You are on page 1of 2

Câu 2:

- Đầu tiên, không thể phủ nhận rằng Cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất và lần thứ hai đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội toàn cầu.
- Những phát minh về kĩ thuật đã làm thay đổi cách thức tổ
chức sản xuất, tạo ở ra nhiều nguyên liệu mới, thúc đẩy
công nghiệp phát triển, nâng cao năng suất lao động và
chuyển biến cả nền kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Về mặt xã hội, các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận
đại đã đưa đến sự hình thành và phát triển của nhiều trung
tâm công nghiệp mới cũng là những thành thị đông dân, tiêu
biểu như: Luân Đôn, Man-chét-xtơ, Pa-ri, Bec - lin,…
- Về mặt văn hoá, đời sống tinh thần của người dân phong
phú và đa dạng hơn với sự xuất hiện của các phương tiện
như: điện thoại, ra-đi-ô, sự xuất hiện của điện ảnh,... Sự giao
lưu, kết nối văn hoá giữa các quốc gia, châu lục càng được
đẩy mạnh,...

- Tuy vậy, Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai cũng đã
để lại những hậu quả vô cùng nặng nề.
- Trong xã hội, đã hình thành hai giai cấp đối kháng là tư sản
công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và vô sản làm thuê. Giai
cấp tư sản ra sức bóc lột giai cấp vô sản, đặc biệt là phụ nữ
và trẻ em. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp này ngày càng gay
gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh của vô sản chống lại tư sản.
Hàng triệu người đã bỏ mạng do các cuộc nổi dậy và đàn áp
liên miên xảy ra.
- Sự phát triển kinh tế đã khiến các đế quốc ngày càng tham
vọng. Họ tranh giành nhau xâm chiếm các thuộc địa, dẫn
đến chiến tranh phi nghĩa trên quy mô rộng. Các nước bị đô
hộ thì bị vắt kiệt tài nguyên, nhân dân lúc nào cũng sống
trong đói nghèo.
- Không chỉ vậy, thiên nhiên và sức khỏe con người cũng bị
tác động vô cùng nặng nề. Các chất ô nhiễm được tạo ra bởi
động cơ đốt trong là: nitrogen dioxide, carbon monoxide,
benzen, các hạt bụi và hydrocacbon đều là tác nhân gây hại
với môi trường và là một trong những thủ phạm gây ra một
số bệnh cho con người.

You might also like