You are on page 1of 2

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VINSCHOOL

PHIẾU BÀI TẬP MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9


- CHỦ ĐỀ VĂN HỌC VÀ CUỘC SỐNG -

Họ và tên học sinh:……………………………………………….Lớp………………

I. CÂU HỎI NHẬN BIẾT (Bắt buộc)


Câu 1: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tuyên
bố thế giới về sự sống còn, quyền bảo vệ và phát triển của trẻ em thuộc kiểu loại văn bản
nào?
Câu 2: Phương thức biểu đạt của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là gì?
Câu 3: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào?

II.CÂU HỎI THÔNG HIỂU (Bắt buộc)


Câu 1: Chỉ ra hai danh từ được sử dụng như tính từ trong văn bản Phong cách Hồ Chí
Minh và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.
Câu 2: Tại sao tác giả lại cho rằng: “Trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát
minh ra một biện pháp”ấy? Em hiểu thế nào về thái độ của tác giả về sự việc trên?
Câu 3: Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau:
“Trong thời đại hoàng kim này của khoa họ , trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào
vì đã phát minh ra một biện phá , chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và
tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó”.
(Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Mác-ket)
Câu hỏi: Đất nước chúng ta đã trải qua những năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt và đau
thương. Ngày nay, chiến tranh đã đi qua, thế hệ thanh niên đang được sống trong hòa
bình. Bằng hiểu biết về văn bản trên và kiến thức xã hội, em hãy viết một đoạn văn
khoảng 2/3 trang giấy trình bày về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình.

III. CÂU HỎI VẬN DỤNG (Lựa chọn 1 trong 2 câu)


Câu 1: Dựa vào những hiểu biết xã hội, hãy viết một bài văn nghị luận có độ dài khoảng
2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ về chủ đề:“Hạnh phúc trẻ em – tương lai đất nước”.
Câu 2: Đọc đoạn văn bản sau:
Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp
xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết: “…Nhưng
điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc
không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối
sống rất bình dị, đồng thời rất mới, rất hiện đại”…
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang 3 giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối
với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

1
2

You might also like