You are on page 1of 19

Hoạt động đối ngoại Á-Úc của Trung Quốc sau Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ 20
I. Các sự kiện hoạt động ngoại giao Trung Quốc với các nước Á-Úc
1) Ngày 8/11/2022, Ủy viên Quốc vụ viện kiêm Bộ trưởng Ngoại giao
Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại
giao Australia Penny Wong. Bà Penny Wong cho biết, gần đây hai
bên đã duy trì liên lạc hiệu quả, qua những nỗ lực không ngừng đã
thay đổi tích cực mối quan hệ giữa hai nước. Australia sẽ tiếp tục
tuân thủ chính sách một Trung Quốc và phát triển mối quan hệ ổn
định hơn, cùng có lợi với Trung Quốc trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.
Úc không có ý định phóng đại những khác biệt hiện có, sẵn sàng giải
quyết đúng đắn các vấn đề cụ thể một cách có trách nhiệm trong
khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Úc-Trung, tiếp tục
nỗ lực cải thiện và tăng cường quan hệ song phương. Về phía Trung
Quốc, ông Vương Nghị bày tỏ, việc nới lỏng và cải thiện quan hệ
Trung Quốc-Úc phù hợp với lợi ích cơ bản của cả hai bên, đồng thời
cũng đáp ứng kỳ vọng chung của nhân dân hai nước và cộng đồng
quốc tế. Hai bên cần tiếp tục tuân thủ nhất trí vị trí cơ bản của quan
hệ Đối tác chiến lược toàn diện, nêu cao tinh thần tôn trọng lẫn
nhau, tìm kiếm tiếng nói chung trong khi bảo lưu những khác biệt,
nỗ lực hướng tới mục tiêu đôi bên cùng có lợi, để thúc đẩy xây dựng
lại lòng tin lẫn nhau giữa hai nước và đưa quan hệ giữa hai nước đi
đúng hướng. Trong quá trình đó, hai bên nên từng bước giải quyết
các mối quan tâm chính đáng của mỗi bên và cùng đóng góp tích
cực vào việc giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay.
(https://rg.link/siups)
2) Tối ngày 12/11/2022 theo giờ địa phương, Thủ tướng Quốc vụ viện
Lý Khắc Cường đã gặp và nói chuyện với Thủ tướng Úc Albanese
bên lề Hội nghị các nhà Lãnh đạo Hợp tác Đông Á tại Phnôm Pênh,
Campuchia. Ông Albanese cho biết Australia và Trung Quốc sẽ
cùng nhau kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai
nước vào tháng tới. Australia sẵn sàng tăng cường trao đổi cấp cao
với phía Trung Quốc, cùng nhau thúc đẩy quan hệ song phương phát
triển lành mạnh. Ông Lý Khắc Cường bày tỏ, hai nước và nhân dân
hai nước có truyền thống hữu nghị tốt đẹp, quan hệ song phương đã
trải qua những khó khăn và khúc mắc trong một khoảng thời gian.
Trung Quốc sẵn sàng cùng Australia đi chung con đường và coi lễ
kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước là cơ hội
để thúc đẩy quan hệ Trung Quốc-Australia phát triển bền vững, lành
mạnh và ổn định. (https://rg.link/WaMFO)
3) Chiều 15/11/2022, Chủ tịch Tập Cận Bình hội kiến Thủ tướng Úc
Albanese bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần thứ 17 tại Bali

1
(Indonesia). Hai bên cho biết năm 2022 đánh dấu kỉ niệm 50 năm
thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, trong vài năm qua, quan
hệ hai bên gặp phải những khó khăn mà đôi bên không muốn thấy,
cần phải cải thiện mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, trên tinh
thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với lợi ích và kỳ vọng
của nhân dân hai nước và sự ổn định cho mối quan hệ song phương.
Hai bên cần thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại và tăng cường trao
đổi về vấn đề biến đổi khí hậu và các vấn đề quan trọng khác.
(https://rg.link/Qjxon)
4) Ngày 21 tháng 12 năm 2022, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ
trưởng Ngoại giao Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Úc Penny
Wong đã tổ chức Đối thoại Ngoại giao -Chiến lược Trung Quốc-Úc
lần thứ sáu tại Bắc Kinh. Vương Nghị hoan nghênh chuyến thăm
đầu tiên của bà Penny Wong tới Trung Quốc với tư cách là Bộ
trưởng Ngoại giao của chính phủ mới của Đảng Lao động Úc và tổ
chức vòng Đối thoại Ngoại giao-Chiến lược Trung Quốc-Úc, việc
thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Úc có ý nghĩa biểu
tượng vô cùng to lớn. Sau cuộc hội đàm, hai bên đã ra tuyên bố
chung về kết quả đối thoại chiến lược và ngoại giao Trung Quốc-Úc,
đồng ý rằng quan hệ Trung Quốc-Úc nên phù hợp với vị trí của quan
hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, sẽ duy trì trao đổi cấp
cao và bắt đầu khởi động lại đối thoại về quan hệ song phương, kinh
tế-thương mại, các vấn đề khu vực và quốc tế và các lĩnh vực khác,
hỗ trợ giao lưu nhân dân và giao lưu văn hóa giữa hai nước.
(https://rg.link/-id-9)
5) Ngày 2 tháng 3 năm 2023 theo giờ địa phương, Bộ trưởng Ngoại
giao Trung Quốc Tần Cương đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Úc
Penny Wong bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 tại New
Delhi. Phía Trung Quốc bày tỏ hai bên một lần nữa nhấn mạnh tầm
quan trọng của những đồng thuận mà hai nhà lãnh đạo đồng cấp hai
bên đã đạt được tại hội nghị Bali, tích cực quan tâm đến các động
lực cải thiện ổn định và thúc đẩy mối quan hệ song phương. Hai bên
đã khởi động hoặc nối lại đối thoại về các vấn đề chiến lược ngoại
giao, kinh tế thương mại và tiếp tục thúc đẩy phát triển trao đổi đối
thoại ở tất cả các cấp. Đồng thời ông Tần cũng cho biết quan điểm
của Trung Quốc về xung đột giữa Nga và Ucraina là thúc đẩy hòa
bình và đàm phán. Trung Quốc đã kêu gọi đôi bên ngừng bắn và giải
quyết khủng hoảng chính trị thông qua đàm phán, Trung Quốc sẽ
tiếp tục đóng vai trò mang tính xây dựng trong vấn đề này. Về phía
Úc, bà Penny Wong cũng bày tỏ quan hệ tốt đẹp Úc-Trung phù hợp
với lợi ích của hai bên, phía Úc sẽ thực hiện kết quả đã đạt được của
vòng đối thoại đối tác chiến lược vừa qua, khôi phục những cơ chế
2
đối thoại giữa hai nước. Hy vọng phía Trung Quốc sẽ đóng vai trò
quan trọng trong giải quyết xung đột Ucraina.
(https://rg.link/CAADN)
6) Ngày 27 tháng 10 năm 2022, Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên
Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, và Bộ trưởng Ngoại giao Ả-
rập Xê-út Faisal đã chủ trì cuộc họp lần thứ tư của Tiểu ban Chính
trị và Ngoại giao của Ủy ban Liên đoàn Cấp cao Trung Quốc-Ả-rập
Xê-út. Tại cuộc họp, phía Trung Quốc đã thông báo cho phía Ả-rập
về thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20, đánh giá
cao việc Ả-rập Xê-út tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc và đánh
giá cao sự ủng hộ vững chắc lâu dài của Ả-rập Xê-út đối với Trung
Quốc về các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc,
bao gồm Tân Cương, Đài Loan, Hồng Kông và nhân quyền. Trung
Quốc đánh giá cao sự hỗ trợ của Ả-rập Xê-út đối với sáng kiến phát
triển toàn cầu của Trung Quốc và hoan nghênh sự tham gia tích cực
của Ả-rập Xê-út trong việc thực hiện sáng kiến này. Trung Quốc
cũng đánh giá cao việc Ả-rập Xê-út theo đuổi chính sách năng lượng
độc lập và những nỗ lực tích cực của nước này nhằm duy trì sự ổn
định của thị trường năng lượng quốc tế. Trung Quốc ủng hộ Ả-rập
đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề quốc tế và khu vực, sẵn sàng
tăng cường liên lạc và phối hợp với Ả-rập về các vấn đề điểm nóng
ở Trung Đông để cùng duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Về phía
Ả-rập cũng chúc mừng thành công của Đại hội đại biểu lần thứ 20
của Trung Quốc, bày tỏ Ủy ban cấp cao Ả-rập-Trung đóng vài trò
quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển mối quan hệ giữa hai nước.
Ả-rập luôn đặt mối quan hệ với Trung Quốc lên hàng đầu, ủng hộ
chính sách 1 Trung Quốc, kiên quyết phản đối can thiệp vào công
việc nội bộ của Trung Quốc, chống chính trị hóa nhân quyền. Ả-rập
sẵn sàng không ngừng thúc đẩy hợp tác thiết thực với Trung Quốc
trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và đầu tư. (https://rg.link/_jrOF)
7) Sáng ngày 2 tháng 11 năm 2022, tại Đại lễ đường Nhân dân, Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Thủ tướng Pakistan Shahbazz
sang thăm chính thức Trung Quốc. Tại buổi gặp mặt, hai bên đã trao
đổi về thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của
Trung Quốc, có những đánh giá cao trong việc thúc đẩy phát triển
mối quan hệ hữu nghị hai nước, đặc biệt trong việc xây dựng hành
lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan, sáng kiến “Vành đai-Con đường”
và trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Trung Quốc hoan
nghênh Pakistan mở rộng xuất khẩu nông sản chất lượng cao sang
Trung Quốc, sẵn sàng mở rộng hợp tác với Pakistan trong các nguồn
năng lượng mới như kinh tế số, thương mại điện tử, quang điện, thúc
đẩy vững chắc hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, khoa
3
học và công nghệ, sinh kế của người dân, đồng thời sẽ tiếp tục hỗ trợ
trong khả năng của mình để Pakistan ổn định tình hình tài chính.
Phía Pakistan kiên định ủng hộ chính sách một Trung Quốc, kiên
quyết ủng hộ lập trường của Trung Quốc đối với các lợi ích cốt lõi
như Đài Loan, Tân Cương, Hồng Kông, để thực hiện sự phát triển
của mình, đây là phương hướng tương lai và là sự lựa chọn duy nhất
của Pakistan. Việc xây dựng Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan
có tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế và xã hội của Pakistan,
phía Pakistan sẵn sàng hợp tác với phía Trung Quốc để tiếp tục thúc
đẩy việc xây dựng "Vành đai và Con đường". Pakistan hoàn toàn
ủng hộ sáng kiến phát triển toàn cầu và sáng kiến an ninh toàn cầu
do Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra, sẵn sàng tăng cường liên lạc và
phối hợp với Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế và khu vực, nhằm
đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình và phát triển của thế
giới. (https://rg.link/wu9uR)
8) Ngày 2 tháng 11 năm 2022, Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Quốc
vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao
Pakistan Bilawal, người tháp tùng Thủ tướng Shahbaz trong chuyến
thăm Trung Quốc tại Nhà khách Bang Điếu Ngư Đài. Tại buổi gặp
mặt, Vương Nghị đã thông báo về thành công của Đại hội Đại biểu
toàn quốc toàn quốc lần thứ 20 và nhiệt liệt hoan nghênh chuyến
thăm của thủ tướng Shahbaz là chuyến thăm của người đứng đầu
chính phủ nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc sau đại hội.
Hai bên nhất trí trao đổi, thúc đẩy sự phát triển của mối quan hệ hữu
nghị hai nước, tăng cường trao đổi hợp tác trên nhiều lĩnh vực, tăng
cường ủng hộ các chính sách cốt lõi của mỗi quốc gia, duy trì ổn
định mối quan hệ song phương.(https://rg.link/hUNy4)
9) Chiều ngày 2 tháng 11 năm 2022, tại Đại lễ đường Nhân dân ,thủ
tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tiến hành hội đàm với Thủ
tướng Pakistan Shahbaz. Tại buổi hội đàm, hai bên đã bày tỏ tầm
quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ hữu nghị làng giềng
giữa hai nước, là một trọng những chính sách ngoại giao được ưu
tiên hàng đầu của mỗi quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc duy
trì hòa bình ổn định và an ninh khu vực. Hai bên cũng đã nhất trí
troa đổi về một số vấn đề tăng cường hợp tác thiết thực trong các
lĩnh vực cảng, giao thông vận tải, năng lượng, công nghiệp, và xã
hội; Thúc đẩy ổn định việc xây dựng Hành lang kinh tế Trung Quốc-
Pakistan có lợi cho cuộc sống của người dân và chú ý đến tính bền
vững của các dự án hợp tác. Hai bên cũng đã đi sâu trao đổi ý kiến
về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Sau hội đàm, Thủ
tướng hai nước đã cùng chứng kiến lễ ký kết một số thỏa thuận hợp
tác liên Chính phủ về kinh tế thương mại đầu tư, thương mại điện tử,
4
kinh tế số, văn hóa, thực thi pháp luật và an ninh.
(https://rg.link/LW90A)
10) Chiều ngày 15/11/2022 theo giờ địa phương, Chủ tịch Tập Cận Bình
đã hội kiến với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yue bên lề hội nghị
thượng đỉnh G20 tại Bali. Tại buổi gặp mặt, hai bên cho biết năm
2022 đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên cần tăng
cường thúc đẩy phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, tăng
cường liên lạc chiến lược và nâng cao sự tin cậy lẫn nhau về chính
trị. Cần đẩy nhanh đàm phán các hiệp định thương mại tự do song
phương, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao,
dữ liệu lớn, kinh tế xanh và các lĩnh vực khác, cùng duy trì hệ thống
thương mại tự do quốc tế, bảo đảm an toàn, ổn định và dòng chảy
thông suốt của kinh tế toàn cầu, chuỗi công nghiệp và chuỗi cung
ứng, đồng thời phản đối việc chính trị hóa hợp tác kinh tế và thay
đổi toàn diện về an ninh. Phía Hàn Quốc mong muốn duy trì giao
lưu các cấp với phía Trung Quốc, tăng cường giao lưu nhân dân và
giao lưu văn hóa, tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước,
duy trì hệ thống thương mại tự do, hợp tác ứng phó với các thách
thức toàn cầu. (https://rg.link/YZBiy)
11) Chiều 17/11/2022 theo giờ địa phương, Chủ tịch Tập Cận Bình hội
kiến Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bên lề Hội nghị các nhà
lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 29 tại Bangkok (Thái Lan). Sau khi
hiệp thương, hai đoàn đã đạt được thống nhất 5 điểm về ổn định và
phát triển quan hệ hai nước: Thứ 1 Tầm quan trọng của quan hệ
Trung-Nhật không thay đổi và sẽ không thay đổi. Cùng tuân thủ các
nguyên tắc của bốn văn kiện chính trị giữa Trung Quốc và Nhật
Bản, và thực hành sự đồng thuận chính trị "cùng là đối tác và không
gây ra mối đe dọa cho nhau". Tăng cường trao đổi cấp cao, đối thoại
và liên lạc, không ngừng nâng cao sự tin cậy lẫn nhau về chính trị,
cùng nhau xây dựng mối quan hệ Trung-Nhật mang tính xây dựng
và ổn định, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Thứ 2 Tổ chức một
vòng đối thoại kinh tế cấp cao mới giữa Trung Quốc và Nhật Bản
càng sớm càng tốt, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực bảo tồn
năng lượng và bảo vệ môi trường, phát triển xanh, chăm sóc y tế và
chăm sóc người già, đồng thời cung cấp cho các doanh nghiệp một
hội chợ môi trường kinh doanh không phân biệt đối xử và có thể dự
đoán được. Thứ 3 Nhận xét tích cực về chuỗi hoạt động kỷ niệm 50
năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật
Bản trong năm nay. Tổ chức một vòng mới của cuộc họp cơ chế
tham vấn giao lưu văn hóa và nhân dân cấp cao Trung Quốc-Nhật
Bản càng sớm càng tốt. Tích cực thực hiện các hoạt động giao lưu,
trao đổi giữa chính phủ, các chính đảng, quốc hội, địa phương và
thanh niên. Thứ tư, sớm mở đường dây điện thoại trực tiếp của cơ
5
chế liên lạc trên biển và trên không của bộ quốc phòng, tăng cường
đối thoại và liên lạc giữa các bộ phận liên quan đến biển và quốc
phòng, cùng tuân thủ nguyên tắc đồng thuận bốn điểm năm 2014.
Thứ năm, cùng nhau gánh vác trách nhiệm duy trì hòa bình và thịnh
vượng quốc tế và khu vực, tăng cường phối hợp và hợp tác trong các
vấn đề quốc tế và khu vực, nỗ lực ứng phó với các thách thức toàn
cầu.( https://rg.link/iY3P2)
12) Vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2022 tại Đại lễ đường Nhân dân,
Thủ tướng Lý Khắc Cường đã gặp gỡ với Tổng thống Mông Cổ
Khurelsukh đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc. Tại
buổi gặp mặt, hai bên bày tỏ tầm quan trọng của mối quan hệ hữu
nghị láng giềng giữa hai nước, hai bên nhất trí trao đổi tăng cường
hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước, tăng cường hợp tác xây
dựng cơ sở hạ tầng, phát triển than đá và năng lượng khác, cùng
nhau duy trì an ninh năng lượng và nguồn cung ổn định. Tích cực
thúc đẩy hợp tác như trung chuyển hàng hóa tại cảng biên giới, kết
nối cảng đường sắt; Tăng cường hợp tác giữa hai nước trong phòng,
chống sa mạc hóa, ứng phó với thách thức của biến đổi khí hậu.
(https://rg.link/NqiDm)
13) Chiều ngày 28 tháng 11 năm 2022, tại Đại lễ đường Nhân dân Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành hội đàm với Tổng thống
Mông Cổ Khurelsukh đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung
Quốc. Tại buổi hội đàm, hai bên tích cực trao đổi về tăng cường hợp
tác phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, duy trì đối thoại
các cấp, thúc đẩy phát triển sáng kiến “Vành đai và Con đường”,
sáng kiến “Con đường thảo nguyên”, Sáng kiến Phát triển Toàn cầu.
và "Chính sách phục hưng mới" của Mông Cổ, và sự phát triển "hai
bước" của Trung Quốc. Mục tiêu chiến lược phù hợp với chính sách
phát triển dài hạn "Tầm nhìn 2050" của Mông Cổ, tạo động lực
mạnh mẽ cho việc làm sâu sắc và phát triển quan hệ Trung Quốc-
Mông Cổ thông qua ba động cơ này. Hai bên đã ra “Tuyên bố chung
giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Mông Cổ về thúc đẩy quan
hệ đối tác chiến lược toàn diện trong thời đại mới”, nhất trí cùng
nhau thúc đẩy hiện đại hóa, hướng tới xây dựng cộng đồng cùng
chung vận mệnh giữa hai nước, cùng chung sống hòa bình, giúp đỡ
lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi. Sau hội đàm, hai nguyên thủ đã
cùng chứng kiến lễ ký kết một số văn kiện hợp tác song phương về
kinh tế, thương mại, đầu tư, hải quan và kiểm soát sa mạc hóa.
(https://rg.link/yy1Te)
14) Ngày 28 tháng 11 năm 2022, Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên
Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao
Mông Cổ Bat Tszeg, người tháp tùng Tổng thống Mông Cổ
6
Khurelsukh trong chuyến thăm Trung Quốc. Tại buổi gặp mặt, phía
Trung Quốc đã thông báo về thành công của Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ 20 với Mông Cổ, đánh giá cao chuyến thăm Trung
Quốc của Tổng thống Khurelsukh ngay sau Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc phản ánh đầy đủ
mức độ tin cậy lẫn nhau cao giữa hai bên và quan hệ đối tác chiến
lược toàn diện Trung Quốc-Mông Cổ ở mức cao. Hai bên nhất trí
sẵn sàng tăng cường tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế,
thương mại, khai thác khoáng sản, hải quan, cơ sở hạ tầng, phòng
chống sa mạc hóa, dân sinh, giao lưu nhân dân và địa phương dựa
trên khái niệm hợp tác, thân thiện, chân thành, cùng có lợi và hòa
nhập, và một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai. Phía Mông Cổ mong
muốn cùng phía Trung Quốc thúc đẩy xây dựng các công trình trọng
điểm, kết nối liên thông, nhằm đưa quan hệ hai nước lên một tầm
cao mới. Mông Cổ ủng hộ sáng kiến phát triển toàn cầu, sáng kiến
an ninh toàn cầu và các sáng kiến hợp tác quốc tế khác của Trung
Quốc, đồng thời sẵn sàng tăng cường phối hợp và hợp tác với Trung
Quốc trên trường quốc tế. (https://rg.link/Tq-Li)
15) Vào chiều ngày 29 tháng 11 năm 2022, Thủ tướng Lý Khắc Cường
cùng với Thủ tướng Kazakhstan Smailov đã tổ chức hội nghị trực
tuyến tại Đại lễ đường Nhân dân. Hai bên đánh giá cao mối quan hệ
hữu nghị láng giềng được thiết lập trong suốt 30 năm qua, phía
Trung Quốc mong rằng hai bên sẽ triển khai Kế hoạch hợp tác kinh
tế - thương mại liên Chính phủ, đẩy nhanh đàm phán, ký kết Hiệp
định bảo hộ đầu tư phiên bản mới và Kế hoạch năng lực sản xuất,
hợp tác đầu tư, nâng cao mức độ kết nối và khối lượng hàng hóa đi
qua các cảng biên giới và không ngừng cải thiện thúc đẩy thương
mại song phương. Hy vọng rằng Kazakhstan sẽ đảm bảo nguồn cung
cấp khí đốt ổn định cho Trung Quốc theo hợp đồng và tăng nguồn
cung cấp khí đốt trong mùa đông càng nhiều càng tốt. Trung Quốc
sẵn sàng mở rộng nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi và nông
nghiệp xanh chất lượng cao từ Kazakhstan, tăng cường giao lưu
nhân dân và văn hóa, tiếp tục thúc đẩy quá trình đàm phán miễn thị
thực lẫn nhau, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho trao đổi nhân sự
giữa hai nước. Kazakhstan rất coi trọng quan hệ với Trung Quốc và
sẵn sàng coi lễ kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa
Kazakhstan và Trung Quốc là cơ hội để tăng cường tin cậy chính trị
lẫn nhau với Trung Quốc, thực hiện các kế hoạch hợp tác kinh tế và
thương mại liên chính phủ, và tăng cường kinh tế và thương mại,
năng lực sản xuất, năng lượng, nông nghiệp, kết nối, Trao đổi và
hợp tác trong lĩnh vực nhân văn và các lĩnh vực khác, tăng cường
trao đổi nhân sự và thúc đẩy sự phát triển không ngừng của quan hệ

7
đối tác chiến lược toàn diện lâu dài Kazakhstan-Trung Quốc.
(https://rg.link/UNI31)
16) Nhận lời mời của Quốc vương Salman của Vương quốc Ả-rập Xê-
út, chiều ngày 7 tháng 12 năm 2022 theo giờ địa phương, Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Riyadh bằng chuyên cơ, tham dự
Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Các quốc gia Ả-rập lần thứ nhất,
Hội đồng Hợp tác Trung Quốc-Vùng Vịnh Cấp cao và tiến hành
chuyến thăm cấp nhà nước tới Ả-rập Xê-út. Sau khi chuyên cơ của
ông Tập Cận Bình đi vào không phận Ả Rập Xê Út, 4 máy bay chiến
đấu của Không quân Ả Rập Xê Út đã cất cánh hộ tống. Sau khi
chiếc chuyên cơ bay vào bầu trời Riyadh, sáu máy bay hộ tống theo
nghi thức "Đại bàng Ả Rập" đã hộ tống nó. Khi ông Tập Cận Bình
đến sân bay King Khalid ở Riyadh bằng chuyên cơ, ông đã được
phía Saudi đón tiếp trọng thể và nồng nhiệt, 21 phát súng chào mừng
đã được bắn tại sân bay, và chiếc máy bay hộ tống theo nghi thức
kéo dải ruy băng màu đỏ và vàng tượng trưng cho lá cờ Trung Quốc
trên không trung. Những người lính danh dự xếp hàng hai bên thảm
tím, quốc kỳ Trung Quốc và Ả Rập Saudi tung bay trong gió. Hoàng
tử Faisal, Thống đốc tỉnh Riyadh, Hoàng tử Faisal, Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao, Rummeyyan, Bộ trưởng Bộ các vấn đề Trung Quốc và
các thành viên quan trọng khác của hoàng gia và các quan chức
chính phủ cấp cao đã nồng nhiệt chào đón Chủ tịch TQ tại buổi lễ.
Trong bài phát biểu bằng văn bản của mình, ông Tập Cận Bình thay
mặt cho chính phủ và nhân dân Trung Quốc gửi lời chào chân thành
và lời chúc tốt đẹp nhất tới chính phủ và nhân dân Saudi Arabia,
đánh giá cao kết quả mà hai nước đạt được trong mối quan hệ hữu
nghị được thiết lập cách đây 32 năm và thiết lập quan hệ đối tác
chiến lược toàn diện từ năm 2016. Ông bày tỏ niềm vinh dự được
tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Các quốc gia Ả-rập lần
thứ nhất và Hội nghị thượng đỉnh Hội đồng Hợp tác Trung Quốc-
Vùng Vịnh, đồng thời làm việc với các nhà lãnh đạo của các nước
Ả-rập và các nước GCC để thúc đẩy quan hệ Trung Quốc-Ả-rập và
Trung Quốc-GCC lên một tầm cao mới. (https://rg.link/Uy_Gs)
17) Trưa ngày 8/12/2022 theo giờ địa phương, Chủ tịch Tập Cận Bình
đã hội đàm với Thái tử kiêm Thủ tướng Ả Rập Saudi Mohammed
bin Salman tại Cung điện Hoàng gia ở Thủ đô Riyadh. Tại buổi hội
đàm, hai bên đều đánh giá cao vị trí của hai nước trong chính sách
đối ngoại khu vực, mong muốn tăng cường phát triền hơn nữa mối
quan hệ đối tác chiến lược. Hai bên đã nhất trí nâng cấp lãnh đạo Ủy
ban hỗn hợp cấp cao Trung Quốc-Ả Rập Saudi lên cấp thủ tướng.
Các nhà lãnh đạo của hai nước đã cùng tham dự lễ trao đổi văn bản
về việc xây dựng chung "Vành đai và Con đường", tư pháp, giáo
dục, năng lượng hydro, đầu tư, nhà ở và các lĩnh vực hợp tác khác.
8
Hai bên đã ra Tuyên bố chung giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
và Vương quốc Ả-rập Xê-út. (https://rg.link/quzdz)
18) Chiều 8/12/2022 theo giờ địa phương, Chủ tịch Tập Cận Bình hội
kiến Tổng thống Ai Cập Sisi tại Riyadh. Hai bên bày tỏ sự đánh giá
cao trong thúc đẩy tăng cường phát triển mối quan hệ đối tác chiến
lược toàn diện. Hai bên hy vọng sẽ tăng cường hợp tác trên các lĩnh
vực kinh tế thương mại, đầu tư, Sáng kiến “Vành đai-Con
đường”,... Sẵn sàng tăng cường liên lạc và hợp tác đa phương, đặc
biệt trong Hội nghị thượng đỉnh Ả-rập-Trung Quốc lần thứ nhất sắp
tới.( https://rg.link/iobod)
19) Chiều ngày 8 tháng 12 năm 2022 theo giờ địa phương, Chủ tịch Tập
Cận Bình đã hội kiến với Thái tử Mishaal của Kuwait tại Riyadh.
Tại buổi gặp mặt, hai bên đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị giữa
hai nước, là đối tác tin cậy của nhau trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là
trong lĩnh vực năng lượng. Hai bên sẽ tiếp tục trao đổi hợp tác trên
nhiều lĩnh vực, tuân thủ và ủng hộ các chính sách cốt lõi của đôi
bên, không tham dự chính trị nội bộ của mỗi quốc gia.
(https://rg.link/I8Jtn)
20) Chiều 8/12/2022 theo giờ địa phương, Chủ tịch Tập Cận Bình đã hội
kiến với Tổng thống Palestine Abbas tại Riyadh. Tại buổi gặp mặt,
ông Tập Cận Bình đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp của
hai nước, bày tỏ quan điểm luôn ủng hộ và tin tưởng người dân
Palestine trong việc khôi phục quyền dân tộc hợp pháp của họ và
luôn sát cánh cùng người dân Palestine. Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ
lực thúc đẩy đàm phán vấn đề Palestine bằng biện pháp hòa bình,
công bằng và lâu dài, cam kết hỗ trợ kinh tế để khôi phục kinh tế và
cuộc sống cho người dân. Về phía Palestine cũng cảm ơn tình cảm
quý báu mà phía Trung Quốc dành tặng cho mình, kiên quyết ủng hộ
các chính sách cốt lõi của TQ và ủng hộ sáng kiến “Vành đai-Con
đương”, sáng kiến phát triển toàn cầu và sáng kiến an ninh toàn cầu.
(https://rg.link/6SRcJ)
21) Sáng 9/12/2022 theo giờ địa phương, Chủ tịch Tập Cận Bình hội
kiến Thủ tướng Iraq Sudani tại Riyadh. Hai bên đánh giá cao mối
quan hệ đối tác chiến lược toàn diện được thiết lập từ năm 2015,
trong việc ủng hộ các chính sách cốt lõi của mỗi quốc gia, Trung
Quốc ủng hộ Iraq trông việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn
lãnh thổ. Đồng thời Trung Quốc đánh giá cao sự ủng hộ của Iraq với
sáng kiến phát triển toàn cầu và mong muốn Iraq tham gia “sáng
kiến an ninh toàn cầu”. Phía Iraq cũng bày tỏ sự ủng hộ cua mình
với sáng kiến “Vành đai-Con đường”, hoan nghênh Trung Quốc tiếp
tục tích cực tham gia xây dựng các dự án năng lượng và cơ sở hạ
tầng quan trọng ở Iraq, đồng thời tăng cường đầu tư vào lĩnh vực
hóa học và công nghiệp, điện trường của Iraq, sẵn sàng tăng cường
9
hợp tác chống khủng bố, chống cực đoan hóa với Trung Quốc.
(https://rg.link/ZXA2P)
22) Ngày 12 tháng 12 năm 2022, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương ĐCSTQ, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao
Vương Nghị đã tổ chức cuộc họp video với Bộ trưởng Ngoại giao
Hàn Quốc Park Jin. Hai bên đã trao đổi về tình hình đôi bên, đặc biệt
là thành tựu và ý nghĩa của sự thành công Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ 20 của TQ, đồng thời hai bên đánh giá cao cuộc gặp
mặt tại Bali giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc
Yoon Suk-yue đã thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị láng giếng giữa hai
nước. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh
vực và tăng cường trao đổi liên lạc các cấp. Hai bên cũng đã trao đổi
về vấn đề Bán đảo Triều Tiên và các vấn đề khu vực và thế giới
cùng quan tâm. (https://rg.link/eL_CF)
23) Ngày 15/1/2023 theo giờ địa phương, Ngoại trưởng Tần Cương đã
có buổi hội đàm với Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập Gheit tại Cairo.
Hai bên nhất trí nỗ lực hết sức để xây dựng một cộng đồng Trung
Quốc-Ả Rập với tương lai chung cho kỷ nguyên mới, điều này sẽ
định hướng sự phát triển của quan hệ Trung Quốc-Ả Rập trong kỷ
nguyên mới, có ý nghĩa quan trọng. Phía Trung Quốc sẵn sàng hợp
tác với phía Ả-rập để nêu cao tinh thần hữu nghị Trung Quốc-Ả
Rập, thực hiện tốt kết quả của hội nghị thượng đỉnh và đẩy nhanh
tiến độ của "Tám hành động chung" để mang lại lợi ích tốt hơn cho
Trung Quốc và Ả Rập. Hai bên cần tăng cường xây dựng cơ chế của
Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-các nước Ả Rập để giúp nâng cao
chất lượng và nâng cấp hợp tác. Hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy hơn nữa
hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực và duy trì hòa bình ổn định an
ninh khu vực. (https://rg.link/M1byP)
24) Chiều ngày 14 tháng 2 năm 2023, tại Đại lễ đường Nhân dân, Chủ
tịch Tập Cận Bình đã hội đàm với Tổng thống Iran Rehi đang có
chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc. Hai bên đánh giá cao
mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, ủng hộ độc lập chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Trung Quốc luôn nhìn nhận và phát
triển quan hệ Trung Quốc-Iran từ góc độ chiến lược, bất kể tình hình
quốc tế và khu vực thay đổi như thế nào, Trung Quốc sẽ kiên định
phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với Iran, thúc đẩy quan hệ đối
tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Iran không ngừng phát triển
mới, điều mà trước đây chưa từng có đã được nhìn thấy trong một
thế kỷ. Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Iran để thực hiện kế hoạch
hợp tác toàn diện giữa hai nước, tăng cường hợp tác thiết thực trong
thương mại, nông nghiệp, công nghiệp, cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực
khác, đồng thời nhập khẩu nhiều hơn các sản phẩm nông nghiệp
chất lượng cao của Iran. Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục hợp tác với
10
Iran trong việc xây dựng chung "Vành đai và Con đường" để thúc
đẩy kết nối và mở rộng giao lưu nhân dân và giao lưu văn hóa. rung
Quốc sẽ tiếp tục tham gia một cách xây dựng vào các cuộc đàm
phán về nối lại thực hiện thỏa thuận toàn diện về vấn đề hạt nhân
Iran, ủng hộ Iran bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình,
thúc đẩy giải pháp sớm và đúng đắn cho vấn đề hạt nhân Iran. Phía
Iran cảm ơn Trung Quốc đã hỗ trợ đắc lực cho Iran trong việc chống
lại đại dịch mới và cảm ơn Trung Quốc đã bảo vệ công lý trong các
vấn đề như đàm phán hiệp định toàn diện về vấn đề hạt nhân Iran.
Iran kiên quyết ủng hộ sáng kiến "Vành đai và Con đường", sáng
kiến phát triển toàn cầu và sáng kiến an ninh toàn cầu của Trung
Quốc và sẽ tích cực tham gia vào đó. Cả Iran và Trung Quốc đều
kiên quyết phản đối chủ nghĩa đơn phương và bá quyền, đồng thời
kiên quyết phản đối các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc
nội bộ. Sau hội đàm, hai nguyên thủ đã cùng chứng kiến lễ ký kết
một số văn kiện hợp tác song phương trong các lĩnh vực nông
nghiệp, thương mại, du lịch, bảo vệ môi trường, y tế, cứu trợ thiên
tai, văn hóa, thể thao. (https://rg.link/GS1p8)
25) Ngày 14 tháng 2 năm 2023, Bộ trưởng bộ ngoại giao Tần Cương hội
đàm với Ngoại trưởng Iran Abdullahyan tại Bắc Kinh. Hai bên đánh
giá cao mối quan hệ phát triển của nhau, bày tỏ tầm quan trọng của
cuộc hội đàm giưac Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Iran Rehi
trong việc thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và vấn
đề hạt nhân tại Iran. Hai bên cam kết thúc đẩy hòa bình ổn dịnh lâu
dài tại khu vực, tăng cường phối hợp liên lạc, ủng hộ lẫn nhau các
vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của nhau. Ông Tần Cương cho
biết Trung Quốc ủng hộ Iran bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
của mình, đồng thời sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến trình giải quyết chính
trị và ngoại giao đối với vấn đề hạt nhân Iran, kêu gọi các bên liên
quan khác cũng nỗ lực tích cực để đạt được mục tiêu này.
(https://rg.link/y3Nmp)
26) Vào ngày 18 tháng 2 năm 2023 theo giờ địa phương, Vương Nghị,
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại
Trung ương, đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Hayashi
Yoshimasa khi tham dự Hội nghị An ninh Munich. Hai bên đã trao
đổi một số vấn đề về hợp tác các lĩnh vực kinh tế, thương mại, giao
lưu thanh niên, triển khai thực hiện các thỏa thuận đã được lãnh đạo
hai nước đạt được những đồng thuận quan trọng. Đặc biệt phia
Trung Quốc nhấn mạnh đến vấn đề xả thải nước nhiễm hạt nhân đến
môi trường biển và sức khỏe người dân các nước có liên quan. năm
nay là kỷ niệm 45 năm ký kết Hiệp ước hòa bình và hữu nghị Nhật-
Trung, phía Nhật Bản sẵn sàng tăng cường liên lạc và đối thoại ở
mọi mặt các cấp với phía Trung Quốc. (https://rg.link/9H8qN)
11
27) Ngày 2 tháng 3 năm 2023 theo giờ địa phương, Bộ trưởng Ngoại
giao Tần Cương đã gặp tổng thống Ấn Độ Jaishankar, bên lề Hội
nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 ở New Delhi. Hai bên đã tiến hành
trao đổi về một số vấn đề quan hệ song phương, hai bên cần thực
hiện tốt những đồng thuận quan trọng mà lãnh đạo hai nước đã đạt
được, duy trì đối thoại, xử lý thỏa đáng những khác biệt, nhằm thúc
đẩy cải thiện quan hệ song phương trong thời gian sớm nhất và vững
chắc tiến lên. Vấn đề biên giới cần được đặt vào vị trí thích hợp
trong quan hệ song phương, và tình hình biên giới phải được kiểm
soát bình thường càng sớm càng tốt. Phía Ấn Độ đồng ý rằng quan
hệ song phương cần được nắm bắt và cải thiện từ góc độ lịch sử và
tầm cao chiến lược, đồng thời cần xây dựng nhiều nền tảng hợp tác
hơn để thúc đẩy quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc đi đúng hướng. Tình
hình biên giới hai nước hiện nay đang dần ổn định, hai bên cần phối
hợp với nhau để duy trì hòa bình và yên tĩnh ở khu vực biên giới. Ấn
Độ đánh giá cao sự ủng hộ của Trung Quốc đối với vai trò chủ tịch
G20 của Ấn Độ và sẵn sàng duy trì liên lạc và phối hợp trong các
vấn đề đa phương. (https://rg.link/Ool6A)
28) Vào ngày 10 tháng 3 năm 2023, Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị
Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban
Đối ngoại Trung ương, đã chủ trì lễ bế mạc đối thoại Ả Rập Xê Út-
Iran tại Bắc Kinh. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Cố vấn An ninh
Quốc gia Ả RậpiAiban và Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối
cao Iran Shamkhani đã tham dự cuộc họp. Vương Nghị chúc mừng
cả Ả Rập Saudi và Iraq đã có một bước đi lịch sử và đạt được những
kết quả quan trọng trong việc cải thiện quan hệ song phương. Ông
cho biết hai bên đã đạt được sự đồng thuận trong việc giải quyết các
mối quan tâm của mỗi bên, làm rõ lộ trình và thời gian biểu, đồng
thời đặt nền tảng vững chắc cho các công việc tiếp theo của cả hai
bên. Đối thoại Bắc Kinh đã mở ra một trang mới trong quan hệ
Saudi-Iran. Trung Quốc ủng hộ hai bên thực hiện các bước đi vững
chắc phù hợp với thỏa thuận đã đạt được, rèn luyện sự kiên nhẫn và
trí tuệ, cùng tạo ra một tương lai tươi sáng chung. Là một người bạn
đáng tin cậy của hai nước, Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục đóng vai trò
mang tính xây dựng. Cùng ngày, Ả-rập Xê-út và Iran đã đạt được
Thỏa thuận Bắc Kinh, Trung Quốc, Ả-rập Xê-út và Iran đã ký kết và
ra tuyên bố chung, tuyên bố Ả-rập Xê-út và Iran nhất trí nối lại quan
hệ ngoại giao, nhấn mạnh ba bên sẽ cùng nhau duy trì quan hệ song
phương. các chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế và thúc đẩy hòa
bình, an ninh quốc tế và khu vực. Với sự hỗ trợ của Trung Quốc,
Saudi Arabia và Iran đã tổ chức đối thoại tại Bắc Kinh từ ngày 6 đến
10/3.( https://rg.link/xzTri)

12
29) Vào ngày 2 tháng 4 năm 2023, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng
Ngoại giao Tần Cương đã tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Ngoại
giao Nhật Bản Hayashi Yoshimasa tại Bắc Kinh. Hai bên đã tích cực
trao đổi về tình hình quan hệ song phương. Năm ngoái đánh dấu kỉ
niệm 50 năm binhg thướng hóa quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản, Chủ
tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Kishida đã tổ chức cuộc gặp đầu
tiên tại Bangkok, vạch ra lộ trình cho quan hệ song phương. Năm
nay hai nước kỷ niệm 45 năm ký kết Hiệp ước hòa bình và hữu nghị
Trung-Nhật, hai bên cần tuân theo sự đồng thuận quan trọng của các
nhà lãnh đạo, kiểm điểm tinh thần của hiệp ước, tăng cường giao
lưu, liên lạc, thúc đẩy quan hệ song phương để loại bỏ trở ngại và
vượt qua khó khăn. phía Nhật Bản sẵn sàng cùng với Trung Quốc,
thực hiện tốt các nhận thức chung giữa lãnh đạo hai nước, tuân thủ 4
văn kiện chính trị giữa Nhật Bản và Trung Quốc, tăng cường trao
đổi và hợp tác thực chất ở các cấp, xử lý thỏa đáng mối quan tâm
của mỗi bên, xây dựng quan hệ Nhật-Trung mang tính xây dựng và
ổn định, đóng góp tích cực cho ổn định và thịnh vượng của khu vực
và trên thế giới với vai trò là những quốc gia có trách nhiệm. Tại
cuộc hội đàm, hai bên đã trao đổi ý kiến về hợp tác 3 bên Trung-
Nhật-Hàn, tình hình bán đảo Triều Tiên, vấn đề cải tổ Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc và các vấn đề khu vực và quốc tế.
(https://rg.link/PVHxz)
30) Vào ngày 6 tháng 4 năm 2023, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng
Ngoại giao Tần Cương đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Iran
Abdullahiyan tại Bắc Kinh. Hai bên đánh giá cao sự phát triển của
mối quan hệ song phương, hai nhà nước cần tuân theo những hoạch
địch mà Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng Thống Reahy đạt được
cùng nhau tại tháng 2 năm nay. Hai bên nhất trí thúc đẩy mối quan
hệ đối tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy ủng hộ sáng kiến văn minh
toàn cầu, phối hợp đa phương, tăng cường bảo vệ lợi ích chung.
(https://rg.link/sYgZ-)
II. Các bình luận đánh giá về các hoạt động ngoại giao của Trung Quốc từ
sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 20
1. Đối với quan hệ ngoại giao với Úc
Quan hệ ngoại giao Trung-Úc được cho là bắt đầu đi xuống kể từ năm
2018, khi Australia trở thành quốc gia đầu tiên công khai cấm “gã
khổng lồ” công nghệ Trung Quốc Huawei tham gia phát triển mạng
5G của nước này. Tháng 4/2020, Australia đã lên tiếng kêu gọi điều
tra làm rõ nguồn gốc đại dịch COVID-19 và trách nhiệm của các bên
liên quan khi để dịch bệnh lây lan trên toàn cầu. Sau lời kêu gọi của
Australia, quan hệ của Australia với Trung Quốc đã xuống dốc không
phanh. Trung Quốc đã áp đặt một loạt rào cản thương mại đối với
hàng hóa nhập khẩu từ Australia khiến các doanh nghiệp của nước
13
này thiệt hại khoảng 20 tỷ AUD. Đỉnh điểm, vào ngày 6/5/2021, Ủy
ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc thông báo đình chỉ
"vô thời hạn" tất cả các hoạt động trong khuôn khổ Đối thoại Kinh tế
Chiến lược Trung Quốc-Australia. Tuy nhiên, với tân chính phủ Úc,
quan hệ căng thẳng 2 bên đã có dấu hiệu tan băng, nhất là kể từ tháng
11, nhân thượng đỉnh G20 ở Bali, nơi thủ tướng Úc Anthony
Albanese đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
(https://rg.link/0QLpz)
Từ Sydney, nhà báo Grégory Plesse cho biết thêm chi tiết :Dưới thời
cựu thủ tướng Úc Scott Morrison, các thành viên của chính phủ Trung
Quốc thậm chí còn không trả lời các cuộc gọi từ những người đồng
cấp ở Canberra. Nhưng hai bên đã nối lại tiếp xúc ngay lập tức sau
khi Công Đảng lên nắm quyền vào tháng 5 vừa rồi.Thủ tướng
Albanese đã xác nhận khi đến Bali rằng ông sẽ nói chuyện với chủ
tịch Tập Cận Bình.Ông cho biết: Chúng tôi tiến hành cuộc thảo luận
này với thiện chí. Không có điều kiện tiên quyết nào cho cuộc trao
đổi này và tôi hy vọng có một cuộc đối thoại mang tính xây dựng.Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều chủ đề gây căng thẳng. Trung Quốc đặc biệt chỉ
trích Úc vì sự liên kết với Hoa Kỳ, và điều này vừa lại được bộ
trưởng Quốc phòng Úc, trong chuyến thăm Washington gần đây, đã
khẳng định rằng liên minh với Hoa Kỳ là yếu tố chính trong an ninh
quốc gia và tầm nhìn của Úc về thế giới. Và Úc không chấp nhận các
biện pháp trừng phạt thương mại do Bắc Kinh, đối tác thương mại
đầu tiên của họ, ban hành cách đây 2 năm, khiến Canberra mất hơn 12
tỷ euro doanh thu xuất khẩu. Cuộc gặp thượng đỉnh này có thể cho
phép dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nói trên. Trong mọi trường hợp,
đây là điều mà một số người tin như vậy, khi vài ngày trước, thủ
tướng Trung Quốc tuyên bố rằng Bắc Kinh sẵn sàng đi nửa chặng
đường để nối lại liên lạc với Canberra.
Diễn ra ngày 21/12, Đối thoại Ngoại giao Chiến lược Australia -
Trung Quốc lần thứ 6 cũng là sự kiện đối thoại song phương đầu tiên
kể từ năm 2019, thời điểm quan hệ giữa hai nước bắt đầu đi xuống.
Trước thềm chuyến công du của Ngoại trưởng Wong, hôm 16/12,
trong bài phỏng vấn với phóng viên tờ Politics, Thủ tướng Australia
Anthony Albanese đã bày tỏ hi vọng rằng “bất kỳ rào cản nào đối với
hoạt động kinh tế bình thường sẽ được dỡ bỏ và hai nước có mối quan
hệ kinh tế mạnh mẽ hơn". "Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn của
chúng tôi. Và tôi nghĩ trong những tuần tới, các bạn sẽ thấy các biện
pháp và hoạt động tiếp theo cho thấy mối quan hệ được cải thiện
nhiều. Đó là lợi ích của cả hai nước chúng ta, nhưng quan trọng hơn,
là lợi ích của hòa bình và an ninh trong khu vực”, ông chia sẻ. Trong
khi đó, Allan Behm, giám đốc chương trình các vấn đề an ninh và
quốc tế tại Viện nghiên cứu Australia, cựu cố vấn của Ngoại trưởng
14
Penny Wong, cho biết: “Đây là một chuyến đi thực sự quan trọng và
có ý nghĩa”. Mặc dù không kỳ vọng chuyến đi sẽ dẫn đến những đột
phá chính sách ngay tức thời, song chuyên gia này tin rằng nó sẽ đặt
nền móng cho việc trở lại mối quan hệ bình thường hơn giữa Trung
Quốc và Australia.
Theo báo vnexpress đưa tin hôm 14/3/3023 với tiêu đề “Thương vụ
tàu ngầm thêm sóng gió cho quan hệ Australia - Trung Quốc”. Quan
hệ Trung Quốc và Australia gần đây có những cải thiện tích cực, song
thương vụ tàu ngầm hạt nhân AUKUS có nguy cơ đảo lộn tất cả. Thủ
tướng Australia Anthony Albanese ngày 13/3 họp báo cùng Tổng
thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại quân cảng
San Diego ở bang California, Mỹ, thông báo Australia sẽ mua tối đa 5
tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Mỹ theo thỏa thuận an ninh
AUKUS. Giới quan sát cho rằng Trung Quốc chắc chắn không hài
lòng với động thái này. "Nó sẽ khiến quan hệ hợp tác giữa Australia
và Trung Quốc vướng phải nhiều trở ngại", Michael Fullilove, giám
đốc điều hành Viện Lowy ở Sydney, nói. "Đây là nhiệm vụ đối ngoại
của Australia trong nhiều năm. Cố gắng đảm bảo an ninh của mình
bằng cách tăng năng lực quân sự và gắn kết chặt chẽ hơn với các
đồng minh lâu năm, nhưng cũng tìm cách hợp tác với Trung Quốc khi
có thể", chuyên gia Fullilove nói. "Chúng tôi có thể liên minh an ninh
với Washington và hỗ trợ Mỹ ở Trung Đông, Iraq và Afghanistan.
Chúng tôi cũng giữ quan hệ làm ăn với Trung Quốc, cho phép
Australia vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính mà gần như không bị
tổn hại. Do đó, chúng tôi tin rằng mình có thể duy trì cùng lúc hai mối
quan hệ này", James Curran, giáo sư sử học tại Đại học Sydney, chia
sẻ. Theo Fullilove, những tín hiệu tích cực gần đây là kết quả từ nỗ
lực cải thiện quan hệ của Trung Quốc, chứ không phải Australia. Đối
mặt với những vấn đề nội bộ như kinh tế và dân số suy giảm, Trung
Quốc đã tìm cách cải thiện quan hệ với một số nước, trong đó có
Australia. "Trung Quốc đã khởi xướng tất cả thay đổi này", Chen
Hong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Australia tại Đại học Sư
phạm Hoa Đông ở Thượng Hải, nói. "Sau khi Thủ tướng Albanese
nhậm chức, ông ấy và các cộng sự đã đáp lại thiện chí đó". Trung
Quốc dường như thay đổi chính sách với Australia nhằm đảm bảo khả
năng tiếp cận than, thép, quặng sắt, lithium và các nguồn tài nguyên
khác của nước này, vào thời điểm áp lực của Washington với Bắc
Kinh ngày càng tăng. "Bắc Kinh không muốn đương đầu với nhiều
cuộc chiến địa chính trị khi cuộc cạnh tranh với Mỹ ngày càng tăng
nhiệt. Tôi nghĩ họ nhận thức rõ hơn bao giờ hết khả năng Washington
tập hợp liên minh mạnh mẽ có thể làm suy giảm lợi ích của Trung
Quốc", James Laurenceson, giám đốc Viện Quan hệ Australia - Trung
Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney, nói. (https://rg.link/6mccs)
15
2. Đối với các nước Trung Đông
Đối với Đối thoại Ả-rập-Iran tại Bắc Kinh là một trong những dấu ấn
quan trọng nhất của Bắc Kinh sau kì đại hội, dánh dấu bước phát triển
mới trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Nhìn lại có thể
thấy, Bắc Kinh đã sẵn sàng cho bước đột phá ngoại giao ở Trung
Đông từ nhiều năm trước, đồng thời chứng minh ảnh hưởng của Mỹ ở
khu vực đang suy giảm.“Dù nhiều người ở Washington coi vai trò
ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực là một mối đe dọa, nhưng
một Trung Đông ổn định hơn, khi người Iran và Ả-rập Xê-út không
còn đối đầu nhau cũng có lợi cho Mỹ”, Trita Parsi, phó chủ tịch điều
hành Viện Quincy tại Washington, viết trên Twitter ngày 10/3. Parsi
cho rằng diễn biến này có thể dẫn đến việc Washington phải xem lại
chính sách của mình với Trung Đông. “Điều mà các nhà hoạch định
Mỹ nên lo ngại là sự hình thành chuẩn mực mới: Mỹ bị lôi kéo quá
sâu vào những cuộc xung đột với các đối tác khu vực, đến mức vai trò
kiến tạo hoà bình phải nhường hoàn toàn cho Trung Quốc”, Parsi
nhận định. Thoả thuận ngày 10/3 báo trước sự chấm dứt của một kỷ
nguyên đẫm máu ở Trung Đông. Riyadh và Tehran mâu thuẫn về ý
thức hệ và quân sự kể từ khi Cách mạng Hồi giáo Iran dẫn đến sự ra
đời của một nhà nước đối đầu với phương Tây. Theo các nhà phân
tích, ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực bảo đảm ván
cược của cả hai quốc gia, thay đổi những tính toán chính trị đã lỗi thời
luôn bảo đảm các thủ đô phương Tây trở thành nơi ký kết những thoả
thuận quan trọng với khu vực.“Trung Quốc là cha đỡ đầu của thoả
thuận này, và khi Bắc Kinh đang đóng vai trò quan trọng chiến lược
với Iran, điều này có sức nặng rất lớn”, Ali Shihabi, một nhà phân
tích Ả-rập Xê-út, nói với CNN. “Nếu Iran phá bỏ thoả thuận, việc đó
sẽ gây tổn thương cho quan hệ của họ với Trung Quốc vì Bắc Kinh đã
đặt toàn bộ uy tín của mình vào thoả thuận ba bên”, Shihabi nhận
định. Iran và Ả Rập Xê Út thỏa thuận khép lại quá khứ thù địch sau
hai năm vận động ngoại giao kín đáo và bí mật. Thỏa thuận được ký
kết tại Bắc Kinh. Tháng 3/2023 là một thời điểm có ý nghĩa biểu
tượng với chính quyền Trung Quốc. Lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình
chính thức được bầu làm chủ tịch nước thêm một lần thứ ba. Và đây
cũng là lúc Trung Quốc công bố một số sáng kiến ngoại giao
mới.Theo chuyên gia Emmanuel Véron chuyên gia về Trung Quốc
đương đại, giai đoạn mới trong chiến lược đối ngoại mới của Bắc
Kinh được đánh dấu với ba sáng kiến : Sáng kiến An ninh Toàn cầu,
Sáng kiến Phát triển toàn cầu và Sáng kiến Văn minh toàn cầu. Từ
chính sách ‘‘Những Con đường Tơ lụa mới’’ liên quan chủ yếu đến
thương mại và hạ tầng cơ sở, với các chính sách nói trên, nhà cầm
quyền Trung Quốc đã tự đặt mình ở vị thế của một lãnh đạo toàn cầu.
16
Ahmed Saeed, chủ tịch Tập đoàn Văn hóa Hikmet của Ai Cập, nói
rằng việc Shay nối lại quan hệ ngoại giao sẽ có lợi cho an ninh, ổn
định và hòa bình thế giới ở Trung Đông, đồng thời là một hoạt động
thành công trong sáng kiến an ninh toàn cầu của Trung Quốc. Trung
Quốc tích cực ủng hộ việc xây dựng cộng đồng nhân loại cùng chung
vận mệnh, đưa ra các sáng kiến phát triển toàn cầu và sáng kiến an
ninh toàn cầu, mang lại hy vọng và tạo động lực khôi phục hòa bình,
ổn định và phát triển kinh tế ở khu vực Ả Rập. Cam kết giữ lời hứa và
sự công bằng của Trung Quốc đã nhận được sự tán dương nhất trí từ
các nước Ả Rập và thậm chí cả các nước trên thế giới. Người ta kỳ
vọng trí tuệ Trung Quốc và các giải pháp của Trung Quốc sẽ đóng vai
trò tích cực và mang tính xây dựng trong việc giải quyết nhiều vấn đề
khu vực hơn, đồng thời thúc đẩy tất cả các bên cùng nhau xây dựng
một thế giới phát triển hòa bình và hợp tác cũng có lợi.
Đối với vấn đề hạt nhân ở Iran, từ vài tháng qua, quan hệ giữa Bắc
Kinh và Teheran đã bước qua một giai đoạn mới với việc ký hiệp
định quan hệ đối tác chiến lược trong 25 năm, trên một loạt lĩnh vực
lớn : Năng lượng, an ninh, hạ tầng cơ sở và viễn thông. Thỏa thuận
hợp tác chiến lược này vừa bắt đầu có hiệu lực hôm 15/01. Lý giải
cho sự hăng hái của Trung Quốc, chuyên gia về Trung Quốc Jean-
François Di Meglio, chủ tịch Asia centre, một cơ quan nghiên cứu tại
Pháp nhận định : “ Người Trung Quốc có lợi trong việc thỏa thuận
(hạt nhân Iran) dược ký nhanh chóng để bảo đảm cho nhu cầu đa
dạng hóa nguồn cung cấp dầu lửa của họ, nhưng đồng thời cũng vì
Iran là một đối tác địa chính trị ngày càng quan trọng của Trung
Quốc”. Theo chuyên gia Di Meglio, Trung Quốc rất ít khi ký những
thỏa thuận đối tác kiểu như thế này. Thực chất đây là sự khởi đầu cho
một liên minh ngoại giao. Trên thực tế, bất chấp lệnh cấm vận của
Mỹ, Bắc Kinh vẫn tiếp tục nhập dầu lửa của Iran. Một khi các trừng
phạt của Mỹ với Teheran được dỡ bỏ, Trung Quốc hẳn sẽ có nhiều
đặc quyền trong làm ăn kinh tế với Iran. Trước khi Mỹ rút khỏi thỏa
thuận hạt nhân Iran hồi năm 2018, gần 10% lượng dầu nhập khẩu của
Trung Quốc đến từ Iran. Các đầu tư hạ tầng cơ sở của Trung Quốc
vào Iran cũng rất lớn. Nhưng ngoài khía cạnh lợi ích kinh tế, việc
xích lại gần với Iran giúp cho Trung Quốc thực hiện tham vọng khẳng
định vị thế cường quốc trong khu vực Trung- Đông khi mà gần đây
vai trò của Mỹ đang có xu hướng mờ nhạt dần. Trung Đông trước đây
không hề là trường hoạt động ngoại giao quan trọng của Bắc Kinh.
Nhưng chỉ vài ba năm gần đây, người ta thấy sự hiện diện của người
Trung Quốc trong các hồ sơ tranh chấp ở khu vực nóng này càng
nhiều. Tại Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh can dự mạnh mẽ vào các quyết
định để khẳng định tiếng nói và vai trò của mình trong việc dàn xếp
với các tranh chấp của khu vực Trung Đông. Trước tiên là các hồ sơ
17
liên quan đến Iran và cả Syria. Cùng với Matxcơva, Bắc Kinh sẵn
sàng dùng quyền phủ quyết các nghị quyết bất lợi cho hai nước này.
(https://rg.link/0brnC) (https://rg.link/dk1-a)
(https://m.163.com/dy/article/HVSF1KOC0530MKMJ.html?
spss=adap_pc&fbclid=IwAR0DpvrW9kyQHIJ6ldX4VhvWgDmI-
u2FNqiBTmws1-LFJVuU-rtYBDvUrsY)
3. Đối với Ấn Độ
Trong những năm gần đây, xung đột biên giới giữa Trung Quốc và
Ấn độ diễn ra vô cùng căng thẳng. Đến 13/12/2022, Bộ trưởng Quốc
phòng Ấn Độ Rajnath Singh thông báo với quốc hội nước này rằng
quân đội đã ngăn chặn binh sĩ Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ vào
ngày 9.12. Tuy nhiên, vụ ẩu đả khiến cả hai bên đều bị thương. “Binh
sĩ quân đội Trung Quốc đã cố gắng đơn phương thay đổi hiện trạng
khi tiến qua Đường kiểm soát thực tế tại khu vực Yangtse của vùng
Tawang”, ông Singh nói. Trong khi đó, phát ngôn viên Uông Văn
Bân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong cuộc họp báo cùng ngày lại
nói rằng tình hình tại biên giới với Ấn Độ vẫn ổn định.
Ngày 18 tháng 3 (Reuters) – Tình hình giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở
khu vực Ladakh phía tây dãy Himalaya rất mong manh và nguy hiểm,
với các lực lượng quân sự được triển khai rất gần nhau ở một số khu
vực, Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết. "Theo tôi, tình hình
vẫn còn rất mong manh vì có những nơi chúng tôi triển khai rất gần
và theo đánh giá quân sự, do đó khá nguy hiểm", Jaishankar nói tại
một cuộc họp kín của India Today. Ông nói, quan hệ Ấn Độ-Trung
Quốc không thể trở lại bình thường cho đến khi tranh chấp biên giới
được giải quyết phù hợp với thỏa thuận nguyên tắc mà ông đã đạt
được với người đồng cấp Trung Quốc vào tháng 9 năm 2020.
4. Đối với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
Từ cuộc gặp mặt của bà Thái Anh Văn với Chủ tịch Hạ viện Mỹ
Kevin McCarthy ngày 6/4 tại California, Trung Quốc đã có một loạt
động thái Tập trận quân sự nhằm răn đe bắt đầu từ ngày 8/4 kéo dài
trong 3 ngày. Theo ông Thi Nghị, các cuộc diễn tập là lời cảnh báo
nghiêm khắc với các lực lượng ly khai đòi độc lập cho Đài Loan và
sự cấu kết của họ với các lực lượng bên ngoài. Và rằng, đây là một
động thái cần thiết để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
Trung Quốc. Ông Song Zhongping, một chuyên gia quân sự Trung
Quốc và là nhà bình luận trên truyền hình hôm nay (8/4) nhận xét, đó
là biện pháp đối phó được trông đợi trong bối cảnh bà Thái Anh Văn
gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ. Theo ông Song, các cuộc tuần tra và diễn
tập quanh đảo Đài Loan từ 4 hướng, phong tỏa và cô lập hòn đảo này
một cách hiệu quả, ngăn không cho các lực lượng nước ngoài nào có
thể thể tiến vào hay cho lực lượng phòng thủ Đài Loan rời đi chính là
một lời cảnh báo mạnh mẽ mà Trung Quốc phát đi.
18
Đối với Nhật Bản Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản hiện đang gia
tăng ảnh hưởng ngoại giao với các vùng ngoài khu vực châu Á: Chủ
tịch Trung Quốc mang kế” hoạch hòa bình cho Ukraina” đến
Matxcơva. Thủ tướng Nhật Bản bất ngờ viếng thăm Kiev. Trước đó,
Bắc Kinh khẳng định vai trò trung gian hòa giải Iran và Ả Rập Xê Út,
Tokyo công bố “Kế hoạch Nhật Bản” cho vùng Ấn Độ-Thái Bình
Dương, thắt chặt bang giao với Ấn Độ, gạt bỏ những hiềm khích quá
khứ để khôi phục hợp tác với Hàn Quốc. Nhà nghiên cứu Guillaume
Figueroa, Đại học Cambridge trên báo The Diplomat (ngày
22/03/2023) ghi nhận thái độ của chính quyền Tokyo trên vấn đề
Ukraina khác hẳn với những tuyên bố về thế trung lập của Bắc Kinh.
Ông Kishida cũng không để họ Tập độc quyền dùng đòn ngoại giao
và kinh tế để áp đặt tiếng nói trên hồ sơ Ukraina. Hơn nữa, vẫn theo
tác giả bài tham luận trên The Diplomat, Nhật Bản không hài lòng khi
thấy Bắc Kinh thành công trong vai trò trung gian để Teheran và
Riyad nối lại đối thoại. Trong quá khứ, Tokyo từng đứng ra đảm
nhiệm vai trò nhưng đã không mấy thành công. Ngoài ra, thủ tướng
Kishida đến Kiev ngay sau khi ông vừa kết thúc chuyến công du Ấn
Độ, một quốc gia có tranh chấp biên giới với Trung Quốc. Nhật Bản,
Ấn Độ tuy lệ thuộc vào Trung Quốc về thương mại và kinh tế nhưng
có cùng một mục đích kềm tỏa Bắc Kinh. New Delhi và Tokyo còn là
hai thành viên trong Bộ Tứ QUAD cùng với Mỹ và Úc. Trước chặng
dừng ở New Delhi và đối thoại với đồng cấp Narendra Modi, thủ
tướng Fumio Kishida vừa tiếp tổng thống Hàn Quốc tại Tokyo và đôi
bên đồng ý sang trang quá khứ lịch sử để đẩy mạnh hợp tác kinh tế,
thương mại. Yếu tố địa chính trị đã thúc đẩy Seoul và Tokyo nâng
bang giao lên tầm cao mới. Trung Quốc là yếu tố gắn kết Nhật Hàn.
Cả hai cùng lo ngại trước đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên. Nhật Bản
và Hàn Quốc cùng chuẩn bị đối phó với kịch bản Bắc Kinh thôn tính
Đài Loan. Cả hai cùng muốn ngăn chặn Trung Quốc bành trướng
khẳng định chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông. Cuối cùng,
Guillaume Figueroa, Đại học Cambridge, nêu lên một khả năng : Dù
không răm rắp nghe theo Washington, nhưng chính sách đối ngoại
của Nhật luôn chịu ảnh hưởng của Mỹ, đối tác quan trọng nhất của
Tokyo cả về an ninh lẫn ngoại giao. Có lẽ một trong những lý do
khiến thủ tướng Kishida hối hả đến Kiev lần này là do Hoa Kỳ không
muốn để cho Trung Quốc đóng vai trò trung gian, lợi dụng “ tình bạn
vô bờ bến” với Matxcơva để giải quyết xung đột Ukraina.

19

You might also like