You are on page 1of 7

TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình nước Nga sau cuộc
Cách mạng tháng Hai năm 1917?

A. Nga vẫn là nước quân chủ chuyên chế.

B. Cục diện hai chính quyền song song tồn tại.

C. Nền chuyên chính vô sản được thiết lập.

D. Chính phủ tư sản lâm thời bị lật đổ.

Câu 2. Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười (1917) được đặt dưới
sự lãnh đạo của

A. Đảng Bôn-sê-vích.

B. Đảng Men-sê-vích.

C. Đảng cộng sản Nga.

D. Đảng công nhân xã hội Nga.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về cuộc Cách mạng tháng Mười
Nga năm 1917?

A. Dẫn đến cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga.

B. Thắng lợi, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.

C. Thắng lợi, đưa đến sự ra đời của Chính phủ tư sản lâm thời.

D. Lật đổ sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga.

Câu 4. Sác-lơ Đác-uyn là tác giả của

A. Thuyết tiến hóa.

B. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

C. Thuyết tương đối.

D. Định luật bảo toàn năng lượng.


Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động của sự phát triển
khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX?

A. Đưa nhân loại bước vào thời đại văn minh trí tuệ.

B. Mang đến những hiểu biết sâu sắc về xã hội loài người.

C. Đưa nhân loại bước vào thời đại văn minh công nghiệp.

D. Nhận thức của con người về thế giới tự nhiên có sự thay đổi.

Câu 6. Vào giữa thế kỉ XIX, tình hình Trung Quốc và Việt Nam có điểm gì
tương đồng?

A. Chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao.

B. Trở thành thuộc địa của đế quốc Nhật Bản.

C. Trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

D. Bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

Câu 7. Cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc với thực dân Anh trong những năm
1840 - 1842 còn được gọi là

A. “Chiến tranh thuốc phiện”.

B. “Chiến tranh chớp nhoáng”.

C. “Chiến tranh lạnh”.

D. “Cách mạng nhung”.

Câu 8. Bao trùm trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
mâu thuẫn giữa

A. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.

B. tư sản Trung Quốc với đế quốc xâm lược.

C. nông dân với tầng lớp địa chủ phong kiến.

D. nhân dân Trung Quốc với đế quốc xâm lược.


Câu 9. Học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn không có nội dung nào sau
đây?

A. “Dân tộc độc lập”.

B. “Dân quyền tự do”.

C. “Dân sinh hạnh phúc”.

D. “Khai dân trí, chấn dân khí”.

Câu 10. Chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc được thành lập
vào năm 1905 mang tên là

A. Trung Quốc Đồng minh hội.

B. Đảng Cộng sản Trung Quốc.

C. Đảng Tự do Dân chủ Trung Quốc.

D. Hội Kiến quốc Dân chủ Trung Quốc.

Câu 11. Một trong những kết quả của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung
Quốc là

A. thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.

B. lật đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc.

C. giải phóng Trung Quốc khỏi ách thống trị của các nước đế quốc.

D. thành lập chính quyền cách mạng, chia ruộng đất cho dân cày.

Câu 12. Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị

A. thiết lập chính quyền Mạc phủ mới.

B. bắt đầu tiến hành duy tân đất nước.

C. ra sắc lệnh Quốc hữu hóa đường sắt.

D. ban hành Hiến pháp mới.

Câu 13. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản khi chuyển
sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là
A. đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng.

B. phát động chiến tranh đế quốc để phân chia lại thuộc địa.

C. đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân lao động.

D. hỗ trợ và giúp đỡ các nước châu Á bảo vệ độc lập dân tộc.

Câu 14. Ở Việt Nam, trong những năm 1885 - 1896 đã diễn ra cuộc đấu tranh
nào dưới đây?

A. Khởi nghĩa Yên Bái.

B. Phong trào Cần vương.

C. Khởi nghĩa Yên Thế.

D. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu
thế kỉ XX?

A. Có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội.

B. Diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.

C. Diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng thất bại.

D. Lật đổ ách cai trị của thực dân phương Tây.

Câu 16: Luật Gia Long là tên gọi khác của bộ luật nào dưới đây?

A. Hoàng Việt luật lệ.

B. Quốc triều hình luật.

C. Hình luật.

D. Hình thư.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Em hãy rút ra ý nghĩa lịch sử và tác động của cách mạng tháng Mười
Nga đối với nhân loại?
* Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười:

- Đối với nước Nga:

+ Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và địa chủ.

+ Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao đ ộng Nga lên
nắm chính quyền.

- Đối với thế giới:

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân
quốc tế.

+ Mở ra một con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân các n ước
thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh (con đ ường
cách mạng vô sản).

* Tác động: Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động sâu sắc đ ến
tiến trình lịch sử và cục diện thế giới:

+ Chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa.

+ Tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.

Câu 2: Vai trò của Lê-nin đối với cách mạng tháng Mười Nga?

Vai trò của Lê-nin đối với cách mạng tháng 10 Nga :

-là vai trò to lớn của một vị lãnh tụ,người giơ cao ngọn cờ cách mạng tại Nga.:
Lê-nin là người trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng tháng 10 đi đôi với trọng
trách to lớn tại quốc tế cộng sản. Với luận cương tháng tư và các luận cương
đảng cộng sản,Lê-nin đã vạch ra đường lối rõ rệt cho cuộc cách mạng tháng
mười Nga diễn ra sau cách mạng tháng 2 năm 1917.

Đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga:

-Với chính sách kinh tế mới thay cho chính sách cộng sản thời chiến,Lê-nin đã
sáng suốt vực dậy nền kinh tế Nga sau chiến tranh (vốn thiệt hại nặng nề),từng
bứoc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần ở Nga và khôi phục vị trí tại
trường thế giới.
-Lê-nin đặc biệt quan tâm đến vai trò và lợi ích của giai cấp công nhân trước và
sau chiến tranh,chính vì vậy ông nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía quần
chúng.Làm tốt vai trò của người lãnh đạo đất nước.

Câu 3: Trình bày tình hình kinh tế Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX?

*Tình hình kinh tế Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX:

Nông nghiệp thủ công nghiệp thương nghiệp

Câu 4: Em hãy cho biết những nét chính trong phong trào đấu tranh giành độc
lập của ba nước Đông Dương từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?

-những nét chính trong phong trào đấu tranh giành độc lập của ba nước đông
dương :

*việt nam:

-phong trào cần vương (1885-1896).

-phong trào nông dân yến thế(1884-1913).

*cam-pu-chia:

-khởi nghĩa do A-cha-xoa lãnh đạo(1863-1866).


*lào:

Khởi nghĩa của nhân dân xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo(1901-1903)

Câu 5: Căn cứ để khẳng định cuộc duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?
Ý nghĩa lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị?

-Khẳng định Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản vì:
+ Lật đổ chế độ phong kiến lạc hậu, khủng hoảng
+ Đưa tầng lớp quý tộc tư sản, đại tư sản lên năm quyền
+ Phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư
bản phát triển
+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một nước tư bản
công nghiệp
-Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản:
+ Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Sau
cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát
triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
+Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận bị xâm lược.

You might also like