You are on page 1of 12

KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN LẦN 2 – KHỐI 12

Câu 1) Bản Tuyên ngôn Độc lập được viết cho ai?
a. Đồng bào cả nước và nhân dân thế giới.
b. Bọn đế quốc, thực dân đã và đang âm mưu xâm lược nước ta.
c. Các nước đồng minh đang ủng hộ ta.
d. a và b đúng.

Câu 2) Việc trích dẫn lời văn bản của bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và
Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của nước Pháp có dụng ý?
a. Làm cơ sở tuyên bố độc lập tự do cho nước mình.
b. Dùng chính lí lẽ của đối thủ để bác bỏ luận điệu và hành động của chúng.
c. Đặt cuộc Cách mạng tháng 8 -1945 của nước ta ngang hàng với cuộc Cách mạng
của nước Mĩ và của Pháp.
d. Tất cả đều đúng

Câu 3) Câu văn nào dưới đây thể hiện đầy đủ nhất nội dung của bản Tuyên ngôn độc
lập?
a. Toàn dân Việt Nam trên dưới một lòng chống lại âm mưu xâm lược của bọn thực
dân.
b. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
c. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành nước
tự do và độc lập.
d. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và
của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.

Câu 4) Tuyên ngôn độc lập khẳng định trình độ nghệ thuật xuất sắc của Hồ Chí
Minh, tác phẩm trở thành một mẫu mực của thể văn chính luận. Dựa vào đâu có thể
khẳng định điều này?
a. Bố cục ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, đanh thép, ngôn ngữ chính xác, giàu sắc thái
biểu cảm.
b. Lí lẽ sắc bén, hùng hồn, văn phong đầy chất trữ tình, bay bổng.
c. Ngôn ngữ chính xác, giàu sắc thái biểu cảm, dẫn chứng đa dạng, phong phú, bố
cục ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng.
d. Dẫn chứng xác đáng kẻ thù không thể nào bác bỏ được; nêu được những nét cơ
bản về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.

Câu 5) Tuyên bố: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do" là nhằm để:
a. Khẳng định nhân quyền.
b. Khẳng định quyền của một nhóm người trong cộng đồng.
c. Khẳng định quyền tự chủ của mỗi dân tộc.
d. Khẳng định nhân quyền và dân quyền.

Câu 6) Thái độ của Hồ Chí Minh khi trích tuyên ngôn của Pháp và Mĩ
a. Phản đối
b. Đồng tình, cho đó là lẽ phải.
c. Ý a, b sai
d. Ý a, b đúng

Câu 7) Hồ Chí Minh chọn hai đoạn tiêu biểu trong Tuyên ngôn Độc lập của Pháp
và Mĩ để mở đầu “Tuyên ngôn Độc lập” với dụng ý
a. Làm cơ sở tuyên bố độc lập tự do cho nước mình.
b. Đặt cuộc Cách mạng tháng 8-1945 của nước ta ngang hàng với cuộc Cách mạng
của Mĩ (1796) và của Pháp (1789).
c. Dùng chính lí lẽ của đối thủ để bác bỏ luận điệu và hành động của chúng.
d. Cả ba dụng ý trên.
e. Câu a, c đúng

Câu 8) Trong “Tuyên ngôn Độc lập” Hồ Chí Minh đã cho thế giới thấy thực chất
dân Pháp đến Đông Dương là
A. Khai hóa.
B. Bảo hộ.
C. Cướp nước.
D. Tất cả đều đúng

Câu 9) Trong “Tuyên ngôn Độc lập” Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật nào sau
đây?
A. Từ mùa thu 1940 nước ta thành thuộc địa của Nhật chứ không phải của Pháp nữa.
B. Khi Nhật hàng Đồng minh, nhân dân cả nước nổi dậy giành chính quyền.
C. Dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
D. Cả ba điều trên.

Câu 10). “Tuyên ngôn Độc lập” là áng văn chính luận đầy tính nghệ thuật. Hồ Chí
Minh đã sử dụng biện pháp tu từ nào sau đây để tăng sức truyền cảm cho lí lẽ và dẫn
chứng.
a. Cường điệu.
b. Nhân hóa.
c. Điệp ngữ.
d. Cả ba biện pháp tu từ trên.
e. Câu a, c đúng

Câu 11) Đánh giá nào sau đây về giá trị của bản “Tuyên ngôn Độc lập” là phù hợp?
a. Là văn kiện lịch sử vô giá.
b. Là áng văn chính luận mẫu mực, đặc sắc. .
c. Đoàn kết tinh thần tư tưởng, văn hóa lịch sử dân tộc.
d. Cả ba đánh giá trên.

Câu 12) Thông tin nào sau đây về hoàn cảnh sáng tác bản “Tuyên ngôn Độc lập”
của Hồ Chí Minh là đúng?
a. Ngày 19-8-1945, khi chính quyền Hà Nội về tay nhân dân, Hồ Chí Minh viết
“Tuyên ngôn Độc lập”.
b. Ngày 26-8-1945, Bác từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn cứ số 18 phố
Hàng Ngang Người soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.
c. “Tuyên ngôn Độc lập” được Hồ Chí Minh viết ngày 2-9-1945.
d. Cả ba thông tin đều không chính xác.

Câu 13) Mục đích mà bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh đạt tới là
a. Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc.
b. Tranh luận nhằm bác bỏ lí lẽ xảo quyệt của bọn xâm lược trước dư luận thế giới.
c. Tranh thủ sự đồng tình của dư luận thế giới.
d. Cả ba mục đích trên.

Câu 14) “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào sau đây?
a. Văn chính luận.
b. Truyện.
c. Kí.
d. Thơ

Câu 15) Để làm cơ sở cho “Tuyên ngôn Độc lập” của nước mình, Hồ Chí Minh đã
trích hai đoạn tiêu biểu trong
a. “Cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi.nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập
b. “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 của nước Mĩ.
c. c. Hai bản tuyên ngôn nói trên của Pháp và Mĩ.
d. Tất cả đều đúng

Câu 16: Dựa vào nội dung bản Tuyên ngôn độc lập có thể chia thành mấy phần
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
Câu 17. Phong cách nghệ thuật chính luận của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc
lập được thể hiện qua các yếu tố
A. Dẫn chứng xác thực, với những bằng chứng đanh thép, số liệu chính
B. Giọng điệu nghị luận rất đanh thép, cứng rắn và giàu tính luận chiến.
C. Hình ảnh được sử dụng rất đa dạng, giàu sức gợi hình, giàu cảm xúc.
D. Tất cả đều đúng

Câu 18 : Nội dung sau đây về tác giả Quang Dũng đúng hay sai?
“Tháng 8/1951, Quang Dũng làm Biên tập viên báo Văn nghệ, rồi chuyển về làm
việc tại Nhà xuất bản Văn học”
A. Đúng
B. Sai
Câu 19 : Năm 2001, Quang Dũng được trao tặng giải thưởng gì?
A. Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật
B. Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ
C. Giải thưởng cống hiến
Câu 20 : Phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng là:
A. Chất trữ tình chính trị sâu sắc
B. Cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng
C. Mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa
D. Mang vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập,
giàu chất suy tưởng triết lí.
Câu 21 : Quang Dũng đã từng làm những lĩnh vực nào dưới đây?
A. Sáng tác thơ
B. Chữa bệnh
C. Viết truyện ngắn, viết kịch
D. Triển lãm tranh
E. Sáng tác nhạc, thơ và vẽ tranh
F. Dạy học
G. Kiến trúc sư

Câu 22 : Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng còn có tên khác nào trong các tên sau
đây?
A. Lên Tây Tiến
B. Nhớ Tây Tiến
C. Tây Tiến ơi!
D. Tây Tiến kỉ niệm
Câu 23 : Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng?
A. Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng
chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.
B. Bài thơ là một bản quyết tâm tư, là lời thề hành động của người chiến sĩ trẻ, đồng
thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.
C. Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường
đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
D. Bài thơ là một bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi
nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.
Nội dung: Bài thơ là một bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây
Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời
chiến binh.

Câu 24 : Bài thơ “Tây Tiến” được Quang Dũng sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Năm 1947, khi Quang Dũng còn là Đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến.
B. Cuối năm 1948, khi Quang Dũng không còn ở đoàn quân Tây Tiến mà đã chuyển
sang đơn vị khác.
C. Khi Quang Dũng làm công tác văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc.
D. Cả 3 đáp án đều không chính xác.

Câu 25 Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là gì?


A. Giúp] bộ đội Lào bảo vệ nước Lào.
B. Bảo vệ biên giới Tây Bắc của Tổ Quốc.
C. Phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt-Lào.
D. Đánh tiêu hao lực lượng đội quân Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ nước
ta.

Câu 26: Lời giới thiệu nào về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất?
A. Lính Tây Tiến là nông dân ở khắp mọi miền.
B. Lính Tây Tiến là thanh niên Hà Nội.
C. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh
viên tri thức.
D. Lính Tây Tiến là học sinh trí thức.

Câu 27 : Nhân vật trung tâm trong đêm lửa trại ở đoạn thơ thứ hai là ai?
A. Người lính Tây Tiến
B. Hình ảnh ngọn đuốc
C. “Em”, các cô gái dân tộc nơi đoàn quân Tây Tiến đóng quân.
D. Những cô gái người lính Tây Tiến gặp gỡ trên đường hành quân.
Câu 28 : Không gian trong bốn câu thơ dưới đây được miêu tả như thế nào?
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi lòng nước lũ hoa đong đưa”
A. Không gian của dòng sông trong một buổi chiều mưa giăng
B. Không gian với ánh sáng lung linh của lửa đuốc
C. Không gian núi rừng Tây Bắc
D. Không gian ban đêm

Câu 29: Nội dung chính đoạn 3 bài thơ “Tây Tiến” là:
A. Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người người lính trên con đường hành quân
gian khổ
B. Tình quân dân gắn bó thiên nhiên con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ
C. Hình tượng người lính Tây Tiến
D. Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc

Câu 30 : Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
A. Nói giảm nói tránh
B. Nhân hoá
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 31 : Câu thơ “Tây Tiến người đi không hẹn ước” được hiểu như thế nào?
A. Đường lên Tây Tiến thăm thẳm, chia phôi, đường lên Tây Tiến xa xôi, vời vợi
B. Tô đậm bầu không khí chung của một thời Tây Tiến với lời thề cổ kim: ra đi
không hẹn ngày về, một đi không trở lại
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 32 : Nội dung chính đoạn 1 bài thơ “Tây Tiến” là:
E. Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người người lính trên con đường hành quân
gian khổ
F. Tình quân dân gắn bó thiên nhiên con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ
G. Hình tượng người lính Tây Tiến
H. Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc
Câu 33 : Hai câu thơ sau sử dụng nghệ thuật nào?
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rùng núi nhớ chơi vơi”.
A. Điệp từ
B. Điệp âm
C. Từ láy
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 34 : Những nghệ thuật được sử dụng trong ba câu thơ dưới đây:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
A. So sánh
B. Sử dụng nhiều từ láy, đảo ngữ, điệp từ
C. Điệp từ
D. Nhân hóa
E. Nghệ thuật tương phản

Câu 35 : Nội dung của hai câu thơ sau là gì?


“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
A. Gợi tả sự dữ dội, hoang sơ, bí hiểm và đầy đe dọa của núi rừng miền Tây
B. Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình
C. Thiên nhiên hiện ra với vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 36 : Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình được thể hiện qua những câu thơ
nào? Tích vào những đáp án đúng.
A. “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về Tây Tiến nhớ chơi vơi”
B. “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi. Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
C. “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm. Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
D. “Chiều chiều oai linh thác gầm thét. Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
E. “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói. Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Câu 37 : Nội dung dưới đây khi nói về hình ảnh những người lính Tây Tiến đi hành
quân ở đoạn thơ thứ nhất đúng hay sai?
“Hình ảnh những người lính đi hành quân làm nổi bật chất bi tráng, thể hiện vẻ đẹp
ngang tàng, anh dũng, ngạo nghễ, bi mà không lụy, tinh nghịch bông đùa với cái
chết, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng”
A. Đúng
B. Sai
Câu 38 : Câu thơ nào thể hiện sự anh dũng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng của người
lính Tây Tiến?
A. “Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
B. “Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
C. “Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 39 : Việc sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta có tác dụng:

A. Gợi nghĩa tình thân thiết, gắn bó

B. Là cách gọi quen thuộc trong ca dao dân ca, tạo không khí trữ tình, cảm xúc.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 40: Bốn câu thơ sau đây là lời của ai ?

“ – Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

A. Lời đáp của người ra đi

B. Lời đáp của người ở lại

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 41 : Tích vào đáp áp đúng về phong cách văn học của Nguyễn Khoa Điềm:

A. Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén
B. Hồn thơ luôn hướng đến cái chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn
của con người cách mạng, của cả dân tộc

C. Mang màu sắc trữ tình chính luận

D. Thơ mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối
tượng thể hiện và cũng là nguồn cảm hứng cho thơ

E. Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, thương mến

Câu 42 : Vị trí đoạn trích “Đất Nước” là:

A. Nằm ở phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”

B. Nằm ở phần đầu chương VII của trường ca “Mặt đường khát vọng”

C. Nằm ở phần đầu chương VIII của trường ca “Mặt đường khát vọng”

D. Nằm ở phần đầu chương IX của trường ca “Mặt đường khát vọng”

Câu 43 : Nội dung chính của đoạn thơ sau:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”

A. Tư tưởng Đất Nước của nhân dân

B. Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi
dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, với đất nước.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai


Câu 44 : Giá trị nội dung của đoạn trích “Đất Nước” là:

A. Đoạn trích thể hiện một cái nhìn mới mẻ về đất nước: Đất nước là sự hội tụ và
kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất
nước

B. Thức tỉnh tinh thần dân tộc

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 45 : Không gian trong phần 1 của đoạn trích Đất Nước được miêu tả như thế
nào?

A. Không gian gần gũi với con người: nơi sinh hoạt của mỗi người, không gian
tuyệt diệu của tình yêu và nỗi nhớ đầy thơ mộng với bao kỉ niệm ngọt ngào

B. Không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ

C. Không gian trong quá khứ

D. Đáp án A và B

Câu 46 : Địa danh không được tác giả nhắc đến ở không gian địa lí trong phần 2
của đoạn trích Đất Nước?

A. Núi Vọng Phu

B. Đèo De, núi Hồng

C. Hòn Trống Mái

D. Chín mươi chín con voi quây quần chầu phục Đất Tổ

E. Núi Bút, non Nghiên

F. Ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Câu 47 : Theo Nguyễn Khoa Điềm, ai làm người đã “Làm nên Đất Nước muôn
đời”?
A. Các vua Hùng

B. Các triều đại phong kiến

C. Nhân dân, những con người bình dị, vô danh

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 48 : Theo Nguyễn Khoa Điềm, người lưu giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa dân
tộc là:

A. Nhân dân

B. Nhà nước

C. Các triều đại

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 49: Vai trò của nhân dân được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Đất Nước là
gì?

A. Giữ gìn và truyền lại cho thế hệ sau mọi giá trị vật chất và tinh thần của đất nước.

B. Có công trong việc chống ngoại xâm, dẹp nội thù

C. Giữ yên bờ cõi, xây dựng cuộc sống hòa bình

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 50 : Câu thơ nào thể hiện vẻ đẹp quý trọng nghĩa tình của dân tộc:

A. “Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi””

B. “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội”

C. “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy”

D. “Đi trả thù mà không sợ dài lâu”

You might also like