You are on page 1of 6

Văn hóa – giáo dục- du lịch:

Đẩy mạnh nâng cao chất lượng hợp tác trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục –
du lịch Việt Nam - Trung Quốc

 Khuyếch trương sức hấp dẫn của nền văn hóa đa dạng
Trong hàng nghìn năm nay, văn hóa truyền thống của Trung Quốc, đặc biệt là
văn hóa Nho gia luôn có ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam và có sức hấp dẫn
trên nhiều phương diện. Nghệ thuật và văn hóa truyền thống của Trung Quốc
như sự giải thích quan hệ giữa con người với tự nhiên, thư pháp Trung Quốc,
hội họa, võ công Trung Quốc, thậm chí cả ẩm thực và trang phục truyền
thống…, đã có mặt từ lâu trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam.
Nhận thức được lợi thế về văn hóa của mình, Trung Quốc đã đưa hợp tác văn
hóa trở thành một phần quan trọng trong quan hệ giao lưu văn hóa với Việt
Nam. Nhiều năm trở lại đây, Trung Quốc đã tổ chức các hoạt động văn hóa ở
Việt Nam nhằm thúc đẩy giao lưu giữa nhân dân hai nước.
Thông qua con đường chính thức, Trung Quốc đã ký với Việt Nam nhiều Hiệp
định, kế hoạch và chương trình hợp tác văn hóa. Trong đó nêu rõ các nguyên tắc
bình đẳng, khuyến khích giao lưu, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực văn hoá
nghệ thuật, thể dục, thể thao, báo chí, phát thanh truyền hình, điện ảnh, thư viện,
bảo tàng; đồng thời khuyến khích các hoạt động hợp tác và giao lưu trên các
lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, triển lãm, hợp đồng xuất bản các tác phẩm ưu tú,
cử
cán bộ thăm viếng trao đổi lẫn nhau v.v...
Phòng Văn hóa của Đại sứ quán nước CHND Trung Hoa với những cán bộ giỏi
tiếng Việt phụ trách quan hệ hợp tác trực tiếp với các bộ ngành, các trường đại
học ở Việt Nam. Nhiều đoàn văn hoá thuộc các lĩnh vực khác nhau của Trung
Quốc đã sang Việt Nam biểu diễn. Các chương trình trao đổi nghệ thuật cũng
được tổ chức thường xuyên, như Triển lãm mỹ thuật đương đại Việt Nam tại
Trung Quốc năm 2017 với 38 tác phẩm của 18 họa sĩ Việt Nam góp mặt tại
triển lãm nghệ thuật quốc tế mang tên “Đồng hành 2017” diễn ra tại Bảo tàng
Mỹ thuật Trung Quốc - China Art Museum; hay triển lãm Nghệ thuật Việt Nam
- Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội vào năm 2018. Những cuộc triển lãm này đã
thu hút hàng nghìn người dân hai nước đến tham quan, thưởng ngoạn. Cung
Hữu nghị Việt - Trung đã trở thành một nền tảng quan trọng, địa điểm thường
xuyên tổ chức cho giao lưu văn hóa giữa hai nước.
Bên cạnh đó, thông qua hợp tác văn hóa giữa các địa phương, nhất là các tỉnh
biên giới, các trường đại học, viện nghiên cứu, Trung Quốc đang ngày càng
khuyếch trương sức hấp dẫn của nền văn hóa đa dạng của mình. Trong lĩnh vực
khoa học xã hội và nhân văn, một số Viện Khoa học Xã hội các tỉnh Quảng
Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Thượng Hải v.v.. đã ký các Hiệp
định hợp tác với Viện Khoa học xã hội Việt Nam…, tạo điều kiện cho hàng
trăm nhà khoa học của hai bên có điều kiện đi nghiên cứu khảo sát hoặc trao đổi
khoa học.

Cùng với hợp tác văn hóa, gia tăng hợp tác giáo dục cũng là một trọng tâm
trong việc tăng cường sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc tại Việt Nam.
Ngành giáo dục Trung Quốc đã tiến hành những cuộc hội đàm và ký kết các văn
bản thoả thuận về giao lưu và hợp tác giáo dục với Việt Nam. Ngoài ra, việc tôn
vinh di sản văn hóa cũng là một trong những điểm sáng của ngoại giao văn hóa
giữa hai quốc gia. Việt Nam đã trở thành điểm đến yêu thích của du khách
Trung Quốc, trong khi đó Trung Quốc cũng là một trong những điểm đến được
du khách Việt Nam lựa chọn. Các bộ, ngành, công ty du lịch của hai quốc gia
cũng đã hợp tác để phát triển các tour du lịch mới và hấp dẫn cho nhân dân hai
nước, từ đó giúp nhau lan tỏa các giá trị văn hóa. Tuy nhiên, quan hệ văn hóa du
lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng đối diện với một số thách thức. Các
khía cạnh như ngôn ngữ, phong tục, tôn giáo và thức ăn có thể gây ra sự hiểu
lầm hoặc xung đột giữa các du khách hai nước. Điều này yêu cầu sự chú trọng
đến việc tăng cường trao đổi thông tin và giáo dục văn hóa để xây dựng sự tôn
trọng và hiểu biết đúng mực.
Những thành tựu đạt được trong chính sách tăng cường đẩy mạnh họp tác
về mặt văn hóa - giáo dục – du lịch giữa hai nước trong giai đoạn 2015-
2020:
Là một khía cạnh quan trọng của mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, giao
lưu văn hóa – giáo dục không chỉ có một sự tích lũy lịch sử sâu sắc, mà còn trở
thành động lực trong sự phát triển chiều sâu của quan hệ Việt-Trung kể từ khi
bình thường hóa. Đặc biệt, kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ 18 của Trung Quốc,
chính sách ngoại giao láng giềng được điều chỉnh, các hoạt động giao lưu văn
hóa giữa hai quốc gia láng giềng không ngừng được mở rộng và nâng cấp, đã
tạo động lực mạnh mẽ cho việc thiết lập mối quan hệ hợp tác hữu nghị ngày
càng chặt chẽ giữa hai nước.

Đặc biệt sau tuyên bố chung về sự cần thiết phải “tăng cường trao đổi báo chí
giữa hai nước và tăng cường thúc đẩy tình hữu nghị Trung Quốc - Việt Nam”
mà ông Tập Cận Bình nhấn mạnh trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 11
năm 2015 thì vào tháng 12 năm 2015, một phái đoàn cấp cao của Đài Phát
thanh Quốc tế Trung Quốc đã đến Việt Nam để thăm các phương tiện truyền
thông chính thống của Việt Nam và đạt được sự đồng thuận rộng rãi về kế
hoạch chung, trao đổi nhân sự, trao đổi chương trình và các vấn đề trao đổi và
hợp tác khác.

Trong quá trình giao lưu và hợp tác giáo dục Việt-Trung, một trong những vấn
đề được hai bên quan tâm là thúc đẩy hơn nữa việc giảng dạy và học tập văn
hóa Trung Quốc tại Việt Nam. Đặc biệt, vào tháng 9 năm 2016, Bộ trưởng giáo
dục hai nước đã ký kết “Thỏa thuận về Hợp tác giáo dục giữa Bộ GD&ĐT
Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục Nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa giai đoạn 2016-2020”, theo nội dung của bản thỏa thuận
thì hai Bộ Giáo dục sẽ tiếp tục khuyến khích và thúc đẩy giao lưu, hợp tác Việt
Nam - Trung Quốc trong các lĩnh vực liên quan đến giáo dục. Theo thống kê, từ
năm 2015 đến 2019, số lượng du học sinh Việt Nam du học Trung Quốc tăng
trung bình hàng năm là 30%. Đồng thời, số lượng sinh viên Trung Quốc học tập
tại Việt Nam cũng tăng lên hàng năm và hiện có hơn 4.000 người. Các du học
sinh của hai nước thường tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật,
đồng thời tích cực tham gia các hoạt động ngoại giao và trao đổi hợp tác giữa
Trung Quốc và Việt Nam. Điều này đã góp phần đóng góp tích cực cho sự phát
triển giao lưu văn hóa Việt-Trung. Cùng với chính sách ngọai giao láng giềng,
sự kết hợp giữa hợp tác phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá - giáo dục đã giúp
cho mối quan hệ của hai bên ngày càng trở nên tốt đẹp. Bên cạnh đó, việc tăng
cường giao lưu văn hoá, cũng có tác động rất mạnh vào ngành du lịch của cả hai
nước, trong khoảng thời gian 2015-2020, Việt Nam và Trung Quốc đã có những
bước tiến tích cực trong việc xây dựng các chương trình trao đổi văn hóa du
lịch. Các hoạt động như tuần lễ văn hóa, triển lãm, diễn viên, ca múa nhạc và
các sự kiện khác đã được tổ chức để khuyến khích người dân cả hai quốc gia
tham gia. Đặc biệt, trong năm 2019, Việt Nam đã chào đón khoảng 5.8 triệu du
khách Trung Quốc, chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các quốc gia đến thăm. Điều
này đã tạo ra một cơ hội kinh doanh lớn cho ngành du lịch và dịch vụ ở cả hai
quốc gia

Tuy nhiên, trên thực tế, quy mô hợp tác văn hoá - giáo dục giữa Việt Nam và
Trung Quốc vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Những vấn đề do lịch sử
để lại, vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông còn đang rất “nhạy cảm” và
mối lo ngại về việc an ninh quốc gia có thể bị đe dọa đã khiến Việt Nam vẫn
còn dè chừng trước sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc.

Cùng với việc tăng cường giao lưu văn hoá, thì việc đẩy mạnh du lịch của Việt
Nam- Trung Quốc cũng đạt được những con số đáng kể, số lượng du khách
Trung Quốc đến Việt Nam và ngược lại cũng đã tăng mạnh. Năm 2019, Việt
Nam đã chào đón khoảng 5.8 triệu du khách Trung Quốc, chiếm tỷ lệ cao nhất
trong số các quốc gia đến thăm. Điều này đã tạo ra một cơ hội kinh doanh lớn
cho ngành du lịch và dịch vụ ở cả hai quốc gia. Chính vì vậy, mặc dù Trung
Quốc đã tích cực thúc đẩy hợp tác về văn hoá - giáo dục – du lịch nhưng sự đón
nhận và triển khai ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Điều này khiến việc triển khai
sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Việt Nam cũng như hợp tác trong các lĩnh
vực trên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. . Các khía cạnh như ngôn ngữ,
phong tục, tôn giáo và thức ăn có thể gây ra sự hiểu lầm hoặc xung đột giữa hai
nước. Điều này yêu cầu sự chú trọng đến việc tăng cường trao đổi thống nhất
giữa thông tin và giáo dục văn hóa để xây dựng sự tôn trọng và hiểu biết đúng
mực.

Tài liệu tham khảo


1. Bình Minh “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc bắt đầu chuyến
thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam”, Báo điện tử Chính Phủ, 12/11/2017

Link https://baochinhphu.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-trung-quoc-bat-dau-
chuyen-tham-cap-nha-nuoc-toi-viet-nam-102230108.htm

2. Nhật Chung “Du học sinh ngày càng "mất giá" tại Trung Quốc”, Báo
điện tử Dân Trí, 17/12/2021
Link https://dantri.com.vn/giao-duc/du-hoc-sinh-ngay-cang-mat-gia-tai-trung-
quoc-20211217092722566.htm
3. Hữu Hưng “Du lịch Trung Quốc bùng nổ, lượng khách và doanh thu
vượt năm 2019”, Báo điện tử Nhân dân, 18/11/2023
Link https://nhandan.vn/du-lich-trung-quoc-bung-no-luong-khach-va-doanh-
thu-vuot-nam-2019-post751040.html

You might also like