You are on page 1of 4

KHỐI 11

Câu 1. Yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến tình hình văn hóa thế giới từ đầu thời cận đại đến đầu
thế kỉ XX?
D. Những biến động của lịch sử từ đầu thời cận đại đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Câu 2. Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918 như thế nào?
B. Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 3. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại có vai trò quan trọng trong việc
C. Tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của giai cấp tư sản.
Câu 4. Coóc-nây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền văn học nào?
B. Nền bi kịch cổ điển Pháp. 
Câu 5. Bét-tô-ven là nhà soạn nhạc thiên tài người
B. Đức
Câu 6. Những tư tưởng mới của các nhà Triết học Ánh sáng Pháp ở thế kỉ XVII – XVIII có tác động như thế nào
sự phát triển của lịch sử nước Pháp?
B. Là những người đi trước dọn đường cho Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 thắng lợi.
Câu 7. Nhiệm vụ chủ yếu của các nhà văn, nhà thơ hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật là gì
A. Phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội.
Câu 8. Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX văn học ở các nước phương Đông có đặc điểm gì khác biệt so với
văn học ở các nước phương Tây?
D. Phản ánh cuộc sống của nhân dân, dưới ách thực dân phong kiến, tinh thần quật khởi giành độc lập, tự do.
Câu 9. Nhà soạn nhạc nổi tiếng với các tác phẩm: “Hồ Thiên Nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng” là
C. Trai-cốp-xki.
Câu 10. Nhiều nhà văn, nhà thơ lớn đã xuất hiện ở Pháp vào thế kỉ
B. XVII
Câu 11. Họa sĩ danh tiếng với nghệ thuật vẽ tranh phong cảnh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
D. Lê-vi-tan (Nga).
Câu 12. Biến động nào dưới đây có tác động to lớn đến sự phát triển văn học, nghệ thuật thế giới đầu thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX?
D. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
Câu 13. Văn học phương Đông cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX phản ánh mâu thuẫn chủ yếu nào trong xã hội
thuộc địa
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với chính quốc cai trị.
Câu 14. Văn học phương Đông từ đầu thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX mang đặc điểm nổi bật nào sau đây?
D. Phản ánh cuộc sống của nhân dân dưới ách thống trị của thực dân phong kiến.
Câu 15. “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ, đây là cái cần thiết của chúng ta, đây là con đường giải phóng
chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc rút ra chân lý đó dưới sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng nào sau đây?
A. Cách mạng tháng Mười Nga.
Câu 16: Hai tác phẩm nổi tiếng “Nhà thờ Đức Bà Pa-ri” và "Những người khốn khổ của tác giả nào?
B. Vích-to Huy-gô.
Câu 17: Tác phầm nổi tiêng “AQ chính truyện” của nhà văn nào?
B. Lỗ Tấn.
Câu 18: Trong sự phát triển chung của văn hoá châu Âu thời cận đại đã xuất hiện một thiên tài Bét-tô-ven. Ông
là ai?
C. Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức. 
Câu 19: Những ai được xem như “những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp 1752 thắng lợi”?
B. Mông-te-xki-ơ, Rút-xô, Vôn-te.
Câu 20: Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thể kỉ XX là thời kì đánh dấu:
B. sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản.  
Câu 21: Thơ Dâng là tác phẩm văn học của quốc gia nào?
D. Ấn Độ
Câu 22: Các phẩm Đừng động vào tôi của nhà thơ Hôxê Ridan đã phản ánh
C. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Philíppin
Câu 23: Ở Việt Nam có nhà bác học nào nổi tiếng trong thế kỉ XVII?
C. Lê Quý Đôn.
Câu 24: Hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ đều thực hiện nhiệm vụ
A. Phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội
Câu 25: Thơ Dâng là tác phẩm văn học đạt giải Nôben năm 1913 vì
D. Thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh hần nhân đạo sâu sắc
Câu 26: Tác phẩm Đừng động vào tôi của nhà thơ Hôxê Ridan đã phản ánh
C. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Philíppin
Câu 27: Hôxê Máti là nhà văn nổi tiếng của
B. Cuba
Câu 28: Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học do ai sáng lập?
A. Các Mác và Ăng-ghen
Câu 29: Những bản giao hưởng nổi tiếng số 3, số 5, số 9 của nhà soạn nhạc:
B. Bét-tô-ven
Câu 30: Buổi đầu thời cận đại, nhưng ngành nào có vai trò quan trọng trong tấn công vào thành trì của chế độ
phong kiến?
A. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng
Câu 31: Nguyên nhân cơ bản làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân các nước châu Phi chống thực dân
phương Tây bị thất bại là:
A. trình độ tổ chức còn thấp, chênh lệch về lực lượng.
Câu 32: Sau cuộc Chiến tranh Trung - Nhật (1894 -1895), Nhật Bản thôn tính các vùng nào ở châu Á? 
B. Triều Tiên, Đài Loan, Bành Hồ.
Câu 33: Cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giành độc lập là
C. Cách mạng Mĩ cuối thế kỉ XVIII
Câu 34: Cuộc cách mạng tư sản dưới sự lãnh đạo của liên minh giữa tư sản với quý tộc mới là
A. Cách mạng Anh thế kỉ XVII
Câu 35: Cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức cuộc vận động thống nhất đất nước là
D. Cách mạng Đức cuối thế kỉ XIX
Câu 36: Cuộc cách mạng tư sản nào được coi là “Đại cách mạng”?
C. Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII
Câu 37: Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản là
D. Giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa
Câu 38: Chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn ự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền vào thời gian nào?
B. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Câu 39: Trong Đảng Quốc đại của Ấn Độ đã hình thành phái dân chủ cấp tiến do Ti-lăc đứng đầu thường được
gọi là:
C. phái “Cực đoan".
Câu 40: Cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911, là cuộc cách mạng theo khuynh hướng nào?
C. Khuynh hướng dân chủ tư sản.
Câu 41: Nước nào ở Đông Nam Á trong nửa sau thể kỉ XIX trở thành "vùng đệm" của đế quốc Anh và Pháp?
A. Xiêm (nay là Thái Lan).
Câu 42: Sự kiện có tác dụng thúc đây việc tiến hành Cải cách Nhật Bản theo con đường tư bản chủ nghĩa là:
B. Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
Câu 43: Hồng Tú Toàn và Tôn Trung Sơn là hai vị lãnh đạo của:
C. cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc và Cách mạng Tân Hợi.
Câu 44: Một điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản khi chuyển sang giai đoạn độc quyền

D. Đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa
Câu 45: Mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đã dẫn đến cuộc đấu tranh của
B. Vô sản chống tư sản
Câu 46: Cơ sở dẫn tới sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là
Phong trào công nhân
Câu 47: Từ năm 1895 đến 1905, Đảng Quốc đại ở Ấn Độ phản đối phương pháp đấu tranh nào trong sự nghiệp
chống thực dân Anh?
Phản đối phương pháp đấu tranh bạo lực
Câu 48: Ý nghĩa nào dưới đây không phải của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc?
C. Cách mạng đã thủ tiêu chế độ phong kiến, đánh bại hoàn toàn các đế quốc xâm lược, giải phóng nhân dân
Trung Quốc.
Câu 49:  Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là: 
C. mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. 
Câu 50: Một trong những điểm tích cực của cách mạng tư sản thời cận đại là:
A. xoá bỏ chế độ phong kiến, xác lập ché độ tư bản chủ nghĩa.
Câu 51: Vì sao cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhiều sĩ phu yêu nước Việt Nam lại đến Nhật Bản đề tìm con
đường cứu nước cho dân tộc mình?
A. Nhật Bản có Cải cách Minh Trị và đánh thắng Nga trong Chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905).
Câu 52: Cuộc cách mạng thời cận đại nào được Lê-nin đánh giá là một cây chổi không lồ quét sách mọi rác rưởi
ở châu Âu?
B. Cách mạng tư sản Pháp.
Câu 53: Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới được thành lập, đó là kết quả của cuộc cách mạng nào?
C. Công xã Pa-ri ở Pháp năm 1871. 
Câu 54: Nét chung giống nhau giữa ba nước Đông Dương trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thể kỉ XX là:
B. mang tính chất tự phát, do sĩ phu phong kiến hay nông dân lãnh đạo.
Câu 55: Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là: 
A. trong lòng xã hội phong kiến đã hình thành và phát triển lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Câu 56. Sự kiện lịch sử thế giới nổi bật vào năm 1914 là
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ
Câu 57. Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu
thế kỉ XX?
A. Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản
Câu 58. Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ
XX chủ yếu vì
B. Vấn đề thuộc địa
Câu 59. Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX vì
A. Nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thị trường, thuộc địa
Câu 60. Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu
Âu ngày càng căng thẳng?
C. Sự hình thành các khối, các liên minh quân sự
Câu 61. Những nước nào tham gia phe Liên minh?
C. Đức, Áo – Hung, Italia       
Câu 62. Những nước nào tham gia phe hiệp ước?
B. Anh, Pháp, Nga
Câu 63. Ý nào không phản ánh đúng mục đích thành lập của hai khối quân sự đối đầu (Liên minh và Hiệp ước)
đầu thế kỉ XX?
C. Giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm thế giới tư bản
Câu 64. Đức sử dụng chiến lược nào trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Đánh nhanh thắng nhanh/đánh chớp nhoáng
Câu 65. Đến năm 1917, yếu tố nào tác động để Mĩ quyết định đứng về phe Hiệp ước trong Chiến tranh thế
giới thứ nhất?
C. Phong trào cách mạng ở các nước dâng cao
Câu 66. Mĩ chính thức tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất bằng việc làm nào?
C. Tuyên chiến với Đức       
Câu 67. Nội dung nào chi phối giai đoạn 2 của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
D. Mĩ tuyên chiến với Đức, chính thức tham chiến và đứng về phe Hiệp ước
Câu 68. Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến lớn của cục diện chính trị thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ
nhất là
D. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Câu 69. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) nước nào đã rút khỏi cuộc chiến?
C. Nga
Câu 70. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc với sự thất bại của phe nào ?
A. Liên minh.
Câu 71. Hiện nay, ngày kỉ niệm Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga được lấy là ngày nào ?
C. 25-10 (7-11)
Câu 72. Trên tờ báo sự thật, số ra ngày 27/1/1924, Nguyễn Ái Quốc có viết: Khi còn sống, Người là cha, thầy
học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc
cách mạng XHCN”.  Nguyễn Ái Quốc đang nói về ai?
C. Lê nin.

You might also like