You are on page 1of 23

NỘI DUNG CỦNG CỐ HỌC KỲ I KHỐI 11

NĂM HỌC 2021 - 2022

BÀI 7. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI

Câu 1. Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức, nổi tiếng với bản giao hưởng số 3, số 5, số 9 là
A. Bét-tô-ven B. Mô-da C. Sô-panh D. Trai-cốp-xki
Câu 2. Nhà văn là đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp là
A. Coóc-nây B. La Phông-ten C. Mô-li-e D. Vích-to Huy-gô
Câu 3. Nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm được Lê-nin đánh giá như “tấm gương phản chiếu cách
mạng Nga” là
A. Lép Tôn-xtôi B. Lô-mô-nô-xốp C. M. Gooc-ki D. Sê-khốp
Câu 4. Các tác phẩm của Mô-li-e (1622 – 1673) tác gia nổi tiếng người Pháp thể hiện
A. khát vọng công bằng, cuộc sống tốt đẹp của loài người
B. tinh thần dân chủ, cách mạng vì sự tiến bộ của loài người.
C. tác dụng giáo dục đối với mọi lứa tuổi, mọi thời đại.
D. sự phê phán sâu sắc chế độ phong kiến, ca ngợi con người tư bản.
Câu 5. Ở buổi đầu thời cận đại, thành tựu của những lĩnh vực văn hóa nào có vai trò quan trọng trong
việc tấn công vào thành trì chế độ phong kiến?
A. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng.
B. Văn học, nghệ thuật, tôn giáo.
C. Văn học, nghệ thuật, chính trị.
D. Văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên.
Câu 6. Nhà họa sĩ, đồ họa Hà Lan nổi tiếng về tranh chân dung, tranh phong cảnh là
A. Rem-bran B. Van Gốc B. Lê-vi-tan D. Pi-cát-xô
Câu 7. Tiểu thuyết Những người khốn khổ của nhà văn Vích-to Huy gô được đánh giá là một tác phẩm
A. đặc biệt xuất sắc
B. điển hình của thể loại bi kịch.
C. tiêu biểu cho văn học hiện thực phê phán.
D. đặc sắc của chủ nghĩa hiện thực phê phán.
Câu 8. Công trình nghệ thuật kiến trúc nào của nước Pháp hoàn thành vào năm 1708 được đánh giá là
đặc sắc?
A. Cung điện Véc-xai B. Khải hoàn môn C. Tháp Ét-phen D. Thành Xơ-đăng
Câu 9. Nhà văn cách mạng nổi tiếng với các tác phẩm lớn như: Nhật kí người điên, AQ chính truyện là
A. Lỗ Tấn B. Hô-xê Mác-ti C. Hô-xê Ri-dan D. Ta-go
Câu 10. Ai là tác gia nổi tiếng của nền hài kịch cổ điển Pháp?
A. Mô-li-e B. Ban-dắc C. Cooc-nây D. Vích-to Huy-gô
2. HIỂU: 10 CÂU
Câu 1. “Những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp 1789 thắng lợi” là các nhà
A. Triết học khai sáng B. chủ nghĩa xã hội không tưởng
B. chủ nghĩa xã hội khoa học D. Văn hóa phục hưng
Câu 2. Nhà văn không đại diện cho tiếng nói của nhân dân các dân tộc bị áp bức là
A. Mác Tuên B. Hô-xê Mác-ti C. Hô-xê Ri-dan D. Lỗ Tấn
Câu 3. Nhân vật nào sau đây không thuộc nhóm những nhà Khai sáng ở châu Âu buổi đầu thời cận đại?
A. Mông-te-xki-ơ B. Vôn-te C. Rút-xô D. Xanh Xi-mông
Câu 4. Tình cảm của Mác Tuên được thể hiện như thế nào qua các tác phẩm nổi tiếng của ông?
A. Lòng yêu thương với con người, nhất là nhân dân lao động nghèo khổ.
B. Lòng yêu thương vô hạn đối với những con người đau khổ.
C. Mong tìm ra những giải pháp đem lại hạnh phúc cho người nghèo.
D. Phê phán xã hội tư bản, bảo vệ cuộc sống của những người khốn khổ.
Câu 5. Cung điện Véc-xai của Pháp được đánh giá là công trình nghệ thuật kiến trúc
A. đặc sắc B. độc đáo C. tiêu biểu D. điển hình
Câu 6. Trong thế kỉ XVII, nước nào ở phương Tây có nhiều nhà văn, nhà thơ lớn tiêu biểu của văn học
thế giới?
A. Pháp B. Anh D. Nga C. Mĩ
Câu 7. Các tác phẩm văn học của La Phông-ten có tác dụng giáo dục đối với
A. mọi lứa tuổi, mọi thời đại.
B. trẻ em mọi thời đại.
C. tuổi trẻ buổi đầu thời cận đại.
D. mọi người, ở đầu thế kỉ XX.
Câu 8. Các tác phẩm của nhà văn Hô-xê Mác-ti có vị trí như thế nào đối với cuộc đấu tranh cho độc lập
dân tộc và tiến bộ xã hội của nhân dân Cu-ba và khu vực Mĩ Latinh?
A. Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh, niềm tin vào thắng lợi.
B. Tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược.
C. Thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của nhân dân.
D. Thúc đẩy long yêu nước, tự hào dân tộc của nhân dân.
Câu 9. Các tác phẩm nổi tiếng của Trai-cốp-xki phản ánh về điều gì?
A. Nền âm nhạc hiện thực thế giới.
B. Tinh thần nhân đạo cao cả.
C. Tinh thần dân chủ cách mạng.
D. Lòng yêu nước, yêu hòa bình.
Câu 10. Hoàn cảnh ra đời của các thành tựu văn học, nghệ thuật, tư tưởng ở đầu thế kỉ XIX đến đầu thế
kỉ XX là
A. giai cấp tư sản lên cầm quyền và mở rộng xâm lược thuộc địa.
B. chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
C. giai cấp tư sản trở nên phản động, đàn áp quần chúng nhân dân.
D. chủ nghĩa tư bản khai thác bóc lột tàn bạo với thuộc địa.
Câu 11. Vai trò của văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại là
A. tấn công vào thành trì chế độ phong kiến, hình thành quan điểm, tư tưởng tư sản
B. phê phán, lên án sự thối nát của chế độ phong kiến, ca ngợi chủ nghĩa tư bản.
C. phê phán lên án chế độ tư bản chủ nghĩa, ca ngợi chế độ xã hội chủ nghĩa.
D. lên án sự bóc lột, bất công trong xã hội tư bản, mơ ước xây dựng xã hội tương lai.
Câu 12. Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, các nhà văn, nhà thơ đã phản ánh về điều gì trong các
tác phẩm của mình?
A. Hiện thực xã hội.
B. Sự thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản.
C. Sự thất bại của chế độ phong kiến trên thế giới.
D. Tình cảnh bị áp bức, bóc lột và khốn khổ của người lao động.
Câu 13. Coóc-nây có vai trò như thế nào đối với văn hóa Pháp?
A. Đặt nền móng cho nền bi kịch cổ điển Pháp.
B. Mở đầu cho nền văn học mới.
C. Đặt nền móng cho thơ ca Pháp.
D. Mở đầu cho phong trào Thơ mới.
Câu 14. Hoàn cảnh ra đời của các thành tựu văn học, nghệ thuật, tư tưởng trong buổi đầu thời cận đại
khác với thời điểm đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là chủ nghĩa tư bản
A. chưa giành thắng lợi hoàn toàn trước chế độ phong kiến.
B. đã giành thắng lợi hoàn toàn đối với chế độ phong kiến.
C. muốn tập hợp lực lượng để tấn công chế độ phong kiến.
D. muốn hình thành quan điểm và tư tưởng con người tư sản.
Câu 15. Đặc điểm của văn học ở các nước phương Đông từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là đã
phản ánh
A. cuộc sống của nhân dân dưới ách thực dân phong kiến.
B. sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản với nhân dân.
C. mong muốn tìm kiếm một cuộc sống hạnh phúc, tự do.
D. lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo.

BÀI 9. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ
CÁCH MẠNG (1917 – 1921).

Câu 1. Sự kiện mở đầu cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản năm 1917 ở Nga
A. cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grat.
B. cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông vào ngày.
C. cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân Mát-xcơ-va
D. cuộc nổi dậy của nông dân ở ngoại ô Mát-xcơ-va.
Câu 2. Sau cách mạng tháng Hai năm 1917, ở Nga đã xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn
tại, đó là
A. Chính quyền chuyên chế Nga hoàng và chính quyền vô sản.
B. Chính phủ lâm thời tư sản và chính quyền Xô viết.
chính phủ lâm th C. Chính phủ cộng hòa tư sản và ời của giai cấp vô sản.
D. Chính phủ lâm thời tư sản và chính quyền chuyên chế Nga hoàng.
Câu 3. Nga hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng
A. bị các nước đế quốc thôn tính.
B. khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
C. nạn đói xảy ra, thất nghiệp tăng nhanh.
D. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
Câu 4. Đầu thế kỉ XX, nước Nga đứng trước một tình thế
A. các nước đế quốc lần lượt xâm lược thôn tính nước Nga.
B. bùng nổ cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ Nga hoàng.
C. chính phủ Nga hoàng sắp bị sụp đổ.
D. kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng.
Câu 5. Sự kiện nào mở đầu cho cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
A. quân cách mạng đã đánh chiếm vị trí then chốt ở thủ đô.
B. quân cách mạng đã đánh chiếm Cung điện Mùa Đông.
C. Chính quyền Xô viết thành lập ở Pê-tơ-rô-grat.
D. Chính quyền Xô viết thành lập ở Mát-xcơ-va.
Câu 6. Trước sự sụp đổ của chính quyền cũ, quần chúng nhân dân có biện pháp gì để thay thế?
A. Thành lập chính phủ.
B. Tổ chức quân đội để quản lý.
C. Thành lập quốc hội.
D. Bầu các Xô-viết đại biểu công nhân.( chưa đủ)
Câu 7. Lênin có báo cáo quan trọng chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển sang cách mạng xã hội chủ
nghĩa có tên gọi là
A. Luận cương tháng tư.
B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
C. Luận cương về vai trò của Đảng cộng sản.
D. Sắc lệnh hoà bình.
Câu 8. Sau cách mạng tháng Hai, nước Nga trở thành nhà nước
A. quân chủ lập hiến.
B. cộng hòa.
C. quân chủ chuyên chế.
D. cộng hòa đại nghị
Câu 9. Ý nghĩa lịch sử quan trọng của cách mạng tháng 10/1917 đối với thế giới là
A. thay đổi cục diện thế giới.
B. thế giới bắt đầu có trật tự hai cực.
C. tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
D. tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
Câu 10. Đến đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi ở
A. Mát-xơ-va.
B. Pê-tơ-rô-grát.
C. Cung điện mùa đông.
D. toàn nước Nga.
Câu 11. Nền kinh tế nước Nga đầu thế kỉ XX có biểu hiện là
A. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
B. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chậm phát triển.
C. nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu.
D. nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Câu 12. Sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở nước Nga đã tác động như thế nào đến nền kinh
tế ?
A. Tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
B. Bước đầu tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
C. Tạo điều kiện cho nền kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ.
D. Kìm hãm sự phát triển của CNTB.
Câu 13. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính trị gì?
A. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.
B. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Lật đổ chế độ Nga hoàng.
Câu 14. Cách mạng Tháng Mười Nga đã giải quyết nhiệm vụ chính trị cơ bản là
A. lật đổ chế độ Nga hoàng.=> TỪ THÁNG 2
B. đánh đổ chủ nghĩa đế quốc.
C. dân tộc và giai cấp.
D. ruộng đất cho nhân dân.
Câu 15. Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của cách mạng tháng 10/1917 đối với nước Nga là
A. đưa người dân lên làm chủ đất nước.
B. thay đổi cục diện chính trị thế giới.
C. mở đường cho phong trào đấu tranh thế giới.
D. mở ra thời kì lịch sử thế giới hiện đại.
Câu 16. Để chuyển toàn bộ chính quyền về tay các Xô-viết, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích chủ trương
đấu tranh bằng phương pháp
A. hòa bình.
B. nghị trường.
C. vũ trang.
D. kết hợp vũ trang và chính trị
Câu 17. Vì sao vào đầu thế kỉ XX, nước Nga đứng trước một cuộc cách mạng
A. do có liên minh công nông vững chắc.
B. có giai cấp vô sản Nga.
C. chế độ Nga hoàng khủng hoảng sâu sắc.
D. chủ nghĩa đế quốc suy yếu
Câu 18. Trong cuộc cách mạng tháng Mười Nga, sự kiện quan trọng nhất là
A. nhân dân các nước nổi dậy khởi nghĩa.
B. quân khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mátxcơva.
C. quân khởi nghĩa chiếm được Cung điện Mùa Đông.
D. quân khởi nghĩa giành thắng lợi ở pê-tơ-rô-grát.
Câu 19. Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong cách mạng tháng Hai năm 1917 là
A. biểu tình thị uy.
B. khởi nghĩa từng phần.
C. tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
D. chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
Câu 20. Vì sao cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 diễn ra và lật đổ được chế độ Nga hoàng?
A. Do Nga hoàng tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Nga hoàng đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân.
C. Quần chúng nhân dân tham gia đông đảo.
D. Giai cấp tư sản có chiến lược phù hợp.
Câu 21. Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga
A. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
C. cách mạng thoái trào.
D. cách mạng văn hóa.
Câu 22. Sự khác nhau trong chủ trương đấu tranh của cách mạng tháng Hai so với cách mạng tháng
Mười năm 1917 là
A. đấu tranh hòa bình.
B. báo chí, nghị trường.
C. bãi công.
D. biểu tình.
Câu 23. Cách mạng tháng Mười Nga là
A. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. cách mạng dân chủ tư sản.
D. cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 24. Người đã tiếp thu đầu tiên và vận dụng tư tưởng của cách mạng tháng Mười Nga vào cách
mạng Việt Nam là
A. Lê Hồng Phong.
B. Trần Phú.
C. Hà Huy Tập.
D. Nguyễn Ái Quốc
Câu 25. Việt Nam đã rút ra được kinh nghiệm gì trong Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
A. Đấu tranh chính trị.
B. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
C. Thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản.
D. Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang.

BÀI 10. LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921-1941)

Câu 1. Chính sách kinh tế mới (NEP) bao gồm các nội dung quan trọng về
A. nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tiền tệ
B. nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông
C. giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, tiền tệ
D. nông nghiệp, giao thông, tiền tệ, thương nghiệp
Câu 2. Trong nông nghiệp, chính sách kinh tế mới đã thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng
A. thuế lương thực nộp bằng hiện vật.
B. thuế lương thực nộp bằng công lao động.
C. thuế lương thực nộp hằng tháng.
D. thuế lương thực nộp bằng tiền.
Câu 3. Chính sách kinh tế mới được tiến hành bắt đầu từ ngành nào?
A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Thủ công nghiệp. D. Thương nghiệp.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách kinh tế mới của Liên Xô (1921) ?
A. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng.
B. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
C. Tư nhân không được tự do sản xuất, tự do buôn bán.
D. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
Câu 5. Nhiệm vụ trọng tâm mà Liên Xô ưu tiên trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là gì?
A. Phát triển công nghiệp nặng. B. Phát triển thương mại – dịch vụ.
C. Phát triển công nghiệp nhẹ. C. Phát triển nông nghiệp hiện đại.
Câu 6. Nhà nước Xô Viết không tập trung ưu tiên phát triển ngành kinh tế nào sau đây?
A. Công nghiệp B. Du lịch C. Giao thông vận tải D. Ngân hang
Câu 7. Người kế tục và lãnh đạo công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước Liên Xô từ 1924 – 1953 là
A. X-ta-lin. B. Gooc-ba-chôp. C. Vran- ghen. D. Ax- ta- kha-nôp.
Câu 8. Từ 1922- 1925, các nước tư bản nào đã đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô?
A. Đức , Anh, Italia, Pháp, Nhật B. Đức, Mĩ , Anh, Pháp , Nhật
C. Đức, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật D. Đức, Ý , Anh, Trung Quốc, Nhật
Câu 9. Nước nào sau đây không nằm trong Liên bang Xô Viết ?
A. U-dơ-bê-ki-xtan B. Ac-me-ni-a C. U-crai-na D. Ap- ga-ni - xtan
Câu 10. Công nghiệp hóa XHCN ở Liên Xô (1928-1937) đã đạt được thành tựu gì?
A.Từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới.
B.Từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 1 thế giới.
C.Từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp phát triển.
D.Từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp mới.
Câu 11. Đâu không phải là thành tựu về văn hóa – giáo dục mà Liên Xô đạt được?
A. Thanh toán được nạn mù chữ
B. Xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất
C. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước
D. Đội ngũ trí thức Xô Viết lên đến 20 triệu người
Câu 12. Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 ở Liên Xô bị tạm thời gián đoạn do
A. cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức.
B. Italia phối hợp với Đức mở mặt trận Bắc Phi.
C. Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
D. cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Câu 13. Năm 1933, diễn ra sự kiện quan trọng nào trong quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Liên Xô?
A.Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
B.Mĩ và Liên Xô bình thường hóa quan hệ đối ngoại.
C.Mĩ và Liên Xô ký hiệp ước về quan hệ đối ngoại.
D.Mĩ và Liên Xô chấm dứt quan hệ đối ngoại.
Câu 14. Chính sách ngoại giao nào không phải của Liên Xô?
A.Kiên trì và bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế.
B.Từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế.
C.Phá vỡ chính sách bao vây trong quan hệ quốc tế.
D.Thực hiện chính sách ngoại giao “láng giềng thân thiện”
Câu 15. Điểm giống nhau trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) và kế hoạch 5
năm lần thứ hai (1933- 1937) ở Liên Xô là?
A. Đều hoàn thành trước thời hạn B. Không hoàn thành đúng thời hạn.
C. Theo đúng thời hạn đề ra. C. Hoàn thành trước 5 tháng.
Câu 16. Vai trò của kinh tế nhà nước trong chính sách Kinh tế mới ở Liên xô được thể hiện như thế
nào?
A. Thả nổi nền kinh tế cho tư nhân.
B. Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt nền kinh tế nhiều thành phần.
C. Tư bản trong nước lũng đoạn chi phối nền kinh tế.
D. Kinh tế nhà nước phụ thuộc kinh tế tư bản nước ngoài.
Câu 17. Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô đòi hỏi các dân tộc phải
A.liên minh chặt chẽ với nhau nhằm tăng cường sức mạnh về mọi mặt.
B.độc lập với nhau để phát huy sức mạnh mỗi nước.
C.liên kết với đế quốc bên ngoài để nhận sự giúp đỡ.
D.liên minh với các nước tư bản có trình độ khoa học kỹ thuật cao.
Câu 18. Đâu là thành tựu quan trọng mà Liên Xô đạt được đạt được trên lĩnh vực nông nghiệp (1921-
1941)?
A. Cơ sở vật chất kỹ thuật được cơ giới hóa, nông nghiệp có quy mô sản xuất lớn.
B. Cơ sở vật chất kỹ thuật có tiến bộ nhưng chưa được cơ giới hóa.
C. Quy mô sản xuất nông nghiệp lớn nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu.
D. Cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị nhưng quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ.
Câu 19. Ngày 21-01-1924 diễn ra sự kiện gì ở Liên Xô?
A. Đại hội lần thứ X của Đảng Bôn – sê – vích Nga
B. Đại hội lần thứ nhất Xô Viết toàn Nga
C. Lãnh tụ nước Nga Xô viết - Lê nin qua đời
D.Ban hành chính sách kinh tế mới
Câu 20. Chính sách ngoại giao của Liên Xô từ 1922 – 1933 có ý nghĩa như thế nào?
A.Khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao của Liên Xô.
B.Mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước tư bản.
C.Giúp đỡ các dân tộc trong Liên bang Xô Viết.
D.Tăng cường uy tín của Liên Xô đối với các nước.
Câu 21. Tác động lớn nhất của chính sách “kinh tế mới” đến nền kinh tế nước Nga là
A.chuyển nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền mọi mặt sang kinh tế nhiều thành phần.
B.nhà nước vẫn nắm độc quyền, kiểm soát mọi mặt nền kinh tế.
C.nhà nước nắm độc quyền, chỉ đạo toàn bộ nền kinh tế.
D.nền kinh tế nhiều thành phần không phát triển được.
Câu 22. Nội dung nào không thuộc ý nghĩa của chính sách kinh tế mới ở Liên Xô?
A. Nhân dân Xô Viết vượt qua được khó khăn về kinh tế, chính trị
B. Hoàn thành được công cuộc khôi phục kinh tế
C. Tác động đến công cuộc xây dựng CNXH ở một số nước
D. Giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Câu 23. Sắp xếp các sự kiện sau đây theo trình tự thời gian:
1. Liên Xô thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. ( 1928 )
2. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết được thành lập. ( cuối t12 / 1922 )
3. Đảng Bôn – sê – vích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới. (T3/1992)
A. 1-2-3 B. 3-2-1 C. 2-3-1 D. 1-3-2
Câu 24. ‘‘Chính sách kinh tế mới đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng ...ở
một số nước trên thế giới”
Điền nội dung đáp án sau vào dấu ...
A. chủ nghĩa xã hội. B. chủ nghĩa tư bản. C. chủ nghĩa đế quốc.
D. chủ nghĩa Cộng sản.
Câu 25. Việt Nam đã rút ra bài học kinh nghiệm gì từ Chính sách kinh tế mới ở nước Nga?
A.Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước.
BThực hiện nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền mọi mặt.
C.Chú trọng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
D.Tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn.

BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TBCN (1919 – 1939)

1/ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức hội nghị ở đâu
A. Vécxai và Oa –Sinh – Tơn.
B. Ianta và Oa –Sinh – Tơn.
C. Oa –Sinh – Tơn và Giơ-Ne-Vơ.
D. Nui- Oóc và Oa –Sinh – Tơn.

2/ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức hội nghị ở Vécxai và Oa –Sinh –
Tơn để
A. kí kết hiệp ước và các hòa ước phân chia quyền lợi.
B. phân chia lại thị trường thế giới.
C. phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.
D. tăng cường hợp tác giữa các nước Tư bản chủ nghĩa.

3/ Một trật tự thế giới mới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là
A. Hệ thống Vécxai và Oa –Sinh – Tơn.
B. Trật tự hai cực Ianta.
C. Trật tự thế giới đa cực.
D. Trật tự thế giới đơn cực.
4/ Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên, duy trì trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất
có tên là
A. Hội Quốc Liên.
B. Liên Hiệp Quốc.
C. Liên minh Châu Âu.
D. Khối liên Minh.

5/ Hai khối đế quốc đối lập ra đời sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là
A. Anh, Pháp, Mĩ và Đức, Italia, Nhật Bản.
B. Anh, Pháp, Nga và Đức, Áo- Hung, Italia.
C. Anh, Pháp, Nga và Đức, Italia, Nhật Bản.
D. Anh, Pháp, Mĩ và Đức, Áo- Hung, Italia.

6/ Tổ chức Hội Quốc Liên ra đời nhằm


A. duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. tăng cường quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
C. cải thiện mối quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa.
D. tăng cường hợp tác hữu nghị giữa các nước thành viên.

7/ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, một tổ chức quốc tế được thành lập với sự tham gia của 44
nước là
A. Hội Quốc Liên.
B. Liên Hiệp Quốc.
C. Liên minh Châu Âu.
D. Khối liên Minh.

8/ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) bùng nổ đầu tiên ở nước
A. Mĩ.
B. Nhật.
C. Đức.
D. Anh.

9/ Nội dung nào dưới đây phản ảnh đầy đủ nhất hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 –
1933?
A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế, hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội.
B. Tàn phá nặng nề nền kinh tế, xã hội các nước tư bản chủ nghĩa.
C. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất.
D. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình của người thất nghiệp diễn ra.

10/ / Nội dung nào dưới đây không phản ảnh hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 –
1933?
A. Thành lập một tổ chức quốc tế để duy trì trật tự của thế giới.
B. Tàn phá nặng nề nền kinh tế, xã hội các nước tư bản chủ nghĩa.
C. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất.
D. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình của người thất nghiệp diễn ra.

11/ Các nước tiến hành thiết lập chế độ độc tài phát xít, chạy đua vũ trang
sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là
A. Anh, Pháp , Mĩ.
B. Đức, Italia, Nhật Bản.
C. Anh, Pháp, Nga.
D. Đức, Mĩ, Nhật Bản.

12/ Các nước Tư bản không dùng biện pháp này để khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới
1929 – 1933?
A. Cải cách kinh tế - xã hội.
B. Đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất.
C. Thay đổi hình thức thống trị mới.
D. Phát huy vai trò của Hội Quốc liên.

13/ Để khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, các nước Anh, Pháp , Mĩ đã tiến
hành
A. cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất.
B. tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới.
C. thiết lập các chế độ độc tài phát xít, chạy đua vũ trang.
D. không ngùng mở rộng quan hệ với các nước đăc biệt là kinh tế đối ngoại.

14/ Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là một cuộc khủng hoảng
A. thừa.
B. thiếu.
C. năng lượng.
D. tài chính.

15/ Để khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, các nước Đức, Italia, Nhật bản đã
tiến hành
A. cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất.
B, ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến, tập trung phát triển kinh tế.
C. thiết lập các chế độ độc tài phát xít, chạy đua vũ trang.
D. không ngùng mở rộng quan hệ với các nước để phát triển kinh tế.

16/ Các nước tiến hành cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất để khắc
phục hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là
A. Anh, Pháp , Mĩ.
B. Đức, Italia, Nhật Bản.
C. Anh, Pháp, Đức.
D. Anh, Mĩ, Nhật Bản.

17/ “Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất”, nội
dung trên phản ánh không đúng về
A. chủ nghĩa Phát xít Đức.
B. chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
C. chủ nghĩa phát xít Italia.
D. chủ nghĩa thực dân Anh.

18/ Sự hình thành hai khối đế quốc, Phát xít báo hiệu điều gì?
A. Cuộc chạy đua vũ trang và nguy cơ cuộc chiến tranh thế giới mới.
B. Các nước sẽ tăng cường hợp tác, cạnh tranh để phát triển.
C. Các nước sẽ điều chỉnh , cải cách kinh tế - xã hội mạnh mẽ.
D. Tạo ra nhiều thời cơ và thách thức cho các nước ổn định và phát triển.

19/ Âm mưu cơ bản nhất của các nước đế quốc khi Phát xít hóa bộ máy chính quyền là
A. cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình.
B. khắc phục tình trạng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu của mình.
C. khắc phục tình trạng thiếu nguyên liệu, thiếu thị trường.
D. chống lại các nước áp đặt mình sau chiến tranh.

20/ Mục tiêu chung nhất của các nước tư bản thắng trận khi tổ chức hội nghị Vécxai và Oa –Sinh – Tơn

A. phân chia quyền lợi.
B..thiết lập quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản.
C. tăng cường hợp tác giữa các nước tư bản.
D. chia lại thị trường thế giới.
21/Đâu không là mục tiêu của các nước tư bản thắng trận khi tổ chức Hội nghị Vécxai và Oa –Sinh –
Tơn?
A. Xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận.
B. Xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước thuộc địa, phụ thuộc.
C. Giải quyết mâu thuẩn quyền lợi giữa các nước thắng trận.
D. Xây dựng quan hệ hòa bình lâu dài trong thế giới tư bản chủ nghĩa.

22/ Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:
1. Hệ thống Vecsxai – Oasinhtown được xác lập.
2. Chủ nghĩa phát xít ra đời ở Đức.
3. Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) nổ ra ở Mĩ.
A. 1, 3, 2. B. 1, 2, 3. C. 3, 2, 1. D. 2, 1, 3.

23/ Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) là
A. Biến động to lớn.
B. Hòa bình ổn định.
D. Ổn định và phát triển.
C. Hợp tác hữu nghị.

24/ Nguyễn Ái Quốc đã gửi bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam đến
A. Tổ chức Hội Quốc liên.
B. Hội nghị các nước đế quốc thắng trận ở Oa- sinh- Tơn.
C. Hội nghị các nước đế quốc thắng trận ở Vécxai, Oa- sinh- Tơn.
D. Hội nghị Tam cường ở Ianta.

25/ Sự kiện nào không đánh dấu sự lan tràn của chủ nghĩa Phát xít?
A. Đảng Quốc xã ra sức tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù.
B. Tổng thống Ru- dơ- ven đề ra chính sách mới.
C. Phổ Nghi lên ngôi hoàng đế ở Trung Quốc, thành lập “Mãn Châu quốc”.
D. Nhật Bản tăng cường chạy đua vũ trang, đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc.

BÀI 13: NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)

Câu 1. Ngày 29/10/1929 ở nước Mĩ đã diễn ra sự kiện gì?


A. Thị trường chứng khoán đóng cửa không giao dịch.
B. Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu.
C. Ngân hàng Trung ương ngừng hoạt động hoàn toàn.
D. Tổng thống Rudơven nhậm chức.
Câu 2. Ngày 29/10/1929 ở Mĩ còn được gọi là
A. “ngày thứ 3 đen tối”.
B. “ngày thứ 5 đen tối”.
C. “ngày thứ 6 đen tối”.
D. “ngày thứ 7 đen tối”.
Câu 3. Người giữ 4 nhiệm kì liên tiếp trong lịch sử bầu Tổng thống Mĩ là
A. Ai-xen-hao.
B. Ru-dơ-ven.
C. Oa-sinh-tơn.
D. B. Ô-ba-ma.
Câu 4. Mĩ đã thực hiện sự kiện ngoại giao nào vào tháng 11/1933?
A. Chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
B. Chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Đức.
C. Chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản.
D. Chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
Câu 5. Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm thế giới, Mĩ đã thực hiện chính sách
gì?
A. Chính sách thực lực.
B. Chính sách trung lập. (khuyến khích cn phát xít )
C. Chính sách chạy đua vũ trang.
D. Chính sách kìm hãm.
Câu 6. Khủng hoảng kinh tế ở Mĩ bắt đầu từ sự
A. phá sản của hàng loạt các công ty lớn ở Niu Oóc.
B. mất giá của thị trường tiền tệ Niu Oóc.
C. sụt giảm của thị trường chứng khoán Niu Oóc.
D. đổ vỡ của hàng loạt các ngân hàng ở Niu Oóc.
Câu 7. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ bắt đầu trong lĩnh vực
A. thương mại.
B. công nghiệp.
C. nông nghiệp.
D. tài chính ngân hàng.
Câu 8. Hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 để lại cho nước Mĩ là
A. nền kinh tế bị phá hủy một cách nghiêm trọng.
B. số người thất nghiệp tăng cao.
C. thị trường chứng khoán rối loạn.
D. nền dân chủ tư sản có nguy cơ bị sụp đổ.
Câu 9. Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng, Tổng thống Rudơven đã
A. thực hiện chính sách xâm lược các nước khác.
B. tăng cường chi phí cho quân sự.
C. kêu gọi sự giúp đỡ của các nước khác.
D. thực hiện Chính sách mới.
Câu 10. Tác dụng lớn nhất của “Chính sách mới” đối với nước Mĩ là
A. tạo nhiều việc làm cho người thất nghiệp.
B. góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản.
C. đưa nước Mĩ ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.
D. tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế.
Câu 11. Biện pháp cốt lõi của “Chính sách mới” là
A. ban hành các đạo luật về ngân hàng.
B. nhà nước can thiệp tích cực vào nền kinh tế.
C. thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp.
D. ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.
Câu 12. Từ năm 1934, chính sách đối ngoại chủ yếu của Mĩ đối với các nước Mĩ Latinh là
A. láng giềng đoàn kết.
B. láng giềng thân thiện.
C. láng giềng hợp tác.
D. láng giềng hữu nghị.
Câu 13. Mục đích của Mĩ khi tuyên bố Chính sách láng giềng thân thiện đối với các nước Mĩ La tinh là
A. xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này.
B. muốn trở thành người anh cả giúp đỡ các nước ở khu vực này.
C. để cùng nhau hợp tác và phát triển ngày càng ổn định.
D. lôi kéo các nước nhằm xây dựng một đồng minh mạnh ở khu vực này.
Câu 14. Chính sách, đạo luật nào của Mĩ đã góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít gây ra chiến
tranh thế giới thứ hai ?
A. Chính sách láng giềng thân thiện với Mĩ La tinh .
B. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
C. Giữ vai trò trung lập với các cuộc xung đột quân sự ngoài nước Mĩ .
D. Chính sách mới của Ru-dơ-ven.
Câu 15. Thời kì “hoàng kim” của nền kinh tế Mĩ chấm dứt bằng sự kiện
A. các nước tư bản châu Âu vươn lên phát triển mạnh mẽ.
B. khủng hoảng kinh tế bùng nổ tháng 10/1929.
C. mất vị trí trung tâm công nghiệp thế giới.
D. dự trữ vàng và ngoại tệ sụt giảm.
Câu 16. Chủ trương của Mĩ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (1933) là
A. Giữ quan hệ ngoại giao trong tư thế nước lớn.
B. Không từ bỏ lập trường chống cộng sản.
C. Cùng nhau giải quyết các vấn đề hai bên cùng quan tâm.
D. Cùng nhau giải quyết các vấn đề quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 17. Mĩ quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (1933) xuất phát từ
A. lợi ích của cả hai nước.
B. việc muốn xây dựng một thế giới hòa bình.
C. lợi ích của nước Mĩ.
D. việc muốn cải thiện quan hệ hai nước.
Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ giai
đoạn đỉnh cao năm 1932?
A. Số người thất nghiệp tăng lên một cách nhanh chóng.
B. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân bùng nổ mạnh mẽ.
C. Nền nông nghiệp đang vươn lên dẫn đầu các nước tư bản.
D. Sản lượng công nghiệp giảm sút nghiêm trọng.
Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả trực tiếp của sự kiện ngày 29/10/1929
đối với nước Mĩ?
A. Hàng triệu người trong phút chốc mất sạch tài sản tích lũy cả đời.
B. Tâm lí hoảng loạn bao trùm khi thị trường chứng khoán giảm sút.
C. Phá hủy nghiêm trọng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.
D. Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng nhất.
Câu 20. Dựa vào Biểu đồ về tỉ lệ thất nghiệp ở Mĩ (1920 – 1946), hãy lí giải vì sao số người thất nghiệp
lên đến mức cao nhất vào những năm 1932 – 1933?
A. Các ngành kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng, sản xuất đình trệ, tê liệt, phá sản.
B. Người lao động bỏ việc để tìm việc làm mới với mong muốn có thu nhập cao hơn.
C. Một số nhà máy, xí nghiệp muốn thay đổi người lao động.
D. Cuộc khủng hoảng tác động tới một số ngành kinh tế làm tăng nạn thất nghiệp.
Câu 21. Vấn đề cơ bản nào của xã hội Mĩ đã không được giải quyết trong Chính sách mới của
Rudơven?
A. Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
B. Xóa bỏ sự phân biệt người da đen và da màu, xây dựng xã hội dân chủ thực sự.
C. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế.
D. Khôi phục sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo nhiều việc làm mới.
Câu 22. Lí do nào dưới đây không phản ánh đúng mục đích của việc Mĩ công nhận và thiết lập quan
hệ ngoại giao với Liên Xô năm 1933?
A. Mĩ muốn mở rộng thị trường để cùng hợp tác về kinh tế.
B. Không muốn thù địch với Liên Xô để cùng chống phát xít.
C. Chủ nghĩa phát xít đang hình thành đe dọa hòa bình thế giới .
D. Xây dựng mối quan hệ hòa bình với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 23. Chính sách trung lập của Mĩ đối với các vấn đề quốc tế ở thập niên 30 của TK XX đã đưa đến
một trong những tác động nào?
A. Gián tiếp gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Trực tiếp gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Trực tiếp gây ra xung đột căng thẳng giữa Mĩ và Liên Xô.
D. Gián tiếp thúc đẩy phong trào chống chủ nghĩa phat xít phát triển mạnh mẽ.
Câu 24. Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với các vấn đề quốc tế ở thập niên 30 của TK XX đã đưa đến
một trong những tác động nào?
A. Làm cho quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô càng gắn bó.
B. Làm cho tình hình thế giới càng trở nên căng thẳng.
C. Góp phần cô lập ảnh hưởng và hoạt động của chủ nghĩa cộng sản.
D. Góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động.
Câu 25. Từ việc nước Mĩ thực hiện Chính sách mới, Việt Nam có thể rút ra được bài học gì để góp
phần thực hiện thành công công cuộc đổi mới kinh tế đất nước hiện nay?
A. Tập trung đầu tư phát triển các ngành kinh tế có nhiều lợi thế.
B. Tập trung đầu tư phát triển ngành kinh tế mũi nhọn.
C. Thực hiện các chính sách, biện pháp phát triển kinh tế phù hợp.
D. Thực hiện các biện pháp dân chủ trong phát triển kinh tế.

BÀI 14: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
I. TỰLUẬN
Câu 1: Khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến nền kinh tế Nhật như thế nào?Biểu hiện?
Câu 2: Vì sao Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc?
Câu 3: Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản (1929-1933) đã đưa đến hậu quả gì về mặt xã hội?
Câu 4: Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau của quá trình phát xít hóa ở Đức và Nhật trong giai
đoạn 1929-1933?
Câu 5: Đánh giá điểm giống và khác nhau của quá trình phát xít hóa ở Đức, Ý, Nhật?
Câu 6: Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản lại chọn con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây
chiến tranh xâm lược? Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa diễn ra như thế nào?
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản được biết đến là
A. nước bại trận và bị thiệt hại nặng nề về kinh tế.
B. chủ nợ của các nước tư bản châu Âu.
C. nước thu được nhiều nguồn lợi để phát triển kinh tế.
D. nước cùng với Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp thế giới.
Câu 2. Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất trong ngành nào?
A. Công nghiệp nặng.
B. Tài chính và ngân hàng.
C. Nông nghiệp.
D. Công nghiệp nhẹ.
Câu 3. Năm 1929, khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản đã làm cho ngành nào bị đình đốn?
A. Ngân hàng.
B. Công nghiệp.
C. Nông nghiệp.
D. Thương nghiệp.
Câu 4. Quá trình phát xít hóa ở Nhật diễn ra thông qua con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và
tiến hành chiến tranh xâm lược vì
A. đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng.
B. tầng lớp Samurai còn tồn tại đông đảo.
C. các thế lực phát xít ra đời sớm ở Nhật từ thập niên 20 của TK XX.
D. nước Nhật đang tồn tại chế độ tư sản đại nghị.
Câu 5. Năm 1937 đánh dấu sự kiện nổi bật nào đã diễn ra đối với nước Nhật?
A. Chính phủ tuyên bố thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.
B. Chính phủ thông qua kế hoạch xâm lược Trung Quốc.
C. Cuộc đấu tranh trong nội bộ giới cầm quyền vẫn tiếp diễn.
D. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước diễn ra tập trung nhất.
Câu 6. Song song với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đã có hành động
gì?
A. Tăng cường chạy đua vũ trang, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
B. Tiến hành cải cách kinh tế để tăng cường tiềm lực cho nước Nhật.
C. Tăng cường chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
D. Tiến hành cải cách dân chủ ở trong nước để nâng cao đời sống nhân dân.
Câu 7. Tháng 9/ 1931, Nhật bản đã tiến hành
A. đánh chiếm vùng Tây Bắc Trung Quốc.
B. đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.
C. xâm lược đất nước Trung Quốc rộng lớn.
D. xây dựng chính quyền bù nhìn ở Trung Quốc.
Câu 8. Người được Nhật Bản đưa lên đứng đầu chính phủ bù nhìn “Mãn Châu quốc” là
A. Tải Điềm.
B. Hoàng Lịch.
C. Phổ Nghi.
D. Tải Thuần.
Câu 9. Năm 1939, sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Nhật Bản?
A. Hơn 40 cuộc đấu tranh chống chiến tranh của nông dân đã nổ ra.
B. Hơn 40 cuộc đấu tranh chống chiến tranh của nông dân đã nổ ra. .
C. Hơn 40 cuộc đấu tranh chống chiến tranh của các tầng lớp nhân dân đã nổ ra.
D. Hơn 40 cuộc đấu tranh chống chiến tranh của binh sĩ trong quân đội Nhật đã nổ ra.
Câu 10. Lãnh đạo đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản là
A. Đảng dân chủ.
B. Đảng xã hội.
C. Đảng Cộng sản.
D. Đảng tư sản.
Câu 11. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Nhật Bản?
A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản.
B. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường.
C. Vẫn giữ mức bình thường như trước chiến tranh.
D. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
Câu 12. Ý nào sau đây không phải là điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản trong những năm 1929 –
1933?
A. Kinh tế phát triển mạnh mẽ.
B. Đồng Yên sụt giá nghiêm trọng.
C. Mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt.
D. Kinh tế giảm sút trầm trọng.
Câu 13. Biểu hiện nào dưới đây không phản ánh đúng tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 –
1933 đối với nước Nhật?
A. Sản lượng công nghiệp giảm sút.
B. Hoạt động ngoại thương gần như tê liệt.
C. Giao thông vận tải đình đốn.
D. Trao đổi nông phẩm giảm sút hàng tỉ Yên.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả xã hội mà khủng hoảng kinh tế 1929 –
1933 gây ra cho nước Nhật?
A. Người thất nghiệp được cứu trợ để an sinh xã hội.
B. Công nhân thất nghiệp lên tới hàng triệu người.
C. Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém thường xuyên.
D. Đời sống của các tầng lớp nhân dân khốn đốn.
Câu 15. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác động như thế nào đến xã hội Nhật Bản?
A. Đời sống của các tầng lớp lao động trong xã hội khốn đốn.
B. Công nhân thất nghiệp và nông dân bị phá sản lên tới hàng triệu người.
C. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản diễn ra quyết liệt khắp cả nước.
D. Mâu thuẫn xã hội và các cuộc đấu tranh của người lao động diễn ra quyết liệt.
Câu 16. Vấn đề nào dưới đây không được chính phủ Nhật Bản tập trung giải quyết vào đầu thập niên
30 của TK XX?
A. Cứu trợ người thất nghiệp, tạo nhiều việc làm mới.
B. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu.
C. Khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế.
D. Giải quyết khó khăn về thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Câu 17. Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện biện pháp nào để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng
kinh tế 1929 – 1933?
A. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng.
B. Thực hiện các cuộc cải cách dân chủ tiến bộ trong cả nước.
C. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.
D. Học hỏi kinh nghiệm từ Chính sách mới của Mĩ.
Câu 18. Mục đích của Nhật Bản khi đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc là
A. biến vùng đất giàu có này trở thành vùng đất nửa thuộc địa.
B. biến vùng đất giàu có này trở thành thuộc địa.
C. xây dựng vùng đất giàu có này trở thành đặc khu kinh tế.
D. xây dựng vùng đất giàu có này trở thành “hòn ngọc ở Viễn Đông”.
Câu 19. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật bản có tác động như thế nào đến quá trình quân phiệt hóa bộ
máy nhà nước ở Nhật?
A. Làm phá sản quá trình quân phiệt hóa.
B. Đẩy nhanh quá trình quân phiệt hóa.
C. Đưa Nhật Bản trở thành lò lửa chiến tranh.
D. Làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa.
Câu 20. Ngay sau qúa trình quân phiệt hóa, Nhật tiến hành xâm lược nước nào đầu tiên ?
A. Hàn Quốc
B. Triều Tiên
C. Trung Quốc
D. Việt Nam
Câu 21. Đặc trưng cơ bản nhất của quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật bản là
A. xóa bỏ chế độ chuyên chế Thiên hoàng.
B. đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ.
C. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.
D. chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít
Câu 22. Để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng 1929 – 1933, giới cầm quyền Nhật Bản đã
A. tiến hành cải cách kinh tế - xã hội.
B. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
C. nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài.
D. tăng cường đầu tư cho công nghiệp và nông nghiệp.
Câu 23. Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong suốt thập niên 30 của TK XX là do
A. sự bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền về phân chia lợi nhuận từ chiến tranh.
B. giới cầm quyền muốn có thời gian để chuẩn bị chu đáo cho việc quân phiệt hóa.
C. sự bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền về cách tiến hành chiến tranh xâm lược.
D. giới cầm quyền muốn có thời gian để xây dựng lực lượng quân đội mạnh.
Câu 24. Mặt trận nhân dân được thành lập ở Trung Quốc là kết quả của
A. cuộc vận động tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân.
B. cuộc biểu tình phản đôi chính sách thống trị của nhà nước.
C. cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền Nhật.
D. cuộc vận động đoàn kết của công nhân và nhân dân lao động.
Câu 25.Đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội (1929-1933) đối với Nhật Bản?
A. làm cho quá trình phát xít hóa diễn ra nhanh.
B. làm cho quá trình phát xít hóa diễn ra chậm.
C. làm cho sự tranh chấp của các đảng phái lên cao.
D. làm cho mâu thuẫn nội bộ diễn ra gay gắt.

You might also like