You are on page 1of 2

1.

Khái niệm Giao dịch thương mại quốc tế


Giao dịch thương mại quốc tế là quá trình thực hiện một chuỗi các hoạt động bao
gồm: thiết lập mối quan hệ, đàm phán giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng trong
thương mại quốc tế nhằm đạt được mục tiêu mà các bên đã đặt ra
2. Các chủ thể trong Giao dịch thương mại quốc tế
- Doanh nghiệp XNK: là những chủ thể hoạt động qua các hoạt động chính như
xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh,...(LTM 2005)
- Ngân hàng và tổ chức tài chính: đóng vai trò trung gian thúc đẩy hoạt động
thương mại quốc tế diễn ra thuận lợi, nhanh chóng bằng cách tư vấn quá trình
lựa chọn khách hàng, phương thức thanh toán, đàm phán hợp đồng hiệu quả
nhất, cung cấp vốn tài trợ,...
- Công ty Logistic: vận tải, giao nhận, kho vận, xếp dỡ, bảo hiểm, cho hàng hóa,
cung cấp dịch vụ cho quá trình tạo lập hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
giúp các giao dịch trở nên an toàn và hiệu quả
- Các quốc gia: hoạt động thương mại quốc tế nảy sinh khi có sự di chuyển của
hàng hóa, dịch vụ và nguồn vốn. Nhà nước can thiệp đưa ra các chính sách
quản lý, đối ngoại, hỗ trợ,...
- Tổ chức quốc tế: góp phần xây dựng hành lang pháp lý quốc tế thống nhất,
phù hợp với nhiều quốc gia trên thế giới, hạn chế tranh chấp và giải quyết tranh
chấp
3. Rủi ro trong Giao dịch thương mại quốc tế
Có 6 loại rủi ro:
- Rủi ro tỷ giá: rủi ro đặc thù vì trong kinh doanh quốc tế sử dụng ngoại tệ, giữa
các đồng tiền này có sự chênh lệch về tỷ giá và việc tỷ giá biến đổi đột ngột sẽ
ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả, lợi nhuận của các nhà kinh doanh
- Rủi ro sản xuất và vận tải: bao gồm rủi ro về nguồn hàng, chất lượng nguyên
liệu đầu vào, vận chuyển, cung ứng hàng hóa, thanh toán, giao nhận hàng
- Rủi ro thương mại: phát sinh khi các chủ thể mất khả năng thực hiện hợp
đồng (phá sản, mất khả năng thanh toán, đình công, hỏa hoạn, thiên tai, ràng
buộc bởi các điều luật của nước sở tại,...
- Rủi ro tài chính: rủi ro đối với các khoản vay, khoản hỗ trợ tài chính, tài trợ
thương mại, không hoàn trả nợ đúng hạn, mất tài sản đảm bảo, bị phạt do nợ
quá hạn, chậm được thanh toán hoặc không được thanh toán tiền hàng
- Rủi ro chính trị: bất ổn về chính trị, kinh tế, xã hội (chiến tranh, đảo chính,
khủng hoảng kinh tế,..); cấm vận, trừng phạt thương mại
- Rủi ro pháp lý: xảy ra khi các bên không thực hiện đúng luật gây ra tổn thất
và tranh chấp giữa các bên, rủi ro khi thực hiện các chính sách, những quy định
trong nước và quốc tế liên quan đến TMQT
=> Quản trị rủi ro: nhận diện được rủi ro, đánh giá rủi ro, đưa ra biện pháp phòng
ngừa
4. Xem video và nêu “Thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu
thủy sản Việt Nam gặp khi xuất khẩu hàng sang Châu Âu.
Thuận lợi:
- Mở rộng hoạt động kinh doanh và thị trường tiêu thụ hàng hóa của doanh
nghiệp sản xuất thủy sản, tăng thêm quy mô, thu về lợi nhuận
- Doanh nghiệp Việt Nam không gặp phải đối thủ cạnh tranh hay rào cản kĩ thuật
tại thị trường Châu Âu do tại Châu Âu không thể nuôi trồng được cá da trơn, cụ
thể là cá tra và cá basa
- Tại Châu Âu có nhiều các chuỗi siêu thị bán lẻ phát triển nên mặt hàng của
doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng phân phối hơn
Khó khăn:
- Doanh nghiệp phụ thuộc vào quá nhiều các khâu trung gian của các cty chế
biến và phân phối nước ngoài
- Lợi nhuận bị san sẻ nhiều nên dù giá bán rất cao nhưng lợi nhuận doanh nghiệp
Việt thu về lại vẫn thấp
- Chưa hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng Châu Âu nên vẫn phải
phụ thuộc nhiều vào các trung gian phân phối, bao bì, tiếp thị

You might also like