You are on page 1of 7

Bài 8: Nước Mỹ

I.Tình hình kinh tế nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai

1.Những năm 1945-1950

• Mỹ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong giới tư bản

+ Chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,47%- 1948)

+Sản lượng nông nghiệp gấp hai lần sản lượng nông nghiệp của năm nước (Anh,Pháp,Tây Đức,Ý,Nhật)
cộng lại

+ Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới (24,6 tỉ USD)

+Là chủ nợ duy nhất trên thế giới

+ Về quân sự, có lượng đường mạnh nhất giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử

• Nguyên nhân phát triển

+ Xa chiến trường ,được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá

+ Được yên ổn phát triển, sản xuất ,bán vũ khí hàng hóa cho các nước tham chiến thu được 114 tỷ đô lợi
nhuận

+ Giàu tài nguyên, khoáng sản, điều kiện tự nhiên thuận lợi

+ Là nước khởi đầu cuộc cách mạng KH-KT hiện đại, thừa hưởng thành quả của KH-KT thế giới

2Những thập niên tiếp theo.

• Tuy vẫn đứng đầu thế giới về mọi mặt nhưng kinh tế Mỹ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối như trước
đây

+ 1973: sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% thế giới

+ 1974: dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD

+ sau CTTG thứ 2, chỉ trong vòng 14 tháng, đồng đôla Mỹ bị phá giá 2 lần ( tháng 2/1973 và tháng
2/1974)

• Nguyên nhân suy giảm

+ Các nước Tây Âu và Nhật Bản trên mạnh mẽ trở thành những trung tâm kinh tế cạnh tranh gay gắt

+ Kinh tế Mỹ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái khủng hoảng

+ theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mỹ chi nhiều khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản
xuất vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự,nhất là tiến hành các cuộc chiến
tranh xâm lược

+ Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở nhóm dân cư- tầng lớp lao động bậc
thấp => gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội
II.Chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh

Cũng như trước đây, sau CTTG thứ 2, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà thay nhau lên cầm quyền, phục vụ
lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền kếch sù ở Mỹ

1.Đối nội:

-Những năm đầu tiên sau chiến tranh, Mỹ ban hành hàng loạt đạo luật phản động

+ cấm Đảng Cộng sản Mỹ hoạt động

+ Chống loại phong trào đình công

+ Loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước

- Sau này do áp lực đấu tranh của các tầng lớp nhân dân một vài đạo luật đã hủy bỏ nhưng chính quyền
vẫn tiếp tục thực hiện hàng loạt chính sách nhằm ngăn cản phong trào công nhân ,thực hiện chính sách
phân biệt chủng tộc đối với người da đen và da màu,...

- Phong trào công nhân vẫn diễn ra quyết liệt, có thời kỳ bùng lên dữ rồi như các “mùa hè nóng bỏng”
của người da đen (diễn ra năm 1963,1969-1975); phong trào kháng chiến trong những năm Mỹ xâm
lược Việt Nam ( 1969-1972)...

2 Đối ngoại .

-Giới cầm quyền Mỹ đề ra “ lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong
trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới

-Tiến hành “ viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc
chiến tranh xâm lược nhiều quốc gia như: Việt Nam, Triều tiên,Grenada, Panama,...

Tuy Mỹ thực hiện đc một số mưu đồ, nhưng Mỹ vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại
của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

-Giới cầm quyền Mỹ ráo riết tiến hành nhiều chính sách biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực”
do Mỹ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng lớn và khả năng thực tế của Mỹ vẫn có
khoảng cách không nhỏ

Bài 12: những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kỹ thuật

I.Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kỹ thuật

1. Nguồn gốc

-Đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người

-Tình trạng bùng nổ dân số thế giới

-Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng vơi cạn nghiêm trọng

-Nước Mỹ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại diễn ra từ giữa những năm 40 của
thế kỉ XX
2.Những thành tựu chủ yếu

- khoa học cơ bản: đạt được những phát minh to lớn đánh dấu những bước nhảy vọt trong toán học ,vật
lý hóa học và sinh học => ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất để phụ vụ cuộc sống

+ tháng 3/1997, cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính

+ tháng 6/2000, “ bản đồ gen người “ được công bố. Đến tháng 4/2003 “ bản đồ gen người “ được hoàn
chỉnh

Trong tương lai chữa được các bệnh nan y như ung thư, tiểu đường ,bệnh tim mạch, bệnh béo phì,
bệnh nhiễm chàm ở trẻ em, kéo dài độ tuổi thọ cho con người....

-Công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động,.... => Nghiên cứu tình
trạng nóng dần của trái đất dự, báo chính xác với các thảm họa thiên nhiên, nghiên cứu các dự án về
sinh học...

- Nguồn năng lượng mới: hết sức phong phú và vô tận như năng lượng nguyên tử ,năng lượng mặt
trời ,năng lượng gió ,năng lượng thủy triều,..

-Những vật liệu mới: chất dẻo ( pô-li-me), những vật liệu siêu nhẹ, siêu bền, siêu cứng => chế tạo vỏ xe
tăng, động cơ tên lửa , bay siêu âm...

-“Cuộc cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những biện pháp cơ khí hóa ,điện khí hóa, thủy lợi
hoá,hoá học hoá , phương pháp lai tạo giống mới ,chống sâu bệnh...=> Nhiều nước khắc phục được nạn
thiếu lương Thực, đói ăn

+ Ở nhiều nước tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp nâng cao, có lúc vượt công nghiệp

+ 1945-1975: tỉ lệ bình quân lao động sản xuất nông nghiệp là 4,5% trong tổng số lao động của nền kinh
tế

+ 1945: một lao động nông nghiệp có thể nuôi được 14,6 người, đến 1977 tăng lên 56 người

-Giao Thông vận tải và Thông tin liên lạc: máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao và phương tiện
thông tin liên lạc phát sóng vô tuyến hiện đại qua hệ thống vệ tinh nhân tạo,..

-Chinh phục Vũ trụ:

+ 1961: con người bay vào vũ trụ

+ 1969: con người đặt chân lên mặt trăng

+ Khoa học vũ trụ và du hành vũ trụ có nhiều khám phá mới=> phục vụ đắc lực trên nhiều phương diện
cho cuộc sống con người trên trái đất

II.Ý nghĩa,tác động

1.Ý nghĩa

-Như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người
-Mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu và những thay đổi lớn trong cuộc sống
con người

2 tác động

2.1 tích cực

- thực hiện bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động

-nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống con người

-nhiều hàng hóa mới và tiện nghi sinh hoạt mới

-thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động : xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công
nghiệp giảm, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ tăng, nhất là các nước phát triển cao

- đưa loài người đến một nền văn minh mới “ nền văn minh hậu công nghiệp” hay “ nền văn minh
truyền tin”,...

2.2 tiêu cực:

- chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống

- nạn ô nhiễm môi trường ( ô nhiễm khí quyển ,đại dương ,sông hồ và những “bãi rác” trong vũ trụ,....)

- nhiễm phóng xạ nguyên tử

- tai nạn lao động tai nạn giao thông

- dịch bệnh mới , những đe doạ về đạo đức xã hội và an ninh với con người

3.biện pháp:

Để khắc phục và hạn chế những mặt tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, chúng ta cần phải:

-Giáo dục, nâng cao ý thức của mỗi người dân.

-Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý.

-Đẩy mạnh nghiên cứu, phát minh, sáng chế và áp dụng vào thực tiễn các loại năng lượng sạch, như:
năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,...

-Hạn chế chạy đua vũ trang, bảo vệ hòa bình an ninh thế giới.

-Luôn phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp

-Sử dụng tối đa những nguồn năng lượng sạch trong tự nhiên, ví dụ: năng lượng gió, năng lượng mặt
trời,....

-Hạn chế sử dụng những nguồn năng lượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, ví dụ như:
năng lượng than, dầu,....

-Hạn chế việc sản xuất vũ kí hạt nhân, chất độc hóa học, chung tay ngăn chặn chiến tranh
-Tuyên truyền cho mọi người cùng biết về tác hại của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và cùng họ
chung tay bảo vệ môi trường

Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

I.Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp

•Nguyên nhân: sau CTTG thứ 2 thực dân Pháp thắng trận nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh
tế bị kiệt quệ

•Mục đích: bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra

Tư bản độc quyền Pháp vừa tăng cường bóc lột nhân dân trong nước vừa đẩy mạnh khai thác các
thuộc địa

•Chính sách khai thác của Pháp:

-Nông nghiệp: tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu là đồn điền cao su.

Năm 1927: số vốn đầu tư nông nghiệp lên tới 400 triệu phrăng, gấp nhiều lần vào thời kỳ trước chiến
tranh.

Năm 1918-1930: diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn ha lên 120 ngàn ha

Nhiều công ti cao su lớn ra đời: công ti Đất Đỏ, Công ti Mi-sơ-lanh, Công ti cây nhiệt đới,...

-Công nghiệp:

+ chú trọng khai thác mỏ, đặc biệt là than

Các công ti có từ trước được bỏ vốn thêm và hoạt động mạnh hơn

Các công ti mới ra đời : công ti than Hạ Long- Đồng Đăng, công ti than và kim khí Đông Dương,...

+ mở thêm một số cơ sở công nghiệp: các nhà máy sợi Hải Phòng, Nam Định; các nhà máy rượu Hà Nội,
Nam Định ,Hà Đông; các nhà máy diêm Hà Nội, hàm rồng (Thanh Hóa ), bến thủy (Vinh); nhà mày đường
Tuy Hòa( Phú Yên); nhà máy xay xát gạo chợ lớn,.....

-Thương nghiệp: phát triển hơn trước thời kỳ chiến tranh. Tư bản Pháp độc quyền đánh thuế nặng hàng
hóa các nước nhập vào nước ta. Vì thế, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam tăng nhanh

-Giao thông vận tải: được đầu tư phát triển thêm.

Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn: Đồng Đăng -Na sầm (1922),Vinh- Đông
Hà(1927)

-Tài chính: ngân hàng Đông Dương- đại diện thế lực của tư bản tài chính Pháp, có cổ phần trong hầu hết
các công ty và xí nghiệp ,nắm quyền chỉ huy ngành kinh tế Đông Dương

Tác động:

° tích cực:
+ Kinh tế Việt Nam chuyển biến theo hướng tư bản : sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa làm tan rã nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp ở nông thôn

+ Nền kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển

° tiêu cực:

+ Do mục đích của Pháp nên phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ du nhập hạn chế => nền kinh tế
Việt Nam tồn tại đan Sơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và phong kiến

+ Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu què quặt lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt

Diễn ra với tốc độ nhanh quy mô lớn hơn lần 1

II.Xã hội Việt Nam phân hoá

1.Giai cấp địa chủ phong kiến:

- Đại địa chủ:

+ Cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp đàn áp phong trào cách mạng

+ Chiếm đoạt ruộng đất của nông dân đẩy mạnh bóc lột về kinh tế; tăng cường kìm kẹp , đàn áp về chính
trị đối với nông dân

-Địa chủ vừa và nhỏ: có tinh thần yêu nước => tham gia các phong trào yêu nước khi có điều kiện

2.Giai cấp tư sản:

-Tư sản mại bản: quyền lợi gắn liền với đế quốc => cậu kết chặt chẽ với chính trị với Pháp

-Tư sản dân tộc: bị thực dân Pháp chèn ép=> thái độ chống lại tư bản Pháp nhưng sẵn sàng thỏa hiệp=>
trường không kiên định sẵn sàng thỏa hiệp pháp nếu nhượng bộ

3. Tiểu tư sản thành thị: bị tư bản Pháp ráo riết chèn ép bạc đãi khinh rẻ đời sống bấp bênh dễ bị xô đẩy
vào con đường phá sản ,thất nghiệp. Trong đó, bộ phận trí thức, sinh viên, học tư tưởng văn hóa tiến bộ
bên ngoài

Có tinh thần yêu nước hăng hái tham gia cách mạng, là một lực lượng trong quá trình cách mạng dân
tộc dân chủ ở nước ta

4. Giai cấp nông dân: chiếm trên 90% dân số. Bị thực dân, phong kiến áp bức bóc lột bằng các thủ đoạn
sưu cao,tạp dịch, cướp ruộng đất,...=> Có tinh thần yêu nước sâu sắc và là lực lượng đông đảo hăng hái
nhất của cách mạng

5.Giai cấp công nhân:

+ Bị ba tầng lớp áp bức bóc lột của thực dân ,phong kiến, tư sản người Việt.

+ Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân


+ Kế thừa truyền thống yêu nước Anh hùng bất khuất của dân tộc

+ Sống tập trung, được truyền bá và tiếp thu tư tưởng Mác-Lênin

Lực lượng lãnh đạo cách mạng

Thái độ chính trị: co quan hệ thế nào với Pháp,yêu Nước hay không, có khả năng lãnh đạo hay là lực
lượng tham gia của Cách mạng

You might also like