You are on page 1of 9

Phân tích và bình luận về cơ chế hợp tác ngoại khối asean +1.

Lựa chọn một đối


tác để đánh giá về thực trạng và triển vọng quan hệ hợp tác với đối tác này.
Dàn ý:
1. Khái quát về hợp tác ngoại khối asean
1.1. Định nghĩa
1.2. Đặc điểm
- Đặc điểm về cấp độ hợp tác
- Đặc điểm về nội dung hợp tác
- Vai trò của ASEAN trong hợp tác ngoại khối
- Cơ sở để duy trì và phát triển hợp tác ngoại khối
2. Khái quát về cơ chế hợp tác ngoại khối asean
2.1. Định nghĩa
2.2. Nguyên tắc hợp tác ngoại khối asean
2.3. Thiết chế điều phối hợp tác ngoại khối asean
2.3. Quy chế giành cho các đối tác trong hợp tác ngoại khối asean
3. Khuôn khổ hợp tác ngoại khối asean +1
3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển quan hệ hợp tác
3.2. Thiết chế điều phối quan hệ hợp tác
3.3. Nội dung hợp tác
4. Lựa chọn đối tác (Nhật Bản)
4.1. Thực trạng quan hệ hợp tác ASEAN – Nhật Bản
4.1.1. Những thành tựu đạt được
ASEAN và Nhật Bản thiết lập quan hệ đối tác đối thoại không chính thức từ
năm 1973. Bốn năm sau đó, hai bên đã trở thành đối tác đối thoại chính thức.
Kể từ đó đến nay và nhất là sau khi quan hệ Đối tác chiến lược được thiết lập,
ASEAN và Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu hợp tác trong các lĩnh vực
chính trị-an ninh, kinh tế-tài chính và văn hóa-xã hội.
Từ lâu, Nhật Bản đã là một trong những đối tác kinh tế “đáng tin cậy nhất” của
ASEAN. Với sự can dự khéo léo, Nhật Bản đã giúp các quốc gia Đông Nam Á
tiếp tục tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi Mỹ
rút lui, thúc đẩy đầu tư hàng tỷ USD vào khu vực và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật
đáng kể để mở rộng kết cấu hạ tầng khu vực. Nhật Bản triển khai chính sách
ngoại giao kinh tế hướng đến ba mục tiêu cụ thể: vực dậy nền kinh tế Nhật Bản,
khắc phục tình trạng thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm Nhật Bản không
bị gạt ra bên lề “cuộc chơi” hội nhập kinh tế trong khu vực. Chính sách này
được triển khai toàn diện cả trên lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và
viện trợ phát triển chính thức (ODA). Hiện nay, đầu tư FDI của Nhật Bản vào
ASEAN lớn thứ tư trong số các nước đối tác của khối; năm 2021, đạt 12 tỷ
USD, tăng 3,5% so với năm 20201. Riêng trong năm 2022, 12% tổng vốn FDI
của Nhật Bản chảy vào các nước ASEAN. Về thương mại, tổng giá trị xuất nhập
khẩu của Nhật Bản với ASEAN tăng 11,6% năm 2022 2. Ngoài quan hệ kinh tế,
Nhật Bản còn đóng vai trò quan trọng trong hợp tác tài chính với các nước trong
khối. Thông qua khuôn khổ ASEAN+3 được thành lập năm 1999, Nhật Bản hỗ
trợ ASEAN trong thời kỳ khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở
châu Á.
Không những tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư, nguồn vốn ODA của
Nhật Bản dành cho các nước ASEAN đã giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, đào tạo về công nghệ thông tin, y tế, sức khỏe…; thúc đẩy giao lưu và sự
hiểu biết giữa người dân hai nước thông qua nhiều dự án, chương trình, như:
Chương trình trao đổi học sinh, sinh viên được tài trợ bởi Chính phủ Nhật Bản,
hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao cho các nước trong khu vực hay
các khóa đào tạo về tăng cường năng lực an ninh mạng, phát triển hệ thống liên
vận bền vững khu vực, quản lý cảng biển chiến lược và xử lý rác thải biển. Nhật
Bản và ASEAN phát triển mối quan hệ không chỉ với tư cách là đối tác thương
mại và đầu tư lớn, mà còn là những người bạn thực sự với mối quan hệ “từ trái
tim đến trái tim” được xây dựng thông qua nhiều hoạt động giao lưu nhân dân.
Hiện nay, tổng số thành viên của Hiệp hội Cựu lưu học sinh các nước Đông
Nam Á tại Nhật Bản (ASCOJA) là hơn 50.000 người. Kể từ năm 2007, Chương
trình Giao lưu thanh niên Nhật Bản - Đông Á (JENESYS) cũng đã mời khoảng
47.000 lượt học sinh, sinh viên khu vực Đông Nam Á sang Nhật Bản, cả trực
tiếp và trực tuyến, để tham quan, học tập và ngược lại. Ngoài ra, Quỹ Nhật Bản
đã thực hiện khoảng 2.500 dự án trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, góp phần
thúc đẩy giao lưu nhân dân giữa Nhật Bản và các nước ASEAN3.
1
“ASEAN hướng tới tăng cường trao đổi thương mại với Nhật Bản”, Trang web Bộ Kế hoạch và đầu tư, ngày
14-2-2023, https://www.mpi.gov.vn/ portal/Pages/2023/ASEAN-huong-toi-tang-cuong-trao-doi-thuong-mai-voi-
083932.aspx

2
“Japan has significantly contributed to ASEAN’s economy: minister” (Tạm dịch: Nhật Bản đóng góp đáng kể
cho nền kinh tế của ASEAN: Bộ trưởng), Antaranews, ngày 3-5-2023,
https://en.antaranews.com/news/280299/japan-has-significantly-contributed-to-aseans-economy
3
“ASEAN and Japan: Golden friendship, golden opportunities” (Tạm dịch: ASEAN và Nhật Bản: Tình hữu
nghị vàng, cơ hội vàng), The Jakarta Post, ngày 13-7-2023, https://www.thejakartapost.com/opinion/2023/07/12/
Nhật Bản cũng đi đầu trong việc hỗ trợ triển khai Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương (AOIP) vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong
khu vực. Trong Kế hoạch mới về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương tự do và rộng mở (FOIP) do Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio công
bố vào tháng 3-2023, Nhật Bản xác định rõ Đông Nam Á là một khu vực quan
trọng. Theo đó, chính quyền Thủ tướng K. Fumio tuyên bố khoản đóng góp mới
100 triệu USD cho Quỹ liên kết Nhật Bản - ASEAN (JAIF) 4, hỗ trợ các nước
ASEAN nỗ lực hội nhập khu vực, xây dựng cộng đồng và cam kết đổi mới Sáng
kiến kết nối Nhật Bản - ASEAN, hỗ trợ các dự án vận tải, hậu cần, thúc đẩy
giao lưu nhân dân.
Ngoài ra, Nhật Bản hỗ trợ ASEAN phát triển thành phố thông minh, kinh tế số,
nông nghiệp chất lượng cao và hỗ trợ thích ứng với cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, năng lượng, quản lý thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu…
ASEAN và Nhật Bản ưu tiên tăng cường hợp tác về kết nối, phát triển hạ tầng,
tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác giao thông ASEAN - Nhật Bản (AJTP);
đàm phán Hiệp định dịch vụ hàng không ASEAN - Nhật Bản; gắn kết giữa việc
triển khai Sáng kiến về đối tác mở rộng về hạ tầng chất lượng cao của Nhật Bản
với Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN 2025 (MPAC 2025)…
Ở chiều ngược lại, ASEAN luôn coi trọng Nhật Bản là đối tác tin cậy, không
ngừng củng cố quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Nhật Bản trở thành mối
quan hệ ý nghĩa và toàn diện trên nhiều lĩnh vực, chung ý chí hướng tới hòa
bình, thịnh vượng, gắn kết chân thành. Đồng thời, ASEAN đánh giá cao Nhật
Bản là đối tác thương mại, đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng hàng đầu của khu
vực, đóng góp vai trò quan trọng trong các tiến trình thúc đẩy phát triển kinh tế,
tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, thu
hẹp khoảng cách phát triển và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác ASEAN - Nhật Bản, hai bên nỗ lực
thực hiện hiệu quả các tuyên bố chung, như: Tuyên bố chung Hội nghị cấp cao
kỷ niệm 45 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác ASEAN - Nhật Bản (năm 2018),
Tuyên bố chung Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 22 về kết nối
(năm 2019). Những kết quả tích cực thể hiện rõ trong triển khai các hành động
trong Kế hoạch sửa đổi 2017 thực hiện Tuyên bố tầm nhìn ASEAN - Nhật Bản;
Kế hoạch hành động 2018 - 2022 thực hiện Tuyên bố tầm nhìn quan hệ hữu
nghị và hợp tác ASEAN - Nhật Bản…

asean-and-japan-golden-friendship-golden-opportunities.html
4
“ASEAN and Japan: Golden friendship, golden opportunities” (Tạm dịch: ASEAN và Nhật Bản: Tình hữu
nghị vàng, cơ hội vàng), The Jakarta Post, ngày 13-7-2023, https://www.thejakartapost.com/opinion/2023/07/12/
asean-and-japan-golden-friendship-golden-opportunities.html
Quan hệ ngoại giao song phương giữa Nhật Bản với một số quốc gia Đông Nam
Á cũng có nhiều tiến triển. Nhật Bản và Campuchia xúc tiến các chuyến thăm
thường xuyên của Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản (JMSDF) tới căn cứ
Ream. Tháng 11-2022, Nhật Bản và Campuchia nhất trí nâng cấp quan hệ song
phương lên thành “đối tác chiến lược toàn diện” trong năm 2023, nhân dịp kỷ
niệm 70 năm quan hệ Nhật Bản - Campuchia. Tương tự, Malaysia và Nhật Bản
quyết định nâng cấp quan hệ hai nước lên “đối tác chiến lược toàn diện”, mở
rộng các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước. Thái Lan và Nhật Bản tập trung vào
các lĩnh vực hợp tác: phát triển nguồn nhân lực, cải cách các quy định, đổi mới;
kinh tế sinh học - tuần hoàn - xanh (BCG); kết cấu hạ tầng; theo đó, hai nước
nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược toàn diện”.
Về khía cạnh an ninh, sau thời kỳ Chiến tranh lạnh, Nhật Bản luôn thúc đẩy
quan hệ với các nước ASEAN dưới hình thức trao đổi hợp tác quốc phòng song
phương, chủ yếu tập trung vào tham vấn cấp cao, đàm phán cấp sự vụ và đối
thoại an ninh đa phương với mục tiêu xây dựng lòng tin lẫn nhau và nâng cao
tính minh bạch. Tuy nhiên, những năm gần đây, Nhật Bản chuyển sang mức độ
hợp tác cao hơn, bao gồm diễn tập quân sự song phương, các thỏa thuận về trao
đổi thiết bị quốc phòng với một số nước ASEAN. Chính sách ngoại giao quốc
phòng của Nhật Bản với các nước ASEAN được thể hiện trên ba khía cạnh
chính: mở rộng sự hiện diện, tăng cường quan hệ đối tác, chia sẻ các chuẩn mực
cũng như quy tắc chung thông qua quan hệ đối tác. Thông qua các sáng kiến
hợp tác, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF) thực hiện các chuyến thăm các
nước thành viên ASEAN, tham gia tập trận chung song phương hoặc đa
phương. Nếu như các ASEAN mới chỉ thiết lập đường dây nóng quốc phòng
thường trực giữa các nước thành viên kể từ năm 2017, thì đến tháng 3-2023,
Nhật Bản đã trở thành nước đối tác đầu tiên của ASEAN thiết lập đường dây
nóng quốc phòng với Hiệp hội. Nhật Bản cũng duy trì tương tác thường xuyên
và phát triển đều đặn hợp tác quốc phòng song phương với từng quốc gia Đông
Nam Á. Trong giai đoạn 2022 - 2023, Nhật Bản đã tiến hành chính sách ngoại
giao quốc phòng được thể chế hóa với Philippines thông qua Đối thoại quân sự -
quân sự (MM) lần thứ 9, với Malaysia thông qua Đối thoại MM lần thứ 7 vào
tháng 10-2022, với Campuchia thông qua Đối thoại chính trị - quân sự (PM) lần
thứ 7 vào tháng 2-2023 và Singapore thông qua Đối thoại MM lần thứ 18 vào
tháng 3-2023. Brunei và Nhật Bản cũng đã đồng ý thiết lập “Đối thoại chính
sách quốc phòng” cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Các nước ASEAN cũng đánh giá cao những đóng góp an ninh của Nhật Bản đối
với khu vực Đông Nam Á và nhận thấy nhu cầu cấp thiết cần thúc đẩy quan hệ
với Nhật Bản nhằm cân bằng các mối quan hệ tổng thể trong khu vực. ASEAN
coi Nhật Bản là một cường quốc ngoài khu vực đáng tin cậy, nhất là trong việc
định hình trật tự khu vực dựa trên luật lệ trong bối cảnh cạnh tranh địa - chính
trị ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ. ASEAN đánh giá cao những hỗ
trợ của Nhật Bản cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, trong đó có cam
kết hỗ trợ thu hẹp khoảng cách phát triển, hiện thực hóa “tăng trưởng có chất
lượng” ở Tiểu vùng sông Mekong, phát triển kết cấu hạ tầng chất lượng cao và
phát triển nguồn nhân lực công nghiệp tại khu vực.
Ngày 13-2-2023, phát biểu tại Hội nghị chuyên đề kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu
nghị và hợp tác ASEAN - Nhật Bản ở Jakarta (Indonesia), Ngoại trưởng Nhật
Bản Hayashi Yoshimasa nhấn mạnh, việc tăng cường hợp tác với ASEAN là rất
quan trọng trong bối cảnh địa - chính trị hiện nay, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương5. Tháng 12-2023, Nhật Bản sẽ đăng cai tổ chức Hội
nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ đối tác ASEAN - Nhật Bản tại Thủ đô
Tokyo. Hai bên nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện”. Hội nghị
cũng công bố tầm nhìn mới cho quan hệ hợp tác ASEAN - Nhật Bản trong 50
năm tới, tính đến tình hình quốc tế quan trọng vào thời điểm then chốt này.
4.1.2. Những thách thức
Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, hiện nay, mối quan hệ ASEAN - Nhật Bản cũng
gặp nhiều khó khăn, thách thức.
a) Những tác động từ bối cảnh quốc tế
Cục diện thế giới đang tái định hình với nhiều biến động mới: Sau khi kết
thúc Chiến tranh lạnh, dường như cục diện thế giới một cực thắng thế. Song, hai
thập niên gần đây, bối cảnh thế giới chứng kiến nhiều thay đổi nhanh chóng, đó
là xu hướng đa cực, đa trung tâm, nhiều cường quốc và các trung tâm quyền lực
đang trỗi dậy, các nước lớn điều chỉnh lại chiến lược theo hướng vừa hợp tác,
vừa cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau. Điều này thể hiện trong tất cả các lĩnh vực
từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa với các tầng nấc khác nhau về chiến
lược, quy mô. Trên thực tế, quyền lực chi phối trật tự thế giới hiện nay được
đánh giá có sự chuyển dịch và phân tán.

Các vấn đề toàn cầu, khu vực đang diễn ra phức tạp, khó đoán định: Thế
giới đang có những thay đổi căn bản với sự chuyển dịch quyền lực giữa các khu
vực. Điều này tác động đến các vấn đề kinh tế toàn cầu, đặc biệt hậu đại dịch
5
“Foreign Minister HAYASHI’s attendance at the Reception for the International Symposium on the 50th Year
of ASEAN - Japan Friendship and Cooperation” (Tạm dịch: Bộ trưởng Ngoại giao Hayashi tham dự tiệc chiêu
đãi Hội nghị chuyên đề quốc tế về 50 năm hữu nghị và hợp tác ASEAN - Nhật Bản), Ministry of Foreign Affairs
of Japan, ngày 16-3-2023, https://www.mofa.go.jp/press/release/press3e_000570.html
COVID-19. Thế giới hiện đang phải chống chọi với đại dịch COVID-19 chưa
có hồi kết. Dù việc đánh giá chính xác thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra
đối với nền kinh tế thế giới cũng như đối với mỗi quốc gia chưa thống nhất,
song nhiều nhận định cho rằng, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của các nền kinh tế giảm ít nhất khoảng 4,5% vào năm 2020 6. Hai ngành
được cho là bị ảnh hưởng lớn nhất trên toàn cầu cũng như ở các quốc gia là du
lịch và hàng không. Riêng ngành du lịch toàn cầu trong năm 2021 thiệt hại
khoảng 2,4 nghìn tỷ USD7.
Để ngăn chặn suy thoái kinh tế và giảm thiểu thiệt hại, thế giới đã tập trung mọi
nguồn lực nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 và thích ứng với “trạng thái
bình thường mới”. Những nỗ lực của toàn cầu cũng như của các quốc gia cho
thấy kết quả lạc quan hơn trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và phục hồi
kinh tế. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), từ năm 2023 đến năm
2026, GDP của thế giới ước đạt mức tăng trưởng bình quân 3,4% 8, mức phục
hồi khả quan. Còn theo đánh giá của Liên hợp quốc về triển vọng tăng trưởng
toàn cầu trong các năm 2022, năm 2023, GDP đạt mức tăng trưởng lần lượt là
4,0% và 3,5%9. Điều đáng lo ngại là các con số dự báo đều thể hiện sự tăng
trưởng không ổn định và có xu hướng giảm đều. Sự suy giảm kinh tế trong giai
đoạn 2021 - 2025 cũng sẽ xảy ra đối với các nước Đông Nam Á. Dự báo toàn
cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ rõ: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt
Nam trong năm 2022 dự báo đạt 6,5% và năm 2023 là 6,5%. Các con số tương
ứng của Thái Lan là 5,1% và 4,3%; Lào: 2,6%, 2,5%; Cam-pu-chia: 5,2%,
6,0%; Ma-lai-xi-a: 4,2%, 4,4%...10. Do vậy, trong khoảng 5 năm tới, với đà phục
hồi kinh tế thế giới, khu vực, trong đó có Nhật Bản và ASEAN sẽ tạo cơ hội tốt
trong việc kết nối các nền kinh tế hiệu quả hơn và sẽ tác động tích cực đến quan
hệ các bên, nhất là trong hợp tác kinh tế.

6
Statista: “Forecasted global real Gross Domestic Product (GDP) growth due to the coronavirus (COVID-19)
from 2019 to 2023” (Tạm dịch: “Dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế toàn cầu do dịch
bệnh COVID-19 từ năm 2019 đến năm 2023”), https://www.statista.com/statistics/1102889/covid-19-forecasted-
global-real-gdp-growth/, 2022
7
UNCTAD: “Global economy could lose over $4 trillion due to COVID-19 impact on tourism”, (Tạm dịch:
“Nền kinh tế toàn cầu có thể mất hơn 4 nghìn tỷ USD do tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với ngành du
lịch”), https://unctad.org/news/global-economy-could-lose-over-4-trillion-due-covid-19-impact-tourism, ngày
30-6-2021
8
International Monetary Fund: “World Economic outlook: Managing divergent recoveries” (Tạm dịch: “Triển
vọng kinh tế thế giới: Quản lý sự phục hồi khác nhau”),
https://www.imf.org/en/Publications/WEO/Issues/2021/03/23/world-economic-outlook-april-2021, tháng 4-
2021
9
United Nation: “World economic situation and prospects 2022” (Tạm dịch: “Tình hình kinh tế thế giới và triển
vọng 2022”), https://www.un.org/development/desa/dpad/publication/world-economic-situation-and-prospects-
2022/, ngày 13-1-2022
10
World Bank: “Global economic prospects” (Tạm dịch: “Triển vọng kinh tế toàn cầu”),
https://www.worldbank.org/en/publication/global-economic-prospects, tháng 6-2021
Để ổn định kinh tế thế giới đòi hỏi phải cấu trúc lại hệ thống thể chế toàn cầu.
Theo đó, không chỉ lựa chọn chiến lược phù hợp mà còn cần định hình lại luật
chơi chung. Trong đó, hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều hình thức khác nhau
đã được các quốc gia quan tâm nhiều hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng, các động
lực thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng đã trở thành xu hướng chính và ngày
càng trở nên mạnh mẽ hơn không chỉ trước đây mà cả ở giai đoạn sắp tới, “đó là
sự kết hợp giữa tự do hóa, nâng cấp công nghệ, các dịch vụ hậu cần (logistics)
và viễn thông dẫn tới sự gia tăng cơ hội thu được nhiều lợi ích từ quá trình hội
nhập, dựa trên việc thiết lập và cải thiện hoạt động của các chuỗi giá trị toàn
cầu”. Đặc biệt trong giai đoạn tới, dưới tác động của toàn cầu hóa và cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, thế giới sẽ chuyển mạnh mẽ sang thời đại công
nghệ số.
b) Tác động của tình hình trong nước
Thứ nhất, Nhật Bản sẽ đối mặt với các thách thức lớn: Một là, giảm thiểu tác
động xấu của đại dịch COVID-19 nhằm phục hồi và tăng trưởng kinh tế với các
giải pháp mới mạnh mẽ và hiệu quả hơn; hai là, cải thiện hệ thống an sinh xã
hội trong bối cảnh già hóa dân số tăng nhanh; ba là, tăng cường năng lực quân
sự đối phó với những tình huống mới, gia tăng vị thế của Nhật Bản trong khu
vực và trên thế giới.
Thứ hai, vẫn còn những thách thức về chính trị, xã hội của ASEAN: 1- Khó đạt
được nhất trí cao trong các vấn đề nội khối và với các nước lớn, cũng như giải
quyết các vấn đề nóng (nhất là tranh chấp ở Biển Đông); 2- Một số quốc gia vẫn
còn bất ổn và nguy cơ bùng nổ các mâu thuẫn chính trị, xã hội; 3- Tình trạng
chênh lệch trình độ phát triển, nghèo đói, bệnh tật, môi trường, thiên tai, dịch
bệnh... vẫn là những vấn đề không dễ giải quyết trên cả bình diện ASEAN cũng
như ở nhiều quốc gia. Ngoài ra, sự thay đổi khó lường của trật tự an ninh khu
vực, sự cạnh tranh các nước lớn, sự lôi kéo “chọn phe”... và nhiều vấn đề nóng
đang tác động đến các quốc gia trong khu vực, trong đó có ASEAN và các nước
thành viên. Ở các mức độ khác nhau, cả tích cực và tiêu cực, các nhân tố trong
nước và quốc tế sẽ tác động đến sự hợp tác giữa các nước nói chung, quan hệ
Nhật Bản - ASEAN nói riêng hiện nay, đến năm 2025 và năm 2030.
4.2. Triển vọng hợp tác ASEAN – Nhật Bản
Để vượt qua thách thức, hướng tới tương lai, cả hai bên cần phải hành động
nhiều hơn nữa. Về phía ASEAN, ngoài sự giúp đỡ của Nhật Bản trong khuôn
khổ AOIP, khối này đang tìm cách tái khẳng định vai trò trung tâm của mình
trong bối cảnh các thể chế khu vực đang thay đổi. “Tình hữu nghị vàng, cơ hội
vàng” đã khẳng định việc điều hướng cùng nhau có thể giúp hai bên không chỉ
vượt qua các trở ngại, mà còn mở ra các cơ hội để mở rộng và làm sâu sắc hơn
mối quan hệ hợp tác trong thời gian tới ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương. Hai bên dự kiến thúc đẩy hợp tác sâu sắc hơn trong các lĩnh vực như kết
cấu hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Nhật Bản có thể đóng vai trò hỗ trợ
quá trình lồng ghép AOIP trong các lĩnh vực như hợp tác hàng hải, kết nối, phát
triển bền vững và kinh tế. Điều này phù hợp với sự phát triển trong FOIP mới
của Nhật Bản, được xây dựng trên nền tảng cách tiếp cận do cố Thủ tướng Nhật
Bản Shinzo Abe khởi xướng.

Triển vọng tăng cường hợp tác chính trị và an ninh giữa ASEAN và Nhật Bản là
vô cùng to lớn do nhiều yếu tố khác nhau, như mối quan hệ kinh tế đang phát
triển, chính sách của Nhật Bản đóng vai trò là động lực chính trị và an ninh tích
cực hơn trong khu vực, nâng cao năng lực của ASEAN,… Các thành viên trong
ASEAN đang tích cực tham gia cùng với Nhật Bản và các nước Đông Bắc Á
khác, củng cố các cơ chế như ARF, ASEAN + 3, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu
Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương
(PECC), Hội đồng hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP)… Tuy
nhiên, tốc độ và mức độ hợp tác ASEAN - Nhật Bản trong bối cảnh xây dựng
cộng đồng Đông Á phụ thuộc vào ý chí chính trị mạnh mẽ và cam kết thực sự
của tất cả các bên liên quan để thúc đẩy hợp tác đi vào chiều sâu. Hội nghị cấp
cao ASEAN - Nhật Bản năm 2023 được tổ chức vào tháng 12-2023, tại Thủ đô
Tokyo (Nhật Bản) với chủ đề “Tình bạn vàng, cơ hội vàng”, trong đó có kế
hoạch nâng cấp quan hệ hai bên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Đây
là dấu mốc quan trọng trong hợp tác hai bên, đồng thời là động lực để tăng
cường hợp tác trong tương lai. “Tình hữu nghị vàng son” ASEAN - Nhật Bản sẽ
mở ra nhiều “cơ hội vàng” hơn nữa cho cả hai bên trong tương lai. Nhật Bản sẽ
đi đầu trong việc hỗ trợ triển khai AOIP vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng
trong khu vực, dựa trên ba trụ cột. Trước hết, Nhật Bản sẽ thúc đẩy các dự án
hợp tác cụ thể, phù hợp với các lĩnh vực ưu tiên của AOIP, bao gồm hợp tác
hàng hải, kết nối, mục tiêu phát triển bền vững (SDG), kinh tế và các lĩnh vực
hợp tác khả thi khác. Phía Nhật Bản sẽ làm việc với ASEAN để xác định các dự
án cụ thể dự kiến được công bố tại hội nghị cấp cao vào tháng 12-2023. Thứ
hai, Nhật Bản sẽ hỗ trợ một số hoạt động và chức năng của Ban Thư ký ASEAN
nhằm thúc đẩy và triển khai AOIP thông qua việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật nhằm
nâng cao năng lực của cơ quan này. Thứ ba, Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ phát triển
nguồn nhân lực cho các quan chức chính phủ trẻ ở các nước ASEAN và đang
cân nhắc khởi động các chương trình mới để cung cấp các khóa đào tạo. Nhật
Bản cho rằng, việc duy trì, củng cố trật tự quốc tế dựa trên pháp quyền là cần
thiết cho ổn định và thịnh vượng của khu vực và cộng đồng quốc tế. Để thực
hiện được mục tiêu này, Nhật Bản xác định ASEAN là đối tác quan trọng trong
tổng thể FOIP. Trong tương lai, để giúp củng cố vai trò trung tâm của ASEAN,
Nhật Bản sẽ là cầu nối giữa các quốc gia Đông Nam Á, sẽ phối hợp chặt chẽ với
ASEAN nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định an ninh khu vực, nhất là vấn đề an
toàn hàng hải ở Biển Đông, phát huy hơn nữa vai trò của ASEAN trong việc
thúc đẩy hợp tác đối thoại, xây dựng lòng tin..., giải quyết các tranh chấp phù
hợp với luật pháp quốc tế. Trên khía cạnh kinh tế, Nhật Bản sẽ thúc đẩy “Tầm
nhìn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN - Nhật Bản” đi vào thực thi, từ đó cung cấp
một kế hoạch chi tiết vững chắc cho sự hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và
ASEAN trong tương lai. Cùng với đó, Nhật Bản và ASEAN sẽ thành lập một
trung tâm đổi mới kỹ thuật số, thúc đẩy lưu thông dữ liệu tự do xuyên biên giới,
giúp các doanh nghiệp có thể phân tích thị trường trong khu vực rộng hơn.
Là một thành viên tích cực trong ASEAN, Việt Nam đánh giá cao những tiến
triển mạnh mẽ và thực chất giữa Nhật Bản với ASEAN trong thời gian qua, sẵn
sàng cùng các nước ASEAN và Nhật Bản thúc đẩy quan hệ hai bên phát triển
lên tầm cao mới. Việt Nam cũng sẽ tham gia và đóng vai trò cao hơn nữa trong
quan hệ ASEAN - Nhật Bản, giúp thúc đẩy và làm sâu sắc hơn mối quan hệ này
thông qua hợp tác kinh doanh, giao lưu nhân dân và sự hiểu biết lẫn nhau.
Tóm lại, trong thời gian tới, những nhân tố quốc tế sẽ tác động đến sự phát triển
chung của Nhật Bản và ASEAN, cũng như quan hệ các bên cả ở khía cạnh tích
cực và tiêu cực. Vấn đề quan trọng là các bên cần sớm nhận diện điều đó và có
cách thức giải quyết phù hợp, hiệu quả để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức.
Có thể quan hệ ASEAN - Nhật Bản còn phải đối mặt với nhiều thách thức, song
với truyền thống tốt đẹp và sự tin cậy đã được thử thách qua thời gian, triển
vọng quan hệ Nhật Bản - ASEAN là khá lạc quan. Sự phát triển của mối quan
hệ tốt đẹp này không chỉ đem lại lợi ích thiết thực cho Nhật Bản và các nước
ASEAN, trong đó có Việt Nam, mà còn góp phần vào sự ổn định, hòa bình và
thịnh vượng của khu vực.

You might also like