You are on page 1of 11

Mở đầu:

BTV dẫn chương trình:


- Kính thưa quý vị và các bạn đang xem đài truyền thông quốc tế HUFLIT! Tôi tên ... là
biên tập viên trong bản tin quốc tế ngày hôm nay.
- Thưa quý vị, vào ngày mùng 10/3, Iran và Ả Rập Xê Út đã nhất trí tái thiết lập quan
hệ ngoại giao sau 7 năm gián đoạn và nhất trí mở lại đại sứ quán và các phái đoàn ngoại
giao ở mỗi nước trong 2 tháng tới. Hai nước cũng đã gửi lời cảm ơn tới Iraq và Oman vì
đã nỗ lực hòa giải trong các năm 2021 và 2022 cũng như các quan chức và chính phủ
Trung Quốc đã tổ chức và ủng hộ các cuộc đàm phán mang đến kết quả lần này.

- Nhưng trước khi vào vấn đề chính, chúng ta sẽ cùng nhìn sơ về quan hệ giữa hai nước
Iran và Ả Rập Xê Út trước đó:
+ Từ lâu mối quan hệ giữa hai cường quốc trong khu vực Trung Đông: Iran và Ả Rập
Xê-Út luôn được coi là phức tạp, xung đột lâu dài về hàng loạt vấn đề (sự khác biệt về
tôn giáo trên nền mâu thuẫn về kinh tế và chính trị) và đặc biệt sau vụ người Iran biểu
tình phóng hỏa đại sứ quán Ả Rập Xê-Út ở Tehran vào năm 2016, xung đột đã trở
nên gay gắt đến cực điểm
 Sau đây là một vài dữ liệu cho thấy diễn biến cuộc xung đột của người biểu tình Iran
đốt đại sứ quán Ả Rập Xê-Út ở Tehran. Mời quý vị cùng theo dõi!
(video)
(Tòa nhà đại sứ quán bốc cháy trong đêm sau khi bị tấn công bằng bom xăng và cảnh sát đã phải dùng hơi
cay để giải tán đám đông và phong tỏa khu vực quanh tòa nhà sứ quán Ả rập Xê út)

(Người biểu tình n.ém b.om xăng và đ.ốt p.há tòa nhà sứ quán Ả rập Xê út tại thủ đô Tehran)

+ Sau khi tin tức về vụ xử tử giáo sĩ Sheikh Nimr Al-Nimr được Ả Rập Xê Út thông
báo vào ngày 2/1/2016, đám đông giận dữ đã xông vào toà nhà đại sứ quản của Ả Rập
Xê Út để bày tỏ sự phản đối. Đám đông hầu như là người Iran vì họ cho rằng người giáo
sĩ bị phân biệt đối xử tại đất nước có đa số dân là người Sunni.
+ Kết quả: Ngày 3/1/2016, Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út, Adel al-Jubeir đã tuyên bố
chấm dứt quan hệ ngoại giao với Iran.
- Và trải qua 7 năm dài đằng đẳng, 2 nước đối lập hoàn toàn về tư tưởng, tưởng chừng
như tảng băng đông cứng quan hệ 2 nước không bao giờ tan, nhưng thật bất ngờ, vào
10/3 trải qua 4 ngày đàm phán bại Bắc Kinh (Trung Quốc), cuối cùng 2 nước này đã nhất
trí tái thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau.
Phân tích:

- Các cuộc đàm phán về nối lại quan hệ giữa Iran và Saudi Arabi đã được bắt đầu
vào tháng 4/2021, và đi đến kết quả tích cực nhờ những nỗ lực của Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình, người đã đến thăm Saudi Arabia vào tháng 12/2022 và tiếp đón Tổng
thống Iran Ebrahim Raisi vào tháng 2 vừa qua.

Hình 1. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Saudi Arabia vào tháng 12/2022
Hình 2. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đón tổng thống Iran vào tháng 2/2023

- Cộng hòa Iran và Vương quốc Saudi Arabia đã đồng ý thiết lập lại quan hệ ngoại giao
trong một thỏa thuận do Trung Quốc làm trung gian. Thỏa thuận được ký kết tại Bắc
Kinh ngày 10/3 cho biết các ngoại trưởng của hai nước sẽ gặp nhau để thảo luận về việc
mở lại các đại sứ quán và cơ quan đại diện giữa hai bên trong vòng hai tháng, đánh dấu
kết thúc rạn nứt ngoại giao kéo dài 7 năm qua.

Từ trái qua: Cố vấn an ninh quốc gia Ả Rập Saudi Musaad bin Mohammed Al Aiban, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy
ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị và Thư ký Hội đồng An ninh
Quốc gia Iran Ali Shamkhani

- Ông Vương Nghị xác nhận, Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong
việc xử lý các vấn đề nóng và thể hiện trách nhiệm với tư cách là một quốc gia lớn.
Ông nói, với tư cách là một nhà trung gian "thiện chí" và "đáng tin cậy", Trung Quốc đã
hoàn thành nghĩa vụ của mình với tư cách là chủ nhà đối thoại.
Sau khi tái thiết lập ngoại giao thành công, Trung Quốc cũng đưa ra những động
thái mới:
(BTV có thể nói: Sau khi hoàn thành tốt vị trí trung gian của mình , thì mới đây,
Trung Quốc đã đưa ra những tuyên bố:)
- Trung Quốc tuyên bố không cố gắng lấp chỗ trống nào ở Trung Đông hay có toan
tính ngầm khi giúp Iran và Arab Saudi khôi phục quan hệ.
(video)
- Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Chúng tôi tôn trọng vị thế các nước Trung Đông
với tư cách chủ nhân của khu vực, đồng thời phản đối cạnh tranh địa chính trị tại đây", và
sẽ không có ý định tìm cách lấp đầy cái gọi là khoảng trống hoặc thiết lập những khối độc
quyền".
- Ngày 11/3 Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố: nước này "không theo đuổi bất cứ
lợi ích ích kỷ nào" ở Trung Đông, cũng như sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước trong khu vực giải
quyết khác biệt "thông qua đối thoại và tham vấn để cùng nhau thúc đẩy hòa bình, ổn
định lâu dài".
- “Đất nước chúng tôi sẽ đóng góp hiểu biết và đề xuất để "hiện thực hóa hòa bình và yên
bình tại Trung Đông", cũng như "đóng vai trò là một nước lớn có trách nhiệm trong quá
trình này".
BTV: Theo những phân tích từ các chuyên gia trên thế giới, Trung Quốc nhận được
khá nhiều lợi ích sau sự kiện này:
(Đọc mấy ý in đậm hoi đc òi, hoặc gạch đầu dòng thứ nhất hoi, thứ 2 nói sơ)
- Xuất hiện để tạo thuận lợi cho các cuộc đàm phán làm tăng thêm uy tín của Trung
Quốc ở khu vực Trung Đông. Thông điệp không mấy tế nhị mà Trung Quốc đang gửi đi
là trong khi Hoa Kỳ là cường quốc quân sự vượt trội ở vùng Vịnh, thì Trung Quốc là một
sự hiện diện ngoại giao mạnh mẽ và đang gia tăng. Điều này làm tăng thêm nhận thức
về sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn thế giới, đồng thời góp phần
tạo nên câu chuyện về sự hiện diện toàn cầu của Hoa Kỳ đang bị thu hẹp.
- Trung Quốc có vị trí thuận lợi về kinh tế để can dự với cả hai bên. Chỉ riêng Trung
Quốc đã chiếm khoảng 30% tổng thương mại quốc tế của Iran, vì vậy Trung Quốc
rất quan trọng đối với Iran. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dầu lớn nhất của Ả-
rập Xê-út và Ả-rập Xê-út thường là nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc.
BTV: Tại Iran những ngày gần đây cũng đang rất náo nhiệt.
- Sau ngày 10/3, truyền thông nhà nước Iran ào ạt đăng tải bức hình được cho là chụp tại
Trung Quốc, với sự có mặt của các nhà quyền lực của 3 nước Iran, Ả rập và TQ

- Nhìn chung, thỏa thuận này tại Iran rất được hoan nghênh. Các quan chức cấp cao
ca ngợi đây là một bước hướng tới giảm căng thẳng và củng cố an ninh khu vực
Trung Đông.
- Amir-Abdollahian cho biết Terhan sẽ đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao trong khu
vực. “Mối quan hệ của Iran và Saudi Arabia trở lại bình thường khiến hai nước, khu vực
và thế giới Hồi giáo mạnh mẽ hơn.” Ông viết trên Twitter.
- Còn các phương tiện truyền thông bảo thủ chủ yếu tập trung vào bình luận rằng thỏa
thuận này báo hiệu một “cú tát”, thậm chí là tin xấu cho Mỹ và Israel.
BTV: Còn đối với Ả Rập, truyền thông ở Ả Rập vẫn chưa đưa tin tức về người dân
ở đây, chỉ có phát biểu của Thái tử Salman và cố vấn tại hội đồng an ninh quốc gia
Ả Rập Xê Út Al-Aiban
- Thái tử Salman nêu rõ: “Iran là một nước láng giềng và tất cả chúng tôi đều muốn
có mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với Iran. Chúng tôi không muốn tình hình Iran
trở nên khó khăn. Ngược lại, chúng tôi muốn Iran phát triển... và thúc đẩy khu vực
cũng như thế giới tiến tới thịnh vượng”.
- Al-Aiban: “Chúng tôi đánh giá cao những gì chúng tôi đã đạt được và chúng tôi hy
vọng rằng chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng, phù hợp với các trụ cột và
nền tảng có trong thỏa thuận.”
BTV: Và việc tái thiết lập này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chính trị các nước khu
vực Trung Đông.
- Do mối quan hệ lạnh nhạt giữa ông Biden và thái tử Mohammed Bin Salman kể từ vụ
thất bại của Mỹ khi yêu cầu Ả Rập tăng sản lượng dầu khai thác nhằm bình ổn giá dầu
thế giới trong chuyến thăm Riyadh hồi tháng 7/2022, làm cho tình trạng bạo lực giữa
Israel và Palestine gia tăng.
- Sau những thỏa thuận về quan hệ chính trị, ba quốc gia không đội trời chung bất ngờ
khôi phục quan hệ.
- Thỏa thuận lớn này giúp cho vị thế của Trung Quốc tại Trung Đông được đưa lên một
vị thế mới về ngoại giao
- Sau đàm phán giới chức, Saudi Arabia tiết lộ trọng tâm của thỏa thuận là việc Iran
cam kết không tấn công nước này trong tương lai. Và Saudi Arabia quan ngại sâu sắc
về chương trình hạt nhân của Iran. Nếu sự hợp tác mới này giữa Iran và Saudi Arabia có
ý nghĩa, nó sẽ phải giải quyết những lo ngại về chương trình hạt nhân của Iran.
- Trung Quốc đưa Saudi Arabia lại gần Iran giữa lúc Israel mong muốn Mỹ làm cầu nối
giữa nước này và Riyadh để tiếp nối các động thái bình thường hóa quan hệ gần đây với
các nước Arab.
Câu hỏi phân tích:
1. Vì sao đến bây giờ hai nước mới thiết lập lại quan hệ?

- Thỏa thuận dường như đã được thúc đẩy trong chuyến thăm của Tổng thống Ebrahim
Raisi tới Bắc Kinh vào tháng trước. Trong nhiều tháng, Ả Rập Saudi đã gây áp lực lên
Iran thông qua hỗ trợ được báo cáo cho Iran International (một đài truyền hình tiếng Ba
Tư có trụ sở ở nước ngoài) để chỉ trích chế độ được tiếp nhận ở Iran. Kể từ khi Tổng
thống Raisi nhậm chức vào tháng 8 năm 2021, ông tuyên bố giảm căng thẳng với các
nước láng giềng trong khu vực là ưu tiên hàng đầu. Ả Rập Saudi và Iran có nhiều khác
biệt trong khu vực, thường xảy ra xung đột thông qua các lực lượng ủy nhiệm. Họ trải
dài từ Lebanon đến Syria đến Iraq đến Yemen. Iran đã cung cấp vũ khí cho lực lượng
Houthi ở Yemen, lực lượng đã đe dọa người dân Ả Rập Saudi cả ở biên giới và khu vực
nội địa. Ả Rập Saudi ngày càng quan tâm đến việc tìm cách chấm dứt xung đột ở
Yemen và thỏa thuận này có thể sẽ thúc đẩy điều đó.
2. Việc này tiết lộ điều gì về chính sách ngoại giao của Saudi?

- Saudis dường như đã cấu trúc các cuộc đàm phán này theo cách có chủ đích khiến Hoa
Kỳ rời xa thỏa thuận. Thông điệp từ Saudi Arabia là nước này sẽ không thụ động trong
ngoại giao khu vực và sẽ có biện pháp riêng để cân bằng lợi ích của mình. Sự hoài nghi
của Ả-rập Xê-út đối với Iran rất sâu sắc và thái độ thù địch của Iran đối với Ả-rập Xê-
út cũng ăn sâu tương tự. Cả hai quốc gia đều mong đợi rằng họ sẽ vẫn là đối thủ,
nhưng họ tin rằng các kênh liên lạc trực tiếp hơn sẽ phục vụ lợi ích của họ. Tuy nhiên,
Saudis cảm thấy các mối đe dọa lâu dài từ Iran. Duy trì các đảm bảo an ninh của Hoa Kỳ
chống lại sự xâm lược của Iran, được cho là đang tìm kiếm thỏa thuận của Hoa Kỳ đối
với một số hoạt động làm giàu hạt nhân và tăng cường hiểu biết về an ninh với Israel,
là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn chống lại những gì Saudis coi là mối đe dọa
lâu dài của Iran.
3. Theo chuyên gia, việc thiết lập quan hệ ngoại giao này tại sao lại là tin xấu
cho Mỹ?
- Vấn đề đầu tiên ta thấy được đó là việc Trung Quốc thành công trong vị trí trung gian,
đã ảnh hưởng ít nhiều đến uy tín cũng như vị thế của Mỹ ở khu vực Trung Đông. Và song
song đó ảnh hưởng của Trung Quốc cũng gia tăng sau nhiều thập niên khu vực này chịu
sự chi phối của Mỹ từ cuộc chiến chống khủng bố.
4. Vậy chuyên gia nghĩ sao về lời nói của người phát ngôn Hội đồng An ninh
quốc gia Mỹ John Kirby sau khi nhận được thông tin của Iran và Arab
Saudi?
- Tôi nghĩ dù ông Kirby phủ nhận ý kiến cho rằng Mỹ đang lùi bước tại Trung Đông thì
có một thực tế là tổng thống Joe Biden đã từng thất bại trong việc thuyết phục Saudi
Arabia tăng sản lượng dầu khai thác nhằm bình ổn giá dầu thế giới trong chuyến thăm
Riyadh hồi tháng 7/2022. Việc thất bại này cho thấy sự chi phối của Mỹ không còn quá
đáng sợ. Và sau đó Ả rập lại hợp tác với Nga nhằm kiểm soát giá dầu quốc tế ở mức cao
và không ngừng gia tăng nguồn cung dầu mỏ cho Trung Quốc.
5. Khi Mỹ rút lui nhường vị trí trung gian cho TQ thì Mỹ có nhận được lợi ích
gì không ?
- Theo các chuyên gia, thoả thuận hoà giải quan hệ giữa Iran-Saudi Arabia có thể nâng
cao uy tín ngoại giao của TQ, đồng thời cũng mở ra một cục diện chính trị mới ở Trung
Đông có lợi cho Mỹ.
- Mặc dù điều đó chứng tỏ rằng ảnh hưởng và uy tín của Mỹ [ở Trung Đông] đã giảm đi
và rằng có một kiểu liên kết quốc tế mới đang diễn ra ở khu vực. Điều này đã trao quyền
và mang lại cho cả Nga và TQ ảnh hưởng và địa vị mới
-Mối quan hệ của Saudi Arabia với Mỹ đã trở nên căng thẳng trong những năm gần đây,
trong khi vị thế của TQ đã tăng lên.
- Dù Washington có thể coi vai trò trung gian hòa giải đang nổi lên của TQ ở Trung Đông
là một mối đe dọa, thực tế là một Trung Đông ổn định hơn, nơi người Iran và người
Saudi Arabia không còn cạnh tranh với nhau cũng có lợi cho Mỹ

6. Theo chuyên gia, việc thiết lập quan hệ ngoại giao này tại sao lại là tin xấu
cho Israel?
- Theo như tôi thấy, sau khi việc tái thiết lập diễn ra, các phe phái của Israel gồm chính
quyền đương nhiệm và tiền nhiệm, đã bắt đầu chỉ trích sai lầm của nhau. Cả hai hầu như
đều chỉ trích việc thất bại trong chính sách đối ngoại. Lãnh đạo phe đối lập tại Israel Yair
Lapid đã nói:“Diễn biến trên là thắng lợi ngoại giao của Iran nhưng thực sự nghiêm trọng
và nguy hiểm với Israel khi tạo đòn giáng nặng nề như “cú tát” mà truyền thông bảo thủ
tại Iran đề cập vào nỗ lực thiết lập 1 liên minh gồm có Arab Saudi đối phó Tehran tại khu
vực”.
- Tuy nhiên, đã có lần Arap Saudi chủ động muốn hợp tác với Mỹ, cơ hội to lớn để Israel
đưa vào liên minh, bởi thời điểm đó Mỹ đang làm trung gian cho Israel trong việc bình
thường hóa quan hệ với các nước trong khu vực. Và cơ hội đã không thành hiện thực, tôi
nhớ vào lúc đó Ả Rập Saudi từng yêu cầu Mỹ đưa ra cam kết an ninh, hỗ trợ nước này
phát triển chương trình hạt nhân vì mục đích dân sự, và Mỹ đã không đưa ra phản hồi
chính thức nào, Iran là quốc gia phát triển các dự án điện hạt nhân thành công và tôi nghĩ
điều này đã khiến Ả Rập Saudi quan tâm. Và việc tái thiết lập quan hệ này khiến cho
Israel mất đi một thế lực mạnh mẽ.
7. Theo chuyên gia, việc 2 nước Iran và Ả Rập Xê út tái thiết lập ngoại giao sẽ
đem lại những khởi sắc nào trong thời gian tới?

- Thật ra vẫn còn quá sớm để đánh giá quan hệ Iran và Ả Rập Saudi sẽ được khôi phục
đến mức nào. Việc hai nước mở lại đại sứ quán sau 7 năm đóng cửa mới chỉ là bước đầu
tiên.
Nhưng theo tôi thì:
- Trước tiên, bước đột phá ngoại giao quan trọng này sẽ làm giảm khả năng xảy ra xung
đột vũ trang giữa 2 kỳ phùng địch thủ ở Trung Đông (Riyadh và Tehran). Do trước đó
Iran và Ả Rập Xê Út mỗi bên ủng hộ một phe trong cuộc xung đột này. Đồng thời làm
dấy lên hy vọng tình hình Yemen có khởi sắc hơn.
(Tháng 4.2022, các bên đạt thỏa thuận ngừng bắn nhờ Liên Hợp Quốc làm trung gian.
Sau đó Ả Rập Saudi và phong trào Houthi nối lại đàm phán trực tiếp (Oman đứng ra làm
trung gian). Thỏa thuận ngừng bắn hết hiệu lực vào tháng 10 nhưng vẫn đang được giữ
vững.

Iran - Ả Rập Saudi khôi phục quan hệ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho Ả Rập Saudi -
Houthi đạt thỏa thuận cuối cùng.)

- Thứ 2, Iran - Ả Rập Xê út khôi phục quan hệ khi sự cô lập của thế giới Ả Rập với tổng
thống al-Assad dần tan băng. Việc tăng cường hợp tác có thể mở đường cho Syria tái gia
nhập Liên đoàn Ả Rập. Đây là bước đi quan trọng giúp thúc đẩy đảm bảo an ninh khu
vực.
- Vấn đề hạt nhân và quan hệ với Iran - Đây vẫn luôn là vấn đề ảnh hưởng mạnh đến mối
quan hệ hai nước khi vấn đề hạt nhân vẫn chưa tìm được hướng giải quyết mới trong
tương lai. Bên cạnh đó, căng thẳng giữa Ả Rập Xê Út và Iran vẫn đang tiếp tục tiếp diễn
và có xu hướng leo thang khi các cáo buộc liên quan đến việc Iran đứng sau phiến quân
Houthi và các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng của Ả Rập Xê Út cũng như các cáo
buộc liên quan đến vấn đề nhân đạo tại Yemen mà Ả Rập Xê Út đang lãnh đạo. Việc giải
quyết căng thẳng sẽ giúp giải quyết các cuộc đàm phán kéo dài về chương trình hạt nhân
của Iran. Điều đó sẽ khuyến khích phương Tây đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran.
8. Vậy trong tương lai, liệu mối quan hệ của họ sẽ thêm gắn kết hay sẽ lại tan rã
một lần nữa?

- Mối quan hệ này liệu trong tương lai có thể tiếp tục được củng cố khăng khít hoặc nguội
lạnh đi đều phụ thuộc vào diễn biến trong khu vực và quốc tế cũng như chính sách của
hai nước. Theo quan điểm của tôi, mối quan hệ giữa hai nước hoàn toàn có thể tiếp tục và
vẫn được tích cực duy trì trong thời gian sắp tới. Nhưng cũng không ngoại trừ những biến
động của nội chính trị hai nước, biến động của khu vực cũng như của thế giới sẽ gây ra
những thách thức mới ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước này. Tôi xin hết!
9. Hoà bình giữa các nước phương đông có phải là câu chuyện sẽ diễn ra trong
thời gian tới hay là câu chuyện “Rất xa vời “ trong tương lai ?

- Theo tôi nhận định phía Saudi Arabia đã liên tục công khai rằng họ sẽ không bình
thường hóa quan hệ với Israel cho đến khi nhà nước Palestine được thành lập, điều mà
chính phủ hiện nay của ông Netanyahu cực lực phản đối. Thủ tướng Netanyahu cũng cho
rằng ông muốn đạt được thỏa thuận ngoại giao với Saudi Arabia. “Tôi tin rằng thỏa thuận
hòa bình giữa chúng tôi và Saudi Arabia sẽ dẫn đến một thỏa thuận với người Palestine”,
ông Netanyahu.

You might also like