You are on page 1of 8

Thị trường khu vực và đặc điểm của thị trường khu

vực? Phân tích và đánh giá khả năng xuất khẩu một số
hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc?

1.1. Thị trường khu vực và đặc điểm thị trường khu vực:

1.1.1. Khái niệm:


- Thị trường khu vực là thị trường của một nhóm nước có những cam kết với
nhau về hoạt động thương mại.
- Có thể nói dùng khái niệm khác như sau: là giới hạn hợp lí của việc vận
chuyển và tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất cho cả nhà sản xuất cũng như người
tiêu dùng trong một nhóm nước.
1.1.2. Đặc điểm:
- Thị trường khu vực chịu ảnh hưởng của các Hiệp định Thương mại song
phương và các Hiệp định quốc tế khác được ký kết giữa các quốc gia hay
vùng lãnh thổ.
- Việc buôn bán trong nội bộ khu việc thường được thúc đẩy bởi các chính
sách khuyến khích phát triển các quan hệ thương mại trong khu vực.

1.2. Khái quát thị trường Trung Quốc


- Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam
đại lục Á-Âu, phía Đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương.=>
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng có chung đường biên giới
trên bộ dàikhoảng 1,281km có quan hệ nhiều mặt , lâu dài và truyền thông
- Trung Quốc là thị trường có tổng kim ngạch xuất/nhập khẩu hàng hóa lớn
nhất của Việt Nam.
- Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trong suốt 20 thế kỷ có
nhiều biến động thăng trầm đều phụ thuộc vào quan hệ chính trị giữa hai
quốc gia.
- Nhiều chính sách của hai nước kéo dài thực hiện “ bế quan, tỏa cảng” song
các hoạt động kinh tế, nhất là việc trao đổi buôn bán ở vùng biên giới Việt –
Trung.
- Nhiều dân số và cùng với đó là mức thu nhập khủng nên mức tiêu dùng cho
sở thích và hoạt động hằng ngày của nước này khá đa dạng và nhu cầu cao về
lượng chi tiêu cho mua sắm.
- Là một nước thu hút một lượng lớn các công ty, tập đoàn đầu tư nước ngoài
với các hình thức kinh doanh cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nội
địa với các hãng nước ngoài.
- Là một thị trường có quy mô rộng lớn nhưng tố độ phát triển từng vùng
chênh lệch nhau rất rõ.
1.3. Đặc điểm thị trường Trung Quốc:
- Hầu hết thiết bị và nhà máy của Trung Quốc, đều được sản xuất trong nước
và một số nhập ngoại => giá cả máy móc rất rẻ so với thị trường khác và mức
khấu hao tài sản của sản phẩm rất thấp nên dẫn đến giá thành sản phẩm rất rẻ.
- Gía nhân công Trung Quốc thuộc loại thấp nhất thế giới Các nước công
nghiệp phát triển đều áp dụng điều luật “ chống bán phá giá” đối với hàng
Trung Quốc.
- Trung Quốc là thị trường láng giềng lớn nhất Việt Nam => mô hình phát
triển kinh tế đều hướng ra xuất khẩu. Thương mại hai bên được tiến hành
theo nhiều phương thức mậu dịch phong phú, đa dạng.
- Nhu cầu đa dạng ở thị trường. Như các tỉnh Đông Bắc và miền Trung có
nhu cầu về rau quả nhiệt đới, thực phẩm đồ uống chế biến từ nguyên liệu hoa
quả nhiệt đới.
- Được xem là một thị trường tiềm năng đang phát triển. Hiện nước Trubg
Quốc đang hoàn thiện dần về mảng thị trường trao đổi hàng hóa ở nhiều kênh
khách nhau và các đô thị, trung tâm lớn

2.1. Sự phù hợp của thị trường Trung Quốc đối với hàng nông
sản Việt Nam:
- Trước hết, hai nước đều có nét tương đồng về văn hóa, có
phong tục tập quán Á Đông tương đối giống nhau.
- Thứ hai, Việt Nam – Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông
và có biên giới lãnh hải Vịnh Bắc Bộ và biển Đông.
- Thứ ba, về mảng thể chế chính trị, Việt Nam vàTrung Quốc có
thể chế chính trị giống nhau, đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo,
trung thành với Chủ nghĩa Mác – Lê nin, không chấp nhận đa
nguyên , đa đảng
- Ngoài ra, do về lợi thế tuyệt đối với vị trí địa lý, Việt Nam
năm ftrong khu vực khí hậu nhiệt đới và bờ biển dài => cơ cấu
hàng hóa xuất khẩu hai nước có nét tương đồng.
- Các nhóm hàng nông sản nhiệt đới ( cao su tự nhiên) nhu cầu thường xuyên
ổn định và đồng thời có xu hướng tăng lên cáo do ngành công nghiệp ô tô
ngày càng phát triển
- Hàng đồ gỗ cao cấp gồm bàn ghế gải cổ và các loại đồ dùng gia đình hàng
ngày từ gỗ chất lượng cáo như đũa, hộp, lọ hoa và đồ gỗ điêu khắc
- Thủy sản đông lạnh và thủy sản khô được xuất khẩu chủ yếu vào miền tây
cảu Trung Quốc
- Không chỉ vậy còn có các thực phẩm chế biến được xuất khẩu qua nước
Trung Quốc như hoa quả sấy khô, bánh, mứt và kẹo chế biến từ nguyên liệu
trái cây nhiệt đới
- Nhu cầu giày dép cũng được xem là có khả năng phát triển, nhưng nhu cầu
về nguyên liệu phải là cao su.
=> Trong chiều hướng xuất khẩu, với lợi thế cùa mình như vậy Việt Nam tập
trung vào 4 nhóm hàng chính như nguyên liệu ; nông sản; thủy sản; hàng tiêu
dùng sa ng Trung Quốc
2.2. Điểm mạnh và điểm yếu của hàng nông sản Việt Nam
trên thị trường Trung Quốc:
2.2.1. Điểm mạnh:
* Nông sản Việt Nam có nhiều điểm mạnh khi xuất khẩu sang thị trường
Trung Quốc
- Đa dạng sản phẩm: Nhận biết được nhu cầu về hàng hóa nông sản của
Trung Quốc. Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, bao gồm các
loại trái cây về nhiệt đới như:xoài, sầu riêng,đu đủ, ổi,…
- Giá cả cạnh tranh: Chi phí giá cả rẻ cũng với chất lượng sản phẩm đạt nhu
cầu tiêu chuẩn khi xuất khẩu sang. Vì do lợi thế giá cả nên Việt Nam thu hút
được nhiều đối tác từ các nước khác nhau, cũng là yếu tố cạnh tranh gay gắt
với các nước có cùng sản phẩm .
- Chất lượng sản phẩm: Việt Nam có các quy chuẩn và tiêu chuẩn chất lượng
cao trong sản xuất nông sản, đảm bảo rằng sản phẩm xuất khẩu đến Trung
Quốc đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường.
- Vị trí địa lý: Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi để xuất khẩu sang thị trường
Trung Quốc, với các cảng biển lớn như cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng và
cảng Cái Lân. => chi phí vận chuyển hàng hóa đỡ tốn kém hơn và thời gian
giao hàng ổn định.
- Quan hệ thương mại tốt: Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ thương mại
tốt, đặc biệt là sau khi ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa hai nước vào
năm 2010 => giúp cho việc mở rộng thị trường của Việt Nam tăng cao.

2.2.2. Điểm yếu:


- Đa phần các loại mặt hàng nông sản nước ta là dạng sản phẩm thô, thu
hoạch tại nơi trồng. Thiếu hẳn các phương pháp và kỹ thuật bảo quản sau thu
hoạch, vì vậy dù là nơi rất đa dạng các chủng loại nông sản thực phẩm nhưng
thời gian bảo quản sản phẩm là không dài.
- Công tác xây dựng, đăng ký thương hiệu tại Trung Quốc cho các sản phẩm
nông sản, thủy sản của Việt Nam chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng.
- Khó khăn về cơ sở hạ tầng tại các khu vực cửa khẩu, các dịch vụ logistics
còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

2.3.Cơ hội và thách thức của hàng nông sản Việt Nam xuất
khẩu sang thị trường Trung Quốc:
2.3.1. Cơ hội:
- Sự chuyển mình đúng hướng sang xuất khẩu chính ngạch của Việt Nam
không chỉ mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường Trung Quốc mà còn từng bước
khẳng định vững chắc giá trị nông sản Việt Nam.
- Thực hiện cam kết trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc
(ACFTA) => giúp giảm thuế cho mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam
- Giao lưu kinh tế, thương mại trên biên giới Việt – trung đã có sự tác động
sâu sắn đến nhiều mặt kinh tế - xã hội và văn hóa của cá tỉnh biên giới , đặc
biêt các tỉnh có kinh tế cửa khẩu.
- Trung Quốc đang sở hữu khối lượng lớn hàng công nghiệp có chất lượng
trung bình, giá rẻ, kỹ thuật lại phù hợp với nhu cầu Việt Nam

2.3.2. Thách thức:


- Còn nhiều vấn đề về nạn buôn lậu và gian lận trong thương mại buôn bán.
- Việt Nam còn đang là nước chậm phát triển, đang thực hiện cải cachs mở
cửa để nền kinh tế và Trung Quốc được coi là một đối tác quan trọng của Việt
Nam trong mối quan hệ hợp tác phát triển kinh tế, thương mại
- Về tiêu chuẩn dộ an toàn hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều
bất gặp
- Sau mùa dịch covid – 19 nhu cầu thị trường có nhiều biến động thay đổi,
đòi hỏi trình độ và quá trình sản xuất phải thích ứng nhanh chóng theo xu
hướng.
- Trong quá trình được xuất khẩu từ Việt Nam qua Trung Quốc phải qua
nhiều bên trung gian nên giá cả cuối cùng đến tay người tiêu dùng Trung
Quốc còn đang khá cao
- Hiện nay có nhiều sản phẩm nông sản ở Việt Nam đang trôi nổi và có dấu
hiệu không rõ nguồn gốc, tên tuổi thương hiệu, nhưng người tiêu dùng bên
Trung Quốc có thói quen mua hàng theo thương hiệu

2.4. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc:
- Rà soát lại tất cả mặt hàng nông sản nhập/ xuất giữa Việt Nam – Trung
Quốc trên cơ sở mức thuế đã được cam kết giữa hai bên
- Quản lý chặt chẽ việc mua bán – trao đổi hàng hóa tại các cửa khẩu biên
giới Việt – Trung
- Cần nâng cao mức độ kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng hóa
để dảm bảo chất lượng nhập khẩu của Trung Quốc
- Hoàn thiện và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với nông sản nhập khẩu
- Đẩy mạnh xúc tiến bán thương mại, tái tạo lại cấu trúc nền kinh tế với phát
triển công nghệ hỗ trợ
- Tiến hành đa dạng hóa thị trường cũng như mặt hàng nông sản ở nước ta
với nhiều hình thức từ đơn giản đến phức tạp
- Giảm thiểu tối đa qua các nhiều khâu trung gian khi xuất khẩu cho các nước

You might also like