You are on page 1of 16

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA MARKETING
----------

BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN


HỌC PHẦN: ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI TRONG MARKETING

ĐỀ TÀI: MARKETERS VÀ VIỆC GIỮ GÌN TRUYỀN


THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Võ Thị Kim Ngân

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thảo Vi

Mã số sinh viên : 2221001463

Mã lớp học phần : 2411101152804 (Chiều T2)


BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA MARKETING
----------

ĐỀ TÀI: MARKETERS VÀ VIỆC GIỮ GÌN


TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Võ Thị Kim Ngân

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thảo Vi

Mã số sinh viên : 2221001463

Mã lớp học phần : 2411101152804 (Chiều T2)


MỤC LỤC

MỤC LỤC ........................................................................................................... i


LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA LỊCH SỬ VIỆT NAM1
I, Các khái niệm.............................................................................................. 1
II, Đặc trưng văn hóa Việt Nam. ..................................................................... 2
IV, Tầm quan trọng của văn hóa trong xã hội ngày nay. ............................... 3
CHƯƠNG 2: MARKETERS TRONG VIỆC GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN
HÓA VIỆT NAM ................................................................................................ 4
I, Vai trò của Marketers. ................................................................................. 4
II, Trách nhiệm của Marketers. ...................................................................... 5
1. Trách nhiệm của Marketers. .................................................................... 5
2. Trách nhiệm của Marketers đối với hành vi xuyên tạc lịch sử. .................... 6
III, Thách thức và giải pháp giải quyết thách thức trong quá trình giữ gìn
truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam thông qua Marketing. ....................... 7
1. Thách thức của văn hóa. .......................................................................... 7
2. Giải pháp thông qua Marketing để giải quyết các thách thức của văn hóa..... 7
IV, Việc quảng bá, giữ gìn truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam thông qua
Marketing hiện nay. ........................................................................................ 8
1. Nhà nước đối với việc giữ gìn truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam thông
qua Marketing. .............................................................................................. 8
2. Những chiến dịch truyền thông sử dụng văn hóa truyền thống. ................... 9
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 11

i
LỜI CẢM ƠN

Lời nói đầu tiên, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Khoa Marketing, Trường
Đại học Tài Chính – Marketing, đặc biệt là ThS. Võ Thị Kim Ngân đã tận tình hướng
dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và hoàn thành đề tài tiểu luận này. Nếu
không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì bài tiểu luận này rất khó có thể hoàn
thiện được. Bên cạnh đó tác giả cũng cảm ơn tất cả những người đã tham gia vào các
phần của bài tiểu luận này dưới dạng cung cấp thông tin. Đóng góp của mọi người đã
góp phần tạo sự thành công của nghiên cứu.

Trong bài tiểu luận này sẽ tiến hành nghiên cứu, tập trung vào khám phá và đánh giá
vai trò và trách nhiệm của marketers trong việc duy trì, giữ gìn và phát triển giá trị văn
hóa lịch sử của Việt Nam thông qua các chiến lược quảng bá.

Kết quả của đề tài nghiên cứu này không chỉ đóng góp vào lĩnh vực quảng bá và tiếp
thị mà còn hỗ trợ tốt trong việc duy trì và phát triển giá trị văn hóa lịch sử Việt Nam,
giúp xây dựng một hình ảnh tích cực và bền vững cho quốc gia trong thời đại ngày nay.

Xin chân thành cảm ơn!

ii
LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế cùng với cuộc các mạng công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ trên quy
mô toàn cầu như hiện nay, yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được đặt ra
đối với bất kì dân tộc hay quốc gia nào trên thế giới (TS. Trịnh Thị Thủy, 2021). Hiện
nay việc suy ngẫm lại vai trò và ý nghĩa của di sản văn hóa là ở chỗ, không chỉ cố gắng
giữ gìn di sản văn hóa đó ở dạng ban đầu, mà còn phải nỗ lực gắn di sản đó vào nền
móng của đời sống xã hội, giúp những cái cũ vẫn phát triển được trong cái mới như quá
trình phát triển cái mới trong cái cũ.

Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, cạnh tranh ngày càng lớn giữa các doanh nghiệp
hiện nay thì marketing đã và đang là một lĩnh vực quan trọng không thể thiếu. Vai trò
của những người làm marketing không chỉ giới hạn trong việc quảng bá sản phẩm hay
dịch vụ mà còn mở rộng ra việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử truyền thống.
Việc này không chỉ đơn giản là nhiệm vụ kinh tế mà nó còn nằm ở khía cạnh trách
nhiệm xã hội. Chính vì vậy, tìm hiểu và thấu hiểu đúng về truyền thống và văn hóa là
một việc vô cùng quan trọng đặc biệt là khi marketers đóng vai trò quan trọng trong
việc giữ gìn, bảo tồn và lan tỏa những giá trị này trong cộng đồng. Vì vậy mà đây là lý
do tôi chọn đề tài về “MARKETERS VÀ VIỆC GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN
HÓA VIỆT NAM”.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TRUYỀN THỐNG VĂN


HÓA LỊCH SỬ VIỆT NAM

I, Các khái niệm.


- Văn hóa là một phạm trù rất rộng, có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác
nhau với nhiều cách tiếp cận khác nhau, rất phong phú, đa dạng. Đến nay, trên thế giới
có tới gần 200 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Nhưng chung quy có thể hiểu theo
hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng: thì văn hóa là trình độ phát triển về
tinh thần và vật chất của nhân loại trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định (thời kì đồ đá,
thời kì đồ đồng,… văn hóa Đông Sơn, văn hóa lúa nước,…). Nghĩa hẹp: thì văn hóa là

1
những hoạt động tinh thần của một xã hội, gồm có những lĩnh vực: giáo dục, khoa học,
văn học, nghệ thuật, đạo đức (lối sống, cách cư xử, ứng xử giữa người với người,..).
Văn hóa cũng bao gồm cả văn hóa vật thể (các di tích lịch sử, các công trình văn hóa,
di sản văn hóa, những sản phẩm văn hóa: Kim tự tháp, đình, chùa, miếu thờ,…) và phi
vật thể (ca dao, dân ca, hò vè, lễ hội; các phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, mỗi
vùng miền, mỗi dân tộc, mỗi địa phương,…). (Phạm Minh Tuấn, 2021)
- Khi nhắc đến văn hóa truyền thống chính là nhắc đến những hiện tượng văn
hóa xã hội đã được định hình, tuy độ dài lịch sử chưa phải là yếu tố cốt lõi của văn hóa
truyền thống, những cái cốt lõi chính chính là ý nghĩa xã hội của nó. Trong văn hóa
truyền thống có cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực, phản giá trị. Vì vậy khi nói đến giá
trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, chúng ta chỉ nói đến những hiện tượng văn
hóa – xã hội có ích, có ý nghĩa tích cực, góp phần vào sự tiến bộ của xã hội. Tựu chung
lại, văn hóa truyền thống hay giá trị văn hóa truyền thống chính là sự kết tinh tất cả
những gì tốt đẹp nhất qua dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam để làm nên bản sắc
riêng, được truyền lại cho các thế hệ sau và theo thời gian sẽ được bổ sung các giá trị
mới. (Bùi Tuấn An, 2023)

II, Đặc trưng văn hóa Việt Nam.


Việt Nam là một đất nước có hơn 4 nghìn năm lịch sử, trải qua không biết bao nhiêu
sự biến đổi, thăng trầm do thiên nhiên và con người gây ra, đã tích lũy, tạo ra và phát
huy được nhiều giá trị, bản sắc văn hóa riêng của dân tộc, làm nên hồn cốt của dân tộc;
đồng thời tiếp thu và góp phần đóng góp vào nền văn hóa chung của nhân loại (Phạm
Minh Tuấn, 2021) .Vì vậy mà văn hóa Việt mang nhiều đặc trưng, trong đó nổi bật 4
trặc trưng cơ bản sau:

- Tính hệ thống: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị về văn hóa vật chất,
xã hội và tinh thần của cộng đồng người. Từ những thành tố căn bản này đã nảy sinh
và bao gồm những tập hợp nhỏ nhiều tầng bậc khác nhau tạo thành một tổng thể phức
tạp, phong phú.
- Tính giá trị: Văn hóa bao gồm các giá trị (giá trị vật chất và giá trị tinh thần) trở
thành thước đo về mức độ nhân bản của xã hội con người. Trong lịch sử phát triển của
nhân loại có giá trị của văn hóa để tồn tại và có giá trị của văn hóa để phát triển.

2
- Tính lịch sử: Văn hóa bao giờ cũng được hình thành qua một quá trình và tích
lũy qua nhiều thế hệ, là những thành tựu do cộng đồng người trong quá trình tương tác
với môi trường tự nhiên – xã hội sáng tạo và luôn hướng tới sự hoàn thiện để đạt đến
tính giá trị.
- Tính nhân sinh: Văn hóa là hiện tượng thuộc về xã hội loài người, gắn liền với
hoạt động thực tiễn của con người, là những giá trị do một cộng đồng người sáng tạo
ra, thuộc về con người, ở trong con người và mang dấu ấn người. Điều đó cho thấy,
con người vừa là chủ thể của văn hóa, đồng thời là khách thể của văn hóa, lại vừa là
sản phẩm của văn hóa. (PGS, TS Lê Văn Toan, 2016)

IV, Tầm quan trọng của văn hóa trong xã hội ngày nay.
Ngày nay, trong xã hội hiện đại, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận nhiều với nền
văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở
nên cần thiết hơn bao giờ hết. (Bùi Tuấn An, 2023)

Văn hóa với vai trò là sức mạnh nội sinh quan trọng trong sự phát triển bền vững của
đất nước Văn hóa giữ vị trí đặc biệt và có vai trò quạn trọng trong sự điều tiết, vận động
mọi măt của xã hội; là động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế - xã
hội; kích thích sự sáng tạo và đánh thức những năng lực tiềm ẩn của con người. Văn
hóa phải cùng với chính trị, kinh tế, xã hội… tạo nên sức mạnh tổng hợp của sự phát
triển dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế. (Lê Thị Thanh, 2022)

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao, chiều sâu của trí tuệ và trình
độ phát triển. Những giá trị của văn hóa có sức sống bền vững và lan tỏa, làm nên sự
trường tồn của mỗi quốc gia, dân tộc. Kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng vai trò của văn hóa, đặc biệt quan tâm
đến công tác xây dựng, phát triển văn hóa trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước, cùng xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt
Nam luôn nhất quán, không ngừng phát triển trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt
Nam, là cơ sở quan trọng để hoàn thiện thể chế, chính sách, phát huy các nguồn lực xây

3
dựng nền văn hóa Việt Nam “dân tộc, dân chủ, nhân văn và khoa học”. (Nguyễn Trọng
Nghĩa, 2024)

CHƯƠNG 2: MARKETERS TRONG VIỆC GIỮ GÌN


TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM

Marketer là gì? – Marketer là thuật ngữ chỉ những người làm về lĩnh vực Marketing
trong các doanh nghiệp hiện nay, đảm nhiệm công việc nghiên cứu, phân tích thị trường
và lên các kế hoạch, chiến lược cụ thể nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có giá trị,
mang lại hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh khốc
liệt đang diễn ra tại Việt Nam cũng như trên thế giới. (Hồng Nguyễn, 2022)

I, Vai trò của Marketers.

Trong thời đại ngày nay, vai trò của những người làm marketing không chỉ giới hạn
trong việc quảng bá sản phẩm hay dịch vụ mà còn mở rộng ra việc bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa lịch sử truyền thống. Vai trò của marketers trong việc giữ gìn truyền
thống văn hóa lịch sử Việt Nam rất quan trọng và đa chiều. Vì vậy mà người làm
marketing có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn truyền thống văn hóa lịch sử
Việt Nam.

• Vai trò tích hợp văn hóa vào chiến lược tiếp thị: Những thay đổi của xã hội đã làm
cho việc phát triển và giữ gìn truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam trở nên cần
thiết vì vậy mà những người làm Marketing cần kết hợp văn hóa truyền thống vào
chiến lược tiếp thị của họ. Điều này bao gồm sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh và thông
điệp phù hợp với giá trị văn hóa, giúp tạo ra được sự kết nối mạnh mẽ giữa sản phẩm
dịch vụ với khách hàng mục tiêu.
• Vai trò bảo tồn và lan truyền văn hóa thông qua nghệ thuật tiếp thị: Sự sáng tạo trong
nghệ thuật tiếp thị của những người làm marketing có thể được sự dụng để bảo tồn
và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống và lịch sử Việt Nam. Như tạo ra các chiến
dịch quảng cáo, video hay nội dung truyền thông sáng tạo với mục đích tôn vinh và
giới thiệu văn hóa truyền thống.

4
• Vai trò tạo ra các sản phẩm/ dịch vụ phản ánh văn hóa: Những nhà marketers có thể
thiết kế và quảng bá các sản phẩm hoạch dịch vụ thể hiện được đặc trưng của văn
hóa Việt Nam. Việc này không chỉ làm tăng giá trị thương hiệu mà còn giúp duy trì,
lưu giữ những giá trị truyền thống ngoài ra còn giúp truyền thống văn hóa lịch sử
Việt Nam dễ dàng tiếp cận với những người nước ngoài từ đó giúp văn hóa truyền
thống lịch sử Việt Nam được truyền bá rộng rãi.

Qua những vai trò này, marketers không chỉ đóng góp vào kinh doanh mà còn giúp bảo
tồn và lan truyền những giá trị văn hóa lịch sử quan trọng của Việt Nam.

II, Trách nhiệm của Marketers.


1. Trách nhiệm của Marketers.

Một thực trạng đang diễn ra mà ai cũng cảm nhận được đó là con người chúng ta ngày
càng được hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác
nhau. Tuy nhiên đôi lúc chúng ta lại dường như quên đi nét đẹp truyền thống văn hóa
hóa của chính đất nước mà chúng ta lớn lên. Nhiều bản sắc bị mai một, giới trẻ lại càng
ít quan tâm và tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó (Bùi Tuấn An, 2023). Vì vậy
mà trách nhiệm của người Marketers đối với truyền thống văn hóa Việt Nam không chỉ
là nhiệm vụ nghệ thuật để tạo ra những chiến lược tiếp thị hiệu quả mà còn là trách
nhiệm đạo đức xã hội để bảo vệ và phát triển những giá trị văn hóa đặc sắc. Marketers
không chỉ là những người xây dựng hình ảnh thương hiệu mà còn là những người gìn
giữ và lan tỏa những đặc trưng tinh thần của cộng đồng.

Trong quá trình xây dựng chiến lược tiếp thị, marketers cần có trách nhiệm với sự đa
dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam. Họ không chỉ đơn thuần là những người
sáng tạo ra quảng cáo mà còn là những người nắm bắt tinh thần cộng đồng đồng thời
tôn trọng và duy trì những giá trị truyền thống.

Một trách nhiệm quan trọng của marketers là đảm bảo rằng mọi chiến lược tiếp thị
không chỉ phản ánh đúng bản sắc văn hóa mà còn không gây xúc phạm hay biến chất
hình ảnh truyền thống. Họ cần tiếp xúc chặt chẽ với cộng đồng để hiểu rõ hơn những
giá trị, niềm tin và quan điểm của người Việt Nam từ đó xây dựng những chiến lược
phù hợp và tích cực.

5
Bên cạnh đó marketers cũng có trách nhiệm thúc đẩy và tham gia vào các hoạt động
bảo tồn và phát triển văn hóa. Việc tổ chức sự kiện hay hỗ trợ các dự án xã hội và đóng
góp vào việc duy trì các di sản văn hóa chính là cách để họ đóng góp và thể hiện trách
nhiệm của mình đối với truyền thống văn hóa Việt Nam.

Tóm lại, trách nhiệm của marketers không chỉ nằm ở việc tạo ra những chiến lược tiếp
thị thành công mà còn là nhiệm vụ bảo vệ, tôn trọng và phát triển văn hóa Việt Nam.
Trách nhiệm của họ là làm thế nào để giúp truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam được
truyền tải một cách tốt nhất, đặc biệt tránh việc truyền thông bẩn gây thu hút bằng cách
xuyên tạc lịch sử. Tài năng và cách truyền đạt của họ sẽ giúp duy trì và phát huy những
giá trị truyền thống đồng thời hỗ trợ trong việc xây dựng một hình ảnh tích cực và bền
vững.

2. Trách nhiệm của Marketers đối với hành vi xuyên tạc lịch sử.

Trách nhiệm của Marketers đối với hành vi xuyên tạc, làm trái với truyền thống văn hóa
là một khía cạnh quan trọng không chỉ đối với sự thành công của doanh nghiệp mà còn
ảnh hưởng đến xã hội nó phục vụ. Marketers không chỉ là người giới thiệu sản phẩm
mà còn là người xây dựng hình ảnh thương hiệu tác động đến ý thức người tiêu dùng.

Đối với vấn đề xuyên tạc lịch sử, làm trái với truyền thống văn hóa thì:

• Đầu tiên Marketers cần hiểu rằng họ không chỉ đang bán sản phẩm mà còn đang
tạo ra một tác động đến cộng đồng. Hành vi xuyên tạc thông tin hoặc làm trái
với giá trị truyền thống văn hóa có thể tạo ra hậu quả tiêu cực.
• Thứ hai, trong khi đưa ra chiến lược tiếp thị, Marketers cần xem xét cẩn thận về
ảnh hưởng, tác động của chiến lược đó đến với văn hóa, lịch sử không chỉ của
một quốc gia mà còn tác động đến văn hóa toàn cầu. Một chiến dịch quảng cáo
có thể thành công tại một quốc gia nhưng lại gặp phản đối mạnh mẽ ở nơi khác
do việc không tôn trọng giá trị và quan niệm văn hóa địa phương.
• Thứ ba, người làm marketing phải ý thức được trách nhiệm của họ đối với việc
bảo tồn và bảo vệ văn hóa, phải có sự chẩn đoán thông tin trước khi đưa ra một
quyết định thiết kết chiến lược marketing, tránh việc sử dụng các hình ảnh độc

6
hại hay lợi dụng sự đau buồn của lịch sử. Đặc biệt quản lý không để bài quảng
cáo đặt trên các môi trường quảng cáo độc hại (Môi trường quảng cáo độc hại là
những nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An
ninh mạng như: nội dung chống phá nhà nước Việt Nam, nội dung xuyên tạc lịch
sử, nội dung thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận, nội dung dâm ô, đồi
trụy, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục, nội dung xúi giục, lôi kéo, kích động
người khác phạm tội…) (Quan Dinh H., 2023)
• Cuối cùng, Marketers cần nhận thức về sức mạnh và trách nhiệm của họ trong
việc hình thành ý thức xã hội, trách nhiệm của người marketers không chỉ dừng
lại ở việc tối ưu hóa doanh thu mà còn nằm trong việc thúc đẩy môi trường kinh
doanh tích cực, tôn trọng giá trị văn hóa và đóng góp vào sự phát triển bền vững
của xã hội.

III, Thách thức và giải pháp giải quyết thách thức trong quá trình giữ gìn truyền thống
văn hóa lịch sử Việt Nam thông qua Marketing.

1. Thách thức của văn hóa.


Trong bối cảnh ngày nay, văn hóa Việt Nam đứng trước những thách thức, đặc biệt khi
hiện nay vai trò của văn hóa ngày càng được đề cao. Dưới đây là một số thách thức mà
văn hóa Việt Nam đang gặp phải:
• Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và văn hóa hiện đại đã dẫn đến các giá
trị truyền thống ngày càng mất đi do sự chú trọng vào những giá trị mới và hiện
đại.
• Giới trẻ ngày càng giảm sự quan tâm đến văn hóa lịch sử: Hiện nay giới trẻ
thường có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến nền tảng giải trí và văn hóa hiện
đại hơn là lịch sử và truyền thống.
• Khó khăn trong việc truyền đạt các thông điệp văn hóa: Sự khó khăn trong việc
truyền đạt này có thể cho độ phức tạp của thông điệp hoặc là sự thiếu hiểu biết
về lịch sử.

2. Giải pháp thông qua Marketing để giải quyết các thách thức của văn hóa.

Marketing ngày càng trở nên quan trọng, một trong những yếu tố giúp sản phẩm/ dịch
vụ dễ dàng len lỏi vào tâm trí, cuộc sống của người dân. Vì thế mà người làm marketing
có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhận thức và quan tâm đến các

7
truyền thống văn hóa lịch sử. Vì thế mà ở phần này tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp
giúp bảo tồn truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam thông qua Marketing như:

• Phát triển chiến lược quảng bá thông tin về di sản văn hóa qua các phương tiện
truyền thông hiện đại và mạng xã hội nhằm thu hút sự chú ý của giới trẻ. Từ đó giúp
truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam được truyền bá rộng rãi hơn cũng góp phần
giúp giới trẻ hiểu rõ hơn về truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam.
• Kết hợp truyền thống với xu hướng hiện đại trong các chiến lược marketing tạo ra
được sự kết nối chặt chẽ, việc kết hợp này giúp làm mới hơn những nét cũ trong
truyền thống văn hóa, sự hòa trộn giữa nét hiện đại với nét truyền thống giúp cho
mọi người dễ dàng tiếp cận. Từ đó giúp văn hóa có thể truyền bá rộng rãi và dễ dàng
hơn.
• Tạo ra các nội dung quảng bá về truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam thông qua
video, vlog trên các nền tảng mạng xã hội. Những video, vlog này sẽ chia sẻ câu
chuyện, truyền thuyết về những di sản văn hóa độc đáo để kích thích sự tò mò để
mọi người có thể tìm hiểu sâu hơn về truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam. Đặc
biệt khi tạo ra những nội dung này thì Marketers phải nghiên cứu thật kĩ về những
thông tin và thông điệp mình muốn truyền tải đề hạn chế truyền tải sai hoặc sai lệch
thông tin.

Những đề xuất trên nhằm giải quyết những thách thức hiện nay mà văn hóa truyền thống
của Việt Nam đang gặp phải đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội của marketers đối
với truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam thông qua tích hợp các hoạt động bảo tồn
văn hóa vào chiến lược marketing.

IV, Việc quảng bá, giữ gìn truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam thông qua
Marketing hiện nay.

1. Nhà nước đối với việc giữ gìn truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam thông qua
Marketing.

Vào năm 2021 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định tổ chức “Giải thưởng
Quảng cáo sáng tạo Việt Nam”. Sự kiện nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án
Xây dựng, quảng bá thương hiệu Quốc gia: “Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam”

8
giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, qua đó giới thiệu đến đông đảo nhân dân về ý
nghĩa, vai trò quan trọng của sự phát triển không ngừng của ngành quảng cáo trong quá
trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động quảng
cáo sáng tạo phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm quảng cáo sáng tạp chất lượng cao trên
tất cả các loại hình, phương tiện quảng cáo. “Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam”
năm 2021 sẽ lựa chọn và tôn vinh các tác phẩm quảng cáo sáng tạo, độc đáo, ấn tượng,
có tính thẩm mỹ cao, mang bản sắc văn hóa Việt Nam, thể hiện trách nhiệm với môi
trường và cộng đồng. (Nguyễn Hồng Sâm, 2021)

2. Những chiến dịch truyền thông sử dụng văn hóa truyền thống.

P&G khắc họa đậm nét nghệ thuật “Chèo” qua quảng cáo Tết 2018.

TVC khai thác câu chuyện về hành trình người cha trao đi “tấm áo” Chèo quý giá của
mình cho cậu con trai. “Tấm áo” đây không chỉ đơn thuần là áo mà nó còn chứ đựng cả
ước mơ, tâm huyết của người cha dành cho Chèo mong muốn truyền lại cho người con
của mình, mặc cho sự phản đối của vợ. Dựa trên nét đẹp văn hóa Việt Nam khi trao
tặng những bộ quần áo mang giá trị tinh thần đặc biệt từ người trao đến người nhận
trong dịp Xuân về. Chiến dịch “Xuân trao tấm áo – Tết tặng khởi đầu” do nhãn hàng
Downy và Ariel Việt Nam phối hợp cùng Hội Chữ thập đổ Việt Nam tổ chức đã tạo nên
một quảng cáo Tết lan tỏa thông điệp về sức mạnh của sự sẻ chia và tình người ngay cả
trong gian khó: Trao đi tấm áo bạn yêu quý, để nhận một khởi đầu đầy ý nghĩa cho năm
mới, một cái Tết rất khác, tràn đầy niềm vui, sự hứng khởi cho những mảnh đời còn
khó khăn. (Rubyk Agency, 2023)

Chiến dịch “63 là 1”

Với tên gọi “63 là 1” bộ sưu tập 63 lon phiên bản đặc biệt muốn thể hiện những nét đẹp
văn hóa đa dạng của Tết Việt, được tạo nên bởi văn hóa Tết từ tất cả 63 tỉnh thành của
Việt Nam. Bên cạnh đó, thông qua bộ sưu tập, SABECO cũng mong muốn truyền tải
tinh thần luôn đi lên cùng nhau của người Việt. Theo giới thiệu của SABECO, bộ sưu
tập 2023 mang tên “63 là 1” tiếp tục tôn vinh sự đa dạng văn hóa của Việt Nam và đề
cao tinh thần đoàn kết, đi lên cùng nhau của dân tộc Việt. Đây cũng chính là một trong

9
các cam kết của SABECO và Bia Saigon trong chiến lược phát triển bền vững 4C – Đất
nước (Country), Văn hóa (Culture), Bảo tồn (Conservation) và Tiêu thụ (Consumption).
(Lê Thanh, 2022)

KẾT LUẬN

Trong bài tiểu luận này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những khái niệm, vai trò,
đặc trưng, tình hình văn hóa Việt Nam hiện nay và nhận thức được tầm quan trọng của
văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Đồng thời nêu lên vai trò, trách
nhiệm và đưa ra những giải pháp giúp marketers có thể ứng dụng marketing để giải
quyết những thách thức về văn hóa trong bối cảnh ngày nay. Truyền thống văn hóa
không chỉ là di sản quý báo mà còn là nguồn động lực mạnh mẽ cho sự đoàn kết cộng
đồng và cũng chính là điểm tạo nên sự độc đáo cho quốc gia.

Trong bối cảnh đổi mới và toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, Marketers đóng vai trò
quan trọng trong việc giữ gìn truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam. Họ không chỉ là
những người quảng cáo sản phẩm mà còn là những người xây dựng và duy trì hình ảnh
văn hóa tích cực. Trách nhiệm của Marketers không chỉ dừng lại ở việc tạo ra chiến
lược quảng cáo mà còn là việc truyền đạt và bảo vệ giá trị truyền thống.

Tuy nhiên việc này không đơn giản mà còn phải đối mặt với nhiều thách thức, sự đa
dạng trong cách tiếp cận và hiểu biết về văn hóa cần được đặt ở trung tâm của mọi chiến
lược, đòi hỏi marketers phải linh hoạt và nhạy bén trong việc giữ gìn giá trị truyền thống
văn hóa trong nước.

Tóm lại, Marketers đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển truyền thống
văn hóa Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ.
Trách nhiệm này không chỉ là nhiệm vụ kinh doanh mà còn là đóng góp tích cực vào
sự đa dạng và giàu có của cộng đồng quốc tế. Chính sự linh hoạt, nhạy bén và trách
nhiệm của marketers sẽ là yếu tố quyết định sự thành công trong việc kết nối hiện đại
và truyền thống, góp phần vào hình ảnh và vị thế của Việt Nam.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi Tuấn An. (2023, 9 3). Bài viết tìm hiểu chung về văn hóa Việt Nam mới nhất 2023. Được
truy lục từ Luật Minh Khuê: https://luatminhkhue.vn/tim-hieu-chung-ve-van-hoa-viet-
nam.aspx
Bùi Tuấn An. (2023, 10 02). Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại
hay nhất. Được truy lục từ Luật Minh Khuê: https://luatminhkhue.vn/van-de-van-hoa-
truyen-thong-trong-xa-hoi-hien-dai.aspx
Hồng Nguyễn. (2022, 09 27). Marketer là gì? Làm sao để trở thành một Marketer chuyên
nghiệp? Được truy lục từ 365 Tìm việc: https://timviec365.vn/blog/marketer-la-gi-
new6563.html#marketer-la-gi
Lê Thanh. (2022, 12 05). “63 là 1” - Bộ sưu tập Bia Saigon đậm chất văn hóa Việt chào đón
Tết Quý Mão 2023. Được truy lục từ Thời báo Tài chính Việt Nam:
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/63-la-1-bo-suu-tap-bia-saigon-dam-chat-van-hoa-
viet-chao-don-tet-quy-mao-2023-118062.html
Lê Thị Thanh. (2022, 08 26). Vai trò của văn hóa và con người trong sự phát triển của xã hội
hiện nay qua bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Được truy lục từ Trường
Chính Trị Tỉnh Thanh Hóa: http://truongchinhtrithanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/khoa-
hoc-thong-tin-tu-lieu/bai-viet-chuyen-de/vai-tro-cua-van-hoa-va-con-nguoi-trong-su-
phat-trien-cua-xa-hoi-hien-nay-qua-bai-viet-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong.html
Nguyễn Công Dũng. (2012, 04 03). Thực trạng vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.
Được truy lục từ Bảo điện từ Đảng Cộng Sản Việt Nam: https://dangcongsan.vn/tu-
tuong-van-hoa/thuc-trang-van-de-bao-ton-va-phat-huy-van-hoa-dan-toc-121730.html
Nguyễn Hồng Sâm. (2021, 05 10). Tôn vinh tác phẩm quảng cáo mang bản sắc văn hóa
Việt Nam. Được truy lục từ Báo Điện tử Chính Phủ: https://baochinhphu.vn/ton-vinh-
tac-pham-quang-cao-mang-ban-sac-van-hoa-viet-nam-102292000.htm
Nguyễn Trọng Nghĩa. (2024, 2 28). Chủ trường, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển
văn hóa, con người Việt Nam luôn nhất quán. Được truy lục từ Nhân Dân:
https://nhandan.vn/cac-chu-truong-duong-loi-cua-dang-ve-xay-dung-phat-trien-van-
hoa-con-nguoi-viet-nam-luon-nhat-quan-post730360.html
PGS, TS Lê Văn Toan. (2016, 03 16). Những đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Được truy
lục từ Tạp chí điện tử Lý Luận Chính Trị: http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/bai-
noi-bat/item/1363-nhung-dac-trung-cua-van-hoa-viet-nam.html
Phạm Minh Tuấn. (2021, 11 24). Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc
của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Được truy lục từ Tạp
chí Cộng Sản: https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-
/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/tiep-tuc-xay-dung-giu-gin-chan-hung-va-
phat-trien-nen-van-hoa-cua-dan-toc
Quan Dinh H. (2023, 03 29). Từ sự việc công ty quảng cáo bị phạt vì khiến thương hiệu xuất
hiện ở trang web độc hại: Tìm hiểu trách nhiệm pháp lý của marketer. Được truy lục
từ Advertising Vietnam: https://advertisingvietnam.com/tu-su-viec-cong-ty-quang-

11
cao-bi-phat-vi-khien-thuong-hieu-xuat-hien-o-trang-web-doc-hai-tim-hieu-trach-
nhiem-phap-ly-cua-marketer-p21647
Rubyk Agency. (2023, 01 05). Văn hóa truyền thống len lỏi vào trong các chiến dịch Tết.
Được truy lục từ Brand VIETNAM:
https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/329786-Van-hoa-truyen-thong-len-
loi-vao-trong-cac-chien-dich-Tet
TS. Trịnh Thị Thủy. (2021, 11 23). Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội. Được truy lục từ Tạp chí Cộng Sản:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-tieu-diem/-
/asset_publisher/s5L7xhQiJeKe/content/bao-ton-va-phat-huy-cac-gia-tri-van-hoa-
dan-toc-trong-qua-trinh-phat-trien-kinh-te-xa-hoi

12

You might also like