https://baotintuc.vn/anh/cho-gom-bat-trang-diu-hiu-trong-dai-dich-
covid19-20211004174209038.htm

Hình 11. Cảnh đìu hiu tại các cửa hàng gốm sứ mỹ nghệ không có khách mua
hàng.
Nguồn: https://baotintuc.vn/anh/cho-gom-bat-trang-diu-hiu-trong-dai-dich-covid19-
20211004174209038.htm

101
Hình 12. Mã QR được cửa hàng dán ngay cửa ra - vào thuận tiện cho người
mua hàng khai báo y tế.
Nguồn:https://baotintuc.vn/anh/cho-gom-bat-trang-diu-hiu-trong-dai-dich-covid19-
20211004174209038.htm
3.3. Giải pháp khai thác phát triển tốt tiềm năng của làng nghề truyền thống
Bát Tràng trong du lịch ở Hà Nội hiện nay
3.3.1. Giải pháp hướng phát triển làng nghề Việt Nam
Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một hướng
phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội,
hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của
từng vùng miền, địa phương.
Một địa phương muốn thu hút khách du lịch, tạo ra nhiều loại hình du lịch hấp dẫn
đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách thì phải bắt tay vào việc xây dựng và phát triển các
sản phẩm du lịch gắn liền với việc khai thác có chiều sâu và khai thác đúng tài nguyên du
lịch của địa phương đó.
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu trong quá trình đi du
lịch của du khách, bao gồm:
+ Sản phẩm du lịch đặc trưng: đó là những sản phẩm hấp dẫn khách du lịch, tạo ra
mục đích của khách du lịch tại điểm đến như: danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa,
nơi nghỉ mát, chữa bệnh, thăm quan …

102
+ Sản phẩm du lịch cần thiết: là những sản phẩm phục vụ các nhu cầu thiết yếu trong
quá trình đi du lịch như: phương tiện vận chuyển, ăn, nghỉ…
+ Sản phẩm du lịch bổ sung: là những sản phẩm phục vụ các nhu cầu phát sinh trong
quá trình đi du lịch như: cắt tóc, giặt là, massage, mua sắm hàng lưu niệm…
Như vậy, làng nghề vừa là sản phẩm du lịch đặc trưng khi làng nghề đó có khả năng
hấp dẫn, thu hút khách, vừa là sản phẩm du lịch bổ sung khi tạo ra những mặt hàng lưu
niệm cho du khách.
Trong những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Việt Nam ngày
càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi những giá trị văn hóa lâu đời
và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi vùng.
Tuy nhiên, các chuyên gia du lịch cho rằng, mặc dù ở một số làng nghề cụ thể nói
riêng như lụa Vạn Phúc (Hà Tây cũ), gốm Bát Tràng (Hà Nội), tranh Đông Hồ, mộc Đồng
Kỵ (Bắc Ninh), làng đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng) … và Du lịch làng nghề Việt Nam
nói chung trên thực tế đã thu hút một lượng du khách đáng kể nhưng vẫn chỉ là những nỗ
lực tự phát, chưa hình thành được cách làm chuyên nghiệp.
Bởi vậy, vấn đề đi tìm các biện pháp để du lịch làng nghề thực sự phát huy tiềm năng
và hiệu quả, đóng góp ngày một lớn bền vững hơn cho mục tiêu phát triển du lịch cũng như
phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa… được coi là nhiệm vụ hết sức cấp
thiết, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang từng bước hội nhập toàn diện cùng với châu lục
và thế giới.
3.3.2. Giải pháp chính sách phát triển của làng gốm Bát Tràng
Chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển du lịch làng nghề truyền
thống nói chung và du lịch làng gốm Bát Tràng nói riêng:
Đảng và Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thủ
công truyền thống nói chung và phát triển du lịch làng nghề nói riêng. Chính sách cho vay
vốn dài hạn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh gốm truyền thống, tạo một hành lang
pháp lý thông thoáng cho việc phát triển mở rộng làng nghề. Khuyến khích và tạo điều kiện
cho các cơ sở sản xuất áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất. Cần có
những chính sách thuế cụ thể và những ưu đãi đối với việc sản xuất kinh doanh tại các làng
nghề, đặc biệt là các làng nghề đã và đang được đưa vào khai thác phục vụ hoạt động du
lịch. Các chính sách trong quản lý phát triển du lịch làng nghề của Nhà nước phải đồng bộ,

103
bên cạnh việc khôi phục làng nghề thủ công truyền thống, nên đồng thời đưa các làng nghề
này vào khai thác phát triển du lịch nhưng song song với nó là việc gìn giữ các giá trị văn
hóa truyền thống vốn có của làng nghề.
- Các chính sách của thành phố trong việc phát triển du lịch làng
gốm Bát Tràng:
Thành phố Hà Nội mà chủ yếu là Sở Hà Nội cần phải quan tâm hơn nữa đến việc
khôi phục, phát triển các làng nghề trên địa bàn thành phố đưa nó vào phát triển du lịch,
đáng chú ý nhất là làng gốm Bát Tràng. Thành phố cần có những biện pháp cụ thể hơn nữa
trong việc tạo điều kiện cho làng gốm Bát Tràng phát triển như các dự án đầu tư nâng cấp
cơ sở hạ tầng chung cũng như cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch tại làng. Bên cạnh đó,
thành phố cũng cần có những chính sách khuyến khích, kêu gọi đầu tư từ bên ngoài để phát
triển làng gốm Bát Tràng cũng như du lịch tại làng nghề như các dự án đầu tư về cơ sở hạ
tầng, dự án về chuyển giao công nghệ. Có những chính sách phát huy nguồn nội lực trong
dân cư làng gốm Bát Tràng như vốn, chất xám, kỹ thuật sản xuất truyền thống,... khuyến
khích họ tham gia phát triển du lịch làng nghề. Thành phố cần thực hiện chính sách nhà
nước và nhân dân cùng làm để thúc đẩy làng gốm Bát Tràng phát triển.
Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ sẽ tạo cơ chế để Làng gốm Bát Tràng phát triển
đồng bộ hơn. Xã Bát Tràng có hai thôn cùng có nghề gốm sứ truyền thống là Giang Cao và
Bát Tràng.
Sản phẩm làng gốm Bát Tràng rất phong phú, đa dạng tuy cùng chất liệu là đất nung,
nổi tiếng hơn cả là gạch và gốm. Cùng với gạch Bát Tràng, đồ gốm Bát Tràng cũng nổi
tiếng trong cả nước và quốc tế. Gốm bát Tràng có nhiều kiểu dáng, chủng loại, kích thước,
phân loại theo chức năng như sau: đồ thờ cúng có lư hương, chân đèn, chân nến, phù hương,
nậm rượu, chóe…Đồ gia dụng có bát, đĩa, ấm chén, vò, lọ, chậu…Gốm Bát Tràng được sản
xuất bằng tay trên bàn xoay thủ công, kiểu be trạch do đó xương gốm dày. Sau này với kỹ
thuật in trên khuôn gỗ và đổ dót vào khuôn thạch cao với dòng men cổ như men lam, nâu,
rạn đặc trưng cùng các họa tiết trang trí như: hoa, lá, dây, chim muông phù hợp với từng
loại sản phẩm. Dòng gốm cổ Bát Tràng được lưu giữ và trưng bày tại nhiều bảo tàng trong
nước và quốc tế, được giới chơi đồ cổ sưu tập, sở hữu và rất có giá trên thị trường.
Với tiềm năng làng nghề truyền thống tồn tại và phát triển liên tục nhiều trăm năm
lịch sử, Làng gốm Bát Tràng ngày nay đã phát triển lên đỉnh cao mới. Gốm sứ Bát Tràng đã

104
chiếm lĩnh được thị trường nội địa. Gốm sứ Bát Tràng đã xuất khẩu sang Châu Âu, Châu
Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều thị trường khác. Hàng chục công ty và hàng
trăm hộ gia đình đều tham gia sản xuất kinh doanh gốm sứ. Có doanh nghiệp một năm xuất
khẩu doanh thu lên đến nhiều triệu USD.
Chính sách đối với các nghệ nhân đã có nhưng chưa đầy đủ, Thủ tướng khẳng định,
Nhà nước sẽ tiếp tục lắng nghe và hoàn thiện vấn đề này. Chính phủ sẽ tạo cơ chế tốt hơn để
làng nghề được quy hoạch phát triển đồng bộ hơn và thuận lợi hơn như kiến nghị của xã Bát
Tràng. Cho rằng những thành tích của Làng nghề Bát Tràng có thể coi là kinh nghiệm quý
cho các làng nghề khác, Thủ tướng đánh giá cao nhiều sản phẩm từ nơi đây được tiêu thụ
nhiều nơi trong và ngoài nước, được khách nước ngoài yêu thích.

Hình 13. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các gian hàng trưng bày tại triển
lãm. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/chinh-tri/thu-tuong-chinh-phu-se-tao-co-che-de-lang-
gom-bat-trang-phat-trien-dong-bo-hon-20180328172946456.htm
Nhấn mạnh đến đầu ra của sản phẩm, yếu tố mang tính quyết định sự tăng trưởng của
làng nghề, Thủ tướng đề nghị làng nghề mở rộng hợp tác với các nhà tiêu thụ, phân phối.
Cùng với đó là không ngừng cải thiện, áp dụng kỹ thuật mới từ thành tựu cuộc cách mạng
4.0 để có ngày càng nhiều mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thành phố Hà Nội gắn làng nghề Bát Tràng với các hãng lữ hành để tận dụng tốt
nguồn khách hàng triệu người đến thăm Hà Nội thì đến với Bát Tràng. Đi liền với đó là tiếp
tục hoàn thiện bao bì để khách hàng khi mang sản phẩm đi trong và ngoài nước sẽ tiếp tục
quảng bá cho làng nghề. Với sự tin tưởng, trí tuệ, bàn tay khối óc của các nghệ nhân và
105
người dân sở tại, làng nghề gốm sứ Bát Tràng sẽ có những bước tiến vượt bậc, đáp ứng
mong mỏi của nhân dân, trở thành làng kiểu mẫu về ngành nghề truyền thống, để các làng
nghề khác học tập, noi theo.
Việc giúp tồn tại một doanh nghiệp đã khó, nhưng để doanh nghiệp có chỗ đứng và
tiếp tục phát triển lại càng đặt ra yêu cầu khó khăn gấp bội, do đó, để bảo đảm quyền kinh
doanh, quyền bình đẳng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp
tại Bát Tràng, đã đến lúc, UBND Thành phố Hà Nội cần có sự quan tâm, vào cuộc mạnh
mẽ, tạo cơ chế thuận lợi, hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp theo đúng chủ trương xây dựng
Chính phủ kiến tạo, lấy người dân, doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ.
3.3.3. Giải pháp xây dựng các cơ sở dịch vụ phục vụ phát triển gốm Bát
Tràng
Phát triển du lịch làng nghề phải có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. Xây
dựng, mở rộng và nâng cấp cơ sở nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách, đảm bảo
số lượng và chất lượng phục vụ.
Hiện nay ở Bát Tràng chưa có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn phục vụ nhu cầu lưu trú
của du khách. Đây là hạn chế lớn mà làng gốm Bát Tràng cần khắc phục ngay để thu hút du
khách tìm đến. Cần xây dựng các nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn để phục vụ nhu cầu lưu trú của du
khách.
Bát Tràng cũng cần xây dựng một số điểm vui chơi để phục vụ nhu cầu giải trí của
du khách.
- Trùng tu và bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, xã hội của làng:
Chính sách phù hợp và bảo vệ các di tích như đình, chùa, miếu, am hiểu một cách cụ
thể để vừa giữ được di tích vừa không làm mất đi giá trị văn hóa truyền thống.
Cần có chính sách và biện pháp phù hợp để bảo vệ các di tích lịch sử có ý nghĩa khác
trong làng như khu di tích Bác Hồ vào thăm làng năm 1958, nơi in tờ báo "độc lập" đầu
tiên. Đó cũng là nơi nhạc sĩ Văn Cao sáng tác quốc ca của nước ta ngày nay. Đây là những
di tích vô cùng ý nghĩa. Không chỉ đối với làng gốm Bát Tràng mà còn có ý nghĩa đối với
cả nước ta. Đó là những tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng ý nghĩa cần được trùng tu và
bảo vệ để đưa vào sử dụng và phát triển du lịch làng gốm Bát Tràng.
Cần khôi phục lại Bảo tàng gốm của làng, mở rộng phát triển bảo tàng gốm tư nhân
để du khách đến đây có thể tham quan, ngắm nhìn các sản phẩm gốm Bát Tràng qua các

106
thời kỳ lịch sử và để họ có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về gốm Bát Tràng. sản phẩm,
cũng như lịch sử phát triển của làng gốm.
3.3.4. Giải pháp trong phương thức quảng bá làng gốm Bát Tràng
Xây dựng trang web giới thiệu về làng gốm Bát Tràng với đầy đủ những thông tin
cần thiết, tạo ra cơ hội quảng bá thương hiệu và sản phẩm, để kích cầu loại hình du lịch làng
nghề phát triển. Đồng thời đây cũng là những địa chỉ tin cậy để du khách có thể tự tìm kiếm,
nghiên cứu kỹ lưỡng những thông tin cần thiết trước khi lựa chọn các chương trình du lịch
đến với làng gốm Bát Tràng.
Bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm hàng hóa truyền thống Bát Tràng nên chú ý hơn
nữa đến việc sản xuất các sản phẩm mang tính du lịch làm quà lưu niệm để bán cho du
khách mỗi khi đến tham quan làng và các sản phẩm này chỉ nên phân phối tại làng. Những
sản phẩm đó có thể mang hình ảnh của làng, của thủ đô Hà Nội, của đất nước và con người
Việt Nam để thông qua các sản phẩm này quảng bá, giới thiệu tới du khách về làng gốm Bát
Tràng cũng như về đất nước và con người Việt Nam, lưu lại ấn tượng sâu sắc trong lòng
mỗi du khách khi họ đặt chân tới làng gốm Bát Tràng. Đây là một hình thức quảng bá miễn
phí nhưng đem lại hiệu quả vô cùng to lớn cho làng gốm Bát Tràng.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng, ngoài việc nâng cao hiệu quả
của hội đồng thẩm định giá trị sản phẩm, cần có những hoạt động thiết thực hơn nữa để bảo
vệ quyền lợi người mua. Một đề xuất nhỏ là sau khi kiểm định các nhà khoa học nên dán
tem chứng nhận chất lượng sản phẩm cho những mặt hàng có phảm cấp cao, giá trị lớn.
Phát triển du lịch chỉ bền vững khi cả công ty du lịch và cộng đồng địa phương coi trọng
chất lượng phục vụ khách, mang lại sự hài lòng cho du khách.
Xây dựng các chương trình quảng cáo, giới thiệu điểm đến du lịch làng gốm Bát
Tràng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Trên báo chí như tạp chí du lịch, báo
du lịch, sách hướng dẫn du lịch, tạp chí của các hãng hàng không, các tờ báo khác có mục
du lịch được nhiều du khách quan tâm chú ý hay các trang Internet như: Traveloka - ứng
dụng đặt phòng khách sạn và vé máy bay, TripAdvisor, Sổ thu chi MISA,...Và trên đài
truyền hình với các chương trình du lịch qua màn ảnh nhỏ, các chương trình giới thiệu về
văn hóa làng nghề.
Để phát huy giá trị làng nghề, huyện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 triển khai
đầu tư hệ thống "Du lịch thông minh" tại Bát Tràng. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên số,

107
bản đồ số về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, du lịch, dịch vụ, thương mại dưới dạng
phim 3D, băng âm thanh, hình ảnh, văn bản (Audio guide & Multimedia); phần mềm du
lịch thông minh ứng dụng trên thiết bị thông minh (SmartTour Apps)...; duy trì và khai thác
có hiệu quả Cổng thông tin điện tử tổng hợp Bát Tràng; phát triển 2 "Trung tâm thông tin du
lịch Bát Tràng, Giang Cao". Tạo mã QR giới thiệu các di tích bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
UBND xã Bát Tràng tuyên truyền, nhân rộng vẽ tranh bích họa tạo cảnh quan đẹp,
thân thiện, hấp dẫn khách du lịch; thực hiện tốt vệ sinh môi trường, không đổ rác ra ngoài
đường, ngõ, xóm; đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, giữ gìn môi trường cảnh quan chung.
Vận động các hộ gia đình có hố ga lắng cặn trước khi xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát
nước chung.
Huyện cũng thực hiện đồng bộ công tác tuyên truyền quảng bá, kết nối Du lịch Bát
Tràng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên kênh truyền hình CNN, truyền hình
trực tiếp bằng công nghệ 3600 trên website và bằng nhiều hình thức khác. UBND huyện
cũng khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng, Ban đại diện các làng
nghề, nghệ nhân thợ giỏi, các doanh nghiệp tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm,
Festival trong và ngoài nước. Tăng cường liên kết giữa các quận, huyện, thị xã và các vùng,
miền, các địa phương trong nước.
Bên cạnh đó, phối hợp Sở Công Thương và các đơn vị liên quan tổ chức khai trương
điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) gắn với du lịch
nông thôn Thành phố năm 2020 tại Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt, xã Bát Tràng. Đến
nay Bát Tràng có hàng chục sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, 5 sao.
Tham gia các hội chợ hàng thủ công truyền thống được tổ chức hàng năm, tham gia
lễ hội làng nghề, mở rộng hệ thống bán lẻ, trưng bày và bán hàng trong lễ hội truyền thống,
xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm làng nghề đặc thù. Gốm Bát Tràng đã được bình
chọn là sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống tiêu biểu tại Festival Làng nghề truyền
thống tổ chức tại Huế. Và làng gốm Bát Tràng đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam bình
chọn là làng nghề truyền thống tiêu biểu. Đây là cách hiệu quả nhất để quảng bá thương
hiệu gốm Bát Tràng nói riêng và làng gốm Bát Tràng nói chung đến với du khách trong và
ngoài nước.

108
3.3.5. Giải pháp bồi dưỡng nguồn nhân lực cho du lịch và đào tạo lớp nghệ
nhân kế tục
Đào tạo đội ngũ lành nghề, trẻ trung, năng động, sáng tạo, tâm huyết với nghề. Ở hầu
hết các làng nghề của Việt Nam nói chung và làng gốm Bát Tràng nói riêng, những người
thợ lành nghề được đào tạo theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”, “vừa học vừa làm”. Cũng
giống như thế hệ thợ sau nối tiếp nhau, lớp này qua lớp khác, thế hệ sau nối đời trước.
Muốn vậy trước mắt phải là Giáo dục lòng yêu làng đến thế giới trẻ, để những nghệ nhân
thấy được giá trị chân chất của từng sản phẩm để từ đó thấy yêu làng, mến làng. Qua đó,
làng nghề truyền thống của quê hương sẽ được để bảo tồn và phát huy nghề. Chỉ có như
vậy, họ mới hiểu hết được những tinh hoa của gốm, có những sáng tạo riêng, mới đủ tâm
huyết để biến “gốm thành sự nghiệp của mình”. Và vì vậy họ trở thành một người thợ gốm.
Các làng gốm cần khuyến khích sự hợp tác giữa các nghệ nhân, các trường dạy nghề,
các công ty liên kết với các nghệ nhân để truyền nghề cho lớp trẻ: đào tạo thế hệ trẻ tiếp tục
phát triển nghề gốm truyền thống, và khôi phục hệ thống truyền thông kỹ thuật đầu ra, lưu
giữ những tài liệu đẹp của làng nghề làng. Bên cạnh việc truyền nghề cho con cháu trong
dòng họ, làng nghề chính cũng cần khuyến khích truyền nghề cho con cháu các vùng khác
yêu thích, tâm huyết với nghề gốm truyền thống. Đây sẽ là một giải pháp trước mắt giải mã
nguồn gốc của những nghệ nhân có một không hai cho làng gốm Bát Tràng trong quá trình
phát triển sự nghiệp của mình.
Nhà nước nên mở các trường chuyên tạo phương tiện thủ công với đủ các ngành
nghề, kể cả nghề gốm, như trường thời Pháp thuộc gọi là trường “mỹ nghệ” hay trường
Bôđa.
Nên nâng cao vai trò của các tổ chức nghề nghiệp: Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Hiệp hội sản xuất gốm sứ trực thuộc thành phố, CLB Nghệ nhân Thợ giỏi…
Các tổ chức trên phải trở thành nơi định hướng phát triển khoa học, kỹ thuật, công
nghệ. Áp dụng phổ biến kỹ thuật mới. Đào tạo cơ bản theo xu thế tiến bộ kết tinh thị trường,
xúc tiến thương mại.
3.3.6. Giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của du lịch tới làng
gốm Bát Tràng
Xây dựng hệ thống xử lý rác thải trước tiên thu gom rác bằng thùng rác công cộng,
tách rác, sau đó mới xử lý rác thải. Đối với chất thải dễ phân hủy, nên thực hiện các phương

109
pháp thủ công như đốt hoặc chôn lấp, còn chất thải công nghiệp như túi ni lông, chai nhựa
cần được xử lý và tái sử dụng.
Xây dựng thêm một số nhà vệ sinh công cộng để đáp ứng nhu cầu của khách, đặc
biệt là chợ gốm và các di tích khác của làng như đình làng, trụ sở ... Chính quyền địa
phương cần ban hành một số quy định bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du
lịch, nhà hàng phục vụ du khách trong việc bảo tồn vệ sinh môi trường nơi kinh doanh,
buôn bán. Và phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm
có hành vi chống đối. Chỉ có như vậy, họ mới có thể nâng cao ý thức tự giác về vấn đề bảo
vệ môi trường của thôn xóm.
Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tự giác của
người dân địa phương và du khách trong việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan, môi trường
làng gốm.
- Làng gốm Bát Tràng sau đại dịch COVID-19
Trước đây, khi dịch chưa bùng phát, ngày nào lò nung tại làng gốm cũng đỏ lửa, hoạt
động liên tục với các đơn hàng tấp nập phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; nhưng từ
khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại, đặc biệt là khi thành phố áp dụng thực hiện theo Chỉ
thị 16 của Chính phủ về giãn cách xã hội, làng nghề rơi vào tình trạng sản xuất đình trệ. Các
đối tác nước ngoài ngừng nhập hàng, hàng sản xuất ra phải lưu kho, nên đa phần các cơ sở
sản xuất phải tạm đóng cửa.
Làng nghề gốm sứ Bát Tràng đã chuyển mình sau đại dịch. Để hỗ trợ các làng nghề
phát triển thời gian qua, TP Hà Nội đã ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ cho các làng
nghề duy trì và phát triển như: Chính sách phát triển các ngành nghề nông thôn, hỗ trợ kinh
phí công nhận danh hiệu làng nghề. Trong năm 2020, quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã cho
29 dự án tại các làng nghề Hà Nội với số vốn trên 9,7 tỷ đồng được thực hiện; triển khai
chương trình mỗi xã một sản phẩm; đây cũng sẽ là phương án trợ giúp cho các làng nghề
của thành phố Hà Nội gia tăng giá trị, thu nhập cũng như nâng tầm thương hiệu sản phẩm
làng nghề.
Ngay trong những lúc dịch bệnh căng thẳng, chính sách ưu tiên tiêm vaccine phòng
COVID- 19 cho lao động hoạt động thương mại tại các làng nghề; tạo điều kiện cấp “luồng
xanh” cho các xe chở hàng hóa, nguyên vật liệu vào làng nghề, xe container của các doanh

110
nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ... cũng là một trong những hướng đi nhanh và
thần tốc của thành phố để đảm bảo tránh đứt gẫy các chuỗi cung ứng nhất có thể.

Hình 14. Sau thời gian dài nghỉ dịch, các thợ gốm đã quay trở lại làm việc –
Ảnh: Thúy Vũ – Nguồn: https://thanglong.chinhphu.vn/lang-nghe-gom-su-bat-
trang-chuyen-minh-hoi-sinh-sau-dai-dich-10335310.htm

Có thể thấy, Chính phủ và thành phố Hà Nội đã và đang có nhiều chính sách thiết
thực hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nói chung và tại các làng nghề nói riêng.
Bên cạnh đó, việc triển khai bán hàng qua mạng xuất hiện tại các làng nghề trong bối cảnh
đại dịch cho thấy những nỗ lực vực dậy làng nghề thời hậu COVID-19 đang rất được quan
tâm. Đây cũng chính là động lực giúp doanh nghiệp làng nghề vượt khó trong bối cảnh dịch
bệnh COVID- 19 đang diễn biến phức tạp.
Tại làng gốm Bát Tràng, thay vì sự ảm đạm trước đó hàng quán phải đóng cửa im
lìm, thì giờ đây làng gốm đã bắt đầu có sự sinh sôi và nẩy nở của sự sống, sự tấp nập thường
có đã bắt đầu hiện hữu. Xe cộ đã bắt đầu ra - vào, làng nghề lại bước vào một guồng quay
mới, guồng quay của những đơn hàng chuẩn bị cho một năm mới đến cận kề và những đơn
hàng cũ từ các xưởng chưa kịp xuất đi để trả khách vì dịch.
Mặc dù, nhiều nơi sản xuất phải đình trệ do dịch bệnh, các cửa hàng phải đóng cửa
nhưng tại làng nghề truyền thống Bát Tràng, nhiều nghệ nhân, thợ lành nghề vẫn miệt mài
ngày đêm cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, sáng tạo ra những mẫu mã mới nhằm đáp
ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
111
Có thể thấy, khi đại dịch qua đi, cuộc sống trở lại bình thường mới, để phát triển và
phục hồi kinh tế cho một làng gốm nghìn năm tuổi này, thì tập trung khôi phục sản xuất sau
dịch thôi có lẽ là chưa đủ, mà các cấp lãnh đạo và người dân làng nghề gốm sứ Bát Tràng sẽ
cần phải chú trọng thêm nữa để mở rộng, nâng cao chất lượng về dịch vụ du lịch, hướng đến
giới trẻ nhiều hơn nữa. Đây cũng là một lượng khách hàng tiềm năng giúp cho làng nghề
phát triển và phục hồi nhanh hơn thông qua những hoạt động quảng bá văn hóa, du lịch làng
nghề.

112
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3
Làng gốm Bát Tràng không có nguy cơ tàn lụi như Làng tranh Đông Hồ, nhưng cũng
không thể chắc chắn nếu con người không có ý thức bảo vể làng nghề truyền thống bảo tồn
và phát huy truyền thống văn hóa. Tình hình phát triển du lịch tại Thủ đô Hà Nội tính từ
năm 2016 - 2019 đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng đến giữa năm 2019 - 2020
trở về sau có giảm, do sự đình trệ đại dịch COVID-19 gây nên. Nhằm thúc đẩy sự phát
triển, khắc phục khó khăn sau mùa dịch, trong đó có chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng để
phục vụ cho du lịch. Các địa phương sẽ phải quan tâm đến việc phối hợp với các đơn vị để
trước mắt hình thành sản phẩm du lịch mới, sẵn sàng cho việc đón khách nội địa và quốc tế
khi hoạt động du lịch được mở cửa hoàn toàn. Ngoài ra, các chương trình ứng dụng công
nghệ để nâng cao sản xuất cũng được quan tâm. Để làm sao Bát Tràng không chỉ là điểm
đến hấp dẫn về du lịch mà còn lưu giữ những dấu ấn sản phẩm làng nghề sáng tạo. Không
những vậy, nguồn lực con người luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế.
Do vậy, để du lịch làng nghề tại Bát Tràng không còn là tiềm năng, cần phát huy tối đa yếu
tố con người. Họ sẽ là những người gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống quý báu
của làng nghề, khắc phục những mặt còn hạn chế và quảng bá một cách đầy đủ, toàn diện
nhất về hình ảnh một làng nghề có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam, để nơi đây thực sự là điểm
sáng của làng nghề gốm sứ, làng nghề du lịch trong cả nước. Từ đó tận dụng được tiềm
năng vốn có của địa phương vừa có thể phát triển lại vừa có thể truyền cho con cháu những
giá trị văn hóa truyền thống tôt đẹp của cha ông. Đó là cách ứng xử với quá khứ, hiện tại và
cả tương lai. Trong thời gian tới, để góp phần phát huy làng nghề truyền thống gốm sứ Bát
Tràng gắn với phát triển du lịch, sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò
của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Kết hợp các biện pháp phục hồi du
lịch với nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 xây dựng hình ảnh điểm đến "An toàn -
thân thiện - chất lượng - hấp dẫn".

113
KẾT LUẬN
Nghệ Thuật làm đồ gốm ở Bát Tràng có một lịch sử hình thành và phát triễn vững
mạnh với hơn 1000 năm duy trì tuyệt vời hơn khi nền du lịch có sự phục hồi và tăng
mạnh là đòn đẩy để nghề làm gốm tiếp tục phát triễn đồng thời được truyền lại qua nhiều
thế hệ. Thông qua nguyên cứu nhóm chúng em, chúng em muốn chỉ ra những tiềm năng
của nghề làm gốm và sức ảnh hưởng tới du lịch Việt Nam chỉ ra được các ưu điểm và
nhược điểm của Nghề làm gốm các nguy cơ đe dọa và ảnh xấu tới chất lượng sản phẩm
từ những khuyết điểm đó chúng ta cần khắc phục và thúc đẩy mạnh hơn nữa để sản xuất
đồng thời tăng chất lượng làng nghề, đào tạo ra nhiều người thợ chất lượng và cao tay.
Gốm Bát Tràng hiện đang được đón nhận rất nồng nhiệt với khách du lịch vì
chúng mang lại giá trị vật chất lẫn tinh thần. Họ sẵn sang chi ra một khoản để tham quan
và mua sản phẩm như một món quà cho gia đình hay sưu tầm.
Du lịch làng nghề truyền thống đang và sẽ là một loại hình du lịch mang lại lợi ích
cao cho nền kinh tế đất nước. Theo Tiến sĩ Phạm Trung Lương để khẳng định thêm cho
tiềm năng du lịch của làng nghề truyền thống: “Làng nghề truyền thống được xem như
một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi các sản phẩm
du lịch làng nghề luôn bao hàm trong nó cả những giá trị vật thể và phi vật thể. Việt Nam
là nước có nhiều tiềm năng để khai thác phát triển du lịch làng nghề, nếu được đầu tư
đúng mức, khai thác hợp lý, đây sẽ là phương tiện giao lưu, quảng bá đất nước, con người
mạnh mẽ và sâu rộng nhất. Khi văn hoá được giao thoa một cách tích cực thì giới hạn về
không gian, địa lý sẽ không còn ý nghĩa, lợi ích kinh tế, văn hoá và vị thế của địa
phương, quốc gia sẽ tăng lên gấp bội”.
Trên đây là tất cả những gì nhóm chúng em đã tìm hiểu cũng như đúc kết lại qua
bài luận văn của nhóm đó chính là gốm Bát Tràng cần được bảo tồn và phát huy mạnh
mẽ hơn, tôn trọng và phát triển làng nghề truyến thống để đẩy mạnh du lịch Việt Nam.

114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[Nguồn tham khảo tài liệu, sách, giáo trình]
Bùi Văn Vượng. Làng nghề truyền thống Việt Nam. NXB Văn hóa thông tin,
2002.
Phan Huy Lê - Nguyễn Đình Chiến - Nguyễn Quang Ngọc. Gốm Bát Tràng thế kỷ
XIV - XIX. NXB Thế Giới, 1995.
Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hóa dân tộc
và Tạp Chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội 2000
TS. Dương Bá Phượng. Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công
nghiệp hoá. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2001.
Luật Du Lịch 2017 - https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Luat-du-
lich-2017-322936.aspx
NGHỊ ĐỊNH VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN. Căn cứ Luật tổ
chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; Chính phủ ban hành Nghị định về phát triển ngành nghề nông
thôn. Số: 52/2018/NĐ-CP. Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2018
[Nguồn tài liệu tham khảo từ luận văn/ luận án/ khóa luận]
http://itdr.org.vn/tim-huong-phat-trien-cho-du-lich-lang-nghe-viet-nam/
11/03/2019_Hà Thái
NCS.ThS. Nguyễn Thu Hương Tạp chí KT https://langngheviet.com.vn/du-lich-
lang-nghe/nhan-dien-tiem-nang-phat-trien-du-lich-cua-lang-nghe-truyen-thong-vung-
dong-bang-song-hong.html22199 Thứ ba, 18-08-2020
Lê Thị Thanh Yến, Nâng cao hiệu quả khai thác hoạt động du lịch tại làng nghề
truyền thống Bát Tràng - Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2014
Trần Thị Lan Anh, Làng gốm Bát Tràng và tiềm năng phát triển du lịch (2010)
[Nguồn tài liệu tham khảo dẫn từ Internet/Website]
1. https://chogombattrang.vn/tin-tuc/lang-nghe-bat-trang/gioi-thieu-lang-
nghe-bat-trang.html_ 01/08/2011

115
2. https://www.tampacific.net/khai-niem-du-lich-hien-dai-va-tinh-chat-cua-
du-lich-hien-dai-la-gi.html#I_Tinh_chat_cua_du_lich_hien_dai_la_gi
3. https://nhatgombattrang.vn/blogs/news/lich-su-ten-goi-cua-bat-trang-vung-
dat-linh-thieng_ 02/11/2020
4. https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1t_Tr%C3%A0ng
5. http://sovhtt.hanoi.gov.vn/gom-su-bat-trang-phat-huy-gia-tri-lang-nghe-
truyen-thong/_ 11 Tháng Mười Hai, 2017_Bảo Trân
6. https://www.tin247.news/phat-huy-the-manh-cua-lang-nghe-truyen-thong-
bat-trang-26-27587797.html_ 15/09/2020_Văn Hoá_Hương Ly
7. https://battrang.egal.vn/Tourism/Places/1028/Dinh-Bat-Trang.html
8. https://demo.egal.vn/battrang/dinhbattrang/
9. https://battrang.egal.vn/Tourism/Places/1032/Den-Mau.html
10. https://demo.egal.vn/battrang/denmau/
11. https://battrang.egal.vn/Tourism/Places/1030/Chua-Kim-Truc.html
12. https://demo.egal.vn/battrang/chuakimtruc/
13. https://battrang.egal.vn/Tourism/Places/1034/Dinh-Giang-Cao.html
14. https://battrang.egal.vn/Tourism/Places/1031/Chua-Tieu-Dao.html
15. : https://battrang.egal.vn/Tourism/Places/1033/Mieu-Ban.html
16. https://demo.egal.vn/battrang/mieuban/
17. https://battrang.egal.vn/Tourism/Places/1029/Van-Chi.html
18. https://demo.egal.vn/battrang/vanchi/
19. https://battrangceramics.com/tin-tuc-gom-su/lich-su-hinh-thanh-lang-gom-
bat-trang.html
20. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/du-lich-nam-
2020-lao-dao-vi-covid-19/
21. https://dulichbattrang.net/vi/p/bat-trang-diem-den-hut-khach-o-thu-do.html
22. https://baotintuc.vn/du-lich/checkin-pho-co-ha-noi-lang-co-bat-trang-bang-
tour-xe-dap-vo-cung-dac-biet-20220429154235750.htm

116
23. https://baotintuc.vn/kinh-te/tao-diem-nhan-de-thu-hut-du-khach-ve-lang-
nghe-bat-trang-20220327165619748.htm
24. http://baovanhoa.vn/kinh-te/artmid/462/articleid/31383/lang-gom-bat-
trang-gan-du-lich-voi-phat-trien-kinh-te
25. https://langngheviet.com.vn/lang-nghe-nghe-nhan/thuc-trang-va-nhung-
kho-khan-ve-mau-gom-cua-lang-nghe-gom-su-bat-trang-va-nhu-cau-dao-
tao.html10662
26. https://baotintuc.vn/anh/cho-gom-bat-trang-diu-hiu-trong-dai-dich-covid19-
20211004174209038.htm
27. https://baotintuc.vn/chinh-tri/thu-tuong-chinh-phu-se-tao-co-che-de-lang-
gom-bat-trang-phat-trien-dong-bo-hon-20180328172946456.htm
28. https://thanglong.chinhphu.vn/phat-huy-nghe-gom-truyen-thong-gan-voi-
phat-trien du-lich-103220309111220418.htm
29. https://thanglong.chinhphu.vn/lang-nghe-gom-su-bat-trang-chuyen-minh-
hoi-sinh-sau-dai-dich-10335310.htm

117

You might also like