You are on page 1of 5

MỞ BÀI THUYẾT TRÌNH

Hội nhập thương mại quốc tế đang được các quốc gia trên thế giới coi là giải pháp
tất yếu để đẩy mạnh và tháo gỡ những khó khăn của vấn đề tăng trưởng kinh tế.
Cùng hòa mình với xu thế chung của thế giới, sau năm 1986, Việt Nam không
ngừng tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế. Đặc biệt, Việt Nam đã chính thức
trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, đây được xem
là một bước ngoặt lớn với Việt Nam, nó cho phép Việt Nam thực sự tham gia vào
nhịp sống chung của kinh tế thế giới, được tiếp cận với môi trường thương mại có
quy mô toàn cầu. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam có được vị thế bình đẳng trong
việc hoạch định các chính sách thương mại, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất
nước

Mỹ là một quốc gia phát triển, và cũng như nhiều quốc gia phát triển khác như:
Nhật, EU. . . Mỹ được coi là một thị trường rất khó tính không chỉ bởi người tiêu
dùng rất khắt khe, mà còn vì các luật lệ, các quy định kỹ thuật đặt ra đối với hàng
hoá nhập khẩu rất cao. Đặc biệt, đối với những mặt hàng nông thuỷ hải sản các quy
định đó càng chặt chẽ như quy định hàng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật do phía Mỹ
đề ra

Đối với Việt Nam, Mỹ là một thị trường tiềm năng và quan trọng nhất trong quá
trình hội nhập thương mại, đặc biệt là mặt hàng xuất khẩu thuỷ hải sản.

Mối quan hệ thương mại giữa 2 nước:


Mối quan hệ của Việt Nam và Mỹ được xác lập vào ngày 12/7/1995 khi Thủ tướng
Võ Văn Kiệt đọc tuyên bố chính thức bình thường hoá, thiết lập quan hệ ngoại giao
với Mỹ. 26 năm sau, Việt Nam và Mỹ đã trở thành đối tác đáng tin cậy với tình
hữu nghị dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, có mối quan hệ ngày càng tích cực
và toàn diện, phát triển thành quan hệ đối tác vững chắc trên các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, an ninh…
Những năm gần đây, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim
ngạch thương mại tăng trưởng liên tục từ con số 450 triệu USD vào năm 1994 lên
10 tỷ USD vào năm 2016. (Nguồn: Theo báo Bộ Công thương VN).

Thời gian đầu, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là nhóm hàng dệt may,
giày da nhưng tính đến nay trong danh mục các nhóm hàng xuất khẩu quan trọng
đã có thêm nhóm hàng nông - thủy - hải sản.
Tốc độ tăng trưởng của các nhóm hàng xuất khẩu này trong năm 2016 cũng tăng
trưởng một cách tích cực.

Thủy sản Việt Nam xuất sang Mỹ khi nào? Một số mặt hàng chính
Ngành thủy sản Việt Nam bắt đầu xuất khẩu vào Mỹ từ năm 1994 với giá trị ban
đầu còn thấp, chỉ có 6 triệu USD. Từ đó giá trị xuất khẩu Việt Nam có sự gia tăng
liên tục qua các năm. Đến nửa đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản vượt mốc 4,1 tỷ
USD. Các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ rất phong phú đa dạng,
bao gồm các mặt hàng chủ yếu như:
Tôm đông lạnh là mặt hàng chính đứng hàng thế giới
Mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai là cá tra
Đứng hàng thứ ba là cá biển đông lạnh các loại ( cá phi lê tươi đông lạnh,
cá ba sa phi lê đông,…)
Đứng hàng thứ tư là cá ngừ tươi
Ngoài ra còn có các mặt hàng khác như:
Mực đông lạnh: gồm mực phi lê đông block, mực nguyên con IQ
Cua, ghẹ, surimi,…
Nhóm hàng thủy đặc sản: yến sào, ngọc trai, cua huỳnh đế, ốc hương, sò
huyết,…
Giá trị xuất khẩu một mặt hàng gần đây
Theo thống kê mới nhất của ITC, tính đến tháng 1/2021, xuất khẩu tôm sang Mỹ
tăng trưởng khả quan 10,5% và đạt giá trị xuất khẩu lên tới 41,8 triệu USD. Việt
Nam là thị trường nguồn cung tôm lớn thứ 4 của Mỹ (sau Ấn Độ, Indonesia và
Ecuador)

(Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế - ITC)

Rào cản thương mại là gì? Có mấy nhóm (thuế quan và phi thuế quan)
Ngày nay, trong xu thế hội nhập trên toàn thế giới, các biện pháp, rào cản thương
mại truyền thống đã dỡ bỏ đi rất nhiều bởi các hiệp định thương mại, song phương
và các thoả ước quốc tế.

Rào cản thương mại là những hạn chế đối với thương mại quốc tế do Chính phủ áp
đặt. Rào cản thương mại được thiết lập để áp thêm chi phí hoặc giới hạn đối với
hàng nhập khẩu hay xuất khẩu để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước.
Những chi phí bổ sung hoặc sự khan hiếm tăng dẫn đến giá sản phẩm nhập khẩu
cao hơn và do đó làm cho hàng hóa và dịch vụ trong nước cạnh tranh hơn.
Rào cản thương mại được chia thành 2 loại:
Rào cản thuế quan:
Thuế quan được áp dụng trước hết là nhằm mục đích tăng nguồn thu ngân sách cho
chính phủ, sau đó là vì những mục đích khác như ngăn chặn hàng nhập khẩu và
bảo vệ hàng trong nước, trả đũa một quốc gia khác, bảo vệ một ngành sản xuất
quan trọng hay còn non trẻ của nước mình.
Thông qua các vòng đàm phán, WTO luôn hướng mục tiêu cắt giảm thuế quan.
Các nước thành viên không được phép tăng thuế lên trên mức trần đã cam kết
trong biểu. Với nước ta, có 10.687 dòng thuế phải qua đàm phán, đến nay mức
thuế suất chung đã giảm từ 17,4% xuống còn 13,6%, trong đó hàng công nghiệp
còn 21%, hàng nông nghiệp 12,6%... (Nguồn báo vietnambiz)

Rào cản phi thuế quan


Là các rào cản ngoài thuế làm ảnh hưởng đến lưu chuyển hàng hóa quốc tế, nhằm
duy trì và bảo hộ sản xuất cũng như người tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, các doanh
nghiệp Việt Nam khi thực hiện xuất khẩu sang các thị trường lớn như: Mỹ, Nhật
Bản, Hàn Quốc… luôn phải đối mặt với các loại rào cản phi thuế quan, ảnh hưởng
không nhỏ đến kết quả kinh doanh…

You might also like