You are on page 1of 3

BÀI 9: Nhật Bản (chỉ duy nhất phần kinh tế Nhật Bản)

1. Biểu hiện của sự phát triển kinh tế


- Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1968 đạt 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai trên thế giới
(sau Mĩ). Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 USD, đứng thứ hai trên thế
giới (sau Thụy Sĩ).
- Về công nghiệp:
+ Trong những năm 1950 - 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%;
+ Những năm 1961 - 1970 là 13,5%.
- Về nông nghiệp: cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa
và nghề đánh cá rất phát triển, đứng thứ hai trên thế giới (sau Pê-ru).
=> Nhận xét: Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một
trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
Nguyên nhân (Vì sao Nhật Bản có thể phát triển thần kì như vậy?):

- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ
của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc;
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản;
- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời
cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng;
- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật
và coi trọng tiết kiệm.
- Nhật Bản biết tận dụng tốt những yếu tố bên ngoài: viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh Việt
Nam (1945-1975), chiến tranh Triều Tiên (1950-1953),...

BÀI 12:
1.Khoa học cơ bản:
Con người đã đạt được những phát minh to lớn, đánh dấu những bước nhảy vọt trong Toán
học, Vật lí, Hóa học và Sinh học.-> ứng dụng vào kĩ thuật sản xuất để phục vụ cuộc sống
2.Công cụ sản xuất mới:
Sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống tự động đóng vai trò quan trọng bậc
nhất
+) Cứ trong khỏng 8-10 năm, tốc độ vận hành, độ tin cậy của máy tính có thể nâng cao
gấp 10 lần sao với trước: thể tích thu nhorlaij, giá thành hạ xuống so với trước còn 1/10
+)3-2022: người Nhật đưa vào sử dụng cỗ máy tính lớn nhất thế giới (“máy tính mô
phỏng thế giới” ESC) được đặt trong mái vòm rộng 3250m2. Siêu máy tính có khả
năng làm hơn 35 nghìn tỉ phép tính trong 1 giây, với nhiệm vụ nghiên cứu tình trạng
nóng dần lên của Trái Đất, dự báo chính xác về các thảm họa thiên nhiên, nghiên cứu
sinh học,...
3.Công nghệ thông tin
Do sự ra đời của:
+) Công nghệ vi điện tử và các ngành khoa học công nghệ khác (Công nghệ vi song, công
nghệ sợi quang, công nghệ vệ tinh).
+) Các biện pháp thông tin như thông tin sợi quang, thông tin vi song, thông tin vệ tinh, thông
tin di động.,,
Hệ thống thông tin ngày càng đa dạng và có hiệu quả cao.
-Một bước nhảy vọt khác trong công nghệ thông tin là sự ra đời của mạng máy tính và vai trò
vô cùng quan trọng của nó đối với mọi mặt của đời sống xã hội

4. Công nghệ vật liệu mới:


+ Vật liệu cho thông tin (vật liệu bán dẫn, vật liệu quang dẫn…)
+ Vật liệu tổng hợp (sợi pha nhựa, kim loại hỗn hợp, than hỗn hợp,,,)
+ chất pô-li-me (chất dẻo) giữ vị trí quan trọng trong đời sống hang ngày và các ngành công
nghiệp.
5. Nguồn năng lượng mới
Con người đã tìm ra những nguồn năng lượng mới phong phú, vô tận và sạch như năng lượng
nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng sức gió, năng lượng thủy triều.
6. Công nghệ sinh học :
Với những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền, công nghệ tế bào...và dẫn đến cuộc
"cách mạng xanh" trong nông nghiệp với những gi ống lúa có năng suất cao,thân chịu nhiệt
tốt,…Năm 1997 đã ghi nhận một sự kiện chấn động thế giới với việc các nhà khoa học Anh
đã tạo ra một con cừu bằng phương pháp sinh sản vô tính.
+) 6-2000:các nhà khoa học đã công bố bản đồ gen của người
+) 4-2003: bản đồ gen của người mới được hoàn giải mã hoàn chỉnh
7. Giao thông vận tải:
Với sự xuất hiện của may bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao, tàu biển trọng tải lớn để
chở khách và vận tải hàng hóa.
8. Công nghệ vũ trụ
Năm 1957,Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo của Trái Đất
Năm 1961, Liên Xô đã phóng thành công tàu vũ trụ"Phương Đông 1" bay vong quanh Trái
Đất
Năm 1969,Mĩ đã đưa được 2 nhà du hành vũ trụ lên mặt trăng.

• Tác động tích cực: (Công cụ sản xuất được cải tiến, máy móc ngày càng phục vụ sản xuất
tốt hơn, năng suất lao động ngày càng tăng lên; Nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao
được đưa vào sản xuất; Thuốc trừ sâu bệnh, phân bón,… năng suất cao, chất lượng tốt;
Phương tiện giao thông, vận tải, thông tin liên lạc hiện đại được sử dụng phổ biến….)
• Tác động tiêu cực: (Môi trường ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi, khí thải công nghiệp, xe ô
tô, xe máy… nguồn nước, bầu không khí, đất bị ô nhiễm; Tai nạn giao thông xảy ra nhiều;
Trẻ em cận thị nhiều do thường xuyên tiếp xúc với màn hình máy tính, ti vi, điện thoại thông
minh…)
• Giải pháp: (Các cơ sở sản xuất: cần đảm bảo các tiêu chuẩn về nước thải, khí thải trước khi
xả ra môi trường…; Các hộ trồng trọt: sử dụng an toàn các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón hóa học tránh lạm dụng…; Mở mang đường xá, tích cực tuyên truyền, giáo dục ý
thức chấp hành luật giao thông cho nhân dân địa phương;… )

You might also like