You are on page 1of 7

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH

PHẦN I: KIẾN THỨC CHUNG


1. Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản?
Văn bản này trích từ bản tham luận của tác giả tháng 8 năm 1986, trong cuộc họp nguyên thủ
6 nước nhằm ra bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân
để đảm bảo an ninh và hoà bình thế giới.
2. Là một văn bản nhật dụng với chủ đề: chống chiến tranh và bảo vệ hoà bình.
3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Phương thức nghị luận
PHẦN II: CÂU HỎI ĐỌC HIỂU – VIẾT ĐOẠN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Chúng ta đang ở đâu ? Hôm nay ngày mùng 8/8/1986, hơn 50000 đầu đạn hạt nhân đã
được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ
con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy,
không phải là một lần mà là 12 lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm
đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet…
(Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
a. Trích đoạn trên trích trong văn bản nào ? Của ai ?
b. Mở đầu văn bản, tác giả lại đặt ra một câu hỏi: “Chúng ta đang ở đâu?”. Câu hỏi đó có ý
nghĩa gì?
b. Giải thích ý nghĩa điển tích “thanh gươm Đa-mô-clet”. Tìm một thành ngữ Việt Nam có ý
nghĩa tương tự. Hình ảnh so sánh “Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như
thanh gươm Đa-mô-clet” có tác dụng gì?
d. Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, nêu suy nghĩ của em về hậu quả ghê gớm mà
chiến tranh có thể gây ra cho con người.
GỢI Ý

Câu 1
a - Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
- Tác giả: G.G. Mác-két
b Câu hỏi đó có ý nghĩa:
- Gây sự chú ý với người đọc
- Kéo người đọc trở về với hiện thực để từ đó thấy được tính chất cấp bách của
vấn đề.
c - Thanh gươm Đa-mô-clet: (Điển tích từ thần thoại Hi-lạp) Đa-mô-clet treo
thanh gươm ngay trên đầu chỉ bằng một sợi lông đuôi ngựa. Hình ảnh này nhấn
mạnh vào nguy cơ đe doạ trực tiếp sự sống
- Thành ngữ Việt Nam có nghĩa tương tự: Ngàn cân treo sợ tóc
- Hình ảnh so sánh có tác dụng:
+ Làm cho đoạn văn trở nên sinh động, thuyết phục hơn
+ Nhấn mạnh tính chất nguy hiểm, sự hủy diệt ghê gớm của chiến tranh hạt nhân
đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất.
+ Thể hiện được thái độ quan tâm, lo lắng của tác giả trước vận mệnh của thế
giới.
d  Hình thức: đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi
 Nội dung: suy nghĩ của em về hậu quả ghê gớm mà chiến tranh có thể gây ra
cho con người.
1. Mở đoạn:
Giới thiệu vấn đề: Chiến tranh có thể gây ra những hậu quả ghê gớm cho loài
người.
2. Thân đoạn:
a. Giải thích: - Chiến tranh là gì? Đó là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử,
là hoạt động đấu tranh giữa các nước, các giai cấp, các lực lượng chính trị có
lợi ích địa vị đối lập nhau nhằm đạt được lợi ích kinh tế hoặc chính trị
b. Bàn luận:
- Hậu quả mà nó gây ra cho con người rất khủng khiếp, nghiêm trọng trên nhiều
phương diện
 Với con người:
+ Gây thương vong cho nhiều người: hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người
chết, nhiều người may mắn sống sót thì trở về với nhiều di chứng thương tật
vĩnh viễn hoặc khó chữa lành về cả thể chất và tinh thần
+ Gây chia lìa, li tán nhiều gia đình; gây ám ảnh tinh thần sau chiến tranh
D/c: Thời chống Mỹ, hàng triệu người Việt Nam đã phải chết, biết bao cái tên
ra đi ở tuổi mười tám đôi mươi khi đang mang trong mình nhiều khát vọng
tuổi trẻ (những cô gái ngã ba Đồng Lộc, anh Kim Đồng…). Chiến tranh tàn
phá đất nước ta, những hậu quả để lại di chứng đến tận sau này (bệnh nhân
chất độc màu da cam, những dư chấn về tâm hồn).
 Với kinh tế xã hội:
+ Kinh tế kiệt quệ
+ Nhiều công trình nhà cửa, cầu cống, đường xá bị phá huỷ nghiêm trọng, phải
mất rất nhiều thời gian và công sức để khôi phục lại
+ Các di sản văn hoá bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bị huỷ hoại không thể phục
dựng được.
+ Môi trường ô nhiễm nặng nề
D/c:…
 Với quan hệ quốc tế: gây căng thẳng, xung đột..
-Giải pháp:
+ Cần phải có những giải pháp hoà bình nhằm ngăn chặn, giải trừ xung đột
+ Lên tiếng góp vào bản đồng ca vì hoà bình chống chiến tranh
3. Kết đoạn:
- Khái quát lại vấn đề: chiến tranh thực sự là một bóng đen ám ảnh và đáng sợ với
toàn nhân loại
-Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động:….

Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh
ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có
một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy
đối với vận mệnh thế giới.
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam,
2015)
a. Thời điểm ngành công nghiệp hạt nhân ra đời được nhà văn nhắc đến trong văn bản là
năm nào?
b. Cách nói “dịch hạch hạt nhân” có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Cách nói đó thể hiện
thái độ gì của tác giả?
c. Hãy viết một đoạn văn theo cách tổng phân hợp (khoảng 2/3 trang giấy thi), nêu suy nghĩ
của em về sự phi lí của cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân và nguy cơ chiến tranh hạt nhân
trong tình hình những xung đột căng thẳng trên thế giới đang ngày càng leo thang.
GỢI Ý

Câu 2
a - Thời điểm ngành công nghiệp hạt nhân ra đời được nhà văn nhắc đến trong
văn bản là năm 1945
b - Cách nói “dịch hạch hạt nhân” có sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ.
- Cách nói đó thể hiện thái độ căm ghét, phẫn nộ của tác giả đối với chiến tranh
hạt nhân.
c - Thanh gươm Đa-mô-clet: (Điển tích từ thần thoại Hi-lạp) Đa-mô-clet treo
thanh gươm ngay trên đầu chỉ bằng một sợi lông đuôi ngựa. Hình ảnh này nhấn
mạnh vào nguy cơ đe doạ trực tiếp sự sống
- Thành ngữ Việt Nam có nghĩa tương tự: Ngàn cân treo sợ tóc
d  Hình thức: đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi
 Nội dung: suy nghĩ của em về sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân
và nguy cơ chiến tranh hạt nhân
1. Mở đoạn: giới thiệu vấn đề -> khẳng định quan điểm về vấn đề nghị luận
2. Thân đoạn:
a. Giải thích:
- Vũ khí hạt nhân: là những vũ khí huỷ diệt hàng loạt mà năng lượng của nó
được tạo ra bởi các phản ứng phân hạch/ hợp hạch hạt nhân.
- Chiến tranh hạt nhân: là chiến tranh mà các bên tham chiến có sử dụng vũ khí
hạt nhân.
b. Bàn luận:
- Vì sao những cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là phi lí?
+ Vì nó tước đi của con người nhiều điều kiện sống tốt đẹp hơn. Những khoản
tiền khổng lồ mà các quốc gia hiếu chiến đang đổ vào việc chạy đua vũ trang hạt
nhân nhẽ ra có thể dùng để hỗ trợ, phát triển kinh tế cho những khu vực còn
nghèo khó, hoặc dùng để phát triển đời sống cho nhân dân.
+ Dẫn chứng: nêu một số số liệu cụ thể
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể nhân loại như thế nào?
+ Nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn luôn thường trực: nó treo lơ lửng trên đầu
chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet, trở thành mối hiểm hoạ khủng khiếp nhất
đe doạ toàn bộ sự sống, loài người trên Trái Đất. Một khi các bệ phóng hạt nhân
được khởi động thì toàn bộ nền văn minh nhân loại sẽ bị xoá sổ, tất cả sẽ quay trở
về thời kì đồ đá
+ Dẫn chứng: nêu số liệu cụ thể
3. Kết đoạn:
- Khái quát lại vấn đề: Thế giới cũng đã có nhiều nỗ lực để giảm bớt mối đe
doạ này. Nhưng chiến tranh và hiểm hoạ hạt nhân vẫn luôn là mối đe doạ to lớn
và thường xuyên đối với các quốc gia và toàn thể loài người
- Bài học nhận thức và hành động: Mỗi cá nhân cần nhận thức đúng về nguy
cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho cuộc sống hoà bình, vì một thế
giới không còn vũ khí hạt nhân

Câu 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


Không những đi ngược lại lí trí con người mà con đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa
[…] Từ khi nhen nhóm sự sống trên Trái Đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới
bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã trải
qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Trong thời
đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng thể tự hào vì đã phát minh ra một
biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém hàng bao nhiêu
triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó”
(Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, SGK Ngữ Văn lớp 9, tập 1)
a. Nêu hoàn cảnh ra đời văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”
b. Em hiểu thế nào về câu văn: “Không những đi ngược lại lí trí con người mà con đi ngược
lại cả lí trí tự nhiên”?
c. Những con số như “380 triệu năm”, “180 triệu năm”, “bốn kỉ địa chất” đặt bên cạnh cụm
từ “chỉ cần bấm nút một cái” có ý nghĩa gì?
d. Sau bao nhiêu năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt và đau thương, ngày nay, thế hệ thanh
niên Việt Nam đang được sống trong hòa bình. Bằng hiểu biết về văn bản trên và kiến thức
xã hội, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày về ý nghĩa của cuộc sống hoà bình.
GỢI Ý
Câu 3
a - Hoàn cảnh ra đời văn bản: văn bản này trích từ bản tham luận của tác giả
tháng 8 năm 1986, trong cuộc họp nguyên thủ 6 nước nhằm ra bản tuyên bố kêu
gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh và
hoà bình thế giới.
b - Các con số “380 triệu năm”, “180 triệu năm” đặt cạnh cụm từ “chỉ cần bấm nút
một cái” tạo ra nghệ thuật đối lập tương phản
- Nó cho thấy sự đối lập giữa một qúa trình tiến hoá rất dài, rất kì công của tạo
hoá với một hành động huỷ diệt tất cả đơn giản chỉ bằng một cái bấm nút trong
một tích tắc
- Nghệ thuật trên đã nhấn mạnh: Chiến tranh hạt nhân là hành động cực kì phi lí,
ngu ngốc, là đi ngược lại lí trí tự nhiên và lí trí con người, đó là một hành động
phản nhân đạo và phản tiến hoá, cần phải lên án và trừ bỏ.
- Nó cũng thể hiện thái độ mỉa mai, đau xót và phẫn nộ của tác giả.
c  Hình thức: đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi
 Nội dung: suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc gìn giữ hòa bình cho toàn thế
giới.
1. Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề
2. Thân đoạn:
a. Giải thích khái niệm “hòa bình”: là trạng thái bình yên, hạnh phúc, không có
thù địch, không có chiến tranh, đổ máu hay cướp bóc... Cuộc sống hoà bình là
cuộc sống mà mọi người đều hoà thuận, bình yên, tự do và hạnh phúc.
b. Bàn luận: Vì sao phải giữ gìn cuộc sống hoà bình?
 Nguyên nhân: Để giành được hòa bình, bao thế hệ cha anh đi trước đã phải hi
sinh xương máu của mình. Phải nỗ lực vượt qua bao vất vả, khó khăn, các thế hệ
đi trước mới tạo dựng được cho chúng ta cuộc sống hoà bình, yên ổn như hôm
nay.
 Ý nghĩa của cuộc sống hòa bình:
- Với thế giới:
+ Hoà bình tạo điều kiện thuận lợi cho từng quốc gia, dân tộc có thể phát triển
kinh tế, xã hội
+ Nhờ đó, các quốc gia có điều kiện hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, cùng phát triển
- Với cá nhân:
+ Con người được sống bình yên, hạnh phúc
+ Tất cả mọi người đều có cơ hội được sống, học tập, lao động, vui chơi,…
+ Nhờ vậy, họ có thể cống hiến sức mình, góp phần xây dựng đất nước
 Biểu hiện: (HS tự lấy một số dẫn chứng cụ thể)
c. Lật ngược vấn đề: Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những thế lực hiếu chiến luôn
sử dụng những chiêu trò công kích, chống phá, gây ra bạo lực vũ trang khiến cho
chiến tranh vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, gây ra bao mất mát, đau
thương cho con người.
3. Kết đoạn:
- Khái quát lại vấn đề: Hoà bình là mơ ước của toàn nhân loại, nó là điều kiện
cần thiết để cho loài người có thể xây dựng và phát triển cuộc sống.
- Bài học nhận thức và hành động: Hiểu được điều đó, cần góp tiếng nói và
hành động để gìn giữ, bảo vệ cuộc sống hoà bình. Cần đấu tranh chống lại những
thế lực gây ảnh hưởng đến nền hòa bình thế giới…

Câu 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí
nhớ có thể tồn tại sau thảm hoạ hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã
từng tồn tại để đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công, nhưng cũng đã từng biết đến tình
yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. Để cho nhân loại tương lai hiểu điều đó và làm sao cho
ở mọi thời đại, người ta đều biết đến tên những thủ phạm đã gây ra những lo sợ, đau khổ
cho chúng ta, đã giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hoà bình, những lời kêu gọi làm
cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để mọi người biết rằng những phát minh dã man nào, nhân danh
những lợi ích ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xoá bỏ khỏi vũ trụ này.
(Ngữ văn 9, tập 1,NXB Giáo dục)
a. Những từ ngữ in đậm trong đoạn trích trên cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ
thuật gì? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
b. Mọi người đều mong muốn có một cuộc sống hòa bình. Vậy mà trong thực tế vẫn có
những người nóng vội, hành xử bằng bạo lực. Em hãy viết đoạn văn dài khỏang 2/3 trang giấy
thi để nêu suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường của một số học sinh hiện nay.

GỢI Ý

Câu 4
a - Những từ ngữ in đậm cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp
ngữ
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh vào ý nghĩa của nhà băng lưu trữ trí nhớ tồn tại sau thảm hoạ hạt
nhân
+ Thể hiện sự đau xót và phẫn nộ của tác giả trước những thế lực nhân danh
những lợi ích ti tiện đã phát triển và chạy đua vũ trang hạt nhân, đe doạ huỷ diệt
sự sống và nền hoà bình trên trái đất.
b  Hình thức: đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi
 Nội dung: suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường của một số học
sinh hiện nay.
1. Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề
2. Thân đoạn:
a. Giải thích khái niệm “bạo lực học đường”: là những hành vi thô bạo diễn ra
trong phạm vi trường học, bất chấp công lý, đạo lý, xâm phạm thân thể, xúc phạm
danh dự, gây ra những tổn thương về tinh thần cũng như thể xác con người.
- Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất và cả bạo lực về
tinh thần
b. Bàn luận:
* Thực trạng: (Hs lấy một số dẫn chứng cụ thể)
- Năm 2018, một học sinh nam ở Yên Bái bị người thân của bạn vây đánh trước
cổng trường, sau đó bị quay clip tung lên mạng. Bị thương và bị chấn thương tâm
lí nặng nề, học sinh này sau đó đã tự vẫn.
- Ngày 19/7/2021, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện 2 đoạn clip quay cảnh
đánh nhau của các bạn nữ. Trong đó, một nữ sinh này bị các bạn gái khác xông
vào túm tóc, đánh liên tục vào đầu, thân. Trong khi đó nhiều học sinh nam cổ vũ
đánh nhau, cởi áo. Dù nạn nhân xin được ra về nhưng những học sinh nữ đánh
người vẫn không chịu buông tha mà tiếp tục túm tóc, đánh vào đầu, dùng chân
đạp vào nạn nhân.
* Nguyên nhân:
- Chủ quan: do sự hung hăng, xốc nổi, thích dùng bạo lực để giải quyết xích mích
của một số học sinh; nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ những hiềm khích, ganh
ghét của các em đối với bạn bè…
- Khách quan:
+ Gia đình: do sự thiếu quan tâm, giáo dục của gia đình, thậm chí do ảnh hưởng
xấu từ một số bậc cha mẹ có hành vi bạo lực với con cái,…
+ Nhà trường: thầy cô thiếu quan tâm sâu sát tới học sinh, chưa chú trọng giáo
dục đạo đức, kĩ năng sống cho các em
+ Xã hội: do phim ảnh, trò chơi bạo lực tràn lan trên mạng xã hội ảnh hưởng
không ít tới suy nghĩ và hành vi của một số học sinh; do sự vô cảm của mọi người
vô tình dung túng, tiếp tay cho bạo lực học đường…
* Hậu quả:
- Với người bị bạo lực:
+ Bị tổn hại sâu sắc về cả thể chất lẫn tinh thần
+ Những nạn nhân nếu không được giúp đỡ, giải thoát có thể tìm đến những kết
thúc tiêu cực hoặc thu mình lại, sợ hãi vì bị cô lập, bị xa lánh…
-Với người gây ra bạo lực: Nếu không bị nghiêm trị hoặc có biện pháp uốn nắn
giáo dục, những học sinh này sẽ phát triển lệch lạc về nhân cách, thậm chí có thể
trở thành tội phạm trong tương lai
-Với nhà trường – xã hội: gây rối loạn trật tự và sự bình yên của môi trường học
đường, khiến các em học sinh không còn cảm thấy an toàn khi đến trường..
* Giải pháp:
- Cá nhân: cần biết “chọn bạn mà chơi”, không gây bè kết phái, không cổ suý và
tiếp tay cho bạo lực học đường
- Cha mẹ: cần quan tâm hơn đến con cái, giáo dục con tôn trọng bạn, tạo cho con
môi trường lành mạnh, an toàn ngay ở chính gia đình của mình.
- Nhà trường: cần chú trọng uốn nắn, giáo dục đạo đức cho học sinh, tạo cho các
em một môi trường lành mạnh, an toàn, thân thiện để có thể yên tâm học tập, vui
chơi
- Xã hội: có biện pháp xử phạt nghiêm với các hành vi bạo lực học đường
3. Kết đoạn:
- Khái quát lại vấn đề: Bạo lực học đường là vấn nạn nhức nhối cần lên án, ngăn
chặn
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học: Hiểu rõ được tác hại của bạo lực học đường,
em sẽ nói: “Không!” với các hành vi bạo lực, không cổ vũ mà sẽ lên án và cùng
đấu tranh để đẩy lui nạn bạo lực ra khỏi học đường.

You might also like