You are on page 1of 9

ÔN THI CUỐI KÌ I - MÔN LỊCH SỬ KHỐI 11

A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Thực chất của hệ thống Vecxai – Oa sinh tơn là
A. sự phân chia thế giới, phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.
B. phân chia quyền lợi và xác lập sự áp đặt nô dịch đối với các nước bại trận,
thuộc địa và phụ thuộc.
C. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước bại
trận.
D. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước thuộc
địa.
Câu 2: Sau cách mạng 1905 – 1907 Nga vẫn là nước
A. Quân chủ lập hiến. B. Quân chủ chuyên chế.
C. Cộng hòa. C. Theo chế độ độc tài quân sự.
Câu 3: Những tàn tích của chế độ phong kiến ở nước Nga trước cuộc cách
mạng đã
A tạo điều kiện phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B. kìm hãm sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. hình thành quan hệ sản xuất phong kiến.
D. xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa..
Câu 4. Yếu tố kìm hãm sự phá triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga đầu thế kỉ
XX là
A. làn sóng phản đối của nhân dân lan rộng
B. chính sách thỏa hiệp với bên ngoài của Chính phủ
C. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân
D. sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến
Câu 5: Nga hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 đã đẩy
nước Nga vào tình trạng
A. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.
B. nạn thất nghiệp gia tăng.
C.bị các nước Đế quốc thôn tính.
D.khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
Câu 6: Đầu thế kỉ XX, ở nước Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn xã hội, ngoại trừ
A. mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản
B. mâu thuẫn giữa nông nô với chế độ phong kiến
C. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
D. mâu thuẫn giữa hơn 100 dân tộc Nga với chế độ Nga hoàng

1
Câu 7: Khi chính phủ Nga hoàng bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống
trị như cũ được nữa. Nước Nga đã
A. bùng nổ cuộc cách mạng.
B. tìm mọi cách duy trì chế độ phong kiến.
C. tiến sát tới cuộc cách mạng.
D. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 8: Trong các tiền đề sau đây, tiền đề nào quan trọng nhất dẫn đến cách
mạng bùng nổ và thắng lợi ở Nga năm 1917?
A. Chủ nghĩa đế quốc là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ cho chủ nghĩa xã hội.
B. Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa để quốc
C. Đầu năm 1917, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ
nghĩa đế quốc.
D. Giai cấp vô sản Nga có lí luận và đường lối cách mạng đúng đắn.
Câu 9: Mở đầu cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai 1917 ở Nga là
A. Các đội cận vệ đỏ chiếm giữ vị trí then chốt ở thủ đô.
B. Quân khởi nghĩa chiếm cung điện mùa Đông.
C. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở thủ đô Pê-tơ-rô-grat.
D. Quân khởi nghĩa bắt giam các tướng tá của Nga hoàng.
Câu 10 : Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga đã sử dụng
hình thức đấu tranh gì?
A.Đấu tranh chính trị.
B. Biểu tình thị uy
C.Từ tổng bãi công chính trị chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.
D. Khởi nghĩa vũ trang
Câu 11: Sau cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai 1917 Nga trở thành nước
A. Quân chủ lập hiến. B. Quân chủ chuyên chế.
C. Cộng hòa. D. Theo chế độ độc tài quân sự.
Câu 12. Những tàn tích của chế độ phong kiến ở nước Nga trước cuộc cách
mạng đã
A. tạo điều kiện phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B. hình thành quan hệ sản xuất phong kiến.
C. kìm hãm sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
D. xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 13 : Kết quả lớn nhất của cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga
A. Thành lập chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
B. Thành lập các Xô viết

2
C. Bắt các tướng tá của Nga hoàng, chiếm giữ các công sở.
D. Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế
Câu 14: Hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng
Hai năm 1917 vì
A. Đất nước rộng lớn đòi hỏi có hai chính quyền
B. Bị các nước đế quốc bên ngoài chi phối, can thiệp
C. Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau
D. Tạo tiền đề để thành lập chính quyền thống nhất trong cả nước
Câu 15: Hai chính quyền song song tồn tại ở Nga sau Cách mạng tháng Hai
năm 1917 là
A. Chính phủ tư sản lâm thời và chính quyền Xô viết.
B. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
C. Chính phủ tư sản lâm thời và Chính phủ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.
D. Xô viết đại biểu công nhân và Chính phủ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.
Câu 16. Đầu thế kỉ XX, ở nước Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn xã hội, ngoại trừ
A. mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản
B. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
C. mâu thuẫn giữa hơn 100 dân tộc Nga với chế độ Nga hoàng
D. mâu thuẫn giữa nông nô với chế độ phong kiến
Câu 14: Chính phủ tư sản lâm thời đại diện cho lợi ích của giai cấp
A. Công nhân B. Binh lính. C.Tư sản. D. Nông dân.
Câu 17: Chính quyền cách mạng do quần chúng nhân dân thiết lập nên sau
Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. Chính phủ lâm thời
B. Nhà nước dân chủ nhân dân
C. Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân
D. Các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính
Câu 18: Luận cương tháng tư 1917 đã chỉ ra mục tiêu và đường lối của cuộc
cách mạng ở Nga năm 1917 là
A chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. duy trì kết quả của cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai .
C. tiến hành cách mạng tư sản.
D. duy trì chế độ quân chủ chuyên chế.
Câu 17: Kết quả cuộc tấn công vào đêm 25/10/1917 ở Nga là
A. Nga trở thành nước Cộng hòa.

3
B. chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ.
C. các Xô viết ra đời.
D. toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt( trừ Kê - ren- xki).
Câu 18: Ngày 25/10/1917 trở thành
A. ngày thắng lợi của cách mạng dân chủ tư sản.
B. ngày thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười.
C. ngày thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười trên toàn nước Nga
D. ngày Nga trở thành nước Cộng hòa.
Câu 19: Đầu năm 1918 đánh dấu
A. ngày thắng lợi của cách mạng dân chủ tư sản.
B. ngày thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười.
C. cách mạng tháng Mười giành thắng lợi hoàn toàn ở nước Nga.
D. ngày Nga trở thành nước Cộng hòa.
Câu 19: Tính chất của cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga là
A.cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
B. cách mạng Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
C. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. cách mạng công nghiệp.
Câu 20: Tính chất của cách mạng tháng Mười 1917 ở Nga là
A. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
B. cách mạng Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
C. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. cách mạng công nghiệp.
Câu 21: Cách mạng năm 1917 diễn ra khi Nga hoàng đưa nước Nga
A.tiến lên chủ nghĩa đế quốc. B.tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất.
C.chiến tranh Nga – Nhật. D.tiến hành cách mạng ruộng đất.
Câu 22: Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới là ý nghĩa của sự kiện nào ở
Nga?
A.Nga tham gia chiến tranh đế quốc.
B. Nga tiến hành cách mạng dân chủ tư sản.
C. cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi trên toàn nước Nga rộng lớn.
D. khởi ngĩa thắng lợi ở Mat-xcơ-va
Câu 25: Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về ý nghĩa của cuộc Cách mạng
tháng Mười Nga năm 1917 ?
A. Một kỉ nguyên mới đã mở ra trong lịch sử nước Nga.
4
B. Đã cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
C. Đã đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xây dựng chủ nghĩa tư bản.
D. Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu con người ở
Nga.
Câu 23. Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc
cách mạng nào?
A.Cách mạng 1905-1907 ở Nga B.Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga
C.Cách mạng tháng Mười 1917 ở Nga D.Cách mạng 1871 ở Pháp
Câu 27.Từ cuộc cách mạng tháng Mười Nga rút ra nguyên nhân tất yếu cho
sự thắng lợi của các cuộc cách mạng vô sản trên thế giới là
A. sự lãnh đạo của Đảng cộng sản B. xây dựng liên minh công - nông
C. đoàn kết D. tinh thần yêu nước
Câu 28. Điểm giống nhau giữa cách mạng 1905-1907 với cách mạng tháng 2-
1917 ở Nga là
A. mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển.
B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. lật đổ Nga hoàng.
D. duy trì chế độ quân chủ chuyên chế.
Câu 24. Cách mạng tháng Mười Nga ảnh hưởng đến sự lựa chọn con đường
cứu nước của Nguyễn Ái Quốc như thế nào?
A. Lật đổ phong kiến thành lập nước Cộng hòa
B. Xây dựng liên minh công - nông
C. Đoàn kết cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới
D. Giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản
Câu 25. Cách mạng tháng Mười Nga làm thay đổi cục diện chính trị trên thế
giới như thế nào?
A. Làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới
B.Tạo tiền đề cho sự ra đời các tổ chức vô sản quốc tế
C. Nhân dân lao động Nga bước vào kỷ nhuyên độc lập - tự do
D. Để lại bài học kinh nghiệm cho các phong trào cách mạng thế giới
26. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất buộc nước Nga phải thực hiện “Chính
sách kinh tế mới” vào năm 1921?
A. Chiến tranh đã phá hoại nặng nề kinh tế.
B. Sản lượng công nghiệp, nông nghiệp bị giảm sút.
C. Nhiều vùng lâm bệnh dịch và nạn đói.
D. Sự chống phá của bọn phản cách mạng.
27. Để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tháng 3/1921 Lê Nin và đảng Bôn sê
vích đã

5
A. ban hành hành sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất.
B. ban hành chính sách Cộng sản thời chiến.
C. ban hành Chính sách kinh tế mới.
D. cải cách chính phủ.
28. Trong nông nghiệp, Chính sách kinh tế mới đề ra chủ trương gì?
A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.
B. Nông dân phải bán một phần số lương thực dư thừa cho Nhà nước.
C. Thay thế thuế lương thực từ nộp bằng hiện vật sang nộp bằng tiền.
D. Cơ giới hóa nông nghiệp.
29. Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội từ 1925-1941 là
A. hoàn thành tập thể hoá nông nghiệp.
B. hơn 60 triệu người dân Liên xô thoát nạn mù chữ.
C. đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được tăng lên.
D. Liên xô từ một nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ
nghĩa.
30. Nhiệm vụ trọng tâm trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
(1925-1941) là
A. hợp tác hóa nông nghiệp.
B. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
C. phát triển các ngành công nghiệp du lịch và dịch vụ.
D. đẩy mạnh quan hệ thương mại với các nước xã hội chủ nghĩa.
31. Liên Xô bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội sau khi
A. hoàn thành Cách mạng tháng Mười Nga.
B. bảo vệ chính quyền Xô viết.
C. xây dựng chính quyền Xô viết.
D. hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
32. Trong Chính sách kinh tế mới được Đảng Bônsêvich tiến hành ở nước
Nga Xô viết, Nhà nước có vai trò như thế nào?
A.Nhà nước chỉ kiểm soát ngành công nghiệp.
B.Các ngành kinh tế đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
C.Nhà nước chỉ định hướng chính sách phát triển kinh tế.
D.Nhà nước kiểm soát ngành công nghiệp.
33. Từ chính sách kinh tế mới ở Nga năm 1921, bài học kinh nghiệm nào mà
Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay

6
A. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn.
B. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước.
C. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng.
D. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ty lớn.
34. Việc nhiều nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng
tỏ điều gì?
A. Liên Xô có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh.
B. Liên Xô có khả năng ngoại giao chi phối các nước.
B. Uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.
C. Các nước buộc phải thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
35. Sự kiên trì bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế sau cách mạng tháng
Mười đã giúp Liên Xô
A. trở thành cường quốc trên thế giới.
B. khôi phục hoàn toàn sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. từng bước phá vỡ chính sách bao vây và cô lập của chủ nghĩa đế quốc.
D. trở thành thành trì của chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
36. Bài học từ chính sách “Kinh tế mới” cho cuộc cải cách ở Việt Nam sau này
là sự chuyển đổi kịp thời từ
A. nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế thị trường.
B. nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần.
C. nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa.
D. nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế tư nhân.
37. “Chính sách kinh tế mới” vào năm 1921 ở Nga ra đời khi
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phá hoại nặng nề kinh tế.
B. Sự chống phá của bọn phản cách mạng.
C. Sản lượng công nghiệp, nông nghiệp bị giảm sút.
D. Nga Xô viết bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh rất
nhiều khó khăn.
38. Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi

A.Trật tự hai cực Ianta. B. Trật tự đơn cực.
C. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn. D. Trật tự đa cực.
39. Trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai – Oasinhtơn được thiết lập sau khi
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
C. Chiến tranh lạnh kết thúc.
D. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công.

7
40. Tổ chức quốc tế ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới
thứ nhất?
A. Tổ chức Liên hợp quốc. B. Hội Quốc liên.
C. Hội liên hiệp quốc tế mới. D. Hội liên hiệp tư bản.
41. Thực chất của hệ thống Vecxai – Oa sinh tơn là
A. sự phân chia thế giới, phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.
B. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước bại trận.
C. phân chia quyền lợi và xác lập sự áp đặt nô dịch đối với các nước bại trận, thuộc
địa và phụ thuộc.
D. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước thuộc
địa.
42. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 diễn ra đầu tiên ở
A. Anh        B. Pháp C. Đức        D. Mĩ
43. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là do
A. giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa
B. hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923
C. sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929
D. việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu
44. Các nước Anh, Pháp, Mĩ tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế
1929 – 1933 bằng biện pháp nào?
A.Tiến hành cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ tư sản.
B. Hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.
C. Tăng cường gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa, thị trường.
D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.
Câu 45. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã tổ chức
Hội nghị hòa bình ở Vecxai - Oasinhtơn để kí kết các hiệp ước nhằm
A. phân chia quyền lợi. B. bàn cách hợp tác về quân sự.
C. thiết lập các tổ chức quân sự. D. ổn định tình hình thế giới.
46. Các nước Đức, Italia, Nhật Bản tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng
kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào?
A. Giảm giá bán cho nhân dân mua với hình thức trả góp.
B. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất.
C. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.
D. Tiến hành những cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.
47. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), đã đánh dấu

8
A. sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
B. thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản chấm dứt.
C. những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản không thế điểu hòa.
D. thời kì ổn định tạm thời và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản chấm dứt.
48. Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933?
A. Các nước tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lí.
B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.
C. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp.
D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918-1923.
Câu 49.Từ sự ra đời của chủ nghĩa phát xít trong cuộc khủng hoảng kinh tế
bài học để giải quyết vấn đề để duy trì hòa bình thế giới là
A. kêu gọi đoàn kết quôc tế
B. kiềm chế, giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình
C. phát xít hóa bộ máy nhà nước
D. chạy đua vũ trang
50. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) có đặc điểm gì?
A. Là cuộc khủng hoảng thừa, kéo dài và trầm trọng nhất trong lịch sử các nước tư bản
chủ nghĩa.
B. Là cuộc khủng hoảng thiếu, kéo dài và trầm trọng nhất trong lịch sử các nước tư bản
chủ nghĩa.
C. Là cuộc khủng hoảng thừa, diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ
nghĩa.
D. Là cuộc khủng hoảng diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ
nghĩa.
B. TỰ LUẬN
1/.Phân tích ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga 1917?
2/. Tại sao nói cách mạng tháng Mười Nga 1917 thành công làm thay đổi cục diện
chính trị thế giới?
3/. Ý nghĩa của chính sách kinh tế mới ( NEP) tháng 3/1921 ở Nga?
4/.Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vecxai – Oasinton dẫn đến hệ quả
như thế nào?

HẾT

You might also like