You are on page 1of 3

Theo các bạn, hiện nay trên thế giới còn chiến tranh hay không?

Có lẽ nhiều người sẽ trả lời có, cũng có người trả lời


không, bởi lẽ bây giờ chúng ta đầu còn phải cầm súng ra trận ngoài chiến trường đâu phải không? Hãy xem một vài số
liệu nhé. Vào thế kỉ 20, xuất hiện chiến tranh thế giới thứ 1 và thứ 2 có gần 160 triệu người chết do chiến tranh tàn khốc.
Nhưng sang đến thế kỉ 21, chỉ còn 2 triệu ng tính đến thời điểm hiện tại. Đặc biệt, tỉ lệ người chết do chiến tranh vào thế
kỉ 21 của chúng ta chỉ là 0.05%. Nhưng những số liệu này liệu có chứng minh được rằng chúng ta không còn phải đổi
mặt với chiến tranh? Hãy tìm câu trả lời qua bài thuyết trình của tổ chúng mình.
Các hình thức chiến tranh
Chiến tranh lạnh: là 1 cuộc chiến tranh không tiếng súng, là những cuộc đấu tranh gay gắt đối đầu quyết liệt giữa 1 nước
hay 1 nhóm nước với 1 nước hay 1 nhóm nước khác trên các mặt kinh tế, chính tri, quân sư hạn chế nhằm tranh giành 1
vấn đề gì đó. (Mỹ - Liên Xô)
Chiến tranh hạt nhân, hay chiến tranh nguyên tử, là chiến tranh mà trong đó vũ khí hạt nhân được sử dụng.. (Hoa Kỳ -
Hiroshima và Nagasaki, Nga - Ukraine)
Chiến tranh mạng hay còn gọi là Chiến tranh thông tin là việc áp dụng công nghệ thông tin ở mức độ cao trong các mặt
hoạt động chỉ huy - quản lý, tình báo, điều khiển, chiến tranh điện tử, kinh tế, tâm lý, xã hội, ...; nhằm tung tin gây rối
loạn, tác động vào các cơ cấu ra quyết định, làm cho đối phương có các hành động sai lầm hay có các quyết định vô hại
có lợi cho ta, đồng thời ngăn cản hoạt động thu thập, xử lý thông tin của đối phương. (Năm 2016, nhóm hacker 1937CN
của Trung Quốc đã tiến hành tấn công mạng các sân bay tại Việt Nam, đánh cắp thông tin của hơn 400.000 khách hàng.)
Chiến tranh thương mại là một cuộc xung đột kinh tế xuất phát từ chủ nghĩa bảo hộ cực đoan, trong đó các quốc gia tăng
hoặc tạo ra thuế quan hoặc các rào cản thương mại khác chống lại nhau để đáp lại các rào cản thương mại do bên kia tạo
ra. (Mỹ - Trung, Hàn – Nhật)
ĐỘNG THÁI VỀ VŨ TRANG CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1. Đông Bắc Á hiện nay được coi là khu vực có nhiều nguy cơ có thể làm bùng nổ thế chiến Thứ 3 vì trong nhiều
năm trở lại đây có sự xuất hiện tranh chấp của nhiều cường quốc nhất thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật.
2. Các nước trên thế giới đang chạy đua vũ trang, thử nghiệm nhiều loại tên lửa và vũ khí khác nhau, điển hình như
Hàn Quốc - tên lửa đạn đạo Hyunmoo-2B với tầm bắn 500 km, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM);
Triều Tiên, Ấn Độ - công nghệ tên lửa siêu thanh, Nga - RS-24 Yars, Mỹ - Minuteman III, …….
MQ
H giữa các nước trên tg:
* Địch thủ Nga – Mĩ: 2 cường quốc hùng mạnh nhất nhì tg:
- Sau ww2, do sự đối lập về mục tiêu chiến lược nên Mĩ và Liên Xô đã chuyển từ đồng minh chống phát xít sang thế đối
đầu.
- Là đối thủ mạnh trên chính trường quốc tế
- Qua thời lịch sử chạy đua vũ trang 1945-1950 giữa liên xô và mĩ : + 1949 lxo chế tạo thành công bom nguyên tử
=> cả 2 nước đều muốn hướng đến mục tiêu là đứng đầu thế giới => sự cạnh tranh tăng cao
* Nga – Ukraine:
- Động thái muốn gia nhập NATO và kí hiệp định liên kết với Liên minh châu Âu (EU): việc Ukraine ngày càng “trôi dạt”
về phía phương Tây đi ngược lại với thỏa thuận ban đầu xưa khi LX tan rã, đón nhận sự phản đối gay gắt từ Nga.
Nguyên nhân: + Ukraine là địa điểm chiến lược của 2 bên Nga và NATO. Việc xác định xem Ukraine theo phe nào có
thể gây ảnh hưởng lớn đến 2 nước đối đầu Mĩ- Nga. Việc Ukraine gia nhập NATO sẽ mở 1 đường lớn để EU và Mĩ có
thể tấn công Nga.
+ Đồng thời Nga cũng 0 muốn Ukraine hay các nước Liên Xô cũ gia nhập vào 1 số tổ chức châu Âu liên quan đến Mĩ
-> 2022: Nga công bố "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở đông Ukraine
=> Nga và Ukraine đã trải qua các thời kỳ quan hệ, căng thẳng, và rồi đến thù địch.
Ảnh hưởng
Chiến tranh vũ khí hạt nhân
- Vụ nổ tạo ra một quả cầu lửa với nhiệt độ lên đến hàng triệu độ C, những nạn nhân ở gần tâm vụ nổ bị thiêu cháy
hoàn toàn.
- Sóng xung kích được giải phóng tạo ra những chấn động phá hủy nhà cửa trong bán kính vài km, những cơn gió
với vận tốc âm thanh cuốn theo lửa và nhiệt độ từ quả bom tạo thành các cơn bão lửa đốt cháy, gây thương vong
cho rất nhiều người.
- Khi bị phơi nhiễm quá lâu với phóng xạ bị phóng ra ngoài không khí, cơ thể con người có thể bị bỏng, đục thủy
tinh thể…Trong đó, tia Gamma đặc biệt nguy hiểm khi nó có sức tàn phá rất cao gây ra những bệnh phóng xạ,
ung thư hay thậm chí là đột biến gen ảnh hưởng đến thế hệ con cháu của nạn nhân sau này.

Những hậu quả chung của chiến tranh:


- Hàng nghìn người đã phải hy sinh bởi vì chiến tranh.
- Môi trường bị ô nhiễm gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng bởi những chất thải hóa học dùng để nhằm
mục đích chế tạo bom mìn, các chất độc hóa học giải xuống mặt đất không chỉ sẽ gây hại cho con người mà
những chất này còn phá hủy những cánh rừng, động vật tự nhiên, những dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng,
những cánh đồng khô hạn không được trồng trọt tưới tiêu cũng đã gây ra những hậu quả về kinh tế.
- Phá hủy vô số những công trình xây dựng vĩ đại của nhân loại.
- Khiến cho nền kinh tế của các bên tham gia vào cuộc chiến đó bị khủng hoảng do đã đổ dồn sức mạnh tài chính
vào cuộc chiến ấy,
- Khiến cho mối quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng hơn, việc hợp tác giữa các quốc gia cũng trở nên khó khăn và
điều này cũng đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của nhân loại.

Chiến tranh thương mại


- Tăng chi phí và gây ra lạm phát
- Gây thiếu hụt thị trường, giảm sự lựa chọn
- Không khuyến khích giao dịch
- Làm chậm tăng trưởng kinh tế
- Làm tổn hại quan hệ ngoại giao, giao lưu văn hóa

Chiến tranh mạng


Chuyên gia an ninh mạng của Ai Cập Mohamed Abdel Wahed cho rằng chiến tranh mạng đang trở thành một trong
những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của nhiều nước trên thế giới hiện nay. Nguy cơ về chiến tranh mạng
đã đặt ra những thách thức mới đối với các cơ quan an ninh, tình báo trên thế giới. Mục tiêu tấn công của chiến tranh
mạng là các cơ sở hạ tầng thông tin (quân sự, tài chính, ngân hàng, mạng máy tính quốc gia...). Virus máy tính có thể làm
cho hệ thống vũ khí của đối phương bị mất điều khiển và cũng có thể phá hoại cơ sở hạ tầng kinh tế của quốc gia, làm rối
loạn hoạt động của nền kinh tế, hay làm tắc nghẽn mạng thông tin.

You might also like