You are on page 1of 9

Họ và tên:………………………………..

BÀI ÔN TẬP HỌC KÌ 1


Bài 6
Câu 1: Nước nào là đế quốc trẻ?
A. Nga B. Mỹ, Đức C. Anh D. Pháp
Câu 2: Tháng 2/1917, ở nước Nga có tình hình gì đặc biệt?
A. Chính phủ Lâm thời tư sản chấm dứt chiến tranh
B. Chế độ Nga Hoàng sụp đổ
C. Lênin về nước lãnh đạo cách mạng
D. Chính quyền Xô Viết thành lập
Câu 3: Thái tử Áo-Hung bị ám sát ở đâu?
A. Thủ đô Sarajevo của Bosnia B. Thủ đô Luân đôn của Anh
C. Thủ đô Pari của Pháp D. Thủ đô Beclin của Đức
Câu 4: Chi phí cho chiến tranh thế giới I bao nhiêu tỉ đô?
A. 90 tỉ đô B. 80 tỉ đô C. 75 tỉ đô D. 85 tỉ đô
Câu 5: Đức kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện vào thời gian nào?
A. Tháng 12/1918 B. Tháng 11/1918 C. Tháng 9/1918 D. Tháng 10/1918
Câu 6: ý nào sau đây không phải là kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất giai đoạn đầu ( 1914-
1916)?
A. Mâu thuẫn xã hội trong những nước tham chiến ngày càng gay gắt
B. Phong trào quần chúng phản đối chiến tranh liên tục diễn ra
C. Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và giành thắng lợi
D. Nhân dân lao động lâm vào tình cảnh khốn cùng
Câu 7: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Sự hình thành phe liên minh
B. Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu
C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.
D. Sự thù địch Anh_Pháp.
Câu 8: Hãy cho biết mối quan hệ giữa các nước đế quốc già và đế quốc trẻ?
A. Cùng chung mục đích xâm lược thuộc địa
B. Thân thiết với nhau
C. Mâu thuẫn gay gắt với nhau về thuộc địa
D. Liên kết với nhau phát triển kinh tế
Câu 9: Hòa ước Bret Litốp được kí kết giữa những nước nào?
A. Nga và Anh B. Đức và Mĩ C. Anh và Pháp D. Nga và Đức
Câu 10: Thái độ của nước Đức làm quan hệ quốc tế ở Châu Âu như thế nào?
A. Căng thẳng, đối đầu B. Ổn định
C. Hợp tác cùng phát triển D. Hòa hoãn
Câu 11: Nước đế quốc nào là đế quốc già?
A. Mỹ B. Italia C. Anh, Pháp D. Đức
Câu 12: Phe liên minh không do những nước nào lập ra?
A. Áo-Hung B. Anh C. Đức D. Italia
Câu 13: Phe Liên minh ra đời vào năm nào?
A. 1890 B. 1908 C. 1907 D. 1882
Câu 14: Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, đế quốc nào hung hãn nhất?
A. Nhật B. Anh C. Đức D. Mỹ
Câu 15: Các nước đế quốc già có đặc điểm gì?
A. Phát triển lâu đời B. Có tiềm lực kinh tế
C. Có tiềm lực quân sự D. Có hệ thống thuộc địa lớn
Câu 16: Kết quả của chiến dịch Vecđoong?
A. Đức chiếm được Vecđoong B. Đức không chiếm được Vecđoong
C. Đức và Pháp ở thế cầm cự D. Đức lâm vào thế cầm cự
Câu 17: Cách mạng Đức bùng nổ khi nào?
A. 9/1918 B. 11/1918 C. 10/1918 D. 12/1918
Câu 18: Mở đầu chiến tranh thế giới thứ nhất Đức tập trung binh lực ở đâu?
A. Bán đảo Ban Căng B. Phía Tây Châu Âu
C. Phía Nam Châu Âu D. Phía Đông Châu Âu
Câu 19: Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất là?
A. Phi nghĩa B. Chính nghĩa
C. Cuộc chiến tranh cục bộ D. Cuộc chiến đấu bảo vệ lãnh thổ
Câu 20: Điểm nào sau đây không phải là tính chất của Chiến tranh thế gới thứ nhất?
A. Đây là cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa
B. Đây là cuộc chiến tranh đế quốc
C. Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa
D. Phe liên minh chiến đấu vì một thế giới công bằng hơn
Câu 21: Năm 1916, quân Đức chuyển trọng tâm mở chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Pa-ri B. Mở chiến dịch Vecđoong
C. Mặt trận Đông Phi D. Bắc Phi
Câu 22: Mĩ tham gia chiến tranh I vào thời gian nào?
A. tháng 3/1917 B. tháng 5/1917 C. tháng 4/1917 D. tháng 2/1917
Câu 23: Đế quốc trẻ có đặc điểm gì nổi bật?
A. Đang vươn lên về kinh tế nhưng lại ít thuộc địa
B. Có sức mạnh quân sự
C. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn
D. Mới phát triển
Câu 24: Cuối XIX đầu XX, tình hình các nước tư bản như thế nào?
A. Phát triển đồng đều về kinh tế, chính trị
B. Phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị
C. Chỉ phát triển về quân sự
D. Chậm phát triển về mọi mặt

Bài 7
Câu 1: La Phông ten nổi tiếng với thể loại văn học gì?
A. Ngụ ngôn B. Sử thi C. Thơ tình D. Trường ca
Câu 2: Tác phẩm “ Tấn trò đời” là của ai.
A. Lỗ Tấn B. Lep-xtôn-tôi C. Bandắc D. Vichto Huygo
Câu 3: Bandắc là người nước nào.
A. Anh B. Tây Ban Nha C. Mĩ D. Pháp
Câu 4: Công trình kiến trúc nào được hoàn thành vào năm 1708 tại Pháp.
A. Cung điện Verailles B. Điện Elysee
C. Tháp Eiffen D. Cung điện Mùa đông
Câu 5: Môda là nhà soạn nhạc vĩ đại của nước nào.
A. Pháp B. Đức C. Áo D. Anh
Câu 6: La Phông ten là người nước nào?
A. Anh B. Mỹ C. Pháp D. Đức
Câu 7: “AQ chính truyện” là tác phẩm của ai
A. Lỗ Tấn B. Lão xá C. Mạc Ngôn D. Ban-dắc
Câu 8: Những tác phẩm nổi tiếng của Mô-li-ê thuộc thể loại nào?
A. Hài kịch cổ điển B. Bi kịch cổ điển C. Hợp xướng D. Vũ kịch
Câu 9: Nền văn học phương Đông cuối thế XIX đến đầu thế kỉ XX không có nội dung nào?
A. Phản ánh cuôc sống nhân dân dưới ách thực dân phong kiến
B. Phản ánh những tiêu cực của chế độ phong kiến
C. Ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước, cuộc sống ấm no của con người
D. Thể hiện ý chí kiên cường trong đấu tranh giành độc lập
Câu 10: Tập thơ nào của Tago đạt giải Noben năm 1913.
A. Mùa hái quả B. Ngày sinh C. Người làm vườn D. Thơ Dâng
Câu 11: Chủ nghĩa xã hội khoa học được xây dựng không dựa trên cơ sở nào?
A. Quan điểm và lập trường của giai cấp công nhân
B. Thực tiễn đấu tranh của phong trào cách mạng vô sản thế giới
C. Sự bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến
D. Sự bóc lột của giai cấp tư sản
Câu 12: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng do ai tìm ra.
A. Pasteur B. Einstein C. Lomonosov D. Pavlov
Câu 13: Học thuyết do Mac-Ănghen đề xướng được gọi là:
A. Chủ nghĩa xã hội khoa học B. Chủ nghĩa xã hội nhân văn
C. Chủ nghĩa phê phán D. Chủ nghĩa duy ý chí

Bài 9
Câu 1: Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Nga tháng Hai năm 1917 diễn ra tại đâu.
A. Pe-tơ-rô-grát B. Mat-xcơ-va C. Lê-nin-grát D. Xanh-pê-téc-bua
Câu 2: Ngày được xem là ngày thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga là.
A. Ngày 23/10/1917 B. Ngày 24/10/1917 C. Ngày 26/10/1917 D. Ngày 25/10/1917
Câu 3: Sau cách mạng tháng Hai năm1917, nước Nga trong tình trạng như thế nào.
A. Các Xô viết đại biểu được thành lập
B. Hai chính quyền song song tồn tại
C. Chính phủ Lâm thời tư sản ra đời
D. Lê nin quyết định khởi nghĩa giành chính quyền về tay vô sản
Câu 4: Cách mạng tháng 10/1917 ở nga mang tính chất là cuộc cách mạng:
A. Cuộc cách dân chủ tư sản.
B. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
C. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiều mới.
D. Cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa.
Câu 5: Sắc lệnh ruộng đất có nội dung như thế nào.
A. Chia đều ruộng đất cho công nhân
B. Mua lại tất cả ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân
C. Chia đều ruộng đất cho nông dân
D. Tịch thu tất cả ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân
Câu 6: Tình hình ở Pê-tơ-rô-grát vào đêm 24/10/1917 là:
A. Quân đội của Chính phủ lâm thời đẩy lui các đợt tấn công của quân khởi nghĩa
B. Bộ chỉ huy quân sự bị bao vây
C. Các đội Cận vệ đỏ chiếm những vị trí then chốt
D. Cung điện Mùa đông bị tấn công
Câu 7: Lê nin bí mật về Pê-tơ-rô-grat để chỉ đạo cuộc cách mạng tháng Mười từ:
A. Ba Lan. B. Na Uy. C. Phần Lan. D. Thuỵ Điển.
Câu 8: Tháng 4/1917, Lê nin đã thông qua văn kiện lịch sử nào.
A. Luận cương tháng tư B. Báo cáo tổng khởi nghĩa
C. Luận cương tháng mười D. Đường lối cách mạng
Câu 9: Tính chất của cách mạng tháng Hai 1917 là.
A. Cách mạng vô sản B. Cách mạng dân chủ tư sản
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới D. Cách mạng giải phóng dân tộc
Câu 10: Cách mạng tháng Mười Nga đã cắm dấu mốc mở đầu cho thời kì lịch sử nào.
A. Thời kỳ lịch sử thế giới cận đại
B. Thời kỳ lịch sử thế giới trung đại
C. Thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại
D. Thời kỳ lịch sử nhân dân lao động thế giới làm chủ nước nhà.
Câu 11: Đại hội Xô viết toàn Nga diễn ra tại đâu?
A. Cung điện Mùa đông B. Điện Kremli
C. Điện Xmô-nưi D. Điện E-ly-dơ
Câu 12: Ý nghĩa của “Luận cương tháng 4”do Lê- nin soạn thảo?
A. Chỉ rõ mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
B. giác ngộ chách mạng cho đông đảo quần chúng nhân dân.
C. Kêu gọi quần chúng tích cực tham gia khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
D. Trang bị vũ khí tư tưởng cho mọi giai cấp tầng lớp.
Câu 13: Cuộc cách mạng tháng mười Nga năm 1917 giành thắng lợi đã:
A. Đập tan ách áp bức bóc lột của phong kiến, tư sản giải phóng công nhân và nhân dân lao
động,đưa công nhân và nhân dân lao động lên nắm chính quyền, xây dựng CNXH.
B. Đập tan âm mưu của Nga hoàng muốn khôi phục lại chế độ phong kiến.
C. Đập tan ách áp bức bóc lột và âm mưu xâm lược của Mĩ muốn làm bá chủ thế giới.
D. Đập tan ách áp bức bóc lột và âm mưu xâm lược của các nước đế quôc ở châu âu.
Câu 14: Đại hội Xô viết toàn Nga diễn ra vào thời gian nào.
A. Đêm 23/10/1917 B. Đêm 24/10/1917 C. Đêm 25/10/1917 D. Đêm 7/10/1917
Câu 15: Mục tiêu trong Luận cương tháng Tư của Lê-nin là gì?
A. Duy trì chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
B. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
C. Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển.
D. Chuyển từ chế độ phong kiến sang cách mạng dân chủ tư sản
Câu 16: Các Xô viết đại biểu sau cách mạng tháng Hai năm 1917 là chính quyền của giai cấp nào?
A. Quí tộc mới B. Địa chủ C. Tư sản D. Công - nông
Câu 17: Ai là người đứng đầu Chính phủ Xô viết được thành lập sau cách mạng tháng Mười Nga .
A. Lênin B. Stalin C. Trotsky D. Kerenky
Câu 18: Năm 1914, Nga Hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh nào.
A. Nội chiến
B. Chiến tranh với các dân tộc trong đế quốc Nga
C. Chiến tranh với Đức
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất
Câu 19: Đêm ngày 24/10/1917, nước Nga xảy ra sự kiện lịch sử quan trọng nào?
A. Chính phủ lâm thời tư sản đầu hàng
B. Đội Cận vệ đỏ chiếm được Cung điện mùa đông
C. Cách mạng tháng Mười Nga bắt đầu
D. Lênin về nước lãnh đạo khởi nghĩa
Câu 20: Tháng Hai năm 1917, tại Nga đã xảy ra sự kiện quan trọng nào?
A. Nhà Hoàng đàn áp dã man những người phụ nữ biểu tình
B. Sắc lệnh ruộng đất được công bố
C. Chính phủ lâm thời được thành lập
D. 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grát xuống đường biểu tình
Câu 21: Sự kiện nào sau đây không phải là nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết.
A. Tập thể hóa nông nghiệp B. Đập tan bộ mày nhà nước cũ
C. Xây dựng bộ máy nhà nước mới D. Tách nhà thờ ra khỏi nhà nước
Câu 22: Ai là vị lãnh tụ lãnh đạo CM tháng 10 Nga năm 1917?
A. Lê Nin B. X.Talin C. Enghen D. C. Mác.
Câu 23: Sau cách mạng 1905-1907, thể chế chính trị của Nga là:
A. Cộng hòa nghị viện B. Chế độ Tổng thống
C. Quân chủ chuyên chế D. Quân chủ lập hiến
Câu 24: Trước năm 1917, trong đế quốc Nga có bao nhiêu dân tộc?
A. 100 dân tộc B. 80 dân tộc C. 90 dân tộc D. 85 dân tộc
Câu 25: Sự tồn tại của chế độ phong kiến ảnh hưởng như thế nào đến xã hội nước Nga?
A. Quân đội liên tiếp thua trận
B. Nạn đói liên tiếp xảy ra
C. Làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn
D. Ruộng đất ngày càng tích tụ vào tay địa chủ
Câu 26: Cách mạng tháng Mười Nga toàn thắng vào thời gian nào.
A. Giữa năm 1918 B. Cuối năm 1917 C. Đầu năm 1918 D. Cuối năm 1918
Bài 10
Câu 1: Trong Chính sách kinh tế mới, Nhà nước Liên Xô tập trung khôi phục ngành công nghiệp
nào.
A. Công nghiệp nhẹ B. Công nghiệp chế tạo máy
C. Công nghiệp nặng D. Công nghiệp khai khoáng
Câu 2: Chính sách kinh tế mới về thương nghiệp có nội dung chủ yếu nào.
A. Tư nhân buôn bán trong những hợp tác xã do Nhà nước quản lý
B. Chỉ có công nhân và nông dân được quyền buôn bán
C. Nhà nước bán hàng cho dân nếu có nhu cầu
D. Tư nhân được tự do buôn bán trao đổi
Câu 3: Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang diễn ra vào thời gian nào.
A. 12/1924 B. 12/1923 C. 10/1921 D. 12/1922
Câu 4: “NEP” là cụm từ viết tắt của:
A. Chính sách cộng sản thời chiến.
B. Các kế hoạch năm năm của Liên xô từ năm 1921 đến 1941.
C. Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.
D. Chính sách kinh tế mới.
Câu 5: Đường lối thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là gì?
A. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước Tây Âu
B. Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN
C. Độc lập, tự chủ, tăng cường quan hệ thương mại với các nước tư bản chủ nghĩa
D. Tự lực cánh sinh
Câu 6: Chính sách kinh tế mới có kết quả như thế nào?
A. Công nghiệp tăng trưởng với tốc độ nhanh
B. Nông nghiệp được phục hồi
C. Vị thế của Liên Xô được nâng cao trên trường quốc tế
D. Các ngành kinh tế phát triển nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện
Câu 7: Thành tựu lớn nhất của Liên xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1925-1941
là:
A. Đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được tăng lên.
B. Liên xô từ một nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa
C. Hơn 60 triệu người dân Liên xô thoát nạn mù chữ.
D. Hoàn thành tập thể hoá nông nghiệp.
Câu 8: Năm 1925, Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với bao nhiêu quốc gia trên thế
giới.
A. Hơn 30 quốc gia B. Hơn 20 quốc gia C. Hơn 40 quốc gia D. Hơn 50 quốc gia
Câu 9: Kế hoạch 5 năm lần thứ hai ở Liên Xô diễn ra trong khoảng thời gian nào.
A. 1933-1937 B. 1935-1939 C. 1931-1935 D. 1932-1937
Câu 10: Chính sách kinh tế mới quy định thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng:
A. Chế độ nông nghiệp tính bằng ngày công
B. Chế độ thu thuế lương thực được quy định trước mùa vụ
C. Chế độ thu thuế lương thực sau khi thu hoạch
D. Chế độ thu địa tô được quy định trước mùa vụ
Câu 11: Năm 1924, ở Liên Xô diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A. Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết ra đời
B. Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang diễn ra
C. Nhà nước phát hành đồng rúp thay cho các loại tiền cũ
D. Kinh tế được phục hồi
Câu 12: Người đề xướng Chính sách kinh tế mới ở Liên Xô năm 1921 là ai.
A. Stalin B. Lênin C. Plekhanov D. Goocbachốp
Câu 13: Nội dung nào sau đây không nằm trong Chính sách kinh tế mới
A. Nhà nước thu thuế lương thực
B. Nhà nước trưng thu lương thực thừa
C. Nhà nước nắm độc quyền các ngành kinh tế then chốt
D. Nhân dân được tự do buôn bán
Câu 14: Chính sách kinh tế mới quy định, Nhà nước nắm những ngành kinh tế chủ chốt nào?
A. Công nghiệp, nhà hàng, khách sạn, ngoại thương
B. Thương mại, dịch vụ, ngân hàng
C. Nông nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương
D. Công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương
Câu 15: Năm 1933, quốc gia nào trên thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với
Liên Xô.
A. Mỹ B. Anh C. Đức D. Pháp
Câu 16: Tại sao để thực hiện xây dựng CNXH nhân dân Liên Xô phải tiến hành công nghiệp hoá :
A. Công nghiệp hoá thành công sẽ làm cho Mĩ nể sợ, vị thế của Liên Xô nâng cao hơn
B. Công nghiệp hoá sẽ giúp Liên xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng số 1 thế giới.
C. Công nghiệp hoá sẽ giúp Liên xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành cường quốc công
nghiệp XHCN.
D. Công nghiệp hoá sẽ trang bị cơ sở vật chất cho Liên xô.
Câu 17: Mục tiêu của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là gì.
A. Xóa bỏ giai cấp tư sản B. Phổ cập giáo dục và xóa nạn mù chữ
C. Xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH D. Điện khí hóa đất nước
Câu 18: Vì sao trong công cuộc xây dựng CNXH, Liên Xô phải ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng?
A. Vì Liên Xô có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có
B. Vì Liên Xô muốn thúc đẩy công nghiệp nhẹ, nông nghiệp và củng cố quốc phòng
C. Vì Liên Xô không có điều kiện phát triển nông nghiệp
D. Vì Liên Xô phải chạy đua vũ trang với Mỹ
Câu 19: Tổn thất to lớn đối với nhân dân Liên Xô và nhân dân thế giới ngày 21/1/1924 l là:
A. Lênin qua đời
B. Goobachốp tiến hành cải tổ đất nước
C. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất thất bại
D. Liên Xô khủng hoảng
Câu 20: Chính sách kinh tế mới bắt đầu được thực hiện từ thời gian nào.
A. 10/1917 B. 12/1922 C. 1/1919 D. 3/1921
Câu 21: Nội dung dung cơ bản của “Chính sách kinh tế mới”mà nước Nga thực hiện là :
A. Tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước
B. Nhà nước Xô viết nắm độc quyền về kinh tế về mọi mặt.
C. Thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với nông dân.
D. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân.
Câu 22: Trong thời gian xây dựng chủ nghĩa xã hội, xã hội Liên Xô đã chuyển biến như thế nào?
A. Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ
B. Nông dân trở thành giai cấp lãnh đạo
C. Tầng lớp trí thức trở thành người lãnh đạo chủ yếu
D. Địa chủ được cải tạo thành nông dân
Câu 23: Trong Chính sách kinh tế mới, thuế lương thực được nộp bằng:
A. Ngày công lao động B. Tiền
C. Hiện vật D. Bánh mì
Câu 24: Chính sách kinh tế mới quy định trong lĩnh vực công nghiệp, tư nhân được phép xây dựng
những xí nghiệp nhỏ dưới bao nhiêu công nhân.
A. 17 công nhân B. 20 công nhân C. 25 công nhân D. 15 công nhân
Câu 25: Thực chất của Chính sách kinh tế mới là gì?
A. Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế
B. Phát triển nền kinh tế thị trường, tự do cạnh tranh
C. Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài
D. Chuyển từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm
soát Nhà nước
Câu 26: Liên Xô bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước năm nào.
A. 1921 B. 1918 C. 1920 D. 1919
Câu 27: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và lần thứ hai của Liên xô đều hoàn thành vượt thời gian
chứng tỏ điều gì:
A. Sự nóng vội đốt cháy giai đoạn của Liên xô trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Liên xô đã hoàn thành triệt đẻ công nghiệp hoá đất nước.
C. Chế độ mới đã phát huy hết khả năng, trí tuệ và tinh thần của người lao động trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Liên xô đã trở thành 1 cường quốc công nghiệp đứng số 1 thế giới.
Câu 28: Liên Xô bắt đầu xây dựng đất nước trong hoàn cảnh như thế nào.
A. Đất nước trong bối cảnh cực kỳ khó khăn
B. Đất nước ổn định
C. Kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi
D. Các nước đế quốc chuẩn bị xâm lược
Câu 29: Vì sao kế hoạch 5 năm lần thứ ba không thể hoàn thành?
A. Vì thế chiến thứ 2 bùng nổ
B. Vì cơ sở hạ tầng không đáp ứng được công cuộc công nghiệp hóa
C. Vì Lênin qua đời
D. Vì phát xít Đức tấn công Liên Xô
Câu 30: Nhân dân Liên xô tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước trong khi đang tiến hành kế
hoạch năm năm lần thứ 3 vì:
A. Liên xô chuyển sang kế hoạch xây dựng CNXH dài hạn.
B. Phát xít Đức tấn công Liên xô tháng 6/1941, nhân dân Liên xô phải tiến hành cuộc chiến
tranh vệ quốc.
C. Liên xô đã hoàn thành công cuộc xây dựng CNHX trước thời hạn.
D. Các nước đế quốc bao vây, tấn công nên liên xô phải tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước.
Câu 31: Vì sao việc thực hiện chính sách kinh tế mới”NEP” lại bắt đầu từ Nông nghiệp ?
A. Vì chính sách trưng thu lương thực thừa đang làm nhân dân bất bình
B. Vì nông nghiệp là ngành kinh tế then chốt trong xã hội
C. Vì nông dân chiếm tuyệt đối trong xã hội.
D. Vì các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng đước nhu cầu xuất khẩu của đất nước.
Câu 32: Công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa đã giúp Liên Xô giải quyết được những vấn
đề gì?
A. Mặt bằng sản xuất, đào tạo cán bộ nông nghiệp, đầu ra cho nông phẩm
B. Vốn đầu tư, đào tạo cán bộ kĩ thuật, đào tạo công nhân lành nghề
C. Đào tạo cán bộ lãnh đạo, vốn đầu tư nước ngoài, an ninh quốc phòng
Câu 33: Để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tháng 3/1921 Lê nin và đảng Bôn sê vích đã thực
hiện:
A. Ban hành chính sách cộng sản thời chiến.
B. Cải cách chính phủ.
C. Ban hành hành sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất.
D. Ban hành chính sách kinh tế mới.
Câu 34: Năm 1940, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết có bao nhiêu nước thành viên.
A. 20 nước B. 17 nước C. 15 nước D. 19 nước
Câu 35: Khi tiến hành công nghiệp hóa, Liên Xô ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nào.
A. Công nghiệp nhẹ
B. Công nghiệp quốc phòng
C. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
D. Công nghiệp nặng
Câu 36: Người kế tục sự nghiệp lãnh đạo nhà nước Liên Xô thay Lênin là ai:
A. Khrushchev B. Trotsky C. Kalimin D. Stalin
Câu 37: Tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Lênin trong việc thành lập Liên Xô là:
A. Tất cả các dân tộc trong Liên Xô hòa nhập thành một đại dân tộc duy nhất
B. Nước Nga nắm quyền lãnh đạo, giúp đỡ các nước khác
C. Xóa đi ranh giới giữa các dân tộc để hình thành nên một thế giới cộng đồng
D. Sự bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau và tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc
Câu 38: Năm 1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết có bao nhiêu nước thành viên.
A. 15 nước B. 10 nước C. 20 nước D. 4 nước
Câu 39: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết gọi tắt là gì?
A. Nước Nga Xô viết B. Liên Xô C. Cộng hòa Xô viết D. Liên bang Nga
Câu 40: Từ năm 1928 -1932, ở Liên Xô diễn ra sự kiện gì.
A. Kế hoạch tập thể hóa nông nghiệp B. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
C. Kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học D. Kế hoạch 5 năm lần thứ hai

You might also like